Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác đầu tư tại Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí Việt Nam

Theo từ điển “Kinh tế hiện đại”, ủy thác là việc tài sản của người này được giao cho người khác để quản lý và kinh doanh. Người nhận quản lý tài sản sẽ không được hưởng lợi tức sinh ra từ tài sản đó mà chỉ được nhận một khoản phí hoặc một phần lợi nhuận nào đó theo thỏa thuận với người chủ tài sản được ủy thác. Theo Whasington State Bar Association: ủy thác là một bản hợp đồng mà theo đó, tài sản được nắm giữ và quản lý bởi một người vì quyền lợi của một người khác. Thuật ngữ ủy thác ra đời từ khi có sự tách biệt giữa một bên là chủ sở hữu tài sản và một bên quản lý tài sản. Chủ sở hữu tài sản có thể giao phó tài sản của mình cho người khác(người thụ thác) nắm giữ và sử dụng nó trong phạm vi mối quan hệ của họ và theo hợp đồng thỏa thuận. Hoạt động ủy thác làm này sinh mối quan hệ: một bên hoạt động cho lợi ích của bên kia theo như hợp đồng thỏa thuận và người hưởng thụ sẽ cũng có thể là bên thứ ba. Trên thế giới, dịch vụ ủy thác ra đời từ rất sớm, đầu tiên xuất hiện ở Mỹ và Anh. Trong giai đoạn đầu này các chức năng ủy thác được thực hiện bởi các công ty bảo hiểm hoặc các cá nhân. Một đặc điểm quan trọng trong giai đoạn này đó là chưa có sự tham gia của pháp luật trong điều hành hoạt động ủy thác vì vậy các bên chỉ thỏa thuận trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi. Ở Mỹ, mãi đến năm 1913, các ngân hàng mới được quyền thực hiện các dịch vụ ủy thác và cho đến bấy giờ,hoạt động ủy thác thường gắn liền với hoạt động của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán Ở Việt Nam,các công ty tài chính là cha đẻ của các loại hình dịch vụ ủy thác và ngày nay cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam càng có nhiều các quỹ ủy thác đầu tư xuất hiện.

doc80 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác đầu tư tại Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước 3: Tiếp xúc, marketing sản phẩm và đàm phán với khách hàng ủy thác đầu tư. Bước 4: Hướng dẫn thủ tục ký kết hợp đồng ủy thác đầu tư cho khách hàng Bước 5: Thông báo chuyển vốn ủy thác. Bước 6: Nhận vốn ủy thác Bước 7: Theo dõi,quản lý,thực hiện hợp đồng. Bước 8: Chuyển nhượng hợp đồng trước hạn. Bước 9: Thanh lý,chấm dứt hợp đồng. Bước 10: Hoàn vốn ủy thác đầu tư cho khách hàng. Trong quy trình này, vốn đầu tư được tiếp nhận và đầu tư theo phương thức sau: Sơ đồ 2.11 Vốn tự có Vốn UTĐT chỉ định mục đích Nhận vốn UTĐT Rút vốn ứng trước Dự án đầu tư bằng nguồn vốn UT Phương án sử dụng vốn khác 1 2 3 4 Theo quy trình này, trước một dự án đầu tư đang cần vốn, PVFC sẽ lên phương án huy động vốn từ các nguồn ủy thác. Nguồn vốn ủy thác có thể đến trước hoặc đến sau 1 khoảng thời gian nhất định( ủy thác trả chậm). Nếu dòng tiền từ nguồn vốn ủy thác trả trậm, PVFC có trách nhiệm ứng trước 1 khoản vốn tự có hoặc nguồn vốn từ ủy thác đầu tư chỉ định mục đich để đầu tư vào dự án trước( bước 1). Sau khi nhận vốn ủy thác đầu tư về( bước 2), PVFC sẽ rút dần vốn ứng trước( bước3) từ dự án đang thực hiện và dử dụng nguồn vốn này cho một dự án khác( bước 4). Qua đó ta thấy các bước luân chuyển dòng tiền khi thực hiện đầu tư của nghiệp vụ ủy thác phải diễn ra nhịp nhàng, tránh tình trạng ứ đọng vốn nhàn rỗi quá lâu cũng như thời han thu hồi vốn ủy thác trả chậm phải theo đúng tiến độ để việc quay vòng vốn ứng trước cho nhiều dự án được nhanh chóng. Để các quy trình nghiệp vụ trên được diễn ra trôi chảy không thể không nhắc đến sự hộ trợ của công nghệ. Các phần mềm quản lý quy trình đều được tin học hóa giúp cho quá trình thực hiện nghiệp vụ nhanh hơn, chính xác hơn. Thông tin khách hàng và thông số của các dự án đều được bảo mật an toàn. Mối quan hệ ràng buộc của khách hàng ủy thác và PVFC( bên thụ thác) được ghi nhận bằng hợp đồng ủy thác. Hợp đồng ủy thác đầu tư là hợp đồng được ký kết giữa khách hàng ủy thác với PVFC và các văn bản bổ sung, quy định quan hệ ủy thác và nhận ủy thác đầu tư của hai bên. Trong hợp đồng ủy thác, tùy thuộc vào loại hình dịch vụ mà khách hàng lựa chọn sử dụng mà các điều khoản ràng buộc được qui định chi tiết tại hợp đồng, bao gồm các danh mục chính sau: - Quyền và nghĩa vụ của PVFC - Quyền và nghĩa vụ của khách hàng. - Phân phối thu nhập giữa khách hàng và PVFC. Khi hợp đòng ủy thác được thực hiện, khách hàng sẽ được phần lợi nhuận theo thỏa thuận và bên cung cấp dịch vụ- PVFC thu về các khoản thủ lao như:phí ủy thác,phí giám sát và các chi phí phát sinh. 2.2.4.2. Nguyên tắc tính giá và phân chia giá trị ủy thác đầu tư cho bên ủy thác( khách hàng). Giá mà PVFC đưa ra khi chào bán các sản phẩm ủy thác của mình được tính toán dựa trên những căn cứ và chuẩn mực nhất định. Đối với mỗi loại sản phẩm ủy thác đầu tư, giá mà PVFC đưa ra được xác định theo những công thức khác nhau, cụ thể như sau: Trường hợp nhận ủy thác đầu tư trước khi PVFC sở hữu khoản đầu tư. Phương pháp tính giá: Nếu đầu tư được hình thành qua đấu giá: giá nhận ủy thác đầu tư được xác định trên cơ sở giá trúng thầu bình quân của PVFC khi đấu giá thành công bằng các phương thức khác nhau và các chi phí phát sinh có liên quan. Nếu khoản đầu tư được hình thành không phải qua đấu giá: giá nhận ủy thác là giá mua thực tế và các chi phí phát sinh có liên quan. Nguyên tắc phân chia: Giá trị vốn đầu tư thức tế của khách hàng Tổng giá trị đầu tư PVFC sở hữu thực tế = Tổng giá trị PVFC đã đăng ký đầu tư * Giá trị vốn ủy thác đầu tư khách hàng đăng ký Đồng thời,giá trị vốn ủy thác đầu tư trước khi PVFC sở hữu khoản đầu tư thực tế này không vượt quá mức tối đa đối với một khách hàng theo từng phương án nhận ủy thác đầu tư. Trường hợp nhận ủy thác đầu tư sau khi PVFC sở hữu khoản đầu tư. Phương pháp tính giá: Giá nhận ủy thác = giá mua thực tế + các chi phí phát sinh có liên quan. Nguyên tắc phân chia: Việc phân chia tỷ lệ giá trị ủy thác đầu tư trong trường hợp này được thực hiện trên cơ sở phân chia đến các đối tượng khách hàng theo đăng ký theo thứ tự ưu tiên và theo phương án do PVFC quy định. Trong trường hợp nhu cầu ủy thác đầu tư lớn hơn tổng hạn mức nhận ủy thác đầu tư,PVFC có thể tổ chức các hình thức phân chia kết quả đăng ký nhận ủy thác đầu tư theo các phương thức sau: - Tổ chức chào hàng cạnh tranh. - Tổ chức đấu giá công khai. 2.2.4.3. Phân phối thu nhập giữa khách hàng và Tổng công ty tài chính Dầu khí( PVFC). Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư từ nguồn vốn ủy thác sẽ được phân chia giữa khách hàng và PVFC được căn cứ theo tương quan giữa tỷ suất lợi nhuận thực tế( TSLNTT) và tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng(TSLNKV), trong đó: Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng: là tỷ lệ % doanh thu ủy thác trên tổng giá trị vốn ủy thác đầu tư của khách hàng mà PVFC và khách hàng ủy thác đầu tư thống nhất và kỳ vọng thu được khi ủy thác đầu tư. Tỷ lệ này được xác nhận ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng ủy thác đầu tư. Tỷ suất lợi nhuận thực tế: là tỷ lệ % giữa số lợi nhuận thu được từ việc ủy thác vốn cho PVFC trên tổng giá trị vốn ủy thác đầu tư của khách hàng. Tỷ lệ này được xác định tại thời điểm tròn hàng năm của hợp đồng ủy thác đầu tư và được xác định lần cuối vào thời điểm thanh lý hợp đồng. Bảng biểu 2.12 Loại hình UTĐT TSLNTT≤ TSLNKV TSLNTT ≥ TSLNKV Khách hàng PVFC Khách hàng PVFC Lợi tức cố định Lãi cố định Phí UTĐT Lãi cố định Phí UTĐT Chỉ định không chia sẻ rủi ro TSLNTT Phí UT TSLNTT - Phí UT - Tiền thưởng 10%-20% Chỉ định chia sẻ rủi ro Không có thu nhập Tiền thưởng 50% r 2.2.4.4. Thực trạng nghiệp vụ ủy thác đầu tư của công ty tài chính dầu khí. Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2002, dịch vụ ủy thác đầu tư của tổng công ty tài chính Dầu khí (PVFC) đã trải qua một chằng đường phát triển với nhiều biến chuyển lớn về cơ cấu đối tượng phục vụ và chất lượng dịch vụ. Bảng số liệu 2.13 2.2.4.4.1.Giá trị nhận ủy thác đầu tư theo đối tượng khách hàng: Giá trị nhận ủy thác theo đối tượng khách hàng Bảng biểu 2.14 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Cá nhân 8 559 9 549 214 947 640 007 1 880 751 Tổ chức 16 000 17 000 80 758 96 341 Biểu đồ 2.15 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 Từ năm 2005 trở đi,giá trị nhận ủy thác tăng lên 1 bước đột phá từ 9,5 tỷ lên 214,9 tỷ đồng,tăng gấp 24 lần, và đến năm 2007 giá trị ủy thác của cá nhân đạt 1 880 tỷ. Giá trị nhận ủy thác tăng không ngừng qua các năm với tốc độ tăng nhảy vọt từ 2005 lên 2006, tăng 375%. PVFC đã ký kết hợp đồng với các tổ chức tên tuổi nổi tiếng như VietNam Partner, Woori. Điều đó cũng khẳng định rằng, dịch vụ ủy thác đầu tư của PVFC thực sự đã xác định được chỗ đứng trên thị trường trong nước và hoàn toàn có tiềm năng để phát triển đối với thị trường Quốc tế. Tính từ tháng 7 năm 2005 đến cuối năm 2006 số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ ủy thác đầu tư tài TP.HCM gồm 3 tổ chức và 1300 cá nhân, mang lại 241 tỷ đồng vốn ủy thác, trong đó 136 tỷ là vốn ủy thác trả chậm.Như vậy ta thấy số lượng khách hàng ủy thác là tổ chức còn quá ít so với khách hàng cá nhân. Năm 2006 số dư nhận ủy thác đầu tư của PVFC không ngừng tăng lên, thường xuyên đạt 100% khối lượng cổ phần bán ra của các tổ chức phát hành, các đợt nhận UTĐT thường xuyên kết thúc trước hạn, giá trị nhận ủy thác đầu tư không ngừng tăng lên. Tuy nhiên giá trị nhận ủy thác đầu tư chủ yếu vẫn là từ các khách hàng là cá nhân, thực chất là các cán bộ công nhân viên trong ngành, trong cùng Tập đoàn, điều này cũng xuất phát từ chiến lược phát triển bước đầu của PVFC: giúp luân chuyển vốn cho tập đoàn. Trong tương lai, PVFC sẽ cần chú trọng thu hút các khách hàng là tổ chức, sẽ không chỉ là các tổ chức trong ngành ủy thác quản lý vốn mà thu hút được các tổ chức có danh tiếng bên ngoài ủy thác vì đây sẽ là nguồn vốn ủy thác nhiều tiềm năng, giảm được nhiều chi phí quản lý vốn. Huy động được nhiều vốn ủy thác từ các tổ chức uy tín, vị thế của PVFC trên thị trường tài chính sẽ ngày càng được nâng cao. 2.2.4.4.2.Cơ cấu và hạn mức nhận ủy thác đầu tư theo ngành nghề năm 2007 Bảng biểu 2.16 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Số SP UTĐT Giá trị vốn UTĐT Dầu khí năng lượng 12 1 487 768 Tài chính ngân hàng 3 335 689 Nhóm ngành khác 5 153 635 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 Biểu đồ 2.17 Theo quy chế đầu tư của PVFC, các ngành nghề sau được phép đầu tư đó là: Các hoạt động dầu khí và năng lượng. Các hoạt động trực tiếp phục vụ dầu khí và năng lượng Du lịch cao cấp. Các ngành nghề khác. Cơ cấu ngành nghề thực hiện ủy thác đầu tư của PVFC đã chỉ rõ, vì là định chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí nên các ngành được PVFC đầu tư chủ yếu là dầu khí năng lượng, chiếm 83%, tiếp theo là tài chính ngân hàng với 9,8% và các ngành khác là 7% nguồn vốn ủy thác. Vốn ủy thác đầu tư trước hết được ưu tiên cho các dự án trong ngành, các công ty trong ngành như: ủy thác đầu tư cho cổ phiếu của Công ty phân đạm hóa chất dầu khí, Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí(PVI), Công ty cổ phần vận tải Dầu khí(PV Trans), công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầu khí( PTSC) và một số đối tác lớn ngoài ngành như: Tổng công ty Xây dựng Sông Đà, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (CIENCO 5), Tổng công ty Xây dựng Nhà Hà Nội (HUD), Công ty Xây dựng và đầu tư Việt Nam (CAVICO.VN) để cùng hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực như Dầu khí, Thuỷ điện, xây lắp, đầu tư khu du lịch sinh thái Gần đây nhất, ngày 22/4/2008, tại Hà Nội, PVFC đã tham gia lễ ký kết Hợp đồng Đồng tài trợ vốn cho Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VITACO thực hiện Dự án “đầu tư mua mới tàu chở dầu SLS-472 trọng tải 40.019 DWT”. Đối với nhóm ngành Tài chính- ngân hàng, PVFC đã nhận ủy thác đấu giá cổ phần các ngân hàng như : Anbinhbank, Sacombank,Vietcombank 2.2.4.4.3.Cơ cấu nhận ủy thác đầu tư theo khu vực năm 2007 Bảng biểu 2.18 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Giá trị nhận UTĐT PGD Láng Hạ 670 477 CN Thăng Long 194 469 CN TP.Hồ Chí Minh 546 831 CN. Sài Gòn 9 845 CN. Vũng Tàu 432 912 CN. Đà Nẵng 42 065 CN. Hải Phòng 38 554 CN. Nam Định 15 927 CN Cần Thơ 26 012 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 Dịch vụ ủy thác đầu tư phát triển mạnh ở 3 khu vực chính Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, là 3 điểm chủ chốt có trụ sở của PVFC. Các chi nhánh ở khu vực còn lại do quy mô nhỏ hẹp nên doanh số còn chưa cao. 2.2.4.4.4.Kết quả hoạt động kinh doanh từ dịch vụ UTĐT Bảng biểu 2.19 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị nhận ủy thác đầu tư 231946 721 884 1 977 092 Số dư vốn ủy thác đầu tư chậm 104 543 378 454 1 119 848 DT từ hoạt động UT 2 239 28 194 112 134 DT từ phí dịch vụ các loại 305 24 028 74 184 DT từ phí trả chậm 1 934 4 166 15 332 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 Hoạt động ủy thác đầu tư luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ doanh thu từ hoạt động kinh doanh của PVFC. Năm 2007, doanh thu từ ủy thác đầu tư cũng có một bước tăng ngoạn mục từ hơn 28 tỷ lên 112 tỷ ( tương đương với mức tăng của tổng doanh thu). Trong đó, số dư của nguồn vốn ủy thác đầu tư trả chậm chiếm phần đa số bởi hình thức ủy thác trả chậm là một trong những cách để PVFC cạnh tranh huy động nguồn vốn ủy thác. Qua bảng