Đề tài Hoàn thiện cơ chế quản lý doanh thu chi phí đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta

Xét cho cùng, việc quản lý doanh thu chi phí đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như DNNQD nói riêng chỉ có thể thực hiện hiệu quả thông qua hệ thống hoá đơn chứng từ. Công tác hoàn thiện quản lý hoá đơn chứng từ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý doanh thu chi phí đối với DNNQD. Do tính pháp lý của văn bản quy định chế độ sử dụng hoá đơn thấp hơn các văn bản pháp luật khác đã ban hành, nên chăng cần đưa nội dung sử dụng hoá đơn vào như một nội dung của Luật thương mại để chi phối toàn bộ các hành vi sử dụng hoá đơn trên diện rộng. Giao trách nhiệm điều tra, đối chiếu và xử phạt cho thanh tra viên tài chính mà cụ thể là thanh tra ngành thuế đối với các trường hợp cố tình vi phạm chế độ hoá đơn chứng từ. Đối với việc phát hành và in hoá đơn, hiện nay theo những con số thống kê chưa đầy đủ với 29.000 công ty TNHH, hơn 3.000 DNTN và khoảng hơn 1.200.000 hộ tư nhân, sẽ là bất khả thi nếu để cho các cơ sở kinh doanh tự in và phát hành hoá đơn vì như vậy chúng ta không thể quản lý nổi, đâu là hoá đơn thật, giả, hóa đơn nào đã được Bộ tài chính cho phép lưu hành, chỉ riêng việc cấp phép in và sử dụng hoá đơn thôi đã tốn rất nhiều nhân lực vật lực. Chúng ta vẫn phải tiếp tục thực hiện theo hướng Bộ tài chính in và phát hành hoá đơn chứng từ thống nhất cho các cơ sở kinh doanh phân biệt theo các ngành nghề và các đặc điểm đặc biệt của từng loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên cần sớm đánh giá lại tình trạng sử dụng hoá đơn tự in hiện nay để có hướng xử lý phù hợp. Phải đảm bảo quy định cho mọi trường hợp bán hàng, cung cấp dịch vụ đều phải có hoá đơn, muốn vậy cần quy định một loại hoá đơn đơn giản dùng cho tất cả các đối tượng bán hàng hoá và dịch vụ không đăng kí kinh doanh để họ có thể tiêu thụ sản phẩm . Loại hoá đơn này do người mua phát hành và do người mua ghi, người bán chỉ xác nhận những thông tin ghi trên hoá đơn. Đồng thời, cần chấn chỉnh lại hoá đơn bán hàng dùng cho những người nộp GTGT theo phương pháp trực tiếp. Các doanh nghiệp khi mua hoá đơn phải đóng dấu xác nhận quyền sử dụng của mình trên hoá đơn. Các yêu cầu về tự in và phát hành hoá đơn có thể được chấp nhận nhưng phải được quản lý chặt chẽ bằng pháp luật.

doc61 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện cơ chế quản lý doanh thu chi phí đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyển nội bộ 12 Phiếu nhận hàng đại lý ký gửi 13 Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các ngành có liên quan ở địa phương giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hướng dẫn kiểm tra các hộ kinh doanh trong việc thực hiện chế độ kế toán này. Cơ quan thuế căn cứ vào số liệu, tài liệu kế toán của các hộ kinh doanh làm căn cứ tính số thuế phải thu. Chủ hộ kinh doanh phải chấp hành lệnh kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ số liệu, tài liệu cần thiết cho công tác kiểm tra kế toán tiến hành thuận lợi. Nếu xét thấy các hộ kinh doanh không thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của chế độ kế toán hộ kinh doanh, cơ quan thuế có quyền ấn định mức doanh thu tính thuế và lợi tức chịu thuế, đồng thời tiến hành xử phạt hành chính về vi phạm chế độ kế toán và xử phạt về hành vi trốn lậu thuế theo luật định. 2.2. Đánh giá, thực trạng công tác quản lý doanh thu chi phí DNNQD: 2.2.1 Quản lý doanh thu: Theo cuộc điều tra thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ và du lịch ngoài quốc doanh năm 2000, do liên bộ tổ chức chúng ta có bảng số liệu sau Bảng 1: Doanh thu bình quân một hộ kinh doanh thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ cá thể tháng 7/2000 phân theo ngành hoạt động Nghìn đồng Theo tính thuế Theo chủ hộ kê khai Theo điều tra viên Tổng số 10199 10708 15585 Thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, mô tô 13483 13810 20236 Bán bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ 18063 20418 29077 Bán xe có động cơ 77244 89144 131501 Bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ 3892 4430 6976 Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của xe có động cơ 24404 22705 34370 Bán bảo dưỡng và sửa chữa mô tô xe máy, phụ tùng 13693 14949 20813 Bán lẻ nhiên liệu động cơ 24301 31991 49229 Bán buôn, bán đại lý (Trừ xe có động cơ và mô tô) 50096 51803 71003 Bán đại lý, môi giới, đấu giá 6453 9062 13164 Bán buôn nông,lâm sản, lương thực thực phẩm 61924 67832 89729 Bán buôn đồ dùng cá nhân và gia đình 91190 72469 110149 Bán buôn nguyên liệu, vật liệu phi nông nghiệp, phế liệu 17375 19408 31737 Bán buôn máy móc thiết bị và phụ tùng 108936 104622 125267 Bán buôn khác 18232 21576 27707 Bán lẻ(Trừ xe có động cơ, xe máy, sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình) 10150 10526 15688 Bán lẻ trong các cửa hàng không chuyên doanh 5807 6878 9610 Bán lẻ hàng LT-TP, đồ uống thuốc lá 5626 7196 10882 Bán lẻ hàng hoá khác trong các cửa hàng 14648 14042 21995 Bán lẻ đồ cũ trong các cửa hàng 4800 6015 9830 Bán lẻ ngoài cửa hàng 4414 4216 8193 Dịch vụ Sửa chữa vật phẩm tiêu dùng 1360 1912 2765 Dịch vụ phục vụ cá nhân và gia đình 1892 2503 3698 Khách sạn nhà hàng và du lịch 3361 4459 6518 Khách sạn và nhà hàng 3361 4459 6521 Khách sạn nhà trọ, nhà khách, và các dịch vụ nghỉ trọ ngắn ngày 3271 3961 5005 Nhà hàng, Bar, căng tin 3334 4483 6643 Du lịch 3237 4057 5083 Bảng 2: Tỷ lệ doanh thu bình quân một hộ kinh doanh thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng,du lịch và dịch vụ cá thể tháng 7/2000 theo tính thuế so với doanh thu bình quân theo chủ hộ kê khai và so với doanh thu theo điều tra viên thực hiện phân theo ngành % Theo tính thuế so với chủ hộ kê khai Theo tính thuế so với điều tra viên Tổng số 95,2 65,4 Thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, mô tô 97,6 66,6 Bán bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ 88,5 62,1 Bán xe có động cơ 86,7 58,7 Bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ 87,9 55,8 Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của xe có động cơ 107,5 71,0 Bán bảo dưỡng và sửa chữa mô tô xe máy, phụ tùng 91,6 65,8 Bán lẻ nhiên liệu động cơ 76,0 49,4 Bán buôn, bán đại lý (Trừ xe có động cơ và mô tô) 96,7 70,6 Bán đại lý, môi giới, đấu giá 71,2 49,0 Bán buôn nông,lâm sản, lương thực thực phẩm 91,3 69,0 Bán buôn đồ dùng cá nhân và gia đình 125,8 82,8 Bán buôn nguyên liệu, vật liệu phi nông nghiệp, phế liệu 89,5 54,7 Bán buôn máy móc thiết bị và phụ tùng 104,1 87,0 Bán buôn khác 84,5 65,8 Bán lẻ(Trừ xe có động cơ, xe máy, sửa chữa đồ dùng cá nhân và gia đình) 96,4 64,7 Bán lẻ trong các cửa hàng không chuyên doanh 84,4 60,4 Bán lẻ hàng