Đề tài Giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học ở cấp tiểu học

* Mục tiêu hoạt động là xác định các yêu cầu giáo dục cần đạt. Mục tiêu hoạt động cần được thể hiện 3 yêu cầu : Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Mỗi hoạt động có mục tiêu riêng phù hợp với mục tiêu chung. * Công tác chuẩn bị bao gồm : xây dựng kế hoạch, thiết kế các hoạt động, chuẩn bị phương tiện hoạt động, công tác tổ chức. Cần xác định rõ nhiệm vụ của mỗi học sinh, tập thể học sinh, vai trò của giáo viên * Tiến hành hoạt động theo ch¬ương trình đã đư¬ợc xây dựng. * Đánh giá kết quả hoạt động : tổ chức, động viên học sinh tham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh giá trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của học sinh. * Thực hành thiết kế hoạt động GDNGLL cho nội dung GDBVMT

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8765 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học ở cấp tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành nếp sống, sinh hoạt, học tập ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng và tiết kiệm. II, Mục tiêu, hình thức và phương pháp dạy học tích hợp GDBVMT * Hoạt động 1 Bạn đã biết được mục tiêu GDBVMT trong trường Tiểu học. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, chương trình môn Đạo đức cấp Tiểu học, bạn hãy thực hiện nhiệm vụ sau: 1. Xác định mục tiêu GDBVMT qua môn Đạo đức. 2. Nêu hình thức, phương pháp GDBVMT trong môn Đạo đức. * Bạn hãy độc lập suy nghĩ, sau đó trao đổi trong nhóm. Phản hồi hoạt động 1 1- Mục tiêu GDBVMT qua môn Đạo đức: - Giáo dục BVMT qua môn Đạo đức cấp Tiểu học nhằm làm cho học sinh: - Bước đầu nhận thức được vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người và mối quan hệ giữa con người và môi trường ; Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. - Góp phần hình thành và phát triển hành vi, thái độ ứng xử đúng đắn, thân thiện với môi trường. - Bước đầu có thói quen gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ và tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày. - Biết quan tâm tới môi trường xung quanh, sống hoà hợp, gần gũi với thiên nhiên. - Tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc, bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi. 2- Phương pháp và các hình thức GDBVMT qua môn Đạo đức - Trong dạy học tích hợp giáo dục GDBVMT qua môn Đạo đức cần theo hướng giáo dục quyền trẻ em và tiếp cận kĩ năng sống. - Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh qua các phương pháp dạy học phù hợp như trò chơi, thảo luận nhóm, Dự án, đóng vai, động não,... - Chú trọng tổ chức dạy học trong môi trường tự nhiên và gắn với thực tiễn cuộc sống. 3. Mức độ tích hợp GDBVMT qua môn Đạo đức a- Mức độ toàn phần Đối với các bài đạo đức có mục tiêu, nội dung hoàn toàn về GDBVMT thì những bài đó có khả năng tích hợp ở mức độ toàn phần. b- Mức độ bộ phận Các bài Đạo đức có khả năng tích hợp ở mức độ bộ phận khi một bộ phận của bài có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục BVMT. GV cần giúp HS biết, hiểu và cảm nhận được nội dung GDBVMT qua nội dung của phần bài học đó mà không làm ảnh hưởng tới mục tiêu của bài. c- Mức độ liên hệ Đối với các bài Đạo đức không trực tiếp nói về GDBVMT nhng nội dung có thể liên hệ BVMT, khi đó, GV có thể gợi mở vấn đề liên quan đến BVMT . Tuy nhiên, GV cũng cần xác định rõ : đây là yêu cầu “tích hợp” theo hướng liên hệ và mở rộng, do vậy phải thật tự nhiên, hài hoà và có mức độ; tránh khuynh hướng liên hệ lan man, “sa đà” hoặc gượng ép, khiên cưỡng, không phù hợp với đặc trưng môn học. Hoạt động 2 * Bạn hãy rà soát, nghiên cứu nội dung, chương trình, sách Đạo đức các lớp : 1,2, 3, 4, 5 từ đó: 1. Xác định các bài có thể tích hợp /lồng ghép GDBVMT (các mức độ toàn phần, bộ phận, liên hệ). 2.Xác định nội dung GDBVMT trong mỗi bài theo mẫu. Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ Phản hồi hoạt động 2 * Nội dung GDBVMT trong môn Đạo đức Lớp 1: - Giáo dục HS biết giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn mặc sạch sẽ; Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập bền đẹp. - Giáo dục các em lòng yêu quý, gần gũi thiên thiên, ý thức bảo vệ các loài cây và hoa; BVMT xanh-sạch-đẹp qua các hành vi, thái độ ứng xử với môi trờng. Cụ thể: Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ 2 - Gọn gàng sạch sẽ - Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ thể hiện người có nếp sống, sinh hoạt văn hóa, góp phần giữ gìn vệ sinh MT, làm cho MT thêm sạch, đẹp, văn minh. - Liên hệ 3- Giữ gỡn sách vở đồ dùng học tập - Giữ gìn sách, vở, đồ dùng học tập cẩn thận, sạch đẹp là một việc làm góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn, bảo vệ môi trường, góp phần làm cho môi trường phát triển bền vững. - Liên hệ 4- Gia đình em - Gia đình chỉ có hai con là hạn chế gia tăng dân số, góp phần giữ gỡn , ổn định và BVMT. - Liên hệ 14- Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng - Yêu quý và gần gũi với thiên nhiên, yêu thích các loài cây và hoa. - Không đồng tình với các hành vi, việc làm phá hoại cây và hoa nơi công cộng. - Thái độ ứng xử thân thiện với môi trường qua bảo vệ các loài cây và hoa - Toàn phần Hoạt động 3 * Bạn hãy rà soát, nội dung, chương trình Đạo đức lớp 2, từ đó: 1. Xác định các bài có thể tích hợp GDBVMT(các mức độ toàn phần, bộ phận, liên hệ). 2. Xác định nội dung GDBVMT trong mỗi bài. Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ Phản hồi hoạt động 3 * Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Đạo đức ở lớp 2 bao gồm : 1. Giáo dục học sinh nếp sống gọn gàng, ngăn nắp là góp phần BVMT. 2. Giáo dục cho các em biết giữ gìn vệ sinh nhà ở, trường lớp ; tôn trọng quy định trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phần BVMT. 3. Giáo dục học sinh biết yêu quý, bảo vệ, chăm sóc các loài vật có ích là góp phần BVMT . * Cụ thể: Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ 3-Gọn gàng ngăn nắp - Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho MT nhà cửa và xung quanh thêm sạch sẽ, góp phần làm sạch, đẹp môi trường, bảo vệ môi trường. - Liên hệ 4-Chăm làm việc nhà - Chăm làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả như: quét dọn nhà cửa, sân vườn, rửa ấm chén, chăm sóc cây trồng, vật nuôi,... là làm môi trường xung quanh thêm sạch, đẹp, góp phần bảo vệ MT - Bộ phận 7. Giữ gìn trường lớp sạch đẹp - Tham gia và nhắc nhở mọi người giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần làm MT lớp học và nhà trường trong lành, sạch, đẹp, góp phần BVMT. - Toàn phần 8- Giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng - Tham gia và nhắc nhở bạn bè trật tự, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng là góp phần làm cho môi trường nơi công cộng sạch, đẹp, văn minh, góp phần BVMT. - Toàn phần 14- Bảo vệ loài vật có ích - Tham gia và nhắc nhở mọi người gĩ gìn ,bảo vệ loài vật có ích là góp phần bảo vệ sự cân bằng sinh thái, MT, thân thiện với MT và góp phần BVMT tự nhiên. - Toàn phần Hoạt động 4: * Bạn hãy rà soát, nội dung, chương trình Đạo đức lớp 3, từ đó: 1. Xác định các bài có thể tích hợp GDBVMT(các mức độ toàn phần, bộ phận, liên hệ). 