Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Quân Đội – Chi nhánh Minh Khai

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I 2 PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG 2 CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2 1. Tín dụng ngân hàng 2 1.1. Khái niện tín dụng ngân hàng 2 1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng 2 1.3. Vai trò tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế 5 1.4. Rủi ro tín dụng 6 2. Thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của NHTM 7 2.1. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của NHTM 7 2.2. Nội dung thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của NHTM 8 2.2.1. Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính 8 2.2.2. Thẩm định các báo cáo tài chính 10 2.3. Chỉ tiêu phán ánh chất lượng công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của NHTM 21 3. Hoạt động cho vay DNV&N của NHTM 23 3.1. Khái niệm và đặc điểm của DNV&N 23 3.1.1. Khái niện DNV&N 23 3.1.2. Đặc điểm của DNV&N 24 3.1.3. Điều gì cần lưu ý trong cho vay DNV&N 28 3.2. Vai trò tín dụng của NHTM đối với DNV&N 29 4. Các nhân tố ảnh hưởng tới thẩm định tài chính trong cho vay DNV&N 30 4.1. Nhân tố chủ quan 30 4.2. Nhân tố khách quan 30 CHƯƠNG II 32 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG 32 THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH MINH KHAI 32 1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Minh Khai 32 1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Minh Khai 32 1.2. Những kết quả đạt được 34 2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính trong cho vay đối với các DNV&N tại chi nhánh Minh Khai 38 2.1. Quy trình thẩm định tài chính trong cho vay đối với các DNV&N tại chi nhánh Minh Khai 38 2.2. Nội dung thẩm định tài chính trong cho vay đối với các DNV&N tại chi nhánh Minh Khai 39 3. Đánh giá chất lượng công tác thẩm định tài chính trong cho vay đối với các DNV&N tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Minh Khai 52 3.1. Kết quả đạt được 52 3.2. Hạn chế và nguyên nhân 54 CHƯƠNG III 56 Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH 56 TÀI CHÍNH TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH MINH KHAI 56 1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay DNV&N tại Ngân hàng Quân Đội – chi nhánh Minh Khai 56 2. Đề xuất nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong cho vay DNV&N tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Minh Khai 57 2.1. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin 57 2.2. Hoàn thiện nội dung thẩm định 58 2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD 59 2.4. Giải pháp về trang thiết bị, công nghệ ngân hàng 61 2.5. Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát 61 3. Một số kiến nghị 62 3.1. Với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan 62 3.2. Với Ngân hàng Nhà nước 63 3.3. Với Ngân hàng TMCP Quân Đội 64 KẾT LUẬN 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 66 PHỤ LỤC 67

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Quân Đội – Chi nhánh Minh Khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiêu, từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Thẩm định CBTD tiến hành đánh giá, kiểm tra hồ sơ vay vốn, thực hiện thẩm định khoản vay, để có kết luận về các đề xuất tín dụng, đề xuất các phương án giải quyết. Sau đó lập tờ trình tín dụng hoặc báo cáo thẩm định để lãnh đạo ngân hàng xem xét quyết định. Trình tự thực hiện thẩm định: CBTD thẩm định theo các trình tự và nội dung cụ thể như sau: Thẩm định độ tin cậy từ các nguồn thông tin CBTD có được (các báo cáo tài chính) Thẩm định các báo cáo tài chính (Bảng CĐKT, báo cáo KQKD) Xem xét các tỷ số tài chính Lập tờ trình thẩm định: Sau khi thực hiện tác nghiệp thẩm định theo trình tự trên, CBTD tiến hành lập Tờ trình thẩm định hoặc báo cáo kết quả thẩm định tới lãnh đạo ngân hàng xem xét phê duyệt. Nhận xét: Thẩm định là bước quan trọng nhất có tác động tới quyết định cho vay của ngân hàng cũng như số vốn vay mà khách hàng được vay. CBTD của ngân hàng luôn thực hiện đầy đủ các nội dung thẩm định, không bỏ sót hay thẩm định sơ sài nội dung nào, góp phần làm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. 2.2. Nội dung thẩm định tài chính trong cho vay đối với các DNV&N tại chi nhánh Minh Khai Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính Nội dung thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính gồm: Thẩm định tính hợp pháp, hợp lệ của các báo cáo tài chính: Các báo cáo này phải là bản gốc hoặc là bản sao có công chứng. CBTD sẽ đánh giá mức độ chính xác của các báo cáo tài chính khi trực tiếp thăm quan cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để có được cái nhìn thực tế những gì xảy ra, qua việc kiểm tra các chứng từ liên quan và các thông tin từ nhiều nguồn khác như từ cơ quan thuế, từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của ngân hàng nhà nước. CBTD xem xét các báo cáo tài chính này đã có tổ chức kiểm toán độc lập có uy tín kiểm toán chưa. Ví dụ: 18/2/2007 công ty TNHH Kỹ thuật công nghệ LCD (gọi tắt là công ty LCD). Công ty gửi đến Chi nhánh bộ hố sơ vay vốn gồm có giấy tờ chứng nhận tư cách pháp nhân của doanh nghiệp (giấy đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm GĐ…), giấy đề nghị vay vốn, phương án SXKD và kế hoạch vay, trả nợ, báo cáo tài chính đến thời diểm gần nhất, chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan khác. Đề nghị của doanh nghiệp như sau: Số tiền xin vay: 1.500.000.000đ Mục đích vay:bổ sung vốn kinh doanh ngắn hạn Thời hạn vay: 12 tháng Tài sản đảm bảo: nhà và đất tại tổ 19C hẻm 318/100/8 đường Đê La Thành, Phường Ô chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội trị giá 1.032 trđ. Để thẩm định tài chính của doanh nghiệp, CBTD dựa trên BCTC do doanh nghiệp cung cấp và các thông tin khác mà họ có được. Các BCTC doanh nghiệp cung cấp bao gồm: Bảng CĐKT, BCKQKD của 2 năm gần nhất. Nhận xét: CBTD thực hiện việc kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của hồ sơ tài chính của công ty LCD theo đúng những nội dung trên. Nhìn chung các BCTC đều có đủ các con dấu, chữ ký hợp lệ. Cũng như hầu hết các trường hợp vay vốn khác tại Chi nhánh, các BCTC do công ty LCD cung cấp là những báo cáo không qua kiểm toán nên mang tính chủ quan, không đảm bảo chất lượng thông tin, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả phân tích tài chính. CBTD cũng đã thu thập thông tin từ bên ngoài từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC và trực tiếp xuống cơ sở hoạt dộng của doanh nghiệp để xác minh thông tin. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định như đó là: việc phân tích TCDN mới chủ yếu dựa vào bảng CĐKT và BCKQKD mà chưa quan tâm tới báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC. Sau khi thẩm định tính chính xác của các báo cáo tài chính, CBTD sẽ thẩm định nội dung trong các báo cáo đó. Thẩm định các báo cáo tài chính Khoản mục Mục tiêu Lưu ý Câu hỏi I/Bảng CĐKT Đâu là giá trị của doanh nghiệp? A. Tài sản 1. Tiền mặt Nếu tiền mặt cao, có thể do doanh nghiệp huy động về để phóng đại quy mô tài sản. Doanh nghiệp hiện đang gửi tiền tại các TCTD nào (thẩm định thời gian doanh nghiệp đã gửi tiền tại các TCTD này) 2.Các khoản phải thu khách hàng - Chất lượng thanh khoản của các khoản phải thu khách hàng? - Chính sách quản lý thu nợ - Khả năng quản lý phải thu của doanh nghiệp Việc đặt câu hỏi nhằm: - Thẩm định tính trung thực của doanh nghiệp và tính chính xác của báo cáo thông qua sự phù hợp giữa các khoản mục và kết quả thẩm vấn? - Thu nhập nguồn thông tin để tiếp tục điều tra về chất lượng các khoản phải thu và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. - Hiểu được lý do biến động các khoản mục, và thực chất của biến động về tài sản và nguồn vốn trong kỳ. - Nhóm khách hàng mục tiêu (nội địa và nước ngoài) - Đặc điểm khách hàng (giao dịch 1 lần, giao dịch nhiều lần) - Danh sách các khách hàng lớn? - Danh sách các con nợ? - Hạn mức trả chậm ? - Thời hạn trả chậm theo quy định? - Yêu cầu ký quỹ đối với khách hàng? - Chính sách thu nợ - Chi tiết các khoản phải thu (đến hạn)? - Các biện pháp khuyến khích bán hàng (giảm trừ doanh thu), quảng cáo, tiếp thị mà doanh nghiệp áp dụng? - Tại sao phải thu khách hàng tăng, giảm (đáng kể) trong kỳ? con nơsácịchep 3.Các khoản phải thu khác - Chất lượng thanh khoản của phải thu khác? - Có rò rỉ vốn? Phải thu khác có thể che đậy sự rò rỉ vốn Phải thu khác có thể không đem lại nguồn tài chính cho doanh nghiệp => Tân trang BCTC Chi tiết các khoản phải thu khác? 4. Tồn kho - Chất lượng thanh khoản của tồn kho - Chính sách quản lý tồn kho (NVL, thành phẩm, hàng hóa). - Lĩnh vực chính của doanh nghiệp - Các nghiên cứu định tính về đặc thù ngành và sản phẩm cho biết những đặc điểm cơ bản về tồn kho của doanh nghiệp. Trên cơ sở hiểu biết này, đánh giá sự phù hợp của quy mô tồn kho của doanh nghiệp? - Lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp trên thực tế? - Danh mục hàng tồn kho? - Sản phẩm chính của doanh nghiệp? - Chất lượng hàng tồn kho? - Khả năng bán hàng tồn kho trên thị trường? - Tính biến động của thị trường và giá cả hàng tồn kho? - Doanh nghiệp có xây dựng kế hoạch dự trữ không? (Kỳ dự trữ bình quân? Tỷ lệ dự trữ trên sản lượng...) - Có các nguồn cung cấp nào? - Chính sách thanh toán cho nhà cung cấp? - Lý do tăng giảm (đáng kể) tồn kho trong kỳ? 5.Tài sản lưu động khác Chất lượng thanh khoản của tài sản lưu động khác? Sự thay đổi về các tài sản lưu động này có thể ảnh hưởng đến dòng tiền (VD: giảm ký quỹ, tăng tiền mặt). Khoản mục này có thể phản ánh luồng rò rỉ vốn nếu các khoản tạm ứng tăng liên tục và có tỷ trọng lớn. Chi tiết các khoản tạm ứng (có tỷ trọng cao)? Mục đích các khoản ký cược, ký quỹ (mở L/C, mở bảo lãnh...) Ký cược, ký quỹ ở đâu? 6. Tài sản cố định - Tính hữu dụng của tài sản cố định (các tài sản có thực sự dùng cho sản xuất kinh doanh không) - Chiến lược kinh doanh của DN - Các tài sản có thể làm tài sản đảm bảo - Loại tài sản cố định đầu tư, tốc độ đầu tư tài sản cố định có thể phản ánh tính cách của doanh nghiệp (tính xa hoa hay tiết kiệm, liều lĩnh hay thận trọng). - Sự phù hợp giữa tỷ trọng của một tài sản cố định với sự đóng góp của tài sản cố định vào kinh doanh (có thể được đại diện bởi tỷ trọng NVL dùng hay sản phẩm tạo ra bởi tài sản cố định đó)? - Tính tiên tiến và hữu dụng của tài sản cố định có thể phán ánh định hướng kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp. 6. Tài sản cố định B.Nguồn vốn Tính ổn định của nguồn vốn dựa vào sự phù hợp giữa thời hạn của nguồn vốn và thời hạn của tài sản mà nó tài trợ. B.Nguồn vốn 1. Nợ ngắn hạn Ngân hàng - Có phải tất cả các khoản nợ đã được hạch toán? - Mỗi ngành có tỷ trọng nợ khác nhau. - Việc thay đổi quan hệ với các TCTD có thể phản ánh uy tín của doanh nghiệp. - Việc che dấu các quan hệ tín dụng có thể phản ánh sự thiếu trung thực của doanh nghiệp. - Phải trả CNV phản ánh tình hình kinh doanh. Nếu khoản mục này cao dai dẳng, doanh nghiệp có thể đang rất căng thẳng về tài chính, tình hình kinh doanh kém. - Doanh nghiệp hiện đang quan hệ với các TCTD nào? - Lý do thay đổi TCTD? - Lịch trả nợ? 2. Phải trả đối tác (ngắn hạn) - Chiến lược, khả năng chiếm dụng vốn từ các đối tác. - Khả năng quản lý chi phí đầu vào. - Sự ổn định trong kinh doanh? Đánh giá giá trị của các khoản phải trả, tình hình thanh toán các khoản phải trả, thời hạn các khoản phải trả của doanh nghiệp để đánh giá mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp về mặt tài chính. Dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp thời gian tới. - Chi tiết các khoản phải trả. - Lịch trả nợ? 3. Phải trả, phải nộp khác ( ngắn hạn) Phải trả CNV là một dấu hiệu quan trọng phán ánh tầm nhìn và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. - Tại sao phải trả CNV tăng, giảm đáng kể trong kỳ? - Các khoản phải trả khác, phải nộp khác là gì? 4. Vay dài hạn - Doanh nghiệp đã sử dụng các tài sản nào làm tài sản đảm bảo? - Có được vay tín chấp không? - Doanh nghiệp có gặp khó khăn thu xếp trả nợ? - Hiện đang dư nợ tại các TCTD nào? - Kế hoạch trả nợ (ngày trả nợ, số tiền trả định kỳ) - Nợ dài hạn khác là những khoản nợ nào? 5. Nợ khác - Chi phí phải trả phát sinh do nguồn vốn nào? - Nhận ký cược, ký quỹ phát sinh do nghiệp vụ nào? - Loại tài sản ký cược, ký quỹ? 6. Nguồn vốn, quỹ Liệu VCSH có bị phóng đại không? Tỷ trọng VCSH/Nợ thể hiện mức cam kết của chủ doanh nghiệp - Danh sách các cổ đông lớn? - Nguyên nhân, hình thức tăng giảm vốn kinh doanh (chủ doanh nghiệp góp thêm bằng tiền hay thiết bị, phát hành cổ phiều, nhận vốn ngân sách…) - Tình hình trả cổ tức (nếu là công ty cổ phần). II/ Báo cáo kết quảkinh doanh Đâu là hiệu quả sản xuất kinh doanh thực của doanh nghiệp? II/ Báo cáo kết quảkinh doanh Đâu là hiệu quả sản xuất kinh doanh thực của doanh nghiệp? 1. Doanh thu - Doanh nghiệp hoạt động trong một hay nhiều lĩnh vực. Doanh thu được công nhận như thế nào? Khi nào? Có bị khai thác không? Các khoản phải thu có thực không? và có khả năng thu hồi không? - Các phương pháp hạch toán doanh thu khác nhau sẽ thể hiện khoản mục, doanh thu với những ý nghĩ khác nhau. VD: nếu doanh thu được hạch toán vào thời điểm người mua ký nhận hàng hay ký hợp đồng, có doanh thu chưa hẳn là có tiền là vì vậy, doanh thu cao chưa chắc đã đảm bảo được khả năng chi trả cho các nghiệp vụ bằng tiền. - Cơ cấu thị trường (nội địa, nước ngoài). - Cơ cấu sản phẩm? - Các loại sản phẩm đem lại doanh thu cao? - Sử dụng phương pháp hạch toán doanh thu nào? - Nguyên nhân giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại? - Kỳ thu nợ? 2. Chi phí - Chi phí được tính như thế nào? Có bị khai giảm không? - Với diễn biến thị trường các năm qua, hiệu quả quản lý chi phí đầu vào của doanh nghiệp như thế nào? - Doanh nghiệp có thể giảm giá chi phí bằng cách tính khấu hao theo công suất thực tế (nhỏ hơn công suất định mức). - Doanh nghiệp có thể bỏ bớt một số chi chí ngoài báo cáo kinh doanh (VD: chi phí tiếp khách). - Sử dụng phương pháp ghi nhận chi phí nào? - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho các sản phẩm như thế nào? - Tại sao chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng, giảm đáng kể trong kỳ? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp (thay đổi tỷ trọng giá vốn hàng bán/Doanh thu), biến động giá thị trường, cải tiến công nghệ, tăng năng suất lao động? 3. Thu khác Thu từ thanh lý tài sản, xử lý tài sản thừa có thể đem lại một dòng tiền vào cho doanh nghiệp. “Thu khác” tạo ta do hoạt động nào? 4. Chi khác - Chi thanh lý, xử lý tài sản thiếu - Chi tiết các khoản chi khác? Phân tích các khoản mục báo cáo tài chính của công ty LCD: Tình hình thanh toán với người mua, người bán Bảng 2.3. Các khoản phải thu của công ty LCD ở thời điểm 31/12/2007 Phải thu Số tiền Chi cục quản lý và đê điều Vĩnh Phúc (đê Tam Dương) 365 trđ Công ty TNHH Quang Dương 1.664 trđ Tổng cộng 2.029 trđ Bảng 2.4. Các khoản phải thu của công ty LCD tại thời điểm vay vốn Phải thu Số tiền Xây nhà biệt thự khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh 1.075 trđ Nhà làm việc chi cục thuế huyện Mê Linh 170 trđ Công ty xây lắp 386 50 trđ Văn phòng tỉnh ủy Vĩnh Phúc 30 trđ Nâng cấp gia cố mặt đê Tam Dương 764 trđ UBND xã Quang Minh 25 trđ Trung tâm dạy nghề Mê Linh 33 trđ Tổng cộng 2.147 trđ Các khoản phải thu của công ty LCD: Đó đều là những khách hàng có mối quan hệ tốt với công ty trong nhiều năm qua, nên theo đánh giá của CBTD thì công ty LCD hoàn toán có thể thu hồi được các khoản phải thu nói trên. Số ngày khoản phải thu của công ty (Các khoản phải thu*365/Doanh thu thuần) là 30 ngày. Các khoản phải trả: số ngày khoản phải trả (Các khoản phải trả *365/Doanh thu thuần) là 13 ngày. Hàng tồn kho của công ty ở thời điểm 31/12/2007 là 329 trđ, chiếm 12% TSLĐ của công ty. Số ngày hàng tồn kho của công ty (HTK*365/Giá vốn hàng bán) là 12 ngày. TSCĐ và sự biến động TSCĐ Tài sản cố định Giá trị Nhà cửa 1.319 trđ Máy móc thiết bị 1.180 trđ Phương tiện vận tải 1.208 trđ Thiết bị văn phòng 145 trđ Tổng cộng 3.852 trđ Tổng tài sản cố định của công ty trong 2 năm 2006 và 2007 đã không tăng lên. Nó cho thấy công ty vẫn đang hoạt động ổn định và TSCĐ hiện tại của công ty vẫn còn giá trị sử dụng được trong một thời gian dài nữa. Vốn chủ sở hữu của công ty LCD tại thời điểm 31/12/2007 là 8.473 trđ (trong đó lợi nhuận chưa phân phối là 3.173 trđ) tăng 56,73% so với cùng kỳ năm trước là 5.406 trđ. Phần vốn này được công ty đầu tư để xây dựng trường đào tạo nghề tin học tại khu công nghiệp Quang Minh. Kết quả sản xuất kinh doanh: Lợi nhuận của công ty năm 2007 là 3.173trđ tăng58,2% so với năm 2006 là 2.006 trđ. Công ty LCD là một trong những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tin học sớm nhất tại tỉnh Vĩnh Phúc do vậy đã có uy tín và khả năng cạnh tranh. Hiện nay, công ty LCD đang tập trung mở rộng hoạt động sang lĩnh vực thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Do vậy lợi nhuận của công ty tăng lên. Tình hình công nợ, nợ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Hiện nay công ty đang vay vốn lưu động ngắn hạn tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Mê Linh với số tiền là 2.455 trđ. Trong quá trình quan hệ tín dụng tại ngân hàng NN&PTNN huyện Mê Linh, thì công ty chưa từng có phát sinh nợ không đủ tiêu chuẩn, công ty đang hoạt động bình thường. Tình hình doanh thu của công ty: doanh thu của công ty được duy trì ở mức cao và có sự tăng trưởng khá. Tổng doanh thu của công ty năm 2007 đặt 13.637 trđ, tăng 25% so với doanh thu của năm 2006 là 10.887 trđ. Trong năm 2008, mảng xây dựng tiếp tục được công ty mở rộng và hiện công ty đang thi công nhiều công trình tại tỉnh Vĩnh Phúc bên cạnh việc cung cấp, phân phối các thiết bị tin học. Với năng lực và sự phát triển hiện tại, thì doanh thu cua rcoong ty năm tới sẽ tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng cao hơn năm 2007. Nhận xét: Nhìn chung, CBTD đã đánh giá khái quát được về tình hình tài chính của công ty thông qua BC ĐKT và BCKQKD, cho thấy một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính của công ty LCD. Tuy nhiên, việc không phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác trong đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp vay vốn. Thẩm định các tỷ số tài chính CBTD tại Chi nhánh gần như thẩm định đầy đủ các chỉ số tài chính. Tuy nhiên, khi thẩm định các tỷ số tài chính DNV&N thì Ngân hàng Quân Đội rất quan tâm về nhóm tỷ số khả năng thanh toán. Bởi đây là một loại hình doanh nghiệp quy mô không lớn, nên mức độ tin tưởng của ngân hàng đối với loại hình doanh nghiệp này thường không cao. Hơn nữa các khoản vay của công ty chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn, nên khả năng thanh toán có thể được xem là chỉ tiêu hàng đầu khi thẩm định tài chính của doanh nghiệp. Theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Quân Đội: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành > 1 và hệ số khả năng thanh toán nhanh > 0.5 là tốt. Bảng chỉ tiêu tài chính: phụ lục 3 Khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là 1,07 điều đó cho thấy khả năng thanh toán ngắn của công ty là khá tốt. Tại thời điểm 31/12/2007, lượng hàng tồn kho và khoản phải thu của công ty là 2.357 trđ, chiếm 85,8% tổng TSLĐ hiện có của công ty, lượng tiền mặt của công ty là 286 trđ, chiếm 10,4% TSLĐ. Khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0,94 đây là mức khá tốt. Chỉ tiêu hoạt động: vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng từ 19,53 (năm 2006) lên 30,58 (năm 2007). Kỳ thu tiền bình quân của công ty là 30 ngày còn kỳ trả tiền bình quân là 13 ngày. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Doanh thu thuần/tổng tài sản) ở thời điểm hiện tại là 1,23. Cho thấy, hiệu quả của 1 đồng tài sản của công ty tạo ra được 1,23 đồng doanh thu. Đây là mức khá thấp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thường trung bình hệ số trên đạt được là 2,5 đến 3,0. Chỉ tiêu cân đối vốn: tại thời điểm 31/12/2007 VCSH của công ty là 8.473 trđ (trong đó lợi nhuận chưa phân phối là 3.173 trđ). Hệ số tự chủ tài chính (VCSH/tổng nguồn vốn) của công ty ở thời điểm này là 0,77 còn hệ số nợ là 0,23. Đây là những con số khá tốt khi ngân hàng cung cấp tín dụng. Chỉ tiêu thu nhập: các tỷ số về khả năng sinh lời có xu hướng càng ngày càng giảm qua các năm. Nguyên nhân là do thời kỳ đầu có ít công ty cạnh tranh với công ty LCD vì thị trường ở đây còn mới mẻ, nhưng sau 1 thời gian đã có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh hơn nên đã phần nào chiếm thị phần của công ty. Nhưng so với chỉ tiêu ngành thì đây cũng là kết quả khá tốt. Thời gian thẩm định Ngân hàng Quân Đội có quy định cụ thể về thời gian phân tích một hồ sơ tài chính của khách hàng kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ như sau: Hồ sơ ngắn hạn, cấp hạn mức tín dụng: 3-> 5 ngày Hồ sơ trung và dài hạn, tài trợ dự án: 5->7 ngày Đây là thời gian tiến hành phân tích khá hợp lý vì ngân hàng áp dụng, tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện của các CBTD tại Chi nhánh thường dài hơn tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng. Ví dụ: đối với những khách hàng có tình hình tài chính phức tạp thì dù vay ngắn hạn cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những bước kiểm tra nhất định. Nhưng đối với một số trường hợp hố sơ cần gấp thì thời gian phân tích thực tế lại có thể rút ngắn hơn. Ngoài ra, tôi nhận thấy, thời gian phân tích kéo dài tại Chi nhánh còn bởi vì nguyên nhân sau: Số lượng nhân viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu công tác tín dụng của ngân hàng, do đó sức ép công việc lên CBTD là rất lớn. hiện tại tổ chức tín dụng của khối khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh chỉ có 6 CBTD dưới sự lãnh đạo của 1 phó gián đốc. Số lượng CBTD như vậy chỉ đáp ứng đủ cho yêu cầu công việc với khối lượng hồ sơ nhỏ. Trong những thời điểm số lượng hô sơ nhiều, khối lượng công việc lớn thì 6 CBTD không đủ đáp ứng đủ khối lượng công việc được giao theo đúng quy định. Thâm niên công tác của CBTD hầu hết còn rất ngắn: ngoài phó giám đốc có thâm niên công tác dài hạn, 2 cán bộ nữa có thâm niên trên 4 năm và 3 cán bộ còn lại mới chỉ được 2 năm. Thâm niên công tác ngắn khiến cho CBTD tích lũy không được nhiều kinh nghiệm, lại chịu sức ép công việc lớn là nguyên nhân dẫn đến thời gian kéo dài. Xếp hạng tín dụng dựa trên kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp và ra quyết định tín dụng Sau khi phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính, CBTD sử dụng bảng xếp hạng tín dụng dành cho khách hàng là DNV&N để đánh giá mức độ rủi ro của khoản tín dụng. Trong mỗi bảng xếp hạng tín dụng có nhiều yếu tố chấm điểm khác nhau. Phiếu xếp hạng tín dụng cho DNV&N được trình bày gồm các mục như trong phụ lục 04. Kết quả chấm diểm được ghi trên biểu mẫu “phiếu xếp hạng tín dụng” rồi tùy theo kết quả chầm điểm tín dụng, doanh nghiệp sẽ được chia ra làm 6 mức độ rủi ro tín dụng khác nhau như sau: Điểm Xếp loại Đánh giá Nhóm rủi ro 87-100 A+ Xuất sắc Thấp 74-86 A Tốt Thấp 61-73 B+ Trung bình Trung bình 48-60 B Dưới trung bình Trung bình 35-47 C+ Rủi ro không thu hồi cao Cao 0-34 C Rủi ro không thu hồi rất cao Cao Kết quả xếp hạng rủi ro của CBTD sẽ được kết hợp với đánh giá tài sản đảm bảo của phòng thẩm định tài sản đảm bảo để rút ra kết luận cuối cùng về chất lượng khoản tín dụng. Sau khi phân tích các khoản mục BCTC và các chỉ tiêu tài chính, kết hợp với kết quả thẩm định tài sản đảm bảo của Phòng thẩm định tài sản đảm bảo, CBTD chấm điểm và xếp hạng tín dụng của công ty LCD như sau (phu lục 4): Tổng điểm : 81,3 điểm Chấm điểm rủi ro tín dụng : Tốt Đánh giá TSĐB : TB Đánh giá tín dụng kết hợp : Tốt Như vậy có thể đánh giá rằng tình hình kinh doanh của công ty LCD là có hiệu quả, tài chính lành mạnh và có khả năng hoàn trả nợ. Trên cơ sở đó, CBTD đề xuất cấp hạn mức cho công ty TNHH Công Kỹ Nghệ và Thương mại LCD số tiền tương đương là: 1.500.000.000 đồng. Tuy nhiên, căn cứ theo giá trị TSĐB hiện có Ngân hàng chỉ giải ngân với số tiền tối đa là 720.000.000 đồng. khi công ty LCD bổ sung đủ TS ĐB sẽ xem xét giải ngân tiếp số tiền còn lại. Mục đích vay: bổ sung vốn kinh doanh ngắn hạn theo từng phương án cụ thể. Lãi suất cho vay: 14%/năm, lãi suất cho vay điều chỉnh được xác định theo từng lần nhận nợ cụ thể. Thời hạn cho vay: 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng. Thời hạn vay tối đa của từng lần vay không được vượt qua 06 tháng. Kỳ trả lãi tiền vay: hàng tháng. Trả nợ gốc tiền vay: theo lịch cụ thể. Tài sản đảm bảo: nhà và đất tại tổ 19C hẻm 318/100/8 đường Đê La Thành, Phường Ô chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội trị giá 1.032 trđ. Nhận xét: CBTD đã tiến hành thẩm định tài chính doanh nghiệp theo đúng quy trình phân tích của Ngân hàng Quân Đội. Dựa trên bộ hồ sơ tài chính và các thông tin có được, CBTD thực hiện phân tích các BCTC, tính toán các chỉ tiêu tài chính để tiến hành xếp hạng rủi ro tín dụng, kết hợp với kết quả đánh giá TSĐB của phòng thẩm định TSĐB để rút ra kết luận cuối cùng về chất lượng khoản tín dụng và ra quyết định tín dụng. 3. Đánh giá chất lượng công tác thẩm định tài chính trong cho vay đối với các DNV&N tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Minh Khai 3.1. Kết quả đạt được Tín dụng là hoạt động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản của Chi nhánh, tạo ra khoảng 80% lợi nhuận cho Chi nhánh. Đến cuối năm 2007, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Chi nhánh là 384 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay đối với DNV&N chiếm khoảng 37,2%. Như vậy ta thấy dư nợ cho vay đối với DNV&N của Chi nhánh ngày càng tăng, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp lớn có xu hướng giảm. có được kết quả như vậy là do Chi nhánh đã đề ra được phương hướng mở rộng cho vay DNV&N một cách kịp thời và đúng đắn, việc mở rộng cho vay đối tượng DNV&N sẽ giúp cho Chi nhánh phân tán rủi ro. Hơn nữa phải kể tới chất lượng thẩm định tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này cũng được ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNV&N có xu hướng giảm dần, từ 2,6% năm 2006 xuống còn 1,9% năm 2007, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn ngành (5%). Điều này nói lên rằng, cùng với các nội dung khác, thẩm định tài chính DNV&N tại Chi nhánh đã được thực hiện tốt. Việc thẩm định CBTD đã thực hiện đúng với quy trình của Ngân hàng Quân Đội. Với một quy trình cho vay, quy trình thẩm định chi tiết, cụ thể, khoa học và phù hợp với ngân hàng. Việc phân chia thành từng khâu cụ thể giúp cho quá trình phân tích trở nên đơn giản, dễ dàng hơn, CBTD dễ dàng nhận biết sai sót trong quá trình phân tích là xuất phát từ khâu nào, từ đó sẽ có những biện pháp cụ thể để sửa chữa, khắc phục. Mặc dù vậy, vì vẫn chưa có một chính sách tín dụng và quy trình thẩm định riêng đối với từng đối tượng khách hàng nói chung cũng như đối với loại hình DNV&N nói riêng nên chất lượng công tác thẩm định của Chi nhánh còn chưa cao so với khả năng. Ngân hàng cũng như Chi nhánh cũng đã xác định phương hướng mở rộng cho vay DNV&N: xác định thị trường mục tiêu, cách thức tiếp cận DNV&N, đa dạng hóa các sản phẩm cung ứng cũng như phương thức cho vay đối với đối tượng khách hàng này. Chính vì vậy mà chất lượng thẩm định tín dụng DNV&N lại càng được quan tâm hơn nữa để đảm bảo mở rộng tín dụng đồng thời chất lượng tín dụng vẫn phải được duy trì và nâng cao hơn nữa. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đáng ghi nhận trong công tác thẩm định nói chung và thẩm định tình hình tài chính DNV&N nói riêng, Chi nhánh vẫn còn một số hạn chế. 3.2. Hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất, về nội dung thẩm định còn chưa toàn diện, CBTD mới chỉ dừng lại ở thẩm định BCĐKT và BCKQKD, mà chưa quan tâm đến dòng tiền ra vào của công ty thông qua BCLCTT, chưa quan tâm đến thuyết minh báo cáo tài chính, phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. Do đó chưa thực sự thấy được vòng quay tiền của doanh nghiệp làm giảm độ chính xác của thẩm định. Đây là điều khá phổ biến trong việc thẩm định tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại các ngân hàng. Nhiều ngân hàng thường không sử dụng hoặc sử dụng nhưng không nhiều các thông tin từ BCLCTT. Thứ hai, về phương pháp phân tích, ngân hàng chưa sử dụng phương pháp Dupont nên chưa thấy được nguyên nhân của sự suy thoái hay tăng trưởng của công ty, mà đây lại chính là những điều mà ngân hàng cho vay muốn thực sự tìm hiểu về khách hàng của mình. Thứ ba, CBTD tại Chi nhánh còn rất trẻ nên ít kinh nghiệm trong việc thẩm định các khoản vay ở một số lĩnh vực phức tạp. Vì vậy, chưa nắm bắt được tình hình tài chính doanh nghiệp một cách sâu sắc, toàn diện, khó tránh khỏi những sai sót. Thứ tư, chuẩn mực kế toán chưa đảm bảo tính tin cậy và so sánh được của các thông tin, phạm vi các doanh nghiệp bắt buộc kiểm toán còn rất nhỏ làm cho chất lượng thông tin còn thấp. Điều này làm cho ngân hàng tốn nhiều thời gian và chi phí để xác minh thông tin, chất lượng thẩm định không cao. Thứ năm, tại Việt Nam chưa có các công ty lớn để đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, chưa có cơ quan đưa ra chỉ tiêu số liệu trung bình của các ngành, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước liên quan với nhau… Vì vậy, chưa có đầy đủ thông tin và đảm bảo chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định của ngân hàng. Thứ sáu, nguồn thông tin chưa đầy đủ và chất lượng thông tin thấp. Do ngân hàng vừa mới đi sâu vào các DNV&N nên thông tin do ngân hàng lưu trữ về các loại hình doanh nghiệp này còn ít. Bên cạnh đó, thông tin do các DNV&N cung cấp không bắt buộc là phải kiểm toán độc lập nên chất lượng không cao. Điều này đòi hỏi CBTD phải xác minh lại số liệu và phân tích kỹ lưỡng--> mất nhiều thời gian và chi phí. CHƯƠNG III Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH MINH KHAI 1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay DNV&N tại Ngân hàng Quân Đội – chi nhánh Minh Khai Thời gian trước đây, Ngân hàng Quân Đội cũng nằm trong xu thế chung của phần lớn các ngân hàng là đặt mục tiêu trọng tâm vào các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty Nhà nước. Những năm gần đây, ban lãnh đạo đã có những thay đổi kịp thời trong định hướng phát triển của ngân hàng, chú trọng tới nhóm khách hàng DNV&N. Trên cơ sở định hướng của ban lãnh đạo, Chi nhánh có các định hướng cụ thể: Cách thức tiếp cận DNV&N Lấy khách hàng truyền thống, uy tín của ngân hàng TMCP Quân Đội làm trung tâm mở rộng đối tượng cho vay. Rà soát lại những doanh nghiệp thường xuyên giao dịch với các khách hàng uy tín của Ngân hàng TMCP Quân Đội thông qua hệ thống tài khoản; tiếp cận các nhà cung cấp của nhóm khách hàng này để thu thập thêm các thông tin cần thiết để bổ sung cho quá trình thẩm định được hoàn chỉnh hơn. Tiếp cận những khách hàng cung ứng các sản phẩm cho các cơ quan Bộ Quốc phòng, Bộ tài chính, EVN, Viễn Thông… Các sản phẩm cung ứng: cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động; cho vay trung hạn thực hiện dự án phát triển sản xuất kinh doanh; phát hàng L/C; phát hành bảo lãnh; thu hộ, chi hộ tiền mặt; cho vay cổ phần hóa; cung ứng dịch vụ trả lương qua tài khoản phát hành thẻ Active plus; mua bán ngoại tệ. Phương thức cho vay: cho vay theo phương án kinh doanh; cho vay theo hạn mức; cho vay theo dự án đầu tư; ch vay theo hạn mức tín dụng dự phòng. 2. Đề xuất nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong cho vay DNV&N tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Minh Khai 2.1. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin Thông tin là yếu tố đầu vào của quá trình thẩm định khách hàng nói chung và thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp nói riêng. Chất lượng thẩm định tín dụng DNV&N phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cũng như những thông tin mà CBTD thu thập được. Chính vì vậy mà khi thu thập thông tin, CBTD cần chú ý những vấn đề sau: Thông tin do khách hàng cung cấp: Khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng một bộ hồ sơ khách hàng. Trong bộ hồ sơ đó bao gồm các báo cáo tài chính trong 3 năm gần đây nhất và ngân hàng khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp các báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập. Thông tin qua tiếp xúc khách hàng: CBTD không chỉ dựa vào hồ sơ mà khách hàng cung cấp mà CBTD cần trực tiếp đến nơi sản xuất tìm hiểu thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhưng không báo trước. trong quá trình gặp gỡ, tiếp xúc, CBTD cần tạo một bầu không khí thoải mãi, đặt những câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn và phải cảm nhận được cái đang diễn ra trong doanh nghiệp: Người lãnh đạo có năng động, có tầm nhìn vĩ mô? Tổ chức bộ máy điều hành của doanh nghiệp có hợp lý, hiệu quả hay không? Đánh giá dây chuyền thiết bị của doanh nghiệp, điều kiện làm việc của người lao động… Thông tin do ngân hàng lưu trữ: Ngân hàng cần phải lưu trữ các thông tin về khách hàng vay vốn một cách khoa học và chi tiết. Thông qua các hồ sơ lưu giữ lại đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng, khi vay món mới chỉ cần khách hàng cung cấp báo cáo tài chính 1-2 năm gần nhất và bổ sung những thông tin có sự thay đổi tính đến thời điểm vay. Điều này tạo thuận lợi rất lớn cho khách hàng khi đến vay tại ngân hàng, họ sẽ có ý muốn gắn bó lâu dài với ngân hàng. Về phía ngân hàng, CBTD không cần phân tích lại từ đầu toàn bộ những thông tin mà khách hàng cung cấp mà chỉ bổ sung những thông tin mới --> giảm thời gian và chi phí. Các nguồn thông tin khác: Ngoài những thông tin trên, ngân hàng nên thu thập thông tin từ các ngân hàng khác, từ công ty tư vấn, công ty kiểm toán đã và đang có quan hệ với doanh nghiệp, từ hệ thống thông tin rủi ro của Ngân hàng nhà nước (CIC); từ các bạn hàng, đối tác của doanh nghiệp để có thêm thông tin về sản phẩm, từ những công ty đang có sản phẩm cạnh tranh để thấy được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường… Đối