Đề tài Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN

MỤC LỤC I. Tổng quan về ASEAN : 2 4. Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN : 2 5. Mục tiêu hoạt động của ASEAN: 4 6. Cơ cấu tổ chức: 4 6. Các cột mốc quan trọng trong hợp tác của các nước ASEAN: 9 7. Nguyên tắc hoạt động: 11 II. Quan hệ hợp tác trong khối ASEAN : 13 5. Hợp tác chính trị và an ninh : 13 6. Hợp tác kinh tế : 15 7. Hợp tác văn hóa – xã hội : 22 8. Tổng kết 25 III. AFTA – ASEAN Free Trade : 26 7. Quá trình hình thành AFTA : 26 8. Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT-AFTA): 27 9. Những thách thức và cơ hội của Việt Nam tham gia vào AFTA 35 10. Quá trình thực hiện CEPT/AFTA : 36 11. Những kết quả sau khi thực hiện AFTA: 41 IV. Hợp tác giữa ASEAN và các quốc gia, tổ chức ngoài khối : 51 4. ASEAN + 3 : 51 5. ASEAN-EU : 57 6. Một số hợp tác khác 63 V. HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN. 64 7. Tổng quan: 64 8. Hợp tác chính trị, ngoại giao, an ninh : 65 9. Hợp tác kinh tế : 66 10. Hợp tác văn hóa, xã hội giáo dục: 69 11. Những cơ hội và thách thức mới : 70 12. Tổng kết 72 VI. Tổng kết: 73 Tài liệu tham khảo 74

doc114 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2146 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính là kênh chính thức ( Hội nghị thượng đỉnh, hội nghị cấp bộ, hội nghị các quan chức cao cấp ) và kênh không chính thức ( nhóm tầm nhìn Đông Á, nhóm nghiên cứu Đông Á, diễn đàn Đông Á, Hội đồng kinh doanh Đông Á… ). Tiến trình Hợp tác ASEAN + 3 đã trải qua 2 giai đoạn phát triển chính : 1. Giai đoạn 1997-2005 : Trong giai đoạn này Hợp tác ASEAN+3 đã trải qua 2 giai đoạn nhỏ : Giai đoạn 1997-2002: Xác định mục đích mục tiêu hợp tác và đề xuất các biện pháp nhằm đạt tới các mục tiêu của hợp tác ASEAN+3.Hoạt động này đã được thực hiện trong suốt 6 Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của hợp tác ASEAN+3 Tại Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tổ chức vào 12/1997, các nước vẫn chưa có quyết định nào về tương lai của hợp tác ASEAN+3. Đến Hội nghị thượng đỉnh họp lần thứ 2 tại Hà Nội vào tháng 12/1998, các nhà lãnh đạo đã quyết định thường niên hóa hội nghị và đưa đến nhất trí rằng ASEAN+3 là một tiến trình hợp tác thực sự và sẽ tổ chức hợp tác này ở các cấp độ khác nhau. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 3 họp tại Manila ngày 29/11/1999, hai quyết định quan trọng đã được thông qua : ra Tuyên bố chung về hợp tác Đông Á, thành lập nhóm tầm nhìn Đông Á (EAVG). Tiếp đó tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 tổ chức tại Singapore ngày 24/11/2000, các nước ASEAN đã quyết định thành lập nhóm nghiên cứu Đông Á(EASG). Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 5 tổ chức tại Brunei tháng 11/2001, EASG đã trình báo cáo của họ trong đó đề xuất 57 biện pháp nhằm hiện thực hóa tầm nhìn về việc xây dựng cộng đồng Đông Á hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ trong đó có 26 biện pháp cụ thể bao gồm 17 biện pháp ngắn hạn vaa 9 biện pháp trung và dài hạn, các đề xuất trên đã được thông qua và trở thành chương trình nghị sự của hợp tác Đông Á từ năm 2002 tới nay. Xây dựng các kênh hợp tác : Bên cạnh 2 cơ chế truyền thống của ASEAN+3 cho tới hội nghị thương đỉnh Manilanăm 199 1 cơ chế hợp tác mới đã được thành lập là tiến trình thượng đỉnh giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các thể chế hợp tác trong khuôn khổ ASEAN+ ngày càng được mở rộng. Đã có 48 cơ chế dưới tiến trình hợp tác ASEAN+3điều phối 16 lĩnh vực hợp tác bao gồm kinh tế, tiền tệ-tài chính, chính trị-an ninh, du lịch, nông nghiệp môi trường, năng lượng và công nghệ thông tin liên lạc. Triển khai một số hoạt động hợp tác cụ thể Hợp tác tài chính tiền tệ được tiến hành củ yếu thông qua các hội nghị Bộ trưởng tài chính họp hàng năm. Trong đó hợp tác đáng chú ý nhất là Sáng kiến Chiêng Mai (CMI) được đưa ra tại hộ nghị bộ trưởng tài chính Chiêng Mai tháng 5/2000. Từ năm 1999, Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN+3 (AEM+3)đã họp thường kỳ. Tại AEM lần thứ 2 họp tại tổ chức vào tháng 5/2000 đã ra quyết định về các nguyên tắc cũng như lĩnh vực hợp tác của hợp tác kinh tế ASEAN+3. Giai đoạn 2003-2005 : Nội dung hợp tác trọng tâm trong giai đoạn này là thực hiện 17 biện pháp ngắn hạn do nhóm nghiên cứu Đông Á đề xuất. Thực hiện nhiệm vụ trên, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 7 tổ chức ở Bali ngày 7/10/2003 đã phê chuẩn Chiến lược về các biện pháp ngắn hạn của EASG. Tại hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 8 tổ chức ở Viêng Chăn ngày 29//11/2004, hợp tác ASEAN+3 đã có bước tiến đột phá khi đưa ra quyết tâm làm sâu sắc thêm hợp tác chuyên ngành của ASEAN+3, thảo luận việc triển khai xây dựng khu vực mậu dịch tự do Đông Á (EAFTA) và triệu tập hội nghị thượng đỉnh Đông Á Ngày 15/12/2005 HỘi nghị thượng đỉnh Đông Á lần đầu tiên đã được triệu tập tại kuala Lumpur. Đến năm 2005, 14 biện pháp ngắn hạn đã được thực hiện. 2. Giai đoạn từ 2005 đến nay : Trong giai đoạn này vị thế của ASEAN+3 trong hợp tác giữa các nước Đông Á đã ít nhiều giảm xuống, nhưng vẫn được thừa nhận là cơ chế chính Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 10 họp tại Cebu ngày 14/1/2007 vị thế của ASEAN với tư cách là cơ chế chính để đạt được mục tiêu thành lập cộng đồng Đông Á đã được khẳng định lại. b. Những thành tựu hợp tác ASEAN + 3 trong những năm vừa qua : Về chính trị, các hội nghị thường đỉnh của ASEAN + 3 đã giúp các nhà lãnh đạo trong khu vực có cơ hội gặp gỡ nhau thường xuyên và trao đội các vấn đề quốc tế cùng quan tâm. Từ đó giúp họ hiểu biết nhau nhiều hơn., tiến tới việc hình thành những lập trường chung về các vấn đề quốc tế. Thêm nữa là lòng tin giữa các quốc gia Đông Á được xây dựng và củng cố. Về an ninh, Hợp tác ASEAN+3 được tập trung vào các vấn đề an ninh phi truyền thống (chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia,…). Tháng 6/2003 ở Hà Nội lần đầu tiên Cuộc tham khảo của các quan chức cao cấp ASEAN+3 về Tội phạm xuyên quốc gia (SOMTC+3). Tiếp đó vào ngày 10/1/2004 tại Băng Cốc hội nghị cấp bộ về tội phạm xuyên quốc gia ASEAN+3, các bộ trưởng ASEAN+3 đã thông qua kế hoạcch hướng dẫn để đối phó với tội phạm xuyên quốc gia trong 8 lĩnh vực bao gồm : chủ nghĩa khũng bố , vận chuyển ma túy bất hợp pháp, buôn bán người, cướp biển buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm tin học. Về tài chính tiền tệ, Sáng kiến Chieng Mai được coi là thành tựu nổi bật nhất của hợp tác ASEAN + 3. Đến cuối tháng 6/2006 đã có 16 hiệp định hoán đổi song phương BSA được ký kết giữa các nước Đông Á với tổng số tiền hơn 75 tỷ USD. Sáng kiến Chieng Mai đã cung cấp cơ sở