Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội

Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán Công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội, em đã đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, em nhận thấy những mặt mạnh công ty cần phát huy đồng thời còn một số vấn đề còn tồn tại. Để khắc phục phần nào những điểm chưa hoàn thiện đó, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp với mục đích hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội.

doc73 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” TK này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 để xác định kết quả. TK 511 có kết cấu cụ thể như sau: Bên Nợ: - Các khoản điều chỉnh giảm doanh thu bán hàng ( giảm giá, hành bán trả lại, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt) - Kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 Bên Có : Doanh thu bán sản phẩm hàng hóa theo hóa đơn. TK 511 không có số dư. TK 512 “Doanh thu nội bộ”. TK này dùng để phản ánh tình hình bán hàngtrong nội bộ doanh nghiệp. Về kết cấu TK 512 cũng có kết cấu tương tự như TK 511. TK 521 “ Chiết khấu tương mại”. TK này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà danh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng , dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại. TK 521 có kết cấu: Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận cho khách hàng. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511 TK 521 không có số dư. TK 531 “ Hàng bán bị trả lại”. TK này phản ánh doanh thu của hàng bán bị trả lại do lỗi của doanh nghiệp. TK 531 có kết cấu: Bên Nợ: Doanh thu hàng bán bị trả lại ( số tiền đã trả lại cho khách hàng hoặc trừ vào số nợ phải thu của khách hàng) Bên Có: Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại vào TK 511, 512 để xác định doanh thu thuần. TK 531 không có số dư. TK 532 “ Giảm giá hàng bán”. TK này phản ánh các khoản giảm giá, bớt giá, khấu hồi của số sản phẩm, hàng hóa bán trong kỳ. TK 532 có kết cấu: Bên Nợ: Các khoản giảm giá hàng bán đã được chấp nhận. Bên Có : Kết chuyển khoản giảm giá hàng bán sang TK 511, TK 512 để xác định doanh thu thuần. TK 532 không có số dư. TK 333 “ Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước”. TK này phản ánh số thuế và các khoản phải nộp Nhà nước cũng như tình hình thanh toán số thuế và các khoản phải nộp ch Nhà nước của doanh nghiệp. TK 333 có kết cấu cụ thể như sau: Bên Nợ: Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp đã nộp cho Nhà nước. Bên Có: Số thuế, phí, lệ phí và các khoản còn phải nộp Nhà nước. 3.Kế toán giá vốn hàng bán : 3.1 Khái niệm về giá vốn hàng bán. Để xác định đúng kết quả tiêu thụ sản phẩm, hnàg hóa cần xác dịnh đúng trị giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán là giá gốc, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Đối với sản phẩm giá vốn hàng bán chính là giá thành sản xuất hay giá thành công xưởng. 3.2. Phương pháp tính giá hàng xuất kho. Sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, chế biến được đánh giá theo giá thành sản xuất thực tế bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Do đặc điểm sản xuất của các doanh nghiệp khác nhau nên phương pháp xác định giá trị thực tế cũng khác nhau. Do đó khi xuất kho cần tính ra giá thực tế theo một trong các phương pháp tính sau: Tính theo giá thực tế bình quân gia quyền: Theo phương pháp này giá thực tế hàng xuất kho cũng được căn cứ vào số lượng xuất kho trong kỳ và đơn giá thực tế bình quân để tính. Giá thực tế Số lượng Giá đơn vị thành phẩm = thành phẩm * bình quân xuất kho trong kỳ xuất kho cả kỳ dự trữ Giá đơn vị Trị giá thực tế TP tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế TP nhập trong kỳ Bình quân = Cả kỳ dự trữ Số lượng TP tồn đầu kỳ + số lượng TP nhập trong kỳ Phương pháp nhập trước – xuất trước ( FIFO): Theo phương pháp này, phải xác định chính xác giá thực tế nhập kho của từng lần nhập. Hàng nào nhập trước thì xuất trước theo đúng giá lần nhập tương ứng. Nếu giá cả có xu hướng tăng thì giá trị hàng tồn kho sát với thực tế tại thời điểm cuối kỳ. Do đó giá trị hàng xuất trong kỳ thấp, giá trị hàng tồn kho cao dẫn đến chi phí kinh doanh giảm, lợi nhuận tăng. Ngược lại, nếu giá cả hàng hóa có xu hướng giảm thì trị giá hàng tồn kho nhỏ, lợi nhuận giảm. Phương pháp nhập sau – xuất trước ( LIFO). Theo phương này, khi xuất phải tính theo giá vừa nhập lần cuối cùng, khi hết mới lần lượt đến các lô hàng nhập trước. Phương pháp này phù hợp khi giá cả có xu hướng giảm thì giảm số xuất theo giá mới sẽ giảm chi phí, hàng tồn kho tăng, mức lãi tăng. Phương pháp này có ưu điểm là công việc tính giá được tiến hành thường xuyên trong kỳ, đơn giản hơn phương pháp nhập trước – xuất trước. Tuy nhiên, trường hợp hàng hóa, giá cả biến động mạnh thì việc tính giá theo phương pháp này ít chính xác và bất hợp lý. Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh. Theo phương pháp này, giá thực tế của hàng xuất kho tiêu thụ căn cứ vào đơn giá thực tế của lô sản phẩm nhập kho theo từng lô hàng, từng lần nhập, tức là xuất lô nào thì tính giá trị của lô đấy. Phương pháp này phản ánh chính xác từng lô hàng xuất nhưng công việc rất phức tạp đòi hỏi thủ kho phải lắm được chi tiết từng lô hàng. Phương pháp này được áp dụng cho các loại hàng hóa có giá trị cao, các loại hàng hóa đặc biệt. 3.3 Chứng từ kế toán sử dụng - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho 3.4 Tài khoản sử dụng. Để phản ánh trị giá hàng bán và việc kết chuyển trị giá vốn hàng bán để xác định kết quả tiêu thụ, kế toán sử dụng tàI khoản 632 “ Giá vốn hàng bán”. TK 632 có kết cấu như sau: Bên Nợ: - Trị giá vốn thành phẩm, hàng hóa tồn kho đầu kỳ. ( Trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). - Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trên mức bình thường và chi phí sản xuất cố định tính vào giá vốn hàng bán. - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, hao hụt, mất mát của hàng tồn kho tính vào giá vốn hàng bán. - Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bên có: - Trị giá vốn thành phẩm, hàng hóa tồn kho cuối kỳ ( Trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ). - Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ( nếu có). - Kết chuyển trị giá vốn sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã bán sang TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”. TK 632 “ Không có số dư cuối kỳ”. Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như TK 157. TK 155, TK 631… 3.5 Phương pháp kế toán trị giá vốn hàng bán. ( phụ lục 7 ) 4.Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp : 4.1.Kế toán chi phí bán hàng: 4.1.1 Khái niệm: Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo ... 4.1.2 Tài khoản sử dụng: TK 641 : Chi phí bán hàng. Bên nợ: Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. Bên có : - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng. - Kết chuyển chi phí bán hàng. TK 641 không có số dư và được chi tiết theo các tiểu khoản : + TK 6411: Chi phí nhân viên. + TK 6412 : Chi phí vật liệu bao bì. + TK 6413 : Chi phí dụng cụ, đồ dùng. + TK 6414 : Chi phí khấu hao TSCĐ. + TK 6415 : Chi phí bảo hành. + TK 6417 : Chi phí dịch vụ mua ngoài. + TK 6418 : Chi phí bằng tiền khác. 4.1.3 Phương pháp kế toán: ( phụ lục 8 ) 4.2.Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp: 4.2.1 .Khái niệm: Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác. 4.2.2 Tài khoản sử dụng: Chi phí quản lý doanh nghiệp khi phát sinh được tập hợp theo từng yếu tố như chi phí nhân viên, chi phí vật liệu .v.v...Các khoản chi này được kế toán phản ánh trên TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Bên nợ: Tập hợp toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp. TK 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành các tiểu khoản: + TK 6412: Chi phí nhân viên quản lý. + TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý. + TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng. + TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ. + TK 6425: Thuế và phí, lệ phí. + TK 6426: Chi phí dự phòng. + TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài. + TK 6428: Chi phí bằng tiền khác. 4.2.3 Phương pháp kế toán: (phụ lục 9 ) 5. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ: 5.1 Khái niệm kết quả tiêu thụ là kết quả cuối cùng của quá trình bán hàng được thể hiện thông qua chỉ tiêu lãi hoặc lỗ về tiêu thụ sau một kỳ kinh doanh nhất định, là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần với giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 5.2 Phương pháp xác định kết quả bán hàng. Việc xác định kết quả bán hàng được tiến hành vào cuối kỳ hạch toán ( cuối tháng, cuối quý,…) tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp. Kết quả bán hàng được xác định theo công thức: Doanh thu Chi phí Kết quả = thuần về bán - Giá vốn - Chi phí - quản lý bán hàng hàng và cung hàng bán bán hàng doanh nghiệp cấp dịch vụ 5.3 Tài khoản sử dụng: - TK 911- “Xác định kết quả kinh doanh” :TK này xác định kết quả xản suất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán, được mở chi tiết theo từng hoạt động và từng loại sản phẩm, kết cấu: Bên nợ: Trị giá vốn sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ. Chi phí hoạt động tài chính và hoạt động bất thường. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh(lãi). Bên có: Doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong kỳ. Thu nhập về hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường. Kết chuyển kết quả kinh doanh (lỗ). TK 911 cuối kỳ không có số dư. - TK421- “Lãi chưa phân phối”: TK này được dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ và số phân phối). Bên nợ: Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân phối số lãi. Bên có: Số lãi về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Xử lý các khoản lỗ. Dư nợ: Phản ánh số lỗ hay số phân phối vượt quá số lãi tạo ra. Dư có: Số lãi chưa phân phối. TK 421 có hai tài khoản cấp hai: -TK 4211: Lãi chưa phân phối năm trước. -TK 4212: Lãi chưa phân phối năm nay. - Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản : TK 511, TK 632, TK 641, TK 642… 5.4 Trình tự kế toán: (phụ lục 10). CHƯƠNG II THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QỦA BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN KINH DOANH LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM HÀ NỘI. I. Đặc điểm chung về công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội. 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội ( trước đây là Xí nghiệp bột Hoàng Mai ) là một nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm thuộc liên hiệp các Công ty lương thực Hà Nội, với nhiệm vụ sản xuất chính là sản xuất mì ăn liền các loại phục vụ lương thực ăn nhanh cho nhân dân. Xí nghiệp bột Hoàng Mai được thành lập ngày 27/10/1967, có trụ sở tại 67A Trương Định – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Quá trình phát triển từ đó đến nay của công ty như sau; Từ năm 1967 – 1968: Việc sản xuất kinh doanh của xí nghiệp hoàn toàn tuân theo các chỉ tiêu kế hoạch mà Nhà nước giao cho xí nghiệp. Cụ thể như: sản xuất mì sợi cung cấp cho các cửa hàng lương thực, xay xát thóc gạo, sản xuất bột dinh dưỡng cho trẻ em, cung cấp hàng lương thực cho các quận, huyện thuộc khu vực Hà Nội và các vùng lân cận. Tháng 10/1989 Xí nghiệp đã ký hợp đồng liên doanh với công ty VIFON của thành phố Hồ Chí Minh để sản xuất mì ăn liền các loại. Xí nghiệp góp vốn bằng nhà xưởng và giá trị tài sản khác, còn công ty VIFON góp thiết bị sản xuất mì ăn liền và công nghệ. Tháng 1/1990 Công ty liên doanh chính thức đi vào hoạt động. Năm 1992 Xí nghiệp bột Hoàng Mai đổi tên thành Công ty chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội. Công ty hoạt động liên tục trong suốt 6 năm. Tháng 6/1996, liên doanh chấm dứt hoạt động. Toàn bộ tài sản tiền vốn và số lao động của liên doanh giao lại cho Công ty chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội. Tháng 7/1996 công ty nhận và sắp xếp lại tổ chức kinh doanh mặt hàng mì ăn liền. Tên sản phẩm VIFON đã quen thuộc đối với người tiêu dùng nay đổi tên thành FOOD Hà Nội. Tháng 3/2006 công ty đã cổ phần hóa thành “ Công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội”. Cho đến nay sản phẩm mì ăn liền của công ty đã đứng vững trên thị trường tiêu dùng ở các tỉnh phía Bắc. Điều này được thể hiện qua số liệu một vài chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 Sản lượng sản phẩm Tấn 2500 2700 Doanh thu Tỷ đồng 25.245 27.631 Nộp ngân sách nhà nước Triệu đồng 252 270 Lãi Triệu đồng 200 350 Thu nhập bình quân tháng của công nhân Nghìn đồng 785 850 Ngoài nhiệm vụ sản xuất chính ra từ năm 1996 công ty còn sản xuất nước giải khát cho công ty IBC. Hiện nay, nguồn vốn của Công ty bao gồm: nguồn vốn cố định chiếm 72% ( 22,2642 tỷ đồng) và nguồn vốn lưu động chiếm 28% ( 8,6576 tỷ đồng). 