Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần xây dựng và vật tư thiết bị

Qua số liệu kế toán, công ty biết được số vốn hiện có cả về mặt giá trị và hiện vật, nguồn hình thành, các biến động tăng, giảm trong kỳ, mức đảm bảo vốn lưu động, tình hình và khả năng thanh toán. Nhờ đó mà công ty không bị động truớc những nhu cầu vốn đột xuất trong mùa xây dựng, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi theo các chương trình kế toán đề ra như: cơ chế thanh toán, thu hồi công nợ, xử lý vốn thừa. Vì vậy, việc tổ chức tốt công tác kế toán ở công ty nhanh chóng chuyển đổi công tác kế toán theo chế độ kế toán mới là một giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý kiểm tra kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh, sử dụng các loại vốn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Đối với mỗi công ty, phòng tài chính kế toán là phòng đầu tiên cần phải trang bị máy tính. Hiện nay tổ chức công tác kế toán - tài chính của công ty vẫn còn tính toán thi công mất nhiều thời gian. Công ty nên chuyển đổi công tác kế toán theo chế độ kế toán máy, đảm bảo chính xác cao trong việc tính đúng, hỗ trợ và đảm bảo lưu trữ được các thông tin cần thiết cho công tác kế toán, đồng thời giúp cho nhà quản lý đưa ra được biện pháp kịp thời qua nối mạng máy tính trong công ty

doc65 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần xây dựng và vật tư thiết bị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bàn giao. 4. Ban chỉ huy công trường: 4.1. Chỉ huy trưởng công trường: - Báo cáo Giám đốc quản lý, các phòng chức b\năng về : + Tiến độ thi công. + Biện pháp thi công. + Tổ chức nhân sự, lao động . + Kế hoạch vốn thi công. - Làm việc, quan hệ với Chủ đầu tư và các cơ quan liên quan đến công trình . - Tổ chức: + Biện pháp thi công. + Bố trí, phân công lực lượng lao động. + Quản lý an ninh trật tự. + An toàn lao động . + Xác nhận khối lượng nghiệm thu ngày, giai đoạn, tháng, quý… + Quản lý các đội tham gia thi công bằng các hình thức: Khoán, quản lý tài chính, quản lý nhân sự… + Lập hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ nghiệm thu bàn giao công trình, hồ sơ hoàn công. + Lập chứng từ thanh toán công trình nộp về phòng tàI vụ. - Chịu trách nhiệm và giảI quyết các vấn đề liên quan đến công trình ngay cả khi công trình đã hoàn thành như: + Bảo hành. + Thanh quyết toán. + Thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền. 4.2. Các đội thi công: - Các đội thi công trực thuộc ban chỉ huy công trường chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp của Ban chỉ huy. - Các đội có trách nhiệm: + Triển khai và hoàn thành khối lượng nhiệm vụ công việc do Ban chỉ huy công trường chỉ đạo. + Thi công đảm bảo các chế độ an toàn, quy trình quy phạm. + Ký kết hợp đồng nội bộ và thanh toán với Ban chỉ huy công trường. + Hoàn thành trách nhiệm khác đã thỏ thuận với Ban chỉ huy công trường. + Chịu sự kiểm tra, giám sát của cac Ban, ngành quản lý nội bộ Công ty. II- Đặc đIểm kinh tế kỹ thuật của ngành xây dựng 1. Những đặc điểm của ngành xây dựng: 1.1. Khái quát về sản phẩm của ngành xây dựng: Sản phẩm của ngành xây dựng với tư cách là công trình xây dựng đã hoàn chỉnh theo nghĩa rộng là tổng hợp và kết tinh sản phẩm cuả nhiều ngành sản xuất như các ngành chế tạo máy, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, ngành năng lượng, hoá chất, luyện kim… và lẽ dĩ nhiên là của ngành xây dựng , ngành đóng vai trò tổ chức cấu tạo công trình ở khâu cuối cùng để đưa chúng vào hoạt động. Sản phẩm trực tiếp của ngành công nghiệp xây dựng chỉ bao gồm các công việc kiến tạo các kết cấu xây dựng làm chức năng bao che và nâng đỡ các công việc lắp đặt các thiết bị, máy móc cần thiết vào công trình xây dựng để đưa chúng vào hoạt động. Vì các sản phẩm công trình xây dựng thường rất lớn và phảI xây dựng trong nhiều năm, nên để phù hợp với yêu cầu của công việc thanh quyết toán về tàI chính, cần phân biệt sản phẩm trung gian với sản phẩm cuối cùng của xây dựng. sản phẩm trung gian có thể là các công việc xây dựng, các giai đoạn và đợt xây dựng đã hoàn thành và bàn giao. sản phẩm cuối cùng ở đây là công trình hay hạng mục công trình xây dựng hoàn chỉnh có thể bàn giao đưa vào sử dụng. Công trình xây dựng bao gồm một hay nhiều hạng mục công trình nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ và hoàn chỉnh để làm ra sản phẩm cuối cùng được nêu ra trong bản luận chứng kinh tế - kỹ thuật, liên hợp công trình xây dựng bao gồm nhiều công trình xây dựng tập trung tại một địa điểm hay một khu vực, hình thành các giai đoạn sản xuất rõ rệt và có liên quan hữu cơ với nhau về mặt công nghệ sản xuất, để làm ra sản phẩm cuối cùng. 1.2. Các đặc đIểm của sản phẩm xây dựng: Đặc đIểm của sản phẩm xây dựng có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức sản xuất và quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp. Sản phẩm xây dựng với tư cách là một công trình xây dựng hoàn chỉnh thường có các tính chất sau: Sản phẩm của xây dựng là những công trình nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ, đứng cố định tại địa điểm xây dựng và phân bố tản mạn ở nhiều nơi trên lãnh thổ. Đặc điểm này làm cho sản xuất xây dựng có tính chất lưu động cao và thiếu ổn định. Sản phẩm xây dựng phụ thuộc chặt chẽ vào đIều kiện địa phương, mang nhiều tính đa dạng và cá biệt cao về công dụng, về cách cấu tạo và phương pháp chế tạo. Sản phẩm xây dựng có kích thước lớn, chi phí lớn, thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài. Do đó, những sai lầm về xây dựng có thể gây nên lãng phí lớn, tồn tại lâu dài và khó sửa chữa. Sản phẩm xây dựng chủ yếu đóng vai trò nâng đỡ và bao che, không tác đọng trực tiếp lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất (trừ một số loại công trình đặc biệt như đường ống, công trình thuỷ lực, lò luyện gang thép…). Sản phẩm xây dựng có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp nguyên vật liệu cả về phương diện sử dụng sản phẩm của ngành xây dựng làm ra. Sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá, nghệ thuật và quốc phòng. 