Đề tài Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, công nghệ ngày càng trở thành yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của quốc gia nối chung và của doanh nghiệp nói riêng. Vấn đề thúc đẩy đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao là một trong những chủ đề rất được quan tâm nghiên cứu ở tất cả các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển nhất là những năm gần đây. Qua phần mở đầu và ba chương nội dung chính, đề tài đã phân tích tương đối sâu và tổng hợp các vấn đề liên quan đến đầu tư đổi mới công ngọê ở Việt Nam nhằm mục tiêu đưa ra những cơ chế chính sách thích hợp cải thiện tình hình trong thời gian tới. Với quan niệm cho rằng, tình hình thực tế hiện nay, thị trường KH&CN là kênh quan trọng để doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, bên cạnh việc xem xét trực tiếp tình hình đầu tư đổi mới công nghệ, đề tài đã phân tích sâu thực trạng phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam để có thể thiết kế dược một hệ thống các cơ chế, chính sách toàn diện hơn. Trong đề tài này đã đưa ra các nhóm kiến nghị hoàn thiên cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ: 1. Nhóm chính sách kinh tế-xã hội 2. Nhóm cơ chế, chính sách và giải pháp xây dựng phát triển thị trường KH&CN 3. Các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ

doc94 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m được đầy đủ thông tin về chính sách, công cụ khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước. - Phạm vi ưu đãi về thuế là tương đối rộng và các mức ưu đãi cũng tương đối cao. Tuy nhiên, những thủ tục để doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi đó lại phức tạp và rườm rà do đó không phát huy được tác dụng. Mặt khác đối tượng ưu đãi rộng cũng sẽ làm giảm tác dụng của chính sách ưu đãi. - Đối tượng miễn giảm thuế tương đối nhiều trong khi chưa có qui định cụ thể hướng dẫn cách thức để xác định các đối tượng đó, dẫn đến tình trạng các cơ quan thuế vừa gây khó dễ cho các đối tượng được ưu đãi, vừa không xác định được đúng đối tượng ưu đãi. Mặt khác, những quy định không rõ ràng này còn tạo điều kiện cho các trường hợp tiêu cực, lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước xảy ra. Ngoài ra, chế độ hạch toán chi phí trong các tỏo chức nghiên cứu và triển khai của Nhà nước hiện nay chưa theo chuẩn mực hạch toán kinh doanh làmm cho các cơ quan thuế cũng gặp khó khăn khi xác định miễn giảm thuế. - Các chính sách ữu đãi về thuế không có tác dụng đối với đối tượng không có tiềm lực tài chính (vốn) để thực hiện dự án đầu tư đổi mới công nghệ. - Văn bản chính sách chậm được hướng dẫn và thi hành. Văn bản quy định về khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ được ban hành năm 1999 (Nghịđịnh 119/CP) nhưng mãi đến năm 2002 mới có thông tư hướng dẫn và triển khai thực hiện. - Những chính sách, biện pháp về thuế xuất nhập khẩu và các biện pháp phi thuế quan sẽ không còn sử dụng được trong thời gian tới, khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế. - Đổi mới công nghệ nhanh đòi hỏi doanh nghiệp phải được phép khấu hao nhanh. Tuy nhiên, hiện nay, Nhà nước vẫn chưa có các qui định các trường hợp được phép áp dụng phương thức khâu hao nhanh. 3.Chính sách tín dụng Các chính sách ưu đãi tín dụng cho đổi mới công nghệ mới chỉ được quy định trong các văn bản (trên "giấy tờ"); còn trên thực tế, các nhà khoa học và doanh nghiệp hầu như chưa được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi. Cụ thể như sau: - Chế độ ưu đãi tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển chưa góp phần vào việc thúc đẩy đổi mới công nghệ. Trong tổng số các dự án được ưu đãi tín dụng, số dự án liên quan đến các hoạt động KHCN, đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao rất ít. Nguyên nhân một phần là do: những khoản ưu đãi này chỉ dành cho những dự án đầu tư đổi mới công nghệ lớn trong khi doanh nghiệp, nhất là tư nhân với tiềm lực có hạn chỉ có thể đầu tư từng phần và dần dần trong tổng thể dự án đầu tư lớn: thủ tục xin ưu đãi rườm ra và mất nhiều thời gian; các viện nghiên cứu không phải là đối tượng được nhận ưu đãi. Hiện tại, chưa có một kênh tín dụng riêng cho đổi mới công nghệ (đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ). Thiếu cơ chế chính sách phát triển vốn đầu tư mạo hiểm và đầu tư mạo hiểm (Quỹ đầu tư mạo hiểm, vườn ươm công nghệ) để tạo điều kiện thuận lợi cho việc biến những kết quả nghiên cứu thành sản phẩm công nghệ. 4. Cơ chế quản lý các tổ chức nghiên cứu và triển khai. Các biện pháp gắn kết hành chính các tổ chức nghiên cứu ứng dụng của Nhà nước vào các tổng công ty trong thời gian qua đã không xuất phát từ nhu cầu của tổng công ty và khả năng đáp ứng của các tỏo chức nghiên cứu ứng dụng. Chính vì vậy, nhiều tổ chức nghiên cứu này hiện nay lại trở thành gánh nặng của tổng công ty hơn là giúp cho tổng công ty tăng cường năng lực công nghệ. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi các cơ quan nghiên cứu ứng dụng sang cơ chế tự hạch toán chưa gắn liền với các cơ chế tạo điều kiện hỗ trợ ban đầu cho các tổ chức này, ví dụ như tiếp cận nguồn tín dụng, hỗ trợ về phát triển nhân lực.v.v.. 5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực Thời gian qua, Nhà nước đã có những chính sách phát triển nguồn nhân lực nhưng vẫn chưa đủ mạnh. Thứ nhất, việc nâng cao trình độ của nguồn nhân lực phải đi kèm với cơ chế sử dụng nguồn lực đó một cách hiệu quả. Cán bộ khoa học hiện nay vẫn được quản lý như quản lý một viên chức nhà nước, bó buộc và thụ động, không khuyến khích tính sáng tạo. Thứ hai, cán bộ có trình độ trong nhiều ngành công nghệ cao như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới.v.v…hiện nay vẫn còn thiếu trầm trọng. CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2010 I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 1. Những quan điểm cơ bản. Quan điểm 1: Đầu tư cho đổi mới công nghệ phải trở thành nhu cầu tự thân và sống còn của các doanh nghiệp, của các ngành kinh tế muốn tiếp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, ở phần lớn các nước phát triển và những nước đang có tiềm lực công nghệ và đổi mới công nghệ cao, doanh nghiệp không chỉ là nơi tạo ra cung sản phẩm công nghệ. Để làm được điều này, các doanh nghiệp (nhất là những doanh nghiệp có quy mô và tiềm lực lớn thường tự tổ chức ra những đơn vị nghiên cứu và triển khai để thực hịên các hoạt động khoa học công nghệ trực tiếp đáp ứng nhu cầu đổi mới của doanh nghiệp. Sở dĩ như vậy là vì các doanh nghiệp nhận thức được rằng trong kinh tế thị trường và trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt,đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng nhanh và hiệu quả những thành tưụ mới của KH&CN là giải pháp hữu hiệu nhất để các doanh nghiệp có thể tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh duy trì thị phần của mình, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và tiếp tục phát triển. Các cơ chế và chính sách giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ trong thời gian tới phải nhằm tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô có tính cạnh tranh cao, sao cho "kích thích" được nhu cầu của chính các doanh nghiệp, của toàn nền kinh tế trong việc đổi mới công nghệ. Nói một cách khác, có thể coi môi trường cạnh tranh và sức ép cạnh tranh của hội nhập quốc tế là một động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân đầu tư cho đổi mới công nghệ. Kinh nghiệm để cho thấy, một khi môi trừơng kinh tế vĩ mô vẫn tạo điều kiện để doanh nghiệp tồn tại nhờ bao cấp, bảo hộ không chịu sức ép cạnh tranh, không cần phải đầu tư đổi mới công nghệ thì các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển KH&CN cũng như ứng dụng công nghệ cho dù là có tốt đến mấy cũng sẽ không thể phát huy tác dụng. Kinh nghiệm của nhiều ngành kinh tế và doanh nghiệp thành công trong thời gian qua cho thấy việc mạnh dạn đầu tư cho công nghệ, nghiên cứu đổi mới công nghệ trong sản xuất và đời sống đã giúp cho nhiều doanh nghiệp ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường, đạt được hiệu quả cao và phát triển mạnh trong thời gian dài Quan điểm 2: Để tạo sự đồng bộ trong các cơ chế, chính sách của nhà nước thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ, một mặt cần kết hợp thực hiện nhiều nhóm cơ chế, chính sách khác nhau, vừa phải tạo động lực đầu tư, vừa phải sử dụng các công cụ chính sách cụ thể có liên quan tới quá trình đầu tư. Mặt khác, cần sự phối kết hợp của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các nhóm cơ chế, chính sách sao cho phù hợp vứi tiến trình đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế-xã hội của đất nước trong giai đoạn tới. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ được áp dụng thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao là do các cơ chế này chưa đi kèm với môi trường kinh doanh thuận lợi và cạnh tranh để buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới đầu tư vào lĩnh vực này, hơn nữa các cơ chế , chính sách về KH&CN chưa được thực hiện đồng bộ, thống nhất giữa các cấp, các ngành, dẫn đến hiệu quả của việc thực thi chính sách bị hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ nhóm các cơ chế chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư cho KH&CN. Mặt khác, cần có sự chỉ đạo, giám sát của cơ quan nhà nước để những cơ chế, chính sách và giải pháp được ban hành được thực thi trên thực tế, được đánh giá kịp thời và sửa đổi bổ sungcho phù hợp khi tình hình và bối cảnh kinh tế thay đổi. Quan điểm 3: Công nghệ là sản phẩm mang tính chất hàng hoá công cộng, vì vậy rất cần có vai tro điêù tiết của nhà nước. Tuy nhiên, cần có quan điểm đổi mới về vai trò của nhà nước với việc thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ. Xu hướng chung trên thị trường công nghệ thế giới hiện nay là nhà nước ngày càng hạn chế can thiệp trực tiếp vào quyền quyết định của các chủ thể tham gia thị trường. Trên thị trường công nghệ, nhà nước chỉ đóng vai trò xúc tác, tạo những khung khổ thể chế và hoạt động luật lệ thị trường hoạt động, mặt khác có cơ chế để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia và thực hiện những công cụ dể đảm bảo phải thực hiện các nghĩa vụ được các luật pháp quy định. Chính vì vậy, để thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ nhà nước cần một mặt tập trung tạo môi trường luật pháp thuận lợi, ban hành những cơ chế , chính sách khuyến khích (hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm để tác động có hiệu quả tới hành vi của các nhà đầu tư, tạo điều kiện hình thành thị trường sản phẩm công nghệ. Nói cách khác, trong bối cảnh hiện nay, nhà nước chủ yếu đóng vai trò xúc tác , hỗ trợ chứ không nên thay đổi doanh nghiệp trực tiếp đầu tư cho nghiên cưú đổi mới công nghê. Quan điểm 4: Cơ chế, chính sách giải pháp thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghê phải gắn với việc nâng cao năng lực tiếp thu, sử dụng các sản phẩm công nghệ. Yếu tố công nghệ là rất quan trọng, nhưng không phải cứ có công nghệ là sẽ giải qyết hết những khó khăn của doanh nghiệp và nền kinh tế không phải công nghệ cao và hiện đại lúc nào cũng đi kèm với hiệu quả kinh tế, nói cách khác,có công nghệ cao phải đi liền với công nghệ có nguồn nhân lực thích hợp để hấp thụ và sử dụng một cách có hiệu quả công nghệ thì tác động của yếu tố công nghệ đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đảm bảo. Chính vì vậy, các cơ chế chính sách và giải pháp thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ một mặt phải đảm bảo để các sản phẩm của công nghệ sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài được các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp quàn chúng biết đến có khẳ năng tiếp cận. Mặt khác, phải có biện pháp kết hợp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của doanh nghiệp và của toàn bộ xã hội sao cho họ có đủ năng lực và trình độ để ứng dụng hiệu quả công nghệ được đầu tư. Quan điểm 5: Việt Nam có tới 70% dân số sống ở nông thôn, đồng thời các doanh nghiệp ở Việt Nam phần lớn có quy mô trình độ công nghệ yếu. Vì vậy, các cơ chế , chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ trong thời gian tới cần chú ý nhóm đối tượng này, đồng thời góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông ngiệp sang cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn, han chế trong việc tự mình thực hiện đổi mới công nghệ. Vì vậy, để thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ, nhà nước một mặt cần tạo động lực và điều kiện để các doanh nghiệp lớn có năng lực tự nghiên cứu đổi mới công nghệ. Mặt khác, nhà nước cần có cơ chế, chính scách đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa có động lực và điều kiện hướng tới đổi mới công nghệ và tham gia đầu tư đổi mới công nghệ. 2. Mục tiêu và phương hướng đầu tư đổi mới công nghệ vào thời gian tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: " phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước". Mục tiêu cơ bản và phát triển khoa học-công nghệ ở nước ta được xác định là: Nâng cao năng lực nội sinh, coi đó là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiếp thu được các thành tựu KH&CN thế giới, lựa chọn và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam; bước đầu phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao. Theo đó chiến lược thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ đến năm 2010 tập trung vào 3 nhóm mục tiêu chủ yếu. a, Đảm bảo cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình công nghiệp hoá rút ngắn phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới. KH&CN đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn tập trung nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trinh công nghiệp hoá rút ngắn và xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng luận cứ khoa học do việc định hướng lối, chính sách. Quy luật, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các giải pháp phát triển bền vững và hội nhập thành công vào nền kinh tế khu vực và thế giới; giải đáp kịp thời những những vấn đề lí luận thực tiễn khác do cuộc sống đặt ra. b, Góp phần quyết định nâng cao chất lượng tăng trưởng của kinh tế và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, đảm bảo quốc phòng và an ninh. Đến năm 2010, KHCN phải góp phần giải quyết vào việc tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất chất lựơng và hiệu quả ở một số nghành kinh tế quan trọng. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật trong nghành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm nhằm phát huy có hiệu quả nguồn tài nguyên sinh học nhiệt đới, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu ngay bằng các nước có nền nông nghiệp phát triển trong khu vực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo nhiều việc làm, cải thiện đáng kể đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn nước ta vào năm 2010. Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực tiểu thủ công nghệp đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nứơc đã mở rộng xuất khẩu. Nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ, thích nghi và cải tiến các công nghệ hiện đại từ nước ngoài trong một số lĩnh vực dịch vụ, kết cấu hạ tầng (tài chính, ngân hàng,bưu chính, viễn thông, giao thông vận tải, hàng không...) nhằm đảm bảo sự tương hợp quốc tế, hội nhập thành công vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Xây dựng và phát triển có trọng điểm một số ngành công nghệ cao; phát triển công nghiệp công nghệ thông tin-truyền thông, công nghệ sinh học trở thành các ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu trong nước, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. c, Xây dựng và phát triển năng lực khoa học và công nghệ đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực. Bảo đảm tốc độ tăng tỷ lệ đầu tư cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước phải lớn hơn tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước, đồng thời đẩy mạnh đa dạng hoá các nguồn đầu tư ngòai ngân sách nhà nước cho KH&CN, phấn đấu đưa tổng mức đầu tư của toàn bộ xã hội cho KH&CN đạt 1.5%GDP vaò năm 2010. Phát triển nguồn nhân lực KH&CN có chất lượng cao, có cơ cấu trình độ, chuyên môn phù hợp với các hướng KH&CN ưu tiên với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và được phân bố hợp lý theo vùng lãnh thổ, phấn đấu đến năm 2010, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ cán bộ và KH&CN ngang mức trung bình tiên tiến của các nước trong khu vực. Hình thành một số tổ chức nghiên cứu-phát triển và một sô trường đại học đạt trình độ trung bình tiên tiến của các nước trong khu vực ở một số lĩnh vực trong công nghệ trọng điểm, một số ngành có thế mạnh ở Việt Nam. Đổi mới căn bản cơ chế quản lý KH&CN theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường, đặc thù của của hoạt động công nghệ và hội nhập quốc tế, tạo động lực phát huy sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ , nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN. Đến năm 2010, KH&CN nước ta đủ năng lực tiếp thu, làm chủ và sử dụng có hiệu quả công nghệ hiện đại nhập từ nước ngoài, có khẳ năng nghiên cứu và ứng dụng một số công nghệ hiện đại nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,công nghệ vật liệu tiên tiến, công nghệ tự động hoá, cơ- điện tử, tiếp cận trình độ thế giới trong một số lĩnh vực khoa học Việt Nam có thế mạnh. II. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 1. Nhóm các cơ chế chính sách kinh tế- xã hội a) Tạo sức ép cạnh tranh trên thị trường. Một trong các động lực quan trọng khiến các doanh nghiệp phải quan tâm tới đầu tư đổi mới công nghệ là sức ép cạnh tranh trên thị trường. Chỉ với sức ép cạnh tranh, danh nghiệp mới thực sự chú ý tới việc cải tiến công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất với hy vọng tiếp tục đứng vững và phát triển trên thị trường. Vì vậy cần phải tiếp tục thực hiện những cải cách kinh tế vĩ mô, cải cách cơ cấu, hoàn thiện thể chế chế thị trường theo hướng tạo môi trường pháp lý kinh doanh bình đẳng, có tính cạnh tranh theo pháp luật, từng bước hình thành mặt bằng pháp lí và điều kiện đầu tư kinh doanh chung cho mọi loại hình doanh nghiệp, cụ thể là: - Rà soát, nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi và hoàn chỉnh khung pháp lý hiện hành để đảm bảo sự ổn định, rõ ràng về môi trường đầu tư và công khai, minh bạch về chế độ, chính sách khuyến khích đầu tư, đảm bảo sự bình đẳng trong hưởng thụ các chính sách khuyến khích đầu tư, trong tiếp cận các nguồn lực và cơ hội đầu tư kinh doanh cho mội loại hình doanh nghiệp. Trước mắt cần giảm các ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước xem xét lại chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, trong đố có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Thông qua luật cạnh tranh đồng thời xây dựng cơ chế kiểm soát độc quyền, chống độc quyền doanh nghiệp và giám sát có hiệu quả đối với các doanh nghiệp có ưu thế độc quyền nhằm hình thành khuôn khổ pháp luật về chính sách cạnh tranhvà kiểm soát độc quyền phù hợp với luật pháp kinh tế. - Tiếp tục thúc đẩy quá trình hội nhập, mở rộng quan hệ quốc tế và mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, chỉ thực thi chính sách bảo hộ "hợp lý " có điều kiện và thời hạn đối với một số sản phẩm trong nước, coi đây là nguồn quan trọng trong đổi mới công nghệ, vừa là yếu tố tạo nên áp lực buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh quốc tế ngày càng cao. Đặc biệt, cần soát xét lại chính sách, biện pháp đầu tư nước ngoài, đáp ứng mục tiêu nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lẫn doanh nghiệp Việt Nam thông qua chuyển giao