Đề tài Hoàn thiện hình thức trả lương lao động theo sản phẩm tại xí nghiệp

Qua quá trình nguyên cứu công tác trả lương sản phẩm tại XNVDTXH tôi thấy công tác trả lương của xí nghiệp, đặc biệt là việc trả lương theo sản phẩm đã đạt đựợc kết quả đáng khích lệ, khích thích người lao động hăng say làm việc, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, làm năng suất lao động không ngừng nâng cao. Tuy nhiên cái gì cũng phải có tính tương đối của nó, công tác trả lương sản phẩm của xí nghiệp bên cạnh phát huy những thành tựu đã đạt đựơc cần phải hoàn thiện hơn nữa và khắc phục những mặt chưa làm được trong quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ngày càng phát triển hơn trong nền kinh tế thị trường gay gắt này .

doc65 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hình thức trả lương lao động theo sản phẩm tại xí nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc tăng đơn giá cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm làm cho công nhân tích cực làm việc tăng năng suất lao động . *Nhược điểm áp dụng chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến dễ làm cho tốc độ tăng của tiền lương lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động của khâu áp dụng trả lương sản phẩm luỹ tiến. II. Sự cần thiết phải hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại XNVDTXH 1.Theo yêu cầu của tổ chức tiền lương . Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho người lao động. Tiền lương phải kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động. Tiền lương là thước đo mức độ cống hiến của người lao động. Trả lương phải được hợp lý công bằng hợp lý giữa người lao động, đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu. 2.Theo yêu cầu hình thức trả lương lao động theo sản phẩm. Trả lương theo sản phẩm là hình thức khá công bằng, gắn kết quả sản xuất kinh doanh với thu nhập của người lao động . Trả lương theo sản phẩm quán triệt đầy đủ các nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng cuả người lao động . Khuyến khích người lao động ra sức học tập và nâng cao trình độ lành nghề . Trả lương theo sản phẩm làm tốt sẽ đảm bảo cho công tác quản lý lao động và làm cho người lao động thêm yêu nghề và làm việc có tinh thần trách nhiệm cao. Vì vậy, để khai thác được mọi khả năng phục vụ cho quá trình sản xuất và thực hiện đúng theo yêu cầu cuả hình thức trả lương lao dộng theo sản phẩm, cần phải hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm . 3.Yêu cầu của sản xuất và người lao động . Quá trình sản xuất bao giờ cũng phải đạt hiệu quả cao nhất. Đó là mục tiêu phấn đấu của mỗi doanh nghiệp. Trả lương theo sản phẩm đã đạt hiệu quả trong quá trình sản xuất. Song trả lương theo sản phẩm hợp lý đúng đắn sẽ khai thác mọi khả năng tiềm tàng của người lao động cho quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm là phải hoàn thiện điều kiện trả lương theo sản phẩm, hoàn thiện hình thức trả lương trả lương, hoàn thiện mặt khác.... Vì vậy cần phải hoàn thiện trả lương lao động theo sản phẩm tại XNVDTXH Hơn nữa, con người bao giờ cũng mong muốn được đối xử công bằng và được ngày một hoàn thiện mình hơn. Trả lương xứng đáng sẽ khuyến khích họ làm việc tốt hơn, tạo niềm tin vào bản thân họ làm cho họ hết lòng vì công việc. Vì vậy hoàn thiện hình thức trả lương sản phẩm cũng là khai thác hết khả năng tiềm ẩn trong người lao động góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Phần II Phân tích thực trạng trả lương theo sản phẩm trong xí nghiệp vận dụng toa xe hàng: Quá trình hình thành và phát triển : Năm 1954 ngay sau khi hoà bình lập lại, Đảng và nhà nước đã có chủ trương khôi phục và xây dựng các tuyến đường sắt khu vực miền bắc nước ta. Ngày 12-8-1954 được chính phủ giao nhiệm vụ Bộ GTVT đã thành lập ban nguyên cứu đường sắt, với nhiệm vụ nguyên cứu vạch kế hoạch, khôi phục và xây dựng mới các tuyến đuờng sắt và xây dựng cơ quan tổng cục đường sắt . Ngày 6-4-1995 Tổng cục đường sắt được thành lập (chỉ thị số 505/TTg do thủ tướng Phạm Văn Đồng ký). Các tuyến đường Hà Nội - Mục Nam Quan. Yên Viên- Việt Trì -Lào Cai. Văn Điển -Nam Định -Ninh Bình . Gia Lâm, Hải Phòng đã vừa tiến hành khôi phục và tiến hành khai thác . Tổng cộng lúc này ngành đường sắt có 662km, toa xe trên cơ sở là của Pháp để lại , có 802 toa xe =152 toa xe khách và 650 toa xe hàng . Đường xấu, toa xe thiếu nhiều, hàng hoá không đều trên hai chiều trong thời gian cả năm . Tỷ trọng vận tải hàng hoá và hành khách chiếm tỷ lệ 37% tổng trọng lượng ngành GTVT . Để phục vụ cho công tác chạy tàu lúc này toàn ngành mới có 5 trạm khám xe là: Trạm khám xe Hà Nội, Lạng Sơn, Nam Định , Hải Phòng ,Yên Bái. Đến năm 1957 các tuyến đường trên được khôi phục song và đưa vào khai thác tuyến phía nam tàu chaỵ đến Ninh Bình, tuyến phía tây tàu chạy đến Lào Ca , vận tải toàn ngành đạt 283 triệu tấn km hàng hoá và 13 triệu tấn km hành lý, 987 hành khách km. Đến ngày 30-8-1960 tuyến đường sắt Hà Nội -Thái Nguyên được đưa vào khai thác . Như vậy đến cuối năm 1964 toàn ngành chính thức khai thác và sử dụng là 926 km. Tuyến phía Nam được khai thác đến vinh và hơn 100km đường goòng Hà Tĩnh - Quảng Bình . Lúc này có thêm KCTX Thanh Hoá, Trạm KCTXVinh, Trạm KCTX Lưu Xá...tốc độ kỹ thuật các đoàn tàu thấp,. Tàu khách 29,8 km/h (1964), tàu hàng 21 km/h (1964),vận tải hàng hoá đạt 594 triệu tấn hàng hoá /km, hành khách đạt 1.140 triệu hành khách /km. Năm 1965 đế quốc Mỹ đánh phá Miền Bắc, một số ga, cầu trên các tuyến đường sắt bị đánh phá . Để phục vụ cho công tác vận tải hàng hoá và hành khách, phương tiện toa xe cũng được nhà nước cung cấp với số lượng lớn . Cụ thể: 1965 1968 Đường 1m : toa xe khách 319 365 Toa xe hàng 1764 3258 Đường 1435: Toa xe khách 0 59 Toa xe hàng 0 136 Năm 1968 tuyến đường sắt kép - Hạ Long được đưa vào khai thác. Lúc này có thêm trạm KCTX Mạo Khê. Sau giải phóng miền Nam, ngày 13-6-1976 Bộ GTVT giao nhiệm vụ cho Tổng cục đường sắt quản lý đường sắt thống nhất. Đoạn đường sắt từ ga Vinh đến Sai Gòn đã được nối liền, phương tiện toa xe lúc này càng được tăng lên và có nhiều chủng loại. Tổng số toa xe toàn ngành là 5275 TX=4.416 (TX hàng)+859 (TX khách). Để phục vụ chạy tàu TCĐS thành lập một số trạm KCTX ở các tình phía Nam. Đoạn Vinh - Đồng Hới thành lập trạm KCTX Phúc Trạch và Đồng Hới. Đồng thời với sự phát triển kinh tế xã hội một số nhà