Đề tài Giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Mục Lục Lời mở đầu CHƯƠNG I: NGUỒN VỐN TÍN DỤNG VÀ CÁC NHẤN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG CỦA NGÂN HÀNG I.Một số vấn đề cơ bản về nguồn vốn tín dụng và khách hàng của ngân hàng 1.Một số vấn đề cơ bản về nguồn vốn tín dụng 1.1.Khái niệm nguồn vốn tín dụng 1.2.Vai trò nguồn vốn tín dụng 1.2.1. Đối với ngân hàng 1.2.2. Đối với khách hàng 1.3.Chức năng nguồn vốn tín dụng 1.4. Phân loại nguồn vốn tín dụng 2.Tổng quan về khách hàng của ngân hàng 2.1.Quan niệm khách hàng của ngân hàng 2.2. Phân loại khách hàng của ngân hàng 2.3.Đặc điểm khách hàng của ngân hàng II. Các nhân tố tác động tới khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng của ngân hàng 1. Về phía ngân hàng 2. Về phía khách hàng 3. Các nhân tố khác III. Sự cần thiết phải tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng của ngân hàng 1. Đối với khách hàng 2. Đối với ngân hàng CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG TẠI NHNN&PTNT HUYỆN BÌNH LỤC – HÀ NAM I. Giới thiệu sơ lược về huyện Bình Lục và chi nhánh NHNN&PTNT Bình Lục 1.Tổng quan điều kiện tự nhiên và xã hội huyện Bình Lục 2.Khái quát lịch sử hình thành và phát triển NHNN&PTNT Huyện Bình Lục 2.1.Lịch sử hình thành và phát triển chi nhánh 2.2.Chức năng và nhiệm vụ chi nhánh 2.2.1.Nhiệm vụ 2.2.2.Chức năng 2.3. Các khách hàng chính của chi nhánh 2.4.Cơ cấu tổ chức bộ máy chi nhánh 2.4.1.Phòng tín dụng 2.4.2.Phòng kế toán ngân quỹ 2.4.3. Phòng hành chính 2.5.Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2006-2008. 2.5.1.Về công tác huy động vốn 2.5.2.Về công tác cho vay. II.Thực trạng về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng tại chi nhánh từ 2006- 2008. 1.Thực trạng về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. 1.1.Về phía hộ gia đình. 1.2. Với doanh nghiệp. 1.3. Các tổ chức khác. 2. Đánh giá chung về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng tại chi nhánh 2.1. Những mặt đạt được 2.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân 2.2.1. Những mặt tồn tại 2.2.2.Nguyên nhân. CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG TẠI NHNN&PTNT HUYỆN BÌNH LỤC – HÀ NAM I.Quan điểm và định hướng về cho vay vốn tín dụng của NHNN&PTNT Huyện Bình Lục 1.Quan điểm về cho vay vốn tín dụng của NHNN&PTNT Huyện Bình Lục 2. Định hướng định hướng về cho vay vốn tín dụng của NHNN&PTNT Huyện Bình Lục II. Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng tại chi nhánh * Về phía ngân hàng. * Về phía khách hàng . III.Một số kiến nghị với cơ quan chức năng 1.Với NHNN&PTNT Việt Nam 2.Với NHNN&PTNT Bình Lục 3.Với Tỉnh, Huyện KẾT LUẬN

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng 21.93% so với năm 2007), năm 2007 đạt 92.377 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 67.64 % (tăng 45.72 % so với năm 2006), năm 2006 cho vay hộ gia đình đạt 63.391 triệu đồng chiếm tỷ trọng 73.82% tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh. Cùng với sự phát triển kinh tế của huyện trong vài năm gần đây đã có rất nhiều các doanh nghiệp mới đã ra đời , vì vậy bên cạnh công tác tăng cường cho vay hộ gia đình thì chi nhánh đã chú ý nhiều hơn đến nhóm khách hàng tiềm năng trong tương lai đó là các doanh nghiệp, doanh số cho vay nhóm các doanh nghiệp của ngân hàng trong những năm qua liên tục tăng nhanh, năm 2006 doanh số cho vay doanh nghiệp của chi nhánh là 21.463 triệu đồng chiếm tỷ trọng 25 % dư nợ cho vay toàn chi nhánh, đến năm 2007 con số này đã tăng 96.42 % đạt 42.158 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 30.87 %, năm 2008 đã đạt 79.089 triệu đồng chiếm tỷ trọng 40.50% ,tăng 87.60% so với năm 2007 và tăng 268.48 % so với năm 2006, trong năm tiếp theo mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng theo định hướng phát triển của chi nhánh vẫn tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh hai nhóm khách hàng chính của chi nhánh thì ngân hàng vẫn còn những nhóm khách hàng khác đó là các tổ chức tín dụng, và các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện, nhưng do số lượng và quy mô của các tổ chức này còn chưa lớn cho nên doanh số cho vay nhóm này chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, năm 2006 nhóm này chỉ chiếm tỷ trọng 1.18 % doanh số cho vay, năm 2007 là 2.017 % , năm 2008 là 1.82 %. Qua những số liệu trên cho ta thấy tỷ lệ và tốc độ cho vay hộ gia đình chiếm ưu thế, và có thể nói là bao trùm toàn bộ hoạt động cho vay của chi nhánh NHNN&PTNT huyện Bình Lục. Bên cạnh đó dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp trên địa bàn của chi nhánh liên tục tăng qua từng năm, đối với các tổ chức trong huyện tỷ trọng vay nhỏ không đáng kể so với tổng nguồn vốn tín dụng cho vay Cũng như nhiều ngân hàng khác, hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh NHNN&PTNT huyện Bình Lục chủ yếu là hoạt động tín dụng, trong đó hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Hoạt động cho vay đem lại nguồn thu lớn nhất cho chi nhánh, do vậy mở rộng và tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng là tiền đề tạo ra hiệu quả hoạt động của chia nhánh. II.Thực trạng về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng tại chi nhánh từ 2006- 2008. 1.Thực trạng về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. 1.1.Về phía hộ gia đình. Bảng 4 : Dư nợ cho vay hộ gia đình của chi nhánh Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Phân theo thời gian 57.341 100 98.664 100 112.643 100 - Ngắn hạn 32.874 57.33 61.843 62.68 83.291 73.94 - Trung và dài hạn 24.467 42.67 36.821 37.32 29.352 26.06 2. Phân theo mục MĐ vay 57.341 100 98.664 100 112.643 100 - Sản xuất kinh doanh 57.021 99.44 97.035 98.34 111.739 99.19 - Tiêu dùng 320 0.56 1.629 1.66 904 0.81 3. Theo tài sản đảm bảo 57.341 100 98.664 100 112.643 100 - Có tài sản đảm bảo 34.863 60.79 73.248 74.23 98.757 87.67 - Khồng có tài sản ĐB 22.478 39.21 25416 25.77 13.886 12.33 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh 2006-2008 Bảng 5: Số hộ vay vốn tại chi nhánh giai đoạn 2006-2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Sô hộ vay (người) % Sô hộ vay (người) % Sô hộ vay (người) % 1. Phân theo thời gian 2.940 100 4.613 100 5.400 100 - Ngắn hạn 2.101 71.46 3.173 68.78 3.890 72.03 - Trung và dài hạn 839 28.53 1.440 31.22 1.510 27.96 2. Phân theo mục MĐ vay 2.940 100 4.613 100 5.400 100 - Sản xuất kinh doanh 2.445 83.16 4.323 93.71 5.120 94.81 - Tiêu dùng 495 16.84 290 6.2 280 5.19 3. Theo tài sản đảm bảo 2.940 100 4.613 100 5.400 100 - Có tài sản đảm bảo 2.771 94.25 4.501 97.57 5.110 94.62 - Khồng có tài sản ĐB 169 5.75 112 2.42 290 5.38 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh 2006-2008 Qua bảng số liệu trên cho ta thấy các hộ gia đình ngày càng tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn tín dụng của chi nhánh, đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng và cần thiết cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện sản xuất kinh doanh. Số lượng hộ gia đình có đủ điều kiện để vay vốn của ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2006 số hộ gia đình được vay vốn của chi nhánh là 2.940 người, nhưng đến năm 2007 với những thay đổi trong chính sách tín dụng với mục đích lấy các hộ gia đình làm trọng tâm phát triển, với nhiều chính sách cho vay vốn ưu đãi, cơ chế thông thoáng. Vì vậy số hộ gia đình có khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng đã tăng 59.60 % so với năm 2006 đạt 4.613 hộ tăng 1673 hộ, năm 2008 số hộ được vay vốn của chi nhánh vẫn không ngừng tăng lên đạt 5.400 hộ ( tốc độ tăng 17.06 % so với năm 2007) , tăng 787 hộ. Bên cạnh đó lượng vốn vay của các hộ gia đình cũng tăng, năm 2006 tổng dư nợ cho hộ gia đình vay chỉ đạt 57.341 triệu đồng, đến năm 2007 con số này đã là 98.664 triệu đồng, nưm 2008 đạt 112.643 triệu đồng tăng 14.16% so với năm 2007, biểu hiện khả năng tiếp cận với từng nguồn vốn tín dụng của các hộ gia đình như sau: Phân theo thời gian vay vốn: Theo thống kê của phòng tín dụng tại chi nhánh đến hết 31/12/2008 tổng lượng vốn các hộ gia đình vay của ngân hàng là 112.643 triệu đồng, trong đó chủ yếu là các hộ vay ngắn hạn 3.890 hộ đạt 83.291 triệu đồng chiếm tỷ trọng 72.03 %, tôc độ tăng 34.68% và tăng 717 hộ so với năm 2007 ( đạt 3.173 hộ và 61.843 triệu đồng ), năm 2006 số hộ vay là 2.101 hộ và đạt 32.874 triệu đồng, bên cạnh đó số hộ được vay trung hạn và dài hạn cũng đạt được những con số khả quan qua từng năm, năm 2006 chỉ có 839 hộ( đạt 24.467 triệu đồng ) được vay trung hạn thì đến năm 2007 con số này là 1.440 hộ( tốc độ tăng 50.49 %) tăng 601 hộ so với năm 2006và đến năm 2008 là 1.510 hộ( Tốc độ tăng -20.28 % ) tăng 70 hộ so với năm 2007 và 671 hộ so với năm 2006. Phân theo mục đích vay vốn: Theo sự chỉ đạo của NHNN&PTNT tỉnh Hà Nam thì trong các năm vừa qua tất cả các chi nhánh của ngân hàng phải hạn chế cho vay tiêu dùng, tập trung cho vay sản xuất kinh doanh. Vì vậy dư nợ cho vay các hộ gia đình của NHNN&PTNT Bình Lục trong các năm qua chủ yếu là cho vay sản xúât kinh doanh năm 2006 ( 2.445hộ )chiếm 99.44 % , năm 2007 chiếm 93.71%( 4.323 hộ), đến năm 2008 số hộ vay vốn cho mục đích sản xuất kinh doanh là 5.120 hộ chiếm 94.81 %, tăng 797hộ so với năm 2007 và 2.675 hộ so với năm 2006, do chính sách của ngân hàng tỉnh cho nên số hộ gia đình được vay vốn tín dụng của ngân hàng cho mục đích tiêu dùng trong các năm qua liên tục giảm. Năm 2006 có 495 hộ vay, đến năm 2007 số hộ vay cho mục đích này chỉ còn 290 hộ và năm 2008 là 280 hộ. Phân theo tài sản đảm bảo: Hầu hết các hộ gia đình được vay vốn của ngân hàng đều phải có tài sản đảm bảo cho các khoản vay đó, các khoản cho vay đối với hộ gia đình của chi nhánh đều chiếm trên 94 % số các khoản vay, số hộ vay vốn không có tài sản đảm bảo chiếm rất ít chỉ từ 2% - 5 %, hầu như các khoản vay này thường là nhỏ. 1.2. Với doanh nghiệp. Bảng 6 : Dư nợ cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh giai đoạn 2006-2008 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Phân theo thời gian 21.463 100 42.158 100 79.089 100 - Ngắn hạn 12.164 56.67 16.528 39.21 20.513 25.93 - Trung và dài hạn 9.299 43.32 25.630 60.79 58.576 74.07 2.Theo TS đảm bảo 21.463 100 42.158 100 79.089 100 - Có TS đảm bảo 21.463 100 41.217 97.76 78.200 98.87 - Khồng TS đảm bảo 0 0 941 2.24 889 1.13 3.Theo tính chất và MĐ sử dụng vốn 21.463 100 42.158 100 79.089 100 - Hình thành vốn LĐ 9.420 43.88 22.675 53.78 55.230 69.83 - Hình thành vốn CĐ 12.043 56.11 19.483 46.22 23.859 30.17 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh 2006-2008 Bảng 7 : Số doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh giai đoạn 2006-2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Phân theo thời gian 12 100 25 100 34 100 - Ngắn hạn 9 75 5 20 8 23.52 - Trung và dài hạn 3 25 20 80 26 76.48 2.Theo TS đảm bảo 12 100 25 100 34 100 - Có TS đảm bảo 12 100 24 96 32 94.11 - Khồng TS đảm bảo 0 0 1 4 2 5.89 3.Theo tính chất và MĐ sử dụng vốn 12 100 25 100 34 100 - Hình thành vốn LĐ 5 41.66 14 56 18 52.94 - Hình thành vốn CĐ 7 58.34 11 44 16 47.06 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh 2006-2008 Trong các năm qua cùng với sự phát triển kinh tế, và chính sách khuyến khích sản xuất kinh doanh của UBND huyện nên đã có rất nhiều các doanh nghiệp mới được thành lập hay mở rộng quy mô sản xuât. Nhận rõ tầm quan trọng của chi nhánh với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện. NHNN&PTNT Bình Lục đã có những chính sách kịp thời và phù hợp giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận một cách tốt nhất và nhanh nhất với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Do vậy số lượng các doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của chi nhánh trong các năm qua không ngừng tăng lên, năm 2006 chỉ có 12 doanh nghiệp trên địa bàn huyện được vay vốn thì đến năm 2007 tăng 13 doanh nghiệp đạt 25 doanh nghiệp, và đến năm 2008 con số này là 34 doanh nghiệp. Cùng với sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp được vay vốn của ngân hàng thì lượng vốn mà các doanh nghiệp được vay cũng không ngừng tăng lên, năm 2006 lượng vốn mà các doanh nghiệp tiếp cận được với ngân hàng là 21.463 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 con số này đã tăng 20.695 triệu đồng tương đương 96.42 % đạt 42.158 triệu đồng. Đến năm 2008 với sự mở rộng thị trường một cách mạnh mẽ của chi nhánh sang thị trấn Vĩnh Trụ của huyện Lý Nhân nên số doanh nghiệp được vay vốn của ngân hàng tiếp tục tăng mạnh đạt 34 doanh nghiệp, 79.089 triệu đồng tăng 36.931 triệu và tương ứng 87.60 % so với năm 2007. Tình hình về các nguồn vốn tín dụng chủ yếu mà các doanh nghiệp tiếp cận như sau: Theo thời gian: Nguồn vốn tín dụng các doanh nghiệp vay chuyển dịch từ nguồn vốn ngắn hạn sang nguồn vốn trung và dài hạn do chu kỳ sản xuất kinh doanh và nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy nguồn vốn tín dụng cho doanh nghiệp vay ngắn hạn năm 2006 là 9 doanh nghiệp chiếm 75 % số doanh nghiệp vay vốn và đạt 12.164 triệu đồng chiếm 56.67 % và nguồn vốn trung và dài hạn là 3 hộ đạt 9.299 triệu đồng chiếm 43.32 %, thì đến năm 2007 dư nợ cho vay trung và dài hạn là 20 doanh nghiệp chiếm 60.79 % đạt 25.630 triệu đồng tăng 16.331 triệu tương ứng175.62 % so với năm 2006, trong khi đó nguồn vốn tín dụng ngắn hạn doanh nghiệp vay là 5 doanh nghiệp chỉ còn chiếm 39.21 % đạt 16.528 triệu đồng, năm 2008 vay trung và dài hạn là 26 doanh nghiệp chiếm 76.48 % số doanh nghiệp vay vốn tăng 32.946 triệu đồng tương ứng 28.54 % so với