Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn ngành dệt tại ngân hàng tmcp ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long

Do phải sử dụng nhiều máy móc thiết bị hiện đại và công nghệ luôn được nâng cấp đổi mới nên ngành dệt thường xuyên phải chi vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị, công nghệ với lượng vốn lớn. Do vậy, các dự án của ngành thường yêu cầu lượng vốn cao, diện tích bến bãi nhà xưởng lớn . Nhìn chung các dự án đầu tư của ngành dệt hầu hết đều là đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư thay thế nhũng thiết bị đã quá lạc hậu nên hiệu quả mà công tác đầu tư mang lại thường không cao, chi phí quản lý chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư. Thời gian đầu tư thường kéo dài, cơ cấu sử dụng vốn đầu tư hợp lý, đầu tư mang tính vụn vặt, manh mún, thiếu đồng bộ. Trang thiết bị được thay mới chủ yếu là nhũng công nghệ đã cũ của các nước phát triển nên năng suất máy móc chưa cao, hiệu quả hoạt động thấp. Vì đặc điểm trên mà yêu cầu đặt ra cho công tác thẩm định dự án của ngành dệt là phải thẩm định kỹ khía cạnh của dự án. Tiến hành phân tích đánh giá kỹ về máy móc, về công nghệ, về kết cấu, kiến trúc, quy hoạch của khu vực nhà xưởng tránh tình trạng cung cấp vốn cho chủ đầu tư để họ nhập về những máy móc thiết bị đã cũ hay kém chất lượng.

doc121 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn ngành dệt tại ngân hàng tmcp ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. - Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong nghề, với cơ sở sản xuất, nhà xưởng kinh doanh sẵn có công ty sẽ phát huy tốt hơn năng lực công nghệ làm nền tảng cho việc sản xuất kinh doanh sản phẩm bít tất. Tận dụng cơ hội từ thị trường: Với môi trường đầu tư thông thoáng thuận lợi như hiện nay, việc đổi mới công nghệ giúp công ty một mặt nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm để sẵn sàng hội nhập và cạnh tranh đồng thời giúp công ty nắm bắt các cơ hội kinh doanh đang ngày càng trở nên rõ rệt. Khó khăn Xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường mới, công ty sẽ gặp phải các đối thủ cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc, Ấn Độlà những nước có nhiều lợi thế hơn về thị trường, nguyên phụ liệukhông chỉ đe dọa thị trường xuất khẩu mà còn chiếm lĩnh cả thị trường nội địa. Hiện tại, khi Việt Nam đang trong lộ trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO, hàng dệt may Việt Nam vẫn phải chịu một số hàng rào phi thuế quan như các tiêu chuẩn chất lượng, quy trình chống bán phá giá, quy chế giám sát. 4.6. Kết luận Từ thực tế công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty cổ phần dệt kim Hà Nội, cán bộ thẩm định đưa ra một số nhận xét: Công ty cổ phần dệt kim Hà Nội có đầy đủ tư cách pháp nhân, có đủ năng lực pháp lý, có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng dệt may, có tình hình tài chính lành mạnh, đủ điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành của ngân hàng. Hồ sơ dự án được lập đẩy đủ đúng theo yêu cầu của ngân hàng. Dự án đầu tư vào lĩnh vực đang được khuyến khích đầu tư, phù hợp với chiến lược phát triển của ngành và của Nhà nước. Hợp đồng mua và chuyển giap được ký kết phù hợp với thông lệ quốc tế, giá cả hợp lý. Qua tính toán, dự án đạt hiệu quả tài chính khả quan, có khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng. Từ những ý kiến phân tích đánh giá nêu trên, phòng Khách hàng đề nghị cho vay đầu tư dự án cho khách hàng với: - Số tiền : 94.5000 USD Chiếm 81,47% tổng vốn đầu tư - Thời hạn vay: 5 năm - Thời gian ân hạn: 3 tháng - Phương thức trả nợ: trả nợ đều hàng năm - Lãi suất vay: theo lãi suất cho vay trong từng thời kỳ của VCB - Điều kiện rút vốn: Sau khi nhận được 10 máy dệt Links của dự án, Công ty thực hiện thế chấp tài sản và mua bảo hiểm vật chất cho toàn bộ tài sản này . - Điều kiện về biện pháp đảm bảo tiền vay : Đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay là 10 máy dệt Links của dự án trị giá 91.000 USD . - Điều kiện khác : Vận động công ty thế chấp sổ đỏ của khu công nghiệp Minh Khai, đầu cầu Diễn mà công ty đang xây dựng nhà xưởng . Nhận xét Phương pháp thẩm định : Cán bộ thẩm định đã sử dụng đúng và hiệu quả các phương pháp thẩm định như: thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp dự báo. Tuy nhiên trong phương pháp phân tích độ nhạy mới chỉ dừng lại ở việc phân tích độ nhạy 2 chiều mà chưa phân tích độ nhạy của dự án theo nhiều chiều. Nội dung thẩm định : Dự án đã tiến hành thẩm định khá đầy đủ trên tất cả các khía cạnh. Cán bộ thẩm định cũng đã thẩm định khá kỹ lưỡng các nội dung như: Khía cạnh pháp lý, năng lực tài chính của chủ đầu tư, hiệu quả tài chính của dự án, rủi ro của dự án Tuy nhiện, vẫn chưa đi sâu vào phân tích các tiêu chí như: Chưa đánh giá sâu sắc xem công nghệ được nhập có phù hợp với Việt Nam hay không? - Chưa đi sâu vào đánh giá được chất lượng, tay nghề lao động của đội ngũ công nhân và đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án ra sao? Chưa phân tích kỹ khía cạnh kinh tế xã hội của dự án. III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN NGÀNH DỆT TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG. Những thành tựu đạt được Hiện nay ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long không có sự phân tách bộ phận thẩm định riêng như một phòng kinh doanh độc lập mà tổ chức công tác thẩm định theo mô hình phòng khách hàng kiêm luôn chức năng thẩm định. Chính nhờ việc tổ chức bộ máy theo mô hình này mà cán bộ tín dụng vùa có chức năng thẩm định vừa có quyền quyết định tín dụng ở một mức phán quyết nhất định. Tại các NHTM có chức năng tín dụng bao gồm thẩm định, cán bộ tín dụng được phân công đảm nhiệm luôn công tác thẩm định do đó cũng chịu trách nhiệm lớn hơn về các khoản tín dụng do mình phụ trách. Với sự đồng lòng và quyết tâm của tập thể ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên của Chi nhánh nhằm cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, Chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể, nâng cao uy tín với khách hàng, góp phần xây dựng thương hiệu trên thị trường tài chính. Về công tác thẩm định các dự án đầu tư nói chung: Với những nỗ lực không ngừng Chi nhánh Thăng Long đã đạt được những kết quả đáng mừng trong công tác thẩm định dự án vay vốn, điều này thể hiện rõ thông qua việc số lượng các dự án đã qua thẩm định ngày càng tăng (chi tiết tại bảng 1.6) và dư nợ tín dụng cũng tăng trong khi nợ xấu giảm rõ rệt ( chi tiết tại bảng 1.7 ). Năm 2008 có 28 dự án đã qua thẩm định và được cấp vốn đầu tư với tổng số vốn lên tới 874,37 tỷ đồng, những dự án này hầu