2. Những đặc điểm của sản xuất trong xây dựng: Từ những đặc điểm của sản phẩm xây dựng có thể thấy được đặc điểm của sản xuất trong xây dựng như sau: Thứ nhất, tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Cụ thể là trong xây dựng, con người và công cụ lao động luôn luôn phải di chuyển từ công trường này đến công trường khác, còn sản phẩm xây dựng (tức là công trình xây dựng) thì hình thành và đứng yên tại chỗ, một đặc điểm hiếm thấy ở các ngành khác. Các phương án xây dựng về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất cũng luôn luôn phải thay đổi theo từng địa đIểm và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này gây ra những khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, khó cải thiện điều kiện cho người lao động, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất và cho công trình tạm phục vụ sản xuất. Đặc điểm này cũng đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải chú ý tăng cường tính cơ động , linh hoạt và gọn nhẹ về mặt trang bị tài sản cố định sản xuất, lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, tăng cường điều hành tác nghiệp, phấn đấu giảm chi phí liên quan đến vận chuyển, lựa chọn vùng hoạt động thích hợp, lợi dụng tối đa lực lượng xây dựng tại chỗ và liên kết tại chỗ để tranh thầu xây dựng, chú ý đến nhân tố chi phí vận chuyển khi lập giá tranh thầu. Đặc điểm này cũng đòi hỏi phải phát triển rộng khắp trên lãnh thổ, các loại hình dịch vụ sản xuất phục vụ xây dựng, như các dịch vụ cho thuê máy xây dựng, cung ứng và vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng… Thứ hai, chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng công trình) thường dài. Đặc đIểm này làm cho vốn đầu tư xây dựng công trình và vốn sản xuất của tổ chức xây dựng thường bị ứ đọng lâu lại công trình đang còn xây dựng , các tổ chức xây dựng dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian, công trình xây dựng xong dễ bị hao mòn vô hình , do tiến bộ của khoa học và công nghệ, nếu thời gian xây dựng quá dài. Đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải chú ý đến nhân tố thời gian khi lựa chọn phương án, phải lựa chọn phương án có thời gian hợp lý, phải có chế độ thanh toán và kiểm tra chất lượng trung gian thích hợp, dự trữ hợp lý… Thứ ba, sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụ thể, vì sản xuất xây dựng rất đa dạng, có tính cá biệt cao và chi phí lớn. Sản phẩm xây dựng được sản xuất ra theo những yêu cầu về giá trị sử dụng, chất lượng đã định trước của người giao thầu. Do đó tiêu thụ sản phẩm xây dựng tức là bàn giao công trình đã hoàn thành cho đơn vị giao thầu và thu tiền về. Việc tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng khách quan của chế độ thanh toán như có thể áp dụng phương thức thanh toán theo hạng mục công trình và khối lượng hoàn thành theo giai đoạn quy ước hoặc thanh toán theo đơn vị hạng mục công trình đã hoàn thành. Do đó doanh thu cũng phụ thuộc vào thời gian và tiến độ hoàn thành công việc. Mặt khác, khi thi công các công trình, công ty phải bỏ ra một lượng vốn ban đầu khá lớn nhưng khi công trình hoàn thành thì thường bên A (khác hàng) không trả hết ngay mà sau một thời gian mới thu đủ thậm chí việc thu cũng rất khó khăn qua nhiều khâu thủ tục. Vì vậy, nó đã làm cho vòng quay của vốn chậm và gây không ít rủi ro cho công ty xây dựng. Đặc điểm này cũng đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải có nhiều kinh nghiệm cho các trường hợp xây dựng cụ thể và phải tính toán cẩn thận khi nhận thầu. Thứ tư, quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, các đơn vị tham gia xây dựng công trình phải cùng nhau kéo đến hiện trường thi công với một diện tích có hạn để thực hiện phần việc của mình, theo một trình tự nhất định về thời gian và không gian. Đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải có trình độ tổ chức phối hợp cao trong sản xuất, coi trọng công tác chuẩn bị xây dựng và thiết kế tổ chức thi công, phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức xây dựng tổng thầu, hay thầu chính và các tổ chức thầu phụ. Thứ năm, sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên phải chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện làm việc nặng nhọc, ảnh hưởng của thời tiết làm gián đoạn quá trình thi công, năng lực sản xuất của tổ chức xây dựng không được sử dụng điều hoà theo bốn quý, gây khó khăn cho việc lựa chọn cho trình tự thi công, đòi hỏi dự trữ vật tư nhiều hơn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ... đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải lập tiến độ thi công hợp lý để tránh thời tiết xấu, phấn đấu tìm cách hoạt động trong năm, áp dụng kết cấu lắp ghép làm sẵn trong xưởng một cách hợp lý để giảm bớt thời gian thi công tại hiện trường áp dụng cơ giới hoá hợp lý, chú ý độ bền chắc của máy móc , đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân , chú ý đến nhân tố rủi ro về thời tiết khi tính toán tranh thầu , quan tâm phát triển phương pháp xây dựng trong điều kiện nhiệt đới... Thứ sáu, sản xuất xây dựng xhịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch do điều kiện của địa điểm xây dựng đem lại. Cùng một loại công trình xây dựng nhưng nếu nó được đặt ở nơi có sẵn nguồn nguyên vật liệu xây dựng, nguồn máy móc xây dựng cho thuê và sẵn nhân công thì người nhận thầu xây dựng ở trường hợp này có nhiều cơ hội hạ thấp chi phí sản xuất và thu được lợi nhuận cao hơn. Tất cả các đặc điểm kể trên đã ảnh hưởng đến mọi khâu của sản xuất kinh doanh xây dựng, kể từ khâu tổ chức dây chuyền công nghệ sản xuất, lập phương hướng phát triển khoa học - kỹ rhuật xây dựng, xác định trình tự của quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức cung ứng vật tư, cấu tạo vốn và trang bị vốn cố định, quy định chế độ thanh toán, lập chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm đến khâu hạch toán sản xuất kinh doanh trong xây dựng nói chung và quản lý sử dụng tài sản nói riêng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp xây dựng cần có những giải pháp phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ rhuật của ngành. III. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng và vật tư thiết bị : 1. Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây: Trong những năm vừa qua, được sự chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của Tổng công ty xây dựng Thuỷ lợi 1 cùng với sự giúp đỡ rất lớn của Tổng công ty về giải quyết việc làm, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức sản xuất đổi mới phương hướng kinh doanh và mua sắm thêm thiết bị tiên tiến nên công ty đã đứng vững được trên thị trường và từng bước làm ăn có lãi. Ta có thể thấy rõ hơn thông qua các chỉ tiêu dưới đây: Bảng 1: kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 98, 99, 2000. * Doanh thu của công ty tăng nhanh qua các năm: - Năm 1999 tăng 15.255.189.648 - 11.614.771.700 = 3.640.417.948 ( tăng 131.34% so với năm 1998) - Năm 2000 tăng 20.000.000.000 - 15.255.189.648 = 4.744.810.352 (Tăng 131.1% so với năm 1999). Kết quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước với mức tăng khá đồng đều (>131%). Doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận tăng: - Năm 1999 lợi nhuận tăng: 232.062.642 - 181.459.921 = 50.602.721 chiếm 127.9% so với năm 1998. - Năm 2000 tăng: 300.000.000 - 232.062.642 = 67.937.358 với tỷ trọng bằng 129.3% so với năm 1999. Mặc dù lợi nhuận tăng với tỷ lệ không lớn bằng tỷ lệ tăng doanh thu nhưng trong tình hình thị trường khó khăn như hiện nay thì kết quả trên mà công ty đạt được là rất tốt. Về nguồn vốn kinh doanh / doanh thu ( tức là để tạo ra một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng kinh doanh) có xu hướng tăng, riêng năm 1999 tăng mạnh nhất 10,33% (cứ 10,33 đồng vốn tạo ra 100 đồng doanh thu) có thể thấy sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường vì có nhiều công ty cùng hoạt động trong lĩnh vực này. Trong năm 2000, công ty nhận đấu thầu một số công trình lớn như : kè đê biển Phú Thụy - Hải Phòng, kê PAM Thái Thuỵ - Thái Bình, bê tông hoá kênh núi Cố... nên đã mua sắm thêm thiết bị phục vụ cho sản xuất, vì vậy nguồn vốn cố định năm 2000 tăng lên và hiệu suất sử dụng vốn tốt hơn so với năm 98, 99. để làm rõ hơn ta tiếp tục xét bẳng 2: tình hình tài chính của công ty qua các năm. Qua những số liệu tính toán trên đây có thể thấy được khái quát tình hình tài chíng của công ty: trước hết tổng tài sản và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm, năm 2000 tổng tài sản tăng 18,52%so với năm 1999, năm 99 tăng 43,28% so với năm 1998. Giá trị tổng tài sản tăng từ 8.658.820.038 đồng lên 14705442789 đồng, điều đó cho thấy công ty cố gắng trong việc huy động vốn tài chợ cho tài sản để sản xuất kinh doanh. Về tỷ suất tự tài trợ, năm 1998 chỉ tiêu này là 14,12% đến năm 1998 giảm xuống còn 12,66%. Trong khi tổng nguồn vốn tăng nhanh mà nguồn vốn chủ sở hữu lại có su hướng giảm, sự biến động như vậy là không hợp lý, nó cho thấy mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp là thấp. Sang năm 2000, do chuyển biến hình thức trong hình thức sở hữu nên công ty đẵ hồi phục lại vấn đề này. Về tỷ suất đầu tư, năm 1998 tài sản cố điịnh chiếm tới 16,56% và tỷ trọng này giảm dần năm 99 là 11,52% và đến năm 2000 còn 9,05%. Sự chuyển biến về cơ cấu tài sản như vậy giúp doanh nghiệp giảm bớt giá đấu thầu cao do phải trích khấu hao tài sản cố định lớn. Ngoài ra tỷ trọng nợ phải trả trên tổng tài sản tăng nhanh qua các năm, năm 2000 tỷ trọng này là 86,90% là lớn so với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tỉ trọng này tăng 1,01lần so với 1998. Điều này rễ thấy vì nợ phải trả của công ty liên tục tăng nă 1999 tỉ lệ này tăng 45,71% so với 1998, năm 2000 tăng 17,94 % so với năm 1999. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là vốn vay do đó tiền lãi phải trả cao mà thực tế việc sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn trong đấu thầu bỏ giá thấp, vốn bị ứ đọng tại công trình gây ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tỉ suất thanh toán ngắn hạn (hiện hành) của công ty tăng dần từ 1,24 (năm 98) lên 2,31 (năm 99) và 4,66 (năm 2000) chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán tốt những khoản nợ trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh . Trong 3 năm tỉ suất thanh toán tức thời của công ty là cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay, ngân quỹ của công ty hoạt động rất hiệu quả. Ngoài ra ta xét các chỉ tiêu Vốn hoạt động thuần = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Vốn hoạt động thuần 1998 : 88.619.616. 1999 : 247.990.746. 2000 : 595.594.733. Ta có thể nhận xét rằng mức vốn hoạt động thuần tăng tỷ lệ thuận với sự phát triển sản xuất kinh doanh và của công ty trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện bằng hiệu quả sử dụng vốn thông qua bảng dưới đây: Bảng 3: Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng và vật tư thiết bị. thị trường Chỉ tiêu Đ vị Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 Doanh thu Đồng 11.614.771.700 15.255.189.648 20.000.000.000 2 Lợi nhuận Đồng 181.459.921 232.062.642 300.000.000 3 Tổng tài xản Đồng 8.658.820.038 12.406.711.648 14.705.442.789 4 Vốn chủ sở hữu Đồng 1.222.892.282 1.571.625.212 1.925740.318 5 Hiệu suất sử dụng tổng TS 1/3 1.34 1,23 1.36 6 Doanh lợi vốn 2/3 2.09 1,8 20,4 7 Doanh lợi vốn CSH 2/4 0,15 0,15 0,16 Năm 1998 hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 3,14 nhưng sang năm 99 còn 1,2. Nó cho biết một đồng tài sản đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu, nguyên nhân năm 99 giảm do doanh nghiệp chưa đầu tư vào thiết bị để phù hợp với trình độ sản xuất đòi hỏi. Sang năm 2000 doanh nghiệp đã khắc phục được yếu tố này nên hiệu suất tăng nên rõ rệt. Doanh lợi vốn năm 99 giảm so với năm 1998 là do công ty gặp khó khăn trong kinh doanh, cụ thể là phải cạnh tranh bỏ giá thầu thấp, chi phí xây dựng công trrình lớn. Năm 2000 hiệu quả sử dụng vốn đẵ tăng lên, trong đó doanh lợi vốn chủ sở hữu là 0,16 % Chứng tỏ khi công ty chuyển sang cổ phần hoá thì đồng vốn được quản lý tốt hơ. Qua những chỉ tiêu phân tích sơ bộ trên đây có thể thấy rằng hình thức sở hữu vốn bằng cách cổ phần hoá doanh nghiệp đẵ có tác dụng thúc đẩy công ty trrong việc sử dụng vốn có hiệu quả vào sản xuất kinh doanh, nâng cao trách nhiện quản lý nguồn vốn trong đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty. 2- Thực trạng sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng và VTTB 2.1. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành tài sản cần phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồng vốn ngắn hạn và nguoòn vố dài hạn. Trong phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một thời kỳ. Theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng kết quả sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp xây dựng cần một lượng vốn đầu tư rất lớn vì vậy cần xem xét mức độ sử dụng nguồn vốn nợ vay và nguồn vốn chủ sở hữu để có một cơ cấu vốn hợp lý: Bảng 4: bảng cơ cấu vốn (trang bên) Công nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng hàng năm về số tương đối và tuyệt đối nhưng tỉ trọng của chúng ít thay đổi. Tuy nhiên, công nợ phải trả chiếm tỉ trọng khá lớn (Cả 3 năm đều chiếm hơn 85 %). Nguồn vốn vay ngắn hạn hàng năm đều tăng mạnh: 99/98 là 150 %, 2000/1999 là 119 % còn nguồn vốn vay dài hạn lại giảm qua các năm. Việc tăng sử dụng nợ làm tăng rủi ro của luồng tiên thu của công ty, tuy nhiên có thể vì tỉ lệ lợi nhuận thực tế thấp hơn mục tiêu, việc mở rộng vốn bàng cách tăng sử