2. Xác định nội dung GDBVMT trong mỗi bài. Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ * Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Đạo đức ở lớp 3 bao gồm : 1. Giáo dục học sinh có ý thức và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, lớp hoặc địa phương tổ chức. 2. Giáo dục HS biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ môi trường. 3. Giáo dục HS biết, hiểu và tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần bảo vệ MT, giữ gìn sự cân bằng sinh thái. Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ Bài 6: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường - Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, lớp tổ chức - Liên hệ Bài 9: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế - Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế trong các hoạt động bảo vệ môi trường, làm cho môi trường thêm xanh, sạch, đẹp. - Liên hệ Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nớc - Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, góp phần BVMT Toàn phần Bài14: Chăm sóc cây trồng vật nuôi - Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và bảo vệ môi trường. - Toàn phần Hoạt Động 5 * Bạn hãy rà soát, nội dung, chương trình Đạo đức lớp 4, từ đó: 1. Xác định các bài có thể tích hợp GDBVMT(các mức độ toàn phần, bộ phận, liên hệ). 2. Xác định nội dung GDBVMT trong mỗi bài. Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ Phản hồi hoạt động 5 * Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Đạo đức ở lớp 4 bao gồm : 1. Giáo dục học sinh có ý thức trong việc sử dụng tiết kiệm tiền của và thời gian. Sử dụng tiết kiệm tiền của và thời gian là góp phần sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm lao động của con người, góp phần bảo vệ MT. 2. Giáo dục học sinh biết yêu quê hương đất nước, tích cực tham gia xây dựng quê hương, đất nước. 3. Giáo dục học sinh biết bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng, di sản thiên nhiên, văn hoá…là góp phần bảo vệ môi trường. Cụ thể: Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ Bài 3. Biết bày tỏ ý kiến - Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em, trong đó có vấn đề môi trường. - HS cần biết bày tỏ ý kiến với cha mẹ, với thầy cô giáo, với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình ; về môi trường lớp học, trường học ; về môi trường ở cộng đồng địa phương,… - Liên hệ Bài 4: Tiết kiệm tiền của - Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,... trong cuộc sống hằng ngày là góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Bộ phận Bài 11: Giữ gìn các công trình công cộng - GD các em biết và thực hiện giữ gìn các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống. - Chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân. - Bộ phận Bài 14: Bảo vệ môi trường - Sự cần thiết phải BVMT và trách nhiệm tham gia BVMT của HS. - Những việc cần làm để BVMT ở nhà, lớp học, trường học và nơi công cộng - Toàn phần Hoạt động 6 * Bạn hãy rà soát, nội dung, chương trình Đạo đức lớp 5, từ đó: 1. Xác định các bài có thể tích hợp GDBVMT (các mức độ toàn phần, bộ phận, liên hệ). 2. Xác định nội dung GDBVMT trong mỗi bài. Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ Phản hồi hoạt động 6 * Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn Đạo đức ở lớp 5 bao gồm: - Giáo dục học sinh tích cực tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với khả năng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quê hương. - Giáo dục học sinh có ý thức và biết ủng hộ các nhà chức trách thi hành các công việc về bảo vệ môi trường. - Giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường xung quanh Cụ thể: Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ Bài 8: Hợp tác với những người xung quanh - Biết hợp tác với bạn bè và mọi người để bảo vệ môi trường gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương. - Liên hệ Bài 9. Em yêu quê hơng - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là thể hiện tình yêu quê hương. - Liên hệ Bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam - Một số di sản (thiên nhiên) thế giới của Việt Nam và một số công trình lớn của đất nước có liên quan đến môi trường như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng, Thuỷ điện Sơn La, Thuỷ điện Trị An,..; Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là thể hiện tình yêu đất nước. - Liên hệ Bài 13: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc - Một số hoạt động của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam và trên thế giới. - Liên hệ Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người. - Trách nhiệm của HS trong việc tham gia giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (phù hợp với khả năng). - Toàn phần * Thực hiện soạn giáo án * Để dạy tốt các bài Đạo đức tích hợp nội dung GDBVMT, khi soạn giáo án cần lưu ý một số điểm sau: 1. Xác định Mục tiêu * Để xác định được mục tiêu của một bài Đạo đức cần trả lời được các câu hỏi sau: - Bài học cung cấp được những kiến thức gì về MT và BVMT ? - Bài học góp phần rèn luyện kĩ năng, hành vi BVMT cho học sinh như thế nào? - Bài học giáo dục tình cảm đạo dức, hành vi BVMT cho học sinh như thế nào? 2. Nghiên cứu nội dung bài Xác định nội dung MT có khả năng tích hợp. Xác định mục tiêu giáo dục BVMT của bài * Mỗi tổ soạn 2 giáo án (T1 hoặc T2) về tích hợp GDBVMT qua môn Đạo đức. * Cử đại diện trình bày phương án của tổ. * Tổ 1,2 : Bài 7-Lớp 2 –Giữ gìn trường lớp sạch đẹp Bài 14- Lớp 5 – Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên * Tổ 3,4 : Bài 4 - Lớp 2 - Chăm làm việc nhà Bài 11- Lớp 4 - Giữ gìn các công trình công cộng * Tổ 5,6 : Bài 4- Lớp 1 - Gia đình em Bài 8- Lớp 5 - Hợp tác với những người xung quanh Môn 5: MĨ THUẬT TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRÝỜNG TRONG MÔN MĨ THUẬT I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ NGUYÊN TẮC DẠY – HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA MÔN MĨ THUẬT Hoạt động 1 - Bạn đã biết được mục tiêu giáo dục BVMT trong trường Tiểu học, căn cứ vào mục tiêu, nội dung, chương trình môn Mĩ thuật cấp tiểu học, bạn hãy thực hiện nhiệm vụ sau : 1.Xác định mục tiêu giáo dục BVMT qua môn Mĩ thuật. 