Đề tài Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Bên cạnh đó doanh nghiệp còn căn cứ vào sổ lao động được mở cho từng người để quản lý nhân lực cả về số lượng và chất lượng lao động, về biến động và chấp hành chế độ đối với người lao động. Số lượng lao động tăng lên khi doanh nghiệp tuyển dụng thêm lao động. Chứng từ là các hợp đồng lao động. Số lượng lao động giảm khi lao động chuyển công tác khác, thôi việc, về hưu, nghỉ mất sức, nghỉ mất sức Chứng từ là quyết định của Giám đốc doanh nghiệp. + Hạch toán thời gian lao động: là việc ghi chép kịp thời, chính xác thời gian lao động của từng người trên cơ sở đó tính lương phải trả cho chính xác. Hạch toán thời gian lao động phản ánh số ngày, giờ làm việc thực tế hoặc ngừng sản xuất, nghỉ việc của người lao động, từng bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp. Chứng từ hạch toán là bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận trong đó ghi dõ ngày làm việc, ngày nghỉ việc của từng người. Bảng do tổ trưởng trực tiếp ghi và để nơi công khai để mọi người giám sát thời gian lao động của từng người. Cuối tháng bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động và tính lương, thưởng cho từng bộ phận. +Hạch toán kết quả lao động: là ghi chép kịp thời, chính xác số lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành của từng người để từ đó tính lương, thưởng và kiểm tra sự phù hợp của tiền lương phải trả với kết quả hoạt động thực tế, tính toán định mức lao động từng người, từng bộ phận và cả doanh nghiệp. Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng những loại chứng từ ban đầu khác nhau tuỳ theo loại hình, đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp nhưng những chứng từ này đều bao gồm những nội dung cần thiết như tên công nhân, tên công việc, thời gian lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu. Chứng từ hạch toán lao động phải do người lập ký, cán bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận, lãnh đạo duyệt y. Sau đó chuyển cho nhân viên hạch toán phân xưởng để tổng hợp kết quả lao động toàn đơn vị sau đó chuyển về phòng lao động tiền lương xác nhận. Cuối cùng chuyển về phòng kế toán của doanh nghiệp để làm căn cứ tính lương, tính thưởng. Để tổng hợp kết quả lao động thì tại mỗi phân xưởng, bộ phận nhân viên hạch toán phân xưởng phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động. Trên cơ sở các chứng từ hạch toán kết quả lao động do các bộ phận gửi đến hàng ngày ( hoặc định kỳ) để ghi kết quả lao động từng người, từng bộ phận vào sổ và cộng sổ, lập báo cáo kết quả lao động gửi cho bộ phận quản lý liên quan. Phòng kế toán doanh nghiệp cũng phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động để tổng hợp kết quả chung toàn doanh nghiệp.

doc64 trang | Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0đ ´ 49% = 960,4đ/ giờ + Công nhân quản lý = 2.205đ ´ 37,2% = 821,36đ/ giờ Vậy đơn giá 1 giờ lương công nghiệp của CNCN là: = 1.830 + 960,4 + 821,36 = 3.611,76đ/ giờ. Xác định quỹ lương năm kế hoạch. Bảng số 05 : Quỹ lương năm 2000. Tên sản phẩm Sản lượng kế hoạch Mức LĐ công nghệ ĐGL tổng hợp 1giờ công nghệ ĐGL tổng hợp 1 sản phẩm Quỹ lương SP năm KH A 230 996 3.611,76 3.597.312,12 827.381.980,80 B 300 1.237 3.611,76 4.467.747,12 1.340.324.136,00 C 138 1.424 3.611,76 5.143.146,24 709.754.181,12 D 230 877 3.611,76 3.167.513,52 728.528.109,60 E 1.000 208 3.611,76 751.246,08 751.246.080,00 NV ạ 1 122.301 3.611,76 441.721.859,76 441.721.859,76 Cộng 4.798.956.347,28 Nguồn: Bảng quyết toán lương tháng 12 năm 2000. Từ quỹ lương này phòng kế hoạch tiến hành đưa vào dự toán và bảo vệ trước cấp trên. Khi được chuẩn duyệt công ty hành trả lương cho cán bộ công nhân viên theo đơn giá đó. Quỹ lương bổ sung: 1- Nhân viên Công Đoàn: Tiền lương = 550.000đ ´ 2 người ´ 12 tháng = 13.200.000 đồng. 2- Chờ hưu: Tiền lương = 650.000đ ´1 người ´ 12 tháng = 7.800.000 đồng. Như vậy quỹ lương của nguồn bổ sung là: = 13.200.000 + 7.800.000 = 21.000.000 đồng Toàn bộ số tiền này kế toán tiền lương tập hợp và quyết toán số chi thực tế với cấp trên ( chi ngoài giá thành). Tổng quỹ lương năm 2000 là: = 4.798.956.347 + 21.000.000 = 4.819.956.347 đồng Quỹ lương nộp cấp trên: Do các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam ( cụ thể Công ty Than Nội Địa) nộp lên Tổng Công ty. Quỹ này Tổng Công ty dùng để phòng khi các đơn vị có những biến động lớn trong sản xuất kinh doanh do khách quan gây ra, khi quyết toán tiền lương. Tổng giám đốc sẽ xem xét quyết định quỹ tiền lương được hưởng để đỡ ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân viên chức. Quỹ lương nộp cấp trên được tính như sau: Quỹ lương nộp cấp trên = Quỹ lương để lại đơn vị ´ 1% = 3.675.000.000 ´1% = 36.750.000 đồng Mức lương nộp cấp trên gồm: Công ty huy động quỹ lương tập trung tối đa = 2,5% quỹ lương toàn công ty. Mức nộp do Công ty quyết định tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị. Quỹ lương hỗ trợ sắp xếp lao động dôi dư = 2% tổng quỹ lương chi tại đơn vị và lương nộp tập trung công ty. Ví dụ: Lương xắp xếp LĐ dôi dư = 2% ´ Tổng quỹ lương để lại đơn vị = 2% ´ 3.675.000.000 = 73.500.000 đ 2.2.2.2.Các hình thức trả lương đang áp dụng. Tại Công ty Than Nội Địa, Tổng quỹ lương chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí của Công ty ( khoảng 14%) trong đó 2/3 quỹ tiền lương để trả cho những việc như làm theo sản phẩm, thời gian hay làm khoán. Còn lại 1/3 quỹ lương thường dùng vào việc phụ cấp hay tiền lương bổ sung. Thực tế hiện nay, Công ty đã và đang áp dụng 2 hình thức trả lương là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Trả lương theo thời gian: Được áp dụng cho nhân viên văn phòng, các phòng ban Công ty và văn phòng các đơn vị trực thuộc. Mức lương đựơc tính = Hệ số x mức lương tối thiểu bình quân do công ty quy định x công thực tế đi làm Công chế độ Trong đó, mức lương tối thiểu bình quân của công ty được tính như sau: Mức lương tối thiểu bình quân = Quỹ tiền lương để tính mức lương tối thiểu Tổng hệ số toàn cơ quan hoặc đơn vị Quỹ tiền lương để tính mức lương tối thiểu = Tổng quỹ toàn công ty - Các khoản phụ cấp,ca 3, tiền lương dự phòng, thưởng tác nghiệp Trả lương theo sản phẩm bao gồm trả lương theo sản phẩm trực tiếp và trả lương theo sản phẩm gián tiếp. Trả lương theo sản phẩm trực tiếp được áp dụng cho công nhân công nghệ tại các mỏ, xí nghiệp. Tiền lương sản phẩm trực tiếp = Đơn giá 1 sản phẩm ´ Sản phẩm Ví dụ: + Đơn giá 1 tấn than = 5000đ/ tấn + 1 công = 3 tấn / công Tiền lương 1 công = 3 tấn ´ 5.000đ = 15.000 đồng/ công. Đơn giá 1 sản phẩm được Công ty quy định tuỳ từng phân xưởng của các mỏ, xí nghiệp mà có các đơn giá khác nhau: Ví dụ: + Phân xưởng xúc: đơn giá = 31.000đ/ công. + Phân xưởng vận tải: đơn giá = 25.000đ/ công. + Phân xưởng sữa chữa: đơn giá = 26.000đ/ công. Trả lương sản phẩm gián tiếp được áp dụng cho khối phục vụ, quản lý phân xưởng. Lương sản phẩm gián tiếp = Lương sản phẩm CNCN ´ Hệ số lương Hệ số lương = Lương sản phẩm CNCN Lương cấp bậc CNCN Ngoài ra Công ty Than Nội Địa còn trả lương khoán đến các mỏ, xí nghiệp trực tiếp quản lý người lao động làm việc. Đơn giá lương giao khoán Tiền lương CBVC + các phụ cấp ´ Hệ số khuyến ´ Hệ số (nếu có) khích sản phẩm ngành Sản lượng = Trong đó: + Hệ số khuyến khích sản phẩm áp dụng đối với những công nhân sản xuất sản phẩm tốt đạt chất lượng cao và hoàn thành khối lượng công việc được giao khoán. + Hệ số nghành áp dụng đối với công nhân làm việc ở những nghành nghề độc hại, nguy hiểm, đòi hỏi phải có trình đọ kỹ thuật cao, tay nghề giỏi để khuyến khích người lao động làm việc. Tiền lương khoán = Đơn giá lương giao khoán ´ Sản phẩm nghiệm thu theo đo đạc ± Chi phí thực tế đã mua của phân xưởng Từ tổng số lương được tính căn cứ vào lương cấp bậc hiện giữ, vào thời gian lao động và vào quy chế trả lương cho các đối tượng tiến hành trả lương cho từng cá nhân. 2.2.3. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Than Nội Địa. Đến kỳ trả lương cho người lao động kế toán tiền lương tiến hành các công việc sau: Thanh toán lương và BHXH cho nhân viên khối cơ quan. Tổng hợp lương của toàn bộ Công ty. Lên bảng phân bổ số 1 – tiến hành trích các khoản theo lương. 2.2.3.1.Đối với các đơn vị trực thuộc Công ty. Đầu tháng phòng kế hoạch Công ty phát lệnh sản xuất cùng với đơn giá định mức xuống các đơn vị, các đơn vị giao cho các phân xưởng của đơn vị mình, đến thời gian kế hoạch quy định thì các mỏ, xí nghiệp thu sản phẩm và đóng dấu lên phiếu nhập kho tức là đã công nhận sản phẩm đạt chất lượng và lập báo cáo trình lên Công ty, thì lúc đó sản phẩm mới được thanh toán lương. Cuối tháng thống kê các mỏ, xí nghiệp căn cứ vào phiếu nhập kho và đơn giá địmh mức cùng các chế độ quy định tiến hành thanh toán lương cho phân xưởng mình bao gồm các bảng biểu sau: Bảng thanh toán lương CNCN. Bảng thanh toán lương vệ sinh công nghiệp. Bảng thanh toán lương sản phẩm của khối phục vụ quản lý. Bảng thanh toán lương thời gian. Bảng tổng hợp thanh toán lương. Ví Dụ: Trình tự hạch toán lương của phân xưởng B4 thuộc đơn vị A4 như sau: Bảng số 06: Bảng thanh toán lương sản phẩm CNCN. Tháng 5/2000 STT Tên sản phẩm ĐVT Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 A Tấn 500 19.702 9.851.000 2 B Tấn 31 331.620 10.280.220 3 C Tấn 500 13.115 6.557.500 4 D Tấn 30 13.432 402.960 5 E Tấn 60 9.493 569.600 Cộng 27.661.980 Nguồn: Báo cáo quyết toán lương sản phẩm phòng TCNS . Tháng 5 Lập biểu QĐ phân xưởng TP kế hoạch TP tài chính Giám đốc Từ số liệu này thống kê lên bảng tổng hợp lương ( Bảng số 10 – trang 42) và tiến hành chia lương sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất, vào cột lương sản phẩm trong sổ trả lương ( Bảng số 12 – trang 43). Căn cứ vào bảng chấm công và phiếu ngừng làm lương sản phẩm thống kê tiến hành thanh toán lương trong tháng của phân xưởng. Lương thời gian bao gồm: + Lương nghỉ phép, lễ. + Lương học họp. + Hoạt động công đoàn Tiền lương được tính trên cơ sở lương cấp bậc hiện giữ cho từng người. Sau khi được kí duyệt thống kê vào bảng tổng hợp lương và vào cột lương thời gian trên sổ trả lương. Căn cứ vào bảng chấm công thống kê lập bảng thanh toán lương cho vệ sinh công nghiệp. Nếu là ngừng việc thì được thanh toán theo lương cấp bậc hiện giữ. Nếu là ngày làm việc bình thường thì được thanh toán theo cấp bậc công việc. Bảng số 07: Bảng thanh toán lương vệ sinh công nghiệp. Tháng 5/2000 STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Nhgỉ lễ Giờ 08 2.627,3 21.018 2 Nghỉ phép Giờ 08 2.627,3 21.018 3 Vệ sinh CN Giờ 192 1.993,8 382.810 Cộng 424.846 Nguồn: Báo cáo quyết toán lương sản phẩm phòng TCNS . Tháng 5/2000 Lập biểu QĐ phân xưởng TP kế hoạch TP tài chính Giám đốc Từ số liệu thống kê này vào bảng tổng hợp lương ( Bảng số 10 – trang 42) và vào sổ trả lương ( Bảng số 12 – trang 43). Theo quy chế trả lương năm 2000 của công ty, lương khối phục vụ quản lý phân xưởng được áp dụng hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp. Sau khi đã xác định tổng số lương sản phẩm của CNCN ( xem bảng số 06 – trang 38) thống kê tính lương cho khối phục vụ quản lý phân xưởng và chia cho từng cá nhân theo quy chế sau: - Lần 1: Trả đủ một lần lương theo cấp bậc hiện giữ ( theo ngày công làm việc thực tế). - Lần 2: Chia năng suất ( nếu có) theo hệ số sau: + Quản đốc 1,5 + Phó quản đốc 1,3 + Trợ lý còn lại 1 Bảng số 08:Bảng thanh toán lương khối quản lý phân xưởng. Tháng 12/2000 1-Xác định nguồn lương. Nếu trong tháng công nhân làm đủ số công quy định ( 22 công) thì mức lương được giữ nguyên. Còn nếu trong tháng không làm đủ số công quy định thì sẽ bị trừ theo số ngày nghỉ ´ lương chính 1 công. Mặc dù quản lý phân xưởng được trả lương theo hình thức sản phẩm gián tiếp nhưng nếu trong tháng người lao động đi hội họp, học tập theo chỉ thị của cấp trên thì lại hưởng lương thời gian. STT Họ và tên Mức lương chính (đồng) LC + PC 1 công (đồng) Công sản phẩm (ngày) Công thời gian (ngày) Cộng (đồng) 1 Nguyễn v. A 705.614 27.139 22 1 705.614 2 B 691.210 26.585 22 2 691.210 3 C 496.808 19.108 20 3 458.592 4 D 613.444 23.594 20 3 566.256 5 E 419.642 16.117 22 1 419.042 6 F 489.606 18.831 22 1 489.606 Cộng 3.030.320 Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán lương Mỏ than Núi Hồng. Tháng12/2001 2-Xác định hệ số lương. Hệ số = Lương sản phẩm CNCN Lương cấp bậc CNCN = 27.661.980 23.051.665 = 1,2 3-Tiền lương chia cho từng cá nhân. Lương TG được tính = Công thời gian ´ Lương chính 1 công STT Họ và tên Lương chia 1 lần Lương TG Tổng cộng 1 Nguyễn Văn A 846.737 27.139 837.876 2 B 829.452 53.170 882.622 3 C 550.310 57.324 607.634 4 D 679.507 70.782 750.289 5 E 502.850 16.117 518.967 6 F 587.527 18.831 606.385 Cộng 4.203.773 Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán lương mỏ than Núi Hồng. Tháng 12/2001 Lập biểu QĐ phân xưởng TP kế hoạch TP tài chính Giám đốc Bảng số 09: Bảng thanh toán lương thời gian. Tháng 12/2001 Lương cơ bản = Hệ số lương ´ Mức lương tối thiểu theo cấp bậc chức vụ do công ty quy định (240.000đ) (ở đơn vị mức lương tối thiểu tính chung 1 mức là 240.000đ) Phụ cấp lương = Hệ số phụ cấp ´ Mức lương tối thiểu do nhà nước quy định (210.000đ) Tổng cộng thu nhập = Lương cơ bản + Phụ cấp lương STT Họ và tên NC đi làm T.tế Hệ số lương Hệ số phụ cấp Lương cơ bản Phụ cấp lương Tổng cộng thu nhập 1 Trần văn A 22 3,0 0,3 720.000 63.000 783.000 2 B 22 2,8 0,2 672.000 42.000 714.000 3 C 22 2,5 0,2 600.000 42.000 642.000 4 D 22 2,5 0,2 600.000 42.000 642.000 5 E 22 2,5 0,2 600.000 42.000 642.000 Cộng 231.000 3.423.000 Nguồn: Báo cáo quyết toán lương Mỏ than Núi Hồng. Tháng 12/2001 Lập biểu QĐ phân xưởng TP kế hoạch TP tài chính Giám đốc Từ bảng này thống kê vào bảng tổng hợp lương ( Bảng số 10 – trang 42) và vào sổ trả lương ( Bảng số 12- trang 43) Bảng số 10: Tổng hợp thanh toán lương phân xưởng B4. Tháng 12/2001 Nội dung Lương sản phẩm Lương thời gian Tổng cộng Lương CNCN 27.661.980 3.423.000 31.084.980 Lương CBQL + phục vụ 4.213.161 4.213.161 Lương VSCN 424.846 424.846 Cộng 31.875.141 3.847.846 35.722.987 Nguồn: Báo cáo quyết toán lương Mỏ than Núi Hồng. Tháng 12/2001 Lập biểu QĐ phân xưởng TP kế hoạch TP tài chính Giám đốc Sau khi được kí duyệt và thực hiện chia lương cho từng cá nhân thống kê vào sổ trả lương. Trong tháng nếu cá nhân nào ốm đau, thai sản thuộc dạng được hưởng BHXH thì phải lấy giấy chứng nhận của cơ quan y tế xác nhận là ốm để kế toán lên biếu thanh toán trợ cấp ốm đau, thai sản, rồi từ đó vào bảng trả lương. Sau khi thanh toán lương cho phân xưởng xong thống kê chuyển cho kế toán tiền lương để vào sổ tổng hợp lương cho toàn đơn vị. Bảng số 11-Bảng thanh toán trợ cấp ốm đau, thai sản. TT Họ và Tên Tính lương BHXH Thời gian Trợ cấp Thai sản Cộng Nghỉ ốm Nghỉ đẻ Ngày Tiền Ngày Tiền 1 Đỗ Văn Đức 496.808 20 2 38.216 - - 38.216 2 Lê Thị Nga 613.444 20 2 47.188 - - 47.188 Nguồn: Báo cáo quyết toán lương và các khoản trích kèm theo Mỏ than Núi Hồng.Tháng12/2001 Lập biểu QĐ phân xưởng TP kế hoạch TP tài chính Giám đốc Tương tự như vậy các thống kê phân xưởng tiến hành thanh toán lương cho phân xưởng mình và được số liệu sau: ( chèn bảng 12) Sau khi tính toán và chia lương cho từng người lao động, kế toán tổng hợp tất cả các loại lương của mỗi phân xưởng để vào bảng tổng hợp lương khối phân xưởng. Cụ thể ta xem bảng 13 sau đây. Bảng số 13: Tổng hợp tiền lương khối phân xưởng. Tháng 12/2000 TT Đơn vị Lương sp CNCN Lương PVQLPX Lương TG Tổng cộng 1 PX B1 28.576.029 5.972.390 4.825.358 38.673.777 2 B2 19.647.261 4.106.277 3.570.820 27.324.358 3 B3 64.750.980 13.532.955 7.860.357 86.144.292 4 B4 27.661.980 4.203.773 2.107.157 35.288.753 5 B5 50.467.179 10.547.640 3.241.832 64.256.651 6 B6 48.297.235 10.094.122 2.576.192 60.967.549 7 B7 45.950.035 9.603.557 6.345.982 61.899.574 8 B8 16.699.735 3.490.244 2.782.154 22.972.133 9 B9 16.820.083 3.515.397 2.367.823 22.703.303 10 B10 2.520.000 526.680 1.765.347 4.812.027 Cộng 321.390.517 65.593.035 38.758.865 425.742.417 Nguồn: Báo cáo quyết toán tiền lương Mỏ than Núi Hồng. Tháng 12/2000 Toàn bộ số liệu này được kế toán tiền lương vào sổ tổng hợp lương. 2.2.3.2.Đối với khối cơ quan. Quỹ lương toàn cơ quan xác định theo doanh thu thực hiện hàng tháng quý và tỷ lệ % đơn giá được hưởng so với đơn giá đã giao. Đối với cán bộ chuyên trách công đoàn công ty, cơ quan bù phần chênh lệch giữa mức lương xác định theo lương tối thiểu chung của nhà nước quy định. Phân phối tiền lương. Tiền lương cho cá nhân được phân phối như sau: Lcni = [( Lmincni ´ Hcni) + ( SPcni ´ 210.000)] Trong đó: Lcni: Lương tối thiểu áp dụng đối với cá nhân i Hcni: Hệ số lương thực tế của cá nhân i Pcni: S phụ cấp chức vụ, trách nhiệm của cá nhân i theo chính sách hiện hành và mức thù lao kiêm nghiệm công tác Đảng theo quy định tại điểm b khoản 4 mục III.Quy chế quản lý tiền lương của Công ty số 2117/ QĐ- TCNS ngày 25/12/2000. Mức lương tối thiểu do công ty quy định gồm 3 mức sau: + GĐ, PGĐ, chủ tịch CĐ, KTT: 390.000đ + Trưởng, phó phòng, đội trưởng xe: 375.000đ + Công nhân viên chức còn lại: 360.000đ + Bảo vệ, vệ sinh: 300.000đ Đây là mức lương tối thiểu gốc, hàng tháng nếu quỹ lương cơ quan xác định theo Các trường hợp đi học không thuộc diện công ty cử đi thì trong thời gian đi trong năm 2002. Trong trường hợp được cử đi thì tiền lương hưởng tương doanh thu đạt được bao nhiêu % thì lương tối thiểu của từng cá nhân sẽ bằng bấy nhiêu % so với lương gốc. Các trường hợp đi học không thuộc diện công ty cử đi thì trong thời gian đi học hưởng lương cơ bản theo mức lương tối thiểu chung của Nhà nước quy định trong năm 2002. Trường hợp được cử đi thì tiền lương hưởng tương đương người đi làm căn cứ vào mức lương cơ bản trên cùng với bậc lương, chuyển tiếp theo ngành học hưởng lương cơ bản theo mức lương tối thiểu chung của nhà nước quy định ngạch bậc hàng tháng phòng, các mỏ, các xí nghiệp tổ chức chấm công cho từng cán bộ, công nhân viên rồi tổng hợp lại qua các bộ phận lao động tiền lương làm căn cứ để tính lương cho từng người rồi xác định lương ngành. Lương thời gian thực tế của Công ty Than Nội Địa được áp dụng theo công thức sau: Lương cơ bản = Hệ số lương ´ Mức lương tối thiểu theo cấp bậc chức vụ do công ty quy định ´ Công thực tế đi làm Công chế độ Trong đó: Công trong năm = 365 ngày – 128 công chế độ 128 công chế độ gồm có: + CN = 52 công + T7 = 52 công + Ngày lễ = 9 ngày + Phép = 15 công / năm – người ăn ca = công thực tế ´ mức ăn ca ( quy định 3.000đ) Phụ cấp chức vụ = Hệ số phụ cấp ´ Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Trong đó các chức vụ khác nhau thì hệ số phụ cấp khác nhau, cụ thể: - Công ty và các đơn vị hạng I: + Trưởng phòng hệ số phụ cấp là 0,4 + Phó phòng hệ số phụ cấp là 0,3 - Các đơn vị hạng II: + Trưởng phòng hệ số phụ cấp là 0,3 + Phó phòng hệ số phụ cấp là 0,2 - Các đơn vị hạng III: + Trưởng phòng hệ số phụ cấp là 0,2 + Phó phòng hệ số phụ cấp là 0,15 Ca 3 = 12 công ´ Hệ số ´210.000đ ´ 30% Thêm giờ = Hệ số ´ 240.000 ´ Số công làm thêm giờ ´ 150% Công chế độ Hệ số CNCV công ty: + Giám đốc: 4,8 + Phó GĐ + KTT: 4,6 + Trưởng phòng ban: 3,8 + Phó phòng ban: 3,5 + Còn lại: 2,5 Với những dữ liệu và cách tính lương ở trên, kế toán lập bảng thanh toán lương thời gian cho cán bộ công nhân viên chức trong công ty như sau: Bảng số 14: Bảng thanh toán lương thời gian phòng TCNS-Tháng 12/2001 S T T Họ và tên Hệ số Công làm việc Lương ăn ca Phụ cấp Tổng cộng 1 TrầnAnh Tuấn 3.8 22 3.389.189 66.000 150.000 3.605.189 2 Đào Văn Huy 3.5 22 3.121.622 66.000 150.000 3.337.622 3 Đặng Bích Thuỷ 2.5 22 2.140.540 66.000 144.000 2.350.540 4 Nguyễn Kim Anh 2.5 20 1.945.946 60.000 144.000 2.149.946 5 Nguyễn Thị Ngà 2.5 19 1.848.649 57.000 