dụng nợ sẽ đem lại lãi xuất mong đợi cao hơn do đó làm tăng giá cổ phiếu cho công ty sau khi cổ phần hoá . Nguồn vốn chủ sở hữu tăng do công ty đã thiết lập được các quỹ, trong đó có luồng tiền nội bộ có thể tái đầu tư là cổ phiếu không chia. Bảng 5: Bảng cơ cấu tài sản. Bảng phân tích cơ cấu tài sản cho ta thấy tài sản cố định giảm qua các năm cả về số lượng tương đối và tuyệt đối. Mặc dù giá trị TSCĐ trong các năm 98, 99, 2000 đều được côngty bổ xung song không bù đắp nổi giá trị hao mòn luỹ kế tương đối lớn. Về tỉ trọng của tài sản cố định trong tổng số tài sản qua các năm cùng giảm: năm 99 chiếm 10,76 %, năm 2000 chiếm 8,08% so với tổn sản phẩm (con số này là thấp so với doanh nghiệp xây dựng cơ bản). Điều này là một bất lợi đối với công ty và có thể thấy rõ hơn qua phân tích tỉ xuất đầu tư. Tỉ xuất đầu tư 1999 = 1.429.634.466 x 100 = 11,53% 12.406.711.648 Tỉ xuất đầu tư 2000 = 1.330.145.585 x 100 = 9,15% 14.705.442.789 Tỉ trọng đầu tư giảm chứng tỏ công ty chưa thực sự chú ý đến nâng cao năng lực sản xuất. Về tài sản lưu động, tiền mặt dự chữ của công ty là thấp (Năm 1999 chiếm 5,47 %, năm 2000 chiếm 5,93% trong tổng tài sản). Các khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn:năm 1999 là hơn 10 tỷ đồng chiếm 80,75% năm 2000là hơn 12 tỉ chiếm 84,3 %. Rõ ràng điều này ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tuy nhiên hàng tồn kho lại giảm xuống, từ 84,3 % năm 1999xuống còn 16,8 % năm 2000.Rõ ràng là công ty đã tiêu thụ được nhiều sản phẩm của mình vào các công trình như khách hàng bị chậm tthanh toán cho công ty gây ra khó khăn về vòng quay vốn lưu động và đảm bảo đủ lượng vốn đáp ứng nhu cầu vốn trong quá trrrình thi công. Như vậy, công ty phải có các biện pháp để thu hồi các khoản vốn bị chíếm dụng và cần phải tái đầu tư cho tài sản cố định hơn nữa. Vì cơ cấu tài sản cố định tốt (đầu tư máy móc, thiết bị.. .) sẽ giúp cho công ty đạt chất lượng và tiến độ tốt hơn khi tiến hành xây dựng công trình. Để tổng hợp phần trên, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ). Đây là một công cụ hữu hiệu giúp nhà quản lý xác định được rõ những trọng điểm đầu tư vốn, mục đích sử dụng các nguồn vốn và các nguồn tài trợ cho nó. Nguyên tắc lặp bảng. Sử dụng vốn: Tăng tài sản (Hoặc giảm nguồn). Nguồn vốn: Giảm tài sản (Hoặc tăng nguồn) Nhận xét: công ty khai tác nguồn vốn bằng cách chủ yếu là vay ngắn hạn đi đôi với củng cố nguồn vốn chủ sở hữu, trong đó có khai thác nguồn vốn mới ở phương thức phát hành cổ phiếu. Với số vốn này, công ty đã dùng để tài trợ chủ yếu vào gia tăng dự trữ và các khoản phải thu, tài trợ một phần nhỏ cho lợi nhuận không chia (1999). Trên góc độ quản lý ngân quỹ, việc xác định các dòng tiền tăng giảm thể hiện qua bảng như sau Các khoản làm tăng tiền 1999/1998 2000/1999 Lợi nhuận sau thuế 4.638.200 99.488.881 Tăng tiền do tăng khoản vay ngắn hạn 3.593.158.650 2.050.616.035 Giảm dự trữ 175.924.713 Giảm TSCĐ 4. 638.200 99.488.881 Các khoản làm giảm tiền Tăng các khoản phải thu 2.392.508.211 Giảm vay dài hạn 194.600.000 0 2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần xây dựng và vật tư thiết bị. Trong phần trên chúng ta đã có một bức tranh toàn cảnh về tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng và vật tư thiết bị. Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng ta sẽ nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn cố định thông qua các chỉ tiêu ở bảng sau: Bảng 7 : Hiệu quả sử dụng vốn cố định TT Chỉ tiêu Năm % tăng giảm 99/98 % tăng giảm 2000/99 1998 1999 2000 1 Doanh thu thuần 11.238.216.911 14.635.704.947 19.039.673.942 30,2 30,1 2 Lợi nhuận trước thuế 181.459.921 232.062.642 300.000.000 27,9 29,3 3 Nguyên giá bình quân TSCĐ 1.686.761.354 1.726.434.238 1.726.434.238 2,4 0 4 Vốn cố định bình quân 419.234.755 837.134.755 1.000.000.000 99,7 19,5 5 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 6,7 8,5 11 26,9 29,4 6 Sức sinh lợi của TSCĐ 0,1 0,1 0,2 0 200 7 Suất hao phí TSCĐ 0,2 0,1 0,1 -0,5 0 8 Hiệu suất sử dụng vốn CĐ 26,8 17,5 19 65,3 108,6 9 Hiệu quả sử dụng vốn CĐ 0,4 0,30,3 0,3 -7,5 0 Chỉ tiêu sức sinh lợi của TSCĐ không tăng trong hai năm 98, 99 nhưng tăng gấp đôi vào năm 2000, mặc dù nguyên giá TSCĐ của công ty không thay đổi nhiều. Điều này chứng tỏ công ty đã rất cố gắng đẩy mạnh hiệu suất sử dụng TSCĐ và giảm thiểu suất hao phí TSCĐ trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong khi nguồn vốn cố định hai năm 99, 2000 tăng lên rõ rệt thì hiệu suất sử dụng vốn lại kém đi dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm xuống 75% năm 99 và năm 2000 thì không tăng chút nào. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của đặc điểm sản xuất ngành xây dựng với cơ chế đấu thầu hiện nay thì thường muốn thắng thầu, công ty phải chấp nhận với mức bỏ thầu thấp nhất và sau đó phải đầu tư một lượng vốn lớn vào thi công công trình. Do phải mua sắm những phương tiện hiện đại để đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công nên những máy mocs thiết bị này chưa phát huy được hết năng lực sản xuất trong khi tính khấu hao không phản ánh đúng năng lực thực tế sử dụng máy móc thiết b, ví dụ như máy đào Kato HOạT đẫNG 1430 (Nhật), máy ủi D65E (Nhật), ô tô cẩu HYUNDAI H1500 (Hàn Quốc).. 2.3 Hiệu quả sử dụng vốn ưu động tại công ty cổ phẩn và vật tư thiết bị. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ta dùng các chỉ tiêu như sức sinh lời, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động và các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động như số vòng quay vốn lưu động, thời gian một vòng luân chuyển. thị trường Chỉ tiêu Năm % tăng giảm 99/98 % tăng giảm 2000/99 1998 1999 2000 1 DT thuần 11.238.216.911 14.635.704.947 19.039.673.942 30,2 30,1 2 LN trước thuế 181.459.921 232.062.642 300.000.000 27,9 29,3 3 VLĐ bình quân 318.380.286 738.380.286 750.000.000 23 1 4 Sức sinh lời VLĐ 0,6 0,3 0,4 -0,5 1,3 5 Số vòng quay VLĐ 35,3 19,8 25,4 0,6 1,3 6 T/g một vòng luân chuyển 10,3 18,4 14,4 1,8 -0,8 Ta nhận thấy sức sinh lới của vốn lưu động liên tục giảm qua các năm so với năm 98 năm 99 giảm xuống còn 50%, năm 2000 cũng giảm so với năm 98. Vốn lưu động bình quân vẫn tiếp tục tăng nhưng sức sản xuất lại có chiều hưóng giảm. Nguyên nhân là số vòng quay của vốn lưu động đã chậm lại, thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động dài hơn chứng tỏ công ty đã bị khách hàng nợ đọng nhiều và phải duy trì thường xuyên một khối lượng sản phẩm dở dang lớn, vì vậy công tác thu hồi công nợ và quản lý vốn lưu động trong khâu sản xuất là rất cần