2.Nêu hình thức, phương pháp dạy học và mức độ tích hợp giáo dục BVMT trong môn Mĩ thuật 1.Mục tiêu giáo dục BVMT qua môn Mĩ thuật a.Kiến thức : - Biết được một số kiến thức cơ bản về MT, quan sát và thưởng thức vẻ đẹp của môi trường xung quanh. - Biết biểu lộ tình cảm của mình đối với MT qua các bức tranh . - Bước đầu hiểu mối quan hệ và vai trò của MT với cuộc sống con người. b.Thái độ, tình cảm : - Biết yêu quý, giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan, thiên nhiên và MT xung quanh, phản đối các hành động gây hại cho MT. - Có ý thức giữ gìn, BVMT. c.Kĩ năng, hành vi - Vẽ, nặn, xé dán được tranh đề tài về môi trường, BVMT và các tranh có nội dung liên quan . - Tham gia các hoạt động BVMT. - Thuyết phục bạn bè, người thân cùng tham gia các hoạt động BVMT. 2.Các Phương pháp, hình thức và nguyên tắc giáo dục BVMT trong môn Mĩ thuật . a.Các phương pháp giáo dục BVMT. -Thứ nhất : Sự thành thạo phương pháp lấy người học làm trung tâm . -Thứ hai : Mỗi giáo viên đều là một nhà môi trường trong giảng dạy lĩnh vực chuyên môn của mình b.Các hình thức giáo dục bảo vệ môi trường: GIÁO DỤC VỀ MÔI TRƯỜNG Kiến thức Kĩ năng * Hình thành ở học sinh những kiến thức, hiểu biết và kĩ năng cơ bản khi các em tiếp xúc với các vấn đề môi trường - Hình thành khả năng suy nghĩ, nghe, đọc, nói, viết có phán xét - Giúp HS gặt hái kinh nghiệm, quan tâm chung về MT, khuyến khích HS . GIÁO DỤC VÌ MÔI TRƯỜNG Tiềm năng Tham gia Kinh nghiệm GIÁO DỤC TRONG MÔI TRƯỜNG Phán xét Hành vi, thái độ Giá trị c. Các nguyên tắc cần đảm bảo khi thực hiện giáo dục BVMT. 1.Xem xét MT trong tổng thể của nó: MT tự nhiên và nhân tạo, MTCN & XH. 2.Là một quá trình liên tục và suốt đời. 3.Mang tính liên thông giữa các môn học. 4.Khảo sát những vấn đề MT từ quan điểm địa phương đến QG . 5.Tập trung những vấn đề MT đang tiềm tàng hiện nay và lịch sử. 6.Đề cao giá trị quá trình hợp tác địa phương, quốc gia, quốc tế, tìm giải pháp. 7.Xem xét kĩ lưỡng các khía cạnh về MT. 8.Tạo điều kiện cho người học hoạch định kinh nghiệm. 9.Nên gắn sự nhạy cảm, nhận thức MT, các KN giải quyết vấn đề 10.Giúp người học phát hiện những dấu hiệu và nguyên nhân của sự cố MT. 11.Nhấn mạnh sự phức tạp của MT để có biện pháp ngăn ngừa. 12.Tận dụng các MT học tập đa dạng để nắm thực tiễn . 3.Mức độ tích hợp giáo dục MT trong môn Mĩ thuật a.Tích hợp ở mức độ toàn phần. Đối với những bài Mĩ thuật ở các phân môn có mục tiêu, nội dung hoàn toàn về giáo dục BVMT thì những bài đó được coi là có khả năng tích hợp ở mức độ toàn phần. b.Tích hợp ở mức độ bộ phận. Đối với những bài Mĩ thuật ở các phân môn được coi là có khả năng tích hợp ở mức độ bộ phận khi chỉ có một bộ phận của bài có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục BVMT . Với những bài này, giáo viên cần lựa chọn nội dung tiêu biểu, thiết thực để lồng ghép một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả mà không ảnh hưởng đến nội dung chính của bài. c.Tích hợp ở mức độ liên hệ. Đối với những bài Mĩ thuật ở các phân môn có nội dung không trực tiếp gắn với nội dung giáo dục BVMT nhưng có những phần kiến thức và kĩ năng có yếu tố gần gũi và phù hợp để có thể liên hệ với việc giáo dục BVMT, giáo viên cần khai thác triệt để việc liên hệ để lồng ghép các nội dung giáo dục BVMT một cách nhẹ nhàng, gợi mở nhằm hướng học sinh học tập một cách tự giác các kiến thức về giáo dục BVMT. Những liên hệ mở rộng này cần lựa chọn trọng điểm, tránh gượng ép, tránh lan man không tập trung. II. NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN MĨ THUẬT QUA CÁC CHƯƠNG BÀI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 5 Hoạt động 2 Căn cứ nội dung chương trình môn Mĩ thuật lớp 1-> 5 và đặc trưng dạy học môn Mĩ thuật lớp 1 -> 5, hãy thảo luận nhóm các câu hỏi sau . 1.Xác định các bài Mĩ thuật ở lớp 1 -> 5 có khả năng tích hợp GDBVMT 2.Chỉ ra nội dung và mức độ tích hợp nội dung giáo dục BVMT của các bài đó theo mẫu sau . Dạng bài/bài Mục tiêu Mức độ tích hợp Kiến thức Thái độ tình cảm Kĩ năng, hành vi * Nội dung tích hợp giáo dục BVMT trong môn Mĩ thuật (từ lớp 1 đến lớp 5). * Đối với lớp: 1 - 2 - Giáo dục học sinh yêu mến vẻ đẹp của hoa trái, cỏ cây, có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên. - Yêu mến các con vật, có ý thức bảo vệ các con vật. - Yêu mến cảnh đẹp quê hương, có ý thức giữ gìn môi trường * Đối với lớp: 3 – 4 - 5 - Giáo dục học sinh yêu mến các con vật, có ý thức chăm sóc bảo vệ các con vật. (lớp 5 : là vật nuôi) - Phê phán những hành động săn bắt động vật trái phép.(lớp 5 : dùng mìn, điện, săn bắt động vật quý hiếm) - Yêu mến cảnh đẹp quê hương, có ý thức giữ gìn môi trường - Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên. * Các dạng bài cụ thể : Đối với lớp 1 Dạng bài/bài Mục tiêu Mức độ tích hợp Kiến thức Thái độ, tình cảm Kĩ năng., hành vi * Dạng bài Thực vật : Quả, cây, Vẽ, nặn, xé dán (Bài: 6, 7, 10, 15, 16, 20 (6 tiết) * Biết: - Một vài loại quả, cây thường gặp và sự đa dạng của thực vật. - Một số vai trò của thực vật đối với con ngươi. - Một số biện pháp cơ bản bảo vệ thực vật. -Yêu mến vẻ đẹp của cỏ cây, hoa trái - Có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên. - Biết chăm sóc cây. - Liên hệ * Dạng bài. Động vật : Vẽ, nặn, xé dán các con vật. (Bài:13, 19, 22, 23 (4 tiết) * Biết: - Một số loài động vật thường gặp và sự đa dạng của động vật. - Quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hằng ngày. - Một số biện pháp cơ bản bảo vệ động vật - Yêu mến các con vật - Có ý thức bảo vệ các con vật - Biết chăm sóc vật nuôi. - Liên hệ * Dạng bài. Vẽ tranh phong cảnh : (Bài:17, 21, 24, 26, 29, 31, 33 (7 tiết) * Biết: -Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. -Thiên nhiên là môi trường để con người sống và làm việc. -Một số biện pháp