Đề tài Giới thiệu các ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang

Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên. Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của ngân hàng thương mại trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế, xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống ngân hàng thương mại phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế, xã hội và ngược lại.

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giới thiệu các ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lược: Bán lẻ - dịch vụ, kết hợp với bán buôn và kinh doanh đa năng. Sản phẩm – dịch vụ: Khách hàng cá nhân: Sản phẩm huy động, sản phẩm – tín dụng, thanh toán và kiều hối, sản phẩm dịch vụ khác (giữ hộ tài sản, thu đổi ngoại tệ, thanh toán tiền điện) … Khách hàng doanh nghiệp: Sản phẩm huy động, sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tín dụng, dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thanh toán quốc tế, sản phẩm dịch vụ khác… Khách hàng định chế: ngân hàng đại lý, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, đồng tài trợ - ủy thác. Các chỉ số tài chính chủ yếu: Năm 2009 2008 ROA 3,1% 6,0% ROE 14,1% 12,9% Lợi nhuận sau thuế( tỷ đồng) 540 444 12. Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam:12 Tên tiếng việt: Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Tên tiếng anh: Vietnam Export Import Bank Tên gọi tắt: Eximbank (EIB) Vốn điều lệ: 10560 (7/2010) Hội sở chính: 07 Lê Thị Hồng Gấm, quận 1 thành phố Hồ Chí Minh Website: Chi nhánh An Giang: 1 chi nhánh Địa chỉ: 70-72 Đường Hai Bà Trưng, TP. Long Xuyên, Tỉnh An Giang Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990, vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 124 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM. Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 750 Ngân hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới. Các dịch vụ của ngân hàng như: Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước. 12Nguồn http:// www.eximbank.com.vn/ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng. Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option). Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước. Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...) Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh, cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách Một số giải thưởng đạt được trong năm 2009: Thương hiệu vàng – Golden Brand Awards 2009 do hiêp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam bình chọn. Thương hiệu “được yêu thích” do tạp chí thương mại tổ chức bình chọn. Thương hiệu Việt năm 2009 do độc giả tạp chí thương hiệu Việt bình chọn. Các chỉ số tài chính chủ yếu: Tổng tài sản (tỷ đồng) Vốn điều lệ (tỷ đồng) Năm 2009 2008 2007 ROA 1,73% 1,47% 1,37% ROE 8,48% 5,54% 7,36% Lợi nhuận sau thuế(tỷ đồng) 1133 711 463 13. Ngân hàng Nam Việt:13 13Nguồn Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt Tên giao dịch quốc tế: Nam Viet Commercial Joint Stock Bank Tên gọi tắt: NAVIBANK. Câu slogan: Điểm tựa tài chính, nâng bước thành công Hội sở: 343 Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh Website: www.navibank.com.vn Lịch sử thành lập: Ngân hàng TMCP Nam Việt, tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Sông Kiên, đã được thành lập theo Giấy phép số 0057/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 18/09/1995, sau đó đăng ký thay đổi lần thứ tư số 4103005193 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp vào ngày 28/02/2009. Hoạt động chính của Ngân hàng: Ngành tín dụng, bao gồm: Huy động vốn, tiếp nhận vốn, ủy thác, vay vốn, cho vay, chiết khấu thương phiếu, hùn vốn liên doanh, dịch vụ thanh toán. Ngày 02/11/1995: Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động với trụ sở chính tại Tỉnh Kiên Giang. Ngày 18/05/2006: Ngân hàng đã được NHNN chấp thuận cho chuyển đổi mô hình hoạt động thành ngân hàng TMCP đô thị, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Nam Việt (viết tắt là Navibank) và sau đó được chuyển trụ sở chính về hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh. Trải qua gần 14 năm hoạt động, Navibank đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính – tiền tệ thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định cả về quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ lẫn hiệu quả kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, để đón đầu xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Navibank xác định mũi nhọn chiến lược là nâng cao năng lực kinh doanh của mình thông qua năng lực tài chính, công nghệ thông tin và thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro. Số lượng chi nhánh, phòng đại diện hiện nay: 1 trụ sở chính, 13 chi nhánh và 67 phòng giao dịch trên toàn quốc. Chi nhánh An Giang: 1 chi nhánh Địa chỉ: 191 Trần Hưng Đạo-P.Mỹ Bình-TP.Long Xuyên Các loại hình dịch vụ: KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN: SẢN PHẨM TIỀN GỬI: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi bậc thang, tiền gửi tiết kiệm, tiết kiệm tích lũy giá trị, tiền gửi hoạt kỳ. SẢN PHẨM THANH TOÁN: Thanh toán trong nước, thanh toán ngoài nước SẢN PHẨM TÍN DỤNG CÁ NHÂN: Cho vay mua xe ô tô. Cho vay mua bất động sản. Cho vay mua nhà, đất dự án Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh Cho vay trung hạn hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh Cho vay đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị. Cho vay tiêu dùng Cho vay du học. Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi (STK). Cho vay tín chấp đối với cán bộ quản lý. Mua bán kỳ hạn cổ phiếu chưa niêm vết (Repo cổ phiếu). SẢN PHẨM KHÁC: Sản phẩm ngoại hối: Sản phẩm ngân quỹ: Chuyển tiền mua cổ phiếu KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP: SẢN PHẨM TIỀN GỬI: Tiền gửi thanh toán Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi hoạt kỳ SẢN PHẨM TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP: Cho vay bổ sung vốn lưu động Tài trợ nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu Tài trợ sản xuất, gia công hàng xuất khẩu Cho vay đầu tư nhà xưởng, nhà kho, văn phòng Cho vay trung hạn hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh Cho vay đầu tư tài sản cố định Cho vay thực hiện dự án nhà ở, đất ở. Sản phẩm tín dụng dành cho các doanh nghiệp kinh doanh xe ôtô. Cho vay đầu tư xe ôtô đối với các doanh nghiệp vận tải. Cho vay đầu tư tàu biển đối với các doanh nghiệp vận tải (STK). Thấu chi tài khoản tiền gửi (tín chấp). Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu SẢN PHẨM THANH TOÁN: Thanh toán trong nước Thanh toán ngoài nước SẢN PHẨM KHÁC: Sản Phẩm mua bán ngoại tệ. Sản Phẩm chi hộ lương. Sản Phẩm thu chi hộ tiền mặt. Tình hình tài chính hiện nay: Năm Các chỉ tiêu 2007 2008 2009 ROA 0,75% 0,55% 0,96% ROE 12,8% 6,8% 12,7% Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 75 57 142 Tổng tài sản (tỷ đồng) Vốn điều lệ (tỷ đồng) 14. Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng:14 Tên doanh nghiệp phát hành: Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Tên viết tắt tiếng việt: Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Tên giao dịch: VIETNAM PROSPERITY JOINT STOCK COMMERCIAL BANK Tên gọi tắt: VPBANK Câu slogan: Hành động vì mơ ước của bạn Hội sở: Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Website: www.vpb.com.vn Lịch sử thành lập: Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động vào ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao dịch tại 18B Lê Thánh Tông, số lượng CBNV chỉ có vỏn vẹn 18 người. Cùng với việc phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, số lượng nhân sự của VPBank cũng tăng lên tương ứng. Đến hết 31/12/2009, tổng số nhân viên nghiệp vụ toàn hệ thống VPBank là: 2.506CBNV, hơn 92% trong số đó có độ tuổi dưới 40, khoảng 80% CBNV có trình độ đại học và trên đại học. Ngày 27/7/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 1815/QĐ-NHNN, chấp thuận đổi tên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng. Mạng lưới chi nhánh/PGD: 1 trụ sở chính, 34 chi nhánh và 96 phòng giao dịch trên toàn quốc. Chi nhánh An Giang: 1 chi nhánh Địa chỉ: 132 Trần Hưng Đạo, P.Mỹ Bình, T.p Long Xuyên, Tỉnh An Giang Công ty trực thuộc: 14Nguồn http:// www.vpb.com.vn Công ty TNHH Chứng khoán VPBank Công ty TNHH Quản lý Tài sản VPBank Ngân hàng đại lý: 256 ngân hàng đại lý trong nước và trên toàn thế giới. Các loại hình dịch vụ: Khách hàng cá nhân: Chương trình khuyến mại/ưu đãi: Gửi tiền trúng vàng - Giàu sang thịnh vượng, ưu đãi đặc biệt cho khách hàng ký hợp đồng bảo hiểm, tặng ngay 100.000 VND cho khách hàng mở tài khoản thanh toán. Tiền gửi tiết kiệm: Sản phẩm tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn rút gốc linh hoạt, sản phẩm tiết kiệm vàng. Tiền gửi thanh toán: Sản phẩm tài khoản thông minh, Sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt, tiền gửi không kỳ hạn. Dịch vụ tài khoản: Dịch vụ chi trả lương, dịch vụ quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán. Dịch vụ chuyển tiền: chuyển tiền trong nước, chuyển tiền quốc tế, chi trả kiều hối Western Union. Dịch vụ: Cho vay có tài sản đảm bảo, cho vay tín chấp ( không có tài sản đảm bảo). Dịch vụ khác: Bảo lãnh, dịch vụ ngân hàng tại chỗ, dịch vụ đổi tiền. Khách hàng doanh nghiệp: Chương trình khuyến mại/ưu đãi Sản phẩm tiền gửi: có kỳ hạn, có kỳ hạn rút gốc linh hoạt, không kỳ hạn. Sản phẩm tín dụng: cho vay, tài trợ vốn lưu động, tài trợ đầu tư tài sản cố định… Thanh toán quốc tế: tài trợ xuất nhập khẩu. Dịch vụ chuyển tiền: chuyển tiền trong nước, chuyển tiền quốc tế. Bảo lãnh: Tất cả các khách hàng có nhu cầu bảo lãnh và đáp ứng các điều kiện, thủ tục phát hành bảo lãnh của VPBank Các doanh nghiệp được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam Tổ chức nước ngoài tham gia thực hiện các phương án, dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại Việt nam Dịch vụ khác: thu chi hộ, kiểm đếm tiền mặt. Dịch vụ thẻ: thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ ghi nợ nội địa, thẻ thanh toán qua mạng. Tình hình tài chính hiện nay: Hiệu quả hoạt động: Tổng tài sản của VPBANK đến cuối tháng 05/2009 đạt 20.236 tỷ đồng tăng 1.220 tỷ đồng so với năm 2008. Huy động vốn đạt 16.007 tỷ đồng , tăng 11% so với năm 2008. Dư nợ tín dụng đạt 13.665 tỷ đồng. Kết thúc 5 tháng đầu năm 2009 , tổng thu nhập thuần của VPBANK đạt 323 tỷ đồng; Tổng tài sản (tỷ đồng) Vốn điều lệ(tỷ đồng) Năm 2009 2008 2007 ROA 1,04% 0,77% 1,25% ROE 30,03% 5,97% 10,41% Lợi nhuận sau thuế(tỷ đồng) 287 143 227 15. Ngân hàng Phương Nam:15 Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Phương Nam Tên giao dịch quốc tế: SOUTHERN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Tên gọi tắt: Southern Bank Câu slogan: Tất cả vì sự thịnh vượng của khách hàng Hội sở: 279 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh Website: www.phuongnambank.com.vn Chi nhánh An Giang: 1 chi nhánh Địa chỉ: 127 Trần Hưng Đạo, Bình Long 2, P. Mỹ Bình, TP. Long Xuyên Phòng giao dịch Châu Đốc: 49 Phan Văn Vàng, P. Châu Phú B, TX. Châu Đốc Lịch sử thành lập: Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) được thành lập 19/05/1993 với số vốn ban đầu 10 tỷ đồng. Năm đầu, Southern Bank đạt tổng vốn huy động 31,2 tỷ đồng; dư nợ 21,6 tỷ đồng; lợi nhuận 258 triệu đồng. Với mạng lưới tổ chức hoạt động là 01 Hội sở và 01 chi nhánh. Southern Bank đã sáp nhập các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 1997 – 2003: Sáp nhập Ngân hàng TMCP Đồng Tháp năm 1997. Sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Nam năm 1999. Năm 2000 mua Qũy Tín Dụng Nhân Dân Định Công Thanh Trì Hà Nội. Năm 2001 sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Châu Phú. Năm 2003 Sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Cái Sắn, Cần Thơ. 15Nguồn Mạng lưới chi nhánh/PGD: 87 chi nhánh, phòng giao dịch và các đơn vị trực thuộc trên toàn quốc. Đối tác chiến lược: Liên kết với những tập đoàn tài chính lớn của thế giới có tầm và lực luôn là một trong những yếu tố quan trọng để thành công trong kinh doanh. Các đối tác gồm: UOB: một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất của Singapore nắm giữ lượng vốn 145 tỷ đô la Singapore, đứng thứ 87 trong hệ thống ngân hàng toàn cầu. Chevalier:  Là tập đoàn tài chính đa quốc gia của Hong Kong có mặt tại những điểm nóng của nền kinh tế toàn cầu như: Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Quốc, Đông Nam Á,... ICE:  tập đoàn thu đổi ngoại tệ hàng đầu thế giới của Anh Quốc có mặt ở  4 châu lục với 250 chi nhánh ở 17 quốc gia. Các loại hình dịch vụ: Khách hàng cá nhân: Sản phẩm cho vay Cho vay tại nhà Cho vay sinh hoạt tiêu dùng Dịch vụ chuyển tiền Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi thanh toán Khách hàng doanh nghiệp: Dịch vụ bảo lãnh: Bảo lãnh trong nước, bảo lãnh ngoài nước Sản phẩm cho vay Thanh toán quốc tế Sản phẩm khác:Dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt, thanh toán mua nhà, dịch vụ Western Union, thẻ thanh toán ATM. Tình hình tài chính hiện nay: Tổng tài sản (tỷ đồng) Vốn điều lệ (tỷ đồng) Năm 2009 2008 2007 ROA 0,69% 0,56% 1,11% ROE 5,15% 4,91% 8,77% Lợi nhuận sau thuế(tỷ đồng) 248 117 190 16. Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long:16 Tên đầy đủ: Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long Tên giao dịch quốc tế: Housing Bank Of Mekong Delta Tên gọi tắt: Mekong Housing Bank Câu slogan: Cho Niềm Vui Tỏa Khắp Hội sở: 09 Võ Văn Tần, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Website: www.mhb.com.vn Lịch sử thành lập: Ngày 18 tháng 9 năm 1997, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) được thành lập dưới hình thức Ngân hàng thương mại nhà nước, được xếp hạng doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) là một trong năm Ngân hàng thương mại Nhà nước tại Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 769/TTg ngày 18 tháng 09 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ và là một trong bảy ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam xét về tổng tài sản có.  Số lượng chi nhánh, phòng đại diện hiện nay: 1 trụ sở chính, 38 chi nhánh và 167 phòng giao dịch trên toàn quốc. Chi nhánh An Giang: 2 chi nhánh Chi nhánh An Giang: Số 272 Lý Thái Tổ, Khóm 5, P Mỹ Long, TP. Long Xuyên, An Giang Chi nhánh Châu Đốc: Số 77 Thủ Khoa Nghĩa, P.Châu phúA, TX Châu Đốc, An Giang PGD Long Xuyên: 15 Tôn Đức Thắng, P Mỹ Bình, TP Long Xuyên, An Giang PGD Tân Châu: 217 Tôn Đức Thắng,Thị Trấn Tân Châu, An Giang PGD Châu Phú: Đường số 02 Nam Cái Dầu, Ấp Bình Hòa, TT Cái Dầu, Huyện Châu Phú, An Giang PGD An Phú: 408B Nguyễn Hữu Cảnh, ấp An Hưng, thị trấn An Phú, huyện AN Phú, An Giang PGD Hòa Lạc: xã Hòa Lạc, H.Phú Tân, An Giang Các loại hình dịch vụ: Khách hàng cá nhân: Cho vay: Cho vay cầm cố, cho vay cầm cố chứng từ có giá, co vay cầm cố chứng khoán niêm yết, cho vay chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay phục vụ nhà ở, cho vay thấu chi, cho vay hạn mức, cho vay tiêu dùng… Chuyển tiền: chuyển tiền trong nước, chuyển tiền ra nước ngoài, chuyển tiền nhanh kiều hối Western Union. Dịch vụ thẻ: Tiết kiệm: tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND và USD, có kỳ hạn bằng bằng VND và USD, tiết kiệm lãi suất lũy tiến, lãi suất bậc thang… Tiền gửi: tiền gửi thanh toán bằng VND, USD; tiền gửi có kỳ hạn bằng VND, USD. Khách hàng doanh nghiệp: Cho vay: cho vay ngắn hạn, cho vay cầm cố, cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay ủy thác, cho vay hạn mức… Tài trợ: tài trợ xuất nhập khẩu. Tiền gửi: tiền gửi thanh toán bằng VND, USD; tiền gửi có kỳ hạn bằng VND, USD. 16 Nguồn Thanh toán quốc tế: thư tín dụng xuất khẩu, thư tín dụng nhập khẩu, chuyển tiền đi, chuyển tiền đến… Dịch vụ thẻ: Sản phẩm khác: dịch vụ bảo lãnh các loại, chiết khấu bộ chứng từ Tình hình tài chính hiện nay: Tổng tài sản (tỷ đồng) Vốn điều lệ (tỷ đồng) Năm 2009 2008 2007 ROA 0,14% 0,05% 0,52% ROE 6,38% 1,61% 13,13% Lợi nhuận sau thuế(tỷ đồng) 56 18 140 Hiệu quả hoạt động: So với các ngân hàng thương mại nhà nước khác, MHB là ngân hàng trẻ nhất, nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất. Sau hơn 12 năm hoạt động, tính đến tháng 31/12/2009, tổng tài sản của MHB, đạt trên 39.779 tỷ đồng (tương đương 2 tỉ USD), tăng 111 lần  so với ngày đầu thành lập, bình quân mỗi năm tăng gần 48%. 17. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín:17 Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Tên giao dịch: Sacombank Hội sở chính: 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: (08) 9.320.420 Website: www.sacombank.com.vn Lịch sử thành lập: Sacombank thành lập ngày 21/12/1991, từ việc sáp nhập Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp và 03 tổ chức tín dụng. Vốn điều lệ ban đầu 3 tỷ đồng. Là mô hình NHTMCP đầu tiên tại TP.HCM. Vốn điều lệ: 9179 tỷ đồng (5/2010) Số lượng chi nhánh: 55 Chi nhánh An Giang: 1 chi nhánh Địa chỉ: 56B Tôn Đức Thắng, Mỹ Bình, Long Xuyên Điện thoại: (076).3.956.515 17Nguồn Sứ mệnh: Tối đa hóa giá trị cho khách hàng, nhà đầu tư và đội ngũ nhân viên, đồng thời thể hiện cao nhất trách nhiệm với xã hội và cộng đồng. Tầm nhìn chiến lược: Phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dương Năm giá trị cốt lõi: Tiên phong: Sacombank luôn là người mở đường và sẵn sàng chấp nhận vượt qua thách thức trên tiến trình phát triển để tìm ra những hướng đi mới. Tư duy sáng tạo và năng động: Luôn đổi mới phương pháp tư duy là phương châm hoạt động của Sacombank nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Trọn tâm, trọn tín: Sự chuyên nghiệp, tận tâm và uy tín cao nhất đối với khách hàng, đối tác và đồng nghiệp là nguyên tắc ứng xử của mỗi thành viên Sacombank Tôn vinh giá trị đạo đức và nhân văn: Sacombank luôn kết hợp nhuần nhuyễn giữa mục tiêu phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững song song với việc đề cao các giá trị đạo đức và nhân văn thông qua mối quan tâm sâu sắc đến cộng đồng và xã hội. Tạo dựng khác biệt: Luôn đột phá và tạo nên những sự khác biệt trong các mô hình kinh doanh và các sản phẩm dịch vụ là một trong những kim chỉ nam tạo dựng lợi thế cạnh tranh của Sacombank trên thương trường. Các loại hình dịch vụ: Khách hàng cá nhân:Đăng ký vay trực tuyến Sản phẩm thẻ Sản phẩm tiền vay Sản phẩm tiền gửi Cẩm nang ưu đãi dành cho khách hàng VIP Dịch vụ khác Dịch vụ Ngân hàng điện tử Sản phẩm Tiền tệ Khách hàng doanh nghiệp: Thanh toán quốc tế Tín dụng doanh nghiệp Sản phẩm tiền tệ Cẩm nang ưu đãi dành cho khách hàng VIP Các chỉ số tài chính: Năm Chỉ số 2007 2008 2009 ROA 2,16% 1,39% 1,64% ROE 19,02% 12,31% 15,84% Lợi nhuận sau thuế ((tỷ đồng)) 1398 955 1671 18. Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex:18 Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex Group Bank Tên gọi tắt: PGBANK Hội sở chính: Văn phòng 5, nhà 18T1-18T2 khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, Đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Vốn điều lệ: 2000 tỷ đồng (3/2010) Website: Lịch  sử hình thành: Tiền thân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (gọi tắt là PG Bank) là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp. Ngân hàng Đồng Tháp Mười được phép hoạt động theo Giấy phép số 0045/NH-GP ngày 13 tháng 11 năm 1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước cấp với số vốn điều lệ ban đầu là 700.000.000đ (bảy trăm triệu đồng). Tính đến nay, PG Bank có 35 chi nhánh và phòng giao dịch ở hầu hết các tỉnh, thành phố lớn của cả nước như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Cần Thơ, Vũng Tàu, Long An… Chi nhánh An Giang: 1 chi nhánh Địa chỉ: 56-58 Nguyễn Trãi, Phường Mỹ Long, TP.Long Xuyên, Tỉnh An Giang. Tầm nhìn chiếu lược: PG bank sẽ trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu ở Việt 18Nguồn Nam. PG bank sẽ thực hiện cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng cao dựa trên đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp và một nền tảng công nghệ hiện đại. Các loại hình dịch vụ:Tài khoản tiết kiệm, bão lãnh, cho vay, ngân quỹ, ngoại hối, ngân hàng điện tử, thanh toán quốc tế, chuyển tiền, dịch vụ Thẻ. Các chỉ số tài chính: Năm Chỉ số 2007 2008 2009 ROA 0,87% 0,11% 0,88% ROE 7,54% 6,39% 16,01% Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 40,92 65,54 174,96 19. Ngân hàng Việt Á:19 Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á Tên giao dịch: VietABank Tên gọi tắt: VAB Trụ sở chính: 119 - 121 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.HCM. Vốn điều lệ: 3000 tỷ đồng (7/2010) Website: Lịch sử thành lập: Ngân hàng Việt Á được thành lập vào ngày 04/07/2003 trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức tín dụng đã hoạt động lâu năm trên thị trường tiền tệ, tài chính Việt Nam : Công ty tài chánh cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Đà Nẵng. Số lượng chi nhánh tỉnh: 15 Chi nhánh An Giang: 1 chi nhánh Địa chỉ: 31/1 Trần Hưng Đạo, TP.Long Xuyên, Tỉnh An Giang Điện thoại: (076) - 3940 345 19 Nguồn Các phòng giao dịch: PGD Châu Phú: 16 - 18 Hai Bà Trưng, Thị trấn Cái Dầu, H.Châu Phú, Tỉnh An Giang PGD Tân Châu: 33 Nguyễn Văn cừ, Khóm Long Thạnh A, Thị xã Tân Châu, Tình An Giang PGD Châu Đốc: 78 Nguyễn Văn Thoại, Thị xã Châu Đốc, Tình An Giang Tầm nhìn chiến lựơc 2006 - 2010: Tiếp tục tái cấu trúc, xây dựng Ngân hàng Việt Á thành một Ngân hàng hiện đại về tổ chức hoạt động, ngăn ngừa mọi rủi ro và đạt hiệu quả kinh tế cao trên nền tảng quản trị chặt chẽ, hiện đại. Tập trung vào các hoạt động chính của Ngân hàng là tín dụng và thanh toán. Phát huy các thế mạnh của VietABank như hoạt động kinh doanh vàng và sản phẩm được định hướng chủ lực như thẻ thanh toán Advance Card. Tiếp tục thực hiện định hướng là ngân hàng bán lẻ, mở rộng thị phần qua việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, xây dựng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch và các hệ thống công ty con liên kết. Các loại hình dịch vụ: Khách hàng cá nhân: Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm Cho vay Thẻ Dịch vụ hối đoái Dịch vụ kinh doanh vàng Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ Chiết khấu chứng từ có giá Dịch vụ địa ốc Dịch vụ chuyển ngân vàng Dịch vụ ngân quỹ Giấy tờ có giá Dịch vụ ủy thác cho vay vốn Khách hàng doanh nghiệp: Tiền gửi thanh toán Dịch vụ bảo lãnh Cho vay Thanh toán xuất nhập khẩu Dịch vụ hối đoái Dịch vụ kinh doanh vàng Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ Chiết khấu chứng từ có giá Dịch vụ địa ốc Dịch vụ chuyển ngân vàng Dịch vụ ngân quỹ Giấy tờ có giá Dịch vụ ủy thác cho vay vốn Dịch vụ và tiện ích: Ngân hàng điện tử Thu hộ tiền điện Cho vay qua mạng Các chỉ số tài chính: Năm Chí số 2007 2008 2009 ROA 1,55% 0,70% 1,33% ROE 5,00% 12,24% Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 146,7 72,2 210 20. Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội:20 Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Tên giao dịch: SHBank Tên gọi tắt: SHB Hội sở: 77 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Vốn điều lệ: 3500 tỷ đồng (9/2010) Website: Lịch sử thành lập: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, tên viết tắt SHB, được thành lập theo các Quyết định số 214/QÐ-NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93/QÐ-NHNN ngày 20/1/2006 và số 1764/QÐ-NHNN ngày 11/9/2006. Giấy phép ĐKKD số 0103026080. Số lượng chi nhánh tỉnh: 16 Chi nhánh An Giang: 1 chi nhánh Địa chỉ: Số 6-8 Nguyễn Huệ A, phường Mỹ Long, TP.Long Xuyên, An Giang Điện thoại: (076) 3904 309 Tầm nhìn chiến lược: Với nền tảng và thế mạnh sẵn có, SHB Xác định chiến lược phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu tại Việt Nam, năm 2015 trở thành một Tập đoàn tài chính lớn mạnh. Giá trị cốt lõi: SHB phấn đấu trở thành: Một ngân hàng định hướng tới khách hàng. 20Nguồn Tổ chức tạo ra lợi ích cao nhất cho khách hàng, cổ đông và người lao động. Một tổ chức luôn luôn học hỏi. Một tổ chức xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên các giá trị: sự tin tưởng; tính cam kết; chuyên nghiệp; minh bạch và đổi mới. Tôn chỉ hoạt động: Với khách hàng: Sự thỏa mãn và hài lòng của khách hàng sẽ mang lại thành công cho SHB, do đó SHB cam kết cung cấp cho khách hàng các sản phẩm đa dạng, an toàn, bảo mật, thân thiện và nhanh chóng; Với cổ đông: SHB bảo đảm tăng trưởng liên tục, có hiệu quả, gia tăng giá trị của ngân hàng; Với nhân viên: SHB mang đến cho các nhân viên môi trường làm việc tin cậy, tôn trọng nhau, tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người và văn hóa làm việc hướng tới giá trị, tôn vinh những cá nhân có thành tích cao. Các loại hình dịch vụ: Khách hàng cá nhân: Tài khoản tiền gửi Tiền gửi tiết kiệm Dịch vụ ngân quỹ Dịch vụ khác Dịch vụ thẻ Sản phẩm cho vay Dịch vụ chuyển tiền Ngân hàng điện tử Khách hàng doanh nghiệp: Tài khoản tiền gửi Sản phẩm cho vay Thanh toán quốc tế Bảo lãnh Dịch vụ ngân quỹ Dịch vụ khác Hỗ trợ lãi suất Các chỉ số tài chính: Năm 2009 2008 2007 ROA 1,16% 1,36% 1,03% ROE 13,17% 8,59% 5,83% Lợi nhuận sau thuế(tỷ đồng) 318 195 127 21. NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG:21 Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Tên tiếng anh: VietNam Bank for Industry and Trade Tên gọi tắt: VietinBank Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo-Hoàn Kiếm, Hà nội,Việt Nam. Vốn điều lệ: 15172 tỷ đồng (10/2010) Website: Lịch sử hình thành: Ngân Hàng Công Thương được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh và trên 800 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.  