Đề tài Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại công ty cổ phần Sông Đà 12

Công tác thị trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và phải được quan tâm giải quyết thường xuyên của các cấp lónh đạo của Công ty đến các đơn vị trực thuộc. Phải nắm bắt được thị trường, căn cứ vào thị trường để quyết định đầu tư và chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ sản phẩm khi các dự án sản xuất đi vào hoạt động. - Xây dựng một chiến lược tiếp thị thích hợp để chiếm lĩnh thị phần của các ngành nghề mà Công ty tham gia SXKD, đồng thời giữ vững truyền thống đặc biệt là các khách hàng truyền thống là các đơn vị thành viên của TCT Sông Đà, Các TCT lớn như TCT Xi Măng, TCT Điện Lực Trước mắt tập trung tiếp thị tại các dự án lớn của ngành XM như XM Hạ Long, XM Thăng Long, XM Bút Sơn 2 để nhận thầu hoặc đấu thầu các hạng mục xây lắp, vận chuyển thiết bị. - Đăng ký nhón hiệu hàng hoỏ, đăng ký chứng chỉ chất lượng đối với các sản phẩm sản xuất công nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. - Nõng cao trỡnh độ kỹ năng, kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện máy móc cho cán bộ tiếp thị đấu thầu và bộ phận làm hồ sơ thầu, đảm bảo chất lượng hồ sơ thầu ngày càng được nâng cao, cũng như có đủ khả năng làm hồ sơ đấu thầu quốc tế.

doc76 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại công ty cổ phần Sông Đà 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hồi vốn. Đáp ứng vốn phục vụ SXKD đầy đủ tương đối kịp thời. Giải ngân vốn kịp thời cho các dự án do Công ty thực hiện, hoàn trả nợ vay ngân hàng đầy đủ, đúng hạn Tuy nhiên, Công ty chưa chủ động bám sát các chỉ tiêu kế hoạch tài chính để có biện pháp khắc phục những tồn tại vướng mắc, chỉ đạo sát sao hoạt động SXKD phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm đảm bảo lợi nhuận đúng cam kết theo kế hoạch được giao. Và Công ty cũng chưa quan tâm đúng mức đến công tác đầu tư lâu dài, chưa xác định được định hướng phát triển của đơn vị trong những năm tới, tính toán khả năng ưu thế của thị trường, các nguồn lực cân đối và xét đến khả năng phát triển đến khả năng phát triển trong tương lai để có định hướng đầu tư có hiệu quả. * Công tác quản lý cơ khí cơ giới Trong công tác quản lý cơ khí cơ giới, hàng năm Công ty lập kế hoạch và thực hiện công tác kiểm định phương tiện xe máy theo đúng quy định. Bổ sung kịp thời các định mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu cho các xe máy thiết bị mới và các quy trình quy phạm vận hành tương ứng Đồng thời qua công tác kiểm tra kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, cân đối, điều chuyển xe máy hoạt động hợp lý giữa các đơn vị trong toàn Công ty để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ SXKD và hoạt động của xe máy có hiệu quả Bảng 5- Bảng cân đối xe máy thiết bị thi công của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 TT Tên xe máy thiết bị Thông số kỹ thuật Số lượng hiện có Tình trạng xe máy Đang hoạt động ( chiếc) Không hoạt động (chiếc) 1 Ô tô ZIN 7 tấn 1 1 0 2 Ô tô KIA BỆ 1,5 tấn 1 1 0 3 Ô tô MAZ ben 20 tấn 10 10 0 4 Ô tô KAMAZ ben 13 tấn 5 5 0 5 Đầu kéo kpaz 240CV 2 2 0 6 đầu kéo 210 CV 2 2 0 7 Đầu kéo MAZ 180 CV 2 2 0 8 Tec xi măng 12-25-30 tấn 19 19 0 9 Đuôi tắc foóc 25-60 tấn 8 8 0 10 Moóc kéo 4 4 0 11 Sà lan 200-250 tấn 30 30 0 12 Tàu đẩy + kéo sông 12 12 0 13 Cần trục 5-25 tấn 14 14 0 14 Máy xúc lật 1,6 m3/ h 2 2 0 15 Máy xúc đào 0,8 m3/h 1 1 0 16 Máy ủi 160 CV 2 2 0 17 Bơm bê tông 80 m3/h 1 1 0 18 Máy trộn bê tông 350 L- 750 4 4 0 19 Máy bơm điệncác loại 22 22 0 20 Tàu hút cát 50m3/h 1 1 0 21 Máy sàng cát 80m3/h 1 1 0 22 Máy hàn xoay chiều, 1 chiều 23 KW 13 13 0 23 Máy cắt tôn 14 2 2 0 24 Máy uốn tôn 7,5 3 3 0 25 Máy cắt uốn thép 3 3 0 26 Máy đầm dùi 3 3 0 27 Máy phát điện 500/0.4 5 5 0 28 Cây xăng 4 4 0 29 Nồi hơi sấy cột 1 1 0 30 Dàn quay cột ly tâm 50kg/h 1 1 0 31 Trạm trộn bê tông 60m3/h 1 1 0 32 Xe chuyển trộn bê tông 11m3 2 2 0 (Nguồn tài liệu: Phòng cơ khí cơ giới Công ty cổ phần Sông Đà 12 ) Qua bảng số liệu trên ta thấy với chủng loại và số lượng máy móc thiết bị hiện có của Công ty cũng đã tạo ra cho mình một thế mạnh trên thị trường nói chung và trong nội bộ TCT nói riêng từ đó tạo niềm tin chocác chủ đầu tư khi Công ty tham gia vào các công trình xây dựng. Tuy nhiên trong công tác quản lý cơ khí cơ giới của Công ty thì vẫn còn những tồn tại như: Hiệu quả của công tác tái đầu tư đối với phương tiện vận tải thuỷ chưa cao, tái đầu tư không đồng bộ nên thời gian hoạt động của phương tiện ngắn; Bộ máy quản lý cơ khí cơ giới tại các đơn vị còn yếu, chưa năng động trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng xe máy, thiết bị. 2.2.5.3. Phân tích công tác lập kế hoạch trên cơ sở đánh giá hiệu quả SXKD trong thời gian qua. Bảng 6- Tình hình thực hiện kế hoạch SXKD của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 KH TH % TH SO KH NĂM KH TH % TH SO KH NĂM KH TH %TH SO KH NĂM 1.Tổng giá trị SXKD Trđ 793500 804463 101% 491290 479810 98% 437533 303660 69% - Giá trị xây lắp Trđ 109000 116593 107% 160200 181900 114% 187291 106201 57% Chiếm tỷ trọng trong tổng giá trị SXKD % 13,7 14 33 38 42,8 35 - Giá trị SXCN Trđ 168000 168764 100% 137300 95630 70% 17653 17126 97% Chiếm tỷ trọng trong tổng giá trị SXKD % 21 21 28 20 4 6 - Giá trị kinh doanh vật tư vận tải Trđ 509400 512817 101% 190100 199200 105% 230856 178330 77% Chiếm tỷ trọng trong tổng giá trị SXKD % 64 64 38 41 52,7 58 - Giá trị sản xuất khác Trđ 7100 6398 90% 3690 3080 83% 1734 2000 115% Chiếm tỷ trọng trong tổng giá trị SXKD % 1,3 1 1 1 0,5 1 2. Giá trị các dự án đầu tư Trđ 36620 33840 92% 82440 31360 38% 45000 5789 13% 3. Doanh số bán hàng Trđ 857300 996300 116% 480120 464573 97% 440420 314000 71% 4. Doanh thu Trđ 718300 906300 126% 266520 253300 95% 403200 314210 78% 5. Các khoản nộp Nhà nước Trđ 12700 40340 318% 8580 5610 65% 8860 6490 73% 6. Lợi nhuận Trđ 8540 4680 55% 7340 5560 76% 8350 5130 61% 7. Thu nhập bình quân 1000đ 1910 1820 95% 2100 1715 82% 1896 1608 85% Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt được những thành công đáng kể đặc biệt là năm 2004 (hầu hết các chỉ tiêu đều đạt mức kế hoạch đề ra). Tuy nhiên, đến năm 2005 và 2006 thì hầu hết các chỉ tiêu lại không hoàn thành mức kế hoạch đề ra. Sở dĩ như vậy là vì: - Thứ nhất: Cùng với tiến trình đổi mới của đất nước, công ty Cổ phần Sông Đà 12 là một trong những công ty thực hiện thành công việc chuyển đổi chủ sở hữu từ các đơn vị trực thuộc đến chuyển đổi