Đề tài Giải pháp về nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhà nước tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

Trong phạm vi cho phép, luận văn này đã đưa ra những vấn đề chung về hiệu quả tín dụng của Ngân hàng thương mại. Trên cơ sở lý thuyết chung này, luận văn đi sâu vào nghiên cứu, phân tích thực trạng hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với DNNN, xác định ưu, nhược điểm và nguyên nhân của chúng tại NHNo&PTNT HN giai đoạn 1999-2001. Qua đó tôi cũng xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với DNNN tại NHNo&PTNT HN. Cuối cùng, một lần nữa tôi xin châ

doc66 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp về nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhà nước tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/12/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị giảm bớt khó khăn trong việc trả nợ vốn vay ngân hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Thực chất, năm 2000, NHNo&PTNT HN không mở rộng được cho vay trung và dài hạn vì nhiều doanh nghiệp chưa tìm được hướng sản xuất kinh doanh vững chắc nên chưa dám đầu tư đổi mới công nghệ hay mở rộng sản xuất. Đây là mặt hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế cũng như việc mở rộng quy mô đầu tư tín dụng. Tuy nhiên, trong năm 1999 và 2000 NHNo&PTNT HN đã thực hiện tốt việc tập trung vốn cho một số chương trình và dự án được Nhà nước phê duyệt như: chương trình xuất nhập khẩu lương thực và tạm trữ lương thực, chương trình nhập khẩu phân bón, cho vay dự án đầu tư dây chuyền sản xuất cửa gỗ, dây chuyền sản xuất mây tre xuất khẩu, dây chuyền lọc mật, trang bị cần trục chế biến gỗ, cho vay EC,... Cơ cấu cho vay DNNN theo loại tiền của NHNo&PTNT HN trong giai đoạn 1999-2001 Bảng 5:_ Tình hình cho vay DNNN theo loại tiền của NHNo&PTNT HN giai đoạn 1999-2001 Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (% ) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) 1. Dsố cho vay DNNN cả năm Nội tệ Ngoại tệ 2. Dsố thu nợ DNNN cả năm Nội tệ Ngoại tệ 3. Dư nợ DNNN cả năm Nội tệ Ngoại tệ 1136017 500548 635469 632311 465965 166346 882503 237971 644532 100 44,0 56,0 100 73,7 26,3 100 27,0 73,0 19711386 798638 1172748 2056362 656750 1399612 797527 379860 417668 100 40,5 59,5 100 31,9 68,1 100 47,6 52,4 1711673 938703 772970 1676495 887427 789068 832705 431135 401570 100 54,8 45,2 100 52,9 47,1 100 51,8 48,2 ( Bảng CĐTK tổng hợp năm 1999 – 2000 – 2001 của NHNo&PTNT HN ) Biểu đồ 4: Dư nợ DNNN tại NHNo&PTNT HN theo loại tiền giai 1999 2000 2001 đoạn 1999-2001 Dư nợ nội tệ DNNN và dư nợ ngoại tệ DNNN có biến động ngược chiều nhau. Dư nợ nội tệ DNNN có xu hướng tăng còn dư nợ ngoại tệ DNNN lại có xu hướng giảm cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương dối. Năm 2001, dư nợ nội tệ DNNN đạt 431135 triệu đồng tăng 51275 triệu đồng so với dư nợ nội tệ DNNN năm 2000, bằng 114% dư nợ nội tệ DNNN năm 2000 và tăng 193164 triệu đồng so với dư nợ nội tệ DNNN năm 1999 và bằng 181% dư nợ nội tệ DNNN năm 1999. Tỷ trọng dư nợ nội tệ DNNN so với dư nợ DNNN tương ứng là 27% ; 47,6% ; 51,8%. Ngược lại, năm 2001, dư nợ ngoại tệ DNNN đạt 401570 triệu đồng giảm 16098 triệu đồng so với dư nợ ngoại tệ DNNN năm 2000, bằng 96,1% dư nợ ngoại tệ DNNN năm 2000 và giảm 242962 triệu đồng so với dư nợ ngoại tệ DNNN 1999, bằng 62,3% dư nợ ngoại tệ DNNN năm 1999. Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ DNNN cũng giảm qua các năm 1999, 2000, 2001 tương ứng là: 73,0% ; 52,4% ; 48,2%. Năm 1999, sở dĩ có dư nợ ngoại tệ DNNN cao hơn so với năm 2000 và năm 2001 trong đó cho vay ngoại tệ tăng mạnh do chênh lệch về lãi suất giữa nội tệ và ngoại tệlà do NHNo&PTNT HN đã tập trung cho vay tài trợ cho việc nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, trả nợ nước ngoài và đầu tư cho các doanh nghiệp mua trang thiết bị máy phục vụ sản xuất. Sang năm 2000, NHNo&PTNT HN đã tích cực mở rộng đầu tư tín dụng nhưng do biến động mạnh của tỷ giá ngoại tệ nên một số doanh nghiệp có dư nợ ngoại tệ đã đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá để trả nợ nên dư nợ ngoại tệ giảm 226864 triệu đồng, điển hình như công ty vật tư nông nghiệp. Trong năm 2001, mặc dù NHNo&PTNT HN đã tích cực thực hiện chính sách khách hàng bằng nhiều giải pháp tích cực nhưng do nhiều ngân hàng khác có thế cạnh tranh mạnh hơn về lãi suất nên lượng khách hàng có quan hệ tín dụng tăng chậm trong khi đó lại chưa tìm được thị trường nước ngoài nên dư nợ ngoại tệ giảm so với năm 2000. 2.2 Về nợ quá hạn của DNNN tại NHNo&PTNT HN: Nợ quá hạn luôn gắn với rủi ro tín dụng ngân hàng. Nợ quá hạn tồn tại trong hoạt động ngân hàng như một tất yếu mặc dù cả ngân hàng hay bất cứ một khách hàng chân chính nào đều không muốn điều đó. Nợ quá hạn có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả tín dụng ngân hàng. Thông thường, khi các món vay bị chuyển nợ quá hạn chủ yếu do nguyên nhân khách quan. Khi vay vốn, tính hiệu quả kinh tế của món vay, khách hàng thường chỉ tính lãi phải trả cho khoản vay theo lãi suất trong thời hạn xin vay ngân hàng. Khi quá thời hạn đó khách hàng không trả được nợ nên nợ quá hạn tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Vì vậy ngân hàng, các doanh nghiệp nói chung và các DNNN nói riêng luôn luôn tìm cách để hạn chế sự gia tăng của nợ quá hạn. Ngoài ra, để xem xét hiệu quả của hoạt động tín dụng người ta không thể không xem xét đến chỉ tiêu nợ quá hạn. Để xem xét một cách toàn diện hơn về vấn đề này ta xem xét diễn biến của nợ quá hạn DNNN tại NHNo&PTNT HN: Bảng 6:_ Tình hình nợ quá hạn của DNNN tại NHNo&PTNT HN giai đoạn 1999-2001 Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số tiền (tr.đ) Số tiền (tr.đ) Số tiền (tr.đ) Dư nợ DNNN Trong đó: Nợ quá hạn DNNN Nợ quá hạn DNNN Dư nợ DNNN 882503 36295 4,2% 797527 45465 5,7% 832705 15636 1,9% (Nguồn: Bảng CĐTK tổng hợp năm 1999-2000-2001 của NHNo&PTNT HN ) Nợ quá hạn DNNN năm 2001 là 15636 triệu đồng giảm mạnh so với nợ quá hạn DNNN năm 2000, giảm 29829 triệu đồng, bằng 34,4% nợ quá hạn DNNN năm 2000 và giảm 20659 triệu đồng so với nợ quá hạn DNNN năm 1999, bằng 43% nợ quá hạn DNNN năm 1999. Tỷ trọng nợ quá hạn DNNN so với dư nợ quá hạn các năm 1999, 2000, 2001 là 61,0%; 57,8%; 34,1%. Tỷ lệ nợ quá hạn DNNN so với dư nợ DNNN năm 2001 là 1,9%, giảm đáng kể so với tỷ lệ này ở các năm 1999 và 2000 tương ứng là 4,2%; 5,7%. Sau đây ta sẽ xem xét tình hình nợ quá hạn của DNNN giai đoạn 1999-2001 tại NHNo&PTNT HN theo cơ cấu cho vay. Bảng 7_ Tình hình nợ quá hạn của DNNN giai đoạn 1999-2001 tại NHNo&PTNT HN theo cơ cấu cho vay . Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng(%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng(%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng(%) 1.Dư nợ quá hạn ngắn hạn. Trong đó: Nợ quá hạn đến 180 ngày. Nợ quá hạn 180 đến 360 ngày Nợ khó đòi Dư nợ quá hạn T&D. hạn Nợ quá hạn đến 180 ngày. Nợ quá hạn 180 đến 360 ngày Nợ khó đòi 15404 9348 1611 4445 20891 13449 550 6892 42,4 57,6 18248 11380 1911 4957 27217 16456 833 9928 40,2 59,8 13185 11061 783 1341 2551 1923 642 166 84,3 15,7 Tổng dư nợ quá hạn 36295 100 45465 100 15636 100 ( Bảng CĐTK tổng hợp năm 1999 – 2000 – 2001 của NHNo&PTNT HN ) Dư nợ quá hạn ngắn hạn năm 2001 là 13185 triệu đồng giảm 5063 triệu đồng, bằng 72% dư nợ quá hạn ngắn hạn năm 2000 và giảm 2219 triệu đồng, bằng 86% dư nợ quá hạn ngắn hạn năm 1999 nhưng dư nợ quá hạn ngắn hạn lại có tỷ trọng khá cao, 84,3% so với tỷ trọng này năm 1999, 2000 tương ứng là 42,4%; 40,1%. Trong đó: nợ quá hạn đến 180 ngày, nợ quá hạn 180 đến 360 ngày, nợ khó đòi năm 2001 đều giảm so với năm 2000, đặc biệt là nợ khó đòi giảm từ 4957 triệu đồng xuống còn 1341 triệu đồng. Dư nợ quá hạn trung và dài hạn giảm mạnh vào năm 2001. Dư nợ này năm 2001 là 2551 triệu đồng giảm 24766 triệu đồng so với dư nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2000 và giảm 18340 triệu đồng so với dư nợ quá hạn trung và dài hạn năm 1999, dư nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2001 chỉ bằng 9% nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2000 và bằng 12% nợ quá hạn trung và dài hạn năm 1999. Trong đó: nợ quá hạn đến 180 ngày còn 1923 triệu đồng, nợ quá hạn 180 đến 360 ngày còn 462 triệu đồng và nợ khó đòi chỉ còn 166 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm nợ quá hạn năm 2001 là do NHNo&PTNT HN đã thực hiện việc điều chỉnh kỳ hạn nợ, giãn nợ, xoá nợ cho một số DNNN. Theo thông tư liên tịch số 03/1999/TTLT/NHNN_BTC ngày 22/11/1999 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHNo&PTNT HN thực hiện xoá nợ cho một số DNNN không có khả năng trả nợ do bị ảnh hưởng bởi đợt lũ lụt, thiên tai vừa qua và khoanh nợ cho một số khoản nợ quá hạn trung và dài hạn đối với một số DNNN bị ảnh hưởng của việc thay đổi cơ chế chính sách của Nhà nước sắp xếp lại doanh nghiệp. Ngoài ra, NHNo&PTNT HN còn thực hiện việc giãn nợ cho khách hàng là DNNN kinh doanh thua lỗ nhưng do yêu cầu của nền kinh tế vẫn phải duy trì hoạt động. Kế tiếp đó là việc áp dụng chỉ thị số 09/CT_NH1 ban hành ngày 27/08/1999 về việc xử lý một số vấn đề cụ thể về điều kiện và thủ tục tín dụng và chỉ thị số 08/2000/CT_NHNN_14 ban hành ngày 03/10/2000 về việc nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an toàn, hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, để giúp đỡ cho các DNNN giảm bớt khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng do gặp trở ngại trong hoạt động kinh doanh. NHNo&PTNT HN đã quy định lại thời hạn vay phù hợp với khả năng hoàn vốn của dự án sau khi đã tính toán điều chỉnh theo các biến động đối với dư nợ quá hạn của các DNNN không thực hiện được kế hoạch sản xuất, kinh doanh dẫn đến thua lỗ mà doanh nghiệp này có khoản vay ngân hàng không vượt quá 15% tổng dư nợ của NHNo&PTNT HN. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng nợ quá hạn của DNNN tại NHNo&PTNT HN là do: Thứ nhất, một lượng lớn khách hàng của NHNo&PTNT HN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên không tránh khỏi những ảnh hưởng do thiên tai địch họa gây ra nên chưa trả nợ đúng hạn cho ngân hàng được. Việt Nam là một nước nông nghiệp nghèo nàn, kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu nên sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Bên cạnh đặc điểm ngành nghề như vậy, khí hậu thời tiết Việt Nam trong vài năm qua cũng biến động thất thường do tác động của môi trường sống làm cho bão lũ xảy ra liên miên. Điều này gây ảnh hưởng đến nền kinh tế trong cả nước, gây đình trệ trong hoạt động và chu kỳ sản xuất kinh doanh của nhiều đơn vị làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn khoản vay ngân hàng. Thứ hai, môi trường kinh tế chưa thực sự ổn định sau cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực làm cho hoạt động kinh doanh của một số DNNN có phần giảm sút, thua lỗ nên chưa trả nợ đúng hạn, gây nên nợ quá hạn ở thành phần kinh tế này. Hiện nay, các doanh nghiệp nói chung và các DNNN nói riêng vẫn còn đang đau đầu trong việc tìm lời giải đầu ra cho các sản phẩm của mình. Đa số các sản phẩm này yếu kém về mặt chất lượng, không phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường trong khi hàng lậu và hàng ngoại tràn lan trên thị trường. Mặt khác, các DNNN hiện nay hầu hết vẫn còn thiếu nhạy bén, thiếu kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng . Thứ ba, một số doanh nghiệp cố ý tìm cách trì hoãn việc trả nợ để quay vòng vốn hoặc các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau dẫn đến việc chậm trả nợ ngân hàng, đặc biệt năm 2001 dư nợ quá hạn do nguyên nhân này khá cao. Thứ tư, việc chấn chỉnh sắp xếp lại các DNNN theo nghị định 388/ HĐBT đã làm cho một số DNNN trước đây có đủ tư cách pháp nhân trong sản xuất kinh doanh và trong quan hệ vay vốn ngân hàng nay trở thành đơn vị trực thuộc hay giải thể. Sự thay đổi này, trước hết ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của đơn vị, gây khó khăn cho việc ký hợp đồng mới và thanh toán những hợp đồng đã hoàn thành, do đó đơn vị không có điều kiện tạo nguồn thu để trả nợ ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho những đơn vị kinh doanh thua lỗ rũ bỏ trách nhiệm trả những khoản nợ đối với ngân hàng làm phát sinh nợ quá hạn, thậm chí cả nợ khó đòi tại ngân hàng. 2.3 Sinh lời của hoạt động tín dụng ngân hàng . 