Đề tài Góp phần tìm hiểu các quy định mua sắm của một số nhà tài trợ chính trong ngành Y tế ở Việt Nam

Khi xác định giá đánh giá, phần chào thừa sẽ được trừ đi, phần chào thiếu sẽ được cộng vào theo nguyên tắc nếu không thể tách ra trong giá dự thầu thì lấy mức chào cao nhất đối với nội dung này (nếu chào thiếu) và lấy mức thấp nhất (nếu chào thừa) trong số các hồ sơ dự thầu khác thuộc danh sách ngắn. - Bổ sung hoặc điều chỉnh những khác biệt giữa các phần của hồ sơ dự thầu. Việc hiệu chỉnh những khác biệt trong hồ sơ dự thầu nhằm đảm bảo tính nhất quán của hồ sơ dự thầu. Những khác biệt trong hồ sơ dự thầu thường gặp cần được hiệu chỉnh bao gồm: + Trường hợp có sai lệch giữa giá trị viết bằng số được thể hiện trong các bảng hoặc biểu và giá trị viết bằng chữ trong bản thuyết minh thì giá trị viết bằng chữ sẽ là cơ sở pháp lý; + Trường hợp có sự sai lệch giữa đơn giá tổng hợp trong biểu giá tổng hợp và đơn giá chi tiết trong biểu phân tích đơn giá thì đơn giá chi tiết sẽ là cơ sở pháp lý; + Trường hợp có sự sai lệch giữa nội dung chào về kỹ thuật và nội dung chào về tài chính thì nội dung chào về kỹ thuật sẽ là cơ sở pháp lý.

doc63 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Góp phần tìm hiểu các quy định mua sắm của một số nhà tài trợ chính trong ngành Y tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuy có chính sách ưu tiên nhà thầu trong nước nhưng WB lại có quy định về tư cách hợp lệ của các nhà thầu trong nước là khá chặt chẽ đảm bảo nguyên tắc tránh xung đột lợi ích . Đó là, các công ty thuộc sở hữu Chính phủ nước Việt Nam phải thoả mãn 4 điều kiện độc lập về mặt pháp lý, tài chính; hoạt động theo Luật Thương mại; không là đơn vị phụ thuộc bên vay. Đa số các DNNN Việt nam thoả mãn được 3 trong 4 tiêu trí đề ra của các Ngân hàng ( độc lập về pháp lý; tài chính; hoạt động theo luật thương mại ). Vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp trực thuộc Bộ y tế đó chính là thoả mãn điều kiện “phụ thuộc” của WB. WB đã đưa ra hướng giải quyết vấn đề “phụ thuộc” này bằng biện pháp “Cổ phần hoá/tư nhân hoá”. Điều này thúc đẩy sự thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể thực sự tự lực phát triển không dựa vào sự bảo hộ của nhà nước. WB và ADB không chấp nhận điều khoản ràng buộc tư cách của nhà thầu nước ngoài, vì các nhà thầu hợp lệ nước ngoài cũng chính là các công ty thuộc nước thành viên của Ngân hàng. Chính vì vậy đa số các gói thầu ICB do WB, ADB đều có nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam. Điều đó vừa là động lực cừa là sức ép để các nhà thầu Việt Nam phấn đấu để có thể chiến thắng trên “sân nhà”. * Phương pháp đấu thầu cạnh tranh trong nước: Là phương pháp đấu thầu rộng rãi được thực hiện theo quy định của Việt nam, khi áp dụng phương pháp này các nhà tài trợ đều có yêu cầu kèm theo. Phương pháp đấu thầu cạnh tranh trong nướcđược trình bày tóm tắt trong bảng 4. Bảng 4 : Phương pháp đấu thầu cạnh tranh trong nước và đặc điểm áp dụng. Đặc điểm WB ADB Việt Nam Ưu tiên Khi ICB không phù hợp Khi ICB không phù hợp Là phương pháp chính Điều kiện áp dụng - ICB không phù hợp (có giải thích) -Chính phủ Việt Nam cam kết bỏ một số điều trong quy định của mình -ICB không phù hợp (có giải thích) -Thủ tục trong nước phù hợp với hướng dẫn của ngân hàng -Đấu thầu mua sắm trong nước. Giá trị hàng hoá Dưới 150.000USD. Không quy định. Không quy định. Quảng cáo Phạm vi trong nước. Phạm vi trong nước. Phạm vi trong nước. Nhà thầu trong nước Không ưu tiên. Không ưu tiên. Không ưu tiên. Nhà thầu nước ngoài hợp lệ Không hạn chế. Không hạn chế. Chấp nhân điều kiện trong nước. Phê duyệt Có thể xét duyệt sau. Xét duyệt lại. Phê duyệt. Nhận xét: Đấu thầu cạnh tranh trong nước là phương pháp mua sắm chính theo quy định, nó cũng là phương pháp đấu thầu rộng rãi tuy nhiên chỉ giới hạn các nhà thầu trong phạm vi nước ta. Điểm khác nhau: - Có rất nhiều điểm khác nhau trong quy định này, bởi mỗi tổ chức có mục đích hoạt động khác nhau : Tổ chức WB, ADB là tổ chức kinh doanh tài chính tiền tệ nên nhiệm vụ là phải phục vụ thành viên của mình, vậy họ bác bỏ điểu khoản ràng buộc nhà thầu nước ngoài mà phía Việt Nam quy định, nhà thầu nước ngoài phải được tham gia nếu họ muốn. Việt nam sẽ không được hưởng chính sách ưu tiên khi xét thầu trong nước. Quy định của Việt Nam không nêu hạn mức giá trị hàng hoá để áp dụng phương pháp đấu thầu cạnh tranh trong nước. Vì vậy không có cơ sở pháp lý rõ ràng để xử lý vi phạm phương pháp. * Đấu thầu hạn chế (quốc tế, trong nước): Khi thời gian mua hàng bị hạn chế, đang có nhu cầu cần hàng gấp đồng thời đối với hàng hoá có tính năng kỹ thuật phức tạp thì phương pháp đấu thầu hạn chế lại tỏ ra thích hợp. Các đặc điểm và điều kiện áp dụng của phương pháp đấu thầu hạn chế theo hướng dẫn của WB, ADB, Việt Nam được tổng kết qua bảng 5: Bảng 5: Phương pháp đấu thầu hạn chế và đặc điểm áp dụng. Đặc điểm WB ADB Việt Nam Nội dung Cơ bản giống ICB. Cơ bản giống ICB. Cơ bản giống đấu thầu rộng rãi Thích hợp Chỉ có một số lượng hạn chế nhà cung ứng. Có lý do giải thích ICB không thích hợp. Hợp đồng nhỏ. Mua bổ sung khi đang cần hàng gẫp. Có lý do giải thích ICB không thích hợp. Chỉ có một số lượng hạn chế nhà cung ứng. Thực tiễn yêu cầu. Các nguồn vốn yêu cầu. Giá trị hàng hoá Hàng hoá có giá trị từ 50.000USD đến 150.000USD Không quy định. Không quy định Số lượng nhà thầu tham dự Đủ rộng để có cạnh tranh Tối thiểu 5 nhà thầu có khả năng Tối thiểu 5 nhà thầu có khả năng Quảng cáo Không quảng cáocông khai. Gửi thư mời thầu đến nhà thầu Không quảng cáo công khai Gửi thư mời thầu đến các nhà thầu có khả năng Không quảng cáo công khai. Gửi thư mời thầu Ưu tiên trong nước Không Không Có (nếu đấu thầu hạn chế quốc tế) Xét duyệt, phê duyệt Lý do chọn lựa. Lý do chọn lựa. Xét duyệt danh sách nhà thầu. Nhận xét: Qua bảng 6 ta thấy: - Các quy định về sử dụng đấu thầu hạn chế theo hướng dẫn của WB, ADB tỏ ra phù hợp trong một số trường hợp khi có lý do giải thích ICB không kinh tế và hiệu quả. - Quy định Việt Nam không quy định mức giá trị cho hàng hoá để áp dụng phương pháp này. * Chào hàng cạnh tranh: Là phương pháp dựa trên cơ sở so sánh giá chào của một số nhà thầu. Các đặc điểm của phương pháp này được tóm tắt lại trong bảng 6: Bảng 6: Phương pháp chào hàng cạnh tranh và đặc điểm áp dụng. Đặc điểm WB ADB Việt Nam Nguyên tắc So sánh giá chào hàng -Cơ bản giống ICB Gói thầu quy mô nhỏ Số lượng nhà cung ứng ít nhất là 3 nhà cung ứng từ 2 nước khác nhau ít nhất là 3 nhà cung ứng từ 2 nước khác nhau ít