Đề tài Hệ số về co giãn cung và phân chia gánh nặng thuế đối với các bên tham gia thị trường

Co giãn cung cầu đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người,rất nhiều học giã kinh tế.co giãn cung cầu theo giá phản ánh tỷ lệ thay đổi lượng cung và cầu khi giá thay đổi 1% .Sự thay đổi của lượng sự thay đổi của lượng cung lớn thì chứng tỏ sự nhạy cảm của cầu trước sự thay đổi của giá cả .

doc25 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ số về co giãn cung và phân chia gánh nặng thuế đối với các bên tham gia thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu. Thị trường là trung tâm của các hoạt động kinh tế,với nhiệm vụ quản lí nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Chính phủ phải can thìệp vào các hoạt động của thị trường thông qua các công cụ điều tiết để nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.Tuy nhiên tác động của các công cụ điều tiết bị phân tán, bóp méo do co giãn của cung và cầu,và gánh nặng thuế làm cho nền kinh tế chững lại.Để có bước đi vững chắc trên con đường phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới chúng ta xem xét vấn đề hệ số co giản cung cầu và phân chia gánh nặng thuế đối với các bên tham gia thị trường. Sở dĩ em chọn đề tài này trước tiên là sự cần thìết của đề tài: sự cần thìết của đề tài: Kinh tế vi mô là môn nghiên cứu chi tiết các quyết định cá nhân về các hàng hóa cụ thể.Nó giải thích vì sao các đơn vị kinh tế lại đưa ra sự lựa chọn và làm thế nào để có được sự lựa chọn đó. Trong nền kinh tế cạnh tranh vũ bão như hiện nay,các nhà kinh doanh muốn biết mức giá của họ sẽ bị thay đổi như thề nào khi giá cả của hàng hóa đó hay thu nhập thay đổi khi các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chính sách thuế thay đổi. Do vậy vấn đề cung cầu và ganh nặng thuế đối với các bên tham gia thị trường.Hoạt động cuả quan hệ cung cầu chính là hành vi của các bên tham gia thị trường.vì vậy các nhà kinh doanh. chính phủ phải hiểu biết sâu sắc quan hệ cung cầu,để đưa ra phương án kinh tế của mình phù hợp với sự thay đổi của thị trường. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nghiên cứu sự co giãn cung cầu và phân chia gánh nặng thuế mà em chọn đề tài: "Hệ số co giãn cung và phân chia gánh nặng thuế đối với các bên tham gia thị trường" Mục đích nghiên cứu đề tài trên có tầm quan trọng với sinh viên kinh tế trong việc hiểu biết thị trường và các chính sách của chính phủ.do vậy mục đích của việc nghiên cứu này là nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn ảnh hưởng củ cung và cầu đối với chính sách của chính phủ.để đề ra được những giảI pháp khắp phục những tồn taijtrong các chính sách của chính phủ nhằm hoàn thìện các chính sách đó. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu sự co giãn của cung cầu từ đó làm rõ ảnh hưởng của cung cầu đến gánh nặng thuế và quyết định đến giá cả của trường củng như sự thay đổi của giá cả trên thị trương làm thay đổi quan hệ cung cầu và lợi nhuận. Từ đó thấy rõ được khuyết tật của nền kinh tế thị trường vai trò và còn thìệp của chính phủ với hoạt động kinh tế vi mô, vai trò của doanh nghiêp nhà nước. Phương pháp nghiên cứu. Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp đồng so sánh các số liệu qua các thời kì để thấy đượ sự biến động của các biến số kinh tế và sự tác động qua lại giữa chúng. Bằng việc sử dụng phương pháp trên kết hợp với các số liêu thưc tế thì việc nghiên cứu đề tài đạt chất lượng hiệu quả cao. Kết cấu của đề tài. Chương 1: Những vấn đề chung về hệ số co giãn cung cầu và phân chia gánh nặng thuế với các bên tham gia thị trường CHƯƠNG :2 đánh giá về thực trạng gánh nặng thuế ở việt nam Chương 3 Một số đề xuất Mục lục Chương 1: Những vấn đề chung về hệ số co giãn cung cầu và phân chia gánh nặng thuế với các bên tham gia thị trường Co giãn của cầu khái niệm hệ số co giãn của cầu co gãn của cầu theo giá khái niệm co giãn của cầu theo giá độ lớn của các hệ số co giãn,các dạng của đường cầu các loại co giãn khác của cầu Co giãn của cầu theo thu nhập Co giãn của cầu theo giá chéo Các nhân tố ảnh hưởng đến co giãn của cầu Co giãn của cung 1. khái niệm,phương pháp xác định 2. độ lớn,hệ số co giãn,các dạng của đường cung 3. các nhân tố ảnh hưởng đến co giãn của cung những công cụ can thìệp gián tiếp cua chính phủ vào thị trường gánh nặng của thuế đối với các bên tham gia thị trường 1. tác động của thuế đến kết quả thị trường 1.1 khái niệm,các loại thuế 1.2 tác động của thuế đến thị trường 1.2.1 mục đích của việc đánh thuế 1.2.2 tác động của thuế với người sản xuất và người tiêu dùng a. tác động của thuế đối với người sản xuất b. tác động của thuế đối với người tiêu dùng 2. gánh nặng của thuế 3. trợ cấp và lợi ích của các bên tham gia thị trường CHƯƠNG :2 đánh giá về thực trạng gánh nặng thuế ở việt nam 1. Đối với mặt hàng có cầu ít co giãn 2. Đối với mặt hàng có cầu co giãn Chương 3 Một số đề xuất Nội dung của đề tài Chương 1: Những vấn đề chung về hệ số co giãn cung cầu và phân chia gánh nặng thuế với các bên tham gia thị trường. Trong nền kinh tế phát triển như vũ bão hiện nay các nhà sản xuất kinh doanh không ngừng mở rộng thị trường để tăng thêm lợi nhuận cho mình và ngược lại những người tiêu dùng cũng tìm mọi cách để mua được giá rẻ nhất,có lợi cho mình nhất. Điều này phụ thuộc rất lớn vào hệ số co giãncung cầu và gánh nặng thuế đối với các bên tham gia thị trường,hai vấn đề này có vai trò rất lơn trong nền kinh tế như hiện nay.Chính vì vậy em chọn đề tài:hệ số co giãn cung cầu và phân chia gánh nặng thuế đối với các bên tham gia thị trường.