Đề tài Giải pháp phát triển bền vững thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn

PHẦN A : MỞ ĐẦU6 CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ .6 1.Lý do chọn đề tài .6 2.Giới hạn nghiên cứu .8 2.2.Phạm vi nghiên cứu .8 3.Mục đích và mục tiêu nghiên cứu .8 3.1.Mục đích nghiên cứu .8 3.2.Mục tiêu nghiên cứu.9 4.Phương pháp nghiên cứu.9 4.1.Phương pháp trực quan.9 4.2.Phương pháp lý luận.9 4.3.Phương pháp tổng hợp thống kê.9 5.Bố cục đề tài.9 PHẦN B : NỘI DUNG . 10 CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU.10 1.Khái quát về thương hiệu .10 1.1.Các khái niệm cơ bản.10 1.1.1. Khái niệm về thương hiệu11 1.1.2. Khái niệm về thương hiệu ngân hàng .11 1.2.Đặc tính của thương hiệu.11 1.3.Vai trò của thương hiệu .12 1.3.1.Vai trò của thương hiệu đối với các doanh nghiệp:. 12 1.3.2. Vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dùng.13 1.4.Tài sản thương hiệu .13 1.5.Phương pháp định giá thương hiệu .16 2.Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu Agribank.18 3. Những nhận định cũ và mới về đối tượng nghiên cứu.21 3.1. Những hiểu biết sơ lược về đề tài.21 3.1.1.Đề tài 1:. 21 3.2.1.Đề tài 2:. 22 3.3.1.Đề tài 324 CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.25 1.Sơ lược về phương pháp nghiên cứu .25 1.1. Đối tượng nghiên cứu .25 1.2.Phạm vi nghiên cứu.25 1.3. Phương pháp nghiên cứu .25 1.3.1.Phương pháp trực quan.25 1.3.2.Phương pháp lý luận .25 1.3.3. Phương pháp nguyên cứu thu thập số liệu thực tế .26 1.4.Kế hoạch nghiên cứu .26 2.Tiến hành nghiên cứu .26 3.Kết luận và đánh giá.26 Chương IV : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LỤC NGẠN –AGRIBANK.28 1.Giới thiệu về đơn vị thực tập : ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.28 1.1.Giới thiệu chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn.28 1.2.Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Agribank huyện Lục Ngạn.29 1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Agribank huyện Lục Ngạn.31 1.3.1.Về hoạt động huy động vốn.31 1.3.2.Về hoạt động cho vay và đầu tư tín dụng.35 1.3.3.Các loại hình sản phẩm dịch vụ cung cấp .36 1.3.4.Tình hình phát triển công nghệ và hiện đại hóa ngân hàng.36 2. Thực trạng các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn.38 2.1.Tìm hiểu chung :38 2.1.1. Tên thương hiệu :. 38 2.1.2.Biểu tượng và khẩu hiệu:. 38 2.1.3. Mạng lưới hoạt động;. 39 2.1.4. Các hoạt động quảng bá thương hiệu.39 2.2. Nhận xét về tình hình hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lục ngạn.40 2.2.1.Những ảnh hưởng tốt của hoạt động Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lục ngạn.40 2.2.2.Những hạn chế tồn tại trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lục ngạn.41 3.Giải pháp nhằm phát triển bền vững thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônhuyện lục ngạn.42 3.1.Nhóm giải pháp về định hướng phát triển.42 3.2.Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức thương hiệu.42 3.3.Nhóm giải pháp về truyền thống ,quảng bá .43 3.4.Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính .44 3.5.Nhóm giải pháp về hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán .45 3.6.Nhóm giải pháp nâng cao trình độ nhân lực .45 PHẦN C: KẾT LUẬN.47 Chương V : Kết luận và kiến nghị.47

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển bền vững thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẽ dễ dàng được người mua đánh giá cao ở sản phẩm mà họ sắp giới thiệu. Thuộc tính thương hiệu: Giá trị tiềm ẩn đằng sau cái tên của thương hiệu đó chính là những thuộc tính riêng biệt được gắn kết với thương hiệu đó. Các thuộc tính sẽ khác nhau ở từng thương hiệu. Chẳng hạn, khi nhìn hay nghe nhắc tới Electrolux, người ta thường liên tưởng tới chất lượng vượt bậc, đáng tin cậy với độ bền cao. Hay thương hiêu McDonald’s với hình ảnh Ronald McDonald, chiếc bánh hamburger, khoai tây chiên, phục vụ nhanh, nhóm khách hàng mục tiêu là trẻ em và biểu tượng là chữ M hình vòng cung màu vàng. Thuộc tính thương hiệu là một nền tảng cho việc mở rộng thương hiệu như Sony đã dựa trên thương hiệu Sony để mở rộng sang lĩnh vực máy tính xách tay là Sony Vaio, hay sang lĩnh vực game như Sony Play Station…Nếu một thương hiệu được định vị trên những thuộc tính quan trọng đặc thù cho loại sản phẩm đó thì đối thủ cạnh tranh sẽ rất khó khăn trong việc tấn công hoặc sẽ tạo ra được một rào cản vững chắc cho những đối thủ cạnh tranh mới. Những tài sản thương hiệu khác: Một số tài sản sở hữu thương hiệu khác đó là sự bảo hộ của pháp luật hay là mối quan hệ với kênh phân phối. Việc bảo hộ của pháp luật để tránh hiện tượng một đối thủ cạnh tranh sử dụng tên hay kiểu dáng hoàn toàn giống sản phẩm của công ty. Mối quan hệ của kênh phân phối sẽ giúp cho sản phẩm chiếm được những vị trí tốt trên vị trí trưng bày. 1.5.Phương pháp định giá thương hiệu . Ngày nay, để định giá thương hiệu, người ta thường sử dụng phương pháp “kinh tế’ do Interbrand đề ra năm 1988, là phương pháp được thừa nhận rộng rãi nhất, đã được áp dụng ở hơn 3.500 cuộc định giá trên toàn thế giới. Phương pháp này giúp tính ra giá trị của thương hiệu không chỉ phù hợp với các nguyên lý tài chính hiện nay mà còn có thể dùng nó để so sánh với tất cả tài sản khác của doanh nghiệp. Thương hiệu được định giá bằng cách xác định thu nhập trong tương lai có thể kiếm được nhờ thương hiệu, sau đó quy số tiền này về giá trị hiện tại bằng cách sử dụng lãi suất chiết khấu (lãi suất chiết khấu phản ánh mức độ rủi ro của số tiền lãi trong tương lai). Phương pháp này dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Markerting và tài chính. Ở khía cạnh Markerting, người ta quan tâm đến khả năng tạo ra lợi nhuận của thương hiệu đối với các hoạt động kinh doanh. Ở khía cạnh tài chính, giá trị thương hiệu chính là giá trị qui về hiện tại của thu nhập mong đợi trong tương lai có được nhờ thương hiệu. Theo phương pháp này, việc định giá thương hiệu thực hiện theo 5 bước sau: Bước 1: Phân khúc thị trường: Thương hiệu ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng, song có sự khác biệt ở mỗi thị trường. Thị trường của thương hiệu được chia thành nhiều nhóm khách hàng tương đối đồng nhất với nhau theo những tiêu chuẩn như sản phẩm hay dịch vụ, kênh phân phối, bằng sáng chế, khu vực địa lý, khách hàng hiện tại và khách hàng mới v.v… Thương hiệu được định giá theo mỗi phân khúc và tổng giá trị của các phân khúc sẽ cấu thành tổng giá trị của thương hiệu. Bước 2: Phân tích tài chính: Tiếp theo bước 1, ở mỗi phân khúc, xác định và dự báo doanh thu lẫn thu nhập từ các tài sản vô hình có được nhờ thương hiệu. Khoản thu nhập vô hình bằng doanh thu thương hiệu trừ đi chi phí hoạt động, các khoản thuế liên quan và lãi vay. Có thể