Đề tài Hoàn thiện công tác tiền lương cho xí nghiệp xe buýt 10-10

Xí nghiệp áp dụng phương pháp xây dựng quỹ tiền lương dựa trên định mức lao động, tiền lương bình quân, hệ số cấp bậc và từ đó xác định đơn giá tiền lương trên doanh thu. - Ưu điểm: Tính toán nhanh đơn giản. - Nhược điểm: chưa gắn quỹ tiền lương với hình thức trả lương và không chính xác. Quỹ tiền lương chưa xét đến kết qủa và hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. - Phương pháp lập kế hoạch quỹ tiền lương của xí nghiệp theo kết quả và hiệu quả sản xuất kinhg doanh có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp này không phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Do đó đề tài cải tiến cách lập quỹ tiền lương cho lái phụ xe và công nhân bảo dưỡng.

doc75 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tiền lương cho xí nghiệp xe buýt 10-10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í nghiệp: - Quan hệ cộng sự và giúp việc giữa phó giám đốc với kế toán trưởng đó là quan hệ vừa chịu trách nhiệm với luật pháp vừa chịu trước doanh nghiệp . - Đối với các phòng ban chức năng tham mưu giúp giám đốc trong công tác quản lý doanh nghiệp. Đây là đơn vị cấp dưới của giám đốc nhưng có chức năng giúp giám đốc xí nghiệp chỉ đạo các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong xí nghiệp. - Các đơn vị sản xuất trực tiếp là cấp dưới của giám đốc đồng thời chịu sự chỉ đạo quản lý theo từng chức năng chuyên ngành của phòng ban chức năng của xí nghiệp. 2.1.2.4.Điều kiện sản xuất kinh doanh của xí nghiệp: a. Điều kiện khai thác vận tải và điều kiện tự nhiên của vùng hoạt động: Nước ta với khí hậu nhiệt đới – gió mùa. Trong năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội ảnh hưởng khí hậu thời tiết của vùng Bắc Bộ khá thuận lợi Bảng 2.5:Số tuyến khai thác của xí nghiệp: TT Tên tuyến SHT Cự ly (Km) Mác xe Sức chứa (Chỗ) Phương tiện (Xe) Cự ly tuyến Cự ly HĐ Cự ly HĐ T. cường Kế hoạch Vận doanh 1 Linh Đàm – Cổ Nhuế 05 19,6 20,4 Combi 24 17 9 2 Long Biên – Ngũ Hiệp 08 20,2 26,3 20,2 Daewoo BS090 60 25 21 3 Bờ Hồ - Bờ Hồ 09 19,0 27,0 5,6 Transinco B45 45 16 12 4 Kim Mã - LB - Kim Mã 18 21,3 22,0 Transinco B45 45 15 11 5 T.Khánh Dư - Hà Đông 19 14,5 28,9 9,4 Daewoo BS090 60 14 11 6 Giáp Bát - Hà Đông 21 11,5 23,7 9,4 Daewoo BS090 60 21 17 7 Nam TLong - Giáp Bát 25 18,6 19,0 Combi 24 26 14 8 Hà Đông – N.T.Long 27 18 18,6 9,4 Daewoo BS090 60 21 17 9 Giáp Bát - Đông Ngạc 28 18 20,1 Transinco B30 30 18 13 10 Giáp Bát - Tây Tựu 29 21,1 22,9 Transinco B30 30 19 14 11 Mỹ Đình - C.V Hồ Tây 33 16,8 17,2 Combi 24 17 9 12 G.Bát - L.Đàm - H. Đông 37 14,6 12,6 9,4 Combi 24 17 9 13 Ga Hà nội – Phú Thuỵ 40 23,0 31,0 Cosmos 30 13 9 Ga Hà nội – Phú Thuỵ 40 23,0 31,0 Transinco B45 45 13 2 b. Điều kiện kinh tế – xã hội trong vùng hoạt động của xí nghiệp: Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị văn hoá của nước ta nên trình độ dân trí cao, mật độ dân cư đông lại tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng do đó luôn có lượng lớn hành khách có nhu cầu đi lại trong thành phố. c .Điều kiện về thị trường vận tải của xí nghiệp: Thị trường vận tải diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty cổ phần, các công ty tư nhân, công ty vận tải hàng hoá hành khách trong và ngoài tỉnh. Với tư cách là doanh nghiệp hoạt động công ích dưới sự quản lý của Nhà nước và phục vụ lợi ích công cộng. Nên cần có những biện pháp mở rộng thị trường làm tốt công tác marketing để thu hút và mở rộng lượng hành khách tiềm năng.Xét trong phạm vi vận tải công cộng cũng có sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp thành viên của Tổng công ty . 2.1.2.5.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua một số năm: Bảng 2.6 :Kết quả hoạt động VTHKCC bằng xe Buýt của Xí Nghiệp : TT chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 I Sản lượng 1 Số xe có Xe 134 171 239 2 Số xe hoạt động Xe 106 136 166 3 Tổng lượt Lượt xe 418.365 570.327 949.884 4 Tổng hành trình Km 7.842.123 10.788.777 13.118.396 5 Khách vé tháng Lượt HK 3.815.327 7.981.032 10.486.564 6 Khách vé lượt Lượt HK 5.799.927 11.179.435 17.491.909 7 Tổng khách Lượt HK 9.615.254 19.160.457 27.978.473 II Doanh thu 1 Vé tháng đồng 806.580.000 2.314.542.000 3.657.045.000 2 Vé lượt đồng 14.488.762.500 27.948.587.500 43.729.772.500 3 Tổng cộng đồng 15.295.342.500 30.263.129.500 47.486.817.500 III Chi phí đồng 29.008.122.854 50.050.066.232 69.448.129.330 IV Trợ giá đồng 13.712.780.354 19.786.936.732 21.961.311.830 2.2.Phân tích công tác tổ chức lao động tiền lương của xí nghiệp xe bus 10-10 2.2.1.Hình thức tổ chức và cơ cấu lao động trong xí nghiệp: a. Hình thức tổ chức: + Đối với lái phụ xe: bố trí mỗi xe một lái xe và một nhân viên bán vé làm việc theo ca, một ngày chia làm hai ca. + Thợ bảo dưỡng sửa chữa: Tổ chức theo đội tổng hợp + Lao động gián tiếp: tổ chức theo các phòng ban nghiệp vụ b. Cơ cấu lao động trong xí nghiệp: Bảng2.7:Bảng cơ cấu lao động trong xí nghiệp 1 năm 2005. TT Chỉ tiêu Đầu kỳ Tăng giảm trong kỳ Cuối kỳ Tăng Giảm Thôi việc CD HĐ Lý do khác A Lao động gián tiếp 26 1 27 1 Cán bộ quản lý 12 12 Lãnh đạo xí nghiệp 2 2 Cán bộ quản lý phòng ban n.vụ 10 1 11 2 Nhân viên 14 14 B Lao động trực tiếp 933 1 932 1 Lái xe 438 438 2 NVBV 432 1 431 3 Thợ BDSC 65 65 C Lao động trực tiếp khác 119 119 1 Tuyến trưởng/ ĐHT/ Quy chế 14 14 2 Rửa xe, dồn xe, láI xe con 23 23 3 Bảo vệ 29 29 4 Thủ kho, KTV 7 7 5 Phát vé, thu ngân, nhiên liệu, … 25 25 6 Khác (VSCN, tạp vụ, ….) 21 21 D Lao động dôi dư 0 0 1 Không có việc làm thường xuyên 0 0 2 Khác 0 0 Tổng lao động theo danh sách 1078 1 0 1 0 1078 * Nhận xét: + Số lượng lao động ở xí nghiệp tương đối lớn với hơn 1000 cán bộ công nhân viên do đó công tác quản lý rất được coi trọng. Do yêu cầu khai thác kinh doanh để có hiệu quả cần có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực đảm nhận công việc, có trình độ nghiệp vụ và năng động sáng tạo. Xí nghiệp cùng công ty cần chú trọng đến việc đào tạo cán bộ công nhân viên chuyên ngành đồng thời tích cực tuyển chọn đội ngũ lao động trẻ từ các trường đại học cao đẳng chuyên nghiệp. + Về trình độ: Trên đại học: 1 người. Đại học:55 người. Trung học:98 người. Thợ bậc 4,5: 17 Thợ bậc 6,7: 2 người Thợ bậc 3 : 46 người. + Về cơ cấu: Lái phụ xe chiếm 80,6%. Lao động quản lý chiếm 2,4%. Thợ bảo dưỡng sửa chữa chiếm 6%. Lao động trực tiếp khác chiếm 11%. 