Để một phần hiểu rõ chúng và sau này trở thành một nhà doanh nghiệp có uy tín trên thị trường. Hệ số co giãn của cầu 1. khái niệm hệ số co giãn của cầu. Hệ số co giãn của cầu là khái niệm dùng để đo lường sự phản ứng của người tiêu dùng thông qua số lượng hàng hóa yêu cầu khi giá cả của hàng hóa đó, thu nhập và giá cả của hàng hóa liên quan thay đổi. Như vậy hệ số co giãn của cầu là thước đo không phụ thuộc vào đơn vị đo lường vì tỉ lệ % thay đổi của một biến số độc lập với đơn vị đo lường của biến số đó. ví dụ: nếu giá xăng tăng từ 7000đ lên 7500đ.nếu đơn vị tính là nghìn đồng thì giá xăng tăng từ 7 nghìn đồng lên 7.5 nghìn đồng.trường hợp một làm tăng 500 đơn vị , trường hợp hai làm tăng 0.5 đơn vị nhưng chúng đều phản ánh sự tăng lên 7.14%trong giá bán xăng. Ngoài ra sự co giãn của cầu còn cho biết khi các nhân tố tác động thay đổi 1%lượng cầu thì thay đổi bao nhiêu % Căn cứ vào các nhân tố tác động đến cầu chúng ta có thể chia co giãn của cầu thành các loại sau: Co giãn của cầu theo giá - Co giãn của cầu theo thu nhập - Co giãn của cầu theo giá chéo Trước hết chúng ta hăy nhìn vào sự phản ứng của người tiêu dùng đối với sự thay đổi của giá. 2.co giãn cầu theo giá 2.1 khái niệm co giãn cầu theo giá. Trên thị trường phần lớn khách hàng lại thu hút bởi giá cả hàng hóa, đó là nhân tố đầu tiên mang tính quyết định đến tiêu dùng của họ theo đúng như luật cầu.chúng ta hoàn toàn có thể xác định mức độ phản ứng của người tiêu dùng thông qua độ co giãn của cầu theo giá. khái niêm : là tỉ lệ % thay đổi về lượng cầu của một hàng hóa khi giá cả hàng hóa thay đổi 1%với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi . công thức tính: Trong đó: -p là giá -QD là lượng cầu Chú ý: với nguyên lý đường cầu dốc xuống .lượng cầu về một hàng hóa có quan hệ tỷ lệ nghịch với giá của nó nên %không thay đổi. Do đó co giãn của cầu theo giá luôn mang dấu âm. Bây giờ chung ta xem xét cách tính hệ số co giãn. Co giãn điểm: là hệ số co giãn trên một điển nào đó của đường cầu. Cách 1: nếu cho một đường cầu thẳng cắt trrục giá tạ một điểm A và trục khối lượng tại một điểm B thì độ co giãn tại một điểm C bất kỳ nào đó trên một đường cầu sẽ bằng : CB/CA. Chứng minh: theo ba bước Bước 1: Bước 2 Bước 3: chú ý : tại các điểm khac nhau trên đường cầu co giãn khac nhau: EP=0 tại điểm B EP= tại điểm A EP=1 tại điểm giữa đường cầu Trường hợp cầu không phảI là đường thẳng ,cần vẽ tiếp tuyến với đường cầu tại điểm muốn tính đọ co giãn và áp dụng cách tính như trên. Cách 2: nếu biết được phương trình đường thẳng ,có thể tính độ co giãn điểm bằng đạo hàm theo công thức sau: Nếu Q=F(P) = ( ) . Nếu () Co giãn khoảng : là độ co giãn trên một khoảng hửu hạn nào đó của một đường cầu. Nếu xét miềm biến động của giá giữa hai điểm AB tương ứng với sự biến động của mức giá từ PA đến PB khi đó độ co giãn của cầu một khoảng AB do đó chúng ta phải tính trung bình cộng của giá và lượng : 2.2 Độ lớn cúa các hệ số co giãn , các dạng đường cầu. Hệ số co giãn có quan hệ chặt chẽ với độ dốc của đường cầu,ứng với mỗi loại hàng hóa khác nhau thì có nhiều đường cầu khác nhau và hệ số co giãn khác nhau . Hình dạng, độ dốc của đường cầu cho ta nhiều thông tin quan trọng về phản ứng của người tiêu dùng với sự biến đọng của giá cả . ngoài ra cùng một loại hàng hóa người tiêu dùng cũng có những phản ứng khác nhau đối với các mức giá khác nhau. Có năm trường hợp của co giãn cầu khác nhau theo giá Khi : được gọi là cầu hoàn toàn co giãn . Đường cầu này ít gặp, có thể minh họa đường cầu của trung ương với tỉ giá cố định trong một khoảng nhất định . ví dụ: chính phủ sẳn sàng mua bất kỳ một lượng vàng nào của nước ngoài với giá 35USD và không mua nếu giá cao hơn (minh họa bởi hình a) khi : cầu hoàn tòan không co giãn . trường hợp này ít gặp ví dụ: cầu của một bệnh nhân với một loại thuốc đặc trị (minh họa bởi hình b) Khi : cầu tương đối co giãn % thay đổi của lượng cầu lớn hơn % thay đổi của giá cả.Trong trường hợp này, ảnh hưởng của số lượng trội hơn ảnh hưởng của giá cả , do đó tổng doanh thu của người sản xuất giảm khi gá tăng và ngược lại (minh họa bởi hình c ). Khi : cầu co giãn đơn vị % thay đổi của cầu băng % thay đổi của giá cả.Trong trường hợp này giá tăng bao nhiêu thì số lượng tiêu thụ giảm đi bấy nhiêu lần . do đó tổng doanh thu của người sản xuất sẽ không đổi khi giá thay đổi (minh họa bởi hình d ) Khi : cầu ít co giãn % thay đổi của lượng cầu nhỏ hơn % thay đổi của giá.Trong trường hợp này ảnh hưởng của giá trội hơn ảnh hưởng cuẩ số lượng.Do dó tổng doanh thu của người sản xuất tăng khi giá tăng và ngược lại (minh họa bởi hinh e ). Như vậy đường cầu càng dốc thì hệ số co giãn càng nhỏvà ngược lại hệ số co giãn càng lớn thì đường cầu càng thoải. 3. Các loại co giãn khác của cầu. 3.1 Co giãn cầu theo thu nhập. Ngoài hệ số co giãn của cầu theo giá , các nhà kinh tế còn tính toán một hệ số co giãn khác để mô tả hành vi của người mua trên thị trường . Khái niêm : co giãn của cầu theo thu nhập là tỷ lệ % thay đổi của lượng cầu khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi 1% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi Công thức tính: Trong đó: Là lượng cầu tay đổi Là thu nhập thay đổi Cách tính co giãn : Ví dụ: các số liệu: Mức thu nhập bình quân tháng 1 hộ Lượng cầu vế sữa tươi(1000l) 640(nghìn đồng) 200 960(nghìn đồng) 250 E1=(250-200)/(960-640)*(960+640)/(250+200) Như vậy độ co giãn của cầu theo thu nhập cho biết% tăng giảm trong lượng cầu khi thu nhập tăng 1% . Ta thấy phản ứng của người tiêu dùng rất khac nhau đối với các loại hàng hóa khác nhau : Hệ số co giãn dương thì đây là loại hàng hóa thông thường . Hệ số co giãn âm thì đây là loại hàng hóa thứ cấp. Ngoài ra người ta dùng hệ số co giãn để phân biệt hàng hóa thứ cấp và hàng hóa xa xỉ. Hàng hóa xa xỉ là những loại hàng hóa có EI >1. Hàng hóa thìết yếu là những loại hàng hóa có EI<1. ý nghĩa : D ự báo tình hình cầu khi nền kinh tế tăng trưởng , nó còn ảnh hưởng đến quy mô sản xuất và ảnh hưởng đén quyết định của chính phủ về chính sách thuế . 3.2 Co giãn cầu theo giá chéo. Khái niệm: co giãn của cầu theo giá chéo là tỉ lệ % thay đổi về kượng cầu hàng hóa Y khi hàng hóa X thay đổi 1% khi các yếu tố khác không thay đổi. Công thức tính: Trong đó: QY Là sự thay đổi về lượng cầu hàng hóa y , Là thay đổi về giá của hàng hóa x Cách tính: Hệ Số co giãn của cầu theo giá chéo co thể mang dấu âm hoặc dấu dương. Nếu EXY > 0 đây là hai loại hàng hóa thay thế. Nếu EXY < 0 đây là hai loại hàng hóa bổ trợ Nếu EXY = 0 hai loại hàng hóa có quan hệ độc lập với nhau. ý nghĩa : giúp phân biệt đâu là hàng hóa thay thế , đâu là hàng hóa bổ trợ .Không những vậy nó còn dự báo tình hình của hàng hóa này khi biết sự biết động giá cả của hàng hóa kia . 