với những thông tin mang tính chât chuyên môn cao được cung cấp từ các nguồn đáng tin cậy thì ngân hàng phải chịu chi phí để mua những thông tin đó. CBTD có thể thu thập thông tin về doanh nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau, song để có nguồn thông tin đầy đủ, đáng tin cậy và chính xác nhất ngân hàng nên tổ chức một bộ phận chuyên trách có trách nhiệm hỗ trợ CBTD trong việc thu thập hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng thực hiện các nhiệm vụ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ. Nhờ vậy mà tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho khách hàng và cho chính ngân hàng trong việc quyết định cho vay. 2.2. Hoàn thiện nội dung thẩm định Với phương hướng mở rộng cho vay DNV&N thì việc xây dựng chính sách tín dụng riêng đối với DNV&N sẽ góp phần thu hút khách hàng về vay vốn tại Ngân hàng. Hoạt động thẩm định được làm tốt bao nhiêu thì sẽ giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng bấy nhiêu. Bên cạnh đó, hiện nay tại Ngân hàng Quân Đội, nội dung thẩm định tài chính doanh nghiệp còn chưa đầy đủ. Do đó, hoàn thiện nội dung thẩm định là một vấn đề cấp bách hiện nay. Đưa BCLCTT và thuyết minh BCTC vào thẩm định. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cơ sở cho việc phân tích, dự đoán xu thế của các dòng tiền của doanh nghiệp và đánh giá được khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong tương lai. Khi phân tích dòng tiền CBTD cần tập trung vào trả lời các câu hỏi như: liệu doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các chi phí, các khoản nợ của mình bằng dòng tiền nhập quỹ không? Liệu doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán không và nếu cho doanh nghiệp vay thì cho vay với thời hạn nào là phù hợp. Còn thuyết minh BCTC là báo cáo tổng hợp cho phép nhìn nhận tổng thể về doanh nghiệp, nó giúp cho CBTD có thể nhanh chóng nhìn nhận ra những nét cơ bản về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nội dung thẩm định cần phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp để xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp, qua đó ngân hàng có thể đánh giá việc sử dụng vốn của doanh nghiệp để đầu tư vào các tài sản đã hợp lý chưa, vai trò của các nguồn vốn hình thành nên từng loại tài sản thế nào. Điều này, sẽ cho ngân hàng biết nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong tương lai và liệu doanh nghiệp có thể xảy ra những rủi ro gì khi việc sử dụng vốn không hợp lý. Ngoài việc thẩm định các tỷ số tài chính, Ngân hàng cần phải chú trọng phương pháp phân tích Dupont sẽ giúp CBTD hiểu được lý do thực sự dẫn đến sự tăng trưởng hay suy giảm về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt cần phân tích các nhân tố tác động đến ROA, ROE của doanh nghiệp. Từ đó sẽ cân nhắc đến việc có tài trợ cho khách hàng hay không. 2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD Thẩm định tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực hiện phải có trình độ nghiệp vụ cao hơn các nghiệp vụ khác. Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của các ngân hàng là phải tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn về tín dụng có trình độ, năng lực chuyên môn tốt, vững vàng, có hiểu biết về pháp luật, tập quán kinh doanh. Hơn thế nữa họ phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc nghiêm túc và có kinh nghiệm trong công tác. Đây là vấn đề rất quan trọng, bởi nó là nơi tiềm ẩn của nợ xấu. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng, Ngân hàng cần thực hiện tốt cac biện pháp sau để nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ nghiệp vụ đương nhiệm nhằm nâng cao hiểu biết của cán bộ nghiệp vụ về kiến thức pháp luật đặc biệt là luật tín dụng. Tổ chức các buổi thảo luận, học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng tiên tiến khác. Tiến hành đào tạo dưới nhiều hình thức, đào tạo trong nước kết hợp đào tạo và khảo sát kinh nghiệm ở nước ngoài. Hiện nay, đa phần nhân viên của Chi nhánh mới chỉ được đào tạo tại trung tâm của ngân hàng Quân Đội ở trong nước. Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, tôi nghĩ Chi nhánh nên tăng cường cử nhân viên đi đào tạo ở nước ngoài để có thể tiếp xúc và học hỏi thêm kinh nghiệm phân tích tài chính của các nước bạn, từ đó áp dụng vào tình hình thực tế trong nước Ngân hàng cần phải có chính sách thu hút nhân tài hợp lý, tổ chức nghiêm túc việc tuyển dụng. Các nhân viên mới tuyển dụng cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp từ học định hướng đến học chuyên sâu, nắm vững văn bản pháp luật, quy định của Nhà nước về tín dụng và cần phải bố trí cán bộ phù hợp. Hiện nay tại Chi nhánh chưa có sự phân công CBTD cho vay chuyên biệt một nhóm doanh nghiệp, mỗi cán bộ vẫn phải đảm nhiệm nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau với khối lượng làm việc lớn. Do đó ngân hàng cần có giải pháp chuyên môn hóa như bố trí cán bộ phụ trách cho vay nhóm doanh nghiệp lớn, cho vay nhóm DNV&N, bố trí công việc phù hợp để tránh tình trạng quá tải làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Cần phải trao dồi đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả cho đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng. Tránh tình trạng CBTD cấu kết với khách hàng trục lợi, gian lận, gây hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động của các ngân hàng. Tại các Chi nhánh ngân hàng cần định kỳ hay đột xuất phải thay đổi địa bàn phụ trách cho vay để đề phòng trường hợp thông đồng giữa cán bộ ngân hàng với khách hàng, đảo nợ, gia hạn nợ, tự ý gia hạn nợ, thu nợ, thu lãi nhưng không nộp vào ngân hàng. Hiện nay, tại ngân hàng Quân Đội nói chung cũng như tại Chi nhánh nói riêng vẫn chưa làm được điều này nguyên nhân chủ yếu là do chi phí sẽ rất tốn kém. Tạo điều kiện cho CBTD được đi học để nâng cao kiến thức, không chỉ có các kiến thức về nghiệp vụ mà còn các kiến thức về các lĩnh vực khác. Để có được sự hiểu biết tổng thể hơn. Ngân hàng có thể trích kinh phí để hỗ trợ học tập hoặc tạo các cơ hội phát triển để khuyến khích nhân viên học tập. 2.4. Giải pháp về trang thiết bị, công nghệ ngân hàng Đối với công tác thẩm định, công nghệ, trang thiết bị có vai trò rất lớn trong quá trình tìm kiếm, thu thập, cũng như lưu trữ và xử lý thông tin về doanh nghiệp. Công nghệ và trang thiết bị hiện đại giúp CBTD tiếp cận, xử lý thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. Hiện tại, so với một số ngân hàng khác thì trang thiết bị, công nghệ của ngân hàng Quân Đội còn chưa cao, công nghệ áp dụng hiện tại của Ngân hàng đã bộc lộ nhiều yếu kém khi không tự động xử lý được nhiều công việc không đáp ứng được công tác quản trị. Việc không thể sử dụng công nghệ cao phục vụ cho việc nhập dữ liệu và nhận xét kết quả về xếp hạn tín dụng, việc quản lý lãi vay, thời hạn trả nợ không được tự động mà buộc CBTD phải tự theo dõi, việc không thông suốt trong hệ thống… tất cả làm cho hoạt động của ngân hàng bị ảnh hưởng, trong đó ảnh hưởng không nhỏ chính là chất lượng của thẩm định tài chính doanh nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần chú trọng thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trang thiết bị, công nghệ để giúp cho công tác quản lý thông tin khách hàng, quản lý nhân viên, quản lý các khoản vay nhằm nâng cao chất lượng thẩm định. 2.5. Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát Nội dung kiểm tra, kiểm soát gồm: kiểm tra CBTD đã thu thập, xử lý và thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp xin vay như thế nào; có thực hiện đúng quy trình và đầy đủ nội dung thẩm định hay không. Đặc biệt, Chi nhánh nên chú ý tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát lại công tác thẩm định DNV&N sau khi cho vay. Từ những sai sót đó, sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm để nâng cao chất lượng trong thẩm định. Việc kiểm tra kiểm soát phải được thực hiện qua 3 giai đoạn: Kiểm soát trước: giai đoạn này kiểm tra để phát hiện ra những điểm bất hợp lý của nghiệp vụ thẩm định trước khi thực hiện. Cụ thể: các điều kiện vay vốn của Chi nhánh theo cơ chế của ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Quân Đội đã đầy đủ và hợp lệ chưa? Thông tin về dự án đã được thu thập đầy đủ chưa? Kiểm soát trong: tác dụng của giai đoạn này là giám sát quá trình thực hiện, hạn chế những biểu hiện thiếu sót, thực hiện không đúng trình tự quy định nghiệp vụ thẩm định… tránh những thiệt hại về sau. Kiểm soát sau: được thực hiện khi nghiệp vụ thẩm định về cơ bản đã được hoàn thiện; kiểm tra hồ sơ hợp pháp hợp lệ của giai đoạn trước, mục đích phát hiện ra các hiện tượng bất thường, đảm bảo tính đúng đắn trước khi ra quyết định cho vay. 3. Một số kiến nghị 3.1. Với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan Thông tin tin cậy về các DNV&N và tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này là điều kiện quan trọng nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Chính vì vậy, Chính phủ cần tính đến việc chỉ đạo các Bộ, Ngành liên quan nghiên cứu thành lập các tổ chức, công ty chuyên thu thập, phân tích, tư vấn, đánh giá, mua bán các thông tin về DNV&N, xếp hạng DNV&N… Hoàn thiện hệ thống pháp luật: hiện nay các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng và hoạt động của doanh nghiệp được sửa đổi, cải tiến khá nhiều song thường mang tính chất chắp vá, thiếu sự đồng bộ. Vì vậy, Chính phủ cần xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán và lâu dài đảm bảo môi trường pháp lý lành mạnh và ổn định cho các doanh nghiệp và ngân hàng hoạt động. Nhà nước cần tăng cường khả năng kiểm soát nền kinh tế, tạo môi trường kinh tế ổn định: hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường kinh tế vĩ mô. Môi trường kinh tế không ổn định có thẻ làm cho doanh nghiệp không kịp thích nghi dẫn đến làm ăn thua lỗ không trả nợ được ngân hàng, mặt khác nó làm cho dự báo của CBTD trở nên không chính xác. Vì vậy, giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô là một nhân tố rất quan trọng. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng đối với DNV&N của các ngân hàng để theo dõi và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực tín dụng. Bộ tài chính cần quy định một hệ thống chuẩn mực kế toán thống nhất, đồng bộ và phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Bên cạnh đó, Nhà nước cần ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của DNV&N. Việc kiểm toán phải tiến hành thường xuyên, những tài liệu cân đối kế toán và kết quả tài chính phải được kiểm toán trước, trong và sau quá trình thẩm định của ngân hàng. Trong thời gian tới, khi thẩm định khoản cho vay, các ngân hàng tiến tới sẽ yêu cầu khách hàng phải kiểm toán. Cơ quan kiểm toán sẽ là người kiểm soát đầu tiên về tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của mình. Tổng cục thống kê cần đảm bảo công khai và chính xác các số liệu thống kê kinh tế. Đặc biệt, cần phải đưa ra các chỉ tiêu tài chính trung bình của các ngành, làm căn cứ để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Tổng cục thuế cần thông báo rộng rãi số liệu về thuế mà các doanh nghiệp phải nộp, đã nộp của các doanh nghiệp trên trang web của mình để các ngân hàng có thể tham khảo. Bên cạnh đó, cần phối hợp với các ngân hàng để trao đổi thông tin, giúp cả hai bê cùng có lợi. 3.2. Với Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước cần tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật đã ban hành, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng nói chung cũng như quy trình thẩm định nói riêng, để tránh sự chồng chéo, trái ngược nhau. Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hoạt động hỗ trợ các ngân hàng thương mại về mặt thông tin thông qua việc cải tiến, nâng cao hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng CIC, nhằm cung cấp các thông tin chính xác, nhanh chóng phục vụ hiệu quả cho việc thẩm định tín dụng các DNV&N. Cụ thể: Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc nâng cấp, quản lý trang thông tin tín dụng này một lớn mạnh, có sự liên hệ thông tin giữa trung tâm và các hiệp hội DNV&N, hiệp hội ngân hàng… để trang thông tin theo kịp các diễn biến của thị trường. Việc nâng cấp nguồn thông tin phải đảm bảo theo nguyên tắc: đầy đủ - chính xác – cập nhật và nhanh chóng. Ngân hàng Nhà nước nên tổ chức các buổi hội thảo, các buổi tham quan học hỏi quy trình của các nước bạn, từ đó đưa ra những cảnh báo, định hướng chung về cho vay các ngành nghề để các Ngân hàng tham khảo. Đặc biệt, ngân hàng Nhà nước nên tổ chức những khóa học thường niên cho các CBTD do các chuyên gia của IMF, WB… phụ trách. Qua đó, CBTD có thể học hỏi những tiến bộ, áp dụng những phương pháp thẩm định tài chính doanh nghiệp mới, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với DNV&N vào thực tiễn. 3.3. Với Ngân hàng TMCP Quân Đội Để công tác thẩm định tài chính của DNV&N ngày càng được nâng cao chất lượng hơn nữa, góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, mở rộng tín dụng thì ngân hàng Quân Đội cần tiến hành xây dựng hoàn thiện hơn nữa chương trình hoạt động đối với công tác thẩm định DNV&N. Từ đó đánh giá những kết quả đã đạt được, chỉ ra những tồn tại, để nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng đối với DNV&N, góp phần mở rộng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này. Trong thời gian tới, ngân hàng Quân Đội xây dựng cho mình một quy trình riêng khi thẩm định với đối tượng là DNV&N nói riêng cũng như đối với tất cả các đối tượng khác. Với khách hàng là DNV&N thì nên phối hợp với các DNV&N để đưa ra được những chuẩn chung đối với từng ngành nghề, từ đó cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng có thể tiếp cận với nhau một cách dễ dàng hơn, ngân hàng tìm kiếm được nhiều thông tin về doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác. Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị ngân hàng hiện đại, các phần mềm hỗ trợ cho công tác thẩm định tài chính để nâng cao tính chính xác giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro và đảm bảo chất lượng tín dụng, đồng thời giúp DNV&N có thể tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh chóng, chớp lấy cơ hội đầu tư nhanh hơn các đối tác khác. KẾT LUẬN Sau một thời gian nghiên cứu, thực tập tại Chi nhánh Minh Khai – Ngân hàng TMCP Quân Đội, em nhận thầy rằng tình trạng cho vay của Chi nhánh vẫn còn tồn tại tình trạng nợ xấu diễn biến khá phức tạp, nó làm cho hiệu quả của hoạt động cho vay và uy tín của ngân hàng bị giảm sút. Như đã phân tích ở trên là có nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể đến hạn chế trong công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp. Với những thay đổi trong định hướng phát triển của ngân hàng, chú trọng tới nhóm khách hàng DNV&N. Chi nhánh Minh Khai cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho vay mà cụ thể là công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu đó, chuyên đề thực tập tốt nghiệp này đã tập trung nghiên cứu, làm sáng tổ thực trạng công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong cho vay DNV&N tại Chi nhánh Minh Khai – Ngân hàng Quân Đội, nêu lên những thành tựu và hạn chế của công tác này so với lý luận. Đồng thời, những tiếp cận với thực tế tại Chi nhánh còn là cơ sở để em đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác thẩm định tài chính. Vì đây là một vấn đề mang tính chuyên sâu và phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu lý luận và tiếp xúc thực tế nhiều hơn nữa. Nên rất khó để có được những nhận định mang tính toàn diện về thực trạng thẩm định tài chính và những giải pháp có tính chiến lược, đồng bộ. Do vậy, Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, cán bộ nhân viên trong ngành và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS.Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội, 2006 PGS.TS.Lưu Thị Hương, Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội, 2005 PGS.TS.Lưu Thị Hương, PGS.TS.Vũ Duy Hào, Quản trị Tài chính Doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội, 2006 TS.Nguyễn Đăng Nam, PGS.TS.Nguyễn Đình Kiệm, Quản trị Tài chính Doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2001 Frederic S.Mishkin, Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường Tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1994 Peter S.Rose, Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội, 2004 Báo cáo thường niên của ngân hàng Quân Đội 2004, 2005, 2006 Các tạp chí: Tạp chí kinh tế và phát triển, tạp chí ngân hàng Trang web: DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBTD Cán bộ tín dụng NHTM Ngân hàng thương mại DNV&N Doanh nghiệp vừa và nhỏ BCTC Báo cáo tài chính BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ PHỤ LỤC Phụ lục 01 Bảng cân đối kế toán Đơn vị: trđ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tài sản I. Tài sản ngắn hạn 783 2.745 1. Tiền 99 286 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 3. Phải thu 191 2.029 4. Hàng tồn kho 426 329 5. Tài sản lưu động khác 67 101 II. Tài sản dài hạn 6.652 8.304 1. TSCĐ 3.382 3.150 - Nguyên giá 3.852 3852 - Hao mòn (470) (702) 2. Đầu tư tài chính dài hạn 0 0 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 3.270 5.154 Tổng cộng tài sản 7.435 11.049 Nguồn vốn I. Nợ phải trả 2.029 2.576 1. Vay ngắn hạn 1.670 2.137 2. Vay dài hạn đến hạn trả 0 0 3. Phải trả cho người bán 359 439 4. Nợ dài hạn 0 0 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 5.406 8.473 1. Vốn kinh doanh 3.400 5.300 2. Chênh lệch tỷ giá 0 0 3. Lãi chưa phân phối 2.006 3.173 Tổng nguồn vốn 7.435 11.049 Phụ lục 02 Báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị: trđ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 1. Tổng doanh thu 10.887 13.638 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 3.Doanh thu thuần 10.887 13.638 4.Giá vốn hàng bán 8.973 11.545 5. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 507 995 6. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1.407 1.098 7. Thu nhập từ hoạt động tài chính (423) (230) 8. Thu nhập khác 0 0 9. Tổng lợi nhuận trước thuế 984 868 10. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 275,52 243,04 11. Lợi nhuận sau thuế 708,48 624,96 Phụ lục 03 Một số chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 I.Khả năng thanh toán 1.Khả năng thanh toán hiện hành 0,39 1,07 2.Khả năng thanh toán nhanh 0,18 0,94 II. Cơ cấu vốn và khả năng tự chủ tài chính 1. Hệ số tự chủ tài chính 0,73 0,77 2. Hệ số nợ 0,27 0,23 3. Hệ số nợ trên VCSH 0,38 0,30 III. Khả năng hoạt động 1. Hệ số vòng quay tổng tài sản 1,46 1,23 2. Vòng quay hàng tồn kho 19,53 30,58 3. Số ngày khoản phải thu 11,47 29,7 4. Số ngày khoản phải trả 13,01 12,62 IV. Khả năng sinh lời 1. Tỷ suất sinh lời của doanh thu 0,09 0,06 2. Tỷ suất sinh lời của tài sản 0,13 0,08 3. Tỷ suất sinh lời trên VCSH 0,18 0,1 Phụ lục 04 Phiếu xếp hạng tín dụng Tên khách hàng: Loại hình hoạt động: Ngày xếp hạng:23/2/2008 Chỉ tiêu Năm 2007 Điểm A. YẾU TỐ TÀI CHÍNH I.Chi tiêu thanh khoản 1.Khả năng thanh toán hiện hành 1,07 0,6 2.Khả năng thanh toán nhanh 0,94 1,1 II. Chỉ tiêu đòn cân nợ 3. Nợ phải trả/tổng tài sản (%) 23,31% 3,5 4. Nợ phải trả/vốn chủ sở hữu(%) 30,4% 3,5 5. Nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng(%) 0% 3,5% III. Chỉ tiêu hoạt động 6. Vòng quay hàng tồn kho (vòng/năm) 30,58 3,5 7. Kỳ thu tiền bình quân 29,7 3,5 8. Doanh thu/tổng tài sản 1,23 0,7 IV. Chỉ tiêu thu nhập 9. Lợi nhuận trước thuế/doanh thu(%) 6,36% 0,6 10. Lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản(%) 7,85% 2,8 11. Lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu(%) 10,24% 1,1 B. CÁC YẾU TỐ KHÁC I. Trình độ quản lý 1. Kinh nghiệm trong ngành của BGĐ >05 năm 6,2 2. Tính khả thi của phương án kinh doanh Khả thi cao 9,4 II. Tình hình giao dịch (với MB hoặc TCTD khác) 3.Trả nợ đúng hạn Đúng hạn 8,1 4. Số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ Không có 8,1 5. Nợ quá hạn trong quá khứ Không có 8,1 6. Số lần chậm trả lãi vay Không có 8,1 III. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 7. Triển vọng ngành Ổn định 3,1 8. Vị thế cạnh tranh Bình thường 4,2 9. Số lượng đối thủ cạnh tranh Nhiều 1,6 TỔNG CỘNG ĐIỂM Kết quả xếp hạng rủi ro (A+, A, B+…) A Tốt Kết quả xếp hạng tài sản đảm bảo (lớn/trung bình/thấp) TB Đánh giá tín dụng kết hợp (xuất sắc/tốt/trung bình/từ chối) Tốt MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTaichinh (21).doc
Tài liệu liên quan