1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất của công ty. 1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất. Hiện nay, Công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội có 296 công nhân viên với 3 phân xưởng: phân xưởng sản xuất mì ăn liền, phân xưởng sản xuất nước ngọt, phân xưởng phụ trợ cơ điện. Phân xưởng sản xuất mì ăn liền: gồm 120 công nhân, chia thành 9 tổ sản xuất, phân xưởng này có nhiệm vụ sản xuất mì ăn liền các loại như: Mì thùng, mì kg, mì tôm cao cấp, mì bò cao cấp… Phân xưởng sản xuất nước ngọt: gồm 80 công nhân chia làm 4 tổ sản xuất. Phân xưởng nước ngọt có nhiệm vụ sản xuất nước ngọt, các loại chai và lon cho công ty nước giải khát IBC như: 7 UP, Crush, Pepsi… Phân xưởng phụ trợ cơ điện: gồm 80 công nhân chia thành 4 tổ, chuyên sửa chữa máy móc thiết bị khi hỏng và làm một số công việc khác nhau nhằm phục vụ cho việc sản xuất của phân xưởng mì ăn liền và phân xưởng nước ngọt. Việc sản xuất của 3 phân xưởng trên đều thực hiện theo 3 ca, mỗi ca 8 tiếng. 1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội là đơn vị hạch toán độc lập trong liên hiệp các công ty lương thực – thực phẩm Hà Nội. Công ty tổ chức quản lý theo một cấp. Ban giám đốc công ty hiện nay gồm Giám đốc và 01 phó giám đốc phụ trách kinh doanh. Giám đốc công ty: Đứng đầu bộ máy quản lý của công ty và chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy, ngoài việc ủy quyền trách nhiệm cho phó giám đốc công ty còn trực tiếp chỉ huy qua các Trưởng phòng của các phòng ban như: Phòng Tài vụ, phòng Kế hoạch vật tư, phòng Tổ chức, phòng Bán hàng… Phó giám đốc: phụ trách sản xuất có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc về kế hoạch sản xuất, tình hình cung cấp vật tư, công tác tiêu thụ sản phẩm. Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc cơ sở và giúp việc cho Ban giám đốc nhằm đảm bảo cho việc lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh thống nhất. Phòng Kế hoạch vật tư: có nhiệm vụ lập kế hoạch và giao kế hoạch cho các phân xưởng, theo dõi tình hình thực hiện các kế hoạch, cung cấp vật tư, bảo quản kho tàng vật liệu. Phòng Tài vụ: có nhiệm vụ hạch toán kinh doanh, viết hóa đơn cho khách hàng, thanh quyết toán với Nhà nước, cung cấp cho Ban giám đốc những thông tin kinh tế kịp thời để Ban giám đốc ra những quyết định kịp thời, chính xác và bảo đảm cho các hoạt động của công ty thống nhất. Phòng Bán hàng: có nhiệm vụ cung cấp hàng đến cho các đại lý và nhận tiền về nộp cho công ty, theo dõi tình hình tiêu thụ các mặt hàng cùng loại của công ty với các đơn vị khác. Phòng Tổ chức: có nhiệm vụ quản lý nhân sự toàn công ty, bố trí sắp xếp tổ chức sản xuất toàn công ty hợp lý, làm lương và bảo hiểm xã hội. Phòng Kỹ thuật: có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra nguyên liệu nhập vào về số lượng, chất lượng, chủng loại, kiểm tra chất lượng thành phẩm, tổ chức công nghệ sản xuất của công ty, nghiên cứu để sản xuất sản phẩm mới, bảo quản, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, chất lượng sản phẩm. Phòng Hành chính – Bảo vệ – Nhà ăn: có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tài sản toàn công ty, phục vụ ăn uống cho cán bộ công nhân của công ty. 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán Đứng đầu phòng Tài vụ là trưởng phòng ( kế toán trưởng). Phòng này được đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc công ty. Bộ máy kế toán của công ty có trách nhiệm: tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong phạm vi toàn công ty, giúp Giám đốc tổ chức các thông tin kinh tế, phát triển hoạt động kinh doanh, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trên, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Trưởng phòng Tài vụ và phù hợp với quy mô sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, bộ máy kế toán của công ty hiện nay được tổ chức như sau: Trưởng phòng Tài vụ ( Kế toán trưởng): Phụ trách chung công tác kế toán, kiểm kê kế toán tổng hợp, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phảm trong tháng, xác định kết quả kinh doanh, theo dõi thanh toán ngân sách, ghi sổ cái và lập các báo cáo tài chính. Kế toán Thanh toán: Theo dõi nhập – xuất quỹ, theo dõi tiền gửi ngân hàng, tiền vay, theo dõi công nợ thanh toán với người bán, công nợ tạm ứng với công nhân viên. Kế toán Nguyên vật liệu: Theo dõi tình hình nhập – xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, ghi chép vào sổ kế toán chi tiết – tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Kế toán Tài sản cố định ( TSCĐ): Theo dõi tình hình khấu hao, tăng – giảm TSCĐ, tập hợp toàn bộ chi phí theo chi tiết từng phân xưởng. Kế toán Thành phẩm và tiêu thụ: Viết hóa đơn cho khách hàng, theo dõi tình hình nhập kho thành phẩm, theo dõi tình hình công nợ của công ty với khách hàng. Thủ quỹ: Thu – xuất tiền theo chứng từ hợp lệ. Song song với việc quy định cụ thể phạm vi trách nhiệm của từng nhân viên kế toán, Trưởng phòng còn quy định rõ các loại chứng từ, sổ sách phải sử dụng, lưu trữ, trình tự thực hiện và thời hạn phải hoàn thành công việc của từng người trong phòng kế toán nhằm đảm bảo giữa các bộ phận kế toán có sự phân công phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao. 2.2 Tổ chức công tác kế toán, hình thức kế toán. Tổ chức công tác kế toán mà công ty áp dụng là hình thức tổ chức công tác kế toán tập chung. Hình thức sổ sách của công ty: Phương pháp kế toán hàng tồn kho: công ty thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên Phương pháp tính thuế GTGT : theo phương pháp khấu trừ. Niên độ kế toán: Từ 01/01/N đến 31/12/N Kỳ lập báo cáo: Theo tháng, quý, năm. Hệ thống báo cáo tài chính của công