hết là nhứng dự án có tính khả thi cao nên mới được chấp thuận cho vay vốn. Mặc dù dư nợ tăng khá cao ( năm 2006 dư nợ la 550,46 tỷ đồng , năm 2007 tăng lên 1200 tỷ và năm 2008 tăng đến 2050 tỷ đồng) nhưng chất lượng tín dụng vẫn được đảm bảo và nguồn vốn vẫn nằm trong vòng kiểm soát. Bên cạnh đó để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án thì các cam kết và công cụ nợ tiềm tàng về mở thư tín dụng và các khoản bảo lãnh cũng được kiểm tra chặt chẽ bằng các biện pháp nghiệp vụ. Về công tác thẩm định dự án ngành dệt nói riêng: Công tác thẩm định các dự án vay vốn của ngàng dệt cũng đạt được những tiến bộ rất khả quan. Năm 2008 trong số 28 dự án đã qua thẩm định và được xét duyệt cho vay thi có tới 8 dự án thuộc ngành dệt may chiếm tổng số vốn đầu tư lên tới 509,87 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không quá lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động, có điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường tiêu thụ, lĩnh vực dệt may càng ngày càng thu hút sự quan tâm đầu tư của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Dự đoán trong thời gian tới thì số lượng các dự án dệt may xin cấp vốn sẽ còn gia tăng. Yêu cầu đặt ra là sớm hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành dệt nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Để có được kết quả trên, tập thể ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên Chi nhánh Thăng Long đã nỗ lực phấn đấu hết mình, góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại đơn vị. Các nhân tố góp phần tạo nên những kết quả trên có thể kể đến là: Về quy trình thẩm định Chi nhánh Thăng Long hiện nay đang áp dụng quy trình thẩm định khá khoa học và chặt chẽ. Quy trình thẩm định của Chi nhánh được hướng dẫn cụ thể, chi tiết đến từng nhân viên tín dụng từ khi nhận được hồ sơ của khách hàng cho đến khi quyết định cho vay và tái thẩm định thông qua cẩm nang tín dụng của Ngân hàng. Thực hiện đúng nguyên tắc khách hàng có đủ điều kiện, dự án vay vốn khả thi thì mới tiến hành cho vay và đồng thời thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát dự án trước và sau kho cho vay. Từ dự án đầu tư mua sắm thiết bị link tự động điện tử để sản xuất bit tất RIB chất lượng cao của công ty cổ phần dệt kim Hà Nội có thể đưa ra những nhận xét sau: Chi nhánh Thăng Long đã đánh giá khách quan tiềm lực tài chính cũng như thế mạnh của công ty dệt kim Hà Nội. Công tác thẩm định đã phân tích kỹ nguồn cung nguyên vật liệu, về đầu vào của dự án. Với nguồn cung nguyên vật liệu ổn định, giá cả hợp lý, chất lượng tốt, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có, nâng cao năng lực sản xuất của dây chuyền sản xuất cũ. Đánh giá đúng, chính xác khía cạnh này giúp cho công ty có được ưu thế để vay vốn, tăng thêm tính khả thi cho phương án đầu tư. Về phương pháp thẩm định dự án: Ngoài việc sử dụng các phương pháp thẩm định truyền thống như: Phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêuChi nhánh Thăng Long còn sử dụng các phương pháp mới, phù hợp với đặc thù ngành dệt như phương pháp dự báo, phương pháp ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng. Việc làm này giúp ngân hàng tăng cường được tính kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn nguồn tín dụng của mình, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra. Về nội dung thẩm định: Công tác thẩm định các dự án đã được tiến hành toàn diện trên tất cả các nội dung như: Thẩm định khách hàng, thẩm định dự án, thẩm định tài sản đảm bảo, kiểm soát rủi rocán bộ tín dụng đã đi sâu vào thẩm định các chỉ tiêu của dự án đặc biệt là các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính của dự án, các tiêu chí về khách hàng, về tư cách pháp nhân, năng lực pháp lý của khách hàng, hồ sơ pháp lý của dự án. Công tác thẩm định được tiến hành kỹ lưỡng trên tất cả các nội dung đã kiểm soát và hạn chế được nhiều rủi ro xảy ra Công tác thẩm định cũng đánh giá đúng về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư của đơn vị vay vốn, về tính cạnh tranh về thị trường của sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của dự án. Việc thị phần của sản phẩm trên thị trường khu vực và trên thế giới đang dần tăng giúp củng cố thêm năng lực tài chính của công ty, giúp củng cố thêm lòng tin của ngân hàng và yên tâm cho vay vốn. Về hệ thống trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định: Để công tác thẩm đinh được tiến hành trong điều kiện thuận lợi nhất, các phòng ban chức năng trong đơn vị đã được bố trí đầy đủ hệ thống trang thiết bị: Mỗi cá nhân đều có một máy tính riêng được nối mạng nội bộ để làm việc, trong mối phòng đều được trang bị đầy đủ máy in, máy photocopy, máy faxHệ thống đèn điện chiếu sáng, máy điều hòa không khí cũng được quan tâm cung cấp đầy đủ nhằm tạo một môi trường thuận lợi nhất cho cán bộ nhân viên làm việc có hiệu quả. Về nhân lực: Không thể không nhắc đến vai trò ngày càng quan trọng của các cán bộ thẩm định. Tại Chi nhánh Vietcombank Thăng Long vì chưa có sự phân tách bộ phận thẩm định nên nhân viên tín dụng kiêm luôn chức năng thẩm định. Mặc dù đại đa số các cán bộ tín dụng đều là những cán bộ trẻ nhưng lại là những cán bộ rất có năng lực, họ có kiến thức, được đào tạo kỹ lưỡng, chuyên sâu về mảng tín dụng và lại rất ham học hỏi, năng động, tiếp thu những công nghệ mới rất nhanh. Họ luôn nhận thức được tầm quan trọng của công việc mình đang làm nên rấ có trách nhiệm với công việc. Có thể nói chính đội ngũ cán bộ tín dụng này là nhân tố chính đã làm nên những thành tựu của Chi nhánh hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư, nâng cao vị thế của ngân hàng với đối tác và các tổ chức tín dụng khác. Về hệ thống thông tin Việc sử dụng mạng internet làm việc đã tạo được những kết quả đáng khích lệ, thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án được thu thập và xử lý ngay trên máy vi tính giúp giảm bớt công việc cho cán bộ tín dụng, hạn chế được những sai sót từ, rút ngằn được thời gian cho công tác thẩm định. Ngân hàng cũng mở rộng các mối quan hệ( với các doanh nghiệp, với các đối tác của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác ) nhằm mở rộng nguồn cung cấp thông tin về chủ đầu tư, về dựa án xin vay vốnViệc sử dụng những công nghệ hiện đại góp phần làm cho ngân hàng trở thành một trong những ngân hàng hiện đại, lớn mạnh nhất Việt Nam, không những thế nó còn thúc đẩy việc trao đổi thông tin giữa ngân hàng với ngân hàng, giữa ngân hàng với các tổ chức tín dụng, giữa ngân hàng với khách hàng được diễn ra thông thoáng, liên tục. Hạn chế tồn tại và nguyên nhân Bênh cạnh những thành tựu đã kể trên, công tác thẩm định dự án vay vốn ngành dệt tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam vẫn còn những hạn chế. Có thể kể đến như: 2.1.Về quy trình thẩm định dự án Chưa có một quy trình thẩm định riêng và chuẩn cho ngành dệt, việc thiếu chặt chẽ trong các khâu sẽ dẫn tới việc bỏ sót hay trùng lặp một nội dung ,một khía cạnh nào đó. Mỗi loại dự án khác nhau đều có những đặc điểm riêng, đặc trưng. Mặt khác, thời gian gần đây số lượng các dự án ngành dệt liên tực gia tăng đòi hỏi phải có một quy trình thẩm định riêng. 