pháp lý cho hợp tác tài chính tiền tệ giữa các nước ASEAN + 3 từ đó giúp các nước trong khu vực giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn tài chính bên ngoài đặc biệt là từ Mỹ và Liên minh Châu Âu. Về kinh tế thương mại, hợp tác ASEAN + 3 đã thúc đẩy buôn bán nội khối trong khu vực tăng lên nhanh chóng. Năm 2003, thương mại nội khối ASEAN + 3 đạt mức 54% cao hơn hẳn 24% của ASEAN và 25,8% của Đông Bắc Á,cao hơn mức 46% của NAFTA. Tỷ trọng của ASEAN+3 trong trao đổi thương mại của từng nước thành viên cũng rất cao cao nhất là Lào (71,5%) và thấp nhất là Trung Quốc (32,4%). Nhờ vào buôn bán nội khối các nước ASEAN+3 cũng đã giảm sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài (Tây Âu, Mỹ). Nhờ vào sự tăng trưởng của các nước ASEAN+3 và liên kết ngày càng chặt chẽ trong khu vực đã làm cho khu vực ASEAN+3 trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới. Về du lịch, du lịch của các nước ASEAN+3 đã có những bước phát triển nhanh chóng. Năm 2006, các nước ASEAN+3 đã đón nhận 89,3 triệu du khách du khách đến từ trong và ngoài khu vực ( tăng 6,8% so với năm 2005 ), trong đó du lịch nội khối chiếm 58% tổng số khách du lịch tới các nước trong khu vực. Cũng trong năm 2006, 8,26 triệu du khách từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tới du lịch tại các nước ASEAN, và ngược lại có khoảng 4,4 triệu du khách từ ASEAN đã tới thăm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hợp tác ASEAN+3 không những đóng góp vào việc duy trì môi trường hòa bình ổn định, thắt chặt các mối liên kết trong khu vực, mà còn góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển của các quốc gia trong khu vực này trong suốt hơn một thập kỉ qua c. ASEAN+3 đã và đang thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa ASEAN và các nước Đông Bắc Á : i. Thúc đẩy hợp tác ASEAN-Trung Quốc : Quan hệ ASEAN- Trung quốc được chính thức thiết lập từ năm 1991. Năm 1993 trung Quốc được công nhận là đối tác tham khảo của ASEAN, đến năm 1996 trung quốc trở thành đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN. Tuy nhiên quan hệ này cho tới khi ASEAN+3 ra đời vẫn chưa thực sự phát triển Với sự thành lập của ASEAN+3, quan hệ ASEAN-Trung Quốc đã trở thành một trong 3 tiến trình ASEAN+1. Tháng 12/1997 hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc đã được thể chế hóa. Như vậy từ cuối năm 1997, tính chất của quan hệ ASEAN-Trung Quốc đã thay đổi Hằng năm, các nhà lãnh đạo 2 bên gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN+1, tại các hội nghị này các nhà lãnh đạo có dịp hiểu hơn quan điểm của nhau về nhiều vấn đế quốc tế ( chủ nghĩa khủng bố, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, vấn đề Đài Loan ) từ đó giúp tăng cường hiểu biết và tin cậy giữa 2 bên. Tại Hội nghị thương đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 3 tổ chức ở Singapore tháng 11/2000, hai bên đã ra tuyên bố chung về ứng xử của các bên có liên quan tại biển Đông góp phần củng cố môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực. Về lĩnh vực an ninh, tuy đây từ lâu đã là lĩnh vực nhạy cảm trong Hợp tác ASEAN-Trung Quốc nhưng từ năm 1997 ASEAN và Trung Quốc đã quyết định hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Tháng 11/2000, hai bên đã ký “Tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống” ( chống buôn bán ma túy, buôn lậu người, cướp biển, chủ nghĩa khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm điều khiển học) Tại hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 7 tổ chức tại Bali tháng 11/2003 hai bên đã ra tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc. Tiếp đó tại hội nghị Việng Chăn tháng 11/2004, hai bên đã thông qua chương trình hành động nhằm thực hiện nội dung của bản Tuêyn bố trên. Trong hợp tác kinh tế, hoạt động quan trọng nhất của hợp tác ASEAN-Truung Quốc là triển khai cvà xây dựng khu mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Tại hội nghị thượng đỉnh Viêng Chăn tháng 11/2004, đề thực hiện hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc (11/2002) hai bên đã ký hiệp định về mậu dịch hàng hóa và Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp định khung. Theo đó lập kế hoạch cắt giảm thuế qua với 8 danh mục hàng nông sản ( trước cuối năm 2003 ). Trung Quốc và 6 nước thành viên cũ của ASEAN sẽ bắt đầu giảm thuế quan với các sản phẩm hiện đang áp dụng mức thuế theo Quy chế tối huệ quốc trên 15% xuống còn 10% vào ngày 1/1//2004 và xuống 5% vào ngày 1/1/2005 và đạt mức 0% vào ngày 1/1/2006. Những sản phẩm đang chịu mức thuế quan từ 5-15% theo Quy chế Tối huệ quốc sẽ giảm xuống 5% vào ngày 1/1/2004 và xuống 0% vào ngày 1/1/2005. Dưới tác động của việc cắt giảm thuế theo chương trình thu hoạch sớm và Chương trình cắt giảm bình thướng thương mại hai chiều giữa ASEAN-Trung Quốc tăng rõ rệt. Tới tháng 7/2004 tổng giá trị các sản phẩm trao đổi giữa ASEAN và Trung Quốc theo chương trình thu hoạch sớm đạt 1,11 tỷ USD, tăng 42,3% so với cùng kỳ năm 2003,trong đó ASEAN xuất sang Trung Quốc 0,8 tỷ tăng 49,8% trong cùng thời gian trên. Kim ngạch thương mại 2 chiều cũng tăng lên đáng kể Năm 1991 ……… 2005 2006 2007 Tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc-ASEAN 8.4 ……… 130,7 160.8 202.5 (đơn vị : tỷ USD ) Bảng tổng kim ngạch thương mại ASEAN-Trung quốc qua các năm Trong lĩnh vực nộng nghiệp và rừng 2 bên đã ký bản ghi nhớ về hợp tác nộng nghiệp tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung quốc tại Phnom Pênh ngày 2/11/2002, theo đó trung quốc cam kết mở lớp đào tạo cán bộ cho các nước ASEAN. Trong lĩnh vực giao thông vận tải hợp tác ASEAN-Trung Quốc được triển khai trên cơ sở bản ghi nhớ về công tác giao thông vận tải ASEAN-Trung Quốc ký tại Viêng chăn 27/11/2004. Thực hiện bản ghi nhớ trên, Trung Quốc đã tích cực hỗ trợ cho các dự án phát triển hạ tầng cơ sở ở ASEAN. Về đầu tư, nguồn FDI của Trung Quốc vào ASEAN ngày càng tăng. Năm 2004 FDI của Trung Quốc vào ASEANtăng 283,86% so với năm 2003, chiếm 10,3 % tổng FDI của Trung Quốc. Năm 2006, FDI của Trung Quốc ở ASEAN đạt 1,3tỷ USD. Trong khi đó đầu tư của ASEAN vào các nước Trung Quốc cũng ngày càng gia tăng, đến hết năm 2007 thì ASEAN đã đầu tư vào Trung Quốc 47tỷ USD, trong đó Singapore, Malaysia và Thái Lan là 3 nước ASEAN đầu tư nhiều nhất vào Trung Quốc. ii. Thúc đẩy hợp tác ASEAN-Nhật Bản : Năm 1973 ASEAN và Nhật Bản đã thiết lập các quan hệ ko chính thức. Đến tháng 3/1977 các mối quan hệ này được chính thức hóa với việc thiết lập diễn đàn ASEAN-Nhật Bản họp định kỳ 18-24 mỗi tháng Với sự ra đời của hợp tác ASEAN+3, quan hệ ASEAN-Nhật Bản ngày càng có điều kiện phát triển hơn nữa, cũng giống như Trung Quốc cho tới trước năm 2002 quan hệ ASEAN-Nhật Bản không có bước phát triển đột phá nào. Tình hình thay đổi từ đầu năm 2002, Ngày 5/11/2002 tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nhật Bản họp ở Phnom Pênh hai bên đã ra tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP). Mục đích của AJCEP là cung cấp thị trường lớn hơn cho kinh tế ASEAN và Nhật Bản đem sự ổn định và thịnh vượng cho ASEAN và Nhật Bản. Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nhật Bản họp ngày 8/10/2003 tại Bali, hai bên đã ký “Khuôn khổ quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa hiệp hội các nước Đông Nam Á và Nhật Bản”. Trong khuôn khổ AJCEP Nhật Bản cam kết áp dụng quy chế tối huệ quốc cho các nước thành viên ASEAN chưa phải là thành viên các nước WTO. Theo dự kiến AJCEP ( bao gồm các yếu tố của 1 khu mậu dịch tự do ) sẽ được hoàn thành vào năm 2012, trong đó cho phép các nước thành viên mới có thêm thời hạn 5 năm thực thi các nghĩa vụ của mình. Ngày 12/12/2003 Hội nghị thương đỉnh ASEAN-Nhật Bản tồ chức tại Tokyo nhân kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ASEAN và Nhật đã ra “Tuyên bố Tokyo về quan hệ đối tác năng động và bền vững ASEAN-Nhật Bản trong thế kỷ 21”. Theo đó hai bên chủ trương hợp tác không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong lĩnh vực hợp tác chính trị an ninh, không chỉ hợp tác song phương mà còn hợp tác trong các tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế . ASEAN và nhật bản đã đề ra 7 chiến lược hành động chung bao gồm : Đẩy mạnh quan hệ đối tác kinh tế toàn diện và hợp tác về tài chính và tiền tê Củng cố nền tảng cho phát triển kinh tế và sự thịnh vượng Tăng cường hợp tác và quan hệ đối tác về chính trị và an ninh Tạo thuận lợi thúc đẩy giao lưu giữa nhân dân các nước và phát triển nguồn nhân lực. Tăng cường hợp tác về văn hóa và các quan hệ cộng cộng Làm sâu sắc hơn hợp tác Đông Á vì một cộng đồng Đông Á Hợp tác để giải quyết các vần đề mang tính toàn cầu. Trên cơ sở các văn kiện được thông qua từ năm 2002, hợp tác ASEAN-Nhật đã không ngừng phát triển : Về chính trị, cả hai bê ncó quan điểm chung về nhiều vấn đế quốc tế đáng quan tâm như vấn đế hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Về lĩnh vực an ninh, ASEAN và Nhật đã xúc tiến các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực về an ninh phi truyền thống. Ngày 30/10/2004, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nhật Bản họp tại Viêng Chăn, hai bên đã ra tuyên bố chung về về hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố ASEAN-Nhật Bản Về lĩnh vực kinh tế, ASEAN và Nhật Bản tập trung vào việc hiện thực hóa AJCEP. Nhờ việc triển khai AJCEP quan hệ thương mại giữa hai bên tăng lên nhanh chóng. Trong năm 2005, tổng kim ngạch thương mại giữa hai bên đã tăng từ 143,3 tỷ USD năm 2004 lên 154,6 tỷ USDnăm 2005. Nhật Bản tiếp tục là nguồn cung cấp FDI lớn thứ 3 cho ASEAN. Tại hội nghị Tham khảo lần thứ 13 giữa các bộ trưởng kinh tế ASEAN và Bộ trưởng kinh tế, mậu dịch và công nghiệp Nhật Bản họp tại Kuala Lumpur 23/8/2006, Nhật Bản đã đề xuất dự án chung “Sáng kiến không khí đầu tư chung ASEAN”, theo đó sẽ thúc đẩy đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực có thể tạo nên mạng lưới khu vực. SÁng kiến đó đã nhận được sự ủng hộ từ các nước ASEAN. Trong lĩnh vực phát triển, hợp tác ASEAN-Nhật Bản diễn ra rất sôi đông. Trong hơn một thập kỷ vừa qua nhật bản đã dành cho ASEAN hơn 24 tỷ USD, chiếm 30% tổng số ODA song phương của Nhật và trong những năm tới ASEAN vẫn tiếp tục là ưu tiên của Nhật. Nhật Bản đã ủng hộ 70 triệu USD thông qua Quỹ phát triển ASEAN và Các quỹ hợp tác ASEAN-Nhật Bản để hỗ trợ cho tiến trình hộ nhập ASEAN. Nhật Bản còn viện trợ 135 triệu USD để chống dịch cúm gia cầm ở Châu Á. Trong lĩnh vực văn hóa-xã hội, tại hội nghị Cebu, chính phủ nhật đã đưa ra sáng kiến giao lựu thanh niên trên quy mô lớn với kinh phí đến 315 triệu USD, theo đó mỗi đó mỗi năm sẽ có 6000 thanh niên từ ASEAN tới thăm Nhật Bản. Nhật Bản còn đề xuất về “Con tàu thanh niên Đông Nam Á”. iii. Thúc đẩy Hợp tác giữa ASEAN và Hàn Quốc : Năm 1989 ASEAN và Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ chính thức. Vào tháng 7/1991 Hàn Quốc trở thành đối tác đầy đủ của ASEAN Dưới tác động trực tiếp của Hợp tác ASEAN+3 các quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Hàn Quốc cũng đang phát triển mạnh mẽ Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ ASEAN không chính thức lần thứ 4 vào cuối năm 2000 ở Singapore. Hai bên đã xác định công nghê thông tin đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi văn hóa viện trợ y tế và phát triển hạ lưu Mêkông là các lĩnh vực ưu tiên hợp tác. ASEAN và Hàn Quốc đã quyết định thành lập quỹ đặc biệt ASEAN-Hàn Quốc (SCF) và Quỹ các dự án hướng tới tương lai (FOCPF) để tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác giữa hai bên Hợp tác ASEAN-Hàn Quốc đã có bước phát triển đột phá vào năm 2004. Tại Hội nghị thượng đỉnh Viêng Chăn ngày 30/10/2004, ASEAN và Hàn Quốc đã ký “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện”. Theo đó hai bân đã đề ra phương hường và các biện pháp hợp tác cụ thể trong lĩnh vực chính trị, an ninh kinh tế và phát triển. Thực hiện tuyên bố chung đó trong những năm vừa qua ASEAN và Hàn Quốc đã xúc tiến hàng loạt hoạt động hợp tác. Về chính trị, ASEAN và Hàn Quốc thường xuyên gặp gỡ nhau tại các hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Hàn Quốc, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Từ đó hai bên đã đi đến nhất trí quan điểm trong nnhiều vấn đề quốc tế đặc biệt là vấn đề bán đảo Triều Tiên. Trong lĩnh vực an ninh, thông qua hội nghị cấp bộ ASEAN+3 về tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC+3) và hội nghị các quan chức cao cấp về tội phạm xuyên quốc gia ASEAN+3cũng như trong khuôn khổ ARF. Hội nghị các quan chức cấp cao đầu tiên về tội phạm xuyên quốc gia giữa ASEAN-Hàn Quốc đã được tổ chức tại Bali vào tháng 6/2006. Năm 2007, Chương trình chuyển giao tri thức về tội phạm ma túy đã được khởi động ở Lào và năm 2009 chương trình được mở rộng cho các nước thành viên ASEAN. Trong lĩnh vực kinh tế, tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 9 giữa ASEAN-Hàn Quốc tại Kuala Lumpur ngày 13/12/2005, hai bên đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Hàn Quốc. Theo đó hai bên đã đề ra mục tiêu thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Hàn Quốc và các biện pháp để hiện thực hoá mục tiêu trên. Các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN-Hàn Quốc trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy quan hệ thượng mại và đầu tư giữa hai bên. Vốn đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc vào ASEAN trong giai đoạn từ 1995 đến năm 2003 đã lên tới 1 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng FDI ra bên ngoài của Hàn Quốc. Về lĩnh vực hợp tác phát triển hai bên cũng thu được những kết quả thiết thực, nhiều dự án đã được sự hỗ trợ từ các quỹ được lập ra giữa ASEAN và Hàn Quốc. Từ năm 2000-2004 đã có 51 dự án được thực hiện giữa hai bên. Tại hội nghị cấp cao lần thứ 10 ASEAN-Hàn Quốc, Hàn Quốc đã cam kết tăng gấp đôi vốn viện trợ ODA cho ASEAN bắt đầu từ năm 2009. Trong lĩnh vực văn hóa- xã hội, quỹ các dự án hợp tác về tương lai giữa ASEAN-Hàn Quốc đã tài trợ cho các chương trình trao đổi chuyên gia về văn hóa. Cũng tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nhật Bản lần thứ 10, Hàn Quốc đã đề xuất thành lập trung tâm ASEAN-Hàn Quốc nhằm thúc đẩy nhận thức và hiểu biết về nhau giữa hai bên. d. Vai trò và đóng góp của ASEAN trong quá trình phát triển của hợp tắc ASEAN + 3 : ASEAN là người khởi xướng cho tiến trình ASEAN+3 thông qua việc thuyết phục Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản trong việc tham gia và thành lập ASEAN+3. ASEAN đóng vai trò chủ đạo trong quá trình thể chế hóa ASEAN + 3. Vai trò này được thể hiện một cách rõ ràng khi mà bộ phận chuyên trách quản lý các hoạt động của ASEAN + 3 nằm ngay trong ban thư ký của ASEAN ASEAN đã đóng góp vai trò trung tâm trong việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đông Á đầu tiên. Từ đó thúc đẩy hợp tác và liên kết trong khu vực Đông Á. ASEAN-EU : a. Các dấu mốc trong quan hệ ASEAN-EU : Năm 1972, EU đã thiết lập quan hệ đối thoại với ASEAN. Đến năm 1977 quan hệ đối thoại giữa 2 bên đã được chínnh thức hóa. Năm 1980 ký hiệp định hợp tác ASEAN-EC. Tháng 4/2005 nhóm tầm nhìn về quan hệ đối tác ASEAN-EU đã được thành lập theo thỏa thuận giữa các bộ trưởng kinh tế ASEAN và cao ủy thương mại EU. Ngày 21/7/2005 phiên họp đầu tiên của nhóm này đã được tổ chức tại Hà Nội Tháng 11/2007 hội nghị cấp cao đầu tiên giữa ASEAN và EU đã được tổ chức nhân dịp 30 năm quan hệ đối thoại ASEAN-EU đã đưa ra “tuyên bố chung của hội nghị cấp cao ASEAN-EU” gồm 27 khoản cam kết hợp trên các lĩnh vực từ an ninh, chính trị, cho đến thoả thuận mậu dịch tự do giữa 2 khu vực. Tại hội nghị, ASEAN và EU cũng đã thông qua "Kế hoạch hành động nhằm thực thi Tuyên bố Nuremberg về quan hệ đối tác tăng cường EU-ASEAN". b. Hợp tác ASEAN và EU trên các lĩnh vực : Về chính trị, trong hội nghị bộ trưởng ASEAN-EU ngày 14/3/2007 tại Nuremberg EU đã cam kết giúp đỡ ASEAN trong việc xây dựng hiến chương chung cho ASEAN cũng như hiến pháp cho hiệp hội, đồng thời hỗ trợ ASEAN trong tham vong xây dựng thị trường chung vào năm 2015. Ngoài ra ASEAN và EU còn thực hiện chương trình ASEAN-EU về hỗ trợ hội nhập khu vực Trong lĩnh vực kinh tế, mặc dù đã có mối quan hệ kinh tế khá dài, nhưng thương mại giữa ASEAN và EU hiện nay vẫn còn khá khiêm tốn. Trong tồng thương mại của ASEAN thì EU chiếm 11.5-16% ,EU là thị trường lớn thứ 2 của ASEAN ( sau Trung Quốc ). Trong khi đó vai trò của ASEAN trong tồng thương mại của EU chỉ chiếm từ 1-3%. ASEAN là đối tác lớn thứ 5 của EU ( sau Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Liên Bang Nga). Tổng thương mại hàng hóa giữa 2 khối đã giảm trong những năm vừa qua. Lý do chính là vì cả hai khối đều dành ưu tiên của mình đề phát triển thương mại trong khối hơn là thương mại ngoài khối. Trong khi EU giai đoạn 1977-2009 mở rộng số thành viên của mình từ 9 thành viên thành 27 thành viên, thương mại nội khối EU tăng từ 51% lên 66% Thì thương mại nội khối của ASEAN tăng từ 17% lên 26%. Hiện nay trong ASEAN Singapore là đối tác lớn nhất của EU, với quan hệ kinh tế được thiết lập từ lâu và trình độ phát triển khá cân bằng , thêm vào đó là trình độ kinh tế của các nước còn lại trong ASEAN còn kém khá xa Singapore nên Singapore đã trở thành đối tác chính của EU trong tiến trình ASEAN liên kết với EU. Biểu đồ thương mại của EU với các nước ASEAN ( đơn vị : tỷ USD ) Thâm hụt thương mại trong cán cân thương mại EU-ASEAN ngày càng nghiêng về phía ASEAN đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoàng tài chính 1997. Việc mất cân bằng này là do 2 nguyên nhân, nguyên nhân đầu tiên là EU là một trong những thị trường xuất khẩu chính của ASEAN trong khi ASEAN lại chưa phải là một đối tác lớn thương mại lớn của EU, nguyên nhân thứ 2 là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 trong khi xuất khẩu từ EU vào ASEAN bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì xuất khẩu từ ASEAN sang EU vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. Điều này được thể hiện khá rõ ràng trong biểu đồ bên dưới Biểu đồ kim ngạch xuất-nhập khẩu của EU đối với ASEAN (đơn vị : tỷ USD) Hiện nay trong hợp tác kinh tế đối với EU, ASEAN không chỉ là thị trường tiềm năng đang mở rộng và phát triển nhanh mà còn là cánh cổng để EU tiếp cận với các thị trường đông Á khác. Còn đối với ASEAN, sẽ là vô cùng quan trọng để tăng cường quan hệ với EU, một trong những thị trường xuất khẩu cũng như đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN. Chính vì thế, cho đến nay EU và ASEAN vẫn đang tiếp tục nỗ lực theo đuổi FTA region-to-region giữa 2 khu vực. Hội đồng kinh tế EU-ASEAN được ra đời tại Brunei ngày 4/5/2007, là cơ quan chuẩn bị cho sự ra đời FTA giữa 2 khối, Thông qua việc xây dựng lộ trình và giải quyết các vấn đề còn gây trở ngại. Về hợp tác phát triển, EU đã giúp đỡ ASEAN trong việc phát triển nguồn nhân lực trao đổi khoa học công nghệ, phát triển xã hội, ưu tiên các lĩnh vực ma tuý môi trường nông lâm nghiệp. 3. Một số hợp tác khác : ASEM ASEAN – Úc ASEAN – Canada ASEAN – Hàn Quốc ASEAN – Mỹ ASEAN – Liên Bang Nga ASEAN – Ấn Độ ASEAN – New Zealand ASEAN – UNDP ASEAN – Liên Hợp Quốc HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN. Cách đây 14 năm, ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Sự kiện chính trị quan trọng này đã thể hiện rõ nét chính sách chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam, mở ra một thời kỳ hội nhập sâu vào khu vực của Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị-an ninh, kinh tế và chuyên ngành. 