Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH thương mại đầu tư&xây dựng Thạch Lâm

Khách hàng của công ty chủ yếu là các chủ đầu tư các công trình xây dựng cỡ vừa và nhỏ,thông qua hình thức đấu thầu để chọn nhà thầu. Thị trường của công ty trải rộng khắp cả nứơc,và một số nước trong vùng(Lào,Campuchia) Tuy nhiên,là một công ty nhỏ nên khả năng đáp ứng được nhu cầu xây dựng thực tế của công ty chưa cao,chỉ đáp ứng được những công trình vừa và nhỏ 3. Đặc điểm về quy trình sản xuất và khai thác,chế biến sản phẩm - Nhận thầu thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp. - Ký hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư công trình (Bên A). - Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết, công ty tổ chức quá trình sản xuất thi công để tạo ra sản phẩm (công trình hoặc hạng mục công trình): + San nền giải quyết mặt bằng thi công, đào đất, làm móng.

doc75 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH thương mại đầu tư&xây dựng Thạch Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư mở rộng sẽ góp phần đưa hiệu quả sử dụng vốn của công ty lên cao hơn nữa, chứ không chỉ dừng lại ở con số 0,053 đồng lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư như hiện nay. Vì con số đó vẫn chưa phản ánh hết tiềm năng của công ty. 2 .Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động. Trong các doanh nghiệp, nhà quản trị luôn mong muốn có hệ số sinh lời của vốn lưu động càng cao càng tốt, ngược lại đối với hệ số phục vụ của vốn lưu động thì họ lại mong muốn càng nhỏ càng tốt vì chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu, nên khi nó càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. VLĐbq Hđn = DTT Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động được xác định bằng công thức: đối với công ty, chỉ tiêu này qua ba năm được thể hiện lần lượt như sau: 28895264 Năm 2005= = 0,77 37675070 31307152 Năm 2006 = = 0.83 35375652 34247549 Năm 2007= = 0.84 40778143 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 2007 tăng so với năm 2006, năm 2006 tăng so với năm 2005.Năm 2005 cứ 1 đồng doanh thu thì cần 0,77đ vốn lưu động, năm 2006 cứ 1 đồng doanh thu thì phải cần tới 0,83đ vốn lưu động,trong khi năm 2007 thì cần 0,84đ.năm 2006 tăng 0,06 đồng so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ 7,7%. Điều này chứng tỏ năm 2006 đã sử dụng vốn lưu động lãng phí hơn năm 2005.Dù năm 2007 tỉ lệ này chỉ còn 1,2%,nhưng mức lãng phí vẫn còn. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần quan tâm hơn tới công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của mình. tránh tình trạng lãng phí vốn lưu động. Từ kết quả phân tích hai chỉ tiêu trên ta thấy, mặc dù hê số sinh lời vốn lưu động tăng, thậm chí hệ số sinh lời biên tăng rất cao nhưng hệ số đảm nhiệm vốn lưu động lại giảm về hiệu quả. điều này được lý giải như sau. trong năm 2007 công tác quản lý thi công của công ty đã tốt hơn những năm 2006, thể hiện ở chỉ tiêu thu nhập bất thường của công ty đã tăng từ âm 407765000đ lên dương 52110000đ điều này đã góp phần đưa lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên vì vậy mà hệ số sinh lời vốn lưu động tăng. trong khi hệ số đảm nhiệm vốn lưu động lại giảm về hiệu quả, do đó công ty cần nghiên cứu hơn nữa về công tác quản lý sử dụng vốn lưu động của mình, với việc nghiên cứu được kết hợp, đồng thời trên nhiều chỉ tiêu chứ không chỉ nên dựa vào một chỉ tiêu duy nhất, vì khi đó rất có thể sẽ đưa ra các quyết định tài chính thiếu chính xác. 2. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Như đã trình bày ở chương một, việc sử dụng hợp lý, hiệu quả vốn lưu động được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm, việc nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa to lớn, vì với một số vốn không tăng nhưng có thể hoàn toàn tăng nhanh doanh số bán ra. nó chính là điều kiện cơ bản để tăng thu nhập, lợi nhuận, tiết kiệm vốn lưu động và cũng là nhiệm vụ cơ bản của doanh nghiệp. đối với công ty tốc độ luân chuyển vốn lưu động được thể hiện qua bảng số liệu sau. Bảng 9: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty trong những năm qua. đvt: 1000đ Tt chỉ tiêu Năm 2005(1) Năm 2006(2) Năm 2007(3) CL(1)\(2) CL(2)\(3) số tiền số tiền số tiền số tiền tl% số tiền tl% 1 doanh thu thuần 35375652 37675070 40778143 2299418 6,5 3103073 8,2 2 giá vốn hàng bán 28895264 31909665 34740938 3014401 10,4 2831273 9,0 3 vốn lđ bình quân 28245687 31307152 34247549 3061465 10,8 2940397 9,4 4 lợi nhuận sau thuế 1200124 1250749 1807920 50585 4,2 557171 44,5 5 số vòng quay của vốn lưu động(vòng) 1,01 1,02 1,01 0,01 1 -0,01 -1 6 số ngày 1 vòng quay(ngày) 352 353 356 1 1,01 3 0,8 7 hệ số đảm nhiệm 0,82 0,83 0,84 0,01 1,01 0,01 1,2 8 hệ số sinh lời 0,04 0,04 0,053 0 0 0,013 32,5 Nguồn: Bảng bctc của công ty năm 2005,2006 và 2007. Qua số liệu ở bảng 9 cho thấy, năm 2005 số vòng chu chuyển VLĐ của công ty là 1,01 vòng với thời gian cho một vòng quay là 352 ngày.Năm 2006 số vòng chu chuyển VLĐ của công ty là 1,02 vòng, với thời gian cho một vòng quay là 353 ngày. Năm 2007, VLĐ của công ty quay được 1,01 vòng, giảm 0,01 vòng so với năm 2006, thời gian cho một vòng chu chuyển là 356 ngày tăng 3 ngày so với cùng kỳ năm trước. Việc tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty năm 2007 chậm hơn so với năm 2006 là do tốc độ đầu tư vào vốn lưu động của công ty tăng nhanh hơn giá vốn hàng bán, việc tăng nhanh hơn này đã làm cho doanh thu tăng chậm hơn tốc độ tăng của vốn lưu động, số ngày của một vòng quay vốn lưu động dài hơn cùng kỳ năm trước, tuy số chênh lệch là không đáng kể, nhưng với một doanh nghiệp có quy mô tương đối như công ty thì việc tăng giảm dù chỉ 0,01 vòng cũng đã làm cho công ty lãng phí một lượng vốn tương đối lớn, điều này được làm rõ như sau. Nếu tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty được giữ nguyên ở mức 1,02 vòng như năm 2006 thì năm 2007 doanh thu theo giá vốn (giá vốn hàng bán) của công ty sẽ đạt được là: 34247549.000đ x 1,02 = 34932500000đ vượt mức doanh thu theo giá vốn năm 2006 là: 34932500đ - 31909665000đ = 3029835000đ chứ không chỉ là 2831273000đ như đã tính trong bảng 8. Giả sử trong năm 2007 số vòng quay vốn lưu động vẫn như năm 2006 và công ty vẫn đảm bảo mức giá vốn hàng bán của năm 2007 thì số vốn lưu động mà công ty thực sự cần để tài trợ cho kinh doanh chỉ là: 34740938000đ : 1,02 = 34059750000đ Như vậy năm 2007 công ty đã lãng phí một lượng vốn lưu động là: 34059750000đ - 34247549000đ = 187799000đ Có sự chênh lệch này là do: năm 2007 công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm vốn lưu động, song doanh thu lại tăng chậm hơn. tuy nhiên mức chênh lệch tương đối thấp xét về góc độ khách quan có thể chấp nhận được. bởi lẽ, năm 2007 là năm mà thị trường xây dựng phát triển mạnh mẽ, giá nguyên vật liệu trên thị trường biến động mạnh, có những loại nguyên vật liệu giá tăng tới 20%, trong khi những hợp đồng của công ty được ký kết khi giá nguyên vật liệu còn thấp hoặc chưa tăng cao, bên cạnh đó trong năm 2001 công ty ký kết được nhiều hợp đồng hơn, nên tại thời điểm cuối niên độ vẫn còn nhiều công trình và hạng mục công trình chưa được hoàn thành và bàn giao vì lẽ đó mà tài khoản lưu kho còn cao, nên lẽ đương nhiên là vốn lưu động cần phải được đầu tư thêm. Ngoài ra để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty một cách toàn diện hơn ta cần kết hợp với kết quả phân tích các chỉ tiêu hệ số sinh lời và hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động đã trình bày ở phần một. từ đó có những biện pháp tốt hơn trong quản lý và sử dụng vốn lưu động. tránh lãng phí, giảm chi phí, tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh, đồng thời cũng là hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đảm bảo tăng trưởng và phát triển của vốn trên cơ sở có hệ số sinh lời cao. 3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành vốn lưu động. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động một cách khái quát trên tổng vốn lưu động mới chỉ cho ta biết được sự tăng, giảm và vấn đề quản lý sử dụng của tổng thể, chứ chưa cho ta biết được cơ cấu phân bổ, sử dụng của từng thành phần cấu thành nên vốn lưu động, chưa thấy việc sử dụng là hợp lý hay bất hợp lý của từng thành phần này. đề làm được điều đó ta cần đánh giá một cách chi tiết trên từng thành phần cấu thành lên vốn lưu động thông qua các chỉ tiêu cơ bản là: số vòng quay và thời gian của một vòng quay. Bảng 10: Các chỉ tiêu cá biệt đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty những năm qua. tt chỉ tiêu đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 chênh lệch 2006/2007 số tiền tl% 1 doanh thu thuần 1000đ 35375652 37675070 40778143 3103073 8,2 2 giá vốn hàng bán 1000đ 28895264 31909665 34740938 2831273 9 3 vốn bằng tiền 1000đ 1988382 2123593 2270632 147039 6,9 - số vòng luân chuyển vòng 17,1 17,7 18 0,3 1,7 - kỳ luân chuyển tiền bình quân ngày 20,7 20,6 20,2 -0,4 1,9 4 vốn trong thanh toán 1000đ 6007772 7431614 8630395 1198781 16,1 - số vòng luân chuyển vòng 4,4 4,3 4,02 -0,28 -6,7 - thời gian bình quân một vòng quay ngày 83 84,9 90,8 -5,93 6,7 5 vốn vật tư hàng hoá 1000đ 12284103 20219534 21521436 1301902 6,4 - số vòng luân chuyển vòng 1,55 1,58 1,61 0,03 1,8 - thời gian bình quân một vòng quay ngày 230 231 226,7 -4,3 -1,8 6 vốn lưu động khác 1000đ 1460830 1532411 1825086 292675 19,2 - số vòng chu chuyển vòng 20,1 20,8 19,03 -1,77 -8,5 - tổng bình quân một vòng quay ngày 18,2 17,5 19,2 1,7 8,5 Nguồn: Bảng bctc của công ty năm 2005,2006 và 2007. 3.1 Hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền. Tiền là phương tiện thực hiện quan hệ trao đổi hàng hoá, nó là vật đầu tiên và cũng là vật cuối cùng kết thúc một vòng sản xuất kinh doanh. tiền là loại vốn có tính lưu động nhất có thể được sử dụng ngay để mua hàng hoá nguyên liệu vật liệu, thanh toán các khoản công nợ hoặc trang trải các khoản chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.1.1 Vòng quay tiền mặt. Trong năm 2007 vòng quay tiền mặt của công ty đạt 18 vòng, tăng 0,03 vòng so với cùng kỳ năm 2006 (năm 2005 vòng quay tiền mặt của công ty là 17,1 vòng,ít hơn năm 2006 là 0,06 vòng).Việc tăng vòng quay tiền mặt của công ty trong năm đã góp phần tăng hệ số phục vụ của vốn bằng tiền nói riêng cũng như hiệu quả sử dụng của toàn vốn lưu động nói chung góp phần tích cực vào việc tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. tuy nhiên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng mức độ tăng của vòng quay tiền mặt còn rất nhỏ chỉ với tỷ lệ 1,7% chưa tương xứng với tỷ lệ tăng của tiền mặt (năm 2007 tỷ lệ tăng tiền mặt là 6,9%). do vậy, nếu công ty có biện pháp tăng cao tốc độ luân chuyển của tiền mặt hơn nữa thì chắc chắn công ty sẽ có một khoản tiết kiệm tiền mặt, để có thể đầu tư vào những thương vụ có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. 3.1.2 Kỳ luân chuyển tiền bình quân. Là hệ số đo thời gian của một vòng quay tiền mặt nên khi số vòng quay tiền mặt tăng thì ắt hẳn thời gian của một vòng quay tiền mặt sẽ giảm, điều đó được minh chứng ở năm 2007 khi vòng quay tiền mặt tăng 0,03 vòng thì số ngày bình quân trên một vòng luân chuyển tiền đã giảm từ 20,6 ngày, năm 2006 xuống còn 20,2 ngày năm 2007. và cũng như nhận xét ở phần trên thì công ty tuy đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý và sử dụng tiền mặt nhưng mức tăng vẫn còn rất nhỏ. công ty cần có biện pháp tích cực hơn nữa trong việc quản lý, sử dụng và đầu tư tiền mặt. 3.2 Hiệu quả sử dụng vốn trong thanh toán. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp luôn tồn tại các khoản vốn trong thanh toán đó là các khoản phải thu và các khoản phải trả, quản lý tốt các khoản này thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ tăng, doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc chi trả các khoản nợ đến hạn, hay đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn để tài trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục, hiệu quả sử dụng vốn trong thanh toán được biểu hiện qua hai chỉ tiêu cơ bản đó là: 3.2.1 Vòng quay các khoản phải thu. Từ số liệu cuả bảng 10 cho thấy, tình hình thu hồi công nợ của công ty trong năm 2007 nhìn chung là không tốt, cụ thể số vòng quay các khoản phải thu của công ty năm 2006 thấp hơn năm 2005,2007 thấp hơn so với năm 2006, năm 2005 số vòng quay các khoản phải thu là 4,4 thì năm 2006 số vòng quay các khoản phải thu là 4,3 vòng,giảm 0,01 vòng. Nhưng sang đến năm 2007 số vòng quay các khoản phải thu chỉ còn 4,02 vòng, giảm 0,28 vòng. điều này chứng tỏ hiệu quả công tác thu hồi các khoản nợ của công ty là chưa tốt. hơn nữa, số dư các khoản công nợ phải thu ở thời điểm cuối niên độ của công ty trong hai năm 2006 và 2007 vẫn còn rất cao (năm 2006 là 