Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội

. Bản chất của doanh thu trong doanh nghiệp thương mại Có rất nhiều quan niệm về doanh thu, có thể xem xét và ghi nhận những khoản được coi là doanh thu của doanh nghiệp dưới dạng sự gia tăng của các dòng vốn vận động, có thể coi doanh thu là lợi tức hay là các luồng tiền vào hoặc tiết kiệm luồng tiền ra hoặc là những lợi ích tương lai dưới hình thức gia tăng giá trị tài sản là tổng hợp sự gia tăng của tài sản hay nguồn vốn nghĩa là doanh thu là tổng số tiền và khoản phải thu có được từ hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng trong suốt thời kỳ đó. Tuy nhiên, phải hiểu rằng không phải tất cả nghiệp vụ làm tăng tiền và tăng những tài sản khác đều liên quan đến tăng doanh thu và không chỉ có doanh thu làm thay đổi vốn chủ sở hữu. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp làm góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Điều đó có nghĩa là bản chất của doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu. Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thoả thuận giữa doanh nghiệp với bên mua, bên sử dụng dịch vụ hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.

doc89 trang | Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nội chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí, chủ yếu là chi phí lãi vay ngân hàng. Chi phí này do kế toán ngân hàng theo dõi và hạch toán theo từng lần trả gốc + lãi hoặc trả lãi định kỳ cuối tháng. Chứng từ được căn cứ để hạch toán là sổ phụ ngân hàng. Cuối tháng luân chuyển chứng từ cho kế toán tổng hợp ghi chứng từ ghi sổ để ghi sổ cái tài khoản 635, cuối kỳ kết chuyển sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh Ví dụ, tại công ty TNHH An Vượng, hạch toán chi phí tài chính năm 2008 như sau: Nợ TK 635: 87.877.361 đồng Có TK 112: 87.877.361 đồng Cuối kỳ kế toán tiến hàng báo cáo chi phí kinh doanh trong kỳ trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua các chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán”, “Chi phí bán hàng”, “Chi phí quản lý doanh nghiệp” “Chi phí tài chính” của báo cáo kết quả kinh doanh Bút toán: Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 – Có TK 911: Kết chuyển chi phí tài chính: Nợ TK 635 – Có TK 911: Kết chuyển chi phí BH: Nợ TK 641 – Có TK 911: Kết chuyển chi phí QLDN: Nợ TK 642 – Có TK 911:t chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 - Có chi phí tài chính: áng luân chuyển chứng từ cho kế toán tổng hợp ghi chứng từ ghi sổ 2.3. Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội. 2.3.1. Thực trạng kế toán doanh thu tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Qua khảo sát thực tế, doanh thu của doanh nghiệp chủ yếu là doanh thu bán hàng hoá và thu nhập khác. Doanh thu bán hàng hoá là doanh thu doanh nghiệp kinh doanh có được từ việc bán hàng giấy tiêu dùng ra ngoài thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu, khuyến mại (nếu có), giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có). Thu nhập khác của doanh nghiệp là thu từ khoản chiết khấu được hưởng trực tiếp trên từng đơn đặt hàng và tiền thưởng nhà phân phối đạt chỉ tiêu (do nhà cung cấp đặt ra) hàng tháng, quý. Ngoài ra còn có doanh thu từ họat động tài chính nhưng khoản doanh thu này rất nhỏ, đó chỉ là lãi từ khoản tiền gửi ngân hàng. 2.3.1.1 Doanh thu từ hoạt động bán hàng. Khi xét đến doanh thu kinh doanh trong các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội, một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới doanh thu đó là thị trường kinh doanh. Do tính chất đặc thù là doanh nghiệp phân phối nên thị trường kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội khá đơn giản. Thị trường mua của doanh nghiệp từ duy nhất một doanh nghiệp sản xuất (Nhà cung cấp – Công ty TNHH Newtoyo Pulppy Việt nam) và bán hàng ra thị trường theo từng khu vực cụ thể được nhà cung cấp chỉ định. Doanh số mua bán hàng tháng do nhà cung cấp chỉ định (Cần đưa bảng tính doanh số khách hàng) Thực tế khảo sát ở Công ty TNHH An Vượng, Công ty TNHH Tân Đại Phú..cho thấy doanh thu của một số doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội như sau: (Cần đưa sơ đồ doanh thu) Qua đây ta thấy việc doanh thu tiêu thụ hàng giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội phụ thuộc vào số cửa hàng, vào tuyến phố trên khu vực được phân chia từ đó thông tin doanh thu xét về hạch toán kế toán tài chính là giống nhau nhưng về kế toán quản trị là khác nhau phục vụ cho công tác quản trị doanh thu. Doanh thu của các doanh nghiệp chủ yếu thu bằng tiền mặt, thời điểm ghi nhận doanh thu bảo đảm cả năm điều kiện của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 quy định. Quy trình hạch toán doanh thu của doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng được thực hiện như sau + Đối với doanh thu phát sinh bằng tiền mặt: Các nhân viên bán hàng, giao hàng trực tiếp thu tiền mặt, sau khi hoàn thành việc bán hàng, hàng ngày các nhân viên phải làm báo cáo bán hàng và nộp toàn bộ số tiền thu được trong ngày về phòng kế toán. Sau khi đối chiếu các số liệu nhằm đảm bảo tính chính xác, kế toán hạch toán doanh thu phát sinh ngay trong ngày Nợ TK 111: Số tiền hàng thu được Nợ TK 521,532: Số tiền chiết khấu hoặc giảm giá cho khách hàng Có TK 511: Doanh thu hàng bán Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp Ví dụ: Doanh thu bán hàng trong ngày 31/12/2008 của Công ty TNHH An Vượng như sau: Nợ TK 111: 111.945.650 đồng Nợ TK 521: 1.944.039 đồng Có TK 511: 103.712.812 đồng Có TK 3331: 10.176.877 đồng + Đối với doanh thu bán hàng bằng tiền gửi ngân hàng hoặc phải thu khách hàng, nhân viên bán hàng làm báo cáo bán hàng trên đó thể hiện rõ số tiền, hàng, chưa thu được chuyển cho kế toán hạch toán doanh thu trong ngày. Nợ TK112, 131: Số tiền hàng thu được Nợ TK 521,532: Số tiền chiết khấu hoặc giảm giá cho khách hàng Có TK 511: Doanh thu hàng bán Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp Ví dụ: Doanh thu bán hàng không thu bằng tiền mặt ngày 31/12/2008 của Công ty TNHH An Vượng như sau: Nợ TK 131: 37.198.307 đồng Nợ TK 521: 690.135 đồng Có TK 511: 34.506.778 đồng Có TK 3331: 3.381.664 đồng Đối với Công ty TNHH Tân Đại Phú hạch toán kế toán doanh