1. Tổng quan: Ngay sau khi trở thành thành viên chính thức (1995), Việt Nam cam kết tiến hành thực hiện tương đối tốt các chương trình cũng như cơ chế hợp tác của ASEAN, từ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) cho đến Hiệp định khung về Khu vực tự do hóa mậu dịch ASEAN (Framework Agreement on Services - AFSA), Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (ASEAN Investment Area - AIA), Hiệp định khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN (ASEAN Industrial Cooperation - AICO), Sáng kiến hội nhập (IAI)... Bên cạnh đó, Việt Nam không những tham gia tích cực vào chương trình hợp tác sẵn có, mà còn đóng góp to lớn cho sự hình thành các sáng kiến, cơ chế hợp tác mới của ASEAN. Ngay cả khi chưa gia nhập ASEAN, Việt Nam đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC, 1992), tham gia ngay từ đầu vào Diễn đàn khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum – ARF)(1994). Điều quan trọng hơn là Việt Nam cùng với các nước ASEAN đề ra nhiều sáng kiến mới, nhằm khắc phục những mặt yếu kém, trì trệ trong ASEAN, thúc đẩy hợp tác khu vực phát triển. Cụ thể là Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị ASEAN lần thứ VI (tại Hà Nội, tháng 12/1998), với một "Chương trình hành động Hà Nội" (HPA) được thông qua, vừa mang tính định hướng vừa đưa ra giải pháp cho việc hiện thực hóa “Tầm nhìn 2020" - nền tảng tư tưởng cho sự thiết lập Cộng đồng ASEAN sau đó (10/2003). Việt Nam cũng có nhiều đóng góp về mặt ý tưởng và đề ra biện pháp nhằm thu hẹp khoảng cách và phát triển tiểu vùng. Điều này được thể hiện trong “Tuyên bố Hà Nội" năm 1998, “Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển, nhằm tăng cường liên kết ASEAN" năm 2001... Ngoài ra, Việt Nam còn có sáng kiến trong việc tạo dựng ý tưởng và xây dựng cộng đồng ASEAN trên 3 trụ cột chính, trong đó Cộng đồng Văn hóa-Xã hội là do Việt Nam đề xuất. Việt Nam đã và đang đóng vai trò tích cực trong việc duy trì hòa bình, ổn định và hòa giải khu vực, góp phần củng cố vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. Đây là một trong những đóng góp nổi bật của Việt Nam. Sau sự kiện 28/7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, việc gia nhập ASEAN của Lào, Mianma và Campuchia về cơ bản đã được giải quyết. Với tư cách là tổ chức của tất cả các nước trong khu vực, ASEAN không chỉ lớn mạnh lên về một số lượng, mà còn cả ý chí và lòng quyết tâm hội nhập của tất cả thành viên, trong đó có Việt Nam. Sự tham gia một cách có hiệu quả của Việt Nam trong ASEAN đã góp phần quan trọng cho việc mở rộng hợp tác của ASEAN với các đối tác bên ngoài, nhất là các đối tác và láng giềng của Việt Nam. Điều này được thể hiện bằng việc Việt Nam đã góp phần làm tăng mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, ASEAN và Liên bang Nga, ASEAN và Ấn Độ, ASEAN và EU. Cùng với quan hệ Việt -Trung được cải thiện nhanh chóng trong thập niên qua, vị thế địa lý chiến lược và sự phát triển năng động của Việt Nam thực sự đã và đang đóng góp một phần quan trọng làm cho ASEAN-Trung Quốc xích lại gần nhau hơn, hiểu biết và hợp tác nhiều hơn. Hơn nữa, cùng với sự lớn mạnh của ASEAN, Việt Nam đã và đóng vai trò không nhỏ trong cân bằng chiến lược và ảnh hưởng giữa các nước lớn, đặc biệt là trong cân bằng chiến lược Mỹ-Trung. Đây là vấn đề lớn, có ý nghĩa trong việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á. Với chủ đề làm cho Hợp tác Á-Âu trở nên thực chất và sống động hơn, Hội nghị ASEM-5 được tổ chức tại Hà Nội tháng 10/2004 đã góp phần cải thiện hình ảnh và tình đoàn kết của ASEAN. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thuyết phục các đối tác EU chấp thuận kết nạp Mianma, một trong 3 thành viên mới của ASEAN, vào ASEM. Điều này đã góp phần duy trì sự thống nhất và hòa thuận trong ASEAN. Việc Việt Nam tham gia vào ASEAN đã và đang tạo môi trường thuận lợi hơn cho đất nước giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế và hội nhập có hiệu qủa vào hệ thống toàn cầu. Quan trọng hơn, Việt Nam trong hơn 10 năm gia nhập ASEAN, đã từ nền kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thông qua việc hội nhập này, Việt Nam đã từng bước điều chỉnh bộ máy hành chính phù hợp với nền kinh tế thị trường; đồng thời thông qua hợp tác và cạnh tranh, các nguồn tiềm năng nội địa được khơi dậy. Đây là thành tựu có ý nghĩa lớn nhất đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập ASEAN nói riêng trong thời gian qua. 2 . Hợp tác chính trị, ngoại giao, an ninh : Việt Nam là một trong 18 thành viên tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum - ARF) ngay từ đầu. Với tư cách là Chủ tịch ARF nhiệm kỳ 2000-2001, Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các nước khác trong ASEAN duy trì những nguyên tắc cơ bản, bước đi vững chắc của ASEAN (tiếp tục tập trung thực hiện các biện pháp xây dựng và củng cố lòng tin, tăng cường hiểu biết lẫn nhau) trên con đường tiến tới “ngoại giao phòng ngừa". Ngoài sáng kiến xây dựng "Chương trình hành động Hà Nội năm 1998”, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến, cùng với các nước ASEAN kiên trì thương lượng với Trung Quốc để có một “Tuyên bố về nguyên tắc ứng xử biển Đông” vào năm 2002. Gần đây, Việt Nam đã tích cực và chủ động trong việc đóng góp nội dung cho “Tuyên bố Bali II" và "Dự thảo Cộng đồng ASEAN” nhằm hình thành Tuyên bố và Kế hoạch hành động của Cộng đồng An ninh ASEAN. Việt Nam cũng đã góp phần to lớn vào việc mở rộng quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế của ASEAN, giúp ASEAN mở rộng thêm nhiều đối tác như Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, tổ chức nhiều Diễn đàn hợp tác lớn như ASEM, APEC-2006, giúp các nước lớn còn lại của thế giới tham gia dễ dàng hơn vào ASEAN, ASEM. Ngoài ra, Việt Nam còn tích cực trong hoạt động chính trị, an ninh như tham gia các hoạt động của Nghị viện ASEAN, hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống. 3. Hợp tác kinh tế : Sau 14 năm kể từ ngày 28 tháng 7 năm 1995, ngày Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước thành viên khác trong Hiệp hội không ngừng phát triển sâu rộng, góp phần thúc đẩy tiến trình Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam . Từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã thực hiện lộ trình AFTA, tích cực chủ động tham gia mọi chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN, phù hợp với quyền lợi của đất nước. Từ năm 1995 đến năm 2000, Việt Nam đã đưa vào danh sách CEPT 4.233 mặt hàng, chiếm 67% trong tổng số 6.332 mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi MFN. Tháng 2/2001, Chính phủ Việt Nam đã công bố lịch trình tổng thể cắt giảm thuế theo Hiệp định CEPT cho đến 1/1/2006 là thời điểm hội nhập đầy đủ vào AFTA. Việt Nam cũng tham gia ký kết Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) ngày 7/10/1998, với mục tiêu tạo ra một khu vực đầu tư tự do trong nội bộ các nước ASEAN vào năm 2010 và cho các nước khác ngoài ASEAN và năm 2020. Việt Nam tham gia ký và thực hiện khá tốt Hiệp định khung về Khu vực tự do hóa mậu dịch ASEAN (AFAS), về “Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN" (AICO), về "Sáng kiến hội nhập" (IAI), đã chủ động đưa ra và tích cực thực hiện Chương trình hợp tác phát