Có 4 Công ty hạch toán độc lập là công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán công thương, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là trung tâm công nghệ thông tin, trung tâm thẻ, trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Là thành viên của hiệp hội ngân hàng Việt Nam, hiệp hội các ngân hàng Châu Á, hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Chi nhánh ở An Giang: 1 chi nhánh Tên: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh An Giang Địa chỉ: 270 đường Lý Thái Tổ, T.phố Long Xuyên - tỉnh An Giang Phòng giao dịch: PGD Long Xuyên - 20-22 Ngô Gia Tự, P.Mỹ Long, TP Long Xuyên, A PGD Thoại Sơn - 34-38 Lê Hồng Phong, TT Núi Tập, Thoại Sơn, AG PGD Chợ Mới - 56 Nguyễn Huệ, TT Chợ Mới, H.Chợ Mới, AG PGD Mỹ Phú - Ấp Mỹ Thiện, Mỹ Phú, Châu Phú, AG Tình hình chung: Ngân hàng Công thương Việt Nam,tập trung ở 3 lĩnh vực: Phát triển nguồn nhân lực  Phát triển công nghệ  Phát triển kênh phân phối: Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking Các hoạt động chính: Huy động vốn Cho vay, đầu tư Bảo lãnh Ngân quỹ Thẻ và ngân hàng điện tử 21Nguồn Hoạt động khác: Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tư vấn đầu tư và tài chính, cho thuê tài chính, môi giới, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán… Hoạt động chủ yếu: * Cho vay cá nhân: Dịch vụ thẻ: Với các sản phẩm thẻ đa dạng từ thẻ ghi nợ E-Partner đến thẻ thanh toán quốc tế Visa, Master; VietinBank cung cấp nhiều dịch vụ giúp chủ thẻ thực hiện nhiều loại giao dịch từ máy ATM, Điện thoại di động cho đến Internet. Dịch vụ kiều hối:Với mạng lưới hoạt động rộng khắp toàn quốc với 140 chi nhánh, 700 phòng giao dịch; Ngân hàng Công thương Việt Nam cam kết cung cấp dịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam: Nhanh chóng – Thuận tiện – An toàn – Phí dịch vụ thấp Chuyển tiền: Chuyển tiền trong nước, chuyển tiền ra nước ngoài. Dịch vụ tài khoản: Tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, và các sản phẩm tiền gửi: tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,… Thanh toán xuất nhập khẩu: Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) xuất khẩu, nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P), nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A) Kinh doanh ngoại tệ: Mua/Bán giao ngay (SPOT) ngoại tệ , mua/Bán kỳ hạn (FORWARD) ngoại tệ, hoán đổi (SWAP) ngoại tệ, quyền chọn (Option) ngoại tệ. Cho thuê tài chính: Cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các bất động sản khác, mua lại máy móc, thiết bị, tư vấn cho khách hàng về những dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính. Cho vay: Cho vay kinh doanh, sản xuất, cho vay phát triển kinh tế gia đình, cho vay tiêu dùng và một số hình thức cho vay khác Tiết kiệm: Có thể cầm cố thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, tự động nhập tiền lãi vào số tiền gốc và tính lãi cho kỳ hạn tiếp theo… * Cho vay đối với doanh nghiệp Ngoài những dịch vụ tương tự như cho vay cá nhân ngoài ra đối với doanh nghiệp ngân hàng còn có một vài dịch vụ khác: Khách hàng quyết định lãi suất: VietinBank triển khai sản phẩm mới “Khách hàng quyết định lãi suất” dành riêng cho các Khách hàng là doanh nghiệp xuất khẩu. Với sản phẩm tín dụng này, khách hàng có thể chủ động, linh hoạt lựa chọn mức lãi suất vay vốn mong muốn.. Các hình thúc cho vay: Cho vay từng lần: Cho vay theo hạn mức tín dụng: Cho vay theo dự án đầu tư: Cho vay trả góp: Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng . Cho vay hợp vốn: Cho vay theo hạn mức thấu chi: Các loại hình cho vay theo các phương thức khác Tình hình tài chính: Năm Chỉ số 2007 2008 2009 ROA(%) 0,69 0,96 0,35 ROE(%) 10,8 14,62 18,01 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 1146 1804 2265 22. Ngân hàng Đại Tín:22 Tên tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Đại Tín. Tên tiếng Anh: GREAT TRUST JOINT STOCK  COMMERCIAL BANK. Tên viết tắt: TRUSTBANK. Hội sở: 145-147-149 Hùng Vương - P.2 - Thị xã Tân An - Long An Website: Lịch sử hình thành: Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đại Tín – TRUSTBank chính thức thành lập vào năm 1989, với tên gọi là Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến - ngân hàng cổ phần đầu tiên của tỉnh Long An, và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0047/NH-GP ngày 29/12/1993, trụ sở chính tại số 1, Thị tứ Long Hòa, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An. Ngày 17/08/2007, theo quyết định số 1931/QĐ-NHNN, Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến được thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động thành ngân hàng TMCP đô thị và đổi tên thành ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín, theo quyết định số 2136/QĐ-NHNN ngày 17/09/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vốn điều lệ : 2.000 tỷ đồng . Tháng 6/2010 vừa qua, ngân hàng nhà nước đã có văn bản chấp thuận về việc tăng vốn điều lệ năm 2010 của ngân hàng TMCP Đại Tín từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động: Tính đến tháng 7/2010, Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBANK gồm có 83 điểm hoạt động. Dự kiến đến cuối năm 2010, mạng lưới hoạt động của ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBANK sẽ phát triển lên 95 điểm hoạt động. 22Nguồn: Sản phẩm dịch vụ chính: Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ; Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ; Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng); Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Chi nhánh An Giang: 1 chi nhánh Địa chỉ: 689-691-692 Hà Hoàng Hổ, P. Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên, Tỉnh An Giang Đối với khách hàng là cá nhân: Khuyến mãi Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm Vay tín chấp Vay thế chấp Dịch vụ chuyển tiền Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Khuyến mãi Tiền gửi thanh toán Vay thế chấp Dịch vụ Tình hình hoạt động trong những năm vừa qua: Năm 2007 2008 2009 ROA 2,01% 0,70% 0,54% ROE 3,98% 3,61% 2,95% Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 23 21 46 23. Ngân hàng ngoại thương:23 Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam Tên giao dịch: Joint stock commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam 23Nguồn Tên gọi tắt: Vietcombank Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vốn điều lệ: 13223 tỷ đồng (4/2010) Wesite: Chi nhánh An Giang: 1 chi nhánh Địa chỉ: 01 Hùng Vương, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, An Giang. Điện thoại 0763 841816 Thành lập ngày 01/04/1963, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được Nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt. Ngân hàng Ngoại thương luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, với uy tín trong các lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng. Hiệu quả hoạt động: Là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty 90,91. Là ngân hàng thương mại phục vụ đối ngoại lâu đời nhất tại Việt Nam Là NHTM đầu tiên tại Việt Nam quản lý vốn tập trung. Là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng của trên 100 Ngân hàng trong nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Là NHTM đầu tiên ở Việt Nam hoạt động kinh doanh ngoại tệ, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Là thành viên của: + Hiệp hội ngân hàng Việt Nam + Hiệp hội ngân hàng Châu á + Tổ chức thanh toán toàn cầu Swift. + Tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master Card. Là NHTM đầu tiên phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard và là đại lý thanh toán thẻ lớn nhất tại Việt Nam: Visa, American Express, MasterCard, JCB...Hiện là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ American Express tại Việt Nam. Đại lý thanh toán chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram lớn nhất tại Việt Nam. Chiếm tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh lớn nhất Việt Nam. Là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam đạt tỷ lệ trên 95% điện Swift được xử lý hoàn toàn tự động theo tiêu chuẩn của Mỹ. Liên tiếp trong 8 năm liền: 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002 và 2003 được công nhận là Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn quốc tế. Được chọn lựa làm ngân hàng chính trong việc quản lý và phục vụ cho các khoản vay nợ, viện trợ của Chính phủ và nhiều dự án ODA tại Việt Nam. Là NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng. Là NHTM duy nhất tại Việt Nam được tạp chí “the Banker” một tạp chí ngân hàng có tiếng trong giới tài chính quốc tế của Anh quốc bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam" liên tục trong 5 năm 2000, 2001, 2002, 2003 và 2004. Ngày 11 tháng 02 năm 2007, Standard & Poor's Ratings Services đã công bố xếp hạng Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ở mức BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Xếp hạng tín nhiệm của Vietcombank tương đương với mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia. Đây cũng là mức xếp hạng cao nhất của S&P đối với một định chế tài chính Việt Nam. Các loại hình dịch vụ: * Đối với khách hàng cá nhân : Tài khoản: Tiền gửi thanh toán Tài khoản tiền giao dịch chứng khoán Huy động vốn: Tiết kiêm dành cho phái đẹp Tiết kiệm tự động Tiết kiệm bậc thang lãi thưởng Tiết kiệm lãnh lãi định kỳ Chứng chỉ tiền gửi Tiền gửi các kỳ hạn Chuyển và nhận tiền: Chuyển tiền đi nước ngoài Nhận tiền kiều hối Chuyển tiền nhanh MoneyGram Dịch vụ nhận tiền trọn gói Rem Chuyển tiền đi trong nước Nhận tiền đến trong nước Cho vay cá nhân: Cho vay cán bộ công nhân viên Cho vay cán bộ quản lý điều hành Cho vay mua nhà dự án Thấu chi Kinh doanh tài lộc Bảo hiểm tín dụng Ngân hàng điện tử : Ngân hàng trực tuyến VCB-B@nking Ngân hàng qua tin nhắn SMS B@nking Nhận tin nhắn chủ động Ngân hàng 24*7 VCBphone-B@nking Ngân hàng 24x7 VCB-Phone B@nking Nạp tiền trả trước VCB-eTopup Dịch vụ tài chính Thanh toán hóa đơn trả sau Dịch vụ liên kết với doanh nghiệp: * Đối với khách hàng doanh nghiệp: Dịch vụ tài khoản Dịch vụ thanh toán Dịch vụ bảo lãnh Dịch vụ cho vay Bao thanh toán Kinh doanh ngoại tệ Doanh nghiệp phát hành TP Sản phẩm liên kết Sản phẩm tiền gửi đặc biệt * Định chế tài chính: Bên cạnh mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc và các văn phòng đại diện nước ngoài của mình, Vietcombank cũng có quan hệ với tất cả các ngân hàng trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và đang là đầu mối thanh toán cho rất nhiều ngân hàng trong số này. Hoạt động bên ngoài lãnh thổ Việt Nam của Vietcombank được triển khai thông qua một mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng trong nước hiện nay, với khoảng 1.200 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới. Ngân hàng đại lý Dịch vụ tài khoản Kinh doanh vốn Sản phẩm thị trường tiền tệ Kinh doanh chứng khoán Tài trợ thương mại VCB-Money II.Tình hình hoạt động: Năm 2007 2008 2009 ROA 1,21% 1,23% 1,54% ROE 17,67% 19,56% 23,61% Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 2390 2728 3945 24. NGÂN HÀNG MÊ KÔNG:24 Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông Tên giao dịch:  MEKONG DEVELOPMENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Tên gọi tắt: MDB Địa chỉ: 248 - Trần Hưng Đạo, Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang, Việt Nam Vốn điều lệ: 3000 tỷ đồng (2009) Wesite: Chi nhánh An Giang: 2 chi nhánh 1. MDB - Chi nhánh Long Xuyên: 248 Trần Hưng Đạo, Tp.Long Xuyên, An Giang. 