2.3.1 Đối với NHNo&PTNT HN Trong quan hệ tín dụng, mối quan hệ giữa NHNo&PTNT HN và các DNNN ngày càng được củng cố và phát triển. NHNo&PTNT HN luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Việc sử dụng hiệu quả đồng vốn tín dụng đem lại nguồn lợi cho Ngân hàng và sự phát triển của toàn hệ thống ngân hàng một cách vững chắc. Để đi đến đánh giá tổng quát hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với DNNN tại NHNo&PTNT HN, ta sẽ xem xét chỉ tiêu thu lãi và hiệu suất sinh lời từ các khoản cho vay đối với thành phần kinh tế này. Do việc thực hiện cho vay DNNN của NHNo&PTNT HN với nhiều mức lãi suất khác nhau, nhiều ngành kinh tế khác nhau nên việc định lượng khoản thu lãi cho vay DNNN rất phức tạp vì vậy khoản thu lãi cho vay được xác định một cách tương đối theo phần trăm (%) của dư nợ bình quân DNNN trong tổng dư nợ bình quân của ngân hàng và lãi suất trung bình cho vay DNNN. Dư nợ bình quân = Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ 2 Dư nợ bình quân DNNN các năm 1999, 2000, 2001 tương ứng là 861436 triệu đồng, 840015 triệu đồng, 815116 triệu đồng chiếm 83,5%; 84,5%; 83,9% dư nợ bình quân của ngân hàng. Thu lãi của NHNo&PTNT HN các năm 1999, 2000 và 2001 tương ứng là 44860 triệu đồng; 87670 triệu đồng; 51684 triệu đồng. Lãi suất trung bình cho vay DNNN là 0,7%/ tháng. Thu lãi cho vay DNNN các năm 1999, 2000, 2001 là 35254 triệu đồng; 69723 triệu đồng; 40812 triệu đồng. Hiệu suất sinh lời cho vay DNNN của NHNo&PTNT HN được tính như sau : Hiệu suất sinh lời cho vay DNNN = Thu lãi cho vay DNNN Dư nợ DNNN Hiệu suất sinh lời cho vay DNNN các năm 1999, 2000, 2001 là 0,039; 0,087; 0,049. Nhìn chung, năm 2000 NHNo&PTNT HN hoạt động có hiệu quả hơn năm 2001. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với DNNN tại NHNo&PTNT HN năm 2001 đều giảm: thu lãi cho vay DNNN giảm 28911 triệu đồng so với năm 2001, hiệu suất sinh lời giảm 3,8%, tuy nợ quá hạn DNNN giảm nhưng rủi ro tiềm ẩn vẫn không giảm bởi nợ quá hạn DNNN giảm chỉ là do NHNo&PTNT HN thực hiện giãn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ một số khoản vay. Hiệu quả tín dụng năm 2001 thấp hơn năm 2000 nhưng vẫn cao hơn năm 1999. Như vậy, mặc dù hiệu quả tín dụng đối với DNNN tại NHNo&PTNT HN đã được nâng lên nhưng NHNo&PTNT HN vẫn cần phải tiếp tục nỗ lực phát huy tối đa hiệu quả của đồng vốn tín dụng. 2.3.2 Đối với các DNNN và Nhà nước NHNo&PTNT HN cho các DNNN vay, đáp ứng nhu cầu về vốn của các DNNN trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giúp đỡ các DNNN trong lúc khó khăn và thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có lãi, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp được ngân hàng cấp vốn tài trợ cho việc xuất khẩu nông sản, nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất kinh doanh, nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu cung cấp cho bà con nông dân góp phần ổn định giá và tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách, nâng cao mức sống, ổn định thu nhập cho người dân trong khu vực. Như vậy, đồng vốn cho vay của NHNo&PTNT HN không những góp phần đa các doanh nghiệp ra khỏi sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực mà còn nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị, tiếp tục sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 3.2 Đánh giá chung về hiệu quả tín dụng đối với DNNN tại NHNo&PTNT HN 3.2.1 Về hiệu quả tín dụng đối với DNNN Nguồn vốn huy động của năm 1999 và năm 2000 có mức tăng trưởng cao vượt kế hoạch Trung ương đề ra. Mức tăng trưởng năm 1999 là 95%, năm 2000 là 44%. Năm 2001 nguồn vốn huy động chỉ đạt 98,1% kế hoạch Trung ương giao nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vay vốn của các DNNN. NHNo&PTNT HN ngày càng chủ động trong việc khai thác cân đối mọi bộ phận, tạo nguồn ngoại tệ phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Trong tổng doanh số cho vay, vốn tín dụng đối với DNNN chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 84,5% năm 2001 và tỷ trọng này khá ổn định qua các năm. Nợ quá hạn năm 2001 giảm đáng kể, giảm 65,6% so với năm 2000. Tỷ lệ nợ quá hạn của DNNN /Tổng dư nợ DNNN tương ứng là 4,2%; 5,7%; 1,9% thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng là 5,8%; 8,2%; 4,7%. Về doanh lợi, mức doanh lợi thu được từ lãi cho vay DNNN đem lại nguồn thu chủ yếu trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT HN . Nhìn chung, trong giai đoạn 1999-2001 NHNo&PTNT HN có dấu hiệu khả quan trong hoạt động tín dụng đối với các DNNN nhưng cần tiếp tục phát huy hơn nữa để nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng. 3.1.2 Những thuận lợi và khó khăn của NHNo&PTNT HN Về mặt thuận lợi : Trên địa bàn Hà nội hiện có hơn 880 DNNN đang hoạt động, đây là lượng khách hàng lớn tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư tín dụng của NHNo&PTNT HN trong đó có rất nhiều DNNN hiện là khách hàng của NHNo&PTNT HN. Hầu hết các khách hàng này đều làm ăn chân chính. Vì vậy ngân hàng và khách hàng có thể cùng nhau tìm biện pháp khắc phục những khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng. Nguồn vốn huy động dồi dào là một trong những thế mạnh của NHNo&PTNT HN. Đây là điều kiện tiên quyết cho hoạt động tín dụng được diễn ra một cách trôi chảy. Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT HN có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho vay của ngân hàng đem lại lợi nhuận cho NHNo&PTNT HN. Các chính sách tín dụng và văn bản hướng dẫn đầy đủ kịp thời và thường xuyên từ NHNo&PTNT VN giúp cho NHNo&PTNT HN có biện pháp điều chỉnh kịp thời với sự biến động của nền kinh tế mà cụ thể là sự ban hành công văn số 4086/KTTH ngày 15/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại quốc doanh và thông tư liên tịch số 03/1999/TTLT/NHNN-BTC về việc xử lý nợ quá hạn của các Ngân hàng thương mại quốc doanh; quyết định 199 và 200/QĐ-NH1 ngày 28/06/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thể lệ tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn và đặc biệt gần đây nhất là quyết định 180/QĐ/HĐQT của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT VN về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng cùng chỉ thị 08-09/CT-Ngân hàng1 ngày 03/10/2000 về việc nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an toàn, hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng. Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động ngân hàng, đặc biệt là công nghệ tin học giúp cho NHNo&PTNT HN có thể xử lý kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kế toán phát sinh cũng như nắm bắt kịp thời các thông tin về khách hàng. Ngoài ra, tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT HN cũng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng đối với DNNN trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong suốt mấy năm qua, mặc dù phải xử lý nhiều nghiệp vụ phức tạp nhưng cán bộ công nhân viên ngân hàng chưa để xảy ra trường hợp sai sót nghiêm trọng nào. Hệ thống luật pháp, các cơ chế chính sách đã và đang được bổ sung hoàn thiện phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đất nước. Đây là hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với xu hướng toàn cầu hoá về đời sống kinh tế, chính trị quốc tế giúp cho các Ngân hàng Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT HN nói riêng không những kết nối mạng lưới kinh doanh trên toàn quốc mà còn vươn ra thị trường