công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo kỹ năng công nghệ, nghiên cứu triển khai, đầo tạo kỹ năng công nghệ và quản lý, tránh bằng "chạy theo lao động rẻ " trong thu hút đầu tư nước ngoài. - Đẩy nhanh thực hiện một mặt bằng pháp lý và điều kiện đầu tư chủ yếu cho các doanh nghiệp thuộc mọi thnàh phần kinh tế. Sớm sửa đổi bổ sung luật doanh nghiệp để áp dụng chung cho việc tổ chức và hoạt động của mọi loại hình doanh nghiệp, xây dựng luật khuyến khích đầu tư chung cho mọi thành phần kinh tế trên cơ sở luật đầu tư nước ngoài và luật khuyến khích đầu tư trong nước.Trước mắt, cần tiếp tục hoàn thiện văn bản pháp quy dưới luật nhằm thực hiện đồng nhất các chế độ về thuế, giá thuế đất, giá cước dịch vụ, điện nước, cước phí vận chuyển, quy định rõ ràng và thống nhất các dự án được ưu tiên đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Tiếp tục triển khai nhanh, kiên quyết và hiệu quả các định hướng sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, kiên quyết giảm bao cấp, giảm bảo hộ đặc quyền đối với doanh nghiệp nhà nước, tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghệp nhà nước. Các DNNN được khuyến khích đi đầu trong đổi mới công nghệ, khẳng định hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của mình. Sớm triển luật doanh nghiệp nhà nước sửa đổi nhằm hình thành khung pháp lý về DNNN tự chủ, tự quyết định trong kinh doanh theo quan hệ cung cầu, nâng cao hiệu quả và tự chịu trách nhiệm của mình, xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng quản trị và giám đốc trong việc quyết định đổi mới công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ, liên kết với các thành phần khác trong việc thực hiện các dự án, chương trình đổi mới công nghệ . b) Nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ. - Triển khai có hiệu quả nghị quyết của chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2006-2010, kêu gọi và thu hút các công ty đa quốc gia vào Việt Nam, đặc biệt khuyến khích đầu tư khuyến khích đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ và đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, kêu gọi và tạo mọi điều kiện để tri thức Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia đầu tư đổi mới công nghệ ở Việt Nam. - Sửa đổi Nghị định 1998 NĐ-CP về chuyển giao công nghệ cho phù hợp với thế hệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm chuyển giao công nghệ vào Việt Nam; tổ chức các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực đào tạo, nâng cao năng lực đào tạo chuyên gia của Việt Nam trong việc đánh giá công nghệ và tiếp thu công nghệ của các dự án đầu tư nước ngoaì. Sớm xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. - Ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm, năng lực và lợi ích trong việc tiếp thu công nghệ do phía đối tác và đầu tư nước ngoài chuyển giao. Thực hiện hàng năm khen thưởng, tuyên dương những doanh nghiệp, dự án đầu tư nước ngoài có thành công trong nghiên cứu đổi mới công nghệ. c) Tăng cường trách nhiệm của cán bộ, ngành và địa phương đối với công tác thúc đẩy đàu tư đổi mới công nghệ trong lực lượng cán bộ công nghệ, trong các tổ chức triển khai, trong doanh nghiệp cũng như toàn xã hội. - Thực hiện đánh giá năng lực công nghệ, tốc độ đổi mới công nghệ của một số lĩnh vực quan trọng, có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế quốc dân, tiến hành đánh giá hiệu quả đầu tư của nhà nước cho các chương trình quốc gia về đổi mới công nghệ, chú trọng công tác quản lý quá trình đổi mới và phát triển công nghệ. Việc đánh giá cần do một cơ quan độc lập thực hiện, theo những tiêu chí xác định để đảm bảo tính khách quan và chính xác. - Cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao năng lực công nghệ của người lao động nước ta phát triển hệ thống dạy nghề phù hợp với xu thế phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới và nhu cầu của thị trường, mở rộng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Sớm nghiên cưú phương pháp giáo dục và đào tạo lực lượng cán bộ kỹ thuật công nghệ tại các trường đại học và dạy nghề, tạo thói quen đổi mới sáng tạo và chủ động trong hoạt động nghiên cứu của họ, gắn công tác đào tạo nghiên cứu khoa học của các trường đại học công nghệ với thực tiễn và nhu cầu của thị trường nhằm hình thành lực lượng nhiên cứu công nghệ có năng lực hiện đổi mới công nghệ ở nước ta. - Từng bước chuyển chế độ biên chế sang chế độ hợp đồng lao động đối với cán bộ KH&CN, tạo điều kiện cho việc lưu chuyển cán bộ hình thành thị trường lao động trong hoạt động khoa học và công nghệ. Thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự đối với các tổ chức KH&CN trong việc quyết định tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cho thôi việc, xếp lương, cho thôi việc và các chế độ đãi ngộ khác đối với cán bộ công nhân viên. - Đẩy mạnh việc tuyển chọn và gửi học sinh, sinh viên, cán bộ KH&CN đi vào tạo một cách đồng bộ ở các nước có trình độ KH&CN tiên tiến, trước mắt trong một số lĩnh vực công nghệ trọng điểm quốc gia phối hợp chặt chẽ giữa việc đào tạo với cơ quan sử dụng cán bộ KH&CN. Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng đào tạo công nhân kỹ thuật (đặc biệt là công nhân có trình độ tay nghề cao) cho các ngành đang đầu tư nước ngoài và các ngành kinh tế -xã hội trọng điểm. Khuyến khích mở các trường đại học, viện nghiên cứu công nghệ quốc tế hoặc các khu vực tại Việt Nam. Thu hút các viện nghiên cứu, trường đại học có uy tín của nước ngoài liên kết hoặc mở phân viện, phân hiệu hoặc tổ chức các chương trình đào tạo nguồn nhân lực KH&CN tại Việt Nam. - Khuyến khích và thúc đẩy phong cách nghiên cứu hướng tơí đổi mới công nghệ của nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và triển khai các doanh nghiệp cũng như nâng cao nhận thức của xã hội về yêu cầu cần đổi mới công nghệ trong hoàn cảnh hiện nay, khuyến khích sự phối hợp, hợp tác giữa các đối tượng liên quan trong quá trình thực hiện nghiên cứu đổi mới công nghệ. Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phát động phong trào phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của cá nhân trong xã hội. Thực hiịen những biện pháp khuyến khích khen thưởg xứng đáng, kịp thời với những cá nhân, tập thể có thành tích trong nghiên cứu đầu tư đổi mới công nghệ đem lại lợi ích kinh tế-xã hội. - Tến hành định kỳ đánh giá hiệu quả đầu tư nhà nước KH&CN nói chung, đầu tư đổi mới công nghệ nối riêng, tác động đầu tư cho công nghệ và khoa học tới nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế. - Ban hành chính sách khen thưởng đối với cá nhân có thành tích KH&CN có giá trị và khoa học và thực tiễn cao, chính sách khuyến khích cán bộ KH&CN làm việc tại địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn chính sách sử dụng cán bộ KH&CN đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn có khẳ năng chuyên môn, sức khoẻ và tâm huyết với nghề nghiệp. 