Đề tài Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý tiền lương tại công ty bia Việt Hà

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 2 1.1. Khái niệm và bản chất của tiền lương 2 1.2. Nguyên tắc hạch toán kế toán lao động tiền lương 2 1.2.1. Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh 3 1.2.2. Phân loại tiền lương một cách phù hợp 4 1.2.3. Các chế độ tiền lương 5 1.2.4. Nội dung quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ 8 1.2.5. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 9 CHƯƠNG II: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÔNG TY BIA VIỆT HÀ 15 2.1. Những nét tổng quan về Công ty bia Việt Hà 15 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bia Việt Hà 15 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bia Việt Hà 17 2.1.3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý 18 2.1.4. Tổ chức kế toán tại Công ty bia Việt Hà 20 2.1.5. Quản lý tiền lương và lao động của Công ty 23 2.2. Thực thể tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty bia Việt Hà 24 CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THÀNH CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY BIA VIỆT HÀ 38 KẾT LUẬN 41 LỜI NÓI ĐẦU Ở bất kỳ xã hội nào, việc xác định nhu cầu và thoả mãn nhu cầu của con người nói chung và người lao động nói riêng đều là động lực thúc đẩy mọi người làm việc. Mọi hành vi của con người và xã hội có ý nghĩa hoạt động sản xuất nhất định là phải mang lại hiệu quả kinh tế, tưc là thu nhập phải bù đắp với chi phí bỏ ra. Mặt khác, để tạo được lợi thế trong cạnh tranh và thu được lợi nhuận thì đòi hỏi doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến lao động sản xuất, phải sản xuất không ngừng với quy mô ngày càng mở rộng, tốc độ ngày càng cao thì mới đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Đối với nước ta, cần quan tâm đến mọi hoạt động của xã hội, song phải coi hoạt động sản xuất ra của cải vật chất cơ bản nhất. Nước ta là một nước đi lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất lao động với trình độ phát triển kinh tế còn thấp, lại còn chịu hậu quả chiến tranh. Vì vậy, cần có chế độ chính sách đúng đắn khai thác một cách có hiệu quả mọi tiềm năng đất nước như sức lao động, tài nguyên khoáng sản để tạo ra của cải vật chất cho xã hội nhằm đảm bảo ổn định nâng cao đời sống người lao động. Vậy lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là yếu tố quyết định nhất về chi phí lao động, là yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra.

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý tiền lương tại công ty bia Việt Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời, mang tính thời vụ. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được tổng số lao động của mình, từ đó có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng, tuyển dụng và huy động khi cần. Đồng thời xác định các khoản nghĩa vụ với người lao động và với Nhà nước. - Phân theo quan hệ với quá trình sản xuất: Dựa theo mối quan hệ của lao động với quá trình sản xuất có thể phân loại lao động của doanh nghiệp theo 2 loại: trực tiếp sản xuất và gián tiếp sản xuất. Lao động trực tiếp sản xuất chính là bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất hay trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các loa vụ, dịch vụ. Thuộc nhóm này lao bao gồm những người điều khiển thiết bị, máy móc để sản xuất sản phẩm (kể cả những bộ phận trực tiếp sử dụng), những người phục vụ quá trình sản xuất (vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu trước khi đưa vào dây chuyền…). Lao động gián tiếp sản xuất là bộ phận tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc nhóm này lao động bao gồm nhân vật kỹ thuật (trực tiếp làm công tác kỹ thuật hoặc tổ chức chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật); nhân viên quản lý kinh tế (trực tiếp lãnh đạo tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh như giám đốc, phó giám đốc kinh doanh, các cán bộ phòng ban kế toán, cung tiêu, thống kê); nhân viên quản lý hành chính (những người làm công tác tổ chức nhân sự, văn thư, đánh máy, quản trị). Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu lao động. Từ đó có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc. - Phân theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh: toàn bộ lao động trong doanh nghiệp có thể chia làm 3 nhóm. + Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: Bao gồm những lao động tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng… + Lao động thực hiện chức năng bán hàng: là những lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ tức là những nhân viên bán hàng, tiếp thụ, nghiên cứu thị trường. + Lao vụ thực hiện chức năng quản lý: Là những lao động tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp các nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. 1.2.2. Phân loại tiền lương một cách phù hợp. Do tiền lương có nhiều loại với tính chất khác nhau, chi trả cho các đối tượng khác nhau lên cần phân loại tiền lương theo tiêu thức phù hợp. Trên thực tế rất nhiều cách phân loại tiền lương như phân loại tiền lương theo cách thức trả lương (lương sản phẩm, lương thời gian), phân theo đối tượng trả lương (lương trực tiếp, lương gián tiếp), phân theo chức năng tiền lương (lương sản phẩm lương bán hàng, lương quản lý)…. Mỗi một cách phân loại đều có những ưu điểm nhất định trong quản lý. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác hạch toán nói riêng và công tác quản lý nói chung về mặt hạch toán tiền lương được chia làm hai loại mà tiền lương chính và tiền lương phụ cấp. Tiền lương chính là bộ phận trả lương cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc, bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. Ngượclại, tiền lương phụ cấp là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng được chế độ quy định như nghỉ phép, hội họp, học tập, lễ tết dừng sản xuất. Cách phân loại này không những giúp cho việc tính toán phân bổ tiền lương được chính xác mà còn cung cấp thông tin cho việc phân tích chi phí tiền lương. 