số doanh thu nói trên trên ta cũng thấy được tầm quan trọng của dịch vụ ủy thác trong hoạt động kinh doanh của PVFC, doanh thu từ hoạt động này luôn lớn gấp nhiều lần so với nguồn thu từ phí và dịch vụ các loại. 2.2.4.4.1.Kết quả thực hiện ủy thác đầu tư đối với dự án Hoạt động ủy thác đầu tư của PVFC chủ yếu đối với các dự án trong ngành, theo nhu cầu vốn của tập đoàn và thực hiện dự án với các đối tác chiến lược. Một trong những dự án đầu tiên PVFC thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn ủy thác đó là dự án tàu FPSO Ruby Princess, tiếp theo là các dự án Sông Ông, An Điềm II, và Nhạn Hạc liên tiếp được thực hiên sau dự án tàu FPSO. Dự án tàu FPSO là một trong những dự án đầu tiên nhận ủy thác đầu tư của PVFC, là sự hợp tác kinh doanh giữa 3 đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia, trong đó: 75% vốn do Công ty dịch vụ kỹ thuật Dầu khí góp và chịu mọi trách nhiệm quản lý vận hành, khai thác một cách độc lập. 15% vốn do Công ty Bảo hiểm Dầu khí góp. 10% vốn cho Tổng công ty phần tài chính Dầu khí (PVFC) góp. Phương án nhận UTĐT như sau: Hình thức ủy thác đầu tư kết hợp giữa chỉ định chia sẻ rủi ro và chỉ định không chia sẻ rủi ro. Thời gian nhận ủy thác từ khi bắt đầu cho đến khi thanh lý hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa ba tổ chức trên. Mức nhận ủy thác tối đa là 30 000USD và tối thiểu là 10 000USD. Quy trình đưa vốn đầu tư vào dự án như sau: PVFC rót 500 000USD vốn tự có vào dự án trước, sau đó rút dần vốn ra để nhận nguồn vốn ủy thác vào, bao gồm:70% vốn ủy thác từ Công ty, 30% vốn ủy thác từ các cán bộ công nhân viên trong ngành( trừ PTSC và PV Insurance) Phí và lợi tức được thanh toán như sau: Với UTĐT không chỉ định, áp dụng lãi suất theo biểu lãi suất chung cho mọi dự án. Với UTĐT chỉ định chia sẻ rủi ro: tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng là 5%. Với UTĐT chỉ định không chia sẻ rủi ro:phí ủy thác là 1% tính trên vốn ủy thác đầu tư và PVFC chịu mọi khoản thuế cho khác hàng Kết quả hoạt động của tàu Ruby Princess như sau: Tàu FPSO Ruby Princess đã đi vào hoạt động từ ngày 22/10/2002. Doanh thu đem lại mỗi năm 36 000USD Tỷ suất lợi suất thực tế là 9.89%/năm. Lãi được chia từ kết quả kinh doanh tàu Bảng biểu 2.20 Đơn vị : triệu VND Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Lãi được chia 2 370 3 300 1 643 2 180 2 950 Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 2.2.5. Đánh giá kết quả đạt được của tổng công ty TCDK 2.2.5.1.Những thành tựu đạt được. * Qui mô hoạt động: So với các hoạt động truyền thống như tín dụng, huy động vốn đã xuất hiện từ rất lâu, dịch vụ ủy thác đầu tư tuy mới ra đời vào năm 2004 nhưng đã sớm được Tập đoàn Dầu khí xác định là một trong những dịch vụ trọng điểm của PVFC. Khi mới đi vào triển khai thực hiện, dịch vụ ủy thác đầu tư chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong phòng Đầu tư của PVFC và bộ phận tổng hợp của Ban chứng khoán thì nay đã được tách thành phòng Quản lý vốn ủy thác đầu tư rồi đổi thành phòng Quản lý và kinh doanh vốn ủy thác.Từ đây,dịch vụ này ngày càng được hoàn thiện và phát triển hơn. * Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ: Trong 2 năm đầu hoạt động,dịch vụ ủy thác đầu tư luộn phải đối mặt với khó khăn trong mô hình ủy thác có chỉ định,đó là sự bị động. Trước sự biến động không lường của nền kinh tế trong năm 2004-2005, PVFC luôn phải cố gắng để đảm bảo thực hiện đúng danh mục đầu tư theo chỉ định của khách hàng với tỷ lệ lợi suất theo yêu cầu. Đến tháng 11/2005, PVFC lần đầu tiên cho ra đời sản phẩm nhận ủy thác đầu tư có chỉ định trước đấu giá, nhờ đó mà dịch vụ nhận ủy thác đầu tư có chỉ định của PVFC đã có thể triển khai mạnh mẽ, mở rộng hạn mức nhận UTĐT tối đa theo nhu cầu của khách hàng. Nhờ có sản phẩm dịch vụ này mà một số cơ hội đầu tư tốt như PTSC, Petrosetcođã đạt hạn mức nhận đầu tư lên đến 100% khối lượng cổ phần phát hành lần đầu của các đơn vị này. Ngoài ra , PVFC hiện cũng đẩy mạnh nghiệp vụ “repo” nhằm đa dạng hóa dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng. * Những tiến bộ trong quy trình thực hiện dịch vụ ủy thác đầu tư. Cải tiến phương thức triển khai dịch vụ: Để khách hàng cảm thấy thuận tiện và thoải mái hơn khi sử dụng dịch vụ, các quy trình hiện đã được đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo sự chặt chẽ, đơn cử như: hợp đồng ủy thác đã được thay bằng sổ ủy thác đầu tư, thời gian làm thủ tục đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. Việc phát hành hợp đồng ủy thác đầu tư dạng sổ đã góp phần tạo nên tính chuyên nghiệp và quản lý các giao dịch ủy thác được thuận tiện hơn,tạo nên sự độc lập trong quy trình quản lý bằng phần mềm khi xảy ra có trục trặc, sự cố * Xác lập được vị thế của dịch vụ ủy thác đầu tư trên thị trường Tài chính Việt Nam. Là đơn vị đi tiên phong trong việc thực hiện dịch vụ ủy thác đầu tư ở Việt Nam, cộng với hàng loạt các hoạt động Marketing quảng bá thương hiệu, PVFC ngày càng khẳng định chỗ đứng và uy tín của mình trên thị trương tài chính. Với một loạt các danh mục đầu tư tốt, đa dạng, PVFC luôn cung cấp cho khách hàng những cơ hội đầu tư tốt với giá ủy thác thấp hơn giá trúng thầu bình quân trên thị trường. Niềm tin của khách hàng với dịch vụ ủy thác đầu tư của PVFC ngày càng được củng cố. 2.2.5.2.Những mặt tồn tại và nguyên nhân của dịch vụ ủy thác đầu tư. 2.2.5.2.1.Những mặt tồn tại. * Chưa triển khai được các loại hình sản phẩm UTĐT đa dạng cho các tổ chức trong và ngoài nước. Trong năm 2007, Phòng quản lý và kinh doanh các sản phẩm ủy thác đầu tư trước đây là phòng QLVUT ĐT, mới chỉ dừng lại ở việc tập trung vào các mảng sản phẩm UTĐT cá nhân có chỉ định mục đích: thiết kế sản phẩm, triển khai nghiệp vụ mới, hoàn thiện các vấn đề còn tồn tại từ thời gian trước đó, hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ cho các chi nhánh Còn một số sản phẩm chưa triển khai được theo kế hoạch đặt ra như: - Chưa ký thêm được Hợp đồng UTĐT nào với các tổ chức tín dụng nước ngoài cho sản phẩm UTĐT không chỉ định mục đích,lãi suất cố định. - Các hợp đồng ủy thác đầu tư đối với tổ chức còn hạn hẹp cả về số lượng hợp đồng và, giá trị. Các tổ chức chính là nguồn vốn ủy thác đầu tư tiềm năng mà PVFC chưa khai thác hết. - Hoạt động nhận ủy thác đầu tư không chỉ định mục đích,lãi suất cố định đối với các tổ chức trong nước vẫn dừng lại ở kết quả rất hạn chế, chưa có tiến triển nào so với năm trước. - Hoạt động nhận ủy thác đầu tư có chỉ định mục đích với khách hàng tổ chức đã được triển khai với một số khách hàng, tuy nhiên giá trị nhận ủy thác đầu tư chưa nhiều. Khách hàng có tổ chức có xu hướng chuyển nhượng hợp đồng ủy thác đầu tư cho các cá nhân ngay