2.2.Về phương pháp thẩm định Phương pháp thẩm định theo trình tự đôi khi được tiến hành quá cứng nhắc theo khuôn mẫu khiến cho dự án dệt may có quy mô nhỏ nhưng lại bị kéo dài. Phương pháp phân tích độ nhạy mới chỉ tiến hành ở một hay hai chiều mà chưa được tiến hành ở nhiều chiều, chưa bao quát hết được những biến động có thể xảy ra cho dự án. Phương pháp thẩm định dự án tại ngân hàng vẫn được áp dụng chung cho nhiều loại hình dự án chứ chưa có sự phân tách riêng biệt. Những phương pháp thẩm định mới như: dự báo rủi ro, ước lượng và kiểm soát rủi ro mới chỉ được áp dụng chứ chưa phát huy được hết hiệu quả trong công tác thẩm định. Các phương pháp được sử dụng vẫn chủ yếu là các phương pháp truyền thống. Một số ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt là những ngành có hàm lượng kỹ thuật cao chưa có các thông số, các chỉ tiêu để so sánh, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định . Nguyên nhân của tình trạng trên là do cán bộ thẩm định đã quen với các phương pháp truyền thống nên nhiều khi còn lúng túng khi áp dụng phương pháp mới. Mặt khác hạn chế về mảng kỹ thuật cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định 2.3.Về nội dung thẩm định Để đánh giá một dự án dệt may có khả thi hay không phải dựa trên rất nhiều nội dung nhưng nội dung chủ yếu mà ngân hàng thẩm định kỹ là thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư, hiệu quả tài chính của dự án và đánh giá tài sản đảm bảo còn các nội dung như tác động của dự án đến môi trường, khía cạnh kinh tế xã hội của dự án đôi khi chưa được đi sâu vào phân tích. Cụ thể: - Khía cạnh pháp lý của dự án mới chỉ xem xét hồ sơ của dự án có đầy đủ không, có hợp lệ không trong khi việc xem xét những hồ sơ này có phù hợp với các văn bản pháp luật trong nước không, những hiệp ước thông lệ quốc tế của ngành dệt vẫn chưa được đi sâu . - Khâu thẩm định kỹ thuật của dự án mới chỉ dừng lại ở mức độ sơ bộ chứ chưa thể đi sâu vào thẩm định công nghệ của dự án vì thiếu ý kiến của các chuyên gia trong ngành dệt hay thiếu sự đóng góp ý kiến của cán bộ chuyên môn. - Khi đánh giá khía cạnh thị trường nhất là thị trường nguyên nhiên vật liệu cho dự án ngành dệt mức độ chính xác chưa cao vì hầu hết các nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành đều phải nhập khẩu từ nước ngoài mà giá của mặt hàng này lại luôn biến động. Mặt khác các kết luận đã đưa ra còn mang nhiều tính chủ quan, thiếu thông tin về thị trường vì không có nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy. Nguyên nhân của tình trạng trên là : ngân hàng thiếu thông tin và những quy định của pháp luật trong lĩnh vực dệt may, quy định về thiết kế, về nhà xưởng. Bên cạnh đó những quy định về hạn ngạch dệt may thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho ngân hàng trong việc cập nhật thông tin. Ngoài ra, do hạn chế về số lượng nhân viên tín dụng nên chưa có sự phân công lĩnh vực thẩm định riêng biệt theo ngành kinh tế trong khi năng lực trình độ của cán bộ có hạn không thể bao quát hết tất cả các mảng, các khía cạnh của dự án đặc biệt là khía cạnh kỹ thuật. 2.4.Về nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định. Nguồn thông tin mà ngân hàng có được về khách hàng chủ yếu do khách hàng cung cấp và các thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng . Hệ thống thông tin đặc biệt là các thông tin chuyên ngành còn hạn chế, chưa phát huy hết tác dụng đối với các nghiệp vụ của Ngân hàng. Khả năng tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau phục vụ công việc chuyên môn nhiều hạn chế. Thông tin trên báo chí, internet còn thiếu nhất quán, nhiều khi còn trái ngược nhau vì chưa có cơ quan nào đứng ra xác minh tính thiết thực của các thông tin đó gây khó khăn cho cán bộ trong việc lưạ chọn thông tin. Do đó rất khó có cái nhìn chính xác và toàn diện trong việc nhận định thị trường, do đó mức độ chính xác của công tác thẩm định còn phụ thuộc rất nhiều vào thông tin thị trường. Mục đích của khách hàng đi vay là vay được vốn nên không thiếu trường hợp người đi vay đã cung cấp không chính xác các thông tin thực tế nhằm tạo tính khả thi cho phương án sản xuất kinh doanh của mình để được ngân hàng chấp nhận. Vì vậy, yêu cầu đội ngũ cán bộ tín dụng phải có kiến thức, có kinh nghiệm và có đạo đức nghề nghiệp cao nhằm phát hiện kịp thời các gian lận. Ngoài các hạn chế trên thì hiện nay vấn đề mà hầu hết các Ngân hàng thương mại đều gặp phải đó là tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi có nguy cơ gia tăng, thiếu nguồn khách hàng uy tín, khách hàng tiềm năng. Thời gian gần đây, mặc dù cơ chế chính sách của Nhà nước thường xuyên được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nhưng không tránh được tình trạng chồng chéo, không rõ ràng, thiếu nhất quán, người thực thi luật chưa kịp quen với văn bản này thì đã bị thay thế bằng văn bản khác . Sự bất ổn định của thị trường tài chính, thay đổi thất thường của tỷ giá hối đoái cũng gây nên những khó khăn không nhỏ cho ngân hàng . Sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa ngân hàng với doanh nghiệp, giữa ngân hàng với ngân hàng còn hạn chế. Các ngân hàng tìm kiếm thông tin về quan hệ của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng chủ yếu qua trung tâm trông tin tín dụng CIC. Tuy nhiên, nguồn thông tin này không phải lúc nào cũng có độ tin cậy cao bởi thông tin đó là do các ngân hàng tự giác cấp lên NHNN trong khi đó thông tin tại các tổ chức tín dụng cập nhật chậm vì vậy đôi khi không phản ánh đúng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Còn về phía chủ đầu tư, trong nhiều trường hợp thường cố tình không cung cấp đầy đủ các thông tin này cho ngân hàng đặc biệt là các chủ đầu tư đã có tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn đối với các tổ chức tín dụng khác. Chính vì vậy việc tìm hiểu và đánh giá các thông tin về khách hàng với các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn, gây nhiều rủi ro cho phía ngân hàng . Đa số các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn nhiều khó khăn về năng lực tài chính nên việc đưa ra quyết định cấp tín dụng cho dự án gặp không ít khó khăn. Tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp dệt may chủ yếu là đất đai, nhà xưởng, máy móc đã cũ kỹ và lạc hậu, một nguồn tài sản đảm bảo khác khá phổ biến chính là tài sản hình thành từ vốn vay ngân hàng .Ngoài ra, việc cung cấp nguyên vật liệu với một số doanh nghiệp thường không được ổn định, vì nguồn cung nguyên vật liệu thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố về tự nhiên, về thời tiết, khí hậu Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định cho vay của ngân hàng . 