nói khái niệm này cũng giống như khái niệm lợi nhuận về mặt kinh tế. Bước 3: Phân tích nhu cầu: Chỉ số “Vai trò xây dựng thương hiệu” thể hiện phần trăm đóng góp của thu nhập vô hình có được nhờ thương hiệu. Nó được tính bằng cách xác định những nhánh nhu cầu khác nhau của việc kinh doanh dưới cùng một thương hiệu, sau đó đo lường mức độ ảnh hưởng của thương hiệu. Thu nhập của thương hiệu bằng chỉ số “Vai trò xây dựng của thương hiệu” nhân với thu nhập vô hình. Bước 4: Tiêu chuẩn cạnh tranh: Phân tích những thế mạnh và điểm yếu của thương hiệu nhằm xác định lãi suất khấu trừ thương hiệu (lãi suất này phản ánh độ rủi ro của thu nhập kỳ vọng trong tương lai có được nhờ thương hiệu), được đo lường bởi “Điểm số sức mạnh thương hiệu”. Để có được kết quả này, người ta kết hợp xem xét các tiêu chuẩn cạnh tranh và tập hợp kết quả đánh giá về thị trường của thương hiệu, mức độ ổn định, vị trí lãnh đạo, xu hướng phát triển, hỗ trợ, độ phủ thị trường v.v… Bước 5: Tính toán giá trị thương hiệu: Giá trị thương hiệu là giá trị hiện thời (NPV) của thu nhập dự đoán có được nhờ thương hiệu. Kết quả NPV không chỉ rút ra ở thời điểm dự đoán mà còn ở thời điểm xa hơn nữa để có thể phản ánh khả năng tạo ra nguồn thu nhập liên tục trong tương lai của thương hiệu. 2.Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu Agribank. Từ khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập (ngày06/5/1951), hệ thống Ngân hàng Việt Nam được tổ chức theo mô hình ngân hàng một cấp ở miền Bắc đến năm 1975 và cả nước từ năm 1975 đến năm1988. Ngân hàng Nhà nước vừa làm chức năng của Ngân hàng Trung ương, quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng, vừa trực tiếp thực hiện các hoạt động của ngân hàng thương mại. Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, hình thành ngân hàng hai cấp: 1. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) làm chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, ngân hàng; 2. Các ngân hàng chuyên doanh trực tiếp kinh doanh tiền tệ - tín dụng và dịch vụ ngân hàng (trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam), hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới của ngành ngân hàng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trên cở sở Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, ngày 15/10/1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 280/QĐ-NH5 thành lập lại và đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tên này được duy trì từ đó đến nay. Ngoài chức năng vốn có của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện đường lối CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước. Một lần nữa, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được khẳng định là ngân hàng chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn ở nước ta. Tổ chức bộ máy kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện theo mô hình 2 cấp, gồm cấp quản trị điều hành và cấp kinh doanh. Tại Trụ sở chính gồm có HĐQT, Ban Tổng Giám đốc và các đầu mối là 18 Ban nghiệp vụ giúp việc cho HĐQT và Tổng Giám đốc, ngoài ra còn có 03 VPĐD tại miền Nam, miền Trung và Campuchia. Các chi nhánh kinh doanh gồm có các đơn vị hạch toán độc lập, phụ thuộc, sự nghiệp, hùn vốn, góp vốn liên doanh, được chia thành 4 cấp (cấp I, cấp II, cấp III và phòng giao dịch). Đến 31/12/2004, toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam có tổng cộng1.886 chi nhánh các cấp, trong đó: Sở giao dịch và chi nhánh cấp I (107) và các chi nhánh phụ thuộc (cấpII, cấp III và phòng giao dịch) (1.722): 1.829 Công ty trực thuộc (8) và các chi nhánh (25): 33 Đơn vị sự nghiệp (3) và các đơn vị phụ thuộc (13): 16 VPĐD (Miền Nam, Miền Trung và CamPuChia): 3 Ngân hàng liên doanh Việt Thái (Vinasiam) và 1 chi nhánh tại Hà Nội, 1 chi nhánh tại Đà Nẵng: 3 Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia, công ty cổ phần mía đường Lam Sơn: 2 Vốn tự có của NHNo&PTNT Việt Nam chủ yếu vẫn là vốn điều lệ do Nhà nước cấp, tính đến cuối năm 2004 đạt 6.200 tỷ đồng, tỷ lệ vốn tự có/tài sản có rủi ro đạt > 5%, thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế là 8%.Là một trong số những ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất tại Việt Nam. Đến cuối năm 2004, NHNo&PTNT Việt Nam có quan hệ đại lý với 892 ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ. Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân Hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như: Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và 1998, Hội nghị Tín dụng Nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản tháng 4/2003.NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp. Đến cuối năm 2004 đã tiếp nhận và quản lý có hiệu quả 77 dự án với tổng số vốn 2.783 triệu USD, số vốn qua NHNo&PTNT Việt Nam 2.012 triệu USD, đã giải ngân 788 triệu USD. Toàn hệ thống có trên 28.000 cán bộ nhân viên, song còn hạn chế về số lượng cán bộ được đào tạo chuyên sâu về quản trị ngân hàng hiện đại, đặc biệt là chưa có cán bộ được đào tạo trực tiếp tại các trường đại học quốc tế lớn. 3. Những nhận định cũ và mới về đối tượng nghiên cứu. 3.1. Những hiểu biết sơ lược về đề tài. 3.1.1.Đề tài 1: Trịnh Quốc Trung (2009) “ Thương hiệu Sacombank trong nền kinh tế hội nhập. Thực trạng và giải pháp”. Trường Đại học kinh tế Quốc Dân. 3.1.2.Đối tượng và phạm vi từ đề tài 1 . Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thương hiệu ngân hàng và thương hiệu Sacombank Phạm vi nguyên cứu trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hội nhập của Việt Nam hiện nay. 3.1.3. Nội dung đề tài. Sơ lược nội dung của đề tài . Đề tài đã đưa ra được những lý luận chung về tài sản vô cùng quý giá của ngân hàng.Như khái niệm thương hiệu, thành phần của thương hiệu, khái niệm thương hiệu ngân hàng và đã trình bày sơ lược về Sacombank như : lịch sử hình thành và phát triển, tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây đồng thời đưa ra một số kết luận chung về vị thế của thương hiệu Sacombank hiện tại, góp phần đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu Sacombank . 3.1.4. Nhưng nhận định về những nội dung có liên quan từ đề tài trên là. Mặt tốt của đề tài . Về cơ bản đã trình bày những lý luận chung về tài sản vô cùng quý giá của ngân hàng.Như khái niệm thương hiệu, thành phần của thương hiệu, khái niệm thương hiệu ngân hàng. Đồng thời, cũng đã đưa ra những lợi ích của thương hiệu đối với ngân hàng và đối với nền kinh tế, kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu của một số ngân hàng lớn trên thế giới như : Citibank, HSBC, ANZ. Những mặt còn hạn chế như .