144.000 2.049.649 6 Dương Đình Tú 2.5 22 2.140.540 60.000 144.000 2.344.540 Cộng 15.837.486 Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán lương phòng TCNS. Tháng 12/2001 Tương tự ta có bảng thanh toán lương toàn bộ khối cơ quan. ( Xem bảng số15) Bảng số 15: Bảng tổng hợp thanh toán lương khối cơ quan. STT Đơn vị Lương thời gian Lương SP Tổng cộng 1 Ban giám đốc 9.202.110 - 9.202.110 2 Phòng cơ điện 5.761.688 - 5.761.688 3 Phòng TC kế toán 8.860.185 - 8.860.185 4 Phòng TCNS 15.837.486 - 15.837.486 5 Phòng kiểm toán nội bộ 10.377.662 - 10.377.662 6 Phòng kinh tế kế hoạch 18.823.662 - 18.823.662 7 Phòng ngoại vụ 6.777.424 - 6.777.424 8 Phòng vật tư 24.404.220 - 24.404.220 9 Phòng đầu tư xây dựng 18.286.742 - 18.286.742 10 Phòng kỹ thuật 18.596.441 - 18.596.441 11 Phòng thanh tra bảo vệ 4.101.800 - 4.101.000 Cộng 141.028.620 - 141.028.620 Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán lương khối Công ty. Tháng 12/2001 Từ bảng tổng hợp thanh toán lương kế toán tiền lương vào sổ trả lương cho bộ phận của khối cơ quan và vào sổ tổng hợp lương của toàn công ty. Bảng số 16: Tổng hợp lương. Tháng 12/2000 Đơn vị Tiền lương và các khoản khác Các khoản khấu trừ Kì I Kì II 334 BHXH + 338 141 642 A1 38.673.777 1.413.127 40.086.904 1.373.170 - 237.000 9.800.000 A2 27.324.358 1.395.376 28.719.734 1.134.282 - 6.400 12.000.000 A3 86.144.292 1.295.700 84.439.992 1.597.385 - 54.672 18.000.000 A4 33.746.501 1.177.099 34.923.600 1.113.686 - - 10.800.000 A5 64.256.651 2.060.081 66.316.732 1.276.028 - 106.700 9.500.000 A6 60.967.549 647.548 61.615.097 1.551.594 - 27.840 12.300.000 A7 61.899.574 2.929.616 64.829.190 1.760.179 - 104..250 15.000.000 A8 22.972.133 585.948 23.558.081 1.515.200 - 37.840 7.800.000 A9 22.703.303 638.420 23.341.723 681.975 - 17.500 7.200.000 A10 4.812.027 327.033 5.139.060 138.080 - - 4.200.000 CQ 141.028.620 1.200.331 142.228.951 5.022.317 3.100.000 1.207.718 36.000.000 Tổng 546.674.582 13.673.579 560.348.161 17.163.896 1.799.920 142.000.000 Nguồn: Báo cáo quyết toán lương khối Công ty. Tháng 12/2001 Từ bảng tổng hợp này kế toán lên bảng phân bổ số 1. Bảng số 17: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Tháng 12/2000 Có TK Nợ TK TK 334-Phải trả công nhân viên TK 338-Phải trả phải nộp khác Nợ TK 334 Có các TK 334 BHXH Tổng 3382 3383 3384 A1 38.673.777 1.413.127 40.087.204 73.475 3.432.925 457.723 A2 27.324.358 1.395.376 28.719.734 546.487 2.835.705 378.099 A3 86.144.292 1.295.700 87.439.992 1.722.886 3.993.462 532.481 A4 33.764.501 1.177.099 34.923.600 76.654 2.784.215 371.228 A5 64.256.651 2.060.081 66.316.732 1.285.133 3.190.170 425.356 3383: 14.303.230 A6 60.967.549 647.548 61.615.097 1.219.351 3.878.985 517.198 3384: 2.860.640 A7 61.899.574 2.929.616 64.829.190 1.237.991 4.400.299 586.706 141: 3.100.000 A8 22.972.133 585.948 23.558.081 459.442 3.787.999 505.036 A9 22.703.303 638.420 23.341.723 454.066 1.704.938 227.325 642: 1.799.920 A10 4.812.027 327.033 5.139.060 96.240 345.199 46.026 Cơ quan 141.028.620 1.200.331 2.717.524 12.555.793 1.674.106 Tổng 13.673.579 11.213.651 42.909.690 5.721.289 Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán lương và các khoản trích kèm theo. Tháng 12/2001 Lập biểu TP kế toán TP tài chính Giám đốc Bảng phân bổ này sau khi lập song kế toán tiền lương chuyển cho kế toán giá thành để tập hợp chi phí sản xuất và chuyển tới kế toán tổng hợp vào sổ cái. 2.2.4.Hạch toán các khoản trích theo lương tại Công ty Than Nội Địa. Đầu tháng kế toán tiền lương căn cứ vào quân số hiện có và tiền lương cơ bản hiện giữ của từng cá nhân lập danh sách trích nộp BHXH sau đó vào bảng tổng hợp: Mẫu số 16. Bảng số 18: Bảng trích nộp BHXH – BHYT – KPCĐ. Tháng 12/2000 Tháng QL đóng BHXH, KPCĐ 15% BHXH tính vào Z sp 5% BHXH thu của người lđ Quỹ tiền lương thực tế 2% BHYT tính vào Z sản phẩm 1% BHYT thu của người LĐ Tổng lương KPCĐ 2% 12/2000 286.064.600 42.909.690 14.303.230 560.682.566 11.213.651 5.721.289 2.860.646 Nguồn: Báo cáo tình hình chi trả các khoản trích theo lương. Tháng 12/2001 Hàng quý cấp trên sẽ căn cứ vào bảng trên để tiến hành thu về quỹ BHXH và BHYT theo tỷ lệ như sau: 20% thu về quỹ BHXH cấp trên. 3% thu về quỹ BHYT. Sau đó căn cứ vào chứng từ ốm đau, thai sản, viện phí cấp trên lại tiến hành cấp trả Công ty số thực tế chi ( chi đúng). Với KPCĐ thì 1% nộp cho ban công đoàn cấp trên còn 1% để lại Công ty sử dụng cho công tác đoàn cơ sở. Trong quá trình hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ Công ty thực hiện theo các nguyên tắc sau: Chi đúng chính sách Chi trong giới hạn thu. Mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau. Trên cơ sở bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích kèm theo kế toán tiến hành ghi sổ: Số BHXH, BHYT và KPCĐ phải trích trong tháng. Nợ TK 334 Có TK 338(2,3,4). Khi nộp tiền lên cấp trên kế toán ghi. Nợ TK 338 Có TK 111, 112 - Khi trả tiền BHXH kế toán tính theo công thức. Lương BHXH = TL đóng BHXH tháng trước khi nghỉ 22 ´ Số ngày nghỉ ´ 75% đối với CNVC ´ 100% đối với CN chuyên nghiệp Việc chi trả phải theo đúng quy định của ngành BHXH hiện nay có nghĩa là căn cứ vào thời gian công tác để tính cụ thể cho từng đối tượng. 30 ngày trong 1 năm nếu đóng BHXH dưới 15 năm 40 ngày nếu đóng BHXH từ 15 đến 30 năm 50 ngày nếu đóng BHXH từ 30 năm trở lên Cuối mỗi quý kế toán lại lập một bảng tổng hợp thanh toán trợ cấp BHXH gửi lên cơ quan chuyên quản cấp trên để quyết toán theo các khoản chi ngoài giá thành. 2.2.5.Trình tự hạch toán hình thức ghi sổ. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán phản ánh theo hình thức nhật ký chứng từ. Trình tự hạch toán tiền lương và BHXH cũng thế. Sau khi kế toán tiền lương tính chi tiết toàn bộ bảng thanh toán lương và các khoản khác trình giám đốc duyệt kèm theo phiếu thu chi tiền thanh toán vào sổ quỹ theo dõi. Hàng ngày kế toán quỹ lập báo cáo quỹ từ số liệu này kế toán lấy sổ tổng cộng ghi vào sổ hạch toán chi tiết theo dõi hàng tháng, hàng quý, đồng thời kế toán giá thành dựa vào sổ lưu này phân bổ chi phí hàng tháng kế toán tổng hợp ghi nhật ký chứng từ với các tài khoản liên quan. Từ sổ cái đối chiếu lên bảng tổng hợp chi tiết sau khi lên cân đối đảm bảo sự trùng khớp kế toán lập báo cáo tổng hợp. Báo cáo về chi phí tiền lương và BHXH là phần quan trọng trong báo cáo tổng chi phí của công ty. Qua phân tích tình hình sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ ở công ty ta thấy Công ty đã căn cứ vào khả năng thu của quỹ để chi trả đảm bảo 3 nguyên tắc chi đúng đối tượng, chi đúng giới hạn thu