Đề tài Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần xây lắp Điện I

Giới thiệu chung Công ty cổ phần Xây Lắp Điện I được ra đời từ năm 1996 thuộc bộ công nghiệp, đến ngày10/11/1988 Công ty Xây Lắp Điện I được thành lập do sự hợp nhất giữa hai Công ty : Công ty Xây lắp đường dây và Trạm I với Công ty xây lắp đương dây và Trạm khu vực Hà Nội với tên giao dịch quốc tế là Power Construction Company I viết tắt là PCCI. Đến ngày 19/6/1993 Công ty Xây Lắp Điện I được thành lập theo quyết định số 346-NL/TCCBBLD (Tổ chức cán bộ liên doanh ) trực thuộc bộ năng lượng. Ngày 21/7/1995 Chính Phủ ban hành nghị định số 14/CP về việc thành lập Tổng Công ty điện lực Việt Nam hoạt động theo mô hỡnh Tổng Cụng ty 91 với nhiều thành viờn thực hiện theo chế độ hạch toán độc lập, trong đó có Công ty Xây Lắp Điện I. Đầu năm 1998 do yêu cầu quản lý, Công ty được chuyển chủ quản trực thuộc Tổng Công ty Xây Dựng Công nghiệp Việt Nam. Công ty có trụ sở tại số 18 – Lý Văn Phức phường Cát Linh Đống Đa Hà Nội. PHẦN I CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Phần II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần xây lắp Điện I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tải được Công ty bổ xung mua mới có năng suất cao hơn nhằm nâng cao hơn nữa năng suất lao động, do vậy mặc dù nhóm tài sản cố định là nhà cửa vật kiến trúc, dụng cụ thiết bị quản lý có tăng nhưng về tỷ trọng thì giảm. Tỷ trọng các tài sản cố định khác không tham gia vào quá trình thi công của Công ty có tỷ trọng giảm nhưng về giá trị thì chưa giảm, cho thấy Công ty vẫn chưa có biện pháp để sử lý, đưa vào sử dụng hay thanh lý nhóm tài sản cố định này, do vậy đây là một trong những công việc mà Công ty cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Số máy móc thiết bị và phương tiện vận tải của Công ty không dùng đang chờ thanh lý so với năm 2003 không tăng, bao gồm một số xe công nông, xe Zin, máy biến thế … chiếm tỷ trọng không lớn, nhưng ít nhiều chúng đang gây lãng phí và giảm hiệu quả sử dụng của tài sản cố định nói chung. Qua các số liệu về tỷ trọng giữa các nhóm tài sản cố định của Công ty, ta thấy rằng, các nhóm tài sản cố định của Công ty đang có một tỷ trọng hợp lý. Xác định hệ số tăng giảm TSCĐ. Bảng tăng giảm TSCĐ năm 2003 (đơn vị đ) Stt Đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Tồn cuối kỳ Nhóm TSCĐ Nguyên giá % Nguyên giá Nguyên giá Nguyên giá % Nhà cửa vật kiến trúc 6,640,678,245 16.7 756,586,627 20,562,000 7,376,702,872 15.9 Máy móc thiết bị 15,044,360,057 37.8 556,586,627 250,000,000 15,350,946,684 33.3 Phương tiện vận tải và truyền dẫn 14,458,462,870 36.3 128,745,000 48,695,000 14,538,512,870 31.5 Thiết bị dụng cụ QL 2,457,716,660 6.17 139,900,000 59,149,342 2,538,467,318 5.50 TSCĐ khác 10,568,923 0.03 10,568,923 0.02 Tổng 38,611,786,755 825,231,627 378,406,342 39,815,198,667 Bảng tăng giảm TSCĐ năm 2004 (đơn vị đ) Stt Đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Tồn cuối kỳ Nhóm TSCĐ Nguyên giá % Nguyên giá Nguyên giá Nguyên giá % Nhà cửa vật kiến trúc 6,140,678,245 15.4 1,256,586,627 20,562,000 7,376,702,872 15.9 Máy móc thiết bị 14,544,360,057 36.5 806,586,627 0 15,350,946,684 33.2 Phương tiện vận tải và truyền dẫn 13,458,462,870 33.8 1,128,745,000 48,695,000 14,538,512,870 31.5 Thiết bị dụng cụ QL 2,457,716,660 6.2 139,900,000 59,149,342 2,538,467,318 5.5 TSCĐ khác 10,568,923 0.03 10,568,923 0.02 Tổng 36,611,786,755 3,331,818,254 128,406,342 39,815,198,667 Giá trị TSCĐ tăng, giảm trong kỳ Nguyên giá bình quân TSCĐ Hệ số tăng (giảm) = Stt Chỉ tiêu 2003 2004 1 Giá trị TSCĐ tăng 3,331,818,254 7,701,036,311 2 Giá trị TSCĐ giảm 128,406,342 1,342,787,125 3 Nguyên giá TSCĐ bình quân 38,213,492,711 42,994,323,260 4 Hệ số tăng (=1/3) 8.72% 17.91% 5 Hệ số giảm(=2/3) 0.34% 3.12% Nhận xét hệ số tăng, giảm qua hai năm 2003 và 2004: Năm 2003 Công ty không có đầu tư về TSCĐ. Việc tăng nguyên giá tập trung vào nhóm tài sản là máy móc và phương tiện vận tải do mua mới. Sang năm 2004 Công ty có sự đầu tư lớn về máy móc và phương tiện vận tải khiến cho hệ số tăng TSCĐ từ 1.34% năm 2004 lên mức 17.91%. Việc đầu tư này nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá trang thiết bị, máy móc… nhằm nâng cao năng xuất lao động và để đáp ứng một số công trình xây lắp mới mà Công ty thi công trong năm này (trạm biến áp 110Kv Tân Hoà, Long Bình), đồng thời nâng cao khả năng canh tranh của Công ty. Tình hình khấu hao cơ bản của Công ty (2001 – 2004) Chỉ Tiêu 2001 2002 2003 2004 Giá trị TSCĐ đầu kỳ 21,052,369,852 22,598,635,450 22,974,688,565 23,815,489,223 Mức khấu hao trong năm 1,819,856,325 2,040,035,188 2,362,611,254 2,825,987,562 Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ 34,195,698,452 36,611,786,755 39,815,198,667 46,173,447,853 Doanh thu 172,810,318,502 212,810,318,502 255,384,657,220 427,210,312,302 Tốc độ tăng giảm giá trị TSCĐ và doanh thu Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tốc độ tăng giá trị TSCĐ 7.34% 1.66% 3.66% Tốc độ tăng KHCB hàng năm 12.10% 15.81% 19.61% Tốc độ tăng nguyên giá 7.07% 8.75% 15.97% Tốc độ tăng doanh thu 23.15% 20.01% 67.28% Qua những số liệu trên ta nhận thấy rằng, đến trước năm 2004 tài sản cố định của Công ty có tốc độ tăng về nguyên giá không cao, hệ số ăn mòn duy trì ở mức cao, sang năm 2003 Công ty có sự đầu tư cho tài sản cố định, đặc biệt là năm 2004, tốc độ tăng nguyên giá của tài sản cố định là 15.97% gần gấp đôi tốc độ tăng nguyên giá năm 2003. Việc tăng nguyên giá khiến cho tốc độ mức khấu hao cơ bản của năm cũng tăng. So sánh với tốc độ tăng doanh thu thì ta thấy tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng mức khấu hao, trên lý thuyết điều đó cho thấy Công ty đẵ sử dụng có hiệu quả tài sản cố định. II.2.2 Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ. Do đặc thù của Công ty là hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, do đó địa điểm hoạt động thi công có sự thay đổi liên tục. Khu vực nhà cử chủ yếu là khu văn phòng, nhà xưởng, xửa chữa các phương tiện, mý móc. Với các lý do trên khi phân tích về tình hình sử dụng Tài sản cố định của Công ty, ta chỉ xét trên hai mặt sau: Phân tích tình hình sử dụng Tài sản cố định là các máy móc thiết bị về mặt số lượng, thời gian hoạt động và công xuất. Phân tích tình hình sử dụng các phương tiện vận tải. a / Phân tích tình hình sử dụng Tài sản cố định là các máy móc thiết bị về mặt số lượng, thời gian hoạt động và công xuất. Stt Chỉ tiêu 2003 2004 Tăng/Giảm Đon vị Giá trị % 1 Số MMTB hiện có 86 95 9 10.47% Chiếc 2 Số MMTBlàm việc thực tế bình quân 78 91 13 16.67% Chiếc 