4. các nhân tố ảnh hưởng đến co giãn của cầu vấn đề đặt ra ở đây là tại sao nhu cầu của một lọai hàng hóa nào đó rất nhạy cảm với giá trong khi đó những loại hàng hóa khác lại rất ít nhạy cảm .Những yếu tố nào quyết định đến nhu cầu của một loại hàng hóa không co giãn hay co giãn , do các nguyên nhân sau. Thứ nhất là giá cả của hàng hóa: Giá càng cao thì độ co giãn của cầu càng lớn và ngược lại giá càng thấp thì độ co giãn của cầu càng nhỏ. Thứ hai là thời gian. Thời gian cang nhiều thì cầu càng co giãn và thời gian càng ngắn thì cầu càng ít co giãn. Thứ ba là số lượng hàng hóa thay thế. Càng có nhiều hàng hóa thay thế thì cầu càng co giãn và ngược lại Thứ tư là tầm quan trọng của hang hóa trong ngân sách của người tiêu dùng Hàng hóa càng quan trọng trong ngân sách của người tiêu dùng thì độ co giãn của cầu càng lớn và ngược lại. co giãn của cung 1. khái niệm và phương pháp xác định. Khái niệm: co giãn cung là tỉ lệ phần trăm thay đổ về lượng cung khi giá cả hàng hóa thay đổi 1% Công thức tính: Phương pháp xác định. Co giãn điểm: khi xác định điểm phương trình đường cung theo giá. Co giãn khoảng cách.: đươc sử dụng khi không xác định được phưương trình đường cung theo giá: Trong đó: là lượng cung(i=1 đến 2) , Pi là giá 2. Độ lớn , hệ số co giãn các dạng đường cung. Co giãn của cung cho biết sự tăng giảm khả năng cung ứng trong các thời kỳ khác nhau . Co giãn của cung là một số duơng vi mối quan hệ của cung và giá là tỉ lệ thuận . Co giãn của cung chia thành năm loại . Dù giá thay đổi bao nhiêu thì lượng cung cấp vẫn không thay đổi. ví dụ: cung thuế nhà thành phố do chỉ một số nhà I dịch lên, giá nhà tăng cao mà lượng cung không thay đổi(với thời gian ngắn) . (hình a) cung ít co giãn hay % thay đổi của lượng cung nhỏ hơn % thay đổi của lượng giá . (hìnhb) cung tương đối co giãn hay % thay đổi của cung lớn hơn % thay đổi của giá. (hình c) cung co giãn đơn vị hay % thay đổi của lượng cung bằng% thay đổi của lượng giá. (hình d) cung hoàn toàn co giãn với mức giá thị trương người sản xuất có thể sung ứng bất kỳ lượng sản phẩm nào . (hình e) 3. các nhân tố ảnh hưởng đến co giãn của cung. Thứ nhất là: khả năng thay thế của các yếu tố đầu vào . Những hàng hóa được sản xuất bằng các yếu tố đầu vào có khả ngăng thay thế cho nhau thì độ co giãn cao. Những hàng hóa được sản xuất bằng các yếu tố đầu vào duy nhất hoặc đầu vào khan hiếm thì độ co giãn thấp. Thứ hai là: yếu tố thời gian. Co giãn của cung trong dài hạn lớn hơn co giãn của cung trong ngắn hạn vì thời gian ngắn doanh nghiệp không thể tăng ngay khả năng sản xuất , trong dài hạn doanh nghiệp xây dựng thêm nhà máy mới tăng hàng hóa sản xuất . Như vậy co giãn cung và cầu rất quan trọng đó là cơ sở lý luận để giải thích một số vấn đề thực tế , đồng thời nó còn giúpchúng ta có được phương pháp luận khoa học trong hoạch định các chính sách cho nền kinh tế trong tong thời kỳ. Những công cụ can thiệp gián tiếp của chính phủ vào thị trường . Một trong mười nguyên lý kinh tế học cho rằng “ thị trường là cách tốt nhất để tổ chức hoạt động kinh tế “ . nền kinh tế thị trường có nhiều ưu điểm như táo ra sự cân đối thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…… xong bên cạnh đó cũng chứa đựng nhiều khuyết tật đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính phủ . những công cụ quan trọng để chính phủ điều tiết vĩ mô nền kinh tế đó là thuế , trợ cấp,và pháp luật .trước hết chúng ta hãy xem xét vấn đề chính sách thuế chính sách thuế. Thông qua chính sách thuế chính phủ có thể thực hiện các chính sách xã hội của mình trong từng thời kỳ. Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào cá nhân và hãng. Thuế gian thu là loại thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ và chỉ đánh trực tiếp vào các cá nhân. Bằng việc đánh thuế gián thu nhà nước có thể điều chỉnh lại việc phân bố các nguồn lực trong nền kinh tế. Đ ây là loại thuế có ảnh hưởng đến hoạt đọng sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến tiêu dùng của xã hội thông qua giá cả trên thị trường .Do đó thông qua thuế gian thu nhà nước có thể chi phối việc lụa chọn và quyết định sản xuất cái gì , như thế nào cho ai của thị trường . Chính sách thuế ưu đãi .(thuế suât) và chính sách bảo hộ sản xuất của nhà nước khuyến khích mặt hàng sản xuất ở trong nước đồng thời cũng khuyến khích các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế thay đổi nguyên liệu nhập khẩu bằng nguyên liêu sẵn có , góp phần tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nươc trên thị trường nội dịa cũng như trên thị truơng thế giới. Vói chinh sách phân biệt đối sử thông qua thuế giữa các ngành kinh tế khác nhau.Nhà nước co thể thúc đẩy sự tăng trưởng của những ngành kinh tế quan trọng, mủi nhọn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra với sự điều chỉnh thông qua thuế ( nhập khẩu ,tiêu thụ đặc biệt…) nhà nước có thể điều tiết , hướng dẫn tiêu dùng đản bảo lợi ích của người tiêu dùng ,của xã hội vào các mặt hàng sản xuất trong nước. Thông qua thuế trực thu: Nhà nước có thể khuyến khích mở rộng đầu tư , đổi mới công nghệ và điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập vì thuế của doanh nghiệp và cá nhân thuộc diện thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân. Với chính sách ưu đãi thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp thuế xuất đất nông nghiệp …..Nhà nước khuyến khích đầu tư trong nước cũng như nước ngoài vào những ngành , những lĩnh vực cần đầu tư .Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển sản xuẩt kinh doanh . Với chính sách thuế thu nhập với ngưới có thu nhập cao hoặc thuế thu nhập cá nhân …Nhà nước có thể thông qua để điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư đảm bảo công bằng xã hội. chính sách trợ cấp. Bên cạnh chính sách thuế chính phủ còn thì hành chính sách trợ cấp . trợ cấp là chính sách mang lại lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng ,giúp cho người sản xuất bớt một phần thua lỗ trong sản xuất kinh doanh, giúp cho người tiêu dùng có thể mua được hàng với giá rẽ hơn giá thị trường để ổn định cuộc sống . Trợ cấp được sử dụngkhi giá cả hàng hóa trên thị trường tăng quá cao hay giam xuống quá thấp gây ảnh hưởng đến sản xuất về đời sống của nhân dân.Khi giá cả quá cao nó sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng , để hỗ trợ cho người sản xuất và người thìêu dùng ,chính phủ có thể sử dụng nhiều hình thức trợ cấp khác nhau như. Trợ cấp trực tiếp vào thu nhập của đối tượng được trợ cấp bằng cách cấp cho họ một số tiền nhất định như trợ cấp cho đồng bào bão lụt,trợ cấp cho sinh viên nghèo vượt khó ….Hình thức trợ cấp này không chịu ảnh hưởng bởi co giãn cung cầu trên thị trường . Trợ cấp băng cách làm tăng khả năng cung ứng của người sản xuất và tăng yêu cầu của người tiêu dùng , hình thức trợ cấp này rất phong phú có thể tăng