2.2.2.Phương pháp định mức lao động trong xí nghiệp: Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất do tổng công ty giao xuống từ đó xí nghiệp xác định số lượng lao động đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ sản xuất. Đối với lao động trực tiếp. Nhu cầu lao động trực tiếp được xác định theo quỹ thời gian làm việc. Công thức tổng quát để xác định nhu cầu lao động theo phương pháp này là: Trong đó: NlđI :Nhu cầu về số lượng lao động loại i. :Tổng giờ công lao động loại i theo nhu cầu(giờ). QTGlđi:Quỹ thời gian làm việc của lao động loại i trong năm. Kwlđi: Hệ số tăng năng suất lao động i. + Đối với lái xe bus: . Trong đó: :Tổng thời gian làm việc của xe trên tuyến. :Tổng thời gian chuẩn kết. :Tổng số thời gian khác. QTGlx:Quỹ thời gian làm việc của lái xe trong 1 năm. QTGlx=(365-DTB,CN-Dlễ-Dphép-Dkhác)x8. DTB,CN ,Dlễ ,Dphép ,Dkhác :số ngày thứ bảy chủ nhật, ngày lễ, ngày phép, ngày nghỉ theo chế độ khác. Kwldlx : hệ số tăng năng suất lao động lái xe. +Nhân viên bán vé :lấy tương đương với bằng số lao động lái xe. +Thợ bảo dưỡng sửa chữa: Trong đó: :Tổng giờ công bảo dưỡng sửa chữa tại xưởng. QTGthợ:Quỹ thời gian làm việc của thợ. Kwtho:Hệ số tăng năng suất của thợ. b. Đối với lao động gián tiếp: Xác định theo nhiệm vụ chức năng của các phòng ban nghiệp vụ. c. Đối với lao động khác. Lao động khác như lao công, bảo vệ, tạp vụ xác định theo phương pháp định biên. Như vậy ta thấy nhu cầu lao động của xí nghiệp được xác định theo quỹ thời gian làm việc, căn cứ vào nhiệm vụ do tổng công ty giao xuống nên gắn được số lượng lao động với công việc, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. 2.3. Phân tích công tác tiền lương trong xí nghiệp: 2.3.1. Phân tích hình thức trả lương trong xí nghiệp: 2.3.1.1.Nguyên tắc chung của hình thức trả lương trong xí nghiệp : Việc xác lập và phân phối tiền lương thực hiện theo các nguyên tắc sau: +Căn cứ vào khối lượng và chất lượng sản phẩm để xác định chi phí tiền lương.Tốc độ tăng tiền lương phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động để đảm bảo tái sản xuất mở rộng. +Đơn giá tiền lương được xây dựng trên cơ sở định mức lao động trung bình tiên tiến và các thông số tiền lương do nhà nước quy định. + Tiền lương được trả trực tiếp đến tay người lao động và đảm bảo tính chính xác, công khai dân chủ. Người lao động được hưởng lương theo đúng công việc mình làm. - Nguồn hình thành quỹ tiền lương bao gồm: + Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được cấp trên giao căn cứ vào khối lượng sản phẩm công việc theo chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, theo định mức lao động, định mức thời gian tính trên đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc được giao. + Quỹ tiền lương bổ xung theo chế độ quy định của Nhà nước (tiền lương làm thêm giờ). + Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác ngoài đơn giá tiền lương được giao. - Việc giao đơn giá tiền lương cho các xí nghiệp dựa trên các yếu tố: + Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị và số người lao động thực tế để hoàn thành công việc. + Các chế độ tiền lương hiện hành của Nhà nước. 2.3.1.2.Phương án trả lương ở xí nghiệp xe bus 10-10. Đối với từng loại lao động khác nhau thì có phương án trả lương khác nhau. a.Đối với lao động trực tiếp: *Đối với lái xe và nhân viên bán vé : tiền lương được trả theo hình thức kết hợp giữa tiền lương theo thời gian và tiền lương theo sản phẩm. Tiền lương của lái xe và nhân viên bán vé bao gồm hai phần : Tiền lương cơ bản và tiền lương khoán chất lượng phục vụ. Công thức tính: TLLX(BV)=TLCB+TLKCLPV. Trong đó: TLLX(NV):Tiền lương của lái xe hoặc nhân viên bán vé. TLCB:Tiền lương cơ bản. TLKCLPV:Tiền lương khoán chất lượng phục vụ. * Đối với công nhân bảo dưỡng sửa chữa: Công thức tính: TLBDSC=(HCB+HPC)TLmindn. Trong đó: TLBDSC: Tiền lương cho thợ bảo dưỡng sửa chữa. HCB: Hệ số lương cơ bản. HPC: Hệ số phụ cấp. Đối với lao động gián tiếp: TLGti=TLmindn(HCbi+HPci). Trong đó: TLGti: Tiền lương của lao động gián tiếp i. TLmindn: Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp. HCbi ,HPci: Hệ số lương cơ bản và phụ cấp của lao động gián tiếp i. c. Quy định về chế độ làm thêm giờ của xí nghiệp: Thời gian làm việc định mức của một người lao động là 176 giờ/tháng. Ngoài thời gian làm việc theo quy định trên thì xí nghiệp còn tính thời gian làm thêm giờ của người lao động nhưng 1 năm người lao động không được làm thêm quá 300 giờ. Tiền lương làm thêm giờ được tính như sau: +Làm thêm vào ngày bình thường: TLgiờ thêm=1.5 TLgiờ. +Làm thêm vào ngày lễ tết: TLgiờ thêm=3 TLgiờ. Trong đó: TLgiò thêm, TLgiờ :Tiền lương 1 giờ làm thêm và tiền lương giờ bình thường. 2.3.2.Phân tích việc lập kế hoạch quỹ tiền lương: 3.3.2.1.Cách tính đơn giá tiền lương: Xây dựng đơn giá tiền lương là cơ sở để trả lương cho cán bộ công nhân viên đang công tác tại xí nghiệp .Phương pháp dựa trên doanh thu kế hoạch và quỹ tiền lương kế hoạch : Trong đó : VĐG: Đơn giá tiền lương. VKH: Tổng quỹ lương kế hoạch . DKH: Tổng doanh thu kế hoạch. * Các yếu tố căn cứ để tính đơn giá: + Lao động định biên . + Doanh thu kế hoạch . + Quỹ lương kế hoạch . 2.3.2.2.Quỹ tiền lương: Quỹ tiền lương kế hoạch năm 2004 của xí nghiệp xe bus 10-10 được xây dựng theo thông tư 13/LĐTBXH theo công thức : tháng. Trong đó: NĐB: Lao động định biên của xí nghiệp . TlminDN: Mức lương cơ bản tối thiểu doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định . HCB: Hệ số lương cơ bản bình quân. HPC: Hệ số các khoản phụ cấp bình quân tính trong đơn giá. a. Lao động định biên: Được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp của sản phẩm dịch vụ quy đổi. Đối với từng đối tượng lao động xí nghiệp có cách xác định khác nhau. Kế hoạch lao động năm 2004 là:1011 người. b. Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp: Mức lương tối thiểu hiện nay của chính phủ quy định tại nghị quyết số 17/2003/QH11 ngày 04/11/2003về dự toán ngân sách nhà nướcnăm 2004 và nghị quyết số 19/2003/QH11 ngày 16/11/2003 về nhiệm vụ 2004 của quốc hội khoá XI là 290.000 đồng. TLminđiềuchỉnh = TLmin x (1 + KĐC). Trong đó: TLmin: Tiền lương tối thiểu theo quy định của nhà nước. KĐC: Hệ số điều chỉnh. TLminđiều chỉnh = 290.000 x (1 + 1.1) = 609.000 đồng. ở xí nghiệp xe buýt 10-10 lấy mức lương tối thiểu là 435.000 đồng. c. Hệ số lương cấp bậc bình quân: Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và định mức lao động để xác định hệ số lương cấp bậc bình quân của tất cả các loại lao động trong xí nghiệp theo phương pháp bình quân gia quyền. d. Hệ số các khoản phụ cấp bình quân tính trong đơn giá tiền lương: Căn cứ vào văn bản quy định và hướng dẫn của Bộ lao động thương binh xã hội xí nghiệp áp dụng các khoản phụ cấp: phụ cấp chức vụ, phụ cấp làm đêm. 2.3.Phân tích tình hình thực hiện quỹ tiền lương: Để phân tích tình hình thực hiện quỹ tiền lương của xí nghiệp ta xác định các chỉ số sau: - Doanh thu kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện. - Chi phí kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện. - Đơn giá tiền lương. - Các chỉ tiêu khác: Tiền lương bình quân, năng suất lao động và thu nhập bình quân. Căn cứ vào bảng số liệu thực hiện và kế hoạch của công ty ta tiến hành phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương, nhằm mục đích phát hiện những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giữa quỹ tiền lương thực chi và quỹ tiền lương kế hoạch, những khoản chi trả kém hiệu quả và bất hợp lý. Đánh giá việc thực hiện quỹ tiền lương trong doanh nghiệp để từ đó xây dựng những biện pháp nâng cao tác dụng và hiệu quả sử dụng quỹ tiền lương. Việc phân tích từ độ lệch tuyệt đối, độ lệch tương đối và độ lệch cho phép của quỹ tiền lương. Bảng 2.8:Bảng các chỉ tiêu về kế hoạch và thực hiện năm 2004 TT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch Thực hiện Độ lệch %TH/KH 1 Tổng doanh thu Đồng 45.375.160.000 47.486.817.000 2.111.657.000 104,7 2 Chi phí Đồng 68.550.320.160 69.448.129.330 897.809.170 101 3 Lao đông đ/biên Người 1011 1011 0 100 4 Tổng quỹ lương Đồng 20.711.560.000 21.580.391.000 808.831.000 103,9 5 Tiền lương bình quân Đồng 1.605.717 1.668.242 62.525 103,9 6 Năng suất lao động b/quân Nghìnđồng/người 44.881 46.970 2.089 104,6 7 Sản lượng HK 25.235.590 27.178.473 2.811 107,7 tuyệt đối = QTLTH - QTLKH tương đối = QTLTH – QTLĐC cho phép = QTLĐC – QTLKH Trong đó : tuyệt đối , tương đối , chophép : Độ lệch quỹ tiền lương tuyệt đối tương đối , cho phép. QTLTH , QTLKH , QTLđc : Quỹ tiền lương thực hiện, kế hoạch, điều chỉnh. Quỹ tiền lương điều chỉnh là quỹ tiền lương kế hoạch được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế cũng như khả năng thực tế về nguồn chi trả trong doanh nghiệp. Căn cứ vào quy chế trả trả lương, nguồn chi trả lương ta điều chỉnh quỹ tiền lương theo sản lượng: Công thức tính: QTLĐC = QTLKH x Trong đó: : Độ lệch tương đối của tổng sản lượng (lượng luân chuyển). KĐC: Hệ số đIều chỉnh quỹ tiền lương theo doanh thu. Chọn KĐC = 0,8 vì tất cả các khoản chi trả lương đều tăng giảm tỷ lệ với tỷ lệ với mức tăng giảm của sản lượng. Bảng2.9:Phân tích việc thực hiện quỹ tiền lương năm 2004 Tt Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị 1 QTLKH đồng 20.711.560.000 2 QTLTH đồng 21.580.391.000 3 QTLĐC đồng 22.034.470.000 4 đồng 808.831.000 5 đồng -454.079.000 6 đồng 1.262.910.000 Như vậy ta thấy : Quỹ tiền lương thực chi nhỏ hơn quỹ tiền lương điều chỉnh. Do vậy xí nghiệp tiết kiệm được một khoản tiền là 454.079.000 đồng. Nguyên nhân là do sản lượng tăng, doanh thu tăng, quỹ tiền lương cũng tăng nhưng mức tăng chậm hơn so với mức tăng doanh thu .Tuy nhiên quỹ tiền lương thực hiện vẫn lớn hơn quỹ tiền lương kế hoạch là 1.262.910.000 đồng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự sai lệch đó. Để hiểu rõ vấn đề này ta đi sâu vào phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quỹ tiền lương. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quỹ tiền lương: - Doanh thu. - Năng suất lao động . - Tiền lương bình quân . Mối quan hệ của 3 yếu tố trên được thể hiện trong công thức sau: QTL = Trong đó: Dt Tổng doanh thu của doanh nghiệp . WLĐ: Năng suất lao động chung của xí nghiệp. Tlbq: Tiền lương bình quân của xí nghiệp. Sử dụng công thức: + ảnh hưởng của doanh thu đến tổng quỹ tiền lương: + ảnh hưởng của năng suất lao động đến tổng quỹ tiền lương : + ảnh hưởng của tiền lương bình quân đến tổng quỹ tiền lương Trong đó: DTH, DKH: Doanh thu thực hiện và doanh thu kế hoạch. WlđTH , WlđKH : Năng suất lao động thực hiện và năng suất lao động kế hoạch. TLbqTH ,TLbqKH : Tiền lương bình quân thực hiện và tiền lương bình quân kế hoạch. ảnh hưởng tổng hợp của ba nhân tố đến quỹ tiền lương: =++ Mức thay đổi quỹ tiền lương do ảnh hưởng của doanh thu, năng suất lao động, tiền lương bình quân. Ta có kết quả: = 73.512.397 đồng = -73.523.835 đồng = 216.465.880 đồng ảnh hưởng của cả 3 nhân tố đến tổng quỹ tiền lương: = 216.454.442 đồng. * Nhận xét: Doanh thu tăng 4,7% so với kế hoạch làm cho quỹ tiền lương tăng lên một khoản là 73.512.397 đồng Năng suất lao đông tăng lên 4,6% so với kế hoạch làm cho quỹ tiền lương giảm đi một khoản là 73.523.835 đồng Tiền lương bình quân tăng lên 3,9% so với kế hoạch làm cho quỹ tiền lương tăng lên một khoản 216.465.880 đồng Tổng hợp ba nhân tố trên làm cho quỹ tiền lương thực hiện tăng lên so với quỹ tiền lương kế hoạch một khoản là 216.454.442 đồng * Phân tích tương quan năng suất lao động và tiền lương bình quân: - Giữa lao động và tiền lương có mối quan hệ nhân quả. Để đảm bảo sản xuất phát triển và tái sản xuất mở rộng thì nhịp độ tăng năng suất lao động phải luôn tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Ta xác định hệ số tương quan giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân. Công thức: Ktq = Trong đó: Ktq: Hệ số tương quan IWld: Tốc độ tăng năng suất lao động ITLbq: Tốc độ tăng tiền lương bình quân IWld===1.047 ITLbq===1.039 Vậy ta xác định được Ktq = =1.0077 Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang phát triển sản xuất hay đảm bảo tái sản xuất mở rộng. 2.4.Kết luận rút ra phân tích đánh giá. 2.4.1.Phương án trả lương: *ưu điểm: +Phương án trả lương ở xí nghiệp đã có sự phân biệt đối với các loại lao động khác nhau , theo đặc điểm của từng loại lao động. +Phương án trả lương đối với lái xe và nhân viên bán vé gắn liền với kết quả và hiệu quả cuối cùng của sản phẩm. *Nhược điểm: +Phương án trả lương đối với thợ bảo dưỡng sửa chữa theo thời gian nên chưa quán triệt được nguyên tắc trả lương theo đúng số lượng và chất