và đảm bảo công bằng cho người lao động. Tuy nhiên trong thực tế lương cấp bậc của người lao động thường rất nhỏ so với lương thực tế; do đó việc quy định trả bảo hiểm theo quỹ lương cấp bậc đã gây lên sự mất cân đối giữa làm việc và hưởng thụ ( người lao động làm vất vả nhưng lại chỉ được hưởng một số tiền trợ cấp ít ỏi không tương xứng với sức lao động họ bỏ ra), vì vậy khi có rủi do xảy ra số tiền trợ cấp không đủ để bù đắp thiệt hại cho người lao động. Tóm lại: Khi tính toán, chi trả và hạch toán lương cũng như các khoản trích theo lương Công ty Than Nội Địa đã xây dựng cho mình một phương pháp tương đối phù hợp với đặc điểm của Công ty, tuy nhiên quá trình vận dụng vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót cần khắc phục và hoàn thiện để đạt hiệu quả cao hơn nữa. III: Đánh giá chung và các biện pháp hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Than Nội Địa. 3.1. Đánh giá chung công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Than Nội Địa. Để đánh giá tình hình chung ta cần xem xét một số chỉ tiêu ở Công ty Than Nội Địa. Bảng số 19: Một số chỉ tiêu về việc sử dụng quỹ lương tại Công ty. Chỉ tiêu ĐVT 1997 1998 1999 1.Doanh số đồng 3.560.800.360 14.035.007.025 16.160.004.000 2.Lợi nhuận đồng 31.561.417.501 31.561.197.324 31.617.000.721 3.S quỹ lương đồng 55.356.516.142 55.543.827.774 60.427.850.000 4.S số LĐ Người 4709 4750 4780 Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng TCNS năm 1999. Để đánh giá mối quan hệ giữa tiền lương và năng suất lao động ta phải dựa trên hai nguyên tắc trong công tác lao động tiền lương đó là “ đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động luôn lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân”. Bảng số 20: Thu nhập theo ngành nghề chủ yếu của người lao động trong Công ty. Ngành nghề chủ yếu LĐ bình quân kỳ BC Tổng ngày công kỳ BC Tổng thu nhập(đồng) Ngày công bình quân Thu nhập Thực tế làm việc Ngày công khác Tổng cộng Trong đó Thu nhập b/q 1 người-tháng Tiền lương một ngày công TLSP.TG Thưởng cộng ạ Khoan 70 15..641 1. 975 17. 616 968..277. 365 868. 546. 165 99. 731. 200 68. 9 4. 417. 940 189. 694 Xúc 118 29..270 3. 912 33. 182 208. 009. 358 1. 934. 976. 458 143. 041. 900 50. 6 3. 752. 677 155. 332 Gạt 86 19..808 3. 332 23. 140 1. 242. 757. 479 1. 131. 516. 979 111. 240. 500 72. 8 4. 095. 513 168. 885 Ô tô 260 58. 805 12. 184 71. 189 4. 259. 235. 129 3. 994. 917. 029 264. 318. 100 84. 2 5. 078. 331 138. 798 Đào lò 73 16. 206 4. 268 20. 474 950. 628. 000 861. 035. 000 89. 593. 000 Xi măng 111 27. 464 2. 755 30. 219 1. 577. 065. 000 1. 495. 337. 000 81. 728. 000 22 1. 149 54, 07 22, 78 1. 225 54, 88 Nguồn: Báo cáo thu nhập ngành nghề chủ yếu – 2001. Qua biểu trên ta thấy tốc độ tăng năng suất lao động cao dẫn đến tiền lương của người lao động vì thế mà cũng được tăng cao đó là do kỹ thuật của công nhân lành nghề ngày càng cao, Công ty áp dụng các hình thức khuyến khích phát huy sáng kiến kỹ thuật và thường xuyên bồi dưỡng tay nghề cho công nhân viên. Trong công tác tổ chức kế toán, công ty Than Nội Địa đã không ngừng từng bước hoàn thiện bộ máy kế toán của mình, bộ máy kế toán được tổ chức chuyên sâu. Mỗi kế toán chịu trách nhiệm một phần hành cụ thể nên phát huy được tính chủ động, sự thành thạo trong công việc, công tác quyết toán hàng quý, hàng năm đều được thực hiện tốt, dõ dàng và đúng thời gian. Nhờ đội ngũ kế toán có năng lực và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ nên trong thời gian qua đã cung cấp những thông tin kịp thời, chính xác, phục vụ đắc lực cho lãnh đạo công ty trong việc ra quyết định chỉ đạo sản xuất kinh doanh một cách kịp thời và chính xác, góp phần tích cực vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động luôn chấp hành đúng các chế độ về tiền lương, tiền thưởng, chế độ phụ cấp, trợ cấp BHXH được kế toán tiền lương thực hiện đầy đủ chính xác kịp thời. Kế toán tiền lương luôn hướng dẫn các bộ phận, các phân xưỏng thực hiện tốt công tác thông tin để tính tiền lương, BHXH như: Bảng chấm công, bảng kê khối lương công việc, bảng thanh toán lương sản phẩm Việc tính toán trả lương đã phản ánh đúng kết quả lao động của từng người, đồng thời đã điều hoà thu nhập giữa các cán bộ công nhân viên nên đac thực hiện thanh toán lương và các khoản trích theo lương cho người lao động kịp thời, đúng kỳ hạn. Các hình thức chứng từ sổ sách sử dụng đúng mẫu của Bộ tài chính ban hành. Phản ánh tương đối dõ dàng các khoản mục và các nghiệp vụ phát sinh, tổ chức tốt công tác ghi chép ban đầu, tổ chức xử lý và ghi sổ kế toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động. Báo cáo và phân tích ghi chép tiền lương, BHXH và thu nhập khác của người lao động đã góp phần quản lý, tiết kiệm chi phí lao động thúc đẩy sự phát triển của công ty. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác này còn có một số vấn đề cần xem xét lại đó là: Tiền lương nghỉ phép vào tháng nào phân bổ vào chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp tháng đó. Do cán bộ công nhân viên nghỉ phép không đều giữa các tháng trong năm nên việc thanh toán và phân bổ như vậy đã làm cho các chi phí biến đổi thất thường ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong công ty. Việc phân bổ như vậy chưa hợp lý ở chỗ có tháng người lao động xin nghỉ phép nhiều, nhưng cũng có tháng không có ai nghỉ dẫn đến việc có tháng Công ty phải chi ra một khoản lương phép rất lớn trong khi đó tiến độ công việc bị chậm lại ảnh hưởng đến kế hoạch của Công ty. Do kế hoạch giữa các tháng không đều, do đặc thù riêng công nhân luôn phải làm việc ca 3, thêm giờ để hoàn thành kế hoạch dẫn đến tình trạng có tháng làm không hết việc, có tháng lại phải nghỉ vì không có việc. Do đó tiền lương của người lao động không ổn định, tháng nào không có việc thì tiền lương rất thấp thậm chí có những bộ phận không có lương như bộ phận sàng tuyển và phân loại than, bộ phận bốc dỡ và vận chuyển. Do trả lương theo hình thức trả lương theo sản phẩm mà người lao động luôn chạy đua với sản lượng do vậy chất lượng sản phẩm chưa cao. Đây là một thực trạng chung mà hiện nay nhiều doanh nghiệp đang gặp phải khi áp dụng hình thức trả lương này. Việc trả lương sản phẩm gián tiếp cho lực lượng nhân viên quản lý và công nhân bổ trợ đã gắn với kết quả kinh doanh của công ty. Song số lượng lao động gián tiếp và công nhân bổ trợ còn nhiều. Do đó việc chi trả lương trong giá thành cao, giảm tỷ lệ lợi nhuận. Chưa kể một số nhân viên quản lý phục vụ làm việc chưa có hiệu quả gây rất nhiều ý kiến suy bì của công