cầu qua việc mua hàng mua lương thực tạm trữ ,hỗ trợ cho các tổ chức mua lương thực có thể tăng cung thông qua việc trợ cấp lãi xuất đối với các đầu vào như phân bón,thuốc sâu….Hỗ trợ ngân sách để giữ giống cây trồng vật nuôi quý Hình thức trợ cấp này làm thay đổi cung cầu ,dẫn đế thay đổi giá và sản lượng trên thị trường . chính sách pháp luật. Pháp luật là một trong những biện pháp hửu hiêu để mang lại lợi ích cho cả người sản xuất và người tiêu dùng . Chính phủ ban hành pháp luật là để quả lý xã hội , mọi công dân đề phải tuân thủ pháp luật .Trong lĩnh vực kinh tế cũng như vậy , chính phủ ban hành các luật định , các chính sách bắt buộc mọi người tham gia kinh tế phải tuân thủ từ đó có thể điều hành ,quản ký nền kinh tế ổn định, phát triển. Như vậy với chính sách thuế ,trợ cấp và pháp luật chính phủ đã tác động đến cung cầu từ đó gián tiếp can thìệp vào thị trường đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Gánh nặng của thuế với các bên tham gia thị trường. 1. Tác động của thuế đến kết quả thị trường. 1.1 Khái niệm: thuế là khoản đóng góp bắt buộc của cá nhân , doanh nghiệp chi ngân sách nhà nước đẻ trang trải các khoản chi phí hoặc hạn chếlượng cung hàng hóa trên thị trường. Thuế tác động đến sản xuất và tiêu dùng , khi có thuế giá của tiêu dùng thường bị dẩy lên và giá của người sản xuất bị đẩy xuống phần chênh lệch giưa giá người tiêu dùng phải chả và người sản xuất nhận được chính là mức thuế nhà nước gồm rất nhiều loại: Thuế cố định, thuế theo sản lượng,thuế đơn vị ,thuế VAT. 1.2 Tác động của thuế đến thị trường 1.2.1 Mục đích của viếc đánh thuế. Như đã nói ở trên thuế là công cụ để chính phủ nhằm khắp phục những thất bại của thị trường,và phân phối lại thu nhập,nó cũng là công cụ rất quan trọng .Chính phủ đánh thuế vào rất nhiều mặt hàng khác nhau như thuốc lá,rượu, bia… để hướng dẫn người sản xuất , người tiêu dùng và thu ngân sách của chính phủ.Tuy nhiên việc đánh thuế như thế nào, những hàng hóa nào để co công bằng,thì chính phủ phải xem xét lựa chọn kỹ. 1.2.2 Tác động của thuế với người sản xuất và tiêu dùng. a. Tác động của thuế đối với người sản xuất. Giã sử chính phủ đánh thuế t đồng/1dvsp đầu ra . Trước khi có thuế đường cungS giao với đường cầu D tại điểm cân bằng là A .Khi đó hàng hóa được bán với giá Po và lượng hàng hóa giao dịch là Qo .Lúc này thặng dư tiêu dùng là diện tích PO AE , thặng dư sản xuất là diện tích PO AF và tổng phúc lợi xã hội là diện tích: EAF=PO AE+PO AF Khi chính phủ đánh thuế người bán hàng biết rằng mỗi đơn vị hàng hóa bán ra họ phải trả trước mức t cho chính phủ dưới dạng thuế , điều đó làm cho chi phí bên sản xuất tăng thêm một lượng đúng bằng t và đường cung sẽ dịch chuyển lên tương ứng thành đương ST Tại điểm cân bằng thị trường mới là B sản lượng giao dịch là Qm với mức gía Pm . Tuy nhiên đây chỉ là mức giá người mua phải trả. Về phần người mua giá Pm cao hơn giá PO do đó người mua đã chịu một phần thuế ,phần thuế người mua chịu là PoPm tổng gánh nặng thuế mà người mua phải chịu là Po Pm BG Với mong muốn giá tăng lên Ptt để chuyển thuế sang người mua ,nhưng thục tế giá bán chỉ tăng đến mức pm thấp hơn pttvì người mua giảm cầu do đó dư cung mức giá Pott . Để thìết lập lại cân bằng thị trường , giá bán phải giảm nếu cầu co giãn mạnh thì khả năng chuyển thuế từ người sản xuất sang người bán càng giảm . Về phía người bán mặc dù nhận được mức gía Pm nhưưng họ lại phải trả thuế cho chi phí . Do đó mức giá thực của họ nhân được là Pm -t khoảng cách S và St là t .Vì mức già của người bán sau thuế là. () thấp hơn mức giá trước thuế .Vậy người bán cũng chịu một phần thuế POPb và tổng gánh nặng thuế là.POPbCG Như vậy trên danh nghĩa là đánh vào sản xuất nhưmg thức tế cả người mua và người bán đều thiệt , đem lại cho ngân sách khoản POPT CG phần người mua phải chịu lớn hơn hay nhỏ hơn phụ thuộc độ co giãn của cầu . Ngoài tác động phân phối lại thu nhập , thuế còn gây ra tổn thất phúc lợi cho xã hội .Thật vậy sau khi đánh thuế thặng dư tiêu dùng diện tích Pm BE , thặng dư sản xuất bằng diệt tích PBCF thì phúc lợi xã hội là CBEF thấp hơn thuế đúng bằng diện tích ABC .Đây là phần mất không của phúc lợi xã hội ,nó tùy thuộc vào thuế và co giãn của cung cầu. b. Tác dộng của thuế với người tiêu dùng. Phân tích ảnh hưởng của thuế đánh vào người sản xuất cũng tương tự phân tích ảnh hưởng của thuế với người tiêu dùng chỉ khác là đánh vào người sản xuất làm dịch chuyển đường S còn đành vào người tiêu dùng làm dịch chuyển đường D cân bằng thị trường tai PO, Qm . Sau khi có thuế t đánh vào người mua biết rằng với mổi đơn vị hàng hóa họ mua họ sẽ phải trả thêm đồng tiền thuế. Do đó họ sẵn sàng trả cho người bán ở mức giá PO -t kết quả là đường cầu dịch chuyển từ D xuống DT và cân bằng thị trường mới tại C tức Pb,Q1 minh họa bằng đồ thị: Thặmg dư sản xuất là PbCF, thặng dư tiêu dùng là PmBE,phúc lợi xã hội là EBCF và phúc lợi xã hội mất không là ABC . Kết luận : trong cả hai trưòng hợp thuế đề đặt một chiếc nêm vào giữa người mua và người bán chiếc nêm nay không thay đổi cho dù thuế được đặt vào người mua hay người bán. Tác động thực tế của thuế không phụ thuộc vào việc luật thuế quy định do ai chịu .Tác động đó chỉ chịu tác động của độ co giãn của đường cung và đường cầu. 2. Gánh nặng của thuế. Tác động của thuế đến sản xuất và tiêu dùng bị chi phối bởi độ co giãn của cung, cầu hàng hóa trên thị trường .Đây là nhân tố cơ bản phân chia gánh nặng thuế giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Có thẻ phân chia ảnh hưởng của độ co giãn cung cầu đến phân chia gánh nặng thuế theo năm trường hợp sau: Trường hợp 1: cầu co giãn hoàn toàn (EDP=) cung hoàn toàn không co giãn ,trường hợp này người sản xuất không thể chuyển thuế cho người tiêu dùng thông qua giá , gánh nặng thuế hoàn toàn do người sản xuất chịu. ( Hình a,b ) Trường hợp 2: Cầu co giãn (EDP >1)cung ít co giãn (EDP <1) hoặc cung co giãn đơn vị (EDP =1). Người sản xuất chuyển được một phần nhỏ thuế cho người tiêu dùng do đó gánh nặng thuế chủ yếu do người sản xuất chiu (TP)Và phần nhỏ do người tiêu dùng chịu (TC) ( Hình c ) Trường hợp 3: cầu ít co giãn (EDP <1)hoặc co giãn đơn vị cung co giãn (ESP <1) gánh nặng thuế do người tiêu dùng chịu, người sản xuất chỉ chịu gánh một phần nhỏ ( Hình d ) Trường hợp 4: cầu hoàn toàn không co giãn (ED = 0) hoạc cung hoàn tòan co giãn (ES = ) gánh nặng thuế hoàn toàn do người