2.5.Về hệ thống trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định Hiện chưa có một phần mền chuyên dụng nào phục vụ cho công tác thẩm định dự án tại ngân hàng nên khối lương công việc mà các cán bộ tín dụng phải đảm nhiệm là rất lớn.Vì thị trường tiêu thụ của công ty rất rộng lớn, chủ yếu là thị trường quốc tế nên cán bộ tín dụng rất khó khăn trong việc xác định thị phần của công ty. Mặt khác, Việt Nam là một nước mà ngành công nghiệp dệt may khá phát triển, tính cạnh tranh trong ngành khá gay gắt, để chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như trên thế giới các công ty phải cạnh tranh ở nhiều công đoạn, nhiều phân đoạn thị trường, các công ty liên tục phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và giảm giá thành nhằm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Phục vụ mục đích trên bắt buộc các doanh nghiệp phải đầu tư mua sắm, đổi mới trang thiết bị, mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm, nâng cao uy tín với khách hàng. Sắp tới, khi Việt Nam mở rộng của hội nhập với thể giới, tính cạnh tranh của ngành sẽ càng khắc nghiệt hơn nữa khi có thêm nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia sản xuất trong cùng ngành. Điều này đồng nghĩa với việc công việc mà các cán bộ tín dụng phải làm sẽ nhiều hơn, sẽ vất vả hơn nữa. Nếu như hệ thống công nghệ phục vụ cho công tác thẩm định được hoàn thiện thì không chỉ giảm thiểu được thời gian mà chi phí thẩm định cũng giảm, giảm bớt khối lượng công việc phải thực hiện nâng cao năng suất lao động cho nhân viên. Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác thẩm định dự án của cán bộ tín dụng có hạn cũng là một khó khăn cho công tác thẩm định dự án. Về trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên Trong những năm gần đây, mặc dù Chi nhánh đã chú trọng tăng cường số lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, tổ chức tập huấn và đào tạo cán bộ dưới nhiều hình thức và chú ý ngay từ khâu tuyển chọn ban đầu nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế. Đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Chi nhánh được phát triển theo hướng đa năng, tích lũy được nhiều kinh nghiệm song hầu hết cán bộ thẩm định đều là các cử nhân và thạc sỹ kinh tế nên hiểu biết về các khía cạnh kỹ thuật còn yếu trong khi đó các dự án vay vốn lại đa dạng ngành ngề. Ngân hàng có tổ chức khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho một sô cán bộ, cử đi dự hội nghị, hội thảo tuy nhiên thì trong công tác thẩm định các dự án đặc biệt là các dự án yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao,yêu cầu thẩm định khía cạnh công nghệ sâu sắc như dự án nhập khẩu máy móc thiết bị, dự án chuyến giao công nghệ thì cán bộ tín dụng vẫn vấp phải một số lúng lúng vì không có kiến thức chuyên sau về kỹ thuật đó. Thực tế là nhiều doanh nghiệp dệt may khi nộp hồ sơ vay vốn kèm báo cáo nghiên cứu khả thi, có nhiều thông số kỹ thuật, nhiều loại máy móc chuyên dụng mà cán bộ thẩm định có thể không biết rõ, không hiểu nên cũng ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả công tác thẩm định. Thị trường ngành dệt may của Việt Nam chủ yếu là thị trường quốc tế, thị trưởng rộng lớn trong khi đội ngũ cán bộ công nhân viên với nguồn lực có hạn, trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định cũng hạn chế nên gặp phải những khó khăn trong việc tìm hiểu thị trường, xác định phân đoạn thị trường của ngành dệt . CHƯƠNG III .MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN ĐẦU TƯ NGÀNH DỆT MAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM , CHI NHÁNH THĂNG LONG Định hướng của Chi nhánh trong thời gian tới Nhận định thời gian tới sẽ rất khó khăn, có rất nhiều thách thức của một Ngân hàng Quốc doanh chuyển sang mô hình cổ phần, mục tiêu của NHNT Việt Nam cũng như của Chi nhánh Thăng Long nói riêng không nằm ngoài việc hướng tới phục vụ khách hàng, đó là nhanh hơn trong xử lý tác nghiệp, cao hơn về chất lượng dịch vụ và xa hơn về mạng lưới. Căn cứ vào mục tiêu hoạt động của NHNT Việt Nam, vào tình hình thực tế, Chi nhánh đã xây dựng phương hướng chiến lược cho các năm tiếp theo đến 2010 như sau : Tiếp tục củng cố và hoàn thiện công tác tổ chức của Chi nhánh , xây dựng đề án trình TW tách phòng kế toán và thanh toán dịch vụ thành phòng kế toán, tài chính phòng kinh doanh dịch vụ và phòng thanh toán Quốc tế phù hợp với quy mô và sự tăng trưởng của Chi nhánh. Bố trí đủ nguồn lực cán bộ, lãnh đạo các phòng, sắp xếp bố trí đủ nguồn lực để mở thêm phòng giao dịch trong năm 2009 cũng như tăng cường các phòng nghiệp vụ mới thành lập, đảm bảo đủ khả năng thực hiện tốt các mục tiêu năm 2009 cũng như định hướng phát triển lâu dài của Chi nhánh. Chú trọng công tác phát triển mạng lưới giao dịch trên các địa bàn trọng điểm của thành phố. Triển khai xây dựng mạng lưới khách hàng, tăng cường các chính sách khuyến mại khách hàng để duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, đa dạng hóa đối tượng khách hàng. Đặc biệt chú trọng công tác phát triển dịch vụ ngân hàng. Hệ thống ngân hàng điện tử với nhiều tính năng ưu việt và khả năng bảo mật tối đa sẽ được triển khai tới khách hàng. Dịch vị các điểm rút tiền tự động, các loại thẻ thanh toán, dịch vụ trả lương tự động tạo điều kiện cho khách hàng giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian, nhân lực và vật lực, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tập trung đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Tập trung xử lý nợ tồn đọng, kiên quyết không để những khoản vay mới phát sinh nợ quá hạn. Phấn đấu giảm mức dư nợ quá hạn xuống dưới 3,5% tổng dư nợ . Tiếp tục chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân viên trong toàn Chi nhánh, để mỗi cán bộ NHNT Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long là một cán bộ đa năng đồng thời là cán bộ có khả năng marketing tốt. Phấn đấu mỗi cán bộ là một tuyên truyền viên trong việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm của Chi nhánh. Tiếp tục tìm kiếm các dựa án mới đồng thời mở rộng quan hệ, khuyến khích cán bộ phòng khách