7.431.614.000đ chiếm 23,7% trên tổng vốn lưu động, năm 2007 là 8.630.395.000đ tương ứng với tỷ lệ 25,2% trên tổng vốn lưu động). do đó khi số vòng quay các khoản phải thu giảm sẽ làm cho số vốn bị khách hàng chiếm dụng tăng cụ thể trong năm 2007 số vốn này đã tăng tới 16,1% so với cùng kỳ năm 2006. như vậy trong thời gian tới công ty cần phải chú trọng hơn nữa tới việc thu hồi các khoản phải thu tránh tình trạng ứ đọng vốn trong thanh toán làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 3.2.2 Kỳ thu tiền bình quân. Là một chỉ tiêu đo thời gian của vòng quay các khoản phải thu, nên khi vòng quay các khoản phải thu giảm thì số ngày bình quân trên một vòng quay sẽ tăng. năm 2007 kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng 5,9 ngày so với năm 2006, đưa số ngày cần thiết cho một lần thu hồi công nợ bình quân từ 84,9 ngày năm 2006 lên 90,8 ngày năm 2007, việc kéo dài kỳ thu tiền bình quân sẽ làm số vốn lưu động bị khách hàng chiếm dụng tăng. Hiện nay ở công ty để thu hồi được một khoản phải thu, trung bình công ty phải mất 3 tháng một khoản thời gian rất lớn, đành rằng công ty là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có thời gian thi công và thu hồi vốn dài hơn các loại hình doanh nghiệp sản xuất khác nhưng thời gian thu hồi công nợ lớn hơn nhiều so với quy chuẩn chung của ngành là một điều không tốt, trong thời gian tới công ty cần nghiên cứu, áp dụng các biện pháp cần thiết để đẩy nhanh tốc độ thu hồi công nợ như: nghiên cứu kỹ khả năng tài chính của khách hàng trước khi ký kết hợp đồng hoặc sử dụng giá chiết khấu trong thanh toán nhằm làm giảm các khoản nợ phải thu, giảm tình trạng vốn bị chiếm dụng trong kinh doanh. 3.3 Hiệu quả sử dụng vốn vật tư hàng hoá. Vốn vật tư hàng hoá là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động, nên hiệu quả sử dụng vốn vật tư hàng hoá có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn vật tư hàng hoá được thể hiện thông qua số vòng luân chuyển và số ngày bình quân một vòng luân chuyển vốn vật tư hàng hoá của công ty Năm 2007 số vòng quay của vốn vật tư hàng hoá tăng 0,03 vòng so với cùng kỳ năm 2006, nên đã làm cho số ngày luân chuyển bình quân của một vòng quay vốn vật tư hàng hoá giảm đi 4,3 ngày. đưa số ngày cần thiết cho một vòng quay vốn vật tư hàng hoá giảm từ 231 ngày năm 2006 xuống còn 226,7 ngày năm 2007. đây là một kết quả tốt, để thấy được ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. tôi giả sử rằng số vòng quay của vốn vật tư hàng hoá vẫn như năm 2006, thì để đạt được doanh thu theo giá vốn (giá vốn hàng bán) như năm 2007 công ty cần phải đầu tư: 34740938000 ? 1,58 = 21987936000đ Như vậy, nhờ tốc độ luân chuyển tăng nên mà năm 2007 công ty đã tiết kiệm được một khoản vật tư là: 21987936đ - 21521436000 = 466500000. đây là một kết quả khả quan công ty cần phát huy, khai thác trong thời gian tới. 4. Khả năng thanh toán của công ty. Như đã trình bày ở chương 1 các hệ số này đo lường khả năng đáp ứng các ràng buộc pháp lý về tài chính của doanh nghiệp (nghĩa là thanh toán các khoản nợ ngắn hạn). khi doanh nghiệp có đủ tiền, doanh nghiệp sẽ tránh được việc vi phạm các ràng buộc pháp lý về tài chính và vì thế tránh được nguy cơ chịu các áp lực về tài chính. Khả năng thanh toán của công ty tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của công ty.bởi vậy để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động không thể không đánh giá tình hình và khả năng thanh toán của công ty. khả năng thanh toán của công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu như khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời ở bảng sau. Bảng 11: Khả năng thanh toán của công ty trong những năm qua. đvt: 1000đ Tt Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch05/06 Chênh lệch06/07 Số tiền TL% Số tiền Tl% 1 Tổng tài sản lưu động 21741087 31307152 34247549 9566065 4,4 2940549 9,4 Tài sản bằng tiền 1988382 2123593 2270632 135211 6,8 147039 6,9 Các khoản phải thu 6007772 7431614 8630395 1423842 23,7 1198781 16,1 Hàng lưu kho 12284103 20219534 21521436 7935431 6,4 1301902 6,4 Tài sản lưu động khác 1460830 1532411 1825086 71581 14,9 292675 19,2 2 Tổng nợ ngắn hạn 25141215 27494610 28779453 2353395 9,4 1284843 4,7 Hệ số thanh toán hiện thời 1,12 1,14 1,19 0,02 4,8 0,05 4,3 Hệ số thanh toán nhanh 0,35 0,4 0,44 0,05 11,2 0,04 10 Hệ số thanh toán tức thời 0,074 0,077 0,079 0,003 2,1 0,002 2,6 Nguồn: Tính toán từ số liệu của bảng cđkt năm 2005,2006 và 2007. 4.1 Hệ số thanh toán hiện thời . Kết quả hệ số thanh toán hiện thời cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong một năm hay 1 chu kỳ kinh doanh) của công ty là khả quan, cả ba năm 2005,2006 và 2007 hệ số này đều lớn hơn 1 và năm 2007 tăng cao hơn năm 2006 là 4,3%,năm 2006 cao hơn năm 2005 là 4,8% đưa hệ số thanh toán hiện thời của công ty tăng từ 1,12 năm 2005 lên 1,14 năm 2006 và 1,19 năm 2007. có được kết quả này là do năm 2007 vốn lưu động được đầu tư tăng thêm 2940397000đ với tốc độ tăng 9,4%, còn tổng nợ ngắn hạn chỉ tăng 1284843000đ tương ứng với tỷ lệ tăng 4,7%. như vậy, cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều tăng nhưng tốc độ tăng của tài sản lưu động nhanh hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn, nên khả năng thanh toán hiện thời của công ty năm 2007 đã tăng cao hơn so với năm 2006. Tuy nhiên hệ số thanh toán hiện thời chỉ có ý nghĩa rất bao quát và chủ yếu nói lên tình hình tài trợ của tài sản lưu động cho các khoản nợ ngắn hạn của công ty chứ chưa thực sự phản ánh chính xác về khả năng thanh toán của công ty. ngoài ra, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản bộ phận chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (hàng lưu kho) tuy là một bộ phận cấu thành của tài sản lưu động, nhưng đó thường mới chỉ là tính toán chủ quan của công ty chứ chưa chắc chắn đã được chủ đầu tư chấp nhận thanh toán. vì vậy, khi phân tích khả năng thanh toán của công ty, ta cần phân tích thêm các chỉ tiêu cụ thể hơn như hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời. 4.2 Hệ số thanh toán nhanh. Như đã trình bày ở chương 1, hệ số thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. trong tài sản lưu động của doanh nghiệp hiện có thì vật tư hàng hoá có tính thanh khoản thấp nhất. vì vậy khi xác định hệ số thanh toán nhanh người ta đã trừ phần hàng tồn kho ra khỏi tài sản đảm bảo thanh toán nhanh. Với nguyên tắc như vậy, kết quả tính toán từ bảng 11 cho thấy trong năm 2007 hệ số thanh toán nhanh của công ty đã khả quan hơn so với năm 2006, với tốc độ tăng 10% đã đưa hệ số thanh toán nhanh của công ty tăng từ 0,4 năm 2006 lên 0,44 năm 2007. xét về mặt lý thuyết, hệ số này thường lấy tiêu chuẩn bằng 1 để so sánh nên có thể thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc giải quyết công nợ đến hạn. tuy nhiên, do đặc thù riêng trong ngành xây dựng cơ bản thì chỉ tiêu này có thể chấp nhận được. Để cải thiện hệ số thanh toán nhanh, ban quản trị tài chính công ty đã cố gắng tăng tài sản lưu động nhanh hơn và hạn chế tương đối tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. trong năm 2007 mặc dù hàng tồn kho vẫn tăng 1.301.902.000 nhưng lại giảm về tỷ trọng (năm 2006 chiếm 64,6% trên tổng tài sản lưu động, thì năm 2007 chỉ còn 62,8%) nên đã làm lượng tài sản có tính thanh khoản cao tăng nhanh, chính vì vậy mà hệ số thanh toán nhanh của công ty được cải thiện. 4.3 Hệ số thanh toán tức thời . Chỉ tiêu này với ý nghĩa cứ một đồng công nợ ngắn hạn thì hiện tại doanh nghiệp có bao nhiêu đơn vị tiền tệ tài trợ cho nó, nếu chỉ tiêu này cao phản ánh khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là tốt, nếu chỉ tiêu này mà thấp thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là chưa tốt. tiền mặt Htt = tổng nợ ngắn hạn Với nguyên tắc như vậy hệ số thanh toán tức thời được xác định bằng công thức: Với công ty, chỉ tiêu này được thể hiện thông qua tính toán ở bảng 12 cho thấy, năm 2007 chỉ tiêu này được cải thiện với tốc độ tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2006, (so với năm 2005 thì năm 2006 có tốc độ tăng cao hơn)nhưng ngay cả khi đã được cải thiện thì tỷ số này vẫn còn rất thấp (0,079 năm 2007 và 0,077 năm 2006). Đây là tình trạng đáng báo động, chỉ số này quá thấp là điều rất nguy hiểm. vì theo lý thuyết chỉ số này sẽ đạt mức an toàn khi nó bằng từ 0,5 đến 1. để cải thiện hệ số thanh toán tức thời công ty có thể chuyển đổi một số tài sản lưu động khác sang hình thức “khoản đầu tư ngắn hạn” như trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, cổ phiếu vì khi tính hệ số thanh toán tức thời người ta đã cộng các khoản này vào cùng với tiền mặt, vì coi nó có tính thanh khoản tương đương tiền mặt. nhưng hiện nay, công ty vẫn chưa đầu tư vào các loại này, đây cũng là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp việt nam. các khoản đầu tư ngắn hạn không chỉ có ích về tính thanh khoản mà chúng còn đem lại một nguồn thu nhập đáng kể nếu công ty đầu tư hiệu quả, công ty nên nghiên cứu đầu tư vào khoản mục này, đặc biệt với những khoản tiền nhàn rỗi. hiện nay thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động, công ty cũng cần có đội ngũ nhân lực có kiến thức để có thể phân tích đầu tư hiệu quả vào thị trường này. Biết rằng việc duy trì tiền mặt ở mức quá cao sẽ làm hiệu quả đầu tư thấp do tính không sinh lời của chúng, song nếu duy trì ở mức quá thấp sẽ khiến công ty gặp khó khăn trong thanh toán tức thời, bị động về tài chính, bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Qua phân tích nhóm chỉ tiêu thanh toán cho thấy tình hình thanh toán của công ty còn gặp nhiều khó khăn, các nhà quản trị tài chính công ty cần theo dõi thường xuyên các khoản nợ đến hạn, đồng thời có chính sách đầu tư tài chính ngắn hạn hợp lý sao cho có thể chuyển đổi các tài sản lưu động thành tiền một cách nhanh nhất, sẵn sàng đáp ứng các khoản nợ đến hạn của công ty. Đồng thời kết hợp với chính sách kế hoạch hoá nguồn tiền mặt, tích cực thu hồi các khoản phải thu. quản lý chặt nguồn tài chính, có như vậy công ty mới có khả năng đứng vững và phát triển trên thị trường. IV. Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Trong quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp, đạt được hiệu quả kinh doanh là một vấn đề hết sức phức tạp, nó không chỉ đơn thuần được kiến tạo từ một yếu tố hay một lĩnh vực cụ thể mà đó là sự kết tinh của tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh xẩy ra với doanh nghiệp và mục tiêu cuối cùng mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới đó là kinh doanh có hiệu quả. để đạt được mục tiêu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để một đồng vốn doanh nghiệp bỏ vào trong kinh doanh phải mang lại hiệu quả cao nhất và khả năng sinh lời cao nhất. Song, là một doanh nghiệp tư nhân, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách trên thị trường. trong những năm qua với sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã đạt những thành tích nhất định cụ thể là: 1. Những kết quả đạt được : Những thành tựu nổi bật trong sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua ba năm 2005,2006 và 2007 là: Một là: quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng thể hiện ở sự gia tăng về cả giá trị lẫn tỷ trọng tổng tài sản và nguồn vốn, doanh thu và lợi nhuận. điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực hoạt động, sự định hướng đúng đắn trong quá trình kinh doanh của công ty. Hai là: công ty đã thành công trong việc huy động vốn, mặc dù vốn huy động chủ yếu là vốn vay ngắn hạn, nhờ vậy mà quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục. Ba là: cơ cấu vốn của công ty là tương đối hợp lý, vốn lưu động chiếm một tỷ trọng lớn và tăng đều qua các năm, vốn cố định chiếm một tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần. điều này là phù hợp với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Bốn là: tình hình tài chính và khả năng thanh toán của công ty liên tục được cải thiện qua các năm, điều này cũng giúp cho công ty có được mối quan hệ, hợp tác lâu dài với ngân hàng, các đối tác làm ăn tạo uy tín và vị trí vững chắc trong nền kinh tế. Ngoài ra, trong những năm trở lại đây công ty liên tục làm ăn có lãi, hoàn thành tốt mọi chỉ tiêu kế hoạch. mặc dù hiệu quả sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh của công ty chưa theo kịp tốc độ huy động và sử dụng tài sản hoạt động sản xuất kinh doanh, song sự mở rộng vẫn đem lại sự tăng trưởng trong doanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty, điều đó được thể hiện ở việc tăng doanh thu trong năm 2007 với số tuyệt đối là 3103073000đ ứng với tỷ lệ tăng 8,2%, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước tăng 434875000đ tương ứng với tỷ lệ 42,8%, đời sống của cán bộ công nhân viên được tăng cao, uy tín của công ty không ngừng được mở rộng trên thị trường. Có được những thành quả trên là nhờ vào sự năng động sáng tạo của ban lãnh đạo công ty cùng sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đặc biệt là phòng kinh tế kỹ thuật đã thực hiện tốt vai trò quản lý sử dụng tài sản và cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo công ty. Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. 2.Những vấn đề tồn tại: Một là: Việc đảm bảo khả năng thanh toán của công ty chưa thực sự tốt, ngoài hệ số thanh toán hiện thời mang tính khái quát còn các hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tức thời (hệ số thanh toán bằng tiền) là những chỉ tiêu chi tiết hơn đều chưa đạt được mức tối ưu. điều này tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán, nếu như công ty vấp phải những biến động lớn của thị trường. Hai là: Thực trạng công tác quản lý và phân tích hiệu quả sử dụng vốn ở công ty còn nhiều bất cập, do thực hiện giao khoán nên các nguồn lực được giao trực tiếp cho các đội trưởng tự chịu trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu, thuê nhân công, giám sát thi công, trong khi ở các đội lại không có nhân viên kế toán và bộ phận quản lý công trường do công ty bổ nhiệm. do vậy không ai dám chắc rằng sẽ không có những gian lận, khai khống, sử dụng vốn sai mục đích còn các nhà quản trị tài chính lại chưa tiến hành kiểm tra giám sát một cánh thường xuyên liên tục được. Ba là: Việc quản lý và sử dụng các khoản mục của vốn lưu động còn nhiều vướng mắc, điển hình như số vòng quay các khoản phải thu năm 2007 giảm 0,28 vòng, so với cùng kỳ năm 2006, làm số vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán tăng mạnh (tăng 16,1% so với năm 2006) do vậy đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Bốn là: Trong công tác thanh toán còn nhiều vướng mắc ở thủ tục thanh quyết toán, lập hồ sơ và thẩm định công trình. vì phần lớn các công trình mà công ty thi công đều có nguồn vốn, nên các bản nghiệm thu, bàn giao, thanh quyết toán đều có giám sát, kiểm tra thẩm định của các cơ quan chủ quản hoặc cơ quan cấp vốn cho bên chủ đầu tư. nên khi gặp sự không thống nhất giữa các cơ quan này thì việc thanh quyết toán sẽ bị đình lại cho đến khi có sự thống nhất của các cơ quan này thì việc thanh toán mới được tiếp tục. Tóm lại, công tác tổ chức sử dụng vốn lưu động tại công ty đã đạt được những thành quả nhất định, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay càng có ý nghĩa rất quan trọng, tạo tiền đề vững chắc cho công ty hoàn thành thắng lợi kế hoạch sản xuất kinh doanh trong giai đoạn đầu tiên của thiên niên kỷ mới. tuy nhiên, để đạt được điều đó công ty cần từng bước tháo gỡ tất cả những khó khăn vướng mắc trên, đặc biệt trong khâu huy động, quản lý, sử dụng vốn lưu động và tạo được niềm tin, động lực trong lao động cho cán bộ công nhân viên, cũng như uy tín với khách hàng, nhà cung cấp, các tổ chức tín dụng của công ty. PHẦN III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY THẠCH LÂM I. Hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 1. Mục tiêu: Để theo kịp với đà phát triển chung của nền kinh tế, cũng như xu hướng phát triển của ngành xây dựng, công ty đã xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh trong thời gian tới với mục tiêu là nâng cao doanh thu, mở rộng thị trường, giảm bớt các khoản phải thu, phải trả nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty. Cụ thể trong giai đoạn 2005 – 2010 công ty dự kiến phấn đấu mức doanh thu tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10% - 12% so với năm trước, lợi nhuận tăng 10% – 15% mỗi năm. Năm 2008 là năm thứ 2 của giai đoạn 5 năm 2005 – 2010. đây là năm có ý nghĩa chiến lược trong việc thực hiện thành công kế hoạch 5 năm, cũng như tạo ra động lực và dấu ấn mạnh mẽ trong phát triển kinh tế xã hội. Chỉ tiêu kế hoạch cụ thể của công ty năm 2008 như sau: Doanh thu: dự kiến doanh thu đạt 40 tỷ đồng Lợi nhuận: dự kiến lợi nhuận đạt 2,1 tỷ đồng Nộp ngân sách: dự kiến nộp ngân sách 1,9 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người: 1,5triệu/người/tháng. Các năm tiếp theo (2008 – 2010) công ty tiếp tục khai thác triệt để các tiềm năng của đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh, tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển bền vững. Định hướng: Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới là: + Về thị trường: công ty tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm và tham gia đấu thầu các công trình và hạng mục công trình của mọi thành phần đầu tư, tập trung khai thác những thị trường hiện tại như Hà Nội, Hưng Yên, tiếp cận những thị trường tiềm năng như Hải phòng,Hoà bình + Về sản xuất: cơ cấu sản xuất xây lắp chiếm 80% giá trị sản xuất kinh doanh, trong đó xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng chiếm 70% giá trị xây lắp, xây dựng các công trình giao thông, cấp thoát nước, trạm biến áp chiếm 20% giá trị xây lắp. - Thương mại- dịch vụ chiếm 20% giá trị sản xuất kinh doanh, trong đó kinh doanh nguyên vật liệu phục vụ ngành xây dựng chiểm 65% giá trị thương mai-dịch vụ, doanh thu cung cấp dịch vụ chiếm 35% giá trị thương mại–dịch vụ. + Về nguồn nhân lực: công ty tiến hành đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên để đáp ứng đòi hỏi khắc khe của thị trường, không ngừng nâng cao chất lượng công trình. thêm vào đó công ty chủ trương trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp sự năng nổ, nhiệt tình sáng tạo của tuổi trẻ với kinh nghiệm của các thế hệ đi trước nhằm tạo ra động lực mới cho sự phát triển bền vững của công ty. + Về quản lý các nguồn lực tài chính: với phương châm đáp ứng đủ cho nhu cầu, tự chủ cao trong quản lý, tiết kiệm trong sử dụng, góp phần sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của công ty. Ngoài ra công ty cũng đang nghiên cứu các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực kinh doanh nhà ở chung cư cao tầng một lĩnh vực mới mẻ đầy hứa hẹn. II.Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Thương Mại ĐT&XD Thạch Lâm Trong những năm qua, qúa trình hoạt động kinh doanh của công ty đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ. Đạt được kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực và cố gắng trong công việc của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty , song bên cạnh những thành tích đã đạt được, công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở thực trạng của công ty Em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty như sau: 1. Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính. Hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau. Phân tích tài chính mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp để nhận biết, phán đoán và đưa ra các quyết định tài chính phù hợp. Thực tế hiện nay, tại công ty công tác phân tích tài chính chưa được chú trọng, chẳng hạn như công ty chưa dự đoán các dòng tiền ra vào doanh nghiệp, chưa phân tích các chỉ tiêu tài chính một cách đầy đủ, cụ thể việc phân tích tài chính chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của ban giám đốc công ty hay lãnh đạo công ty. Do vậy, các nhà quản trị tài chính cần phải tiến hành phân tích và đánh giá tình hình tài chính theo định kỳ hoặc thường xuyên, chứ không nên chỉ thực hiện khi có yêu cầu của ban lãnh đạo hay trước khi lập báo cáo tài chính năm. Điều này sẽ giúp các nhà lãnh đạo thấy được khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp mình từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời, không ngừng nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Hơn nữa, việc phân tích hoạt động tài chính là một công việc không chỉ đòi hỏi trình độ chuyên môn cao mà còn tốn rất nhiều công sức. do vậy, để nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính công ty nên thường xuyên đào tạo và tuyển chọn cán bộ tài chính có năng lực, nhiệt tình trong công việc nhằm trang bị những kiến thức vững vàng trong kinh doanh cho họ. đồng thời, lãnh đạo công ty cũng phải quan tâm đến điều kiện sống và làm việc của đội ngũ này, động viên kịp thời thoả đáng. 2.Kế hoạch hoá nguồn vốn. Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, do đó việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp. Thực tế công tác quản lý, tổ chức huy động và sử dụng vốn lưu động ở công ty cho thấy còn nhiều tồn tại, hạn chế như đã nêu ở chương 2, do đó ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty. Vậy để đảm bảo cho việc sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao thì khi lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động công ty cần quan tâm, chú ý một số vấn đề sau: Một là: công ty cần xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tối thiểu, từ đó có biện pháp phù hợp huy động vốn đáp ứng cho nhu cầu này, tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời đảm bảo vốn huy động được quyền kiểm soát. Hai là: Sau khi xác định nhu cầu vốn lưu động, công ty cần xác đinh số vốn lưu động thực có của mình, số vốn thừa (thiếu) .Từ đó có biện pháp huy động đủ số vốn thiếu hoặc đầu tư số vốn thừa hợp lý từ đó giảm thấp nhất chi phí sử dụng vốn lưu động, mặt khác có thể đưa số vồn thừa vào sử dụng, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ba là: mỗi khoản vốn cần có định hướng sử dụng hợp lý: Đối với các khoản vốn chiếm dụng là nguồn vốn chủ yếu của , đến ngày 31/12/2007 khoản này chiếm 65,8% trên tổng vốn lưu động của công ty (nguồn: bảng 4, chương 2). đây là một con số rất lớn, một mặt thoả mãn nhu cầu sử dụng vốn của công ty , mặt khác đòi hỏi công ty phải có kế hoạch quản lý, sử dụng, hoàn trả theo thời gian cụ thể nhất quán, khả thi, nhằm phát huy tính linh hoạt của nguồn vốn này, tránh tình trạng bị động trong hoàn trả vốn sẽ gây phát sinh nhiều chi phí cho công ty . Đối với khoản vốn vay ngắn hạn, tại thời điểm 31/12/2007 nguồn vốn này chiếm 19,2% trên tổng vốn lưu động tương ứng với số tiền 6030877000đ (nguồn: bảng 4, chương 2). Nguồn vốn vay tương đối thoả mãn nhu cầu sử dụng trong năm. tuy nhiên, công ty cần lập kế hoạch huy động và sử dụng theo từng kỳ khác nhau, có kế hoạch vay trả theo từng thời điểm. Bốn là: căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của công ty . Trong thực tế, công ty có thể phát sinh những nghiệp vụ gây thừa vốn hoặc thiếu vốn, do đó công ty cần phải chủ động cung ứng kịp thời, sử dụng vốn thừa hợp lý để đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục, hiệu quả. Việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn nhất thiết phải dựa vào phân tích chỉ tiêu kinh tế tài chính của kỳ trước kết hợp với dự tính tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong kỳ tới và những dự đoán về nhu cầu của thị trường. 3.Quản lý vốn trong thanh toán. Quản lý tốt vốn trong thanh toán sẽ làm tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.Đồng thời, điều này còn tạo uy tín và thế đứng vững vàng cho công ty trên thị trường trên cơ sở thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng, hạn chế khoản vốn bị chiếm dụng đến mức thấp nhất. tuy nhiên, việc quản lý các khoản phải thu, phải trả cũng cần đảm bảo sao cho phù hợp lợi ích giữa các bên với nhau. Để thúc đẩy tốc độ thu hồi công nợ, công ty cần chú ý đến các vấn đề sau: +Tìm hiểu rõ thực trạng nguồn vốn của các công trình mà công ty thi công. Tại công ty Thạch Lâm cũng như nhiều công ty xây dựng khác, các công trình có nguồn vốn đầu tư khác nhau sẽ ảnh hưởng tới tiến độ thi công và có quá trình thanh quyết toán khác nhau. Đối với các công trình có vốn ngân sách nhà nước cấp thì quá trình thanh quyết toán phải chờ kết quả thẩm định giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao của các cơ quan có thẩm quyền, sau đó quá trình thanh toán còn có thể bị chậm chễ do chờ chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước hay các bộ ngành Theo kinh nghiệm thực tế thi công qua các năm tại công ty, thì thường các công trình có nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước được thanh toán nhanh nhất, sau đó là các công trình do ngân sách nhà nước cấp phục vụ sử dụng kinh doanh, chậm trế nhất là các công trình có vốn từ ngân sách nhà nước dành cho phúc lợi dân sinh. Việc tìm hiểu nguồn gốc nguồn vốn đầu tư cho các công trình mà công ty trúng thầu như trên sẽ giúp cho công ty đề ra được phương án thi công phù hợp, phương án huy động vốn cho việc khởi đầu thi công cũng như kế hoạch thu hồi vốn sau này. +Thực hiện tốt công tác hoàn thiện hồ sơ quyết toán. Hồ sơ quyết toán là cơ sở đầu tiên trong quá trình thu hồi vốn của mỗi công ty xây dựng, nên dù có cần qua thẩm định hay không thì ngay từ bước khởi đầu này công ty cũng cần thực hiện tốt công tác hoàn thiện hồ sơ quyết toán với chủ đầu