toàn Công ty sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần. Ngày 30/12/2004 Công ty Sông Đà 12 được Bộ xây dựng quyết định chuyển đổi thành Công ty cổ phần theo quyết định số 2098/QĐ-BXD. Cũng do việc thực hiện chuyển đổi sở hữu, nên tổng giá trị SXKD cũng như cơ cấu ngành nghề của Công ty trong 3 năm qua đã có nhiều thay đổi. Tổng giá trị SXKD năm 2005 và 2006 giảm đáng kể so với năm 2004 và SXCN không còn đóng vai trò chi phối, là ngành nghề kinh doanh mũi nhọn của Công ty. Vì vậy lợi nhuận SXKD của Công ty hàng năm tăng giảm không đều nhưng bình quân lợi nhuận cũng đạt trên 5 tỷ đồng/năm. - Thứ hai: trong những năm qua Công ty đã triển khai đồng bộ nhiều dự án nâng cao năng lực SXKD nhằm thay thế dần những máy móc, phương tiện thiết bị cũ lạc hậu bằng những máy móc, thiết bị mới đảm bảo năng lực tham gia thi công công trình. Tuy vậy, các mặt quản lý của Công ty vẫn bộc lộ những yếu kém,thiếu sót như: chất lượng sản phẩm chưa thực sự ổn định và nâng cao, lực lượng cán bộ công nhân viên tham gia thi công xây lắp còn yếu và thiếu. - Thứ ba: Công ty chưa thực sự phát huy được những năng lực hiện có, nhất là những lĩnh vực truyền thống như xây lắp đồng thời về , mặt chủ quan Công ty quản lý, điều hành chưa thực sự tốt, vẫn còn tình trạng nợ quá hạn tại các ngân hàng. Hơn nữa, công tác thu hồi vốn, thu hồi công nợ còn chậm, chưa dứt điểm do công tác chuẩn bị hồ sơ chưa kịp thời dẫn đến khối lượng dở dang và công nợ, chi phí lãi vay vốn. Sự quan tâm và chỉ đạo các đơn vị còn thiếu và yếu,chưa coi trọng công tác thu hồi vốn của đơn vị, không có các biện pháp sử lý thu nợ kịp thời dẫn đến để các đơn vị, khách hành chiếm dụng vốn lớn, dây dưa kéo dài như Công ty cổ phần 906, Công ty cổ phần đầu tư PTHT và XD Sông Đà… 2.2.6 Đánh giá công tác lập kế hoạch của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 trong thời gian qua 2.2.6.1. Những mặt đạt được Trong những năm qua Công ty Cổ phần Sông Đà 12 đã nhận0 thấy vai trò quan trọng của việc phải quản lý các hoạt động SXKD dựa trên cơ sở các kế hoạch đã đề ra, vì vậy Công ty luôn quan tâm đến việc lập kế hoạch SXKD ( lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp) dựa trên việc thiết lập các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Do đó Công ty đã đạt được những thành công nhất đinh. Cụ thể: - Công tác lập kế hoạch đã phát huy tối đa quyền chủ động, sáng tạo của cán bộ lập kế hoạch Công tác lập kế hoạch của Công ty Cổ phần Sông Đà 12 được thực hiện dựa trên cơ sở định hướng 10 năm, kế hoạch 5 năm của TCT Sông Đà gửi xuống. Tuy nhiên không vì thế mà kế hoạch của Công ty được lập ra ở Công ty mang tính thụ động, trên thực tế các kế hoạch của Công ty ở một số chỉ tiêu có sự chệnh lệch so với định hướng 10 năm, kế hoạch 5 năm của TCT nhưng kế hoạch đó vẫn được TCT thông qua khi Công ty có sự thuyết minh hợp lý. Do đó, Công ty đã phát huy được tối đa quyền sử chủ động sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch. - Công tác lập kế hoạch trong những năm qua đã mang lại hiệu quả cao trong các hoạt động của Công ty. Cụ thể: + Về công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp: Công ty đã thực hiện cổ phần hoá 5 bộ phận doanh nghiệp bao gôm: Nhà máy xi măng Sông Đà, Xí nghiệp sản xuất bao bì Sông Đà, Xí nghiệp Sông Đà 12.6, nhà máy thép Việt-Ý, Xí nghiệp Sông Đà 12.1. Tổng số vốn đầu tư của Công ty vào các Công ty cổ phần trên thời điểm hiện nay là 20177 tỷ đồng. Các Công ty cổ phần khi đi vào hoạt động đều đạt kết quả tốt đi đúng định hướng của Công ty đã đề ra, SXKD có lãi. Thành lập mới 3 Xí nghiệp là : Xí nghiệp Sông Đà 12.8, Xí nghiệp Sông Đà 12.10, và Xí nghiệp Sông Đà 12.9 Thành lập mới các ban quản lý dự án bao gồm: Ban quản lý dự án sản xuất chất phụ gia bê tông, Ban quản lý các dự án khu vực Hoà Bình Tổ chức sắp xếp, định biên lại các phòng, ban chuyên môn của Công ty cũng như của các xí nghiệp đảm bảo đáp ứng yêu cầu SXKD trong tình hình mới. + Về công tác đầu tư Trong 5 năm qua, Công ty đã triển khai làm thủ tục đầu tư 16 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 395,8 tỷ đồng. Trong đó đã hoàn thành đầu tư dây chuyền cán thép xây dựng chất lượng cao; đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất vỏ bao xi măng; đầu tư dây chuyền khai thác cát tại Tuyên Quang phục vụ thi công công trình thuỷ điện Na hang và đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị, phương tiện vận tải nâng cao năng lực của Công ty. Các dự án đã hoàn thành đầu tư đều hoạt động SXKD có hiệu quả mặc dù còn gặp rât nhiều khó khăn. Đồng thời các dự án đầu tư cũng đã làm tăng giá trị SXKD của Công ty, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề sản phẩm của Công ty theo đúng định hướng đã đề ra. + Công tác sản xuất Sản xuất kinh doanh xây lắp: Trong 5 năm từ 2001-2005 đạt 601,8 tỷ đồng tương đương với 38,02 triệu USD, tỷ trọng giá trị kinh doanh xây lắp trong 5 năm chiếm 18,8 % vượt kế hoạch đã đề ra, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20% đưa giá trị kinh doanh xây lắp lên đến 181,9 tỷ đồng trong năm 2005 gấp 2,3 lần giá trị kinh doanh xây lắp trong năm 2001. Trong đó thi công công trình bên ngoài TCT là 442,8 tỷ đồng chiếm tới 73,5% tổng giá trị kinh doanh xây lắp Sản xuất công nghiệp: Trong 5 năm 2001-2005 đạt 1195tỷ đồng tương đương vói 75,5 triệu USD, tỷ trọng giá trị SXCN trong 5 năm chiếm 37,4% trên tổng giá trị SXKD Kinh doanh vật tư, vận tải: Trong 5 năm 2001-2005 đạt 2993 tỷ đồng tương đương với 86,14 triệu USD, tỷ trọng kinh doanh vật tư, vận tải chiếm 42,7% trong tổng giá trị SXKD tăng gấp 1,9 lần kế hoạch đề ra. + Chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động Người lao động là một trong những nguồn lực chính quyết định cho việc hoàn thành nhiệm vụ SXKD của đơn vị. Do vậy việc chăm lo đời sống vật chất tinh thần và thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người lao động trong nhiệm kỳ luôn được Đảng bộ Công ty và các Đảng bộ, chi bộ xí nghiệp thường xuyên quan tâm và chỉ đạo sâu xát. Trong những năm qua Công ty và các đơn vị trực thuộc đã tổ chức tốt các phong trào văn nghệ, thể thao và luôn tích cực tham gia các phong trào khác do TCT tô chức và đã giành được nhiều giải thưởng thứ hạng cao. Để đạt được những thành quả trên trong khi còn nhiều khó khăn là sự cố gắng của tập thể CBCNV trong toàn Công ty và sự quan tâm giúp đỡ kịp thời và hiệu quả của TCT Sông Đà. 2.2.6.2.Những mặt tồn tại Bên cạnh những kết quả đã đạt được mà công ty Cổ phần Sông Đà 12 đã