quốc tế. Về khó khăn Quá trình sắp xếp lại các DNNN trên địa bàn Hà nội còn trong giai đoạn khởi đầu nên tiến độ vẫn còn chậm. Một số DNNN làm ăn không hiệu quả bị giải thể hay sát nhập, trốn tránh trách nhiệm trả nợ cho NHNo&PTNT HN làm nợ quá hạn của NHNo&PTNT HN tăng lên. Trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn Hà nội có tất cả 74 ngân hàng và chi nhánh. Chính số lượng lớn các ngân hàng trên cùng một địa bàn gây nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, vì vậy NHNo&PTNT HN gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trụ sở của NHNo&PTNT HN đặt xa trung tâm thành phố nên ít nhiều khó khăn trong việc giao dịch với khách hàng. 3.2.3. Kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động tín dụng đối với DNNN tại NHNo&PTNT HN. Kết quả đạt được Đối với NHNo&PTNT HN Nắm bắt và phân tích diễn biến tình hình kinh tế phức tạp một cách chính xác giúp cho việc hoạt động kinh doanh đúng hướng và có biện pháp xử lý linh hoạt, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. NHNo&PTNT HN chú trọng đầu tư vốn cho các khách hàng truyền thống và các khách hàng được đánh giá là tốt về mức độ an toàn và hiệu quả. Nhận biết và khai thác sử dụng triệt để thế mạnh của mình tạo động lực thúc đẩy các hoạt động khác phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đối với Nhà nước và DNNN: Vốn của NHNo&PTNT HN đã thực sự góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát triển và đứng vững trong cơ chế thị trường đặc biệt là phục vụ các doanh nghiệp kinh doanh lương thực và phân bón góp phần bình ổn giá lương thực và phân bón từ nhiều năm nay. Đó là trường hợp NHNo&PTNT HN cho tổng công ty vật tư nông nghiệp vay trên 400 tỷ đồng để nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu các loại đảm bảo đủ cung cấp cho bà con nông dân ngoại thành cũng như miền Bắc. Tập trung cho ngành lương thực vay 100 tỷ đồng để mua gạo dự trữ lưu thông, gạo kinh doanh, gạo xuất khẩu đảm bảo đầu vào cho ngành lương thực và đầu ra cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, để thể hiện đúng nghĩa là NHNo&PTNT với việc đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và chế biến nông sản. Nguồn vốn tín dụng giúp cho NHNo&PTNT HN cũng như DNNN hoạt động kinh doanh hiệu quả, góp phần tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước từ khoản nộp thuế của NHNo&PTNT HN và DNNN. Ngoài ra, hiệu quả tín dụng còn là sự đóng góp của hoạt động tín dụng vào sự phát triển sản xuất theo định hướng của Nhà nước, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn công nhân, cán bộ trong DNNN, từ đó tăng thu nhập của người lao động, góp phần ổn định và nâng cao mức sống của người lao động. Những vấn đề còn tồn tại : Về phía NHNo&PTNT HN : Các phương thức tín dụng vẫn chưa thực sự đa dạng ở NHNo&PTNT HN. Tuy NHNo&PTNT HN có thực hiện cho vay hợp vốn mà cụ thể là NHNo&PTNT HN và Ngân hàng Ngoại thương chuẩn bị kết hợp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nhà máy bia Hà nội nhưng đối với các DNNN, NHNo&PTNT HN vẫn thường sử dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay từng lần. Phương thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, sản xuất, kinh doanh ổn định, có uy tín trong quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT HN như các doanh nghiệp kinh doanh lương thực, vật tư nông nghiệp, các công ty kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu. Một số DNNN kinh doanh theo thời vụ, theo chu kỳ kinh doanh trong khi đó các kỳ hạn nợ chưa sát với chu kỳ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thiếu sự linh hoạt. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc thu nợ của ngân hàng và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đối với các doanh nghiệp. Nếu kỳ hạn nợ nhỏ hơn chu kỳ kinh doanh của đơn vị dễ gây nên tình trạng nợ quá hạn đối với ngân hàng còn nếu kỳ hạn nợ lớn hơn chu kỳ kinh doanh dễ gây nên tình trạng vốn bị sử dụng sai mục đích, do đó làm cho rủi ro không thu được nợ của ngân hàng tăng lên và giảm hiệu quả của việc sử dụng vốn. Việc áp dụng marketing vào hoạt động của NHNo&PTNT HN nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng còn nhiều hạn chế. Marketing là một hình thức để ngân hàng tự giới thiệu mình với khách hàng, để mời chào và khuyến khích khách hàng đến với ngân hàng mình thông qua những lợi ích mà ngân hàng đem đến cho khách hàng để từ đó khách hàng để từ đó khách hàng tìm đến với ngân hàng. Đây cũng là một yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh, lôi kéo khách hàng mà NHNo&PTNT HN vẫn chưa được quan tâm đúng mức. NHNo&PTNT HN đã thực hiện việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng nhưng chưa thường xuyên, chưa có hệ thống thông tin thông suốt giữa khách hàng và ngân hàng. Hội nghị khách hàng của NHNo&PTNT HN vẫn diễn ra hàng năm đã củng cố thêm mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng nhưng chưa thể nắm bắt hết được các nhu cầu của khách hàng một cách thường xuyên. + Về điều kiện an toàn tín dụng: hiện nay NHNo&PTNT HN đang đứng trước nhiều rủi ro tiềm ẩn từ những khoản cho vay nhưng những biện pháp nhằm giảm mối nguy hiểm này còn hạn chế. Do đặc điểm địa lý và khí hậu nước ta ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gây nhiều thiệt hại nặng nề không có khả năng khắc phục hay những khắc phục rất khó khăn và chậm chạp làm tăng nguy cơ rủi ro cho ngân hàng . Tốc độ tăng của hoạt động tín dụng còn chậm so với tốc độ tăng của nguồn vốn. Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT HN tăng khá nhanh nhưng tốc độ cho vay qua các năm còn thấp. Vì vậy NHNo&PTNT HN phải có biện pháp đẩy mạnh cho vay, mở rộng tín dụng cả về chiều rộng và chiều sâu. Cơ cấu ngành trong đầu tư tín dụng đối với DNNN chưa thật sự đa dạng, chủ yếu các khoản cho vay lớn vẫn tập trung vào ngành nông nghiệp, vì vậy mà độ rủi ro tiềm tàng cao. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đối với DNNN còn quá thấp. Do đặc điểm của ngành nông nghiệp sản xuất kinh doanh theo mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu, tình hình kinh tế đất nước trong giai đoạn này còn nhiều khó khăn làm cho nhiều doanh nghiệp không dám đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh nên tỷ trọng cho vay trung và dài hạn còn hạn chế. Chưa có hình thức khen thưởng thích đáng để khuyến khích và nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong quá trình cho vay. Cán bộ tín dụng là người thực hiện mọi nghiệp vụ tín dụng từ khâu phân tích tín dụng, cho vay và thu nợ. Đó là cả một quá trình từ khi đồng vốn ra khỏi ngân hàng đến khi thu về đủ cả gốc và lãi. Chính điều này đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm và chuyên môn cao. Thực tế, mỗi cán bộ tín dụng đều bị xử phạt đối với khoản nợ không thu hồi được mà chưa có những biện pháp khen thưởng khi họ làm tốt công tác của mình. Về phía DNNN: Hầu hết vốn tự có của các DNNN là thấp, vốn vay ngân hàng là nguồn chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Số doanh nghiệp muốn vay thì nhiều song số doanh nghiệp thực sự kinh doanh có hiệu quả thì ít. Hơn thế nữa, các DNNN đang trong thời kỳ đổi mới về cơ cấu, quyền sở hữu... gây không ít khó khăn cho NHNo&PTNT HN. Tinh thần trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo DNNN đối với vốn vay được nâng lên rõ rệt song vẫn còn tồn tại số ít mang tư tưởng bao cấp, Nhà nước sẽ bù lỗ nên không mấy tích cực trong việc đưa vốn vay vào sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. Về phía Nhà nước : Chế độ hạch toán, kiểm tra, quyết toán hàng năm của DNNN theo qui định chung của Nhà nước chưa được sử dụng thống thất gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN. Trên đây là một số điều bất cập từ phía NHNo&PTNT HN, DNNN, Nhà nước. Vì vậy, việc thực hiện những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNN tại NHNo&PTNT HN là hoàn toàn cần thiết. Chương III các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại ngân Hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội I. Định hướng hoạt động tín dụng đối với dnnn trong thời gian tới của NHNo&PTNT HN 1. Mục tiêu tín dụng của NHNo&PTNT HN Nghị quyết hội đồng quản trị kỳ họp thứ 12 đã đề ra các mục tiêu tín dụng năm 2002 như sau: Dư nợ tín dụng đối với DNNN tăng 24% so với năm 2001. Trong đó: Nội tệ tăng 10% so với năm 2001 Ngoại tệ tăng 34% so với năm 2001 Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 280 tỷ đồng, tương đương 24% tổng dư nợ Đầu tư trung hạn đồng tài trợ ngoại tệ USD với Ngân hàng ngoại thương Việt Nam cho dự án mở rộng công suất Công ty bia Hà Nội từ 50 – 100 lít (với số vốn 15 triệu USD, trong đó cho vay 10 triệu USD) và cho vay các dự án nhỏ. Dư nợ cho vay đạt 280 tỷ đồng tương đương 24% tổng dư nợ. Từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy và phương thức điều hành, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng theo hướng khuyến khích tính năng động, sáng tạo và hiệu quả, nâng cao trình độ cán bộ về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ, rèn luyện phẩm chất và phong cách, đáp ứng nhiệm vụ của hoạt động tín dụng trong thời kỳ mới. Tóm lại, năm 2002 là năm bản lề của thế kỉ XXI, NHNo&PTNT HN tích cực mở rộng dư nợ, lành mạnh chất lượng kinh doanh tạo bước đi vững chắc tiếp theo. 2. Định hướng nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNN Đa dạng hoá hoạt động tín dụng và thích nghi với cơ chế kinh doanh của các DNNN trong cơ chế thị trường để đảm bảo hiệu quả tín dụng trên cơ sở tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro trong khuôn khổ qui định của ngành và được phát luật thừa nhận góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, nâng cao mức sống. Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các DNNN, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, từng bước góp phần quốc tế hoá hoạt động ngân hàng- tài chính và toàn cầu hoá đời sống kinh tế, chính trị quốc tế. Giảm thấp nợ quá hạn của các DNNN tại NHNo&PTNT HN góp phần thực hiện tốt phương châm “ an toàn – hiệu quả ”, tiến hành kiểm tra tín dụng thường xuyên để sớm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời đối với các khoản vay có vấn đề. Tập trung phân tích, xử lí các khoản nợ tồn đọng của các doanh nghiệp, kiến nghị với ngành tìm giải pháp tháo gỡ để từng bước làm lành mạnh hoạt động tín dụng. Phân loại chọn lọc khách hàng để tập trung đầu tư cho khách hàng sản xuất kinh doanh có hiệu quả thực sự, không đầu tư tràn lan. Mở rộng cho vay cầm cố bằng chứng chỉ có giá trị đi liền với cải tiến phong cách giao dịch với khách hàng để nâng cao dư nợ của đối tượng này. II. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNN tại NHNo&PTNT HN 1. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với các DNNN Qua các số liệu phân tích ở chương 2 cho thấy: nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT HN lớn nhưng hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với các DNNN còn thấp. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả tín dụng đối với thành phần kinh tế này, NHNo&PTNT HN phải tiếp tục mở rộng tín dụng thông qua một số chính sách sau: 1.1 Chính sách khách hàng hợp lí, linh hoạt. Đối với khách hàng hiện tại: Tiếp tục thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt, lâu dài với khách hàng. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa NHNo&PTNT HN và các tổ chức tín dụng khác trong khu vực, lôi kéo khách hàng là việc làm thường xuyên0 của các ngân hàng. Vì vậy, lôi kéo khách hàng đã khó, giữ được khách hàng còn khó hơn. Để mở rộng tín dụng ngân hàng, tốt hơn hết vẫn là thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt lâu dài với khách hàng. Đồng thời phải là chỗ dựa tin tưởng cho khách hàng, khi cần vốn, ngân hàng luôn là nơi doanh nghiệp nghĩ đến đầu tiên. Qua đó, ngân hàng cũng mở rộng được tín dụng và tăng lợi nhuận. Ngoài ra, với các khách hàng sòng phẳng và có quan hệ lâu dài này còn làm giảm rủi ro tín dụng ngân hàng, nâng cao hiệu quả tín dụng nhằm tạo hình ảnh tốt của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế. Để thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ tín dụng tốt, lâu dài với các DNNN, NHNo&PTNT HN cần tiến hành một số biện pháp sau: Tiếp tục thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNN là khách hàng truyền thống của ngân hàng vay vốn hoặc những khách hàng có dư nợ lớn và thanh toán sòng phẳng, nhằm mở rộng tín dụng. Tổ chức hội nghị khách hàng thường xuyên hơn (có thể là 2 lần/năm), thông qua đó, thảo luận về sử dụng vốn vay hay thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng, đồng thời nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng để có phương hướng hoạt động cụ thể. Tư vấn, giải đáp thắc mắc và cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng để khách hàng có thể tự lựa chọn hình thức tín dụng phù hợp. Cán bộ tín dụng là người có trình độ chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng nên họ có khả năng nhìn nhận, đánh giá ưu nhược điểm của từng phương thức cho vay một cách chính xác và qua đó họ biết phương thức nào phù hợp nhất với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tích cực thực hiện