2. Nhóm cơ chế chính sách và giải pháp xây dựng và phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam Bên cạnh việc tạo môi trường đào tạo kinh doanh và phát triển thị trường KH&CN là một hướng quan trọng nhằm tạo động lực thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ để thị trường KH&CN phát triển ở nước ta, trong thời gian tới cần thực hiện: a) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật cần thiết cho thị trường công nghệ và khoa học vận hành. - Ban hành văn bản pháp quy liên quan tới các vấn đề hiện đang rất bức xúc như : các giao dịch, hợp đồng mua bán, chuyển giao công nghệ làm rõ cơ sở pháp ký của doanh nghiệp khoa học công nghệ và hoạt động công ích, các doanh nghiệp hoạt động dịc vụ chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ mới được ban hành, phổ biến rộng rãi nghiên cưú để tạo điề kiện thuận lợi để thực hiện quá trình đăng ký sở hữu trí tuệ nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, giảm chi phí và thời gian đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nàh nước về tài chính- kế toán trong chuyển giao công ngệ sở hữu trí tuệ thị trường KH&CN nhằm tăng cườg đống góp của KH&CN vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội. - Tổ chức tốt tuyên truyền, phổ biến thông tin bằng nhiều hình thức về hệ thống pháp luật liên quan tới sở hữu trí tuệ cho các đối tượng liên quan, tạo thói quen trong xã hội về thực hiện pháp luật theo các giao dịch về công nghệ. Nâng cao năng lực và hiểu biết của cán bộ trong việc phát hiịen các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện bảo vệ có hiệu quả và hiệu lực thể chế xử lý các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện bảo vệ có hiệu quả trên thực tế quyền lợi của các cá nhân tổ chức đối với tài sản trí tuệ được pháp luật công nhận. b) Thúc đẩy nhu cầu đổi mới công nghệ và nhu cầu đầu tư đổi mới công nghệ. Bên cạnh việc tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật giữa các doanh nghiệp thuộc mội thành phần kinh tế, tiếp tục thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước cần có cơ chế chính sách "kích cầu " đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp như sau: - Thực hiện tốt nghị định 119 về các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai (trong đó có đầu tư đổi mới công nghệ ) các doanh nghiệp được quyền mở rộng hợp tác ,liên kết đầu tư đổi mới công nghệ với các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức: tự triển khai hoạt động nhgiên cứu và triển khai (thông qua thành lập các bộ phận nghiên cứu khoa học độc lập tại doanh nghiệp tự thành lập các công ty khoa học công nghệ, dịch vụ công nghệ trực thuộc ), liên kết với các viện, trường đại học đổi mới công nghệ góp vốn cổ phần vào các công ty đầu tư mạo hiểm, công ty dịch vụ công nghệ ... - Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu của nền kinh tế và xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp sớm có ngay đội ngũ các chuyên gia công nghệ có năng lực, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực công nghệ cao, bên cạnh việc hợp tác đặt hàng với các viện nghiên cứu, doanh nghiệp có thể thực hiện hình thức "thuê" chuyên gia công nghệ từ các viện nghiên cứu ở trong nước, nước ngoài để thực hiện các dự án đổi mới công nghệ của mình . - Thúc đẩy việc triển khai và thực hiện Nghị định 90/2001NĐ-CP về phát triển DNNVV, ban hành chính sách hỗ trợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia đầu tư đổi mới công nghệ trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của mình thông qua các hình thức như: hỗ trợ vốn để thực hiện các dự án để đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, hỗ trợ các chuyên gia vẫn thực hiện các dịch vụ công nghệ, dịch vụ bảo hộ quuyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ...hỗ trợ các hiệp hội DNNVV tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thông tin công nghệ, đổi mới công nghệ. - Sửa đổi nghị định 68-CP cho phép tổ chức nghiên cứu và triển khai của nhh nước thành lập doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động theo luật doanh nghiệp thay cho hoạt động theo luật DNNN để đầu tư thử nghiệm và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế cuộc sống. Ban hành nghị định về đổi mới cơ chế về hoạt động của tổ chức nghiên cứu và triển khai của nhà nước theo hướng chuyển các tổ chức nghien cứu khoa học công nghệ sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp phi lợi nhuận, các tổ chức này tự chủ về tài chính nhân lực được mở rộng hợp tác liên kết với các tổ chức các cá nhân trong nước và ngoài nước thực hiện các hợp đồng nghiên cứu đổi mới công nghệ và thực hiện nghĩa vụ theo luật định. c) Phát triển mạnh hệ thống các tổ chức dịch vụ công nghệ thông tin, môi giới công nghệ. - Nhà nước tăng cường đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở thông tin KH&CN hiện có, xây dựng và phát triển hệ thống thông tin KH&CN quốc gia liên thông với quốc tế, khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin KH&CN trong và ngoài nước, khẳng định tình trạng lạc hậu về thông tin hiện nay của nước ta. - Nhà nước tạo điều kiện và môi trường và pháp lý dể hình thành và phát triển các laọi hình doanh nghiệp dịch vụ công nghệ, thông tin công nghệ . Triển khai xây dựng mạng lưới thông tin công nghệ và đổi mới công nghệ ở trung ương và địa phương phục vụ các doanh nghiệp, đặc biệt có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và những đối tượng ở nông thôn, địa bàn khó khăn có điều kiện tiếp cậnvới thông tin công nghệ và đổi mới công nghệ. Xây dựng và phát triển các ngân hàng dữ liệu quốc gia về KH&CN, trước hết là thông tin liên quan tới các quốc gia về KH&CN, trước hết là các thông tin liên quan tới các kết quả nghiên cứu được hà nước cấp kinh phí, các thông tin về sở hữu trí tuệ, số liệu điều tra cơ bản về tài nguyên thiên nhiên và tiềm lực về KH&CN tới người sử dụng, các thông tin về đổi mới công nghệ, chú trọng thông tin về đổi mới công nghệ, chú trọng thông tin phục vụ DNNVV, phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa. - Tổ chức thường kỳ các cuộc thi sáng tạo và đổi mới công nghệ, triển lãm hội trợ sản phẩm công nghệ (chợ công nghệ) tại các trung tâm lớn trong phạm vi cả nước. Tổ chức các