nhất là 3 nhà cung ứng từ 2 nước khác nhau Thích hợp Giá trị nhỏ, dưới 50.000USD Hàng hoá thông dụng, có sẵn Giá trị nhỏ, chỉ có hạn chế nhà cung ứng. Thời gian hạn chế. Hàng hoá có giá trị dưới 2 tỷ đồng (khoảng 133.333USD ) Quảng cáo, thông báo Không quy định. Báo tiếng Anh Gửi thư mời thầu. Không quy định. Gửi chào hàng Có thể bằng tex hoặc fax. Trực tiếp, bưu điện. Trực tiếp, fax, đường bưu điện hoặc các phương tiện khác. Mở thầu Không quy định Công khai. Công khai. Xét thầu Dựa trên tiêu chí tài chính. Như ICB. Thủ tục phi chính thức. Xét duyệt Sau hợp đồng. Sau khi trao hợp đồng. Theo dự án nhóm A, B, C và giá trị hợp đồng. Nhận xét: Qua bảng 6 chúng ta thấy : Việt Nam quy định chào hàng cạnh tranh áp dụng đối với hàng hoá có giá trị dưới 2 tỷ đồng ( đôi khi nó còn được gọi là gói thầu quy mô nhỏ) thủ tục phi chính thức không phù hợp với thông lệ của WB. Cho nên WB không chấp nhận quy định gói thầu quy mô nhỏ theo quy chế đấu thầu trong nước . *Phương pháp mua trực tiếp: Có những trường hợp mua hàng trực tiếp không cần thời gian yêu cầu xem xét chào hàng, hay được áp dụng khi chủ đầu tư tin tưởng vào nguồn hàng mình sẽ mua. Phương pháp này hay được áp dụng trong kinh doanh buôn bán, hoặc trong các trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đang thực hiện mà hợp đồng trước đã, đang thực hiện tốt. Đặc điểm của mua sắm trực tiếp được tổng kết trong bảng 7 : Bảng 7: Phương pháp mua sắm trực tiếp và điều kiện áp dụng. Đặc điểm WB ADB Việt Nam Nguyên tắc Không cạnh tranh, từ một nguồn duy nhất. Không cạnh tranh mua từ một nguồn duy nhất. Không cạnh tranh -Mua từ một nguồn duy nhất. áp dụng Bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện theo quy định Giá trị hàng hoá dưới 50.000USD. Ngoại lệ . Bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện theo quy định. Giá trị hàng hoá dưới 100.000USD. Bổ sung hợp đồng cũ, không vượt giá hợp đồng trước. Phải chứng minh năng lực nhà thầu. Thủ tục Không chính thức. Không chính thức. Không chính thức. Xét duyệt Sau khi thực hiện. Sau khi thực hiện. Ngoài các phương pháp trên Việt Nam còn có quy định phương pháp kém cạnh tranh nhất đó là chỉ định thầu. Được áp dụng trong trường hợp đặc biệt như bí mật quốc gia, hoặc gói thầu có giá trị dưới một tỷ đồng. Nhận xét: Qua các bảng tổng kết về phương pháp mua sắm chúng ta thấy Quy chế đấu thầu mua sắm hiện hành của nước ta không có sự liên quan giữa các yếu tố giá trị của gói thầu, phương pháp lựa chọn nhà thầu và cấp phê duyệt. Theo các tổ chức tài trợ, thì quy định của nước ta về các cách lựa chọn các phương pháp mua sắm chưa thật sự hợp lý, trái ngược hẳn với quy định của họ. Vì vậy : - Chính phủ quy định nếu thực sự hàng hoá trong nước có khả năng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn thì phải đưa ra phương án mua sắm từ nguồn hàng trong nước để nhà tài trợ xem xét. - Nếu cần có thể buộc phải tách khối lượng hàng hoá trong dự án tài rợ ra thành gói thầu riêng mà nhà thầu trong nước có điều kiện tham dự. 3.2.4. Lập hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu là một công cụ quan trọng trong công tác quản lý, nó bao gồm đầy đủ các thông tin liên quan đến gói thầu để nhà thầu nào cũng được biết như nhau, đồng thời nó là căn cứ để nhà thầu lập hồ sơ dự thầu. Qua nghiên cứu các quy định, yêu cầu về công tác lập và quản lý hồ sơ mời thầu chúng tôi tổng kết được các thông số liên quan trong bảng 8. Bảng 8 : Đặc điểm của hồ sơ mời thầu Đặc điểm WB ADB Việt nam Nguyên tắc Đầy đủ thông tin minh bạch. Đầy đủ thông tin minh bạch. Đầy đủ thông tin minh bạch. Chi phí in ấn phân phát hành Không quá cao thường 20 - 50USD Hợp lý 20 - 70 USD Thường 500.000đ Nội dung Các thông báo, chỉ dẫn nhà thầu. Tài liệu khác. Các thông báo, chỉ dẫn nhà thầu. Tài liệu khác. Các thông báo, chỉ dẫn nhà thầu. Tài liệu khác. Căn cứ lập HSMT cho mỗi gói thầu HSMT chuẩn, sửa đổi cho phù hợp. Hướng dẫn chi tiết ngân hàng. Hướng dẫn Thông tư 04/BKH. Ngôn ngữ Tiến Anh, Pháp, Tây Ban Nha ( Có thể tiếng Việt) Tiếng Anh, Tiếng Pháp. Tiếng Việt, tiếng Anh (đấu thầu quốc tế) Rõ ràng Các tiêu chuẩn. Giá chào CIP, CIF. Các tiêu chuẩn. Giá chào CIP, CIF. Các tiêu chuẩn. Giá chào CIP, CIF. Các điều khoản về tiền tệ Loại tiền dự thầu, thanh toán, tiền đánh giá và tỷ giá quy đổi. Loại tiền dự thầu, thanh toán, tiền đánh giá và tỷ giá quy đổi. Loại tiền dự thầu, thanh toán, tiền đánh giá và tỷ giá quy đổi. Vận chuyển bảo hiểm Từ nguồn hợp lệ (thành viên của ngân hàng). Từ nguồn hợp lệ (thành viên của ngân hàng). Theo yêu cầu của bên mời thầu. Bảo lãnh Dự thầu (bắt buộc), thực hiện hợp đồng Dự thầu (bắt buộc) thực hiện hợp đồng Dự thầu (bắt buộc) thực hiện hợp đồng Điều khoản giải quyết tranh chấp Bồi thường, đền bù thiệt hại, Luật áp dụng . Bồi thường, đền bù thiệt hại, Luật áp dụng . Bồi thường đền bù thiệt hại, Luật áp dụng . Quản lý Phê duyệt trước khi phát hành. Phê duyệt trước khi phát hành. Phê duyệt trước khi đấu thầu Nhận xét: Qua bảng 8 chúng ta thấy : Về cơ bản các hồ sơ mời thầu theo hướng dẫn đều có khung giống nhau như bao gồm các thông báo cần thiết thư mời thầu, chỉ dẫn nhà thầu, mẫu đơn dự thầu. * Điểm khác nhau : - WB, ADB xây dựng cho mình những bộ hồ sơ tài liệu chuẩn bắt buộc bên vay sử dụng (có thể thay đổi một số yêu cầu) để lập nên một bộ hồ sơ dự thầu hợp với tính chất của hàng hoá, yêu cầu của gói thầu. - Việt Nam xây dựng một bộ HSMT dựa trên hướng dẫn của Thông tư 04/BKH. - Ngân hàng Thế giới lo ngại về trình độ và kinh nghiệm trong công tác đấu thầu nhất là công tác lập kế hoạch của cán bộ Việt Nam còn yếu kém nên đã xây dựng mẫu hồ sơ mời thầu chuẩn, để chúng ta sử dụng trong các dự án do ngân hàng tài trợ * Thuận lợi khi sử dụng Bộ HSMT chuẩn của WB, ADB: - Giúp cho các nhà thầu dễ dàng chuẩn bị hồ sơ dự thầu. - Giúp cho công tác xét thầu thẩm định và phê duyệt được dễ dàng hơn. - Đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong việc chấp hành quy chế mua sắm. - Tuy nhiên, ngôn ngữ mà các ngân hàng yêu cầu là ngoại ngữ thông dụng trên thế giới, các nhà thầu Việt Nam có thể gặp khó khăn trong khâu đáp ứng hồ sơ mời thầu. 3.2.5.Quảng cáo: Việc thông báo về cơ hội đấu thầu là cực kỳ quan trọng trong đấu thầu cạnh tranh rộng rãi quốc tế và trong nước ( ICB, NCB). Các quy định về thông báo cơ hội đấu thầu được trình bày trong bảng 9. Bảng 9: Yêu cầu về quảng cáo Điều khoản về quảng cáo WB ADB Việt Nam Nội dung Thông báo chung về mua sắm(1 ) Thông báo chung về mua sắm(1) Điều kiện, thời gian dự thầu. Phương tiện Báo chí. Báo chí