Đề tài Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty xây dựng số 2 – Vinaconco2

Công ty xây dựng số 2 – Vinaconco2 là một doanh nghiệp nhà nước. Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, mặc dù nhiều giai đoạn Công ty phải đương đầu với nhiều khó khăn nhưng tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty đã vượt qua và đang đưa Công ty ngày càng phát triển vững mạnh, hoà nhịp với sự phát triển của đất nước. Trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển ngày càng mạnh mẽ, xuất phát từ đặc thù sản xuất kinh doanh của ngành, Công ty đã chủ động vươn lên đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc hiện đại, nâng cao trình độ cho đội ngũ cand bộ công nhân viên, tổ chức tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác công tác kế toán tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của Công ty, chính vì vậy Công ty luôn chú trọng tới phần hành kế toán TSCĐ.

doc89 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty xây dựng số 2 – Vinaconco2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.500.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười ba triệu năm trăm nghìn đồng Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Căn cứ vào chứng từ trên, kế toán TSCĐ ghi sổ chi tiết TSCĐ theo các khoản mục phát sinh. Công ty xây dựng số 2 sổ chi tiết tài khoản 211 T T Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ Nước sản xuất Năm đưa vào sử dụng Số hiệu TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Khấu hao KH đã tính đến khi giảm TSCĐ Chứng từ Lý do giảm SH NT Tỷ lệ KH (%) Mức KH SH NT 1 72/CT1-KDTT 7/3 Máy vận thăng 500Kg Hàn Quốc 1999 456.630.075 20 % Vinaconco 2 Loại tài sản : Máy móc thiết bị Đơn vị tính: Đồng Kế toán trưởng Kế toán lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kế toán lập bảng kê hoạch toán trình Kế toán trưởng phê duyệt và đính kèm với các chứng từ liên quan. Bảng kê hạch toán Số: TS01Q1-4 Căn cứ Nội dung Tài khoản Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 072313 12/3 Hạch toán tăng máy vận thăng từ Công ty XD số 4 chuyển sang 2113 336 136 469.487.218 456.630.075 12.857.143 Kế toán trưởng Kế toán lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau đó, kế toán cập nhập vào máy định khoản sau: Nợ TK 2113: 469.487.218 Có TK 336(Cty XD số 4):456.630.075 Có TK 136(KDTT) :12.857.143 Trường hợp 3: TSCĐ do tự xây dựng Nghiệp vụ làm tăng TSCĐ do xây dựng mới không thường xuyên xảy ra tại Công ty. TSCĐ tăng do tự xây dựng thường là kho, bãi, nhà, nghỉ lưu động, nhà vệ sinh cá nhân… Việc xây dựng TSCĐ được Công ty giao cho các đội trực thuộc sau khi có quyết định của Giám đốc Công ty. Công ty áp dụng cơ chế giao cho các đội xây dựng được thực hiện như sau: Công ty cấp vốn cho đội xây dựng để xây dựng công trình. Trong quá trình thi công kế toán theo dõi các phát sinh về các chi phí thực hiện công trình qua các chứng từ hoá đơn từ đội gửi lên….. Kết thúc hạch toán tính giá công trình Ví dụ minh họa Ngày 15 tháng 9 năm 2002, Giám đốc Công ty ra quyết định giao nhiệm vụ thi công số 1059/CT1-KTKT cho đội 214 để thi công hạng sân bãi đúc khấu kiện Polygon thuộc cụm kho bãi trung tâm Công ty xây dựng số 2. Hàng ngày các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện công trình được kế toán tập hợp các chứng từ phát sinh theo dõi. Đến khi kết thúc kế toán dựa trên hoá đơn chứng từ về các chi phí phát sinh lập bảng tổng hợp chi phí để tính giá thành công trình. Tổng công ty xây dựng Việt nam Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Vinaconex Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Công ty xây dựng số 2 Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2002 Tổng hợp kinh phí Công trình: sân khấu kiện thuộc bãi trung tâm Công ty xây dựng số 2 STT Khoản mục Số tiền Ghi chú I Chi phí trực trực = B + C + D 23.231.910 A 1 Chi phí nguyên vật liệu trực top 20.170.046 B 2 Chi phí nhân công trực trực 2.566.843 C 3 chi phí máy thi công 459.021 D II Chi phí sản xuất chung = C x 58% 1.488.769 E III Thu nhập chịu thuế tính trước = (A + E) x 5.5% 1.359.637 G Giá trị dự toán xây lắp trước thuế = A + E + G 26.080.316 H IV Thuế GTGT đầu ra = H x 5% 1.304.016 I Tổng giá trị dự toán xây lắp = H + I 27.384.332 K Đơn vị tính: đồng Căn cứ vào biên bản nghiệm thu công trình, kế toán tiến hành ghi Sổ chi tiết TSCĐ. Công ty xây dựng số 2 sổ chi tiết tài khoản 211 T T Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ Nước sản xuất Năm đưa vào sử dụng Số hiệu TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Khấu hao KH đã tính đến khi giảm TSCĐ Chứng từ Lý do giảm SH NT Tỷ lệ KH(%) Mức KH SH NT 1 847/CT1- HĐGK 15/10 Sân bãi khấu kiện Polygon VN 2002 27.384.332 16.67 Vinaconco 2 Loại tài sản : Nhà cửa, vật kiến trúc Đơn vị tính: Đồng Kế toán trưởng Kế toán lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kế toán lập Bảng kê hạch toán sau đó trình lên kế toán trưởng phê duyệt Bảng kê hạch toán Số: TS02Q1-9 Căn cứ Nội dung Tài khoản Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 847/CT1-HĐGK 25/2 Hạch toán tăng sân đúc khấu kiện bê tông Polygon xây dựng hoàn thành bàn giao 2112 241 26.080.316 26.080.316 Kế toán trưởng Kế toán lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau đó, kế toán cập nhập vào máy các định khoản sau: Nợ TK 2112: 26.080.316 Có TK 241: 26.080.316 Hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến biến động tăng,giảm TSCĐ, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc phản ánh vào sổ Nhật ký chung, với điều kiện công tác kế toán tại Công ty được thực hiện trên máy Sổ nhật ký chung được in ra từ máy vi tính. Tổng công ty XNK XD Việt nam sổ nhật ký chung Vinaconex Công ty xây dựng số 2 (Trích sổ nhật ký chung) TT Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải TK Phát sinh Nợ Phát sinh Có KP072313 KP095081 KP095082 TC678987 12/03 15/07 15/07 15/10 12/03 15/07 15/07 15/10 ……………. Điều chuyển máy vận thăng Mua máy xúc đào Phí uỷ thác Xây bãi khấu kiện Pology ………… 2113 336 136 2113 133 1111 2113 133 1111 2112 241 469.487.218 592.800.000 29.598.400 5.544.000 544.400 26.080.316 456.630.075 12.857.143 622.398.400 6.098.400 26.080.316 Cộng phát sinh: Cuối tháng, căn cứ vào sổ Nhật ký chung kế toán tổng hợp lập sổ cái TK 211 Tổng công ty XNK XD Việt nam Sổ cái Vinaconex Mã tài khoản: 2113 Tên tài khoản: Máy móc, thiết bị Công ty xây dựng số 2 Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có KP072313 12/03 12/03 ……………. Điều chuyển máy vận thăng ……………. 