đạt được thì còn rất nhiều vấn đề mà Công ty cần phải xem xét lại và có những biện pháp cụ thể để khắc phục các mặt tồn tại này. Cụ thể như sau: - Trong công tác sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp của một số đơn vị trong Công ty còn cồng kềnh, tỷ lệ CBCNV hưởng lương gián tiếp còn cao, hơn thế nữa trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành của các CBCNV còn yếu, thiếu cán bộ lãnh đạo và chuyên môn nghiệp cụ, một số đơn vị chưa đảm bảo được năng lực thực sự để đáp ứng yêu cầu công việc, đặc biệt trong công tác làm hồ sơ nghiệm thu. - Trong công tác đấu thầu và tiếp thụ của Công ty cong chưa tốt, chưa phát huy được đúng khả năng của mình. Đội ngũ cán bộ đấu thầu vẫn còn thể hiện sự non kém của mình nhất là trong các công trình đấu thầu lơn mang tầm cỡ quốc gia, ngoài ra thì khả năng tiếp thị của đội ngũ marketing chưa tốt, chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ kinh doanh năng động . - Trong công tác quản lý tài chính. Thứ nhất, trong công tác hạch toán SXKD Công ty chưa tổ chức đánh giá tổng kết thường xuyên kế hoạch SXKD toàn Công ty, nhằm xây dựng kịp thời, khắc phục những mặt tồn tại, yếu kém trong quản lý, những bất cập hợp lý trong việc triển khai nhiệm vụ SXKD hàng tháng, quý,tháo gỡ và tạo mọi điều kiện về vốn, phương tiện, máy móc thiết bị đáp ứng nhu cầu phục vụ SXKD tại các công trường lớn của TCT như: Sơn La,Tuyên Quang. Hơn thế nữa chất lượng của định mức và kế hoạch giá thành chưa mang tính định hướng làm cơ sở phục vụ thực sự cho công tác quản lý và điều hành của lãnh đạo đơn vị và các bộ phận nghiệp vụ trong việc quản lý và giám sát hoạt động SXKD. Thứ hai là trong công tác hạch toán kế tóan, việc cập nhật chứng từ kế toán ở một số đơn vị trong Công ty còn chậm và không kịp thời,thường tập trung vào cuối tháng trong khi đó việc chấp hành các quy định về tiến độ báo cáo định kỳ của các đơn vị chưa nghiêm túc dẫn đến công tác nộp báo cáo còn chậm, không đầy đủ, thiếu chính xác. Thứ ba là trong công tác tài chính, tín dụng, Công ty chưa chủ động bám sát các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, chưa quan tâm đúng mức đến công tác đầu tư lâu dài, chưa xác định được định hướng phát triển của đơn vị trong những năm tới. -Trong công tác quản lý kỹ thuật- chất lượng và an toàn lao động. Thủ trưởng của các đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác lập hồ sơ trước khi thi công, công tác quản lý hồ so công trình trước và sau khi thi công, nhiều hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ hoàn công, nghiệm thu thanh toán các công trình còn chưa đạt yêu cầu về chất lượng, chậm về tiến độ nên làm ảnh hưởng rất nhiều đến công tác thu vốn, các công trình tiếp thị đấu thầu do trong quá trình đấu thầu chưa điều tra kỹ về nguồn vốn nên một số công trình khi đấu thầu xong đi vào thi công thì nguồn vốn cấp cho công trình nhỏ giọt, không đáp ứng được tiến độ thi công gây ảnh hưởng đến kết quả SXKD và uy tín của đơn vị… Những tồn tại trên của công ty xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất là do công tác thu thập và xử lý thông tin của Công ty vẫn chưa thực sự được coi trong và cũng chưa được quan tâm xứng đáng với vai trò, vị trí của nó, trong khi đó quá trình lập kế hoạch là một quá trình mà thông tin là một yếu tố không thể thiếu. Môi trường hoạtđộng của mọi tổ chức luôn luôn biến động phức tạp, những thay đổi của nó có thể mang đến nhiều triển vọng, cơ hội cũng như có thể gây ra những khó khăn và thách thức đối với tổ chức. Tuy nhiên muốn nhận thức đuợc những cơ hội và thách thức đó thì tổ chức cần phải có được những thông tin cần thiết từ phía môi trường để qua đó xử lý, xem xét, đánh giá tác động cuả môi trường bên ngoài tới hoạt động mình từ đó đề ra những biện pháp đối phó kịp thời hữu hiệu. trong khi đó công tác thu thập và xử lý thông tin của Công ty lại chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Thứ hai là do chưa có sự phối hợp nhịp nhàng trong việc lập kế hoạch giữa các phòng ban, các đơn vị trong Công ty, chưa phát huy được sức mạng tổng hợp của toàn Công ty. Thứ ba là do thị trường luôn luôn biến đông, nhu cầu về xây lắp trong thời kỳ hiện nay đang rất lớn nhưng sự cạnh tranh lại ngày càng một khắc nghiệt dẫn đến là việc hoàn thàh kế hoạch được được giao cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thứ tư là do việc lập kế hoạch còn nặng về chỉ đạo và kinh nghiệm nên các phương pháp lập kế hoạch , quy trình lập kế hoạch của Công ty còn chưa hoàn thiện. Thứ năm là do việc lập kế hoạch tại Công ty Cổ phần Sông Đà 12 mặc dù cũng có sự độc lập tương đối nhưng Công ty vẫn còn phụ thuộc nhiều vào cấp trên ( TCT Sông Đà). Điều này gây nên sự thụ động,kém linh hoạt, chưa khuyến khích sự tìm tòi và làm giảm ý chí tự học hỏi để nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ lập kế hoạch. Thứ sáu là xuất phát từ tình hình thực tế của Công ty, đội ngũ cán bộ còn yếu kém về năng lực quản lý và điều hành do đó mà hoạt động SXKD của công ty cũng một phần giảm hiệu quả. Tóm lại, công tác lập kế hoạch của Công ty cổ phần Sông Đà 12 trong thời gian qua bên cạnh những thành công đáng kể mà Công ty đã đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn. Do đó trong thời gian tới Công ty cần phải khắc phục để hoàn thiện công tác lập kế hoạch của Công ty hơn. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 12 3.1. Định hướng phát triển SXKD của Công ty cổ phần Sông Đà 12 (2007- 2010) 3.1.1.Những thuận lợi, khó khăn Khi xác định định hướng phát triển SXKD trong giai đoạn 2007 -2010 Công ty cổ phần Sông Đà 12 đã xác định những thuận lợi và những khó khăn mà công ty gặp phải 3.1.1.1. Những thuận lợi - Hiện nay kinh tế đất nước đang đi vào thế ổn định và phát triển với tốc độ, nhu cầu về xây dựng công nghiệp và dân dụng ngày càng tăng, cơ chế chính sách ngày một thông thoáng hơn tạo điều kiện cho Công ty mở rộng phát triển - TCT Sông Đà đang mở rộng hoạt động SXKD, nhiều công trình thuỷ điện lớn đã được Chính phủ giao theo hình thức tổng thầu EPC, tổng thầu xây lắp hoặc đầu tư theo hình BOT, BT như các công trình Thuỷ Điện Sê San 3, Sê San 3A, Tuyên quang, Sơn La, Sê San 4, Nậm Chiến… - Công ty đã triển khai các dự án đầu tư từ những năm 2001 giúp Công ty có một đội ngũ xe máy, thiết bị để tham gia các công việc trên các công trường lớn, trọng điểm của TCT - Công ty là một trong những đơn vị chịu ảnh hưởng sớm nhất và mạnh nhất của cơ chế thị trường do đó cũng đã rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm từ thực tế nền kinh tế thị trường của Việt Nam trong những năm qua. - Bên cạnh đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm từ thực tiễn Công ty còn có đội ngũ cán bộ chủ chốt trẻ, năng động, sớm thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường nên việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch trở nên thuận lợi hơn vì có sự cân đối hỗ trợ lẫn nhau về mọi mặt. - Công tác tổ chức của Công ty đang được sắp xếp lại và từng bước đi vào ổn định, phù hợp với mô hình tổ chức SXKD của Công ty trong tình hình mới 3.1.1.2. Những khó khăn - Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, hội nhập với khu vực và quốc tế làm tăng sức ép cạnh tranh trong hoạt động SXKD nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. - Hầu hết các công trình Tổng công ty Sông Đà được giao thầu đang triển khai thi công nhưng tổng dự toán duyệt chậm, tỷ lệ tạm thanh toán thấp dẫn đến việc thanh toán công nợ của các đơn vị trong TCT Sông Đà rất chậm trễ ảnh hưởng rất lớn đến tài chính của Công ty. - Công tác xây lắp trong những năm qua có những tiến bộ rõ rệt, đạt mức độ tăng trưởng về giá trị sản lượng nhưng năng lực xây lắp hiện tại chưa phát triển tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ mới cả về con người lẫn phương tiện thiết bị công nghệ. - Một số dự án Công ty đã và đang đầu tư hiệu quả chưa cao hoặc kéo dài gây khó khăn về vốn ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD như: Dự án nâng cao năng lực vận tải thuỷ phục vụ xây dựng NMXM Sơn La; Dự án khu nhà ở đô thị liền kề XN Sông Đà 12-3 tại Hoà Bình; Dự án tro bay tại Phả Lại Hải Dương. - Năng lực thiết bị cho công tác vận tải thuỷ phần lớn đã qua sử dụng trên 10 năm do vậy năng suất sử dụng còn thấp, chi phí sửa chữa lớn nên hiệu quả không cao. - Năng suất lao động còn thấp, chi phí sản xuất cao. - Trình độ một số cán bộ điều hành SXKD trong Công ty còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác nghiệm thu, hoàn công, thu hồi vốn trên công trường còn yếu và thiếu. Lực lượng lao động lành nghề trong lĩnh vực xây lắp không nhiều, dẫn đến khó khăn trong công tác thi công xây lắp nhất là với những công trìn yêu cầu kỹ thuật cao. - Một trong những áp lực lớn nhất đối với Công ty khi hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần là áp lực về cổ tức. Vốn điều lệ của Công ty lớn ( Vốn điều lệ khi Đại hội đồng thành lập là 50 tỷ đồng và từng năm sẽ được bổ sung để phù hợp với tổng giá trị SXKD của Công ty ) nên để đảm bảo mức cổ tức khiêm tốn ( chỉ cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm khoảng từ 3-4%/ năm) thì mức lợi nhuận cần đạt được cũng rất lớn (khoảng 7 tỷ đồng). - Tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốn SXKD của Công ty rất lớn, nợ ngân hàng lớn, công nợ phải thu và giá trị khối lượng dở dang lớn gây bất lợi cho SXKD và khả năng cạnh trạnh. Việc huy động nguồn vốn phục vụ SXKD gặp nhiều khó khăn nên nhiều lúc thiếu và không kịp thời làm mất thời cơ và ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD. 3.1.2. Định hướng phát triển năm 2007÷2010 3.1.2.1. Định hướng phát triển Từ mục tiêu định hướng, chiến lược phát triển kinh tế của Tổng công ty Sông Đà, xuất phát từ tình hình thực tế, Công ty Cổ phần Sông Đà 12 xác định mục tiêu tổng quát của mình là: “ Xây dựng và phát triển Công ty trở thành Công ty mạnh, lấy chỉ tiêu hiệu quả kinh tế làm thước đo cho mọi hoạt động, lấy sự đảm bảo về chất lượng, uy tín thương hiệu sản phẩm và dịch vụ là sự sống còn cho sự phát triển bền vững. Thực hiện đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm. Đầy mạnh công tác xây lắp đi đôi với công tác kinh doanh vật tư vận tải và sản xuất công nghiệp. Không ngùng xây dựng đội ngũ CBCNV có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao phát triển toàn diện. Tăng cường khả năng cạnh tranh, phát huy thế mạnh, tận dụng mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao uy tín thương hiệu Sông Đà, giải quyết đủ việc làm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tình thần cho người lao động, góp phần xây dựng Tổng Công ty Sông Đà thành tập đoàn Công ty mạnh.” 3.1.2.2. Nhiệm vụ chủ yếu năm 2007÷2010 * Công tác SXKD - Đẩy mạnh công tác xây lắp. Tập trung xây lắp các công trình do TCT giao thầu tại Tuyên Quang, Sơn La, Sử Pán 2 , Hạ Long… và các công trình đấu thầu bên ngoài tại dự án xi măng Thăng Long, công trình Khu đô thị Việt Hưng và các công trình dự kiến đấu thầu tại dự án Xi măng Bút Sơn 2, Xi Măng Hoàng Thạch3, Nhiệt Điện Vũng Áng với các lĩnh vực xây lắp chính như sau: + Xây lắp các công trình công nghiệp + Xây lắp các công trình dân dụng + Xây lắp đường dây vạ trạm biến áp từ 35 KV÷500KV. + Xây lắp hệ thống điện nước tại các công trình thuỷ điện. - Củng cố công tác vận tải trên cơ cở bạn hàng truyền thống và năng lực sẵn có của đơn vị. Tổ chức tiếp nhận, vận chuyển an toàn thiết bị cảu nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang, nhà máy xi măng Hạ Long và tham gia đấu thầu vận chuyển thiết bị của các dứ án khác ngoài TCT như Bút Sơn 2, Bỉm Sơn, Ximăng Tây Ninh, Nhiệt điện Vũng Áng… - Tổ chức khai thác, vận chuyển và cung cấp cát, tro bay, puzơlan, vật tư cho các công trường thuỷ điện Tuyên Quang, Sơn La, Sê San 4, Bản vẽ và các công trình khác theo nhiệm vụdo TCT phân giao. Duy trì công tác cung ứng và vận chuyển than cho nhà máy Xi Măng Sông Đà và Nhà máy xi măng YALY - Hoàn thành dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở đô thị liền kề XN Sông Đà 12-3 tại Hoà Bình; Đầu tư xây dựng mở rộng cầu cảng và bãi trung chuyển vật liệu của XN Sông Đà 12-4 tại Hải Phòng, góp vốn đầu tư cơ sở sản xuất Puzơlan tại Nghĩa Đàn và đầu tư một số dự án có tính khả thi cao như các dự án thủy điện nhỏ công suất dưới 30MW; tham gia góp vốn đầu tư tài chính vào các dự án xây dựng thuỷ điện khác; đầu tư xây dựng và quản lý một khu công nghiệp; Liên kết, hợp tác với các tổ chức tài chính tín dụng ( Công ty tài chính, ngân hàng…)để là cổ đông chiến lược cùng tài trợ hoặc góp vốn kinh doanh trên thị trường chứng khoán… * Công tác khác - Tuyển dụng, đào tạo và đạo tạo lại để xây dựng một đội CBCNV mạnh về mọi mặt, đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực quản lý và ứng dụng công nghệ mới. - Tăng cường công tác hạch toán SXKD, quản lý chặt chẽ các chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp, đảm bảo SXKD có hiệu quả. - Lành mạnh hoá tài chính, tích luỹ vốn, hàng năm bổ sung vốn điều lệ đảm bảo đủ vốn cho SXKD cũng như đầu tư. Tiến hành đầu tư tài chính vào các Công ty cổ phần kinh doanh có hiệu quả nhằm đa dạng hoá danh mục đầu tư và phân tán rủi ro. - Tăng cường các biện pháp tích cực nhằm thu hồi công nợ, không để nợ đọng kéo dài, giảm giá trị công nợ và dở dang xuống đến mức thấp nhất. Đây là một trọng những nhiệm vụ trọng tâm của Công ty trong thời gian tới. Thực hiện tốt công tác thu hồi vốn là một trong những biện pháp để gia tăng tiềm lực về tài chính, giúp Công ty tồn tại và phát triển vươn lên. - Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho CBCNV của Công ty. 3.1.2.3. Mục tiêu và cơ cấu ngành nghề trong giai đoạn 2007-2010: * Mục tiêu: Công ty Cổ phần Sông Đà 12 đã đề ra một số mục tiêu trong giai đoạn từ 2007 đến 2010 như sau: - Từng bước đưa công ty thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, đáp ứng đủ vốn cho sản xuất và đầu tư phát triển của công ty. - Duy trì và tiếp tục phát triển công ty với nhiều ngành nghề, sản phẩm, có năng lực cạnh tranh cao, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành sản xuất hạ. - Phấn đấu đạt mức độ tăng trưởng bình quân hàng năm 7% - Đảm bảo SXKD có hiệu quả, cổ tức hàng năm sau khi trích các quỹ bình quân 10%/năm - Khai thác sử tối đa tiềm năng các nguồn lực về phương tiện, thiết bị, xe máy để hoàn thành các nhiệm vụ mục tiêu SXKD của đơn vị. - Đảm bảo đủ việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động * Một số chỉ tiêu chủ yếu trong 4 năm (2007-2010): - Tốc độ tăng trưởng bình quân : 7%/năm - Tổng giá trị SXKD: 1.435 tỷ đồng tương đương với 89,69 triệu USD - Tổng doanh thu: 1.265,2 tỷ đồng tương đương với 79,08 triệu USD - Nộp nhà nước: 20,91 tỷ đồng tương đương với 1,31 triệu USD - Lợi nhuận trước thuế: 29,66 tỷ đồng tương đương với 1,85 triệu USD - Giá trị đầu tư: 92,48 tỷ đồng tương đương với 5,78 triệu USD - Lao động bình quân: 1.595 người - Thu nhập bình quân 2,3 triệu đồng/người/tháng. * Cơ cấu ngành nghề SXKD: - Giá trị xây lắp chiếm tỷ trọng khoảng 50% ÷55% trong tổng giá trị SXKD trong đó tập trung thi công xây dựng các công trình công nghiệp và các khu đô thị (tổng giá trị chiếm khoảng 60-80% tổng giá trị xây lắp). - Giá trị kinh doanh vật tư, vận tải chiếm tỷ trọng khoảng 35%÷ 40% trong tổng giá trị SXKD. Giảm dần công tác kinh doanh đơn thuần, tập trung sản xuất và cung cấp các sản phẩm công nghiệp như phụ gia Puzơlan, tro bay phục vụ cho công tác bê tông cho các công trình lớn của Tổng công ty. - Giá trị sản xuất công nghiệp chiểm tỷ trọng khoảng 5% ÷ 10% trong tổng giá trị SXKD. Duy trì sản xuất công nghiệp hiện có để tạo công ăn việc làm cho người lao động đầu tư sản xuất và kinh doanh điện năng tại các dự án thuỷ điện nhỏ. Tên chỉ tiêu Đơn vị tính TH 2006 KH 2007 KH 2008 KH 2009 KH 2010 KẾ HOẠCH SXKD Tổng giá trị SXKD Tr.đ 303663 320000 345000 370000 400000 Tốc độ tăng trưởng % 100 105 108 107 108 Giá trị xây lắp Tr.đ 106201 160610 175000 185000 193000 Chiếm tỷ trọng trong tổng GT SXKD % 35 50 51 50 48 Giá trị sản xuất công nghiệp Tr.đ 17126 15314 21000 29450 38050 Chiếm tỷ trọng trong tổng GT SXKD % 6 5 6 8 10 Giá trị SXKD khác Tr.đ 2000 1550 2200 3000 4000 Chiếm tỷ trọng trong tổng GT SXKD % 1 0 1 1 1 Giá trị KD vật tư vận tải Tr.đ 178333 142526 146800 152550 164950 Chiếm tỷ trọng trong tổng GT SXKD % 59 45 43 41 41 Tổng doanh thu Tr.đ 314212 302250 297955 319545 345455 Tổng số nộp Nhà nước Tr.đ 3442 4932 4730 5069 6179 Lao động và thu nhập Lao động bình quân đến cuối kỳ Người 1348 1681 1620 1548 1530 Thu nhập bình quân 1 CBCNV/tháng Ng.đ 1608 2042 2200 2300 2500 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 5128 7946 6928 7216 7567 Phân chia lợi nhuận Thuế thu nhập Tr.đ 804 1511 1226 1306 1405 Trích các quỹ Tr.đ 1453 1578 1509 1540 924 -Quỹ dự trữ bắt buộc ( 5% LN sau thuế) Tr.đ 216 322 285 295 308 - Quỹ đầu tư mở rộng Tr.đ 1021 935 938 949 308 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi Tr.đ 216 322 285 295 308 Lợi tức chia cổ đông Tr.đ 2871 5470 4847 5023 5238 - Lãi suất cổ tức chưa trích quỹ % 8,6 12,9 11,4 11,8 12,3 - Lãi suất cổ tức đã trích quỹ % 5,74 10,94 9,69 10,05 10,48 ĐẦU TƯ Tr.đ 5789 20161 36322 16000 20000 VỐN ĐIỀU LỆ Tr.đ 50000 50000 50000 50000 50000 3.1.2.4. Một số chỉ tiêu chủ yếu Bảng 7- Kế hoạch SXKD 5 năm (2006-2010) của Công ty cổ phần Sông Đà 12 ( Nguồn: Phòng kinh tế- kế hoạch Công ty Cổ phần Sông Đà 12) Bảng 8- Danh mục các công trình, công việc ( 2006-2010) của Công ty cổ phần Sông Đà 12 TT TÊN CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH TH 2006 KH 2007 KH 2008 KH 2009 KH 2010 A TỔNG GIÁ TRỊ SXKD Tr.đ 303660 320000 345000 370000 400000 Tốc độ tăng trưởng % 100 105 108 107 108 I Giá trị xây lắp Tr.đ 106201 160610 175000 185000 193000 Chiếm tỷ trọng trong tổng GT SXKD % 35 50 51 50 48 1 Nhà ở liền kề tại Hòa Bình Tr.đ 2953 3000 2 Các công trình đầu tư, góp vốn của Công ty Tr.đ 314 5880 15000 20000 20000 3 Khu đô thi mới Việt Hưng Tr.đ 19246 14375 20000 40000 50000 4 Nhà máy Xi măng Hạ Long Tr.đ 4586 16000 17000 5 Đường dây 110KV Hương Sơn- Hà TĨnh Tr.đ 3825 11284 6 Các hạng mục xây lắp tại công an tỉnh Hà Nam Tr.đ 5429 1500 7 NM xi măng Thăng Long Tr.đ 22320 50000 10000 8 Thuỷ điện Suối Sập Tr.đ 12376 9 Thuỷ điện Huội Quảng Tr.đ 2054 10000 20000 25000 30000 10 Các công trình XDCN Tr.đ 33098 48571 93000 100000 93000 II Giá trị săn xuất công nghiệp Tr.đ 17126 15314 21000 29450 38050 Chiếm tỷ trọng trong tổng GT SXKD % 6 5 6 8 10 1 Sản xuất cột điện Tr.đ 3418 4000 6000 6000 9000 Khối lượng Cột 995 1500 2000 2000 3000 2 Vỏ bao xi măng Tr.đ 1789 2500 2500 3750 3750 Khối lượng 103vỏ 716 1000 1000 1500 1500 3 Sản xuất tro bay Tr.đ 2162 1814 2000 2200 2200 Khối lượng Tấn 2485 2880 3200 3500 3500 4 Bê tông thương phẩm Tr.đ 9758 7000 10500 17500 23100 Khối lượng m3 13118 10000 15000 25000 33000 III SXKD khác Tr.đ 2000 1550 2200 3000 4000 Chiếm tỷ trọng trong tổng GT SXKD % 0,7 0,5 0,6 0,8 1 IV Kinh doanh vật tư, vận tải Tr.đ 178333 142526 146800 152550 164950 Chiếm tỷ trọng trong tổng GT SXKD % 59 45 43 41 41 1 Kinh doanh xi măng Tr.đ 23316 4722 6000 8450 9450 2 Kinh doanh xăng dầu Tr.đ 9910 2771 3500 5500 7000 3 Kinh doanh phụ gia Tr.đ 22073 67860 67400 78600 80500 4 Kinh doanh than Tr.đ 21421 19067 20000 22000 22000 5 Kinh doanh vật tư thiết bị khác Tr.đ 73381 28720 28300 12000 10000 6 Uỷ thác nhập khẩu Tr.đ 2121 1500 1600 1000 1000 7 Vận tải bốc xếp Tr.đ 26111 17886 20000 25000 35000 B Giá trị các dự án đầu tư Tr.đ 5789 20161 36322 16000 20000 1 Xây lắp Tr.