Thông tin đại chúng. Phạm vi Thế giới và trong nước Thế giới và Trong nước. Trong nước hoặc thế giới Thời gian, thời điểm Đúng lúc, kịp thời trước ngày phát hành HSMT là 8 tuần. Kịp thời. 10 ngày trước khi phát hành HSMT Nhà tài trợ Xét duyệt trước khi đăng thông báo Xét duyệt trước khi đăng thông báo Không quy định Công tác lưu giữ hồ sơ Lưu hồ sơ Lưu hồ sơ Không quy định Vai trò Chống tham nhũng, gian lận. Chống gian lận tham nhũng. Không đề cập. Ghi chú (1): Tên bên vay, khoản vay, số Hiệp định, hàng hoá tính chất công việc Nhận xét: Qua bảng 8 chúng ta thấy thủ tục quảng cáo của WB, ADB là khá chặt chẽ, cụ thể như sau : - Ngân hàng sẽ xem xét và đăng thông báo trên tờ báo có phạm vi lưu hành thế giới. - Bên mời thầu sẽ đăng thông báo quảng cáo trên một tờ báo phổ thông, phát hành trên toàn quốc ( báo Nhân Dân hoặc báo Lao Động), đồng thời đăng trên 1 tờ báo tiếng Anh thường là Việt Nam News. - Nội dung thông báo cơ hội đấu thầu mua sắm bằng nguồn vốn của WB, ADB khá rõ ràng, vì họ đưa ra một bản chuẩn hướng dẫn các thông tin cần thông báo. - WB và ADB quy định phương thức quảng cáo là báo chí nên sẽ không chấp nhận hình thức thông báo quảng cáo cơ hội đấu thầu trên đài phát thanh truyền hình. * Quy định về quảng cáo của Việt Nam : - Quy chế đấu thầu của nước ta không quy định chặt chẽ về thủ tục và nội dung quảng cáo như WB, ADB mà chỉ hướng dẫn văn phong qua Thông tư 04/BKH. Vì vậy WB, ADB lại càng thắt chặt hơn việc giám sát thủ tục thông báo quảng cáo ở Việt Nam. * Khó khăn : - WB và ADB không chấp nhận hình thức thông báo quảng cáo cơ hội đấu thầu trên đài phát thanh truyền hình địa phương, họ lo ngại trường hợp phát thông báo không đúng thời gian mọi người có thể biết, hoặc thời lượng không đủ. Nhưng đôi khi ở các địa phương, việc thông báo trên phát thanh truyền hình lại là một phương thức thu hút các nhà thầu địa phương có hiệu quả nhất bởi thói quen đọc báo chí không gây tác động mạnh bằng thói quen xem truyền hình. - Việc thông tin về các gói thầu, nhà thầu đã tham dự, trúng thầu, hoặc các nhà thầu vi phạm quy chế từ phía cơ quan mời thầu của Việt nam chưa rộng rãi. Chính phủ đang cố gắng nỗ lực để xây dựng tờ thông tin về đấu thầu mua sắm công để công tác đấu thầu ngày càng có hoàn thiện hơn. 3.2.6.Sơ tuyển nhà thầu: Việc sơ tuyển nhà thầu là nhằm giới hạn số đơn dự thầu nhằm giảm bớt công tác đánh giá hồ sơ dự thầu khi không cần thiết. Các quy định về sơ tuyển được tổng kết qua bảng10. Bảng 10: Hình thức sơ tuyển nhà thầu Đặc điểm WB ADB Việt Nam Mức độ cần thiết Hàng hoá phức tạp, chi phí lập đơn dự thầu chi tiết lớn. Hàng hoá phức tạp, chi phí lập đơn dự thầu chi tiết lớn. Giá trị gói thầu từ 300 tỷ trở lên. Nội dung thủ tục Như một cuộc đấu thầu ICB. Như một cuộc đấu thầu ICB. Như một cuộc đấu thầu rộng rãi Lập hồ sơ sơ tuyển Theo mẫu chuẩn ngân hàng. Theo hướng dẫn của ngân hàng. Theo hướng dẫn của Thông tư 04. Trao đổi thông tin Gửi hồ sơ sơ tuyển cho tất cả các nhà thầu đáp lại thông báo sơ tuyển. Gửi hồ sơ sơ tuyển cho tất cả các nhà thầu đáp lại thông báo sơ tuyển. Hướng dẫn ở Thông tư 04/BKH Kết quả sơ tuyển Gửi hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu trúng sơ tuyển. Gửi hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu trúng sơ tuyển Gửi hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu trúng sơ tuyển Nhận xét: Qua bảng 10, chúng ta thấy : Các yêu cầu về nội dung, trình tự sơ tuyển của Việt Nam cơ bản phù hợp với thông lệ của WB, ADB tuy nhiên mức độ chi tiết thì chưa đáp ứng tốt như WB, ADB. Qua bảng 10, chúng ta thấy: * Điểm khác nhau giữa quy định của Việt Nam và WB, ADB: - WB, ADB rất coi trọng công tác sơ tuyển bởi các chuyên gia của họ có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện dự án mà yêu cầu tính năng kỹ thuật của hàng hoá là phức tạp. Vì vậy các nguyên tắc trong sơ tuyển cũng được thực hiện như các nguyên tắc trong đấu thầu. - Thông báo sơ tuyển được WB, ADB quy định thực hiện như thông báo quảng cáo cơ hội đấu thầu, phải sử dụng bộ hồ sơ mời sơ tuyển theo mẫu chuẩn. - Quy chế 88/CP không nêu rõ cách thức thông báo sơ tuyển nhưng được bổ sung hướng dẫn nhà thầu ở thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Quy chế 88/CP quy định phương pháp chấm điểm để đánh giá nhà thầu còn mang tính chủ quan vì vậy Thông tư 04 đã sửa đổi bằng việc hướng dẫn đề cương mẫu sơ tuyển theo phương pháp "đạt, không đạt". Đã đáp ứng mục tiêu của sơ tuyển là chọn lựa nhà thầu có khả năng và tiềm năng. * Thuận lợi: - WB, ADB hướng dẫn lập các tiêu chuẩn sơ thẩm và đánh giá sơ tuyển theo phương pháp "qua, không qua" như trong xét thầu chính thức mang tính khách quan, đảm bảo công bằng. - WB có chính sách ưu tiên hợp lý cho nhà thầu trong nước khi đánh giá sơ tuyển để khuyến khích sự phát triển kinh tế ở nước vay. * Khó khăn: - Trong sơ tuyển nhà thầu Việt Nam thường không đáp ứng đủ tiêu chuẩn tài chính mà WB đưa ra nên ít khi được lọt vào vòng trong. - Cán bộ Việt Nam gặp khó khăn trong khâu đánh giá năng lực tài chính của nhà thầu, bởi hệ thống quản lý tài chính của Việt Nam khá phức tạp trong khi năng lực cán bộ trong công tác quản lý tài chính là chưa đủ. * Điểm nổi bật trong công tác sơ tuyển của WB : Quy định hệ thống thông tin luôn cập nhật danh sách nhà cung ứng và nhà thầu đủ tiêu chuẩn, thị trường hàng hoá mua sắm thông thường. Việt Nam chưa xây dựng được một hệ thống thông tin đầy đủ, nhưng chắc chắn trong tương lai chúng ta sẽ có một mạng lưới thông tin trực tuyến đáp ứng yêu cầu thực tiễn. 3.2.7.Nhận và mở hồ sơ dự thầu: Sau khi phát hành hồ sơ dự thầu, các nhà thầu sẽ xem xét và đáp ứng các yêu cầu trong HSMT bằng khả năng có thể thông qua một số bộ HSDT tương thích. Thủ tục cần áp dụng trong quá trình nhận, quản lý và mở hồ sơ dự thầu theo quy định được tổng kết lại trong bảng 11. Bảng 11: Quy định về nhận và mở hồ sơ dự thầu. Nội dung WB ADB Việt nam Thời gian chuẩn bị HSDT ít nhất là 6 tuần (từ ngày phát hành HSMT). ít nhất:- 60 ngày (ICB)- 30 ngày (NCB). 