hàng tìm kiếm lựa chọn phát triển khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ vay kinh doanh cá thể và tiêu dùng. Năm 2009 phấn đấu đạt lợi nhuận 25 tỷ đồng .Kiên trì với mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, với khẩu hiệu “Vietcombank Thăng Long – cùng quý khách hàng đi tới thành đạt” Chi nhánh Thăng Long cam kết sẽ đồng hành cùng khách hàng vượt qua những khó khăn hiện tại. Một lượng vốn lớn với chính sách lãi suất linh hoạt đã được chuẩn bị sẵn sàng để thâm gia đầu tư vào các dự án có hiệu quả trong năm 2009 2. Một số giải pháp Công tác thẩm định dự án đầu tư là một khâu không thể thiếu trong quy trình tín dụng tại các ngân hàng, nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng và đảm bảo an toàn cho nguồn tín dụng của ngân hàng. Việc thẩm định đúng đắn dự án đầu tư có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với các tổ chức tín dụng. Nó giúp các tổ chức tín dụng nhìn nhận một cách lôgíc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian dài, xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Trên cơ sở đánh giá chính xác đối tượng được đầu tư để có đối sách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Đây là căn cứ đánh giá cơ cấu chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh tế khả năng thu nợ, những rủi ro có thể xảy ra của dự án và lập kế hoạch cung cấp tín dụng theo từng đối tượng cho vay cũng như theo từng đối tượng bỏ vốn. Để công tác thẩm dự án đầu tư ngành dệt đạt kết quả cao thì các biện pháp mà ngân hàng có thể áp dụng : Giải pháp về quy trình thẩm định Trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay, khách hàng đòi hỏi ngân hàng phải có một quy trình thẩm định nhanh, gọn và tiết kiệm chi phí. Quy trình thẩm định là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc phân tích theo một trình tự nhất định từ khi nhận hồ sơ vay vốn đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Quy trình thẩm định được sử dụng như một cẩm nang chuẩn cho cán bộ, nên việc xây dựng một quy trình thẩm định chặt chẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác thẩm định của Ngân hàng. Ngân hàng cần hoàn thiện quy trình thẩm định dự án trong đó quy định rõ các bước thẩm định, các nội dung, phương pháp thống nhất và đảm bảo các yêu cầu thường xuyên cập nhật, đổi mới thông tin cho phù hợp với những thay đổi của kinh tế vĩ mô và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ. Bên cạnh quy trình chuẩn áp dụng chung cho các dự án vay vốn thì cần xây dựng những quy trình riêng áp dụng đối với từng loại hình dự án. Ví dụ để công tác thẩm định ngành dệt được tiến hành một cách có hiệu quả thì yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được một quy trình riêng cho công tác thẩm định ngành dệt. Để có thể xây dựng một quy thẩm định riêng cho ngành dệt thì cần thực hiện các yêu cầu sau: - Ngân hàng cần có quy trình rà soát mức độ rủi ro trong danh mục cho vay, theo loại dự án trong lĩnh vực dệt may để xem xét những tác động nào ảnh hưởng nhiều nhất lên lĩnh vực. - Trước khi xây dựng quy trình thẩm định riêng cho dự án ngành dệt thì cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia ngành dệt, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. Với những dự án mà hàm lượng kỹ thuật cao có thể thuê chuyên gia hay tư vấn viên chuyên môn để có thể đánh giá môt cách chính xác Giải pháp về phương pháp thẩm định Trong quá trình thẩm định dự án, việc vận dụng phương pháp thẩm định nào và ở mức độ như thế nào lại là một vấn đề đặt ra đối với cán bộ tín dụng. Một dự án được thẩm định bằng phương pháp khoa học, hiện đại cùng với kinh nghiệm quản lý và nguồn thông tin đáng tin cậy sẽ được đánh giá một cách toàn diện, chính xác và khách quan hơn. Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Thăng Long đã áp dụng các phương pháp thẩm định khoa học xong để đánh giá chính xác nhất dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư của ngành dệt nói riêng thì dự án cần được thẩm định theo trình tự và đối với mỗi nội dung cụ thể thì nên có phương pháp thẩm định riêng áp dụng cho nội dung đó. Ngân hàng nên tích cực áp dụng những phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư hiện đại đang được sử dụng trên thế giới, nhưng không vận dụng một cách máy móc thụ động mà vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam. Trước khi tiến hành thẩm định thì nên lựa chọn phương pháp thẩm định sao cho phù hợp với đặc trưng của loại hình dự án và nên kết hợp nhiều phương pháp thẩm định để tăng thêm tính chính xác cho việc phân tích đánh giá dự án. Tìm tòi và áp dụng những phương pháp thẩm định mới, tiên tiến. Có thể kết hợp nhiều chủ thể cùng tham gia thẩm định dự án như ngân hàng, các tổ chức tín dụng, cơ quan chủ quản, chủ dự án đầu tư. Việc kết hợp nhiều chủ thể cùng tham gia thẩm định để tăng thêm tính chính xác cho các kết quả thẩm định, tránh được những kết luận mang nặng tính chủ quan của một đơn vị. Mặt khác, nên kết hợp các phương pháp thẩm định nhằm đánh giá toàn diện dự án đầu tư. Mỗi phương pháp thẩm định đều có những ưu, nhược điểm riêng, cán bộ tín dụng cần biết cách kết hợp các phương pháp để phát huy từng ưu điểm của phương pháp này, hạn chế nhược điểm của phương pháp kia. Giải pháp về nội dung thẩm định Việc thẩm định cần được tiến hành một cách toàn diện tất cả các khía cạnh có liên quan của dự án, ngân hàng cần chú trọng kiểm tra tính hợp lý của các dự tính về chi phí đầu tư, về các chỉ tiêu hiệu quả dựa trên cơ sở tham khảo những dự án đầu tư tương tự điển hình. Cần xác định các định mức kinh tế kỹ thuật trong xây dựng cơ bản để đồng bộ hóa trong toàn bộ hệ thống tránh sự phân tích đánh giá mang nặng tính chủ quan của mỗi cán bộ tín dụng. Ngân hàng cũng cần thẩm định kỹ lưỡng các nội dung tránh tình trạng chỉ dựa vào kế hoạch do chủ đầu tư đưa ra, tránh tính trạng sử dụng lãng phí gây thất thoát nguồn vốn đầu tư đặc biệt là đối với những dự án đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài . Khi thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án cần cập nhật những thông tin, những quy định mới nhất về lĩnh vực dệt may đặc biệt là những điều lệ, những quy định mới nhất của Quốc tế về xuất khẩu hàng dệt may. Cần tiến hành thẩm định chi tiết các nội dung như tổng vốn đầu tư của dự án, thẩm định chi phí, thẩm định các nhân tố rủi ro, thẩm định khách hàng, thẩm định tài chính dự án qua các năm một các khoa học chính xác. Khi thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án cần lựa chọn những tiêu chuẩn, tiêu chí thẩm định cho phù hợp. Các tiêu chuẩn đưa ra phải phù hợp với quy mô, tính chất của từng dự án dệt may. Cụ thể