tư. Đối với các công trình có nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp thì ngoài việc hoàn thiện hồ sơ quyết toán thì công ty còn nên thống nhất với chủ đầu tư về cơ quan thẩm định công trình, tránh tình trạng sau khi thi công và hoàn thiện hồ sơ quyết toán song công ty xin thẩm định tại một cơ quan còn chủ đầu tư lại xin thẩm định tại một cơ quan khác ngoài ra công ty còn có thể lựa chọn phương án thống nhất với chủ đầu tư thẩm định từng hạng mục công trình, làm đến đâu kiểm tra đến đó tránh tình trạng phá đi làm lại. +Nhất quán chính sách thu hồi công nợ. Ngoài việc tìm hiểu nguồn gốc vốn đầu tư và hoàn thiện hồ sơ quyết toán thì chính sách tín dụng khách hàng là khâu quan trọng quyết định sự thành công của hai giải pháp trên, cụ thể là: + Đối với khách hàng mới, ít uy tín: công ty cần yêu cầu khách hàng có thế chấp, ký cước bảo lãnh, bảo đảm thanh toán của ngân hàng hay một tổ chức có tiềm lực về tài chính. trên cơ sở hợp đồng đã ký kết, nếu vi phạm sẽ phạt theo lãi suất quá hạn đã thoả thuận trong hợp đồng. + Với khách hàng truyền thống, khách hàng lớn, có uy tín: áp dụng hình thức thanh toán trả chậm đến 20 ngày, tối đa là 45 ngày sau khi hoàn thành thủ tục bàn giao công trình xây lắp và 20 ngày nếu là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. + Khách hàng trong nội bộ công ty: xác định dư nợ thường xuyên với thời hạn thanh toán không quá 30 ngày đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ, không quá 50 ngày đối với sản phẩm xây lắp, thường xuyên đối chiếu bù trừ công nợ đối với các khoản nợ đến hạn. Ngoài ra, công ty cần tính toán tỷ lệ chiết khấu trong thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm. Thực tế tại công ty, việc quản lý các khoản phải thu, phải trả, nhất là đối với các khoản quá hạn chưa được phân tích đánh giá một cách chính xác. việc lập dự phòng chưa dựa trên cơ sở phân độ rủi ro dự tính, số liệu chi tiết phản ánh trên sổ kế toán chưa chính xác. công ty cần đối chiếu xem xét các khoản nợ quá hạn có đúng là khó đòi hay không và đánh giá chính xác các khoản nợ khó đòi đã bị xoá sổ. 4. Quản lý chi phí phát sinh và thiệt hại trong sản xuất. Chúng ta đều biết rằng tình trạng lãng phí thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản đang là vấn đề bức xúc đối với nhà nước, hiện nay con số đó vào khoản 12% - 20% thậm chí còn có thể lên tới 25% hoặc hơn nữa. thực trạng này đến nay vẫn chưa có một cơ quan nào tổng kết, đánh giá một cách tương đối chính xác mức độ thất thoát này. Tình trạng lãng phí thất thoát này do cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan gây nên. Đối với công ty, khi phát sinh các khoản lãng phí, thất thoát này thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về các đội thi công đã không tổ chức giám sát chặt chẽ, khi phát sinh lại không lập biên bản hoặc có lập thì không chi tiết đầy đủ nhằm xác định khối lượng phá đi làm lại để từ đó có căn cứ xác định nguyên nhân là do thay đổi thiết kế hay do chủ quan của người thực hiện gây nên mà có biện pháp bồi thường hoặc tăng chi phí hoạt động. Đối với các khoản thiệt hại do khách quan gây ra như thiên tai làm hư hại công trình, tạm ngừng thi công, hỏng hóc máy móc, nguyên vật liệu thì công ty cần có biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các khoản thiệt hại. Tóm lại, để khắc phục được các khoản chi phí phát sinh và thiệt hại trong sản xuất, công ty cần tăng cường công tác quản lý và biện pháp phòng ngừa vì nó là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận. 5. Hoàn thiện công tác giao khoán. Trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh, một đặc điểm nổi bật hiện nay trong phương thức quản lý của các doanh nghiệp xây lắp là thực hiện khoán sản phẩm xây lắp. Trong kinh doanh xây lắp công trình, hình thức trả lương theo thời gian không còn phù hợp nữa, những năm gần đây các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng hình thức khoán sản phẩm.đây là một hình thưc quản lý hợp lý tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, tăng năng xuất lao động, tiết kiệm vật tư, tiền vốn và hạ giá thành sản phẩm. Phương thức khoán sản phẩm trong xây lắp công trình tạo điều kiện gắn liền lợi ích vật chất của người lao động với chất lượng và tiến độ thi công, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. mặt khác xác định rõ trách nhiệm vật chất trong công tác xây lắp đối với từng tổ đội và cá nhân người lao động, trên cơ sở đó phát huy tính chủ động sáng tạo và khai thác tiềm năng sẵn có của đơn vị thi công về mọi mặt. Hiện nay, trong kinh doanh xây lắp công trình có nhiều hình thức khoán khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung vào hai hình thức sau: Hình thức khoán gọn công trình. Hình thức khoán theo khoản mục chi phí. Với công ty TNHH THACH LÂM, như đã trình bày ở chương 2. hiện nay, hàng năm việc giao khoán thường mang tính chất “chia phần”, phương thức đấu thầu chưa được áp dụng rộng rãi dẫn đến phát sinh nhiều tiêu cực trong khâu giao và nhận thầu xuất, phát từ thực trạng này, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng quy chế giao khoán khoa học và hợp lý, để vừa đẩy mạnh tiến độ thi công công trình với chất lượng tốt, vừa đảm bảo giải quyết hợp lý các mối quan hệ về lợi ích kinh tế. Một là: việc giao khoán sản phẩm xây lắp, phải dựa trên cơ sở của hợp đồng kinh tế giữa các bên giao nhận khoán, giữa công ty và tổ đội sản xuất thi công. khi ký kết hợp đồng giao nhận khoán phải xem xét kỹ các điều khoản ghi trong hợp đồng, dự toán chi phí công trình, phương án thi công, thời gian khởi công và hoàn thành dự toán công trình phải lập theo đúng các quy định đã được bộ xây dựng ban hành. Hai là: khi cần thiết có thể tiến hành điều chỉnh hợp đồng, việc điều chỉnh hợp đồng phải căn cứ vào bản điều chỉnh dự toán, bản điều chỉnh dự toán phải được lập trên cơ sở có xác nhận của một ban điều tra thực tế. Ba là: về phân phối thu nhập: vấn đề phân phối thu nhập là vấn đề trọng tâm trong việc xác định các điều khoản giao nhận khoán công trình xây lắp. đồng thời là vấn đề then chốt trong việc giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các bên giao nhận khoán. các mối quan hệ về phân phối thu nhập có thể giải quyết theo các phương thức sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp do công ty nộp. Lợi tức phải bao gồm cả đơn vị nhận khoán. Doanh thu đơn vị nhận khoán là