30 ngày (ICB) 15 ngày (NCB). Thời gian có hiệu lực đơn dự thầu Đủ để đánh giá HSDT. Đủ để đánh giá HSDT. Đủ để đánh giá HSDT. Nhận HSDT Đúng hạn. Trả lại "nguyên trạng" HSDT nộp muộn. Đúng hạn. Trả lại "nguyên trạng" HSDT nộp muộn. Đúng hạn. Trả lại "nguyên trạng" HSDT nộp muộn Quản lý HSDT Bảo đảm bí mật. Bảo đảm bí mật. Bảo đảm bí mật. Thời điểm mở thầu Ngay sau khi hết hạn Ngay sau khi hết hạn Không quá 48h sau khi đóng thầu. Công khai mở đầu Đọc HSDT Đọc HSDT. Đọc HSDT. Thủ tục Biên bản mở thầu Biên bản mở thầu Biên bản mở thầu Phê duyệt Gửi cho ngân hàng 1 bản sao biên bản mở thầu Gửi cho ngân hàng 1 bản sao biên bản mở thầu Gửi cho ngân hàng 1 bản sao biên bản mở thầu Nhận xét: Qua bảng 11 chúng ta thấy thủ tục cũng như nguyên tắc mở thầu của WB, ADB là rất giống nhau. * Điểm khác nhaugiữa các quy định: Điểm khác biệt duy nhất là quy định về thời điểm mở thầu. - WB, ADB quy định thời điểm mở thầu là ngay sau khi hết hạn nộp đơn dự thầu, đủ thời gian để chuyển các đơn dự thầu đã nộp về cùng một địa điểm. - Quy chế 88/CP cho phép mở thầu trong vòng 48 tiếng sau khi hết hạn nộp thầu( trừ ngày nghỉ theo quy định của pháp luật). * Thuận lợi và khó khăn: - Cán bộ Việt Nam có thời gian rộng rãi để chuyển các đơn dự thầu về cùng một địa điểm mở thầu sau thời điểm đóng thầu và chuẩn bị tốt cho công việc này, vì có trường hợp mở thầu sau thời điểm đóng thầu khoảng từ 2 đến 4 ngày ( nếu trùng vàu ngày lễ, ngày tết..). - Mở thầu ngay sau khi đóng thầu theo như quy định của WB, ADB thì cán bộ của cơ quan thực hiện là phải cố gắng để chuyển những hồ sơ dự thầu nộp sát thời điểm đóng thầu đến địa điểm mở thầu chính thức. Để đảm bảo đơn dự thầu của tất cả nhà thầu nộp đúng quy định được mở cùng một lúc, trách nhiệm của cán bộ thực hiện là khá lớn bởi nếu sơ xuất có thể làm cho các hồ sơ dự thầu bị thất lạc trong khi mở thầu. - Trong quá trình thực hiện đấu thầu việc gửi sớm biên bản mở thầu đến nhà tài trợ để họ có thể đặt câu hỏi cần thiết trước khi cơ quan thực hiện nộp Báo cáo đánh giá là rất cần thiết bởi tránh được chậm chễ trong quá trình thực hiện. 3. 2. 8. Xem xét đánh giá hồ sơ dự thầu: Sau khi mở thầu công khai tiếp đến một công việc quan trọng là việc xem xét đánh giá các hồ sơ dự thầu. Có thể nói việc đánh giá HSDT là khâu quan trọng thứ yếu sau khâu lập hồ sơ mời thầu.Việc đánh giá HSDT phải tuân theo nhưng quy định cụ thể, dựa trên các nguyên tắc như công bằng, khách quan và đảm bảo bí mật. Chúng tôi tổng kết được các quy định liên quan đến công tác đánh giá HSDT trong bảng 12. Bảng 12 : Quy định về công tác xem xét, đánh giá hồ sơ dự thầu. Nội dung WB ADB Việt nam Nguyên tắc Xác định chi phí phải chi trả Xác định chi phí phải chi trả Xác định chi phí phải chi trả Tiêu chuẩn đánh giá Giá CIP, CIF và EXW đã hiệu chỉnh các sai lệch . Các tiêu chuẩn ngoài giá. Giá CIP, CIF và EXW đã hiệu chỉnh các sai lệch . Các tiêu chuẩn ngoài giá . Tiêu chuẩn kỹ thuật, năng lực, tài chính nhà thầu. Các tiêu chuẩn ngoài giá. Tiêu chuẩn “đánh giá chi tiết”. Phương pháp đánh giá Loại bỏ HS không đáp ứng yêu cầu cơ bản. Tổng các chi phí đã qua quy đổi thành 1 "giá đánh giá" Loại bỏ HS không đáp ứng yêu cầu cơ bản. Tổng các chi phí đã qua quy đổi thành 1 "giá đánh giá" Chấm điểm kỹ thuật chọn nhà thầu đạt tối thiệt 70% tổng số điểm. Xác định "giá đánh giá" cho các HSDT trên Thời gian đánh giá (hiệu lực đơn dự thầu) Trong thời gian có hiệu lực ĐDT . Nếu cần thêm thời gian (tối thiểu cần thiết) Trong thời gian có hiệu lực ĐDT . Nếu cần thêm thời gian (tối thiểu cần thiết) Trong thời gian có hiệu lực ĐDT . Nếu cần thêm thời gian (tối thiểu cần thiết) Kiến nghị trao thầu Nhà thầu có "giá đánh giá" thấp nhất. Cơ bản đáp ứng HSMT Nhà thầu có "giá đánh giá" thấp nhất. Cơ bản đáp ứng HSMT Nhà thầu có "giá đánh giá" thấp nhất. Cơ bản đáp ứng HSMT Đánh giá lại năng lực nhà thầu nếu chưa qua sơ tuyển Yêu cầu Yêu cầu Yêu cầu Nhận xét: Qua bảng 12 chúng ta thấy : * Khác nhau: Điểm khác biệt cơ bản nhất nhất trong công tác xét thầu theo quy định của WB, ADB và Việt Nam là quy định phương pháp đánh giá HSDT. - Quy chế đấu thầu 88/CP là xem xét đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu theo phương pháp chấm điểm ( xem chi tiết ở phụ lục IV ) - WB, ADB đưa ra phương pháp đánh giá dựa trên chi phí mà bên Bên mời thầu phải chịu đối với từng đơn dự thầu bằng cách so sánh các đơn dự thầu trên cơ sở các chi phí đã được đánh giá. - Quy chế 88/CP quy định về việc lập các “tiêu chuẩn đánh giá chi tiết” cho từng gói thầu không đưa vào HSMT, điểm này không phù hợp với thông lệ WB, ADB. - Các tổ chức đều quy định đánh giá và so sánh đơn dự thầu phải dựa trên cơ sở giá CIF, và CIP cho việc cung cấp hàng nhập khẩu và giá EXW cho hàng hoá sản xuât từ trong nước. - Quy định ngày tính tỷ giá quy đổi so sánh giá dự thầu: Theo quy chế 88/CP là ngày mở thầu còn theo quy định của WB, ADB ghi trong hồ mời thầu là một ngày cụ thể trước thời điểm mở thầu là 4 tuần có thể là ngày mở thầu hoặc ngày quyết định trao hợp đồng với điều kiện ngày đó vẫn nằm trong thời hạn còn hiệu lực của hồ sơ dự thầu. *Thuận lợi: - Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu của Việt Nam là chấm điểm kỹ thuật ở bước đánh giá sơ bộ còn bước tiếp theo thì xác định đánh giá giống như phương pháp của WB, ADB. Vậy có thể nói đánh giá theo phương pháp của Việt Nam dựa trên việc kết hợp cả phương pháp chấm điểm và phương pháp xác định chi phí phải trả. - áp dụng vào thực tiễn của Việt Nam thì phương pháp kết hợp chấm điểm và xác định giá đánh giá có lúc tỏ ra rất hiệu quả để loại bỏ đơn dự thầu không hợp lệ như có giấy tờ không minh bạch. -Quy chế 88/CP quy định về việc lập các tiêu chuẩn đánh giá chi tiết cho từng gói thầu, điều này giúp cho các cán bộ có thời gian chuẩn bị chi tiết và kỹ lưỡng hơn khi chưa kịp chuẩn bị trong HSMT. -Phương pháp xác định giá đánh giá đã được thế giới công nhận là phương pháp mang tính khách quan nhất, có hiệu quả trong mua sắm công cộng, phù hợp với thông lệ thế giới. Nhiều cơ quan mời thầu Việt Nam đã quen với phương pháp này qua việc thực hiện các dự án do WB, ADB tài trợ. * Khó khăn: - Phương pháp chấm điểm trong xét thầu cũng có mặt hạn chế, đó là việc đưa ra các tiêu chí chấm điểm có thể được hiểu theo các cách khác nhau, xu hướng chủ quan có thể lấn át yếu tố khách quan mà không có chủ ý. - Phương pháp đánh giá dựa trên chi phí theo quy định của WB, ADB có bước xác định tính đáp ứng cơ bản của HSDT so với HSMT nhưng các yêu cầu đó rất khó áp dụng đối với doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm. Các công ty nước ngoài thường dễ trúng thầu hơn gấp nhiều lần các nhà thầu Việt Nam trong các gói thầu do WB, ADB tài trợ. Kết quả đấu thầu theo các quy định là giống nhau, thể hiện: Nhà thầu có hồ sơ đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu có giá đánh giá là thấp nhất và giá đề nghị trúng thầu không vượt giá dự toán sẽ được xem xét trúng thầu, trình kết quả đó lên Người có thẩm quyền và cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3.2.9. Trao