máy. Khu công nghiệp mới xây dựng như Nhà Máy supe Lâm Thao, giấy Bãi Bằng, xi măng Bỉm Sơn, phân lân Cầu Yên. TTổng công ty apatít Lào cai .... Để phục vụ vận tải hàng hoá ở các chân hàng lớn một số trạm KCTX Tiên Kiên, KCTX Bỉm Sơn, KCTX và một số tổ KCTX. Những năm 1976 -1980 tổ chức quản lý và khai thác những ngành chưa phù hợp . Năm 1979-1980 liên tục phải bỏ nhiều chuyến tàu hàng vì lý do thiếu than . Tốc độ lữ hành đầu máy và quay vòng toa xe thấp. Năng suất vận tải toa xe giảm nhanh chóng chỉ bằng 38% của năm 1964. Tàu khách, tàu hàng đều chậm so với kế hoạch, tổng số toa xe toàn ngành 6127 toa xe .Trong đó có 382 toa xe không có phụ tùng sửa chữa. Tai nạn GTĐS xảy ra nhiều và có những vụ nghiêm trọng. Thời gian quay vòng toa xe so với năm 1964 (nếu lấy năm năm 1964 là 100%) 1964 1976 1977 1978 1979 1980 100 191 175 180 212 274 Năm 1981 -1985 đầu máy toa xe được bổ sung, toa xe được đóng mới và nhập thêm mới để cân đối với nhiệm vụ vận chuyển. Nhưng do năng lực sửa chữa của nhà máy còn thấp và các trạm cũng chưa tăng cường đầu tư đúng mức , nên số toa xe vận dụng chưa cao. Có thời điểm như năm 1982 số xe hàng vận dụng 2800/59650. Năm 1983 có 1800 toa xe hư hỏng nằm ở các ga gây khó khăn cho việc đưa đón tàu và nâng cao năng lực vận tải của toàn ngành. Biểu 1 :Kết quả vận tải Năm Hàng hoá (đơn vị triệu tấn ) Hành khách(đơn vị triệu lượt người) 1981 1982 1983 1984 1985 3,42 3,27 4,2 4,12 4,06 21,68 19,47 21,00 23,6 19,1 " Nguồn theo phòng hành chính tổng hợp " Theo đề nghị của TCĐS ngày 9-3-1989 Bộ GTVT và Bưu điện đã ký quyết định số 366/QĐ-TCCB_LĐ thành lập 3 xí nghiệp liên hiệp vận tải ĐSKV1,2,3 Xí nghiệp vận dụng toa xe hàng Hà Nội ngày 1- 4 -1989 chính thức đi vào hoạt động. Số lượng công nhân viên gần 1600 người. Đến tháng 5 năm 1990 tiếp nhận nhà máy toa xe Lương Sơn sát nhập và CBCNV lúc này là 1900 CBCNVC. Hiện nay, toàn bộ CBCNVC của xí nghiệp là 1700 người .Trong đó công nhân trực tiếp sản xuất là1550 người được biên chế thành các trạm khám chữa toa xe và công tác trên tàu nằm rải rác các ga trên 5 tuyến đường sắt ở miền bắc. Từ ngày thành lập đến nay, xí nghiệp luôn hoàn thành kế hoạch được giao, giữ vững an toàn chạy tàu về mọi mặt, chất lượng tàu hàng ngày càng tăng, thu nhập của CBCNVC năm sau tăng hơn so với năm trước, thu nhập bình quân năm 2000 là 1000.000 đ/người /tháng. Xí nghiệp được tặng cờ đơn vị dẫn đầu thi đua của ngành đường sắt, của Bộ Giao Thông Vận Tải . Năm 1996 Xí nghiệp được chính phủ tặng bằng khen .Trụ sở của xí nghiệp đóng tại 130 Lê Duẩn- Hà Nội Cơ cấu tổ chức quản lý của xí nghiệp vận dụng toa xe hàng Hà Nội. Bộ máy lãnh đạo của XNVDTXH bao gồm: Giám đốc chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của XN và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của mình, giúp việc cho giám đốc gồm 4 phó giám đốc: *Phó giám đốc phụ trách công tác vận dụng và cứu chữa, cứu viện đầu máy toa xe. Trực tiếp chỉ huy điều hành các trạm khám xe công tác khám, sửa chữa và cứu viện khi có sự cố, tai nạn trở ngại giao thông đường sắt xảy ra. *Phó giám đốc phụ trách công tác sửa chữa trực tiếp chỉ đạo công tác sửa chữa định kỳ toa xe tại phân xưởng Yên Viên và thay mặt giám đốc XN chỉ đạo công tác bắt đi các nhà máy XN sửa chữa giao tiếp toa xe và nghiệm thu toa xe hàng xuất xưởng theo hợp đồng sửa chữa với các đơn vị sửa chữa. *Phó giám đốc phụ trách nội chính đồng thời là thủ trưởng cơ quan và trực tiếp chỉ đạo công tác phục vụ tàu hàng và thanh toán lương sản phẩm với các trạm và các đơn vị trong toàn XN. * Phó giám đốc kiêm phân đoạn trưởng phân đoạn Vinh được thay mặt giám đốc XN tại khu vực chỉ đạo công tác vận tải, phục vụ vận tải, bảo vệ sản xuất và công tác cứu viện từ Thanh Hoá đến các ga Đồng Hới. Bộ máy quản lý tham mưu cho giám đốc: Gồm 9 phòng ban chức năng. Mỗi phòng có bố trí một truởng phòng và 1 hoặc 2 phó phòng để lãnh đạo phòng thực hiện chức năng nhiệm vụ của phòng mình. Phân đoạn Vinh là bộ phận tham mưu chỉ đạo sản xuất hàng ngày tại khu vực. các đơn vị trực tiếp sản xuất: Các trạm khám xe: Gồm 19 trạm khám xe được bố trí trên 5 tuyến đường để thực hiện công tác khám chữa các đoàn tàu khách và hàng để đảm bảo an toàn và cung cấp toa xe tốt phục vụ yêu cầu vận tải như sau: +Khu vực đầu mối Hà Nội bố trí 2 trạm khám xe Giáp bát và Yên viên +Tuyến Hà Nội -Lạng Sơn có trạm KX Đồng Mỏ ,Yên trạch và Đồng Đăng +Tuyến Hà Nội -Hải Phòng có trạm khám xe ở Hải phòng +Tuyến Hà Nội -Hạ Long có trạm khám xe mạo khê +Tuyến Hà Nội -Lào Cai có trạm khám xe Tiên kiên, Yên Bái, Pom hán, Lào Cai +Tuyến đường sắt Bắc -Nam có trạm khám xe Nam Định, Ninh Bình, Bỉm Sơn, Thanh Hoá, Vinh, Phúc Trạch, Cầu Giát. .Các trạm CTTT gồm 5 trạm *Trạm CTTT Giáp Bát phục vụ các mác tàu hàng Bắc Nam, HBN1/2, và GS1/2 theo BĐCT tàu của Liên Hiệp ĐSVN. Ngoài ra còn phuục vụ các mác tàu khu đoạn: Giáp Bát -LThao, Giáp Bát -Phủ Lý-Nam Đinh-Bỉm Sơn, các tàu thoi dồn GBát -HĐông-Thường Tín, GBát -Yviên..... *Trạm CTTT Yên Viên phục vụ các mác tàu khu đoạn YViên-HPhòng, Yviên-Kép -MKHê-ĐMỏ, YViên-LXá, Yviên -Lthao-Tkiên. Các mác tàu thoi khu vực YViên- GBát-PThuỵ-Cloa-ĐAnh, ĐMỏ-NDương-ĐKinh-LSơn-ĐĐăng, MKhê-UBí-CThành, HPhòng -Tlý-VCách.. *Trạm CTTT Yên Bái phục vụ các mác tàu khu đoạn YBái -PHán -LCai, YBái-LThao, YBái-YViên. Các mác tàu thoi Lào Cai-Plu, Quặng-K3... *Trạm CTTT Thanh Hoá phục vụ các mác tàu AN GS1/2 GBát- Thanh Hoá, 280/289 GB-TH và TH-V, các mác tàu thoi TH-Ythái, NBình-BSơn...và các mác tàu khu đoạn đột xuất khu đoạn TH-Vinh. *Trạm CTTT Đồng Hới được phân đoạn phục vụ các mác tàu khu đoạn 280/289 ĐH-V,đi AN GS1/2 khu đoạn TH-V và V-ĐH, mác tàu hạm đá 511/512 và các mác tàu thoi khu vực đột xuất khác. .Trạm giao tiếp I Đồng Hới: Thực hiện nhiệm vụ giao tiếp toa xe khách và hàng với LHII tại phân giới điểm Phân xưởng sửa chữa Yên Viên: Với nhiệm vụ sửa chữa niên tu toa xe hàng là 550 xe/năm. Ngoài ra phân xưởng còn được giao nhiệm vụ sản xuất phụ tùng thhiết bị toa xe và các nhiệm vụ đột xuất khác phục vụ công tác vận tải của xí nghiệp. Các đội cứu viện chuyên trách. + Đội cứu viện cơ giới KC5363 + Đội cứu viện cơ động Hà Nội thuộc phòng VDCC quản lý + Đội cứu viện cẩu 60 tấn hơi nước 1.435 thuộc trạm KCTX Yên Viên quản lý +Đôi cứu viện cẩu OCTON thuộc trạm KCTX Vinh quản lý. 2. Nhiệm vụ chủ yếu của XNVDTXH Là một trong 38 Xí Nghiệp thành viên của