nhân. Công tác hạch toán nói chung và hạch toán tiền lương nói riêng muốn hoàn thiện được tốt thì cần nắm vững chức năng và nhiệm vụ của công tác hạch toán kế toán. Hơn nữa kế toán phải xuất phát từ đặc trưng của các đơn vị sản xuất kinh doanh để có hướng hoàn thiện thích hợp sửa chữa những sai sót, những cái chưa khoa học để đi đến những cái khoa học. Đó là một quá trình đi từ nhận thức làm thay đổi thực tế rồi từ việc phát huy khả năng bổ sung cho nhận thức lý luận và song song với điều kiện đó kế toán phải đảm bảo theo nguyên tắc phục vụ theo yêu cầu quản lý. Hoàn thiện phải căn cứ vào mô hình hạch toán những quy định về ghi chép, luân chuyển chứng từ của đơn vị sản xuất kinh doanh để làm sao cho các thông tin kế toán phải phù hợp với cơ chế thị trường phục vụ cho yêu cầu của đơn vị. Trên con đường phát triển Công ty Than Nội Địa đang cố gắng từng bước hoàn thiện và chuyển đổi để đáp ứng tốt công tác quản lý sản xuất kinh doanh của đơn vị: Thứ nhất: Tiền lương tồn tại một cách khách quan, của phạm trù hàng hoá sức lao động. Tiền lương được xem là giá cả sức lao động, lao động sản xuất ra hàng hoá phải có một giá trị tiền lương chứa đựng trong hàng hoá. Vì vậy nó cần được tính đúng, tính đủ và tiền lương phải trả trên cơ sở sức lao động. Điều này có thể đảm bảo cho người lao động có thể nuôi sống bản thân và gia đình họ và xoá bỏ những bất hợp lý trong xã hội. Để khuyến khích những người làm việc thực sự có năng suất, chất lượng và hiệu quả, khuyến khích những người có khả năng thì cần thực hiện việc trả lương không những theo công việc mà còn theo số lượng, hiệu quả công việc của người lao động chứ không thể tuân theo bằng cấp. Bởi vì, nó thực sự chỉ là một yếu tố để bố trí công việc để tính mức lương ban đầu khi bắt buộc làm việc chứ không phải là yếu tố quyết định về tiền lương của người lao động. Thứ hai: Chính sách tiền lương tối thiểu là một trong những nội dung quan trọng nhất, tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Tiền lương tối thiểu là mức lương thấp nhất đảm bảo các nhu cầu cần thiết, yếu tố ăn mặc ở đi lại sinh hoạt văn hoá giao tiếp xã hội Người sử dụng không được trả công mức tối thiểu vì dưới mức đó người lao động không đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến nền sản xuất xã hội .Tiền lương tối thiểu phải căn cứ vào mức sống tối thiểu và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kì. Nó thể hiện rõ nét mối quan hệ lao động trong phạm vi toàn xã hội và ở mỗi thành phần kinh tế. Không ngừng hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu là rất quan trọng bởi vì nó là cơ sở, là nền tảng để trả công cho lao động toàn xã hội. Thứ ba: Việc hoàn thiện chính sách tiền lương phải đặt trong tổng thể của nền kinh tế quốc dân, phải thực hiện đồng bộ với các chính sách khác. Tiền lương có tính đối lập của nó, do đó ta không hoàn thiện được hơn nếu như ta có quan điểm rằng khả năng ngân sách đến đâu thì mức tiền lương đến đó mà cần phải dựa trên điều kiện và khả năng thực tế để có thể đưa chính sách tiền lương gắn liền với cuộc sống hơn và đem lại hiệu quả kinh tế hơn. Việc hoàn thiện chính sách tiền lương phải gắn liền với việc hoàn thiện chính sách bảo hiểm, bởi nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do đó các chế độ bảo hiểm không ngừng được nâng cao nhằm đảm bảo cho người lao động yên tâm lao động và nếu có gì xảy ra thì BHXH có thể trợ giúp cho người lao động một phần. Mặt khác, trong xu hướng liên doanh, liên kết hiện nay thì cần phải có các chế độ về BHXH buộc người sử dụng phải quan tâm đến điều kiện làm việc và môi trường làm việc để có thể tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra đối với người lao động. Thứ tư: Tiền lương phải đánh giá đúng chất lượng và hiệu quả lao động. Trong chính sách tiền lương hiện hành có chia chế độ tiền lương theo khu vực sản xuất kinh doanh, hành chính sự nghiệp.Các hệ thống tiền lương này mặc dù nằm trong một thể thống nhất về chức năng chế độ tiền lương của nhà nước nhưng đối lập với nhau về hình thức do tính chất của nguồn quỹ và tính chất của từng loại khác nhau: + Với khu vực sản xuất kinh doanh: Người lao động được trả tiền lương phù hợp với năng suất, chất lượng, hiệu quả của từng người và toàn doanh nghiệp. + Khu vực hành chính sự nghiệp: Quỹ lương được cấp từ ngân sách Nhà nước và được quy định một cách chặt chẽ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và biên chế của từng cơ quan. Các cấp, các ngành chế độ tiền lương được thực hiện theo các bảng lương, mã lương theo chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ từng chức danh. Để quản lý kinh doanh, để giám sát chặt chẽ hơn các doanh nghiệp, cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển thì không ngừng hoàn thiện về chính sách lương, BHXH mà cần phải hoàn thiện về công tác tổ chức hạch toán tiền lương của người lao động. Tổ chức hợp lý, đúng đắn công tác kế toán sẽ tạo ra một hệ thống chứng từ sổ sách và sự vận động quần chúng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đáp ứng nhu cầu thông tin kịp thời, chính xác và toàn diện cho việc quản lý mọi nghiệp vụ kinh tế trong quá trình hoạt động. Việc tổ chức công tác kế toán tiền lương sẽ tạo ra sự kết hợp nhịp nhàng giữa các phần hành kế toán trong bộ máy kế toán tại doanh nghiệp. Tổ chức hợp lý quá trình hạch toán ban đầu bao gồm khâu lập chứng từ và luân chuyển chứng từ. Chứng từ kế toán là minh chứng về giấy tờ về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Thông qua việc lập chứng từ mà kế toán có thể kiểm tra được tính hợp lý, hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mặt khác, chứng từ pháp lý là căn cứ pháp lý cho mọi số liệu ghi chép là căn cứ kiểm tra ý thức chấp hành chính sách, nguyên tắc, là căn cứ để xác định trách nhiệm vật chất của người lao động, cuối cùng là bằng chứng để giải quyết mọi khiếu tố tranh chấp có thể xảy ra. Trong việc hoàn thiện chứng từ cần phải đảm bảo tính pháp lý của chứng từ, đảm bảo đúng thời gian và địa điểm phát sinh, hoàn thiện chứng từ kế toán còn phải đề cập đến vấn đề tổ chức chỉ đạo hướng dẫn việc thực hiện chế độ ghi chép của từng cá nhân, từng bộ phận trong đơn vị, đảm bảo cho họ có thể hạch toán chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chứng từ kế toán thường xuyên vận động từ bộ phận này sang bộ phận khác. Sự vận động này gọi là sự luân chuyển chứng từ, lập chứng từ và luân chuyển chứng từ là hai mặt thống nhất của phương pháp chứng từ. Vì vậy song song với việc hoàn thiện chứng từ là việc hoàn thiện luân chuyển chứng từ. Mỗi