LT-TP, đồ uống thuốc lá 78,2 51,7 Bán lẻ hàng hoá khác trong các cửa hàng 104,3 68,7 Bán lẻ đồ cũ trong các cửa hàng 79,8 48,8 Bán lẻ ngoài cửa hàng 104,7 53,9 Dịch vụ Sửa chữa vật phẩm tiêu dùng 71,1 49,2 Dịch vụ phục vụ cá nhân và gia đình 45,6 51,2 Khách sạn nhà hàng và du lịch 75,4 51,6 Khách sạn và nhà hàng 75,4 51,4 Khách sạn nhà trọ, nhà khách, và các dịch vụ nghỉ trọ ngắn ngày 82,6 65,4 Nhà hàng, Bar, căng tin 74,4 50,2 Du lịch 79,8 63,7 Những số liệu trên đây chỉ tính cho các hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, du lịch và dịch vụ nghĩa là chưa phản ánh toàn bộ khu vực kinh tế NQD. Tuy nhiên, qua đó chúng ta cũng có thể thấy phần nào bức tranh về công tác quản lý doanh thu đối với DNNQD nói chung. Không cần có những phân tích định lượng quá kĩ lưỡng chúng ta đã có thể nhận biết được vấn đề nổi bật trong các bảng số liệu trên chính là tình trạng khai thiếu doanh thu phổ biến trong các ngành nghề. Tỷ lệ tổng quát cho doanh thu bình quân một hộ kinh doanh trong lĩnh vực trên theo tính thuế so với doanh thu bình quân theo chủ hộ kê khai là 95,2% và so với doanh thu các điều tra viên tính toán là 65,4%. Điều này chứng tỏ có một phần trăm lớn doanh thu đã nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan thuế, cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý doanh thu chi phí đối với DNNQD. Tình trạng trở nên đặc biệt nghiêm trọng tại một số ngành nghề như bán lẻ nhiên liệu động cơ khi các tỷ lệ này chỉ là 76,0% và 49,4%, bán đại lý, môi giới, đấu giá tương ứng là 71,2% và 49% ... . Các hộ khi kê khai doanh thu đã không kê khai một cách đầy đủ trung thực và đúng với các quyđịnh của Bộ tài chính cũng như Tổng cục thuế ban hành. Chất lượng các bản kê khai quá thấp so với yêu cầu như: kê khai không đủ các nội dung trong bản khai, ghi các chỉ tiêu, mã số không đúng với yêu cầu của từng nội dung, các số liệu kê khai chưa sát với thực tế kinh đoanh của cơ sở, đặc biệt là các chỉ tiêu về vốn, doanh thu, lao động, thu nhập của các hộ kinh doanh kê khai đều rất thấp, không cơ sở thực tế, nhiều trường hợp chỉ tiêu doanh thu khai thấp hơn mức doanh thu tính thuế đã nộp trong năm, thậm chí còn ít hơn cả số thuế đã nộp và chi phí, đây là điều không thể chấp nhận Trung bình một hộ kinh doanh có thu nhập theo các điều tra viên là 15,585 triệu đồng trong khi đó doanh thu theo chủ hộ kê khai chỉ là 10,708 triệu đồng nghĩa là đã có tới gần 4,8 triệu đồng các chủ hộ kinh doanh không thực hiện kê khai. Trong khi đó ở nước ta, con số hộ kinh doanh cá thể đã lên đến hàng triệu, và trên đây mới chỉ là lương kê khai trong một tháng. Hiện trạng trên chắc chắn gây nên những thất thoát rất lớn cho ngân sách nhà nước trong nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp và là một minh chứng cho khả năng quản lý nhà nước về vấn đề doanh thu chi phí còn nhiều yếu kém ở nước ta. 2.2.2. Quản lý chi phí: Nhìn chung, công tác quản lý doanh thu chi phí đối với doanh nghiệp NQD đều được thực hiện qua việc kê khai các bộ hồ sơ theo mẫu do Tổng cục thuế ban hành và phát đến các doanh nghiệp. Nhưng khi phát bản khai còn bỏ sót nhiều đối tượng thuộc điện phải kê khai, đặc biệt là các cá nhân kinh doanh (theo Nghị định số 66-HĐBT) ở những địa điểm kinh doanh tạm thời, nơi hẻo lánh, trong các khu tập thể dân cư; xóm ngõ và các hộ kinh tế gia đình (theo Nghị định số 29-HĐBT) nhất là ở các vùng có những ngành nghề phụ, truyền thống như sản xuất, chế biến, làm hàng thủ công. Theo cơ chế hiện hành các doanh nghiệp tự quyết định các khoản chi phí khi tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp tư nhân, nhà nước chỉ chấp thuận các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp. Do đó, bên cạnh những ưu điểm, cơ chế này cũng bộc lộ những hạn chế và kẽ hở cần khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp cũng như lợi ích của nhà nước. Về chi phí khấu hao tài sản cố định: Thông tư 99 ngày 14/7/1998 của Bộ tài chính về hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp quy định: Khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp trong kỳ, Nhà nước chỉ chấp nhận "mức chi phí khấu hao hợp lệ" -Đó là mức khấu hao được xác định theo chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định 1062-TC/QĐ/TSTC ngày 14/11/1996 (từ ngày 1/1/2000 được thay thế bằng Quyết định 166/QĐ-BTC ngày 30/12/1999) của Bộ trưởng Bộ tài chính. Theo đó mức khấu hao hàng năm của các TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo mức khấu hao bình quân hằng năm. Mức khấu hao hàng năm của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng Thời gian sử dụng của TSCĐ do doanh nghiệp tự xác định trên cơ sở dựa vào khung thời gian sử dụng TSCĐ (tối thiểu tối đa) do Nhà nước quy định đối với từng nhóm tài sản cố định. Nếu doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định khác với khung thời gian do Nhà nươc quy định thì phải giải trình cụ thể để cơ quan thẩm quyền xét duyệt. Việc quy định khung thời gian sử dụng của tài sản cố định về thực chất là cho phép doanh nghiệp được phát huy quyền tự chủ trong việc trích khấu hao TSCĐ cho phù hợp với yêu cầu thu hồi vốn đầu tư và khả năng chịu đựng của giá bán sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quy định áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính cố định với toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp là chưa thật hợp lý. Bên cạnh các ưu điểm: mức khấu hao phân bổ vào giá thành sản phẩm hàng năm đều đặn, giúp doanh nghiệp có điều kiện bình ổn giá thành, duy trì mức lợi nhuận hằng năm tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm sát chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; thì phương pháp khấu hao này đã bộc lộ những nhược điểm lớn: đó là khả năng thu hồi vốn đầu tư chậm, khó tránh khỏi bị mất vốn do hao mòn vô hình, đặc biệt đối với những loại tài sản cố định trong doanh nghiệp chịu sự tác động lớn của tiến bộ khoa học kỹ thuật như: các thiết bị tính toán, thiết bị điện tử, máy móc thiết bị sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất v.v Vì thế, nhà nước nên có những quy định về việc cho phép khấu hao nhanh đối với một số loại tài sản mang tính chất đặc thù. Mặc dù, áp dụng phương pháp này có thể ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách từ thuế thu nhập doanh nghiệp trong ngắn hạn do những năm đầu mức khấu hao chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh cao, thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp giảm nhưng nếu xét trên toàn bộ quá trình sử dụng tài sản cố định thì nguồn thu này không thay đổi, bởi càng về sau, số khấu hao giảm dần kéo theo việc hạ giá thành làm thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập nộp ngân sách của doanh