cơ bản BVMT thiên nhiên. -Yêu mến cảnh đẹp quê hương -Có ý thức giữ gìn môi trường - Biết giữ gìn cảnh quan môi trường. - Bộ phận * Dạng bài. Động vật : Các con vật Vẽ, nặn, xé dán con vật. (Bài: 5, 16, 21, 24, 29 ( 5 tiết) * Biết: - Một số loài động vật thường gặp và sự đa dạng của động vật. - Quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hằng ngày. - Một số biện pháp bảo vệ động vật và giữ gìn MT xung quanh - Yêu mến các con vật - Có ý thức chăm sóc vật nuôi - Biết chăm sóc vật nuôi. - Liên hệ * Dạng bài. Vẽ tranh (Bài: 3, 4, 9, 10, 13, 20, 23, 26, 30, 34 ( 10 tiết) * Biết: - Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. - Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người - Một số biện pháp BVMT thiên nhiên - Yêu mến quê hương - Có ý thức giữ gìn môi trường - Tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường - Bộ phận * Dạng bài. Động vật : Vẽ, nặn con vật. (Bài: 14, 15, 26 ( 3 tiết) * Biết: - Một số loài động vật phổ biến và sự đa dạng của động vật. - Quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hằng ngày. - Một số biện pháp bảo vệ động vật và giữ gìn MT xung quanh - Yêu mến các con vật - Có ý thức chăm sóc vật nuôi - Phê phán những hành động săn bắt động vật trái phép - Biết chăm sóc vật nuôi. - Liên hệ * Dạng bài. Phong cảnh (Bài: 3, 4, 5, 11, 20, 31, 34 ( 7 tiết) * Biết: - Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. - Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. - Một số biện pháp BVMT thiên nhiên - Yêu mến cảnh đẹp quê hương - Có ý thức BVMT. - Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên - Tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường - Bộ phận * Dạng bài. Động vật Vẽ, nặn, xé dán các con vật. (Bài: 4, 13, 14 (3 tiết) * Biết: - Một số loài động vật quý hiếm và sự đa dạng của động vật. - Quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hằng ngày. - Một số biện pháp bảo vệ động vật và giữ gìn MT xung quanh. - Yêu mến con vật - Có ý thức chăm sóc vật nuôi. - Phê phán những hành động săn bắt động vật trái phép. - Biết chăm sóc động vật . - Tham gia các hoạt động chăm sóc bảo vệ động vật. - Liên hệ * Dạng bài. Cảnh quan Vẽ tranh (Bài: 3, 5, 8, 9, 10, 12, 18, 19, 21, 24, 26, 28, 29, 32. ( 14 tiết) * Biết: - Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. - Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người - Một số biện pháp BVMT thiên nhiên - Yêu quý cảnh đẹp và có ý thức giữ gìn cảnh quan. - Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên - Vẽ được tranh về BVMT. - Tham gia các hoạt động làm sạch, đẹp cảnh quan môi trường - Bộ phận * Dạng bài. Động vật : Vẽ, nặn con vật. (Bài: 6, 21, 27 ( 3 tiết) * Biết: - Sự đa dạng của động vật Việt Nam và một số động vật quý hiếm cần bảo vệ. - Quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hằng ngày. - Một số biện pháp bảo vệ động vật và giữ gìn MT xung quanh - Yêu mến các con vật - Có ý thức chăm sóc vật nuôi - Phê phán những hành động săn bắt động vật trái phép (dùng mìn, điện, săn bắt động vật quý hiếm - Biết chăm sóc vật . - Tham gia các hoạt động chăm sóc BVĐV - Liên hệ * Dạng bài. Vẽ cảnh và tranh về môi trường. (Bài: 4, 10, 17, 26, 29. ( 5 tiết) * Biết: - Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. - Mối quan hệ giữa thiên nhiên , MT và con người - Một số biện pháp BVMT thiên nhiên - Yêu quý cảnh đẹp và có ý thức giữ gìn cảnh quan MT. - Phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên MT - Vẽ được tranh về BVMT. - Tham gia các hoạt động làm sạch, đẹp cảnh quan môi trường * Bộ phận Lớp 3 : Bài 30 : Vẽ tranh ĐỀ TÀI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (Mức độ tích hợp giáo dục BVMT : toàn phần ) I. MỤC TIÊU - HS tìm hiểu về đề tài vệ sinh môi trường. - Biết cách vẽ tranh đề tài vệ sinh môi trường. - Vẽ được tranh đề tài vệ sinh môi trường. - Có ý thức BVMT sống xung quanh. II. CHUẨN BỊ * Giáo viên: - Một số tranh, ảnh về vệ sinh môi trường. -Tranh của HS những năm trước về đề tài vệ sinh MT. *Học sinh : - Vỡ tập vẽ, hoặc giấy vẽ, bút chì, màu vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC * Giới thiệu bài : GV dùng tranh, ảnh về môi trường nêu câu hỏi, tạo tình huống để giới thiệu bài cho phù hợp với nội dung. HOẠT ĐỘNG 1 - Hướng dẫn học sinh tìm, chọn nội dung đề tài. HOẠT ĐỘNG 2 - Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh. HOẠT ĐỘNG 3 - Hướng dẫn học sinh thực hành. HOẠT ĐỘNG 4 - Nhận xét, đánh giá Lớp 4 Bài 7 : Vẽ tranh ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG (Mức độ tích hợp giáo dục BVMT : bộ phận) I. MỤC TIÊU - HS tìm hiểu đề tài phong cảnh, vẻ đẹp của tranh phong cảnh. - HS biết cách vẽ tranh phong cảnh đơn giản. - Vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng. - Yêu mến cảnh đẹp quê hương, có ý thức bảo vệ cảnh quan MT. II. CHUẨN BỊ - SGK, SGV Mĩ thuật 4, một số tranh, ảnh phong cảnh về các vùng miền. - Bài vẽ phong cảnh của HS các lớp trước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC * Giới thiệu bài : GV dùng tranh, ảnh nêu câu hỏi tạo tình huống để dẫn dắt HS vào bài. HOẠT ĐỘNG 1 - Hướng dẫn học sinh tìm, chọn nội dung đề tài HOẠT ĐỘNG 2 - Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh phong cảnh HOẠT ĐỘNG 3 - Hướng dẫn học sinh thực hành HOẠT ĐỘNG 4 - Nhận xét, đánh giá Lớp 2 : Bài 16 : Tập nặn tạo dáng tự do NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT (Mức độ tích hợp giáo dục BVMT : liên hệ) I. MỤC TIÊU - HS tìm hiểu cách nặn hoặc cách vẽ, cách xé dán con vật. - Biết cách nặn hoặc cách vẽ, cách xé dán con vật - Nặn hoặc vẽ, xé dán được con vật theo hướng dẫn. - Có ý thức chăm sóc bảo vệ con vật. - Có ý thức tiết kiệm vật liệu và ý thức vệ sinh nơi công cộng. II. CHUẨN BỊ * Giáo viên : Một số tranh, ảnh con vật có hình dáng, màu sắc khác nhau. Sản phẩm HS của những năm trước. Giấy màu hoặc báo … * Học sinh : Vỡ tập vẽ hoặc giấy vẽ, đất nặn, bút chì, màu vẽ hoặc giấy màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC * Giới thiệu bài : GV dùng tranh, sản phẩm nặn, nêu câu hỏi tạo tình huống hoặc tổ chức một trò chơi dân gian để giới thiệu bài cho phù hợp với nội dung và lôi cuốn hấp dẫn học sinh. HOẠT ĐỘNG 1 - Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét HOẠT ĐỘNG 2 - Hướng dẫn học sinh cách nặn, vẽ hoặc xé dán con vật HOẠT ĐỘNG 3 - Hướng dẫn học sinh thực hành. HOẠT ĐỘNG 4 - Nhận xét, đánh giá. Môn 6: Tự