ty hiện nay: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. + Thuyết minh báo cáo tài chính Hình thức sổ kế toán sử dụng là hình thức kế toán “ nhật ký chứng từ”. Để áp dụng nhật ký chứng từ kế toán công ty sử dụng các loại sổ sau: - Bảng kê. - Sổ kế toán chi tiết. - Sổ cái. - Nhật ký chứng từ. Theo hình thức tổ chức kế toán này, toàn bộ công tác kế toán tài chính được thực hiện trọn vẹn tại phòng tài vụ của công ty từ khâu đầu đến khâu cuối: Tập hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, lưu trữ chứng từ và kiểm tra kế toán. Hàng ngày căn cứ chứng từ gốc phát sinh, kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo trình tự thời gian, đồng thời phân biệt theo hệ thống về tài khoản. Cuối tháng cộng số liệu các sổ sẽ có số liệu phát sinh của từng tài khoản ghi vào sổ cái. Tại các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên quản lý làm nhiệm vụ thống kê, ghi chép ban đầu, tập hợp chứng từ, lĩnh nguyên vật liệu đưa vào sản xuất đảm bảo chính xác khách quan số liệu. II. Thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội. 2.1 Kế toán giá vốn hàng bán *Đối với giá thực tế thành phẩm xuất kho trong kỳ được tính theo phương pháp " Giá bình quân cả kỳ dự trữ ". Công thức tính như sau: Giá thực tế Số lượng Giá đơn vị thành phẩm = thành phẩm * bình quân xuất kho trong kỳ xuất kho cả kỳ dự trữ Giá đơn vị Trị giá thực tế TP tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế TP nhập trong kỳ Bình quân = Cả kỳ dự trữ Số lượng TP tồn đầu kỳ + số lượng TP nhập trong kỳ VD: Tính giá thực tế xuất kho của sản phẩm mì gà cao cấp. Căn cứ vào sổ chi tiết nhập kho phần số dư đầu tháng có được: + Giá thực tế tồn đầu kỳ: 54.081.120 đ + Số lượng tồn đầu kỳ : 3.684 Thùng Căn cứ số lượng ghi Nợ TK 155 trên bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn kho thành phẩm để ghi nhận giá trị nhập trong kỳ. + Giá thực tế nhập trong kỳ : 277.478.880 đ + Số lượng nhập trong kỳ : 18.420 Thùng 54.081.120 + 277.478.880 => Đơn giá bình quân = = 15.000 đ 3.684 + 18.420 Căn cứ vào phiếu xuất kho thành phẩm ngày 11/03/2006, kế toán định khoản: Nợ TK 632 : 102.500.000 đ Có TK 155 : 102.500.000 đ 2.2. Kế toán quá trình bán hàng 2.2.1 Phương thức bán hàng trực tiếp Là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho của công ty. Số hàng này khi giao cho người mua được trả tiền ngay hoặc có quyền thu của người mua, giá trị hàng hóa đã thực hiện, vì vậy quá trình bán hàng đã hoàn thành. Phòng kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua bán đã ký kết với khách hàng để lập hóa đơn giá trị gia tăng và phiếu xuất hàng. VD: Căn cứ vào phiếu xuất kho để bán cho ông Hưng ngày 11/03/2006 kế toán ghi: Nợ TK 632 : 102.500.000 đ Có TK 155 : 102.500.000 đ Đồng thời căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng và phiếu thu kế toán ghi: Nợ TK 111 : 140.800.000 đ Có TK 511 : 128.000.000 đ Có TK 333(3331) : 12.800.000 đ 2.2.2 Phương thức bán hàng đại lý ký gửi. VD: ngày 09/03/2006 + Xuất kho thành phẩm giao cho cửa hàng chị Mai – Thường Tín – Hà Tây lượng thành phẩm trị giá là: 305.600.000 đ kế toán ghi: Nợ TK 157 : 305.600.000 đ Có TK 155 : 305.600.000 đ + Khi nhận được thông báo cùng “ Bảng kê hàng hóa tiêu thụ” do cửa hàng của chị Mai gửi cho công ty, kế toán ghi nhận giá vốn và định khoản: Nợ TK 632 : 305.600.000 đ Có TK 157 : 305.600.000 đ Đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng kế toán ghi: Nợ TK 131 : 400.400.000 đ Có TK 511(511.2) : 364.000.000 đ Có TK 333(333.11) : 36.400.000 đ 2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu. 2.3.1 Kế toán chiết khấu thương mại. Căn cứ theo hóa đơn ngày 11/03/2006, do ông Hưng là khách hàng quen, và thường mua với khối lượng lớn nên công ty quyết định cho ông Hưng được hưởng mức chiết khấu 1% trên giá trị lô hàng. Công ty thanh toán cho khách hàng khoản chiết khấu được hưởng, kế toán ghi Nợ TK 521 : 1.280.000 đ Nợ TK 333(333.1) : 128.000 đ Có TK 111 : 1.408.000 đ Cuối kỳ kết chuyển sang TK doanh thu bán hàng toàn bộ số khoản chiết khấu : Nợ TK 511 : 1.280.000 đ Có TK 521: 1.280.000 đ 2.4. Kế toán chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng gồm các khoản mục: Lương và các khoản trích theo lương của bộ phận bán hàng, chi phí bao bì, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khác bằng tiền, chi phí tiếp thị quảng cáo… Tài khoản sử dụng: TK 641, tài khoản này không có số dư và được chi tiết theo các tiểu khoản : + TK 6411: Chi phí nhân viên. + TK 6412 : Chi phí vật liệu bao bì. + TK 6413 : Chi phí dụng cụ, đồ dùng. + TK 6414 : Chi phí khấu hao TSCĐ. + TK 6417 : Chi phí dịch vụ mua ngoài. + TK 6418 : Chi phí bằng tiền khác. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, lương cho bộ phận bán hàng, kế toán ghi: Nợ TK 641(641.1) : 28.550.700 đ Có TK 334 : 23.965.788 đ Có TK 338 : 4.564.912 đ - Căn cứ vào phiếu xuất nguyên vật liệu dùng cho bộ phận bán hàng: Nợ TK 641(641.2) : 34.600.000 đ Có TK 152 : 34.600.000 đ + Chi phí công cụ, dụng cụ: Nợ TK 641(641.3) : 5.100.000 đ Có TK 153 : 5.100.000 đ + Căn cứ vào bảng tính khấu hao, chi phí tài sản cố định, kế toán ghi: Nợ TK 641(641.4) : 15.000.000 đ Có TK 214 : 15.000.000 đ + Căn cứ vàp phiếu chi, chi phí khác bằng tiền, kế toán ghi: Nợ TK 641(641.7) : 66.500.000 đ Nợ TK 133 : 6.650.000 đ Có TK 111 : 73.150.000 đ + Căn cứ vào nhật ký chứng từ số 2: Nợ TK 641(641.8) : 9.570.000 đ Có TK 112 : 9.570.000 đ Cuối kỳ kế toán tổng hợp chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 911 : 159.320.700 đ Có TK 641 : 159.320.700 đ 2.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN). Chi phí quản lý doanh nghiệp ở công ty bao gồm: Lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí mua ngoài như: Điện, nước, điện thoại, chí phí tiếp khách, công tác phí, hội nghị và các khoản chi phí khác… Tài khoản sử dụng: TK 642, tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành các tiểu khoản: + TK 642.1: Chi phí nhân viên quản lý. + TK 642.2: Chi phí vật liệu quản lý. + TK 642.3: Chi phí đồ dùng văn phòng. + TK 642.4: Chi phí khấu hao TSCĐ. + TK 642.5: Thuế và phí, lệ phí. + TK 642.6: Chi phí dự phòng. + TK 642.