giá khoán được thanh toán. Cuối niên độ kế toán công ty có thể quyết toán và phân phối trở lại cho các tổ đội một phần lãi định mức, lãi ngoài kế hoạch, phần còn lại dùng để trích lập các quỹ, nộp ngân sách, nộp cấp trên (nếu có). Thứ tư: về trách nhiệm, việc xác định quy chế khoán phải dựa trên cơ sở phân tách rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên giao nhận khoán, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ các bên, tránh tình trạng “khoán trắng” hơn nữa công ty cần phải có trách nhiệm giám sát tình hình thi công để đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công công trình. Thứ năm: phương pháp xác định giá khoán: trên cơ sở giá dự toán công trình, công ty phải xây dựng giá giao khoán công trình cho các tổ đội. về nguyên tắc giá dự toán công trình phải lớn hơn giá giao khoán. Như vậy, việc xây dựng quy chế khoán và xác định giá khoán ở công ty là vấn đề cần được nghiên cứu , nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý thi công và giao nhận khoán tại công ty hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. 6. Kiến nghị với nhà nước. Với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường được thể hiện thông qua việc điều tiết hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô. nhà nước là nguồn hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết hoạt động các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế, thông qua các chính sách pháp luật và các biện pháp kinh tế. nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp đi theo quỹ đạo của chính sách kinh tế vĩ mô. chính sách kinh tế của nhà nước đối với các doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thị trường xây dựng của nước ta hiện nay đang hình thành một cách tự phát, các doanh nghiệp chưa có sự hiểu biết rõ về thị trường xây dựng và cách vận hành của nó. thị trường hoạt động thiếu công bằng: hối lộ để thắng thầu, bán thầu rồi tìm cách nâng giá quyết toán do vậy nhà nước cần phát huy vai trò chủ đạo của mình bằng cách: - Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, nghiên cứu điều chỉnh bổ sung và ban hành mới hệ thống văn bản pháp quy gồm: luật xây dựng, các pháp lệnh liên quan đến xây dựng, các chế độ chính sách về giá cả, tài chính, chính sách thuế, tính dụng, chính sách hỗ trợ đầu tư, xây dựng thị trường đấu thầu bình đẳng, tăng cường công tác kiểm tra, hoàn thiện phương thức đầu tư xây dựng cơ bản, cải cách thủ tục, phân cấp rõ ràng trong việc thực hiện dự án đầu tư. - Công tác giải phóng mặt bằng chậm gây ứ đọng vốn, nhân lực, ách tắc trong khâu đền bù, một số công trình vừa xây dựng vừa giải phóng mặt bằng gây chậm tiến độ dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp hoặc lỗ, do vậy công tác giải phóng mặt bằng cần phải tiến hành trước khi mời thầu. - Bên cạnh đó công ty cần có sự hỗ trợ của nhà nước về vốn vay với lãi suất ưu đãi, điều này sẽ đảm bảo cho công ty luôn chủ động về vốn, mở rộng đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất tạo đà phát triển bền vững sau khi nước ta gia nhậm afta vào năm 2006. - Giảm bớt một số thủ tục trong quá trình thẩm định, bàn giao, thanh quyết toán công trình, cần quy định những cơ quan chuyên trách về việc kiểm tra, thẩm định công trình, với mỗi công trình chỉ cần một cơ quan kiểm tra. Kết luận Muốn tồn tại và phát triển được trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Tại công ty TNHH Thương mại ĐT&XD Thạch Lâm, vốn lưu động là nguồn vốn quan trọng nhất phục vụ trực tiếp quá trình kinh doanh, lưu chuyển vật tư, hàng hoá và thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn hoạt động. vì vậy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh phải luôn đặt trong viêc nâng cao công tác quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đây chính là mục tiêu cơ bản của công ty. Quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn trong các doanh nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết trong tình hình kinh tế ở nước ta hiện nay,mở rộng quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của công ty,Công ty phải tìm mọi biện pháp để kinh doanh có hiệu quả,đứng vững trên thị trường... Trên đây là tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động của công ty Thạch Lâm và một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.Có thể nói công ty đã không ngừng tỏ rõ những ưu thế của mình trong cạnh tranh ,duy trì và phát triển năng lực sản xuất đồng thời nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.Nhưng bên cạnh những thành tích đã đạt được,công ty vẫn tồn tại không ít khó khăn trong vấn đề quản lý và sử dụng vốn lưu động.Do đó,để thích ứng với cơ chế mới đòi hỏi công ty cần phải cố gắng hơn nữa trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một vấn đề bao quát rông và khó khăn cả về lý luận đến thực tiễn.Song trong thời gian thực tập tại công ty,được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TRẦN THỊ PHƯƠNG HIỀN cùng sự giúp đỡ của các anh chị trong công ty Thạch Lâm, đặc biệt là anh TRẦN HƯNG HÙNG em đã hoàn thành quá trình thực tập của mình... Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ cũng như nhận thức còn hạn chế,nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những sai sót nhất định...Em mong nhận được sự giúp đỡ chỉ dẫn thêm của cô giáo cũng như các anh chị trong công ty Thạch Lâm về bài chuyên đề này.Em xin cảm ơn.\. Tài liệu tham khảo GS.TS. Nguyễn Thành Độ - TS. Nguyễn Ngọc Huyền: Giáo trình quản trị kinh doanh, NXB Thống Kê Hà Nội 2004. GS.TS. Nguyễn Thành Độ - TS. Nguyễn Ngọc Huyền: Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, NXB Thống Kê Hà Nội 2002. GS.TS. Nguyễn Thị Lan Diệp- ThS. Phạm Văn Nam: Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thống Kê Hà Nội 1997. James M.Comer: Quản trị bán hàng 1995. Tạp chí kinh tế thương mại các số ra từ năm 2003-4/2008. Thời báo kinh tế Việt Nam các số ra từ năm 2003-4/2008. George T.Milkovich và John Ư Boudreau: Quản trị nguồn nhân lực,NXB Thống Kê 1996. 8. Dale Carnegie: Đắc nhân tâm-Bí quyết thành công (bản dịch) NXB Tổng hợp Đồng Tháp 1994. 9. PGS.Trịnh Quốc Thắng :Các phương pháp sơ đồ mạng trong xây dựng,NXB Xây Dựng 1999. 10.PGS Vũ Công Ty :Phương pháp lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả trong DN,NXB Tài chính HN 1996.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7867.doc
Tài liệu liên quan