khi họ đạt mức lợi nhuận kỳ vọng, hoặc là chuyển quyền đầu tư trực tiếp, ủy quyền bán khi có cơ hội. Mặc dù, cuối năm 2006, đầu năm 2007, P.QLV UTĐT đã đề xuất và xây dựng hai loại hình sản phẩm dành cho tổ chức đó là: - Nhận UTĐT lãi suất cam kết có chia sẻ rủi ro - Nhận UTĐT theo giỏ sản phẩm. Tuy nhiên, các sản phẩm này vẫn chưa thực sự được xúc tiến triểu khai một cách hoàn thiện để đưa vào phục vụ khách hàng. * Các lĩnh vực đầu tư chưa được đa dạng hoá. So với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thì danh mục đầu tư của các sản phẩm uỷ thác của PVFC còn bị giới hạn để phục vụ mục đích luân chuyển vốn của tập đoàn. Lĩnh vực đầu tư của những tổ chức này đa dạng hơn PVFC, đầu tư được trải rộng trên nhiều lĩnh vực ngành nghề hơn, bao gồm cả: năng lượng, ngân hàng,thực phẩm, y tế, giáo dục. Vì vậy khi nền kinh tế có biến động thì rủi ro trong các sản phẩm uỷ thác đầu tư sẽ được san sẻ nhiều hơn, đồng thời các bản chào danh mục uỷ thác đầu tư của các tổ chức khác sẽ đa dạng và hấp dẫn hơn. * Công tác quản lý số liệu, hệ thống thông tin phục vụ UTĐT chưa tốt: Việc tập hợp các báo cáo từ chi nhánh về số liệu HĐ UTĐT còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập. Các báo cáo chưa được gửi đúng hạn quy định, đúng mẫu quy định, gây khó khăn cho phòng Quản lý và kinh doanh các sản phẩm ĐT trong việc tập hợp báo cáo số liệu, dẫn đến ảnh hưởng tới việc quản lý chung trong hoạt động UTĐT. 2.2.4.2.2.Nguyên nhân những mặt tồn tại Nguyên nhân khách quan: PVFC bị giới hạn bởi sự phân cấp đầu tư trong tập đoàn. Với chủ trương ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho các dự án trong tập đoàn, cộng với các thủ tục xét duyệt rườm rà khi trình duyệt lên cấp trên nên nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn ở bên ngoài đã bị bỏ qua. PVFC bị ràng buộc bởi nhiều văn bản pháp Luật chồng chéo, do đó hạn chế PVFC trong việc mở rộng các dịch vụ đầu tư như nhận ủy thác,tư vấn, môi giới. Riêng bản thân dịch vụ ủy thác đầu tư,PVFC chủ yếu nhận ủy thác đầu tư cổ phiếu, đấu giá cổ phẩnhoạt động kinh doanh chứng khoán này không những phải chịu sự điều chỉnh của Luật chứng khoán 2007 mà còn chịu sự điều tiết của luật Đầu tư, luật doanh nghiệp. Theo quy định của ngân hàng nhà nước, PVFC không được nhận ủy thác đầu tư quá 20% vốn điều lệ đối với một khách hàng, không được đầu tư quá 40% vốn điều lệ của công ty vào một dự ánđã hạn chế phần nào hoạt động đầu tư của PVFC. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân PVFC tăng cường mở nhiều công ty con để đầu tư như PVFC Invest, PVFC Land Sự biến động bất lợi của thị trường: Nếu như năm 2006 là năm thành công nở rộ với thị trường chứng khoán trong nước thì năm 2007 cho đến nay là một giai đoạn khó khăn với thị trường và cả các nhà đầu tư mà trong đó có PVFC. Tình hình kinh tế diễn biến thay đổi đã ảnh hưởng không đến kết quả hoạt động ủy thác đầu tư của PVFC bởi uỷ thác đầu tư vào cổ phiếu là lĩnh vực chủ đạo trong hoạt động nhận ủy thác đầu tư của PVFC. Nguyên nhân chủ quan: Nghiệp vụ mới mẻ nên trong quá trình triển khai còn chưa chuyên nghiệp và cán bộ đầu tư còn thiếu kinh nghiệm. Sự thay đổi cơ cấu nhân sự trong năm 2007,sự sụt giảm nhân sự của Phòng ủy thác quản lý vốn UTĐT khi sáp nhập vào Ban Đầu tư đã khiến cho nguồn lực hạn chế, không có điều kiện để xúc tiến và đưa các sản phẩm mới này vào triển khai thực tế nhằm đẩy mạnh hoạt động nhận UTĐT, đặc biệt đối với mảng khách hàng tổ chức. Chất lượng thẩm định dự án còn thấp do PVFC chưa thiết lập được một hệ thống thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án. Đây cũng là một nhược điểm lớn mà PVFC cần khắc phục. Hệ thống thông tin phục vụ công tác chuyên môn còn nghèo nàn lạc hậu. Các hồ sơ nghiệp vụ, hồ sơ tài liệu về các phương án đầu tư chưa được sắp xếp một cách khoa học, trật tự. Một số hồ sơ còn bị thât lạc hoặc thiếu tài liệu gốc. Chính việc này dẫn đến khó khăn khi thực hiện nghiệp vụ chuyên môn. Cho đến thời điểm hiện tại mới chỉ có PGD Láng Hạ áp dụng phần mềm vào công tác quản lý số liệu UTĐT, mặc dù phầm mềm này còn chưa đồng bộ,còn nhiều sai sót khi điều chỉnh, bổ sung. Số liệu hoạt động UTĐT trên toàn hệ thống vẫn được tập hợp và quản lý, báo cáo chủ yếu bằng phương pháp thủ công ma khối lượng công việc của bộ phận UTĐT tại các phòng giao dịch và Phòng quản lý và kinh doanh các sản phẩm đầu tư là rất lớn,phát sinh thường xuyên nên việc xảy ra sai sót là khó tránh khỏi; nhất là trong điều kiện đội ngũ cán bộ chuyên môn,đa phần là cán bộ mới,vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về trình độ nghiệp vụ. Hoạt động marketing còn mỏng và yếu. Các hình thức PVFC tiếp thị đến các khách hàng còn chưa phong phú( gửi bản chào UTĐT , tổ chức giới thiệu cơ hội UTĐT,sử dụng hyperlink) và kém hiệu quả. Sau khi phương án UTĐT được duyệt các hoạt động Marketing mới được triển khai.Do đó PVFC thường rơi vào thế bị động, dẫn đến khả năng tiếp cận khách hàng không cao. Chương III Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác đầu tư tại Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí Việt Nam 3.1. Định hướng phát triển của Tổng công ty cổ phần Tài chính dầu khí VN (PVFC) xung quanh hoạt động ủy thác đầu tư. 3.1.1. Chiến lược kinh doanh và phát triển chung của Tổng công ty cổ phẩn Tài chính dầu khí giai đoạn đến năm 2011. 3.1.1.1. Mục tiêu: Xây dựng Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí trở thành Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Đến năm 2015 Công ty Tài chính Dầu khí sẽ là Tập đoàn tài chính quan trọng nhất, là xương sống trong các định chế tài chính khác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đáp ứng được tối đa nhu cầu vốn cho các dự án của Tập đoàn. 3.1.1.2. Chiến lược: Chiến lược xuyên suốt trong quá trình phát triển PVFC là dựa vào nền tảng tài chính và nhu cầu dịch vụ tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, chính sách hội nhập của nền kinh tế Việt Nam,PVFC phải được xây dựng thành một tập đoàn tài chính mạnh cả về quy mô vốn, công nghệ ngân hàng,có khả năng hợp tác và hội nhập với hệ thống các định chế tài chính trong nước và quốc tế, đảm đương vị trí xương sống trong các định chế Tài chính Dầu khí Việt Nam. Một mặt PVFC tạo vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển của tập đoàn, mặt khác nâng cao vị thế để cùng hợp tác với các định chế tài chính Việt Nam trong hội nhập kinh tế. 3.1.2. Chiến lược phát triển dịch vụ ủy thác đầu tư của Tồng công ty cổ phần Tài chính dầu khí VN( PVFC). Dự kiến vốn huy động giai đoạn 2008- 2011 Bảng biểu 3.1 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tiền gửi và tiền vay của các tổ chức tài chính khác 20 250 29.91% 26 