năm 2007. Phân theo tài sản đảm bảo: Hầu hết các khoản vay của doanh nghiệp là các khoản vay lớn . Vì vậy theo quy định của ngân hàng để đảm bảo an toàn cho các khoản vay tất cả các doanh nghiệp khi vay vốn đều phải có tài sản bảo đảm. Cho nên trong các năm qua số doanh nghiệp vay vốn có tài sản đảm bảo tại ngân hàng luôn đạt từ 97%- 100%, trừ doanh nghiệp la khách hàng lâu năm và có uy tín với ngân hàng, nhưng các doanh nghiệp này khi không có tài sản đảm bảo cũng chỉ vay được với số lượng vốn hạn chế và với thời hạn vay ngắn. Năm 2006 số lượng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng là 12 hộ trong đó số doanh nghiệp có tài sản đảm bảo là 100 % đạt 21.463 triệu, năm 2007 số doanh nghiệp vay vốn có tài sản đảm bảo là 24 đạt 41.217 doanh nghiệp tăng 19.754 triêu đồng tương ứng 92.03 %, số doanh nghiệp vay vốn khồg có tài sản đảm bảo là 1, năm 2008 số doanh nghiệp vay vốn có tài sản đảm bảo là 32 đạt 78.200 triệu đồng tăng tương ứng là 89.72 %. Theo tính chất và mục đích sử dụng vốn: Trong những năm trước đây khi kinh tế trên địa bàn chưa phát triển thì chi nhánh chủ yếu cho doanh nghiệp vay để giúp các doanh nghiệp bổ sung để hình thành nên vốn cố định, nhưng với sự tăng trưỏng nhanh về kinh tế trong vài năm trở lại đây thì các doanh nghiệp chủ yếu tiếp cận nguồn vốn tín dụng của chi nhánh để lưu thông hàng hoá và chủ yếu là mở rộng thị trường và cơ sở sản xuất. Vì vậy nguồn vốn doanh nghiệp vay để hình thành vốn lưu động trong 2 năm trở lại đây đều cao hơn nguồn vốn cho doanh nghiệp để hình thành nguồn vốn cố định, cụ thể: Năm 2007 nguồn vốn vay hình thành vốn lưu động là 14 doanh nghiệp đạt 22.675 triệu đồng tăng 13.255 triệu đồng tương ứng 140.71 %,tăng 9 doanh nghiệp so với năm 2006. Năm 2008 số doanh nghiệp vay vốn hình thnàh vốn lưu động là 18 doanh nghiệp tăng 32.555 triệu đồng tương ứng 143.57 % so với năm 2007. 1.3. Các tổ chức khác. Các tổ chức trên địa bàn hầu hết là các tổ chức nhỏ, chủ yếu là các hợp tác xã, ngoài ra còn có bảo hiểm xã hội huyện, UBND huyện, các tổ chức này vay vốn chủ yếu là ngắn hạn, trong vài năm trở lại đây dư nợ cho vay các tổ chức này đang tăng tuy vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn tín dụng cho vay của chi nhánh. Năm 2006 tỷ trọng cho vay các tổ chức này chỉ chiếm 1.18 % đạt 1.010 triệu đồng, đến năm 2007 đạt 2.017 tăng 1.007 triệu đồng tương ứng 99.70 % so với năm 2006, năm 2008 dư nợ cho vay cho các tổ chức này tăng khá nhanh đạt 3.544 triệu đồng tăng 1.527 triệu đồng tương ứng 75.70% so với năm 2007, nhưng vấn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng dư nợ cho vay 1.82 %. 2. Đánh giá chung về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng tại chi nhánh. 2.1.Những mặt đạt được. Với hộ gia đình: Trong những năm vừa qua nhờ tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng mà cuộc sông của rất nhiều hộ gia đình trong huyện đã được cải thiện,trình độ dân trí của người dân không ngừng tăng lên, ngoài ra ngân hàng đã tạo điều kiện cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn hoạt động của chi nhánh đã thoát nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng, bên cạnh đó nhờ nguồn vốn tín dụng của chi nhánh nên đã hạn chế được tối đa tình trạng cho vay nặng lãi tại một số xã của huyện, nguời dân tích cực hơn tham gia sản xuất từng bước thực hiện chương trình đổi mới nông thôn . Với các doanh nghiệp: Nhờ tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp trong địa bàn huyện đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tăng thêm lợi nhuận, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Với các chính sách phù hợp của chi nhánh trong các năm qua thực sự đã tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trên địa bàn vào ngân hàng, số lượng doanh nghiệp tìm đến nguồn vốn tín dụng của chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm, nhờ có nguồn vốn vay của ngân hàng mà nhiều doanh nghiệp đã có thể tiếp cận được với các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến điều đó giúp cho năng suất cũng như chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Các tổ chức khác: Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng cho sự tồn tạo và phát triển của các tổ chức trên địa bàn, nhất là các tổ chức tín dụng,các hợp tác xã,… nhờ có nguồn vốn của ngân hàng nên trong thời gian qua các tổ chức trên địa bàn huyện không ngừng mở rộng về quy mô, kinh doanh có hiệu quả hơn, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của toàn huyện. 2.2.Những mặt tồn tại và nguyên nhân. 2.2.1. Những mặt tồn tại. Bên cạnh những mặt đã đạt được vẫn còn nhiều những tồn tại ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng tại ngân hàng. Về phía hộ gia đình: + Hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình chủ yếu là trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán, kinh doanh các dịch vụ nhỏ lẻ , ngành nghề chưa phong phú( do các hộ gia đình chủ yếu là thuần nông ) + Việc sản xuất kinh doanh chưa đạt năng suất, hiệu quả chưa cao, sản phẩm của các hộ gia đình còn thô sơ nên khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác bên ngoài thị trường còn gặp nhiều khó khăn. + Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, độc canh. + Nguồn nhân lực tham gia sản xuất kinh doanh chưa cao, chủ yếu là lao động tại địa phương . + Trình độ hiểu biết của các hộ về ngân hàng còn nhiều hạn chế nên ngại tiếp cận vay vốn ngân hàng, cá biệt một số hộ làm ăn thua lỗ không trả được nợ ngân hàng. + Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý còn kém + Nguồn vốn vay còn hạn chế so với nhu cầu cần thiết + Khả năng sử dụng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng tại một só hộ gia đình chưa đạt hiệu quả cao. + Đầu ra cho các sản phẩm của các hộ gia đình còn nhỏ, chủ yếu các hộ gia đình tiêu thụ sản phẩm mình làm ra tại các địa bàn lân cận. Về phía doanh nghiệp Khó khăn lớn nhất của các DN trên địa bàn hiện nay là tình trạng thiếu vốn để sản xuất. Trước hết là do nguồn vốn chủ sở hữu thấp. Vì vậy, họ phải huy động vốn chủ yếu từ nhiều nguồn: ngân hàng và của bản thân chủ doanh nghiệp, gia đình, bạn bè. Bản thân đội ngũ DN vừa và nhỏ có số vốn chủ sở hữu rất thấp, ít có tài sản thế chấp cầm cố, không có người bảo lãnh, cũng không lập được phương án kinh doanh có đủ sức thuyết phục. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp hầu hết không đủ độ tin cậy. Tỷ lệ nợ vay ngân hàng quá hạn cao hơn so với các hộ gia đình. Nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng chế độ thống kê kế toán, số liệu phản ánh không chính xác tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của mình. Hầu hết các cơ sở sản xuất manh mún, phân tán, trình độ công nghệ, thiết bị quá lạc hậu, lao động thủ công nên sản phẩm khó cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thị trường. Trình độ cán bộ quản lý và lao động của các DN vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế, khả năng quản trị điều hành thấp. Hoạt động kinh doanh chủ yếu theo thương vụ, chạy theo phong trào mà không có chiến lược phát triển nên dễ đổ bể. Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo ghi chép và theo dõi hoạt động kinh doanh của DN không có hoặc thiếu. Các doanh nghiệp thường bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hành hoá đơn bán hàng. Do đó ngân hàng không có cơ sở để đánh giá và quyết định việc cho vay. Nhiều doanh nghiệp luôn ngần ngại minh bạch tình hình kinh doanh của mình cho ngân hàng, không quen với thủ tục và cách thức tiếp cận các nguồn vốn của ngân hàng. Chính vì các khó khăn trên, các DN vừa và nhỏ hầu như không đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng như điều kiện về khả năng tài chính, tính khả thi của dự án hay điều kiện tài sản bảo đảm. 2.2.2.Nguyên nhân. - Về phía khách hàng. + Do chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, hay do áp dụng chưa thành thạo, cho nên năng suất, chất lượng sản phẩm cạnh tranh kém, điều đó sẽ làm cho các hộ gia đình hay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, khả năng mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh, hay thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do không vay được vốn từ ngân hàng. + Hầu hết các doanh nghiệp, các hộ gia đình có lượng vốn nhỏ vì vậy các cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ, vì vậy khả năng vay vốn của ngân hàng với lượng lớn để sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều hạn chế. + Lao động tại các hộ gia đình, các doanh nghiệp hầu hết là chưa qua đào tạo đúng chuyên môn ngành nghề. + Tài sản thế chấp còn nhiều hạn chế hay có giá trị chưa cao, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vay vốn của khách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp khi nhu cầu vay vốn của họ thường lớn. + Do chưa qua các trường lớp đào tạo co bản nên khả năng lập dự án sản xuất kinh doanh không có đủ sức tuyết phục, các dự án thường không khả thi vì vậy khi các cán bộ tín dụng thẩm định dự án thường xét duyệt cho vay dưới nhu cầu vay vốn của khách hàng, điều đó ảnh hưởng lượng vốn sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình và các doanh nghiệp. + Quy mô thị trường của các sản phẩm đầu ra của các hộ gia đình và các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ. -Về phía ngân hàng + Thị trường của chi nhánh chưa rộng: Thị trường hoạt động có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động và doanh thu của ngân hàng, thị trường hoạt động của chi nhánh chưa rộng khắp chưa bao trùm được toàn bộ địa bàn huyện, mới chỉ tập trung tại thị trấn và các xã có dư nợ lớn, điều đó ảnh hưởng rất lớn tới những khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đặc biệt là nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh. Khách hàng gặp nhiều khó khăn do không nắm bắt được các thông tin về ngân hàng. + Thông tin cho khách hàng : Hoạt động này tại ngân hàng chưa thực sự đựơc quan tâm đúng mức, hiểu biết của người dân về ngân hàng còn có nhiều hạn chế, nhất là ở những địa bàn xa ngân hàng. Một bộ phận dân cư không dám tiếp cận ngân hàng, họ chưa hiểu được hoạt động của một ngân hàng. Mặt khác công tác tuyên truyền cũng chưa thật sự hiệu quả để giúp người dân có thể tin tưởng vào ngân hàng, khiến người dân hạn chế vay vốn ngân hàng. + Yêu cầu quá khắt khe về tài sản đảm bảo. Quy ®Þnh chÆt chÏ vÒ b¶o ®¶m tµi s¶n. Mét ®iÒu kiÖn b¾t buéc ®Ó Ng©n hµng cho khách hàng vay vèn còng lµ ®iÒu kiÖn khã kh¨n mµ kh«ng ph¶i khách hàng nµo còng v­ît qua ®­îc. ĐÓ phßng ngõa rñi ro, c¸c quy ®Þnh cho vay cña Ng©n hµng cßn coi träng tµi s¶n ®¶m b¶o, ®Æc biÖt ®èi víi khách hàng lÇn ®Çu tiªn vay vốn tÝn dông víi ng©n hµng. ChÝnh v× nh÷ng ®iÒu nµy mµ cã nhiÒu tr­êng hîp ng©n hµng bá qua kh¸ch hµng cã tiÒm n¨ng thùc sù, cã kh¼ n¨ng kinh doanh hiÖu qu¶ chØ v× kh«ng cã tµi s¶n ®¶m b¶o nî vay. + Lãi suất của ngân hàng thường không ổn định và chưa phù hợp với nhiều khách hàng, lãi suất của ngân hàng thay đổi theo những biến động của thị truờng tiền tệ, và ảnh hưởng nhiều của tình hình kinh tế, chính trị, vì vậy khách hàng rất khó có thể nắm bắt được lãi suất của ngân hàng để có những quyết định về khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, Không chỉ có vậy lãi suất mà ngân hàng áp dụng hiện nay còn chưa phù hợp với một số khoản vay và đối tượng nhất định, như lãi suất cho vay hộ nghèo và các hộ sản xuất kinh doanh là gần như tương đương nhau, điều này làm khả năng vay vốn ngân hàng để xoá đói giảm nghèo coàn gặp nhiều khó khăn. Hay như ngân hàng áp dụng mức lãi suất chung theo thời gian vay vốn của khách hàng là hộ gia đình và doanh nghiệp là như nhau, điều này là không hợp lý vì hầu như tại các ngân hàng thì lãi suất cho doanh nghiệp vay thường phải cao hơn vì các doanh nghiệp vay với số lượng lớn nên khả năng rủi ro cao. Những bất cập trong chính sách về lãi suất của chi nhánh đã vô tình tạo thành rào cản khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng với khách hàng. + Chính sách tín dụng của ngân hàng vẫn chưa thực sự chú trọng nhiều đến khách hàng mà phần lớn vẫn tập trung vào lợi ích của ngân hàng. Các khách hàng khi vay vốn phải phải trải qua rất nhiều bước rất phức tạp bên cạnh về quy trình tín dụng cần phải thực hiện, khách hàng còn phãiin xác nhận, công chứng rất nhiều các loại giấy tờ khác, điều này làm cho khách hàng mất rất nhiều thời gian, tạo cho khách hàng cảm giác không mặn mà lắm cho các lần vay tiếp theo. + Thủ tục rườm rà phức tạp. Quy trình thủ tục cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh chưa thực sự thuận tiện cho khách hàng đến xin vay vốn tại ngân hàng. Mặc dù là khách hàng đến xin vay nhưng cần tạo cho họ sự thoải mái thân thiện trong giao dịch, để từ đó có những ấn tượng tốt về ngân hàng và trở thành khách hàng thân thiết của khách hàng khi họ có nhu cầu xin vay cũng như khi họ có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm. Hiện nay có rất nhiều khách hàng ở huyện có nhu cầu về vốn nhưng do thủ tục ngân hàng chậm trễ không đáp ứng được nhu cầu tức thời của họ, nên họ chấp nhận vay vốn từ những nguồn không chính thức mặc dù với mức lãi suất cao hơn lãi suất cho vay ngân hàng nhiều lần. Trước tình hình đó ngân hàng cần áp dụng một số biện pháp để thu hút được lượng khách hàng này đến với mình. + Quy trình thẩm định còn một số bất cập. Mặc dù đã có sổ tay tín dụng được áp dụng chung trong toàn hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nhưng việc áp dụng các chi tiết của quy trình cho vay nhiều khi mới chỉ dừng lại ở lý thuyết. Chưa áp