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài. + TK 642.8: Chi phí bằng tiền khác. Chi phí QLDN của công ty được tập hợp như sau: - Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, lương cho bộ phận quản lý kế toán ghi: Nợ TK 642(642.1) : 34.650.000 đ Có TK 334 : 29.170.000 đ Có TK 338 : 5.480.000 đ - Căn cứ vào phiếu xuất kho, chi phí nguyên vật liệu dùng cho bộ phận quản lý, kế toán ghi: Nợ TK 642(642.2) : 2.758.000 đ Có TK 152 : 2.758.000 đ - Căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ, dụng cụ, đồ dùng văn phòng: Nợ TK 642(642.3) : 5.890.000 đ Có TK 153 : 5.890.000 đ - Căn cứ vào bảng tính khấu hao, chi phí khấu hao tài sản cố định, kế toán ghi: Nợ TK 642(642.4) : 30.000.000 đ Có TK 214 : 30.000.000 đ - Chi phí dịch vụ mua ngoài, kế toán định khoản; Nợ TK 642(642.7) : 33.650.000 đ Nợ TK 133 : 3.365.000 đ Có TK 111 : 37.015.000 đ - Căn cứ vào nhật ký chứng từ số 2 : Nợ TK 642(642.8) : 23.350.000 đ Có TK 112 : 23.350.000 đ - Cuối tháng toàn bộ chi phí QLDN được tập hợp và kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 911 : 130.298.000 đ Có TK 642 : 130.298.000 đ 2.6. Kế toán xác định kết quả bán hàng. Xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm, Vì kỳ hạch toán của công ty là từng tháng nên cuối tháng để xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm, kế toán kết chuyển toàn bộ giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và doanh thu tiêu thụ thuần trong kỳ sang TK 911“ Xác định kết quả kinh doanh”, Ngoài ra còn sử dụng tài khoản 421 “ Lãi chưa phân phối” để kết chuyển lãi của công ty. Kết chuyển các khoản ghi giảm doanh thu: Nợ TK 511 : 13.547.000 đ Có TK 521 : 13.547.000 đ Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511 : 2.096.730.700 đ Có TK 911 : 2.096.730.700 đ - Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ: Theo số liệu tháng 03/2006 giá vốn hàng bán trong tháng là : 1.769.578.000 đ Nợ TK 911 : 1.769.578.000 đ Có TK 632 : 1.769.578.000 đ Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN: Nợ TK 911 : 159.320.700 đ Có TK 641 : 159.320.700 đ - Kết chuyển chi phí quản lý DN: Nợ TK 911 : 130.298.000 đ Có TK 642 : 130.298.000 đ Như vậy kết quả bán hàng như sau: KQ Bán hàng = DT thuần – Giá vốn hàng bán – CPBH – CPQLDN KQ Bán hàng = 2.096.730.700 – 1.769.578.000 – 159.320.700 – 130.298.000 = 37.534.000 đ Cuối kỳ kế toán kết chuyển lãi trong kỳ từ TK 911 sang tài khoản 421 theo bút toán: Nợ TK 911 : 37.534.000 đ Có TK 421 : 37.534.000 đ CHƯƠNG III MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN KINH DOANH LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM HÀ NỘI Nhận xét và đánh giá. Là đơn vị sản xuất chế biến trong ngành của tổng công ty lương thực miền Bắc, công ty có một mạng lưới tiêu thụ rất rộng lớn. Để quản lý được hệ thống này là nhờ bộ máy kế toán của công ty có cách quản lý hợp lý, khâu bán hàng đã đáp ứng kịp thời cho khách hàng. Trong thời gian thực tập tai công ty em có một số nhận xét về công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng của công ty như sau: Ưu điểm: - Để đáp ứng việc cung ứng hàng hóa thường xuyên với khách hàng, công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội đã chủ động cung ứng hàng đến tận nơi không tính cước vận chuyển với đội ngũ nhân viên bán hàng năng động, khả năng nắm bắt thông tin trên thị trường nhạy bén, cơ cấu tổ chức khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Ban giám đốc hàng năm xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp, mục tiêu cụ thể, đồng thời có những đối sách phù hợp, kịp thời điều chỉnh thị phần sản phẩm của công ty trước các đối thủ cạnh tranh. - Việc tổ chức hệ thống sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và luân chuyển hợp lý, khoa học trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc của chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán hiện nay, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty , suốt thời gian qua công ty luôn chấp hành các chính sách, chế độ thuế của nhà nước, tổ chức mở các sổ kế toán hợp lý để phản ánh, giám đốc tình hình tiêu thụ, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh . Vì vậy nó góp phần bảo vệ tài sản của công ty trong lĩnh vực lưu thông. - Việc tổ chức bộ máy kế toán phụ trách công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả là hợp lý, phát huy hết năng lực và trình độ của kế toán viên. - Việc xác định kết quả bán hàng của công ty cũng được thực hiện đầy đủ tính toán đơn giản, dễ thực hiện. Nhược điểm: Trong quá trình công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng bên cạnh những ưu điểm, công ty vẫn còn một số nhược điểm sau: Về công tác bán hàng: Trong công tác bán hàng công ty vẫn còn yếu điểm đó là công tác tiếp thị, quảng cáo sản phẩm của công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn còn yếu, điều này là do kinh phí của công ty dành cho lĩnh vực này còn hạn chế. Các cửa hàng của công ty chưa phát huy hết khả năng, hiệu quả vẫn còn chưa cao. Chưa có nhiều những chính sách thích hợp để khuyến khích khách hàng mua hàng với số lượng lớn và thường xuyên để tăng khả năng tiêu thụ. - Về hình thức ghi sổ: Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ là hình thức: “nhật ký chứng từ”, các sổ cái đựoc lập có tính chất tổng hợp chỉ ghi số liệu tổng cộng. Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, việc áp dụng các chương trình phần mềm vào kế toán trong hình thức nhật ký chứng từ rất phức tạp, không thuận tiện cho việc đưa tin học vào và gây khó khăn cho công tác kế toán - Về hệ thống tài khoản: Chưa sử dụng tài khoản 159 “dự phòng giảm giá hàng tồn kho”, điều này là nhược điểm vì lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho là rất cần thiết, vì nó không chỉ giúp cho việc tiêu thụ thành phẩm tốt hơn mà còn giúp công ty hạn chế những thiệt hại không đáng có do việc hàng tồn kho giảm giá. Một số kiến nghị. Về công tác bán hàng: Tăng cường tiếp thị các sản phẩm của công ty rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để sản phẩm của công ty trở nên gần gũi hơn với người dân. Có thêm nhiều chính sách thích hợp với khác hàng để khuyến khích khách hàng mua hàng của công ty. “ Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với số vòng chu chuyển của