336 136 456.630.075 12.857.143 Cộng phát sinh 2.2.3. Hạch toán biến động giảm tài sản cố định Nghiệp vụ làm giảm TSCĐ tại Công ty thường là thanh lý, nhượng bán, điều chuyển nội bộ… Trong đó, các nghiệp vụ thanh lý diễn ra thường xuyên hơn với mục đích là thay thế các TSCĐ cũ để đầu tư mới nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. Trường hợp : TSCĐ giảm do thanh lý, nhượng bán Hàng năm Công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ vào cuối niên niên độ kế toán. Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐ và hiện trạng của TSCĐ, Công ty lên kế hoạch thanh lý những TSCĐ đã trích khấu hao, những TSCĐ bị hỏng hóc không thể sửa chữa được hoặc không tiến hành sửa chữa do không còn phù hợp với tình hình thi công. Việc thanh lý, nhượng bán do nhân viên phòng KHKT đề xuất và được phòng kinh doanh đảm nhiệm nhưng trước đó phải có sự phê duyệt của Tổng Giám đốc Tổng công ty hoặc Giám đôc Công ty. Ví dụ minh hoạ Đầu tháng 9 Công ty gửi công văn báo cáo Tổng công ty về nguồn gốc các khu đất hiện nay Công ty đang quản lý tại Huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và xin phép Hội đồng quản trị Tổng công ty cho phép trả lại thị trấn Xuân Hoà các khu đất xưởng mộc và tổng kho. Ngày 16 tháng 9 năm 2002 Công ty nhận được công văn số 328 của Tổng công ty trả lời công văn báo cáo của Công ty. Bộ xây dựng Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam TCT XNK Xây dựng VN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ========= ================ Số: 02299VC/PC Hà nội, ngày 16 tháng 9 năm 2001 V/v:Chuyển giao đất Cho UBND thị trấn Xuân Hoà Kính gửi: Công ty xây dựng số 2 Tổng công ty đã nhận được Công văn số 131/CT2 – VP ngày 5/9/2001 của Công ty xây dựng số 2 báo cáo Tổng công ty về nguồn gốc các khu đất hiện nay Công ty số 2 đang quản lý tại xã Cao Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và xin phép Hội đồng quản trị Tổng công ty cho phép trả lại thị trấn Xuân Hoà các khu đất Xưởng mộc và Tổng kho. Sau khi xem xét, hội đồng quản trị Tổng công ty đồng ý để Công ty xây dựng số 2 chuyển trả cho UBND thị trấn Xuân Hoà khu đất xưởng mộc và tổng kho. Về khu đất thuộc cụm cơ khí cũ, theo đề nghị của trường kỹ thuật nghiệp vụ Xuân Hoà, Công ty xây dựng số 2 bàn giao khu đất này cho trường để trường Xuân Hoà tiến hành các thủ tục hợp thức hoá khu đất với chính quyền địa phương. Tổng công ty yêu cầu Công ty xây dựng số 2 thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của nhà nước trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Nơi nhận: -Như trên -Trường Xuân Hoà Chủ tịch hội đồng quản trị - lưu VP, PC Phí Thái Bình Cuối tháng 9 năm 2002, Giám đốc Công ty ra quyết định tiến hành thanh lý và nhượng bán Nhà xưởng mộc tại Xuân Hoà - Mê linh – Vĩnh Phúc. Tổng công ty XNK XD việt nam cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Công ty xây dựng số 2 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số 149 CT2 – KT Hà nội ngày 25 tháng 9 năm 2001 V/v: Thanh lý tài sản Giám đốc công ty xây dựng số 2 Căn cứ Quyết định số 027A/BXD ngày 12/2/1998 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc thành lập Doanh nghiệp XNLHXD số 2 (nay là Công ty số 2). Quy định chức nămg, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Công ty. Căn cứ văn bản số 02299 VC/PC ngày 16/9/2002 của Chủ Tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Vinaconex về việc chuyển giao đất cho UBND thị trấn Xuân Hoà. Xét đơn xin thanh lý nhà xưởng mộc của Công ty TNHH Đại Phát và theo sự thống nhất của Hội đồng thanh lý tài sản Công ty. Quyết định Điều I: Thanh lý và nhượng bán cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đại Phát, địa chỉ 418- kho bạc Mê Linh – Vĩnh Phúc. Tài sản: Nhà xưởng mộc tại Xuân Hoà - Mê Linh – Vĩnh Phúc với giá 55.000.000,0 đồng (năm mươi lăm triệu đồng) cả thuế. Bao gồm: Giá trị thanh lý nhà xưởng, hàng rào bao quanh khu xưởng mộc, tổng kho. Điều II: Đất xây dựng nhà xưởng và diện tích mặt bằng khu xưởng mộc, tổng kho Công ty mượn của UBND Thị trấn Xuân Hoà do tồn tại từ lâu, nay đã có quyết định thu hồi của UBND thị trấn. Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Phát có trách nhiệm làm việc với địa phương để được sử dụng đất theo đúng quy định của Luật đất đai. Quyết định thanh lý này không gắn vớ quyền sử dụng đất. Bàn giao tài sản thanh lý cùng với việc bàn giao trả đất cho địa phương. Điều III: Các Ông trưởng phòng Kế hoạch, Tài vụ, Phòng Kinh doanh phát triển nhà, Chánh văn phòng và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đại Phát chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Nơi nhận: Như điều III giám đốc Lưu Phạm Duy Khanh Căn cứ vào quyết định thanh lý của Giám đốc Công ty ngày 24/9/2001 Kế toán lập Hoá đơn GTGT về việc thanh lý, nhà xưởng, nhượng bán hàng rào bao quanh khu xưởng mộc tổng kho Hoá đơn (GTGT) Mẫu số: 01 GTKT – 3LL Liên 2: (Giao khách hàng) EC/01-B Ngày 24 tháng 09 năm 2002 No 051831 Đơn vị bán hàng: Công ty xây dựng số 2 Địa chỉ: 52 – Lạc Long Quân – Tây Hồ – Hà Nội Điện thoại: MS: 0100105895 1 Họ tên người mua hàng: Công ty TNHH Đại Phát Đơn vị: Địa chỉ: Mê Linh – Vĩnh Phúc Hình thức thanh toán……………..MS: STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Thanh lý tường rào và nhà kho khu tổng mộc đ 50.000.000 Cộng tiền hàng: 50.000.000 Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 5.000.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 55.000.000 Số tiền viết bằng chữ: Năm mươi lăm triệu đồng chẵn Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) Căn cứ vào Hoá đơn GTGT số 051831, kế toán ghi sổ chi tiết TSCĐ và sau đó lập bảng kê hạch toán: Công ty xây dựng số 2 sổ chi tiết tài khoản 211 T T Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ Nước sản xuất Năm đưa vào sử dụng Số hiệu TS CĐ Nguyên giá TSCĐ Khấu hao KH đã tính đến khi giảm TSCĐ Chứng từ Lý do giảm SH NT Tỷ lệ KH (%) Mức KH SH NT 1 Khu xưởng mộc và hàng rào VN 130.425.000 74.602.500 KP051831 24/09 Thanh lý Vinaconco 2 Loại tài sản : Nhà cửa, vật kiến trúc Đơn vị tính: Đồng Kế toán trưởng Kế toán lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng kê hạch toán Số: TS02Q1-9 Căn cứ Nội dung Tài khoản Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 051831 24/9 Hạch toán thanh lý nhà xưởng, hàng rào bao quanh khu xưởng mộc 821 214 2112 55.822.500 74.602.500 130.425.000 Kế toán trưởng Kế toán lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau đó, kế toán tiến hành định khoản các nghiệp vụ về thanh lý như sau: Ghi giảm nguyên giá TSCĐ Nợ TK 821: 55.822.500 Nợ TK 214: 74.602.500 Có TK 2112: 130.425.000 Ghi nhận khoản thu về nhượng bán thanh lý Nợ TK 1111: 55.000.000 Có TK 721: 50.000.000 Có TK 3331: 5.000.000 Kế toán tiến hành theo dõi nghiệp vụ phát sinh trên sổ Nhật ký chung và sổ cái do máy lập Tổng công ty XNK XD Việt nam sổ nhật ký chung Vinaconex Công ty xây dựng số 2 (Trích sổ nhật ký chung) TT Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải TK Phát sinh Nợ Phát sinh Có 051831 24/09 24/09 …………….. Thanh lý nhà xưởng, hàng rào bao quanh khu xưởng mộc ……………. 