2. MDB - Chi nhánh Châu Đốc: Trưng Nữ Vương (nối dài), P.Châu Phú B ,TX.Châu Đốc, An Giang. Lịch sử hình thành và phát triển: Tiền thân MDB là Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên (thành lập ngày 12/10/1992). Vốn là một ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn hoạt động hiệu quả và phát triển mạnh với mạng lưới phủ khắp các huyện thị tỉnh An Giang. Ngày 16/9/2008 được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP đô thị tạo điều kiện thuận lợi hơn để ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn quốc. Ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung đầu tư tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vì đây là thế mạnh của Ngân hàng được khẳng định qua hơn 15 năm hoạt động tại tỉnh An Giang. Ngày 13/11/2009: Ngân hàng được NHNN chấp thuận đổi tên NGÂN HÀNG TMCP MỸ XUYÊN (MXBank) thành NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG (MDB). Với tiềm năng phát triển mới và nâng tầm thương hiệu phù hợp với chiến lược phát triển, MDB đang nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn quốc, tăng cường phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn và vẫn giữ thế mạnh chuyên đầu tư phát triển nền kinh tế Nông nghiệp - Nông thôn đặc biệt tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tầm nhìn và sứ mệnh: Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Đối với Khách hàng: Luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu và gia tăng giá trị mang lại cho Khách hàng. Đối với Cổ đông: Luôn mang lại giá trị hiệu quả cao cho Quý nhà đầu tư lâu dài và bền vững.       Đối với nhân viên: Luôn là môi trường để phát triển sự nghiệp và gắn bó dài lâu cùng đại gia đình  MDB.   Đối với cộng đồng: Luôn cùng chia sẻ và tham gia đóng góp trong công tác xã hội. 24Nguồn Các loại hình dịch vụ: Khách hàng cá nhân: Cho vay: Chuyển tiền: Tiền gửi Kiều hối Ngân quỹ western union Khách hàng doanh nghiệp Cho vay: Chuyển tiền: Tiền gửi thanh toán Bảo lãnh Thu chi hộ Ngân quỹ Tình hình hoạt động qua các năm: Năm 2007 2008 2009 ROA 3,24% 2,75% 3,92% ROE 9,34% 11,42% 9,53% Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 51 66 99 25. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam:25 Tên đầy đủ: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Tên giao dịch: Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development Tên gọi tắt: AGRIBANK Hội sở chính: Số 2 - Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội Vốn điều lệ: 21000 tỷ đồng (7/2010) Website: Lịch sử thành lập: Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank là ngân hàng 25 Nguồn thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Số lượng chi nhánh tỉnh: 64 Chi nhánh An Giang: 15 chi nhánh 1. Agribank – Chi nhánh tỉnh An Giang: 51B, Tôn Đức Thắng, Mỹ Bình, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 2. Agribank – Chi nhánh TP Long Xuyên: 40-42-44 Hai Bà Trưng, Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 3. Agribank – Chi nhánh An Phú: 472 Thoại Ngọc Hầu, Thị trấn An Phú, huyện An Phú, tỉnh An Giang. 4. Agribank – Chi nhánh Châu Phú: Quốc lộ 91 thị trấn Cái Dầu, Huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. 5. Agribank – Chi nhánh Châu Thành: Quốc lộ 91 thị trấn An Châu, Huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. 6. Agribank – Chi nhánh Mỹ Luông: Nguyễn Huệ, thị trấn Mỹ Luông, Huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 7. Agribank – Chi nhánh Chợ Mới: 10 Lê Lợi, Thị trấn Chợ Mới, Huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. 8. Agribank – Chi nhánh Chợ Vàm: Ấp Phú Xương, thị trấn Chợ Vàm, Huyện PHú Tân, tỉnh An Giang. 9. Agribank – Chi nhánh Phú Tân: Thị trấn Phú Mỹ, Huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. 10. Agribank – Chi nhánh Tân Châu: 01 Trần Hưng Đại, Thị trấn Tân Châu, Huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. 11. Agribank – Chi nhánh Thoại Sơn: 179 Nguyễn Huệ, Thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. 12. Agribank – Chi nhánh Chi Lăng: Thị trấn Chi Lăng, Huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. 13. Agribank – Chi nhánh Tịnh Biên: 21-23 Quốc lộ 91 , Thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. 14. Agribank – Chi nhánh Tri Tôn: 63 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. 15. Agribank – Chi nhánh Châu Đốc: 4-5 Quang Trung, Châu Phú A, Thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Định hướng phát triển: Agribank phát triển bền vững vì sự thịnh vượng của cộng đồng Agribank luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, nhà nước, sự chỉ đạo của chính phủ và ngân hàng nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế. Hoạt động: Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do ngân hàng thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay Agribank đang có 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp. Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển châu Á (ADB), cơ quan phát triển Pháp (AFD), ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB)… tin tưởng giao phó triển khai 136 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 4,2 tỷ USD, số giải ngân hơn 2,3 tỷ USD. Song song đó, Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: hợp đồng tài trợ với ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II; dự án tài chính nông thôn III do WB tài trợ; dự án Biogas do ADB tài trợ; dự án JIBIC của Nhật Bản; dự án phát triển cao su tiểu điền do AFD tài trợ. Văn hóa Agribank: 10 chữ "vàng" - văn hóa Agribank Văn hóa Agribank là trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả.  