tiêu dùng chịu. ( Hình e ) Trường hợp 5: cung co giãn đơn vị cầu co giãn đơn vị hoặc cung cầu co giãn bằng nhau .gánh nặng thuế chia đều. ( Hình f ) 3. Lợi ích của các bên tham gia thị trường . việc thuế hàng hóa đánh vào người bán hay người mua một mặt hàng không quan trọng. Khi thuế đánh vào người mua lượng cầu dịch chuyển xuống dưới một đoạn tương ứng ,khi nó đánh vào người bán lượng cung dịch chuyển lên trên một đoạn tương ứng .Trong cả hai trường hợp thì khi thuế được thực thì , giá mà ngưới mua phải trả đều tăng ,còn giá mà người bán nhận được đều giảm .Xét cho cùng người mua và người bán cung chia xẻ gánh nặng thuế ,cho dù nó được đánh theo cách nào. Minh họa như hình vẽ. Hình 1 : những ảnh hưởng của thuế. Thuế đánh vào một loại hàng hóa tạo ra một cái nêm giữa giá mà người mua phải trả và giá mà người bán nhận được ,lượng hàng hóa bán ra giảm. Hình 1 : không chỉ ra sự dịch chuyển của đường cung hoặc đường cầu , mặc dù một đường phải dịch chuyển , việc đường nào dịc chuyển phụ thuộc vào chỗ thuế được đánh vào người bán (đường cung dịch chuyển) hay người mua (đường cầu dịch chuyển) . để biết được lợi ích của các bên tham gia thị trường khi có thuế , chúng ta phải tính đến những ảnh hưởng của thuế đối với người bán, người mua và chính phủ . Mối lợi mà người mua nhận được trên thị trường được tính bằng thặng dư tiêu dùng tức là số tiền mà người mua sẳn sàng trả cho hàng hóa trừ đi số tiền mà họ thực sự phải trả . Mối lợi mà người bán nhận đươc trên thị trường tính bằng thặng dư sản xuất tức là số tiền mà ngưới bán nhận được trừ đi chi phí của họ. Hinh 2 Hình 2 : là nguồn thu từ thuế . Nguồn thu từ thuế mà chính phủ thu được bằng T*Q tức là quy mô của thuế nhân với lượng hàng hóa bán ra . Vì vậy nguồn thu thuế bằng phần diện tích của cả hai hình chữ nhật nằm giữa đường cung và đường cầu . Vấn đề cần quan tâm là chính phủ thì sao? Nếu t là quy mô của thuế , Q là lượng hàng hóa bán ra thí chính phủ nhận được tổng nguốn thu về thuế bằng T*Q . có thể dùng nguồn thu thuế đó đẻ cung ấp các dịch vụ như , đường xá , y tế , giáo dục ,an ninh quốc phòng… bởi vậy để phân tích xem tác động của thuế tới phúc lợi kinh tế như thế nào chúng ta sử dụng nguồn thu từ thuế để phản ánh lợi ích từ thuế của chính phủ song lợi ích này không phải chính phủ được hưởng mà thuộc về những người được hưởng các khoản chi tiêu từ nguồn thu này. Hình 2 : cho thấy nguồn thu từ thuế của chính phủ được biểu thị bằng hình chữ nhật giữa đường cung và đường cầu . Chiều cao của hình chữ nhật này là quy mô của thuế và chiều rộng là lượng hàng hóa bán ra .Vì diện tích của hình chữ nhật bằng chiều cao nhân với chiều rộng , nên diện tích của nó bằng T*Q Để tìm hiểu xem một khoản thuế ảnh hưởng tới phúc lợi như thế nào chúng ta bắt đầu xem xét phúc lợi trước khi chính phủ đấnh thuế. Khi không có thuế giá và kượng được xác định bằng giao điểm giữa đường cung và đường cầu . giá P1..Lượng bán ra là Q1 vì đường cầu phản ánh sự sẵn sàng thanh toán của người mua , nên thặng dư tiêu dùng là phần diện tích giữa đường cầu và đường giá cả . tức là tổng A+B+C tưng tự vì đường cung phản ánh chi phí của người bán , nên thặng dư sản xuất là phần diện tích giữa đường cung và giá cả tức tổng của D+E+F trong trường hợp này nguồn thu từ thuế bằng 0 , tổng thặng dư :A+B+C+D+E+F . Phúc lợi khi có thuế. Bây giờ chúng ta xét phúc lợi sau khi thuế thực thì , giá mà người tiêu dùng phải trả tăng từ P1 lên Pb cho nên thặng dư tiêu dùng bây giờ chỉ còn bằng A (phần diện tích nằm dưới đường cầu và nằm trên đường giá mà người mua phải trả) .giá mà người bán nhận được giảm từ P1 xuống PS cho nên thặng dư sản xuất bây giờ chỉ còn bằng F (phần diện tích nằm trên đường cung và dưới đường giá mà người bán nhận được) .Lượng hàng bán ra giảm từ Q1đến Q2 và chính phủ thu được phần thu về thuế bằng phần diện tích B+D . để tính tổng thặng dư khi có thuế chung ta cộng tổng thặng dư tiêu dùng với thặng dư sản xuất và nguồn thu thuế của chính phủ lại với nhau , nhờ cách làm như vậy chúng ta tính được tổng thặng dư bằng diện tích A+B+D+F . Những thay đổi trong phúc lợi : thuế làm cho thặng dư giảm một lượng bằng diện tích B+C và thặng dư sản xuất giảm một lượng bằng phần diện tích D+E . Nguồn thu về thuế của chính phủ tăng thêm một lượng bằng phần diện tích B+D . Không có gì đáng ngạc nhiên là thuế làm cho cả người bán và người mua đều thìệt , còn chính phủ được lợi. Sự thay đổi trong phúc lợi bao gồm cả sự thay đổi trong thặng dư tiêu dùng và sự thay đổi trong thặng dư sản xuất và sự thay dổi của thuế trong nguồn thu của chính phủ ,khi cộng các bộ phận này với nhau ta thấy thặng dư trên thị trường giảm một lượng bằng phần diện tích C+E .Như vậy cái mất của người mua và người bán do một khoảng thuế gây ra vượt quá nguồn thu về thuế của chính phủ nhận được .Sự suy giảm trong tổng thặng dư phát sinh khi một khoản thuế làm biến dạng kết cục thị trường được gọi là sự mất không pohàn diện tich C+E phả ánh quy mô của sự mất không. Chương : 2 Đánh giá thực trạng gánh nặng thuế của Việt Nam. Bước vào thập kỷ 21việt nam mở cửa mạnh mẻ để phát triển kinh tế , đặc biệt là xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay .Dưới tác động của nhiều “ chiếc bình thông nhau” nền kinh tế của nước ta co nhiều thay đổi trong sưn nghiệp công nghiêp hóa hiên đại hóa đất nước.Để giữ vững nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa , chính phủ sử dụng thuế và trợ cấp gián tiếp can thìệp càp thị trường thông qua luật cung cầu , vì vậy trong những năm gần đây chính sách thuế không ngừng thay đổi , hoàn thiện đã làm cho một số ngành , lĩnh vực sản xuất hàng không ngừng phát triển , do đó ảnh hưởng đến gánh nặng thuế đối với người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng được phân chia hợp lý, điều đó được chứng minh qua thực trạng thuế và một số xắt thuế ở việt nam như sau: 1. Thuế đối với mặt hàng ít co giãn EPD<1 như lúa,gạo,ga,thuốc lá…khi đánh thuế vào mặt hàng này gánh nặng thuế chủ yếu do người tiêu dùng gánh chịu chính sách thuế một thời gian góp phần thúc đẩy , phát triển và hướng dẫn tiêu dùng đúng hướng. Cụ thể chung ta xem xét thuế của chính phủ với ngành sản xuất thuốc lá. Có thể nói thuốc lá ở Việt Nam là một mặt hàng có hại cho sức khỏe cộng đồng,cần hạn chế tiêu dùng.Chính vì vậy ngay từ cải cách thuế bước 1,thuốc lá sản xuất trong nước là một trong những mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tương đối cao.