thiế IV. Đánh giá tổng quát về công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng & VTTB. 1. Nhưng mặt đã làm được trong công tác quản lý và sử dụng vốn tại công ty: Là một doanh nghiệp trước đây chủ yếu là cung ứng vật tư , thiết bị theo kế hoạch , sau khi chuyển sang hoạt động theo kinh tế thị trường, tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty đã từng bước chuyển hướng sản xuất kinh doanh, đổi mới phương thức quản lý nên đã giải quyết được công ăn vlệc làm ổn định cho người lao động, đồng thời từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Qua các số liệu phần trên, có thể thấy rằng mặc dù hiệu quả kinh tế chưa cao nhưng công ty đã cố gắng vận dụng mọi nguồn lực của toàn bộ công nhân cán bộ trong công ty và sự giúp đỡ của Tổng công ty xây dựng I để sản xuất kinh doanh và đem lại hiệu quả cuối cùng cho công ty là làm aưn có lãi. Việc chuyển thành công ty cổ phần trong năm 2000 vừa là một thời cơ nhưng cũng là một thách thức mới cho công ty. Từ đây, hình thức sở hữu và sử dụng vốn trở nên đa dạng hơn, năng động hơn, đòi hỏi trách nhiệm của những người quản lý phải cao hơn đối với nguồn vốn hiện có, đồng thời cũng chịu một sự giám sát chặt chẽ từ các cổ đông về cách thức làm ăn sao cho hiệu quả. Tuy nhiên, công ty đã bắt nhịp vào được xu hướng chung của thời đại, đó là cổ phần hoá sẽ làm tiền đề cho thị trường chứng khoán phát triển, tạo điều kiện lưu thông nguồn vốn trong nước cũng như Quốc tế . 2. Những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn ở công ty cổ phần xây dựng & VTTB. Mặc dù đã đạt được những thành tích trong sản xuất kinh doanh nhưng công ty vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó có khâu quản lý và sử dụng vốn. 2.1. Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định: Như đã trình bày trong các phần trước, để có thể thắng thầu khi tham gia trnah thầu các công trình xây dựng, doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư đổi mới máy móc thiết bị , đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lớn, do đó nhu cầu về vốn cố định tăng lên. Thực tế công ty đã không đầu tư đúng mức cho nguồn vốn này mà đã dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ , do đó trong công tác quản lý & sử dụng vốn cố định đã gặp nhiều trở ngại về một cơ cấu vốn không hợp lý. Hơn nữa, việc đầu tư tài sản cố định trong năm 2000 vừa qua đã không đạt được hiệu quả như mong muốn vì tài sản cố định mới chưa phát huy được hết năng lực cũng như khai thác tối đa công suất thiết kế và thời gian sử dụng máy. Rất nhiều tài sản cố định không cần dùng vào sản xuất kinh doanh mà vẫn phải tính khấu hao, như vậy đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch doanh thu của công ty. 2.2. Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động Vốn lưu động tại công ty cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác trong ngành xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh. Trong phần phân tích tình hình tài chính ở công ty cho thấy việc đảm bảo vòng quay của vốn lưu động là rất khó khăn. Tình trạng bị chiếm dụng vốn và dùng các khoản vay nợ ngắn hạn để sản xuất kinh doanh sẽ gây ra những rủi ro và chi phí lớn đối với công ty. 2.3. Công tác quản lý các khoản phải thu: Việc số lượng và quy mô các khoản phải thu tăng lên gây ra sự ứ đọng ốn lưu động trong khâu thanh toán, ảnh hưởng không nhỏ đến việc kế hoạch hoá ngân quỹ cũng như tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trên thực tế, từ khi công ty hoàn thành thi công cho đến khi được thanh toán đầy đủ là một quá trình kéo dài và rất phức tạp. Công tác thu hồi nợ khó khăn khiến các khoản phải thu liên tục tăng: năm 98 chiếm 78.25/ tổng số vốn; năm 99 là 80.75% / tổng số vốn và năm 2000 là 84.3%/ tổng số vốn. Điều này gây ra tình trạng thiếu vốn trầm trọng trong hoạt động tài chính của công ty. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng & VTTB (Tổng công ty xây dựng thuỷ lợi I ) I. Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới: Cùng với đà phát triển của nền kinh tế, bước sang thiên niên kỷ mopứi, Tổng công ty xây dựng Thuỷ lợi I nói chung cũng như Công ty xây dựng & VTTB nói riêng đã đưa ra phương hướng và các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể để phấn đấu nâng cao năng lực sản xuất và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong bối cảnh chung hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương xoá bỏ dần khoảng cách giữa nông thôn , thành thị thì Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng đã xây dựng kế hoạch vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng năm 2001 ở nông thôn. Đây là một cơ hội tốt để các doanh nghiệp xây dựng , đặc biệt là công ty cổ phần xây dựng & VTTB tham gia đâuid thầu. Trên cơ sở kế hoạch phát triển, công ty đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu như sau * Hướng đầu tư phát triển. Mua thêm thiết bị thi công gồm: 1.000.000.000 đ - Máy đào (Nhật cũ) từ 0.8 m3 đến 1m3 : 500000000. - 2 máy ủi: + DT 75: 220000000. + KOMASTU: 280000000. * Tăng vốn l;ưu động: 500000000. Công ty cũng lập kế hoạch sắp xếp lại sản xuất và tổ chức quản lý công ty: - Tổ chức lại văn phòng Công ty và các tổ chức kinh doanh. - Tổ chức trung tâm tư vấn mua sắm vật tư thiết bị thuỷ lợi. - Tổ chức hệ thống thương mại dịch vụ . - Kiện toàn hệ thống quản lý xây dựng cơ bản . - Xây dựng 3 Xí nghiệp xây lắp. Mục tiêu của công ty trong năm 2001-2002. Hiệu quả sản xuất kinh doanh Đơn vị Năm 2001 2002 1. Doanh thu đồng 20650000000 30900000000 2. Lợi nhuận trước thuế đồng 384750000 478500000 3. Quỹ để lại đồng 61071187 64546875 4. Lợi tức % năm 10.5 11.08 5. Thu nhập bình quân/ tháng đồng 750000 800000 Để đạt được chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra thì công ty còn phải vượt qua rất nhiều khó khăn: Thứ nhất, công ty phải thi công các công trình trong điều kiện xa nguồn nguyên vật liệu, việc giải phóng mặt bằng chậm nên cần một lực lượng lớn máy móc thiết bị cũng như nhân công để đảm bảo hoàn thiện công trình theo kế hoạch. Thứ hai, công việc được giao là rất lớn (...PAM Thái Thụy - Thái Bình; Bê tông hoá kênh núi Cốc,...), đây vừa là cơ hội song cũng là sự thách thức rất nặng nề, cần có sự chuẩn bị về nhân lực cũng như nguồn vốn để triển khai thi công công trình. Thứ ba, biến động thời tiết gây nhiều bất lợi cho công ty, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Ngoài ra, còn có một số khó khăn lớn của công ty là thực trạng hiệuquả sử dụng vốn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, công ty cần phải có những giải pháp kịp thời để nâng cao hiệuquả sử dụng vốn đảm bảo kinh doanh có lãi. II. Giải pháp nần cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần xây dựng & vật tư thiết bị: 1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: 1.