Trung thực: được hiểu là “Đúng với ý nghĩ của mình, với những gì đã có, đã xảy ra hoặc ngay thẳng, thật thà (một con người trung thực, tính tình trung thực). Kỷ cương: được hiểu là “những phép tắc chi phối cuộc sống xã hội, tổ chức, gia đình…để gìn giữ những quan hệ giữa người và người trong khuôn khổ một lối sống sinh hoạt được coi là phù hợp với đạo đức; Thời buổi nào, kỷ cương ấy hoặc phép tắc, lệ tục tạo nên trật tự xã hội: giữ vững kỷ cương phép nước “ Sáng tạo: được hiểu là “làm ra cái chưa bao giờ có hoặc tìm tòi làm cho tốt hơn mà không bị gò bó”. Về mặt lý luận “sáng tạo mới “ được hiểu là một nhân tố bên trong, phát triển kinh tế cũng là loại biến động về hoạt động kinh tế từ sáng tạo bên trong… Chất lượng: Được hiểu là giá trị về mặt lợi ích (đối với số lượng). Chất lượng sản phẩm Chất lượng công tác Hiệu quả: là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới; nó có nội dung khác nhau ở lĩnh vực khác nhau (Hiệu quả kinh tế; Hiệu quả kinh tế xã hội; Hiệu quả sử dụng lao động; Hiệu quả và tỷ suất hiệu quả…). Các loại hình dịch vụ: Khách hàng cá nhân: Tài khoản và tiền gửi Tiết kiệm Giấy tờ có giá Cho vay cá nhân, hộ gia đình Bảo lãnh Chiết khấu, tái chiết khấuChứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn khác trả lãi trước toàn bộ Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn khác trả lãi sau toàn bộ Trái phiếu trả lãi trước toàn bộ Trái phiếu trả lãi sau toàn bộ Trái phiếu trả lãi định kỳ Chứng chỉ dài hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn khác trả lãi trước toàn bộ Chứng chỉ dài hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn khác trả lãi sau toàn bộ Chứng chỉ dài hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn khác trả lãi định kỳ Thanh toán trong nước Dịch vụ séc Dịch vụ chuyển tiền Dịch vụ kiền hối Thanh toán biên mậu Mua bán ngoại tệ Dịch vụ thẻ Dịch vụ khác Khách hàng doanh nghiệp: Tài khoản và tiền gửi Tín dụng doanh nghiệp Bảo lãnh Bao thanh toán Chiết khấu, tái chiết khấuChứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn khác trả lãi trước toàn bộ Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn khác trả lãi sau toàn bộ Trái phiếu trả lãi trước toàn bộ Trái phiếu trả lãi sau toàn bộ Trái phiếu trả lãi định kỳ Chứng chỉ dài hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn khác trả lãi trước toàn bộ Chứng chỉ dài hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn khác trả lãi sau toàn bộ Chứng chỉ dài hạn, chứng chỉ tiền gửi dài hạn khác trả lãi định kỳ Thanh toán trong nước Thanh toán quốc tế Dịch vụ séc Thanh toán biên mậu Dịch vụ thẻ Kinh doanh ngoại tệ Giấy tờ có giá Các chỉ số tài chính: Năm Chỉ số 2007 2008 2009 ROA 0,51% 0,53% ROE 43,20% 23,64% Lợi nhuận sau thuế(tỷ đồng) 4515 3319 III. Phân tích các chỉ số: Năm 2009 Ngân hàng ROE ROA Vốn điều lệ Tổng tài sản Á Châu 21,8 1,3 7814 1678814 An Bình 6,9 1,1 3482 26518 Phương Đông 13,6 2,0 2000 12686 Đông Á 16,0 1,4 3400 42147 Kiên Long 8,5 1,2 1000 7479 Sài Gòn Công Thương 13,0 1,8 1500 11876 Phương Tây 10,1 1,2 1000 10315 Sài Gòn 10,5 1,0 3653 54492 Quốc Tế 23,5 1,5 2400 56638 Đầu tư và Phát triển Việt Nam 18,0 0,9 10499 292198 Liên Việt 14,1 3,1 3650 17366 Xuất Nhập Khẩu 8,5 1,7 8800 65448 Nam Việt 12,8 0,8 1000 18690 Việt Nam Thịnh Vượng 30,0 1,0 2118 27543 Phương Nam 5,2 0,7 2568 35473 Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long 6,4 0,1 823 40098 Sài Gòn Thương Tín 15,8 1,6 8078 104019 Xăng dầu Petrolimex 16,0 0,9 1000 10418 Việt Á 12,2 1,3 1632 15817 Sài Gòn – Hà Nội 13,2 1,2 2000 27469 Công Thương 18,0 0,4 11253 637802 Đại Tín 3,0 0,5 1500 8528 Ngoại Thương 23,6 1,5 12101 255496 Mê Công 9,5 3,9 1000 2524 Trung bình 13,8 1,3 ROE của các ngân hàng đều lớn hơn ROA cho thấy các ngân hàng đã sử dụng vốn vay có hiệu quả nên mới khuếch đại được tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Ta thấy ngân hàng có khả năng sử dụng vốn của các ngân hàng còn tương đối thấp chỉ có 4 ngân hàng có ROE trên 20% hiệu quả nhất là ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng ROE bằng 30% và có tới 7 ngân hàng có ROE thấp hơn 10%, ngân hàng có khả năng sử dụng vốn kém hiệu quả nhất là ngân hàng Đại Tín ROE bằng 3%. Trong khi đó mức trung bình của ngành là 13,8 chứng tỏ có sự chênh lệch khá cao về khả năng sử dụng vốn của các ngân hàng. Ngân hàng có khả năng sử dụng tổng tài sản hiệu quả nhất là ngân hàng Mê Kông với ROA là 3,9% và ngân hàng sử dụng tổng tài sản thấp nhất là ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long với ROA chỉ là 0,1% trong khi đó mức trung bình ngành là 1,3. Điều này cho thấy việc sử dụng tổng tài sản phần lớn của các ngân hàng là không cao. Chương IV. Kết luận và kiến nghị: 1. Kết luận: Qua quá trình tìm hiểu có một cái nhìn tổng quát hơn về các ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang. Hiện nay có nhiều ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, cụ thể là 25 ngân hàng. Đặc biệt, Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê Công có trụ sở chính tại An Giang, cụ thể là tại Thành phố Long Xuyên. Đa số các chi nhánh tập trung ở Long Xuyên, trung tâm kinh tế của tỉnh An Giang. Xét trong các ngân hàng quốc doanh thì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngân hàng có nguồn vốn điều lệ lớn nhất với 21.000 tỷ đồng. Xét các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh thì ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam với vốn điều lệ là 15.172 tỷ đồng. Với xu hướng phát triển của tình thì việc ngày càng có nhiều ngân hàng đến đầu tư là một điều có thể dự đoán trước được, và điều này càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của tỉnh. Khi đó các ngân hàng sẽ không ngừng nâng cao các dịch vụ, khắc phục những điểm yếu và không ngừng phát huy các thế mạnh của mình. 2. Kiến nghị: - Các cơ quan hữu quan nên tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển. - Các ngân hàng cần phát huy những nguồn lực đã và đang có để phục vụ các cá nhân, doanh nghiệp,…giúp họ luôn có được nguồn vốn cần thiết phục vụ sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, với phương châm: “hợp tác đôi bên cùng có lợi”. Bên cạnh đó cũng cần phải giảm thiểu tối đa rủi ro tài chính có thể xảy ra. - Đổi mới thủ tục hành chính sao cho các cá nhân, doanh nghiệp cần vốn có thể tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh, gọn, tốt nhất. Hạn chế tối đa các thủ tục rườm rà, không cần thiết. Tài liệu tham khảo: Trần Công Dũ, tài liệu giảng dạy môn Tiền tệ ngân hàng. PGS – TS Nguyễn Đăng Dờn, Tiền tệ ngân hàng, nhà xuất bản thồng kê. GS – TS Dương Thị Bình Minh, Nhập môn tài chính tiền tệ, nhà xuất bản đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. TS. Nguyễn Minh Kiều, Tiền tệ ngân hàng, nhà xuất bản thống kê.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctong_quan_ngan_hang_thuong_mai_o_an_giang_trung_kien_3036.doc
Tài liệu liên quan