Đề tài vẫn còn thiếu sót nhiều các bước nghiên cứu đề tài hay những phương pháp nghiên cứu còn hạn chế , phần nội dung bố cục còn chua đi xâu như giải pháp nhằm xây dựng thưng hiệu tác giả chỉ chú trọng vào đưa ra các khái niệm hạn chế về tài liệu thực tế của nền kinh tế hay ở bố cục đề tai tác giả giói gọn trong 3 chương rễ tạo ra sự trồng tréo về mặt nội dung của đề tài ..... 3.2.1.Đề tài 2: Nguyễn Văn Hạnh (2010)“Giải pháp phát triển bền vững thưng hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam” . http:// thưvienluanvan.com 3.2.2.Đối tượng và phạm vi từ đề tài 2. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thương hiệu ngân hàng và thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam. Phạm vi nguyên cứu trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hội nhập của Việt Nam hiện nay. 3.2.3. Nội dung đề tài. Sơ lược nội dung đề tài . Đề tài đã làm rõ khái niệm về thương hiệu, sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu, những đặc tính về thương hiệu, vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng và phương pháp xác định giá trị thương hiệu. Ngoài ra, chúng ta cũng nghiên cứu quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu, những thách thức của việc tạo dựng một thương hiệu có giá trị và kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu thành công và Thực trạng NHNo&PTNT Việt Nam và hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của ngân hàng này ra sao. 3.2.4.Nhưng nhận định về những nội dung có liên quan từ đề tài trên là. Mặt tốt của đề tài .Đề tài đã làm rõ khái niệm về thương hiệu, sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu, những đặc tính về thương hiệu, vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng và phương pháp xác định giá trị thương hiệu. Ngoài ra cũng nghiên cứu quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu, những thách thức của việc tạo dựng một thương hiệu có giá trị và kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu thành công.Tác giả cho ta biết Thực trạng NHNo&PTNT Việt Nam và hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của ngân hàng này ra sao. Là một NHTM Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam có những lợi thế nhất định nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức của tiến trình hội nhập quốc tế ngành ngân hàng và những thách thức của yêu cầu phải vươn ra thị trường thế giới. Để có thể đương đầu với những thách thức, duy trì vị thế hiện tại và không ngừng phát triển, NHNo&PTNT Việt Nam cần phải thực hiện hàng loạt giải pháp nhằm phát triển bền vững thương hiệu của mình. Những mặt còn hạn chế như .Ngoài về mặt phân bổ bố cục của đề tài còn chua chua thuyết phục đọc giả vì bố cục sơ sài ít trình bày về mặt hình thức giới thiệu , về mặt nội dung đề tài đề tài khá hoàn trỉnh . 3.3.1.Đề tài 3 Đặng Thành( 2005) “Từ thương hiệu uy tín đến tập đoàn tài chinh mạnh,đa năng” Internet http:// thưvienluanvan.com 3.3.2.Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài . Đối tượng của đề tài là thương hiệu uy tín của ngân hàng tạo thành tập đoàn chi nhánh mạnh ,đa năng . Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thương hiệu uy tín trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế tạo thành tập đoàn tài chính . 3.3.3.Nội dung đề tài . Đề tài đã xây dựng thương hiệu của ngân hàng nêu được tầm quan trọng của thương hiệu khái quát cụ thể quá trình xây dựng thương hiệu có uy tín để đi đến tập đoàn tài chính mạnh ,đa năng . 3.3.4. Nhưng nhận định về những nội dung có liên quan từ đề tài trên là. Mặt tốt của đề tài : Từ Đề tài rút ra được thương hiệu cần cần phải làm những gì để tạo ra sự khác biệt mang lại sự uy tín cần thiết của một ngân hàng từ đó cho chúng ta biết sức mạnh tài chính khi đã thành tập đoàn nó thể hiên một tiềm lực mạnh mẽ tạo thành khối đoàn kết ……cũng giống như hai đề tài trên đề tài này có sự khác biệt ở chỗ đã đưa thương hiệu không nhưng bó hep ở địa vị phát huy cùng ngân hàng mà còn thể hiên tính chất từng bước phát triển bền vững mạnh mẽ theeo một hệ thống . Những mặt còn hạn chế : Do đề tài chỉ khái quát cụ thể đường tiến uy tin của thương hiệu nên những hạn chế không nhiều ,dường như là không có chỉ có thể xem đề tài qua những yêu điểm của đề tài . CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1.Sơ lược về phương pháp nghiên cứu . 1.1. Đối tượng nghiên cứu . Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thương hiệu ngân hàng và thương hiệu Agribank huyện Lục Ngạn. 1.2.Phạm vi nghiên cứu. Thương hiệu của ngân hàng Agribank huyện Lục Ngạn.trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hội nhập của Việt Nam hiện nay. 1.3. Phương pháp nghiên cứu . 1.3.1.Phương pháp trực quan. Đối tựng quan sát thực trạng xây dựng và phát triển về thương hiệu của ngân hàng và thương hiệu của ngân hàng Agribank huyện Lục Ngạn. Địa điểm quan sát tại Ngân hàng Agribanh huyện lục ngan. Mục đích tim hiểu thực trạng xây dựng và phát triển về thương hiệu nhằm đua ra giải pháp phát triển bền vững thương hiệu Agribanh huyện lục ngan ,vưng mạnh.không chỉ trong nước mà còn vươn ra khu vực thế giới . 1.3.2.Phương pháp lý luận . Trước tiên tìm hiểu thông tin hay thu thập thông tin ma ta có đươc từ ngân hàng Agribank huyện Lục Ngạn bằng cách chú ý quan sát học hỏi từ nhưng nhân viên ngân hàng ,đi xâu vào hoat động làm việc của ngân hàng thu thập các dữ liệu bảng biểu hay số liệu chứng từ ngoài ra chúng ta phải thu thạp thông tin từ đài ,báo ,internet .....khi đã thu thập thông tin dữ liên song ta tiền hành sử lý thông tin phân loại các số liệu bảng mẫu rùi phác thảo đề tài thiết lập bảng biểu theo khung đề tài thực tập . 1.3.3. Phương pháp nguyên cứu thu thập số liệu thực tế . Khi đã xác định thời gian địa điểm thu thập giữ liệu thông tin tài liệu cần thiết cho đề tài như trên chúng ta cần thu thập tài liêu với nội dung nguyên cứu về thương hiệu không những từ ngân hàng Agribank huyện Lục Ngạn mà còn tìm kiếm những thông tin khác có liên quan tới đề tài của mình như:các hoạch định định hướng của nhà nước về vấn đề thương hiệu ….khi đó ta sử dụng các tài đó với mục đích hoàn thiện đề tài . 1.4.Kế hoạch nghiên cứu . Kế hoạch nghiên cứu lần 1: Thu Thập thông tin có nội dung liên quan tới đề tài nghiên cứu trong thực tế trên sách ,báo ,intenrnet....tạo khung đề tài xây dựng hệ thống đề tài .(07/03 đến 01/04/2011) Kế hoạch nghiên cứu lần 2: Triển khai xây dưng đề tài từ thông tin số liệu thực tế tại đơn vị thực tập kết hợp với các thông tin số liệu từ kế hoạch nghiên cứu lần 1.(01/04 đến 15/05/2011) 2.Tiến hành nghiên cứu . Quá trình công việc nghiên cứu thực hiện đề tài : Nghiên cứu đề tài ,xác định nhưng thuận nợi và khó khăn từ đề tài nghiên cứu tìm ra giải pháp thực hên đề tài .(07/03 đến 15/03/2011) Tìm kiếm thông tin số liệu có liên quan tới nội dung đề tài trên sách báo ,intenrnet ....xử lý số liêu phân loại số liêu .15/03 đến 20/03/2011) Thu thập số liêu thông tin bảng biểu tù đơn vị thực tập xây dựng đề tài chi tiết .