nghiệp lại tăng lên. Đấy là chưa kể đến những lợi ích có được từ việc khấu hao nhanh cho phép doanh nghiệp nhanh chóng tiếp nhận các công nghệ mới, tích cực đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, mang lại nguồn thu cho bản thân doanh nghiệp cũng như các nguồn thu cho ngân sách. Về chi phí nhân công, đối với các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh, việc xác định chi phí tiền lương, tiền công để xác định thu nhập chịu thuế được căn cứ vào hợp đồng thoả thuận giữa người lao động với cơ sở sản xuất kinh doanh và phù hợp với đơn giá tiền lương, tiền công đã đăng ký với cơ quan thuế. Trường hợp phát hiện lương thực trả thấp hơn tiền lương theo hợp đồng đã hạch toán vào chi phí thì chỉ tính vào chi phí theo lương thực trả. Trường hợp đơn vị không có hợp đồng thoả thuận, không đăng ký tiền lương với cơ quan thuế thì tiền lương, tiền công tính trong chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế căn cứ theo định mức tiền lương, tiền công do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định. Các doanh nghiệp không thực hiện đẩy đủ các nghĩa vụ theo luật lao động đối với người lao động như đóng BHXH, trích phụ cấp ngoài giờ, chế độ nghỉ ... Nhất là vấn đề trích BHXH, cần điều chỉnh lại tỷ lệ trích BHXH cho phù hợp hơn theo hướng không tăng gánh nặng cho doanh nghiệp về vấn đề người lao động, giải quyết tốt mâu thuẫn giữa việc làm và BHXH, tránh tình trạng các doanh nghiệp hạn chế thuê mướn lao động thậm chí sa thải vì không đủ khả năng trích BHXH, và những vi phạm nghiêm trọng luật lao động như không lập hợp đồng lao động, không trả lương làm thêm, không thực hiện quy định về thời gian và chế độ làm việc v.v. Người sử dụng lao động và Nhà nước sẽ cùng phải chia sẻ trách nhiệm tài chính trong việc giải quyết mâu thuẫn này. Chính sách tiền lương ở các doanh nghiệp tư nhân hiện nay chưa thực sự thống nhất và công bằng. Tất cả những vấn đề này tựu trung lại chỉ là vấn đề chi phí nhân công. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh muốn tận dụng những điểm thiếu chặt chẽ trong cơ chế tuyển mộ và sử dụng lao động hiện nay để hạn chế chi phí nhân công, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh mà không quan tâm nhiều đến quyền lợi của người lao động. Về chi phí vật tư, nguyên vật liệu: Theo các quy định hiện hành, khi tính thu nhập chịu thuế, các doanh nghiệp được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ các chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ. Mức chi phí được xác định dựa vào định mức tiêu hao vật tư hợp lý và giá thực tế vật tư xuất kho. Một vấn đề nan giải là việc kiểm soát giá vật tư, nguyên liệu đầu vào của sản phẩm do đó Nhà nước cần sớm ban hành Luật Chống bán phá giá, Luật chống độc quyền đi đôi với hoàn thiện Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa và các chi phí gia công chế biến, vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, thu mua phải có hóa đơn chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp mua vật tư, hàng hóa là sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản hoặc dịch vụ nhỏ lẻ của người không kinh doanh, cơ sở sản xuất kinh doanh phải lập bảng kê ghi rõ họ, tên, địa chỉ người bán, số lượng hàng hóa, đơn giá, thành tiền, giá dịch vụ cung ứng; giám đốc cơ sở sản xuất kinh doanh duyệt chi và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp cơ sở kinh doanh kê khai giá mua hàng hóa trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua thì cơ quan thuế ấn định mức giá để xác định chi phí tính thuế thu nhập. Đối với vật tư hàng hóa được khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ (%) trên cơ sở hóa đơn bán hàng và bảng kê mua hàng thì cơ sở kinh doanh chỉ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh để tính thu nhập doanh nghiệp bằng doanh số mua, trừ (-) số đã được khấu trừ thuế. Về chi phí quảng cáo, tiếp thị khuyến mại: Chi phí quảng cáo, tiếp thị khuyến mại là một trong những nội dung của chi phí tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, là một bộ phần cấu thành chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp nhất là trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và các khoản chi khác được khống chế tối đa không quá 7% tổng số chi phí (riêng đối với doanh nghiệp thương mại, tổng số chi phí để xác định mức khống chế không bao gồm giá mua vào của hàng hóa bán ra). Vấn đề tiếp theo được đề cập trong đề tài liên quan đến việc hình thành và phân bổ các khoản doanh thu chi phí trong doanh nghiệp là vấn đề về thuế trong đó bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt và một số loại thuế khác. Thuế GTGT thay thế thuế doanh thu được áp dụng trên toàn quốc kể từ ngày 01/01/1999. Quá trình thực hiện thuế GTGT đối với khu vực KTNQD hiện đang gặp phải những vướng mắc nhất định. Phần lớn các hộ kinh doanh cá thể chưa thực hiện chế độ sổ sách và chứng từ kế toán nên chưa được áp dụng tính thuế gia tăng theo phương pháp khấu trừ mà thường áp dụng tính thuế GTGT trực tiếp. Việc này đôi khi là nguyên nhân dẫn đến những gian lận, nhập nhèm và những sự không công bằng khi tính để nộp thuế giữa các DNNQD. Trước đây, các cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ được nhà nước cho phép trừ khống một khoản thuế đầu vào là 2% hoặc 3% nhằm mục đích hỗ trợ cho các đối tượng nộp thuế theo phuơng pháp khấu trừ. Tuy nhiên trên thực tế, một số doanh nghiệp đã lợi dụng chính quy định này để chiếm đoạt thuế của Nhà nước thông qua việc kê khai tăng số thuế đầu vào để được khấu trừ hoặc hoàn thuế khống. Đến nay, khi Chính phủ đang lãnh đạo Bộ tài chính, Tổng cục thuế và các bộ ban ngành hữu quan khác tiến hành cải cách hệ thống và các chính sách thuế, các doanh nghiệp đã không được hoàn thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp nữa, việc này đã khiến cho những gian lận và thất thu thuế giảm đi nhưng lại gây ra những khó khăn cho một bộ phận doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản và một số ngành thủ công mĩ nghệ khác. Trong những ngành nghề hoạt động này, do chưa có một hệ thống hoá đơn chứng từ thống nhất và có giá trị pháp luật, đồng thời với phương pháp mua bán kinh doanh lâu đời lạc hậu từ xưa đến nay, việc chuyển sang thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ gặp rất nhiều khó khăn. Và cuối cùng, bà con nông dân, những người nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản và những thợ thủ công lại là những người chịu thiệt thòi. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao cũng là một vấn đề cần được nghiên cứu vì nó liên quan đến chi phí nhân công trong doanh nghiệp. Thực ra, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chưa được áp dụng đối với các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân mà chỉ điều chỉnh đối với người làm công ăn lương, hành nghề tự do có thu nhập cao. Loại thuế này hiện nay đang có mức điều tiết rất cao, bậc thuế chưa phù hợp, lại áp dụng 2 biểu thuế cho người Việt Nam và người nước ngoài nên đã dẫn đến tình trạng các DNNQD đặc biệt là một số doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài không muốn trả lương cao hay đề bạt người Việt Nam có năng lực vào các vị trí quản lý. Điều đó, vừa gây thiệt hại cho chính người lao động Việt Nam (vì các doanh nghiệp này đi thuê chuyên gia nước ngoài) vừa làm giảm thu ngân sách vì biểu thuế cho người nước ngoài có biểu thuế cao hơn với mức điều chỉnh t Tiếp theo là một số loại thuế liên quan đến các chi phí khác trong doanh nghiệp như chi phí thành lập, chi phí tài nguyên và các chi phí khác. Có thể kể ra đó là các loại thuế như thuế môn bài, thuế tài nguyên và các chính sách thu ngân sách khác. Các văn bản pháp luật liên quan đến các khoản thu này đều không phân biệt đối tượng nộp thuế thuộc khu vực nhà nước hay tư nhân. Ngoài ra, Chính phủ và Bộ tài chính đã có các văn bản pháp quy hướng dẫn chi tiết cụ thể hoá chính sách thuế đối với khu vực KTTN với mục đích khuyến khích sự phát triển của khu vực này. Qua khảo sát thực tế, có thể thấy những khó khăn chung trong thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của KTTN bao gồm: 1) Do đặc điểm về quan hệ sở hữu của khu vực này, toàn bộ vốn, tài sản, thu nhập thường là thuộc sở hữu của khu vực tư nhân. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả kinh doanh, do đó, nhiều cơ sở luôn tìm mọi cách để có thể đạt được lợi nhuận cao, kể cả trốn lậu thuế; 2) Số đối tượng nộp thuế rất lớn (nhất là hộ kinh hấp hơn. doanh cá thể), kinh doanh ở rất nhiều ngành nghề, từ chế biến, sản xuất đến dịch vụ... lại trải trên diện rộng ở khắp các địa bàn trong cả nước làm cho việc quản lý đối tượng thêm khó khăn phức tạp; 3) Nhận thức về pháp luật và chấp hành pháp luật trong kinh doanh chưa cao. Tình trạng kinh doanh không có giấy phép còn tương đối phổ biến, nhiều doanh nghiệp tư nhân vi phạm chế độ sử dụng lao động như không đăng kí, không làm hợp đồng lao động, đóng BHXH... 4) Bên cạnh đó, lại có những doanh nghiệp xin thành lập nhưng không hoạt động, tình trạng lập sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ không đúng thực tế nhằm mục đích trốn lậu thuế diễn ra khá phổ biến. 2.3. Đánh giá nhận xét về những nguyên nhân cơ bản của những yếu kém còn tồn tại: Trước hết chúng ta phải ghi nhận những cố gắng nỗ lực cũng như những thành tựu nhất định trong công tác quản lý doanh thu chi phí DNNQD của các cán bộ ngành thuế trong thời gian qua. Trong những điều kiện khó khăn cả về chủ quan và khách quan, ngành thuế đứng đầu là Tổng cục thuế, cơ quan chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý doanh thu chi phí đối với DNNQD, vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, có nhiều đơn vị đã được phong tặng huân huy chương lao động, trở thành tấm gương điển hình trong công tác thu thuế nói chung và quản lý doanh thu chi phí nói riêng. Nhờ vậy, thu ngân sách từ thuế thu nhập và phần đóng góp của DNNQD không ngừng nâng lên trong thời gian qua. Những vướng mắc trong công tác hạch toán, kế toán và kê khai doanh thu chi phí, những khó khăn khi trích lập các khoản doanh thu chi phí của doanh nghiệp đã được các cơ quan ngành thuế giải đáp thoả đáng, đúng với trình tự thủ tục pháp luật. Những sáng kiến sáng tạo trong công tác quản lý doanh thu chi phí như phân khu phân vùng, cải cách bộ máy hành chính ngành thuế v.v đã được các cán bộ ngành thuế tích cực triển khai và đã đem lại những kết quả ban đầu rất đáng khích lệ. Nhìn chung, phải thừa nhận công tác quản lý doanh thu chi phí đối với DNNQD từ khi nước ta thực hiện đổi mới nền kinh tế đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, cũng như phần trên đã trình bày, công tác quản lý doanh thu chi phí DNNQD hiện nay ở nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém hạn chế cần được tháo gỡ trong thời gian tới. Và những yếu kém đó là do những nguyên nhân chủ yếu sau: Do bản thân đặc điểm tính chất của khu vực kinh tế NQD ở nước ta hiện nay. Đây là khu vực kinh tế mới hình thành, thời gian phát triển chưa được bao nhiêu, vốn, kỹ thuật, công nghệ và trình độ quản lý nhìn chung vẫn còn ở mức độ thấp. Do vậy khả năng ý thức về pháp luật, về những lợi ích từ việc tuân thủ những quy định của nhà nước trong lĩnh vực quản lý doanh thu chi phí nói chung chưa được đầy đủ và đúng đắn. Nhiều doanh nghiệp và nhất là hộ kinh doanh cá thể không thực hiện chế độ mua bán xuất nhập hàng hoá dịch vụ theo hoá đơn chứng từ, coi công việc kế toán sản xuất kinh doanh là công việc lãng phí, không cần thiết. Việc tiến hành mua bán một cách tuỳ tiện, không tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đến khi kê khai, hay đối phó với sự kiểm tra giám sát của các nhà chức trách lại luôn tìm cách tránh né, trốn lậu, thực sự đã gây nên rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý doanh thu chi phí đối với các doanh nghiệp cũng như hộ kinh doanh cá thể. Nguyên nhân xuất phát từ việc tổ chức thực hiện công tác quản lý giám sát doanh thu chi phí từ phía các cơ quan nhà nước. Đã đành rằng, doanh thu chi phí, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh có liên quan mật thiết đến thuế thu nhập nên công tác này do ngành thuế chịu trách nhiệm chính là điều đúng đắn, phù hợp với các mối quan hệ kinh tế. Tuy nhiên, để thực hiện tốt đạt hiệu quả cao trong công việc này, chúng ta không thể thiếu sự hỗ trợ của các cơ quan, các bộ ngành chức năng khác mà cụ thể là Bộ tài chính, Sở Tài chính vật giá các tỉnh thành phố. Đây là những cơ quan có thẩm quyền có chuyên môn và chức năng mà nếu được kết hợp, tận dụng tốt sẽ đem lại hiệu quả rất lớn. Đặc biệt hiện nay, công tác thanh tra kiểm tra, hậu kiểm doanh thu chi phí đối với DNNQD nhất là đối với hộ kinh doanh cá thể hầu như bị bỏ ngỏ. Trên lý thuyết, ngành thuế và các đơn vị thanh tra kinh tế là người được giao trọng trách này. Nhưng trên thực tế, do số lượng các DNNQD đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể là quá lớn, địa bàn trải rộng, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tập trung, do đó với những điều kiện hạn chế về nhân lực vật lực, các cơ quan trên không thể thực hiện kiểm tra kiểm soát doanh thu đối với tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh này. Bằng chứng của tình trạng trên chính là việc ấn định doanh thu chịu thuế cho các hộ kinh doanh cá thể hiện nay thường xa rời thực tế, không xác thực. Nhiều khi một hộ kinh doanh có doanh thu thực tế hàng trăm triệu đồng một tháng lại được ấn định mức doanh thu chịu thuế tương đương với một hộ kinh doanh chỉ có doanh thu vài hay vài trục triệu đồng một tháng. Nguyên nhân do công tác kế toán tài chính trong DNNQD chưa phát triển và chưa được coi trọng đúng mức. Nhiều cán bộ kế toán làm không dúng chuyên ngành được đào tạo, phần lớn là lao động có tính tạm thời, có thể làm một hay hai ngày trong một tuần hoặc vài ngày cuối tháng, lại có thể kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác trong doanh nghiệp. Việc quyết toán giữa cơ quan thuế với doanh nghiệp diễn ra chậm, nhiều doanh nghiệp tính đến tháng 6/2002 vẫn chưa quyết toán thuế năm 2000. Tuy nhiên có những doanh nghiệp đã nộp báo cáo trước hạn quy định là 28/2 nhưng đến tháng 5 vẫn chưa được quyết toán. Việc tổ chức thực hiện công tác kế toán doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chưa đúng quy định và thiếu chính xác. Sổ sách theo dõi, phản ánh nhiều loại thông tin chưa được mở và ghi chép. Quy trình hạch toán trên sổ cũng có nhiều điểm chưa hợp lý, chẳng hạn có doanh nghiệp lựa chọn và thực hiện hình thức sổ "Chứng từ - Ghi sổ" nhưng lại không xác định được hướng lập "Chứng từ - Ghi sổ". Nguyên nhân do những bất cập trong chế độ hoá đơn chứng từ hiện nay đối với DNNQD. Về mặt pháp lý, các quy định về chế độ quản lý hoá đơn trước nay chỉ tồn tại dưới dạng quyết định của Bộ tài chính, trong khi đó vi phạm hoá đơn cũng như vi phạm cụ thể các loại thuế đều nằm trong luật, pháp lệnh, hay ít ra cũng ở cấp nghị định, do vậy các chế độ hoá đơn theo quyết định của Bộ tài chính chưa có giá trị pháp lý cần thiết, đủ mạnh như luật hay pháp lệnh. Việc chỉ xử lý vi phạm chế độ hoá đơn chứng từ tại những đơn vị có kê khai nộp thuế khiến những cá nhân đơn vị không là đối tượng nộp thuế vẫn còn vi phạm và tất nhiên dẫn đến nạn sử dụng hoá đơn giả. Ví dụ: Do bán xăng lẻ cho người mua không xuất hoá đơn nên DN có thể ghi khống lượng xăng trên một hoá đơn thực cho một DN khác để làm tăng chi phí đầu vào nếu DN này có yêu cầu mà không vượt lượng xuất của DN. Tuy nhiên, nếu áp dụng hoá đơn chứng từ cả đối với những cá nhân, đơn vị không là đối tượng kê khai nộp thuế thì cơ quan thuế các cấp lại không thuộc thẩm quyền và phạm vi xử lý nên việc đối chiếu xử lý lại càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, việc xử lý và điều chỉnh hoá đơn chủ yếu là về phía người bán. Người bán tuy là người chủ động xuất ra các loại hoá đơn vi phạm nhưng động cơ và các khoản lợi thu từ vi phạm đó không chỉ nằm ở người bán, vì vậy những giải pháp đã đề ra cũng chỉ xử lý được phần ngọn, chưa giải quyết được triệt để tận gốc, do đó các hiện tượng vi phạm hoá đơn chưa có những chuyển biến thực sự tích cực và mang tính đột phá. Những hình thức cơ bản của việc vi phạm chế độ sử dụng hoá đơn có thể kể ra bao gồm: + In phát hành hoá đơn giả mẫu hoá đơn của Bộ tài chính, hoặc giả mẫu hoá đơn đặc thù của các DN đã đăng ký và được Bộ tài chính cho phép phát hành. + Phát hành hoá đơn tự in không đúng nội dung quy định và không đăng ký với các cơ quan thẩm quyền theo quy định. + Mua bán hoá đơn trái pháp luật. + Bán hàng, cung cấp dịch vụ, xuất hoá đơn hợp pháp không đúng với thực tế bán hàng hay dịch vụ cung cấp. + Dùng hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ khống về những nội dung không thực sự phát sinh để được khấu trừ, hoàn thuế hay miễn thuế bằng nhiều cách. Chương III Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý doanh thu chi phí đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay 3.1. Nâng cao hiệu quả xác định doanh thu, chi phí chịu thuế: a) Đối với doanh nghiệp NQD: Tiếp tục đẩy mạnh triển khai chế độ kế toán kiểm toán đối với các doanh nghiệp NQD đặc biệt đối với doanh nghiệp mới thành lập, đảm bảo 100% doanh nghiệp đều thực hiện chế độ kế toán kiểm toán, hoá đơn chứng từ và kê khai doanh thu chi phí theo quy định. Kết hợp chặt chẽ việc kiểm tra kê khai nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế với quản lý giám sát doanh thu chi phí. Đẩy mạnh việc thực hiện kiểm tra việc thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm chế độ kế toán kiểm toán, hoá đơn chứng từ những doanh nghiệp khai khống giá mua hàng, bán hàng không lập hoá đơn, chứng từ hoặc lập hoá đơn chứng từ với giá thấp hơn giá thực tế khi thanh toán. Khẩn trương kiểm tra báo cáo quyết toán thuế của các doanh nghiệp, qua kiểm tra nếu phát hiện những sai sót trong quá trình kê khai doanh thu chi phí hay thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải có biện pháp điều chỉnh truy thu ngay. Đối với các doanh nghiệp, Cục thuế đã phân cấp cho chi cục thuế quản lý, yêu cầu các Chi cục thuế phải trực tiếp hướng dẫn và kiểm tra doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ và kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Nghiêm cấm việc áp dụng ấn định mức doanh thu khoán không theo quy định của pháp luật. b) Đối với hộ kinh doanh cá thể: Đối với hộ kinh doanh lớn: Yêu cầu Tổng cục thuế chỉ đạo các Chi cục thuế phải thống kê, phân loại và triển khai chế độ kế toán bắt buộc với tất cả các hộ kinh doanh lớn theo đúng chỉ thị số 03/2000/CT-BTC ngày 10/4/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính về đẩy mạnh triển khai chế độ kế toán áp dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh. Quyết định số 169/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính về ban hành chế độ kế toán hộ kinh doanh và công văn số 1210 TCT/NV6 ngày 11/4/2001 của Tổng cục thuế về tăng cường thực hiện chế độ kế toán hộ kinh doanh. Tổ chức kiểm tra việc ghi chép sổ kế toán, phát hiện kịp thời những vướng mắc để hướng dẫn, giúp đỡ hộ kinh doanh yên tâm thực hiện chế độ kế toán và hạch toán trung thực chính xác. Đối với hộ kinh doanh đã thực hiện hướng dẫn nhưng cố tình vi phạm, không thực hiện, cố tình hạch toán, lập hoá đơn chứng từ giả mạo, sai thực tế phải xử phạt hành chính nghiêm minh theo các quy định của pháp luật. Nếu trong trường hợp tái phạm, Cục thuế được quyền ấn định doanh thu, thu nhập chịu thuế cao hơn so với mức bình quân của hộ kinh doanh đó, coi đó như một hình thức phạt, một mặt tăng thu ngân sách, bù lại phần tổn thất do những vi phạm trước đây gây ra, mặt kháckhuyến khích các hộ khác thực hiện đúng chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ theo luật định. Tổ chức kiểm tra chặt chẽ tờ khai nộp thuế và các báo cáo doanh thu chi phí, tờ khai chi tiết của các hộ kinh doanh. Đối với những hộ phát sinh nghi vấn, cần phải tổ chức thanh tra để xác minh tính xác thực của các số liệu trong tờ khai, phát hiện xử lý ngay nếu hộ kinh doanh vi phạm, không để hộ kinh doanh lợi dụng triển khai chế độ kế toán để gây nên thất thu thuế nhiều hơn. Đối với hộ thu khoán: Tổng cục đã chỉ đạo các