dụng thực tế tại địa phương,quy trình thẩm định của chi nhánh còn quá phức tạp, nhiều khâu trong quá trình thẩm định hoàn toàn không cần thiết, vì vậy đôi khi thời gian thẩm định kéo dài nhiều ngày, đièu đó ảnh hưởng tới khách hàng làm cho cơ hôị sản xuất kinh doanh của khách hàng bị trôi qua. + Trình độ cán bộ nhân viên, nhất là đội ngũ cán bộ đã quan tâm đào tạo song còn nhiều bất cập. Cán bộ ngân hàng hầu hết là đội ngũ lâu năm, có kinh nghiệm, nhưng việc áp dụng công nghệ vào giải quyết cho vay còn nhiều hạn chế, còn một bộ phận cán bộ trẻ có kiến thức năng động nhưng chưa có kinh nghiệm thực tế. Do vậy, chưa phân tích đánh giá và khai thác thật hiệu quả tiềm năng từ phía khách hàng trong vay vốn, điều này đã ảnh hưởng tới quá trình giải quyết cho vay khách hàng, khiến cho khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng mà khách hàng cần. + Đa dạng hoá sản phẩm : Các lọai nguồn vốn tín dụng phục vụ khách hàng chưa phong phú, còn đơn điệu, phần lớn các nguồn vốn cho vay là truyền thống, chưa có các nguồn vốn cho vay nhiều đối tượng,hình thứccho vay, mục đích, cũng như thời hạn. + Cơ sở vật chất hạ tầng cơ sở phục vụ cho giao dịch với khách hàng chưa được khang trang, chưa thực sự tạo thoải mái cho khách hàng trong giao dịch. Khách hàng đến xin vay chưa có được chỗ ngồi nghỉ trong khi chờ đợi các cán bộ là việc, vì vậy về mặt này chi nhánh chưa gây được ấn tượng tốt cho khách hàng. + Thời hạn cho vay chưa phù hợp: Thời gian cho vay nguồn vốn tín dụng cho khách hàng còn chưa phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đối tượng cho vay, thời gian hoàn vốn của khách hàng. Vì trong địa bàn huyện có nhiều hộ nghèo có nhu cầu vay vốn nhưng nếu vay ngắn hạn thì họ không có khả năng trả nợ ngân hàng còn nếu vay trung-dài hạn thì lãi suất cao, điều đó khiến cho nhiều hộ gia đình không thể vay vốn tín dụng ngân hàng. CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG TẠI NHNN&PTNT HUYỆN BÌNH LỤC – HÀ NAM I.Quan điểm và định hướng về cho vay vốn tín dụng của NHNN&PTNT huyện Bình Lục. Quan điểm về cho vay vốn tín dụng của NHNN&PTNT huyện Bình Lục . TÊt c¶ c¸c ng©n hµng trªn thÕ giíi, kÓ c¶ c¸c ng©n hµng ë c¸c n­íc ph¸t triÓn vµ c¸c n­íc ®ang ph¸t triÓn th× hoạt động cho vay vốn tín dụng vÉn lµ hoạt động chÝnh yÕu mang l¹i thu nhËp cho các ng©n hµng, quyÕt ®Þnh ®Õn sù tån t¹i vµ ph¸t triÓn cña ng©n hµng. Vì vậy tăng cường, mở rộng hoạt động cho vay vốn tÝn dông cña ng©n hµng lµ ®iÒu rÊt cÇn thiÕt. Ngoµi viÖc tăng cường cho vay vốn tÝn dông ®èi víi c¸c ®èi t­îng kh¸ch hµng chÝnh cña ng©n hµng, ng©n hµng còng ph¶i ®a d¹ng ho¸ các loại hình cho vay tín dụng , më réng ®­îc quan hÖ víi kh¸ch hµng. Chi nh¸nh NHNo&PTNT huyện Bình Lục ho¹t ®éng trªn ®Þa bµn cã tiÒm n¨ng lín, lµ n¬i tËp trung nhiÒu hộ gia đình, doanh nghiÖp sản xuât kinh doanh nªn b¶n th©n ng©n hµng ®· x¸c ®Þnh râ cho minh vÒ cho vay vốn tÝn dông, ®ã lµ: - Cho vay vốn tÝn dông ph¶i ®i ®«i víi ®¶m b¶o chÊt l­îng cho vay. Muèn vËy, nguồn vốn tÝn dông ph¶i tËp trung vµo nh÷ng hộ gia đình, doanh nghiÖp lµm ¨n cã hiÖu qu¶. Chi nh¸nh ph¶i liªn tôc b¸m s¸t ®Þnh h­íng ph¸t triÓn kinh doanh cña các hộ gia đình, doanh nghiệp trên địa bàn, tiÕp tôc thùc hiÖn chiÕn l­îc kh¸ch hµng. Ngoµi nh÷ng kh¸ch hµng truyÒn thèng, chi nh¸nh cßn ®Èy m¹nh quan hÖ tÝn dông víi c¸c khách hàng mới nh»m môc tiªu ®a d¹ng ho¸ danh môc kh¸ch hµng. - Ng©n hµng ph¶i lÊy hiÖu qu¶ kinh doanh cña khách hàng lµm tiªu chÝ ®Ó thực hiện cho vay vốn tín dụng. Do ®ã, chi nh¸nh ph¶i lu«n theo dâi, b¸m s¸t ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña khách hàng, kÒ vai, s¸t c¸nh cïng khách hàng trong tr­êng hîp khách hàng gÆp khã kh¨n ®Ó t×m ra c¸ch th¸o gì tèt nhÊt. - Thực hiện cho vay vốn tín dụng ph¶i phï hîp víi tèc ®é t¨ng tr­ëng cña nÒn kinh tÕ, b¸m s¸t c¸c ®Þnh h­íng, chiÕn l­îc ph¸t triÓn kinh tÕ cña tỉnh vµ cña huyện. - TiÕp tôc duy tr× vµ ®Èy m¹nh chiÕn l­îc chÝnh s¸ch kh¸ch hµng th«ng qua c«ng t¸c tiÕp thÞ, chÝnh s¸ch l·i suÊt, trªn tinh thÇn nguyªn t¾c an toµn, hiÖu qu¶, tinh thÇn th¸i ®é phôc vô cïng víi uy tÝn cña ng©n hµng nh»m thu hót ®­îc nhiÒu kh¸ch hµng quan hÖ tÝn dông. 2. §Þnh h­íng cho vay vốn tín dụng của NHNN&PTNT huyện Bình Lục. Ph­¬ng h­íng vµ nhiÖm vô l©u dµi cña chi nh¸nh lµ phÊn ®Êu duy ch×, ph¸t triÓn thµnh mét chi nh¸nh v÷ng m¹nh, víi môc tiªu kh«ng ngõng liªn tiÕp n©ng cao chÊt l­îng phôc vô nh»m ®¸p øng tèi ®a c¸c nhu cÇu ngµy cµng cao cña kh¸ch hµng vÒ dÞch vô ng©n hµng. đặc biệt là về nguồn vốn . Về công tác huy động vốn. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, NHNo&PTNT huyện Bình Lục đã đề ra chiến lược huy động vốn, coi khâu tạo vốn là một trong những khâu quan trọng nhất quyết định hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Với các nội dung cơ bản: Một là, phấn đấu thực hiện huy động để đáp ứng cho nhu cầu tín dụng. Hai là, đa dạng hoá hình thức huy động vốn. Ba là, tiếp tục tăng cường tỷ trọng huy động vốn từ dân cư để đảm bảo duy trì nguồn vốn ổn định, tích cực huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để đảm bảo cân đối giữa cơ cấu huy động và cho vay. Về công tác cho vay. Cho vay là một trong hai nhiệm vụ mà mục tiêu quan trọng và cấp thiết để tăng trưởng và nâng cao hiệu quả kinh doanh, chi nhánh đã đưa ra một số phương hướng thực hiện: + Tích cực tìm kiếm, tiếp cận khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, lựa chọn các dự án đầu tư, phương án kinh doanh có tính khả thi, hiệu quả cao,nguồn trả nợ chắc chắn để xem xét cho vay, đảm bảo chất lượng an toàn và hiệu quả. + Phấn đấu tăng trưởng dư nợ cho vay vào các hộ gia đình, doanh nghiệp, đồng thời mở rộng địa bàn cho vay khách hàng. + Giảm tỷ lệ nợ xấu. Tăng cuờng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng tại chi nhánh. Tiếp cận, rà soát, phân loại khách hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh , làm tốt công tác tiếp thị để thu hút khách hàng. Mở rộng đối tượng khách hàng. Tiếp tục tăng trưởng dư nợ cho vay lành mạnh, an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Thực hiện tốt chính sách khách hàng áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt. Tiếp tục tham gia vào công việc thực hiện dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để giúp khách hàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng. II. Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng. 1.Về phía ngân hàng. - Giải pháp về mở rộng mạng lưới hoạt động. Việc mở rộng mạng lưới hoạt động giúp tăng doanh số cho vay, làm lợi nhuận của chi nhánh tăng lên, và khách hàng tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Hiện nay chi nhánh đã mở 2 chi nhánh ngân hàng cấp 4 tại xã Ngọc Lũ và xã An Lão, thực tế cho thấy trước đây khi chưa có 2 chi nhánh này số hộ vay vốn tại hai khi vực này và các xã lân cận rất thấp, nhưng từ khi mở thêm 2 chi nhánh này số hộ vay vốn tại đây đã tăng lên rõ rệt. Điều đó cho thấy bước đầu trong chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có điều kiện vay vốn đã thành công. Nhưng thực tế số hộ, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngân hàng lớn hơn con số thực tế rất nhiều, nhưng một phần do điều kiện về thông tin và do ở xa chi nhánh nên khả năng vay vốn bị hạn chế nhiều . Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động của mình hơn nữa, đặc biệt là tới những địa bàn khó khăn mà từ trước tới nay ngân hàng ít quan tâm , tạo điều kiện cho người dân ở đây vay vốn làm ăn, thúc đẩy quá trình phát triển. - Các giải pháp về tăng cường thông tin cho khách hàng. Hiện nay NHNN&PTNT Bình Lục đã có thêm hai ngân hàng cấp bốn tại Ngọc Lũ và An Lão, điều này chứng tỏ sự quan tâm của ngân hàng đối với khách hàng trong khu vực và cũng là điều kiện tốt để ngân hàng tăng cường cung cấp thông tin về các chính sách của ngân hàng một cách nhanh chóng cho khách hàng bên cạnh đó còn giúp cho ngân hàng đi sâu, đi sát với công việc làm ăn của các hộ, các doanh nghiệp, hiểu được những khó khăn thuận lợi của khách hàng tại địa phương. Trong thời gian tới ngân hàng sẽ đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của hai ngân hàng cấp bốn này nhằm tăng cường thông tin nhiều hơn nữa cho khách hàng giúp họ tiếp cận nhanh hơn với nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Tình hình thực tế hiện nay cho thấy khách hàng của chi nhánh vẫn thiếu thông tin về hoạt động ngân hàng, trước tình hình đó ngân hàng nên có những chiến dịch tuyên truyền cung cấp thông tin về các hoạt động ngân hàng một cách đầy đủ cho khách hàng. Bên cạnh đó ngân hàng đã phải kết hợp nhiều hơn nữa với chính quyền các xã, tổ chức những buổi gặp gỡ, nói chuyện tập trung, trong đó cán bộ ngân hàng phổ biến chính sách khuyến khích khách hàng vay vốn của ngân hàng, phổ biến các điều kiện để vay vốn, thủ tục vay, ưu điểm của vốn vay ngân hàng so với các nguồn vay khác...đồng thời cán bộ ngân hàng trực tiếp giải đáp những thắc mắc của người dân. Ngoài ra đối với một số hộ, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cao, doanh thu lớn trong các xã, ngân hàng nên chủ động cử cán bộ đến tận nơi để quảng cáo, giới thiệu về hoạt động ngân hàng, các dịch vụ tiện ích mà ngân hàng có thể cung cấp, nhất là về nguồn vốn tín dụng. - Gi¶i ph¸p về đa dạng hoá các sản phẩm, các hình thức tín dụng. Theo sự phát triển của nền kinh tế địa phương, nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh cũng tăng theo và ngày càng trở nên phức tạp, đa dạng, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, ngân hàng đã đưa ra nhiều phương thức cho vay mới phù hợp hơn bên cạnh các phương thức trước đây giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn và tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Cho vay theo hạn mức Hiện nay NHNN&PTNT Bình Lục mới chỉ áp dụng hình thức cho vay trực tiếp từng lần đối với khách hàng. Đây là hình thức cho vay phổ biến của ngân hàng áp dụng đối với những khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên và ổn đinh. Ưu điểm của hình thức này là đơn giản, dễ thực hiện nhưng nhược điểm là mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay gây mất thời gian và chi phí cho cả hai bên. Trong thời gian tới cùng với mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh cùng những hỗ trợ và đầu tư của huyện và địa phương nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ tăng lên. Hiện nay đã có những hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có số vốn lớn hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng, quy mô sản xuất cũng mở rộng, hàng hóa tiêu thụ nhiều hơn do đó sẽ có nhu cầu vay thường xuyên. Để mở rộng cho vay đối với những khách hàng này ngân hàng nên áp dụng hình thức cho vay theo hạn mức.Theo phương thức này mỗi lần vay khách hàng chỉ cần làm khế ước nhận nợ, vừa đỡ mất thời gian, không mất thêm chi phí mà ngân hàng thường xuyên theo dõi việc sử dụng tiền vay của khách hàng nhằm đảm bảo thực hiện các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Cho vay gián tiếp qua các tổ chức trung gian Thực tế hiện nay tuy đã thành lập thêm ngân hàng cấp bốn nhưng tâm lý ngại đến ngân hàng của khách hàng vẫn còn khá cao, do đó ngân hàng nên thông qua các tổ chức khác để cho vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh, tiêu như hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, hội nông dân,... Đây là những tổ chức có quan hệ gần gũi với người dân ở nông thôn. Mặt khác những tổ chức này thường rất quan tâm đến những hoạt động nhằm phát triển kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo... nên rất được các hộ trong xã tin tưởng. Thông qua hình thức này ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổ chức này (VD: thu nợ, phát tiền vay...). Ngoài ra các tổ chức này cũng có thể đứng ra đảm bảo cho các thành viên trong tổ chức vay vốn, hoặc một số thành viên đứng ra bảo lãnh cho một thành viên khác vay. Điều này rất thuận tiện khi người có nhu cầu vay không có hay không đủ điều kiện về tài sản thế chấp. Cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Đây là một hình thức nên được mạnh dạn áp dụng vì rất phù hợp với đặc điểm nhu cầu của các hộ,nhất là đối với các doanh nghiệp khi lượng vốn cần vay lớn mà tài sản thế chấp lại rất hạn chế. Các hộ, doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị nhằm cơ khí hóa sản xuất, tăng năng suất sản phẩm, hoặc thay thế máy móc thiết bị cũ nhưng họ lại thiếu tài sản thế chấp để vay vốn. Vì vậy nếu ngân hàng áp dụng hình thức này các hộ sẽ không còn phải lo về tài sản đảm bảo, vay được vốn để mua máy móc còn ngân hàng thì kiểm soát được quá trình sử dụng vốn hình thành nên tài sản cố định. - Các giải pháp về lãi suất. Ngân hàng phải xây dựng được một chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt, mềm dẻo theo tín hiệu thị trường. Bởi lãi suất ngân hàng liên quan trực tiếp đến lợi ích của ngân hàng và khách hàng, đối với khách hàng thì lãi suất cho vay chính là chi phí của họ phải trả cho việc được quyền sử dụng vốn, còn về phía ngân hàng thì lãi suất thu được từ các món vay là thu nhập chính của ngân hàng. Để giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa đôi bên, chi nhánh không nên chỉ dập khuôn theo mức lãi suất do NHNo&PTNT Việt Nam ban hành mà tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh của Ngân hàng và môi trường kinh doanh trên địa bàn mà đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên địa bàn. Cụ thể: - Phân loại từng đối tượng khách hàng: đối với khách hàng làm ăn có hiệu quả, dư nợ lớn, không có nguy cơ phát sinh nợ quá hạn thì nên áp dụng mức lãi suất