Đề tài Hậu cần vật tư kỹ thuật với việc đổi mới thiết bị công nghệ ở Nhà máy thiết bị bưu điện

Trong công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước ngành Bưu điện cần phải đẩy nhanh hơn nữa việc hiện đại hoá mạng lưới Bưu chính viễn thông. Để đạt được điều đó thì không thể không thấy được bai trò hết sức to lớn của nhà máy thiết bị Bưu điện nơi cung cấp hơn 80% nhu cầu sản phẩm của ngành. Và nếu như các liên doanh (FORCAN,NEC, SIMEN.) được coi là con tim của ngành thì nhà máy thiết bị bưu điện được coi là cái dạ dày của ngành Bưu chính viễn thông. Chính vì vậy công tác hậu cần vật tư kỹ thuật với việc đổi mới thiết bị công nghệ của nhà máy đã được Nhà nước, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam quan tâm và được ban giám đốc của nhà máy thực sự chú ý theo dõi sát sao để từng bước đạt được những kết quả như mong muốn, góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển ngành Bưu chính viễn thông đến năm 2005. Qua thời gian nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp tại nhà máy thiết bị bưu điện, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên nhà máy, tôi đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành bản chuyên đê thực tập về đề tài :”Hậu cần vật tư kỹ thuật với việc đổi mới thiết bị công nghệ ở Nhà máy thiết bị bưu điện”. Trong qú trình phân tích , tôi đã đi sâu vào nghiên cứu, đối chiếu lý luận thực tiễn để tìm ra những thành tích mà nhà máy đã đạt được trong lĩnh vực hậu cần vật tư kỹ thuật và đồng thời tìm ra những hạn chế của nó. Tuy nhiên trong thời gian ngắn và hơn nữa đề tài phức tạp, do đó trong bản chuyên đề thực tập không sao tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Vị vậy tôi tha thiết đề nghị và mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cán bộ nhà máy, các thầy cô giáo và các bạn để nâng cao trình độ kiến thức cho bản thân, đồng thời nâng cao chất lượng chuyên đề thực tập, góp phầm thiết thực hoàn thiện công tác hậu cần vật tư của nhà máy, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh.

doc69 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hậu cần vật tư kỹ thuật với việc đổi mới thiết bị công nghệ ở Nhà máy thiết bị bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng chung về tình hình chính trị mà Nhà máy không mua được những thiết bị máy móc cho sản xuất của Nhà máy từ những nước tây âu, Mỹ. Nhưng từ năm 1995 trở lại đây thì Nhà máy đã tiếp cận được với công nghệ hiện đại của thế giới. Để đứng vững và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trên thị trường về sản phẩm của mình, Nhà máy đã không ngừng nghiên cứu thăm dò triển khai lắp đặt những dây chuyền sản xuất hiện đại của các nước có ngành bưu chính viễn thông phát triển như Đức, Nhật, Pháp... Nhà máy tiến hành đổi mới một số dây chuyền sản xuất đáng kể như sau: -Dây chuyền lắp ráp điện thoại: Có 3 dạng: SKD, CKD, IKD. -Dây chuyền ống nhựa. -Dây chuyền sản xuất thiết bị đầu nối mạng viễn thông. -Dây chuyền khuôn mẫu. +Máy cắt dây. +Máy gia công. +Máy đo toạ độ. -Dây chuyền máy đo. +Máy đo điện thoại: Điện thoại ấn phím và điện thoại di động. +Máy đo thiết bị bảo an. -Dây chuyền sản xuất cơ khí theo công nghệ Cand C. +Máy đột dập Amada. +Máy nối cắt. -Dây chuyền ống nhựa PVC. -Dây chuyền ống sóng hai lớp PVC. Quá trình sản xuất của Nhà máy luôn đòi hỏi phải có các yếu tố của sản xuất, trong đó có vật tư kĩ thuật, thiếu vật tư thì không thể có hoạt động sản xuất ra của cải vật chất. Khi vật tư đóng vai trò là tư liệu lao động mà bộ phận chủ yếu là máy móc thiết bị, thể hiện trình độ trang bị kĩ thuật cho sản xuất, thì nó là nhân tố cực kì quan trọng để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của Nhà máy. Tăng quy mô sản xuất, tạo điều kiện sử dụng hợp lí sức lao động và nguyên vật liệu, tiết kiệm các yếu tố vật chất trong sản xuất. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, Nhà máy muốn tồn tại và phát triển thì phải phụ thuộc vài trình độ kĩ thuật của sản xuất, do đó phải nhanh chóng đổi mới thiết bị công nghệ đã làm cho sản phẩm của Nhà máy có được chỗ đứng vững chắc và tạo được niềm tin cho khách hàng. Điều đó được thể hiện qua bảng dưới đây. Bảng Các sản phẩm do Nhà máy thiết bị bưu điện sản xuất. Ban hành kèm theo QĐ 624/TBG 01-1999-ĐTPT ngày 29/1/1999 của giám đốc Nhà máy thiết bị bưu điện. T T Tên sản phẩm. Giá bán (chưa có VAT) A Nhóm thiết bị bưu chính 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Dấu ngang BC. Dấu nhật ấn cán búa. Kìm liêm phong. Dấu nhật ấn tự động. Phôi liêm phong(kg). Dây niêm túi thư. Thùng thư nhỏ. Thùng thư K96. Đồng hồ tính cước. Ô chia thư. Ca bin kín. Giá kệ bưu chính. 31.000 194.000 172.000 345.000 118.000 800 164.000 345.000 490.000 1.180.000 2.550.000 982.000 B Nhóm sản phẩm điện chính. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 Vỏ hộp HD10-50 Vỏ hộp HP Vỏ hộp HDPR 30.2 Vỏ hộp HDPR 50.2 Vỏ tủ TS 100.2 Vỏ tủ TS 150.2 Vỏ tủ TS 500.2 Vỏ tủ TS 300.2 Vỏ tủ KP-B 600.2 Vỏ tủ KP-B 1200.2 Phiến FL 10.2 Phiến FL 15.2 Phiến FL 25.2 Phiến PS 10.2 Phiến Krone Connect Phiến Krone Disconnect Giá Inoc Knone Măng sông cáp PSI Giá MDF Hộp Scocket Connector 3na Thanh luồn cáp 1m Thanh luồn cáp 1m2 Thanh luồn cáp 1m5 Thanh luồn cáp 2m PA 509 PA 303 PA 305 Thiết bị kéo cáp Đai ốc Inox 100x0,4 (cuộn 50m) Đai ốc Inox 200x0,4 (cuộn 50m) Khoá định vị A104 Khoá định vị A204 Bộ kìm siết đai MERO (m2) 83.000 95.000 164.000 227.000 193.000 245.000 450.000 450.000 1.273.000 2.545.000 17.000 24.000 44.000 255.000 45.000 54.000 3.500 290.000 10.000.000 3.000 250 19.000 23.000 29.000 39.000 5.800 7.300 10.000 9.500.000 180.000 410.000 1.400 1.900 2.185.000 1.150.000 C Nhóm sản phẩm bảo an 1 2 3 4 5 6 7 Hộp bảo an điện tử DS 301 Thiết bị cắt lọc 1 pha 32A Thiết bị cắt lọc 3 pha 32A Thiết bị cắt lọc 3 pha 63A Thiết bị cắt lọc sét 1 pha 63A Cắt sét 3 pha 135 KA Cắt sét 1 pha 135 KA 32.000 5.200.000 25.500.000 27.300.000 6.200.000 13.700.000 4.400.000 D Nhóm sản phẩm điện thoại 1 2 3 4 5 6. 7 POSTEF V701 Điện thoại VN2020 Điện thoại VN2040 Điện thoại Casio 1020 Điện thoại Casio 1040 Điện thoại Panasonic 2365 Điện thoại Panasonic 2315 150.000 170.000 380.000 190.000 480.000 605.000 475.000 E Nhóm sản phẩm loa 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Loa nén 15w Loa nén 30w có biến áp Loa cài 5w Loa 130 Loa 160 Loa 200 Loa 250 Loa 300 Loa Treble Biến áp loa Nam châm perit 74.000 184.000 23.000 23.000 43.000 55.000 60.000 80.000 28.000 30.000 900 F Nhóm sản phẩm MDF, ODF, IDF 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Block MDF 104.2 Block MDF 128.2 Block ngang 128.2 Sun and Sea Block MDF 100.2 P600 Module bảo an P600 Băng bảo an Simen 5 điểm Băng bảo an Simen 3 điểm Dao gài Krone Phiến bảo an Krone IDF Module MXS UC 8-18 1.800.000 1.600.000 1.500.000 2.250.000 35.000 670.000 335.000 520.000 270.000 15.000 1.970.000 2. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá thực trạng của máy móc. 2.1. Các chỉ tiêu kinh doanh. Ngay từ khi thành lập (1953) Nhà máy đã nhanh chóng hoà nhập, thích ứng với cơ chế mới, nhanh chóng khẳng định vai trò của mình trên thương trường sản xuất và kinh doanh cung cấp thiết bị cho thị trường trước sự cạnh tranh gay gắt của các hãng sản xuất nước ngoài. Điều đó được chứng minh bới sự phát triển không ngừng và khả năng vững mạnh về tài chính của Nhà máy qua mấy năm gần đây qua bảng tổng kết sau: Bảng tình hình tài chính Nhà máy thiết bị bưu điện qua một số năm 1994-1998. Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 1998 1.Tổng GTTS có -TSCĐ -TSLĐ 2.Đầu tư trong năm 3.Nguồn vốn -Nợ -Tự có 4.Tỷ suất tự tài trợ 5.Doanh thu thuần 6.Lợi nhuận sau thuế 7.LN/Vốn CSH 8.Khoản nộp NS 16.251 11.418 4.435 2.219 16.253 11.854 4.339 27% 15.354 619 14% 653 22.618 17.439 5.179 835 22.618 17.560 5.058 22% 31.527 875 17% 1.043 49.304 38.315 10.989 7.008 49.304 40.826 8.478 17% 61.326 1.270 15% 1.467 57.704 44.056 13.648 9.600 57.704 47.360 10.344 18% 114.911 1.802 17% 2.058 71.882 52.254 16.991 15.543 71.882 58.544 13.278 19% 145,32 2.714 20% 2.986 Qua bảng trên cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy trong mấy năm qua phát triển rất tốt cụ thể là về quy mô nhà máy không ngừng mở rộng để đáp ứng nhu cầu mở rộng phát triển sản xuất của nhà máy. Đổi mới hàng năm tăng nhanh từ 2.219.000.000 năm 1994 lên 14.543.000.000 năm 1998 tăng 7 lần. Tổng giá trị tài sản có của nhà máy tăng lên từ 16.253 triệu đồng năm 1994 và đạt mức 69.245 triệu đồng năm 1998 tăng 4,26 lần. Nguồn vốn tăng từ 16.253 triệu đồng năm 1994 lên 71.882 triệu đồng năm 1998. Do sự tăng lên của vốnvay và vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận để lại nhà máy tăng nhanh từ 619 triệu đồng 1994 lên 2713 triệu đồng năm 1998 tăng 4,39 lần, khoản nộp ngân sách ngày một tăng. Qua đó ta thấy được nhà máy sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn vay với mục đích tăng giá trị nhà máy, làm tăng lợi nhuận, tăng khoản nộp ngân sách cho nhà nước. 2.2. Các chỉ tiêu đặc trưng trình độ công nghệ về hiệu quả chung của sản xuất trong năm 1998 (số liệu lấy từ bảng trên). + Doanh lợi theo chi phí. Doanh lợi=Lợi nhuận/Chi phí)x 100%. = (2,714/142,606) *100%=1,903%. Chỉ tiêu này của nhà máy cho biết cứ 100 đồng chi phí thì làm ra được 1,903 đồng lợi nhuận như vậy chi phí bỏ ra của nhà máy đem lại lợi nhuận rất cao. + Doanh lợi theo vốn sản xuất : Doanh lợi=(Lợi nhuận/Vốn sản xuất)*100%= (2,714/71,882)*100%= 3,775% Doanh lợi theo vốn sản xuất của nhà máy khá cao: 100 đồng vốn sản xuất tạo ra 3,775 đồng lợi nhuận. Điều đó thể hiệnmức sinh lợi rất cao của vốn sản xuất. + Năn g suất lao động: Nld= Q/Lr=145,32/523=0,277. Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động của nhà máy trong năm 1998 làm ra 0,277 tỷ đồng giá trị sản phẩm làm ra. 2.3.Hiệu quả sử dụng vật tư do đổi mới thiết bị công nghệ: Tình hình sử dụng vật tư ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đảm bảo vật tư cho sản xuất cùng với một số lượng vật tư như nhau nhưng với máy móc thiết bị mới đã tiết kiệm được nguyên vật liệu cho nhà máy và cho ra nhiều sản phẩm bền đẹp chất lượng hơn. Trước đó do máy móc cũ, lạc hậu đã tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu mặc dù kế hoạch vật tư cho nhà máy có hoàn thành vẫn không bảo đảm đủ vật tư cho sản xuất. Do có máy móc hiện đại, nhà máy đã thu hồi và sử dụng phế liệu, phế phẩm rất có hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nguyên vật liệu này. Để xác định được mức độ hiệu quả của việc sử dụng loại vật tư ta sẽ so sánh chỉ tiêu hao phí thực tế cho 1 đơn vị sản phẩm trong kỳ báo cáo với mức tiêu dùng cho 1 đơn vị sản phẩm đã được quy định và với chỉ tiêu hao phí ở kỳ trước. Bảng hiệu quả sử dụng vật tư do mua sắm thiết bị mới Tên vật liệu và sản phẩm được sản xuất ra từ vật liệu đó Đơn vị tính Mức tiêu dùng Hao phí thực tế cho một đơn vị sản phẩm Tiết kiệm (-) Bội chi (+). Trong kỳ báo cáo Trong kỳ trước So với mức qui định So với hao phí thực tế kỳ trước Thép không gỉ Inox 2x1,219 x 2,438 dùng cho sản xuất sản phẩm giá Inox Korone Nhôm cuộn 1,2m x1m dùng cho sản xuất măng sông cáp PSI Kg kg 7640 15758 7600 15700 7690 15800 -40 -58 -90 -100 Qua bảng trên ta thấy chỉ số thực hiện mức tiết kiệm vật tư thép không gỉ Inox 2x1,219x2,438 là (7600/7640)*100%=99,47%. Như vậy trong kỳ nhà máy đã thực hiện được mức tiêu dùng vật tư và do đó đã tiết kiệm được một lượng vật tư là 40 kg. Mức tiết kiệm vật tư nhôm cuộn 1,2m x 1m là (15 700/15 758)*100% = 99,63%. Với vật liệu nhôm cuộn, nhà máy đã tiết kiệm được 58 kg. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh và bảng tổng kết tài sản năm 2000. Bảng tổng kết tài sản năm 2000. Đơn vị: Đồng Tài sản Số đầu năm Số cuối năm A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 43.368.514.887 54.262.324.436 Tiền mặt Tiền mặt tại quỹ Tiền gửi ngân hàng Tiền đang chuyển. Các khoảng phải thu: Phải thu của khách hàng. Trả trước cho người bán. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Hàng tồn kho: Nguyên vật liệu tồn kho. Công cụ dụng cụ trong kho Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Thành phẩm tồn kho. Hàng gửi bán. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Tài sản lưu động khác: Tạm ứng. Chi phí trả trước. Chi sự nghiệp. Chi sự nghiệp năm trước. 16.148.408.641 145.522.449 16.002.886.192 10.260.347.312 10.260.347.312 17.661.334.894 5.714.529.144 139.683.127 44.082.100 3.605.997.249 8.157.043.274 -721.295.960 1.028.704.040 -1.750.000.000 19.720.000.000 19.720.000.000 18.958.943.760 236.911.132 18.723.032.628 14.149.853.010 14.225.489.345 642.363.665 -700.000.000 20.396.693.168 5.546.761.674 53.516.777 120.034.506 10.979.910.340 7696.469.871 -4.000.000.000 725.550.059 1.087.310.800 -361.760.741 30.284.439 30.284.439 B. Tài sản có định và đầu tư dài hạn. Tài sản cố định Tài sản cố định hữu hình. + Nguyên giá: + Giá trị hao mòm luỹ kế: Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Góp vốn liên doanh. Các khoảng ký quỹ, ký cược dài hạn. 11.920.688.631 11.920.688.631 11.920.688.631 18.739.160.848 -6.818.472.217 25.406.264.472 20.188.701.496 20.188.701.496 30.315.991.355 -10.127.289.839 4.082.317.076 4.032.317.076 1.135.245.900 Tổng cộng tài sản 55.289.203.518 79.668.588.908 Bảng tổng kết nguồn vốn Nguồn vốn Số đầu năm Số cuối năm Nợ phải trả Nợ ngắn hạn. Vay ngắn hạn Phải trả cho người bán Người mua trả tiền trước Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Phải trả cán bộ CNV. Phải trả các đơn vị nội bộ. Các khoảng phải trả phải phải nộp khác. Nợ dài hạn Vay dài hạn. Nợ dài hạn 44.252.640.329 41.166.120.532 27.603.561.667 2.312.821.760 650.886.587 10.592.850.518 3.086.519.797 3.086.519.797 55.922. 