lượng lao động , không khuyến khích được thợ bảo dưỡng sửa chữa hăng say làm việc. +Phương án trả lương đối với lao động gián tiếp theo thời gian là tương đối phù hợp nhưng chưa xét đến mức độ phức tạp và hoàn thành công việc. *Kiến nghị: Đề xuất phương án trả lương đối với thợ bảo dưỡng sửa chữa theo sản phẩm và lao động gián tiếp có xét đến tính phức tạp và mức độ hoàn thành công việc. 3.4.2 Lập kế hoach quỹ tiền lương: Xí nghiệp áp dụng phương pháp xây dựng quỹ tiền lương dựa trên định mức lao động, tiền lương bình quân, hệ số cấp bậc và từ đó xác định đơn giá tiền lương trên doanh thu. - Ưu điểm: Tính toán nhanh đơn giản. - Nhược điểm: chưa gắn quỹ tiền lương với hình thức trả lương và không chính xác. Quỹ tiền lương chưa xét đến kết qủa và hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. - Phương pháp lập kế hoạch quỹ tiền lương của xí nghiệp theo kết quả và hiệu quả sản xuất kinhg doanh có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp này không phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Do đó đề tài cải tiến cách lập quỹ tiền lương cho lái phụ xe và công nhân bảo dưỡng. 2.4.3 Thực hiện quỹ tiền lương: Những kết quả tính toán, phân tích và kết luận là cơ sở thực tế để đi xây dựng những phương án trả lương cho xí nghiệp và lập kế hoạch quỹ tiền lương cho năm 2005 với mong muốn khắc phục những tồn tại của doanh nghiệp trong công tác tiền lương và phát huy những ưu điểm hiện tại. Chương III: Hoàn thiện công tác tiền lương cho xí nghiệp xe bus 10-10 3.1. Căn cứ để xây dựng phương án hoàn thiện: 3.1.1.Yêu cầu đổi mới công tác tiền lương trong cơ chế hiện nay: Trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta, việc chuyển đổi hàng hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có nhận thức mới về công tác lao động tiền lương trong cơ chế thị trường là rất cần thiết. Trong cơ chế mới, tiền lương phải được xem là giá cả hàng hoá sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động, đồng thời biến động tăng giảm nhu cầu dựa trên quan hệ cung cầu sức lao động. Nhà nước sẽ không can thiệp sâu vào việc tạo ra quỹ lương nhưng vẫn cần có tính nhiệm quản lý, kiểm tra tốc độ tăng tiền lương như một mục tiêu ổn định giá cả, ổn định kinh tế xã hội. Hiện nay giám đốc doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm về việc trả lương cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Tiền lương của người lao động phụ thuộc vào khả năng tự tạo nguồn tiền lương từ kết quả sản xuất hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp phải thực hiện đúng trình tự tiền lương. Tiền lương phải đảm bảo đủ nguồn chi cho các yêu cầu cần thiết để tái sản xuất sức lao động. Để phù hợp với khái niệm mới về bản chất tiền lương trong nền kinh tế thị trường nước ta, yêu cầu là phải làm cho tiền lương thực hiện đầy đủ chức năng của nó: Như chức năng thước đo giá trị lao động, chức năng kích thích đảm bảo khi người lao động làm việc có hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để thực hiện được điều đó, công tác lao động tiền lương trong doanh nghiệp cần phải được thực hiện về nhiều mặt: kế hoach lao động, hình thức trả lương, lập kế hoạch quỹ tiền lương sao cho phù hợp với từng đối tượng lao động nhưng phải gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3.1.2. Những nét đổi mới cơ bản trong chế độ tiền lương mới: Chế độ tiền lương mới đã có những thay đổi cơ bản về nhận thức, quan điểm tiền lương trong cơ chế mới . Nó thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động cũng như người sử dụng lao động. Đồng thời tiền lương mới đã khắc phục những những mâu thuẫn cơ bản trong chế độ tiền lương cũ. Tháng 4-1993 chính sách và chế độ tiền lương cải tiến đổi mới theo nghị định 25/CP và 26/CP. Lần điều chỉnh cải tiến này đã khắc phục được những nhược điểm của chế độ tiền lương cũ theo nghị định 235/HĐBT . Những quan điểm chủ yếu trong cải tiến tiền lương trong nghị định 25/CP và 26/CP - Tiền lương được xem là giá cả sức lao động và được hình thành qua thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với quan hệ cung cầu về sức lao động. - Cải tiến tiền lương gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh, giảm biên chế, hiệu quả làm việc và bố trí sử dụng lao động. - Cải cách chính sách tiền lương phải đồng bộ với các chính sách kinh tế xã hội có liên quan và thực hiện trong những bước đi và cơ chế kinh tế mới. Cùng với sự đổi mới có tính chất nguyên tắc trên, chế độ tiền lương mới theo nghị định 26/CP cũng có nhiều cải tiến tích cực về nội dung cụ thể cải tiến hệ thống thang bảng lương, bội số lương, cơ chế quản lý lương … - Các mức lương và phụ cấp lương được điều chỉnh từng bước cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và Ngân sách Nhà nước. - Hệ thống thang lương, bảng lương, công nhân trực tiếp sản xuất được xây dựng theo ngành, theo nhóm, kinh tế kỹ thuật. Số bậc lương phù hợp với số bậc công việc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật từng ngành. Trong mỗi ngành, lương thể hiện điều kiện lao động của từng ngành cụ thể. - Nhà nước không cấp ngân sách để trả lương cho công nhân viên trong doanh nghiệp trừ lương của giám đốc, kế toán trưởng theo xếp hạng doanh nghiệp dựa trên các doanh nghiệp, phải theo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Ngoài những quy định trên của nhà nước còn có nước còn có những quy định các khoản như : phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, nguy hiểm . Nhà nước căn cứ vào điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ như điều kiện kinh tế, mức tăng chỉ số giá cả. Mức tăng lương tối thiểu được điều chỉnh lên 290.000 đ/tháng áp dụng đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp được thực hiện từ ngày 01/01/2003 theo nghị định số 03/2003/NĐCP. - Đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước thì mức đóng và hưởng BHXH, bảo hiểm y tế vủa công nhân viên chức Nhà nước được tính căn cứ theo hệ số lương quy định theo nghị đinh 26/CP ngày 25-3-1993 của chính phủ. 3.1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp: Xí nghiệp xe bus 10-10 là một trong những thành viên của tổng công ty vận tải Hà Nội nên có những đặc điểm sản xuất kinh doanh khác với những ngành khác. - Thời gian hoạt động chủ yếu vào ban ngày. - Chạy theo những hành trình tuyến cố định. - Chạy xe trong