4 Số MMTB không làm việc 8 4 -4 -50% Chiếc 3 Số MMTB làm việc thực tế BQ/Số MMTG hiện có 0.91 0.96 0.05 5.6 Chiếc - Về số lượng: Trong những năm qua, Công ty dã đầu tư mua sắm, mở rộng danh mục máy móc trang thiết bị. Qua bảng thiết bị ta thấy năm 2003 tổng số máy móc thiết bị là khoảng 88 chiếc sang năm 2004 là 95 tăng 7 chiếc. Số máy móc thiết bị không sử dụng và chưa sử dụng giảm từ 10 xuống còn 8. Số máy móc thiết bị không sử dụng bao gồm 2 máy biến thế đang chờ thanh lý, 1 máy trộn bê tông đang sửa chữa, ngoài ra có 2 máy kéo dây 5 tấn chưa sử dụng. Về số lượng các máy móc thiết bị của Công ty, trong thời gian trước mắt có thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất, tuy nhiên việc một số loại máy móc của Công ty không được đưa vào sản xuất và còn đang chờ xủa chữa là một tồn tại làm giảm hiệu quả của việc đầu tư. - Về công suất máy móc thiết bị: Nhìn chung, máy móc thiết bị của Công ty đều được phát huy được công suất thiết kế, tuy nhiên bên cạnh đó một số máy móc thiết bị của Công ty vẫn phải hoạt động với cường độ cao liên tục do thiếu về số lượng và đã lỗi thời không đáp ứng được yêu cầu công việc như một số máy, máy phát điện, máy xúc, máy ủi …Ngược lại một số máy móc lại không hoạt động hết công suất như máy trộn bê tông xi măng chỉ làm việc khoảng 60% công suất thiết kế. Đây là một thực tế đang tồn tại trong việc sử dụng máy móc thiết bị của Công ty, và thực tế này đã làm giảm hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị của Công ty. b/ Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị về mặt thời gian. Tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất. Do hoạt động xây dựng chịu ảnh hưởng lớn của thiên nhiên( thời tiết, địa hình …), hơn nữa có những máy móc thiết bị chỉ hoạt động trong một giai đoạn nhất định của cả quá trình thi công công trình như máy xúc, máy trộn bê tông, máy kéo dây … nên việc đề ra kế hoạch cụ thể về thời gian hoạt động của các máy móc thiết bị là khá phức tạp. Công tác đánh giá hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị về mặt thời gian chủ yếu căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức thời gian quy định cho mỗi loại máy móc thiết bị. Stt Chỉ tiêu 2003 2004 Chêng lệch Đơn vị Giá trị % 1 Thời gian làm việc thực tế 137,088.00 190,848.00 53,760.00 39.22% giờ 2 Thời gian làm việc theo chế độ 165,672.00 219,024.00 53,352.00 32.20% giờ 3 Hệ số sử dụng thời gian chế độ (1/2) 0.83 0.87 0.04389 5.30% Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng: Hệ số sử dụng thời gian chế độ của năm 2004 tăng so với năm 2003, việc tăng này là do trong năm 2004, máy móc thiết bị của Công ty được bổ xung do mua mới lên giảm được thời gian ngừng máy do máy hỏng chờ xủa chữa, đồng thời Công ty cũng đã hạn chế được việc bố trí thêm giờ, thêm ca vào các ngày nghỉ. Do đặc thù của ngành xây lắp nên các máy móc thiết bị của Công ty không phải thường xuyên hoạt động, mà chỉ hoạt động trong một giai đoạn nhất định của quá trình thi công. Do đó thời gian còn lại các máy móc thiết bị này hoàn toàn để không. Tuy nhiên Công ty chưa có kế hoạch tận dụng số máy móc thiết bị trong thời gian này, do đó không phát huy được hết năng lực của máy móc thiết bị c/ Phân tích tình hình sử dụng phương tiện vận tải. Trong những năm gần đây, Công ty đã trang bị thêm một số phương tiện vận tải nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của sản xuất. Các loại phương tiện vận tải được trang bị thêm chủ yếu nhằm phục vụ cho công tác thi công, bao gồm các xe như 4 xe tải cẩu HINO-TAKADO, Máy kéo, 6 xe vận tải MAZ 5551. Việc bổ xung các xe này nhằm tăng chất lượng cho phương tiện vận tải của Công ty, đồng thời chủ động trong việc điều động vận chuyển, tiết kiệm chi phí do phải đi thuê ngoài. Trong số các phương tiện vận tải của Công ty, vẫn còn một số thuộc loại chờ thanh lý và hỏng không sử dụng đang chờ xửa chữa. Cụ thể là: 2 xe Zin; 3 xe công nông đang chờ thanh lý, 3 xe MAZ của LienXo đang chờ xửa chữa. Việc các phương tiện này để không đã và đang gây lãng phí cho Công ty, làm giảm hiệu quả sử dụng phương tiện vận tải của Công ty. Bên cạnh việc nâng cấp về mặt chất lượng cũng như số lượng của đội xe, việc sử dụng có hiệu quả các phương tiện này còn đòi hỏi ý thức của các công nhân vận hành, do đó bên cạnh việc quản lý bằng các biện pháp hành chính thì được biết Công ty thường xuyên có các biện pháp khen thưởng đối với các công nhân có thành tích trong sản xuất, như có các sáng kiến đổi mới quy trình công nghệ để phù hợp với tình hình thi công cụ thể. II.2.3. Phân tích tình trạng kỹ thuật của Tài sản cố định. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ hao mòn dần đến một lúc nào đó sẽ không còn sử dụng được nữa. Nhận biết, đánh giá đúng mức độ hao mòn TSCĐ, xem xét TSCĐ còn mới hay cũ là vấn đề rất quan trọng nhằm đề ra những biện pháp đúng đắn để tái sản xuất TSCĐ. Để nhận biết TSCĐ còn mới hay cũ cần thiết phải phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ. Số đã khấu hao TSCĐ Nguyên giá TSCĐ 0 < Hệ số hao mòn TSCĐ = < 1 - Nếu hệ số hao mòn TSCĐ càng tiến dần về 1 chứng tỏ TSCĐ càng cũ và doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc đầu tư xây dựng, mua sắm mới TSCĐ, hiện đại hoá TSCĐ. ĐVT đ - Nếu hệ số hao mòn TSCĐ càng tiến dần về 0, chứng tỏ TSCĐ được đổi mới, doanh nghiệp có chú ý đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị và TSCĐ khác của doanh nghiệp. stt Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 1 Số đã khấu hao 12,355,084,475 14,337,098,190 16,599,709,444 19,125,697,006 2 Nguyên giá TSCĐ 34,195,698,452 36,611,786,755 39,815,198,667 46,173,447,853 3 Hệ số hao mòn(=1/2) 0.36 0.39 0.42 0.41 Qua bảng số liệu ta thấy rằng, đến trước năm 2004 hệ số hao mòn của TSCĐ có xu hướng tiến về 1, cho thấy trong các năm trước đây việc bổ xung mới về Tài sản cố định của Công ty không lớn, thực tế là do tình trạng Tài sản cố định vẫn còn tương đối mới cho đến trước năm 2004 thể hiện qua hệ số hao mòn vẫn nằm gần giá trị 0. Năm 2004 Công ty có sự đầu tư nhiều hơn cả do đó đã giảm hệ số hao mòn từ 0.42 xuống còn 0.41. Nhìn chung, tình trạng Tài sản cố định của Công ty vẫn còn tương đối mới. II.2.3 Phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ Đối với kỹ thuật, thì chỉ tiêu số lượng là toàn bộ giá trị thiết bị máy móc, chỉ tiêu chất lượng chính là hiệu suất của thiết bị máy móc. Như vậy chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp là chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ. hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bq Hiệu suất sử dụng TSCĐ biểu hiện 