chính sách tìm kiếm khách hàng mới Trong cơ chế thị trường, để nâng cao hiệu quả tín dụng, NHNo&PTNT HN không những phải chú trọng đến chiều sâu mà còn phải tích cực mở rộng tín dụng, tăng cường quy mô đầu tư vào các doanh nghiệp. Vì vậy, ngân hàng luôn phải quan tâm đến việc tìm kiếm khách hàng mới. Ngoài việc xét duyệt cho vay các DNNN đến với ngân hàng, NHNo&PTNT HN còn phải chủ động tìm đến với các doanh nghiệp cần vốn có đủ điều kiện để cho vay nhằm thiết lập mối quan hệ khách hàng mới. NHNo&PTNT HN nên cử các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm xuống tận cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp để thu thập thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đó, nếu thấy doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn sẽ tiến hành marketing trong hoạt động tín dụng của mình. Mặt khác, trước khi đến với doanh nghiệp, ngân hàng đã chủ động tìm hiểu về tình hình tài chính của doanh nghiệp nên ngân hàng có thể nắm bắt thông tin, đánh giá tình hình đơn vị sát thực tế hơn khi doanh nghiệp chủ động tìm đến với ngân hàng. Do đó, điều này có thể làm giảm rủi ro tiềm ẩn trong cho vay của ngân hàng. 1.2 Các giải pháp nhằm tăng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn đối với các DNNN Tăng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN là một mục tiêu cần đạt được của NHNo&PTNT HN nhằm tăng lợi nhuận cho ngân hàng và đáp ứng nhu cầu về vốn trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tỷ trọng này phù hợp với nhu cầu về vốn trung và dài hạn của nền kinh tế và khả năng đáp ứng của ngân hàng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, NHNo&PTNT HN cần phải áp dụng một số biện pháp sau: Ngoài nguồn vốn huy động trung và dài hạn dùng để cho vay trung và dài hạn, NHNo&PTNT HN nênsử dụng một phần vốn huy động ngắn hạn (không đưa thành phần tiền gửi không kỳ hạn vào nguồn vốn này) để cho vay trung và dài hạn. Tỷ lệ tối đa tín dụng trung và dài hạn có thể sử dụng nguồn này trên tổng số dư bình quân nguồn vốn ngắn hạn theo quý là 25%. Tỷ lệ này vừa giúp cho ngân hàng mở rộng được cho vay trung và dài hạn với nguồn chi phí rẻ vừa đảm bảo được khả năng thanh khoản của ngân hàng. Chú trọng nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, thẩm định điều kiện vay vốn của doanh nghiệp và thực hiện cho vay theo dự án. Do thẩm định là khâu quan trọng nhất để giúp giám đốc đưa ra quyết định đầu tư chuẩn xác do đó quá trình thẩm định đòi hỏi phải có sự hiểu biết và vận dụng một cách toàn diện các kiến thức về kinh tế, xã hội, phải áp dụng các biện pháp tính toán kỹ thuật và so sánh, đồng thời nắm bắt cả diễn biến kinh tế, xã hội, chính trị của khu vực và thế giới. NHNo&PTNT HN cần phải chú trọng hơn đến tính khả thi của dự án. Chỉ có dự án khả thi mới đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho ngân hàng và mang lại lợi ích cho xã hội từ đó nâng cao được hiệu quả tín dụng ngân hàng. Tuy tài sản thế chấp là cần thiết để hạn chế rủi ro mất vốn, là nguồn thứ hai để ngân hàng thu nợ nhưng xử lý tài sản thế chấp của bên vay để thu nợ cũng không phải dễ, chi phí lại cao. Do đó, cán bộ tín dụng phải tuỳ thuộc vào từng khách hàng, từng dự án cụ thể, cán bộ thẩm định cần xem xét và vận dụng linh hoạt các quy định của NHNo&PTNT Việt Nam nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, nếu Chính phủ và các tổ chức quốc tế thông qua NHNo&PTNT HN để đầu tư một số dự án phát triển, khi đó NHNo&PTNT HN sẽ tạo ra được thế chủ động và nhanh chóng giải ngân nguồn vốn này, tài trợ cho các dự án, góp phần tăng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn. Đa dạng hoá hoạt động tín dụng dối với DNNN. Đa dạng hoá hoạt động tín dụng là một trong những phương châm hoạt động của NHNo&PTNT HN nhằm phân tán rủi ro, đảm bảo an toàn cho ngân hàng cũng như khách hàng đồng thời tăng khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng. Đa dạng hoá hoạt động tín dụng đối với DNNN bao gồm đa dạng hoá phương thức cho vay và đa dạng hoá loại tiền cho vay. Đa dạng hoá phương thức cho vay Hiện nay, hình thức cho vay tại NHNo&PTNT HN chưa thực sự được đa dạng hoá. Hình thức cho vay chủ yếu vẫn là cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay dự án trong khi nhu cầu vốn về mặt số lượng, thời gian đối với các DNNN ngày càng gia tăng. Do đó NHNo&PTNT HN nên xem xét mở rộng các hình thức cho vay khác phù hợp với từng loại khách hàng để vừa tạo thuận lợi cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh vừa nâng cao nghiệp vụ ngân hàng và khuyến khích khách hàng vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. NHNo&PTNT HN cần nhanh chóng áp dụng các hình thức cho vay như cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay luân chuyển, chiết khấu thương phiếu. Ngoài ra, để mở rộng cho vay trung và dài hạn, ngân hàng có thể áp dụng hình thức cho vay bắc cầu và cho vay hợp vốn hay cho vay đồng tài trợ nhiều hơn nữa. Đối với các hình thức tín dụng mới này, NHNo&PTNT HN phải giải thích cặn kẽ nếu khách hàng có nhu cầu tìm hiểu, nêu rõ các ưu điểm và nhược điểm của mỗi hình thức cho vay để khách hàng có thể tự lựa chọn phương thức thích hợp nhằm tạo thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra, việc đa dạng hoá phương thức cho vay còn làm tăng khả năng lựa chọn từ đó tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Đa dạng hoá về loại hình tiền cho vay Hiện nay, NHNo&PTNT HN đã và đang thực hiện cho vay và giao dịch với các đồng USD, mác Đức, yên Nhật, nhân dân tệ Trung quốc nhưng để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay và thanh toán quốc tế, NHNo&PTNT HN nên mở rộng cho vay một số ngoại tệ mạnh khác như bảng Anh, đồng Euro châu Âu... sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng xuất nhập khẩu đồng thời mở rộng đầu tư tín dụng bằng ngoại tệ, tăng khả năng kinh doanh ngoại tệ và cân đối nguồn vốn của ngân hàng. 2. Tăng cường công tác quản lý nhằm giảm nợ quá hạn tại NHNo&PTNT HN. Để cải thiện vấn đề nợ quá hạn, đưa tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức thấp nhất có thể được, NHNo&PTNT HN phải áp dụng triệt để các biện pháp quản lý nợ sau: Tăng cường thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi tiêu cực của khách hàng làm ảnh hưởng tới sự an toàn của các khoản cho vay như sử dụng vốn sai mục đích, cố tình dây dưa không chịu trả nợ. Ngân hàng phân công phụ trách tín dụng cụ thể đối với từng cán bộ tín dụng theo từng khu vực. Cán bộ tín dụng này có trách nhiệm kiểm tra, giám sát khoản cho vay trong suốt quá trình cho vay. Thực hiện khoán lương, khen thưởng , xử phạt đối với từng cán bộ theo doanh số cho vay và tỉ lệ nợ quá hạn. Đối với các DNNN cố tình dây dưa, chây ỳ, nợ quá hạn kéo dài không chịu trả nợ, ngân hàng áp dụng biện pháp tận thu có thể kết hợp với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để thu hồi nợ càng sớm càng tốt. Đối với các DNNN vì lý do nào đó được vay vốn ngắn hạn nhưng lại đầu tư vào tài sản cố định trong khi có đủ điều kiện để được vay trung và dài hạn, NHNo&PTNT HN xem xét điều chỉnh lại kỳ hạn nợ cho các đơn vị này. Đối với các DNNN phát sinh nợ quá hạn do ứ đọng hàng tồn kho, NHNo&PTNT HN có thể giới thiệu khách hàng mua hàng để tạo cơ sở thu nợ khách hàng. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ ngân hàng để kịp thời sửa chữa, điều chỉnh những thiếu sót, vướng mắc trong hoạt động tín dụng, trên cơ sở đó có thể đề ra các biện pháp khắc phục có hiệu quả để củng cố chất lượng tín dụng, ngăn ngừa rủi ro. 3. Từng bước quy chuẩn, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ của NHNo&PTNT HN. Đào tạo và đào tạo lại là một yêu cầu đặt ra với toàn thể đội ngũ cán bộ Ngân hàng nói chung và đội ngũ cán bộ NHNo&PTNT HN nói riêng trong điều kiện không ngừng đổi mới toàn diện và sâu sắc hoạt động Ngân hàng. Để việc đào tạo đem lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động Ngân hàng, đào tạo phải đáp ứng yêu cầu trang bị thêm những kiến thức mới, những kiến thức cả nhứng lĩnh vực liên quan và những kỹ năng cần thiết để mở rộng kinh doanh và dịch vụ Ngân hàng, nâng cao tinh thần, thái độ làm việc của mỗi cán bộ trước công việc được giao. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng bằng cách thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu, hệ thống hoá lại các văn bản cũ và mới tránh trùng lặp chồng chéo để cán bộ tín dụng nắm vững. Khuyến khích cán bộ tự nâng cao trình độ, tạo cho họ có điều kiện học tập, nghiên cứu. Có chế độ khuyến khích khen thưởng và xử phạt đúng mức đối với cán bộ tín dụng ngân hàng. Một chế độ khuyến khích cụ thể bằng tinh thần và vật chất có tác động tích cực tới việc nâng cao hiệu quả làm việc, tinh thần trách nhiệm cao và sự năng động của cán bộ ngân hàng . 4. Cải tiến công nghệ ngân hàng và xây dựng, hoàn thiện hệ thống thu, xử lý, phân tích thông tin trong ngân hàng. Tuy hoạt động của NHNo&PTNT HN đã được nối mạng với tất cả các ngân hàng trong mạng lưới các NHNo&PTNT HN trên khắp cả nước, qua đó thiết lập được mạng lưới thông tin nhưng mức độ trang bị máy móc và trình độ công nghệ tại NHNo&PTNT HN vẫn chưa được hoàn thiện. Do đó NHNo&PTNT HN cần phải nâng cao năng lực trình độ cán bộ ngân hàng, tăng cường trang bị máy móc cho các phòng ban, đặc biệt là phòng kinh doanh, đồng thời hoàn thiện hệ thống thu thập xử lý, phân tích thông tin về kinh tế thị trường, về khách hàng nhằm dự báo kịp thời để có sự điều chỉnh lãi suất cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. III. Một số đề xuất và kiến nghị. 1. Với DNNN Nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường và đối với ngân hàng bằng mối quan hệ tín dụng sòng phẳng, lâu dài với ngân hàng. Có phương án sản xuất kinh doanh, phương án sử dụng vốn có hiệu quả để trình lên ngân hàng cho vay. Giải trình tốt tính khả thi và độ chắc chắn của phương án sản xuất kinh doanh. Tính toán xác định tỷ lệ nợ hay vốn vay ngân hàng thích hợp nhất, nghiên cứu thị trường, tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm để tăng lợi nhuận doanh nghiệp, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận cao hơn lãi suất ngân hàng đồng thời lập kế hoạch và thực hiện trả nợ theo kế hoạch đối với khoản vay ngân hàng. Tham khảo ý kiến hoặc yêu cầu tư vấn từ NHNo&PTNT HN để lựa chọn phương thức vay phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Xác định thái độ và tư tưởng độc lập, tự chủ trong kinh doanh, tích cực học hỏi tiếp thu kinh nghiệm và kiến thức từ bên ngoài. Kiểm kê, phân loại, đánh giá DNNN để làm cơ sở cho việc sắp xếp, đổi mới DNNN trong thời gian tới. Tổ chức kiểm kê, đánh giá đúng tài sản DNNN theo mặt bằng giá thị trường, làm sạch bảng tài chính doanh nghiệp, tạo điều kiện hạch toán đúng. Phát hiện những sai sót và kịp thời chấn chỉnh những yếu kém về tài chính, kế toán của từng doanh nghiệp . Giải quyết dứt điểm tình hình thua lỗ, công nợ khó đòi, vật tư ứ đọng. Phân tích đánh giá tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, phân tích rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra tình hình này của doanh nghiệp để có hướng giải quyết cụ thể. Cổ phần hoá các DNNN sản xuất kinh doanh để tăng cường nguồn vốn cho phát triển doanh nghiệp theo hướng năng động, tự chủ phù hợp với cơ chế thị trường. Tăng cường đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. áp dụng marketing trong hoạt động kinh doanh: nắm bắt thông tin chính xác, khả năng phân tích và dự báo cao, nhạy bén với nhu cầu thị trường. Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, sản xuất sản phẩm hướng về xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, tăng thu ngoại tệ, cải thiện đời sống công nhân, tăng thu ngân sách. 2. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam Đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam tăng cường trang bị máy móc, thiết bị, phương tiện đi lại cho NHNo&PTNT HN để NHNo&PTNT HN hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đồng thời tăng hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả tín dụng đối với DNNN nói riêng. Đề nghị NHNo&PTNT VN cho phép cho NHNo&PTNT HN cải tạo, nâng cấp trụ sở giao dịch của ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch . 3. Đối với Nhà nước 3.1 Các chính sách của Nhà nước đối với DNNN Đề nghị Chính phủ nhanh chóng sắp xếp lại các DNNN để có chủ trương phù hợp: Doanh nghiệp nào làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ triền miên, mất vốn và không có khả năng phục hồi thì cho giải thể hoặc sát nhập. Đối với các DNNN tuy kinh doanh thua lỗ nhưng sự tồn tại của nó có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế, cần phải giữ lại thì Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế cấp bù lỗ kịp thời để đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động. Những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, Nhà nước cần khuyến khích hoặc cấp thêm vốn để tăng năng lực tài chính cho doanh nghiệp và đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Nhà nước cần chấm dứt hỗ trợ cho các DNNN không mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích xã hội. Phân định rõ trách nhiệm trả nợ Ngân hàng đối với một số DNNN trước và sau khi sắp xếp