(20/03 đến 01/04/2011) Hoàn thiện đề tài .(01/04 đến 10/05/2011) Kiểm tra lại đề tài.(10/05 đến 15/05/2011) 3.Kết luận và đánh giá. Kết quả nghiên cứu . Sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu qua tài liệu sách báo và trên thực tế quá trình thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lục ngạn. Em đã thu được một số kêt quả như sau ; Qua tài liệu ,sách, báo ,internet…. Kết quả thu được một số thông tin về hoạt động và xu thế phát triển bền vững thương hiệu tại các ngân hang nông nghiệp và phát triển nông thôn trong nước cùng với đó là các chính sách thúc đẩy phát triển thương hiệu từ phía nhà nước . Những phản hồi từ khách hàng thường xuyên hoặc không thường xuyên giao dịch với ngân hàng về vấn đề thương hiệu của các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Agribank...... Qua thực tế ( Đơn vị thực tập). Kết quả thu được những số liệu chính xác từ các ngân hàng như: Tình hình tăng trưởng tổng tài sản của ngân hàng ,huy động vốn của ngân hàng ,tình hình cho vay vốn ,kết quả hoạt động kinh doanh ....cùng với những số liệu và các hoạt động tạo giả pháp phát triển thương vững chắc nhờ vào các chiến lược kinh doanh uy tín chất lương từ ngân hàng đưa đến khách hàng qua các dịch vụ của ngân hàng mà tôi đã tìm hiểu được từ đơn vị thực tập .. Đánh giá kết quả . Trước kết quả đã thu được hoàn toàn là nhưng số liệu chính xác đáng tin cậy với những tài liệu trên em có thể viết được bài báo cáo này . Chương IV : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LỤC NGẠN –AGRIBANK. 1.Giới thiệu về đơn vị thực tập : ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang. Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lục Ngạn ; Địa điểm : Thị trấn chũ -Huyện lục ngạn –Tinh Bắc Giang. Số điện thoại: 02403 882 212. Giám đốc : Dương Văn Hường . Phó Giám đốc :Nguyên Quốc Hưởng . 1.1.Giới thiệu chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn. NHNN&PTNT Lục ngạn được thành lập ngày 26/3/1988. NHNN&PTNT huyện Lục Ngạn hoạt động trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng cùng cạnh tranh, những năm qua ngân hàng đã có nhiều giải pháp hữu hiệu để tăng khối lượng tín dụng một cách vững chắc và đảm bảo hiệu quả kinh doanh tại NHNN&PTNT huyện Lục Ngạn đã áp dụng nhiều hình thức cho vay, mở rộng quan hệ với khách hàng kết hợp hài hoà giữa việc cho vay bằng nguồn vốn huy động tại địa phương và nguồn vốn uỷ thác khác đầu tư. Cũng giống như các NHTM khác, nguồn lợi nhuận chủ yếu là hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng, trong hoạt động này mục tiêu chủ yếu của các nhà quản lý là thu lợi nhuận từ nhu cầu cấp tín dụng của cộng đồng. Thành công của ngân hàng phụ thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch tín dụng. Vì vậy muốn làm được điều đó phải có một chính sách cho vay thích hợp, hợp pháp đảm bảo an toàn có hiệu quả. Là một ngân hàng nằm trong hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam, NHNN&PTNT huyện Lục Ngạn ngoài việc thực thi tốt đường lối chính sách chung của toàn hệ thống ngân hàng còn đề ra những chiến lựơc kinh doanh cụ thể phù hợp với địa bàn hoạt động. Với phương châm ” nhanh chóng, chính xác, an toàn” trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, ứng dụng công nghệ tiến tiến, nhanh chóng, tiết kiệm trung gian, chi phí với phong cách phục vụ khách hàng tận tình, NHNN&PTNT huyện Lục Ngạn ngày càng tranh thủ được tình cảm và sự tín nhịêm của khách hành. 1.2.Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Agribank huyện Lục Ngạn. Cơ cấu tổ chức được thể hiện rõ qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của NHN0&PTNT huyện Lục Ngạn. Ban giám đốc Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán ngân quy Phòng hành chính nhân sự Ngân hàng cấp 3 Lim Ngân hàng cấp 3 Kim Ngân hàng cấp 3 Biển Động Ngân hàng cấp 3 Tân Sơn PGĐ Số 92 NHNo Lục Ngạn gồm 1 trụ sở NH huyện tại trung tâm của huyện là thị trấn Chũ và 5 PGD trực thuộc tại các khu vực kinh tế trọng điểm trong huyện. Các phòng ban được bố trí cụ thể như sau: Ban giám đốc : Bao gồm giám đốc và 3 phó giám đốc phụ trách các mặt hoạt động khác nhau, gồm: 1 Phó giám đốc phụ trách phòng Kinh Doanh 1 phó giám đốc phụ trách phòng kế toán - ngân quỹ 1 Phó giám đốc phụ trách phòng tổ chức hành chính Phòng tín dụng kinh doanh: có nhiệm vụ điều tra, thẩm định và cho vay đối với khách hàng, tiếp thị khách hàng về công tác huy động vốn. Phòng kế toán - ngân quỹ: có nhiệm vụ ghi chép, hạch toán, theo dõi các nghiệp vụ về huy động vốn, cho vay, thu nợ, thực hiện các dịch vụ đối với khách hàng, quản lý hồ sơ vay vốn theo quy định, thu - chi tiền mặt... Phòng hành chính tổ chức: thực hiện các công việc quản lý hành chính, thi đua khen thưởng…sắp xếp bố trí nhân sự, tham mưu cho Giám đốc để đảm bảo hoạt động của NH và các chính sách của người lao động. Các NH cấp 3 Lim Kim, Biển Động, Tân Sơn hoạt động kinh doanh (huy động vốn, cho vay, các dịch vụ NH khác…) trên địa bàn của mình. Phòng giao dịch 92: có nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn, mua bán vàng bạc đá quý, cho vay cầm cố... Cùng với sự phát triển và tăng trưởng các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh, việc bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cũng như việc sử dụng bố trí cán bộ được Chi nhánh quan tâm bởi thế đã tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Chi nhánh điều kiện thuận lợi cho mỗi cán bộ, công nhân viên phát huy hết khả năng của mình. Năm 2008, 2009, 2010 NHNo Lục Ngạn đạt danh hiệu là đơn vị lá cờ đầu trên 10 huyện, TP của NHNo Bắc Giang. 1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Agribank huyện Lục Ngạn. 1.3.1.Về hoạt động huy động vốn. A.Công tác huy động vốn . Vốn là một yếu tố tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đối với các nghành trong nền kinh tế nói chung, vốn tự có đóng vai trò quan trọng còn vốn đi vay chỉ là vốn bổ sung. Riêng đối với ngành ngân hàng – một loại hình doanh nghịêp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ “đi vay để cho vay” – thì lại khác. Vốn đi vay lại là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn của ngân hàng. Có thể nói, huy động vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chủ yếu quyết định qui mô hoạt động, qui mô tín dụng mà còn quyết định đến khả năng thanh toán và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, NHNN & PTNT huyện Lục Ngạn đã không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau, đưa ra nhiều sản phẩm khác nhau như : tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, kỳ phiếu, đặc biệt ngân hàng hay có những đợt gửi tiền có quà khuyến mại, gửi tiền tiết kiệm dự thưởng. Với những cố gắng hết mình, ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan. Ta có thể thấy rõ qua bảng số liệu sau : Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn năm 2008-2009-2010. Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009 so 2008 So sánh 2010 so 2009 Tỷ trọng Tổng nguồn vốn 124.845 179.597 220.469 54.752 40.872 22,8% 1.Huy động KKH 32.430 21.842 33.781 -10.588 11.939 54,7% Trong đó: - TG kho bạc 5.770 0 0 0 0 - TG các TCKT 716 253 575 -463 322 27,3% - TG TK dân cư 25.944 21.589 33.206 -4355 11.617 53,8% 2.Huy động có kỳ hạn 76.748 100.599 114.639 23.851 14.040 14,0% 3.Phát hành giấy tờ có giá 15.667 57.156 72.049 41.489 14.893 26,0% Tổng nguồn vốn nội và ngoại tệ quy đổi tính đến thời điểm 31/12/2010 đạt 220.469 triệu đồng tăng 40.872 triệu đồng so với năm 2009 có tốc độ tăng trưởng 22,8%, tăng 95.624 triệu đồng so với năm 2008. Nguồn vốn tăng trưởng chủ yếu là nguồn tiền gửi dân cư, đặc biệt là nguồn huy động tiền gửi có kỳ hạn tăng 14.040 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 14%, giấy tờ có giá tăng 14.893 triệu đồng, tốc độ tăng 26% so với năm 2009. Còn những năm trước đó sự tăng trương xem ra không đồng đều do diều kiện của nền kinh tế anh hương không nhỏ tới hoạt động của ngân hàng . B.khái quát tình hình sử dụng vốn. Ngay từ đầu năm Ngân hàng đã tập trung chỉ đạo hướng dẫn đầu tư mở rộng tín dụng vào phát triển các dự án như, ADB, KFW, RDF kể cả cho vay ngắn hạn. Tiền vay để sản xuất nhu cầu đời sống. Tích cực tìm kiếm và tiếp nhận khách hàng mở tài khoản và cho vay tại Ngân hàng. Quán triệt đổi mới trong cách làm việc, giải quyết công việc nhanh, kịp thời ở mọi khâu, tạo sự phối hợp đồng bộ các mặt hoạt động để thu hút khách hàng, thúc đẩy mở rộng tín dụng. Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh bằng vốn của khách hàng, do vậy chất lượng hiệu quả cuả công tác sử dụng vốn là vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Địa bàn hoạt động của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn với 29 xã, 1 thị trấn. NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn xác định đối tượng hộ gia đình là khách hàng chủ yếu, dư nợ mang tính ổn định, ngoài ra còn mở rộng cho vay các doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ. Tình hình sử dụng vốn được thể hiện qua bảng sau : Bảng 2 : Tình hình dư nợ Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Tổng dư nợ 286469 333509 408058 116,42(%) 122,35(%)  1 Cho vay ngắn hạn 135323 220205 201575 162,72(%) 91,53(%) tỷ trong (%) 47.24 66,03 49,4  2 Cho vay trung dài hạn 151146 113304 206453 74,96(%) 182,21(%) tỷ trong (%) 52.76 33,97 50,6 Ngoài huy động vốn và cho vay ngân hàng còn tiến hành các hoạt động trung gian thanh toán của mình như dịch vụ chuyển tiền điện tử, chuyển tiền nhanh thanh toán qua mạng trong và ngoài hệ thống trên phạm vi toàn quốc. C.Tình hình thu nhập và chi phí của ngân hàng. Bảng 3: Thu nhập và chi phí Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Thời điểm Tổng thu nhập Tổng chi phí Chênh lệch thu nhập- chi phí 31/12/2008 25.389 8.491 16.898 31/12/2009 47.800 34.322 13.480 31/12/2010 2009/2008 2010/2009 51.140 188.27(%) 106.98(%) 36.875 404.21(%) 107.43(%) 14.265 79.77(%) 105.82(%) Bảng 3 cho thấy lợi nhuận năm 2010 tăng hơn đáng kể so với năm 2009 đây là thành tích đáng khích lệ của Ngân hàng, thể hiện sự cố gắng trong công tác kinh doanh.Nhưng so sánh tổng chi phí thì còn khá cao mức độ yawng cũng nhanh sự chênh lệch thu nhập của ngân hàng theo tỷ lệ trên cho thấy sự khả quan phát triển trậm nhưng chắc chắn . 1.3.2.Về hoạt động cho vay và đầu tư tín dụng. Tổ chức tạo vốn và sử dụng vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả là hoạt động quan trọng bậc nhất của ngân hàng thương mại. Nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận thu được của ngân hàng. Nó cũng được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của ngân hàng. Tình hình cho vay trong những năm qua tại NHNN & PTNT huyện Lục Ngạn như sau : Bảng 4 : Qui mô và tình hình cho vay Đơn vị :Triệu đồng TT Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 1 Cho vay ngắn hạn 135323 220205 201575 162.72(%) 91.53(%) 2 Cho vay trung và dài hạn 151146 113304 206453 74.96(%) 182.21(%) 3 Tình hình nợ xấu 9102 6855 11867 75.31(%) 173.11(%) 4 Tổng sử dụng vốn 286469 333509 408058 116.42(%) 122.35(%) Trong những năm gần đây,ngân hàng đã mở rộng qui mô sử dụng vốn. Năm 2009 qui mô đã tăng lên 47040 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 74549 triệu đồng so với năm 2009. Trong năm 2010 ngân hàng có xu hướng chuyển đổi cơ cấu cho vay từ ngắn hạn sang trung hạn. Điều này là do có các nguồn vốn dự án giúp đỡ bà con nông dân phát triển nông nghiệp. Về tình hình nợ xấu trong năm 2010 tăng lên khá nhiều. Nguyên nhân một phần là do tình hình kinh tế có nhiều biến động làm người vay gặp nhiều khó khăn nên không thực hiện đúng kế hoạch trả nợ trả lãi. Và hiện nay tình hình chuyển nợ quá hạn thực hiện theo văn bản 636 tính thêm các món nợ ăn theo nên dẫn đến số nợ xấu tăng lên. Nhưng nhìn chung ngân hàng đã thực hiện rất tốt mục tiêu và nhiệm vụ của mình làm cho tốc độ dư nợ tăng trưởng đều đặn qua các năm. 1.3.3.Các loại hình sản phẩm dịch vụ cung cấp . Từ hoạt động chỉ đơn thuần là huy động vốn cho vay, đến nay, Agribank Huyện lục Ngạn đã đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình. Hiện tại, Agribank Huyện lục Ngạn có thể cung cấp tới khách hàng tất cả các dịch vụ ngân hàng đang có tại Việt Nam. Việc cung cấp đa dạng dịch vụ không chỉ giúp tăng thu nhập, mà còn là hướng phát triển chiến lược của Agribank Huyện lục Ngạn trong dài hạn, từng bước tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ hoạt động tín dụng, đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững. 1.3.4.Tình hình phát triển công nghệ và hiện đại hóa ngân hàng. Ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động ngân hàng. Ngân hàng cần tăng cường cơ sở vật chất hiện đại giúp cho hoạt động của Ngân hàng theo kịp với sự phát triển của ngành kinh tế hiện nay. Hiện nay ở ngân hàng công việc rất nhiều, số lượng máy móc giúp cho công việc còn ít, trong số đó có 1 số máy sử dụng từ lâu đã cũ không phù hợp với khối lượng công việc lớn hơn. Nếu Ngân hàng thanh lý những máy móc đó thay vào bằng những máy móc thiết bị hiện đại nó sẽ giúp cho Ngân hàng hoạt động linh hoạt hơn, đồng thời nó còn giúp cho cán bộ Ngân hàng giảm được khối lượng công việc tăng năng suất lao động. Ngoài ra những dụng cụ phải đầy đủ để phục vụ tốt cho công tác nghiệp vụ Ngân hàng và được bố trí ngăn nắp trong phòng. Nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ làm việc . Ngân hàng phải có “Chiến lược” đào tạo cán bộ sao cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, số lượng công việc biết sử dụng máy tính còn rất hạn chế, trong khi đó khối lượng công việc ngày càng nhiều, phần mềm áp dụng thường thay đổi liên tục, nên mất nhiều thời gian sửa đổi để sử dụng được máy móc thiết bị đó. Ngân hàng cần mở lớp cử thêm cán bộ nhân viên học cách sử dụng máy nâng cao trình độ giúp cho công việc được nhanh chóng hoàn thành, tạo điều kiện để cán bộ nhân viên cập nhật được những thay đổi trong cả chuyên môn nghiệp vụ cũng như trong kinh tế thị trường. Đặc biệt, ngân hàng cần đào tạo thêm về kiến thức tin học để cán bộ nhân viên có thể hiểu và phát huy hết tác dụng của các phần mềm. Từ đó có thể xử lý vững vàng, chính xác các nghiệp vụ phát sinh của mình trong môi trường kế toán ngày càng đòi hỏi ở mức độ cao . Nâng cao mối quan hệ giữa ngân hàng với chính quyền địa phương . Phải có sự phối hợp chặt chẽ, giữa cán bộ tín dụng với chính quyền địa phương thôn xã, thường xuyên thông báo tình hình cho vay thu nợ với UBND xã, để cùng phối kết hợp giữa Ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều lợi nhuận giúp cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển. 2. Thực trạng các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn. 2.1.Tìm hiểu chung : 2.1.1. Tên thương hiệu : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn (Agribank) là một thương hiệu ngân hàng có tên tuổi từ lâu , mang nhiều dấu ấn về sự tận tình chu đáo phục vụ mọi khách hàng ,khách hàng tìm đến ngân hàng đều có thể tận hưởng được sự thoải mái với thái độ vục vụ của nhưng nhân viên ngân hàng . 2.1.2.Biểu tượng và khẩu hiệu: Biểu tượng ( logo) là một yếu tố tác động trực tiếp đến thị giác, làm tăng khả năng nhận biết của khách hàng đối với một thương hiệu. Nhận thức được điều đó, với logo trên biểu thị cho thấy khẩu hiệu phát huy của ngân hàng là vì một việt nam tươi đẹp . nền của logo chủ đạo là nền xanh xen giữa là nên đỏ xuyên giữa là hình bông lúa biểu trưng cho con người nông thôn việt nan mang phẩm chất cần cù ,là một nước đi lên từ cây lúa nhìn vào logo cho ta thấy Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vì một việt nam tươi đẹp vững bước với nền kinh tế phát triển đồng đều . 2.1.3. Mạng lưới hoạt động; Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn (Agribank) khắp trên địa bàn huyện lục ngạn với nhiều liên kết với các doanh nghiệp trong vùng và các doanh nghiệp thuộc các vùng lân cận ,cùng với là những mối quan hệ giữa các chi nhánh ngâgn àng trong cả nước tạo nhiều điều kiên phát triển . Với mạng lưới rộng khắp này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Agribank huyện lục ngạn trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ như thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển tiền, thanh toán quốc tế. Hệ thống mạng lưới góp phần quảng bá, khẳng định thương hiệu qua các hoạt động thiết thực, hiệu quả của mình. 2.1.4. Các hoạt động quảng bá thương hiệu. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng . Giống như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực khác các ngân hàng cũng phải quảng bá thương hiệu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hìnhˆ Đây là hình thức quảng bá thương hiệu mang tính phổ thông. Hiện nay Agrink Huện lục ngạn đang quảng cáo logo của mình trên tạp chí kinh tế Huyện lục ngạn , báo Huyên lục ngạn một cách thường xuyên, liên tục. Thông qua việc tài trợ các chương trình hành động vì cộng đồng . Sau một thời gian hình thành và phát triển,Agribank Huyện lục ngạn đã trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Huyện và là đơn vị tiên phong trong việc góp phần chia ngọt sẻ bùi với cộng đồng. Thông qua các chương trình hành động cụ thể được thông tin rộng rãi, Abgibank Huyện lục ngạn vừa hướng tới việc góp phần đem lại hạnh phúc, phồn vinh cho cộng đồng vừa quảng bá thương hiệu của Ngân hàng một cách hiệu quả. Cụ thể : chương trình khuyến học tại các địa phương trong vùng tại các trường tiểu học ,trung học ,ủng hộ tặng quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn nhằm động viên các em cố gắng sức học tập vì một ngày mai tươi đẹp. Tham gia hoạt động từ thiện xây dựng nhà tình nghĩa tình thương cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt bảo trợ các mái ấm tình thươngr tài trợ nạn nhân chất độc màu da cam, tài trợ bệnh nhân nghèo gặp khó khăn… 2.2. Nhận xét về tình hình hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lục ngạn. 2.2.1.Những ảnh hưởng tốt của hoạt động Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lục ngạn. Thông qua các hoạt động của ngân hàng tạo được những hình ảnh tốt như sau : Tạo được Sự tin cậy từ phái khách hàng thông qua cách hoạt động chăm sóc khách hàng ngân hàng Agribank Huyện lục ngạn thể hiện chu đáo chăm sóc khách hàng tốt những câu nói cử chỉ của tùng nhân viên ngân hàng mỗi khi giao tiếp với khách hàng không những thế Ngân hàng Agribank Huyện lục ngạn thường xuyên quang bá thương hiệu bằng cách cho khách hàng biết về quy mô hoạt động của ngân hàng tốt như thế nào tạo được niềm tin vững chắc từ phái khách hàng đối với ngân hàng khiến họ yên lòng với các chiến lược dịch vụ mà ngân hàng Agribank Huyện lục ngạn đưa đến khách hàng . Tăng tính hấp dẫn đối với nguồn vốn và nguồn nhân lực tài năng Agribank Huyện lục ngạn đã khéo léo gia tăng thu hút các nhà đầu tư vào ngân hàng với tư cách là chủ sở hữu của ngân hàng ,giúp ngân hàng Agribank huyện lục ngạn gia tăng khả năng kinh doanh và sự an toàn thông qua các việc buôn bán các loại chứng khoán vốn . Đồng thời giúp cho ngân hàng nâng cao hiệu quả thương hiệu thu hút được nhiều nhân tài ở trong tỉnh và trong nước tham gia hoạt động với ngân hàng . Trong vấn đề quảng bá thương hiệu Agribank Huyện lục ngạn có thể nói đã tốt yêu hóa được vấn đề tài chính vận dụng đúng đủ bằng các hoạt động phúc lợi xã hội ,thông tin đại chúng ,băng rôn khẩu hiệu ….. tạo được khá nhiều thuận lợi cho viêc kinh doanh của ngân hàng với các nhà đầu tu có tiếng trong tỉnh không những vậy niềm tin từ mọi người dân vào ngân hàng . 2.2.2.Những hạn chế tồn tại trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lục ngạn. Tuy ngân hàng đã tối yêu hóa được nhưng khoản tài chính chi vào công tác quảng bá thương hiệu nhưng vẫn không chánh khỏi sự hao tốn về vấn đề tài chính của ngân hàng . Không những vậy Ngân hàng còn mất khá nhiều thời gian công sức quảng bá dịch vụ đến với khách hàng do năng lực của từng thành viên còn hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng tiềm ẩn còn chua cao ….. Công cuộc thực hiện chiến lược giảm bớt hình ảnh con người trong giao tiếp với khách hàng tạo tính chuyên nghiệp còn chua thực hiện tốt vẫn còn thiếu sót lý do là do sự đầu tư trang thiết bị của ngân hàng con chua cao đội ngũ nhân viên vẫn quen với phong cách làm việc từ lâu …. 