821 214 2112 55.822.500 74.602.500 130.425.000 Cộng phát sinh: Tổng công ty XNK XD Việt nam Sổ cái Vinaconex Mã tài khoản: 2112 Tên tài khoản: Nhà cửa, vật kiến trúc Công ty xây dựng số 2 Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có 051831 24/09 24/09 ……………. Thanh lý khu xưởng mộc và hàng rào ……………. 821 214 2112 55.822.500 74.602.500 130.425.000 Cộng phát sinh 2.2.4. Hạch toán khấu hao tài sản cố định Trước đây, kế toán TSCĐ tại Công ty hạch toán khấu hao dựa trên Chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành theo quyết định số 1026 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996. Theo quyết định này, Công ty phải đăng ký trích trước khấu hao TSCĐ trong ba năm liên tiếp cho Cục quản lý vốn. Hiện nay, kế toán tiến hành trích khấu hao dựa trên quyết định số 166/1999/QĐ - BTC ban hành ngày 30/12/1999. quyết định này cho phép Công ty chủ động xác định thời gian sử dụng TSCĐ trong khung thời gian quy định kèm theo quyết định và không phải đăng ký trước mức khấu hao với Cục quản lý vốn. Công ty áp dụng mức khấu hao đường thẳng, nghĩa là căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao của từng TSCĐ để tính ra mức trích khấu hao TSCĐ. Mức khấu hao bình quân năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao Tỷ lệ khấu hao năm = x 100% Mức khấu hao bình quân tháng = Mức khấu hao tháng i Mức khấu hao tháng i - 1 Mức khấu hao tăng trong tháng i Mức khấu hao giảm trong tháng i = + - Kế toán tính toán mức khấu hao hàng năm của TSCĐ dựa trên khung thời gian sử dụng đối với từng nhóm TSCĐ được quy định như sau: Mức khấu hao nhóm TSCĐ Loại tài sản cố định Thời gian sử dụng (năm) I.Nhà cửa vật kiến trúc 1.Nhà của loại kiên cố 2.Kho chứa 25 6 II.Máy móc thiết bị 5 III.Phương tiện vận tải truyền dẫn 1.Xe máy 2.Các loại phương tiện vận tải khác 3 6 IV.Thiết bị văn phòng 1.Máy vi tính 2.Máy in 3.Các loại thiết bị dụng cụ khác 3 3 4 Hàng tháng, kế toán TSCĐ tính ra mức khấu hao cần trích trong từng tháng cho từng loại TSCĐ theo nguyên tắc được trình bày ở trên. Công việc này do máy tính tự động làm, căn cứ vào các số liệu mà kế toán cập nhập vào máy khi phát sinh các nghiệp vụ làm tăng, giảm TSCĐ. Sau đó, kế toán lập và in ra bảng chi tiết khấu hao TSCĐ , bảng tổng hợp phân bổ khấu hao cho từng TSCĐ và bảng phân bổ khấu hao theo đơn vị sử dụng, theo công trình. Biểu 2.2.4: bảng tính và phân bổ khấu hao (trích tháng 7/2002) Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao Nơi sử dụng (Toàn doanh nghiệp) CPSXC CPQLDN Nguyên giá KH + Khấu hao trích tháng 6 25110000540 420125255 320120025 100005030 + Khấu hao tăng tháng 7 598344000 12765320 12765320 + Khấu hao giảm tháng 7 0 0 + Khấu hao trích tháng 7 25818344540 432890575 333885345 100005030 Dựa trên bảng tính và phân bổ khấu hao, kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK 627: 333885345. Nợ TK 642: 100005030. Có TK 214: 432890575. Sau khi định khoản, kế toán tiến hành vào số liệu trên máy và theo dõi trên sổ nhật ký chung và sổ cái. Tổng công ty XNK XD Việt nam sổ nhật ký chung Vinaconex Công ty xây dựng số 2 (Trích sổ nhật ký chung) TT Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải TK Phát sinh Nợ Phát sinh Có 01/08 01/08 …………….. Trích khấu hao tháng 7 ……………. 627 642 214 333885345 100005030 432890575 Cộng: Tổng công ty XNK XD Việt nam Sổ cái Vinaconex Mã tài khoản: 2141 Tên tài khoản: Hao mòn TSCĐ hữu hình Công ty xây dựng số 2 (Trích sổ cái năm 2002) Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải Đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có 31/07 31/07 ……………. Phân bổ khấu hao tháng 7 ……………. 627 642 2141 333885345 100005030 432890575 Cộng phát sinh 2.2.5. Hạch toán sửa chữa tài sản cố định Là doanh nghiệp xây lắp sử dụng nhiều máy móc thiết bị nên nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ diễn ra thường xuyên tại Công ty. Các nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ tại Công ty chủ yếu liên quan đến việc sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, dụng cụ quản lý. Tuy nhiên, Công ty không có kế hoạch sửa chữa TSCĐ hàng năm mà chi phí phát sinh lúc nào thì ghi nhận lúc đó. Các chi phí phát sinh liên quan đến sửa chữa thường xuyên TSCĐ phản ánh vào TK 642 (6427). Khi phát sinh kế toán ghi: Nợ TK 642 (6427) Có TK 111, 331,… Riêng các chi phí liên quan đến việc nâng cấp TSCĐ được ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐ. Sau đây là một ví dụ để hiểu rõ hơn việc hạch toán nghiệp vụ nâng cấp TSCĐ tại Công ty. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng trạm trộn bê tông phục vụ cho công trình cầu Quý Cao, Công ty đã quyết định tiến hành thay thế toán bộ hệ thống điều khiển PLC của trạm trộn bê tông TEKA 750 cũ của Công ty bằng hệ thống điều khiển mới của hãng SIEMENS – CHLB Đức. Ngày 19 tháng 1 năm 2002, Công ty ký kết hợp đồng kinh tế số 1129/HĐKT với Viện máy và dụng cụ công nghiệp. Đến đầu tháng việc nâng cấp trạm trộn bê tông hoàn thành, Viện máy và dụng cụ công nghiệp bàn giao lại TSCĐ cho Công ty kèm theo biên bản bàn giao thiết bị và hoá đơn bán hàng. Sau khi trạm trộn bê tông được sủ dụng, Giám đốc Công ty đã gửi công văn xuống phòng kế toán đề nghị nâng nguyên giá TSCĐ. Sau khi nhận được công văn ngày 5/2/2002 kế toán TSCĐ căn cứ vào hoá đơn GTGT số 061587 lập bảng kê hạch toán cho nghiệp vụ này. Bảng kê hạch toán Số: TS01Q1-9 Căn cứ Nội dung Tài khoản Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 061587 05/02 Đánh giá lại tài sản – trạm trộn bê tông Take 2113 241 60.000.000 60.000.000 Kế toán trưởng Kế toán lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kế toán tiến hành cập nhập vào máy định khoản sau: Nợ TK 2113: 60.000.000 Có TK 241: 60.000.000 Đồng thời với việc hạch toán chi tiết, kế toán tiến hành hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ phát sịnh liên quan đến tình hình biến động TSCĐ trên các sổ kế toán tổng hợp. III. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty xây dựng số 2 – Vinaconco2 Công ty xây dựng số 2 cũng các Công ty thành viên khác thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, Vinaconco2 là một doanh nghiệp xây lắp, khối lượng TSCĐ của Công ty tương đối lớn. Do đó vấn đề làm thế nào để quản lý TSCĐ đạt hiệu quả cao luôn được Công ty và Tổng công ty quan tâm. Trong năm 2002 vừa qua, tổng TSCĐ của Công ty cuối năm là: 28587221869 đồng, và so với năm 2001 tăng thêm 4894348930 đồng chứng tỏ năng lực của Công ty đã tăng lên. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác mức tăng đó thì cần phải xem mức tăng có hợp lý hay không và có hiệu quả hay không, chứ không phải tăng nhiều hay tăng ít. Để đánh giá được điều này cần căn cứ vào cơ cấu từng loại TSCĐ, nguồn vốn đầu tư và hiệu quả của việc đầu tư. Biểu 3.1: Bảng phân tích biến động TSCĐ TT Chỉ tiêu 2001 2002 Chênh lệch I Nguyên giá TSCĐ đầu năm 26000708372 23692872939 -2307835433 II Nguyên giá TSCĐ cuối năm 23692872939 28587221869 4894348930 1 Nhà cửa vật kiến trúc 13542808494 14011947099 469138605 Tỷ trọng 0.57159841 0.490147212 -0.081451198 2 Máy móc thiết bị 6413969460 9307055122 2893085662 Tỷ trọng 0.270713032 0.325566967 0.054853936 3 Phương tiện vận tải 2302757405 3716070142 1413312737 Tỷ trọng 0.097191987 0.129990601 0.032798613 4 Thiết bị dụng cụ quản lý 547063600 574404291 27340691 Tỷ trọng 0.023089796 0.020093043 -0.002996752 5 TSCĐ khác 886273980 977745215 91471235 Tỷ trọng 0.037406776 0.034202177 -0.003204599 III Nguyên giá TSCĐ bình quân 24846790656 26140047404 1293256749 IV Số lượng lao động 1115 1399 284 Mức trang bị lao động 22284117.18 18684808.72 -3599308.456 V Giá trị hao mòn 9325525622 12541577576 3216051954 Hệ số hao mòn 0.393600457 0.43871271 0.045112253 VI TSCĐ bị loại bỏ 584318569 490495084 -93823485 Hệ số loại bỏ 0.022473179 0.020702221 -0.001770958 VII TSCĐ mới đa vào sử dụng 1849773826 4305963717 2456189891 Hệ số đổi mới 0.078073007 0.15062547 0.072552463 Dựa vào bảng phân tích biến động TSCĐ, ta nhận thấy cơ cấu TSCĐ của Công ty trong năm 2002 vừa qua chưa thật hợp lý đối với một doanh nghiệp xây lắp. Điều đó thể hiện ở mấy điểm sau: + Từ bảng phân tích ta thấy giá trị máy móc thiết bị thi công năm 2002 tăng so với năm 2001 là 2893085662 đồng và tỷ trọng giá trị máy móc thiết bị thi công so với tổng TSCĐ năm 2002 đạt 32.55% cao hơn năm 2001 là 5.48% nhưng đối với một doanh nghiệp xây lắp thì tỷ trọng về máy móc thiết bị thi công như vậy là chưa hợp lý vì đây là nhóm TSCĐ phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. + Về phương tiện vận tải truyền dẫn, giá trị của loại tài sản này năm 2002 đạt 3716070142 đồng tăng so với năm 2001 là 1413312737 đồng chiếm tỷ trọng trong tổng tài sản là 12.99% tăng 3.27% so với năm 2001. Tuy giá trị của loại tài sản này tăng lên nhưng so với tổng tài sản thì chiếm một tỷ trọng không cao như vậy là cũng không hợp lý vì đây cũng là loại tài sản tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Xét về giá trị hao mòn của TSCĐ, năm 2001 giá trị này là 9.325.525.622 đồng, hệ số hao mòn là 0.393. Sang năm 2002 giá trị này là 12.541.577.576 hệ số hao mòn là 0.438. Như vậy giá trị hao mòn của năm 2002 đã tăng hơn năm 2001 là 3.216.051.954, hệ số hao mòn tăng 0.045 điều này chứng tỏ TSCĐ của Công ty vẫn còn tồn tại nhiều TSCĐ cũ, lỗi thời lạc hậu tuy Công ty trong năm qua có đầu tư mới TSCĐ. Hệ số loại bỏ TSCĐ năm 2002 giảm so với năm 2001 là 0.001. Trong năm vừa qua một số TSCĐ đã được Công ty tiến hành thanh lý, nhượng bán song việc này vẫn chưa được Công ty quan tâm đúng mức, nhiều tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng làm giảm năng suất lao động toàn Công ty. Trong năm qua, Công ty đã đầu tư mới 4.305.963.717 đồng giá trị nguyên giá TSCĐ với hệ số đổi mới là 0.156 tăng lên so với năm 2001 là 0.0725. Việc đầu tư đổi mới TSCĐ mặc dù có làm thay đổi cơ cấu TSCĐ nhưng chưa nhiều, chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất tại Công ty. Tuy nhiên xu hướng đầu tư là đúng vì chủ yếu tập chung vào máy móc thiết bị thi công, giá trị đầu tư mới của nhóm tài sản này là 2.820.337.705 đồng. Ngoài ra Công ty còn đầu tư nhiều thiết bị văn phòng giá trị 205.423.391 đồng giúp cho công tác quản lý được hiệu quả tăng cường hơn. Lượng lao động trong năm qua tăng lên không đáng kể. Lượng lao động năm 2002 là: 1399 người tăng so với năm 2001 la 284 người. Tuy nhiên, mức trang bị lao động lại giảm từ 22.284.117,18 đồng/người xuống còn 18.684.808,72 đồng/người. Đây là một dấu hiệu không có lợi cho Công ty vì chứng tỏ năng xuất lao động đã giảm xuống. Để thấy được nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ của Công ty từ đó đánh giá hiệu quả của việc đầu tư, cần phân tích cơ cấu TSCĐ phân loại theo nguồn hình thành. Theo số liệu của năm 2001 và năm 2002 ta có bảng phân tích sau: Biểu 3.2: Bảng phân tích nguồn vốn hình thành TSCĐ Nguồn hình thành TSCĐ 2001 2002 Chênh lệch NGTSCĐ % NGTSCĐ % Giá trị % Vốn ngân sách 8492552593 35.84 8592552593 30.05 100000000 20 Vốn tự bổ xung 9007451788 38.01 10655853853 37.27 1648402065 33.7 Vốn khác 6192868558 26.15 9338815423 32.68 3145946865 64.3 Tổng cộng 23692872939 100 28587221869 100 4894348930 118 Từ bảng phân tích nguồn vốn hình thành TSCĐ, ta thấy vốn do ngân sách cấp tăng lên là 100.000.000 đồng. Như vậy giá trị mà ngân sách cấp trong năm qua là tăng lên không đáng kể điều đó chứng tỏ vốn đầu tư TSCĐ của Công ty trong năm qua bằng ngân sách là rất ít. Ngoài ra, ta thấy vốn tự bổ xung trong năm 2002 có tỷ trọng là 37.27% thấp hơn 2001 là 38.01% nhưng vốn tự bổ xung trong năm 2002 cao hơn năm 2001 là 1.648.402.065 đồng điều này chứng tỏ Công ty đã đầu tư mới TSCĐ bằng vốn tự có của mình, cho thấy Công ty đã vững mạnh hơn năm trước. Tuy nhiên nguồn vốn hình thành TSCĐ của Công ty từ vốn khác lại chiếm rất cao. Trong năm 2002 chiếm 32.68% cao hơn năm 2001 là 26.15%. Như vậy Công ty đã phải huy động từ nguồn vốn khác để đầu tư TSCĐ điều này chứng tỏ Công ty đã phải đi vay hay huy động các nguồn vốn khác để đầu tư TSCĐ. Để đánh giá một cách đầy đủ về công tác đầu tư TSCĐ tại Công ty trong những năm qua cần phân tích hiệu quả sủ dụng TSCĐ trong mối quan hệ với kết quả kinh doanh của Công ty. Biểu 3.3: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch ± Chỉ số 1.Nguyên giá TSCĐ bình quân 24846790656 26140047404 1293256748 1.052 2.Tổng doanh thu thuần 75859446848 101760965210 25901518362 1.341 Sức sản xuất 3.05 3.89 0.84 1.275 3.Lợi nhuận thuần 515790332 858972167 343181835 1.665 Sức sinh lợi 0.02 0.03 0.01 1.58 Suất hao phí 48.17 30.43 -17.74 0.63 Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy nguyên giá TSCĐ bình quân tăng 1.052 lần trong khi đó doanh thu thuần tăng 1.341 lần tăng cao hơn mức tăng của nguyên giá TSCĐ bình quân. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, nó chứng tỏ việc đầu tư TSCĐ đã mang lại hiệu quả và cung phần nào thể hiện rõ nỗ lực của toàn Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để thấy rõ hơn về việc đầu tư hiệu quả TSCĐ ta nhận thấy sức sản xuất và sức sinh lời của Công ty tăng cao hơn năm trước. Nếu năm 2001, 1 đồng nguyên giá TSCĐ đem lại 0.02 đồng lợi nhuận thuần thì sang năm 2002 1 đồng nguyên giá TSCĐ đã đem lại 0.03 đồng lợi nhuận thuần. Mặt khác suất hao phí của năm 2002 đã giảm xuống. Nừu năm 2001 để làm ra một đồng lợi nhuận thuần cần 48.17 đồng nguyên giá TSCĐ thì sang năm 2002 chỉ cần 30.43 đồng nguyên giá TSCĐ . Qua những phân tích trên đây, chúng ta có thể thấy trình độ trang bị TSCĐ của Công ty trong những năm gần đây đã tăng lên góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Có được kết quả như vậy là do nhiều nguyên nhân bởi kinh doanh là sự kết hợp hài hoà và đồng thời của nhiều yếu tố như trình độ quản lý, kỹ năng của người lao động, lợi thế trong cạnh tranh… Tuy nhiên, có một yếu tố không thể không kể đến và giữ một vai trò rất quan trọng đó là tư liệu lao động cuả doanh nghiệp trong đó có TSCĐ. Hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ của Công ty trong những năm gần đây vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm trong đó là do việc quản lý và tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty còn nhiều bất cập. Điều đó đòi hỏi Công ty phải không ngừng hoàn thiện cách thức tổ chức bộ máy kế toán, công tác quản lý hạch toán kế toán của mình. Phần III Phương hướng hoàn thiện hạch toán tàI sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty xây dựng số 2 - Vinaconco2 I. Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty Công ty xây dựng số 2 – Vinaconco2 là một doanh nghiệp nhà nước. Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, mặc dù nhiều giai đoạn Công ty phải đương đầu với nhiều khó khăn nhưng tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty đã vượt qua và đang đưa Công ty ngày càng phát triển vững mạnh, hoà nhịp với sự phát triển của đất nước. Trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển ngày càng mạnh mẽ, xuất phát từ đặc thù sản xuất kinh doanh của ngành, Công ty đã chủ động vươn lên đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc hiện đại, nâng cao trình độ cho đội ngũ cand bộ công nhân viên, tổ chức tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác công tác kế toán tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của Công ty, chính vì vậy Công ty luôn chú trọng tới phần hành kế toán TSCĐ. Trong thời gian qua, công tác kế toán nói chung và kế toán TSCĐ tại Công ty đã có nhiều thay đổi, mang lại những đóng góp nhất định. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều thiếu xót chưa được giải quyết, bổ xung kịp thời. Sau một thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty tôi có một số nhận xét sau: 1.1. Ưu điểm 1.1.1. Về công tác kế toán nói chung Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức, bố trí hợp lý, phân công công việc cụ thể dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của kế toán trưởng. Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ, được đào tạo cơ bản, trung thực, có trách nhiệm với công việc. Hình thức tổ chức công tác kế toán là hình thức tập chung, mọi công việc kế toán được tiến hành ở phòng kế toán đảm bảo thuận tiện, tập chung, thống nhất. Kế toán dưới các đội thực hiện thu thập số liệu, chứng từ, ghi chép ban đầu phục vụ cho công tác kế toán trên Công ty. Hiện nay, Công ty đã trang bị một số máy móc hiện đại như máy vi tính, máy in, máy Fax, máy Photocopy,… phục vụ cho việc quản lý ở Công ty, trong đó có phòng kế toán. Công ty cũng thường xuyên trang bị mới các thiết bị văn phòng hiện đại do đó việc sử lý thông tin nhanh và chính xác hơn, góp phần giải phóng sức lao động, tinh giảm bộ máy quản lý và nâng cao hiệu quả công việc. Công ty áp dung hình thức Nhật ký chung, đây là hình thức tổ chức hạch toán rất phù hợp với một doanh nghiệp xây lắp, đặc biệt trong điều kiện Công ty áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán. Trình tự ghi sổ và việc ghi chép khá đơn giản, hệ thống chứng từ tương đối gọn nhẹ. Nhìn chung, hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo tuân thủ theo đúng chế độ kế toán do Nhà nước ban hành theo quyết định 1141 – TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính ngày 1/11/1995. Các chứng từ kế toán được lập đầy đủ theo số liên theo quy định đảm bảo thuận tiện cho việc ghi chép, lập báo cáo. 1.1.2. Về công tác kế toán tài sản cố định Kế toán đã phân loại TSCĐ hiện có tại Công ty theo đúng quy định của Nhà nước mà vẫn phục vụ nhu cầu quản lý riêng của Công ty. Cách phân loại cụ thể, rõ ràng khiến người xem các báo cáo tài chính có thể nhận biết được thế mạnh của Công ty và giúp cho công tác kế quản lý và hạch toán TSCĐ được thuận tiện và hiệu quả hơn. Kế toán luôn luôn kết hợp với phòng kế hạch và kỹ thuật để nắm vững tình trạng kỹ thuật, thời gian sử dụng TSCĐ, để trích khấu hao, tham mưu cho các nàh quản lý trong các quyết định mua sắm mới, thanh lý, nhượng bán những TSCĐ không còn sử dụng được hoặc sử dụng kém hiệu quả. Kế toán hạch toán tăng, giảm, trích khấu hao TSCĐ trên hệ thống sổ chi tiết và sổ tổng hợp như sổ Nhật ký chung, sổ Cái, bảng phân bổ TSCĐ … tương đối đầy đủ và đúng trình tự. 1.2. Những tồn tại cần khắc phục Bên cạnh những ưu điểm thì công tác hạch toán kế toán ở Công ty xây dựng số 2 – Vinaconco2 còn một số tồn tại sau: 1.2.1. Về hình thức tổ chức công tác kế toán Hiện nay bộ máy kế toán tại công ty xây dựng số 2 chỉ gồm 11 người. Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh, số lượng các nghiệp vụ phát sinh ngày càng nhiều. Do đó, bộ máy kế toán tại công ty rất vất vả trong việc hạch toán các loại chi phí nhất là vào lúc tổng hợp cuối kỳ. Bộ phận kế toán tiền lương và tiền mặt thường xuyên có các nghiệp vụ phát sinh, ngoài ra công ty chỉ có hai nhân viên kế toán tổng hợp, như vậy là quá tải. Sự thiếu hụt nhân viên chắc chắn sẽ hạn chế phần nào khả năng của bộ máy kế toán tại công ty. Mặt khác địa bàn hoạt động của Công ty rất rộng, các công trình, hạng mục công trình rải rác ở nhiều nơi có khi ở rất xa như miền Đông bắc, Tây bắc, trong khi đó việc trang bị phương tiện kỹ thuật tính toán, ghi chép, xử lý thông tin chưa nhiều nên việc kiểm tra, giám sát của lãnh đạo xí nghiệp, của phòng kế toán đối với từng công trình không được sát sao, chặt chẽ. Ngoài ra, việc tập hợp chứng từ thường không kịp thời, không đầy đủ gây khó khăn rất lớn cho kế toán thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin kịp thời và chính xác. Công ty chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các nhân viên trong phòng kế toán để nâng cao hiệu quả công tác kế toán. 1.2.2. Về công tác kế toán tài sản cố định Nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ Tại Công ty xây dựng số 2 – Vinaconco2, nguồn vốn đầu tư chưa được khai thác, tận dụng mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách cấp và đơn vị tự bổ xung. Công ty chưa mở rộng các phương thức đầu TSCĐ tư khác trong điều kiện hiện nay vì thế TSCĐ của Công ty chưa được đầu tư một cách có hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của Công ty. Quản lý TSCĐ Về công tác quản lý, TSCĐ được quản lý rất lỏng lẻo, không theo quy định. Việc đưa TSCĐ đi hoạt động thường không được đảm bảo bằng giấy tờ, hợp đồng vì vậy các phòng ban không biết để quản lý theo dõi. Khi hỏi đến hợp đồng hay lệnh điều động TSCĐ thì phòng nọ chỉ sang phòng kia. Do việc điều chuyển TSCĐ giữa các đội diễn ra thường xuyên nên tình trạng này rất dễ dẫn đến việc TSCĐ sử dụng ở các công trường không được bảo vệ cẩn thận dẫn tới mất mát các bộ phận chi tiết, hỏng hóc, han gỉ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của TSCĐ. TSCĐ hỏng hóc, mất mát không có đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm. Hơn nữa, máy móc thiết bị bị phân tán dẫn đến lãng phí chi bảo vệ, quản lý, gửi bãi… Phân loại TSCĐ Hiện nay, Công ty tiến hành phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật. Cách phân loại như trên có ưu điểm nhưng chưa đầy đủ, Công ty chưa tiến hành phân loại theo mục đích sử dụng. Về tài sản cố định vô hình, Công ty đã tích luỹ được nhiều TSCĐVH như kinh nghiệm, công nghệ thi công công trình, uy tín trên thị trường, lợi thế kinh doanh… Nhưng công tác hạch toán TSCĐ chưa chính xác, đầy đủ dẫn đến sự sai lệch trong các chỉ tiêu phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty. Do không xác định được TSCĐVH nên Công ty chưa chú trọng đến việc quản lý và hạch toán những khoản chi phí hợpl lý thực tế phát sinh như chi phí nghiên cứu, lập dự toán đầu tư… như là TSCĐVH của Công ty. Từ đó, Công ty cũng không có định hướng trong việc xây dựng, bảo tồn và phát triển các loại TSCĐVH rất có giá trị này. Hạch toán chi tiết TSCĐ Kế toán không lập thẻ TSCĐ mà chỉ lưu các chứng từ có liên quan vào bộ hồ sơ TSCĐ có đính kèm Bảng kê hạch toán TSCĐ. Điều này gây khó khăn lớn cho viêc theo dõi, quản lý và hạch toán TSCĐ. Công ty không tiến hành theo dõi tình hình sử dụng và số lượng TSCĐ tại các đội xây dựng một cách thống nhất. Mặt khác, việc điều chuyển TSCĐ giữa các đội xây dựng diễn ra thường xuyên. Do vậy, Công ty nên mở Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng. Việc tính và trích khấu hao, kế toán sử dụng các sổ sau: Bảng chi tiết khấu hao TSCĐ, Bảng tổng hợp và phân bổ khấu hao. Tuy vậy, thông tin phản ánh trên sổ này chưa đầy đủ, thông tin trùng lặp quá nhiều là không cần thiết ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kế toán. Hạch toán tổng hợp TSCĐ TSCĐ đựoc hạch toán trên máy vi tính một cách chặt chẽ, tính toán chính xác song công tác hạch toán TSCĐ căn cứ vào các chứng từ phát sinh có phù hợp có đúng chế độ kế toán hiện hành hay không còn tuỳ thuộc vào trình độ của nhân viên kế toán, do vậy dễ có sai xót xảy ra. 1.2.3. Về hệ thống sổ kế toán. Việc ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung đôi khi tổng hợp số liệu, báo cáo không kịp thời, đầy đủ nên sự phân công công việc của cán bộ kế toán không hợp lý và việc ghi chép còn trùng lặp giữa các bộ phận. Hiện nay Công ty đang áp dụng các mẫu sổ sau: Biểu 1.2.3.a Tổng công ty XNK xd việt nam sổ nhật ký chung Vinaconex Công ty xây dựng số 2 Tháng…....năm….... TT Số CT Ngày CT Ngày GS Diễn giải TK Phát sinh Nợ Phát sinh Có Cộng phát sinh Lập ngày……..tháng…….năm……. Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu 1.2.3.b Tổng công ty XNK xd việt nam sổ cái các tài khoản Vinaconex Công ty xây dựng số 2 Tháng…....năm….... Ngày ghi sổ Ngày CT Số CT Diễn giải TK đối ứng Số PS Số dư Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ: Tổng cộng: Số dư cuối kỳ Lập ngày …….tháng……năm……. Người lập Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ở mẫu sổ Nhật ký chung, cột “Diễn giải” không có dòng ghi “Số trang trước chuyển sang” nên không biết số đầu trang là bao nhiêu gây ảnh hưởng đến việc ghi chép, tổng hợp số liệu. Tuy việc áp dụng kế toán máy có thể cung cấp, cho phép xem số dư ở bất kỳ thời điểm nào nhưng công việc kế toán đòi hỏi phải bảo đảm tinh thống nhất và chính xác. Hơn nữa, đối tượng sử dụng thông tin lại rất rộng nên sẽ rất khó khăn trong quá trình sử dụng thông tin kế toán. Mẫu sổ Nhật ký chung cũng không có cột “Đã ghi sổ Cái”. Cột này có tác dụng ghi nhận số liệu trên sổ Nhật ký chung đã được phản ánh vào sổ Cái. Với kế toán máy, số liệu sau khi vào sổ Nhật ký chung sẽ tự động cập nhật vào sổ Cái của tài khoản liên quan nhưng trong thực tế có một số nghiệp vụ kinh tế tuy được ghi vào sổ Nhật ký chung nhưng không thể ghi vào sổ Cái được. Do đó khi xem sổ Nhật ký chung không thể biết được nghiệp vụ nào đã được ghi vào sổ Cái, nghiệp vụ nào chưa. tương tự, mẫu sổ Cái cũng không có cột trang sổ “Nhật ký chung” vì vậy khi xem người sử dụng không biết số liệu phản ánh trên sổ Cái các tài khoản trong kỳ nằm ở trang bao nhiêu của sổ Nhật ký chung. Do đó việc kiểm tra, đối chiếu số liệu không được thuân tiện. II. Phương hướnh hoàn thiện hạch toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty xây dựng số 2 – Vinaconco2 Căn cứ vào chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam, căn cứ vào thực trạng công tác kế toán tại Công ty xây dựng số 2 – Vniconco2, theo em phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán kế toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty cần tập chung vào các vấn đề sau: 2.1. Thực hiện hạch toán theo đúng chế độ quy định Để thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán, thì công tác kế toán trong Công ty nên thực hiện theo các thông tư về hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kiểm toán và gần đây nhất là Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện bốn chuẩn mực kiểm toán ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính: + Hướng dẫn kế toán Chuẩn mực “Hàng tồn kho” + Hướng dẫn kế toán Chuẩn mực “TSCĐ hữu hình” + Hướng dẫn kế toán Chuẩn mực “TSCĐ vô hình” + Hướng dẫn kế toán Chuẩn mực “Doanh thu và thu nhập khác”. Ngoài ra kế toán công ty nên thực hiện theo đúng Thông tư 89 về sửa đổi và thêm một số tài khoản mới… 2.2. Hoàn thiện việc tổ chức hệ thống sổ kế toán Đối với hệ thống sổ chi tiết TSCĐ Kế toán nên mở thêm Thẻ TSCĐ và Sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng để thuận tiện cho việc theo dõi TSCĐ. Thẻ TSCĐ được lập theo mẫu được Bộ tài chính quy định thống nhất. Công ty xây dựng số 2 Mẫu số: 02 – TSCĐ Vinaconco2 Ban hành theo QĐ số 1141 – TC/QĐ/CĐKT thẻ tài sản cố định Số: Ngày…….tháng…….năm…….lập thẻ Kế toán trưởng (Ký, họ tên):…………….. Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số ……………………………. Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Số hiệu TSCĐ: Nước sản xuất (xây dựng): Bộ phận quản lý, sử dụng: Công xuất (diện tích) thiết kế: Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày….tháng…..năm…..Lý do đình chỉ………….. Số hiệu chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ NTN Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn A B C 1 2 3 4 STT Tên quy cách dụng cụ đồ dùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị A B C 1 2 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số…..ngày…..tháng…..năm….. Lý do giảm……………………………………………………………………… Thẻ TSCĐ được lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ và được lưu tại phòng kế toán để theo dõi, phản ánh diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng. Toàn bộ thẻ TSCĐ phải được bảo quản tập chung tại hòm thẻ. Việc lập Sổ tài sản theo đội sử dụng sẽ giúp cho việc theo dõi, quản lý TSCĐ được chặt chẽ, kịp thời, tăng cường và ràng buộc trách nhiệm vật chất của các bộ phận và các cá nhân trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐ. Mẫu sổ tài sản theo đơn vị sử dụng có thể được lập như sau: Biểu 2.2: Công ty xây dựng số 2 sổ tài sản theo đơn vị sử dụng Vinaconco2 Năm………. Tên đơn vị (đội hoặc phòng ban, người sử dụng):………….. Ghi tăng tài sản và công cụ lao động Ghi giảm tài sản và công cụ lao động Ghi chú Chứng từ Tên, nhãn, quy cách Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Số tiền Chứng từ Lý do Số lượng Số tiền SH NT SH NT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Ngày…..tháng…..năm….. Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đối với hệ thống sổ tổng hợp Việc lập và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các loại sổ kế toán tổng hợp ở Công ty được thực hiện chính xác, hợp lý song cần có sự thay đổi trong một số mẫu sổ như sổ Nhật ký chung và sổ Cái sao cho đúng với chế độ kế toán hiện hành. Theo em, hai loại sổ này Công ty nên lập theo mẫu chung sau đây do Bộ tài chính quy định: Sổ Nhật ký chung Năm…….. NT GS Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu TK Số phát sinh SH NT Nợ Có Cộng trang trước chuyển sang …………………… Cộng chuyển sang trang sau Cộng luỹ kế từ đầu năm Ngày…….tháng…….năm……. Người lập bảng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sổ cái Năm……. Tài khoản:……. Số hiệu:………… NT GS Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC SHTK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Dư đầu kỳ ………………….. ………………….. Cộng phát sinh Dư cuối kỳ Ngày…….tháng…….năm…….. Người lập bảng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu) Với hệ thống sổ này, trình tự hạch toán TSCĐ được thực hiện như sau: Khi có nghiệp vụ tăng TSCĐ, căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ kế toán lập Thẻ TSCĐ đồng thời ghi nhận các thông tin liên quan đến TSCĐ vào Sổ chit tiết TSCĐ. Nếu TSCĐ chuyển xuống hoạt động ở các đội thì tiến hành phản ánh vào Sổ tài sản theo đội sử dụng. Khi có các nghiệp vị giảm TSCĐ căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán ghi giảm TSCĐ trong Thẻ TSCĐ, Sổ chi tiết TSCĐ và Sổ tài sản cố định theo đơn vị sử dụng. Sau đó, kế toán lập bảng kê hạch toán trình Kế toán trưởng phê duyệt và tiến hành phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Sổ Nhật ký chung. Riêng nghiệp vụ tính và trích khấu hao, kế toán TSCĐ cần lập Bảng chi tiết khấu hao TSCĐ, tính mức khấu hao, sau đó lập bảng tính và phân bổ khấu hao theo đội sử dụng. Định kỳ, kế toán TSCĐ lập Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ và các bảng tổng hợp chi tiết khác dùng để đối chiếu với sổ Cái và làm căn cứ lập báo cáo tài chính cuối năm. Kế toán tổng hợp tiến hành lập sổ Cái TK 211, 214 căn cứ vào các sổ Nhật ký, rồi dựa vào sổ Cái lập bảng cân đối số phát sinh. 2.3. Xác định và tính giá TSCĐVH Công ty cần xác định TSCĐVH của mình như lợi thế thương mại, uy tín doanh nghiệp … Nếu làm được điều này thì giá trị doanh nghiệp sẽ được xác định chính xác hơn, đồng thời giúp đánh giá được tầm quan trọng và tập trung phát triển loại tài sản này. Tuy nhiên trên thực tế, viêc xác định giá trị thực tế của nhiều loại TSCĐVH là cực kỳ khó khăn, có thể nói là không xác định được nếu không có sự tham gia của thị trường chứng khoán. Do vậy, trong khi thị trường chứng khoán chưa phát triển thì giải pháp cho vấn đề này là lập Hội đồng đánh giá giá trị tài sản của mình. Hội đồng này ngoài các thành viên quản lý Công ty còn bao gồm các chuyên viên kiểm toán, chuyên viên định giá tài sản độc lập và các cơ quan quản lý cấp trên. Hội đồng đánh giá cần phải đặc biệt chú trọng giá trị tài sản vừa có giá trị vô hình vừa có giá trị hữu hình. Song vấn đề căn bản nhất vẫn là ý thức của Công ty đối với việc xác định, quản lý và hạch toán TSCĐVH của mình. 2.4. Tăng cường quản lý có hiệu quả tài sản cố định Về công tác quản lý TSCĐ Để nâng cao hiệu quả quản lý, tránh tình trạng hư hỏng, mất mát TSCĐ Công ty cần lập phương án sử dụng TSCĐ đặc biệt là máy móc thiết bị, cần phân loại số nào có, số nào đang dùng, chưa dùng, xin điều động lên Tổng công ty. Bên cạnh đó, TSCĐ ở các đội tại chân các công trường phải được bảo vệ, quản lý chặt chẽ. Cần gắn trách nhiệm bảo quản TSCĐ đối với nhân viên bảo vệ công trường. Các nhân viên này phải chịu trách nhiệm vật chất về những mất mát, hư hỏng của TSCĐ do công tác bảo vệ yếu kém gây ra. Công ty phải đua ra các quy định cụ thể về chất lượng công tác bảo quản TSCĐ quyết định mức thu nhập của nhân viên bảo vệ. Khi chuyển TSCĐ đến thi công ở các công trường, các chủ công trình phải viết cam kết có trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ, có