1.2.3. Các chế độ tiền lương Việc tính và trả chi phí lao động có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ hợp lý cả doanh nghiệp. Mục đích của chế độ tiền lương là nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Trên thực tế, thường áp dụng các hình thức chế độ tiền lương theo sản phẩm và nguyên quán. 1.2.3.1. Tiền lương theo thời gian. Thường được áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, kế toán tài vụ… trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. Tiền lương theo thời gian có thể chia ra” + Tiền lương tháng : Là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. + Tiền lương tuần: Tiền lương trả cho một tuần làm việc được xác định theo phương thức. Tiền lương tuần = + Tiền lương ngày: Tiền lương trả cho một ngày làm việc được xác định theo công thức: Tiền lương ngày = + Tiền lương giờ: Tiền lương trả cho một giờ làm việc được xác định theo phương thức: Tiền lương giờ = Do những hạn chế nhất định của hình thức trả lương theo thời gian (mang tính bình quân, chưa thực sự gắn với kết quả sản xuất) nên để khắc phục phần nào hạn chế đó, trả lương theo thời gian có thể kết hợp với chế độ thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc. 1.2.3.2. Tiền lương theo sản phẩm. Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương theo người làm việc căn cứ vào số lượng,.chất lượng sản phẩm họ làm ra. Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, trả lương sản phẩm gián tiếp, trả lương sản phẩm có thưởng, theo sản phẩm luỹ tiến… 1.2.3.3. Tiền lương khoán. Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng chất lượng và khối lượng công việc mà họ hoàn thánh. Ngoài chế độ tiền lương, các doanh nghiệp còn tiến hành xây dựng chế độ tiền lương cho cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền lương bao gồm thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng) và thưởng trong sản xuất kinh doanh (thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh, sán kiến…). Bên cạnh chế độ tiền lương, tiền thưởng được hưởng trong quá trình kinh doanh, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ BHXH, BHYT trong trường hợp ốm đau, thai sản. Các quỹ này được hình thành một phần do người lao động đóng góp, phần còn lại được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. * Hạch toán lao động về mặt số lượng, thời gian và kết quả lao động. Để quản lý lao động vể mặt số lượng, các doanh nghiệp sử dụng sổ sách lao động. Sổ này do phòng lao động tiền lương lập (lập chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận) nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn số lao động mở riêng cho từng người lao động để quản lý nhân sự cả về số lượng và chất lượng lao động, về biến động và chấp hành chế độ đối với lao động. Muốn quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, cần phải tổ chức hạch toán việc sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Chứng từ sử dụng để hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công. Bảng chấm công được lập riêng cho từng bộ phận, tổ, đội lao động sản xuất trong đó ghi rõ ngàylàm việc, nghỉ việc của mỗi người lao động. Bảng chấm công do tổ trưởng hoặc trưởng các phòng trực ban trực tiếp ghi và để nơi công khai để công nhân viên chức giám sát thời gian lao động của từng người. Cuối tháng bảng chấm công được dùng để tổng hợp thời gian lao động và tính lương cho từng bộ phận, tổ, đội. Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau, tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất ở từng doanh nghiệp. Mặc dù sử dụng các mẫu chứng từ khác nhau song các chứng từ đều bao gồm các nội dung cần thiết như: tên công nhân, tên công việc hoặc sản phẩm, thời gian lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu, kỳ hạn và chất lượng hoàn thành công việc… Đó chính là các báo cáo về kết quả như: “ Phiếu báo cáo làm thêm giờ”, “Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành” , “bảng kê năng suất tổ”, “Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành”, “bảng kê sản lượng từng người”. Chứng từ hạch toán lao động phải do người lập (tổ trưởng) ký, cán bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận, được lãnh đạo (quản đốc phân xưởng, trưởng bộ phận) duyệt, sau đó các chứng từ này được chuyển cho nhân viên hạch toán phân xưởng để tổng hợp kết quả lao động toàn đơn vị, rồi chuyển về phòng lao động tiền lương xác nhận. Cuối cùng chuyển về phòng kế toán doanh nghiệp để làm căn cứ tính lương, tính xuất. Nhân viên hạch toán phân xưởng phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động. Trên cơ sở các chứng từ, hạch toán phân xưởng ghi kết quả lao động gửi cho các bộ phận quản lý liên quan. Phòng kế toán doanh nghiệp cũng phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động để tổng hợp kết quả chung cho toàn doanh nghiệp. 1.2.4. Nội dung quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ. 1.2.4.1. Quỹ tiền lương. Quỹ tiền lương của toàn doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. Thành phần quỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản như lương thời gian (tháng, ngày, giờ), lượng sản phẩm, phụ cấp (cấp bậc, khu vực, chức vụ, đặt đó…), tiền thưởng trong sản xuất. Quỹ tiền lương (hay tiền công) bao gồm nhiều loại; tuy nhiên về mặt hạch toán có thể chia thành tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp, trong đó chi tiết theo tiền lương chính và lương phụ. 1.2.4.2. Quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ. Ngoài tiền lương, CNVC còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp BHXH và BHYT. Quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực, đắt đỏ, thâm niên..) của CNNV thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích BHXH là 20% trong đó 15% là đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, được tính vào chi phí kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng. Quỹ BHXH được chỉ tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Quỹ này do cơ quan BHXH quản lý. Quỹ BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh như viện phí, thuốc thang… cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của CBCNV thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích BHYT hiện hành là 3% trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào thu nhập của người lao động. Ngoài ra, để có nguồn chi phí cho hoạt động công đoàn, hàng tháng doanh nghiệp còn phải trích theo một tỷ lệ quy định với tổng số quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp (chức vụ, trách nhiệm, khu vực, quốc phòng, thâm niên…) thực tế phải trả cho người lao động, kể cả lao động hợp đồng tính vào chi phí kinh doanh để hình thành chi phí công đoàn. Tỷ lệ KPCĐ theo quy định là 2%. 1.2.5. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.2.5.1. Thủ tục chứng từ hạch toán. Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán doanh nghiệp phải lập “bảng thanh toán tiền lương” cho từng tổ, đội phân xưởng sản xuất và các phòng ban căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người. Trên bảng tính lương cần tính rõ từng người khấu trừ vào số tiền lương người lao động còn được lĩnh. Khoản thanh toán về trợ cấp BHXH cũng được lập tương tự. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận và ký, giám đốc duyệt y, “Bảng thanh toán tiền lương và BHXH” sẽ được làm căn cứ để thanh toán lương và BHXH cho từng người lao động. Thông thường tại các doanh nghiệp, việc thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động được chia ra làm 2 kỳ: kỳ I tạm ứng và kỳ Ii sẽ nhận số còn lại. Sau khi đã trừ vào khoản khấu trừ vào thu nhập, các khoản thanh toán lương, thanh toán BHXH, bảng kê danh sách những người chưa lĩnh lương cùng với các chứng từ và báo cáo thu, chi tiền mặt phải chuyển kịp thời cho phòng kế toán để kiểm tra, ghi sổ. 1.2.5.2. Trích trước tiền lương phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Tại các doanh nghiệp mang tính thời vụ, để tránh sự biến động của giá thành sản phẩm, kế toán thường áp dụng phương pháp trích trước chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, đều đặn đưa vào giá thành sản phẩm, coio như một khoản chi phí phải trả. Cách tính như sau: = x Trong đó: = Cũng có thể trên cơ sở kinh nghiệm nhiều năm, doanh nghiệp tự xác định một tỷ lệ trích trước lương phép kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất một cách hợp lý. 1.2.5.3. Tài khoản hạch toán. Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng các tài khoản sau: *TK 334 – phải trả công nhân viên: dùng để phản ánh các khoản thanh toán với CNV của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản trích khác thuộc về thu nhập của họ. - Bên Nợ: + Các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương của CNV + Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho CNV. + Kết chuyển tiền lương CNVC chưa lĩnh. - Bên Có: + Tiền lương, tièn công và cá khoản trích khác còn phải trả cho CNV. Dư Nợ (nếu có): số trả thừa cho CNVC. Dư có: tiền lương, tìen công và các khoản khác còn phải trả cho CNVC. *TK 338 – Phải trả, phải nộp khác: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể XH, cho cấp trên về KPCĐ, BHXH, BHYT, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án (tiền nuôi con khi ly dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí…), giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay vượn tạm thời, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản thu hội, giữ hộ… - Bên Nợ: + Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ. + Các khoản đã chi về KPCĐ + Xử lý giá trị tài sản thừa + Kết chuyển doanh thu nhận trước và doanh thu bán hàng tương ứng. + Các khoản đã trả đã nộp khác - Bên Có: + Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. + Tổng số doanh thu nhận trước phát sinh trong kỳ. + Giá trị tai sản thừa chờ xử lý + Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được hoàn lại. Dư Nợ (nếu có): số trả thừa, nộp thừa vượt chỉ tiêu được thanh toán. Dư Có: Số tiền còn phải trả, phải nộp và giá trị tài sản thừa chờ xử lý. TK 338 chi tiết làm 6 điều khoản: 3381: Tài sản thừa chờ xử lý 3382: KPCĐ 3383: BHXH 3384: BHYT 3387: Doanh thu nhận trước 3388: Phải nộp khác Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK khác có liên quan trong quá trình hạch toán như TK 111, 112, 138… 1.2.5.4. Phương pháp hạch toán. - Hàng tháng, tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương phải trả cho CNV và phân cho các đối tượng sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 622: Phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Nợ TK 627 (1): Phải trả nhân viên phân xưởng Nợ TK 641 (1): Phải trả nhân viên bán hàng, tiêuthụ sản phẩm. Nợ TK 642 (1): Phải trả cho bộ phận nhân công quản lý doanh nghiệp Có TK 334: Tổng số thù lao phải trả người lao động - Số tiền thưởng phải trả cho CNV từ quỹ khen thưởng (thưởng thi đua, thưởng cuối quý, cuối năm). Nợ TK 431 (1): Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng Có TK 334: Tổng số thù lao LĐ phải trả - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ: Nợ TK 622, 627(1), 642(1) Có TK 338 (3382, 3383, 3384) - Số BHXH phải trả trực tiếp CNV Nợ TK 338 (3) Có TK 334 - Các khoản khấu trừ vào thu nhập của CNV: Theo quy định, sau khi đóng BHXH, BHYT và thuế thu nhập cá nhân, tổng số các khoản khấu trừ không được vượt quá 30% số còn lại. Nợ TK 334 Có TK 338 (8) Có TK 141 Có TK 138 - Thanh toán thù lao tiền công, tiền lương, BHXH, tiền thưởng cho CNV. + Nếu thanh toán bằng tiền: Nợ TK 334 Có TK 111 Có TK 112 + Nếu thanh toán bằng vật tư, hàng hoá: Ghi nhận giá vốn vật tư, hàng hoá: Nợ TK 632 Có TK 152, 153, 154, 155 Ghi nhận giá thanh toán: Nợ TK 334 Có TK 512 Có TK 333(1) Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ: Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384) Có TK 111, 112 - Chi tiêu KPCĐ để lại doanh nghiệp. Nợ TK 338(3382) Có TK 111, 112 - Cuối kỳ kế toán kết chuyển số tiền CNV đi vắng chưa lĩnh Nợ TK 334 Có TK 338 - Trường hợp số đã trả, đã nộp về KPCĐ, BHXH lớn hơn số phải trả, phải nộp được cấp bù: Nợ TK 111, 112 Có TK 338 Có thể khái quát hạch toán thanh toán với CNNC qua các sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán các khoản thanh toán với CNVC. TK 141, 138, 333 TK 334 TK 662 Các khoản khấu trừ vào thu nhập,tạm ứng bồi thường.. Công nhân trực tiếp sản xuất TK 3383, 3384 TK 6271 TK 111, 152 TK 641, 642 TK 4311 TK 3383 Phần đóng góp quỹ BHXH, BHYT Nhân viên phân xưởng Thanh toán lương thưởng, BHXH và các khoản khác cho CNVC Nhân viên bán hàng Tiền thưởng BHXH phải trả trực tiếp Sơ đồ hạch toán thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ TK 334 TK 338 TK 622 Số BHXH phải trả trực tiếp tiếp theo cho CNVC Trích KPCĐ, BHXH, BHYT tỷ lệ quy định tính vàp CPKD 19% TK 111, 112 TK 334 TK 111, 112 Nộp KPCĐ, BHXH cho cơ quan quản lý Trích BHXH, BHYT theo tỷ lệ của CNVC (6%) Số BHXH, KPCĐ CP vượt cấp bậc chỉ tiêu Đối với doanh nghiệp sản xuất thời vụ, khi trích tiền lương phép của công nhân sản xuất trực tiếp, ghi: Nợ TK 622 (chi tiết đối tượng): số tiền lương Nghỉ phép thực tế phải trả Nợ TK 335 Có TK 334 Các bút toán về trích BHXH, BHYT, KPCĐ hạch toán tương tự cho các doanh nghiệp khác. TK 622 TK 334 TK 335 Sơ đồ hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX ở những doanh nghiệp sản xuất thời vụ. Trích trước tiền lương phép theo kế hoạch của CNTTSX Tiền lương phép thực tế phải trả cho CNSX Phần chênh lệch giữa tiền lương phép thực tế phải trả CNTTSX lớn hơn kế hoạch ghi tăngCP TK 334 Trích KPCĐ, BHXH, BHYT trên tiền lương phép phải trả CNTTSX trong kỳ CHƯƠNG II: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÔNG TY BIA VIỆT HÀ. 2.1. Những nét tổng quan về Công ty bia Việt Hà. Tên giao dịch: Công ty bia Việt Hà. Địa điểm: Ngõ Hoà Bình 7 – Minh Khai – Hà Nội. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bia Việt Hà. Sự ra đời và phát triển của Công ty bia Việt Hà có thể chia thành 3 giai đoạn. - Giai đoạn I: Năm 1966, được sự đồng ý của UBND thành phố Hà Nội, hợp tác xã Ba Nhất được đổi tên thành xí nghiệp nước chấm trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nội. Sản phẩm của xí nghiệp chỉ duy nhất là dấm và nước chấm. Các sản phẩm đều sản xuất theo chỉ tiêu, kế hoạch, pháp lệnh, giao nộp để phân phối theo chế độ tem phiếu. Ngày 4/5/1982 xí nghiệp đã được đổi tên thành Nhà máy thực phẩm Hà Nội. Lúc này nhà máy có khoảng 500 công nhân, sản xuất mang tính chất thủ công. - Giai đoạn II: Thời kỳ 1987 đến 1993 có những thay đổi trong chính sách vĩ mô của Nhà nước. Quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987 đã xác lập và khẳng định quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với chính sách này, nhà máy đã hoàn toàn tự chủ, được quyền huy động mọi nguồn vốn. Tự chủ xác định phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư sản xuất kinh doanh chủ yếu để xuất khẩu sang Liên Xô cũ và một số nước Đông Âu. Từ năm 1989 – 1990: Liên Xô và một số nước Đông Âu biến động, nhà máy mất nguồn tiêu thụ, tình hình sản xuất trở nên khó khăn. Cuối giai đoạn này nhà máy hầu như không sản xuất và chờ giải thể. Đứng trước tình hình khó khăn, ban lãnh đạo nhà máy đã đề ra mục tiêu chính là: đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu, tìm phương hướng sản xuất kinh doanh có giá trị cao, liên doanh liên kết trong và ngoài nước. Với sự giúp đỡ của các cấp, các ngành thành phố, nhà máy đã quyết định đi vào sản xuất bia. Đây là hướng đi dựa trên các nghiên cứu về thị trường, nguồn vốn và phương hướng lựa chọn kỹ thuật và công nghệ nhà máy đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư mua thiết bị sản xuất bia hiện đại của Đan Mạch để sản xuất bia lon Halida. Tháng 6/1992 nhà máy được đổi tên là “Nhà máy bia Việt Hà” theo quyết định 1224/QĐUB. Từ đây sản phẩm của nhà máy được người tiêu dùng ưa chuộng và đã được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Và chỉ sau 3 tháng bia Halida đã xâm nhập vào thị trường và khẳng định chỗ đứng của mình, ngoài ra Nhà máy còn sản xuất bia hơi. Sau một thời gian cân nhắc, lựa chọn, nhà máy đã đi đến quyết định dùng dây truyền sản xuất bia lon Haliada và quyền sử dụng đất để liên doanh với hãng bia nổi tiếng Carlsbeng của Đan Mạch (1/4/1993). Tháng 10 năm 1993 liên doanh chính thức đi vào hoạt động với tên gọi “Nhà máy bia Đông Nam Á”. Phần vốn góp của nhà máy bia Việt Hà là 72,67 tỷ đồng, chiếm 40% tổng số vốn liên doanh. - Giai đoạn III: Ngày 2/11/1994, Nhà máy bia Việt Hà đổi tên thành “Công ty bia Việt Hà”. Sản phẩm của Công ty được nâng cao, máy móc thiết bị luôn được đổi mới. Và Công ty đã giải quyết việc làm cho gần 350 lao động với thu nhập khá cao. Trong giai đoạn này sản phẩm chủ yếu của Công ty là bia hơi chất lượng cao. Ngoài ra Công ty còn đầu tư vào dây truyền sản xuất nước khoáng với sản phẩm có tên gọi là opal, hiện nay sản phẩm này đang trong giai đoạn chế thử và thâm nhập thị trường. Năm 1998, theo quyết định số 35/98/QĐUB ngày 15/9/1998 của UBND của thành phố Hà Nội, Công ty tiến hành cổ phần hoá 1 phân xưởng tại 57 Quỳnh Lôi thành Công ty cổ phần để hưởng ứng chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Công ty bia Việt Hà giữ số cổ phần chi phối 20%. Năm 1999, theo quyết định 5775/QĐUB của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày 29/12/1999, Công ty bia Việt Hà được phép cổ phần hoá tiếp một số bộ phận của doanh nghiệp là trung tâm thể dục thể thao tại 493 Trương Định thành Công ty cổ phần, Công ty 37% số vốn điều lệ. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bia Việt Hà. Công ty bia Việt Hà là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, có con dấu riêng, hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước, thuộc UBND thành phố Hà Nội dưới sự quản lý trực tiếp của Sở công nghiệp Hà Nội. Sản xuất kinh doanh của Công ty được phát triển theo xu hướng đa dạng hoá ngành nghề, bao gồm: - Sản xuất kinh doanh các loại bia như: bia lon, bia chai, bia hơi và các loại nước giải khát có ga, không ga, nước khoáng… - Xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm của Công ty và sản phẩm liên doanh, nhập khẩu thiết bị, nguyên liệu, hoá chất cho nhu cầu sản xuất của Công ty và thị trường. - Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, làm đại lý, đại diện, mở cửa hàng dịch vụ, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của Công ty và sản phẩm liên doanh. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty tập trung vào sản xuất bia hơi và từng bước đưa sản phẩm nước khoáng vào thị trường. Do đó đòi hỏi Công ty phải từng bước cụ thể hoá nhiệm vụ chủ yếu này theo các bước. 1- Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm bia hơi. 2- Từng bước chiếm lĩnh thị trường, không những trong địa bàn Hà Nội mà còn mở rộng ra các tỉnh phụ cận. 3- Từng bước nâng cao trình độ, tay nghề của đội ngũ cán bộ công nhân viên để nắm bắt kịp thời công nghệ mới của thế giới nhằm thúc đẩy sự phát triển của Công ty. 2.1.3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý. 2.1.3.1. Quy trình công nghệ sản xuất bia. Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bia bao gồm: Malt, hoa hublon, gạo tẻ và các chất phụ gia khác. Trong đó thành phần chính là malt (lúa mạch qua sơ chế) chưa rang được nhập khẩu chủ yếu của Đan Mạch, Anh. Hoa Hublon tạo hương vị bia, cũng được nhập khẩu từ Đan Mạch hoặc Đức. Các nguyên liệu khác mua trong nước như: gạo, chất trợ lạc… được mua bằng nguồn hàng truyền thống với giá ưu đãi của Công ty. Để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao thì quy trình công nghệ cùng với nguyên vật liệu đóng một vai trò quan trọng. Một quy trình công nghệ hợp lý không những tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng mà còn tiết kiệm được chi phí, điều này đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận. Quy trình công nghệ sản xuất ở Công ty bia Việt Hà là quy trình chế biến theo kiểu liên tục. Ta có thể tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất bia theo sơ đồ sau: Nguyên liệu Xay, nghiền Dịch hoá Lạc Lên men phụ Lên men chính Bia thành phẩm 2.1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, Công ty bia Việt Hà đã tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ theo hình thức trực tiếp điều hành có hiệu quả. Sau đây là sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty bia Việt Hà. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Giám đốc Phó giám đốc (Kỹ thuật) Phó giám đốc (tổ chức) Phó giám đốc (Tài chính kinh doanh ) Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòng vệ sinh Phòng y tế Phòng tổ chức Phòng hành chính Phòng bảo vệ Phòng kế toán tài chính Phòng kế hoạch vật tư Phòng bán hàng mar- keting Ban kinh doanh vận tải Ban nước opal Phân xưởng sản xuất bia hơi Phân xưởng sản xuất nước khoáng Opal - Giám đốc là người có quyền cao nhất trong Công ty, có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động trong Công ty trên cơ sở chấp hành đúng đắn chủ trương, chính sách, chế độ Nhà nước, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phó giám đốc: Giúp giám đốc giải quyết các công việc do giám đốc giao phó trong lĩnh vực quản lý. -Các phòng ban chức năng: chịu sự điều hành trực tiếp của các phó giám đốc. Ngoài việc thực hiện các chức năng của mình, các phòng ban còn phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm kiểm tra, đối chiếu số liệu và giúp đỡ nhau hoàn thành tốt công việc được giao. 2.1.4. Tổ chứ kế toán tại Công ty bia Việt Hà. 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty bia Việt Hà. Toàn bộ công tác tài chính kế toán được thực hiện tập trung tại phòng Tài chính của Công ty. Chế độ kế toán được áp dụng theo chế độ kế toán áp dụng thốn nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam do Nhà nước ban hành đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép là tiền Việt Nam (VNĐ). Niên độ kế toán được áp dụng từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 trong năm dương lịch. Kỳ hạch toán được tiến hành theo quý. * Phương pháp tính khấu hao cơ bản được áp dụng theo quyết định số 166/1999/QĐBTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 30/12/1999. Theo đó, mức tính hấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ được tính theo công thức sau: = Sản phẩm chủ yếu của Công ty là bia hơi nên áp dụng luật thuế TTĐB, ngoài ra những phần thương mại khác được áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức gọn nhẹ và có hiệu quả. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. Trưởng phòng TC - KT KT tổng hợp Phó phòng TC - KT Kế toán tiền mặt TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán NVL Thủ quỹ Hạch toán tiền lương BHXH Hạch toán CP và tính giá thành SX Hạch toán bán hàng và thu nhận Lập các báo cáo TC Đội ngũ kế toán của Công ty gồm 5 người với 100% cán bộ có trình độ đại học. - Trưởng phòng Tài chính – kế toán: Có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện ghi chép sổ sách ban đầu, chế độ báo cáo kiểm kê định kỳ, tổ chức bảo quản hồ sơ, đồng thời có nhiệm vụ cân đối thu chi, cân đối tài chính, tham mưu cho giám đốc đưa ra các kế hoạch tài chính trong năm và trong những kỳ hạn dài hơn. - Phó phòng kế toán: Phụ trách phần kế toán tổng hợp, lập các báo cáo tài chính theo từng kỳ hạch toán, đối chiếu và kiểm tra số liệu với các kế toán viên. - Các kế toán viên được giao cụ thể một hoặc một số phần hành kế toán nhất định. 2.1.4.2. Hình thức kế toán sử dụng tại Công ty. Để phù hợp với khối lượng công việc của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Công ty bia Việt Hà đã áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” để cho kiểm tra, đối chiếu thuận lợi cho việc phân công kế toán. Ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng: - Ưu điểm: Về ghi chép do mẫu đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu, thuận tiện cho việc phân công công tác kiểm toán và cơ giới hoá công tác kế toán. - Nhược điểm: ghi chép trùng lặp. - Phạm vi áp dụng: áp dụng với các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, có nhiều nghiệp vụ phát sinh, sử dụng nhiều TK. Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chung Chứng từ gốc Nhật ký chung Nhật ký đặc biệt Sổ thẻ kiểm tra chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết 2.1.5. Quản lý tiền lương và lao động của Công ty. Trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay, tiền lương của người lao động không giống nhau. Mức lương tháng của người LĐ cao hay thấp tuỳ thuộc vào năng suất LĐ của chính họ đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất phải đảm bảo cho từng CBCNV đủ để duy trì sự tồn tại và phát triển của họ và gia đình. Mặt khác, để đảm bảo mức lương thoả đáng cho CNV, đòi hỏi Công ty phải có sự quản lý và tổ chức tiền lương chặt chẽ theo đúng quy định về tiền lương do Nhà nước ban hành. Vấn đề tiền lương của Công ty bia Việt Hà là một vấn đề quan tâm với mục đích làm sao có thể tổ chức và quản lý tiền lương chặt chẽ, thật tốt với CBCNV hiện nay là 200 người được chia theo: + Trình độ LĐ: Trình độ LĐ Tổng số người Nữ LĐ phổ thông 10 5 CN kỹ thuật sơ cấp 110 40 Trung cấp 30 11 CĐ, ĐH trở lên 50 20 + Loại LĐ: Loại LĐ Tổng số người Nữ Công nhân 120 45 Nhân viên 50 26 Quản lý 30 5 Học việc 0 0 Số lao động chờ việc làm không có. Việc nâng cao trình độ kỹ thuật là một yêu cầu cấp thiết của Công ty. Công ty thường xuyên tổ chức đào tạo Lao động, bồi dưỡng nân cao tay nghề, phát huy sáng kiến kỹ thuật của người lao động. Trong những năm gần đây, sản xuất kinh doanh có chiều hướng đi lên cho nên qũy tiền lương của Công ty cũng tăng, dẫn đến thu nhập của mỗi người lao động Công ty cũng tăng lên. Căn cứ vào đơn giá tiền lương được duyệt của Công ty bia Việt Hà, theo kết quả mà họ thực hiện phân chia lương cho người lao động, có thể thấy những nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương. + Năng suất lao động, khối lượng công việc. + Chỉ số giá cả hàng hoá dịch vụ + Khả năng bù đắp sức lao động của thị trường lao động. Bên cạnh đó, khối lượng và chất lượng công việc cũng có quan hệ tỷ lệ thuận với tiền lương. Nếu sản phẩm nhiều và chất lượng tốt sẽ làm tiền lương tăng cao, còn nếu làm ra ít sản phẩm, chất lượng kém thì tiền lương ít. Do vậy, mỗi thành tựu lớn trong phạm vi Công ty đã có những kết quả đáng kể: đổi mới công tác tổ chức lao động, thực hiện sắp xếp bố trí lại lao động, tổ chức lại bộ máy có hiệu quả. Hiện nay, Công ty đã có đội ngũ lãnh đạo và quản lý lương trưởng thành từ cơ sở được đào tạo cơ bản có bề dày kinh nghiệm, có năng lực, phẩm chất tốt, trình độ kỹ thuật đã được nâng cao. 2.2. Thực thể tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty bia Việt Hà. Cũng như các doanh nghiệp khác, vấn đề tiền lương ở Công ty bia Việt Hà đã trở thành yếu tố kích thích người lao động trong điều kiện tự chủ của Công ty. Trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tổ chức tiền lương, tiền thưởng và