3.Giải pháp nhằm phát triển bền vững thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lục ngạn. 3.1.Nhóm giải pháp về định hướng phát triển. 3.1.1.Thành lập phòng ban phát triển thương hiệu chuyên biệt. Hiện nay ,Agribank Huyện lục ngạn chua có phòng ban phát triển thương hiệu một cách chuyên biệt mà mảng thương hiệu lại được đảm trách bởi một bộ phận của phòng đối ngoại. Thiết nghĩ vấn đề phát triển thương hiệu là vấn đề sống còn nên cần có Phòng phát triển thương hiệu riêng biệt nhằm xây dựng chính sách thương hiệu và triển khai trong từng giai đoạn cụ thể. 3.1.2. Gây dựng chính sách thương hiệu rõ ràng và mang tính chiến lược lâu dài. Chính sách thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Chính sách thương hiệu này nhằm hỗi trợ ngân hàng hoàn thành nhiều mục tiêu kinh doanh khác nhau, đồng thời thuyết phục khách hàng rằng các sản phẩm, dịch vụ cùng một ngân hàng thì có cùng chất lượng hoặc đáp ứng một số tiêu chung nào đó. 3.1.3.Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về thương hiệu một cách thống nhất . Từ cấp lãnh đạo cao nhất tới nhân viên ở cấp thấp nhất để có thể đề ra và thực thi được một chiến lược thương hiệu trên các mặt: xây dựng, bảo vệ, quảng bá và phát triển thương hiệu. 3.1.4.Quản lý các chương trình tiếp thị và sốc tiến giới thiệu sản phẩm ,dịch vụ một cách tập trung. Từ hội cơ sở đến chi nhánh để tạo cho khách hàng có cái nhìn thống nhất về thương hiệu Agribank Huyện lục ngạn một cách toàn diện . 3.2.Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức thương hiệu. Thương hiệu là một thứ tài sản vô hình nhưng lại chứa đựng một sức mạnh hữu hình, khi nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn, thậm chí nó còn tác động đến sự thành- bại của hoạt động kinh doanh. Vì lý do đó, một hướng đi cho thương hiệu luôn là thách thức đối với doanh nghiệp. Để xây dựng hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng một cách lâu dài thì Agibank huyện lục ngạn trước hết cần phải cải thiện logo, quảng bá tên gọi mang tính đặc trưng sao cho không trùng lắp với các ngân hàng khác. Cụ thể : 3.2.1.Xây dựng chiến lược, mục tiêu quảng bá thương hiệu .Chiến lược xây dựng thương hiệu phải nằm trong một chiến lược markoting tổng thể, xuất phát từ nghiên cứu thị trường kinh tế, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, kết hợp với chiến lược phát triển sản phẩm, quảng bá, chính sách giá, nhằm tạo cho doanh nghiệp và các sản phẩm dịch vụ của họ một hình ảnh riêng trong tâm trí và nhận thức của khách hàng trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh. xua đó, các NHTM sẽ đưa các sản phẩm mới thâm nhập thị trường sẽ thuận lợi hơn. 3.2.2. Tăng cường hoạt động marketing. Để có được những hiểu biết về khách hàng như mong muốn, nhu cầu, năng lực, sự nhạy cảm đối với giá cả và mong muốn của họ thì Agribank Huyện lục ngạn cần có các hoạt động markoting hữu hiệu, để từ đó định hướng phát triển của sản phlm, dịch vụ cho phù hợp. Đồng thời, markoting phải kết hợp được những nhu cầu của khách hàng thống nhất với ý tưởng của thương hiệu và phải phù hợp với khả năng tài chính. 3.3.Nhóm giải pháp về truyền thống ,quảng bá . Nhóm giải pháp về truyền thông, quảng bá này có thể thay đổi tùy từng thời điểm, thời kỳ, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là làm như thế nào để thương hiệu được khách hàng, người tiêu dùng biết và nhớ đến nhiều nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Trong thực tế có những thương hiệu ngân hàng phải mất từ 5- 10 năm hoặc lâu hơn nữa mới tìm được chỗ đứng trong lòng khách hàng. Tuy nhiên, cũng có những thương hiệu ngân hàng chỉ sau một thời gian ngắn xuất hiện cũng đủ để chiếm lĩnh lòng tin khách hàng. Điều này cho thấy thương hiệu không phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian xuất hiện trên thị trường, mà còn nhiều yếu tố khác như thông tin về sản phẩm, sự truyền tải những thông tin về thương hiệu đó v.v đến với khách hàng một các chính xác và nhanh nhất. Từ đó,Agribank Huyện lục ngạn cần thực hiện các biện pháp truyền thông, quảng bá thương hiệu cụ thể như sau : Xây dựng kế hoạch ngân sách nhằm phát triển thương hiệu . Tăng cường quan hệ công chúng ,hay giao tiếp cộng đồng . Thiết kế rebsite của Agribank Huyện lục ngạn đẹp mắt hơn ,thông tin phong phú, đa dạng và cập nhập hơn . Thường xuyên quang cáo trên các thông tin đại chúng. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông chuyên nghiệp hơn . Nâng cao chất lượng bài viết ,tin, anh. Thông tin nội bộ ngân hàng tốt . Triển khai các hoạt động tài trợ các chương trình lễ hội nhằm khuếch chương thương hiệu . 3.4.Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính . Nhóm giải pháp này nhằm giúp cho Agribank Huyện lục ngạn nâng cao năng lực tài chính, quản trị tốt rủi ro nhằm điều hành kinh doanh một cách mạnh dạn và đạt hiệu quả cao, cụ thể : Tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng vốn chủ sở hữu một cách nhanh chóng và an toàn . Tăng cương cong tác huy động vốn . Quản lý tốt rủ ro. Phải đảm bảo thanh khoản với mức độ cần thiết . Nâng cao hiệu quả hoạt động . 3.5.Nhóm giải pháp về hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán . 3.5.1.Hoàn thiện chương trình core-bankinh. Agribank Huyện lục ngạn cần tiếp tục hoàn thiện chương trình phần mềm Coro Banking nhằm triển khai thống nhất trên toàn hệ thống để cải thiện thời gian giao dịch,phát triển đa dạng các loại dịch vụ, từng bước công khai hoá và minh bạch hoá các thông tin về hoạt động ngân hàng bảo đảm cho khách hàng, và các nhà quản lý, lãnh đạo có đủ thông tin chính xác về hoạt động ngân hàng. 3.5.2.Đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Cần đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực CNTT qua công tác đào tạo ,đạo tạo lại và tuyển dụng mới .Đồng thời đào tạo nguồn nhân lực tại các chi nhánh có trình độ về nghiệp vụ kĩ thuật đủ sức tiếp cận được công nghệ mới . 3.5.3.Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa các hệ thống thanh toán . Agribank Huyện lục ngạn hiện đại hóa các hệ thống thanh toán theo hương tự động hóa ,đặc biệt yêu tiên cho các nghiệp vụ thanh toán ,tin dụng ,kế toán ,quản lý rủi ro ,phát triển ngân hàng thư điện tử ,và các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo hướng giao dịch tự động nhưng đảm bảo chất lượng an toàn ,hiệu quả . 