trong quá trình áp dụng các chỉ tiêu để đối chiếu so sánh, những thông số, số liệu của dự án được đưa ra so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn định mức, quy định hoặc với các dự án đang hoạt động. Công việc này phải đặt trong điều kiện cụ thể, tránh so sánh một cách máy móc, cứng nhắc. Phải xem xét các chỉ tiêu trong môi trường biến động các yếu tố ( thay đổi các chính sách kinh tế, các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu kinh tế xã hội) để phản ánh đúng giá trị thực của các chỉ tiêu trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như giá trị thời gian của tiền vốn, chi phí cơ hội. Đặc biệt là đối với các dự án có thời gian đầu tư kéo dài thì nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố này là không thể tránh khỏi và có thể gây sai lệch cho kết quả phân tích. Với những dự án mà yêu cầu chuyên môn cao, cần có tham khảo ý kiến của các chuyên gia của ngành để tránh những hiểu lầm. Với những dự án yêu cầu cán bộ thẩm định phải thẩm định kỹ khía cạnh kỹ thuật của dự án, mà đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về ngành, lĩnh vực thì có thể nhờ đến sự giúp đỡ của tư vấn hoặc có thế thuê chuyên gia của ngành tiến hành khía cạnh này, việc thuê chuyên gia tuy có mất thêm một khoản chi phí nhưng bù lại sẽ tiết kiệm được thời gian, ý kiến mà các chuyên gia đưa ra cũng chính xác hơn. Giải pháp về con người Con người là nhân tố trung tâm chi phối, ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng. Vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng thì trước hết phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ với các yếu tố như: trình độ học vấn, năng lực kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Đáp ứng yêu cầu này, Chi nhánh Thăng Long cần tập trung vào các vấn đề như tuyển dụng cán bộ, bồi dưỡng cán bộ và chính sách đãi ngộ. Các dự án đầu tư ngày nay ngày càng lớn hơn về quy mô, càng phức tạp hơn về kỹ thuật nên yêu cầu đặt ra cho công tác thẩm định vì thế cùng ngày càng cao hơn. Từ đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến thức sâu rộng mới có đủ năng lực để xem xét, đánh giá một cách khoa học và chính xác các dự án phức tạp cả về kinh tế và kỹ thuật. Do vậy, việc nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng tại ngân hàng là một công tác rất quan trọng. Để nâng cao chất lượng của công tác thẩm định dự án, tác giả xin đề cập một số biện pháp sau : - Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, nâng cao trình độ cho cán bộ, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên ngành với sự góp mặt của các chuyên gia trong và ngoài nước. Tăng cường mối quan hệ với các doanh nghiệp dệt may để có thêm nguồn thông tin phục vụ cho việc thẩm định Kết hợp đào tạo với các trường đại học để có được nguồn lực chất lượng cao. Đồng thời Ngân hàng nên mở các lớp đào tạo ngắn hạn tại trung tâm đào tạo của VCB để nâng cao kinh nghiệm và kiến thức thực tế cho nhân viên mới tuyển dụng. Với chính sách này, cán bộ Ngân hàng đã có kinh nghiệm sẽ là người bổ sung kiến thức thực tế cho sinh viên mới được tuyển dụng, tạo điều kiện cho họ tìm hiểu kiến thức thực tế một cách hiệu quả hơn . Đội ngũ cán bộ công nhân viên cần phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và luôn có ý thức vươn lên hoàn thành tốt công việc được giao. Vì vậy, ngân hàng nên có chính sách khen thưởng, tuyên dương đối với những cán bộ, chuyên gia làm việc giỏi để tránh hiện tượng chảy máu chất xám. Tuy nhiên cũng cần có biện pháp xử lý đối với những cán bộ làm việc không nghiêm túc gây thất thoát tài sản của Ngân hàng . Thường xuyên kiểm tra đội ngũ cán bộ chuyên môn, xem xét và thuyên chuyển những cán bộ thẩm định không đáp ứng được yêu cầu công việc sang làm công việc khác, bố trí các cán bộ có trình độ, bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm cao vào những vị trí quan trọng chủ chốt để phát huy vị thế sức mạnh con người. Tận dụng kinh nghiệm, kiến thức của người đi trước. Phát động phong trào nghiên cứu khoa học qua đó tập hợp các đề xuất ý kiến, đề án nghiên cứu có giá trị để phổ cập và áp dụng trong hệ thống. Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch chung ngân hàng cần xây dựng một chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ và có tổ chức tổng kết đánh giá để rút kinh nghiệm . Gắn quyền lợi với trách nhiệm của cán bộ thẩm định. Cần có những quy định rõ ràng, chi tiết và cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm để mỗi cá nhân lấy đó làm định hướng phấn đấu. Giải pháp về thiết bị công nghệ Phát triển hệ thống công nghệ thông tin Theo xu thế chung các ngân hàng ngày càng phải tiến hành thẩm định các dự án với quy mô và tính rủi ro cao hơn. Các cán bộ tín dụng cũng phải giải quyết nhiều công việc nên hiện đại hóa công nghệ thông tin nói chung và chú ý đến hiện đại hóa công nghệ thẩm định nói riêng để thẩm định chính xác hiệu quả tài chính của dự án vừa đảm bảo quyền lợi của ngân hàng vừa nâng cao tính cạnh tranh trong việc cấp tín dụng. Ngân hàng cũng nên tập trung vào việc nghiên cứu và ứng dụng các phần mền đánh giá hiệu quả tài chính của dự án vào công tác thẩm định để qua giai đoạn áp dụng thử có thể đưa vào áp dụng trong phạm vi rộng rãi. Bên cạnh việc đầu tư vào hệ thống trang thiết bị cho công tác thẩm định tín dụng thì ngân hàng cũng cần chú ý tới việc đầu tư công nghệ , trang thiết bị cho các bộ phận khác có liên quan, phục vụ trực tiếp cũng như gián tiếp cho công tác tín dụng, ví dụ như phần mền quản lý tài sản, phần mền kế toán kiểm toán cho bộ phận kế toán ngân hàng và bộ phận quản lý thu chi ngân quỹ. Ngoài ra thông tin còn là cơ sở rất quan trọng cho công tác cho công tác thẩm định. Việc thu thập được các thông tin chính xác giúp cho ngân hàng khắc phục được vấn đề thông tin không cân xứng. Do đó ngân hàng cần có biên pháp thu thập, xây dựng kênh phân phối, thu thập và xử lý thông tin hơp lý, chính xác khoa học giúp cho việc đánh giá đúng hiệu quả của dự án đầu tư. Các biện pháp có thể sử dụng: Ngân hàng nên có một bộ phận chuyên thu thập và xử lý thông tin phục vụ trực tiếp cho quá trình thẩm định cũng như các thông tin thị trường, tham khảo có liên quan giúp cho ngân hàng có thể thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Bộ phận này không có nhiệm vụ lưu trữ, thu thập và xử lý mà còn phải thường xuyên cập nhật thông tin có liên quan như: thông tin về tính năng đặc điểm hoạt động của máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất, các thông tin về biến động giá cả, chính sách xuất nhập và đầu tư của nhà nước Ngân hàng cũng cần tổ chức lưu trữ thông tin một cách khoa học theo lĩnh