nhiên – Xã hội A- Mục tiêu, phương thức tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên và Xã hội * Hoạt động 1 Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học và mục tiêu GDBVMT trong trường tiểu học, anh (chị) hãy xác định : Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Tự nhiên và Xã hội. I. Mục tiêu GDBVMT qua môn TN-XH 1. Kiến thức: - Có biểu tượng ban đầu về môi trường tự nhiên (cây cối, các con vật, mặt trời, trái đất…) và môi trường nhân tạo (nhà ở, trường học, làng mạc, phố phường…). - Biết một số hoạt động của con ngời làm môi trường bị ô nhiễm. - Biết môi trường sống xung quanh có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. - Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường. 2. Thái độ - Tình cảm: - Yêu quý thiên nhiên, mong muốn bảo vệ môi trường sống cho các cây cối, con vật và con người. - Có thái độ tích cực đối với việc bảo vệ môi trường; chống các hành động phá hoại môi trường, làm ô nhiễm môi trường . 3. Kĩ năng – Hành vi: - Phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố của môi trường. - Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi. - Thuyết phục người thân, bẹn bè có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường. * Hoạt động 2 Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học và mục tiêu GDBVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội, anh (chị) hãy trao đổi các vấn đề sau: 1. Môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học có thể tích hợp GDBVMT theo các mức độ như thế nào? 2. Nêu một số phương pháp tích hợp GDBVMT vào môn Tự nhiên và Xã hội. 3. Tích hợp GDBVMT qua những hình thức nào? 1. Mức độ toàn phần Khi mục tiêu, nội dung của bài phù hợp hoàn toàn với mục tiêu, nội dung của giáo dục BVMT. Ví dụ như bài: Giữ gìn lớp học sạch đẹp (lớp 1); Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở, Thực hành giữ trường lớp sạch đẹp ( lớp 2); Vệ sinh môi trường ( lớp 3). 2. Mức độ bộ phận Mức độ bộ phận: Khi chỉ có một bộ phận bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với giáo dục BVMT. Ví dụ: Nhà ở, công việc ở nhà ( lớp 1); Đề phòng bệnh giun, Tiêu hoá thức ăn (lớp 2). 3. Mức độ liên hệ Mức độ liên hệ: Khi mục tiêu, nội dung của bài có điều kiện liên hệ một cách lô gic với nội dung giáo dục BVMT. Ví dụ: Vệ sinh thân thể ( lớp 1); Cây sống ở đâu? ( lớp 2); Trái đất, Bề mặt trái đất ( lớp 3). F LƯU Ý: * Tích hợp ở mức độ toàn phần: Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục trẻ một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng đối với học sinh thông qua môn học. * Giáo viên lưu ý: - Nghiên cứu kĩ nội dung bài học. - Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào bài học là gì? - Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học? - Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì? - Tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc bộ phận kiến thức, kĩ năng GDBVMT nhẹ nhàng, không gò bó, áp đặt. * Tích hợp ở mức độ liên hệ - GV cần xác định nội dụng, mục tiêu nào trong bài có thể liên hệ GDBVMT. - Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp và chuẩn bị những vấn đề cần hướng dẫn học sinh liên hệ về bảo vệ môi trường. - Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức, phương pháp dạy học của bộ môn. Đồng thời lưu ý liên hệ, mở rộng về GDBVMT thật tự nhiên, hài hòa, tránh lan man, sa đà, gượng ép. II- MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BVMT 1. Phương pháp thảo luận Đây là phương pháp dạy học giúp học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của người khác về các vấn đề môi trường có liên quan đến nội dung bài học. Qua phương pháp dạy học này, giáo viên giúp học sinh nhận thức và có hành vi, thái độ đúng đắn về môi trường. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận cả lớp hoặc thảo luận theo nhóm. * Ví dụ: Dạy bài “ Giữ gìn lớp học sạch, đẹp”, giáo viên có thể cho học sinh cả lớp cùng thảo luận những vần đề sau: + Giữ gìn lớp học sạch, đẹp có lợi gì? + Bạn đã làm gì để lớp mình sạch, đẹp? * Dạy bài “ Vệ sinh môi trường” môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, giáo viên có thể tổ chức học sinh thảo luận nhóm qua các câu hỏi: + Hãy nêu cảm giác của em khi đi qua bãi rác. + Những sinh vật nào thường sống ở bãi rác? + Rác có hại như thế nào đối với sức khỏe của con người? . 2. Phương pháp quan sát Đây là phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tự nhiên và Xã hội và cũng là phương pháp quan trọng trong giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học. * Ví dụ: Dạy bài “Vệ sinh môi trường” lớp 3, giáo viên có thể tích hợp GDBVMT qua việc giáo dục cho học sinh biết việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xử lí rác thải. Giáo viên cho học sinh quan sát các hình trong SGK và nêu ý kiến của mình về các việc làm đúng, các việc làm sai trong từng hình. Khi được quan sát dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có nhận thức và hình thành hành vi đúng đắn: không nên vứt rác bừa bãi ở những nơi công cộng. 3. Phương pháp trò chơi Trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh tiểu học. Trò chơi gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em lĩnh hội kiến thức về môn học và GDBVMT nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Khi sử dụng phương pháp trò chơi, giáo viên lưu ý: chuẩn bị trò chơi; giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và luật chơi; cho học sinh chơi; nhận xét kết quả của trò chơi; rút ra bài học về BVMT qua trò chơi. 4. Phương pháp tìm hiểu, điều tra Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh tham gia vào quá trình tìm hiểu các vấn đề môi trường ở địa phương. Qua tìm hiểu, học sinh nhận thức được thực trạng môi trường, giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường. Sử dụng phương pháp này, giáo viên lưu ý: thiết kế các câu hỏi, bài tập cho học sinh (cá nhân hoặc nhóm) tiến hành điều tra, tìm hiểu các vấn đề về giáo dục bảo vệ môi trường. Phương pháp này cần tổ chức cho học sinh lớn (lớp 3, 4, 5). III- Hình thức tích hợp - Giáo dục thông qua các hoạt động học tập ở giờ học. - Giáo dục thông qua các hoạt động khác ở ngoài giờ học: thực hành giữ vệ sinh trường, lớp học, nhà ở; trồng cây, chăm sóc cây; tham quan môi trường tự nhiên, xã hội ở địa phương… - Giáo dục BVMT với cả lớp hoặc nhóm học sinh. B. Tích hợp GDBVMT trong môn Tự nhiên và Xã hội