336.783 52.317.683.369 14.748.626.949 8.694.093.690 2.996.449.256 2.465.899.188 1364.794.531 21.903.704.759 144.114.996 3.604.653.414 3027.410.256 577.243.158 Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn quỹ Nguồn vốn kinh doanh Chênh lệch tỷ giá Quỹ phát triển SXKD Lãi chưa phân phối Quỹ khen thưởng phúc lợi 11.063.563.189 11.063.563.189 8.935.880.176 9.445.126 494.074.494 1.597.163.393 23.746.252.125 23.746.252.125 17.702.227.851 4.608.305.238 1.435.719.006 Tổng cộng nguồn vốn 55.289.203.518 79.668.588.908 Qua biểu số liệu trong bảng cho ta thấy nguyên vật liệu tồn kho cuối năm không giảm đi làmấy so với đầu năm dẫn đến tốc độ luân chuyển vốn chậm và tăng chi phí bảo quản ở kho đồng thời gây ra tình trạng hao hụt chiếm dụng vốn của nhà máy. Bên cạnh đó thành phẩm tồn kho cuối năm lại tăng lên rất nhiều so với đầu năm đó là một biểu hiện không tốt. Vì vậy cần phải có một chính sách và biện pháp hợp lý khi mua sắm vật tư và đẩy mạnh biện pháp tiêu thụ sản phẩm. Tỷ trọng tài sản cố định với tổng tài sản năm 2000 tăng hơn năm 1999 do nhà máy tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ. Do vậy khấu hao năm 2000 tăng và chiếm tỷ trọng đáng kể trong chi phí sản xuất. Tỷ suất tài sản lưu động với tổng tài sản giảm do nhà máy tăng cường đầu tư tài sản cố định nhưng sản lượng và doanh thu tăng năm 2000 là 164 tỷ đồng, năm 1999 là 140 tỷ đồng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng. Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu năm 1999 tăng, điều đó nói lên hoạt động kinh doanh của nhà máy đạt hiệu quả tốt. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn so với năm 1999 cũng tăng chứng tỏ trong năm 2000, tuy nhà máy đầu tư tài sản cố định tăng, khấu hao tài sản cố định tăng, nhưng do sản lượng và doanh thu lớn, tốc độ luân chuyển của đồng vốn tăng nên khả năng sinh lợi của đồng vốn tốt hơn năm 1999. Khả năng thanh toán tạm thời lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán của nhà máy tạm đạt yêu cầu. So sánh với năm 1999, khả năng thanh toán của năm 2000 tốt hơn nhiều. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2000. Phần I: Lãi, lỗ Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Luỹ kế từ đầu năm Tổng doanh thu: Các khoản giảm trừ. Triết khấu Giảm giá Giá trị hàng bán bị trả lại Thuế doanh thu, thuế xuất- nhập khẩu phải nộp. Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán. Lợi tức gộp Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập hoạt động tài chính Lợi tức hoạt động tài chính Các khoản thu nhập bất thường Chi phí bất thường Lợi tức bất thường. Tổng lợi tức trước thuế. Thuế lợi tức phải nộp Lợi tức sau thuế 139.541.568.128 2.798.410.394 8.202.600 1.602.000 342.988.420 2.445.617.374 136.743.157.374 115.165.467.170 21.577.690.564 5.875.730.793 10.820.157.398 4.881.802.373 1.763.225.826 1.114.118.020 462.804.557 651.313.463 7.296.341.662 2.553.719.584 4.742.622.078 Phần II. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Chỉ tiêu Số còn phải nộp kỳ trước Số phải nộp kỳ này Số đã nộp trong kỳ Số còn phải nộp đến cuối kỳ này Thuế Thuế DT Thuế xuất- nhập khẩu. Thuế lợi tức Thu trên vốn Tiền thuê đất Các loại thuế khác Bảo hiểm, kinh phí công đoàn. BHXH BHYT KPCD 656.886.587 406.840.438 227.419.871 22.626.233 -29.522.579 8.065.653.149 2.506.151.274 2.218.438.451 2.553.719.548 134.316.840 562.177.000 850.000 256.358.688 38.453.808 126.866.177 6.256.640.548 2.482.684.536 2.112.070.107 877.419.872 131.439.033 652.177.000 850.000 204.450.636 38.453.808 56.254.000 2.465.899.188 430.307.221 106.368.344 1.903.719.583 25.504.040 92.997.650 22.385.473 70.612.177 Tổng cộng 2.558.896.838 Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh của nhà máy, cho thấy tỷ suất lợi nhuận của nhà máy với doanh thu Td=(Lợi tức sau thuế/ Doanh thu thuần) *1000 Td = (4742622078/136743157734)*1000 Như vậy thì cứ 1000 đồng doanh thu thì nhà máy thu được 35 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất bình quân là: Tr =(Lợi tức sau thuế/Vốn sản xuất bình quân)*1000 Tr = (4742622078/79668588908)*1000= 60. Nhận xét: qua hai tỷ suất trên cho thấy nhà máy sử dụng vốn đạt hiệu quả tương đối cao. Cụ thể là trong 1000 đồng doanh thu thì nhà máy thu được 35 đồng lợi nhuận, còn nếu nhà máy bảo ra 1000 đồng vốn để sản xuất thì thu được 60 đồng lợi nhuận. 5. Kế hoạch đổi mới thiết bị công nghệ của nhà máy trong những năm tới. Tiến hành lắp đặt một số dây chuyền sản xuất sau: Dây chuyền sản xuất máy điện thoại: tổng cộng dự án 14,713 tỷ VND. Dây chuyền sản xuất thiết bị nguồn điện. Dây chuyền sản xuất mạng điện thoại di động. Dây chuyền sản xuất nam châm. Dây chuyền lắp ráp ác qui cho viễn thông. VII Đánh giá tổng quát tình hình mua sắm thiết bị công nghệ của nhà máy thiết bị bưu điện Những thành tựu đạt được. Trong những năm qua, công tác mua sắm thiết bị công nghệ của nhà máy đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ góp phần quan trọng trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của nhà máy và của toàn ngành bưu chính viễn thông. Nhìn chung thì công tác hậu cần vật tư kỹ thuật với mua sắm thiết bị công nghệ rất có hiệu quả, nó được thể hiện trong kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy góp phần làm tăng doanh thu. Doanh thu của các năm 1997,1998,1999 2000 lần lượt là: 61,32 tỷ đồng; 114,91 tỷ đồng; 145,32 tỷ đồng, 162,5 tỷ đồng. Dự kiến doanh thu năm 2001 là 200 tỷ đồng và lợi nhuận ròng thu được cũng tăng lên; nó góp phần tăng tích lũy của nhà máy và người công nhân đảm bảo mức lương để ổn định cuộc sống. Các phương án được thực hiện đạt hiệu quả cao, công suất vận hành đúng theo dự kiến đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt, bền, đẹp, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Những sản phẩm của nhà máy đã đạt đến trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhờ có những dây chuyền sản xuất hiện đại. Tiến độ thực hiện các dự án kịp thời đúng theo dự kiến. Ví dụ như trong kế hoạch đổi mới năm 2001, đổi mới dây truyền ống sóng 2 lớp vào cuối quý I năm 2000 thì đúng đầu quý II đã đi vào vận hành đạt công suất tối đa. Cơ cấu mua sắm hợp lý theo chiều rộng và chiều sâu, điều đó đã làm cho tổng công suất máy móc thiết bị của nhà máy huy động đạt 85%. Đây chính là chỉ số công suất huy động tương đối cao ở Việt Nam. Do đó việc mua sắm đảm bảo khấu hao và lợi nhuận. Trong công tác hậu cần vật tư đã chú ý đến ba yếu tố phát triển mua sắm về mặt chi phí: - Chi phí mua sắm máy móc - Chi phí cho tạo khuôn mẫu. - Vốn lưu động. Nhà máy đã biết kết hợp một cách tốt nhất để khai thác mua sắm như là sau khi vay vốn để thực hiện mua sắm máy móc thì phải huy động một lượng vốn cho tạo khuôn mẫu và vốn lưu động mua sắm nguyên vật liệu. Điều nói trên mà nhà máy đã làm được trong khi có nhiều nhà máy khác không làm được. Họ chỉ huy động vốn mua sắm máy móc thiết bị ban đầu nhưng không có đủ vốn lưu động để tiến hành vận hành sự hoạt động của máy móc. Mặt khác, nhà máy còn biết tận dụng vốn cố định của nhà máy khác để đưa vốn lưu động của mình vào kinh doanh ; liên kết sản xuất kinh doanh. 