ưu đãi. - Đa dạng hoá các loại lãi suất để tạo điều kiện phù hợp với chu kì kinh doanh của khách hàng, dựa vào từng loại lãi suất và từng kì hạn mà khách hàng có thể lựa chọn các khoản vay thích hợp đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của họ đạt đết quả cao, đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng thời hạn. - Trong từng thời kỳ nhất định, ngân hàng có sự điều chỉnh lãi suất khác nhau và có những lúc lãi suất thấp hơn lãi suất ghi trong hợp đồng tín dụng. - Giải pháp về chính sách tín dụng. §Ó t¹o ®iÒu kiÖn cho khách hàng dÔ dµng tiÕp cËn víi nguån vèn cña ng©n hµng, chi nhánh cÇn x©y dùng mét chÝnh s¸ch tÝn dông linh ho¹t, phï hîp víi tõng ®èi t­îng kh¸ch hµng. Bëi mét chÝnh s¸ch tÝn dông tèt sÏ hç trî kh¸ch hµng, b¶o ®¶m ®­îc sù an toµn nguån vèn cña ng©n hµng vµ t¹o ®­îc mét tû lÖ thu nhËp dµi h¹n cã thÓ chÊp nhËn ®­îc cho ng©n hµng. Mét chÝnh s¸ch tÝn dông nh­ vËy sÏ cung cÊp mét c«ng cô ®Ó c¸n bé tÝn dông cã nh÷ng quyÕt ®Þnh ®óng h­íng vµ phï hîp víi nh÷ng thay ®æi trong nÒn kinh tÕ vµ nh­ c¸c quy ®Þnh về lãi suất của NHNN&PTNT Việt Nam, tạo điều kiện cho khả năng vay vốn của khách hàng thuận lợi hơn. Chính sách tín dụng của ngân hàng cần được tiếp tục hướng tới khách hàng, phải lấy khách hàng làm trọng tâm tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. - Nâng cao chất lượng thẩm định dự án . Công tác thẩm định của ngân hàng hiện nay còn rất nhiều khâu phiền hà phức tạp trước khi ngân hàng ra quyết định cho vay, và điều đó đã ảnh hưởng đến khách hàng mỗi khi họ có nhu cầu vay vốn. Công tác thẩm định bao gồm: thẩm định khách hàng và thẩm định dự án, thẩm định giá trị các TSBĐ. Trong những năm tới chi nhánh cần thành lập tổ thẩm định dự án có tính chuyên nghiệp, khi có tổ thẩm định có chuyên môn nghiệp vụ tốt sẽ làm cho quá trình thẩm định dự án nhanh hơn, chính xác hơn, nhất là đối với các dự án lớn đòi hỏi khả năng thẩm định tốt. Hiện nay thời gian thẩm định các dự án tại chi nhánh còn khá dài, điều đó gây ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư sản xuất kinh doanh của khách hàng, làm cho khách hàng mất lòng tin vào chi nhánh. Vì vậy trong thời gian tới yêu cầu cấp bách của ngân hàng là phải xây dựng hoàn thiện quy trình tín dụng cho phù hợp với điều kiện với khách hàng tại địa phương. - Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng. Cán bộ tín dụng là những người trực tiếp làm việc với khách hàng, trực tiếp thẩm định hồ sơ vay vốn, là người ảnh hưởng lớn đến việc khách hàng có được vay vốn hay không. Vì thế có thể tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng của ngân hàng thì đội ngũ cán bộ ngân hàng mang tính chất quyết định. Cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng, nắm rõ bản chất của từng phương thức cho vay, lãi suất và các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay, từ đó để có được những quyết định về hình thức cho vay và lãi suất khoản vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Công tác đào tạo cán bộ là rất quan trọng, trong thời gian qua chi nhánh đã áp dụng nhiều phơng pháp đào tạo khác nhau như cử đi học tại những các trung tâm đào tạo ngân hàng tài chính, mở các lớp đào tạo tại chỗ, cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, giao lưu... Ngoài ra những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng các cán bộ còn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, điều đó giúp cho khách hàng và cán bộ ngân hàng tìm được tiếng nói chung và từ đó cơ hội vay vốn của khách hàng dễ dàng hơn. - Các giải pháp về thủ tục hành chính. Nhìn chung thì tất cả các yếu tố đó càng đem lại cho khách hàng sự thuận tiện, nhanh chóng bao nhiêu thì sự thắng lợi trong việc thu hút khách hàng của ngân hàng đó càng trở nên gần hơn. Trên thực tế khi ngân hàng thực hiện một món vay với khách hàng thì ngân hàng phải thực hiện theo hàng loạt các thủ tục từ việc lập hồ sơ đến kí hợp đồng tín dụng, trong khi khách hàng phải đáp ứng rất nhiều loại giấy tờ báo cáo hoạt động kinh doanh; báo cáo thu nhập, chi phí trong vài năm gần đây, giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo, phương án sản xuất kinh doanh… mặc dù các thủ tục đó là hết sức cần thiết những dẫu sao vẫn khiến cho khách hàng tỏ ra ái ngại trong quá trình đến vay vốn ngân hàng. Việc giảm bớt độ cồng kềnh của các thủ tục đó hiện nay đã từng bước đuợc ngân hàng tiến hành. Trong quá trình tiếp xúc với khách hàng hiểu được tầm quan trọng của các giấy tờ, các thủ tục mà ngân hàng đặt ra, đồng thời phải tiến hành xác định khẩn trương các loại giấy tờ mà khách hàng cung cấp, tránh để mất thời gian của khách hàng. Việc làm này phải được thực hiện theo hướng giảm bớt giấy tờ nhằm vừa tạo thuận lợi cho công tác quản lý hồ sơ vay vốn cho ngân hàng vừa gọn nhẹ, giảm bớt được các giấy tờ, thủ tục chồng chéo, trùng lắp cho khách hàng. Giảm bớt số lượng giấy tờ cần công chứng hoặc kết hợp với cơ quan công chứng tạo điều kiện cho khách hàng hoàn thành các giấy tờ một cách nhanh chóng. Vì thực chất thủ tục công chứng cũng chỉ mang tính hình thức, lại mất nhiều thời gian một cách không cần thiết. Khi khách hàng đến ngân hàng xin vay lần đầu, cán bộ tín dụng cần giải thích cặn kẽ về các thủ tục mà khách hàng phải thực hiện, các loại giấy tờ mà khách hàng phải nộp, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ một cách chi tiết, viết các loại giấy tờ theo đúng mẫu qui định tránh cho khách hàng việc phải đi lại nhiều lần. - Giải pháp về bảo đảm tiền vay. Đối với các khách hàng , vấn đề tài sản đảm bảo luôn là một khó khăn khi muốn tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Có những hộ có nhu cầu vay vốn, làm ăn có hiệu quả nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu về tài sản đảm bảo nên không được ngân hàng chấp nhận cho vay. Vì vậy ngân hàng không nên quá đặt nặng vấn đề tài sản đảm bảo mà cần chú trọng xem xét đến tính khả thi của dự án sử dụng vốn vay, coi tính khả thi của dự án là cơ sở quan trọng nhất để cho vay. Hiện nay ngân hàng NHNN&PTNT Bình Lục có thể xem xét tăng mức cho vay không cần tài sản thế chấp đối với một số khách hàng đáng tin cậy. Hoặc với những cơ sở làm ăn tốt đã từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng trước đây, có tình hình sản xuất kinh doanh khả quan minh bạch, ngân hàng có thể cho vay không cần tài sản đảm bảo mà thông qua bảo lãnh của bên thứ ba. - Thời hạn cho vay. Ngân hàng nên xác định và điều chỉnh thời hạn cho vay cho phù hợp hơn với các doanh nghiệp, hộ gia đình. Thời hạn phải căn cứ vào chu kỳ SXKD thực tế của DN và hộ gia đình, dựa vào mục đích vay vốn (để đầu tư tài sản cố định, mua máy móc, thiết bị hay đáp ứng nhu cầu vốn lưu động), kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và các hợp đồng mua bán... Cho