các khoản trích khác phải phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty đã có những thay đổi lớn về tổ chức tiền lương các hình thức tiền lương được áp dụng cho CBCNV thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ hình thức tiền lương áp dụng cho CNV. Hình thức tiền lương TL sản phẩm TL chức vụ TL thời gian Chế độ lương sản phẩm trực tiếp cá nhân Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty bia Việt Hà chia làm 2 khu vực: + Khu vực gián tiếp sản xuất: áp dụng lương thời gian và lương chức vụ. + Khu vực trực tiếp sản xuất: Bao gồm các phân xưởng, xí nghiệp có các công nhân trực tiếp sản xuất, áp dụng chế độ hưởng lương theo sản phẩm. * Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng ở Công ty bia Việt Hà đối với người lao động thuộc bộ phận sản xuất, các phân xưởng, các tổ chức sản xuất. Trong những người hưởng lương sản phẩm, bao gồm có công nhân sản xuất và nhân viên phục vụ. Bộ phận Số người % người hưởng lương sản phẩm % người hưởng lương thời gian Xí nghiệp in nhãn mác 66 Công nhân sản xuất 57 100% 0% Quản lý xí nghiệp 4 0% 100% Tổ trưởng 5 100% 0% Xí nghiệp đóng lon 55 Công nhân sản xuất 47 100% 0% Quản lý xí nghiệp 4 0% 100% Tổ trưởng 4 100% 0% Xí nghiệp cơ điện 44 Công nhân sản xuất 37 100% 0% Quản lý xí nghiệp 4 0% 100% Tổ trưởng 3 100% 0% Các phòng ban ngành chức năng 35 0% 100% Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ số người hưởng lương sản phẩm khá cao so với người hưởng lương thời gian và chức vụ. = x Mức độ lao động tính bằng sản phẩm làm trên một ca làm việc của từng loại khác nhau. Cách tính lương sản phẩm mà Công ty áp dụng dựa vào sản phẩm và cấp bậc để tính lương. Ví dụ cách tính lương cấp bậc của công nhân xí nghiệp in nhãn mác: Công nhân bậc 2 có hệ số 1,78 thì Lương = 290.000 x 1,78 = 516.200 Nhóm Mức lương I II III IV V VI Hệ số 1,67 1,78 1,92 2,01 2,03 3,07 Công nhân 484.300 516.200 556.800 582.900 588.700 890.300 Tính giá trị cho nguyên công I Đơn giá = Đơn giá dùng để tính tiền lương người lao động được nhận, không bị điều chỉnh bởi tỷ lệ trích quỹ phân xưởng. Người lao động có thể hưởng hoàn thành số tiền mà Công ty thanh toán cho phân xưởng khi hoàn thành một hoặc một số bước công việc nào đó. Quy trình xây dựng mức sản lượng của Công ty bia Việt Hà bao gồm các bước: + Bước 1: Phân chia nguyên công trong công nghệ lao động hoàn thành sản phẩm, xác định cấp bậc công việc, thiết bị sử dụng sản xuất. + Bước 2: Xác định mức thời gian bằng cách đo các hao phí thời gian để thực hiện công việc (nguyên công) in nhãn mác. Cách tính như sau: Một ngày công nhân phải làm 8h = 480 phút = 28.800 giây Mức sản lượng = VD: 1 sản phẩm làm trong 40 giây thì có mức sản lượng là 28.800/40 = 720 (sản phẩm/ngày) Tuỳ theo mức độ khó dễ của công đoạn mà tính bậc lương. VD: Bậc 1/6 đơn giá 11.562đ/ ngày => = 16,06đ/sản phẩm. Bậc 2/6 đơn giá 12.323đ/ ngày => = 17,12đ/SP. Bậc 3/6 đơn giá 12.363đ/ ngày => = 18,56đ/ sản phẩm. Đây là công việc và ví dụ để tính mức sản lượng cho từng bước công việc nhất định. Mẫu phiếu định mức thời gian cho một đơn vị sản phẩm Tên sản phẩm TT Nguyên công Bậc Thiết bị Mức thời gian Ghi chú 1 2 Sau khi xây dựng được mức sản lượng, Công ty đã dựa vào lương cấp bậc của công nhân để tính ra lương một ngày công bằng lương một tháng chia cho 22 ngày. Lương công (ngày) = = Trong đó: Mức lương tối thiểu x HSL = Lương cơ bản Các tổ trưởng đều hưởng lương sản phẩm tính theo % đơn giá của từng loại sản phẩm do bộ tiền lương quy định. Chính vì thế, việc đốc dồn các công việc được quan tâm bởi vì tổ sản xuất hoàn thành vượt mức kế hoạch thì tiền lương của tổ trưởng càng tăng cao. Hình thức trả lương sản phẩm ở Công ty là hình thức trả lương cơ bản khá phổ biến. Nó quán triệt đủ nguyên tắc “phân phối lao động” gắn việc trả lương với sản xuất kinh doanh cụ thể của mỗi cá nhân và tập thể doanh nghiệp. Điều kiện để trả lương theo sản phẩm: có hệ thống các mức độ lao động, có điều kiện khoa học để tạo điều kiện tính đơn giá lương chính xác, có chế độ theo dõi và kiểm tra chất lượng sản phẩm, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho người lao động để tránh khuynh hướng chạy theo số lượng mà bỏ quên chất lượng. BẢNG TẠM ỨNG ĐẦU KỲ I Tháng 6 năm 2003 Đơn vị: Công ty bia Việt Hà Bộ phận: In nhãn mác TT Họ và tên Chức vụ Ngày công Hệ số Tạm ứng Ký nhận 1 NguyễnVăn Thắng Tổ trưởng 25 1,78 200 2 Bùi Duy Hưng Công nhân 13 1,78 70 3 Phạm Tiến Đức Công nhân 18,4 1,78 100 4 Nguyễn Thúy Hiền Công nhân 23 1,78 100 5 Đặng Tuấn Anh Công nhân 24 1,78 100 Cộng 570 Phụ trách LD Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) VD: Nguyễn Văn Thắng Lương cơ bản = Mức lương 290.000 x 1,78 Các khoản khấu trừ: +KPCĐ = 1% Tổng TL + BHXH = 5% lương cơ bản * Hình thức trả lương thời gian: Ở Công ty bia Việt Hà, chế độ trả lương theo thời gian được áp dụng đối với CBCVN quản lý phân xưởng và cán bộ ở phòng ban thuộc bộ phận văn phòng. Chế độ tiền lương trả theo thời gian ở Công ty bia Việt Hà là lương thời gian đơn giản, tiền lương thời gian do xuất lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế quyết định, không kết hợp với hình thức tiền thưởng nào. Tiền lương thời gian có 3 loại: Lương giờ, lương ngày và lương tháng. Công ty áp dụng hình thức trả lương tháng. Hệ số mức lương chức vụ của cán bộ ở các phòng ban được áp dụng theo bảng sau: Bảng hệ số lương chức vụ của cán bộ các phòng ban Chức vụ Kỹ sư kinh tế Kỹ sư nghiên cứu Kỹ sư NV kỹ thuật Cử nhân kinh tế NV kế toán Kế toán trưởng Phó giám đốc Giám đốc Hệ số 2,58 2,34 3,06 2,49 2,26 1,64 3,07 3,56 5,03 Mức lương 748,2 678,6 887,4 722,1 655,4 476,6 890,3 1032,4 1458,7 Cách tính mức lương chức vụ của cán bộ các phòng ban như sau: Mức lương = 290.000 x hệ số VD: Kỹ sư kinh tế có mức lương = 290.000 x 2,58 = 748.200đ Để tính lương thời gian cho từng người lao động hưởng lương theo thời gian, Phải xác định xuất lương ngày về số ngày làm việc của lao động đó. Xuất lương này được tính ra từ hệ số quy định. = x Lương tháng = lương cấp bậc + phụ cấp (nếu có) Lương ngày = Hàng tháng, các bộ phận văn phòng của Công ty phải lập bảng chấm công với mục đích theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, BHXH, nghỉ phép… Để căn cứ tính lương, BHXH cho từng nưgời, hàng tháng người được phân công căn cứ vào tình hình thực tế của phòng mình để chấm công cho từng người, ghi vào tương ứng trong các cột 1 – 31 theo ký hiệu quy định trong từng bảng chấm công. Cuối tháng, người được phân công chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như đối chiếu chấm lại cho từng người căn cứ vào ký hiệu chấm công