150 27.38% 34 500 27.3% 40 600 27.23% Tiền gửi và tiền vay của các khách hàng cá nhân 1 200 1.77% 1 600 1.67% 2 044 1.62% 2 550 1.71% Nguồn vốn ủy thác 41 800 61.76% 62 150 63.1% 82 500 65.29% 96 850 64.97% Phát hành giấy tờ có giá 3 665 5.41% 4 500 4.71% 5 800 4.59% 6 850 4.59% Các khoản phải trả khác 770 1.14% 1 109 1.12% 1 509 5.73% 2 218 1.49% Tổng 67 685 100% 95 509 100% 126 353 100% 149 068 100% Theo nguồn: Phương án cổ phần hóa Ủy thác đầu tư được xác định là sản phẩm chiến lược của PVFC trong giai đoạn hiên nay, Ban lãnh đạo PVFC đã đưa ra định hướng cho hoạt động nhận UTĐT của PVFC trong năm 2008 như sau: Trong năm 2007, Phòng quản lý và kinh doanh sản phẩm ủy thác đầu tư trực thuộc Ban đầu tư được thành lập và đưa ra các nhiệm vụ là: - Huy động tối đa nguồn vốn UTĐT từ các cá nhân và tổ chức. - Cơ cấu danh mục sản phẩm đầu tư của PVFC, thiết kế sản phẩm và xây dựng phương án nhận UTĐT đối với các cá nhân và tổ chức trong& ngoài nước, đầu mối hoạt động nhận UTĐT cá nhân trên toàn hệ thống.. - Chuyển giao dần các nghiệp vụ UTĐT cá nhân cho các phòng giao dịch( thanh lý,ủy quyền bán). Phòng quản lý và kinh doanh sản phẩm ủy thác đầu tư chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn và tổng hợp số liệu. - Xây dựng và triển khai các sản phẩm UTĐT với nhiều phương án đầu tư độc đáo, hấp dẫn để đẩy mạnh việc huy động vốn UTĐT từ các tổ chức để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư theo kế hoạch kinh doanh của PVFC. - Tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng nghiệp vụ đối với nhóm khách hàng cá nhân, thực hiện tốt chính sách nhân viên của công ty và của Tập đoàn dầu khí. 3.1.2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác đầu tư trên toàn hệ thống. - Cơ sở hạ tầng công nghệ cho dịch vụ ủy thác đầu tư ngày càng hoàn thiện hơn. - Bổ sung nhân sự có chất lượng, tổ đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ nghiệp vụ. - Phát huy những sáng kiến, cải tiến nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ và đưa ra những sản phẩm đầu tư tài chính mới. 3.1.2.2. Chiến lược về thị trường mục tiêu và sản phẩm Nhằm giảm sức cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài, PVFC đề ra chiến lược phát triển sản phẩm ủy thác đầu tư như sau: Bảng biểu 3.2 Vị trí SP Khách hàng Thị trường mục tiêu Sản phẩm Nhóm sản phẩm cơ bản Tổ chức Trong nước Tổ chức TCNH và các tổ chức khác Nhận ủy thác đầu tư chỉ định Nhận ủy thác đầu tư trước đấu giá Nhận ủy thác đầu tư có chỉ định vào các dự án. Quốc tế Tổ chức TCNH, Quỹ đầu tư Cá nhân Trong nước -CBCNV trong ngành -CBCNV của đối tác chiến lược của PVFC -Cá nhân khác. Nhận UTĐT có chỉ định trước đấu giá. Nhận UTĐT có chỉ định vào các dự án/ cổ phần thuộc sở hữu của PVFC hoặc của đơn vị chủ quản. Quốc tế -Mọi cá nhân có nhu cầu - Nhận UTĐT có chỉ định trước đấu giá -Nhận UTĐT có chỉ định vào các dự ná/ cổ phần thuộc sở hữu của PVFC. Nhóm sản phẩm chiến lược Tổ chức Trong nước DN có vốn nhàn rỗi và hoạt động đầu tư tài chính chưa phát triển Tổ chức TCNH Nhận UTĐT lãi suất cố định, thưởng kết quả kinh doanh. Nhận UTĐT có chỉ định theo danh mục sản phẩm - Nhận UTĐT có chỉ định vào các dự án của PVFC - Các sản phẩm tài chính phái sinh. Quốc tế Tổ chức TCNH, Quỹ đầu tư Cá nhân Trong nước Nhận UTĐT các khách hàng do đối tác chỉ định theo các Hợp đồng cung cấp dịch vụ: Với các đơn vị trong ngành Dầu khí. Với các đối tác chiến lược của PVFC. -Nhận UTĐT theo giỏ sản phẩm, lãi suất cố định chia thưởng kết quả kinh doanh -Các sản phẩm tài chính phái sinh. Quốc tế Mọi cá nhân có nhu cầu. Trong 2 nhóm sản phẩm trên, mỗi nhóm sản phẩm đều có vụ trí và mục tiêu riêng. - Nhóm sản phẩm cơ bản là những sản phẩm đem lại nguồn thu ổn định cho toàn bộ hoạt động UTĐT nhưng sẽ dần bị thay thế bởi các sản phẩm chiến lược khi nhóm sản phẩm chiến lược vào giai đoạn phát triển. - Nhóm sản phẩm chiến lược sẽ giúp PVFC có những bước đột phá trong tác động UTĐT . Khi còn ở giai đoạn chuẩn bị và thử nghiệm để đưa ra sản phẩm chiến lược, vấn đề lợi nhuận,doanh thu không được coi trọng bằng tiền đề thiết lập quan hệ với các đối tác để thử nghiệm sản phẩm. 3.1.2.3. Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2007-2008: - Thúc đẩy hoạt động ủy thác đầu tư với các tổ chức trong nước và quốc tế. - Duy trì và phát triển nhóm các sản phẩm cơ bản với các thị trường mục tiêu. - Xây dựng, thí nghiệm các nhóm sản phẩm chiến lược với các thị trường mục tiêu. Giai đoạn 2009-2010 - Tập trung phát triển nhóm các sản phẩm chiến lược với các thị trường mục tiêu. - Thu hẹp dần quy mô nhóm các sản phẩm cơ bản. 3.2. Những thuận lợi và thách thức trong quá trình phát triển hoạt động ủy thác đầu tư của PVFC. 3.2.1. Những thuận lợi PVFC có được trong hoạt động ủy thác đầu tư. - Nền kinh tế Việt Nam được dự báo là sẽ duy trì được sự phát triển vững chắc với tốc độ tăng trưởng cao trong các năm tới. Hội nhập kinh tế toàn cầu diễn ra mạnh mẽ là cơ hội lớn cho sự phát triển thị trường tài chính tiền tệ nói chung và PVFC nói riêng. Nguồn vốn đổ vào thị trường tài chính Việt Nam sẽ càng nhiều và tạo cơ hội cho dịch vụ ủy thác phát triển trên cả 2 phương diện huy động vốn ủy thác và đầu tư vốn ủy thác. - Sự phát triển tăng tốc của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên của Tập đoàn là những cơ hội rất thuận lợi cho sự phát triển của PVFC. Các đơn vị thành viên trong tập đoàn hiện là những đối tượng phục vụ chính của PVFC vì lẽ đó mà sự phát triển của các đơn vị kinh tế trên sẽ thúc đầy ủy thác đầu tư của PVFC phát triển. - Sau 7 năm thành lập, PVFC đã tạo ra một thương hiệu có uy tín trên thị trường tài chính Việt Nam, khẳng định vị thế tiên phong của mình trong lĩnh vực ủy thác đầu tư trên thị trương tài chính VN. - Nguồn nhân lực của PVFC đa số có tuổi đời trẻ, cần cù, chịu khó học hỏi và thường xuyên được đào tạo. Đây là nguồn nhân lực đóng vai trò chủ chốt giúp cho dịch vụ ủy thác đầu tư phát triển ngày càng đa dạng và gần gũi với nhiều đối tượng khách hàng. 3.2.2. Những thách thức trong quá trình phát triển hoạt động ủy thác đầu tư của Tổng công ty tài chính Dầu khí VN. 3.2.2.1. Sức ép cạnh tranh từ các tổ chức Tài chính trong nước Tổng công ty tài chính dầu khí(PVFC) là một trung gian tài chính, kinh doanh các loại hình dịch vụ gần tương tự với các Ngân hàng nên vượt qua các đối thủ có thâm niên lâu năm trên thị trường tài chính như các tổ chức tín dụng này được xem như một thách thức của PVFC. Trong hoạt động của PVFC với tư cách là một công ty tài chính,qui mô vốn còn nhỏ nên cũng gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh hoạt động đầu tư sư dụng nguồn vốn ủy thác, huy động vốn ủy thác với các ngân hàng. Đối với quá trình huy động vốn, hạn chế của PVFC là không được nhận tiền gửi tiết kiệm, đối với đầu tư, PVFC thường phải tìm kiếm các hợp đồng có rủi ro cao hơn, kỳ vọng mang lại lợi suất lớn hơn để thu hút khách hàng. Ngoài các tổ chức tín dụng ra, PVFC còn gập phải sự cạnh tranh của các các công ty chứng khoán trong nước,các quỹ đầu tư trong và ngoài nước vốn đã rất chuyên nghiệp. Những đối tượng này là đối thủ đáng ghờm của PVFC trong cung cấp dịch vụ thác đầu tư hiện tại và trong tương lai,đặc biệt là ủy thác cá nhân,uỷ thác đấu giá. Các công ty chứng khoán gần đây có các quỹ ủy thác, cung cấp sản phẩm ủy thác đầu tư như:PTSC, xi măng Bút Sơn và Vinaconex, PV In, PV TransCác công ty chứng khoán cũng tung ra các sản phẩm ủy thác đầu tư trước đấu giá dành cho khách hàng với mức phí và dịch vụ, điều kiện thời hạn hấp dẫnMặt khác PVFC hiện cũng gặp phải sự cạnh tranh trong chính sản phẩm UTĐT với những định chế tài chính khác trong Tập đoàn Dầu khí đó là GP bank và PVFC Invest. 