1 đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất càng cao chứng tỏ chất lượng công tác quản lý và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp càng nhiều tiến bộ và ngược lại. Bảng tính hiệu suất sử dụng TSCĐ Đơn vị đ stt Chỉ tiêu 2003 2004 Tăng/Giảm 1 Doanh thu 255,384,657,220 276,210,312,302 8.15% 2 Nguyên giá TSCĐ bq 38,213,492,711 42,994,323,260 12.51% 3 Nguyên giá TSCĐ(là phương tiện kỹ thuật) bq 28,946,141,241 32,997,724,427 14.00% 4 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 5 Toàn bộ TSCĐ(1/2) 6.68 6.42 -3.87% Phương tiện kỹ thuật(1/3) 8.82 8.37 -5.13% Qua bảng phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ ta thấy rằng: So với năm 2003 , hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty giảm chung là 3.87%, riêng nhóm TSCĐ là phương tiện vận tải và máy móc thiết bị thì giảm 5.13%. Chỉ tiêu này giảm vì ta thấy răng tốc độ tăng doanh thu thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng về nguyên giá trong năm 2004. Tuy chỉ tiêu này so với năm trước có giảm nhưng xét trên mặt bằng ngành thì chỉ tiêu này đạt được ở mức khá, nó cho biết với một đồng nguyên giá TSCĐ tham gia vào sản xuất thì đem lại 6.42 đồng doanh thu thuần. II.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ là quá trình tìm hiểu, đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ - vốn cố định trong từng thời kỳ. Từ đó, có thể đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty trong tình hình thực tế kế hoạch sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp xây lắp nhằm huy động và khai thác tốt nhất những TSCĐ vừa mới đưa vào hoạt động. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ được coi là một trong những nội dung cơ bản nhất của việc quản lý và sử dụng TSCĐ. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong công nghiệp có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Trước tiên, nó thể hiện trong việc đẩy mạnh năng suất lao động xã hội tăng lên. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy vòng chu chuyển vốn cố định tăng nhanh, tạo điều kiện rút ngắn thời gian hao mòn vô hình và hữu hình TSCĐ. Do đó, đẩy mạnh nhịp độ đổi mới TSCĐ. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ còn đồng nghĩa với việc mở rộng sản xuất mà không cần bỏ thêm vốn đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng mới TSCĐ. Với ý nghĩa trên, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong đơn vị tất yếu dẫn đến hạ giảm chi phí và tăng lợi nhuận của đơn vị. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định là vấn đề then chốt trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ. Nó gắn liền với sự phát triển và tồn tại của Công ty Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ có tác dụng đánh giá được quá trình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn cố định được đánh giá bằng các chỉ tiêu trong bảng phân tích sau đây: Bảng tính hiệu quả sử dụng TSCĐ Đơn vị đ stt 2003 2004 Tăng/Giảm 1 Doanh thu thuần 255,384,657,220 274,210,312,302 7.37% 2 Lợi nhuận sau thuế 2,825,077,997 3,284,220,466 16.25% 3 Nguyên giá TSCĐ bq 38,213,492,711 42,994,323,260 12.51% 4 Vốn cố định bình quân 22,745,088,894 26,694,613,816 17.36% 5 Vòng quay vố cố định (1/4) 11.23 10.27 -8.51% 6 Lợi nhuận trên nguyên giá bình quân (2/3) 0.07 0.08 3.33% 7 Tỷ lệ sinh lời vốn cố định (2/4) 0.124 0.123 -0.95% - Lợi nhuận trên nguyên giá bình quân TSCĐ: Khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải tính đến lợi nhuận và làm thế nào để đạt lợi nhuận cao nhất vì nó chính là đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời để đánh giá hiệu quả kinh tế của Công ty trong từng thời kỳ. Lợi nhuận là 1chỉ tiêu tổng hợp, vì nó nói lên rất nhiều mặt hoạt động. Ở đây, ta xem xét nó trên phương diện TSCĐ-Vốn cố định. Nghĩa là việc nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ-Vốn cố định như phân tích trên có làm tăng thêm lợi nhuận không và tăng như thế nào, bao nhiêu ?. Năm 2004 lợi nhuận trên nguyên giá bình quân TSCĐ đạt 0,08 phản ánh cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ có thể tạo ra 0,08 đồng lợi nhuận so với năm 2003 lợi nhuận trên nguyên giá bình quân TSCĐ đạt 0,07 phản ánh cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ thì chỉ tạo ra 0,07 đồng lợi nhuận, tăng 0,01đ chứng tỏ năm 2004 nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại lợi nhuận cao hơn năm 2003 là 0,01đ tương đương tăng 3.33% - Tỷ lệ sinh lời vốn cố định: Tỷ lệ sinh lời vốn cố định năm 2004 là 0.124 phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra 0.122 đồng lợi nhuận so với năm 2003 đạt 0.123 giảm 0,95%. - Vòng quay vốn cố định: Năm 2004 vòng quay vốn cố định là 10.27phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định tạo ra được 10.27 đồng doanh thu thuần so với năm 2003 vòng quay vốn cố định là 11.23 phản ánh cứ 1đồng vốn cố định tạo ra được 11.23 đồng doanh thu thuần, giảm so với năm 2003 là 0,96 đồng. Điều này có thể lý giải là do trong năm 2004 vốn cố định bình quân chiếm tỷ lệ tăng so với năm 2003 là 12.5% trong khi đó doanh thu thuần chiếm tỷ lệ tăng so với năm 2003 chỉ là 7.37%. Tóm lại qua bảng các chỉ số ta thấy rằng: Năm 2004 mặc du Công ty đã có đàu tư mới Tài sản cố định nhưng về hiệu quả đem lại chưa cao, điều đó thể hiện Công ty chưa khai thác hết mọi khả năng về năng lực sản xuất của Tài sản cố định, trong đó có nguyên nhân là sử dụng công suất việc máy móc thiét bị chưa hợp lý, đồng thời máy móc thiết bị mới đưa vào sử dụng nên chưa ổn định. Nhận xét chung CƠ CẤU TỶ TRỌNG NGUYÊN GIÁ 2003 2004 ± % 2003 2004 ± % Nhà cửa vật kiến trúc 18.5 16.21 -12.38 7,376,702,872 7,482,599,162 1.44 Máy móc thiết bị 38.6 40.01 3.65 15,350,946,684 18,473,830,679 20.34 Phương tiện vận tải và truyền dẫn 36.5 38.19 4.63 14,538,512,870 17,632,158,620 21.28 Thiết bị dụng cụ QL 6.38 5.57 -12.70 2,538,467,318 2,574,090,318 1.40 TSCĐ khác 0.03 0.02 -33.33 10,568,923 10,769,074 1.89 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG SỐ LƯỢNG MÁY MÓC THIẾT BỊ Chỉ tiêu 2003 2004 ± Giá trị ± % Đon vị Số MMTB hiện có 86 95 9 10.47 Chiếc Số MMTBlàm việc thực tế bình quân 78 91 13 16.67 Chiếc Số MMTB không làm việc 8 4 -4 -50 Chiếc Số MMTB làm việc thực tế BQ/Số MMTG hiện có 0.91 0.96 0.05 5.6 Chiếc TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁY MÓC THIẾT BỊ VỀ THỜI GIAN Chỉ tiêu 2003 2004 ± Giá trị ± % Đơn vị Thời gian làm việc thực tế 137,088.00 190,848.00 53,760.00 39.22% giờ Thời gian làm việc theo chế độ 165,672.00 219,024.00 53,352.00 32.20% giờ Hệ số sử dụng thời gian chế độ 0.83 0.87 0.04389 