2. Thuận lợi - khó khăn và nguyên nhập ảnh hưởng trong mua sắm thiết bị công nghệ. 2.1.Thuận lợi Trong việc mua sắm thiết bị công nghệ nhà máy gặp nhiều thuận lợi chung như là tình hình thuận lợi chung của nền kinh tế thị trường, về sự hợp tác quốc tế rộng rãi của Nhà nước dẫn đến tạo điều kiện tốt cho công tác mua sắm của nhà máy trong việc tìm kiếm máy móc thiết bị. Thuận lợi trong việc huy động vốn, các ngân hàng đã tạo điều kiện cho nhà máy vay với lượng vốn tương đối lớn, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhà máy trong năm. Bên cạnh đó lại được sự giúp đỡ tận tình của các cấp lãnh đạo trên Tổng công ty. Đội ngũ làm công tác mua sắm của nhà máy có năng lực thực sự, am hiểu các nghiệp vụ mua sắm, nắm bắt các thị trường trong và ngoài nước một cách cụ thể chính xác. Hơn nữa nhà máy lại còn có cả một tập thể lao động hăng say, nhiệt tình trong công việc, không ngừng có trách nhiệm đưa công tác mua sắm thiết bị của nhà máy có hiệu quả ngày một cao hơn. 2.2.Những khó khăn và nguyên nhân ảnh hưởng trong công tác hậu cần vật tư: Thứ nhất là khó khăn về vốn mua sắm, thiếu vốn mua sắm để mua máy móc thiết bị, kinh phí cấp phát vốn của Tổng công ty còn hạn hẹp, thủ tục vay ngân hàng còn phiền hà,lãi suất lại tương đối cao. Vì vậy nhà máy kiến nghị với Bộ Tài chính và Cục quản lý vốn cho phép nhà máy trích khấu hao tài sản cố định để đảm bảo thu hồi vốn. Đề nghị Tổng công ty cho vay vốn tương đương với kế hoạch năm 2001. Thứ hai là về chính sách thuế: Thuế xuất nhập linh kiện cao, thuế doanh thu cao 4%. Tuy nhiên đây là mức thuế doanh thu đã được giảm so với mức trước 8% theo tinh thần của Nghị định số 24NĐ/CP ngày 04/05/1998 giảm thuế doanh thu cho sản xuất lắp ráp điện tử. Thứ ba là về tình trạng nhập lậu qua biên giới những sản phẩm mà nhà máy sản xuất. Vì thế, sản phẩm của nhà máy rất khó cạnh tranh mặc dù nhà máy đã có hàng loạt biện phát nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ thấp chi phí giá thành để tăng sức cạnh tranh. Thứ tư là nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho nhà máy ở trong nước còn khan hiếm, chủ yếu phải nhập ngoại do đó giá nguyên vật liệu rất cao. Các sản phẩm mà nhà máy sản xuất nguồn nguyên liệu đầu vào thường chứa hàm lượng công nghệ cao, trong khi ở trong nước không có đủ khả năng khai thác cung cấp cho nhà máy. Ví dụ như các linh kiện điện tử, bột PVC, nam châm từ. Mặt khác khi nhập ngoại linh kiện và nguyên vật liệu thì chịu tác động nhiều của nền kinh tế chính trị của các nước cung cấp. Ví dụ trong năm qua nền kinh tế của các nước trong khu vực có nhiều biến động xấu dẫn đến khó khăn cho nhà máy trong việc đảm bảo nguyên vật liệu linh kiện cho sản xuất. Đứng trước những khó khăn đó, nhà máy đã tìm ra những biện pháp tháo gỡ, khắc phục từng bước. Thứ năm là tổ chức lập và lựa chọn phương án mua sắm: Để tổ chức lập và lựa chọn phương án mua sắm thì điều trước tiên là cần phải có đầy đủ thông tin cần thiết. Nhưng trên thực tế, nguồn thu thập thông tin còn hạn chế do chính nguồn thông tin khan hiếm và sự yếu kém của người thu thập thông tin để lựa chọn phương án mua sắm, phải dựa trên nhu cầu thị trường sản phẩm mà phương án đó đem lại, năng lực của phương án, chi phí tiến hành lập thang điểm để lựa chọn phương án. Công việc này là một bài toán phức tạp cho lời giải thiếu chính xác do đó đưa ra kết luận để lựa chọn phương án cũng không đảm bảo sự lựa chọn đó là tối ưu. Thứ sáu: yếu tố con người. Còn người là chủ thể xã hội. Mọi hoạt động làm biến đổi xã hội không thể thiếu yếu tố con người xét trong mối quan hệ tương quan giữa con người và xã hội. Nếu con người tiến hành những hoạt động tích cực sẽ góp phần cải thiện cho chính mình và cho cả xã hội và ngược lại. Cũng như vậy, việc mua sắm thiết bị công nghệ được tiến hành thuận lợi hay không thì không thể không xét đến yếu tố con người. Khó khăn đối với những người làm công tác đổi mới là hạn chế trong lĩnh vực chuyên môn mà chưa được đào tạo để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, chính sách ưu đãi kém nhậy bén để khuyến khích người làm công tác đổi mới. Tức là nhà máy chưa quán triệt tốt quan điểm: “ Dầu nhờn lợi ích cá nhân làm cho bánh xe kinh tế vận hành một cách liên tục” Chương 3. Một số phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác hậu cần vật tư kỹ thuật với việc đổi mới thiết bị công nghệ ở nhà máy thiết bị bưu điện. I. Mục tiêu và phương hướng phát triển của nhà máy thiết bị bưu điện Năm 1999- 2000 là 2 năm cuối của chiến lược tăng tốc giai đoạn thứ 2 (1996-2000) là những năm tiến vào thiên niên kỷ thứ III , kỷ nguyên của xã hội thông tin, Thế giới đang chứng kiến những biến dộng to lớn có tính chất bước ngoặt trong lĩnh vực Bưu chính- viễn thông – tin học trên các mặt khoa học công nghệ thị trường và chính sách quản lý của các quốc gia. Mà xu hướng là mở ra khả năng ứng dụng rộng lớn của Bưu chính-viễn thông- tinh học vào mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, diễn ra quá trình nới lỏng quản lý và hội nhập quốc tế, tất yếu dẫn đến việc cạnh tranh không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, mà cả trong việc cung cấp các dịch vụ Bưu chính- viễn thông - tin học. Khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và trên thế giới tuy có dịu đi nhưng còn diễn ra phức tạp và khó lường, tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế nước ta. Trong tình hình kinh tế như vậy , nhà máy cần phấn đấu để giữ vừng và phát huy vai trò doanh nghiệp Bưu chính-viễn thông chủ đạo, dẫn đầu của cả nước, không chỉ trên các lĩnh vực truyền thông như lâu nay mà cả trên các lĩnh vực mới , trong xu hướng hội tụ Bưu chính viễn thông -Điện tử _ tin học đa phương tiện và các lĩnh vực kinh doanh khác nhau với mục tiêu và phương