Cục thuế phải xác định lại doanh thu đối với các hộ khoán 6 tháng cuối năm. Đề nghị cục Thuế kiểm tra các Chi cục. Đối với những Chi cục chưa làm hoặc đã làm nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phải xác định lại cho phù hợp với mức độ tăng trưởng kinh tế và phát triển sản xuất kinh doanh. Quá trình điều tra, xác định lại doanh thu, mức thuế đối với hộ khoán phải làm đúng quy trình, thực hiện công khai và không được điều chỉnh đồng loạt theo kiểu bình quân chủ nghĩa. Ngoài ra cần thực hiện những điều chỉnh về các quy định quản lý doanh thu chi phí để công tác xác định doanh thu chi phí trong doanh nghiệp được minh bạch rõ ràng. Trước hết là việc trích khấu hao TSCĐ, theo quyết định 166/1999/ QĐ-BTC, mọi tài sản cố định của doanh nghiệp phải tính khấu hao theo đường thẳng. Thời gian khấu hao được xác định theo khung thời gian sử dụng quy định cho 8 nhóm TSCĐ, bao gồm 47 loại TSCĐ với khung thời gian từ 2 đến 50 năm. Nếu doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng khác với khung đó thì phải trình và được sự phê duyệt băng văn bản của Bộ tài chính. Tuy nhiên, như vậy sẽ hạn chế việc khấu hao nhanh, đây là thiệt thòi cho các doanh nghiệp khi khoa học công nghệ như vũ bão, các DNNQD lại là các doanh nghiệp nhỏ vốn đầu tư ít, luôn thayđổi theo nhu cầu thị trường, nếu chế độ trích khấu hao quá cứng nhắc sẽ gây nên những tổn thất cho doanh nghiệp. Vấn đề về chi phí tiền lương tiền công, đối với các DNNQD, doanh nghiệp tư nhân, theo quy định hiện hành thì tiền lương tiền công của chủ doanh nghiệp không được tính vào chi phí nhân công của doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng có điều bất công là nếu là công ty TNHH thì tiền lương tiền công của người góp vốn và tham gia quản lý điều hành công ty lại được tính vào chi phí nhân công của doanh nghiệp. Về bản chất hai hình thức thu nhập này là như nhau vì thế chúng ta nên cho phép hạch toán khoản tiền này vào chi phí nhân công của doanh nghiệp trong mọi trường hợp nhưng nên ấn định mức khống chế tuỳ theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quy mô và loại hình của doanh nghiệp. Về chi phí quảng cáo tiếp thị, hiện nay nhóm chi phí này được khống chế theo tỷ lệ phần trăm của 10 khoản chi phí kế trước nó trong thông tư 18/2002/TT-BTC, đối với ngành sản xuất xây dựng và vận tải tỷ lệ này là 5%, đối với ngành thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ là 7%. Đã đành rằng Nhà nước cần khống chế mức chi phí này nhưng tiêu thức trên là chưa thực sự phù hợp. Nhiều khi doanh nghiệp tung ra thị trường sản phẩm mới họ có thể tiết kiệm và giảm thiểu chi phí khác như chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, nhưng lại muốn chi nhiều hơn cho quảng cáo tiếp thị để có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, trong trường hợp này tiêu thức khống chế tỉ lệ chi phí quảng cáo như trên là không phù hợp và cần điều chỉnh. 3.2. Về quy trình quản lý doanh thu chi phí: Chỉ đạo các cơ quan ban ngành chức năng tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý đã đề ra: như quá trình quản lý doanh thu đối với hộ khoán, quy trình quản lý doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ (hiện nay đang được bãi bỏ dần), quy trình thanh tra, kiểm tra quyết toán doanh thu chi phí, kiểm tra việc lập và sử dụng hoá đơn trong các nghiệp vụ mua bán, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp lập hoá đơn thấp hơn giá thực tế thanh toán đối với một số ngành nghề, mặt hàng, xử phạt các cơ sở kinh doanh vi phạm chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ... quy trình nộp hồ sơ chứng từ và các tờ khai theo luật định. Tiếp tục rà soát các văn bản pháp luật hiện hành để có những bổ xung, điều chỉnh trong phần hướng dẫn thủ tục kê khai doanh thu chi phí. Trong quy trình quản lý doanh thu chi phí hiện nay, ngành thuế phải thực hiện một khối lượng công việc tương đối lớn, từ việc thu thuế xét duyệt báo cáo doanh thu chi phí, ấn định các mức doanh thu cho cơ sở sản xuất kinh doanh và kiêm luôn nhiệm vụ thanh tra kiểm soát. Có nhiều công việc không đúng với chuyên môn nghiệp vụ, gặp nhiều khó khăn thậm chí đôi khi phản tác dụng. Hướng khắc phục trong thời gian tới là giao chuyên trách thanh tra kiểm soát thanh tra báo cáo kết quản sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh cho các cơ quan thuộc khối ngành kiểm toán, kiểm toán nhà nước và các công ty kiểm toán tư nhân, nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Chính phủ nên yêu cầu các DNNQD khi nộp bảng kê khai chi tiết doanh thu chi phí cho cơ quan thuế cần có xác nhận của cơ quản kiểm toán có đủ thẩm quyền. Làm như vậy vừa tận dụng được chuyên môn nghiệp vụ của ngành kiểm toán, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Thuế tập trung thực hiện các chức năng chính khác, khiến cho việc thống kê, kiểm tra kiểm soát được khách quan hơn tránh được những tiêu cực không đáng có. Tuy nhiên, để giao chức năng thanh tra kiểm soát doanh thu chi phí DNNQD cho ngành kiểm toán, chúng ta cần giải quyết rất nhiều khó khăn trong đó là: Hệ thống kiểm toán ở nước ta chưa thực sự phát triển, chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu kiểm toán cho toàn bộ các doanh nghiệp trong nền kinh tế, chi phí kiểm toán hiện nay tương đối cao, vấn đề về nhân sự, và một số vấn đề khác liên quan đến luật và chuẩn mực kiểm toán. Tuy nhiên, hướng phát triển trong thời gian sắp tới sẽ là đẩy mạnh việc phát triển các công ty kiểm toán, có một bộ phận kiểm toán dành riêng cho các DNNQD với quy mô vừa và nhỏ, hoạt động trong một môi trường thể chế pháp lý phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Do số lượng DNNQD rất lớn đặc biệt là số lượng của các hộ kinh doanh cá thể, địa bàn phân bố rộng rải rác, nhiều khi rất khó quản lý, vì thế để công tác quản lý doanh thu chi phí nói riêng cũng như công tác quản lý tài chính nói riêng đối với DNNQD được thống nhất và hiệu quả, cần phân vùng và phân cấp quản lý thật rạch ròi cụ thể. Công tác quy hoach địa bàn, số lượng doanh nghiệp nằm trong tầm quản lý của các cơ quan phải được thực hiện nghiêm túc và mang tính phù hợp cao. Có thể kết hợp sự trợ giúp của hệ thống các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương, như UBND các cấp hay công an địa phương v.v Các cơ quan này có khả năng phát hiện và báo cáo kịp thời những biểu hiện bất hợp lý trong quá trình sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh tế tư nhân trên địa bàn và thực hiện công tác quản lý ở mức độ nhất định. Việc phối hợp chức năng nhiệm vụ của các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực xã hội là một điều có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi công tác quản lý nhà nước nói riêng. 