hợp đồng : Kết quả đấu thầu theo các quy định là giống nhau, thể hiện: Nhà thầu có hồ sơ đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu có giá đánh giá là thấp nhất và giá đề nghị trúng thầu không vượt giá dự toán sẽ được xem xét trúng thầu, trình kết quả đó lên Người có thẩm quyền và cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi có ý kiến phê duyệt của nhà tài trợ, cấp cơ thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu bên mời thầu tiếp tục công việc thương thảo hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu. Có những trường hợp "giá đánh giá" thấp nhất vượt giá dự toán hoặc tất cả "giá đánh giá" đều vượt giá dự toán thì WB, ADB Việt Nam lại có các cách giải quyết khác nhau. Trên nguyên tắc không được giảm giá sau khi xét thầu WB không chấp nhận hình thức thương thảo giảm giá như quy định của Việt Nam điều đó được thể hiện qua bảng 12. Bảng 12 : Cách giải quyết tình huống"giá đánh giá" thấp nhất vượt giá dự toán . WB ADB Việt Nam - Yêu cầu bên mời thầu xem xét lại việc mời thầu hoặc; - Đàm phán với nhà thầu có "giá đánh giá" thấp nhất để họ giảm bớt khối lương công việc hoặc phân chia lại rủi ro để giá được giảm xuống. Nhất quyết không được yêu cầu giảm giá mà không giảm công việc. - Thương thảo giảm giá hoặc; - Mở thầu lại (xem xét lại quy mô hợp đồng) - Có khả năng yêu cầu tất cả các nhà thầu "chào lại giá" cho chính HSDT Nhận xét: Qua bảng 12 chúng ta thấy có điểm khác trong việc xử lý tình huống hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản nhưng có giá đề nghị trúng thầu vượt giá dự toán: - Quy chế 88/CP có thể cho phép nhà thầu chào lại giá để có được giá thấp hơn giá dự toán. Đây là một cách thuận tiện để “giải quyết vấn đề” nhưng cách đó sẽ ảnh hưởng đến tính tin cậy của một hệ thống mua sắm quốc gia. - Trong trường hợp này WB, ADB giải quyết bằng cách đề nghị nhà thầu giảm bớt chi phí thông qua giảm khối lượng công việc hoặc giảm chi phí rủi ro chứ nhất quyết không được giảm giá. - Đây là một điểm khác biệt đã thành quan điểm gây tranh cãi giữa các trường phái trên thế giới về vấn đề linh động trong đàm phán giá hay nhất quyết không đàm phán giảm giá. Thực hiện nguyên tắc này đôi khi phải tổ chức đấu thầu lại. 3.2.10. Phê duyệt : Phê duyệt trong đấu thầu mua sắm là điều bắt buộc, nhà tài trợ phê duyệt theo thể thức một cấp, một tổ chức nhưng đối với Việt Nam đấu thầu thuộc phạm vi quản lý nhà nước. Vì vậy quá trình xem xét và phê duyệt khác nhau ở thời gian phê duyệt và các thủ tục hành chính. * Việt Nam: Đấu thầu thuộc phạm vi quản lý nhà nước vì vậy quá trình xem xét và phê duyệt phải qua rất nhiều cấp, chi tiết xem trong phụ lục( V). -Các dự án nhóm A trên mức quy định do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phải tuân theo quy trình xem xét nhiều cấp từ cơ quan chủ quản, Bộ chủ quản đến Bộ Kế hạch và Đầu tư trình ý kiến lên Văn phòng Chính Phủ. - Các dự án nhóm A dưới mức quy định và các dự án nhóm B, C được xem xét phê duyệt đơn giản hơn, Uỷ ban nhân dân hoặc Bộ chủ quản là cấp phê duyệt cuối cùng. -Khó khăn chung của Việt Nam: Do số người đánh giá phê duyệt ở nhiều cấp nên rất tốn thời gian trong lúc chờ quyết định trao hợp đồng, gây chậm chễ trong trao hợp đồng. Kéo theo vấn đề này là cả một chuỗi hệ thống không lợi ích cho tất cả các bên tham gia. * WB, ADB: Vì chỉ là một tổ chức có quy mô nhỏ hơn một cấp quốc gia nên việc phê duyệt và xem xét trong quá trình mua sắm được đơn giản hoá hơn. Tuy nhiên điểm bất lợi nhất là sự can thiệp của các Ngân hàng rất sâu trong hoạt động tổ chức đấu thầu của nước nhận viện trợ. Việc xem xét đã được quy định thành điều lệ hoạt động của các Ngân hàng (điều 1.11 và điều 2.01 theo quy định mua sắm của WB, ADB ). Bàn LUận : Qua các khảo sát về quy định thủ tục đấu thầu mua sắm trong các dự án thực hiện bằng nguồn vốn WB, ADB, nguồn vốn ngân sách Việt Nam ta thấy: - Về trình tự và đấu thầu mua sắm theo hướng dẫn của các tổ chức là giống nhau, phù hợp với thông lệ thế giới . - WB đưa ra hướng giải quyết vấn đề “phụ thuộc” của các DNNN trực thuộc Bên vay (cơ quan hưởng lợi) bằng biện pháp “Cổ phần hoá/tư nhân hoá” với ít nhất là 51% vốn, tuy nhiên WB lại không chắc chắn việc cổ phần hoá đến 51% vốn hoặc hơn thì có tách một cách có hiệu quả DNNN ra khỏi Bộ chủ quản (Bộ Y tế) không vì vậy họ vẫn đòi nắm quyền xem xét, thay đổi quan điểm của mình về vấn đề này. Điều này thúc đẩy sự thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể thực sự tự lực phát triển chứ không dựa vào sự bảo hộ của nhà nước. - Các nhà thầu trong nước phải phát huy tối đa nội lực và sử dụng triệt để các ưu tiên giành cho mình để nâng cao khả năng trúng thầu, nâng cao kinh nghiệm và năng lực để tiến tới cuộc hội nhập với khu vực khi xoá bỏ rào càn về thuế quan. - Vì quy chế đấu thầu mua sắm hiện hành của Việt Nam không có sự liên quan giữa các yếu tố giá trị của gói thầu, phương pháp lựa chọn nhà thầu và cấp phê duyệt cho nên việc chủ dự án tự do lựa chọn phương pháp đấu thầu kém cạnh tranh như đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định như là phương pháp chính mà vẫn nhất quán với quy định. Theo các tổ chức tài trợ thì quy định của nước ta về các cách lựa chọn các phương pháp mua sắm chưa thật sự hợp lý, trái ngược hẳn với quyđịnh của họ. Tuy nhiên xét về phương diện tổng thể, đất nước ta đang trải qua thời kỳ kinh tế thị trường, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc áp dụng quy định mua sắm bằng nguồn vốn công thông qua đấu thầu cạnh tranh vẫn còn phải được nghiên cứu để áp dụng cho phù hợp. Thực tế việc xây dựng được quy chế đấu thầu hiện hành là cả một cố gắng nỗ lực của Chính phủ Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Có các phương pháp mua sắm linh động phù hợp với các trường hợp khác nhau và phù hợp với đặc thù của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên để mua sắm thực sự có hiệu quả nó đòi hỏi cao năng lực thực hiện và trách nhiệm của cán bộ nhà nước. - Hiện nay nhiều ban quản lý các dự án và các nhà thầu trong nước đã quen với việc sử dụng HSMT theo chuẩn mực quốc tế như theo hướng dẫn của WB, ADB, FIDICvì đã có đựơc kinh cá các tổ chức quốc tế. Họ đánh giá cao chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng hồ sơ mời thầu chuẩn của các tổ chức quốc tế. - Việc đánh giá HSDT theo phương pháp chấm điểm như trong quy chế 88/CP theo các nhà tài trợ là không được khách quan bằng phương pháp xác định giá đánh giá. Các gói thầu mua sắm hàng hoá bằng nguồn vốn trong nước thường không được hoàn