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đổi mới tài sản cố định : Đối với các doanh nghiệp xây dựng hiện nay, việc đầu tư đổi mới tài sản cố định thường theo hai xu hướng: Một là: đầu tư "đón đầu" đó là cách doanh nghiệp đầu tư trước khi tham gia đấu thầu công trình. Việc đầu tư tài sản cố định nhằm tăng năng lực về máy móc thiết bị cũng như công nghệ tiên tiến, tăng tính đồng bộ của máy móc thiết bị, đảm bảo khả năng thi công với kỹ rhuật cao... làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty khi tham gia đấu thầu. Tuy vậy, đầu tư theo cách này thường gây ra tình trạng máy móc thiết bị đầu tư mới phải nằm chờ việc, doanh nghiệp phải mất chi phí bảo quản, trích khấu hao cho những tài sản có giá trị lớn mà không phát huy được năng lực. Ngoài ra, nếu thông tin về thị trường xây dựng cunbgx như thông tin khoa học công nghệ không đầy đủ thì việc đầu tư này sẽ gây ra sự lãng phí rất lớn, đầu tư tràn la mà không phát huy được hiệu quả. Xu hướng thứ hai trong đầu tư tài sản cố định là các doanh nghiệp sau khi thắng thầu các công trình, căn cứ vào yêu cầu kỹ rhuật của công trình và tình trạng tài sản cố định của công ty mà có kế hoạch đầu tư tài sản cố định. Theo cách này, việc đầu tư tài sản cố định có trọng điểm hơn, nhanh chónh phát huy được năng lực sản xuất. Qua phân tích thực trạng ở công ty cổ phần xây dựng & VTTB thì phần tài sản cố định so với phần tài sản lưu động chưa nhiều nên trong thời gian tới , công ty cần đầu tư vào tài sản cố định nhiều hơn theo cách đầu tư thứ hai, nghĩa là đầu tư trọng điểm vào các công trình có tính chất lâu dài và quan trọng. Các công trình mà công ty được Tổng công ty giao và công ty trúng thầu nằm rải rác khắp nơi như Nam Định, Hải phòng, Thái bình, Huế,... nên việc di chuyển trang thiết bị cũng rất khó khăn, còn đầu tư mới dẫn đến trùng lặp về chủng loại của nhiều máy móc thiết bị mới trong toàn công ty. Trong thời gian gần đây, với sự tham gia của một số công ty tài chính trên lĩnh vực xây dựng cơ bản đã mở ra một hướng mới trong việc đầu tư vào tài sản cố định các doanh nghiệp xây dựng. Thay vì phải đầu tư toàn bộ cho việc mua mới, các công ty có thể thuê sử dụng các thiết bị thi công theo đúng yêu cầu. Vì vậy, với đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng là thường thi công các công trình đơn chiếc, nằm rải rác trên cả nước, có loại thiết bị chỉ sử dụng trong thời gian ngắn nên việc thuê mua tài sản , đặc biệt là hình thức thuê vận hành là rất phù hợp với công ty nhằm triệt để tận dụng những ưu thế của phương thức đầu tư này: Công ty không phải bỏ ra một lần toàn bộ chi phí đầu tư, không cần có tài sản thế chấp vì tài sản đi thuê vẫn thuộc sở hữu của bên cho thuê, doanh nghiệp không phải trích khấu hao cho tài sản đi thuê, tránh được hao mòn vô hình của tài sản. cụ thể phương án này có thể được cân nhắc thay thế cho việc mua mới đối với một số trường hợp: * Các máy móc thiết bị có tần suất sử dụng thấp, thường chỉ phục vụ cho một số ít các công trình hoặc trong một giai đoạn ngắn trong toàn bộ quá rình thi công cho một công trình. * Công ty cùng lúc thực hiện nhiều hợp đồng khác nhau tại các địa phương cách xa nhau và một vài chủng loại máy móc thiết bị phục vụ thi công của công ty hạn chế về số lượng, khó khăn cho việc vận chuyển trực tiếp máy thi công tới. * Các máy móc thiết bị mà công ty đã có nhưng đang bận thi công tại các công trình khác chưa điều động về kịp. 1.2. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định quyết định đến phần lớn hiệu quả sử dụng vốn cố định. Người ta thường dùng 2 hệ số sau để đánh giá việc khai thác sử dụng máy móc thiết bị: (a) = Hệ số sử dụng mmtb về thời gian Thời gian sử dụng MMTB thực tế Tổng quỹ thời gian công tác của MMTB Công suất thiết kế TyhT Công suất thực tế của MMTB (g) = Hệ số sử dụng mmtb về công suất Theo số liệu tính toán thống kê của công ty cho thấy để đảm bảo thu hồi vốn đầu tư thì máy móc thiết bị phải sử dụng tối thiểu với a = 70% nhưng thực tế hiệu suất sử dụng của máy móc thiết bị chưa cao. Giải pháp quan trọng nhất để nâng cao hiệu suất sử dụng là đẩy mạnh hơn nưa công tác tìm kiếm việc làm: công ty phải tích cực chủ động tìm kiếm và tham gia đấu thầu các công trình, không thụ động chờ Tổng công ty giao việc. Có việc làm công ty mới có thể phát huy năng lực của máy móc thiết bị. Đồng thời công ty phải lập kế hoạch sản xuất thật cụ thể, đặc biệt là kế hoạch thi công của từng công trình để từ đó có kế hoạch sử dụng máy móc thiết bị sao cho các hiệu quả nhất. Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý các đội thi công, tăng cường mối quan hệ giữa các đơn vị sản xuất với nhau cũng như sự chỉ đạo sát sao của công ty với các đội sản xuất tăng khả năng cơ động linh hoạt của số máy móc thiết bị hiện có. 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp xây dựng, vốn lưu động chiếm một tỷ trọng rất lớn. Vốn lưu động nằm ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất và do chu kỳ kéo dài, vốn bị ứ đọng ở nhiều khâu như: trong giá trị sản phẩm dở dang, trong các khoản phải thu, các khoản tạm ứng thi công. Việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động phải giải quyết được mâu thuẫn giữa khối lượng vốn lớn và tốc độ luân chuyển nhanh. Sau đây là một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty. 2.1. Quản lý tốt hơn vốn lưu động trong khâu sản xuất: Những đặc điểm phức tạp của hoạt động xây dựng đã gây rất nhiều khó khăn cho công ty trong việc quản lý vốn lưu động nói chung cũng như giá trị sản phẩm dở dang nói riêng. Những trở ngại làm cho giảm hiệu suất sử dụng vốn như: công ty phải chờ chỉnh sửa, thiết kế cho phù hợp với các tình huống thực tế phát sinh nên phải dừng thi công công ty cần yêu cầu chủ đầu tư khảo sát thật kỹ lưỡng và có cam kết cụ thể về trách nhiệm vật chất khi làm chậm tiến độ thi công, lấy đó làm căn cứ yêu cầu chủ đầu tư có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với những tỏn thất do ngừng thi công gây ra. 2.2. Việc thu hồi nợ và thanh toán các khoản công nợ là rất cần thiết: Trong điều kiện hiện nay, chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp đó là điều không thể tránh khỏi. Cuối năm 2000 số vốn bị chiếm dụng là 12409536877 chiếm 84.3% so với tổng nguồn vốn. Đây cũng là nguyên nhân làm cho công ty thiếu