3.6.Nhóm giải pháp nâng cao trình độ nhân lực . Khách hàng đánh giá một thương hiệu thông qua kinh nghiệm của mình về thương hiệu đó và chịu sự ảnh hưởng của môi trường chung quanh. Tại bất kỳ nơi nào có dign ra sự tiếp xúc của thương hiệu với khách hàng dù trực tiếp như lời cám ơn của cô giao dịch viên ngân hàng, thái độ vui vẻ của người bảo vệ, hay dù gián tiếp như một đoạn phim quảng cáo khách hàng đang xem trên ti vi, một băng rôn quảng cáo trên trên đường phố đều mang lại những trải nghiệm cho khách hàng về thương hiệu. Nhân lực chất lượng cao là động lực để bức phá, nâng cao tính cạnh trạnh và cũng góp phần lớn vào việc phát triển thương hiệu ngân hàng. Bởi vì, nhìn chung tất cả mọi thứ đều do con người tạo ra. Nâng cao trình độ nhân lực cần chú trọng những giải pháp sau : Đào tạo trình độ chuyên nghiệp ,nghiệp vụ kĩ năng bán hàng ,chăm sóc khách hàng . Triển khai tốt lộ trình đào tạo nhân viên ,cán bộ quan lý sơ trung và cao cấp . Xây dựng thị trượng nội bộ lành mạnh . Cần phải có chính sách đãi ngộ và sử dụng con người để quy tụ nhân tài . Gắn chiến lược nhân sự với việc liên kết ,trực tiếp đầu tư vào các trường đại học và các trường trung tâm đào tạo . Nâng cao năng lực quản trị điều hành của cán bộ quản lý cao cấp . PHẦN C: KẾT LUẬN. Chương V : Kết luận và kiến nghị. 1.Kết luận. Xây dựng và phát triển thương hiệu là một biện pháp hữu hiệu nhằm giữ vững và tăng trưởng thị phần được nhiều NHTM nói riêng, các doanh nghiệp nói chung quan tâm trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn do thiếu kiến thức về thương hiệu, khả năng tài chính hạn chế, sự khống chế tỷ lệ chi cho quảng cáo trong tổng chi phí của Bộ Tài chính...Đây cũng là những khó khăn mà NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn gặp phải trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Qua việc phân tích thực trạng hoạt động, năng lực cạnh tranh, những cơ hội và thách thức của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn cũng như thực trạng về hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn, những mặt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, luận văn đã đưa ra một số giải pháp mà theo tác giả có khả năng ứng dụng trong thực tế nhằm phát triển thương hiệu NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn trở thành một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực ngân hàng trên thị trường tài chính trong nước và thế giới, gồm nhóm các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn như: Lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, cổ phần hoá NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn... và nhóm giải pháp nhằm củng cố và nâng cao hình ảnh thương hiệu NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn như: nâng cao nhận thức về thương hiệu, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thành lập bộ phận chuyên trách về thương hiệu, đổi tên NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn... Việc thực hiện các giải pháp không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định mà phải tiến hành đồng bộ thì mới có thể thực hiện được mục tiêu đặt ra. Do kiến thức còn hạn chế, nên luận văn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, những giải pháp mà tác giả đưa ra còn mang tính chủ quan. Tuy nhiên, từ những phân tích nêu trong báo cáo, tôi hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề phát triển bền vững thương hiệu NHNo &PTNT huyện Lục Ngạn. 2.kiến nghị. 2.1.Đối với chính phủ ,NHNN & PTNT việt nam. Đề nghị Nhà nước ngày càng phải hoàn thiện các chính sách, luật về quyền sở hữu công nghiệp, nhất là về vấn đề thương hiệu, cần phải qui định chặt chẽ hơn nữa về quảng cáo, bảo hộ nhãn hiệu. Nhà nước cần phải xem xét lại quy định về chi phí dành cho quảng cáo bởi vì chi phí cho quảng cáo hiện nay tối đa 10% tổng chi phí, làm hạn chế trong việc quảng cáo của doanh nghiệp. Ngoài ra, Nhà nước cần tăng cường chức năng và quyền lực trong việc thực thi bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Nhà nước phải tham gia tích cực vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung, các NHTM nói riêng về vấn đề thương hiệu, tạo điều kiện môi trường thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Đề nghị ngân hàng nhà nước Việt Nam từng bước nghiên cứu, cải tiến công tác quản lý việc xây dựng phát triển thương hiệu (logo)ngày càng vưng mạnh có sức cạnh tranh quốc tế, từ đó tăng khả năng tiềm lực phát triển trong nước ,giảm bớt áp lực khi tiếp cận các ngân hàng mạnh trên thế giới . Đề nghị NHNN & PTNT Việt Nam cần hướng dẫn cụ thể hơn về đảm bảo phát triển xây dựng thương hiệu theo quy định của chính phủ và của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam theo thủ tục đúng pháp luật, đăng ký giao dịch đảm bảo. Đồng thời cần xem xét nâng cấp trang thiết bị hoàn thiện chương trình phần mềm tin học ứng dụng trong phát triển và xây dựng thương hiệu mạnh. 2.2. Kiến nghị với NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn . Đối với NHNo&PTNT huyện lục ngạn trước hết lên củng cố phát triển thêm hệ thống xây dựng phát triển thương hiệu đạt tới mức tối yêu mang lại hiệu quả tốt nhất ,đồng thời phát triển mạnh khả năng tạo ra nhiều dịch vụ tốt mang lai niềm tin từ phái khách hàng . Ngân hàng cần xây dựng nhiều cơ sở trong vùng và các vùng lân cận tạo ra sự lớn mạnh thực sự của ngân hàng hơn lữa và chú trọng đầu tư đội ngũ nhân viên có lăng lực tốt săn sàng đối mặt với khả năng gặp kho khăn rủi ro trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng . Ngân hàng cần cải tiến lâng cấp trang thiết bị máy móc phục vụ công viêc của ngân hàng đạt hiểu quả cao từng bước phát triển đồng bộ hóa hệ thống các dịch vụ triền thông nâng cao hiệu quả của internet ….. Trên đây là một số kiến nghị phần nào tuy chưa thể hoàn thiện nhưng em hy vọng phần nào giúp cho NHNo&PTNT huyện lục ngạn ngày càng phát triển mạnh tại địa phương và lan ra khắp các tỉnh thành trong nước tạo được một thương hiệu vưng chắc .Vì vậy em rất mong được sự đồng tình của Ngân hàng Agribank Huyện lục ngạn và tất cả mọi người . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ty thương hiệu Lantabrand, Các bài viết về thương hiệu, 2. Matt Haig (2005), Sự thật về 100 thất bại thương hiệu lớn nhất của mọi thời đại, Nxb Thống kê, Hà Nội. 3. NHNo&PTNT Việt Nam (2003), Lịch sử 15 năm xây dựng và trưởng thành, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Hạnh (2010)“Giải pháp phát triển bền vững thưng hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam” . http:// thưvienluanvan.com 5. Trịnh Quốc Trung (2009) “ Thương hiệu Sacombank trong nền kinh tế hội nhập. Thực trạng và giải pháp”. Trường Đại học kinh tế Quốc Dân. 6. NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn Thông tin bộ phận marketing phòng giao dịch . 7. NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn Thông tin bộ phận phòng kế toán .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdecuongchitiet.doc
Tài liệu liên quan