thu bán hàng cũng tương tự như Công ty TNHH An Vượng nhưng khác là Công ty TNHH Tân Đại Phú không hạch toán bút toán doanh thu bán hàng theo ngày mà theo tháng trên chứng từ ghi sổ, hàng ngày phòng kế toán chỉ phải ghi nhận doanh thu phát sinh mà không cần hạch toán kế toán. (Cần đưa viết hóa đơn GTGT in hóa đơn ra để thể hiện trên đó) Qua ví dụ về hạch toán kế toán doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp ta thấy đã thể hiện rõ được doanh thu bán hàng, khoản chiết khấu (giảm giá) cho khách. Cuối tháng, căn cứ theo báo cáo luỹ tiến tiền bán hàng, kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ phản ánh doanh thu trong tháng, kết chuyển các khỏan chiết khấu (giảm giá) bán hàng, đối chiếu với kế toán chi tiết để ghi sổ cái TK 511, TK 521, TK 532 2.3.1.2 Thu nhập khác. Thu nhập khác tại Công ty TNHH An Vượng và Công ty TNHH Tân Đại Phú chủ yếu là khoản chiết khấu 4% được hưởng trực tiếp trên từng hóa đơn mua hàng và tiền thưởng 1%/tháng, 1%/thưởng quý khi doanh nghiệp đạt được chỉ tiêu doanh số do doanh nghiệp sản xuất (Nhà cung cấp ) đặt ra trong tháng và trong quý. Số tiền thưởng được hưởng này được trừ vào đơn đặt hàng kế tiếp. Khoản thu nhập khác này của các doanh nghiệp là khoản thu thường xuyên, quan trọng của các nhà phân phối, chiếm một phần thu nhập đáng kể khi hạch toán kết quả kinh doanh. Doanh thu bán hàng của nhà phân phối được hưởng là khoản chênh lệch 4% trên giá mua và giá bán, nhưng nhà phân phối đã chiết khấu lại cho những khách hàng bán buôn theo một tỷ lệ nhất định, do đó các nhà phân phối chủ yếu bù đắp kết quả kinh doanh bằng khoản thu nhập khác Kế toán phản ánh nghiệp vụ này như sau: Nợ TK 156: Hàng hoá Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 131: Tiền thưởng, tiền lương nhân viên bán hàng phải thu được trả của tháng trước Có TK 3331: Thuế GTGT của hóa đơn tiền thưởng khi xuất hóa đơn GTGT(tiền thưởng của doanh nghiệp được hưởng phải chịu thuế GTGT 10%. Trong khoản phải thu có lương nhân viên bán hàng không phải chịu thuế) Có TK 111, 112: Số tiền thực tế phải trả Có TK 711: Số tiền chiết khấu được hưởng Ví dụ tháng 12 năm 2008 như sau: Nợ TK 156: 1.499.630.305 đồng Nợ TK 133: 143.964.509 đồng Có TK 111,112: 1.335.997.495 đồng Có TK 131: 153.351.480 đồng Có TK 3331: 10.281.330 đồng Có TK 711: 59.985.213 đồng TK 156: là số lượng * đơn giá nhập ghi trên hóa đơn TK 711: phản ánh tiền chiết khấu 4% trên hóa đơn (Tổng số tiền trên TK 156 * 4%) TK 133: (Tổng số tiền trên TK 156 – (trừ) số tiền trên TK711 ) * 10% Qua cách hạch toán trên ta thấy chỉ đúng về mặt hạch toán kế toán tài chính. Nhưng khi nhìn vào các số liệu ghi trên bút toán nhà quản trị phải tự tính toán lại số liệu thì mới có số liệu cần, do đó các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội cần từng bước hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị phù hợp với doanh nghiệp mình. + Cuối tháng và cuối quý: Sau kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu trên hoá đơn mua hàng với chỉ tiêu và hạch toán số thưởng phải thu: Nợ TK 131: Số tiền thưởng trong tháng (trong quý) được hưởng Có TK 711: Số tiền thưởng trong tháng (trong quý) được hưởng. Ví dụ tháng 12 năm 2008. Nợ TK 131: 74.144.473 đồng Có TK 711: 74.144.473 đồng (Trích hóa đơn mua hàng bên New) Báo cáo doanh thu cuối kỳ, kế toán các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội tiến hành lập báo cáo tài chính cho chỉ tiêu doanh thu bán hàng (gồm có doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu), chỉ tiêu thu nhập khác. 2.3.1.3 Doanh thu từ họat động tài chính. Công ty TNHH An Vượng và Công ty TNHH Tân Đại Phú là các doanh nghiệp phân phối chuyên nghiệp nên họat động của các doanh nghiệp chủ yếu là họat động kinh doanh thương mại, do đó doanh thu từ họat động tài chính chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể trong phần doanh thu của doanh nghiệp, doanh thu này chỉ bao gồm tiền lãi ngân hàng. Lãi ngân hàng do kế toán tiền gửi ngân hàng theo dõi và hạch toán vào cuối tháng dựa trên sổ phụ ngân hàng: Nợ TK 112: Có TK 515: 2.3.2. Thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động khác. Kết quả họat động kinh doanh là số lãi hoặc lỗ từ họat động kinh doanh mua bán hàng hóa. Kết quả họat động khác là số tiền chiết khấu 4% và tiền thưởng được hưởng. Khảo sát thực tế tại Công ty TNHH An Vượng và Công ty TNHH Tân Đại Phú cho thấy: + Kết quả kinh doanh giấy tiêu dùng là chênh lệch giữa doanh thu bán hàng giấy tiêu dùng và chi phí kinh doanh giấy tiêu dùng trong một kỳ kế toán. Kết quả này được biểu hiện qua chỉ tiêu lãi (lỗ) về hoạt động kinh doanh và được xác định theo công thức sau: = – – - + Kết quả hoạt động khác được xác định như sau: Lãi (lỗ) từ hoạt động khác (đã loại trừ chi phí thuế = Thu nhập khác – Chi phí khác. thu nhập doanh nghiệp) Các kết quả này được phản ánh trên TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh là kết chuyển từ các tài khoản chi phí, giá vốn hàng bán vào bên nợ của TK 911 và kết chuyển từ tài khoản doanh thu vào bên có của TK 911. Số dư trên TK 911 chính là số lãi hoặc lỗ trong kỳ kinh doanh. Số dư này sẽ được kết chuyển sang TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”. Tại Công ty TNHH An Vượng, kết quả kinh doanh T12/08 được hạch toán như sau: Diễn giải TK Nợ TKCó Thành tiền K/chuyển doanh thu hàng bán 511 911 1.594.892.898 đồng K/chuyển thu nhập tài chính 515 911 67.776 đồng K/chuyển giá vốn hàng bán 911 632 1.596.526.244 đồng K/chuyển chi phí tài chính 911 635 6.308.055 đồng K/chuyển chi phí QLDN 911 642 89.589.538 đồng K/chuyển thu nhập khác 711 911 139.337.422 đồng Lãi 911 421 41.874.259 đồng Qua báo cáo kết quả kinh doanh ta nhận thấy kết quả từ hoạt động SXKD của doanh nghiệp luôn lỗ: vì giá bán hàng hóa của các nhà phân phối bằng giá mua vào; vì doanh thu hàng bán (TK 511) thể hiện trên hạch toán đã trừ đi phần chiết khấu cho khách nên cũng gây ra lỗ trong phần kết quả kinh doanh bán hàng. Xong kết quả trong kỳ vẫn có lãi do lãi bán hàng được bù đắp bằng phần chiết khấu 4% doanh nghiệp phân phối được hưởng, mà phần 4% đó được kế toán hạch toán vào phần thu nhập khác (TK 711) những khoản được hưởng của doanh nghiệp hạch toán vào lãi trên phần kết quả thu nhập khác. 2.4. Thực