chương trình giới thiệu về sản phẩm công nghệ có giá trị trên các phương tiện thông tin đại chúng phát triển hệ thống dịch vụ cung cấp sản phẩm công nghệ trên phạm vi cả nước và tuỳ theo đặc thù của từng địa phương, đồng thời có chính sách khuyến khích đặc biệt phát triển hệ thông dịch vụ cung ứng này tại các địa bàn nông thôn vùng sâu, vùng xa. Mở rộng diện các dịch vụ công nghệ giảm các quyền trong cung cấp dịch vụ công nghệ. 3. Các cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ. a) Chính sách đầu tư. Đổi mới cơ chế đầu tư của nhà nước đối với hoạt động khoa khoa học và công nghệ theo hướng. - Sửa đổi cơ chế tài trợ, đầu tư của nhà nước cho KHQCN theo hướng hạn chế đầu tư trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệt heo cơ chế xin- cho, chuyển sang đầu tư gián tiếp (như tạo điều kiện hạ tầng hoàn thiện khung khổ pháp luật cho thị trường vốn phát triển ở Việt Nam, hỗ trợ hình thành thí điểm đầu tư mạo hiểm…) đầu tư của nhà nước phải có trọng tâm, trọng điểm để tạo bước bứt phá về một số công nghệ cao tác động tích cực đến việc nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, việc đầu tư cho các đề tài nghiên cứu cần ưu tiên và đều kiện để đánh giá được chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật công nghệ, mở rộng khẳ năng tiếp cận của nhiều đối tượng đối với nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước đối mới công nghệ trên cơ sở cạnh tranh, tuyển chọn công khai, đảm bảo các dự án bảo vệ công nghệ do nân sách hỗ trợ phải gắn với nhu cầu xã hội, của doanh nghiệp. - Sớm triển khai hoạt động của quỹ hỗ trợ hoạt động và công nghệ có đánh giá định kỳ về hiệu quả sử dụng đầu tư của nàh nứơc từ kỳ này. Cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN cần phối hợp với các bộ, ngành, tiến hành đánh giá, định kỳ tốc độ đổi mới công nghệ của ngành kinh tế chủ yếu, đề xuất với chính phủ giải pháp cần thiết điều chỉnh hoặc hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ trong nước. Quy định về chế độ tự đánh giá và đánh giá bên ngoài định kỳ đối với các tổ chức KH&CN của nhà nước của các tiêu chuẩn tương hợp với mức tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao hiệu quả đầu tư. Kết quả và ứng dụng kết quả đổi mới công nghệ, dần trở thành tiêu trí quan trọng nhất đối với danh nghiệp và các tổ chức KH&CN để nhân được tài trợ của nhà nước. - Triển khai áp dụng cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức KH&CN của nhà nước phù hợp với mỗi loại hoạt động KH&CN như nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu luận cứ phục vụ xây dựng chính sách chiến lược nghiên cứu các lĩnh vực KH&CN trọng điểm và những lĩnh vực công ích, nghiên cưú và ứng dụng và phát triển công nghệ. Các tổ chức KH&CN nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường, chuyển sang một trong các hình thức tổ chức: tổ chức KH&CN hoạt động theo cơ chế tự trang trải kinh phí, doanh nghiệp, doanh nghiệp KH&CN. Đối với các tổ chức này nhà nước chỉ cấp kinh phí theo cơ chế đơn đặt hàng nhiệm vụ KH&CN. Cải tiến chế độ tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN và đổi mới công nghệ, nghiên cứu áp dụng cơ chế khoán kinh phí thực hiện đề tài, dự án KH&CN, cải thiện tủ tục thanh quyết toán tài chính theo hướng đơn giản hoá nhưng đảm bảo quản lý chặt chẽ sản phẩm đầu ra. - Xây dựng cơ chế, chính sách đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư cho đổi mới công nghệ, khuyến khích thành lập quỹ phát triển KH&CN và quỹ đầu tư mạo hiểm có vốn ngoài ngân sách nhà nước, đẩm bảo tốc độ tăng chi cho KH&CN trong đó chú trọng đổi mới công nghệ từ ngân sách nhà nước hàng năm tốc độ cao hơn tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước. Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ trọng điểm, dành vốn đầu tư thích đáng cho nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trong các nghành khoa học, thực hiện đầu tư đồng bộ giữa xây dựng cơ sở vật chất -kỹ thuật với đào tạo cán bộ KH&N. - Trong thời gian 5 năm tới, quỹ hỗ trợ KH&CN dành tỷ lệ thích đáng nguồn vốn để hỗ trợ hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ, phát triển các sản phẩm công nghệ, phát triển các sản phẩm công nghệ để ứng dụng vào các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân thông qua: “chương trình thương mại hoá sản phẩm công nghệ”. Biện pháp này được thực hiện này thông qua: + Giám sát thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng điểm quốc gia về KH&CN (trong đó chương trình đổi mới công nghệ). Theo đó, chú trọng thu hút sự tham gia bình đẳng của các doanh nghiêp, các nhà khoa học vào việc kiến nghị các chuyên đề nghiên cứu của các chương trình nói trên, dành sự ưu tiên hỗ trợ xứng đáng đối với những dự án có sự phối hợp giữa doanh nghiệp – thị trường - vốn và có địa chỉ sử dụng rõ ràng, có triển vọng tác động mạnh mẽ tới các hoạt động kinh tế khác, có sự đóng góp tài chính của nhiều bên: doanh nghiệp - viện nghiên cứu - nhà khoa học, có sự hợp tác trong nước và ngoài nước. Nhanh chóng phổ biến và đưa ra các kết quả có giá trị của các chương trình này vào cuộc sống chú ý gắn kết sự hỗ trợ của nhà nước cho các dự án đầu tư đổi mới công nghệ với chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước đã được chính phủ thông qua. + Tổ chức đánh giá kết quả của các chương trình công nghệ trọng điểm quốc gia (2010-2005) đặc biệt phát hiện các kết quả có khẳ năng ứng dụng ngay vào thực tiễn để tiếp tục có biện pháp hỗ trợ bổ sung nhằm tối đa háo tác động của các chương trình đó vào thực tế cuộc sống (như tạo nguồn tài chính để ứng dụng các kết quả nghiên cứu, tổ chức các chương trình đào tạo để nâng cao khẳ năng tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật mới, tổchức phổ biến tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ sinh học cho nông thôn, hỗ trợ một phần tài chính cho họ ứng dụng các thành tựu kỹ thuật…). + Các bộ ngành rá soát trong các đè tài đã dược nghiệm thu gần đây những công trình đổi mới công nghệ có khẳ năng đem lại hiệu quả cao trong cuộc sống. Từ đó trích một phần kinh phí ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho hoạt dộng KH&CN của các bộ nhành địa phương để hỗ trợ thực hành nốt công đoạn biến những kết quả nghiên cưú thành sản phẩm công nghệ (kể cả hỗ trợ tiền đăng ký sở hữu trí tuệ tại các cơ quan có thẩm quyền). Cơ chế hỗ trợ đối với các dự án này có thể dưới dạng tài trợ tòan phần hay tài trợ một phần kinh phí (30%-50%) cho người thực hiện dự án. Phần kinh phí còn lại có thể huy động từ các nguồn khác nhau nguồn tự có của bên thực hiện dự án nguồn tài