vốn, không những nó không sinh lời mà còn có độ rủi ro lớn. Nguyên nhân khách quan và chủ quan của việc chiếm dụng vốn là do hiện tượng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh hiện nay là khá phổ biến, đồng thời cũng do công ty không có sự lựa chọn và đánh giá chính xác về khả năng tài chính của bạn hàng. Lượng vốn của công ty bị chiếm dụng chủ yếu là do các bên A chưa thanh toán trong đó có một số không có khả năng thanh toán. Khó khăn lớn nhất của công ty hiện nay là thiếu vốn nghiêm trọng. để giải quyết tình trạng này công ty phải tìm cách thu hồi nhanh chóng lượng vốn bị chiếm dụng và tránh các khoản nợ dây dưa đặc biệt là các khoản nợ không có khả năng thanh toán. Đối với các khoản doanh nghiệp khác nợ công ty, công ty có thể thu hồi bằng cách tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp nợ hoặc mua lại tài sản cố định. Tuy nhiên, để thực hiện được, công ty phải bỏ ra một lượng vốn nhất định cho công tác bán hàng. Khi ký kết hợp đồng xây dựng công trình, công ty cần chú ý vấn đề sau: Tìm hiểu rõ nguồn đầu tư xây dựng công trình. Nếu vốn đầu tư do một tổ chức hay cá nhân bỏ ra, công ty cần phải xem xét tình hình tài chính và khả năng thanh toán của họ, còn nếu đầu tư do Nhà nước cấp hay một tổ chức nước ngoài tài trợ, công ty cần phải quyết định cấp vốn và các khâu cấp vốn. Thông qua đó, công ty tiếp cận với nguồn vốn nhanh nhất tránh qua các khâu trung gian làm phát sinh những khoản chi phí không đáng có. Trong nội dung hợp đồng ký kết xây dựng công trình, công ty cần chú ý các điều khoản quy định về mức tiền ứng trước, điều khoản thanh toán, điều khoản về mức phạt nếu thanh toán chậm so với quy định. Thông thường mức phạt là 5% đến 10% giá trị thanh toán chậm. Đối với các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu, đầu tư tài chính, công ty phải tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của bạn hàng, qua các thông tin quan trọng đó, công ty lựa chọn bạn hàng có tài chính lành mạnh. Đồng thời để tăng khả năng thu hồi nợ, công ty cần theo dõi chặt chẽ các khoản nợ. Nếu khách hàng không còn mối quan hệ với công ty thì cần thu hồi ngay tránh kéo dài dễ dẫn đến mất vốn không đòi đưọc. Nếu khách hàng còn quan hệ thì công tác thu hồi nợ theo phương pháp cuốn chiếu: thu hồi và tiến tới chấm dứt các khoản nợ cũ, tiến hành đốc thúc thu hồi các khoản nợ mới phát sinh. Nếu thực hiện được thì không những tạo khả năng quay vòng vốn nhanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo cho công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty. Cốt lõi của ún đề này chính là sử dụng hợp lý hiệu quả nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. 3. Thực hiện tốt công tác dự toán ngân quỹ Qua số liệu kế toán, công ty biết được số vốn hiện có cả về mặt giá trị và hiện vật, nguồn hình thành, các biến động tăng, giảm trong kỳ, mức đảm bảo vốn lưu động, tình hình và khả năng thanh toán. Nhờ đó mà công ty không bị động truớc những nhu cầu vốn đột xuất trong mùa xây dựng, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi theo các chương trình kế toán đề ra như: cơ chế thanh toán, thu hồi công nợ, xử lý vốn thừa... Vì vậy, việc tổ chức tốt công tác kế toán ở công ty nhanh chóng chuyển đổi công tác kế toán theo chế độ kế toán mới là một giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý kiểm tra kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh, sử dụng các loại vốn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Đối với mỗi công ty, phòng tài chính kế toán là phòng đầu tiên cần phải trang bị máy tính. Hiện nay tổ chức công tác kế toán - tài chính của công ty vẫn còn tính toán thi công mất nhiều thời gian. Công ty nên chuyển đổi công tác kế toán theo chế độ kế toán máy, đảm bảo chính xác cao trong việc tính đúng, hỗ trợ và đảm bảo lưu trữ được các thông tin cần thiết cho công tác kế toán, đồng thời giúp cho nhà quản lý đưa ra được biện pháp kịp thời qua nối mạng máy tính trong công ty. 4. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý: 4.1. Kiến nghị với Tổng công ty: Do công ty cổ phần xây dựng & vật tư thiết bị mới chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trước đây vẫn là theo kế hoạch, vì vậy việc chuyển ssang hoạt động theo kinh tế thị trường công ty gặp rất nhiều khó khăn, lao động dư thừa nhiều. Để công ty đứng vững và hoàn thành xây lắp các công trình đề nghị Tổng công ty Thuỷ lợi I : - Giúp đỡ, tạo công ăn việc làm cho công ty để có thể khai thác năng lực máy móc thiết bị và con người. - Giúp đỡ công ty trong việc hoàn tất mọi hoạt động theo cơ chế công ty cổ phần. 4.2. Kiến nghị với Nhà nước: Là một công ty chuyển hướng kinh doanh, lao động dôi dư nhiều, không có tay nghề chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với hoạt động kinh doanh mới, đề nghị Nhà nước hỗ trọ kinh phí để giải quyết cho số lao động nghỉ việc theo chế độ và kinh phí đào tạo lại lao động. - Giúp đỡ công ty trong việc hoà nhập vào thị trường chứng khoán trong nước cũng như Quốc tế để khỏi tăng nguồn vốn cũng nhuư nội lực của công ty. Trước mắt, trong thời gian từ 2-3 năm đầu hoạt động Nhà nước cần miễn hoàn toàn các phí phát hành, phí lưu ký, phí niêm yết..., điều chỉnh các chính sách về miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với công ty tham gia vào thị trường chứng khoán. Trên đây là một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng & vật tư thiết bị. Do thời gian nghiên cứu và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế cũng như tính chất phức tạp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một lĩnh vực, một thị trường rất sôi động và đầy thử thách, chắc chắn những kiến nghị trên còn nhiều điểm chưa phù hợp và cần tiếp tục xem xét. Tuy nhiên đó là những cố gắng trong việc tìm ra những giải pháp khả thi trên cơ sở những nghiên cứu nghiêm túc về thực trạng tài chính và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng & vật tư thiết bị trong thời gian vừa qua. Kết luận Sử dụng vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn trong các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề rất cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Là một doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang hình thức Cổ phần, với quy mô không lớn, trình độ khoa học công nghệ cũng như trình độ quản lý còn nhiều hạn chế, công ty đang gặp không ít khó khăn bởi áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của cơ chế thị trường. Việc tìm ra giải pháp để công ty sử dụng có hiệu quả hơn nữa những nguồn lực sẵn có của mình có ý nghĩa rất