loại chứng từ có một vị trí khác nhau trong quản lý và có đặc điểm khác nhau. Sự khác nhau đó không chỉ về nội dung mà còn khác nhau về trình tự cũng như thời gian luân chuyển. Điều này còn phụ thuộc vào quy mô, đặc điểm của mỗi đơn vị. Hoàn thiện luân chuyển chứng từ phải dựa trên quy mô đặc điểm kinh doanh của đơn vị để sao cho việc luân chuyển chứng từ được nhanh nhất mà vẫn đảm bảo được nguyên tắc tài chính kế toán. Trong công việc hạch toán tổng hợp, vận dụng hợp lý hệ thống tài khoản kế toán cũng là một yếu tố quan trọng vì hạch toán tổng hợp là việc ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách tổng hợp trên cơ sở các chứng từ cung cấp từ các khâu hạch toán ban đầu tạo ra các thông tin tổng hợp để đáp ứng nhu cầu quản lý. Trên cơ sở thông tin này cán bộ quản lý có thể đề ra các quyết định kinh doanh kịp thời đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị. Do vậy, hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán cần chú trọng sao cho nó phản ánh được chính xác nhất, tỷ mỷ nhất các khoản mục chi phí doanh thu của từng bộ phận, phân xưởng, đơn vị tránh được sự trùng lặp vô lý và có thể đáp ứng với yêu cầu, trình độ quản lý kinh tế, tài chính. Hơn nữa hoàn thiện công tác hạch toán cần phải hoàn thiện sổ sách kế toán để kết hợp giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. Sổ sách kế toán là phương tiện để thực thi các nghiệp vụ kế toán. Kế toán vận dụng những phương pháp của mình để xử lý các thông tin. Vì vậy các thông tin trên sổ sách kế toán là thông tin đã được xử lý và sổ sách kế toán cung cấp các thông tin về đối tượng kế toán một cách hệ thống. Do vậy vấn đề quan trọng trong hạch toán là phải biết cách tổ chức hệ thống sổ sách kế toán như thế nào cho hợp lý để phục vụ cho công tác hạch toán, đồng thời tạo điều kiện dễ dàng cho các thao tác nghiệp vụ kế toán và đáp ứng yêu cầu quản lý. 3.2.Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Than Nội Địa. Để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở Công ty Than Nội Địa, ngoài đầu tư để đổi mới dây chuyền công nghệ, đồng bộ dây chuyền sản xuất, về phía công ty cần xắp xếp lại đội ngũ lao động cho hợp lý hơn. Mặc dù công ty có đội ngũ công nhân tay nghề cao nhưng luôn làm việc trong môi trường độc hại, hệ thống máy móc thiết bị không đồng bộ, sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc cho nên tác phong công nghiệp còn hạn chế, khả năng thích ứng với thị trường chưa cao. Nên Công ty cần phải đầu tư đào tạo, bồi dưỡng thêm cho đội ngũ cán bộ công nhân viên để làm quen với môi trường công nghiệp hiện đại, khả năng thích ứng với hệ thống máy móc hiện đại, linh hoạt trong quá trình sản xuất, sửa chữa. Sắp xếp lại đội ngũ lao động sao cho phù hợp, có chính sách thích ứng đối với từng loại lao động. Đầu tư thêm vốn để mở rộng mặt hàng sản xuất, phát huy thế mạnh của Công ty là tay nghề kỹ thuật và máy móc trong lĩnh vực cơ khí để duy trì đầy đủ việc làm cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động và gia đình họ ổn định cuộc sống. Một số kiến nghị: Thứ nhất: Công ty nên xem xét nghiên cứu lại quy chế trả lương cho khối phục vụ quản lý sao cho công bằng hợp lý ( trả lương đúng người đúng việc). Hiện tại Công ty đang áp dụng trả lương cho khối phục vụ quản lý theo lương sản phẩm gián tiếp phụ thuộc vào doanh thu đạt được là đúng nhưng khi chia cho các đối tượng lại căn cứ vào lương cấp bậc hiện giữ là chưa hợp lý, bởi vì cùng là nhân viên như nhau nhưng lại thực hiện những công việc khác nhau, có những công việc đòi hỏi phải mất nhiều thời gian công sức, có những công việc giản đơn nhưng lại được hưởng mức lương tương đương như nhau. Để khuyến khích tăng năng suất lao động, động viên người có tài công ty lên áp dụng hình thức trả lương theo chức danh làm việc nào thì hưởng lương việc ấy tránh gây ra sự suy bì tỵ nạnh ảnh hưởng đến sản xuất. (Ví dụ như ở bộ phận thăm dò, khảo sát tìm kiếm các vỉa than, bộ phận nạp mìn nổ pha vỡ đất đá. Đây là những bộ phận đòi hỏi người lao động phải có trình độ, có kỹ thuật và người lao động luôn làm việc trong môi trường nguy hiểm với mức độ rủi do xảy ra rất lớn. Vì vậy Công ty nên có chế độ trả lương phù hợp tương xứng để động, viên khuyến khích người lao động) Thứ hai: Hiện nay ở Công ty Than Nội Địa thực tế trả lương đã gắn với mức lương tối thiểu nhưng chưa đồng bộ, có những đơn vị trực thuộc công ty chưa áp dụng mức lương tối thiểu do nhà nước quy định vào việc tính lương cho công nhân bởi vì một người không có việc phải nghỉ cả tháng thì không có lương như vậy tiền lương tối thiểu cũng không có. Các đơn vị cũng không để riêng khoản lương tối thiểu cố định để trợ cấp khi không có việc. Do đó, Công ty cần có chủ trương, chỉ thị đến các mỏ, nhà máy, xí nghiệp căn cứ vào mức lương tối thiểu nhà nước quy định tách ra khỏi quỹ lương một khoản tiền dự phòng không tính hết vào đơn giá sản phẩm để trả cho người lao động, sử dụng quỹ này để hỗ trợ cho người lao động khi không có việc làm hoặc có sự cố gì đó thì sẽ phần nào ổn định được đời sống của cán bộ công nhân viên. Và khoản tách ra không tính hết vào đơn giá này Công ty phải có trách nhiệm gánh chịu. Thứ ba: Công ty nên xem xét tổ chức lại việc lập chứng từ, xử lý chứng từ và luân chuyển chứng từ từ các bộ phận của mình sao cho phù hợp, kịp thời để phòng Kế toán tài chính có thể lập báo cáo được nhanh chóng, việc giám sát thường xuyên và có hệ thống. Thứ tư: Trong việc hạch toán, tính toán tiền lương, BHXH ở phòng tài chính kế toán lẫn thống kê nghiệp vụ tại các đơn vị trực thuộc khi sửa chữa phải thông báo với những người có liên quan để khi hạch toán và ghi sổ được thống nhất, đúng, đầy đủ, không lãng phí thời gian và sức lực. Thứ năm: Công ty nên lập bộ phận kiểm tra, xử lý chứng từ để việc hạch toán, thanh toán lương được chính xác, đầy đủ và có hiệu quả. Bộ phận này phải là những cán bộ, những kế toán có trình độ chuyên môn, làm việc nghiêm túc. Tránh mọi sai sót, sơ hở trong kinh doanh giúp Công ty hoạt động có hiệu quả. Thứ sáu: Trong việc quản lý và sử dụng quỹ lương Công ty lên xem xét và hoàn thiện lại các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cố gắng đạt tỷ lệ doanh thu luôn lớn hơn tỷ lệ tăng của quỹ lương, tốc độ tăng năng suất lao động phải lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Thứ bảy: Để đảm bảo doanh thu có ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ lương cũng như để đảm bảo cho tiền lương của người lao động được ổn định Công ty cần quan tâm đến kế hoạch được giao thông qua kế hoạch năm để phân