hướng đề ra cho các năm 2000 và 2005 như sau: + Khai thác mọi tiềm năng của thị trường, của hợp tác quốc tế, của công nghệ mới. Khơi dậy huy động mọi nguồn nội lực để kinh doanh có hiệu quả, đạt lợi nhuận cao, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, nâng cao tiềm lực của nhà máy tạo đà cho các bước phát triển tiếp theo. + Nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ và công nghiệp Bưu chính –viễn thông - Tin học về chủng loại, vùng phục vụ, phương thức cung cấp, phong cách phục vụ , nhằm chiếm được niềm tin của khách hàng, tạo ra uy tín cho nhà máy, đảm bảo cho nhà máy đứng vững và phát triển được trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới. + Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có giác ngộ chính trị cao, trân trọngvà phát huy truyền thống Bưu điện, nắm vững kiến thức quản lý kinh doanh, kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại, có nếp sống văn minh Bưu điện, đủ sức gánh vác nhiệm vụ trong thời kỳ mới. + Đảm bảo đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao trên cơ sở gắn với chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng những có chế khuyến khích sự hăng say , sáng tạo trong lao động , tạo động lực cho người lao động . Đồng thời thực hiện tốt các chính sách xã hội thể hiện truyền thống nghĩa tình , nhân ái của cán bộ công nhân viên Bưu điện. + Hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phấn đấu đặt ra từ nay đến năm 2005 đưa số máy điện thoại sản xuất lên 650. 800 máy và đạt mức doanh thu 677.000.000.000 vào năm 2002. Phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới : Năm 2001 –2005 nhà máy sẽ tiếp tục đầu tư chiều sâu, mua sắm mới tài sản cố định nhằm đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động đap ứng nhu cầu thị trường đồng thời đưa ra nhiều sản phẩm mới được đảm bảo cả về chất lượng và khả năng cung ứng trên thị trường. Trong năm 2001-2002 nhà máy phải nỗ lực hơn nữa trong sản xuất kinh doanh như: tìm hiều thị trường và tiếp cận công nghệ mới, tăng vòng quay cuả vốn, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng và trình độ của cán bộ công nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm, duy trì và phát huy các sản phẩm truyền thống, mở rộng thị trường tiêu thụ để phấn đấu đạt kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra năm 2001-2002. Quan điểm và phương hướng nhằm thực hiện tốt công tác hậu cần vật tư kỹ thuật của nhà máy thiết bị bưu điện. Nâng cao tính khoa học trong xây dựng chính sách hậu cần cho đổi mới thiết bị công nghệ Chủ trương và các mục tiêu của công tác hậu cần vật tư kỹ thuật cho đổi mới thiết bị công nghệ là nhằm phục vụ cho sự phát triển của nhà máy, của tổng công ty bưu chính viễn thông. Mặt khác, đảm bảo cho nhà máy làm ăn ngày càng có hiệu quả cao đem lại lợi nhuận lớn, thu hút và đảm bảo tiền lương cho người lao động và cuối cùng là đóng góp đầy đủ cho ngân sách nhà nước và bảo vệ môi trường. Như vậy tính khoa học được thể hiện trong xây dựng chính sách đổi mới chính cả ở chỗ biết ưu tiên cho đổi mới cái nào trước, đổi mới có trọng điểm, căn cứ theo yêu cầu đổi mới của tổng công ty bưu chính viễn thông. Bên cạnh đó cũng cần áp dụng chính sách đổi mới theo việc chia nhỏ rủi ro theo quy mô đổi mới. Trên cơ sở để đảm bảo tính khoa học trong xây dựng chính sách đổi mới thiết bị công nghệ cần căn cứ vào các yếu tố sau: Đường lối chủ chương phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu phát triển của toàn ngành bưu chính viễn thông, các nguồn vốn có thể huy động và các yếu tố đầu vào, đầu ra của Nhà máy. Quán triệt quan điểm, lấy chất lượng sản phẩm làm hàng đầu, đa dạng hoá sản phẩm cả trong và ngoài ngành bưu chính viễn thông Sức cạnh tranh của sản phẩm nhà máy trên thị trường rất cao mà nhất là những sản phẩm điện thoại. Vì vậy nhà máy không những thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường hàm lượng công nghệ cao trong sản phẩm để chiếm lĩnh được thị hiếu người tiêu dùng, tạo niềm tin trong khách hàng. Bên cạnh đó, nhà máy còn sản xuất những sản phẩm ngoài ngành, tuy không đảm bảo hiệu quả về lợi nhuận nhưng đảm bảo công việc cho công nhân, đảm bảo khấu hao mỗi tháng, nhà máy sản xuất 5 vạn chi tiết phích cho nhà máy phích nước Rạng Đông, 4 vạn chi tiết cho công ty thiết bị đo điện. Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác hậu cần vật tư kỹ thuật ở nhà máy thiết bị bưu điện. 1. Dự báo thị trường : Ngành bưu điện là ngành phát triển rất sôi động, theo dự án phát triển ngành bưu điện Việt Nam, đến năm 2005 sẽ có tổng doanh thu 18.605 tỷ đồng. Phát triển máy điện thoại 950.700, nộp ngân sách 1.627,18 tỷ đồng, đầu tư xây dựng 10 ngàn tỷ đồng. Đối với nhà máy thiết bị bưu điện cần xây dựng những mục tiêu cụ thể khi lựa chọn phương án đẩy mạnh quá trình sản xuất các sản phẩm đáp ứng cho toàn ngành. Để thực hiện phương án này, nhà máy phải có các giải pháp về công tác hậu cần vật tư kỹ thuật cụ thể và phải đặt ra cho mình mục tiêu sản lượng. Bởi vì sản lượng sản xuất ra có đáp ứng được yêu cầu của ngành, thì quá trình sản xuất mới thu được kết quả cao. Do đó nhà máy phải có biện pháp vật tư kỹ thuật phù hợp để mua sắm những máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu sản xuất đề ra. Ngược lại nếu không có phương án phù hợp, không có đủ sản phẩm đáp ứng lúc cần thiết thì có nghĩa là đã bỏ đi mất cơ hội kinh doanh về lâu dài là đánh mất đi chính thị trường của mình. Theo dự báo của nhà máy thì kế hoạch sản xuất và giá bán một số sản phẩm trong những năm tới như sau: TT Tên sản phẩm Giá bán chưa VAT (đồng) Thuế VAT (đồng) Kế hoạch sản xuất (sản phẩm/năm) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1 Module 50A 16.500.000 1.650.000 1600 1640 1680 1800 1850 1900 2 Khung giá, các panel phân phối, giám sát điều khiển 19.500.000 1.950.000 400 420 440 500 520 540 3 Bộ nguồn 25A 25.000.000 2.500.000 300 320 340 400 420 440 4 Bộ nguồn 50A 30.000.000 3.000.000 200 220 240 280 300 320 Tổng sản lượng chưa có VAT (tỷ đồng/năm) 47,7 49,85 52 57,85 60,2 62,5 Thuế VAT phải nộp (tỷ đồng/năm) 4,7 4,9 5,2 5,7 6,2 6,3 Ngoài ra nhà máy cũng xây dựng cho mình các dự kiến chỉ tiêu về tình hình lãi lỗ hoạt động doanh nghiệp được trình bầy chi tiết ở bảng sau: Thị trường Các chỉ tiêu Đơn vị tính Thời gian hoạt động 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1 Doanh thu bán hàng Tỷ 47,7 49,85 52 57,85 60,2 62,48 2 Chi phí sản xuất Tỷ 33,3 34,7 36,24 40,23 41,82 43,4 3 Thu nhập hoạt động doanh nghiệp Tỷ 14,4 15 15,7 17,6 18,3 19 4 Khấu hao trừ dần Tỷ 3,3 3,3 3,3 3,3 3,3 3,3 5 Thu nhập sau khấu hao trừ dần Tỷ 11 11,7 12,4 14,2 15 15,7 