3.2.2.2. Sức ép cạnh tranh từ quá trình hội nhập WTO. Khi Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc cạnh tranh của các tổ chức trong nước với các tổ chức nước ngoài là điều tất yếu. Với sự gia nhập thị trường của các tổ chức tài chính nước ngoài, các ngân hàng, các quỹ đầu tư 100% vốn nước ngoài, PVFC càng đứng trước sức ép cạnh tranh mạnh mẽ. Hiện tại đã có 10 công ty tài chính được cấp phép thành lập và hàng chục bộ hồ sơ đang chờ được NHNN cấp phép, các tổ chức này có lợi thế về vốn, nguồn lực,kinh nghiệm trên thương trường,đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, hệ thống các dịch vụ tài chính đầu tư đa dạng.đòi hỏi PVFC phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ toàn diện để trụ vững và cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. 3.2.2.3. Rủi ro khi thị trường biến động tiêu cực. Trong giai đoạn đầu năm 2008 đến nay, tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung luôn có những biến động phức tạp. Đầu năm 2008,thị trường chứng khoán thế giới “gặp bão” và thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sụt giảm không ngừng, lạm phát tăng cao, lãi suất tăng cao nạn đầu cơ.đầu tư trong nước đứng trước nhiều khó khăn. Các hợp đồng ủy thác vì thế cũng không còn đem lại lợi nhuận như trước nữa. Các nhà đầu tư muốn thanh toán hợp đồng trước hạn, tính thanh khoản của các hợp đổng ủy thác đấu giá cổ phiếu giảm mạnh khi giá cổ phiếu trên thị trường đang giảm từ 40-50% giá trị ban đầu. Điều này ảnh hưởng bất lợi cho sản phẩm ủy thác đầu tư đặc biệt là ủy thác đầu tư lợi tức cố định. Đây chính là những rủi ro trong đầu tư của các nhà đầu tư nói chung và PVFC nói riêng đang phải đối mặt. 3.3.Giải pháp mở rộng qui mô hoạt động của dịch vụ ủy thác đầu tư. 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện & mở rộng các loại hình sản phẩm. 3.3.1.1. Hoàn thiện các sản phẩm ủy thác đầu tư có chỉ định. - PVFC cần nhanh chóng thành lập mô hình các trung tâm giao dịch, phân công việc trực tiếp cho các phòng giao dịch nhằm chủ động hơn trong việc phục vụ khách hàng - Cần có sự kiểm tra chồng chéo giữa kế toán và ủy thác đầu tư.Hoạt động kiểm tra chéo này sẽ giúp cho tiến trình quản lý nguồn vốn ủy thác đầu tư, cũng như quá trình đầu tư được chặt chẽ và hiệu quả hơn. - Thông báo kịp thời phương án phân bổ, giá trúng thầu nhằm đưa các sản phẩm ủy thác nhanh chóng kịp thời đến các nhà đầu tư, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ. - Một giải pháp nhằm tăng tính hấp dẫn cho các sản phẩm ủy thác đầu tư, đó là giảm phí chuyển nhượng khi khách hàng muốn chuyển nhượng lại hợp đồng cho bên thứ ba hoặc cho PVFC. Giảm phí chính là một hình thức cạnh tranh bằng giá cả, một trong những tiêu chí quan trọng để thu hút khách hàng. - Bên cạnh việc giảm phí,PVFC cần linh hoạt trong viêc cho phép chuyển quyền đầu tư trực tiếp khi hoàn thành các nghĩa vụ chính. - Tính toán và dừng ngay số lượng đăng ký khi cần thiết để nâng cao tỷ lệ phân bổ. - Thực hiện chăm sóc khách hàng và marketing tới từng đơn vị trong, ngoài ngành. 3.3.1.2. Phát triển các sản phẩm ủy thác đầu tư không chỉ định, lãi suất cố định. - Đối với sản phẩm ủy thác đầu tư không chỉ định cần thường xuyên cập nhật các danh mục đầu tư sao cho hiệu quả nhất. - Thường xuyên tìm kiếm để đa dạng các cơ hội đâu tư sao cho tối đa được khả năng sinh lời. - Bám sát Phòng Đầu tư và phòng Kinh doanh chứng từ có giá để xây dựng các phương án nhận ủy thác đầu tư mới. - Mở rộng nghiệp vụ ủy thác đầu tư ra bên ngoài. Xây dựng bộ phận ủy thác đầu tư mới,chú trọng thu hút khách hàng là tổ chức cả trong và ngoài nước. 3.3.2.Giải pháp mở rộng đối tượng khách hàng. Hiện nay PVFC đã thu hút một lượng khách hàng khá lớn cho dịch vụ ủy thác đầu tư của mình, tuy nhiên khách hàng chủ yếu là các cá nhân, còn rất ít khách hàng là tổ chức( giá trị ủy thác đâu tư của tổ chức chỉ khoảng 96 tỷ so với hơn 1000 tỷ giá trị vốn ủy thác của cá nhân). Vì vậy để thu hút khách hàng là tổ chức,PVFC cần chủ động xây dựng danh mục đầu tư để đáp ứng yêu cầu của các tổ chức. PVFC cần mở rộng quan hệ nhiều hơn với các đối tác ngoài ngành, tìm kiếm cơ hội đầu tư nhiều hơn vào các dự án ngoài ngành để thực sự thu hút được các khách là tổ chức vốn rất khó tính. Điều cốt yếu ở đây là PVFC phải các danh mục đầu tư đa dạng và hấp dẫn hơn nữa. Với khách hàng là cá nhân,PVFC đẩy mạnh mở rộng các chi nhánh để tiếp cận đến nhiều khách hàng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước., mở rộng hạn mức tối đa và tối thiểu giá trị nhận ủy thác đầu tư nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. 3.4.Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác đầu tư. 3.4.1. Giải pháp hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ ủy thác đầu tư. Đối với dịch vụ uỷ thác tổ chức: Để đáp ứng phục vụ các khách hàng tổ chức trong và ngoài nước, PVFC cần củng cố, đào tạo thêm chất lượng nhân sự, tăng cường cho hoạt động thiết kế sản phẩm và nhận uỷ thác đầu tư. Phòng quản lý uỷ thác đầu tư cần chủ động hơn trong các việc: Xây dựng các danh mục đầu tư, sử dụng nguồn lãi suất cố định để tạo nguồn cho danh mục sản phẩm UTĐT, thành lập bộ phận kinh doanh có chức năng mua bán, kinh doanh các khoản đầu tư thuộc danh mục UTĐT. Đối với dịch vụ uỷ thác cá nhân: PVFC cần xác định chiến lược khách hàng cá nhân của mình không chỉ là cán bộ công nhân viên PVFC mà còn là những khách hàng bên ngoài. PVFC cần cân nhắc có nên môi giới mua bán hợp đồng ủy thác đầu tư của PVFC đã phát hành hay không nhằm tăng tính thanh khoản cho loại dịch vụ này. Cân nhắc lại thời gian, phương thức thực hiện UTĐT trước đấu giá sao cho không bị tình trạng quá tải như trong thời gian qua 3.4.2. Nâng cao chất lượng nhân