quan trọng. Sau thời gian tiếp xúc thực tế tại công ty Cổ phần xây dựng & vật tư thiết bị, được sự giúp đỡ tận tình của giám đốc, - chủ tịch HĐQT, chú Lương Quốc Bình, chú Nguyễn Nam Linh - phó giám đốc - phó chủ tịch HĐQT cùng với sự chỉ bảo cặn kẽ của cô giáo - Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Thảo, trên cơ sở những kiến thức thu lượm được trong quá trình học tập, tôi đã hoàn thành bài viết này. Tôi không có tham vọng có thể đưa ra những giải pháp hòn toàn đúng, đem lại hiệu quả trực tiếp, tức thì trong quản lý tài chính của công ty mà chỉ là sự so sánh, đối chiếu giữa thực tế và những kiến thức đã học để đưa ra những nhận xét, gợi ý, hướng giải quyết để hoàn thiện hơn nữa việc quản lý & sử dụng vốn ở công ty. Tôi rất mong được các thầy cô, bạn be, các cô chú cán bộ công nhân viên trong công ty Cổ phần Xây dựng & vật tư thiết bị đưa ra những nhận xét, góp ý để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa bài viết này cũng như kiến thức của bản thân. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Thu Thảo, chú Lương Quốc Bình, chú Nguyễn Nam Linh đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực tập cũng như hoàn thành bài viết này. Sơ đồ tổ chức hiện trường Chỉ huy trưởng công trường Ban giám đốc đội thi công cơ giới Kỹ sư trưởng công trường Ban QLDA (Đ/D chủ đầu tư) Phòng tài chính - kế toán đội xây dựng số : 1,2 ... Cán bộ giám sát của ban QLDA Phòng kỹ thuật & quản lý công trình đội cung ứng vật tư Bảng 1 : kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 98, 99, 2000 Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Số tiền (đ) Tỷ suất trong doanh thu Số tiền (đ) Tỷ suất trong doanh thu Số tiền (đ) Tỷ suất trong doanh thu 1. Kết quả sản xuất kinh doanh Doanh thu 11.614.771.700 100% 15.255.189.648 100% 20.000.000.000 100% Chi phí 11.433.311.779 98,44% 15.023.127.006 98,48% 19.700.000.000 98,5% Lãi 181.459.921 1,56% 232.062.642 1,56% 300.000.000 1,5% 2. Nộp ngân sách 839.000.000 1.223.000.000 1.498.000.000 3. TSCĐ 1.422.174.470 1.334.104.754 1.187.811.554 Nguyên giá 1.686.761.354 1.726.434.238 1.726.434.238 Giá trị hao màn luỹ kế 264.586.884 392.392.484 538.622.684 4. Nguồn vốn kinh doanh 737.615.041 6,35% 1.575.515.041 10,33% 1.750.000.000 8,75% Vốn lưu động 318.380.286 738.380.286 750.000.000 Vốn cố định 419.234.755 837.134.755 1.000.000.000 5. Các khoản phải thu 6.890.519.964 10.017.028.666 12.409.536.887 6. Các khoản phải trả 7.435.927.756 10.385.086.436 12.779.702.471 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng và vật tư thiết bị. Bảng 5: Bảng phân tích theo cơ cấu tài sản Chỉ tiêu 1999 2000 99 / 98 2000 / 99 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. TSLĐ và Đ.tư ngắn hạn 10.977.077.182 88,47 13.375.297.200 90,95 3.752.529.810 151,9 2.398.220.022 121,8 I. Tiền 679.634.147 5,47 872.468.571 5,93 674.411.431 130,1 192.834.424 128,4 II. Đ.tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản pơhải thu 10.017.028.666 80,75 12.409.536.877 84,3 3.126.436.702 145,4 2.392.508.211 123,8 IV. Hàng tồn kho 211.426.613 1,7 35.501.900 0,24 -39.299.819 84,3 -175.294.713 16,8 V. TSCĐ khác 68.987.756 0,55 57.789.886 0,48 -9.018.504 88,4 -11.197.900 83,8 B. TSLĐ và Đ.tư dài hạn 1.429.634.466 11,53 1.330.145.585 9,05 -4.638.200 99,7 -99.488.881 93,0 I. TSCĐ 1.334.104.754 10,76 1.187.811.554 8,08 -88.069.716 93,8 -146.293.200 98 II. Đ.tư tài chính dài hạn III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 95.529.712 0,77 142.334.031 0,97 83.431.516 789,6 46.804.319 149 Tổng tài sản 12.406.711.648 100 14.705.442.789 100 3.747.891.610 143,3 2.298.731.141 118,5 Bảng 6: Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn a. tài sản 1998 1999 2000 Sử dụng vốn Nguồn vốn 1999/1998 2000/1999 1999/1998 2000/1999 Tiền chứng khoán dễ bán 5.222.716 679.634.147 872.468.571 674.411.431 192.834.424 Các khoản phải thu 6.890.590.964 10.017.028.666 12.409.536.877 2.392.508.211 Dự trữ 211.426.613 35.501.900 175.924.713 TSCĐ 1.434.272.666 1.429.634.466 1.330.145.585 4.638.200 99.488.881 b. Nguồn vốn Nợ ngắn hạn 7.135.927.756 10.729.086.436 12.779.702.471 3.593.158.680 2.050.616.035 Nợ dài hạn 300.000.000 105.400.000 194.600.000 Vốn chủ sở hữu 1.222.892.282 1.571.625.212 1.925.740.318 348.732.930 354.115.106 Cổ phiếu thường 58.969.000 58.969.000 Lợi nhuận không chia 109.867.033 74.010.171 172.592.277 35.856.862 98.582.106 Bảng 2: tình hình tài chính công ty qua các năm TT Chỉ tiêu Đv Năm Chênh lệch 1999/1998 Chênh lệch 2000/1999 1998 1999 2000 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1 Tổng tài sản đ 8.658.820.038 12.406.711.648 14.705.442.789 3.747.891.610 43,28 2.298.731.141 18,52 2 Tài sản lưu động " 7.224.547.372 10.977.077.182 13.375.297.204 3.752.529.810 51,94 2.398.220.022 21,84 3 Vốn bằng tiền " 5.222.716 679.634.147 872.468.579 674.411.431 130,13 8.062.834.424 28,37 4 Tài sản cố định " 1.434.272.666 1.429.634.466 1.330.145.585 -4.638.200 -99,67 -99.488.881 -93,04 5 Tổng nguồn vốn " 8.658.820.038 12.406.711.648 14.705.442.789 3.747.891.610 43,28 2.298.731.141 18,52 6 Nợ phải trả " 7.435.927.756 10.835.086.436 12.779.702.471 3.399.356.680 45,71 1.944.616.035 17,94 7 Nợ ngắn hạn " 7.135.927.756 10.729.086.436 12.779.702.471 3.593.158.680 50,35 2.050.616.035 19,11 8 Vốn chủ sở hữu " 1.222.892.282 1.571.625.212 1.925.704.318 348.732.930 28,51 354.115.106 22,53 9 Tỉ suất tài trợ (8/5) % 14,12 12,66 13,09 - - - - 10 Tỉ suất đầu tư (4/1) % 16,56 11,52 9,05 - - - - 11 Tỉ lệ nợ phải trả/Tổng TS (6/1) % 85,88 86,48 86,90 - - - - 12 Tỉ suất thanh toán hiện hành (2/7) % 1,24 2,31 4,66 - - - - 13 Tỉ suất thanh toán tức thời (3/7) % 0,073 6,33 6,82 - - - - 14 Tỉ suất thanh toán của vốn lưu động (3/2) % 0,072 6,19 7,1 - - - - Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng và vật tư thiết bị. Bảng 4: Bảng cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu Tỉ trọng so với tổng nguồn vốn % 1999/1998 2000/1999 98 99 2000 Số tiền (đồng) Tỉ trọng(%) Số tiền (đồng) Tỉ trọng (%) A. Nợ phải trả 85,88 87,3 86,9 3.399.158.680 145,7 1.944.616.035 117,95 I/ Nợ ngắn hạn 82,42 86,48 86,48 3.539.758.680 150,36 2.050.016.035 119,10 II/ Nợ dài hạn 3,46 0,85 0,0 -194.600.000 135,13 -105.400.000 0,00 B. nguồn vốn chủ sở hữu 14,12 12,67 13,1 348.732.930 128,52 354.115.106 122,53 I/ Nguồn vốn quý 14,12 12,67 13,1 348.732.930 128,52 354.115.106 122,53 II/ Nguồn kinh phí 0,00 0,00 0.0 Tổng 100,00 100 100 3.747.891.610 143.,30 2.298.731.141 118,50

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0171.doc
Tài liệu liên quan