6 Trả lãi vốn vay Tỷ 2 1,7 1,5 1,2 0,9 0,5 7 Thu nhập trước thuế TNDN Tỷ 9 9,9 10,9 13 14 15 8 Thuế TNDN=32% Tỷ 2 3 3,4 4 4,5 4,8 9 Thu nhập sau thuế TNDN Tỷ 6 6,7 7,4 8,8 9,5 10 10 Thu nhập sau thuế cộng dồn Tỷ 6 12,9 20 29 38 49 11 Các chỉ tiêu đánh giá Thu nhập trước thuế trên doanh thu % 18,98 20 20,97 22,54 23,44 24,31 Thu nhập sau thuế trên doanh thu % 12,91 13,6 14,26 15,33 15,94 16,53 Nâng cao chất lượng công tác hậu cần vật tư và xét chọn phương án đổi mới thiết bị công nghệ. Nội dung của phương án khả thi cũng giống như nội dung của phương án tiền khả thi, nó chỉ khác ở độ chính xác cao hơn. Nếu trong phương án tiền khả thi ta xem xét các vấn đề ở trạng thái tĩnh, ở mức độ trung bình, nhiều thông tin còn mang tính chất ước tính thì nghiên cứu khả thi xem xét các vấn đề ở trạng thái động theo từng năm và từng giai đoạn cụ thể. Nâng cao chất lượng công tác hậu cần vật tư và xét chọn phương án đổi mới nhằm đảm bảo tính hiệu quả và tính hiện thực của quyết định đổi mới. Mặt khác nó giúp cho nhà máy lựa chọn phương án tốt nhất đảm bảo lợi ích kinh tế xã hội mà phương án sẽ đem lại. Để lập và xét chọn phương án chính xác và đạt kết quả thì cần thực hiện tốt hai biện pháp sau: Thu thập thông tin và xử lý thông tin có liên quan đến phương án Phân tích kỹ lưỡng những chỉ tiêu cơ bản để phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của phương án đổi mới. Biện pháp thu thập và xử lý thông tin có liên quan đến phương án đổi mới. Thu thập thông tin và xử lý thông tin có liên quan đến phương án đổi mới cần tiến hành tổ chức nghiên cứu tại chỗ và nghiên cứu tại hiện trường. Nghiên cứu tại chỗ là việc nghiên cứu mà người làm công tác đổi mới phải tiến hành trên những luồng thông tin từ tài liệu in ấn, từ những đơn chào hàng của những nhà cung cấp. Đó là phương pháp phổ thông nhất dễ thực hiện ít tốn kém. Nhưng hạn chế của phương pháp này là nguồn thông tin chậm chạp thiếu chính xác. Nghiên cứu tại hiện trường là người làm công tác nghiên cứu thu thập thông tin chủ yếu qua trực tiếp điều tra xem xét, ghi nhận tại hiện trường. Thời gian qua, phòng Đầu tư của nhà máy chủ yếu dùng phương pháp này đến tận nơi thăm quan xem xét nắm bắt được chính xác những thông tin cập nhật cần thu thập. Ưu điểm của phương pháp này là luồng thông tin thu thập được tương đối chính xác, cập nhật đủ khả năng để người thu thập thông tin và xử lý chúng một cách có hiệu quả. Nhưng chi phí cho phương pháp nghiên cứu này rất tốn kém. Phân tích kỹ lưỡng những chỉ tiêu cơ bản để phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của phương án đổi mới. Phân tích những chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế xã hội của phương án đổi mới cần dựa trên cơ sở lý thuyết và hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội của phương án đổi mới về hiệu quả vốn thiết bị công nghệ. Tính toán cụ thể và chính xác chúng để trên cơ sở đó lựa chọn phương án tối ưu cho dự án. Đối với các chỉ tiêu đánh giá mặt kinh tế xã hội có phần mang tính định tính nhưng cũng phải dự báo tương đối chính xác về tăng thu, tiết kiệm ngoại tệ, tăng sự đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Ví dụ như để đạt được mục tiêu 10 máy điện thoại trên 100 dân vào năm 2002, tương đương với nhu cầu là 5.480.000 máy thì phương án sản xuất điện thoại của nhà máy có công suất tối đa là 900.000 máy sẽ chiếm 19,26% thị trường. Đối với phòng vật tư Xác định rõ chức năng nhiệm vụ, là tiến hành các hoạt động mua sắm trạng bị nguyên vật liệu, còn có nhiệm vụ lưu thông hàng hoá giữa các phân xưởng, tổ đội, cân đối kho vật tư giữa lượng cần dùng và lượng cần mua sắm. Do đó phòng vật tư liên kết chặt chẽ với các phòng khác, đặc biệt là phòng Marketing để tiêu thụ sản phẩm. Tham gia góp ý kiến cho Giám đốc nhà máy về công tác quản lý nói chung, đồng thời cũng phải làm tốt công tác kiểm tra việc thực hiện các chính sách mua sắm các máy móc thiết bị, nguyên vật liệu trong từng thời kỳ nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa chiến lược phát triển của nhà máy. Muốn làm được điều này, phòng vật tư cần phải xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, am hiểu về vật tư kỹ thuật. Tuy nhiên phải cân nhắc với mục tiêu đơn giản hoá bộ máy quản lý làm cho đội ngũ cán bộ phải thực sự hoạt động có hiệu quả. Trong những năm tới, nhà máy nên có biện pháp đầu tư đúng mức về nhân tài, vật lực cho phòng đầu tư để thực sự phát huy được thế mạnh của nhà máy. Bên cạnh đó phòng vật tư phải tăng cường khâu kế hoạch hoá trong công tác cung ứng vật tư, nguyên vật liệu. Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác để cung ứng vật tư kỹ thuật phù hợp với tiến độ và yêu cầu sản xuất. Phòng vật tư cũng phải có kế hoạch về việc nhập trang thiết bị nguyên vật liệu từ nước ngoài về phẩm cấp chất lượng tiêu chuẩn kỹ thuật, phương thức thanh toán. Đó là những vấn đề cần quan tâm, làm tốt được điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy. Tăng cường công tác quản lý thực hiện đổi mới 3.1.Tổ chức bộ máy quản lý. Trên thực tế có ba hình thức tổ chức bộ máy quản lý phương án mua sắm đó là: Tổ chức quản lý theo chức năng: đây là hình thức khá phổ biến ở nước ta hiện nay, hình thức này cho phép tập trung được các chuyên gia chuyên ngành như nhân sự, tài chính, marketing vào các phòng ban. Tổ chức quản lý theo dự án: hình thức này có ưu việt trong trường hợp doanh nghiệp phải quản lý nhiều dự án cùng một lúc, đề cao cách tiếp cận hệ thống và tổng hợp. Tuy nhiên hình thức này không đảm bảo tính chuyên sâu, sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các dự án khó thực hiện. Sơ đồ: Giám đốc Chủ nhiệm dự án A Chủ nhiệm dự án B Chủ nhiệm dự án C Tài chính Quảng cáo Tài chính Quảng Cáo Sản xuất Tài chính Quản cáo Sản xuất Sản xuất Tổ chức quản lý theo dạng ma trận: là kết hợp hai hình thức trên, trong đó, các chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm chung, các phòng ban quản lý từng mặt của dự án. Sơ đồ: Giám đốc Quản lý sản xuất Quản lý kỹ thuật Chủ nhiệm dự án Quản lý nhân sự Quản lý tài chính Quản lý Thị trường Quản lý dự án A A A A A A A A Quản lý Dự án B B B B B B B Quản lý chất lượng Hiện nay nhà máy vận dụng hình thức tổ chức quản lý phương án mua sắm theo chức năng là chủ yếu, cho phép phân chia bớt một phần trách nhiệm quản lý phương án cho cấp dưới. Tuy nhiên hiện tại và tương lai nhà máy có nhiều dự án đổi mới nên theo tôi để đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu của phương án đổi mới thì nhà máy nên vận dụng hình thức tổ chức quản lý phương án theo ma trận. Giám đốc Phó giám đốc Các phòng ban Quản lý dự án 3.2.Tổ chức quản lý thực