sự Chất lượng của chuyên viên thực hiện dịch vụ ủy thác đầu tư ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả dịch vụ. Trong đó, hạn chế về kinh nghiệm cán bộ đầu tư, cán bộ thẩm định là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tính thiếu chặt chẽ của qui trình nghiệp vụ ủy thác đầu tư. Chính vì vậy,song song với việc tích lũy kinh nghiệm trong quá trình triển khai nghiệp vụ bản thân các cán bộ đầu tư của PVFC cần tăng cường hơn nữa việc trau dồi chuyên môn để nâng cao trình độ. Bên cạnh đó,PVFC cũng cần có những chính sách hỗ trợ cán bộ công nhân viên để nâng cao nghiệp vụ của mình. Hoạt động ủy thác đầu tư muốn đạt được hiệu quả tốt nhất thì không chỉ là sự cố gắng của phòng Đầu tư mà cần có sự phối hợp với các bộ phận khác như công tác cân đối dòng tiền của phòng Quản lý dòng tiền, công tác chuyển tiền và hạch toàn của bộ phận Kế toán, công tác tư vấn tài chính của Phòng dịch vụ tài chính. Sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng chức năng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động ủy thác đầu tư nói riêng và hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống nói chung. Trong quá trình triển khai nghiệp vụ,tổ dự án và tổ chứng từ có giá sẽ chủ động tìm kiếm và phân tích cơ hội đầu tư rồi chuyển cho tổ tổng hợp sẽ tiến hành nhận vốn ủy thác đầu tư đồng thời kết hợp với các tổ còn lại để quản lý vốn ủy thác trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Với đặc thù đội ngũ cán bộ của PVFC là trẻ và năng động, chính sách nhân sự PVFC cần tiếp tục được hoàn thiện để tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên công ty đạt được các mục tiêu cá nhân: lương bổng,thăng tiến, đào tạoqua đó,tạo động lực để cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, có nhiều sáng kiến đóng góp cho Công ty trong việc phát triển nghiệp vụ. PVFC nên khuyến khích các cácn bộ tự đào tạo nâng cao chuyên môn, thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn và hội thảo chuyên đề,đồng thời tăng cường cán bộ đi đào tạo trong và ngoài nước. Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là không ngừng xây dựng và hoàn thiện môi trường văn hóa PVFC sao cho văn hóa ấy thầm nhuần trong tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên để bất cứ khách hàng nào cũng hài lòng về dịch vụ mà PVFC cung cấp. Thực tế đã chứng minh một phần quan trọng trong thành công chung của PVFC ngày hôm nay chính là nhờ vào môi trường văn hóa PVFC,ở đó, mọi người đều có cơ hội phát triển để đóng góp cao nhất cho thành công của công ty. 3.4.3. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Hiệu quả hoạt động ủy thác đầu tư tốt hay không phụ thuộc vào chất lượng dự án đầu tư có tốt hay không mà để biết được điều đó chính là công tác tái thẩm định phải thật tốt. PVFC không phải là chủ đầu tư do đó, không tham gia trực tiếp vào các thủ tục trình duyệt dự án đầu tư mà chỉ thẩm định lại cơ hội đầu tư theo mục đích kinh doanh của mình.Kết quả thẩm định sẽ quyết định PVFC có tham gia dự án đó hay không, suất sinh lời của dự án có đủ hấp dẫn để mời chào ủy thác đầu tư hay không Khó khăn ở đây không phải nằm ở kỹ năng tính toán số liệu mà nằm ở việc thu thập các nguồn thông tin, xử lý dữ liệu đầu vào có nhanh nhạy,chính xác, đủ độ tin cậy hay không. Vì vậy ,hệ thống mạng lưới thông tin của phòng thẩm định của PVFC cần nhanh nhạy và đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau, có thể là các nguồn trực tiếp từ báo cáo của chủ dự án hoạc gián tiếp từ các trung gian đáng tin cậy như: các tổ chức kiểm toán,cơ quan thuế, báo chí Để tăng hiệu quả trong công tác này,hệ thống thu thập thông tin của PVFC cũng cần đổi mới theo hướng hiện đại hóa để có thể xử lý thông tinh nhanh chóng,kịp thời và hiệu quả 3.4.4. Đẩy mạnh hoạt động marketing Hoạt động đầu tư với tính chất là một dịch vụ tài chính nên hơn bao giờ hết rất cần đến sự hỗ trợ của marketing để tiếp cận đến khách hàng. Tuy nhiên mảng marketing của PVFC trong những năm qua thực hiện chưa được tốt lắm do chiến lược chưa rõ ràng, thiếu định hướng, đối tượng khách hàng phục vụ chủ yếu vẫn chỉ là cán bộ công nhân viên trong tập đoàn. Do đó, để phát triển lâu dài, PVFC cần xây dựng một chiến lược marketing hoàn chỉnh, trong đó,có sự thống nhất phối hợp của các cá nhân và bộ phận liên quan và từ đó cụ thể thành một chuỗi các hoạt động marketing cụ thể, hoàn chỉnh. Nhiệm vụ chính của marketing là xác định được đâu là thị trường tiềm năng, đâu là thị trường mục tiêu cho dịch vụ ủy thác đầu tư. Bên cạnh đó là duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng, mở rộng tìm kiếm các khách hàng mới, đặc biệt với các khách hàng là tổ chức. Nếu thu hút được nhiều khách hàng là tổ chức, PVFC sẽ giảm được thời gian và chi phí quản lý hợp đồng. Như đã phân tích ở trên,PVFC cần đẩy mạnh phát triển ở khu vực thị trường trong nước vì đây là môi trường nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Đồng thời, để dịch vụ ủy thác đầu tư đạt hiệu quả cao, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, công ty nên đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển dịch vụ này sao cho các điều khoản trong hợp đồng ủy thác đầu tư phải thực sự xuất phát từ nhu cầu thị trường và phải đảm bảo các tiêu chuẩn: - Khả năng tài chính của khách hàng mục tiêu. - Khả năng tiếp nhận và quản lý vốn của PVFC. - Đặc điểm phân cấp đầu tư của tập đoàn Dầu khí. PVFC cần tạo mọi điều kiên cho khách hàng trong hoạt động cầm cố các hợp đồng ủy thác đã ký. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác đầu tư, công tác marketing của PVFC cần thực hiên một số biện pháp sau: - Tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề giới thiệu sản phẩm. - Tham gia các hội chợ triển lãm Ngân hàng- Tài chính, phát tờ rơi giới thiệu sản phẩm - Tham gia các hoạt động tài trợ - Quảng bá hình ảnh của PVFC liên tục qua web chính thức của công ty và các phương tiện truyền thông khác. 3.5. Một số kiến nghị với các cấp có thẩm quyền. 3.5.