5.30% TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Số đã khấu hao (1) 12,355,084,475 14,337,098,190 16,599,709,444 19,125,697,006 Nguyên giá TSCĐ (2) 34,195,698,452 36,611,786,755 39,815,198,667 46,173,447,853 Hệ số hao mòn(=1/2) 0.36 0.39 0.42 0.41 HIỆU SUẤT SỬ DỤNG Chỉ tiêu 2003 2004 Tăng/Giảm Doanh thu 255,384,657,220 276,210,312,302 8.15% Nguyên giá TSCĐ bq 38,213,492,711 42,994,323,260 12.51% Nguyên giá TSCĐ(là phương tiện kỹ thuật) bq 28,946,141,241 32,997,724,427 14.00% HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TSCĐ Toàn bộ TSCĐ(1/2) 6.68 6.42 -3.87% Phương tiện kỹ thuật(1/3) 8.82 8.37 -5.13% BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ Chỉ tiêu 2003 2004 Tăng/Giảm Vòng quay vốn cố định 11.23 10.27 -8.51% Lợi nhuận trên nguyên giá bình quân 0.07 0.08 3.33% Lợi nhuận trên nguyên giá TSCĐ(là phương tiện kỹ thuật) bq 0.098 0.100 1.98% Tỷ lệ sinh lời vốn cố định 0.124 0.123 -0.95% Nhận xét: - Về cơ cấu và tỷ trọng của các nhóm Tài sản cố định: Tài sản cố định của Công ty có tỷ trọng hợp lý, các nhóm Tài sản cố định đóng vai trò trực tiếp vào công việc thi công xây lắp chiếm tỷ lệ cao hơn, ngược lại các Tài sản cố định là nhà cửa vật kiến trúc hay công cụ dụng cụ quản lý chiếm tỷ lệ thấp hơn. Tuy nhiên trong số Tài sản cố định của Công ty vẫn còn một bộ phận Tài sản cố định không dùng đến, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng đang gây lãng phí. - Tình hình sử dụng: Do đặc thù của ngành xây lắp nên các máy móc thiết bị của Công ty không phải thường xuyên hoạt động, mà chỉ hoạt động trong một giai đoạn nhất định của quá trình thi công. Do đó thời gian còn lại các máy móc thiết bị này hoàn toàn để không. Tuy nhiên Công ty chưa có kế hoạch tận dụng số máy móc thiết bị trong thời gian này, do đó không phát huy được hết năng lực của máy móc thiết bị. Mặt khác, tuy Công ty đã có sự đầu tư mới các máy móc thiết bị, nhưng vân còn một số máy móc thiết bị đã cũ cần được thanh lý và mua mới. - Tổ chức sửa chữa: Hiện tại Công ty chưa có bộ phận chuyên môn tổ chức sửa chữa hay bảo dưỡng định kỳ. Đối với bộ phận máy móc thiết bị và các phương tiện kỹ thuật, nếu được sửa chữa chu đáo cẩn thận sẽ hạn chế những sự cố, hỏng hóc trong quá trình sử dụng, nhờ đó mà kéo dài tuổi thọ của máy móc thiết bị, giảm thời gian ngừng vì sửa chữa, tránh được tình trạng TSCĐ bị hư hỏng quá sớm, tăng thêm năng lực hoạt động cho chúng. II.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty. a/ Nhân tố con người. Về phía người quản lý: Việc sử dụng Tài sản cố định có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc Tài sản cố định đó có được dùng vào đúng mục đích hay không. Do đó vai trò của người quản lý trong việc bố trí Tài sản cố định nói chung, máy móc thiết bị nói riêng là rất quan trọng, nó có thể là hợp lý nhưng cũng có thể gây lãng, phí phụ thuộc vào năng lực chủ quan của người lãnh đạo. Đối với Cổ phần Xây Lắp Điện I, tuy tỷ trọng các tài sản cố định thuộc diện chờ thanh lý hay nằm ngoài nhóm tài sản cố định phục vụ sản xuất là nhỏ và đang có xu hướng giảm về tỷ trọng nhưng đây cũng đang là một thực tế đòi hỏi lãnh đạo Công ty có các biện pháp nhằm giảm tới tối đa nhóm tài sản cố định này, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng của tài sản cố định. Mặt khác, hoạt động của một doanh nghiệp nói chung đều cần có một kế hoạch cụ thể và hợp lý. Đối với lĩnh vực thi công xây dựng, kế hoạch sản xuất thi công có ảnh hưởng lớn đến việc vận hành máy móc, trang thiết bị kỹ thuật. Một kế hoạch hợp lý và chính xác sẽ tận dụng được tối đa thời gian cũng như công xuất máy. - Về phía công nhân vận hành: Ta biết rằng, để các máy móc thiết bị có thể hoạt động được thì cần phải có con người vận hành và theo dõi, do đó việc các máy máy móc thiết bị hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào người vận hành nó. Hơn nữa, các loại máy móc thiết bị phục vụ trên các công trình xây dựng nói chung và của Công ty nói riêng ngày nay đều rất hiện đại, việc vận hành chúng đòi hỏi một đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao. Ngoài ra, ý thức bảo vệ và tinh thần trách nhiệm của môi công nhân là rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Với những lý do đó, ta có thể khẳng định rằng, yếu tố con người là nhân tố đầu tiên và trước nhất có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty. b/ Đòi hỏi của thị trường trong tương lai và khả năng tài chính của Công ty. Nước ta là một nước đang phát triển, thị trường về xây dựng nói chung, ngành xây lắp điện nói riêng luôn có sự tăng trưởng rất nhanh, đây là một thách thức đối với tình hình máy móc thiết bị của Công ty, việc các máy móc thiết bị sẽ phải làm việc với một cường độ quá cao nếu không được đầu tư mới kết hợp với nâng cấp cải tạo. Hơn nữa các công trình xây lắp thường cách xa nhau, nên việc phải thường xuyên di chuyển trang thiết bị từ nơi này đến nơi khác sẽ gây lãng phí, đồng thời khó khăn trong việc quản lý. Vì vậy, việc Công ty phải tiếp tục có các giải pháp về đầu tư cho trang thiết bị nói riêng, tài sản cố định nói chung là một thực tế khách quan. - Về khả năng tài chính của Công ty: Qua gần 10 năm xây dựng và phát triển, Công ty không ngừng phát triển, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước và đạt mức tăng trưởng cao. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty đồng thời nguồn vốn được bổ xung hàng năm từ lợi nhuận sẽ góp phần tiếp tục trang bị ngược trở lại cho tài sản cố định. Với khả năng tài chính của mình Công ty có thể chủ động được trong việc đầu tư mới nhằm đồng bộ và hiện đại hoá các trang thiết bị, máy móc của Công ty nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản cố định. PHẦN III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN XÂY LẮP DIỆN I III.1 TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT. III.1.1. Cơ sở lý luận và Căn cứ thực tiễn. Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, chúng được con người sử dụng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù trong thời đại ngày nay, các phương tiện này đã được tự động hoá cao, song yêu cầu về vai trò của con người trong việc quản lý và vận hành không những không giảm đi mà ngày càng đặt ra những yêu cầu cao hơn về trình độ đối với cả nhà quản lý lẫn công nhân trực tiếp sản xuất. Nếu phương tiện sản xuất được coi là phần cứng trong quá trình sản xuất thì những tác động của con người chính là phần mềm mà nếu thiếu yếu tố này, các phương tiện sản xuất sẽ mất hết giá trị cũng như giá trị sử dụng. Điều này chứng tỏ rằng trình độ quản lý và sử dụng của con người là nhân tố chủ quan quyết định hiệu quả sử dụng TSCĐ. Vì vậy, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất là việc làm hết sức cần thiết nhằm tăng cường năng lực sản xuất của TSCĐ, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, công ty đã tập trung đầu tư mua sắm, đổi mới máy móc trang thiết bị công nghệ hiện đại, công suất lớn. Để khai thác năng lực của những máy móc thiết bị này một cách có hiệu quả đòi hỏi các nhà quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất phải thường xuyên cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật và quản lý, làm chủ công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn đơn vị. Do cơ cấu và trình độ đội ngũ lao động của công ty thường xuyên thay đổi, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý nói chung và quản lý TSCĐ nói riêng. Cũng do số lượng công nhân sản xuất trực tiếp gồm nhiều lao động thời vụ nên trình độ sử dụng máy móc, thiết bị của công nhân rất yếu dựa vào kinh nghiệm và hướng dẫn, ít được đào tạo cơ bản nên khả năng làm chủ công nghệ là chưa cao và việc phát huy sáng kiến cải tiến công nghệ còn rất thấp. Vì vậy, việc tìm ra phương thức đào tạo phù hợp cho công nhân trực tiếp sản xuất nhằm vừa nâng cao trình độ sử dụng máy móc trang thiết bị, đồng thời duy trì mức chi phí đào tạo hợp lý là vấn đề cần thiết đối với công ty hiện nay. Bên cạnh đó, với khối lượng chủng loại và giá trị TSCĐ không ngừng tăng lên qua các năm, công tác quản lý ngày càng phức tạp đòi hỏi trình độ quản lý ngày càng cao. Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bộ phận quản lý phải được chú trọng thực hiện một cách thường xuyên nhằm phát huy năng lực của TSCĐ một cách cao nhất. III.1.2 Mục đích của giải pháp Với khối lượng chủng loại và giá trị TSCĐ không ngừng tăng lên qua các năm, công tác quản lý ngày càng phức tạp đòi hỏi trình độ quản lý ngày càng cao. Nâng cao trình độ nhận thức về máy móc thiết bị đối với lao động có tính chất thời vụ. Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bộ phận quản lý phải được chú trọng thực hiện một cách thường xuyên nhằm phát huy hiệu quả sử dụng TSCĐ một cách cao nhất, phát huy quyền chủ động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. III.1.3 Phương thức tiến hành. - Đối với cán bộ quản lý: + Cần làm tốt ngày từ công tác tuyển chọn, cất nhắc cán bộ quản lý với tiêu chuẩn cán bộ cấp phòng, ban có trình độ đại học còn cán bộ quản lý cấp phân xưởng, đội thi công phải từ trung cấp trở lên. + Tiếp tục đào tạo theo các hình thức tự đào tạo hoặc gửi đi học tại các trường lớp về quản lý kết hợp với việc đào tạo lại cho cán bộ quản lý cấp phòng ban, phân xưởng và các đội. Đối với các cán bộ quản lý kỹ thuật hiện đang phụ trách hệ thống máy móc thiết bị, cần được đào tạo nâng cao, bổ túc kiến thức thường xuyên về đặc tính kỹ thuật và những tiến bộ khoa học mới được áp dụng vào máy móc thiết bị. + Mỗi năm cần tổ chức ít nhất một khoá đào tạo ngắn hạn khoảng 7 đến 10 ngày về quản lý cho các cán bộ quản lý là trưởng, phó các phòng ban, phân xưởng và các đội bằng cách thuê giáo viên các trường Đại học về giảng dạy nhằm bổ xung những kiến thức mới về quản lý, đặc biệt là lĩnh vực quản lý TSCĐ. Sau đó, mỗi phòng, mỗi phân xưởng sẽ có trách nhiệm truyền bá, bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý thuộc bổn phận của mình. Kinh phí cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý theo phương thức gửi đi học tại các trường , lớp do cá nhân người đi học tự lo (công ty có thể hỗ trợ một phần hoặc tạo điều kiện về mặt thời gian cho cá nhân đi học), còn kinh phí cho các khoá đào tạo ngắn hạn tại công ty do công ty chi trả hoàn toàn. + Riêng đối với các cán bộ thuộc bộ phận quản lý TSCĐ, hàng năm công ty cần mời các chuyên gia về hướng dẫn, đào tạo, nâng cao kiến thức về kỹ thuật công nghệ mới, giúp họ nắm vững được tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị. Từ đó giúp họ có thể ra chính xác quyết định quản lý đúng đắn, tránh lãng phí và nâng cao được hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. - Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: + Đối với những công nhân ký hợp đồng dài hạn và ngắn hạn đối với công ty, cần phải quan tâm đến việc đào tạo và đào tạo lại nhằm mục đích nâng cao tay nghề chuyên môn. Đồng thời, bố trí mời các chuyên gia đến tập huấn hướng dẫn để họ có thể đảm nhận được các công việc mang tính kỹ thuật cao khi vận hành những máy móc trang thiết bị mới. + Riêng đối với công nhân được thuê theo hợp đồng thời vụ hay hợp đồng theo từng công trình thì chỉ giao những công việc ít liên quan đến máy móc thiết bị, hoặc những thao tác công việc ít đòi hỏi kỹ năng kỹ xảo. Nên giao cho những công nhân đó sử dụng những máy móc thiết bị đơn giản thông thường nhưng cũng cần phải có sự hướng dẫn, kèm cặp thường xuyên của các công nhân lành nghề. Có thể kết hợp việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của họ trong quá trình phân giao công việc để bớt chi phí đào tạo nhưng vẫn đảm bảo tay nghề chuyên môn cần thiết. - Hình thức đào tạo công nhân trực tiếp sản xuất có thể là gửi đi học tại các trường công nhân kỹ thuật, kinh phí do cá nhân chi trả hoặc công ty áp dụng những biện pháp khuyến khích vật chất như hỗ trợ kinh phí, đảm bảo cất nhắc vị trí công tác, tăng lương…Hàng năm, công ty cần phân bổ kinh phí đào tạo cho mỗi bộ phận sản xuất dựa vào khả năng thực tế của bộ phận đó (kinh phí nào có thể trích từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm). Bên cạnh đó, hàng năm mỗi bộ phận sản xuất đều phải tổ chức thi lên lương, lên bậc nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động. Để làm tốt điều này, công ty có thể thường xuyên mở các khoa đào tạo ngắn hạn cho toàn bộ công nhân trong công ty, hoặc có thể giao cho phân xưởng, từng bộ phận thì công tự làm trên cơ sở người có tay nghề cao kèm cặp người có tay nghề thấp hơn. - Cần trang bị những kiến thức cơ bản về máy móc thiết bị cho người công nhân sử dụng hiểu được tính năng tác dụng và các điều kiện kỹ thuật của máy móc thiết bị mà bản thân đang sử dụng. Khi vận hành, sử dụng mấy móc thiết bị phải đúng quy trình thao tác, quy trình theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên từng thiết bị và những điều cần thiết mà cán bộ kỹ thuật hướng dẫn. Bắt buộc công nhân tuyệt đối chấp hành những quy tắc về an toàn máy móc thiết bị theo quy định chung và các quy định riêng của từng loại máy móc thiết bị. - Phải giáo dục, tuyên truyền cho người công nhân ý thức trách nhiệm cũng như tinh thần tự giác trong việc bảo quản, lau chùi máy móc thiết bị và phương