thành trong thời gian có hiệu của HSDT, thường phải gia hạn thêm thời gian có hiệu lực. - Cuối cùng ta thấy rằng thủ tục mua sắm của WB, ADB và Việt Nam là tương đối giống nhau, chỉ khác nhau ở mức độ quản lý và sử dụng chính các công cụ trong quá trình mua sắm để quản lý nguồn vốn. Khó khăn của nước ta về công tác quản lý đấu thầu cũng là khó khăn chung của các nước đang phát triển . Phần 4 Kết luận và đề xuất 4.1.Kết luận : Qua nghiên cứu quy định mua sắm của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu á, tổ chức hợp tác SIDA và quy định của Chính phủ Việt Nam chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Đấu thầu mua sắm hàng hoá là phương thức quản lý nguồn vốn có hiệu quả nhất đối với chủ đầu tư, là một phương pháp mua sắm bắt buộc phải sử dụng khi thực hiện dự án do WB, ADB tài trợ hoặc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 2. Quy định của WB, ADB và Chính phủ Việt Nam về đấu thầu mua sắm hàng hoá được xây dựng trên cơ sở thực hiện tốt các nguyên tắc, yếu lĩnh cơ bản trong đấu thầu, phù hợp với thông lệ thế giới. Quy chế đấu thầu mua sắm của nước ta được xây dựng trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước và tham khảo quy chế đấu thầu của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu á..cho nên về cơ bản các quy định về nguyên tắc và thủ tục mua sắm là giống nhau .Tuy nhiên các tổ chức có mục tiêu hoạt động khác nhau có nền tảng chính trị khác nhau nên khác nhau ở một số điểm nhắm thực hiện mục đích của tổ chức. 4. Khoá luận đã khái quát hoá được các nguyên tắc và thủ tục mua sắm thông qua các quy định của WB, ADB, Việt Nam đồng thời chỉ ra một số điểm khác nhau chính giữa các tổ chức như : tư cách hợp lệ của các nhà cung ứng hàng hoá trong và ngoài nước; cách lựa chọn phương pháp mua sắm và điều kiện áp dụng; sử dụng hồ sơ tài liệu trong đấu thầu mua sắm; thủ tục quảng cáo thông báo cơ hội đấu thầu; thời điểm mở thầu ; phương pháp đánh giá xếp hạng nhà thầu. Đồng thời phân tích khó khăn và thuận lợi trên cơ sở phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa các quy định như đã đề cập. 5. Các quy định mua sắm thường bao gồm rất nhiều vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt quy định về đấu thầu mua sắm hàng hoá luôn luôn sửa đổi cho phù hợp thực tiễn ngành nghề, mục tiêu của nhà tài trợ nên việc tiếp tục nghiên cứu để áp dụng hợp lý trong các ngành nghề khác nhau là rất cần thiết. 4.2. Đề xuất: 1. Chính phủ hoàn thiện hơn nữa về quy chế đấu thầu, rà soát để quy hoạch đấu thầu mua sắm về một văn bản quy phạm pháp luật như Pháp lệnh để nhất quán trong đấu thầu. 2. Chính phủ cần đánh giá cao công việc hài hoà thủ tục với các nhà tài trợ thông qua đàm phán với WB, ADB và một số tổ chức khác để giúp tăng tốc độ giải ngân dự án, kết thúc sớm dự án. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rất thành công trong việc xây dựng một trang web Bản tin ODA vậy cần tiếp tục xây dựng trang thông tin về đấu thầu nói chung và đấu thầu mua sắm nói riêng . Để công chúng biết đến năng lực và uy tín các nhà thầu. 4. Bộ y tế cần hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn và các quy chế trong ngành để đấu thầu mua sắm được thực hiện tốt hơn . 5. Bộ y tế cần nghiên cứu để đưa công nghệ thông tin vào phục vụ công tác quản lý, giáo dục tuyên truyền phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm Tiếp tục thực hiện công tác xã hội hoá y tế, nâng cao nguồn vốn cho ngành. 6.Theo em Trường ĐH Dược nên đưa môn học về đấu thầu mua sắm vào chương trình học thông qua bộ môn Quản lý kinh tế Dược. Nghiên cứu và tìm hiểu đấu thầu mua sắm để ứng dụng trong ngành y tế cho phù hợp với thực tiễn yêu cầu. Tài liệu tham khảo 1.Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1999), Quy định của WB, ADB và OECF về tuyển dụng tư vấn, mua sắm hàng hoá và xây lắp, NXB Thống kê, tr. 85-124. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1999), Quy định của WB, ADB và OECF về tuyển dụng tư vấn, mua sắm hàng hoá và xây lắp, NXB Thống kê, tr.189-210. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thông tư số 04/2000TT-BKH ngày 26 tháng 5 năm 2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế Đấu thầu. 4. Bộ Tài chính, Thông tư số 121/2000/TT-BTC tháng 12 năm 2000 và Thông tư số 94/2001/TT-TTC tháng 11 năm 2001của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm hàng hoá, thiết bị và phương tiện làm việc cho các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước. 5. Bộ Y tế, Quyết định số 2790/2002/QĐ-BYT ngày 25 tháng 7 năm 2002 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy định Quản lý và sử dụng nguôn hỗ trợ phát triênr chính thức. 6. Bộ Y tế, Ban quản lý các dự án 2001. 7.Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược (2001), Dược xã hội học, Trường đại học Dược Hà nội. 8.Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược (2002), Pháp chế hành nghề Dược, Trường đại học Dược Hà nội. 9. Nguyễn Thị Ngọc Hà(1999), Khoá luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học, Trường ĐHD -Hà Nội, tr 6. 10. Trần Minh Đại (2000), Marketing căn bản, NXB Giáo dục, tr117-125. 11. Văn phòng Chính phủ(1999), Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Đấu thầu. 12. Văn phòng Chính phủ (2000), Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung Quy chế đấu thầu ( ban hành kèm Nghị định số 88/NĐ-CP ngày 1-9-1999 của Chính phủ). 13. Văn phòng Chính phủ(1999), Nghị định 52/1999/NĐ-CP tháng 7 /1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản. 14. Văn phòng Chính phủ(2001), Nghị định 17/2001/NĐ-CP tháng 5/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng hỗ trợ phát triển chính thức. 15.The WB, Guidelines Procurement undr IBRD Loan and Credits. Revised September 1997. 16.The WB, Standar bidding document for Procurement of Comodities . May 1993. 17. 18. inVietnam/ODA2.htm. 19. Bộ kế hoạch và đầu tư, Bản tin ODA . 20. 19. 