vay ngắn hạn là khoản vay tối đa đến 12 tháng được xác định phù hợp với chu kỳ SXKD và khả năng trả nợ ngân hàng. Cho vay dài hạn đối với doanh nghiệp cũng được thực hiện với một số thời hạn nhất định, vẫn chưa bám sát vào thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng. Vấn đề ở đây là chi nhánh cần phải tăng thời gian cho vay trung và dài hạn đối với hộ và doanh nghiệp có tình hình SXKD tốt. 2.Về phía khách hàng . - Thực tế hiện nay trên địa bàn huyện số lượng các hộ gia đình hay các doanh nghiệp đều chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất kinh doanh còn rất hạn chế, điều đó ảnh hưởng tới quy mô sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, gây ảnh hưởng tới hoạt động và doanh thu, các hộ gia đình và doanh nghiệp không đạt đuợc năng suất như mong muốn. Điều đó khiến ngân hàng không mạnh dạn cho các khách hàng này vay với số lượng lớn. Vì vậy trong thời gian tới các hộ gia đình và các doanh nghiệp trên địa bàn phải tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất kinh doanh, chỉ có làm như vậy năng suất sản xuất sản phẩm mới tăng cao, hàng hoá sản xuất ra mới cạnh tranh được với các sản phẩm khác trên thị truờng,lợi nhuận tăng nên khả năng cạnh tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng dễ dàng hơn. - Các hộ gia đình, doanh nghiệp phải mở rộng quy mô sản xuất, quy mô thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Vì hiện nay các hộ gia đình và các doanh nghiệp mới chỉ sản xuất với quy mô nhỏ nên khả năng vay được vốn với số lượng lớn của ngân hàng là rất khó khăn. - Thực trạng hiện nay là lao động làm việc tại các hộ gia đình sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp chưa qua đào tạo, trong khi hầu hết khách hàng tham gia SXKD trên địa bàn chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật thì người lao động giữ vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất, điều đó ảnh hưởng tới năng suất , chất lượng sản phẩm làm ra . Do đó các hộ gia đình và các doanh nghiệp phải trích một phần lợi nhuận hàng năm của mình cho công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động sản xuất tại cơ sở của mình - Tài sản thế chấp là điều kiện mà hầu như không phải khách hàng nào của chi nhánh cũng có thể đáp ứng được trước yêu cầu về tài sản của ngân hàng. Vì vậy phải làm tăng số lượng tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng, đặc biệt là với những món vay lớn . Trước những khó khăn như vậy khách hàng nên có những biện pháp thích hợp để đảm bảo yêu cầu của ngân hàng như nhờ bên thứ ba bảo lãnh hay bảo hộ của các tổ chức trong địa bàn huyện như các hội nông dân, hội CCB, … - Các chủ hộ hay các chủ doanh nghiệp phải thường xuyên đi học tập , nâng cao trình độ, nhất là trong lĩnh vực quản lý và lập các kế hoạch , các phương án , dự án. Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn và lập được các dự án có tính khả thi cao , khi đó họ sẽ vay được vốn ngân hàng dễ dàng hơn mỗi khi họ có nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh IV .Kién nghị. Công tác tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng tại chi nhánh NHNN&PTNT huyện Bình Lục không những có ý nghĩa với với quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình và các doanh nghiệp, mà còn tạo ra một động lực mới cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn, góp phần giúp cho kinh tế trên địa bàn huyện Bình Lục nói riêng và cho toàn tỉnh Hà Nam nói chung phát triển . Làm thé nào để tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho khách hàng tại chi nhánh, đây là vấn đề đòi hỏi cần có sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp, từ trung ương đến địa phương , sự hỗ trợ từ nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội ở nông nghiệp nông thôn. Qua thêi gian häc tËp ë tr­êng, kÕt hîp víi tài liệu đọc được vµ thùc tÕ t¹i chi nh¸nh NHNo & PTNT huyÖn Bình Lục tØnh Hà Nam, t«i xin ®­a ra mét sè kiÕn nghÞ nh­ sau: 1. Với NHNN&PTNT Việt Nam. Sớm có văn bản hướng dẫn đồng bộ, kịp thời các quy chế, văn bản chế độ hiện hành, nhất là trong giai đoạn hiện nay nhiều chế độ đang được sửa đổi bổ sung thay thế. Tạo điều kiện rộng hơn cho chi nhánh trong việc điều hành lãi suất. Tăng cường mở các lớp đào tạo chuyên sâu, đào tạo tác nghiệp cho cán bộ. Có chương trình phần mềm cho kiểm tra kiểm soát , quản lý chất lượng cho vay, đồng thời mở lớp đào tạo tin học cho các cán bộ trong việc sử dụng thành thạo chương trình này. Thiết lập hệ thông lưu trữ thông tin chung của toàn hệ thống. 2. Với NHNN&PTNT Bình Lục. - Tổ chức đúc kết các giải pháp đã thực hiện có hiệu quả và tiếp tục triển khai thực hiện một cách liên tục, rộng khắp, để tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng. - Tăng trưởng tín dụng đi đôi với việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, nhất là nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt… - Đổi mới đội ngũ cán bộ, tăng cường thêm cán bộ trẻ hiểu biết về khoa học kỹ thuật. 3. Với Tỉnh, Huyện. - Nhanh chóng hoàn chỉnh, phê duyệt các quy hoạch tông thể và quy hoạch chi tiết của từng địa phương. - Tăng cường vai trò của tỉnh đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thông qua các chính sách cụ thể như: Chính sách hỗ trợ sản xuất chuyển đổi lô thửa, chính sách khuyến nông, chính sách bảo hiểm, chính sách hỗ trợ kinh phí cho nông dân nuôi trồng thử nghiệm các giống cây con có năng suất chất lượng cao… - Có biện pháp giúp đỡ các hộ sản xuất, doanh nghiệp chế biến, tiêu thu sản phẩm, đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá, bao tiêu sản phẩm cho nông dân để bảo đảm tính ổn định cho sản xuất. - Hoàn thiện cơ sở vật chất nông thôn: Giao thông, thuỷ lợi, bưu điện. Hình thành tụ điểm kinh tế - thương mại ở nông thôn. - Chính quyền các cấp địa phương hỗ trợ, phối hợp với ngân hàng trong việc tuyên truyền vận động xã hội hoá ngân hàng, cung cấp thông tin khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay…...…………………. - UBND tØnh Hà Nam, UBND huyÖn B×nh Lục nhanh chãng tæ chøc triÓn khai cÊp quyÒn sö dông ®Êt ë, ®Êt s¶n xuÊt theo qui ho¹ch, t¹o ®iÒu kiÖn cho ngµnh ng©n hµng thùc hiÖn ®Çu t­ cho vay kinh tÕ hé trªn ®Þa bµn ®­îc thuËn lîi, h¹n chÕ ®­îc rñi ro khi kh¸ch hµng vay ë nhiÒu tæ chøc tÝn dông kh¸c. - UBND huyÖn Bình Lục hoµn thiÖn qui ho¹ch ph¸t triÓn kinh tÕ ®Þa ph­¬ng, qui ho¹ch ngµnh nghÒ, ®Þnh h­íng chuyÓn ®æi c¬ cÊu kinh tÕ trªn ®Þa bµn, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi gióp ng©n hµng cã ®Þnh h­íng ®Çu t­ râ rµng. - UBND huyÖn nªn thµnh lËp hiÖp héi nh÷ng ng­êi s¶n xuÊt, chÕ biÕn cïng mét lo¹i s¶n phÈm ®Ó g¾n kÕt gi÷a c¸c kh©u tõ s¶n xuÊt ®Õn tiªu thô, t¨ng søc chèng ®ì víi biÕn ®éng thÞ tr­êng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA5924.DOC
Tài liệu liên quan