XNLHI, XNVDTXHHN phải phối hợp tốt với các đơn vị khác trong dây truyền sản xuất vận tải tạo ra sản phẩm cuối cùng của ngành là Tấn KM. Với chức năng của mùnh Xí Nghiệp đảm nhận những nhiệm vụ chính sau: * Quản lý gần 3500 toa xe hàng LHĐSVN giao cho LHI tổ chức duy tu bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa đảm bảo cung cấp đủ đầu xe vận dụng vận tải hàng hoá của ngành. Chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng số toa xe được giao quản lý. *Tổ chức khám chữa các đoàn khách, hàng theo qui định tác nghiệp, đảm báo ATCT, AT thương vụ các đoàn tàu hàng khai thác trên 5 tuyến đường thuộc phạm vi LHI quản lý . *Tổ chức cung cấp các trưởng tàu hàng và nhân viên công tác để phục vụ hết các đoàn tàu hàng theo yêu cầu vận tải LHI và LHĐSVN . Các đoàn tàu hàng Bắc Nam theo BĐCT, tàu liên tuyến, tàu khu đoạn, tàu hàng LVQT thuộc phạm vi khai thác của LHI. * Thực hiện công tác giao tiếp toa xe tại phân giới điểm Đồng Hới và tổ chức công tác giao tiếp BVTX hàng theo QĐ639 VC/LHI thực hiện chủ trương toa xe hàng có chủ. *ứng phó cứu viện kịp thời, nhanh chóng , an toàn các vụ tai nạn, trở ngại, các phương tiện vận tải, đầu máy toa xe trên đường sắt. *Sửa chữa nhỏ toa xe hàng và các nhiệm vụ đốt xuất khác theo kế hoạch của LHI giao cho. * Thực hiện công tác duy tu sửa chữa máy móc thiết bị phương tiện vận tải, nhà cưởng, vật kiến trúc và công tác đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ LHI giao. * Ngoài ra Xí Nghiệp còn tiến hành công tác sản xuất dịch vụ kinh doanh ngoài vận tải với mục tiêu nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho CBCNV, hỗ trợ sản xuất chính, giảm biên chế trong dây truyền sản xuất chính đưa sang dây truyền sản xuất dịch vụ. Đây là một nhiệm vụ quan trọng được đảmg bộ và lãmh đạo XN hết sức quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Như vậy có thể nói rằng XNVDTXH HN vừa là Xí Nghiệp vận tải vừa là XN sản xuất công nghiệp. II. Đặc điểm chung của XNVDTXH Đặc điểm sản xuất kinh doanh Là một XN nhà nước, do nhà nước cấp vốn thành lập nằm dưới sự chỉ đạo quản lý của nhà nước và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của XN. Mặc dù vậy XN một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập ( tự tuyển chọnvà sử dụng công nhân). XN đã hoàn thành nghĩa vụ, nộp ngân sách nhà nước đảm bảo vốn cho nhà nước và duy trì hoạt động kinh doanh . Trong những năm qua XN đã gặp không ít khó khăn về máy móc thiết bị, khó khăn lớn nhất là do sự cố xảy ra như tai nạn. Do nhiều người nhân chưa có ý thức bảo vệ tuyến đường sắt như tự mở đường cắt ngang tuyến đường sắt....Mặc dù khó khăn nhưng XN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Biểu 1 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của XN Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 Giá trị TSL Tỷ 2231 2246 2325 Doanh thu Tỷ 1021 1031 1050 Quỹ tiền lương Tỷ 1,287 1,296 1,4 Nộp ngân sách Tỷ 210 215 225 Thu nhập BQ1 LĐ 1000đ 746 750 809 "Nguồn phòng hành chính tổng hợp " Qua bảng trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của XN ngày càng phát triển tổng sản lượng ngày một tăng, giá trị tổng sản lượng năm 1999 là 2246 tỷ tăng 100,6% so với năm 1999. Năm 2000 là 2325 tỷ đồng tăng 103,5 % so với năm 1999. Ta thấy tốc độ tăng trưởng của năm 1998 so với năm 1999 giá trị sản lưọng tăng chậm hơn năm 2000, các chỉ tiêu của XN đều có xu hướng tăng lên 2.Đặc điểm về máy móc thiết bị Máy móc thiết bị của XN còn lạc hậu và có thời kỳ sử dụng trên 20 năm chiếm gần 40 %, nhiều chủng loại nhập từ nhiều nước khác nhau, phụ tùng thay thế còn khan hiếm gây khó khăn cho công tác bảo dưỡng. đặc biệt trong những năm gần đây XN trang bị lại toa xe, trong đó hơn 80% toa xe hàng đảm bảo hãm tốt, thành xe, sàn xe không còn hiện tượng hỏng sàn xe, thủng cửa, để bảo đảm tối đa trong quá trình tàu chạy: Biểu 2. Số liệu máy móc thiết bị Năm Số toa xe hiện có Số toa xe dùng được 1998 1999 2000 3393 4320 4720 3013 4210 4639 " Nguồn theo số liệu ở phòng vật tư " 3.Đặc điểm về lao động Năm 2001, XNVDTXH có 1732 lao động trình độ văn hoá của công nhân thấp nhất là sơ cấp. Cơ cấu của công nhân chiếm một tỷ lệ ổn định so với hàng năm. Số lượng cán bộ quản lý của XN hàng năm không tăng. Biểu 3. Số lượng và cơ cấu công nhân viên từ năm 1998-2000 thể hiện ở biểu sau: Cơ cấu CNV Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Số Lượng % Số Lượng % Số Lượng % 1 a b Lao động toàn XN Trong đó: LĐ quản lý gián tiếp Công nhân SX 1728 208 1520 100 12,04 87,96 1730 217 1520 100 12,54 87,46 1730 217 1520 100 12,54 87,46 "Nguồn theo số liệu ở phòng tổ chức lao động" Qua bảng trên ta thấy CNV ổn định theo một tỷ lệ nhất. Tỷ lệ công nhân LĐ quản lý gián tiếp từ năm 1998 đến 1999 tăng từ 12,04% đến 12,54% đến năm 2000 không tăng . Nhưng công nhân SX năm 1998 đến năm 1999 giảm từ 87,96% xuống 87,46% và đến năm 2000 chiếm 87,46%. Qua bảng trên ta thấy LĐ quản lý gián tiếp và công nhân SX năm 1999 đến năm 2000 số lượng công nhân viên không đổi. Điều này cho thấy bộ máy quản lý ngày càng giữ một mức ổn định làm cho tỷ lệ số nguời trực tiếp làm ra sản phẩm tăng lên. *Về chất lượng lao động XNVDTXH là xí nghiệp thành viên của XNLHVTĐS -KVI . Do tính chất công việc nên lao động nam chiếm ưu thế. Đội ngũ công nhân viên ở đây đã có số năm công tác tương đối dài. Trung bình năm công tác năm 1998 là 16,4 năm, năm 1999 là 16,8 năm, năm 2000 là 15 năm. Tuổi đời bình quân của công nhân năm 2000 là 37 tuổi. Do đó sức khoẻ và kinh nghiệm của người lao động ở đây là một thế mạnh của XN. Biểu 4.Chất lượng lao động của XN Chỉ tiêu Năm 2000 Số lượng Chiếm tỷ lệ % Tổng CNVC Trong đó : - LĐ nam - LĐ nữ 2.Trình độ văn hoá - Trên đại học - Đại học - CĐ, Trung cấp - Sơ cấp 3. Số năm công tác bình quân 4. Độ tuổi bình quân 1730 1515 215 20 400 380 930 15 37 100 87,6 12,4 1,1 23,1 22 53,8 "Nguồn theo số liệu ở phòng tổ chức lao động" Nhìn vào bảng trên ta thấy lai động nam chiếm 87,6%, cho nên trong quá trình làm việc có tiện lợi cho XN như đi công tác xa và công việc phù hợp với nam giới. Đây cũng là một cách bố trí lao động hợp lý theo giới tính. Về trình độ trên đại học chiếm 1,1% tổng số, đại học chiếm 23,1% trên tổng số. Như vậy trình độ của, tuổi đời bình quân 37 tuổi. Ta thấy đây là nguồn lao động trẻ trung, giàu kinh nghiệm có trình độ chuyên môn, trình độ lành nghề cao là một thế