21. phụ lục Phụ lục V Phân cấp phê duyệt à thẩm định kết quả đấu thầu Nhóm dự án Cấp phê duyệt Cấp thẩm định Gói thầu thuộc ngành III (tỷ đồng) Gói thầu thuộc ngành III (tỷ đồng) Gói thầu thuộc ngành III (tỷ đồng) Tư vấn Hàng hoá và xây lắp Tư vấn Hàng hoá và xây lắp Tư vấn Hàng hoá và xây lắp Nhóm A và tương đương Thủ tướng Chính phủ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Từ 20 trở lên Từ 100 trở lên Từ 15 trở lên Từ 75 trở lên Từ 10 trở lên Từ 50 trở lên Bộ trưởng, thủ tướng cơ quan thuộc Chính phủ, hội đồng quản trị Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ thành lập Đơn vị giúp việc liên quan Tất cả các gói thầu dưới 20 Tất cả các gói thầu dưới 100 Tất cả các gói thầu dưới 15 Tất cả các gói thầu dưới 75 Tất cả các gói thầu dưới 10 Tất cả các gói thầu dưới 50 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, TP trực thuộc Trung ương Sở Kế hoạch và Đầu tư Nhóm A và tương đương Bộ trưởng, thủ tướng cơ quan thuộc Chính phủ, hội đồng quản trị Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ thành lập Đơn vị giúp việc liên quan Tất cả các gói thầu thuộc dự án Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, TP trực thuộc Trung ương Sở Kế hoạch và Đầu tư Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận, thị xã, huyện, thị trấn, xã, phường Bộ phận giúp việc liên quan Tự quyết định và chịu trách nhiệm đối với tất cả các gói thầu thuộc phạm vi dự án do mình quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật Phụ Lục I : Nhà tài trợ và số dự án theo chương trình y tế tính đến năm 2001. Chương trình Số dự án Ngân sách cam kết (triệu USD) Chính sách y tế, kế hoạch quản lý và đánh giá EU, SIDA, UB. WHO, UNICEF Quỹ dân số Liên hiệp quốc 22 19.519.206 Chăm sóc sức khoẻ ban đầu WB, ADB, EU, SIDA Australia, Bỉ, Canada, Tây Ban Nha Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc, WHO 16 199.046.888 Dịch vụ bệnh viện EU, WHO Bỉ, Pháp, Italia, Nhật Bản, Tây Ban Nha 11 39.552.201 Các sản phẩm dược và sinh học SIDA, WHO, Tây Ban Nha 6 21.227.647 Y học cổ truyền Tây Ban Nha, WHO 6 21.227.647 Phòng chống các bệnh lây truyền WB, ADB, EU, Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Hoa Kỳ, WHO, UNICEF 49 126.142.172 Phòng chồng các bệnh không lây truyền WHO, Bỉ 4 392.000 Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em ADB, EU, UNICEF, WB Australia, Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Hoa Kỳ, Quỹ dân số Liên hiệp quốc, WHO 41 267.933.180 Dinh dưỡng EU, UNICEF, Australia, Bỉ, Canada, Pháp, Hà Lan 12 4.535.007 Chăm sóc sức khoẻ tuổi già WHO 1 38.000 Tàn tật và phục hồi EU, Đức, ý, UNICEF, Hoa Kỳ 4 5.880.000 Môi trường EU, UNICEF, Hoa Kỳ, WHO 9 4.032.000 Đào tạo ADB, EU, Hà Lan, Hoa Kỳ, WB, WHO 12 20.972.011 Trang thiết bị, công nghiệp mới Nhật Bản, Tây Ban Nha, Đức, ý, WHO 7 9.404.645 Nghiên cứu chuyên môn WHO 1 - Không xếp loại WHO 3 942.560 Trích [ 6 ]. Phụ lục II : Các dự án được tài trợ bởi WB Tên nhà tài trợ Chương trình Tên công trình Dự án Loại DA Tổng vốn cam kết (USD) 1. WB (9 dự án) Chính sách y tế, khoa học, quản lý và đánh giá (3 dự án) Tài chính y tế 1. DA hỗ trợ y tế quốc gia (Huy động nguồn lực tài chính) Vốn vay 800.000 2. Dự án HTYTQG: Tăng cường quản lý tài chính Vốn vay 600.000 GS và đánh giá Điều tra y tế quốc gia Hỗn hợp 3.300.000 Tập huấn và đào tạo (1 dự án) Đào tạo cấp trung học Đóng góp của Chính phủ Hà Lan cho chương trình HTYTQG của WB: đào tạo lại cho cán bộ y tế công cộng Hỗn hợp 5.734.400 Chăm sóc sức khoẻ ban đầu (1 dự án) Dự án HTYTQG Hỗ trợ cho dịch vụ y tế cơ sở Hỗn hợp 65.400.000 Phòng chống các bệnh lây nhiễm (3 dự án) Sốt rét Hỗ trợ chương trình sốt rét quốc gia Vốn vay 24.400.000 Lao Hỗ trợ cho chương trình PCQG Vốn vay 22.900.000 Nhiễm khuẩn hô hấp Hỗ trợ cho chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp quốc gia Vốn vay 4.000.000 Sức khoẻ bà mẹ trẻ em (1 dự án) KHHGĐ Dự án dân số và sức khoẻ gia đình Vốn vay 129.600.000 Trích [6]. Phụ lụciii Một số dự án được tài trợ bằng nguồn vốn ADB Tên nhà tài trợ Chương trình Tên công trình Dự án Loại DA Tổng vốn cam kết (USD) 1. ADB Tổng số 6 dự án /201 Tập huấn và đào tạo (1 dự án) Khác, ĐT y tế Nâng cao năng lực phòng chống các bệnh do TP gây ra Không hoàn lại 500.000 Chăm sóc sức khoẻ ban đầu (1 dự án) Khác, Chăm sóc sức khoẻ ban đầu Dự án y tế nông thôn Vốn vay 100.000.000 Phòng chống các bệnh lây nhiễm (3 dự án) Sốt rét (1) Phòng chống tái mắc SR Không hoàn lại 200.000 HIV/AIDS (2) 1. Phòng chống HIV/QIDS ở GMS Không hoàn lại 200.000 2. Cộng đồng hoạt động F/C HIV/AIDS 3.500.000 Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em KHHGĐ Dự án DS và KHHGĐ Vốn vay 46.000.000 Trích [6]. Phụ lục iV : Đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm hànghoá. Mục I: Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu 1. Kiểm tra tính hợp lệ và xem xét và sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu Bên mời thầu xem xét tính hợp lệ và sự đáp ứng cơ bản của từng hồ sơ dự thầu đối với các quy định trong hồ sơ mời thầu nhằm xác định các hồ sơ dự thầu đủ tư cách để xem xét tiếp. Kiểm tra tính hợp lệ và sự đáp ứng cơ bản của từng hồ sơ dự thầu bao gồm các nội dung sau: a. Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất đối với thiết bị phức tạp có yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu; b. Số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; c. Đơn dự thầu được điền đầy đủ và có chữ ký hợp lệ của người đứng đầu tổ chức nhà thầu ký hoặc của người được uỷ quyền kèm theo giấy uỷ quyền; d. Sự hợp lệ của bảo lãnh dự thầu; e. Biểu giá chào, biểu phân tích một số đơn giá chính nếu có; f. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu; g. Các phụ lục, tài liệu kèm theo khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; h. Các yêu cầu khác nếu có; 2. Làm rõ hồ sơ dự thầu. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng phải được thể hiện bằng văn bản để làm cơ sở pháp lý cho việc xem xét, đánh giá hồ sơ dự thầu. Trong quá trình làm rõ, nhà thầu không được thay đổi bản chất của hồ sơ dự thầu và không được thay đổi giá dự thầu. 3. Loại bỏ hồ sơ dự thầu Hồ sơ dự thầu bị loại bỏ khi không đáp ứng về tình hợp lệ, các yêu cầu cơ bản được coi là các điều kiện tiên quyết trong hồ sơ mời thầu. Theo đó, các điều kiện tiên quyết để loại bỏ hồ sơ dự thầu bao gồm: a. Tên nhà thầu không có trong danh sách đăng ký tham dự và danh sách mua hoặc được cấp hồ sơ mời thầu; b. Hồ sơ dự thầu không nộp đúng địa điểm và thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, trong trường hợp này hồ sơ dự thầu sẽ được trả lại nguyên trạng; c. Không có bảo lãnh dự thầu hoặc có bảo lãnh dự thầu nhưng không hợp lệ như có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn, gửi không đúng địa chỉ theo yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu; d. Không nộp bản gốc, chỉ nộp bản chụp hồ sơ dự thầu; đ. Không nộp đủ các giấy tờ hợp lệ quy định đối với điều kiện tham dự thầu như các bản chụp về giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất nếu có yêu cầu; e. Thiếu chữ ký hợp lệ trong đơn dự thầu; f. Hồ sơ dự thầu đưa ra các điều kiện