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. PVFC hoạt động là một trung gian tài chính, đồng thời là thành viên hạch toán độc lập của tập đoàn Tài chính Dầu khí nên vừa chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, vừa chịu sự điều chỉnh của Luật tổ chức tín dụng. Ngoài ra PVFC còn chịu sự điều chỉnh của Nghị định 79/2002/NĐ-CP của Chính Phủ. Thực tại Nghị định 79/2002/NĐ-CP còn gặp nhiều bất cập. Theo qui định hiện hành, các công ty tài chính không được cung cấp các dịch vụ thanh toán, điều đó dẫn đến việc không thực hiện thanh toán được giữa các đơn vụ thành viên trong tập đoàn khi các đơn vị này có nhu cầu thanh toán, hoặc điều hoà vốn giữa các thành viên, đồng thời việc giải ngân hay thu nợ đều phải thông qua một ngân hàng thương mại làm trung gian.Như vậy, trong mọi hoạt động của mình PVFC phải chịu điều chỉnh của 3 cấp điều hành và nhiều văn bản pháp luật chồng chéo, chính điều đó nhiều khi làm ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư của PVFC. Với PVFC để vừa cạnh tranh trong thị trường hội nhập này và đồng thời thoả mãn được cả 3 cấp chủ quản là một thách thức thật sự không nhỏ. Riêng đối với nghiệp vụ uỷ thác đầu tư cần bổ sung những văn bản hướng dẫn cụ thể thay vì chỉ hướng dẫn hai nghiệp vụ uỷ thác cho vay và uỷ thác để đầu tư như hiện tại. Đối với ủy thác đấu giá, cơ quan có thẩm quyền nên cho phép các tổ chức lớn đấu giá tại nhiều mức giá khác nhau. 3.5.2. Kiến nghị với Tập đoàn Tài chính Dầu khí Việt Nam. Tuy đã là thành viên hạch toán độc lập của tập đoàn Dầu khí Quốc gia song PVFC vẫn cần có thêm nhiều quyền tự chủ trong hoạt động của mình để không bỏ lỡ những cơ hội đầu tư. Tập đoàn sẽ giữ mối quan hệ với PVFC như một nhà đầu tư, như một cổ đông chiến lược, hạn chế sự can thiệpquá nhiều về mặt hành chính. Tập đoàn sẽ có quyền rút vốn nếu PVFC hoạt động không hiệu quả, điều này sẽ tạo động lực cho PVFC trong hoạt động kinh doanh, góp phần nâng cao trách nhiệm của PVFC. 3.5.3. Kiến nghị với Tồng công ty tài chính Dầu khí(PVFC). Bên cạnh những thành tựu đạt được qua hơn 5 năm cung cấp dịch vụ ủy thác đầu tư còn là không ít những khó khăn,hạn chế mà hoạt động này cần phải được hoàn thiện hơn và đó cũng chính là một phần trách nhiệm và nhiệm vụ mà PVFC cần phải thực hiện tới đây: 3.5.3.1. Hoàn thiện bổ sung quy trình thực hiện nghiệp vụ. Cho đến nay có rất nhiều văn bản nội bộ được ban hành điểu chỉnh hoạt động ủy thác đầu tư, song vẫn còn nhiều bất cập. Tổng công ty Tài chính Dầu khí cần nhanh chóng đưa ra quy trình chuẩn cho sản phẩm ủy thác đầu tư trước đấu giá, quy trình ủy thác đầu tư góp vốn chậm. Cần phải sửa đổi các quy trình này sao cho phù hợp với mô hình tổ chức hoạt động ủy thác hiện nay của Tổng công ty. Việc mở rộng thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch( Chi nhánh Thăng Long, các phòng giao dịch ở Hải Phòng,Đà Nẵng,,,) cũng đòi hỏi PVFC sớm sửa đổi bổ sung các quy trình hướng dẫn để các đơn vị được chủ động triển khai dịch vụ theo đúng chuẩn mực chung của PVFC, đồng thời chủ động trong việc thực hiện nghiệp vụ, quản lý khách hàng.Phòng Quản lý nguồn vốn ủy thác đầu tư sẽ chỉ phụ trách quản lý chung hoạt động trên toàn hệ thống. PVFC cũng cần thống nhất quản lý đối với một số dịch vụ có tính chất tương tự nhau như: ủy thác quản lý vốn, dịch vụ nhận ủy thác lãi suất cố định 3.5.3.2. Bổ sung nhân sự cho Phòng quản lý và kinh doanh các sản phẩm đầu tư. Hiện nay với mạng lưới hoạt động ngày càng mở rộng, PVFC cần nhanh chóng bổ sung nguồn nhân lực,đặc biệt là những cá nhân có kinh nghiệm,trực tiếp xuống chỉ đạo thực hiện nghiệp vụ tại các chi nhánh phòng giao dịch mới mở. Hiện nay, công tác thiết kế sản phẩm ủy thác đầu tư đang thiếu chuyên viên thực hiện.Tổ nhận ủy thác đầu tư trong nước hiện chỉ có 2 chuyên viên, Tổ nhận ủy thác đầu tư Quốc tế chỉ mới có 3 chuyên viên có kinh nghiệm. Với định hướng phát triển nghiệp vụ UTĐT là dịch vụ mũi nhọn thì Tổng công ty cần có biện pháp bổ sung nhân sự cấp bách. 3.5.3.3.Đẩy mạnh hoạt động marketing. Hiện nay công tác Marketing của PVFC cũng cần được đẩy mạnh và chuyên nghiệp hơn cùng với quy mô phát triển của Tổng công ty.Hoạt động Marketing cần được PVFC đầu tư đồng bộ vả về công nghệ và nhân sự, không để tình trạng thực hiện thủ công, triển khai manh mún nhỏ lẻ như những năm về trước( khi vốn điều lệ PVFC mới có 300 tỷ). Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa nhân sự ở phòng quản lý nguồn vốn ủy thác, Phòng kế hoạc thị trường và Phòng Marketing trong quá trình triển khai quảng bá dịch vụ đến khách hàng. Tất cả những kiến nghị trên được đưa ra xuất phát từ những hạn chế đòi hỏi PVFC cần sớm khắc phục để phát triển mạnh hơn nữa hoạt động ủy thác đầu tư trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. KẾT LUẬN Khi thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam đang ngày càng phát triển, dần hội nhập sâu xát hơn với nền kinh tế thế giới thì những loại hình dịch vụ như ủy thác đầu tư ngày càng có nhiều cơ hội để phát triển. Người dân ngày càng có nhiều đồng vốn ở trong tay và có vô vàn sự lựa chọn các cơ hội đầu tư, khi đó ủy thác đầu tư chính là sự lựa chọn tốt giúp các nhà đầu tư thu được lợi nhuận tối ưu và tránh được rủi ro. Sự ra đời của dịch vụ này còn giúp cho Tổng công ty cổ phần Tài chính Dầu khí( PVFC) đa dạng hóa các phương thức kinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho PVFC trước các ngân hàng thương mại khổng lồ vốn đã có tiềm lực, điều đó đã được minh chứng qua các báo cáo tài chính của PVFC: nguồn vốn từ ủy thác và doanh thu từ hoạt động này chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn và tổng doanh thu của công ty. Năm 2007, PVFC tăng vốn điều lệ lên 5000 tỷ đồng đã minh chứng cho sự lớn mạnh của PVFC sau 7 năm hoạt động từ 100 tỷ vốn điều lệ lên 300 tỷ, 1000 tỷ, 5000 tỷ. Sự lớn mạnh đó còn được thể hiện qua tốc độ tăng trong doanh thu( năm 2007 các cơ hội đầu tư thì đạt 105% kế hoạch đặt ra), việc mở rộng các chi nhánh và đa dạnh các sản phẩm dịch vụ tài chính,các sản phẩm ủy thác đầu tư. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa chào đón các dự án đầu tư, hành lang pháp lý đang ngày càng được hoàn thiện, tạo cơ hội cho PVFC thể hiện bản lĩnh của nhà đầu tư chuyên nghiệp, đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình nhằm thu hút nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức trong nước và quốc tế. Bên cạnh những thuận lợi đó, năm 2008 cũng sẽ là 1 năm hứa hẹn đầy thách thức trong hoạt động kinh doanh của PVFC . Khi nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng không nhỏ bỏi đợt suy thoái kinh tế toàn cầu mà khởi nguồn là cuộc suy thoái kinh tế mỹ. Thị trường chứng khoán- thị trường đầu tư chủ chốt của PVFC trong hai năm trước nay cũng lâm vào tình trạng ảm đạm,giá trị vốn hóa trên thị trường giẳm mạnh. Điều này càng thúc đẩy sự nhanh nhạy, năng động của PVFC khi tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới, cắt giảm các chi phí hoạt động, giảm thiểu tối đa rủi ro trong hoạt động tín dụng và đầu tư nhằm giữ vững ủy tín với khách hàng khi ủy thác nguồn vốn cho PVFC. Vượt qua những khó khăn và thách thức đó, PVFC sẽ càng khẳng định mình hơn nữa trên thị trường tài chính trong và ngoài nước, khẳng định vị trí tiên phong của mình với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ ủy thác đầu tư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2683.doc