thành phố, đô thị cho nên yêu cầu về chất lượng phương tiện cao hơn so với xe đường dài và mức đầu tư phương tiện lớn hơn, do đó chi phí cao hơn. - Các công trình và trang thiết bị tương đối lớn nên giá thành vận tải lớn. - Yêu cầu về chạy xe cao, tần xuất xe hoạt động lớn, phải đảm bảo chính xác về thời gian và không gian. - Hoạt động xe bus do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vận tải thực hiện nhưng được nhà nước trợ giá cho hành khách. - Chi phí nhiên liệu và chi phí cố định khác chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí vận chuyển. - Xe bus sử dụng trong thành phố thường bố trí cả chỗ đứng và ngồi, đáp ứng về số lượng cửa, chiều rộng cửa, chiều cao bậc lên xuống. - Xe bus là một loại hình vận tải hành khách công cộng đang được khuyến khích hoạt động vì nó không những bảo vệ môi trường tạo cảnh quan văn minh, lịch sự, tạo sự ổn định, trật tự xã hội. Tóm lại mọi hoạt động của xe bus trong đô thị đem lại hiệu quả về kinh tế xã hội rất lớn. 3.1.4. Đặc điểm lao động trong xí nghiệp: - Lái xe bus : Đây là loại lao động mang tính đặc thù thể hiện ở các điểm sau : + Tính độc lập tương đối cao thể hiện ở chỗ họ phải chịu trách nhiệm về quá trình vận tải. Mặt khác hoạt động vận tải diễn ra bên ngoài không gian của xí nghiệp đòi hỏi lái xe phải có tính độc lập, tự chủ, độc lập sáng tạo, linh hoạt xử lý tình huống trên đường. + Lao động vận tải là loại lao động kết hợp chân tay và lao động trí óc. + Là loại lao động phức tạp nặng nhọc, nguy hiểm đòi hỏi lái xe có sức khoẻ tốt, tay nghề vững. - Thợ bảo dưỡng sửa chữa: Phải có trình độ tay nghề vững phù hợp với yêu cầu công việc và có ý thức trách nhiệm. Đây là công việc phức tạp nặng nhọc đòi hỏi thợ bảo dưỡng sửa chữa phải có sức khoẻ, tay nghề tốt phát hiện hỏng hóc kịp thời chỉnh lý đảm bảo xe luôn ở tình trạng tốt nhất. - Lao động quản lý: Đây là loại lao động đặc biệt (thiên về lao động trừu tượng) sản phẩm của lao động quản lý tạo ra khó có thể đánh giá và định hướng một cách chính xác. Tính chất công việc đòi hỏi người quản lý phải có trình độ cao và khả năng xử lý thông tin nhanh. - Nhân viên điều độ vận tải: Loại lao động này cũng giống như lao động quản lý nhưng có trình độ về kỹ thuật quản lý khai thác, điều hành vận tải. Loại lao động này có vai trò rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, ngược lại trình độ lao động này yếu kém thì sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. 3.2. Hoàn thiện công tác tiền lương cho xí nghiệp: 3.2.1.Mục đích ý nghĩa và yêu cầu. a.Mục đích: Lao động là một trong những yếu tố cấu thành nên quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nó liên quan tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc tổ chức quản lý lao động bao giờ cũng gắn liền với công tác tiền lương.Tiền lương sẽ là yếu tố kích thích người lao động trong quá trình làm việc từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động. Cho nên mục đích của việc hoàn thiện công tác tiền lương là nhằm khắc phục những tồn tại của phương án trả lương hiện tại của công ty từ đó đưa ra phương án trả lương hợp lý hơn cho người lao động nhằm phát huy vai trò kích thích của tiền lương để người lao động hăng say làm việc, nâng cao năng suất lao động. b.Yêu cầu : Khi hoàn thiện phương án trả lương thì phải đảm bảo tuân theo chế độ chính sách của nhà nước đã quy định, phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của xí nghiệp và phù hợp với khả năng chi trả của quỹ tiền lương của công ty. 3.2.2. Hoàn thiện phương án trả lương cho từng loại lao động trong xí nghiệp: Từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm lao động và kết quả phân tích công tác tiền lương ở trên, đề tài tiến hành hoàn thiện phương án trả lương cho từng loại lao động trong xí nghiệp. Cụ thể là hoàn thiện phương án trả lương cũ và xây dựng phương án mới, gắn liền với năng suất chất lượng và hiệu quả lao động của từng người. 3.2.2.1. Lựa chọn hình thức trả lương cho từng loại lao động: Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động để quy định cho việc trả lương cụ thể gắn với kết quả cuối cùng của người lao động. Việc tính toán trả lương phụ thuộc vào hệ số lương cấp bậc theo nghị định 26/CP, mức lương tối thiểu và mức độ phức tạp, mức độ hoàn thành công việc được giao. a. Đối với lao động quản lý và phục vụ của xí nghiệp: áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, trả lương cho người lao động vừa theo hệ số mức lương (theo quy định hiện hành) vừa theo hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn xí nghiệp. Công thức tính: Ti = Ti1 + T2i Trong đó: Ti: Tiền lương của người thứ i nhận được . T1i: Tiền lương kỳ I. T2i: Tiền lương kỳ II. Tiền lương kỳ I: T1i = 290.000 x (Hcb + Hpc). Trong đó : Hcb, Hpc :Hệ số lương cơ bản và hệ số lương phụ cấp. Tiền lương kỳ II: Tiền lương kỳ II là tiền lương gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày làm việc thực của người thứ i. Trong đó: QTLT:Quỹ tiền lương ứng với mức độ hoàn thành công việc của bộ phận làm lương thời gian. QTL1i:Quỹ tiền lương theo nghị định 26/CP của bộ phận làm lương thời gian. ni : Số ngày làm việc thực tế của người thứ i hi: hệ số lương ứng với công việc được giao, tính trách nhiệm của công việc và mức độ hoàn thành người thứ i, đươc xác định: K: Hệ số hoàn thành công việc. d1i :Là số điểm mức độ phức tạp công việc của người thứ i đảm nhận. d2i :Số điểm tính trách nhiệm của người thứ i. d1+d2:Là tổng số điểm mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của công việc đơn giản nhất. Bảng 3.1:Bảng điểm mức độ phức tạp, tính trách nhiệm, hệ số hoàn thành. TT Công việc đòi hỏi cấp bậc trình độ d1i d2i K 1 Từ đại học học trở lên 45-70 1-30 0.7-1.2 2 Cao đẳng và trung cấp 20-40 1-18 0.7-1.2 3 Sơ cấp 7-19 1-7 0.7-1.2 4 Không cần đào tạo 1-6 1-2 0.7-1.2 Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc, tính phức tạp, tính trách nhiệm của từng lao động để từ đó xác định tiền lương trả cho toàn bộ nhân viên gián tiếp trong xí nghiệp. b. Thợ bảo dưỡng sửa chữa: áp dụng hình thức trả lương cho thợ bảo dưỡng sửa chữa theo đơn giá một lần cấp. tiền lương cho từng người được xác định trên cơ sở định mức tiền lương cho từng cấp bảo dưỡng, sửa chữa. định mức tiền lương cho từng cấp bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên trên cơ sở định mức giờ công cho từng cấp bảo dưỡng sửa chữa (quy định theo thông tư 610 của BGTVT) và chi phí tiền lương một giờ công của công nhân(tính theo từng cấp). công thức tính: Trong đó: : Chi phí tiền lương cho một lần cấp bảo dưỡng sửa chữa i tBDSCi : Định mức giờ công cho cấp bảo dưỡng sửa chữa i : Chi phí tiền lương cho một giờ bảo dưỡng sửa chữa Kpt: Hệ số phụ cấp và thưởng Tthang: Quỹ thời gian làm việc tháng của công nhân bảo dưỡng sửa chữa b. Đối với lái và phụ xe: Lái và phụ xe bus do có đặc điểm riêng là phục vụ vận tải hành khách công cộng trong thành phố nên trả lương cho lái và phụ xe gồm hai khoản: lương cơ bản và lương khoán theo chất lượng phục vụ. Lương cơ bản dựa vào hệ số cấp bậc công việc. Lương khoán chất lượng phục vụ dựa trên cơ sở đóng góp cụ thể của mỗi thành viên, tức là đóng góp đến đâu thì được hưởng đến đấy. Công thức tính: TLLX= TLCB+TLKCLPV Trong đó: TLLX: Tiền lương tháng của lái xe. TLCB: Tiền lương cơ bản. TLCB = TLmin x Hcb. TLKCLPV: Tiền lương khoán chất lượng phục vụ. Với: Hcb : Hệ số lương cơ bản theo nghị định Tmin: Tiền lương tối thiểu = 290.000 đồng theo quy định của Nhà nước Tiền lương kỳ II : TLKCLPV = lượt xe đảm bảo chất lượng phục vụ x (đơn giá 1 lượt) Trong đó: lượt xe : Tổng lượt xe chạy đảm bảo chạy đúng nội dung phục vụ. TLKCLPV= Đơn giá tiền lương khoán chất lượng phục vụ một lượt x tổng số lượt đảm bảo chất lượng phục vụ. Đơn giá tiền lương khoán chất lượng phục vụ=QTLKCLPV/ Trong đó: QTLKCLPV:Quỹ tiền lương khoán chất lượng phục vụ. :Tổng số lượt trong tháng. QTLKCLPV=(Tổng quỹ lương lái xe +Quỹ tiền ăn trưa)-Quỹ lương cơ bản của lái xe. Trong đó: Tổng quỹ lương lái xe=HCbmax xTLmindn xNlx . Quỹ tiền ăn trưa= 5.000 xNlx cẩn x TLmin . Quỹ lương cơ bản= HCBx TLmin . Bảng 3.2: Đơn giá theo tuyến của xí nghiệp : Số hiệu tuyến ĐG của LXe (Nghìn đồng) ĐG của NVBV (Nghìn đồng) 05 7.700 4.900 08 8.500 5.300 09 8.900 5.500 18 9.700 6.000 19 7.200 4.500 21 7.000 3.400 25 7.900 5.000 27 7.000 4.700 28 7.300 5.100 29 8.000 5.100 33 6.500 3.800 37 6.4000 3.200 40 8.000 4.800 3.2.2.2 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch quỹ tiền lương: a. Căn cứ lập kế hoạhc quỹ tiền lương: Để lập quỹ tiền lương ta căn cứ vào các yếu tố sau: - Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do công ty giao xuống xí nghiệp - Căn cứ vào chế độ tiền lương hiện hành: Các quy định về chế độ tiền lương bao gồm các quy định về tiền lương tối thiểu, hệ số tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng theo quy chế trả lương, lập kế hoạch quỹ tiền lương. Theo quy định hiện nay (bao gồm các thông tư công văn, nghị định ) + Tiền lương tối thiểu là 290.000 đồng . + Quy định chế độ tiền lương trong doanh nghiệp theo nghị định 26/CP bao gồm các hệ thống thang bảng lương. - Căn cứ vào kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp: + Các loại doanh thu . + Các loại chi phí . + Lợi nhuận của doanh nghiệp. + Các khoản phải nộp khác . Từ đó căn cứ vào 4 yếu tố trên để lập kế hoạch quỹ tiền lương cho năm kế hoạch 2005. b. Phương pháp lập kế hoạch quỹ tiền lương cho xí nghiệp: Để lập kế hoạch quỹ tiền lương cho doanh nghiệp có nhiều phươg pháp khác nhau. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng có thể phù hợp với công ty này nhưng lại không hợp với công ty khác. Tuỳ theo đối tượng lao động, quy mô và công nghệ sản xuất kinh doanh của từng công ty mà người ta sử dụng các phương pháp cho phù hợp. Việc lựa chọn phượng pháp lập kế hoạch quỹ tiền lương cho xí nghiệp sao cho phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh là một vấn đề quan trọng, nó quyết định tính chính xác và khả thi của kế hoạch quỹ tiền lương đề ra. Một phương pháp lập quỹ tiền lương được coi là hợp lý nếu nó đáp ứng được các yêu cầu sau: + Đảm bảo cho kế hoạch lập ra mang tính thực tiễn. + Kế hoạch lập ra phải được cân đối với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như kết quả và hiệu quả của sản xuất kinh doanh. + Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân, tiền lương bình quân phải lớn hơn hoặc bằng tiền lương tối thiểu. Căn cứ vào ưu nhược điểm của từng phương pháp đã nêu ở trên với tình hình thực tế của xí nghiệp, đồng thời đáp ứng đầy đủ những yêu cầu với kế hoạch lập ra. Ta có thể áp dụng một trong 2 phương pháp sau để lập ra quỹ tiền lương cho doanh nghiệp: - Phương pháp tính toán trực tiếp. - Phương pháp tính toán tiền lương bình quân. a. Lập kế hoạch quỹ tiền lương cho xí nghiệp bằng phương pháp tính toán trực tiếp: Căn cứ để lập kế hoạch quỹ tiền lương: + Căn cứ vào định biên lao động trong xí nghiệp và hệ số lương cấp bậc theo nghị định 26/CP mà xí nghiệp áp dụng. + Căn cứ vào số ngày công theo quy định. + Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc được giao, và chất lượng phục vụ của nhân viên (lái và phụ xe ) căn cứ vào đó để tính. + Căn cứ vào mức độ đóng góp để hoàn thành công việc (thợ bảo dưỡng sửa chữa). Theo phương pháp này thì quỹ tiền lương kế hoạch của từng loại lao động được tính trực tiếp theo đơn giá tiền lương cũng như định mức về lao động và tiền lương đối với từng loại lao động. Quỹ tiền lương kế hoạh của xí nghiệp được áp dụng theo công thức sau: QTLKH = QTLQL + QTLLP + QTLXBDSC + QTLLĐK Trong đó: QTLKH: Quỹ tiền lương kế hoạch của xí nghiệp . QTLQL: Quỹ tiền lương của khối lao động quản lý. QTLLP: Quỹ tiền lương của lái phụ xe. QTLXBDSC: Quỹ tiền lương của xưởng bảo dưỡng sửa chữa. QTLLĐK: Quỹ tiền lương của lao động động phụ khác. *Quỹ tiền lương của lao động gián tiếp: Quỹ tiền lương của lực lượng quản lý trong xí nghiệp được tính theo công thức: QTLQl = tháng Trong đó: Nlđ: Số lao động quản lý (người). Hcb: Hệ số cấp bậc công việc bình quân. Hpc: Hệ số phụ cấp bình quân . TlminXN: Tiền lương tối thiểu của xí nghiệp . TLmindn = TLmin (1 + Kđc) Vậy: TLminXN = 435.000 (đồng) Tiền lương tối thiểu của xí nghiệp lựa chọn mức 435.000 đồng căn cứ vào tình hình thực tế của xí nghiệp. Nlđ = 26 (người) . Hcb = 2,53 . Hpc = 0,28. Vậy quỹ tiền lương của lao động quản lý là: QTLQL = 435.000 x (2,53 + 0,28) x 26 x12. QTLQL = 381.373.200 (đồng). *Quỹ tiền lương của lái phụ xe: Công thức tính: QTLLPX = QTLNVBV + QTLLX Trong đó: QTLLPX: Là quỹ tiền lương của lái phụ xe. QTLNVBV: Quỹ tiền lương của nhân viên bán vé trên tuyến. QTLLX: Quỹ tiền lương của lái xe. Quỹ tiền lương của lái xe bao gồm : Tiền lương cơ bản và tiền lương khoán chất lượng phục vụ QTLLXi = QTLCBi + QTLKCLPVi Trong đó: QTLLXi: Quỹ tiền lương của lái xe trên tuyến i. QTLCBi: Quỹ tiền lương cơ bản của lái xe trên tuyến i . QTLKCLPVi: Quỹ tiền lương khoán chất lượng phục vụ của lái xe trên tuyến i . Ta có cách tính: QTLCbi=HCbi xNLxi xTLmin x12. QTLKCLPV=Đơn giá tiền lương khoán chất lượng phục vụ xx12 Trong đó: HCbi:Hệ số lương cấp bậc bình quân trên tuyến i :Tổng số lượt trong tháng của tuyến i NLxi: số lái xe định mức trên tuyến i. Bảng 3.3: Bảng tính lương cho lái xe và nhân viên bán vé. stt sht Số lượt Lái xe Nhân viên bán vé Tiền lương(đồng) NLX HCB Đơn giá NPX HCB Đơn giá Lái xe Phụ xe 1 05 126 28 2.92 7.700 28 1.96 4.900 633.796.800 413.246.400 2 08 250 46 3.28 8.500 45 1.96 5.300 1.290.062.400 783.936.000 3 09 150 34 2.92 8.900 33 1.96 5.500 826.094.400 522.086.400 4 18 126 30 3.07 9.700 30 1.96 6.000 760.500.000 476.784.000 5 19 160 30 3.28 7.200 29 1.96 4.500 757.152.000 457.003.200 6 21 260 42 3.28 7.000 41 1.96 3.400 1.134.604.800 597.892.800 7 25 160 38 2.92 7.900 38 1.96 5.000 841.180.800 547.190.400 8 27 220 42 3.28 7.000 42 1.96 4.700 1.033.804.800 658.713.600 9 28 180 36 2.92 7.300 36 1.96 5.100 838.857.600 576.028.800 10 29 160 38 2.92 8.000 37 1.96 5.100 846.940.800 546.129.600 11 33 130 19 2.92 6.500 18 1.96 3.800 497.270.400 400.614.400 12 37 160 28 2.92 6.400 28 1.96 3.200 653.164.800 375.302.400 13 40 120 27 2.92 8.000 27 1.96 4.800 619.963.200 391.521.600 11.733.392.800 6.746.449.600 *Quỹ tiền lương của xưởng bảo dưỡng sửa chữa: Quỹ tiền lương của nhân viên bảo dưỡng sửa chữa. Công thức tính: QTLBDSC = . Trong đó: QTLBDSC: Quỹ tiền lương của công nhân bảo dưỡng sửa chữa. NBDSCi: Tổng số lần bảo dưỡng sửa chữa cấp i . : Chi phí tiền lương cho một lần cấp bảo dưỡng sửa chữa cấp i, được tính theo công thức sau: =tBDSCi x Trong đó: CBDSCTL: Chi phí tiền lương cho một lần bảo dưỡng sửa chữa (đồng). tBDSC: Định mức giờ công cho một lần bảo dưỡng sửa chữa. CBDSCTlgio:Đơn giá tiền lương giờ cho bảo dưỡng sửa chữa được xác định theo công thức sau: . Trong đó: HCB : Hệ số lương cấp bậc bình quân. Kpt : Hệ số phụ cấp, thưởng (Kpt= 1,1). TLmin = 290.000 đồng /tháng. Tthang: Thời gian làm việc trung bình một tháng của công nhân bảo dưỡng sửa chữa. Quỹ thời gian làm việc của công nhân bảo dưỡng sửa chữa một tháng: Tthang= Trong đó: Dlịch: Số ngày trong năm (Dnăm= 365 ngày). DN: Số ngày nghỉ thứ bẩy, chủ nhật (DN = 104 ngày). Dphép: Số ngày nghỉ phép trong năm (Dphép = 12 ngày). Dlễ: Số ngày nghỉ lễ trong năm (Dlễ = 8 ngày). Thời gian làm việc trong một tháng = 161 giờ . HCB: Hệ số cấp bậc thợ bậc 4 là 1,92. (đồng/giờ). Theo nghị định 26/CP của chính phủ và số 77/2000 NĐ-CP mà xí nghiệp áp dụng quy định tiền lương của công nhân bảo dưỡng sửa chữa xác định giá. Bảng 3.4:Hệ số lương và mức lương của công nhân bảo dưỡng sửa chữa TT Bậc lương Hệ số lương Mức lương 1 Bậc 1 1,4 406.000 2 Bậc 2 1,55 449.500 3 Bậc 3 1,72 498.800 4 Bậc 4 1,92 556.800 5 Bậc 5 2,33 675.700 6 Bậc 6 2,84 823.600 7 Bậc 7 3,45 1.000.500 Căn cứ vào tình hình thực tế và định mức kinh tế kỹ thuật, xí nghiệp lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa cho năm 2005. Bảng 3.5: Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa năm 2004. TT Cấp BDSC Số lần BDSC 1 Bảo dưỡng ngày 60.590 2 Bảo dưỡng cấp I 3.991 3 Bảo dưỡng cấp II 1.304 4 Sửa chữa thường xuyên 15.664 Trong công tác bảo dưỡng sửa chữa, căn cứ vào định mức lao động bảo dưỡng sửa chữa ô tô 610 /TLTL năm 1981 để tính định mức giờ công cho một lần bảo dưỡng sửa chữa kỹ thuật các cấp. +Đối với bảo dưỡng ngày là: tBDN=TBDN xK2 xK4 +Đối với bảo dưỡng cấp I: tBDI=TBDI xK2 xK4 +Đối với bảo dưỡng cấp II: tBDII=TBDII xK2 xK4 +Đối với sửa chữa thường xuyên: tSCTX=TSCTX xK1xK2xK3xK4 Trong đó: tBDN, tBDI , tBDII , tSCTX :Là định mức giờ công về bảo dưỡng ngày, bảo dưỡng cấp I, bảo dưỡng cấp II, sữa chữa thường xuyên tính cho 1000 km xe chạy. TBDN , TBDI , tBDII , TSCTX : định mức giờ công tiêu chuẩn các cấp do nhà nước quy định. K1, K2, K3, K4 : Hệ số điều chỉnh theo vùng hoạt động, theo mác xe, theo quãng đường xe chạy và theo điều kiện làm việc ở xưởng. Căn cứ vào điều kiện thực tế của công ty đề tài chọn: K1=1.0, K2=1.15, K3=0.7, K4=1.2. Từ đây ta có: tBDN=0.6 x1.15 x1.2=0.828 giờ tBDI=5.3 x1.15 x1.2=7.314 giờ tBDII=20.3 x1.15 x1.2=28.014 giờ tSCTX=15 x1 x1.15 x0.7 x1.2=14.49 giờ. Chi phí tiền lương cho một lần cấp bảo dưỡng sữa chữa i: CBDNTL=0,828 x 7.263=6.010 (đồng). CBDITL=7,314 x7.263=53.120 (đồng). CBDIITL=28,014 x7.263=203.470 (đồng) CSCTXTL=14,49 x7.263=105.250 (đồng) Chi phí tiền lương cho thợ bảo dưỡng sửa chữa là: QTLBDN=6.010 x60.590=364.145.900( đồng). QTLBDI=53.120 x3.991=212.001.920 (đồng). QTLBDII=203.470 x1.304=265.324.880 (đồng). QTLSCTX=105.250 x=1.648.648.525 (đồng). Vậy quỹ tiền lương thợ bảo dưỡng sửa chữa là: QTLtho=2.490.121.225 đồng. *Quỹ tiền lương của tuyến trưởng, điều hành tuyến, quy chế. QTLTT,ĐHT=NLĐ x TLmindn xHCB x12. NLĐ=14 người HCB=2.24 QTLTT,ĐHT=14 x435.000 x2.24 x12=163.699.200 đồng. * Quỹ tiền lương của bộ phận lao động phụ khác: Định biên lao động của xí nghiệp có 115 lao động phụ, phục vụ. Quỹ tiền lương tính theo công thức: QTLk = NLĐ x TLmindnx Hcb x 12 . Trong đó: NLĐ: Tổng số lao động phụ, phục vụ theo định biên . Hcb: Hệ số cấp bậc bình quân :2,11 Vậy: QTLk = 115x 435.000 x 2,11 x12 = 1.266.633.000 đồng Bảng 3.6: Tổng hợp kế hoạch lao động tiền lương năm 2005 theo phương pháp tính trực tiếp. TT Lao động định biên Tổng số lao động (người) Kết cấu lao động % Tổng quỹ tiền lương 103 Kết cấu tiền lương (%) 1 Lao động gián tiếp 26 2.41 381.373.200 1.68 2 Lao động phụ 115 10.7 1.266.633.000 5.57 3 Thợ BDSC 65 6.02 2.490.121.225 10.90 4 ĐHT,T.Trưởng 14 1.3 163.699.200 0.75 5 Lái phụ xe 870 80.7 18.479.842.400 81.10 6 Tổng số 1078 100 22.741.669.025 100 b. Lâp kế hoạch quỹ tiền lương theo phương pháp qũy tiền lương bình quân : Theo phương pháp này, quỹ tiền lương của xí nghiệp tính theo công thức sau: . Trong đó: NKHLĐ: Số lao động kế hoạch. của doanh nghiệp . TKHbq: Tiền lương bình quân năm kế hoạch (đồng). Với TKHbq được xác định như sau: Trong đó: TTHbq: Tiền lương bình quân thực hiện năm trước( TTHbq=1.668.242). : Tốc độ tăng tiền lương kỳ kế hoạch(=1,039). Thay