hiện đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao. Nhà máy phải phối hợp với các đơn vị cung cấp thiết bị công nghệ giải quyết các tồn tại về tiến độ, các dịch vụ sau đổi mới về vật tư thanh toán công nợ và các vấn đề phát sinh ghi trong hợp đồng đã ký kết. Ban quản lý phương án mua sắm ở nhà máy thương là giám đốc, phó giám đốc và các phòng ban, theo dõi sát sao tình hình thực hiện công suất của phương án, phải đôn đốc giúp đỡ những quản đốc, đốc công và công nhân thực hiện tốt năng suất lao động kiểm kê xác định giá. Lập báo cáo đổi mới thực hiện hàng năm, báo cáo quyết toán đánh giá kết quả và tình hình thực hiện kế hoạch đổi mới để có cơ sở cho xây dựng kế hoạch đổi mới cho năm tới. Công tác tổ chức khảo sát thiết kế phải được tổ chức chặt chẽ . Các luận chứng kinh tế kỹ thuật phải có chủ đề án chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và trách nhiệm và hiệu quả của đề án. Hiện nay có 4 hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án đổi mới. + Hình thức trực tiếp quản lý thực hiện dự án. + Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án . + Hình thức chìa khoá trao tay. + Hình thức tự làm. Để tiến hành đổi mới thiết bị công nghệ nhà máy chủ yếu vận dụng hìh thức đổi mới là trực tiếp quản lý thực hiện phương án. Nhà máy tổ chức chọn thầu và trực tiếp ký kết hợp đồng với một hoặc nhiều tổ chức tư vấn để thực hiện công tác khảo sát, thiết kế công trình, soạn thảo hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu. Hình thức chìa khoá trao tay dang được áp dụng cụ thể là phương án đổi mới dây chuyền ốngnhựa P.V.C. (dạng sóng hai lớp) đã áp dụng hình thức này. Nhà cung cấp dây chuyền sản xuất này thực hiện phương án: thiết kế, lắp đặt, vận hành chạy thử nhà máy, nghiệm thu và nhận bàn giao phương án khi đã hoàn thành. Hình thức trực tiếp quản lý thực hiện dự án có điểm hạn chế là đỏi hởi năng lực của người điều hành dự án phải cao, phải có kiến thức tổng hợp cả về quản lý và kỹ thuật, mặt khác do qui mô quản lý rộng cho nên đối với phương án đổi mới lớn việc quản lý thực hiện rất khó khăn. Do đó với điều kiện mở rộng sản xuất, tăng đổi mới trên qui mô rộng như hiện nay của nhà máy thì nên áp dụng cả ba hình thức đầu: trực tiếp quản lý; chủ nhiệm điều hành; chìa khoá trao tay; còn hình thưc tự làm nên áp dụng trong cải tạo nhà xưởng, nhà kho. 4. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác đổi mới . Gắn liền với việc đổi mới thiết bị công nghệ là việc đổi mới tư duy, cách nghĩ , cách làm cũng như phải nâng cao tay nghề của công nhân. Nếu đã có máy móc hiện đại rồi nhưng không có người vận hành hoặc người vận hành thiếu năng lực thì sẽ làm cản trở đến việc phát huy công suất của máy móc, thiết bị vì vạy người lao động phải không ngừng được đào tạo học hỏi để hoàn thiện kỹ năng , kỹ xảo và tay nghề lao động. Thiếu trí tuệ sẽ làm ảnh hưởng đến công tác đổi mới và tồi tệ hơn nữa là cản trở đên việc phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiện công tác đổi mới về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, kỹ năng lập các phương án đổi mới, trình độ ngoại ngữ, am hiểu luật đầu tư nước ngoài.. Có như vậy thì nhà máy mới có thể ký kết các hợp đồng, thực hiện các phương án đổi mới lớn, tổ chức công tác đấu thầu, lập phương án...để thực hiện một cách tốt nhất công tác đổi mới thiết bị công nghệ. Ngay khi mà nền khoa học phát triển như vũ bão đòi hỏi con người lao động cũng phải không ngừng nâng cao tay nghề, tăng năng suất lao động bằng cách sử dụng hết tối đa công suất của máy móc thiết bị. Do đó nhà máy rất chú trọng tới chất lượng lao động mà biều hiện là số lượng công nhân viên giảm nhưng trình độ tay nghề, nghiệp vụ được nâng cao làm cho năng suất lao động nâng cao rất nhiều. Đặc biệt là nhà máy đã trang bị rất nhiều máy móc thiết bị hiện đại tự động hoá cao như là: máy gia công cơ khí tự động CNC (máy này còn có ký hiệu mác là US. QMADA), dây chuyền sản xuất ống nhựa dạng sống- bán tự động. Hệ thống đo kiểm sản phẩm, dây chuyền lắp ráp điện tử, dây chuyền sơn tĩnh điện... Từ đó để sản xuất một cách khoa học và khai thác hết công suất của máy thì người công nhân đứng maý phải có kiến thức chuyên môn tốt nhưng cũng phải có kiến thức tin hoạc (trước khi nhập dây chuyền sản xuất trên, nhà máy phải gửi công nhân đi sang nước bán dây chuyền đó để đào tạo). Đối vớ cán bộ quản lý và những người làm công tác giao dịch mua bán thì nhà máy cho tạo điều kiện cho đi học ở các trường chuyên nghiệp để nâng cao kiến thức quản lý và kinh tế xã hội. 5. Tăng cường khả năng bảo toàn vốn trong quá trình thực hiện đổi mới thiết bị công nghệ Đối với doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp có thể xem xét vấn đề bảo toàn vốn ở cả ba khía cạnh: tài chính, kinh tế, pháp lý. Về mặt tài chính : Bảo toàn vốn của doanh nghiệp là bảo toàn sức mua của vốn vào thời điểm định giá mức độ bảo toàn vốn so vơí thời điểm gốc được chọn. Về mặt kinh tế : Bảo toàn vốn là bảo toàn khả năng hoạt động của doanh nghiệp so với thời điểm cơ sở. Còn về mặt pháp lý bảo toàn vốn là bảo đảm tư cách kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy nhà máy đã tăng cường bảo toàn vốn ở cả ba khía cạnh. Trong công tác bảo toàn vốn về mặt tài chính thì biện pháp hữu hiệu vẫn là xác định giá trị tương lai của số tiền vốn đầu tư hiện tại va đàu tư vào các dự án có thời gian ngắn, doanh lợi cao, ngay từ khi bắt đầu khai thác đã đem lại hiệu quả (dây chuyền lắp ráp máy điện thoại, ống nhựa PVC dạng sóng...) 6. Tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới thiết bị công nghệ. 6.1.Về vốn: Cần tăng cường huy động các nguồn vốn cho đầu tư, nguồn vốn vay từ các ngân hàng là chủ yếu nhưng để vay được mức theo nhu cầu vốn đổi mới thì phải có luận chứngkinh tế kỹ thuật có khả thi. Nguồn vốn từ Tổng công ty và vốn huy động từ cán bộ công nhân viên cũng hết sức quan trọng, nó góp phần bù đắp những nguồn vốn thiếu trong đổi mới. Nhưng để huy động nguồn vốn từ cán bộ công nhân viên tốt và ràng buộc công nhân viên có trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh của nhà máy hơn thì nên tiến hành cổ phần hoá nhà máy hoặc cổ phần hoá một bộ phận sản xuất của Nhà máy. 6.2. Về liên doanh liên kết: Nhà máy tiến hành liên doanh, liên kết trong và ngoài nước bằng việc liên doanh góp vốn lưu động, góp mặt bằng xây dựng. Các hình thức liên doanh của nhà máy còn hạn chế chưa mở rộng hình thức này để thu hút công nghệ thiết bị từ nước ngoài. Nhà máy có mặt bằng đất đai ở cơ sở Thượng đình rất rộng và chưa khai thác hết diện tích sử dụng đất đai còn để nhàn rỗi nhiều. Bên cạnh đó năng lực sản xuất ở đó cũng còn kém. Chính vì thế nhà máy cũng cần tìm đến đối tác kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm trong và ngoài ngành, đối tác trong và ngoài nước. Hiện nay nhà máy đang có các mặt hàng phục vụ các khách hàng trong ngành ở các cấp bưu điện địa phương, khách hàng tự do (máy điện thoại ấn phím, máy điện thoại di động GSM,PABM, máy Pacsimile..) xuất khẩu chủ yếu là tạm nhập tái xuất, hướng tới là tạo nhiều mối quan hệ với bạn hàng trong nước, xuất khẩu các sản phẩm (chuyển đổi hình thức tạm nhập tái xuất). Do sự tự do lựa chọn các nhà cung cấp, các trang thiết bị yếu tố đầu vào cuả các nhà máy, nên nhà máy tiếp tục làm ăn với các nhà cung ứng mới và không ngường quan hệ với các nhà cung ứng hiện tại như: Trung quốc, Hàn quốc, Đức( linh kiện viễn thông) Australia...Trong nước là Tổng công ty kim khí, Tổng công ty nhựa, công ty xăng dầu, công ty công cụ số1. 