3.3. Tập trung chỉ đạo tốt việc quản lý những ngành nghề và lĩnh vực mang tính đặc thù: Đối với những hộ kinh doanh xe gắn máy, đồ điện tử, điện lạnh... tăng cường kiểm tra xác minh đối chiếu hoá đơn, chứng từ đối với các cơ sở kinh doanh các mặt hàng này vì đang bị lợi dụng lập hoá đơn không đúng với giá thanh toán. Phối hợp với cơ quan Quản lý thị trường kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, nếu kiểm tra phát hiện thu tiền nhưng không lập hoá đơn hoặc hoá đơn không đúng giá thanh toán thì căn cứ vào giá niêm yết để ấn định doanh thu, đối với những cơ sở không niêm yết giá tuỳ theo đặc điểm cụ thể, cục Thuế kết hợp với các ngành xây dựng bảng giá tối thiểu làm căn cứ để cơ quan thuế áp giá tính chi phí, doanh thu...Đồng thời kết hợp nghiêm khắc với việc xử phạt nghiêm khắc theo các quy định của pháp luật thậm chí có thể xử phạt theo tội danh gian lận thương mại. Đối với hoạt động giao thông vận tải: các cơ quan chức năng ngành thuế phối hợp với các cơ quan khác tại địa bàn thực hiện công tác rà soát nắm địa bàn, đồng thời kết hợp với cảnh sát giao thông, Cơ quan đăng ký để rà soát nắm số lượng phương tiện có hoạt động kinh doanh, đối chiếu với số phương tiện đã kê khai của cơ sở sản xuất kinh doanh, nếu phát hiện có những phương tiện đang thực hiện kinh doanh nhưng không kê khai cần phải đưa vào dạng quản lý và thực hiện phạt doanh thu từ khi bắt đầu kinh doanh. Bên cạnh đó, phải kiểm tra chặt chẽ phương thức quản lý, phương thức hạch toán kế toán, kiểm tra việc đăng ký, sử dụng vé, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp thu tiền của khách hàng nhưng không xuất vé. Đối với HTX dịch vụ vận tải: Nếu có cung ứng dịch vụ cho xã viên thì phải kê khai doanh thu dịch vụ do HTX thu về. Các xã viên nhận khoán phải kê khai cụ thể doanh thu nhận khoán, để thuận lợi HTX đứng ra quản lý và kê khai đại diện cho các cơ quan ngành thuế. + Đối với các doanh nghiệp vận tải có mở các đại diện ở các địa phương khác, cần phải phối hợp với các cơ quan Thuế nơi mở đại diện để cùng kiểm tra giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. + Xem xét lại doanh thu, mức doanh thu chịu thuế ấn định đối với các phương tiện vận tải tư nhân, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng giữa các hộ kinh doanh vận tải tư nhân với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Đối với hoạt động xây dựng tư nhân: Yêu cầu ngành thuế phối hợp chặt chẽ vơi hội đồng tư vấn, Thanh tra xây dựng kiểm tra báo cáo đầy đủ các công trình đang xây dựng thên địa bàn để phối hợp với các Chi cục thuế và các phòng quản lý chức năng khác thực hiện các chức năng quản lý doanh thu chi phí như kê khai, ước tính, định mức v.v. Để phân biệt công trình xây dựng tự làm với công trình xây dựng phải thuê thi công, căn cứ điều lệ quản lý xây dựng cơ bản Chính phủ đã ban hành đề nghị cục Thuế phối hợp sở Xây dựng hướng dẫn cụ thể loại công trình dân tự làm để cơ quan Thuế làm căn cứ không thu thuế. Nguyên tắc chung là mọi công trình từ cấp 1 đến cấp 3 đều phải do tổ chức, cá nhân có nghề xây dựng thi công, chỉ có nhà cấp 4 mới được tự tổ chức thi công. Doanh thu tính thuế được xác định và quản lý theo hợp đồng xây dựng, trường hợp không có hợp đồng xây dựng thì căn cứ vào giá xây do Nhà nước ban hành đối với từng loại nhà để làm căn cứ ấn định giá tính thuế. Đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ cục Thuế phối hợp với các ngành đề nghị khách sạn nhà nghỉ phải lập và cung cấp hồ sơ về sơ đồ phòng nghỉ, phải quản lý được số phòng hoạt động và lượng khách theo chế độ hoá đơn, hồ sơ phù hợp. Cục thuế phối hợp với các cơ quan chức năng khác tổ chức kiểm tra khách nghỉ thực tế đối chiếu với việc kê khai phản ánh trên các báo cáo xem mức độ phù hợp để có những điều chỉnh hợp lý. Trường hợp kiểm tra thực tế không phát hiện nhưng nghi vấn những khách sạn, nhà nghỉ kê khai công suất sử dụng phòng thấp, chi phí điện nước tăng thì phải cử cán bộ thanh tra, giám sát ngay để phát hiện kịp thời. Đối với hoạt động nhà hàng, vũ trường: Phải bố trí cán bộ thuế phối hợp hội đồng tư vấn kiểm tra ngoài giờ để có căn cứ xác định đúng doanh thu thực tế. Hiện nay, Bộ văn hoá đang chỉ đạo tổ chức kiểm tra sắp xếp lại các hoạt động vũ trường, các địa phương cần phối hợp đề nghị Uỷ ban nhân dân ban hành quy định cho các vũ trường phải thực hiện chế độ kế toán, lập hoá đơn chứng từ theo quy định, đồng thời thực hiện tổ chức kiểm tra thực hiện và xử lý nghiêm minh các vũ trường vi phạm chế độ kế toán, dùng vé tự in để thu tiền v.v 3.4. Hoàn thiện chế độ quản lý hoá đơn chứng từ: Xét cho cùng, việc quản lý doanh thu chi phí đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như DNNQD nói riêng chỉ có thể thực hiện hiệu quả thông qua hệ thống hoá đơn chứng từ. Công tác hoàn thiện quản lý hoá đơn chứng từ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý doanh thu chi phí đối với DNNQD. Do tính pháp lý của văn bản quy định chế độ sử dụng hoá đơn thấp hơn các văn bản pháp luật khác đã ban hành, nên chăng cần đưa nội dung sử dụng hoá đơn vào như một nội dung của Luật thương mại để chi phối toàn bộ các hành vi sử dụng hoá đơn trên diện rộng. Giao trách nhiệm điều tra, đối chiếu và xử phạt cho thanh tra viên tài chính mà cụ thể là thanh tra ngành thuế đối với các trường hợp cố tình vi phạm chế độ hoá đơn chứng từ. Đối với việc phát hành và in hoá đơn, hiện nay theo những con số thống kê chưa đầy đủ với 29.000 công ty TNHH, hơn 3.000 DNTN và khoảng hơn 1.200.000 hộ tư nhân, sẽ là bất khả thi nếu để cho các cơ sở kinh doanh tự in và phát hành hoá đơn vì như vậy chúng ta không thể quản lý nổi, đâu là hoá đơn thật, giả, hóa đơn nào đã được Bộ tài chính cho phép lưu hành, chỉ riêng việc cấp phép in và sử dụng hoá đơn thôi đã tốn rất nhiều nhân lực vật lực. Chúng ta vẫn phải tiếp tục thực hiện theo hướng Bộ tài chính in và phát hành hoá đơn chứng từ thống nhất cho các cơ sở kinh doanh phân biệt theo các ngành nghề và các đặc điểm đặc biệt của từng loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên cần sớm đánh giá lại tình trạng sử dụng hoá đơn tự in hiện nay để có hướng xử lý phù hợp. Phải đảm bảo quy định cho mọi trường hợp bán hàng, cung cấp dịch vụ đều phải có hoá đơn, muốn vậy cần quy định một loại hoá đơn đơn giản dùng cho tất cả các đối tượng bán hàng hoá và dịch vụ không đăng kí kinh doanh để họ có thể tiêu thụ sản phẩm . Loại hoá đơn này do người mua phát hành và do người mua ghi, người bán chỉ xác nhận những thông tin ghi trên hoá đơn. Đồng thời, cần chấn chỉnh lại hoá đơn bán hàng dùng cho những người nộp GTGT theo phương pháp trực tiếp. Các doanh nghiệp khi mua hoá đơn phải đóng dấu xác nhận quyền sử dụng của mình trên hoá đơn. Các yêu cầu