đ 3164 14757 11898 2 Thiết bị Tr.đ 255 3673 14464 16000 20000 3 Chi phí khác Tr.đ 2370 1731 9960 ( Nguồn tài liệu: Phòng kinh tế- kế hoạch Công ty cổ phần Sông Đà 12) 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại Công ty cổ phần Sông Đà 12 Để hoàn thiện công tác lập kế hoạch nói chung của Công ty cổ phần Sông Đà 12 và để thực hiện theo đúng định hướng của Công ty đã xác định trong giai đoạn 2007- 2010 thì Công ty cần thực hiện một số những giải pháp sau: 3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác kế hoạch hoá hoạt động SXKD Nghiên cứu thị trường, xây dựng hệ thống thông tin đưa ra căn cứ quan trọng, là khâu đầu tiên tiên quyết định tính chính xác và hiệu quả của các chỉ tiêu kế hoạch. Nghiên cứu thị trường cung cấp những thông tin cần thiết: sự tăng giảm của nhu cầu, sự thay đổi trong thị hiếu, yêu cầu về sản phẩm, dịch vụ của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp biết được cần làm gì. Công tác nghiên cứu thị trường ở Công ty cổ phần Sông Đà 12 mặc dù đã được đề cập nhưng vẫn chưa được coi trọng. Công ty không có bộ phận chuyên trách, đảm nhận hoạt động này để cung cấp thông tin cho xây dựng kế hoạch và cho các hoạt động quản trị khác. Công tác nghiên cứu thị trường của Công ty mới chỉ dừng lại ở mức sơ lược, dựa vào báo cáo kết quả tình hình tiêu thụ, nhận định cảm tính hay từ các phương tiện thông tin đại chúng để nhận biết sự biến động chung của tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước, các thông tin thu thập được cũng không được phân tích và xử lý để tạo điều kiện cho công tác lập kế hoạch mà chỉ có tính chất tham khảo do đó không xác định được quy mô thị trường và sự biến động nhu cầu của khách hàng mục tiêu nên kế hoạch xây dựng ra chưa phù hợp với thị trường, phải điều chỉnh kế hoạch khi thị trường thay đổi. Để nhận biết được Công ty đang ở đâu, trong môi trường như thế nào, khách hàng mong muốn gì, … tạo căn cứ tin cậy và chính xác cho công tác lập kế hoạch SXKD thì Công ty cổ phần Sông Đà 12 cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng hệ thống thông tin. Cụ thể như sau: - Trong công tác nghiên cứư thị trường thì quá trình thu thập thông tin là rất quan trọng. Thông tin chủ yếu cần thu thập là thông tin về các nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, những thay đổi trong chính sách thuế và hỗ trợ kinh doanh của Nhà nước. Thường xuyên cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan thống kê, hội chợ…Để đảm bảo nguồn thông tin chính xác thì Công ty có thể cử nhân viên đi khảo sát thị trường, xác lập quan hệ với nhà cung cấp… - Để đảm bảo thông tin thống nhất từ Công ty đến các đơn vị nhất thiết các đơn vị thành viên cũng phải tiến hành công tác nghiên cứu thị trường đồng thời nên báo cáo lên Công ty những diễn biến trong lĩnh vực kinh doanh của mình với hệ thống máy fax tiện dụng, những thông tin này luôn chính xác và kịp thời. - Sau khi thu thập thông tin cần tiến hành phân tích và xử lý, nên chọn những thông tin trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của Công ty, càng có nhiều nhân tố tác động đến các kết luận đưa ra càng có cơ sở vững chắc, nên loại bỏ các nhân tố mang tính chất ngẫu nhiên, cá biệt. Các thông tin sau khi được sàng lọc nên báo cáo lên TCT để phân loại theo từng nhóm. Để thực hiện được những giải pháp trên thì ban giám đốc cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường. Từ đó có các biện pháp hỗ trợ và đầu tư thích đáng. Ngoài ra Công ty cũng nên thành lập một phòng nghiên cứu thị trường riêng, phòng nghiên cứu thị trường phải có các thiết bị và tài liệu hỗ trợ thu thập thông tin và xử lý thông tin. Nhân viên làm công tác nghiên cứu thị trường cần linh hoạt và nhạy bén trong nắm bắt và xử lý thông tin. Đặc biệt là khả năng phán đoán tình hình và nhận biết cơ hội cũng như những thách thức từ môi trường bên ngoài. 3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch. Hiện nay việc triển khai thực hiện kế hoạch tại Công ty cổ phần Sông Đà 12 và các đơn vị thành viên không đúng với kế hoạch đề ra, hầu như các chỉ tiêu mà công ty đã thực hiện đều không đạt so với các chỉ tiêu mà Công ty đề ra. Các đơn vị thường dựa trên thực tế diễn biến kinh doanh là chính. Ngay cả trong khâu quản lý cũng còn nhiều bất cập, khả năng quản lý của một số cán bộ còn yếu kém. Để thực hiện đúng kế hoạch mà công ty đã đề ra thì Công ty cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch của các đơn vị thành viên. Cụ thể như sau: - Hàng năm Công ty nên tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác lập kế hoạch của các đơn vị thành viên, thông qua các hình thức khen thưởng để giúp những cán bộ này làm tốt nhiệm vụ. Ngoài ra Công ty cũng có thể mời các chuyên gia đánh giá về chất lượng của các bản kế hoạch, hoặc tổ chức các đoàn thanh tra xuống các đơn vị thành viên nhằm tránh tình trạng chỉ chất lượng trên giấy. Quản lý chặt chẽ công tác lập kế hoạch góp phần giúp các đơn vị thành viên tiết kiệm được các nguồn lực không cần thiết, chủ động trong SXKD nâng cao tính cạnh tranh. - Kế hoạch sau khi được phê duyệt cần được tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực hiện mà không có trong bản kế hoạch. Vì vậy cán bộ thanh tra phải thường xuyên nắm bắt được diễn biến công tác triển khai thực hiện nhằm phát huy kịp thời những biến đổi không có lợi cho hoạt động SXKD. Để thực hiện được những giải pháp trên thì Công ty cần thay đổi nhận thức của lãnh đạo Công ty về công tác xây dựng kế hoạch SXKD. Thể hiện bằng việc làm thiết thực, bằng sự ủng hộ và khuyến khích đối với người làm kế hoạch. Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa lãnh đạo thành viên kiểm tra công tác xây dựng kinh doanh. Ban thanh tra cũng cần phải đảm bảo tính trung thực, công bằng, làm tốt công việc dựa trên năng lực thực tế, không được bỏ qua sai sót để đạt được những thành tích cao. 3.2.3. Phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng, các đơn vị trong Công ty nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn Công ty. Để xây dựng được một bản kế hoạch sản xuất kinh doanh, cần có sự tham gia của tất cả các phòng ban trong công ty. Tham gia ở đây không có nghĩa là mỗi phòng ban một ý kiến mà phải dựa trên cơ sở đề xuất kế hoạch sản xuất kinh doanh, sau đó phải có sự tổng hợp để hoàn thiện bản kế hoạch đó. Do đó việc phối hợp giữa các phòng ban trong công ty là rất cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần nắm chắc hơn nữa năng lực thực tế của các đơn vị thành viên để phát huy sức mạnh của toàn công ty. Cụ thể: - Cử người có chuyên môn của công ty xuống làm tại các xí nghiệp hoặc các chi nhánh ở xa để thường xuyên nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị này và báo về cho công ty - Yêu cầu các đơn vị thành viên hàng tháng phải báo cáo về công ty tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Có như vậy công ty mới nắm chắc được tình hình thực tế của các đơn vị thành viên, làm căn cứ vững chắc cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn công ty. 3.2.4. Xây dựng các phương pháp lập kế hoạch và quy trình lập kế hoạch của Công ty. Quá trình xây dựng và thực hiện các kế hoạch của Công ty trong thời gian qua chưa xây dựng được các phương pháp lập kế hoạch cũng như quy trình lập kế hoạch cụ thể nào. Những người lập kế hoạch của Công ty đưa ra các chỉ tiêu SXKD, chỉ tiêu tài chính và một số chỉ tiêu khác mới chỉ dựa trên những tiêu chí chung chung, chưa rõ ràng và việc phân tích cũng mới chỉ dựa trên những cảm tính. Vì vậy, hiệu quả của công tác lập kế hoạch cũng một phần giảm xuống. Việc xây dựng các phương pháp lập kế hoạch và quy trình lập kế hoạch cụ thể, phù hợp sẽ là một trong những cơ sở khoa hoc giúp hoàn thiện công tác lập kế hoạch của Công ty 3.3. Các giải pháp thực hiện kế hoạch SXKD( 2007-2010) 3.3.1. Giải pháp về tổ chức sản xuất - Hoàn chỉnh sửa đổi Điều lệ hoạt động và các quy chế, quy định về quản lý điều hành từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc phù hợp mô hình hoạt động và tình hình thực tế, theo hướng phân cấp triệt để, đảm bảo cho các đơn vị chủ động, cá nhân tự chịu trách nhiệm về kết quả SXKD của đơn vị mình. - Tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý điều hành từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc. Kiên quyết xoá bỏ những lĩnh vực hoạt động kém hoặc không có hiệu quả, ổn định sản xuất kinh doanh cho các đơn vị, điều chuyển thêm việc làm phù hợp với thực trạng của từng đơn vị nhằm khai thác hết nguồn lực cho từng đơn vị theo địa bàn, lĩnh vực cụ thể. 3.3.2. Giải pháp về nhân lực - Xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về mọi mặt, đủ về số lượng mạnh về chất lượng. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, lao động với năng suất, chất lượng hiệu quả. - Xây dựng chế độ bồi dưỡng thu hút sử dụng và đãi ngộ thích hợp đối với đội ngũ sinh viên giỏi mới ra trường, chuyên gia trình độ cao. Lập quỹ tài chính các loại giải thưởng chế độ tiền lương, các hoạt động chuyên môn và đời sống sinh hoạt cho đội ngũ trí thức, chuyên gia nhân tài để họ yên tâm công hiến tài năng trí tụê phục vụ cho các hoạt động SXKD của Công ty. - Hàng năm tổ chức tuyển chọn và hỗ trợ kinh phí thích đáng đề cử CBCNV có thành tích, triển vọng, phát triển tốt và nguyện vọng gắn bó lâu dài với Công ty trong lĩnh vực cần thiết như đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. - Kiện toàn bộ máy chuyên môn nghiệp vụ theo hướng tinh giảm tối đa, sắp sếp biên chế theo chức năng nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu SXKD. - Tất cả các cán bộ được tuyển dụng phải thông qua hình thức thi tuyển có quy chế rõ ràng, không tuyển dụng thông qua giới thiệu. 3.3.3. Giải pháp về đầu tư - Mục tiêu đầu tư của Công ty trong giai đoạn tới là nhanh chóng hoàn thiện các dự án đang triển khai như Dự án Hoà Bình, dự án Tro bay, dự án Bến chuyên dùng xây lắp 12-4 , dự án nâng cao năng lực các đơn vị, dự án khai thác và sản xuất Puzơlan tại Nghĩa Đàn đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư các nhà máy thủy điện nhỏ; tham gia góp vốn đầu tư tài chính vào các dự án xây dựng thuỷ điện khác; đầu tư xây dựng và quản lý một số khu công nghiệp; liên kết, hợp tác với các tổ chức tài chính tín dụng (Công ty tài chính, ngân hàng) để tài trợ hoặc góp vốn kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Công ty cần phải thực hiện tốt các nội dung sau: - Tập trung lực lượng, chuẩn bị đủ vốn, đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành đầu tư đưa các dự án vào khai thác có hiệu quả. - Đôn đốc nhà thầu cung cấp thiết bị dự án tro bay có biện pháp khả thi để cải tạo dây chuyền sản xuất tro bay. - Tăng cường công tác tiếp thị quảng cáo bán nhà tại dự án nhà Hoà Bình, có chế độ hoa hồng phù hợp cho những người môi giới bán nhà, gắn tiền lương ban quản lý dự án với hiệu quả công tác kinh doanh nhà. - Trên cơ sở nhiệm vụ, mục tiêu tiến độ công trình, tính toán nhu cầu xe máy, thiết bị, lập kế hoạch mua sắm thiết bị, xe máy đảm bảo công tác SXKD có hiệu quả nhưng không đầu tư dàn trải. - Trong quá trình phát triển tuy theo từng giai đoạn thực tế SXKD. Công ty sẽ xem xét quyết định đầu tư từng dự án để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất khi dự án đi vào vận hành khai thác theo đúng định hướng phát triển của Công ty. 3.3.4. Giải pháp về thị trường - Công tác thị trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và phải được quan tâm giải quyết thường xuyên của các cấp lãnh đạo của Công ty đến các đơn vị trực thuộc. Phải nắm bắt được thị trường, căn cứ vào thị trường để quyết định đầu tư và chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ sản phẩm khi các dự án sản xuất đi vào hoạt động. - Xây dựng một chiến lược tiếp thị thích hợp để chiếm lĩnh thị phần của các ngành nghề mà Công ty tham gia SXKD, đồng thời giữ vững truyền thống đặc biệt là các khách hàng truyền thống là các đơn vị thành viên của TCT Sông Đà, Các TCT lớn như TCT Xi Măng, TCT Điện Lực… Trước mắt tập trung tiếp thị tại các dự án lớn của ngành XM như XM Hạ Long, XM Thăng Long, XM Bút Sơn 2…để nhận thầu hoặc đấu thầu các hạng mục xây lắp, vận chuyển thiết bị. - Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, đăng ký chứng chỉ chất lượng đối với các sản phẩm sản xuất công nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. - Nâng cao trình độ kỹ năng, kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện máy móc cho cán bộ tiếp thị đấu thầu và bộ phận làm hồ sơ thầu, đảm bảo chất lượng hồ sơ thầu ngày càng được nâng cao, cũng như có đủ khả năng làm hồ sơ đấu thầu quốc tế. - Tìm kiếm cơ hội để liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước tạo sức mạnh cùng tham gia đấu thầu và hợp tác đầu tư. 3.3.5. Giải pháp về kỹ thuật công nghệ - Tăng cường nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào SXKD, áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để quản lý sử dụng tối đa các dây chuyền sản xuất công nghệ, phương tiện thiết bị máy móc sản xuất thi công hiện