I. Nội dung tích hợp GDBVMT trong môn TN-XH: - Chủ đề con người và sức khỏe: Giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, hình thành ý thức và thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh. - Chủ đề Xã hội: Gia đình, nhà trường, làng quê và đô thị trang bị cho học sinh những hiểu biết về quê hương, đất nước; tìm hiểu về mối quan hệ giữa con người và môi trường, sự tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường gần gũi với cuộc sống của học sinh. Trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu làng bản, phố phường và có ý thức với hành vi môi trường của mình. - Chủ đề Tự nhiên: Giúp học sinh nhận biết sự phong phú của các loài cây, con và các điều kiện sống của chúng. Sự cần thiết phải bảo vệ và cách bảo vệ chúng. * Hoạt động 3 Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3 anh (chị) hãy thực hiện các nhiệm vụ sau: Xác định các bài học có khả năng tích hợp GDBVMT ở từng lớp. Nêu nội dung và mức độ tích hợp của các bài học đó. Trình bày theo bảng sau: Bài Nôi dung tích hợp Mức độ tích hợp * Thực hành hoạt động 3 1. Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2,3 , mỗi tổ thực hiện các nhiệm vụ sau: Xác định các bài học có khả năng tích hợp GDBVMT ở từng lớp . Nêu nội dung và mức độ tích hợp của các bài học đó ( tổ 1,2 : lớp 1; tổ 3,4: lớp 2; tổ 5,6: lớp 3). Trình bày theo bảng sau: Bài Nôi dung tích hợp Mức độ tích hợp * Phân công soạn giáo án: - Tổ 1: - Tổ 2: - Tổ 3: - Tổ 4: - Tổ 5: - Tổ 6: II. NỘI DUNG TÍCH HỢP GDBVMT TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: 1. Lớp 1: - Con người và sức khỏe: Mối quan hệ giữa môi trờng và sức khoẻ. Chăm sóc, giữ vệ sinh cơ thể. ăn uống hợp lí. - Xã hội: + Nhà ở: giữ gìn sạch sẽ nhà ở và đồ dùng. + Môi trường lớp học: giữ vệ sinh lớp học. + Môi trường cộng đồng: cuộc sống xung quanh. - Tự nhiên: + Tìm hiểu một số loại cây, con quen thuộc. + Môi trường thiên nhiên đối với con người: mưa, nắng, rét… 2. Lớp 2 - Con người và sức khỏe: Ăn sạch, uống sạch, đề phòng nhiễm giun. - Xã hội: + Gia đình: Bảo quản và sử dụng đồ dùng trong nhà, vệ sinh nhà ở, chuồng gia súc. + Trường học: giữ vệ sinh trường học. + Quận (huyện) nơi đang sống: Môi trường cộng đồng; Cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và vấn đề môi trường. -Tự nhiên: + Thực vật, động vật và việc bảo vệ chúng. + Mặt trời và ảnh hưởng của Mặt trời đối với cuộc sống của con người. 3. Lớp 3 - Con người và sức khỏe: + Cơ quan hô hấp và một số bệnh lây qua đường hô hấp. + Cơ quan tuần hoàn: bảo vệ cơ quan tuần hoàn. + Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. + Cơ quan thần kinh: Nghỉ ngơi và học tập điều độ. - Xã hội: + Quan hệ trong gia đình và vấn đề giữ gìn môi trường sống. + Giữ vệ sinh trường, lớp học. + Làng quê, đô thị; giữ vệ sinh nơi công cộng; liên hệ đến thực trạng môi trường địa phương. - Tự nhiên: + Thực vật, động vật, ích lợi và tác hại đối với cuộc sống con người; cách bảo vệ chúng. + Mặt trời và trái đất, khí hậu ảnh hưởng đối với sự sống của con người. III- Nội dung, mức độ tích hợp GDBVMT các lớp 1 – 2 – 3 trong môn TN-XH 1. Lớp 1: - Con người và sức khỏe: giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, hình thành ý thức và thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh. - Xã hội: gia đình, nhà trường, làng quê và đô thị trang bị cho học sinh những hiểu biết về quê hương, đất nước; tìm hiểu về mối quan hệ giữa con người và môi trường, sự tác động qua lại giữa các yếu tố môi trường gần gũi với cuộc sống của học sinh. Trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu làng bản, phố phường và có ý thức với hành vi môi trường của mình. - Tự nhiên: giúp học sinh nhận biết sự phong phú của các loài cây, con và các điều kiện sống của chúng. Sự cần thiết phải bảo vệ và cách bảo vệ chúng. * ĐỊA CHỈ, NỘI DUNG, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GD BVMT VÀO MÔN TNXH CỤ THỂ: Tên bài Nội dung tích hợp GDBVMT Mức độ tích hợp Bài 8: Ăn uống hàng ngày Bài 9 Hoạt động và nghỉ ngơi - Biết mối quan hệ giữa môi trường và sức khoẻ. - Biết yêu quý, chăm sóc cơ thể của mình. - Hình thành thói quen giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường xung quanh. - Liên hệ Bài 12 Nhà ở Bài 13 Công việc ở nhà - Biết nhà ở là nơi sống của con người. - Sự cần thiết phải giữ sạch môi trường nhà ở. - Ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng. - Các công việc cần làm để nhà ở luôn sạch sẽ gọn gàng: Sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp và trang trí góc học tập… - Bộ phận Bài 17 Giữ gìn lớp học sạch, đẹp - Biết sự cần thiết phải giữ gìn môi trường lớp học sạch, đẹp. - Biết các công việc cần phải làm để lớp học sạch, đẹp. - Có ý thức giữ gìn lớp học sạch sẽ, không vứt rác, vẽ bậy bừa bãi… - Sắp xếp đồ dùng học tập cá nhân và đồ dùng của lớp gọn gàng, không vẽ bậy lên bàn, lên tường; trang trí lớp học. - Toàn phần Bài 18: Cuộc sống xung quanh - Hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh. - Liên hệ Bài 29 Nhận biết cây cối và con vật - Biết cây cối, con vật là thành phần của môi trường tự nhiên. - Tìm hiểu một số loài cây quen thuộc và biết ích lợi của chúng. - Phân biệt các con vật có ích và các con vật có hại đối với sức khoẻ con người. - Yêu thích, chăm sóc cây cối và các con vật nuôi trong nhà. - Bộ phận Bài 30 Trời nắng, trời mưa Bài 33 Trời nóng, trời rét Bài 34 Thời tiết - Thời tiết nắng, mưa, gió, nóng, rét là một yếu tố của môi trường. Sự thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. - Có ý thức giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi. - Liên hệ 2. LỚP 2: - Con người và sức khỏe: Ăn sạch, uống sạch, đề phòng nhiễm giun. - Xã hội: + Gia đình: Bảo quản và sử dụng đồ dùng trong nhà, vệ sinh nhà ở, chuồng gia súc. + Trường học: giữ vệ sinh trường học. + Quận (huyện) nơi đang sống: Môi trường cộng đồng; Cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và vấn đề môi trường. -Tự nhiên: + Thực vật, động vật và việc bảo vệ chúng. + Mặt trời và ảnh hưởng của Mặt trời đối với cuộc sống của con người. * ĐỊA CHỈ, NỘI DUNG, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GD BVMT VÀO MÔN TNXH CỤ THỂ: Tên bài Nội dung tích hợp GDBVMT Mức độ tích hợp Bài 6: Tiêu hoá thức ăn Bài 7 Ăn uống sạch sẽ - Chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hoá. - Có ý thức ăn chậm, nhai kĩ; không nô đùa khi ăn no. - Không nhịn đi đại tiện và đi đại tiện đúng nơi quy định, bỏ giấy lau vào đúng chỗ để giữ vệ sinh môi trường. - Biết tại sao phải ăn uống sạch sẽ và cách thực hiện ăn sạch. - Liên hệ Bài 9 Đề phòng bệnh giun - Biết con đường lây nhiễm giun; hành vi mất vệ sinh của con người là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và lây truyền bệnh. - Biết sự cần thiết của hành vi giữ vệ sinh: đi tiểu đại tiện đúng nơi quy định, không vứt giấy bừa bãi sau khi đi vệ sinh. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, tiểu tiện; ăn chín, uống sôi,… - Bộ phận Bài 12 Đồ dùng trong gia đình - Nhận biết đồ dùng trong gia đình, môi trường xung quanh nhà ở. - Bộ phận Bài 13: Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở - Biết lợi ích của việc giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở. - Biết các công việc cần phải làm để giữ cho đồ dùng trong nhà, môi trường xung quanh nhà ở sạch, đẹp. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường xung quanh sạch đẹp. - Biết làm một số việc vừa sức để giữ gìn môi trường xung quanh: vứt rác đúng nơi quy định, sắp xếp đồ dùng trong nhà gọn gàng, sạch sẽ. - Toàn phần Bài 18: Thực hành: giữ trường học sạch, đẹp - Biết tác dụng của việc giữ trường, lớp sạch, đẹp đối với sức khoẻ và học tập. - Có ý thức giữ trường, lớp sạch, đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường, lớp học sạch, đẹp. - Toàn phần Bài 21, 22: Cuộc sống xung quanh - Biết được môi trường cộng đồng: cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và các vấn đề môi trường của cuộc sống xung quanh. - Có ý thức bảo vệ môi trường. - Liên hệ Bài 24: Cây sống ở đâu ? Bài 27: Loài vật sống ở đâu? - Biết cây cối, các con vật có thể sống ở các môi trường khác nhau: đất, nước, không khí. - Nhận ra sự phong phú của cây cối, con vật. - Có ý thức bảo vệ môi trường sống của loài vật. - Liên hệ Bài 31: Mặt trời - Biết khái quát về hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất. Có ý thức bảo vệ môi trường sống của cây cối và các con vật và con người - Liên hệ 3 LỚP 3 - Con người và sức khỏe: + Cơ quan hô hấp và một số bệnh lây qua đường hô hấp. + Cơ quan tuần hoàn: bảo vệ cơ quan tuần hoàn. + Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu. + Cơ quan thần kinh: Nghỉ ngơi và học tập điều độ. - Xã hội: + Quan hệ trong gia đình và vấn đề giữ gìn môi trường sống. + Giữ vệ sinh trường, lớp học. + Làng quê, đô thị; giữ vệ sinh nơi công cộng; liên hệ đến thực trạng môi trường địa phương. - Tự nhiên: + Thực vật, động vật, ích lợi và tác hại đối với cuộc sống con người; cách bảo vệ chúng. + Mặt trời và trái đất, khí hậu ảnh hưởng đối với sự sống của con người. * ĐỊA CHỈ, NỘI DUNG, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GD BVMT VÀO MÔN TNXH CỤ THỂ: Tên bài Nội dung tích hợp GDBVMT Mức độ tích hợp Bài 3: Vệ sinh hô hấp Bài 8: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn Bài 10: Hoạt động bài tiết nước tiểu Bài 15: Vệ sinh thần kinh - Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh. - HS biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khoẻ. - Bộ phận Bài 19: Các thế hệ trong một gia đình - Biết về các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình là một phần của xã hội. - Có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn môi trường sạch, đẹp. - Liên hệ Bài 24 Một số hoạt động ở trường - Biết những hoạt động ở trường và có ý thức tham gia các họat động ở trường góp phần BVMT như: làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây,… - Bộ phận Bài 30: Hoạt động nông nghiệp Bài 31: Hoạt động công nghiệp, thương mại - Biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, lợi ích và một số tác hại (nếu thực hiện sai) của các họat động đó. - Liên hệ Bài 32: Làng quê và đô thị - Nhận ra sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và môi trường sống ở đô thị. - Liên hệ Bài 36: Vệ sinh môi trường - Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh là hại sức khoẻ con người và động vật. - Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. - Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. -Toàn phần Bài 46: Khả năng kì diệu của lá cây Biết cây xanh có ích lợi đối với cuộc sống của con người; khả năng kì diệu của lá cây trong việc tạo ra ôxi và các chất dinh dưỡng để nuôi cây Liên hệ Bài 49: Động vật Bài 50: Côn trùng Bài 51: Tôm Bài 52: Cá Bài 53: Chim Bài 54: Thú - Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. - Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật. - Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên. - Liên hệ Bài 56, 57: Đi thăm thiên nhiên - Hình thành biểu tượng về môi trường tự nhiên. - Yêu thích thiên nhiên. - Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét mô tả môi trường xung quanh. - Liên hệ Bài 58: Mặt trời - Biết Mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái Đất. - Biết sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. - Liên hệ Bài 64: Năm, tháng và mùa Bài 65: Các đới khí hậu Bước đầu biết có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật. - Liên hệ Bài 66: Bề mặt Trái Đất Bài 67, 68: Bề mặt lục địa - Biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,… là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. - Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người. - Bộ phận * PHẦN III THỰC HÀNH : SOẠN GIÁO ÁN Môn 7: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp * Mục tiêu cần đạt sau khi được tập huấn 1- Người học cần biết và hiểu - Mục tiêu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động GDNGLL cấp tiểu học. - Phương pháp và hinh thức tổ chức hoạt động Giáo dục BVMT trong hoạt động GDNGLL. 2- Người học có khã năng - Phân tích nội dung hoạt động GDNGLL cấp tiểu học từ đó xác định được các hoạt động có khả năng tích hợp giáo dục BVMT. - Tổ chức các hoạt động GDBVMT và tích hợp giáo dục BVMTvào hoạt động GDNGLL. - Tích cực tổ chức các hoạt động giáo dục BVMT A- Mục tiêu GDBVMT trong hoạt động GDNGLL I. Mục tiêu hoạt động GNGLL cấp Tiểu học. * Hoạt động GDNGLL ở trường tiểu học giúp học sinh: - Củng cố, bổ sung những kiến thức đã học qua các môn học ở trên lớp; Từng bước phát triển một cách phù hợp sự hiểu biết trong các lĩnh vực của đời sống, xã hội. - Từng bước hình thành và phát triển các kĩ năng cần thiết, phù hợp với lứa tuổi (Kĩ năng tham gia hoạt động tập thể, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức,…) - Hứng thú, mong muốn tham gia các hoạt động tập thể một cách tích cực, phù hợp. * Hoạt động 1 - Bạn đã biết mục tiêu họat động GDNGLL, bằng kinh nghiệm chỉ đạo và tổ chức GDBVMT trong hoạt động GDNGLL ở Tiểu học, bạn hãy thực hiện nhiệm vụ sau: 1. Nêu mục tiêu GDBVMT trong hoạt động GDNGLL. 