vực ngành nghề cụ thể, tăng cường hệ thống thông tin nội bộ để giảm thiểu rủi ro đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ thẩm định hệ với các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng dể tạo thêm nguông cung cấp thông tin. Tạo dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, với các đối tác của doanh nghiệp và mối quan hệ với các tổ chức tín dụng khách để có thêm nguồn cung cấp thông tin hữu ích phục vụ cho công tác thẩm định dự án. Giải pháp về tổ chức Hoàn thiện cơ cấu tổ chức điều hành của ngân hàng đối với hoạt động thẩm định dự án dệt may một cách mềm dẻo, linh hoạt Cần hoàn thiện tổ chức thẩm định trong toàn hệ thống của ngân hàng nhằm phối hợp chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Việc tổ chức quản lý điều hành công tác thẩm định cần được chú trọng với quy trình thẩm định chặt chẽ vì đây là khâu quan trọng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh như uy tín của ngân hàng. Các dự án đầu tư có quy mô khác nhau, thuộc ngành nghề lĩnh vực khác nhau, mức độ phức tạp cũng khác nhau nên việc phân công, bổ nhiệm cán bộ tín dụng thẩm định cũng phải tiến hành cho phù hợp với năng lực của từng người. Bên cạnh đó cũng cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để phát huy hết tiền lực của ngân hàng Tăng cường tính khoa học và kỷ luật trong công tác tổ chức tín dụng Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long cần thắt chặt việc chấp hành quy trình tín dụng, thể lệ cho vay đối với tất cả cán bộ kinh doanh, các bộ phận có liên quan. Khâu thẩm định dự án cho vay được tiến hành mang tính thực chất hơn. Thẩm định bao gồm cả hiệu quả dự án, khả năng tiêu thụ hay đầu ra của thị trường sản phẩm và dịch vụ, giá trị đích thực và tính pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay. Uy tín của dự án của khách hàng. Năng lực của chủ dự án là những yếu tố không thể bỏ qua trong quy trình thẩm định cho vay. Bên cạch đó,cần hoàn thiện tổ chức tín dụng nhằm phối hợp chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh khác giữa các chi nhánh cùng hệ thống cũng như giữa các hệ thống với nhau.Công tác tín dụng cũng cần linh hoạt theo thời kỳ và sự phát triển của ngân hàng. Sự gia tăng về số lượng khách hàng cũng như số lượng dự án đầu tư sẽ đòi hỏi các nhân viên làm việc với khối lượng công việc lớn, vì vậy ngân hàng cần phân công cán bộ tín dụng đảm trách công tác thẩm định luân phiên hợp lý để tránh tình trạng quá tải cho cán bộ thẩm định. 3.Kiến nghị Để đảm bảo nâng cao chất lượng công tác tín dụng, thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp. Xuất phát từ yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung và của Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Thăng Long có thể đưa ra các kiến nghị: 3.1.Về phía Nhà nước và các Bộ Ngành Đề nghị NHNN phối hợp với các Bộ tài chính , Bộ kế hoạch đầu tư , Bộ xây dựng, Tổng cục thống kêxây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu mang tính chuẩn mực cùng ngưỡng đánh giá cho từng ngành, lĩnh vực làm cơ sở so sánh đánh giá dự án . Đề nghị các Bộ Ngành, cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư, nâng cao trình độ chất lượng thẩm định dự án. Nhà nước cần quy định rõ hơn trách nhiệm của chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định đầu tư, trách nhiệm của các bên đối với các kết quả thẩm định trong nội dung của dự án đầu tư, tập chung vào các quản lý xây dựng, tổ chức hạch toán, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán thống kê và thông tin báo cáo theo quy định, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc tạo điều kiện giúp ngân hàng trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án . 3.2.Đối với NHNN . NHNN cấn hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, hỗ trợ cho các NHTM và nâng cao nghiệp vụ thẩm định đồng thời mở rộng phạm vi, nội dung và tăng tính cập nhật của trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hàng năm, NHNN cần tổ chức hội nghị kinh nghiệm toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các NHTM trong công tác tín dụng. Đề nghị bộ phận thẩm định các NHTM Việt Nam phối hợp với nhau để trao đổi kinh nghiệm và thông tin. Đặc biệt, xu hướng hiện nay là các ngân hàng cho vay đồng tài trợ những dự án quy mô lớn, việc hợp tác sẽ tận dụng được thế mạnh của mỗi ngân hàng. 3.3. Đối với chủ đầu tư lĩnh vực dệt may Đề nghị các chủ đầu tư nâng cao năng lực lập và thẩm định các dự án đầu tư, chấp hành nghiêm chỉnh việc xây dựng và lập dự án theo đúng nội dung quy định trong thông tư số 09/BKH/VPTĐ của Bộ kế hoạch đầu tư về xây dựng và thẩm định. Các chủ đầu tư cần nhận thức đúng vai trò, vị trí các thông tin nên cần cung cấp thông tin cho ngân hàng một các chính xác, trung thực.Cần thực hiện tốt những cam kết đã ký trên hợp đồng vay vốn. Giảm thiểu cho ngân hàng những tổn thất. Các doanh nghiệp dệt may khi muốn vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh khi lập kế hoạch vay vốn phải trung thực trong việc khai báo các thông tin liên quan cho ngân hàng.Việc lập dự án đầu tư để vay vốn yêu cầu phải rõ ràng, chính xác không phức tạp để giúp ngân hàng có thể tiến hành thẩm định một các nhanh chóng. 3.4.Kiến nghị với ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long. Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ ngày càng hiện đại, khoa học góp phần thúc đẩy việc trao đổi thông tin trong toàn chi nhánh cũng như toàn bộ hệ thống như triển khai hệ thống thông tin khách hàng, xây dựng hệ thống thông tin có kết nối với NHNN Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về các lĩnh vực như kế toán, kiểm toán, xây dựng để các cán bộ tín dụng nâng cao trình độ chuyên môn. Để tạo điều kiện tiếp cận giữa ngân hàng và khách hàng có các dự án đầu tư tốt thì một trong những phương tiện quan trọng là mạng Internet vì vậy ngân hàng cần cần chú trọng hơn nữa đầu tư xây dựng website riêng với các thông tin cập nhật liên tục đặc biệt là các chính sách khách hàng của ngân hàng, công khai tình hình tài chính của ngân hàng. Ngân hàng nên phát động nhiều phong trào nghiên cứu khoa học toàn hệ thống. Hàng năm tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả của công tác thẩm định để hoàn thiện quy trình thẩm định trong toàn hệ thống đồng thời định hướng phát triển cho công tác tín dụng. KẾT LUẬN Có thể khẳng định công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có một vai trò rất quan trọng,nó không chỉ quan trọng với Ngân hàng vì đảm bảo an toàn cho nguồn tín dụng của Ngân hàng mà còn quan trọng với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vì sau khi thẩm định ,ngân hàng sẽ ra