về tự in và phát hành hoá đơn có thể được chấp nhận nhưng phải được quản lý chặt chẽ bằng pháp luật. Xử lý nghiêm khắc những trường hợp cố tình vi phạm chế độ hoá đơn đã ban hành để trốn lậu thuế, chiếm đoạt tài sản cũng như gian lận kinh tế. 3.5. Tăng cường công tác kế toán kiểm toán: Thực hiện nghiêm túc chế độ lập và báo cáo tài chính theo hướng tăng số lần báo cáo trong năm tài chính tối thiểu là 2 lần trong một năm tài chính. Cần có cơ quan chuyên trách về công tác kiểm toán các báo cáo tài chính cho DNNQD và thậm chí là các hộ kinh doanh cá thể tuy nhiên mức độ và mô hình tổ chức có thẻ thay đổi linh hoạt phù hợp với từng loại hình kinh tế. Về phía nhà nước, ngay sau khi doanh nghiệp được thành lập, cần hướng dẫn cụ thể những vấn đề quản lý tài chính, kế toán mà doanh nghiệp đăng ký thực hiện (có thể hướng dẫn bằng văn bản hoặc qua cơ quan đăng ký kinh doanh). Nâng cao toàn diện chất lượng công tác thanh tra tài chính, thanh tra thuế, tránh thanh tra hình thức và xử phạt nghiêm minh các trường hợp mua bán hoá đơn chứng từ. Triển khai rộng rãi việc cung cấp hoá đơn bán lẻ không thu tiền cho các cá nhân không đăng ký kinh doanh khi họ cung cấp hàng hoá dịch vụ của mình cho các doanh nghiệp. Tiếp tục khắc phục các kẽ hở trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng, thu thuế TNDN. Thực hiện việc hoàn thiện Luật kế toán phải thống nhất phù hợp với các bộ luật khác, chẳng hạn luật doanh nghiệp, vì hiện nay Luật doanh nghiệp quy định các doanh nghiệp phải báo cáo tình hình tài chính vơi cơ quan đăng ký kinh doanh trong khi Pháp lệnh Kế toán-Thống kê không quy định vấn đề này Tăng cường hướng dẫn bồi dưỡng về nghiệp vụ tài chính kế toán, kiểm toán cho các doanh nghiệp để hướng các DNNQD hạch toán chính xác kết quả sản xuất kinh doanh, nhằm tạo ra một nền tài chính lành mạnh vững chắc trong các doanh nghiệp, thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh về kế toán thống kê của nhà nước. 3.6. Các giải pháp hỗ trợ khác: Sửa đổi bổ sung một số điểm còn sơ hở trong các quy định của luật doanh nghiêp đang bị một số doanh nghiệp và cá nhân lợi dụng, ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp và cá nhân khác cũng như gây nên những khó khăn cho công tác quản lý doanh thu chi phí. Ví dụ như quy định về địa điểm kinh doanh hay địa điểm đặt trụ sở cần chặt chẽ hơn, tránh tình trạng như hiện nay, doanh nghiệp không có hiện diện tại địa điểm quản lý đăng ký kinh doanh quá nhiều, hoặc khai không đúng địa điểm kinh doanh dẫn đến các cơ quan chức năng rất khó quản lý. Tăng cường công tác quản lý tiền mặt, quản lý thanh toán, yêu cầu tất cả các tổ chức và cá nhân kinh doanh đều phải mở tài khoản tại Ngân hàng, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, có như vậy mới quản lý đầy đủ doanh thu, chi phí, và phát huy chức năng thủ quỹ của doanh nghiệp của ngân hàng. Sớm ban hành Luật kế toán để nâng cao tính pháp lý của các đối tượng kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải chấp hành nghiêm chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ. Nâng cao công nghệ quản lý doanh thu chi phí cho các cơ quan chức năng của Nhà nước, ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý doanh thu chi phí. Tất nhiên để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên chúng ta cũng cần duy trì được sự ổn định kinh tế xã hội trong nước, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Bên cạnh đó là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác quản lý doanh thu chi phí. Cải tiến và nâng cấp hệ thống ngân hàng để có thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của nền kinh tế. Kết luận Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới, kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã phát huy mạnh mẽ theo đường lối, chiến lược của Đảng và Nhà nước. Đó là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và có sự quản lý của Nhà nước, trong đó vẫn khẳng định vai trò trụ cột, quan trọng nhất của kinh tế Nhà nước. Bên cạnh đó, khu vực kinh tế NQD là khu vực kinh tế có tiềm năng phát triển rất lớn cả về số lượng và quy mô, đặc biệt là rất phù hợp và mang tính tât yếu khách quan trong điều kiện nền kinh tế đang chuyển đổi ở nước ta hiện nay. Khu vực kinh tế NQD đã và đang có những đóng góp to lớn vào ngân sách nhà nước cũng như thành quả tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, nạn thất thu thuế và những khó khăn bất cập trong cơ chế quản lý doanh thu chi phí đối với khu vực kinh tế này vẫn còn tồn tại và cần được khắc phục trong thời gian tới. Trong đề tài này, bằng phương pháp diễn giải, tổng hợp logic, em đã cố gắng trình bày một cách hợp lý về cơ sở lý luận cũng như hiện trạng cơ chế quản lý doanh thu chi phí đối với khu vực kinh tế NQD ở nước ta hiện nay. Từ đó, đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhất định. Hi vọng rằng những gì đề tài của em đã thực hiện sẽ có ích trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý doanh thu chi phí DNNQD, làm cơ sở để đẩy lùi nạn thất thu thuế và những tiêu cực khác trong khu vực kinh tế NQD. Do những hạn chế khách quan và chủ quan, kiến thức bản thân chưa thấu đáo, thời gian và phạm vi hạn hẹp, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy em xin được ghi nhận và tiếp thu những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Danh mục tài liệu tham khảo: - "Báo cáo kinh tế Việt Nam 1998", Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ơng,3-1999 - "Báo cáo một số nét về thực trạng hiện nay của khu vực kinh tế t nhân ở Việt Nam" , Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ơng,1-1999 - Tổng cục thống kê: Chỉ tiêu kinh tế xã hội ở Việt Nam 1990-1995, Nxb. Thống kê, Hà nội, 1-1997. - Báo cáo kinh tế của Ban kinh tế Trung ơng:"Về kinh tế t bản nhà nớc, kinh tế t nhân...", Lê Đăng Doanh, Tổng cục Thống kê, Hà Nội,5-1999 - Tổng cục Thống kê:"Kinh tế xã hội Việt Nam - thực trạng xu thế và giải pháp", Nxb.Thống kê, Hà Nội, 1996, tr 225 - Báo cáo của Ban kinh tế Trung ơng:"Một số chỉ tiêu cơ bản của 5 thành phần kinh tế", Lê Đăng Doanh, Tổng cục Thống kê, Hà Nội, 5-1999 - Báo cáo: Vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế t nhân và định hớng doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2010, Hà Nội,3-1999. - Các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần V,VI,VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, 1982,1987, và 1994 (các năm tơng ứng). - Các Tạp chí tài chính 7/2002, 5/2002, 12/2002 - Tạp chí tài chính doanh nghiệp ( Tạp chí chuyên ngành do Bộ tài chính phát hành) các số 9/2000, 10/2000, 4/2001 Và một số các tạp chí và tài liệu có liên quan khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28422.doc
Tài liệu liên quan