Đối với thuốc lá điếu có dầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu sản xuất trong nước là 50%.Đến tháng 8/1993 tăng 70% đối với thuốc lá có đầu lọc sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu và 52% với thuốc lá điếu sản xuất bằng bguyên liệu trong nước.Mức thuế cao đó được duy trì hơn 5 năm từ tháng 7/1993 đến tháng 12/1998.Từ ngày 1/1/1999 thực hiện cải cách thuế bước 2,thuế suất tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá được điều chỉnh giảm xuống cho phù hợp với mục tiêu điều chỉnh sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, tuy nhiên mức giảm không đáng kể.đối với thuốc lá điếu sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu giảm xuống 65% thuốc lá điếu Hiện nay thuốc lá co đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu, thuộc nhóm thuế xuất 65% là loại thuốc lá điếu sử dụng nguyên liêu nhập khẩu chiếm từ 51% trở lên so với tổng khối lượng nguyên liệu sợi thuốc dùng cho sản phẩm đó . Vậy tính bình quân thuế tiêu thụ đặc biệt ở việt nam với thuốc lá đạt tới 65% (thuế gián thu) . Vậy thuế thuốc lá ở việt nam rất cao đẻ có thể kiểm soát sản xuất thuốc lá từ ngày 1/1/2004 đế 2006 sản phảm thuốc lá vừa phải nộp thuế giá trị gia tăng vừa phải nộp thuế tiêu thụ đặc biết ,thuế giá trị gia tăng là 10%thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn giữ ở ba mức thuế như hiện nay . Thuốc lá điếu không đầu lọc thì thuế suât 25%. Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước thì thuế xuất 45% Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu thì thuế suât 65%. Như vậy thuế với mặt hàng thúôc lá cao như vậy cho nên chi phí của người sản xuất để sản xuất cao hơn do đó giá thuốc lá cao hơn và cái giá này người thìêu dùng phải chịu tức là gánh nặng thuế do người tiêu dùng chịu , mặt khác thuốc lá là mặt hàng có hại cho sức khỏe chính vì vậy chúng ta phải hạn chế sử dụng mặt hàng này.Thuốc lá là một thứ không khuyến khích, nhưng không thể nâng mức thuế cao hơn vì số người nghiện thuốc lá đông,lại không phải là số người giầu sang mà là những người nghèo nhiều hơn.Vì vậy chính phủ không nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá. Thuế đối với rượu, bia. Song song với mặt hàng thuốc lá có thế xuất cao thì mặt hàng rượu ,bia cũng là loại hàng hóa có cầu ít co giãn và có thuế xuất cao. Hiện nay mặt hàng rượu , bia áp dụng thuế xuất 15% không phân biệt theo độ cồn .cơ sở sản xuất phải có giấy phép sản xuất rượu , thuốc và giấy chúng nhận đăng ký tên nhẵn hiệu , chất lượng sản phẩm rượu thuốc do cơ quan y tế và cơ quan có them quyền cấp theo quy định tại điều 9 của luật thuế giá trị gia tăng . Trường hợp cơ sở sản xuất bia không đăng ký tên sản phẩm không đủ tài liệu chứng minh , phân biết rõ sản phẩm sản xuất bán ra là bia tươi hay bia hơi thì phải áp dụng thuế xuất tiêu thụ đặc biệt là 75%. Đối với rượu ,bia được quy dịnh cụ thể như sau : Rượu từ 40o trở lên áp dụng thuế xuất 75% Rượu từ 20 đến dưới 40o trở lên áp dụng thuế xuất 30% Rượu dưới 200, rượu hoa quả áp dụng thuế xuất 20% Rượu thuốc áp dụng thuế xuất 15% Ngược lại với thuế tiêu thụ đặc biệt đánh thuế cao vào các mặt hàng thuốc lá , bia, rượu thì thuế nông nghiệp lại rất thấp áp dụng cho mặt hàng gạo . Nhà nước đã kết cấu tiêu dùng qua xuất khẩu gạo bằng cách giảm dần thuế xuất khẩu từ 1.5% năm 1998 xuống 0% năm 1999 tạo điều kiện khuyến khích thúc đẩy xuất khẩu tăng cầu tăng giá đảm bảo thu nhập cho người dân. Đồng thời với việc giảm thuế xuất khẩu gạo làm tăng cầu chính sách thuế đất nông nghiệp cũng góp phần không nhỏ vào thúc đẩy sản xuất phát triển .luật thuế sử dụng đất quy định giảm thuế xuất trên tất cả các hạng đất (chất đất , vị chí , địa hình ,khí hậu…..).Đồng thời thuế sử dụng đất nông nghiệp lại ổ định trong thời gian dài góp phần khuyến khích nông đân tăng vụ cải tạo đất . Kết quả đạt được diện tích đất canh tác tăng từ 5.76 triệu ha lên 7.6 triệu ha năm (1999). Năng xuất lúa tăng từ 2.81tạ/ha lên 40.8 tạ /ha (1999). Với mức tăng trưởng như thế đã đưa nước ta từ nhập khẩu gạo trở thành nước xuất khẩu gạo thú hai thế giới . Với chính sách thuế nông nông nghiệp với mặt hàng thấp như vậy đã khuyến khích người nông dân sản xuất gạo đồng thời thúc đẩy người tiêu dùng mua gạo trong nước. Thuế xuất nhập khẩu với mặt hàng xăng dầu cũng là vấn đề nóng bỏng đang được mọi người quan tâm. Xăng dầu là loại mặt hàng nhập khẩu . Hiện nay các doanh nghiệp trong nước đang phải đối đầu với thực tế là giá xăng tăng nhanh. Đầu tiên để khuyến khích tiêu dùng vật tư này một cách tiết kiệm nhà nước ổn định thuế xuất nhập khẩu dầu cao :1993 thuế là 70% từ đó làm cho giá xăng cao và tăng liên tục :năm 1997 là 4,364đ/lít năm 2000 là 4,95đ/lít. Do đó nhà nước giảm dần thuế nhập khẩu xăng dầu (6/1999) giảm xuống còn 60% rồi đến ngay 28/8/1999 thì giảm xuống 15% và đến ngày 22/9/2000 nhà nước đã giảm mức thuế nhập khẩu xăng dầu xuống thấp nhất 0% và bãi bỏ chế độ phụ lục xăng dầu nhập khẩu. Nhưng cuối năm 2000 giá xăng trên thế giới giảm do đó ngày 2/12/2000 thuế nhập khẩu tăng từ 0% lên 20% với chính sách tăng thuế của chính phủ như vậy nhằm điều tiết giá cả thị trường đồng thời bảo hộ cho người sản xuất những khoản thuế ấy lại chủ yếu do người tiêu dùng gánh chịu . Hiện nay giá xăng dầu trên thế giới vẫ tiếp tục tăng ,kỷ lục trong nửa đầu tháng 10 năm 2004 đã tăng 65% kể từ đầu năm giá dầu WTI tăng mức cao nhất trong 23 năm qua với 54,75 USD/thùng giá brent tăng mức cao nhất trong lịch sử 16 năm là 50,84 USD/thùng giá dầu opec cũng đạt mức giá 46,69USD/thùng .giá dầu thế giới tăng đã làm cho thị trường trong nước có nhiều biến động do giá dầu tác động đến nhiều ngành kinh tế cho nên nhà nước phải giảm thuế xuất nhập khẩu xuống 0% và tiếp tục bù lỗ cho các loại dầu , giá dầu trên thế giới vẫn tăng , bình quân trong ngày đầu tháng 10 tăng 11,2% . Với biện pháp giảm thuế của chính phủ đã làm giảm gánh nặng thuế cho người tiêu dùng đồng thời tăng mức cạnh tranh cho ngưới sản xuất trong nước với nước ngoài. Như vậy để giữ ổn định giá bán xăng dầu trong nước đã giảm thu thông qua giảm thuế nhập khẩu và bù lỗ cho các hoạt động kinh doanh xăng dầu .Từ đó khắp phục được những biến động do giá xăng gây ra, đồng thời khuyến khích tiêu dùng một cách tiết kiệm đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng. 2. đối với hàng hóa