triển Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS), trong đó có dự án xây dựng các hành lang kinh tế, nhất là hành lang kinh tế Đông-Tây, hành lang lưu thông Côn Minh-Hà Nội-Hải Phòng.. Một số thành tựu về FDI, Thương mại : Đầu tư trực tiếp của ASEAN vào Việt Nam : Ngay từ trước khi gia nhập khối ASEAN, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) với nhiều nước ASEAN khác. Tuy nhiên, chỉ sau khi trở thành thành viên của ASEAN, đặc biệt là sự hồi phục của kinh tế khu vực sau khủng hoảng tài chính 1997-1998, ĐTTTNN từ các nước ASEAN chảy vào Việt Nam mới thật sự trở nên mạnh mẽ. Nếu chỉ tính các dự án FDI còn hoạt động , thì đến ngày 22/9/2007 còn 8058 dự án đầu tư FDI với tổng số vốn đăng kí là 72,869 tỷ USD. Có 83 nước đầu tư vào Việt Nam trong đó có các nước ASEAN. Nước đầu tư Số dự án Vốn đăng ký Vốn pháp định 1. Singapore 525 9,653,969,313 3,484,068,443 2. Malaysia 230 1,819,421,518 849,355,234 3. Thái Lan 160 1,561,556,926 605,116,448 4. Philippines 32 247,378,899 125,157,336 5. Indonesia 16 141,892,000 75,905,600 6. Brunei 39 128,881,421 53,161,421 7. Lào 8 23,353,528 15,613,527 8. Campuchia 5 5,200,000 3,390,000 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CÁC NƯỚC ASEAN VÀO VIỆT NAM (1988-2007) ĐVT: USD Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư Như vậy, ngoại trừ Mianma, đất nước còn gặp khó khăn về chính trị, kinh tế xã hội lại bị cấm vận của Hoa Kì thì 8 nước ASEAN còn lại đều có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nếu như đến tháng 6 năm 2004, số dự án là 611, tổng vốn đầu tư là trên 10,8 tỷ USD, vốn thực hiện là 4,888 tỷ USD, thì đến 22/9/2007 tổng số dự án đã lên tới 1015 dự án, với tổng số vốn đăng kí hơn 13 tỷ USD. Trong đó, Singapore là nước dẫn đầu khu vực với 525 dự án và hơn 9 tỷ USD vốn đăng ký, Malaysia đứng thứ hai với 230 dự án, tiếp theo là Thái Lan với 160 dự án. Đây đồng thời là ba nước liên tục nằm trong số 10 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu về ĐTTTNN tại Việt Nam trong những năm gần đây.Đặc biệt, Singapore đứng thứ 2 sau Hàn Quốc đầu tư nhiều và thành công tại Việt Nam. Hiện có khoảng 900 dự án của các nước ASEAN đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hút hàng vạn lao động, trong đó những dự án phát triển nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm thu được lợi nhuận đáng kể. Các nước ASEAN có vốn đầu tư trong mọi lĩnh vực, nhưng tập trung vào công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu. Trong công nghiệp, các ngành được quan tâm là công nghiệp dầu khí, công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, công nghiệp thực phẩm và xây dựng; trong nông, lâm, ngư nghiệp là nông-lâm nghiệp, thủy sản; trong dịch vụ là giao thông vận tải-bưu điện, khách sạn du lịch, tài chính-ngân hàng, văn hóa-y tế-giáo dục, xây dựng khu đô thị mới, văn phòng-căn hộ, hạ tầng khu công nghiệp-khu chế xuất,... Trong đó, nổi bật là Sigapo với xây dựng, kinh doanh khách sạn-du lịch, xây dựng văn phòng căn hộ, khu đô thị mới và công nghiệp thực phẩm; Malaixia với thăm dò-khai thác dầu khí; Thái Lan tập trung vào nông nghiệp; Inđônêxia với tài chính-ngân hàng; Philippin với sản xuất ô tô. ii. Đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào ASEAN : Song song với việc tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nước thành viên ASEAN, mấy năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có một số dự án đầu tư tại một số nước thành viên, như tại Lào, Singapo, Campuchia, Thái Lan. Tuy quy mô đầu tư của những dự án chưa lớn, nhưng đã góp phần thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước. Đến ngày 22/6/2007 Việt Nam đã có 217 dự án đầu tư vào 33 nước và khu vực lãnh thổ của thế giới , với số vốn đăng kí là 1,179 tỷ USD và vốn thực hiện là 64,869,416 USD. TÊN NƯỚC SỐ DỰ ÁN VỐN ĐĂNG KÝ VỐN THỰC HIỆN 1. Lào 76 555,473,766 7,511,733 2. Campuchia 22 80,788,619 1,394,014 3. Singapore 15 27,008,807 2,450,000 4. Malaysia 4 18,746,615 6,576,840 5. Indonesia 2 9,400,000 3,240,000 6. Thái Lan 2 305,200 - TỔNG CỘNG 121 691,722,807 21,172,587 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM VÀO CÁC NƯỚC ASEAN (1989-06/2007). ĐVT : USD Nguồn: cục đầu tư nước ngoài Như vậy, ASEAN là thị trường đầu tư lớn nhất của Việt Nam, chiếm đến 55,76% số dự án ; 58,67% tổng vốn đăng kí và 32,64% vốn thực hiện. Nhiều dự án của các nhà đầu tư vào các nước ASEAN đang phát triển khả quan , đặc biệt các dự án tại Lào và Campuchia . Các dự án góp phần củng cố vai trò và sự ảnh hưởng của Việt Nam đến nền kinh tế của khu vực. iii. Hoạt động thương mại giữa Việt Nam và ASEAN: Đi đôi với quan hệ hợp tác đầu tư, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN cũng không ngừng phát triển. Thị trường ASEAN hiện chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu và khoảng 25% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, trong đó Singapore, Philipin, Thái Lan và Inđônêxia là những khách hàng lớn. Thị trường ASEAN là nơi tiêu thụ khối lượng lớn nông sản, nhất là gạo của Việt Nam, đồng thời là nơi cung cấp nhiều máy móc thiết bị và nguyên liệu, đặc biệt là xăng dầu cho Việt Nam. So với năm 1994, năm trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước ASEAN hiện nay đã gấp hàng chục lần. Năm Tổng kim ngạch XK của Việt Nam Tổng kim ngạch NK của Việt Nam Với các nước ASEAN VN XK Tỷ trọng (%) VN NK Tỷ trọng (%) 1995 5448,9 8155,4 1112,1 20,4 2377,8 29,2 1996 7255,9 11143,6 1776,8 24,5 2992,1 26,9 1997 9185,0 11592,3 2020,5 22,0 3244,9 28,0 1998 9361,0 11500,0 2020,2 21,6 3386,6 29,4 1999 11540,0 11742,0 2516,3 21,8 3290,9 28,0 2000 14455,0 15639,0 2620,6 18,1 452,5 28,9 2002 16706,1 19745,6 2434,9 14,58 4769,2 24,15 2003 20149,3 25255,8 2953,3 14,66 5949,3 23,56 2004 26485 31968,8 4056,1 15,31 7768,5 24,30 2005 32447 36761,1 5743,5 17,70 9326,3 25,37 2006 39826,2 44891,1 6358,2 15,96 12544,8 27,94 2007 48560 62680 7813,4 16,09 THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ASEAN 1995-2007 (ĐVT: USD) Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN còn thể hiện trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, mà nổi bật là thị trường lao động Malaixia đã mở cửa đón một số lượng lớn lao động Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều hoạt động khác như hợp tác về khoa học và công nghệ, về bảo vệ môi trường, về y tế giáo dục, văn hóa nghệ thuật và thể thao.. 4. Hợp tác văn hóa, xã hội giáo dục: Trong hơn 10 năm qua, tích cực hội nhập với khu vực Đông Nam Á và thế giới, Việt Nam luôn gìn giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa của khu vực và thế giới, giao lưu học hỏi, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các nước bạn bè trong ASEAN. Ngày nay ASEAN đã trở nên khá quen thuộc với giới thanh niên, sinh viên Ở các thành phố lớn trong cả nước. Việc trao đổi văn hóa giáo dục giữa Việt Nam với các nước ASEAN đã không ngừng được mở rộng. Nhiều đoàn nghệ thuật Việt Nam đến thăm, biểu diễn ở các nước bạn, giới thiệu nền văn hóa dân tộc đặc sắc của Việt Nam; đồng thời nhiều đoàn nghệ thuật các nước ASEAN đã đến biểu diễn, giao lưu tại Việt Nam. 10/2008, cuộc thi “ giọng hát vàng ASEAN” lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam với sự tham gia của 8 nước thành viên là dịp giao lưu văn hóa bổ ích giữa các nước trong khối ASEAN và thế giới, đồng thời mang lại những giá trị nghệ thuật và tinh thần cho khán giả các nước. Tháng 2/1990, Bộ Giáo dục Đào tạo chính thức gia nhập tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO). Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính của ASEAN, Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam trở thành thành viên của Tiểu ban Giáo dục của ASEAN (ASCOE), đã tích cực phối hợp với các nước trong khu vực với nhiều hoạt động thiết thực, có hiệu quả và được các bạn đánh giá cao. 5. Những cơ hội và thách thức mới : Những năm gần đây, sự thay đổi nhanh chóng của môi trường địa-chính trị khu vực (với sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự gia tăng hiện diện và can dự của Mỹ ở Châu Á, sự chuyển mình của Ấn Độ và nhất là sự trì trệ trong ASEAN) đã thôi thúc ASEAN đổi mới, điều chỉnh chính sách nhằm tăng tính cạnh tranh và thúc đẩy liên kết khu vực. Một trong những thích ứng mới này là xây dựng Cộng đồng ASEAN (AC) vào năm 2020 và tích cực mở rộng đàm phán, thiết lập các Khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương (RTA và BFTA) với các đối tác ngoài khối. Bên cạnh đó, ASEAN đã và đang có những linh hoạt hơn trong việc áp dụng “phương thức ASEAN” bằng cách cho phép thực hiện nguyên tắc hay công thức 10-X từ năm 2002... Việc quyết định thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (CAFTA) từ 2002, và đặc biệt là tuyên bố Bali II năm 2003 về sự thiết lập AC dựa trên 3 trụ cột chính là Cộng đồng Kinh tế (AEC), Cộng đồng An ninh (ASC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ASCC) vào năm 2020 là những quyết định đúng hướng, kịp thời của ASEAN trước nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Việc hình thành và tăng cường các cơ chế hình thức hợp tác và liên kết mới này đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ASEAN, trong đó có Việt Nam: Thứ nhất, việc thiết lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ đưa ASEAN trở thành một khối có sự liên kết vững chắc, một thị trường duy nhất có cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu thông tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư vốn và nhân công có tay nghề sẽ thúc đẩy cải cách hệ thống pháp luật và nền hành chính quốc gia trong nước, tiếp cận được nhiều hơn các yếu tố bên ngoài, nhất là vốn, thị trường và công nghệ hiện đại, làm tăng cơ hội việc làm và nâng nhanh mức sống của dân chúng. Thứ hai, sự thiết lập Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) sẽ làm tăng nhanh mức độ tin cậy và ý thức cộng đồng trong ASEAN, thúc đẩy hợp tác chính trị-an ninh nội khối lên tầm cao mới.Điều này sẽ góp phần tạo ra sự thăng bằng trong hợp tác khu vực và quốc tế, giúp ASEAN vừa tăng cường tính mở, vừa duy trì được bản sắc, phong cách ứng xử truyền thống của mình, làm tăng khả năng phòng ngừa và tiến tới giải quyết các xung đột có thể xảy ra trong tương lai. Điều này phù hợp với chính sách và lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của Việt Nam. Thứ ba, sự gia tăng giành ưu thế kiểm soát địa-chính trị giữa các nước lớn tại Đông Nam Á, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với cơ hội phát triển của thể chế thương mại tự do đa phương, song phương về một mặt nào đó, cũng mở rộng cơ hội hợp tác và tăng sức “mặc cả” của ASEAN trong các vấn đề quốc tế khu vực. Điều này sẽ có lợi cho Việt Nam - nước có vị trí chiến lược, đang thu hút sự chú ý của các nước lớn. Bên cạnh những thuận lợi trên, Việt Nam đã và sẽ gặp phải những thách thức phải vượt qua để tham gia đầy đủ và có hiệu quả cao hơn vào hoạt động của ASEAN, tương xứng với vị trí và vai trò của mình trong ASEAN : Về hợp tác trong Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC): đối với Việt Nam, thách thức không phải là nhỏ trong khi gia nhập ASC. Hợp tác an ninh không chỉ thuần túy hay nghiêng về hợp tác an ninh phi truyền thống mà cả về hợp tác chính trị và quốc phòng. Sự khác biệt về chế độ chính trị và hệ tư tưởng còn là một trong những trở ngại khá lớn đối với Việt Nam trong ASC. Tuy nhiên, với việc duy trì cơ chế theo "Phương thức ASEAN" trong ASC, thì sự tác động của cộng đồng này đối với đời sống chính trị và an ninh ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng sẽ không lớn. Trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Về khía cạnh chính trị, thì sự hội nhập sâu rộng về kinh tế đòi hỏi Việt Nam phải hài hòa về mặt pháp luật cũng như ứng xử. Điều này ít hay nhiều sẽ đụng chạm đến chủ quyền và an ninh quốc gia. Về kinh tế, Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi và hiệu quả quản lý còn bất cập, hệ thống các thể chế kinh tế thị trường phát triển chưa đồng bộ, còn yếu kém... AEC sẽ tạo ra sức ép lớn đối với các sản phẩm và thị trường của Việt Nam trong và ngoài nước. Về mặt xã hội: có thể tạo ra các dòng di cư lớn, trong đó có “chảy máu chất xám”, làm tăng nạn thất nghiệp và tệ nạn do nhiều công ty bị phá sản và nhiều người chưa thể làm quen hay điều chỉnh phù hợp với cơ chế hay môi trường mới. Trong hợp tác Đông Á: Việt Nam là thành viên ASEAN, cầu nối của ASEAN với các nước Đông Bắc Á về mặt địa lý, có thế và lực đang lên sẽ đóng vai trò như thế nào trong liên kết ASEAN và Hợp tác Đông Á? Liệu sự chậm chạp trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh và liên kết nội khối của ASEAN có ảnh hưởng như thế nào đối với Việt Nam và tiến trình nhất thể hóa Đông Á là những vấn đề đang đặt ra và cần có lời giải đáp. 6. Kết luận: 14 năm, một chặng đường Việt Nam hội nhập vào khu vực. Việt Nam đã có những đóng góp nhất định cho sự tồn tại, phát triển của ASEAN và cũng đã đạt được những thành quả bước đầu. Phía trước của ASEAN tuy còn nhiều cơ hội để phát triển, song cũng không ít thách thức đòi hỏi Việt Nam cũng như các thành viên khác trong ASEAN phải tăng cường hợp tác, liên kết chặt chẽ hơn nữa, cùng nhau đưa ra những ý tưởng mới và các biện pháp thực hiện các ý tưởng đó để có thể biến ý tưởng của “tầm nhìn 2020" thành hiện thực, xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN và trở