các giá trị vào ta tính được quỹ tiền lương kế hoạch của xí nghiệp theo phương pháp tiền lương bình quân là: QTL = 1.078 x 1.668.242 x1,039 x12=22.422.013.273(đồng) * Sau khi lập quỹ tiền lương bằng 2 phương pháp trên ta lựa chọn phương pháp tối ưu nhất. Tiêu thức lựa chọn dựa vào điều kiện thực tế của xí nghiệp ta lựa chọn 3 tiêu thức sau: + Quỹ tiền lương kế hoạch phải nằm trong khả năng cân đối về nguồn tức là nó cần phải được cân đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Quỹ tiền lương kế hoạch phải thoả mãn điều kiện sau: QTLmin < QTLKH < QTL max Theo số liệu của xí nghiệp: QTLmin = 22.300.123.000 QTLmax = 23.000.000.000 - Ta tiến hành đánh giá quỹ tiền lương đã lập theo 2 phương pháp trên : + Quỹ tiền lương xác định theo phương pháp tính toán trực tiếp QTLTT = 22.741.669.025 (đồng) và theo phươn g pháp tính tiền lương theo tiền lương bình quân QTLTLbq = 22.422.013.273 (đồng) thoả mãn điều kiện trên. - Tiền lương bình quân theo kế hoạch phải lớn hơn hoặc bằng tiền lương tối thiểu. TLKH > TLmin Theo điều kiện này thì cả 2 phương pháp trên đều thoả mãn: TLKHTT= 1.758.000 (đồng) TLKHtlbq = 1.733.000 (đồng) + Hệ số tương quan giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân phải lớn hơn 1 Ktq= Theo kết quả tính toán cả 2 phương pháp trên đều thoả mãn: KtqTT = 1,1 Ktqtlbq = 1,05 Bảng 3.7:Kết quả tổng kết 2 phương án. TT Chỉ tiêu Theo phương pháp tính toán trực tiếp Theo phương pháp tiền lương bình quân 1 QTLKH 22.741.669.025 22.422.013.273 2 TLbqthang 1.758.000 1.733.000 3 Ktq 1,1 1,05 * Lựa chọn phương án: Từ bảng trên ta thấy phương pháp đều thoả mãn yêu cầu: - Quỹ tiền lương nằm trong khả năng tri trả của xí nghiệp - Tiền lương bình quân lớn hơn tiền lương tối thiểu - Tốc độ tăng năng suất lao động tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Trong hai phương pháp trên đề tài chọn phương án lập quỹ tiền lương theo cách tính toán trực tiếp. Bởi vì tuy tính có phức tạp nhưng cho kết quả chính xác và xác định được quỹ tiền lương theo cho từng đối tượng lao động từ đó lập quỹ tiền lương cho cả xí nghiệp. Gắn tiền lương với hình thức trả lương cụ thể, giúp cho việc trả lương trong doanh nghiệp hợp lý hơn. * Đánh giá phương án lập kế hoạch quỹ tiền lương: Đề tài đưa ra phương án lập kế hoạch quỹ tiền lương kế hoạch theo phương pháp tính toán trực tiếp. Phương pháp này thoả mãn 3 điều kiện trên, ngoài ra còn có ưu điểm tính toán được tiền lương của từng loại lao động gắn phương pháp quỹ tiền lương với kết quả lao động và hiệu quả sản suất kinh doanh của đơn vị. * So sánh việc lập quỹ tiền lương với quỹ tiền lương kế hoạch do xí nghiệp lập. - Nhận xét: + Về lao động: Số lượng lao động cũng như cơ cấu không thay đổi . + Về quỹ tiền lương thì theo đề tài quỹ tiền lương kế hoạch tiết kệm hơn quỹ tiền lương của xí nghiệp lập. Bảng 3.8: So sánh giữa kế hoạch lao động tiền lương của phương án với xí nghiệp TT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch XN Kết cấu% Kế hoạch phương án Kết cấu% Độ lệch I Tổng số lao động định biên Người 1078 100 1078 100 0 1 Lao động quản lý Người 26 2.4 26 2.4 0 2 Lao động phụ Người 115 9.7 115 9.7 0 3 Lao động BDSC Người 65 6 65 6.0 0 4 Lái phụ xe Người 870 80,6 870 80.6 0 5 ĐHT,T Trưởng Người 14 1.3 14 1.3 0 II Quỹ tiền lương đồng 22.850.230.000 100 22.741.669.025 100 -108.560.980 1 QTL lao động gián tiếp đồng 381.373.200 1.67 381.373.200 1.68 0 2 QTL lao động phụ đồng 1.266.633.000 5.54 1.266.633.000 5.57 0 3 QTL lao động BDSC đồng 2.487.120.000 10.88 2.490.121.225 10.90 12.001.225 4 QTL lái phụ xe đồng 18.551.393.800 81.18 18.479.842.400 81.10 -71.551.400 5 ĐHT, T.Trưởng đồng 163.710.000 0.73 163.699.200 0.75 10.800 2.2.3.Đánh giá việc hoàn thiện công tác tiền lương ở xí nghiệp xe buýt 10-10. *Hoàn thiện hình thức trả lương: + Đối với lái xe: Vẫn áp dụng hình thức trả lương cũ. + Đối với thợ bảo dưỡng sửa chữa: Đề tài áp dụng hình thức trả lương theo đơn giá sản phẩm. Căn cứ vào số lượng sản phẩm làm ra để trả lương cho người lao động. + Đối với lao động quản lý và phục vụ của xí nghiệp: Trả lương theo hệ số mức lương được xếp tại nghị định 26/CP, vừa theo kết quả cuối cùng của từng người, từng bộ phận. *Lập kế hoạch quỹ tiền lương: Đề tài đưa ra phương án lập kế hoạch quỹ tiền lương kế hoạch theo phương pháp tính toán trực tiếp. Phương pháp này thoả mãn 3 điều kiện trên, ngoài ra còn có ưu điểm tính toán được tiền lương của từng loại lao động gắn phương pháp quỹ tiền lương với kết quả lao động và hiệu quả sản suất kinh doanh của đơn vị. + Về lao động: Số lượng lao động cũng như cơ cấu không thay đổi + Về quỹ tiền lương thì theo đề tài quỹ tiền lương kế hoạch tiết kệm hơn quỹ tiền lương của xí nghiệp lập. Kết luận. Trên đây là toàn bộ nội dụng của đề tài, trong đề tài đã nêu ra những vấn đề cơ bản của đổi mới công tác lao động tiền lương, đặc biệt là cơ sở lý luận và phương pháp tính toán trả lương cũng như lập kế hoạch quỹ tiền lương. Vấn đề đổi mới công tác lao động tiền lương là một vấn đề rọng lớn và phức tạp, nó không chỉ giới hạn trong lĩnh vực lao động tiền lương mà còn liên quan đến tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất. Do khả năng và thời gian hạn chế nên đề tài không thể đề cập hết được những vấn đề về công tác lao động - tiền lương.ở đây đề tài chỉ nghiên cứu phần tính toán trả lương cho từng đối tượng lao động và lập kế hoạch quỹ tiền lương cho xí nghiệp xe bus 10-10. Dựa trên phân tích tình hình thực tế,đề tài đã xây dựng phương án trả lương cho công nhân bảo dưỡng sửa chữa và xác định hệ số trách nhiệm, đảm bảo gắn với kết quả, hiệu quả công việc và tiền lương người lao động nhận được theo đúng giá trị sức lao động. Trên cơ sở các hình thức trả lương, đề tài xây dựng phương pháp lập kế hoạch quỹ tiền lương tương đối hợp lí, có cơ sở khoa học và thực tế, được cân đối với các kế hoạch khác có liên quan nên tôi cho rằng phương án đưa ra có nhiều ưu điểm hơn, đảm bảo các nguyên tắc tiền lương và phù hợp với thực tế của xí nghiệp so với kế hoạch của xí nghiệp đặt ra. Qua 9 tuần làm việc nghiêm túc, đến nay đề tài của tôi đã hoàn thành. Song thời gian và khả năng còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn, từ đó giúp em có kiến thứ sâu rộng trong vấn đề này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0054.doc
Tài liệu liên quan