trợ và huy động từ các nguồn vốn khác nhau nguồn tự có của bên thực hiện dự án, nguồn tài trợ huy động được ở trong nước và ngoài nước nguồn vốn vay tín dụng, nguồn vốn góp của công ty đầu tư mạo hiểm… Trong trường hợp được tài trợ toàn phần, bên thực hiện dự án sẽ chỉ được coi là một trong những ngươì sở hữu quyền tác giả nếu như sản phẩm công nghệ được đăng bản quyền, còn trong trường hợp huy động từ nhiều nguồn vốn chủ dự án sẽ được hưởng quyền sở hữu đối với sản phẩm công nghệ theo quy định của pháp luật, người hưởng cơ chế này có thể là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các viện nghiên cứu, hà khoa học có dự án khẳ thi . + Đối với việc hỗ trợ tạo ra sản phẩm công nghệ, quỹ hỗ trợ KHCN tập rung ưu tiên đối với những dự án đã có địa chỉ sử dụng cụ thể (người mua) có khẳ năng được cơ quan có thẩm quyền công nhận (đăng ký quyền sở hữu công nghiệp). Hình thức tài trợ cho các dự án thuộc chương trình này sẽ có thể là hỗ trợ một phần kinh phí, hỗ trợ lãi suất (nếu chủ dự án vay vốn của ngân hàng thương mại hay quỹ đầu tư và phát triển để thực hiện dự án) nghiên cứu phương án để quỹ hỗ trợ KH&CN được bảo lãnh tín dụng hay bù lãi suất cho các danh nghiệp thực hiện dự án nghiên cứu đổi mới công nghệ khi vay tín dụng ngân hàng. + Nhà nước trích tiền ngân sách để mua lại quyền sở hữu đối với những sản phẩm công nghệ có khẳ năng tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế quốc dân sau khi sản phẩm này đã được nghiên cứu thành công, được công nhân để ứng dụng đại trà. - Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp bỏ vốn trực tiếp đầu tư cho hoạt động đổi mới nghiên cứu đổi mới công nghệ nhằm răng dần tỷ trọng đầu tư của khu vực doanh nghiệp cho đổi mới công nghệ, nhất là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất mũi nhọn và có khẳ năng cạnh tranh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, đầu tư đổi mới công nghệ ở nước ta mới được thực hiện chủ yếu qua con đường đầu tư trực tiếp của nhà nước hoặc doanh nghiệp (nhà nước, nước ngoài) trong khi chưa có cơ chế khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ thông qua kênh gián tiếp để huy đọng nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội cho đầu tư đổi mới của công nghệ (cả vốn trong nước và nước ngoài). Vì vậy cần nhanh chóng phát triển thị trường vốn ở Việt Nam, mở rộng thêm các kênh tạo vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ (như góp vốn cổ phần, hình thành đầu tư mạo hiểm, quỹ khoa học và công nghệ). Nhà nước cần ban hành những quy định cụ thể về cơ chế hoạt động của các thể chế tài chính để các thể chế này có thể đi vào hoạt động có hiệu quả. - Nghiên cứu khẳ năng xây dựng mạng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa HTX và trang trại. Một mặt, mạng thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hợp tác xã và trang trại những thành tựu công nghệ, chính sách, pháp luật của nàh nước, những cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ DNNVV, TX và trang trại, phối hợp với tổng công ty bưu chính viễn thông hình thành mạng thông tin dành riêng miễn thuê bao trong mạng trực tuyến để hỗ trợ DNNVV mở mang web của mình trên mạng. b) Cơ chế, chính sách về thuế nhằm khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Hoàn thiện các công cụ khuyến khích về thuế hiện hành mở rộng đói tượng và tạo điiêù kiện để đối tượng có liên quan để được hưởng ưu đãi về thuế để đầu tư đổi mới công nghệ. - Nhanh chóng triển khai những chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ theo tinh thần của nghị định 119/CP, đơn giản hoá các quy định và thủ tục xá nhân hỗ trợ để các doanh nghiệp thuộc mị thành phần kinh tế dễ dàng tiếp cận và hướng lợi từ các chính sách khuyến khích của nhà nước dựa trên nguyên tắc công khai, bình đẳng. - Ngoài các chính sách ưu đãi về thuế hiện hành đối với các tổ chức các hạot động khoa học được quy định tại nghị định 81-CP (2002) ưu đãi đối với doanh nghiệp có những dự án đầu tư vào nghên cúu phát triển khoa học công nghệ dịch vụ khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ .. được quy định trong luật khuyến khích đầu tư trong nước, xem xét thực hiện thêm các giải pháp sau: + Cho phép doanh nghiệp được hoạch toán các khoản chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, đầu tư để ứng dụng công nghệ vào giá thành sản phẩm công nghệ (nghị định 81-CP chỉ quy định với khoản đầu tư cho hoạt động KH&CN) Để thực hiện giải pháp này, cần quy định rõ tỷ lệ % tối đa doanh thu doanh nghiệp được phép hạch toán để chi cho hoạt động KH&N của mình. + Cho phép các doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lợi nhuận thu được từ việc ứng dụng các kết quả của các dự án đổi mới công nghệ vào sản xuất và thực hiện các hợp đồng KH&N với các tổ chức khác để chuyển giao công nghệ đã được đổi mới trong thời hạn 3-5 năm + Miễn thuế VAT, thuế thu nhập cho các viện nghien cưúvà triển khai đối với các hợp đông mua bán sản phẩm công nghệ và chuyển giao công nghệ do chính mình tạo ra. - Ngoài ra, cần nghiên cứu thực hiện bổ sung các chính sách khuyến khích, hỗ trợ về đất đai, quyền sử dụng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có mặt băng đầu tư đổi mới công nghệ. c) Tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương cơ chế chính sách KH&N vào cuộc sống - Các cơ quan quản lý nhà nước chức năng cần nhanh chóng thể chế hoá những chủ trương, đường lối đã nêu lên tại đại hội Đảng lần thứ IX thành những văn bản pháp quy.Mặt khác, cần rà soát lại các văn bản hiện hành và sửa đổi những văn bản không còn phù hợp trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá. - Hiện nay những tư tưởng đổi mới của luật khoa học và công nghệ luật sử hữu công nghiệp và luật sử hữu trí tuệ (2005) Nghị định 81-CP, Nghị định 186_CP và nhiều văn bản pháp quy khác liên quan đền hoạt động khoa học và công nghệ nói chung, đổi mới công nghệ nói riêng vẫn chưa được cụ thể hoá thành những thông tư hướng dẫn cho những nghị định, quyết định đã được chính phủ ban hành, đồng thời nghiên cứu xây dựng và trình chính phủ sớm ban hành những văn bản pháp quy khác ứng với nhiệm vụ đã nêu tại nghị quyết 188 của tủ tướng chính phủ. Trong quá trình xây dựng các văn bản chính sách cần có sự phối hợp, hợp tác và thống nhất giữa các cơ quan để ngay từ đầu tránh thiếu sự nhất quán của các biện pháp chính sách sẽ được ban hành. - Đi đôi với việc ban hành những văn bản pháp quy mới, các cơ quan chức năng cần tiến hành tông kết, đánh giá việc thực thi những cơ chế, chính sách hiện hành sớm phát hiện những vướng mắc trong thực thi các văn bản