của từng người trong bảng rồi tính ra số ngày để tính lương và BHXH theo từng loại tương ứng. Sau đó chuyển lên phòng kế toán để kế toán tiền lương tính toán cho từng người. Ngày công quy định là 8h/ ngày, nếu có giờ lẻ thì ghi bên cạnh ngày công. Phải có sự bố trí đúng việc theo từng mức độ phức tạp của công việc mà phân công lao động cho đúng tay nghề. Phải có hệ thống theo dõi kiểm tra chấp thành thời gian làm việc. Làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho người lao động để tránh khuynh hướng làm việc chiếu lệ, thiếu tránh nhiệm, không quan tâm đến công tác được giao. VD: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương và phụ cấp của phòng tổ chức hành chính Công thức tính: lương cơ bản = hệ số mức lương x 290 VD cụ thể: (ĐVT: 1000đ) 1. Đoàn Hữu Cường Hệ số lương: 5,03; ngày công: 26 Lương cơ bản = 5,03 x 290 = 1.458,7 Lương ngày = = 66,3 Lương thực tế = 66,3 x 26 = 1.723,8 Lương ăn ca 3000đ/ ngày = 26 x 3 = 78; lương tránh nhiệm: 60 Tổng lương = 1.723,8 + 60 = 1861,8 Khấu trừ các khoản: BHXH = 5% lương cơ bản KPCĐs = 1% tổng lương Cộng các khoản khấu trừ = 91,5 Tạm ứng kỳ I: 500 Lĩnh kỳ II: 1270 2. Nguyễn Anh Dương Hệ số lương: 3,56; ngày công: 26 Lương cơ bản = 3,56 x 290 = 1.032,4 Đơn giá TL/ ngày = = 46,9 Thời gian thực tế: 46,9 x 26 = 1219,4 Lương trách nhiệm: 50 Lương ăn ca 3000đ/ ngày = 26 x 3 = 78 Tổng lương = 1.219,4 + 50 + 78 = 1.247,4 Khấu trừ BHXH và KPCĐ = 65 Tạm ứng kỳ I: 400 Lĩnh kỳ II: 883 3. Đỗ Đình Vinh Hệ số lương: 3,56; ngày công: 26 Lương cơ bản = 3,56 x 290 = 1.032,4 Đơn giá TL/ ngày = 1.032,4/22 = 46,9 Thời gian thực tế: 46,9 x 26 = 1.219,4 Lương trách nhiệm : 50 Lương ăn ca 3000đ/ ngày = 26 x 3 = 78 Tổng lương = 1.219,4 + 50 + 78 = 1.347,4 Khấu trừ BHXH và KPCĐ = 65 Tạm ứng kỳ I: 400 Lĩnh kỳ II: 883 4. Phạm Kim Dung Hệ số lưlưng: 2,98, ngày công: 26 Lương cơ bản: 2,98 x 290 = 864,2 Đơn giá TL/ngày = 864,2 /22= 39,3 Thời gian thực tế: 39,3 x 26 = 1021,8 Lương trách nhiệm: 40 Tổng lương = 78 Tổng lương = 1021,8 + 40 + 78 = 1139,8 Khấu trừ BHXH và KPCĐ = 54,6 Tạm ứng kỳ I: 300 Lĩnh kỳ II: 785 5. Nguyễn Thuý Nga Hệ số lương: 2,55, ngày công: 26 Lương cơ bản = 2,55 x 290 = 739,5 Đơn giá tiền lương/ ngày = = 33,6 Thời gian thực tế: 33,6 x 26 = 873,6 Lương ăn ca 3000đ/ ngày = 873,6 + 78 = 951,6 Khấu trừ BHXH và KPCĐ: 46,5 Tạm ứng kỳ I: 00 Lĩnh kỳ II: 05 6. Dương Kim Anh Hệ số lương: 1,82; ngày công 22 Lương cơ bản = 1,82 x 290 = 527,8 Thời gian thực tế = x 11 = 264 Lương ăn ca 3000đ/ ngày = 264 + 33= 297 Khấu trừ BHXH và KPCĐ: 29 Tạm ứng kỳ I: 100 Lĩnh kỳ II: 168 Quy định về thanh toán bảo hiểm trong Công ty - Thanh toán bảo hiểm ở Công ty (áp dụng đối với người ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên) - Cách tính BHXH ở Công ty Tất cả các CBCNV trong Công ty kể cả những người làm hợp đồng (không thời hạn hay có thời hạn) đều được hưởng tất cả các chế độ tiền lương trợ cấp BHXH theo chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất. Thời gian tính trợ cấp ốm đau trừ tổng thời gian làm việc có đóng BHXH trước khi ốm. Trường hợp đóng BHXH ngắt quãng thì được dồn. Trường hợp nam thắt ống dẫn tinh, nữ thắt ống dẫn trứng được hưởng trợ cấp là 15 ngày. Lao động nữ đặt vòng được hưởng 7 ngày. Nếu mức độ ốm đau nghỉ việc chăm sóc hoặc thực hiện kế hoạch hoá gia đình được tính như sau. Tuỳ từng người tham gia đóng BHXH mà được hưởng mức lương khác nhau và có 3 mức 65%, 70%, 75% công thức tính: Trợ cấp BHXH được hưởng = số tiền ngày công x số tiền % NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1 Đơn vị: Công ty bia Việt Hà ĐVT: 1000đ Diễn giải Ghi có TK 111, ghi nợ TK khác 334 338 TK khác Cộng Thanh toán lương cho CNCBV 40.552 40.552 Lương ốm CBCNV 472,5 472,5 Cộng NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Đơn vị: Công ty bia Việt Hà ĐVT: 1000đ TK ghi Có TK ghi Nợ TK 142 TK 152 TK 241 TK 334 TK 335 TK 338 19% + 6% Tổng cộng TK 622 3.467 820 4.287 TK 627 37.085 8.816 45.901 Cộng 40.552 9.636 50.188 SỔ CÁI TK 627 – chi phí quản lý phân xưởng Đơn vị: Công ty bia Việt Hà ĐVT: 1000đ Ngày tháng ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Phát sinh Nợ Phát sinh Có Trích lương cho khối phân xưởng + xí nghiệp TK 334 37.085 19% PC quản lý PX, SX kinh doanh dở dang TK 338 7.046 TK 154 44.131 Tổng 44.131 44.131 TK 622 – chi phí nhân công trự c tiếp Ngày tháng ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Phát sinh Nợ Phát sinh Có Trích lương cho CN trực tiếp sản xuất TK 334 3467 Trích các khoản 19% + 6% TK 338 7.046 TK 154 Tổng 44.131 44.131 SỔ CÁI TÀI KHOẢN TK 154 – Kết chuyển sản phẩm dở dang Ngày tháng ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Phát sinh Nợ Phát sinh Có Khấu trừ vào phần dở dang của bộ phận TTSX TK 622 Khấu trừ SPCP dở dang của bộ phận quản lý TK 627 Tổng 44.131 44.131 SỔ CÁI TÀI KHOẢN TK 334 – Phải trả CBCVN ĐVT: 1000đ Ngày tháng ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Phát sinh Nợ Phát sinh Có Trích lương cho quản lý xí nghiệp và phân xưởng TK 627 Trích lương cho bộ phận sản xuất TK 622 Cộng CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THÀNH CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY BIA VIỆT HÀ. Là một doanh nghiệp sản xuất với sản phẩm chủ yếu là bia, trong đó có các loại bia hơi, bia chai, bia lon và ngoài ra còn có sản phẩm nước khoáng Opal. Khả năng vốn có về ngành luôn được phát huy tối đa trõng. Kết quả kinh doanh của Công ty đã đáp ứng được việc làm cho CBCNV. Với kết quả trên, Công ty cần phải xác định cho mình những hướng đi, những chiến lược phù hợp với điều kiện hiện nay. Trong đó, vấn đề hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý tiền lương là một khả năng vốn có của Công ty. Vì vậy, trong năm 2003, Công ty đã cố gắng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, yêu cầu của Nhà nước nhằm đảm bảo cho CBCNV có mức thu nhập khá phù hợp với cuộc sống hiện nay - điều trăn trở không chỉ riêng Công ty mà là của rất nhiều Công ty, doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Trong thời gian thực tập tại Công ty bia Việt Hà, em đã cố gắng thu thập ý kiến nghiên cứu cũng như phân tích các hình thức trả lương cho CBCNV và mạnh dạn đưa ra một số ý kiến. 1. Lựa chọn phươn án xác định định mức Xác định định mức lao động là quy trình công nghệ và định mức chi tiết. Mức lao động chi tiết vừa là cơ sở để xây dựng mức lao động tổng hợp để lập kế hoạch, vừa là để giao việc hàng ngày cho công nhân. Vì vậy, giám đốc Công ty phải có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc xây dựng hệ thống định mức lao động chi tiết sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh phương pháp thống kê kinh nghiệm trước đây, Công ty cần song song áp dụng phương pháp tính toán tổ chức kỹ thuật có tính chất phổ biến và được quy định chuẩn để thực hiện được quá trình tổng hợp định mức sao cho phù hợp với thực tế. 2. Xây dựng lại đơn giá tiền lương Các sản phẩm của Công ty đều phải tính mức lao động và đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương được xây dựng trên cơ sở cấp bậc công việc. Sau khi định mức đã được xác định mỗi công việc được tính một đơn giá sản phẩm khác nhau thì đơn giá và chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua kiểm tra chất lượng sản phẩm, khi có sự thay đổi về định mức lao động và các thông số tiền lương thì phải thay đổi đơn giá tiền lương. Công ty có thể thay đổi đơn giá tiền lương sản phẩm như sau: Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu: phương pháp này tương đương với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là doanh thu và được tính như sau: Vđg = Trong đó: + Vđg: đơn giá tiền lương + Vkh: tổng quỹ lương năm kế hoạch + Tkh: tổng doanh thu (hoặc doanh số kế hoạch) 3. Nâng cao công tác trả lương trong Công ty. Để công tác trả lương trong Công ty được tốt hơn, tiền lương và thu nhập được nâng cao. Công ty nên cải tiến hình thức trả lương cho CBCNV sao cho phù hợp với điều kiện sinh hoạt hàng ngày để mức tiêu dùng, cải tiến hình thức trả lương cho bộ phận gián tiếp sản xuất của Công ty. Hiện nay chủ yếu dựa vào cấp bậc của từng người lao động có thể gây tư tưởng tiêu cực, chểnh mảng trong công việc, không làm hết khả năng của mình và sẽ có nhiều thời gian bỏ trống, công việc hoàn thành bị chậm lại, hiệu quả thấp. Chính vì vậy, để đảm bảo tốt hơn, có hiệu quả hơn, Công ty cần phải tính lương sao cho phù hợp, khuyến khích những lao động có năng lực quản lý thực sự; vẫn áp dụng cách tính lương cũ của Công ty đối với người lao động gián tiếp sản xuất, phục vụ; còn đối với lao động quản lý thì tính thêm tiền phụ cấp chức vụ, lãnh đạo. Với cách tính đó sẽ khuyến khích lao động gián tiếp của Công ty và họ sẽ cố gắng hơn. Cải thiện hình thức trả lương sản phẩm cho bộ phận lao động trực tiếp trong Công ty. Công ty trả lương sản phẩm cho bộ phận lao động trực tiếp trong theo chế độ lương khoán là đúng, song để nâng cao hơn nữa Công ty nên có thêm hệ số thành tích lao động vào tiền lương. Để đạt được hệ số này đòi hỏi người lao động phải đạt tiêu chuẩn xếp loại A, B, C. + Loại A: lao động có tay nghề cao, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu khoán sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm. + Loại B: Lao động trung bình, hoàn thành các chỉ tiêu khoán sản phẩm. + Loại C: tay nghề lao động yếu, học sinh mới ra nghề, hoàn thành 85% công việc và đảm bảo chất lượng sản phẩm. 4. Thiết lập mức lương của Công ty. Muốn có mức lương hợp lý cần phải tiến hành cuộc khảo sát về mức lương hiện hành trong các Công ty, đặc biệt là những Công ty cùng ngành nghề để thấy được sự bất hợp lý, từ đó ấn định mức lương phù hợp với sức lao động của người lao động. Có thể khảo sát trực tiếp hợac gián tiếp mức lương đang thịnh hành của một số Công ty cùng ngành, sau đó quyết định xem nên áp dụng mức lương nào phù hợp với Công ty mình. Khi đã nghiên cứu mức lương mới đối chiếu với mức lương hiện hành của ccs Công ty khác cùng ngành, Công ty nên điều chỉnh chiến lược để chuyển mưc lương cũ sang mức lương mới. KẾT LUẬN Sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đều phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được kết quả cao trong sản xuất thì không có cách nào khác là tạo ra một động lực thúc đẩy người lao động hăng say với công việc khác bằng cách trả lương xứng đáng với kết quả, sự cống hiến của họ cho Công ty. Tiền lương là một vấn đề hết sức quan trọng. Nó quyết định đến sự thành bại của mỗi Công ty hay doanh nghiệp. Một chính sách tiền lương hợp lý là cơ sở động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chính sách tiền lương vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức quản lý tổ chức kinh doanh sản xuất và phụ thuộc vào tính chất công việc. Việc tính trả lương hợp lý đã gắn với sức lao động của CBCNV Công ty bỏ ra. Điều đó khuyến khích hỗ họ tích cực và gắn bó với Công ty hơn. Song với mức lương và thu nhập còn một số hạn chế nhất định, Công ty cần tìm biện pháp nâng cao hơn nữa tiền lương và thu nhập cho người lao động sao cho có hiệu quả nhất và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty. Qua thời gian thực tập ở Công ty, với những kiến thức đã học ở nhà trường, em đưa ra thực trạng tổ chức hạch toán và quản lý tiền lương ở Công ty với mong muốn hoàn thiện thêm đối với công tác tiền lương ở Công ty. Song do điều kiện hạn chế về kiến thức nên chuyên đê này không tránh khỏi những hạn chế. Qua chuyên đề em mong muốn được sự cảm thông, giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn cũng như những người quan tâm đến tiền lương cho người lao động trong doanh nghiệp sản xuất. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, tập thể CBCNV của Công ty bia Việt Hà, ban giám đốc phòng lao động tiền lương, phòng kế toán tại vụ đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Công ty và hoàn thành tốt chuyên đề này. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÔNG TY BIA VIỆT HÀ Lý luận chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty bia Việt Hà MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 2 1.1. Khái niệm và bản chất của tiền lương 2 1.2. Nguyên tắc hạch toán kế toán lao động tiền lương 2 1.2.1. Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh 3 1.2.2. Phân loại tiền lương một cách phù hợp 4 1.2.3. Các chế độ tiền lương 5 1.2.4. Nội dung quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ 8 1.2.5. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 9 CHƯƠNG II: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÔNG TY BIA VIỆT HÀ 15 2.1. Những nét tổng quan về Công ty bia Việt Hà 15 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bia Việt Hà 15 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bia Việt Hà 17 2.1.3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý 18 2.1.4. Tổ chức kế toán tại Công ty bia Việt Hà 20 2.1.5. Quản lý tiền lương và lao động của Công ty 23 2.2. Thực thể tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty bia Việt Hà 24 CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THÀNH CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY BIA VIỆT HÀ 38 KẾT LUẬN 41

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1175.doc
Tài liệu liên quan