trạng kế toán quản trị chi phí, doanh thu và xác định kết quả tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội. * Thực trạng kế toán quản trị chi phí: Qua khảo sát thực tế cho thấy kế toán tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội không tiến hàng mở các tài khoản kế toán chi phí phục vụ kế toán quản trị chi phí kinh doanh trong kỳ, cũng như không sử dụng các chứng từ và sổ sách kế toán khác mà sử dụng thông tin từ kế toán tài chính. Và cũng chỉ lập các dự toán về chi phí kinh doanh khi có sự cố về chỉ tiêu doanh số trong kỳ được dự toán là quá thấp. Ví dụ tại Công ty TNHH An Vượng: (nêu bảng dự tính của T3) * Thực trạng kế toán quản trị doanh thu: Doanh thu ở hầu hết các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội lấy thông tin từ kế toán tài chính mà không tiến hàng xây dựng hệ thống tài khoản, cách hạch toán doanh thu, xác định doanh thu riêng để cung cấp thông tin quản trị nội bộ doanh nghiệp, nhưng ở phần báo cáo quản trị về chỉ tiêu doanh thu qua bảng báo cáo tài chính hình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ hàng hoá đã chi tiết cho từng mặt hàng và từng địa bàn cụ thể. Ví dụ tại Công ty TNHH An Vượng( nêu báo cáo bán hàng) * Thực trạng quản trị kết quả kinh doanh: Thực tế khảo sát cho thấy ngoài việc lập báo cáo theo chế độ kế toán hiện hành các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng ít lập các báo cáo quản trị phục vụ quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh trong nội bộ doanh nghiệp, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin cho quản trị doanh nghiệp, thường có báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch chi phí, kế hoạch tiêu thụ hàng hoá hoặc báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kết quả kinh doanh trong kỳ nhưng còn rất sơ sài. 2.5. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội. 2.5.1. Những ưu điểm Qua khảo sát thực tế, cụ thể tại Công ty TNHH An Vượng và Công ty TNHH Tân Đại Phú, có thể khái quát những ưu điểm cơ bản của hạch toán kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội như sau; - Hệ thống kế toán được xây dựng và áp dụng dựa trên các chế độ, hệ thống kế toán doanh nghiệp của Bộ tài chính. Doanh nghiệp đã vận dụng vào điều kiện cụ thể của mình, đã phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, công việc kế toán được phân công, phân nhiệm rõ ràng do vậy bộ máy kế toán doanh nghiệp đơn giản, gọn nhẹ, khoa học, tiết kiệm đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong hạch toán kế toán nói chung và hạch toán kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh nói riêng. - Việc lập và luân chuyển chứng từ kế toán được thực hiện một cách chặt chẽ, thống nhất, có sự liên kết giữa các thành viên trong phòng kế toán. - Hạch toán kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh đã có sự chi tiết theo từng loại hoạt động kinh doanh, ví dụ, tại Công ty TNHH An Vượng đã theo dõi tách giữa hoạt động doanh thu bán hàng và hoạt động thu nhập khác, tại Công ty TNHH Tân Đại Phú đã tiến hành theo dõi chi phí đúng bản chất chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp - Sổ sách kế toán chi tiết và sổ tổng hợp chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh được thiết kế trên máy vi tính đơn giản nhưng vẫn đảm bảo ý nghĩa cung cấp thông tin. 2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân Bên cạnh những ưu điểm thì thực tế hạch toán kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội còn bộc lộ một số những tồn tại sau: Mặc dù các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội đã mở các sổ chi tiết theo dõi chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh theo từng loại hoạt động cụ thể, nhưng trong môi trường cạnh tranh như hiện nay để có thể sống còn và phát triển tốt điều đó là chưa đủ so với nhu cầu thông tin của các nhà quản lý. Để có được thông tin đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng từ đó ra quyết định tăng cường đầu tư vào mặt hàng nào thu lợi lớn, kế toán cần theo dõi chi tiết chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, từng khu vực trong doanh nghiệp. Mặt khác, chỉ cung cấp thông tin đủ cho các nhà quản lý là chưa được mà còn cần phải đúng và kịp thời. Việc tính toán cung cấp thông tin chính xác là rất quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, hiện nay các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội không tiến hành phân bổ chiết khấu 4% được hưởng trong kỳ cho hàng tồn kho cuối kỳ mà kết chuyển hết cho hàng đã tiêu thụ trong kỳ, điều này dẫn đến việc xác định giá vốn hàng bán trong kỳ không chính xác và hậu quả là tính chi phí kinh doanh sai, tương tự với thu nhập khác trong kỳ không được phân bổ cho hàng tồn kho cuối kỳ và dẫn đến xác định kết quả kinh doanh trong kỳ sai. Một thực trạng khác là các doanh nghiệp đã vi phạm nguyên tắc ghi nhận chi phí, doanh thu được quy định theo cả chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam. Chi phí và doanh thu hiện nay được ghi nhận vào thời điểm các doanh nghiệp nhận được chứng từ chứ không vào thời điểm phát sinh các nghiệp vụ nên chỉ tiêu về chi phí, doanh thu trên báo cáo kết quả kinh doanh không phản ánh đúng thực tế của kỳ báo cáo. Ví dụ: ngày 10/12/2008 Công ty TNHH An Vượng nhận được hoá đơn thanh toán tiền điện thoại của tháng 11 năm 2008, kế toán ghi nhận nghiệp vụ này vào chi phí của T11/2008 điều đó đã phản ánh không đúng về tình hình chi phí của T11 và T12/2008. Hoặc như tại Công ty TNHH Tân Đại Phú tất cả các doanh thu dù phát sinh từ đầu tháng thì đến cuối tháng mới được phản ánh trên sổ kế toán. Một tồn tại rất đáng quan tâm nữa là hiện nay có doanh nghiệp vẫn hiểu sai về bản chất của chi phí dẫn đến hạch toán sai các khoản chi phí, cụ thể tại Công ty TNHH An vượng đã hạch toán các khoản chi phí thuộc chi phí bán hàng như chi phí trả lương nhân viên bán hàng, chi phí xăng xevào chung chi phí quản lý doanh nghiệp . Hiện nay các doanh nghiệp phân phối giấy trên địa bàn Hà nội mới chỉ vận dụng các nội dung của kế toán tài chính mà chưa quan tâm đến kế toán quản trị. Do vậy cần tổ chức xây dựng kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý. Nguyên nhân chính của những tồn tại trên là do: Kế toán