để kịp kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Hiện nay một số cơ chế, chính sách liên quan tới đầu tư đổi mới công nghệ được thể hiện trong các văn bản pháp quy của các bộ ngành ra đời nhiều năm. Đến nay đã lỗi thời hoặc rút kinh nghiệm hay sửa đổi (như quy định về quyền KH&CN của các cán bộ nghành địa phương quy định về thí điểm thành lập doanh nghiệp nhà nước trong các tổ chức nghiên cứu và triển khai, quy định về chuyển giao công nghệ quy dịnh về tín dụng cho hạot động của các nghiên cứu và triển khai ...). KẾT LUẬN Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, công nghệ ngày càng trở thành yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của quốc gia nối chung và của doanh nghiệp nói riêng. Vấn đề thúc đẩy đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao là một trong những chủ đề rất được quan tâm nghiên cứu ở tất cả các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển nhất là những năm gần đây. Qua phần mở đầu và ba chương nội dung chính, đề tài đã phân tích tương đối sâu và tổng hợp các vấn đề liên quan đến đầu tư đổi mới công ngọê ở Việt Nam nhằm mục tiêu đưa ra những cơ chế chính sách thích hợp cải thiện tình hình trong thời gian tới. Với quan niệm cho rằng, tình hình thực tế hiện nay, thị trường KH&CN là kênh quan trọng để doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, bên cạnh việc xem xét trực tiếp tình hình đầu tư đổi mới công nghệ, đề tài đã phân tích sâu thực trạng phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam để có thể thiết kế dược một hệ thống các cơ chế, chính sách toàn diện hơn. Trong đề tài này đã đưa ra các nhóm kiến nghị hoàn thiên cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ: 1. Nhóm chính sách kinh tế-xã hội 2. Nhóm cơ chế, chính sách và giải pháp xây dựng phát triển thị trường KH&CN 3. Các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ Đề tài đã cố gắng hoàn thành mục tiêu đặt ra là hoàn thiện những cơ chế chính sách thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, các cơ chế chính sách đó đi vào cuộc sống và đem lại hiệu quả thiết thực, khâu tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế chính sách đóng vai trò rất quan trọng. Hay nói cách khác, tình hình đầu tư đổi mới công nghệ hy vọng có những tiến bộ đáng kể nếu nhóm các chính sách trên được thực thi nghiêm túc và đồng bộ. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Đảng cộng sản Việt Nam (2001), văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX của đảng cộng sản Việt Nam, NXB chính trị quốc gia. - Ban khoa giáo trung ương (2002), các văn bản của đảng và nhà nước về phát triển KH&CN 1981-2001, NXB chính trị quốc gia. - Bộ khoa học công nghệ và môi trường (2000), văn bản pháp luật mới về KHCNMT, NXB khoa học và kỹ thuật. - Lê Đăng Doanh (2003), đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ở Việt Nam , NXB khoa học và kỹ thuật. - GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao động- xã hội - GVC. Trần Đại Đồng và TS. Lê Huy Đức (2003), giáo trình dự báo PT_KT, NXB thống kê Hà Nội. - Nguyễn Doanh Sơn và các tác giả (2003), báo cáo kết quả điều tra về thị trường khoa học và công nghệ báo cáo, PHI. - Viện NCQLKTTƯ (2005), báo cáo kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam. - Bộ khoa học cong nghệ và môi trường (2005), Luật sở hữu trí tuệ (văn bản luật). - Ts. Đinh Văn Ân (2001), đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, Viện NCQLKTTƯ. - PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2004), Giáo trình kinh tế đầu tư), NXB Thống kê - TS. Nguyễn Văn Phúc (2002), Giáo trình đổi mới công nghệ, NXB thống kê - Võ Hùng Dũng, "tăng trưởng công nghiêp_ phân tích cơ cấu", tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 286, tháng 3/2002 - Hoàng Xuân Long, " so sánh chính sách về KH&CN đối với DNNN và DN ngoài quốc doanh", tạp chi nghiên cứu kinh tế, số288, tháng 5/2002. - Tây Quang," bộn bề chuyển giao ...", báo Đầu tư, số 26/12/2002. tr14 - T.S Nguyễn Đức Thọ, "thị trừơng KH&CN...", báo Đầu tư, số 13/12/2002. - Trang WEB: www.mpi.gov.vn_ Bộ KH&ĐT www.gso.gov.vn_ Tổng cục thống kê www.most.gov.vn_ Bộ KH&CN PHỤ LỤC I Bảng 1: Tỷ lệ doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ của nhà nước cho quá trình đổi mới công nghệ Loại hình hỗ trợ Tỷ lệ (%) Về thông tin 44 % Về tài chính từ NSNN 13 % Chính sách tín dụng 19 % Hỗ trợ từ các nguồn quỹ hỗ trợ phát triển 20 % Các hỗ trợ khác 10 % Nguồn: Báo cáo khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam - CIEM - 2005 Bảng 2: Đánh giá tác động của các văn bản pháp luật liên quan đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Các văn bản pháp luật Điểm số Nghị định 45 - 198/ND - CP về chuyển giao công nghệ 3,7 Nghị định 63 CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp 3,5 Quyết định 1693/1999 QĐ - BKHCNMT về thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ 3,2 Nghị định 119/1999/NĐ - CP về khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ 3,6 Nghị định 54/2000/NĐ - CP về bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh 3,4 Luật thuế giá trị gia tăng 3,3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 3,3 Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam - CIEM – 2005 MỤC LỤC Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Viện NCQLKTTƯ Độc lập - tự do - hạnh phúc XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Sinh viên : Bùi Anh Dũng Lớp : KTPT 44B Khoa : KH&PT Trường : Đại học Kinh tế quốc dân Đến thực tập tại ban Nghiên cứu khoa học quản lý kinh tế, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từ ngày 04/01/2006 đến ngày 30/04/2006. Trong quá trình thực tập, sinh viên đã tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, làm quen với công tác quản lý của sinh viên, giành nhiều thời gian thu thập tài liệu nghiên cứu. Trên cơ sở đó, sinh viên đã đề xuất và thực hiện đề tài “Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ ở Viêt Nam giai đoạn 2006-2010”. Trong suốt thời gian thực tập ở Viên NCQLKTTƯ, sinh viên đã chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan thực tập, có thái độ thực tập nghiên túc, chịu khó học hỏi kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc để nâng cao kiến thức tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Tóm lại sinh viên Bùi Anh Dũng đã hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp tại ban Nghiên cứu khoa học quản lý, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Xác nhận của cơ quan thực tâp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29468.doc
Tài liệu liên quan