tiện vận tải sau mỗi ca làm việc, tránh hư hỏng mất mát phụ tùng, chi tiết. Mỗi công nhân vận hành xe, máy phải ghi rõ thời gian hoạt động thực tế vào sổ hồ sơ (lý lịch) của xe, máy đó. Điều này giúp cho cán bộ quản lý kỹ thuật biết được chính xác thời gian hoạt động của xe, máy để từ đó có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời , hạn chế tối đa thời gian ngừng máy do kỹ thuật. - Cán bộ kỹ thuật phụ trách bộ phận máy móc thiết bị và phương tiện vận tải của xí nghiệp, đội thi công phải thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra khả năng vận hành máy của từng công nhân để kịp thời khắc phục sự cố (nếu có). Cán bộ phòng kỹ thuật và xí nghiệp thi công cơ giới cũng phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của máy móc thiết bị ở các phân xưởng, tập hợp số liệu báo cáo kịp thời với giám đốc về năng lực hoạt động thực tế của máy móc thiết bị và phương tiện vận tải trong toàn công ty và đề xuất kế hoạch mua sắm, sửa chữa hợp lý. - Bên cạnh việc hướng dẫn, đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất, công ty cũng cần chú trọng đến các biện pháp khuyến khích vật chất dưới hình thức khen thưởng. Hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm cần tổ chức đánh giá những đóng góp của các cán bộ quản lý và công nhân trong quá trình tham gia quản lý và sử dụng tài sản. Từ đó đưa ra mức khen thưởng hợp lý nhằm phát huy tinh thần tự giác của mỗi cán bộ trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ. Khoản chi này được tính từ quỹ khen thưởng phúc lợi của công ty. III.1.4 Đánh giá hiệu quả của giải pháp. Với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên, công ty sẽ có được đội ngũ cán bộ đủ mạnh với 100% cán bộ quản lý cấp phòng, ban có trình độ Đại học và 100% cán bộ quản lý cấp phân xưởng, đội thi công có trình độ trung cấp trở lên. Do vậy, cán bộ quản lý của công ty có đầy đủ kiến thức cần thiết để đảm nhận các công việc về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý TSCĐ của công ty, đảm bảo cho hệ thống máy móc thiết bị phát huy hết công suất, tránh được những lãng phí trong quá trình quản lý và sử dụng. Thông qua các hình thức đào tạo, trình độ tay nghề của công nhân sẽ được tăng lên đáng kể, đảm bảo cho công ty có thể sử dụng các loại máy móc thiết bị công nghệ hiện đại đòi hỏi kỹ thuật cao như hiện nay, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nâng cao chất lượng và tiến độ thi công công trình, giảm chi phí cho hao mòn và sửa chữa máy móc thiết bị và các phương tiện sản xuất khác, tăng lợi nhuận cho công ty và thu nhập cho người lao động.. III.2 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIỮ GÌN VÀ SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÔNG TY. III.2.1 Cơ sở lý luận. Trong quá trình sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp cũng như ở bất cứ ngành kinh tế nào khác, các bộ phận, chi tiết, phụ tùng….đều bị hư hỏng và hao mòn hoặc xảy ra tình hình không bình thường khác như: Xộc xệch , nhờn ốc, vỡ van…ngoài các công việc bảo dưỡng tài sản như: giữ gìn, lau chùi, tra dầu…bộ phận quản lý tài sản của doanh nghiệp phải tiến hành sửa chữa nhằm bảo đảm năng lực sản xuất bình thường của TSCĐ. Bảo dưỡng và sử dụng hợp lý TSCĐ làm giảm được hao mòn vô hình, góp phần đem lại hiệu quả cho quá trình phục vụ sản xuất kinh doanh của TSCĐ, không thể có sử dụng tốt nếu không làm tốt công tác sửa chữa. Đặc biệt là đối với bộ phận máy móc thiết bị và các phương tiện kỹ thuật khác, nếu được sửa chữa chu đáo cẩn thận sẽ hạn chế những sự cố, hỏng hóc trong quá trình sử dụng, nhờ đó mà kéo dài tuổi thợ của máy móc thiết bị, giảm thời gian ngừng vì sửa chữa, tránh được tình trạng TSCĐ bị hư hỏng quá sớm, tăng thêm năng lực hoạt động cho chúng. Như vậy, việc giữ gìn và sửa chữa TSCĐ là biện pháp quan trọng để sử dụng TSCĐ có hiệu quả. III.2.2 Căn cứ vào thực tiễn. Tính đến tháng 12/2004, công ty có tới 80 danh mục TSCĐ, trong đó có 9 danh mục đã khấu hao hoàn toàn, 19 danh mục đã khấu hao trên 50%, 20 danh mục đã khấu hao từ 20 - 50% và 32 danh mục mới khấu hao dưới 20%.Tuy số danh mục đã khấu hao trên 50% chỉ chiếm gần 20% tổng số lượng danh mục nhưng lại chiếm 31% về giá trị TSCĐ hiện có của công ty. Đây là những tài sản đã có thời gian sử dụng tương đối lớn và vị trí khá quan trọng trong hệ thống TSCĐ của công ty . Do vậy, công tác giữ gìn và sửa chữa những tài sản này cần phải được quan tâm đặc biệt. Mặt khác, do đặc thù của ngành xây dựng phần lớn TSCĐ hoạt động trong điều kiện ngoài trời và quá trình thi công chịu tác động rất lớn của khí hậu và thời tiết. Nếu không có chế độ bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên sẽ không những đẩy nhanh tốc độ hao mòn của tài sản mà còn gây gian đoạn quá trình sản xuất, làm chậm tiến độ thi công, tăng các chi phí và giảm chất lượng công trình. Hiện nay, mặc dù công ty đã thành lập riêng xí nghiệp thi công cơ giới, phụ trách công tác quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị và phương tiện vận tải nhưng do địa bàn hoạt động rộng, phương tiện sản xuất bị phân tán nên công tác bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ TSCĐ của công ty còn gặp rất nhiều khó khăn. Thực tế đó đòi hỏi công ty phải sớm tìm ra những biện pháp hợp lý nhằm hoàn thiện công tác bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ , góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong toàn công ty. III.2.3 Mục đích của giải pháp. Giải pháp hoàn thiện công tác giữ gìn và sửa chữa tài sản cố định trong công ty nhằm tăng thời gian sử dụng TSCĐ, đảm bảo cho máy móc , thiết bị hoạt động ổn định, thường xuyên liên tục, giảm thiểu được chi phí khi máy móc thiết bị hư hỏng. III.2.4 Phương thức tiến hành. Thực tế cho thấy rằng, chế độ giữ gìn và sửa chữa TSCĐ có nhiều ưu điểm như có khả năng ngăn ngừa trước sự hao mòn quá đáng và tình trạng hư hỏng bất ngờ, cũng như chủ động chuẩn bị đầy đủ phương tiện sản xuất, khiến cho quá trình thi công không bị gián đoạn đột ngột. Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ này lại khá phức tạp. Tuỳ theo tình trạng phục vụ của TSCĐ và điều kiện cụ thể mà công ty có thể thực hiện chế độ sửa chữa dự phòng ở các mức độ khác nhau. - Định kỳ kiểm tra TSCĐ, tức là lên kế hoạch dự kiến kỳ hạn kiểm tra để quy định nội dung của việc sửa chữa. Thường áp dụng đối với những TSCĐ đã khấu hao dưới 20% giá trị. - Định kỳ kiểm tra sửa chữa TSCĐ có khác với các công tác định kỳ kiểm tra TSCĐ ở trên là vừa quy định kỳ hạn kiểm tra vừa sơ bộ tính toán trước nội dung của công tác sửa chữa. Chế độ này thường áp dụng đối với những TSCĐ đã khấu hao từ 20 - 25% giá trị. - Sửa chữa tiêu chuẩn có nghĩa là căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật đã có sẵn để xác định kỳ hạn và nội dung đầy đủ của việc sửa chữa. Sau đó đến kỳ hạn mà tiến hành việc sửa chữa TSCĐ theo tiêu chuẩn quy định., không cần xét đến tình hình hao mòn cụ thể của TSCĐ nữa. Việc sửa chữa tiêu chuẩn được áp dụng đối với những thiết bị, máy móc, phương tiện mà tình hình làm việc đều đặn nên có thể dự tính trước được tình hình hao mòn một cách chính xác (như các thiết bị đo lường trong thi công). Bên cạnh chế độ sửa chữa dự phòng ở cá mức độ khác nhau, bộ phận quản lý TSCĐ cũng cần lập sẵn một số phương án cho việc sửa chữa khôi phục và sửa chữa sự cố để đối phó với tình trạng hư hỏng TSCĐ một cách bất ngờ như bị thiên tai hoặc do ngừng sử dụng trong thời gian quá lâu, cần khôi phục tình trạng hoạt động cũ… Để tăng cường và hoàn thiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị và các phương tiện sản xuất khác, xin được đưa ra một số biện pháp chủ yếu sau: - Tăng cường công tác chuẩn bị trước khi sửa chữa: chuẩn bị về thiết kế, về công nghệ và chuẩn bị về máy móc thiết bị. - Thực hiện phương pháp sửa chữa nhanh: do hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng ít nhiều mang tính chất mùa vụ nên cần tranh thủ cố gắng bố trí thời gian sửa chữa ngoài thời gian thi công, áp dụng phương pháp sửa chữa tiên tiến như thay thế cả bộ phận, cả cụm máy cũ cần sửa chữa bằng cả bộ phận, cụm máy mới. Phương pháp này thường có chi phí cao nên thường áp dụng cho những trường hợp cần nhanh chóng sửa chữa để bảo đảm tiến độ thi công. Như vậy, trong thời gian sửa chữa, máy vân làm việc bình thường. - Áp dụng phương pháp sửa chữa xen kẽ: để thực hiện phương pháp này trước hết cần lên danh mục tất cả các TSCĐ cần đưa vào sửa chữa, sau đó tiến hành sửa chữa đồng loạt các TSCĐ trên toàn bộ hệ thống TSCĐ của công ty. Theo cách này, thời gian ngừng máy để sửa chữa của toàn thể hệ thống TSCĐ sẽ giảm xuống. - Tăng cường trách nhiệm của các bộ phận có liên quan đến công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ. Cần nhận thức rõ trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ không phải chỉ là trách nhiệm của bộ phận chuyên trách về TSCĐ mà còn là trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là những người trực tiếp sử dụng TSCĐ. Mỗi cá nhân có ý thức trách nhiệm đối với TSCĐ mình sử dụng nhằm hạn chế hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng , giảm bớt chi phí bảo dưỡng cho công ty và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong đơn vị. - Công ty cũng cần đề ra định mức sửa chữa hợp lý, chính xác, áp dụng chế độ thưởng, phạt đối với những bộ phận, cá nhân làm tốt công tác sửa chữa hoặc ngược lại. Phát huy các sáng kiến cải tiến kỹ thuật kết hợp với quá trình sửa chữa lớn TSCĐ nhằm nâng cao năng lực của TSCĐ. III.2.5 Đánh giá hiệu quả của giải pháp. Việc thực hiện công tác bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ trong công ty sẽ đem lại những lợi ích sau: - TSCĐ chiếm vị trí cơ bản trong tổng năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ là biện pháp quan trọng nhất để duy trì tình trạng phục vụ tốt của tài sản, giúp cho quá trình thi công không bị gián đoạn, chất lượng công trình vẫn được đảm bảo. - Xét về mặt vốn , giá trị TSCĐ nói chung và giá trị máy móc thiết bị nói riêng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn sản xuất của doanh nghiệp. Bảo dưỡng, sửa chữa và sử dụng hợp lý máy móc thiết bị làm giảm hao mòn vô hình cũng chính là doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả vốn cố định của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. III.3 ĐỊNH KỲ 6 THÁNG, 1 NĂM ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. III.3.1 Cơ sở lý luận. Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định là một biện pháp hạch toán kinh tế quan trọng, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý TSCĐ nói riêng. Nó giúp cho việc tính toán khấu hao TSCĐ, phân bổ vào chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm, việc thống kê, đánh giá nguồn vốn cố định. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các máy móc thiết bị TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng một hiện đại và tinh tế hơn. Tuy vậy, chúng lại rất rễ bị hao mòn, chủ yếu là vô hình do sự liên tiếp ra đời của thế hệ máy móc thiết bị mới. Như vậy, khi doanh nghiệp mới mua một TSCĐ, cụ thế là một cỗ máy phục vụ cho sản xuất, với thời điểm hiện tại thì đó là cỗ máy tốt nhất. Song chỉ thời gian sau, trên thị trường sẽ xuất hiện thế hệ máy mới có thể hiện đại hơn hoặc được bán với mức giá thấp hơn do sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật. Vì vậy, thường xuyên đánh giá và đánh giá lại TSCĐ sẽ giúp doanh nghiệp nắm được tổng giá trị TSCĐ của mình lại mọi thời điểm cả về số lượng, chủng loại, chất lượng và giá trị cũng như tình trạng phục vụ hiện đại thời của TSCĐ đó. Qua đó doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư hoặc loại bỏ thời hiện của TSCĐ đó. qua đó doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư hoặc loại bỏ TSCĐ không còn phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh hiện tại và sắp xếp tới của doanh nghiệp. nhờ vậy, công tác quản lý TSCĐ sẽ được thực hiện một cách dễ dàng hơn, điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. III.3.2 Căn cứ vào thực tiễn. Công ty có một hệ thống TSCĐ phức tạp, đa dạng về chủng loại và có giá trị lớn ( gần 30 tỷ đồng). Các TSCĐ này không ngừng hao mòn và được trích khấu hao hàng tháng. Công ty hiện đang áp dụng chế độ khấu hao theo đường thẳng. Đây là phương pháp đơn giản để tính khấu hao và giá trị còn lại của tài sản nhưng không phản ánh đầy đủ giá trị thực của tài sản, do vậy hầu như chỉ phản ánh ý nghĩa về mặt tài chính. Hiện nay, việc quản lý TSCĐ về mặt hiện vật trong công ty thuộc trách nhiệm của phòng kỹ thuật và xí nghiệp thi công cơ giới còn vệ mặt giá trị hoàn toàn do phòng kế toán tài chính quản lý. Trong khi đó, công tác đánh giá và đánh giá lại TSCĐ cần có sự kết hợp giữa tài chính và kỹ thuật. nhưng do chưa có bộ phận chuyên trách đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định nên việc quản ý giá trị của TSCĐ trong công ty chưa được thực hiện một cách có hiệu quả. Điều này gây khó khăn cho công tác lập kế hoạch đầu tư đổi mới và sửa chữa TSCĐ, cũng như công tác xây dựng định mức phù hợp với từng loại TSCĐ khiến cho khả năng phát huy năng lực của TSCĐ bị hạn chế. Do vậy, thời gian tới công ty nên xem xét thành lập bộ phận chuyên