doanh nghiệp chỉ chuyên tâm vào việc lập báo cáo tài chính theo đúng quy định của Nhà nước về kế toán thuế, kế toán tài chính, chưa có ý thức về tầm quan trọng của kế toán quản trị trong việc tổ chức hạch toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Công việc kiểm tra, kiểm soát hạch toán kế toán nói chung và kiểm tra kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh nói riêng của đa số các doanh nghiệp không được tiến hành thường xuyên, không có bộ phận kiểm tra kế toán riêng mà công tác kế toán kiểm tra thường giao cho kế toán trưởng tiến hành mà không có kiểm toán nội bộ. Chương III phương hướng và giải pháp Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn hà nội. 3.1. Mục tiêu phát triển và sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội 3.1.1. Chiến lược phát triển của các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội Sự phát triển kinh tế,xã hội của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của người dân đòi hỏi ngày càng cao. Trong đó có giấy là sản phẩm, mặt hàng thiết yếu của đất nước nhu cầu ngay tại thị trường nội địa là rất lớn. Bộ công nghiệp đã phê duyệt quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020. Theo đó, tổng số vốn đầu tư cho giai đoạn 2006-2020 là: 95.569 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư nhà máy là 87.664 tỷ đồng, vốn đầu tư trồng rừng là: 7.905 tỷ đồng để xây dựng ngành công nghiệp giấy Việt Nam với công nghệ hiện đại, hình thành các khu vực sản xuất giấy, bột giấy tập trung với công suất đủ lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Khả năng đáp ứng tiêu dùng trong nước của toàn ngành giấy là: 61.92% trong đó giấy in báo đáp ứng là 68.42%, giấy in và viết 89.29%, giấy bao bì (không tráng) 71.50%, giấy tráng 5.75% và giấy lụa 96.67%. Việc điều chỉnh quy hoạch lần này, ngành giấy sẽ xây dựng vùng nguyên liệu giấy tập trung nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu để cung cấp cho sản xuất 600.000 tấn bột giấy vào năm 2010 và 1.800.000 tấn vào năm 2020, tạo điều kiện để xây dựng các nhà máy chế biến bột giấy có quy mô lớn. Đến năm 2020, ngành giấy sẽ đáp ứng 70% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong đó ngành giấy lụa tiêu dùng là: Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Công suất (tấn) - Giấy lụa tiêu dùng 65,000 65,000 70,000 70,000 120,000 140,000 Tiêu dùng (tấn) - Giấy lụa tiêu dùng 34,000 39,402 40,500 59,600 49,600 102,700 Sản xuất (tấn) - Giấy lụa tiêu dùng 51,000 60,000 70,000 90,000 80,000 120,000 Nhập khẩu (tấn) - Giấy lụa tiêu dùng 3,000 402 500 600 600 700 Xuất khẩu (tấn) - Giấy lụa tiêu dùng 20,000 21,000 30,000 31,000 31,000 18,000 (Nguồn: Báo cáo của hiệp hội giấy) Nằm trong chiến lược phát triển ngành giấy, Công ty TNHH Newtoyo Pulppy VN không ngừng cải tiến từng công đoạn trong chuỗi cung ứng, từ nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho đến khâu gia công giấy lụa thành phẩm nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm giấy lụa chất lượng tốt nhất và đem lại sự hài lòng cho tất cả các khách hàng, sản phẩm giấy lụa có chất lượng hàng đầu thị trường được sản xuất từ quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến, đồng thời kiểm soát được hệ thống quản lý chất lượng sản xuất tốt nhất, công ty được chính thức cấp chứng chỉ chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào năm 2004. Để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 25 – 32% hàng năm, tháng 1/2005 công ty đã tăng vốn đầu tư từ 44.23 triệu Mỹ kim lên 66.36 triệu Mỹ kim mở rộng nhà máy và nâng công suất sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng ngày càng tăng đối với sản phẩm giấy lụa của công ty. Năm 2007 doanh số tòan miền Bắc xấp xỉ 8 tỷ/tháng, riêng phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội đạt 6 tỷ/tháng bao gồm nhà phân phối An Vượng, Tân Đại Phú, Metro và hệ thống siêu thị..., Hanoi city Brands An Vuong 1 Tan Dai Phu Target Actual % Target Actual % Bathroom Spr 9roll 3p 18,000,000 - 0% 4,370,000 - 0.0% Spr 9roll 2p 10,000,000 - 0% 1,000,000 - 0.0% Spr 10roll 50,400,000 366,960,640 728% 30,000,000 226,652,160 755.5% May 64,000,000 225,603,840 353% 127,000,000 105,965,440 83.4% An An 2rx5 2,030,000,000 1,469,946,640 72% 775,338,210 578,448,160 74.6% New An An 12r 56,000,000 255,899,392 457% 57,000,000 83,901,440 147.20% Total VND 2,228,400,000 2,318,410,512 104.04% 994,708,210 994,967,200 100.0% Pocket+Hankie 90,010,512 -258,990 Supreme - 6 8,200,000 - 0% 2,800,000 - 0.0% Pulppy Compact Pocket 24,400,000 27,344,600 112% 10,000,000 17,454,000 174.5% Supreme 4ply 10,000,000 11,364,000 114% 4,000,000 568,200 14.2% Pulppy Compact 4,000,000 12,272,400 307% 2,900,000 1,363,600 47.0% May Compact - - 590,900 Total VND 46,600,000 50,981,000 109% 19,700,000 19,976,700 101.4% Facial 4,381,000 -276,700 Supreme 180s 77,585,254 146,912,000 189% 14,400,000 110,184,000 765.2% Aroma Tea 2,220,043 7,963,200 359% 400,000 796,320 199.1% Total VND 79,805,297 154,875,200 194% 14,800,000 110,980,320 749.9% Napkin 75,069,903 -96,180,320 Super 100s 176,000,000 345,471,600 196% 100,000,000 88,046,200 88.0% An An 100s 240,000,000 11,344,800 5% 60,000,000 24,580,400 41.0% Supreme 80s 4,000,000 640,000 16% 500,000 - 0.0% Super Kitchen 30,000,000 52,037,520 173% 15,500,000 28,227,900 182.1% Supreme Kitchen 200,000 43,389,920 21695% 2,000,000 37,395,260 1869.8% Total VND 450,200,000 452,883,840 101% 178,000,000 178,249,760.0 100.1% Gran total 2,805,005,297 2,977,150,552 106.1% 1,207,208,210 1,304,173,980 108.03% (Nguồn: số liệu tại Công ty TNHH Newtoyo Pulppy VN tháng 4/2008) 3.1.2. Sự cần thiết phải hòan thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên điạ bàn Hà Nội. - Cùng với chiến lược phát triển của nhà cung cấp đòi hỏi doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội cần phải hòan thiện hơn nữa nhằm bắt kịp tiến trình phát triển. - Theo chủ trương của chính phủ đang mở rộng hệ thống phân phối, mục tiêu phát triển hệ thống phân phối. Được bình chọn là thị trường bán lẻ có sức hấp dẫn đứng thứ ba trên thế giới, Việt Nam đang trở thành lực hút mới với các nhà phân phối lớn trên thế thế giới, những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới. Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như đứng vững trên thị trường phân phối, các nhà phân phối giấy tiêu dùng chuyên nghiệp đang cố gắng hoàn thiện hơn nữa hệ thống khoa học quản lý hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của mình, qua đó các nhà quản lý cần phải phối hợp các công cụ quản lý trong đó kế toán là công cụ không thể thiếu đặc biệt là kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh - Cùng với sự tham gia vào nền kinh tế thế giới, cơ hội hợp tác đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp rất lớn, từ đó thông tin về chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh ngày càng được đòi hỏi phải công khai, minh bạch phục vụ công việc đánh giá, xác định kế hoạch chiến lược, ra quyết định trong nội bộ doanh nghiệp cũng như ngoài doanh nghiệp ( như việc niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm thu hút vốn đầu tư của công ty CP giấy Hapaco,..). Do đó nhu cầu thông tin về chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt trong hoạt động của các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư cũng như các nhà quản trị trong doanh nghiệp - Qua khảo sát thực tế về hạch toán kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn HN cho thấy về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của chế độ kế toán hiện hành trong hạch toán kế toán và lập báo cáo tài chính nhưng vẫn còn những tồn tại cần điều chỉnh hoàn cho hoàn thiện hơn, thống nhất hơn, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng như việc hạch toán các khoản chi phí như lương của nhân viên bán hàng trong hạch toán nhờ thu nhận trả, hạch toán khoản chiết khấu, khoản thưởng,.. của doanh nghiệp được hưởng sao cho phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực kế toán mà vẫn đảm bảo được cung cấp thông tin đầy đủ cho các nhà quản lý tổ chức điều hành doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, chiến lược sản phẩm, chiến lược marketing Do vậy, cần thiết phải đề ra các giải pháp hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 3.2. Yêu cầu cơ bản của hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội Trên cơ sở những định hướng và chiến lược phát triển ngành phân phối giấy tiêu dùng và sự cần thiết phải hoàn thiện những tồn tại trong công tác hạch toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà nội trong thời gian qua, các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng cần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí, doanh thu, xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp của mình và phải đảm bảo được các yêu cầu sau: - Hệ thống hạch toán kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh phải được lập theo pháp luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, và các chế độ tài chính khác có liên quan đến thông tin kinh tế tài chính chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng. - Thông tin tài chính kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo hợp lý theo các nguyên tắc phù hợp, công khai, minh bạch, đáp ứng đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của kế toán tài chính và kế toán quản trị. - Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng cần phải dựa vào thực tế môi trường kinh doanh và đặc điểm hạch toán kế toán trong hoạt động kinh doanh phân phối nhằm xây dựng một hệ thống hạch toán kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh phù hợp nhất, phục vụ tốt nhất trong hoạt động kinh doanh của nhà phân phối - Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng cần đảm bảo xử lý thông tin kế toán nhanh nhạy, chính xác , cung cấp thông tin kịp thời các thông tin hữu ích nhưng không mất quá nhiều chi phí so với hạch toán kế toán ban đầu. Hệ thống hạch toán được hoàn thiện không được cồng kềnh tốn kém, không mang lại hiệu quả cao mà lại không có tính khả thi. - Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà nội phải phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và phù hợp với môi trường kinh doanh phân phối, đặc điểm phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà nội nói riêng. 3.3. Nội dung hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội 3.3.1 Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội dưới góc độ kế toán tài chính. Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống tài khoản phản ánh được toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm phục vụ cho kế toán tài chính và kế toán quản trị doanh nghiệp. - Đối với các khoản chi phí kinh doanh cần mở đầy đủ các tài khoản để hạch toán chi phí kinh doanh và hạch toán đúng bản chất nội dung các khoản chi phí, Ví vụ tại Công ty TNHH An vượng các khoản chi phí về bản chất phục vụ bán hàng cần được hạch toán riêng vào khoản chi phí bán hàng và hạch toán trên tài khoản 641 chi tiết cho từng nội dung các khoản chi phí tương ứng, không hạch toán chung các khoản chi phí này vào cùng các khoản chi phí thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp trên tài khoản 642 như hiện tại, vì như vậy sẽ không phản ánh được bản chất các khoản chi phí này. - Việc ghi nhận doanh thu và chi phí theo thời điểm nhận chứng từ hiện nay là vi phạm các nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí. Kế toán cần ghi nhận doanh thu và chi phí theo thời điểm phát sinh nghiệp vụ chứ không phải vào thời điểm kế toán nhận được chứng từ, có như vậy kế toán mới có thể xác định và đánh giá đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong từng kỳ. - Công ty cần phân bổ thu nhập khác cho hàng tồn kho cuối kỳ để xác định được doanh thu chính xác, đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và giá vốn. Việc lựa chọn tiêu thức nào để phân bổ thu nhập khác cho hàng tồn kho tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp nhưng phải nhất quán trong niên độ. Cần đưa công thức tính : Phân bổ thu nhập khác vào doanh thu trong kỳ - Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội hiện nay khá chính xác phục vụ kịp thời cho việc lập báo cáo tài chính, tuy nhiên trong kết quả kinh doanh đó ngành hàng nào mang lại kết quả cao nhất, thì thông tin kế toán hiện nay chưa cung cấp đầy đủ. Như vậy ban lãnh đạo khó có thể có thông tin cụ thể để có các giải pháp điều chỉnh các hoạt động