mạnh của XN. Đó là nguồn gốc của sự thành công và hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh của XN, XN cần phải khai thác hết khả năng vốn có của mình III.phân tích Tình hình trả lương theo sản phẩm tại xí nghiệp VDTXH: Xí nghiệp vận dụng toa xe hàng thuộc XNĐS-KVI, xí nghiệp hoạch toán độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, xí nghiệp có nhiệm vụ duy trì sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nguồn thu chủ yếu dựa vào kết quả của người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hiện nay, XN đang áp dụng hình thức trả lương lao động theo sản phẩm. Hình thức trả lương sản phẩm này đang chiếm ưu thế nhất trong xí nghiệp. Quy mô trả lương sản phẩm: Chỉ sau 11 năm thành lập, XNVDTXH đã áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm . Hình thức trả lương theo sản phẩm đã thực sự phát huy tác dụng trong thực tế sản xuất vận tải của xí nghiệp góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu nhập của cán bộ tăng lên rõ rệt. Hàng tháng xí nghiệp thanh toán tiền lương đến các đơn vị từ đơn vị trả trực tiếp cho lao động. Biểu 5:Quy mô công nhân hưởng lương sản phẩm 1998-2000 Chỉ tiêu ĐVT Năm 1998 Năm 1999 Năm2000 SL % SL % SL % CNSP/TCN TGSP/TTGCN QLSP/QLCN Người 1000h Tỷ đồng 1432/1728 5342/6731 1032/1296 83 79 80 1470/1730 6300/7831 1134/1340 84 80 85 1511/1730 7110/7843 1400/1525 87 90 91 "Nguồn phòng hành chính tổng hợp" Qua biểu trên ta thấy công nhân lương sản phẩm qua các năm chiếm một tỷ lệ nhất định giao động 83 đến 87%, thời gian làm lương sản phẩm với tổng số thời gian dao động từ 79 đến 90%, quỹ lương của công nhân sản phẩm so với tổng quỹ lương dao động từ 80 đến 91% Trong đó quỹ lương sản phẩm được tính như sau : QL=ĐGìQ Trong đó : QL :quỹ lương sản phẩm ĐG : đơn giá sản phẩm Q: sản lượng sản phẩm Và ĐG=L/Q =tiền lương theo cấp bậc /mức sản lượng Như vậy, ta thấy công nhân làm lương sản phẩm có số giờ làm thêm theo sản phẩm chiếm tỷ trọng cao, làm cho số lượng sản phẩm làm ra nhiều dẫn đến tiền lương tăng. So với công nhân làm lương thời gian năm 2000 số giờ làm lương sản phẩm tăng lên 90% trong khi đó số công nhân lương sản phẩm chỉ chiếm 87%, làm cho tiền lương sản phẩm tăng lên 91%. Điều này cho thấy, nhờ có việc trả lương sản phẩm mà công nhân đã tận dụng khả năng làm việc để đạt dược năng suất lao động cao nhất. Biểu 6: Quy mô lương sản phẩm năm 2000 Chỉ tiêu Phòng ban và tổ sản xuất BMQL CTTT KCTX BVệCN ĐCViện KSChữa ồCN 1. TSố CBCNV 15 559 842 60 64 190 1730 2. CN lương sản phẩm 11 490 727 55 54 174 1511 3.Tỷ trọng (2/1) 73,3 87,3 86,3 91,6 81,8 91,5 87,3 "Nguồn theo số liệu ở phòng hành chính tổng hợp" Như vậy, nhìn chung tỷ lệ công nhân làm lương sản phẩm khá cao chiếm 87,3% trên tổng số CNV. Tuy nhiên mỗi phân xưởng vẫn còn một số công nhân như phụ trợ cấp dưỡng, quản lý, thủ kho vẫn hưởng lương thời gian .Bởi vì đây là bộ phận khó định mức vì định mức sẽ gây ra mô thuẫn tiền lương và sản phẩm Điều kiện trả lương sản phẩm: Trả lương theo sản phẩm là gắn với kết quả của người lao động, có làm có thưởng, làm nhiều hưởng nhiều làm ít hưởng ít, chất lượng sản phẩm tốt lương cao, chất lượng sản phẩm kém lương thấp. Do đó trả lương theo sản phẩm với một hình thức hợp lý không những đẩm bảo công bằng cho người lao động mà còn khuyến khích họ nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Chính vì vậy Xí Nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm để trả cho công nhân. a.Công tác định mức lao động tại XN Định mức lao động là việc quy định lượng lao động hao phí cần thiết để sản xuất ra 1 đvị sản phẩm dựa vào phương pháp khảo sát, như bấm giờ, chụp ảnh, thống kê kinh nghiệm. Định mức lao động là công việc hết sức quan trọng và cần thiết trong việc trả lương sản phẩm .Tiền lương của công nhân nhận được phụ thuộc vào đơn giá và số lượng sản phẩm. Mà đơn giá xác định chính xác hay không hoàn toàn dựa vào công tác định mức của lao động. Định mức mà không chính xác ảnh hưởng đến việc tính đơn giá, làm ảnh hưởng đến tiền lương thực lĩnh của công nhân viên do đó ảnh hưởng tới việc phát huy sáng kiếnnâng cao trình độ cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Nhận thức được điều đó, XNVDTXH đã thực hiện công tác định mức trong những năm gần đây, hiện tại mỗi bộ phân của XN đã có một cán bộ chuyên trách về vấn đề này, theo dõi thường xuyên và bổ sung định mức kịp thời, đảm bảo điều kiện sản xuất. Hệ thống định mức của XN được xây dựng cụ thể 1998 và mỗi năm đều được sửa đổi bổ sung . Phương pháp định mức chủ yếu dựa vào thống kê kinh nghiệm và bấm giờ các bước công việc . Căn cứ vào số lượng công nhân và khả năng làm việc của máy móc thiết bị. Biểu 7 Mức lao động của XNVDTXH năm 2000 Tổ sản xuất Mức quy định Mức thực hiện % hoàn thành mức KCTX CTTT BVệCN ĐCviện Khối SC 300sp/ca/ngừơi 500sp/ca/người 320sp/ca/người 300sp/ca/người 200sp/ca/người 400sp/ca 650sp/ca 420sp/ca 350sp/ca 270sp/ca 133 130 131 116 135 "Nguồn theo số liệu phòng hành chính tổng hợp " Qua biểu trên ta thấy tình hình thực hiện mức khá cao, công nhân hầu như làm vượt mức kế hoạch 16% đến 35%. Đây là điều đáng mừng nhưng thực tế như vậy ảnh hưởng đến tăng năng suất lao động. Có nghĩa là mức đặt ra của XN thấp, dẫn đến công nhân làm vượt mức một cách dễ dàng, công nhân ở trong XN họ tận tình với công việc thường làm tăng sản phẩm so với sản phẩm của XN quy định. Mặt khác bởi vì XN là theo ca cho lên việc thiếu công nhân vẫn xảy ra thường xuyên, như có công việc đột xuất xảy ra sự cố, trục trặc kỹ thuật.....Những lúc đó thường phải huy động nhiều công nhân lên việc diễn ra thiếu lao động là chuyện bình thường không thể tránh khỏi kỹ thuật ...