hàng hóa và tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của hàng hóa” vì vậy khi công ty có được những chính sách, chiến lược bán hàng hợp lý thì khách hàng ỡe mua hàng của công ty nhiều hơn, làm cho vốn của công ty quay vòng được nhanh hơn, nhiều hơn dẫn đến tăng lợi nhuận cho công ty. 3.2.2. Về hình thức ghi sổ: Theo em để dễ dàng cho công tác hạch toán, nếu có thể công ty nên ghi sổ theo hình thức nhật ký chung. Bởi vì công ty vừa được trang bị một hệ thống máy vi tính hiện đại trong phòng kế toán. Hầu hết công tác kế toán đã được thực hiện trên máy, tuy nhiên hệ thống sổ sách của công ty không hoàn toàn giống với chế độ quy định. Nếu công ty dùng hình thức “ Nhật ký chứng từ” thì số liệu không cập nhật theo từng chứng từ trong khi phần mềm kế toán của công ty lại cho phép sổ cái theo hình thức “ Nhật ký chung”. Đây là hình thức ghi sổ đã áp dụng khá phổ biến vì dễ sử dụng, hợp lý với việc làm kế toán trên máy vi tính. Đặc biệt rất thích hợp với việc hạch toán nghiệp vụ bán hàng thông qua các nhật ký đặc biệt: Nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, nhật ký bán hàng. .. 3.2.3. Về hệ thống tài khoản: Để kế toán các nghiệp vụ được đầy đủ chi tiết hơn công ty nên bổ sung thêm tài khoản 159 “ dự phòng giảm giá hàng tồn kho”. Cuối năm tài chính, công ty căn cứ vào tình hình giảm giá hàng tồn kho ở thời điểm 31/12 tính toán khoản phải lập dự phòng giảm giá cho hàng tồn kho so sánh với số đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm trước, xác định số chênh lệch phải lập thêm hoặc giảm đi ( nếu có): + Trường hợp số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập cuối niên độ kế toán năm trước, số chênh lệch lớn hơn phải được lập thêm, kế toán ghi : Nợ TK 632 “ GVHB” ( chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Có TK 159 “dự phòng giảm giá hàng tồn kho” + Trường hợp số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập cuối niên độ kế toán năm trước, số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập, kế toán ghi : Nợ TK 159 “dự phòng giảm giá hàng tồn kho” Có TK 632 “ GVHB” ( chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho). Kết luận Những năm qua cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp đã thực sự phải vận động để tồn tại và đi lên bằng chính thực lực của mình. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sản xuất kinh doanh phải có lãi, tự mình tìm các nguồn vốn để sản xuất kinh doanh đồng thời phải tự bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh ngay cả khi hoạt động thuận lợi, phát đạt cũng như khi có nguy cơ thua lỗ, phá sản. Muốn đạt được điều đó đòi hỏi công tác kế toán trong doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm, xác định kết quả tiêu thụ nói riêng ngày càng được củng cố và hoàn thiện để thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế tài chính, góp phần vào công việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải biết vận dụng một cách sáng tạo và hợp lý vào thực tiễn để công tác kế toán phát huy hết vai trò trong quá trình quản lý kinh tế của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán Công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội, em đã đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, em nhận thấy những mặt mạnh công ty cần phát huy đồng thời còn một số vấn đề còn tồn tại. Để khắc phục phần nào những điểm chưa hoàn thiện đó, em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp với mục đích hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội. Do thời gian thực tập ngắn và hiểu biết về thực tế còn hạn chế nên các vấn đề đưa ra trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy cô và những người quan tâm để luận văn của em được hoàn thiện thêm. Trong thời gian thực tập em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo,Thạc sĩ Phan Thị Mai Hương và sự giúp đỡ của cô, chú trong phòng kế toán tài chính của công ty. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 3 năm 2007 Sinh viên NGUYỄN TUẤN ANH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- GIÁO TRÌNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 1 : - TRƯỜNG ĐH KINH DANH VÀ CÔNG NGHỆ HN. 2 - KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP - CHỦ BIÊN : TS. ĐẶNG THỊ LOAN. 3 - LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH KẾ TOÁN TÀI CHÍNH. -CHỦ BIÊN : TS NGUYỄN VĂN CÔNG. 4 – NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN ( LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP) - NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ NĂM 2007 5 – MỘT SỐ TÀI LIỆU KHÁC. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU Chương I :Lý luận chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất . 1 I. ý nghĩa, nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ 1 1.1. Khái niệm thành phẩm 1 1.2. Khái niệm tiêu thụ thành phẩm 1 1.3. ý nghĩa của vấn đề tiêu thụ thành phẩm 3 1.4. Nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ thành phẩm 4 1.5. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm 5 2 Kế toán doanh thu bán hàng 6 3 Kế toán giá vốn hàng bán 9 4 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 10 5 Kế toán xác định kêt quả tiêu thụ 13 Chương II: Thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết qủa bán hàng tại công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội 15 I Đặc điểm chung về công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội. 15 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 15 1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất của công ty. 17 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 18 2.2 Tổ chức công tác kế toán, hình thức kế toán 20 II Thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội. 21 2.1 Kế toán giá vốn hàng bán 21 2.2 Kế toán quá trình bán hàng 22 2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 23 2.4 Kế toán chi phí bán hàng. 23 2.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN). 