nhằm phát triển hơn nữa các hoạt động có tiềm năng và nâng cao hiệu quả hoặc loại bỏ đối với mặt hàng kém hiệu quả. Vì vậy hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh phải làm cho thông tin kế toán cung cấp cụ thể, đầy đủ và hiệu quả. Để hoàn thiện nội dung này, kế toán kết quả kinh doanh cần xác định chi tiết cụ thể kết quả của từng ngành hàng hoặc từng khu vực trong kết quả chung để từ đó tìm ra nguyên nhân nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3.3.2 Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội dưới góc độ kế toán quản trị. 3.3.2.1 Yêu cầu cơ bản của hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội Song song với kế toán tài chính nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho nhà quản trị. Để sử dụng hiệu quả công cụ này, doanh nghiệp cần chú ý một số vấn đề sau: Hệ thống kế toán quản trị không có một quy chuẩn pháp lý chung nào về hình thức lẫn nội dung báo cáo. Do đó, doanh nghiệp phải tự xây dựng một hệ thống chỉ tiêu kế toán quản trị theo mục tiêu quản trị đặt ra. Các chỉ tiêu này phải đảm bảo so sánh được giữa các thời kỳ để đưa đưa ra được các đánh giá chính xác về thực tế tình hình họat động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng quy trình sản xuất thống nhất, thiết lập hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Điều này không những giúp doanh nghiệp chuẩn hóa họat động mà còn là cơ sở để cung cấp nguồn số liệu chính xác cho kế toán quản trị trong quá trình lập báo cáo, giúp vịêc so sánh các chỉ tiêu hiệu quả hơn. Cần xây dựng một đội ngũ nhân sự làm công việc kế toán không những có chuyên môn nghiệp vụ mà còn có sự hiểu biết về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các phân tích, đánh giá chính xác trên cơ sở số liệu thu thập được. Báo của kế toán quản trị được sử dụng kết hợp với các báo cáo khác của doanh nghiệp như báo cáo về thị trường, đối thủ cạnh tranh, công nghệ sản xuất...để có cái nhìn tòan diện hơn về các yếu tố đang tác động đến họat động của doanh nghiệp. ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xử lý số liệu, sử dụng hệ thống phần mềm quản trị thống nhất, tận dụng nguồn thông tin từ kế toán tài chính. 3.3.2.2 Hoàn thiện mô hình quản lý chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội Kế toán quản trị và kế toán tài chính là hai bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp. Cũng giống kế toán tài chính, kế toán quản trị về cơ bản cũng dựa trên những nội dung cơ bản của kế toán như phân loại tài sản thành tài sản cố định và tài sản lưu động, phân loại nguồn vốn thành nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu, .. Nhưng kế toán quản trị đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận để phục vụ cho hoạt động điều hành kinh doanh của nhà quản trị. Đối với chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng chủ yếu được tổ chức quản lý theo yêu cầu của kế toán tài chính với mục tiêu cuối cùng là xác định tổng giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ là bao nhiêu để tính lãi hoặc lỗ trong kỳ, vì vậy không thể đáp ứng yêu cầu đánh giá hiệu quả hoạt động từng loại hàng hoá trên từng thị trường cũng như cung cấp thông tin cần thiết để doanh nghiệp đưa ra các chính sách về giá và các biện pháp marketing hợp lý. Đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí thời kỳ kế toán chỉ cần tập hợp lại và cuối kỳ kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh chung cho toàn doanh nghiệp, Mặc dù một số các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội hiện nay đã theo dõi tách biệt doanh thu phân phối giấy với doanh thu của hoạt động khác, nhưng điều này chưa đủ để đáp ứng yêu cần cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ doanh nghiệp. Để có thể đánh giá được chi tiết hiệu quả của hoạt động phân phối giấy tiêu dùng trên từng thị trường hoặc từng ngành hàng hoá với nhau cần thiết phải quản lý doanh thu tách biệt của từng loại hàng hoá trên từng loại thị trường khác nhau, do đó để có cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng ngành hàng trên từng thị trường các chỉ tiêu chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh cần được quản lý chi tiết cho từng thị trường có như vậy mới giúp nhà quản trị đánh giá được sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên từng thị trường. Như vậy, để có kết quả kinh doanh cho từng mặt hàng cần các chỉ tiêu về chi phí từng thị trường, với chỉ tiêu doanh thu kế toán chỉ cần tiến hành theo dõi riêng biệt từng ngành hàng. Trên cơ sở xác định được nội dung quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh như trên doanh nghiệp nên tổ chức mô hình kết hợp giữa kế toán quản trị với kế toán tài chính và hoàn thiện hơn nữa nội dung hạch toán ba chỉ tiêu chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh, có như vậy mới giúp nhà quản trị có được thông tin ra quyết định quản trị doanh nghiệp. 3.3.2.3 Hoàn thiện quá trình lập dự toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội Lập dự toán chi phí kinh doanh là việc đưa ra các dự kiến chi tiêu trong kỳ kinh doanh. Thực chất đây là việc xây dựng các mục tiêu cần đạt được trong kỳ kế hoạch và các bước thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra. Hệ thống kế toán sẽ tiến hành cụ thể hoá kế hoạch của các nhà quản trị thông qua việc lập dự toán. Trên cơ sở phân tích dự báo nhu cầu thị trường và chi phí có thể phải bỏ ra các doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành lập dự toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh, các dự toán này sẽ được lập cụ thể chi tiết cho từng loại hàng hoá, trên từng thị trường và sau đó sẽ được tổng hợp trên phạm vi toàn doanh nghiệp. Dự toán doanh thu là khởi đầu của quá trình lập dự toán. Dự toán doanh thu sẽ được lập chi tiết cho từng loại hàng hoá, từng hoại hình hoạt động. Trên cơ sở dự toán doanh thu, kế toán tiến hành lập dự toán chi phí kinh doanh và từ đó lập dự toán kết quả kinh doanh. Các dự toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh nên được lập hàng năm và chi tiết theo từng quý do đặc điểm của các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng có khoản thưởng 1% nếu đạt được doanh số của quý do nhà cung cấp đề ra. Hệ thống dự toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh rất hữu ích đối với công tác quản lý trong doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng. Hệ thống dự toán này sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động trong việc bố trí, huy động và sử dụng các nguồn lực trong quá trình hoạt động kinh doanh. Mặt khác hệ thống dự toán còn là cơ sở để các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng đánh giá kết quả hoạt động thực tế của doanh nghiệp và các nhà quản lý. 3.3.2.4 Hoàn thiện tổ chức thu thập thông tin chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội. * Hoàn thiện hệ thống tài khoản. Hệ thống tài khoản hạch toán kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp hiện đang sử dụng hệ thống tài khoản do Nhà nước ban hành, nhưng ngoài việc sử dụng các tài khoản cấp I của hệ thống tài khoản Nhà nước ban hành các doanh nghiệp có thể mở chi tiết các tài khoản theo tài khỏan cấp II, cấp III sao cho cách mở tài khoản có thể giúp cho việc hạch toán chi phí, doanh thu sao cho đến được đối tượng hạch toán là từng ngành hàng, từng khu vực phân phối điều đó giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp nắm được tình hình kinh doanh các mặt hàng của doanh nghiệp mình trên thị trường và có quyết định trong đầu tư. Như vậy, cách mở tài khỏan ở các doanh nhiệp có thể mở như sau: Tài khoản chi phí cấp I phản ánh chi phí toàn doanh nghiệp, tài khoản cấp II phản ánh chi phí theo từng thị trường . Về tài khoản doanh thu dùng tài khỏan cấp I để phản ánh toàn doanh nghiệp, tài khỏan cấp II chi tiết doanh thu theo thu nhập khác (đưa chiết khấu mua hàng trên từng hoá đơn vào tài khoản cấp II), Có thể khái quát cách chi tiết hệ thống tài khoản chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh theo sơ đồ sau: Sơ đồ: * Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán. Hiện tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội chưa có các sổ theo dõi chi tiết chi phí, doanh thu và các sổ về kết quả kinh doanh của từng ngành hàng. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp khi cần có các thông tin để đánh giá hiệu quả kinh doanh từng ngành hàng trên từng khu vực để từ đó đưa ra các chính sách về giá, hay quyết định có nên tiếp tục kinh doanh mặt hàng nào đó nữa không. Bên cạnh việc thiết lập sổ chi tiết chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh cho từng ngành hàng, kế toán xây dựng bảng tổng hợp chi phí, doanh thu cho từng ngành hàng trên từng khu vực với mục tiêu cung cấp thông tin để đánh giá hiệu quả kinh doanh cho từng ngành hàng trên từng thị trường có thể thiết lập theo mẫu (mẫu sổ). Căn cứ để lập bảng tổng hợp chi phí, doanh thu theo từng khu vực là số liệu tổng hợp trên sổ chi tiết cho từng loại hàng hoá. * Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán. Trên cơ sở các sổ chi tiết, cuối mỗi kỳ kế toán tiến hành lập các báo cáo kết quả kinh doanh cho từng ngành hàng hoá. Phần kết quả kinh doanh cho từng ngành hàng sẽ được lập trên cơ sở của sổ chi tiết hàng hoá. Phần này sẽ cung cấp thêm thông tin nhanh và tổng hợp về tình hình kinh doanh từng ngành hàng hoá trong kỳ xem xét mức độ bù đắp chi phí của từng ngành hàng hóa, từ đó có biện pháp kinh doanh hợp lý. Phần kết quả kinh doanh của từng ngành hàng được xác định bằng cách lấy doanh thu thuần của từng ngành hàng trừ đi giá vốn hàng bán của từng ngành hàng đó. Bên cạnh báo cáo kết quả kinh doanh theo từng ngành hàng hoá để so sánh và đánh giá kết quả hoạt động của từng khu vực với nhau, kế toán nên lập báo cáo kết quả kinh doanh chi tiết theo từng khu vực. Báo cáo này được lập trên cơ sở sổ chi tiết chi phí, doanh thu và bảng tổng hợp chi phí, doanh thu từng khu vực. Chỉ tiêu lãi gộp khu vực sẽ cho chúng ta biết kết quả kinh doanh của từng khu vực và khả năng bù đắp các chi phí của từng khu vực, chỉ tiêu kết quả kinh doanh sẽ cho cúng ta biết kết quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp trong kỳ. Ngoài ra, trên cơ sở các dự toán chi phí, doanh thu đã lập kế toán có thể lập thêm báo cáo tình hình thực hiện chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh so với kế hoạch của từng ngành hàng, từng khu vực * Hoàn thiện bộ máy kế toán quản trị chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh. Để có thể thực hiện được các đề xuất trên, các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội phải tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh. Bộ máy kế toán này chuyên nghiệp, bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Bộ máy kế toán quản trị nên được tổ chức theo mô hình kết hợp với bộ máy kế toán tài chính. Cài đặt các phần mềm hỗ trợ công việc của các nhân viên kế toán quản trị để giảm số lượng nhân viên cần thiết cũng như giúp các nhân viên kế toán quản trị có thể tập trung vào việc phân tích thông tin và báo cáo cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt lưu ý là các nhân viên kế toán quản trị không những cần có trình độ cao về kế toán mà cần có sự am hiểu về các vấn đề quản lý, kinh doanh để có thể tiến hành tổ chức thu thập và xử lý thông tin theo nhu cầu quản trị doanh nghiệp. 3.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội 3.4.1 Điều kiện vi mô ( về phía doanh nghiệp) - Doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội cần nhận thức được vai trò của hệ thống thông tin kế toán trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bản thân các nhà quản lý của các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của hệ thống thông tin kế toán nói chung và hệ thống thông tin về chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Có như vậy các nhà quản lý mới thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh và đảm bảo cho tính khả thi của các định hướng hoàn thiện như đã nêu trên. Cần sớm hoàn thiện bộ máy quản lý trong đó bộ máy kế toán phù hợp theo phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán Để có thể thực hiện hạch toán kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội như đã nêu trên, bộ máy kế toán cần được hoàn thiện tương xứng bằng việc đầu tư tuyển dụng các nhân viên có trình độ, bố trí sắp xếp công việc hợp lý phù hợp theo mô hình tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp mình. Cần chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên kế toán. Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội nói riêng cần nhận thức được tầm quan trọng của các nhân viên kế toán. Nếu các nhân viên kế toán có trình độ cao thì họ có khả năng xây dựng được các thông tin hữu ích, thiết kế các báo cáo kế toán đặc thù một cách nhanh chóng để trợ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Như vậy các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc cử người đi học các lớp tập huấn về chế độ kế toán, bồi dưỡng kiến thức về kế toán tài chính, về sử dụng máy vi tính cho cán bộ kế toán để nâng cao hiệu quả hạch toán kế toán nói chung và hạch toán kế toán chi phí, doanh thu, kết quả nói riêng. Cần tăng cường kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Bản thân doanh nghiệp phải nâng cao tầm quan trọng đối với việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ như kiểm tra chứng từ, kiểm tra việc chấp hành chế độ ghi chép ban đầu, ghi chép trên sổ kế toán, kiểm tra việc lập báo cáo kế toán. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí , doanh thu, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Cần đầu tư cơ sở vật chất đúng mức cho hệ thống kế toán. Để có được các thông tin hữu ích, chính xác và kịp thời cho việc ra các quyết định kinh doanh, các doanh nghiệp cần đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức kế toán, để có thể tiết kiệm lao động giản đơn và chú trọng vào việc phân tích, xử lý các thông tin kế toán. 3.4.2 Điều kiện vĩ mô (về phía nhà nước) Nhận thức đúng về mối quan hệ khăng khít giữa sản xuất và lưu thông, để phát triển và quản lý hiệu quả hệ thống phân phối, bên cạnh sự nỗ lực của các doanh nghiệp, phải coi trọng vai trò của Nhà nước với cơ chế chính sách phù hợp, năng động. Bằng công cụ quản lý vĩ mô và lực lượng vật chất của mình, Nhà nước vừa tổ chức, vừa điều tiết thị trường. Trong khuôn khổ cam kết quốc tế, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển đủ sức cạnh tranh và hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực phân phối hàng hóa, phát triển hệ thống phân phối trên thị trường một cách hài hòa về quy mô, loại hình, nhóm hàng là tiền đề phát triển thị trường trong nước bền vững, đúng hướng và lành mạnh. Thông qua phát triển thị trường để phát triển sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do vậy về phía Nhà nước cần: - Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế quản lý doanh nghiệp và tạo môi trường kinh tế và môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp. Để có thể thực hiện đổi mới hệ thống kế toán nói chung và kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh nói riêng, bản thân các nhà quản trị doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của những thông tin mà hệ thống kế toán này cung cấp đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Muốn vậy, Nhà nước cần tạo dựng một môi trường kinh doanh thông thoáng trong đó kết quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào việc cạnh tranh bình đẳng trên cơ sở các thông tin kế toán cung cấp. Về chính sách kế toán: + Cần có một chính sách kế toán phân định phạm vi phản ánh của kế toán tài chính và kế toán quản trị với các văn bản hướng dẫn thực hiện kế toán quản trị được ban hành từ phía cơ quan Nhà nước, vụ chế độ kế toán thuộc Bộ tài chính sẽ đảm trách nhiệm vụ này. Mặt khác, Hội kế toán Việt Nam với vai trò là một tổ chức nghề nghiệp nên tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tổ chức thực hiện kế toán quản trị bằng việc đưa ra một số mô hình tổ chức kế toán quản trị phù hợp với từng loại doanh nghiệp, từng lĩnh vực kinh doanh cũng như phù hợp với từng loại quy mô doanh nghiệp. + Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý về kế toán đồng bộ và thống nhất, đảm bảo tính thống nhất lôgíc với nhau trong một chuẩn mực hay giữa các chuẩn mực với nhau. Do vậy một mặt tiếp tục xây dựng hệ thống kế toán mặt khác phải luôn hoàn thiện hệ thống kế toán đáp ứng ngày càng cao việc thu thập, phản ánh, xử lý, cung cấp thông tin từ thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về phía các tổ chức đào tạo, tư vấn về quản lý kinh tế, kế toán cần: + Phân định rõ chương trình, cấp bậc đào tạo từ thấp đến cao để giúp doanh nghiệp có một nhận thức đúng đắn về trình độ của người học trong chiến lược xây dựng nhân sự. + Thực hiện phương châm đào tạo gắn liền với thực tiễn và phục vụ cho việc phát triển thực tiễn thông qua tổ chức hội thảo kế toán, liên kết đào tạo theo nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp kinh doanh. Kết Luận Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mục đích quan trọng nhất của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng nói riêng luôn là tối đa hoá lợi nhuận, vì vậy doanh nghiệp luôn quan tâm tới việc hạch toán chi phí kinh doanh và doanh thu, phải biết rõ những chi phí nào, bỏ ra bao nhiêu và kết quả thu được là cái gì và bao nhiêuSong mới chỉ biết tổng thể chung chung thì chưa đủ mà cần biết một cách chính xác, cụ thể, chi tiết cho từng loại hoạt động, từng loại hàng hoá, dịch vụ để có thể cung cấp thông tin đầy đủ cho các nhà quản trị trong quá trình quản trị doanh nghiệp. Bởi vậy doanh nghiệp phải tiến hành hạch toán kế toán nói chung đặc biệt là hạch toán kế toán chi phí, doanh thu, kết quả trong doanh nghiệp một cách chi tiết, cụ thể và phù hợp với đặc thù, yêu cầu quản lý của mình. Xuất phát từ tầm quan trọng phải hoàn thiện hạch toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh là vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội với thực trạng hạch toán chi phí, doanh thu, kết quả các doanh nghiệp này trong luận văn đã đề cập được một số vấn đề cơ bản sau: + Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại. + Thực trạng hạch toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội + Một số giải pháp hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp phân phối giấy tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Với khả năng nghiên cứu cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn của em không tránh khỏi những sai sót, yếu kém, rất mong sự góp ý, bổ sung của các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2243.doc
Tài liệu liên quan