có để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. - Thường xuyên kiểm tra, thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng kỹ thuật ở các công trình xây lăp, các khâu sản xuất và sản phẩm cuối cùng của SXCN, đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra để tăng uy tín trên thị trường. - Xây dựng một đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ mạnh nhằm nâng cao công tác chất lượng làm hồ sơ từ lập biện pháp tổ chức thi công tối ưu đến lập hồ sơ nghiệm thu chất lượng. Kiên quyết khắc phục những tồn tại trong công tác lập hồ sơ kỹ thuật, chất lượng và nghiệm thu thanh toán trong thi công xây lắp 3.3.6. Giải pháp về kinh tế- tài chính - Hàng năm căn cứ vào quy mô và tốc độ phát triển. Công ty nghiên cứu sửa đổi điều lệ, quy chế tài chính đảm bảo đúng pháp luật, tạo hành lang pháp lý thông thoáng để hoạt động có hiệu quả. - Thực hiện phân cấp quản lý kinh tế tài chính đến từng đơn vị, quy mô rõ trách nhiệm của các đơn vị để phát huy tính chủ động sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả SXKD của mỗi đơn vị. - Xây dựng và giao kế hoạch SXKD, kế hoạchtài chính, kế hoạch vốn, kế hoạch chi phí và lợi nhuận cho các đơn vị, có kiểm điểm thực hiện từng tháng, qúy, năm để xác định nguyên nhân đề ra biện pháp khắc phục kịp thời - Tăng cường công tác hạch toán kinh tế kịp thời chính xác làm cơ sở kiểm tra, quản lý chi phí theo kế hoạch giá thành. Xây dựng định mức đơn giá nội bộ, áp dụng biện pháp khoán chi phí. - Thực hiện quản lý tốt nguồn vốn trong đầu tư, đảm bảo kế hoạch vay và trả đúng kỳ hạn. - Mở rộng hình thức liên doanh, liên kết để thu hút vốn đầu tư và tận dụng tất cả các tiềm năng hiện có của đơn vị. Đảm bảo đủ vốn kịp thời cho SXKD. - Tăng cường công tác thu hồi vốn và công nợ. Xây dựng quy chế của Công ty về công tác thu vốn trong đó quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các cá nhân trong công tác này. Có chế độ thưởng cho tập thể, cá nhân khi thu hồi vốn và công nợ kịp thời - Có kế hoạch phát hành cổ phiếu,thu hút vốn đầu tư trong từng giai đoạn phù hợp với quá trình phát triển SXKD của Công ty đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trưởng hàng năm và cổ tức cho Cổ đông. 3.3.7. Giải pháp về quản lý cơ giới - Tính toán cân đối nhu cầu thiết bị, xe máy của các công trình để điều động xe máy, thiết bị hợp lý giữa các công trường, các đơn vị đảm bảo phục vụ đủ cho sản xuất. Bán thanh lý các thiết bị, phương tiện hoạt đông không có hiệu quả để tập trung vốn đầu tư vào lĩnh vực có hiệu quả hơn. - Đảm bảo dự trữ vật tư, phụ tùng đầu đủ; thực hiện tốt quy trình vận hành xe máy, bảo dưỡng…nhằm đảm bảo duy trì đúng công suất và hiệu quả sử dụng, kéo dài tuổi thọ thiết bị xe máy hiện có để giảm bớt việc đầu tư mới. - Thường xuyên tổ chức, bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ cho thợ vận hành và cán bộ quản lý thiết bị xe máy. 3.3.8. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV - Đảm bảo cổ tức ổn định qua các năm với mức cổ tức năm sau cao hơn năm trước. - Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệm thể thao tạo không khí sôi nổi, đoàn kết, làm phong phú đời sống tình thần của CBCNV. - Tìm kiếm , giải quyết đủ việc làm, thực hiện từng bước tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở đảm bảo tăng năng suất và hiệu quả SXKD làm động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. - Thường xuyên quan tâm, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. Thực hiện nghiêm túc công tác an toàn và bảo hộ lao động. Hàng năm tổ chức khám sức khỏe định kỳ để phân loại lao động, sắp xếp hợp lý, thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp và thực hiện đầy đủ đối với người lao động. - Thực hiện công tác điều tra cơ bản, nắm chắc tình hình lao động, đời sống xã hội của cán bộ công nhân viên để có kế hoạch sử dụng hợp lý hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong công việc và đời sống. - Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng với các đoàn thể công đoàn, đoàn thanh niên, phát động các phong trào lao động thi đua lao động sản xuất, các phong trào văn hoá, thể dục thể thao. KẾT LUẬN Qua giai đoạn thực tập tại Công ty cổ phần Sông Đà 12, được sự giúp đỡ, hướng dẫn của thầy giáo và sự chỉ bảo của các cô, chú, anh, chị trong phòng Kinh tế- kế hoạch em đã có cơ hội học tập và rèn luyện trong môi trường thực tế. Nhờ đó em không chỉ ứng dụng được những kiến thức đã học trong nhà trường mà còn tìm hiểu được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đặc biệt là công tác lập kế hoạch của Công ty. Trong quá trình tìm hiểu để hoàn thiện khoá luận, em nhận thấy công tác lập kế hoạch của công ty cơ bản đã thực hiện đúng theo tiến độ đã đề ra. Bên cạnh những thành tựu mà Công ty đã đạt được trong những năm qua thì công tác lập kế hoạch của Công ty vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục như công tác nghiên cứu thị trường và quá trình thu thập thông tin…Do vậy, trong nội dung khoá luận bên cạnh những phân tích, đánh giá thực trạng công tác lập kế hoạch tại Công ty, em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại Công ty trong những năm tiếp theo. Do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế, đồng thời thời gian thực tập tại Công ty không được nhiều, nên khoá luận tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được thầy bổ sung, góp ý kiến để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn TH.S Đàm Sơn Toại cùng các cô chú, các anh chị trong phòng kinh tế- kế hoạch của Công ty cổ phần Sông Đà 12 đã giúp em hoàn thành khoá luận này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Khoa học quản lý tập I, PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, NXB Khoa học và kỹ thuật (2004) 2. Giáo trình chiến lược kinh doanh, GS.PTS. Vũ Thị Ngọc Phùng, ThS. Phan Thị Nhiệm, NXB Thống Kê (1999) 3. Giáo trình chính sách kinh tế- xã hội, PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền, NXB Khoa học và kỹ thuật (2006) 4. Giáo trình quản trị chiến lược, Lê Văn Tâm, NXB Thống Kê (2000) 5. Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật (2004) 6. Sổ tay chất lượng của Công ty cổ phần Sông Đà 12 7. Báo cáo kết quả hoạt động SXKD của Công ty cổ phần Sông Đà 12 trong 3 năm 2004, 2005, 2006 8. Định hướng phát triển SXKD của Công ty cổ phần Sông Đà 12 (2007-2010) 9. Website www. Ctu.edu.vn/coursewares/kinhte/quantridoanhnghiep

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0190.doc
Tài liệu liên quan