quyết định cho cho các doanh nghiệp vay vốn hay không. Để công tác thẩm định dự án vay vốn ngành dệt tại Chi nhánh VCB Thăng Long đạt hiệu quả cao thì cần có sự cố gắng của cả hai phía, phía Ngân hàng cần hoàn thiện quy trình, phương pháp thẩm định, tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ thẩm định có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Về phía các doanh nghiệp dệt may cần đưa ra các dự án đầu tư có tính khả thi cao, tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định tiến hành công tác thẩm định dự án một các nhanh chong chính xác. Do thời gian thực tập tại Ngân hàng ngắn, năng lực còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em cũng xin chân thành cảm ơn Th.S Trần Mai Hoa và các anh chị phòng Khách hàng cũng như ban giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này . DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số 958/QĐ.NHNT.TCCB- ĐT của Hội Đồng quản trị ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ngày 15/08/2008 2. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007, 2008 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Thăng Long 3. Bảng cân đối kế toán năm 2007, 2008 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh Thăng Long 4.Cẩm nang tín dụng ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 5. PGS.TS Từ Quang Phương , giáo trình kinh tế đầu tư,(2007) NXB ĐH Kinh tế quốc dân 6. TS Nguyễn Minh Kiều -Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, ( 2007) NXB Tài chính 7. PSG.PTS Lê Văn Tề, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại ( 2004 ) NXB Thống Kê 8 . PGS .TS Lưu Thị Hương , Thẩm định tài chính dự án (2004 ) NXB Tài Chính 9. Lịch sử ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 10 : Website : vietcombank.com.vn 11 : Website : www://atpvietnam.com.vn 12 : Website :www://vietnamtextile.org 13 : Websiet://vinatex.com PHỤ LỤC Bảng 2.13:Chi phí dự án ( trường hợp chi phí bán hàng và quản lý chung tăng chiếm 20% doanh thu ) Đơn vị : USD Năm 1 2 3 4 5 6 7 Định phí : 196241.54 196191.56 196141.58 196091.598 196041.618 195991.64 195991.64 - Chi phí nguyên liệu chính 96553.08 96553.08 96553.08 96553.08 96553.08 96553.08 96553.08 - Chi phí nguyên liệu phụ 9655.308 9655.308 9655.308 9655.308 9655.308 9655.308 9655.308 - Chi phí nhân công trực tiếp 34844.73 34844.73 34844.73 34844.73 34844.73 34844.73 34844.73 - Chi phí bán hàng và quản lý 51105.6 51105.6 51105.6 51105.6 51105.6 51105.6 51105.6 - Trả lãi vay vốn lưu động 249.9 199.92 149.94 99.96 49.98 - Chi phí sửa c hữa thường xuyên 3832.92 3832.92 3832.92 3832.92 3832.92 3832.92 3832.92 Biến phí : 25063.55 23607.55 22151.55 20695.55 19239.55 17783.55 17783.55 - KHTSCĐ 16571.43 16571.43 16571.43 16571.43 16571.43 16571.43 16571.43 - Trả lãi vay đầu tư 7280 5824 4368 2912 1456 - Chi phí sửa chữa lớn 1212.12 1212.12 1212.12 1212.12 1212.12 1212.12 1212.12 Tổng chi phí 221305.088 219799.108 218293.128 216787.148 215281.168 213775.188 213775.188 Bảng 2.14 :lợi nhuận dự án ( trường hợp chi phí bán hàng và quản lý chung tăng chiếm 20% doanh thu ) Năm 1 2 3 4 5 6 7 Doanh thu 255528 255528 255528 255528 255528 255528 255528 Chi phí 221305.088 219799.108 218293.128 216787.148 215281.168 213775.188 213775.188 LNTT 34222.912 35728.892 37234.872 38740.852 40246.832 41752.812 41752.812 Thuế TNDN (28%) 9582.4154 10004.09 10425.764 10847.43856 11269.113 11690.787 11690.787 LNST 24640.497 25724.802 26809.108 27893.413 28977.719 30062.025 30062.025 Đơn vị : USD Bảng 2.15 :dòng tiền của dự án ( trường hợp chi phí bán hàng và quản lý chung tăng chiếm 20% doanh thu ) Đơn vị : USD Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 Vốn đầu tư 94500 LNST 24640.497 25724.802 26809.108 27893.413 28977.719 30062.025 30062.025 KHTSCĐ 16571.43 16571.43 16571.43 16571.43 16571.43 16571.43 16571.43 Lãi vay vốn lưu động 249.9 199.92 149.94 99.96 49.98 Lãi vay đầu tư 7280 5824 4368 2912 1456 Dòng tiền thuần -94500 48741.827 48320.152 47898.478 47476.803 47055.129 46633.455 46633.455 Hệ số chiết khấu 1.000 0.926 0.858 0.794 0.736 0.682 0.631 0.585 Dòng tiền dự án -94500 45143.861 41449.767 38055.05987 34935.6688 32069.446 29436.013 27263.141 Dòng tiền cộng dồn -94500 -49356.139 -7906.3722 30148.68769 65084.3565 97153.803 126589.82 153852.96 Bảng 2.16 : Chi phí của dự án ( trường hợp giá nguyên liệu chính tăng 20% ) Đơn vị : USD Năm 1 2 3 4 5 6 7 Định phí: 197040.976 196990.996 196941.016 196891.036 196841.056 196791.076 196791.076 - Chi phí nguyên liệu chính 115863.696 115863.696 115863.696 115863.696 115863.696 115863.696 115863.696 - Chi phí nguyên liệu phụ 11586.370 11586.370 11586.370 11586.370 11586.370 11586.370 11586.370 - Chi phí nhân công trực tiếp 34844.730 34844.730 34844.730 34844.730 34844.730 34844.730 34844.730 - Chi phí bán hàng và quản lý 30663.360 30663.360 30663.360 30663.360 30663.360 30663.360 30663.360 - Trả lãi vay vốn lưu động 249.90 199.92 149.94 99.96 49.98 - Chi phí sửa chữa thường xuyên 3832.92 3832.92 3832.92 3832.92 3832.92 3832.92 3832.92 Biến phí: 25063.55 23607.55 22151.55 20695.55 19239.55 17783.55 17783.55 - KHTSCĐ 16571.43 16571.43 16571.43 16571.43 16571.43 16571.43 16571.43 - Trả lãi vay đầu tư 7280 5824 4368 2912 1456 - Chi phí sửa chữa lớn 1212.12 1212.12 1212.12 1212.12 1212.12 1212.12 1212.12 Tổng chi phí 222104.526 220598.546 219092.566 217586.586 216080.606 214574.626 214574.626 Bảng 2.17: Lợi nhuận của dự án ( trường hợp giá nguyên liệu chính tăng 20% ) Đơn vị : USD Năm 1 2 3 4 5 6 7 Doanh thu 255528 255528 255528 255528 255528 255528 255528 Chi phí 222104.526 220598.546 219092.566 217586.586 216080.606 214574.626 214574.626 LNTT 33423.474 34929.454 36435.434 37941.414 39447.394 40953.374 40953.374 Thuế TNDN (28%) 9358.5727 9780.2471 10201.922 10623.59592 11045.2703 11466.945 11466.945 LNST 24064.901 25149.207 26233.512 27317.818 28402.124 29486.429 29486.429 Bảng 2.18 : Dòng tiền của dự án ( trường hợp giá nguyên liệu chính tăng 20% ) Đơn vị : USD Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 Vốn đầu tư 94500 LNST 24064.901 25149.207 26233.512 27317.818 28402.124 29486.429 29486.429 KHTSCĐ 16571.43 16571.43 16571.43 16571.43 16571.43 16571.43 16571.43 Lãi vay vốn lưu động 249.9 199.92 149.94 99.96 49.98 Lãi vay đầu tư 7280 5824 4368 2912 1456 Dòng tiền thuần -94500 48166.231 47744.557 47322.882 46901.208 46479.534 46057.859 46057.859 Hệ số chiết khấu 1.000 0.926 0.858 0.794 0.736 0.682 0.631 0.585 Dòng tiền dự án -94500 44610.754 40956.012 37597.75223 34512.1188 31677.161 29072.685 26926.632 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2181.doc
Tài liệu liên quan