Để công tác định mức tốt hơn, mỗi năm XN có sửa đổi bộ phận định mức trong điều kiện máy móc, thiết bị, công nghệ trình độ lành nghề đều thay đổi. Vì vậy XN nên tiến hành định mức lao động một cách đồng bộ để đáp kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện để tăng năng suất lao động đạt mức cao nhất, tránh hiện tượng làm thêm giờ quá cao. ở trên chỉ là chất lượng mức còn nói về quy mô định mức của XN thì vẫn còn một số bộ phận và công nhân làm cấp dưỡng, y tế, bảo vệ XN chưa được định mức và trả lương sản phẩm. Liệu có thể định mức biện pháp này và cải tiến phương pháp định mức và thực tế hiện nay công nhan có thể đạt và vượt mức sản phẩm từ 16% đến 35% công nhân có thể vượt được mức sản lượng trên nữa hay không? Để trả lời câu hỏi này tôi tiến hành khảo sát thời gian làm việc của công nhân. Cụ thể:Một công nhân làm công tác cứu viện Đối tượng khảo sát Nguyễn Đình Tùng Mục đích khảo sát xác định mức sản lượng Hình thức khảo sát chụp ảnh bấm giờ Biểu 8: Hao phí các loại thời gian trong ca làm việc Tên tg hao phí TG hao phí thực tế TG hao phí dự kiến SL % SL % CK TN PV -PVTC -PVKT TCLP -LPCN -LPTC -LPKT TCNC 34 364 5 2 3 21 6 10 5 52 7,08 75,8 1,04 0,4 4,3 1,25 2,08 1,04 1,25 10,8 17 402 5 2 3 0 0 0 0 52 3,5 83,7 0,4 0,4 4,3 0 0 0 0 10,8 "Nguồn theo khảo sát chú Nguyễn Hải phòng tổ chức lao động" Theo kết quả chụp ảnh trên 1 ca làm việc 4h của công nhâ trong tổ cứu viện tôi thấy thực tế thời gian Ck hết 34 phút, thời gian PV 5 phút, thời gian NN là 52 phút, thời gian LP là 21 phút. Như vậy thời gian TN sẽ là 480-(34+52+5+21)=364 Hiện nay XN quy định một ca làm việc là 480 phút nhưng thực tế họ chỉ làm việc 364 phút là xong khối lượng công việc. Như vậy nếu bỏ thời gian lãng phí thì trên thực tế số sản phẩm còn tăng nữa. Ví dụ : Một người hoàn thành 15 sản phẩm nhưng thực tế họ làm được 34 sản phẩm trong 364 phút . Như vậy, nếu tiết kiệm thời gian nhận NVL rút xuống còn 5 phút và nộp thành phẩm 5 phút, loại bỏ thời gian lãng phí thì thực tế số sản phẩm còn tăng lên. 34´402 Số sản phẩm có thể sẽ tăng lên = = 37,5 sản phẩm 364 Như vậy công nhân có thể vượt mức là 37,5/23(%) =163% Điều này cho thấy mức lao động của XN đề ra thực tế là quá thấp. b. Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các loại vật chất phương tiện kỹ thuật cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành quá trình lao động. Tổ chức nơi làm việc tốt là làm cho việc trả lương theo sản phẩm được thực hiện dễ dàng, thuận lợi, giảm được thời gian hao phí không cần thiết, giảm được mức tối đa thời gian không làm ra lương sản phẩm của công nhân chính vì vậy XNVDTXH đã tổ chức phục vụ một cách hợp lý nhất nơi làm việc trong điều kiện cho phép như trang bị nơi làm việc về ánh sáng, máy móc thiết bị. công tác nghiệm thu sản phẩm Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm là việc làm rất quan trọng và cần thiết của mỗi doanh nghiệp, đảm bảo uy tín và vị thế của mình trên thị trường. Hiện nay XN có bộ phận nghiệm thu sản phẩm và phân loại sản phẩm. Các hình thức trả lương theo sản phẩm tại XNVDTXH XN trả lương sản phẩm người lao động gắn với kết quả của người lao động với thu nhập của họ. Trả lương theo sản phẩm với một hình thức hợp lý không những đảm bảo công bằng cho người lao động mà còn khuyến khích họ nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Chính vì vậy XNVDTXH đã lựa chọn 2 chế độ trả lương sau: -Trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân. -Trả lương sản phẩm tập thể. Các chế độ này được áp dụng dựa trên chế độ tiền lương của nhà nước quy định. a.Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân áp dụng cho người lao động làm việc ở những bộ phận mà quá trình lao động có thể định mức được, sản phẩm làm ra có thể nghiệm thu một cách riêng biệt. Cụ thể Xí nghiệp áp dụng trả lương theo sản phẩm trực tiếp đối với cán bộ lãnh đạo như sau: Quỹ lương sản phẩm tính như sau: QLi=Q ´ ĐG Trong đó: ĐG: đơn giá sản phẩm Q: số lượng sản phẩm QLi: quỹ lương sản phẩm của công nhân thứ i Với ĐG=L/Q=tiền lương theo cấp bậc công nhân /mức sản lượng Biểu9 Cách tính đơn giá Họ và Tên Chức danh MSL tháng TLCBCVBQ Đgiá 1.Nguyễn Văn Minh 2.Trần văn Quang 3.Nguyễn Trọng Pha 4.Đỗ Văn Toàn 5.Nguyễn Thanh Hải 6.Nguyễn Văn Bền PPVT TPVT PGĐ PTC PPTC GĐ 2080 1898 2250 1600 1900 2100 536800 456070 584780 478432 486730 554780 258 240 260 299 256 264 "Nguồn theo số liệu phòng kế toán" MSL tháng=MSL ngày´20 TLCBCNBQ=TLCBCN´SCN ĐG=TLCBCNBQ/MSL tháng Khi đó TL =SLSP´ĐG sp và thu nhập của công nhân là TL trên cộng với các khoản phụ cấp. Hiện tại XN có khoản phụ cấp như tiền ăn trưa, tiền trách nhiệm, tiền thưởng. Do áp dụng chế độ trả lương sản phẩm lên công nhân rất chú trọng đến các khoản phụ cấp, tiền thưởng để khuyến khích công nhân không những hoàn thành tốt mọi yều cầu đề ra mà còn bảo vệ được máy móc thiết bị. Ngoài ra đối với GĐ, phó GĐ thêm 0,3 tiền lương tối thiểu, trưởng phòng, phó phòng thêm 0,2 TL tối thiểu. XN đạt hiệu quả cho thêm tiền lương trách nhiệm cho quản đốc , trưởng phòng 150.000đ, phó phòng 50.000đ, GĐ 300.000đ, phó GĐ200.000đ. tiền thưởng bình quân mỗi công nhân 150.000 /tháng. Bên cạnh đó sinh nhật mỗi người được tặng 250.000đ. Đây là khoản tiền khuyến khích người lao động , động viên tinh thần làm cho họ tích cực trong công việc, thêm lòng yêu nghề và tận tình với công việc. Khoản phụ cấp này phải tính đến hiệu quả sản xuất của XN. Song việc áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân đã gắn kết quả lao động voứi thu nhập một cách chặt chẽ, thể hiện sự công bằng bình đẳng giữa người lao động, mang lại sự sòng phẳng rõ ràng trong quá trình lao động và thanh toán. Điều đó là động lực rất lớn thúc đẩy người lao động làm việc hăng say nhiệt tình, tích cực phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động. Do đó, tiền lương , thu nhập bình quân của từng công nhân không ngừng tăng lên. Tuy nhiên chế độ trả lương này vẫn còn một số hạn chế như công nhân chạy theo sản phẩm, không chú trọng đến bảo vệ máy móc, chất lượng của công việc không quan tâm đến đồng nghiệp. Chính vì vậy bên cạnh việc trả lương theo đơn giá sản phẩm XN nên áp dụng một số chỉ tiêu như thưởng cho công nhân làm việc đạt chất lượng cao thưởng cho công nhân có phát minh sáng chế kinh nghiệm. b.Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể Đây là chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể áp dụng cho bộ phận khó định mức cho từng người, công nhân sản xuất theo dây truyền Chế độ trả lương sản phẩm tập thể áp dụng ở các trạm. Cụ thể: Cách tính tiền lương sản phẩm tập thể đối với trạm KCTX giáp bát Đơn giá tiền lương được xác định như sau: ĐG=L/Q Trong đó : L:tổng tiền lương cấp bậc của công nhân viên Q: mức sản lượng Cách chia lương cho từng thành viên trong phòng được tính như sau: -Quy định 1 ngày công 1 điểm , nếu đủ 20 ngày là 20 điểm -Quy định điểm trách nhiệm tối đa là 30 điểm, nếu ai đi làm không đầy đủ, thiếu nhiệt tình sẽ bị trừ điểm (bình chọn) Điểm kỹ thuật được quy định. Bậc1/6 là 30 điểm mỗi bậc cách nhau 5 điểm Bậc 1/7 là 25 điểm mỗi cách nhau là 5 điểm Cách chia lương cho từng công nhân ở trạm, theo quy định trên và tính tổng số điểm cho mỗi người. Sau đó dựa vào số lượng của cả trạm làm được nhân với đơn giá ta được số lương của cả trạm Tiền lương chia cho tổng số điểm của cả trạm ta tính được mỗi điểm. Sau đó lấy tiền lương của mỗi điểm nhân với đơn giá ta được tiền lương của mỗi người. Cụ thể : Công nhân Ngày công Điểm trách nhiệm Điểm kỹ thuật ồ A 20 30 45 95 B 19 25 30 74 C 18 24 30 72 D 20 30 43 93 ồ 77 109 148 334 Nếu quy định 732 công việc trong 1 tháng với 1 phòng và đơn giá =3000đ/1cv Khi đó tiền lương của 1 công =(732´3000)/334=6574,8đ Tiền lương của công nhân trong trạm Tên công nhân (1) Số công việc (2) TL1 công(đồng) (3) ồTL=(2´3)(đồng) A B C D 7 9 10 12 6574,8 6574,8 6574,8 6574,8 46023,6 59173,2 6574,8 77697,6 Chế độ trả lương sản phẩm tập thể không công bằng như chế độ trả lương sản phẩm cá nhân Bởi vì: Chế độ trả lương sản phẩm tập thể này làm cho thành viên trong tổ ỷ lại lẫn nhau, chưa phát huy hết khả năng của mình, làm cho việc phân chia tiền lương cho mỗi người trong trạm gặp khó khăn Tóm lại: XNVDTXH đã áp dụng 2 chế độ trả lương theo sản phẩm theo tính chất nhất định của công việc. Nhìn chung thì chế độ trả lương theo sản phẩm đã gắn được kết quả lao động với tiền lương của người lao động, làm cho mọi người phấn khởi tự tin, tích cực nâng cao năng suất lao động, làm cho hiệu quả hoạt động của XN không ngừng phát triển. Song bên cạnh đó, mỗi chế độ trả lương đều có mặt trái của nó cần được khắc phục như chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân làm cho công nhân chạy theo sản phẩm, không có tinh thần tập thể giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng chế độ trả lương sản phẩm tập thể phát huy được tinh thần tập thể giúp đỡ đùm bọc nhau lẫn nhau nhưng lai phát sinh tính lời nhát ỷ lại của kẻ có cơ hội. Chính vì vậy XNVDTXH cần phải có biện pháp cụ thể nhằm phát huy những mặt tích cực của mỗi chế độ trả lương trên đồng thời đưa ra những biện pháp thích hợp, khắc phục kịp thời những nhược điểm mà các chế độ trả lương trên gây ra nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm của XN cũng như uy tín của công nhân, thu nhập của công nhân trong XN 4.Hiệu quả của việc trả lương lao động theo sản phẩm XNVDTX. Tỷ trọng công nhân làm lương sản phẩm chiếm 87,3% công nhân làm lương theo thời gian, nhưng nó mang lại hiệu quả tương đối. Nhìn chung năng suất lao động không ngừng được nâng cao, chất lượng sản phẩm đảm bảo XN luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch giao, thu nhập của cán bộ công nhân viên ổn điịnh. Công nhân cảm thấy tiền lương mình nhận được rất thoả đáng so với sức lao động họ bỏ ra, điều đó làm cho họ càng thêm yêu nghề và gắn bó với Xí Nghiệp Về hiệu quả sản xuất: Do áp dụng hình thức trả lương hợp lý, người lao động làm việc nhiệt tình tận tâm làm giá trị sản phẩm tăng lên, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng lên. Điều này thể hiện ở bảng sau. Biểu 10 Hiệu quả sản xuất Chỉ tiêu 1988 1999 2000 So sánh (%) 99/98 00/88 00/99 GTTSLCN(tỷ) TNBQ/cn/t(đ) 2231 746 2246 750 2325 809 100,6 100,5 104,2 108,4 103,5 107,8 "Nguồn phòng tổ chức hành chính tổng hợp" Nhìn vào bảng trên ta thấy giá trị tổng sản lượng qua các năm không ngừng tăng lên làm cho năng suất lao động cũng tăng lên, thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng tăng lên. b, Về sản phẩm của xí nghiệp: Do hình thức trả lương sản phẩm hợp lý, người lao động làm việc người lao động làm việc tận tâm làm cho giá trị sản phẩm tăng lên. Đặc biệt quý1 năm 2001 tổng doanh thu vận tải của xí nghiệp đạt 12.50 tỷ đồng so với năm 1999 tăng 2,4%. Vận tải đạt 7,42 triệu tấn xếp hàng hoá và 1,899 tỷ tấn km so với năm 1999 tăng 21% về tấn xếp và tăng 36% về tấn km c,Về đặc điểm máy móc thiết bị: Xí nghiệp cung cấp đầy đủ đầu xe vận dụng tốt, phục vụ hết các chuyến tàu theo kế hoạch .Xí nghiệp cũng đã đầu tư vốn để mua sắm, thay thế và sửa chữa một số máy móc thiết bị cũ và lạc hậu d, Những mặt còn tồn tại Máy móc thiết bị của xí nghiệp có rất nhiều chủng loại chủ yếu nhập từ nhiều nước khác nhau. Phụ tùng thay thế rất khan hiếm, hiện tượng lấy vắp phụ tùng toa xe, hàng hoá nhập lậu trên tàu, trốn thuế, trốn cước vẫn còn diễn ra thường xuyên . phần III một số giải pháp hoàn thiện hình thức trả lương lao động theo sản phẩm tại XNVDTXH Qua quá trình nguyên cứu công tác trả lương sản phẩm tại XNVDTXH tôi thấy công tác trả lương của xí nghiệp, đặc biệt là việc trả lương theo sản phẩm đã đạt đựợc kết quả đáng khích lệ, khích thích người lao động hăng say làm việc, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, làm năng suất lao động không ngừng nâng cao. Tuy nhiên cái gì cũng phải có tính tương đối của nó, công tác trả lương sản phẩm của xí nghiệp bên cạnh phát huy những thành tựu đã đạt đựơc cần phải hoàn thiện hơn nữa và khắc phục những mặt chưa làm được trong quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ngày càng phát triển hơn trong nền kinh tế thị trường gay gắt này . Hoàn thiện công tác định mức Định mức lao động là việc làm không thể thiếu được trong công tác trả lương sản phẩm. Trả lương sản phẩm có tốt hay không, có gắn được kết quả lao động với thu nhập của người lao động đều phụ thuộc vào khâu định mức có chính xác hay không. Mặt khác định mức có chính xác đúng đắn không chỉ thuận lợi cho việc trả lương mà còn khuyến khích người lao động làm việc đạt hiệu quả cao hơn . Vì vậy hoàn thiện công tác định mức rất quan trọng Hiện tại công tác định mức của XN do cán bộ làm phụ trách tiền lương vừa đảm nhiệm khâu định mức. Công việc tại phòng hầu như làm thủ công, XN có 12 CBCNV làm phòng tổ chức được trang bị có 1 máy vi tính. Do đó phần công việc đối với 1 CBCNV vừa phụ trách tiền lương vừa đảm nhiệm khâu định mức là quá nhiều. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động cũng như chất lượng công việc. Do vậy XN cần phải trang bị thêm máy vi tính để phù hợp với khối lượng công việc. Phương pháp định mức ở đây chủ yếu là phuơng pháp bấm giờ bước công việc và thống kê kinh nghiệm. Song vì điều kiện công việc quá nhiều đối với một cán bộ định mức cả một bộ phận nên công việc định mức chưa được tiến hành thường xuyên liên tục. Điều này làm cho mức sản lượng hiện nay thấp so với khả năng của công nhân. Theo thống kê thì công nhân luôn hoàn thành mức đề ra từ 116% đến 135%. Mặt khác, XN chưa sử dụng phương pháp chụp ảnh ca làm việc. Đây là phương pháp khảo sát mà có thể tìm ra được thời gian lãng phí và nguyên nhân gây lãng phí thời gian đó. Từ đó có thể khắc phục để giảm thời gian hao phí không cần thiết hằm tăng năng suất lao động. Ngoài ra thì công nhân KCS vẫn là bộ phận hưởng lương thời gian làm cho hiệu quả làm việc vẫn chưa cao. Có thể định mức và trả lương sản phẩm cho công nhân này. Thứ nhất Hoàn thiện bộ máy định mức tại XN. Theo phân tích ở trên ta thấy chỉ có 1 cán bộ định mức mà đảm nhiệm một bộ phận . Nhìn chung công việc do cán bộ định mức làm tương đối tốt, nhưng để định mức tốt hơn, XN cần bố trí mỗi bộ phận 1 đến 2 cán bộ định mức nữa. Bởi vì một người không thể đảm nhiệm công tác định mức cho một bộ phận, như bộ phận KCTX có tới 55 công nhân. Bởi vậy một người không thể đảm nhiệm công tác định mức một bộ phận lớn như thế công việc rất vất vả, do đó ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng của người lao động. Tuy nhiên, người cán bộ định mức này phải cần có sự am hiểu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tác phong quần chúng, có trách nhiệm, có uy tín, làm việc một cách khách quan. Nếu được như vậy, chắc chắn là việc xây dựng định mức sẽ được chính xác hơn làm cho việc xác định đơn giá chính xác, tiền công nhận được xứng đáng với kết quả lao động của họ. Khắc phục được những công việc phải dùng mứ cũ trong khi các điều kiện sản xuất thay đổi, đồng thời tạo điều kiện để cho cán bộ định mức cũ làm tốt hơn nữa phần công việc của mình. Thứ hai Hoàn thiện phương pháp định mức Do điều kiện có hạn nên XN vẫn chưa thường xuyên tiến hành định mức lại lao động. Phương pháp định mức của XN chủ yếu là bấm giờ bước công việc và thống kê kinh nghiệm. Trong khi đó, phương pháp chụp ảnh ca làm việc là phương pháp được áp dụng để tìm ra những lãng phí thời gian và nguyên nhân lãng phí thời gian lao động. Máy móc thiết bị ngày một hao mòn rồi đầu tư mới, trình độ lành nghề của công nhân tăng lên. Do đó, dùng phương pháp định mức nào và khi nào phải định mức là điều cần phải làm. Để khắc phục được tình trạng mức chưa được xây dựng và sửa đổi thường xuyên cho phù hợp với điều kiện của XN, cần phải hoàn thiện phương pháp định mức. Theo tôi, XN nên tiến hành chụp ảnh ca làm việc kết hợp với bấm giờ bước công việc và thống kê kinh nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây lãng phí thời gian không cần thiết để khắc phục nhằm nâng cao năng suất lao động và xây dựng mức mới phù hợp cho XN hơn. Nhận thức được điều đó, tôi tiến hành chụp ảnh ca làm việc của công nhân làm công tác cứu viện, nhằm hoàn thiện cho mức sản lượng của sản phẩm tại XN Chuẩn bị khảo sát, nắm các vấn đề liên quan đến công việc. Mục đích khảo sát : Xác định mức sản lượng ca cho công nhân Mức sản lượng áp dụng hiện nay la 23 sp/người /ca. Trong khi đó thực tế là 43sp/nguời /ca. -Số ngày khảo sát 3 ca liên tục -Ngày tiến hành 28/6/ đến ngày 1/7/2001 -Đối tượng khảo sát : Công nhân công tác cứu viện Nguyễn Đình Tùng -Đặc điểm tính chất công việc mỗi công nhân đảm nhiệm nguyên vật liệu, máy móc thiết bị. -Trên cơ sở các tài liệu khảo sát tại toa xe, ta phân loại thời gian và xác định mức hao phí cần thiết như sau. -Thời gian tác nghiệp bao gồm thời gian công nhân sử dụng máy khi động vào máy tạo ra sản phẩm. -Thời gian chuẩn kết: bao gồm thời gian nhận công việc -Thời gian phục vụ bao gồm thời gian tiến hành công việc -Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết bao gồm thời gian ăn cơm, uống nước, vệ sinh cá nhân. -Thời gian lãng phí bao gồm thời gian công nhân không làm ra sản phẩm -Sau đây là kết quả chụp ảnh ca làm việc thức tế và dự tính định mức. Biểu 11 Bảng cân đối thời gian làm việc thực tế và dự tính định mức Tên TG hao phí Thời gian thực tế Thời gian dự kiến Thời gian có thể tiết kiệm Phút % Phút % TCK TTN TPV -TPVTC -TPVKT TNC TLP LPTC TLPCN LPKT Tổng 34 364 5 3 2 52 21 10 6 5 480 7,08 80,7 1,04 0,83 0,2 10,08 4,33 2,08 1,25 1,04 100 17 402 5 3 2 52 0 0 0 0 480 3,5 83,7 1,04 3,83 0,2 10,08 0 0 0 0 100 17 0 0 0 0 0 0 0 6 5 38 "Nguồn theo số liệu khảo sát chú Nguyễn Hải phòng tổ chức" Qua biểu trên ta thấy. Nếu công nhân tiết kiệm thời gian được như dự kiến, công nhân có thể làm được số sản phẩm tối đa là (402´34)/364 =37,5 sản phẩm. So với thực tế thì công nhân có thể vượt mức là 163% rõ ràng là mức đề ra quá thấp so với khả năng cuẩ công nhân. Việc hoàn thành mức là quá đơn giản với họ. Vì vậy không khuyến khích họ cố gắng để hoàn thành định mức làm ảnh hưởng đến việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động. Để khắc phục được điều đó và tận dụng mọi khả năng tiềm tàng của người công nhân, XN nên tiến hành định mức lại lao động cho phù hợp với tình hình hiện nay đồng thời tránh lãng phí trình độ lành nghề của công nhân. Theo tôi XN nên định mức trong phạm vi công nhân có thể vượt mức từ 105 đến 110%. Kết hợp với mức cũ cùng với thực tế khảo sát XN nên quy định 1 người làm trong 1 ca là 34 sản phẩm. Vì thực tế họ có thể làm được 34 sản phẩm với quy định là 23 sản phẩm, trong khi đó nếu tiết kiệm tối đa thời gian lãng phí họ có thể làm được 37,5 sản phẩm. Tuy nhiên chỉ nên quy định 34 sản phẩm và dành thời gian có thể tiết kiệm được để nghỉ ngơi đảm bảo cho quá trình làm việc diễn ra một cách liên tục đều đặn. Bên cạnh đó XN luôn tiến hành cải tiến phương pháp định mức thường xuyên mỗi năm 1 lần và nên kết hợp cả 3 phương pháp định mức như bấm giờ bước công việc, chụp ảnh ca làm việc và thống kê kinh nghiệm. Nếu làm được như vậy sẽ tìm được nguyên nhân lãng phí lao động và cách khắc phục lao động không cần thiết, bổ sung xây dựng mức kịp thời với sự thay đổi điều kiện sản xuất. 2.Hoàn thiện phục vụ nơi làm việc Tổ chức phục vụ nơi làm việc tốt là tạo tư thế làm việc hợp lý, làm cho người lao động yên tâm, tạo bầu không khí lao động sôi nổi. Đó là yếu tố quan trọng làm tăng năng suất lao động. Do đó mà XNVDTXH luôn luôn chú trọng đến việc tổ chức phục vụ nơi làm việc Tuy nhiên, trong thực tế cũng không tránh được mặt khách quan do ngừng hoạt động như, máy móc thiết bị hỏng phải sửa chữa, theo tôi XN lên bố trí 1tổ luôn theo dõi kiểm tra máy móc thiết bị để chỉnh chữa kịp thời, trang bị thêm máy móc thiết bị để đảm bảo an toàn trong lao động cũng như năng suất chất lượng. 