6.3. Môi trường pháp lý và chính sách thuế nhập khẩu thiết bị cũng như các yếu tố đầu vào thuận lợi và hợp lý hơn Nhìn chung thì môi trường pháp lý tương đối thuận lợi cho công tác đổi mới thiết bị công nghệ của nhà máy. Các luật như: luật doanh nghiệp nhà nước, luật đầu tư nước ngoài.. tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Nhưng trong chính sách thuế còn nhiều bất cập, thuế suất nhập máy móc thiết bị cao, thuế suất nhập nguyên vật liệu cũng cao dẫn đến khó khăn trong việc xác định giá bán sản phẩm của doanh nghiệp. Nhà nước cần điều chỉnh thuế để kích thích việc đổi mới mua sản phẩm thiết bị công nghệ cũng như nguyên vật liệu từ nước ngoài. 6.4.Về sự chú trọng đến công tác đổi mới thiết bị công nghệ trong tổng thể đổi mới của nhà máy. Điều đó được thể hiện trong sự ưu tiên đến chính sách đổi mới, chính sách huy động vốn cho đổi mới và cho cả việc xét duyệt, các dự án đổi mới thiết bị công nghệ của các cấp có thẩm quyền. Trong kế hoạch đổi mới chung của nhà máy cần xác định rõ những hạng mục đổi mới, có phan ưu tiên cho đổi mới mua máy móc thiết bị vì đó là cơ sở để tăng năng suất lai động, tăng khả năng cạnh tranh và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của nhà máy. 7. Đối với nhà nước: Đề nghị bộ tài chính , Tổng cục quản lý vốn , cục quản lý vốn cho phép nhà máy tăng khấu hao tài sản cố định để đảm bảo thu hồi vốn. Đề nghị : Tổng công ty tạo điều kiện cấp hoặc cho vay vốn tương đương với kế hoạch năm 2001. Chiến lược con người cho ngành Bưu điện , Nhà nước cần đầu tư thích đáng cho cơ quan chức năng, đào tạo cán bộ cho ngành Bưu điện như các kỹ sư điện tử , tin học, viễn thông, kỹ sư thực hành, công nhân lành nghề phục vụ ngành Bưu điện trong cả nước. Đa dạng hoá sở hữu và tạo ra hình thức hỗn hợp ở các doanh nghiệp nhà nước. Chuyển một phần sở hữu nhà nước thành sở hữu của các cổ đông nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua đó phát huy được khối lượng vốn trong dân để đầu tư cho sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp thì mỗi cán bộ công nhân viên phải có cổ phần trong doanh nghiệp, làm cho họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, tạo nên động lực thực sự để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng thuế theo luật định, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Doanh nghiệp được toàn quyền quyết định phân phối lợi nhuận, một phần sử dụng cho quỹ phúc lợi, một phần chia cho công nhân viên chức tham gia cổ phần của doanh nghiệp. Những số cổ phần này sẽ tăng dần lên tạo sự gắn bó giưa người lao động và doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các ngành khoa học kỹ thuật nên đầu tư vào nghiên cứu các lại vật liệu của ngành Bưu điện, không phải nhập ngoại, nghiên cứu các thông tin kinh tế kỹ thuật , công nghệ mới ứng dụng vào ngành Bưu điện. Kết luận : Trong công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước ngành Bưu điện cần phải đẩy nhanh hơn nữa việc hiện đại hoá mạng lưới Bưu chính viễn thông. Để đạt được điều đó thì không thể không thấy được bai trò hết sức to lớn của nhà máy thiết bị Bưu điện nơi cung cấp hơn 80% nhu cầu sản phẩm của ngành. Và nếu như các liên doanh (FORCAN,NEC, SIMEN...) được coi là con tim của ngành thì nhà máy thiết bị bưu điện được coi là cái dạ dày của ngành Bưu chính viễn thông. Chính vì vậy công tác hậu cần vật tư kỹ thuật với việc đổi mới thiết bị công nghệ của nhà máy đã được Nhà nước, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt nam quan tâm và được ban giám đốc của nhà máy thực sự chú ý theo dõi sát sao để từng bước đạt được những kết quả như mong muốn, góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển ngành Bưu chính viễn thông đến năm 2005. Qua thời gian nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp tại nhà máy thiết bị bưu điện, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên nhà máy, tôi đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành bản chuyên đê thực tập về đề tài :”Hậu cần vật tư kỹ thuật với việc đổi mới thiết bị công nghệ ở Nhà máy thiết bị bưu điện”. Trong qú trình phân tích , tôi đã đi sâu vào nghiên cứu, đối chiếu lý luận thực tiễn để tìm ra những thành tích mà nhà máy đã đạt được trong lĩnh vực hậu cần vật tư kỹ thuật và đồng thời tìm ra những hạn chế của nó. Tuy nhiên trong thời gian ngắn và hơn nữa đề tài phức tạp, do đó trong bản chuyên đề thực tập không sao tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Vị vậy tôi tha thiết đề nghị và mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cán bộ nhà máy, các thầy cô giáo và các bạn để nâng cao trình độ kiến thức cho bản thân, đồng thời nâng cao chất lượng chuyên đề thực tập, góp phầm thiết thực hoàn thiện công tác hậu cần vật tư của nhà máy, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh. Trong quá trình thực tập, hoàn thành bản chuyên đề này, tôi đã được sự hướng dẫn tỉ mỉ, các phương pháp tiếp cận vấn đề của thầy giáo PGS. PTS Đặng Đình Đào và tôi cũng nhận được sự quan tâm hướng dẫn của đồng chí trưởng phòng Bùi Hữu Quỳnh, cùng với sự giúp đỡ của các nhân viên phòng chức năng khác. Tôi vô cùng cảm ơn về sự giúp đỡ nhiệt tình đó. Tài liệu tham khảo 1 Giáo trình Thương mại doanh nghiệp Nhà xuất bản Thống kê 1997 2.Thời báo kinh tế Việt nam - Số 98/thứ tư/ 3-12-98 - Số 102/ Thứ bảy / 20-12-98 - Số 12/ Thứ tư/ 11-2-99 3. Tạp chí Kinh tế phát triển. Số 1 năm 1999 4. Tạp chí Kinh tế thế giới. Số 2 năm 2000 5. Văn kiện Đại hội VIII 6. Việt nam phát triển kinh tế theo hướng rồng bay. Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 1994 7 . Tài liệu của nhà máy thiết bị bưu điện, các nội quy, quy chế và các tài liệu có liên quan khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0106.doc
Tài liệu liên quan