thành một nhân tố chủ đạo của Cộng đồng Châu Á. Tổng kết Thành tựu nổi bật và quan trọng nhất của ASEAN là đã hình thành một ASEAN bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á, đưa đến những thay đổi căn bản về chất của Hiệp hội, cũng như tình hình khu vực. ASEAN ngày càng mở rộng hợp tác nội khối ra nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo khuôn khổ và nền tảng vững chắc cho việc gia tăng liên kết khu vực, hỗ trợ tích cực cho các nước thành viên trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Vai trò và uy tín của ASEAN trên trường quốc tế cũng được nâng cao. ASEAN đã trở thành một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á và Châu Á-TBD, là động lực thúc đẩy hợp tác và các mối liên kết khu vực ở Châu Á-TBD, là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các nước và các trung tâm lớn trên thế giới. ASEAN đã giữ vững được những nguyên tắc cơ bản, đồng thời biết vận dụng linh hoạt “Phương cách ASEAN” hết sức độc đáo. ASEAN đã đoàn kết, hợp tác vượt qua những thăng trầm của lịch sử, những thách thức của thời đại. Trên lĩnh vực kinh tế, ASEAN đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư. Thương mại hàng hoá nội khối hiện nay đã đạt hơn 320 tỷ đô la mỗi năm. Nỗ lực của ASEAN trong tự do hoá thương mại có thể được tính từ khi thành lập khu vực mậu dịch tự do (AFTA) năm 1992. Từ đó đến nay, thuế quan trong khu vực đã được cắt giảm một cách đáng kể. ASEAN cũng đang từng bước giảm thiểu các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại. Bên cạnh đó, ASEAN cũng đã có những tiến triển tích cực trong tự do hoá thương mại dịch vụ, mở cửa thu hút đầu tư, hợp lý hoá thủ tục hải quan, hài hoà các tiêu chuẩn và giảm khoảng cách phát triển. Trên lĩnh vực phi kinh tế, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) cùng với các tổ chức về Quốc phòng, Luật và Tội phạm xuyên quốc gia thuộc ASEAN đã tăng cường đối thoại giữa các chính phủ/tổ chức liên quan, thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn về những thách thức ảnh hưởng đến ASEAN (và các đối tác của ASEAN), đồng thời tăng cường năng lực của các tổ chức liên quan trong việc giải quyết các vấn đề trên thông qua việc chia sẻ thông tin. ASEAN cũng giải quyết các vấn đề liên quan đến các thảm hoạ tự nhiên (như động đất và sóng thần), sự lan truyền các dịch bệnh (như SARS, cúm gia cầm và HIV và AIDS) theo một cách thức hiệu quả hơn thông qua việc hợp tác tốt hơn và cơ chế sẵn sàng đối phó với tình trạng khẩn cấp. Công dân ASEAN đang cố gắng hiểu nhau tốt hơn thông qua một loạt các sáng kiến về văn hoá xã hội. Các quốc gia ASEAN sẽ tiếp tục hợp tác, kế thừa những thành tựu đã đạt được, để tiếp tục nâng tầm phát triển hướng đến một khu vực vững mạnh và phồn vinh. Tài liệu tham khảo Quan hệ kinh tế quốc tế, GS.TS Võ Thanh Thu, NXB thống kê 2008 “Tài liệu giới thiệu tổng quan AFTA”, Vụ quan hệ quốc tế - Bộ tài chính, năm 2000 Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Một số vấn đề cơ bản về hợp tác ASEAN+3, NXB Khoa học xã hội EU - ASEAN trade facing free negotiations, Lena Lindberg & Claes G.Alvstam “INTEGRATING DIVERSITY: ASEAN Economies At a Glance”, Dr. Ana Duek, National University of Singapore. ASEAN Economic Community CHART BOOK 2008, The ASEAN Secretariat, August 2008 Hội nghị thượng đỉnh Hội nghị Liên Bộ trưởng (JMM) Đối thoại với bên thứ 3 - Úc - Canada - EU - New Zealand - Mỹ - Hàn quốc - Nhật -UNDP - Trung quốc - Nga Ủy ban ASEAN ở các nước thứ 3 - Ủy ban ASEAN ở Bonn - Ủy ban ASEAN ở Brussels - Ủy ban ASEAN ở Canberra - Ủy ban ASEAN ở Geneva - Ủy ban ASEAN ở London - Ủy ban ASEAN ở Ottawa - Ủy ban ASEAN ở Paris - Ủy ban ASEAN ở Tokyo - Ủy ban ASEAN ở Washington - Ủy ban ASEAN ở Wellington - Ủy ban ASEAN ở Seoul - Ủy ban ASEAN ở New Dehli Hội nghị tư vấn hỗn hợp JCM ủy ban thường trực ASEAN Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN Hội nghị các bộ trưởng khác Tổng thư ký ASEAN Ban thư ký ASEAN Các cơ quan kinh tế cao cấp SEOM ủy ban kiểm toán ủy ban ngân hàng Hội nghị bộ trưởng ngoại giao AMM Hội nghị bộ trưởng kinh tế AEM Hội nghị bộ trưởng chuyên ngành Ban thư ký ASEAN của Myanmar Ban thư ký ASEAN của Campuchia Ban thư ký ASEAN của Lào Ban thư ký ASEAN của Việt Nam Ban thư ký ASEAN của Thái Lan Ban thư ký ASEAN của Singapore Ban thư ký ASEAN của Philippines Ban thư ký ASEAN của Malaysia Ban thư ký ASEAN của Indonesia Ban thư ký ASEAN của Brunei ủy ban KHCN UB phát triển xã hội UB văn hóa thông tin Các quan chức cao cấp ma túy Các quan chức cao cấp môi trường Hội nghị về các vấn đề công vụ Asean MỤC LỤC I. Tổng quan về ASEAN : 2 Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN : 2 Mục tiêu hoạt động của ASEAN: 4 Cơ cấu tổ chức: 4 Các cột mốc quan trọng trong hợp tác của các nước ASEAN: 9 Nguyên tắc hoạt động: 11 II. Quan hệ hợp tác trong khối ASEAN : 13 Hợp tác chính trị và an ninh : 13 Hợp tác kinh tế : 15 Hợp tác văn hóa – xã hội : 22 Tổng kết 25 III. AFTA – ASEAN Free Trade : 26 Quá trình hình thành AFTA : 26 Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT-AFTA): 27 Những thách thức và cơ hội của Việt Nam tham gia vào AFTA 35 Quá trình thực hiện CEPT/AFTA : 36 Những kết quả sau khi thực hiện AFTA: 41 IV. Hợp tác giữa ASEAN và các quốc gia, tổ chức ngoài khối : 51 ASEAN + 3 : 51 ASEAN-EU : 57 Một số hợp tác khác 63 V. HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN. 64 Tổng quan: 64 Hợp tác chính trị, ngoại giao, an ninh : 65 Hợp tác kinh tế : 66 Hợp tác văn hóa, xã hội giáo dục: 69 Những cơ hội và thách thức mới : 70 Tổng kết 72 VI. Tổng kết: 73 Tài liệu tham khảo 74 MỤC LỤC I. Tổng quan về ASEAN : 2 Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN : 2 Mục tiêu hoạt động của ASEAN: 4 Cơ cấu tổ chức: 4 Các cột mốc quan trọng trong hợp tác của các nước ASEAN: 9 Nguyên tắc hoạt động: 11 II. Quan hệ hợp tác trong khối ASEAN : 13 Hợp tác chính trị và an ninh : 13 Hợp tác kinh tế : 15 Hợp tác văn hóa – xã hội : 22 Tổng kết 25 III. AFTA – ASEAN Free Trade : 26 Quá trình hình thành AFTA : 26 Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT-AFTA): 27 Những thách thức và cơ hội của Việt Nam tham gia vào AFTA 35 Quá trình thực hiện CEPT/AFTA : 36 Những kết quả sau khi thực hiện AFTA: 41 IV. Hợp tác giữa ASEAN và các quốc gia, tổ chức ngoài khối : 51 ASEAN + 3 : 51 ASEAN-EU : 57 Một số hợp tác khác 63 V. HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN. 64 Tổng quan: 64 Hợp tác chính trị, ngoại giao, an ninh : 65 Hợp tác kinh tế : 66 Hợp tác văn hóa, xã hội giáo dục: 69 Những cơ hội và thách thức mới : 70 Tổng kết 72 VI. Tổng kết: 73 Tài liệu tham khảo 74

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQTH (18).doc