3. Hoàn thiện nơi làm việc Nhìn chung nơi làm việc bố trí rất khoa học, phù hợp với điều kiện sản xuất của XN, thoáng mát vệ sinh, song ở các phòng ban hâù như vẫn còn làm việc thủ công là chủ yếu. Điều nay sẽ rất khó khăn cho phòng kế toán và phòng tổ chức lao động trong việc lưu trữ hồ sơ và tra cưú hồ sơ, tính toán lương hay lao động...Vì vậy, XN cần trang bị mỗi phòng trên một máy vi tính. Việc cử đi học thêm có thể mỗi phòng cử một người đi học bồi dưỡng kiến thức tin học sau đó sẽ kèm cặp người khác. Như vậy sẽ đỡ tốn kinh phí nhiều và giảm bớt không gian lưu trữ tài liệu đồng thời có máy vi tính sẽ nắm bắt được nhiều thông tin mới có lợi cho sản xuất của XN trong điều kiện hiện nay. Mặt khác để giảm bớt sự căng thẳng cho công nhân cũng như hiện tượng nói chuyện riêng, XN có thể bố trí âm nhạc phù hợp với công nhân để giảm bớt phần căng thẳng Mỗi phòng nên bố trí 1 đến 2 tủ để cất giữ những tài liệu cần thiết, tránh để những tài liệu ra bàn làm việc vì như vậy sẽ gây bừa bộn nơi làm việc. XN nên bố trí mỗi phòng làm việc một máy điều hoà nhiệt độ, thay đổi hệ thống cửa bằng hệ thống cửa khung nhôm kính. Có như vậy sẽ làm cho các phòng ban mát mẻ về mùa hè và ấm áp về mùa đông tạo cảm giác cho nguời lao động yêu thích nơi làm việc của mình hơn 4.Hoàn thiện quản lý máy móc thiết bị của XN Đối với máy móc thiết bị thi công là tài sản của XN. Tuy nhiên việc quản lý, duy trì bảo dưỡng máy móc thiết bị hiện nay rất hạn chế, hiện tượng lấy cắp phụ tùng toa xe vẫn còn diễn ra thường xuyên. ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Đề nghị XN nên bố trí một đội an ninh ở trên xe và bố trí một số cán bộ chuyên làm công tác kiểm tra máy móc thiết bị để sửa chữa kịp thời có như vậy mới tăng cường công suất làm việc của máy móc thiết bị . 5.Hoàn thiện công tác nghiệm thu sản phẩm Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm là khây cuối cùng phản ánh kết quả lao động của công nhân về mặt số lượng và chất lượng phải kiểm tra thật chính xác bởi vì nó ảnh hưởng đến việc trả lương của công nhân . Nhận thức được điều đó, công nhân KCS đã làm tốt công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên để phát huy được điều đó, công nhân KCS luôn phải cương quyết, nghiêm túc đánh giá những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, tránh tình trạng nể nang. Cần có tài liệu ghi chép tình hình vi phạm chất lượng của công nhân trong mỗi ca và đề nghị công nhân ký nhận, kết hợp với việc theo dõi thái độ chấp hành kỷ luật đề ra có thưởng có phạt Kết luận Cùng với hình thức trả lương theo thời gian thì hình thức trả lương theo sản phẩm đang được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Bởi vì nó có ưu điểm là gắn quyền lợi của người lao động với kết quả sản xuất kinh doanh. Do đó hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm là mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới nhằm thực hiện đúng theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Xí nghiệp vận dụng toa xe hàng là một xí nghiệp hoạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ trong quản lý sản xuất lao động tiền lương, tiền thưởng. Những năm qua áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đã khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, làm cho thu nhập bình quân của công nhân không ngừng tăng lên, làm cho họ thêm yêu nghề tận tâm với công việc có ý thức xây dựng Xí nghiệp toa xe hàng Hà Nội ngày một phát triển. Tuy nhiên để cho việc trả lương theo sản phẩm thực sự là đòn bẩy kinh tế, tôi mạnh dạ đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm của xí nghiệp cho phù hợp với điều kiện hiện nay để xí nghiệp tham khảo nhằm mục đích làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp không ngừng phát triển hơn nữa về mọi mặt. Mặc dù có cố gắng nhưng kiến thức của sinh viên thực tập còn hạn chế cũng như còn hạn chế về mặt nghiên cứu tài liệu nên chắc rằng chuyên đề này không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo góp ý của thầy cô giáo và bạn đọc. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự hướng chỉ bảo tận tình của TS Trần Xuân Cầu và sự giúp đỡ cuả các cô chú ở phòng tổ chức lao động tiền lương XNVDTXH Mục lục Phần mở đầu Phần I: Cở sở lý luận về hình thức trả lương sản phẩm trong DN nhà nước Hình thức trả lương theo sản phẩm Khái niệm Ưu điểm, nhược điểm Điều kiện trả lương sản phẩm Phạm vi áp dụng hình thức trả lương sản phẩm Chế độ trả lương theo sản phẩm Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp Chế độ trả lương theo sản phẩm khoán Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến Sự cần thiết phải hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại XNVDTX Theo yêu cầu của tổ chức tiền lương Theo yêu cầu hình thức trả lương lao động theo sản phẩm Theo yêu cầu của sản xuất và người lao động Phần II Phân tích thực trạng trả lương theo sản phẩm trong XNVDTXH Quá trình hình thành và phát triển Cơ cấu tổ chức quản lý của XNVDTXH Bộ máy lãnh đạo của XNVDTXH Bộ máy quản lý tham mưu cho giám đốc Các đơn vị trực tiếp sản xuất Nhiệm vụ chủ yếu của XNVDTXH II. Đặc điểm chung của XNVDTXH Đặc điểm sản xuất kinh doanh Đặc điểm về máy móc thiết bị Đặc điểm về lao động Phân tích tình hình trả lương theo sản phẩm tại XNVDTXH Quy mô trả lương sản phẩm Điều kiện trả lương sản phẩm Công tác định mức lao động tại XN Công tác phục vụ nơi làm việc Công tác nghiệm thu sản phẩm 3.Các hình thức trả lương theo sản phẩmtại XNVDTXH Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể Hiệu quả của việc trả lương lao động theo sản phẩmXNVDTXH Hiệu quả về sản xuất Sản phẩm của XN Đặc điểm máy móc thiết bị Những mặt còn tồn tại Phần III Một số giải pháp hoàn thiện hình thức trả lương lao động theo sản phẩm tại XNVDTXH 1.Hoàn thiện công tác định mức 2.Hoàn thiện công tác phục vụ nơi làm việc 3.Hoàn thiện nơi làm việc 4.Hoàn thiện quản lý máy móc thiết bị 5.Hoàn thiện công tác nghiệm thu sản phẩm Kết luận tài liệu tham khảo - Giáo trình quản trị nhân lực Trường ĐHKTQD HN, PGS Phạm Đức Thành Giáo trình kinh tế lao động Trường ĐHKT thành phố Hồ Chí Minh, Trần Kim Dung Quản trị nhân lực, Nguyễn Hữu Thân, nhà xuất bản thống kê năm 1996 Và các văn bản xây dựng chế độ tiền lương mới Cùng với các tài liệu tham khảo có liên quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0068.doc
Tài liệu liên quan