25 2.6 Kế toán xác định kết quả bán hàng. 26 Chương III: Một số ý kiến đánh giá, nhận xét kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần chế biến kinh doanh lương thực – thực phẩm Hà Nội 28 3.1 Nhận xét và đánh giá. 28 3.2 Một số kiến nghị. 30 Kết luận Phụ lục Phụ lục 1 Sơ đồ bộ máy quản lý hành chính Giám đốc Phó giám đốc Phòng Bán Hàng Phòng Tổ Chức Phòng Kế hoạch Vật tư Phòng Tài vụ Phòng Hành chính- Bảo vệ Phòng Kỹ Thuật Quản đốc phân xưởng Phụ lục 2 sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán Thanh Toán Kế toán Nguyên vật liệu Kế toán Tài sản Cố định Kế toán Thành phẩm và tiêu trhụ Thủ quỹ Phụ lục 14 Hoá đơn GTGT Liên 1: Lưu tại quyển hóa đơn gốc Ngày 11/03/2006 Mẫu số 01GTKT-3LL BT/2005B 0048082 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần chế biến kinh doanh LT-TP Hà Nội Địa chỉ: 67A Trương Định - HBT-HN. Điện thoại: Mã số: Họ tên người mua: Ông Hưng Đơn vị: Địa chỉ: Số TK: Hình thức thanh toán: Tiền mặt STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 1 Mì gà cao cấp Thùng 3000 20.000 60.000.000 2 Mì Kg Kg 5000 7.500 37.500.000 3 Mì OPP Thùng 500 61.000 30.500.000 Cộng tiền hàng : 128.000.000 Thuế suất GTGT : 10%: Tiền thuế 12.800.000 Tổng số tiền thanh toán: 140.800.000 Số tiền viết bằng chữ: Người mua hàng (Ký, ghi họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi họ tên) Phụ lục 12 Hoá đơn GTGT Liên 1: Lưu tại quyển hóa đơn gốc Ngày 9/03/2006 Mẫu số 01GTKT-3LL BT/2005B 0048082 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần chế biến kinh doanh LT-TP Hà Nội Địa chỉ: 67A Trương Định - HBT-HN. Điện thoại: Mã số: Họ tên người mua: Chị Mai Đơn vị: Địa chỉ: Thường Tín – Hà Tây Số TK: Hình thức thanh toán: Chưa thanh toán STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 1 Mì gà cao cấp Thùng 2.200 20.000 44.000.000 2 Mì OPP Thùng 5.000 61.000 305.000.000 3 Mì Kg Kg 2.000 7.500 15.000.000 Cộng tiền hàng 364.000.000 Thuế suất GTGT : 10%: Tiền thuế 36.400.000 Tổng số tiền thanh toán: 400.400.000 Số tiền viết bằng chữ: Người mua hàng (Ký, ghi họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi họ tên) Phụ lục 15 TRÌNH TỰ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC “ NHẬT KÝ CHỨNG TỪ” Chứng từ gốc và các bản phân bố NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng kê Bảng tổng kết chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính Ghi chú: : ghi hàng ngày : ghi cuối tháng : đối chiếu kiểm tra Phụ lục 16 Trình tự kế toán theo hình thức “ Nhật ký chung” Bảng cân đối TK Sổ cái các TK Chứng từ gốc Nhật ký bán hàng Nhật ký chung Sổ chi tiết các TK Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Phụ lục 10 KẾ TOÁN KẾT QUẢ TIÊU THỤ TK632 TK 911 TK 511,512 Kết chuyển giá vốn hàng Kết chuyển doanh thu thuần tiêu thụ trong kỳ về tiêu thụ TK 641,642 Kết chuyển CPBH, CPQLDN TK 1422 TK 421 Chờ kết Kết chuyển Kết chuyển lỗ về tiêu thụ chuyển vào kỳ sau Kết chuyển lãi về tiêu thụ Phụ lục 13 PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số 01-VT Ngày 11/03/2006 QĐ số1141 TC /CĐKT Ngày 1/11/1995 của bộ TC Số: 79 Nợ: Có: Họ tên người nhận hàng: Ông Hưng Lí do xuất: Để bán Xuất tại kho: Trương Định STT Tên, nhãn hiệu, , sản phẩm hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực xuất 1 Mì gà cao cấp Thùng 3.000 3.000 15.000 45.000.000 2 Mì Kg Kg 5.000 5.000 6.300 31.500.000 3 Mì OPP Thùng 500 500 52.000 26.000.000 Cộng 102.500.000 Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Người nhận Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phụ lục 11 PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số 01-VT Ngày 9/03/2006 QĐ số1141 TC /CĐKT Ngày 1/11/1995 của bộ TC Số: 79 Nợ: Có: Họ tên người nhận hàng: Chị Mai Lí do xuất: Xuất tại kho: Trương Định STT Tên, nhãn hiệu, , sản phẩm hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực xuất 1 Mì gà cao cấp Thùng 2.200 2.200 15.000 33.000.000 2 Mì OPP Thùng 5.000 5.000 52.000 260.000.000 3 Mì Kg Kg 2000 2000 6.300 12.600.000 Cộng 305.600.000 Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Người nhận Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phụ lục 3 KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM THEO PHƯƠNG THỨC TIÊU THỤ TRỰC TIẾP Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu bán chịu TK 154, 155 TK 632 TK 911 TK 511, 512 TK 131 TK 111, 112 TK 531, 532 TK 111, 112, 131 TK 3331 Trị giá vốn thực tế của hàng xuất bán K/cgiávốn hàng bán cuối kỳ K/c doanh thu thuần cuối kỳ Khách hàng thanh toán K/c các khoản giảm trừ Doanh thu trực tiếp bằng tiền Số thuế GTGT được giảm trừ của hàng bán bị trả lại Thuế GTGT phải nộp Phụ lục 17 MỞ SỔ CHI TIẾT KHÁCH HÀNG. Sổ chi tiết TK 511 Đối tượng: Mì gà cao cấp Tháng 03/2006 Chứng từ Diễn giải Số lượng Doanh thu Trả chậm Tổng cộng Thanh toán ngay SH NT 111 112 ….. 9/03 Xuất cho chi Mai 2.200 48.400.000 11/03 Xuất cho ông Hưng 3.000 66.000.000 …. Phụ lục 18 MỞ SỔ CHI TIẾT KHÁCH HÀNG. Sổ chi tiết TK 511 Đối tượng: Mì Kg Tháng 03/2006 Chứng từ Diễn giải Số lượng Doanh thu Trả chậm Tổng cộng Thanh toán ngay SH NT 111 112 ….. 9/03 Xuất cho chị Mai 2.000 16.500.000 11/03 Xuất cho ông Hưng 5.000 41.250.000 …. Phụ lục 19 MỞ SỔ CHI TIẾT KHÁCH HÀNG. Sổ chi tiết TK 511 Đối tượng: Mì OPP Tháng 03/2006 Chứng từ Diễn giải Số lượng Doanh thu Trả chậm Tổng cộng Thanh toán ngay SH NT 111 112 …… 9/03 Xuất cho chị Mai 5.000 335.500.000 11/03 Xuất cho ông Hưng 500 33.500.000 ….. Phụ lục 25 SỔ TỔNG HỢP DOANH THU Tháng 03/2006 STT Chứng từ Đối tượng Tài khoản Doanh thu Tổng cộng Nợ Có Thanh toán ngay Trả chậm SH NT 111 112 1 Mì gà cao cấp 111 511 66.000.000 131 48.400.000 Mì Kg 111 41.250.000 131 16.500.000 Mì OPP 111 33.500.000 131 335.500.000 … Phụ lục 26 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ BÁN HÀNG Tháng 03/2006 STT trích yếu Doanh thu thuần Giá vốn Chi phí quản lý DN Chi phí bán hàng Kêt quả 1 Mì gà 230.734.700 157.320.000 22.261.000 35.596.000 15.557.000 2 Mì Kg 818.766.000 703.878.000 43.923.000 62.275.000 9.320.000 3 Mì OPP 1.047.230.000 908.380.000 64.744.000 61.449.000 12.657.000 Tổng cộng 2.096.730.700 1.769.578.000 130.298.000 159.320.700 37.534.000 Phụ lục 27 SỔ CÁI TK 632 – GIÁ VỐN HÀNG BÁN Tháng 03/2006 Só dư đầu năm Nợ Có Ghi Nợ TK này, Ghi có các TK đối ứng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ……. TK 155 937.128.000 TK 157 832.450.000 Phát sinh Nợ …….. …….. 1.769.578.000 Phát sinh Có ……… …….. 