trách đánh giá và đánh giá lại tài sản để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ trong công ty. III.3.3 Mục đích của giải pháp. Báo cáo kịp thời cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Giúp cho việc chuyển đổi sở hữu của công ty khi cần thiết như: cổ phần hoá, bán công ty, đa dạng hoá hình thức sở hữu. Tham mưu cho lãnh đạo công ty dùng tài sản để đầu tư ra ngoài công ty nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận. Quản lý và kiểm soát được thực trạng và giá trị TSCĐ của công ty. III.3.4 Phương pháp thực hiện Hiện nay, việc đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định của công ty được thực hiện có định kỳ. vì vậy, công ty nên điều chỉnh lại vấn đề này bởi tầm quan trọng của công tác đánh giá và đánh giá lại TSCĐ tạo nhiều thuận lợi trong các công tác sau: - Giúp cho công ty xác định nguyên giá các TSCĐ khi mới mua bao gồm TSCĐ hữu hình, vô hình và TSCĐ thuê tài chính ( chủ yếu là TSCĐ hữu hình). - Trong quá trình sử dụng TSCĐ phải thường xuyên theo dõi và tổ chức đánh giá lại các TSCĐ đó theo kế hoạch đã định, ngoài ra có thể linh hoạt kiểm tra bất ngờ. Khi kiểm tra các TSCĐ đặc biệt là các loại máy móc thông thường và phương tiện vận tải, cần lưu ý xem xét các TSCĐ khác cùng loại với các TSCĐ của công ty nhưng hiện đại hơn trên thị trường để đánh giá sự chênh lệch về giá cả và trình độ lạc hậu tương ứng. - Giúp cho lập kế hoạch sử dụng và tính khấu hao TSCĐ đã kiểm tra sao cho sát với thực tế, đồng thời có những báo cáo chi tiết về tình hình hiện tại của toàn bộ TSCĐ của công ty cho lãnh đạo biết. Bên cạnh đó, bộ phận này cũng đề xuất những gợi ý cho lãnh đạo trong việc mua mới, xây dựng mới TSCĐ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. III.3.5 Đánh giá hiệu quả của giải pháp - Hiệu quả của công tác thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định của công ty được thể hiện ở các mặt sau: - Công ty sẽ nắm bắt được nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị thực và số hao mòn thực tế của từng loại TSCĐ,qua đó có kế hoạch điều chỉnh mức độ sử dụng hoặc tính khấu hao lại một cách hợp lý hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty. - Tạo điều kiện thuận lợi trong việc thống kê,lấy các số liệu liên quan đến TSCĐ được chính xác hơn và nhanh hơn. Cung cấp những thông tin kê chính xác và mới nhất về TSCĐ từng loại trong doanh nghiệp và đưa ra những so sánh với tình hình thị trường. Do vậy, khi mua sắm thiết bị công ty có thể tránh được tình trạng mua sắm, xây dựng TSCĐ với mức giá quá cao, không tương ứng với chất lượng gây lãng phí nguồn vốn cố định hoặc bán với quá thấp làm mất đi một khoản thu đáng kể cho doanh nghiệp. III.4 ĐIỀU CHỈNH MỨC KHẤU HAO CƠ BẢN TSCĐ CỦA CÔNG TY III.4.1 Cơ sở lý luận . Mức độ khấu hao cơ bản của TSCĐ cho thấy tốc độ chuyển dịch dần giá trị của TSCĐ vào cố định. Việc tăng mức khấu hao cơ bản tháng sẽ làm rút ngắn thời gian thu hồi vốn cố định, tuy nhiên nó lại làn tăng chi phí, giá thành của sản phẩm và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp thường phải cân nhắc giữa lợi thu được từ việc thu hồi vốn nhanh và khoản lợi nhuận mất đi do điều chỉnh mức khấu hao cơ bản tháng. Căn cứ tăng cao thì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khi tỷ suất lợi nhuận tốc độ cao thì việc nâng mức khấu hao cơ bản sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tốc đọ quay vòng vốn, sớm thu hồi vốn cố định để tái đầu tư, nâng cao năng lực TSCĐ nhưng vẫn đảm bảo mức lợi nhuận cần thiết cho doanh nghiệp. III.4.2 Cơ sở thực tiễn. Cổ phần Xây Lắp Điện I là doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận ổn định. Trong khi đó, hầu hết các TSCĐ của công ty đều có thời gian khấu hao tối đa theo quy định về chế độ trích khấu hao trong các doanh nghiệp xây lắp ( 8-10 năm). Công ty lại áp dụng chế độ khấu hao theo đường thẳng đối với toàn bộ hệ thống TSCĐ tuy đơn giản nhưng không phản ánh đầy đủ mức độ hao mòn thực tế của tài sản. do vậy, với tình hình sản xuất kinh doanh thuận lợi như hiện nay, công ty hoàn toàn có khả năng mức khấu hao cơ bản tháng của một số TSCĐ nhằm rút ngắn thời gian thu hồi vốn cố định, sớm thực hiện tái đầu tư mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất của TSCĐ. Hơn nữa, tại thời điểm này công ty đang có ưu thế về trình độ công nghệ hiện tại so với các đơn vị cùng ngành, nếu đẩy nhanh quá trình khấu hao và thu hồi vốn sớm thì trong một vài năm tới, khi các doanh nghiệp khác đã đuổi kịp về trình độ công nghệ hiện đại, công ty vẫn có thể nâng cao khả năng thắng thấu bằng cách hạ thấp giá đấu thầu do giảm được bộ phận khấu hao TSCĐ trong giá thành. III.4.3 Mục đích của giải pháp. - Đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, sớm thu hồi vốn cố định để tái đầu tư, nâng cao năng lực TSCĐ nhưng vẫn đảm bảo mức lợi nhuận cần thiết cho doanh nghiệp. - Điều chỉnh thời gian thu hồi vốn cố định, từ đó điều chỉnh được việc tăng giảm chi phí, giá thành của sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. III.4.4 Phương thức thực hiện Trong điều kiện lợi nhuận của Công ty đạt được ở mức cao và ổn định, công ty có thể tăng mức khấu hao cơ bản tháng cho một số máy móc thiết bị có giá trị lớn, trình độ công nghệ vẫn thuộc loại hiện đại như: Trạm trộn bê tông xi măng ( nguyên giá 3,67 tỷ nhưng đã khấu hao 56% giá trị), máy trải bê tông SP500 ( nguyên giá 2,13 tỷ nhưng đã khấu hao 37%),máy trải bê tong ASpalt ( Nguyên giá 2,13 tỷ nhưng đã khấu hao 37% giá trị)… để giảm gánh nặng khấu hao trong quá trình vài năm tới. Đồng thời, công ty cũng cần bổ xung mới một số máy móc thiết bị đã bắt đầu lạc hậu như: máy xúc, máy phát điện, máy biến thế…nhằm nhanh chóng thu hồi vốn cố định, thực hiện tái đầu tư để đổi mới, nâng cao trình độ hiện đại cho những máy móc thiết bị này. Đối với một số thiết bị văn phòng có số lượng không nhiều và tốc độ hao mòn vô hình lớn như: máy vi tính, máy in, bàn đàm thoại…công ty có thể áp dụng mức khấu hao giảm dần cho phù hợp với sự biến độ giá trị thực của tài sản theo thời gian. III.4.5 Đánh giá hiệu quả của giải pháp. Như trên đã nói, điều chỉnh mức khấu hao cơ bản tháng có thể đem lại cho công ty một số lợi ích sau: - Nhanh chóng thu hồi vốn cố định, đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn cố định, do vậy làm nâng cao quả sử dụng TSCĐ. - Đảm bảo duy trì mức lợi nhuận hợp lý và ổn định, giữ vững vị thế cạnh tranh của công ty trong tương lai. - Nhanh chóng tiến hành đầu tư để mở rộng và nâng cao năng lực của TSCĐ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12722.DOC
Tài liệu liên quan