như vậy việc quản lý TSCĐ mới chặt chẽ và tránh thất thoát hư hỏng. Về công tác phân loại TSCĐ Kế toán Công ty nên phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng, bao gồm: + TSCĐ dùng cho sản xuất + TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp + TSCĐ dùng cho mục đích khác + TSCĐ chờ thanh lý Việc phân loại theo tiêu thức này giúp cho nhà quản lý nắm được tình hình, cơ cấu TSCĐ hiện có tại mỗi lĩnh vực hoạt động của Công ty. Trên cơ sở đó, kế toán dễ dàng phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng TSCĐ một cách chính xác, hợp lý và đúng chế độ quy định; góp phần đánh giá, phân tích và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ đem lại lợi ích cao nhất cho Công ty đồng thời có kế hoạch kịp thời thu hồi vốn, tái đầu tư TSCĐ. 2.5. Tăng cường đầu tư đổi mới và hoàn thiện cơ cấu tài sản cố định Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, việc đổi mới TSCĐ trong các doanh nghiệp được đặt ra thực sự cấp bách, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp xây lắp như hiện nay. Phải đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ thì mới phục vụ khách hàng được tốt, tạo uy tín cho Công ty đồng thời hạn chế được hao hụt, mang lại hiệu quả trong quản lý. Tuy nhiên, khi đầu tư đổi mới TSCĐ phải chú ý tạo ra một cơ cấu TSCĐ phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty. TSCĐ của Công ty bao gồm nhiều loại trong đó máy móc thiết bị thi công chiếm một tỷ trọng rất lớn. Điều này phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu máy móc thiết bị so với các TSCĐ khác vẫn chưa hợp lý, sự thay đổi trong cơ cấu TSCĐ giữa các năm diễn ra một cách bất thường. Công ty cần có kế hoạch hàng năm cho việc đầu tư TSCĐ sao cho phù hợp với điều kiện kinh doanh cũng như đặc điểm ngành nghề của Công ty. Cần dựa trên nhu cầu sử dụng TSCĐ thực tế để xác định một cơ cấu TSCĐ hợp lý, đặc biệt là cơ cấu đầu tư máy móc thiết bị và phương tiện vận tải truyền dẫn vì đây là hai loại TSCĐ phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ tại Công ty chủ yếu là do ngân sách cấp và vốn tự bổ xung. Thiết bị già cỗi, lạc hậu cần được đổi mới song nguồn vốn hạn hẹp. Do đó, Công ty cần tìm kiếm thêm các nguồn vốn khác như vốn vay của cán bộ công nhân viên, vốn vay ngân hàng, mở rộng liên doanh liên kết tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, TSCĐ của Công ty không phải lúc nào cũng trong tình trạng hoạt động, khai thác phục vụ sản xuất kinh doanh. Do vậy, Công ty cũng có thể cho các Công ty khác thuê TSCĐ của mình trong thời gian TSCĐ nhàn rỗi, chưa được đưa vào phục vụ thi công các công trình. Việc này vừa tiết kiệm được chi phí bảo quản TSCĐ vừa mang lại nguồn thu cho Công ty. Kết luận Trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như ngày nay, những thành tựu của nó đã trở thành một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định tới sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bởi thế, doanh nghiệp nào sử dụng tài sản cố định càng tiên tiến, hiện đại bao nhiêu thì doanh nghiệp đó càng lợi thế trong cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc tổ chức tốt công tác quản lý, hạch toán và sử dụng tài sản cố định là chìa khoá mang lại sự thành công trên thương trường. Trong thời gian thực tập tại Công ty xây dựng số 2 – Vinaconco2, em đã có nhiều cơ hội để tìm hiểu thực tế, được vận dụng những kiến thức đã được trang bị và tích luỹ những kinh nghiệp thực tế vô cùng quý báu. Với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác hạch toán tài sản cố định tại Công ty, em đã cố gắng hết sức để hoàn thiện Luận Văn với đề tài:“Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty xây dựng số 2 – Vinaconco2”. Do thời gian thực tập không dài và vốn kiến thức còn hạn hẹp nên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của thầy giáo để Luận văn được hoàn thiện hơn nữa. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Mục lục Lời nói đầu 1 Phần I: Cơ sở lý luận chung hạch toán tải sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp 3 I. Tài sản có định - Đặc điểm nhiệm vụ hạch toán tài sản cố định 3 1.1 Khái niệm tài sản cố định 3 1.2 Đặc điểm tài sản cố định 4 1.3 Nhiệm vụ hạch toán TSCĐ 4 II. Phân loại và đánh giá tài sản cố định 5 2.1 Phân loại tài sản cố định 5 2.2 Đánh giá tài sản cố định 7 III. Tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp 10 3.1 Thủ tục và hồ sơ 10 3.2 Hạch toán chi tiết TSCĐ 11 3.3 Hạch toán tổng hợp TSCĐ 12 IV. Hạch toán khấu hao tài sản cố định 16 4.1 Khái niệm và phương pháp tính 16 4.2 Phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định 19 V. Hạch toán sửa chữa tài sản cố định 20 5.1 Trường hợp sửa chữa nhỏ mang tính bảo dưỡng 20 5.2 Trường hợp sửa chữa lớn mang tính phục hồi 21 5.3 Trường hợp sửa chữa nâng cấp 21 VI. Các hình thức sổ sách kế toán trong hạch toán tài sản cố định 22 VII. Vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định 24 7.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ 24 7.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý TSCĐ 26 VIII. Các vấn đề về kế toán TSCĐ trong chuẩn mực kế toán quốc tế 26 Phần II: Thực trạng hạch toán tàI sản cố định tại công ty xây dựng số 2 – Vinaconco 28 I. Giới thiệu chung về công ty xây dựng số 2 –Vinaconco 2 28 1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty 28 1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh, kết cấu sản phẩm của Công ty 29 1.3 Tổ chức bộ máy quản lý trong công ty 31 1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 31 II. Thực trạng hạch toán TSCĐ tại công ty xây dựng số 2 34 2.1 Đặc điểm và tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ tại công ty 34 2.2 Hạch toán tình hình biến động TSCĐ tại công ty 37 III. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty xây dựng số 2 69 Phần III. Phương hướng hoàn thiện hạch toán TCSĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty xây dựng số 2 74 I. Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty 74 1.1. Ưu điểm 74 1.2. Những tồn tại cần khắc phục 75 II. Phương hướng hoàn thiện hạch toán tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty xây dựng số 2 80 2.1. Thực hiện hạch toán theo đúng chế độ quy định 80 2.2. Hoàn thiện việc tổ chức hệ thống sổ kế toán 80 2.3. Xác định và tính giá TSCĐ VH 84 2.4. Tăng cường quản lý có hiệu quả TSCĐ 84 2.5. Tăng cường đầu tư đổi mới và hoàn thiện TSCĐ 85 Kết luận 87

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0281.doc
Tài liệu liên quan