2. Nêu nội dung GDBVMT trong hoạt động giáo dục NGLL. Bạn hãy độc lập suy nghĩ sau đó thảo luận trong tổ của mình. * Phản hồi hoạt động 1 1- Mục tiêu: - Giáo dục bảo vệ môi trờng trong hoạt động GDNGLL nhằm : - Củng cố, khắc sâu, mở rộng những hiểu biết về các thành phần của môi trường và mối quan hệ giữa chúng ; mối quan hệ giữa con người và các yếu tố môi trường ; Sự ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường. - Xác định trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương. - Hình thành và phát triển tình cảm yêu quý, gần gũi, thân thiện với thiên nhiên và môi trường xung quanh, quan tâm tới việc bảo vệ môi trường. - Biết thực hiện nếp sống ngăn nắp, vệ sinh. - Có khả năng tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi. 2- Nội dung giáo dục BVMT trong hoạt động GD NGLL ở cấp Tiểu học: - Nội dung giáo dục BVMT trong hoạt động GD NGLL cấp Tiểu học có thể bao gồm các vấn đề: + Thành phần của môi trường xung quanh như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, sinh vật, nhà ở, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng, các khu di sản văn hoá và di sản thiên nhiên. + Vai trò của môi trường đối với sức khoẻ, cuộc sống của con người và các sinh vật ; tác động của con người đối với sự phát triển bền vững của môi trường. Vấn đề dân số và môi trường. + Một số biểu hiện của ô nhiễm môi trường, các nguồn gây ô nhiễm môi trường như: nước thải, phân bón, xe cộ,... + Những biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường ; Hoạt động bảo vệ môi trường và vai trò của học sinh Tiểu học ; những quy định của nhà trường và địa phương về bảo vệ môi trường. * Các nội dung trên có thể được thực hiện qua các chủ đề: - Ngôi nhà của em - Mái trường thân yêu của em. - Em yêu quê hương - Môi trường sống của em - Em yêu thiên nhiên - Vỡ sao môi trường bị ô nhiễm - Tiết kiệm trong tiêu dùng và sinh hoạt 3- Hình thức, phương pháp GDBVMT trong hoạt động GDNGLL * Hoạt động 2 Bạn hãy nhớ lại việc tổ chức GDBVMT trong hoạt động GDNGLL ở Trường tiểu học, qua tư liệu trên các phương tiện thông tin, bạn hãy thực hiện nhiệm vụ sau: 1. Nêu nội dung, hình thức cụ thể GDBVMT trong hoạt động GDNGLL ở Trường tiểu học? 2. Nêu một số phương pháp GDBVMT trong hoạt động GDNGLL ở Trường Tiểu học? * Phản hồi hoạt động 2 - Căn cứ vào thực tiễn và hướng dẫn hoạt động giáo dục NGLL ở Tiểu học, giáo dục BVMT trong Trường tiểu học có thể được thực hiện thông qua một số nội dung, hình thức sau: - Hoạt động làm sạch đẹp trường lớp, bao gồm các hỡnh thức cơ bản như: + Làm vệ sinh lớp học, sân trường, phạm vi trường học ; + Trang trí lớp học (bằng cây xanh, hoa tươi, ...) + Trồng, chăm sóc cây và hoa trong vườn trường, sân trường. + Thi làm đẹp lớp bằng hoạt động trang trí lớp học,... - Làm sạch, đẹp đường phố, làng bản, thôn, xóm. + Dọn vệ sinh đường phố làng bản, thôn, xóm vào những ngày cuối tuần. + Trồng , chăm sóc cây và hoa làm cho môi trường nơi cư trú và nơi công cộng xanh, sạch, đẹp. - Tổ chức hội thi hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường. - Tổ chức thi tim hiểu, khám phá về môi trường xung quanh theo các chủ đề: Môi trường em đang sống ; Nước, không khí và ánh sáng cho chúng em ; Hãy cứu lấy môi trường ; Môi trường xanh, sạch đẹp và nhiệm vụ của học sinh chúng ta ; Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường nơi em ở,... * Thảo luận theo chủ đề về môi trường. Ví dụ: “Hãy hành động vi môi trường sạch đẹp” - . “Hãy bảo vệ màu xanh quê hương” - Thi vẽ về đề tài môi trường. - Thi sáng tác thơ, ca, báo chí, tiểu phẩm về đề tài môi trường. - Tổ chức câu lạc bộ về môi trường. Ví dụ: Câu lạc bộ “Các bạn yêu thiên nhiên”; “Nhung nhà nghiên cứu môi trường nhỏ tuổi”; “Khám phá môi trường” - Tham quan, du lịch về môi trường, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trinh công cộng. - Thi tuyên truyền viên giỏi về giáo dục và bảo vệ môi trường. - Phát thanh, tuyên truyền về môi trường ; vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường. - Thi hùng biện về đề tài môi trường. - Tổ chức các trò chơi về môi trường. - Nghe nói chuyện về chủ đề môi trường. - Giao lưu với các nhà nghiên cứu, hoạt động về môi trường. - Các hinh thức đóng vai, đoán ô chữ, hái hoa dân chủ về đề tài môi trường. *- Phương pháp hoạt động GDNGLL trong trường tiểu học: Là sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp giáo dục và phương pháp dạy học, giáo viên cần vận dụng linh hoạt và kết hợp một cách sáng tạo vào từng nội dung và hình thức cụ thể của mỗi hoạt động giáo dục BVMT. Chẳng hạn Phương pháp thảo luận nhóm, đóng vai, giao nhiệm vụ, giải quyết vấn đề, trò chơi,.. 5- Quy trình tổ chức hoạt động NGLL * Hoạt động 3 - Bằng kinh nghiệm tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường, lớp bạn hãy thực hiện các nhiệm vụ sau: 1. Xác định quy trình tổ chức một hoạt động GDNGLL. 2. Thiết kế thử một hoạt động GDNGLL ở Tiểu học Mục tiêu hoạt động (Mục đích & yêu cầu GD) Công tác chuẩn bị Tiến hành hoạt động Đánh giá kết quả GD và rút kinh nghiệm * Mục tiêu hoạt động là xác định các yêu cầu giáo dục cần đạt. Mục tiêu hoạt động cần được thể hiện 3 yêu cầu : Kiến thức, kĩ năng, thái độ. Mỗi hoạt động có mục tiêu riêng phù hợp với mục tiêu chung. * Công tác chuẩn bị bao gồm : xây dựng kế hoạch, thiết kế các hoạt động, chuẩn bị phương tiện hoạt động, công tác tổ chức. Cần xác định rõ nhiệm vụ của mỗi học sinh, tập thể học sinh, vai trò của giáo viên * Tiến hành hoạt động theo chương trình đã được xây dựng. * Đánh giá kết quả hoạt động : tổ chức, động viên học sinh tham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh giá trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của học sinh. * Thực hành thiết kế hoạt động GDNGLL cho nội dung GDBVMT * Hoạt động 4 - Mỗi nhóm thiết kế một hoạt động giáo dục NGLL cho nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Sau đó cử đại diện trình bày kế hoạch được thiết kế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docti_ch_ho_p_lo_ng_ghe_p_ve_gdbvmt_trong_ca_c_mon_ho_c_ca_p_tie_u_ho_c_2745.doc
Tài liệu liên quan