có cầu co giã EPD >1 như ô tô, xe máy …đây là các mặt hàng có cầu co giãn nên gánh nặng thuế chủ yếu rơi vào người sản xuất.Chính vì vậy chính phủ thực hiện bảo hộ , khuyến khích phát triển thông qua thuế xuất nhập khẩu . Nhiều ngành mang lại giá trị thặng dư lớn đặc biệt là ngành cơ khí lắp ráp ô tô . ở việt nam tổng cộng có 11 đơn vị cơ khí lắp ráp ô tô : TOYOTA,RORD,VINASTA, ISUZU, MEKONG, MEK-CEDES, VISUCO, VMC,VINDCO, HINO, nhà nước dành rất nhiều chính sách ưu dãi cho doanh nghiệp sản xuất ô tô . Đó là. Thuế nhập khẩu linh kiện ô tô thấp Thuế xuất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc cao Theo quy định 54/CP ngày 28/8/1993 của chính phủ về quy định chi tiết thì hành luật thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế suất, nhập khẩu quy định: ôtô từ 5 chỗ ngồi trở xuống nguyên chiếc nhập khẩu thuế suất 200% Bộ linh kện: SKDI : chịu thuế 150% CKDI : chịu thuế 50% CKD2: chịu thuế 30% IKD : chịu thuế 5% Cộng với thuế xuất , thuế doanh thu đối với nhiều cơ sở sản xuất ,lắp ráp ô tô trong nước là 4% . Như vậy mức ưu đãi thuế xuất thấp nhất khoảng 46% .Do ô tô là mặt hàng co giãn rất nhiều nên gánh nặng thuế chủ yếu do người sản xuất chịu , việc ưu đãi thuế này góp phần giảm bớt thuế cho cơ sở sản xuất trong nước , bảo hộ cho sản xuất trong nước phát triển , giảm bớt sự bóp méo của thuế cho nền kinh tế. Đến năm 1995 cùng với sự ra đời hàng loạt các liên doanh sản xuất lắp ráp xe ôtô.Ôtô nhập khẩu được đưa vào diện hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.Còn ôtô lắp ráp trong nước vẫn thuôc diện chịu thuế doanh thu.Nhưng mức độ ưu đãi qua thuế suất giữa hàng nhập khẩu nguyên chiếc với hàng lắp ráp trong nước được tăng lên. Ôtô từ 5 chỗ ngồi trở xuống nguyên chiếc chịu thuế nhập khẩu 55% và thuế tiêu thụ đặc biệt100%, tổng cộng thuế là 155% Bộ linh kiện : CKDI : chịu thuế 50% CKD2: chịu thuế 30% IKD : chịu thuế 5% Cùng với thuế suất thuế doanh thu đối với những cơ sở sản xuất,lắp ráp ôtô trong nước là 4%.Do vậy mức ưu đãi thuế suất thấp nhất lên đến 100%.Mức ưu đãi thuế càng tăng thì gánh nặng thuế người sản xuất chịu càng giảm do cầu co giãn nhiều.Điều đó càng tăng thêm mức độ khuyến khích đối với các cơ sở sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước.Ngoài ra còn có sự ưu đãi về thuế trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,góp phần tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngòai đầu tư vào sản xuất kinh doanhvà cang thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển Đến cải cách thuế bước 2 năm 1999 để đảm bảo thống nhất giữa thuế nhập khẩu với hàng sản xuất trong nước phù hợp với những cam kết mà Việt Nam đã kí kết trong tiến trình hội nhập.Đối với cơ sở lắp ráp ,sản xuất ôtô trong nước được giảm 60%đến 100% mức thuế suất theo biểu thuế tiêu thụ đặc biệt.Với chính sách ưu đãi thuế với mặt hàng có cầu co giãn như vậy đã thúc đẩy sản xuất phát triển tạo ra mức tăng trưởng khá cao trong ngành sản xuất,lắp ráp ôtô trong nước trong thời gian qua.Năm 1995,sản lượng ôtô lắp ráp trong nước là 3524chiếc ,năm1996là 5806 chiếc (tăng 5%), năm 1997đạt 6535 chiếc tăng 12,5% so với năm1996, năm 1998 đạt 6404 chiếc chỉ bằng 97.8% so với năm 1997, năm 1999 chỉ đạt 5251chiếc bằng 82% so với năm 1998.nhưng đến năm 2000 ngành sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước lại khởi sắc.Chỉ tính riêng tháng 9/2000 sản lượng ôtô sản xuất trong nước đạt 8208 chiếc tăng 208,4% so với cùng kì 1999. Hiện nay thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô sản xuất trong nước và ôtô nhập khẩu giảm đáng kể năm2005 thuế tiêu thụ đắc biết cho xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống là 40% ,thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe từ 6 đến 15 chỗ ngồi là 25%, thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe từ 16 đến 23 chỗ ngồi là 12,5% .Năm 2006 theo bộ trưởng bộ tài chính Nguyễn Sinh Hùng mức thuế nàylại tăng thêm một chút:loại ôtô dưới5 chỗ ngồi 50%,ôtô từ 6 đến 15 chỗ là 30%,ôtô từ 16 đến 24 chỗ là 15% Như vậy các sắc thuế của việt nam trong hơn mười năm qua đang ngày càng được hoàn thìện . Các loại thuế quan trọng như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt , thuế thu nhập doanh nghiệp… đã được sửa đổi bổ sung . Việc sửa đổi này đánh dấu bước chuyển đổ quan trọng trong quá trình hoàn thìện hệ thống thuế của nước ta theo hướng đảm bao tính đồng bộ liên hoàn của các sắc thuế, thực hiện tốt chức năng thúc đẩy xuất khẩu , hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng…đưa đất nước ta tiến kịp các nước trên thế giới phát triển. Chương 3 Một số ý kiến đề suất Thuế như chiếc nêm đóng vào giữa đường cung và đường cầu .Đối với chính phủ đánh thuế với hi vọng “chiếc nêm đó” được dài nhất, thu được thuế nhất cho ngân sách nhà nước .Như vậy chính phủ phải đánh thuế như thế nào, đánh vào những mặt hàng nào , làm thế nào để đảm bảo công bằng,vừa phục vụ lợi ích cho mình vừa đảm bảo cuộc sống của nhân dân,vừa đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển. đối với những mặt hàng có cầu thay đổi co giãn .Hệ thống chính sách thuế hiện nay đã góp phần quan trọng trong việc hướng dẫn tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất phát triển.Tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm cần hoàn thìện,như đối với mặt hàng sản xuất ôtô, nếu chỉ ưu đãi thuế qua chênh lệch thuế suất nhập khẩu giữa ôtô nhập khẩu nguyên chiếc và bộ linh kiện để lắp ráp trong nước đều phải chịu cùng mức thuế tiêu thụ đặc biệt như hiện nay sẽ gây khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm ở trong nước .Khi ôtô lắp ráp trong nước không tiêu thụ được thì chính sách miễn giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với cơ sở lắp ráp trong nước khi bị thua lỗ không có hiệu quả.