phối đều cho các tháng tránh mất cân đối về kế hoạch dẫn đến tháng phải làm thêm giờ không hết việc, tháng thì ngồi chơi không có việc. Thứ tám: Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép, nghỉ theo chế độ của cán bộ CNVC trong cơ quan vì số lượng CNVC trong Công ty nghỉ phép không đều trong các tháng của năm, nên trích trước để phân bổ đều vào các tháng trong năm tránh được sự đột biến về chi phí có ảnh hưởng đến lãi thuần trong các tháng của năm và số trích trước Công ty có thể tính như sau: Mức tiền lương nghỉ phép của CNSX theo kế hoạch = Tiền lương thực tế phải trả cho CNSX trong tháng ´ Tỷ lệ trích trước Tỷ lệ trích trước TL nghỉ 100% = Tổng TL theo KH năm của CNSX Tổng T L chính K H năm của CNSX ´ Phép CNSX Kết luận. Để xây dựng và phát triển một nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường thì tiền lương, BHXH và các khoản thu nhập khác thực sự phải làm được chức năng làm đòn bẩy kinh tế, phải trở thành động lực chính để thúc đẩy tăng năng suất lao động, kích thích người lao động làm việc có hiệu quả cao. Mỗi hình thức trả lương đều có ưu nhược điểm riêng. Nhưng điều quan trọng là việc kết hợp hài hoà có khoa học giữa các hình thức trả lương cho thích hợp trong loại hình doanh nghiệp của mình để phát huy được các ưu điểm của chúng. Thực hiện đúng đắn theo nguyên tắc phân phối theo lao động, tổng hoà giữa các lợi ích: Lợi ích Nhà nước, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích người lao động. Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương đóng góp rất lớn trong quản lý lao động tiền lương nếu như ra hạch toán đúng, đủ, chính xác, kịp thời trong thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương là động lực thúc đẩy người sản xuất kinh doanh tăng năng suất lao động, phát huy tính năng động sáng tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật góp phần hoàn thành và hoàn thành vựơt mức kế hoạch được giao, là phương cách đúng đắn nhất để tăng thu nhập cho chính mình, tích luỹ cho doanh nghiệp và cho xã hội. Ngược lại hạch toán không chính xác nó có thể trở thành một vật cản kìm hãm sự phát triển kinh tế, thậm chí mang lại hậu quả không tốt, công nhân biểu tình đình công, chống đối gây khó khăn cho việc khai thác, sản xuất hàng hoá. Ngày nay trong mỗi doanh nghiệp, tiền lương trước hết là giá cả sức lao động. Nên khi xác định tiền lương tối thiểu phải tính đúng, tính đủ các yếu tố, đảm bảo đủ tái sản xuất sức lao động phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế của doanh nghiệp và của xã hội. Các yếu tố cấu thành lương tối thiểu phải bao gồm tất cả ăn, mặc, ở, sinh hoạt và một phần tích luỹ nhỏ. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay việc nâng cao chất lượng công tác trả lương theo sản phẩm là nhiệm vụ cơ bản lâu dài của các doanh nghiệp nói chung và Công ty Than Nội Địa nói riêng để ngày càng được hoàn thiện phù hợp với công tác quản lý và hạch toán lao động. Vì thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế, đặc biệt là thời gian tiếp xúc làm việc thực tế rất ít nên không tránh khỏi những sai sót và những biện pháp đưa ra chưa hoàn hảo. Kính mong được sự quan tâm giúp đỡ chỉ bảo của các thầy cô giáo, cùng toàn thể các cô, chú thuộc phòng tổ chức nhân sự Công ty Than Nội Địa, để bài viết được hoàn thiện thêm hơn. Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy, cô giáo, cảm ơn TS: Nguyễn Thị Anh Thu và các cô, chú phòng tổ chức nhân sự Công ty đã giúp em trong quá trình thực tập. Danh mục tài liệu tham khảo. 1- Nghị định số 28/CP ngày 28/03/1997: Đổi mới quản lý tiền lương thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước. 2- Nghị định 26/CP ngày 26/05/1998 : Hệ thống thang bảng lương. 3- Thông tư 05/2001/TT – BLĐTBXH: Hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập Nhà nước trong doanh nghiệp. 4- Thông tư 14/2001/TT – BLĐTBXH: Hướng dẫn xây dựng định mức lao động, đối với các doanh nghiệp nhà nước. 5- Văn bản mới: Sửa chữa, bổ sung về chế độ quản lý tài chính quỹ BHYT. ( Báo lao động xã hội số 10 ra ngày Chủ nhật từ 3/2 đến 5/2/ 2002 trang 2)). 6- Một số ý kiến về định hướng cải cách tiền lương. TS- Hoa Hữu Lân:Tạp chí Kinh tế và Dự Báo số 11/2001, trang18 – 19. 7- Tập thể tác giả: Đào Thanh Hải – Trần Nam Sơn – Phan Quang: Những văn bản hướng dẫn mới về tiền lương và thời gian làm việc nghỉ ngơi, BHXH, thi đua khen thưởng. ( NXB Lao Động – 2000). 8- PGS – PTS Vương Đình Huệ; PTS Nguyễn Đình Đỗ: Kế toán doanh nghiệp sản xuất. ( NXB Giáo Dục – 2001) 9- TS Nguyễn Thị Đông: Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp ( NXB Giáo Dục - 2001). 10- Tài liệu của Công ty Than Nội Địa. Bảng trả lương phân xưởng A4 Đơn vị tính: Đồng Tháng 5/99 – bảng số 12. TT Họ và tên Lương sản phẩm Lương thời gian Các khoản phụ cấp được hưởng Tổng cộng Các khoản khấu trừ Kì I Kì II Kí nhận Bồi dưỡng độc hại Chức vụ BHXH 338 141 1 Phan Hải Yến 846.737 27.139 138.240 57.600 1.069.716 64.183 500.000 505.533 2 Đỗ Tấn Trung 829.452 26.585 56.448 50.400 962.885 57.773 400.000 505.112 3 Đỗ Hải Đức 550.310 57.324 38.216 645.850 38.751 400.000 207.099 4 Lê Minh Hải 752.163 70.728 47.198 797.487 47.849 400.000 349.638 20 Vũ Văn Hà 776.928 766.928 18.835 400.000 348.093 Tổng cộng 31.446.453 1.889.360 194.668 108.000 108.000 35.635.38 1.138.686 10.800.000 23.696.695 43 Lập biểu QĐ phân xưởng TP kế hoạch TP tài chính Giám đốc Khi người lao động lĩnh lương 1 kỳ thì chỉ kí nhận 1 kỳ, còn nếu nhận lương cả 2 kỳ thì phải kí nhận đủ cả 2 kỳ. Sơ đồ tổ chức công ty than nội địa Tổng công ty than việt nam Công ty than nội địa Phó giám đốc Kỹ thuật Kế toán trưởng Công ty Phó giám đốc Kinh tế Phó giám đốc XDCB Phòng tổ chức nhân sự Phòng kiểm toán nội bộ Phòng ngoại vụ Phòng vật tư Phòng thanh tra bảo vệ Mỏ than Na Dương Mỏ than Núi Hồng Mỏ than Khánh Hoà Mỏ than Khe Bố Nhà máy xi măng La Hiên XN khai thác khoáng sản Sơn La XN thăm dò KSTK và DVKT XN vật tư vận tải và chế biến than XN sản xuất và DVTH XN kinh doanh vật tư và chế tạo BAL XN DVKD và khai thác khoáng sản XN VLXD và xây lắp Bắc Thái Nhà máy cơ khí mỏ Bắc Thái XN XDCN và DD Hà Nội Nhà nghỉ Mê Linh Ban quản lý dự án khu vực TNĐ Ban phối hợp công tác Đảng Giám đốc Công ty Công đoàn công ty Côngg nghệ trưởng lộ thiên Công nghệ trưởng VLXD Công nghệ trưởng hầm lò Phòng cơ điện Chánh thanh tra KTAT Địa chất trưởng Trắc địa trưởng Văn Phòng Công ty Phòng kinh tế kế hoạch Phòng tài chính kế toán Nhà điều dưỡng phục hồi chức năng thợ mỏ 22

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2328.doc
Tài liệu liên quan