trái với yêu cầu của hồ sơ mời thầu; g. Hồ sơ dự thầu có giá dự thầu không cố định như chào thầu theo 2 mức giá, có kèm điều kiện; h. Nhà thầu có tên trong 2 hoặc nhiều hồ sơ dự thầu của cùng một gói thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc liên danh; i. Không đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm theo tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá chi tiết được duyệt trước thời điểm mở thầu. Đối với các gói thầu đã qua sơ tuyển, cần cập nhật thông tin để kiểm tra lại các thông tin mà nhà thầu đã kê khai ở thời điểm sơ tuyển nhằm chuẩn xác khả năng đáp ứng về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, loại bỏ những nhà thầu không có đủ khả năng so với yêu cầu. Đối với các gói thầu không tiến hành sơ tuyển, tiêu chuẩn năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu được đánh giá theo các nội dung nêu tại điểm b. khoản 3, Mục 1, Chương II, phần thứ ba của thông tư này. k. Các điều kiện tiên quyết khác có tính đặc thù của gói thầu nhà thầu vi phạm một hoặc các điều kiện tiên quyết nêu trên sẽ bị loại, không được xem xét tiếp trong các đánh giá chi tiết. Mục II - Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu 1. Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn. Dựa trên tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật đơn mời thầu tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu trên cơ sở chấm điểm. Các hồ sơ dự thầu đạt yêu cầu theo số điểm từ tối thiểu trở lên như quy định trong tiêu chuẩn đánh giá sẽ được chọn vào danh sách ngắn để tiếp tục đánh giá trong bước thứ 2. 2. Bước 2: Đánh giá về tài chính, thương mại để xác định giá đánh giá. Căn cứ giá dự thầu của nhà thầu, bên mời thầu tiến hành xác định giá đánh giá của hồ sơ dự thầu thuộc danh sách ngắn theo các nội dung và trình tự sau: a. Sửa lỗi: Sửa lỗi là việc sửa chữa những sai sót bao gồm lỗi số học, lỗi đánh máy, lỗi nhầm đơn vị. Nếu có sai lệch giữa đơn giá và tổng giá do việc nhân đơn giá với số lượng thì đơn giá dự thầu sẽ là cơ sở pháp lý. Khi tiến hành sửa lỗi theo nguyên tắc nêu trên, bên mời thầu phải thông báo cho nhà thầu biết. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc sửa lỗi thì hồ sơ dự thầu đó sẽ bị loại. Trường hợp hồ sơ dự thầu có lỗi số học sai khác 15% (tính theo giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc làm tăng hay giảm giá dự thầu khi xác định giá đánh giá) so với giá dự thầu cũng sẽ không được xem xét tiếp. b. Hiệu chỉnh các sai lệch: - Bổ sung hoặc điều chỉnh các nội dung chào thừa hoặc chào thiếu so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu: Khi xác định giá đánh giá, phần chào thừa sẽ được trừ đi, phần chào thiếu sẽ được cộng vào theo nguyên tắc nếu không thể tách ra trong giá dự thầu thì lấy mức chào cao nhất đối với nội dung này (nếu chào thiếu) và lấy mức thấp nhất (nếu chào thừa) trong số các hồ sơ dự thầu khác thuộc danh sách ngắn. - Bổ sung hoặc điều chỉnh những khác biệt giữa các phần của hồ sơ dự thầu. Việc hiệu chỉnh những khác biệt trong hồ sơ dự thầu nhằm đảm bảo tính nhất quán của hồ sơ dự thầu. Những khác biệt trong hồ sơ dự thầu thường gặp cần được hiệu chỉnh bao gồm: + Trường hợp có sai lệch giữa giá trị viết bằng số được thể hiện trong các bảng hoặc biểu và giá trị viết bằng chữ trong bản thuyết minh thì giá trị viết bằng chữ sẽ là cơ sở pháp lý; + Trường hợp có sự sai lệch giữa đơn giá tổng hợp trong biểu giá tổng hợp và đơn giá chi tiết trong biểu phân tích đơn giá thì đơn giá chi tiết sẽ là cơ sở pháp lý; + Trường hợp có sự sai lệch giữa nội dung chào về kỹ thuật và nội dung chào về tài chính thì nội dung chào về kỹ thuật sẽ là cơ sở pháp lý. Hồ sơ dự thầu có tổng giá trị các sai lệch vượt quá 10% (tính theo giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc làm tăng hay giảm giá dự thầu khi xác định giá đánh giá) so với giá dự thầu sẽ bị loại không xem xét tiếp. c. Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung: Chuyển đổi giá dự thầu nếu có theo tỷ giá do bên mời thầu quy định tại hồ sơ mời thầu. d. Đưa về một mặt bằng để xác định giá đánh giá. Việc đưa về một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm những nội dung nêu tại điểm d, Khoản 3, Mục 1, Chương II, Phần thứ ba của Thông tư này. Mục III: Xếp hạng hồ sơ dự thầu Xếp hạng hồ sơ dự thầu thuộc danh sách ngắn theo giá đánh giá. Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất sẽ được xếp thứ nhất và được kiến nghị trúng thầu. Trích[3]. Mục lục Đặt vấn đề 1 Phần 1: Tổng quan 3 1.1.Quản lý sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức 3 1.1.1.Khái niệm nguồn vốn hố trợ phát triển chính thức 3 1.1.2. Quản lý nhà nước và yêu cầu của nhà tài trợ về nguồn vốn ODA 3 1.2. Ngành Y tế và nguồn vốn ODA 5 1.2.1.Nguồn vốn ODA 5 1.2.2. Một số nhà tài trợ chính 6 1.3. Hoạt động mua sắm 8 1.3.1. Khái niệm, nguyên tắc và đặc điểm 8 1.3.2. Các nguyên tắc mua sắm bằng nguồn vốn tài trợ, ngân sách nhà nước 10 1.3.3. Đấu thầu mua sắm hàng hoá: 12 Phần 2: đối tượng, phương pháp nghiên cứu 16 2.1. Đối tượng nghiên cứu 16 2.2. Phương pháp nghiên cứu 16 2.2.1. Phương pháp phân tích lịch sử 16 2.2.2. Phương pháp so sánh 16 2.2.3. Phương pháp tổng hợp 17 Phần 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận 18 3.1.Mua sắm bằng nguồn vốn SIDA 18 3.2.Quy định mua sắm bằng nguồn vốn WB, ADB, Việt Nam 18 3.2.1. Trình tự đấu thầu mua sắm 18 3.2.2.Kế hoạch đấu thầu mua sắm: 19 3.2.3.Lựa chọn phương pháp mua sắm 20 3.2.4.Lập hồ sơ mời thầu 3.2.5. Quảng cáo 30 3.2.6.Sơ tuyển nhà thầu 35 3.2.7.Nhận và mở thầu 37 3.2.8.Xem xét đánh giá hồ sơ dự thầu 39 3.2.9.Trao hợp đồng 42 3.2.10. Phê duyệt 44 Phần 4: Kết luận và đề xuất 47 4.1. Kết luận 47 4.2.Đề xuất 48 Chú giải chữ viết tắt ADB : Ngân hàng phát triển Châu á ( asian Developmen Bank.) CIP : Chi phí, vận chuyển, bảo hiểm ( Cost, Insuarance, Freight) DNNN : Doanh nghiệp nhà nước. EXW : Giá xuất xưởng FOB : Trả hàng trên tàu. ( Free on Broad ) HSMT : Hồ sơ mời thầu. HSDT : Hồ sơ dự thầu. ICB : Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (International Competitive Bidding ) NCB : Đấu thầu cạnh tranh trong nước ( National Competitive Bidding) SIDA : Tổ chức hợp tác phát triển ( Sweeden Intenational Development Agency) ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Asistance) Quy chế 88/CP : Quy chế Đấu thầu ban hành kèm Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 : WB : Ngân hàng thế giới (World Bank )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0009.doc
Tài liệu liên quan