1.769.578.000 Số dư cuối tháng Nợ Có Phụ lục 28 SỔ CÁI TK 511 – DOANH THU Tháng 03/2006 Só dư đầu năm Nợ Có Ghi Nợ TK này, Ghi có các TK đối ứng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ……. TK 521 …….. ………. 13.547.000 TK 911 ……… ……….. 2.069.730.700 Phát sinh Nợ ……….. ……… 2.110.277.700 Phát sinh Có ……… ……….. 2.110.277.700 Số dư cuối tháng Nợ Có Phụ lục 29 SỔ CÁI TK 641 – CHI PHÍ BÁN HÀNG Tháng 03/2006 Só dư đầu năm Nợ Có Ghi Nợ TK này, Ghi có các TK đối ứng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ……. TK 152 34.600.000 TK153 5.100.000 TK 214 15.000.000 TK 334,338 28.550.000 TK 111 66.500.000 TK 112 9.570.000 Phát sinh Nợ 159.320.700 Phát sinh Có 159.320.700 Số dư cuối tháng Nợ Có Phụ lục 30 SỔ CÁI TK 642 – CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Tháng 03/2006 Só dư đầu năm Nợ Có Ghi Nợ TK này, Ghi có các TK đối ứng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ……. TK 152 2.758.000 TK 153 5.890.000 TK 214 30.000.000 TK 334,338 34.650.000 TK 111 33.650.000 TK 112 23.350.000 Phát sinh Nợ 130.298.000 Phát sinh Có 130.298.000 Số dư cuối tháng Nợ Có Phụ lục 31 SỔ CÁI TK 911 – XÁC ĐỊNH KÊT QUẢ KINH DOANH Tháng 03/2006 Só dư đầu năm Nợ Có Ghi Nợ TK này, Ghi có các TK đối ứng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ……. TK 632 1.769.578.000 TK 641 159.320.700 TK 642 130.298.000 TK 421 37.534.000 Phát sinh Nợ 2.096.730.700 Phát sinh Có 2.096.730.700 Số dư cuối tháng Nợ Có Phụ lục 6 KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM THEO PHƯƠNG THỨC TRẢ GÓP TK 511 TK 111, 112 Doanh thu bán hàng Số tiền người mua trả lần đầu TK 33311 VAT đầu ra TK 3387 Lãi trả chậm trả góp TK 3387 Số tiền người mua nợ lại TK 111, 112 thanh toán tiền Người mua TK 515 K/c sang DT hoạt động tài chính TK 154 , 155 TK 632 TK 911 TK 511 Giá vốn thực tế Kết chuyển Kết chuyển hàng đã tiêu thụ giá vốn hàng bán doanh thu thuần TK 157 GV hàng GV hàng gửi Doanh thu gửi bán bán đã T.thụ bán hàng TK 111,131 TK 532 Doanh thu giảm Kết chuyển doanh thu giá hàng bán giảm giá hàng bán TK 531 Doanh thu hàng Kết chuyển doanh thu bị trả lại hàng bị trả lại TK 33311 Thuế GTGT Thuế GTGT đầu ra hàng bị trả lại Phụ lục 4 TK111,131 Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng. Phụ lục 5 TK 154, 155 TK 157 TK 632 TK 911 TK 511 Giá vốn hàng Giá vốn hàng Kết chuyển giá Kết chuyển hàng giao đại lý tiêu thụ vốn hàng tiêu thụ doanh thu thuần Số tiền thực nhận TK 33311 TK 641 Thuế GTGT phải nộp Hoa hồng đại lý TK111,131 Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương thức bán hàng đại lý, ký gửi tại đơn vị giao đại lý Phụ lục 7 TK 154, 155 TK 632 TK911 Giá vốn hàng xuất bán Giá vốn của hàng bị trả lại TK 157 Kết chuyển giá vốn Xuất hàng đi gửi bán Hàng gửi bán được hàng tiêu thụ tiêu thụ Kế toán giá vốn hàng tiêu thụ theo phương pháp KKTX TK155, 157 TK 632 TK 911 Đầu kỳ kết chuyển giá vốn Kết chuyển giá vốn hàng của hàng chưa tiêu thụ tiêu thụ trong kỳ TK 631 Kết chuyển trị giá thành phẩm sản xuất trong kỳ Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng chưa tiêu thụ Kế toán giá vốn hàng tiêu thụ theo phương pháp KKĐK Phụ lục 8 TK 334,338 TK 641 TK 111,112,138 Chi phí nhân viên Giá trị ghi giảm CPBH TK 152, 153 Chi phí vật liệu, dụng cụ TK 911 TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 1422 TK 335, 1421 Chờ kết chuyển Kết chuyển Chi phí theo dự toán vào kỳ sau TK 111, 112, 131 kết chuyển chi phí bán hàng Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền Kế toán chi phí bán hàng Kết chuyển chi phí bán hàng Phụ lục 9 Kế toán chi phí quản lý Doanh nghiệp TK 334,338 TK 642 TK 111,112,138 Chi phí nhân viên Giá trị ghi giảm CPQLDN TK 152, 153 Chi phí vật liệu, dụng cụ TK 911 TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 1422 TK 335, 1421 Chờ kết chuyển Kết chuyển Chi phí theo dự toán vào kỳ sau Trừ vào kết quả TK 111, 112, 131 Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền K/c chi phí quản lý DN Phụ lục 23 Tập hợp chi phí bán hàng STT Ghi có TK Ghi nợ TK TK 152 TK 153 TK 214 TK 334, 338 Nhật ký Chứng từ Số 1 Nhật ký Chứng từ Số 2 Tổng cộng 1 Chi phí nhân viên 28.550.700 2 Chi phí vật tư 34.600.000 3 Chi phí công cụ 5.100.000 4 Chi phí khấu hao TSCĐ 15.000.000 5 Chi phí dịch vụ mua ngoài 66.150.000 6 Chi phí khác bằng tiền 9.570.000 Cộng 34.600.000 5.100.000 15.000.000 28.550.700 66.150.000 9.570.000 159.320.700 Phụ lục 24 Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp STT Ghi có TK Ghi nợ TK TK 152 TK 153 TK 214 TK 334, 338 Nhật ký số 1 Nhật ký số 2 Cộng chi phí thực tế 1 Chi phí nhân viên quản lý 34.650.000 2 Chi phí nguyên vật liệu 2.758.000 3 Chi phí đồ dùng văn phòng 5.890.000 4 Chi phí khấu hao TSCĐ 30.000.000 5 Thuế, lệ phí 6 Chi phí dự phòng 7 Chi phí dịch vụ mua ngoài 33.650.000 8 Chi phí khác bằng tiền 23.350.000 Cộng 2.758.000 5.890.000 30.000.000 34.650.000 33.650.000 23.350.000 130.298.000 Phụ lục 20 BẢNG KÊ SỐ 11 - PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG - TK 131 Tháng 03/2006 STT Tên khách hàng Dư đầu kỳ Phát sinh doanh thu Phần thanh toán Dư cuối kỳ TK 511 TK 333.1 Cộng Nợ TK131 TK 111 TK 112 TK521 Cộng Có TK131 1 Chị Mai 364.000.000 36.400.000 400.400.000 400.400.000 2 Ông Hưng 128.000.000 12.800.000 140.800.000 139.392.000 1.408.000 3 Cộng Phụ lục 22 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 8 Tháng 03/2006 Tk Có TK Nợ 155 157 131 511 521 632 641 642 911 421 Cộng 111 112 131 155 157 973.500.000 511 13.547.000 2.096.730.700 632 937.128.000 832.450.000 1.769.578.000 911 1.769.578.000 159.320.700 130.298.000 37.534.000 Cộng 1.910.628.000 832.450.000 13.547.000 1.769.578.000 159.320.700 130.298.000 37.534.000 Phụ lục 21 BẢNG KÊ SỐ 8 TÌNH HÌNH NHẬP - XUẤT - TỒN KHO THÀNH PHẨM TK 155 Tháng 03/2006 STT Diễn giải Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Mì gà cao cấp 3.684 14.680 54.081.120 18.420 15.064 277.478.880 14.568 15.000 218.520.000 7.536 15.000 113.040.000 2 Mì Kg 8.967 6.150 55.147.050 179.340 6307.5 1.131.187.050 156.675 6.300 987.052.500 31.632 6.300 199.281.600 3 Mì OPP 2.079 52.800 109.771.200 22.176 51.925 1.151.488.800 19.364 52.000 1.006.928.000 4.891 52.000 254.332.000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0744.doc
Tài liệu liên quan