để doanh nghiệp có hướng giải quyết, tìm mọi cách trả nợ cho ngân hàng. Đẩy mạnh tốc độ cổ phần hoá DNNN làm tăng trách nhiệm của doanh nghiệp đối với vốn tự có và vốn vay Ngân hàng từ đó hiệu quả sử dụng vốn sẽ tăng lên . Các cấp tiến hành rà soát lại các DNNN để cân đối vốn và ngành nghề kinh doanh đảm bảo nhiệm vụ kinh doanh phù hợp với thực lực của doanh nghiệp về các mặt: vốn, lao động, quản lý. Tránh hiện tượng một DNNN thực hiện quá nhiều ngành nghề kinh doanh không có mối quan hệ với nhau, tạo điều kiện cho doanh nghiệp lợi dụng vốn vay của ngân hàng sử dụng sai mục đích, gây thất thoát vốn. Đồng thời đảm bảo cân đối giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân, tránh tình trạng các DNNN cạnh tranh với nhau thái quá, làm yếu đi tính chủ đạo trong nền kinh tế. Cần có biện pháp buộc các DNNN phải chấp hành đúng Pháp lệnh kế toán thống kê và công tác duyệt quyết toán. Thực hiện kiểm toán theo đúng chế độ quy định để đảm bảo tính pháp lý của nguồn số liệu cung cấp. Tăng cường công tác tổ chức chống buôn lậu và kinh doanh trái phép nhằm tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất trong nước và hàng ngoại nhập. Kiểm tra và giám sát chặt chẽ vốn tự có thực tế, năng lực tài chính, trình độ quản lý trong việc cấp giấy phép thành lập và giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp để tránh tình trạng doanh nghiệp lập ra không có năng lực về vốn cũng như quản lý. Các doanh nghiệp này lợi dụng các sơ hở trong công tác quản lý đầu tư của ngân hàng để vay vốn nhưng sau đó không có khả năng trả nợ. Thúc đẩy sự hoạt động của thị trường chứng khoán mới ra đời ở Việt nam, qua đó ngân hàng có thể mở rộng các dịch vụ và khai thác có hiệu quả hơn nguồn vốn nhàn rỗi. Thông qua thị trường chứng khoán này các doanh nghiệp có thể thu hút được vốn đầu tư một cách dễ dàng hơn. 3.2 Các chính sách của Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại và NHNo&PTNT HN . Đề nghị Ngân hàng Nhà nước thành lập công ty bảo hiểm tín dụng dể giảm rủi ro cho các ngân hàng thương mại. Khi ngân hàng thương mại tham gia bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm tín dụng có trách nhiệm bồi thường cho các ngân hàng thương mại khi có rủi ro xảy ra theo quy định. Ngoài ra, bảo hiểm tín dụng còn có nhiệm vụ phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức các biện pháp đề phòng ngăn chặn, hạn chế các tổn thất có thể xảy ra đảm bảo an toàn cho công ty bảo hiểm cũng như ngân hàng thương mại. Mặt khác bảo hiểm tín dụng thu hút được nhiều khách hàng tham gia nên có khả năng thanh toán nhanh, kịp thời bù đắp khi có tổn thất lớn đồng thời phát huy được tính cộng đồng, tính tương trợ giữa các ngân hàng thương mại trong toàn ngành ngân hàng. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng thành lập công ty mua bán nợ trong thời gian ngắn nhất để giải toả một phần nợ đóng băng của ngân hàng qua đó làm lành mạnh hoá hoạt động tín dụng trong ngân hàng. Tăng cường công tác thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro bằng cách thiết lập và nâng cấp, mở rộng thông tin về khách hàng để cung cấp cho các tổ chức tín dụng. Ban hành quy chế cụ thể về việc trao đổi thông tin tín dụng giữa các tổ chức tín dụng. Về lãi suất : Có chính sách lãi suất ưu đãi với các DNNN trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Muốn vậy, Chính phủ phải đi vay các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước với lãi suất thấp và dài hạn để trên cơ sở đó giải quyết cho các tổ chức tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vay với lãi suất thấp. Các văn bản của ngân hàng về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và hình thức bảo đảm hợp đồng kinh tế cần được ban hành đồng bộ tạo hành lang cho các hoạt động của các ngân hàng thương mại như: hoàn thiện nghị định Chính phủ về việc bảo lãnh bằng tín chấp của các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội. Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện chiết khấu thương phiếu để NHNo&PTNT HN nhanh chóng đưa hình thức tín dụng này vào hoạt động nhằm đa dạng hoá hình thức tín dụng ngân hàng, nâng cao nghiệp vụ và mở rộng tín dụng. Đề nghị Nhà nước sớm hình thành quỹ rủi ro nông nghiệp giúp các doanh nghiệp nông nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước nói riêng an tâm đầu tư vào lĩnh vực nhiều rủi ro này, nhằm bù đắp thiệt hại do thiên tai địch hoạ để doanh nghiệp sớm khôi phục sản xuất, sớm trả nợ cho các ngân hàng mà cụ thể là NHNo&PTNT HN. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh trong hoạt động tín dụng ngày càng trở nên gay gắt nên hiệu quả tín dụng đối với DNNN là vấn đề quan tâm của các ngân hàng thương mại nói chung và NHNo&PTNT HN nói riêng. Để duy trì được hoạt động và tối đa hoá thu nhập của mình, NHNo&PTNT HN phải đạt hai mục tiêu là an toàn và sinh lời. DNNN là khách hàng chủ yếu của NHNo&PTNT HN. DNNN là thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng là rất cần thiết để tạo lợi thế trong kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của Hà nội nói riêng và cả nước nói chung. Trong phạm vi cho phép, luận văn này đã đưa ra những vấn đề chung về hiệu quả tín dụng của Ngân hàng thương mại. Trên cơ sở lý thuyết chung này, luận văn đi sâu vào nghiên cứu, phân tích thực trạng hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với DNNN, xác định ưu, nhược điểm và nguyên nhân của chúng tại NHNo&PTNT HN giai đoạn 1999-2001. Qua đó tôi cũng xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với DNNN tại NHNo&PTNT HN. Cuối cùng, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Phan Thu Hà cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của NHNo&PTNT HN đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tài liệu tham khảo Ngân hàng thương mại – Edward W.Reed, Edward K.Gille. Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính – Frederic S.Miskin – NXB Khoa học và kỹ thuật – 1996. Tín dụng Ngân hàng – Nguyễn Ngọc Quả - 1993 Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại – David Cox – NXB Chính trị Quốc gia - 1999 Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường – Nguyễn Đức Thảo – NXB Mũi Cà Mau. Tiền tệ và Ngân hàng – Lê Văn Tề – NXB TP Hồ Chí Minh. Luật các tổ chức tín dụng – NXB Chính trị quốc gia – 2000. Quy chế cho vay đối với khách hàng của NHNo&PTNT Việt Nam, Báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT Hà Nội năm 1999, 2000, 2001 Tạp chí Ngân hàng, thời báo tài chính, thời báo kinh tế Một số luận văn khoá trước Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0171.doc
Tài liệu liên quan