Để có thể khuyến khích sản xuất phát triển,điều tiết tiêu dùng,hướng tiêu dùng vào hướng lắp ráp trong nước thì chính phủ nên tăng mức thuế tiêu thụ đặc biệt bình quân cao hơn,đảm bảo cạnh tranh giữa ôtô nhập khẩu và ôtô lắp ráp trong nước.Hay đối với hàng điện tử điện lạnh cao cấp thì thuếVAT nên giữ như hiện nay(10%),còn đối với thuế suất nhập khẩu cần phải cắt giảm nhằm tạo điều kiện cho mặt hàng này được hưởng thuế suất ưu đãi. Đối với hàng ít co giãn như lúa gạo, thuốc lá,xăng dầu…chính phủ cũng phải có nhiều chính sách can thìệp nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển.Chẳng hạn như gạo đây là mặt hàng cầu ít co giãn, giá càng cao thì nguồn thu nhập của người nông dân càng cao.Nhưng giá thóc gạo trên thị trường lại hoàn toàn do tương quan cung cầu trên thị trường.Vì vậy để đảm bảo thu nhập cho người nông dân,đảm bảo ổn định cho sản xuất nông nghiệp khi giá thóc gạo giảm xuống, ngoài mức ưu đãi về thuế xuất khẩu 0% như hiện nay, nhằm tăng cầu về gạo,đẩy giá lên,cần tăng thuế nhập khẩu gạo lên trên 20% như hiện nay.Tránh tình trạng gạo trong nước dư thừa nhưng vẫn nhập khẩu gạo là rối loạn thị trường. Bên cạnh đó nên bãi bỏ thuế buôn chuyến đối với các cá nhân,tổ cáưc buôn bán gạo, đẩy mạnh giao lưu giữa các vùng điều hòa từ nơi thừa sang nơi thìếu Đồng thời có chiến lược cắt giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp,giảm bớt gánh nặng cho người nông dân. Đối với mặt hàng đây là vật tư chiến lược nhập khẩu cần khuyến khích tiêu dùng một cách tiết kiệm.Song giá trên thị trường luôn luôn biế động lên xuống theo khả năng long loạn của tổ choc dầu mỏ OPEC .Do đó nếu điều tiết giá dầu thông qua giá trần và thuế suất nhập khẩu như hiện nay , khó có thể linh hoạt theo thị trường thế giới.Đồng thời,nhà nước nhà nước phải thường xuyên bổ sung luật thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu gây nên tình trạng không ổn định cho hành lang pháp lý và khó khăn cho công tác hành thu .Vì vậy,nhà nước thay việc điều tiết tiêu dùng xăng dầu thông qua thuế bằng phụ thu xăng dầu nhập khẩu.Khi đó vẫn đảm bảo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước,vừa điều tiết được hoạt động xuất nhập khẩu và tiêu dùng xăng dầu,đảm bảo được tính linh hoạt của công cụ điều tiết. Hiện nay khi bước sang thế kỷ 21 ,một giai đoạn mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước và trong tiến trình hội nhập quốc tế nền kinh tế nước ta đứng trước nhiều thời cơ thuận lợi và những thách thức nhất định cần phải vượt qua.Trước yêu cầu thực tiễn đó hệ thống chính sách thuế phải được hoàn thìên cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và mở rộng hợp tác trong thời gian tới. Để đạt được những mục tiêu tăng trưởng kinh tế và mở rộng hợp tác quốc tế chính phủ cần phải thực hiện như sau : Đối với thuế giá trị gia tăng : Chính phủ nên áp dụng một mức thuế suất để đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và đơn giản hóa trong cách tính mức thuế tiến tới hoàn thìện ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng để thực hiện một phương pháp tính thuế khấu trừ phù hợp với thông lệ quốc tế. Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt : cần mở rộng đối tượng chịu thuê,tiến tới xóa bỏ,miễn giảm thuế.Không phân biệt đối xử giữa hang sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu . Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: cần nhanh chóng hoàn thìện theo hướng giảm mức thuế suất,giảm diện miễn giảm thuế. Đối với thuế xuất nhập khẩu : nhanh chóng hoàn thìện theo hướng tối đa xuất khẩu,sửa đổi quy định về thuế suất,giảm tính thuế, thời hạn nộp thuế theo thông lệ quốc tế.Sửa đổi quy trình nộp thuế sao cho phù hợp với luật hải quan. Đối với thuế thu nhập cá nhân : cần nhanh chóng thay thế pháp lệnh thuế thu nhập với người có thu nhập cao bằng luật thuế thu nhập cá nhân hướng mở rộng đối tượng chịu thuế,thu hẹp sự khác biệt giữa người việt nam với người nước ngoài. Bên cạnh việc cái thìện các sắc thuế nói riêng chính phủ cần đẩy mạnh cơ chế đổi mới quản lý thuế theo hướng hiện đại hóa như sau: Thứ nhất: các quy tình quản lý thuế phải được rà soát,sửa đổi bổ xung theo hướng rõ ràng,dễ hiểu.Xóa bỏ các khâu trùng lặp phiền hà tốn kém cho người nộp thuế và cơ quan thu thuế. Thứ hai : trong thời gian tới cần hiện đại hóa “cơ sở hạ tầng”cho ngành thuế bao gồm cơ sở vật chất và nguồn lực con người .Để làm được điều đó ,về cơ sở vật chất cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin,nâng cấp hệ thống tin học để áp dụng rộng rải vào các khâu quản lý thuế ,hoàn thìện mở rộng các trang wed của ngành thuế tiếng anh trên mạng để phục vụ các đối tượng nộp thuế của nước ngoài.Về nguồn lực con người cần tiếp tục đào tạo lại đào tạo lại đàu tạo mới đênd năm 2010 và lộ trình chiến lược xây dùng đội ngũ cán bộ thuế chuyên nghiệp đáp ứng nhưu cầu hội nhập . Thứ 3: ngành thuế cần tích cực chủ động phối hợp với các cơ quan luật pháp , cơ quan quản lý thị trường ,kho bạc …để nhanh chong xây dùng và hoàn thìện quy chế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế . Như vậy trong nền kinh tế thị trường như hiện nay đang có nhiều diễn biến phức tạp ,sự leo thang giá cả tỷ lệ lạm phát,ngoài ra còn có tình trạng độc quyền liên minh độc quyền,cạnh tranh không lành mạnh xâm hại đến nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta .Chính vì vậy chính phủ cần can thìệp vào thị trường đặc biệt là tăng cường các công cụ can thìệp gián tiếp thông qua tác động vào cung cầu .Nhằm bình ổn giá cả thị trường của hàng hóa và dịch vụ quan trọng,thìết yếu.Từ đó kiểm soát lạm phát,ổn định tình hình kinh tế xã hội,bảo vệ lợi ích của nhà nước góp phần khuyến khích đầu tư phát triển. Kết luận Co giãn cung cầu đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người,rất nhiều học giã kinh tế.co giãn cung cầu theo giá phản ánh tỷ lệ thay đổi lượng cung và cầu khi giá thay đổi 1% .Sự thay đổi của lượng sự thay đổi của lượng cung lớn thì chứng tỏ sự nhạy cảm của cầu trước sự thay đổi của giá cả . Co giãn của cung cầu theo giá không chỉ áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ mà nó còn áp dụng được cho nhiều mối quan hệ khác được coi là mối quan hệ của giá và lượng …Vì vậy nó có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt là đối với việc hoạch định những chính sách của chính phủ.Tuy nhiên ,hiện nay việc vận dụng nhiều kết quả co giãn cung cầu và ban hành các chính sách của chính phủ còn rất hạn chế,chưa theo kịp sự biến động của thị trường.Việc vận dụng các chính sách của chính phủ vào thực tiễn chưa thực sự phát huy tác dụng.Những ý kiến đề suất trong bài tiểu luận này chỉ là những kiến nghị mang tính gợi ý dưới một góc độ hẹp.Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng,song do trình độ còn hạn chế nên trong bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết sai lầm.Vậy em kính mong thầy cô tạo điều kiện cho em tốt hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0888.doc
Tài liệu liên quan