Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sẩn phẩm tại Công ty CP quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ

Các công trình giao thông sản phẩm có kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, chi phí thi công có nội dung và cơ cấu không đồng nhất. Vì vậy, việc tổ chức quản lý và chỉ đạo nhất thiết phải có các dự toán thiết kế thi công, đòi hỏi kế toán phải tính đến việc hạch toán chi phí, tính giá thành và kết quả thi công cho từng công trình riêng biệt. Là sản phẩm nhưng những công trình giao thông được hoàn thành tại từng địa điểm cụ thể, được tiêu thụ theo giá dự toán được duyệt hoặc giá trúng thầu, do vậy mà tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiện không rõ. Mặt khác, sản phẩm của ngành được thi công theo đơn đặt hàng của bên giao thầu, khi hoàn thành công trình không nhập kho nên khi tiêu thụ chỉ qua thủ tục bàn giao giữa các bên giao nhận thầu trên cơ sở nghiệm thu khối lượng, chất lượng công việc theo đúng thiết kế dự toán đã qui định.

doc60 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 839 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sẩn phẩm tại Công ty CP quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dõi riêng và sử dụng phương pháp này tốn nhiều thời gian công sức. Đối với đơn vị XDCB giao thông thì phương pháp này tạo điều kiện cho kế toán chi phí, tính giá thành công trình và quản lý chi phí một cách có hiệu quả hơn cả. Như đã biết, trong đơn vị XDCB giao thông có những đối tượng không thể theo dõi riêng được và đáp ứng yêu cầu hạch toán chi phí, đơn vị phải sử dụng phương pháp kế toán chi phí khác: phương pháp phân bổ gián tiếp. * Phương pháp phân bổ gián tiếp Khi chi phí liên quan đến nhiều đối tượng, kế toán không thể tổ chức hạch toán riêng được thì cần phải lựa chọn tiêu thức phân bổ sao cho hợp lý với từng đối tượng. Vì vậy tính chính xác của phương pháp này phụ thuộc vào sự lựa chọn tiêu thức phân bổ. Theo phương pháp này phải tiến hành 2 bước sau : B1 Hệ số phân bổ = Tổng chi phí cần phân bổ Tổng tiêu thức cần phân bổ của đối tượng B2: Tính chi phí phân bổ cho từng đối tượng Chi phí phân bổ cho đối tượng A = Hệ số phân bổ - Tiêu thức phân bổ của đối tượng A Sự phân bổ chi phí theo phương pháp này thì tính chính xác không cao do phụ thuộc vào việc lựa chọn tiêu thức phân bổ. Song nếu tiêu thức phân bổ hợp lý thì độ chính xác của phương pháp này là đáng tin cậy. Vậy từ hai phương pháp trên ta thấy việc xác định, hạch toán các khoản mục chi phí cho đối tượng được tiến hành theo chi phí thực tế và chi phí định mức. Tức là có những chi phí biết và không thể biết ngay được thực tế phát sinh trong kỳ là bao nhiêu khi đến hạn mà chỉ được ước tính theo hình thức sử dụng như chi phí điện, nước, điện thoại sang tháng sau mới có thông báo thanh toán. Do vậy việc xác định và hạch toán chi phí này theo một định mức rồi khi có chứng từ cụ thể thì tiến hành điều chỉnh sẽ đảm bảo chi phí được hạch toán một cách chính xác. 2.2. nội dung kế toán chi phí sản xuất tại công ty. 2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 2.2.1.1. Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. (TK621) Trong giá thành của một CT, HMCT thì khoản mục chi phí NVL trực tiếp là một khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nên việc hạch toán chính xác đầy đủ, hợp lý chi phí NVL trực tiếp là rất quan trọng bởi nó đảm bảo tính chính xác của giá thành CT, HMCT cũng như việc xác định đúng lượng tiêu hao vật chất trong quá tình thi công. NVL trực tiếp dùng trong quá trình thi công công trình gồm nhiều loại: NVL chính như: Nhựa, đá 4 x6, đá 1 x 2, đá 1 x 1, cát, xi măng, đá 2 x4... NVL phụ : củi, cọc tre NVL phục vụ cho việc thi công công trình do phòng vật tư của Công ty quản lý và chịu trách nhiệm. Phòng vật tư có nhiệm vụ hợp đồng mua NVL chuyển về bãi tập kết NVL của Công ty khi có nhiều công trình thi công và gần bãi tập kết hoặc hợp đồng mua NVL chuyển thẳng tới chân công trình nhưng vẫn qua hình thức kho. 2.2.1.2. Nội dung kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khi công ty trúng thầu công trình đường QL 32A Km71-Km125 Thu Cúc - Thanh Sơn thì phòng kế hoạch kỹ thuật chuyển bảng hạn mức chi phí NVL giai đoạn thi công của công trình mà đã được ban Giám đốc duyệt sang phòng vật tư. Khi công trình được giao cho đội thi công thì phòng vật tư căn cứ vào hạn mức vật tư cho từng khâu, từng giai đoạn việc để viết phiếu xuất kho NVL. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên, 1 liên chính lưu sổ, 2 liên phụ được chuyển xuống thủ kho NVL. Sau khi thủ kho tiến hành giao NVL số lượng theo phiếu xuất kho cho đội thi công thì phải hợp lệ hoá phiếu xuất kho. Sau đó nộp lên phòng kế toán một liên và phòng vật tư một liên. Biểu 3: Tổng hợp chi phí NVL Công trình: Đường 32A K71-K125 Thu Cúc - Thanh Sơn Tên vật tư Tổng chi phí vật tư Trong đó Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Nhựa 122.683.000 95.936.000 26.747.000 Đá hộc 6.864.380 5.280.000 1.584.380 Đá 4*6 10.060.700 10.060.700 Đá 1*2 122.355.000 121.360.300 994.700 Đất đắp lề 34.358.130 34.358.130 1.708.130 ........... ................. ................. ................ ............. ............ ........... Tổng cộng 333.467.983 258.293.460 61.313.380 13.861.143 Nguồn : Phòng kế toán 2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 2.2.2.1. Đặc điểm kế toán chi phí nhân công trực tiếp. (TK622) Một trong những phương châm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cũng như năng suất lao động trong quá trình thi công các công trình của Công ty là tổ chức hạch toán đúng, đầy đủ và thanh toán lương cho công nhân viên một cách kịp thời, thưởng phạt hợp lý nhằm khuyến khích công nhân viên làm việc tích cực và hăng say hơn. ở Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ thì khoản mục chi phí NCTT được mở để tập hợp toàn bộ những khoản chi phí mà công ty phải trả cho người lao động trực tiếp thi công trên công trường được hạch toán vào TK 622. Trả lương khoán (lương theo sản phẩm) và lương thời gian là hình thức lương mà công ty áp dụng trả lương cho công nhân trong toàn Công ty. Trong đó: Lương thời gian được áp dụng cho bộ máy quản lý, chỉ đạo thi công (đội trưởng các đội) được hạch toán vào TK 627. Lương khoán được áp dụng trả lương cho công nhân trực tiếp thi công theo từng khối lượng công hoàn thành. Công ty áp dụng công thức tính lương khoán: Tiền công phải trả = Khối lượng công việc giao khoán x Đơn giá tiền lương Đối với những khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ mà Công ty phải nộp thay cho CNTT thi công và cả gián tiếp các đội không hạch toán vào TK 622 mà được hạch toán vào TK 627 - chi phí sản xuất chung. Cuối mỗi quý Công ty tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất chung cho mỗi công trình trong quý. 2.2.2.2. Nội dung kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty (TK622) Công trình đường QL 32A Km71-Km125 Thu Cúc - Thanh Sơn được công ty giao cho đội 5 trực tiếp thi công công trình. Khi khối lượng giao khoán xuống đội, đội trưởng, thống kê đội theo dõi thời gian làm việc của từng cá nhân trong đội để tính lương. Từ bảng lương bảng chấm công Bảng lương tháng 7/2007 của đội 5 kế toán ghi: Nợ TK 334 Phải trả công nhân viên 45.263.000 Có TK 136 Phải thu nội bộ (Đội 5) 45.263.000 Kế toán căn cứ vào hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu để thanh toán lương cho công nhân viên trực tiếp thi công của đội Nợ TK 622 Chi phí NCTT ( QL 32A Km 71-Km125) 45.263.000 Có TK 334 45.263.000 - Khi Công ty thuê nhân công ngoài căn cứ hợp đồng lao động kế toán ghi: Nợ TK 622 Chi phí NCTT ( QL 32A Km 71-Km125) 4.886.000 Có TK 1111 Tiền mặt 4.886.000 *) Cuối tháng kết chuyển chi phí NCTT Nợ TK 154 Chi phí SX KD DD ( QL 32A KM 71- 125) 50.149.000 Có TK 622 Chi phí NCTT 50.149.000 Khi tập hợp đầy đủ chứng từ kế toán tiến hành vào sổ chi tiết TK 622 phát sinh trong tháng. 2.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công. 2.2.3.1. Đặc điểm kế toán chi phí sử dụng máy thi công (TK623) Chi phí sử dụng MTC là những chi phí bỏ ra trong quá trình sử dụng MTC bao gồm những chi phí về lương, chi phí nhiên liệu, chi phí khấu hao MTC, chi phí thuê MTC. Việc đưa máy móc vào trong thi công sẽ làm giảm bớt chi phí lao động thi công, làm tăng tiến độ thi công nên Công ty phải chú trọng vào việc đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị để phục vụ cho thi công. Tuy vậy vẫn chưa thể trang bị một cách đầy đủ tất cả các loại máy móc cần thiết. Trong quá trình thi công công trình đường QL32A Km 71 - Km 125 đã tiến hành thuê một số MTC mà công ty không có để phục vụ cho công trình như máy đầm, máy ủi 2.2.3.2. Nội dung kế toán chi phí sử dụng máy thi công (TK623) *Đối với máy đi thuê: Khi thuê MTC Công ty thường thuê theo hình thức trọn gói, tức là thuê theo khối lượng hoàn thành ứng với từng ca máy nên mọi chi phí phát sinh khi sử dụng MTC bên cho thuê máy phải hoàn toàn chịu. Để theo dõi và hạch toán những chi phí phải trả cho đi thuê MTC thì kế toán sử dụng các chứng từ gốc: hợp đồng thuê máy, hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, phiếu chi và căn cứ vào các chứng từ đó kế toán hạch toán chi phí do đi thuê máy trên TK 623 của công trình. *Đối với MTC của Công ty: Để tiện cho việc theo dõi quản lý chi phí sử dụng MTC. Công ty mở chi tiết TK 623: TK 623x: Chi phí sử dụng xe TK 623m: Chi phí sử dụng máy TK 623: Chi phí trạm trộn Để tránh tình trạng MTC của Công ty không được sử dụng hết công suất mà vẫn phải tính khấu hao theo thời gian nên Công ty đã lập Đội MTC riêng do Công ty trực tiếp quản lý. Chi phí MTC bao gồm chi phí về nhiên liệu, chi phí tiền lương cho công nhân lái MTC, chi phí khấu hao MTC, chi phí tổ sửa chữa MTC. + Chi phí nhiên liệu cho chạy máy là hạch toán chi phí xăng dầu phục vụ cho xe chở vật liệu, máy, trạm trộn. Khi có lệnh điều động MTC của ban Giám đốc xuống từng công trình thông qua “ Lệnh điều động xe, máy thi công” của ban chỉ huy công trình đã được duyệt thì phòng vật tư viết phiếu xuất kho nhiên liệu cho đội MTC căn cứ vào hạn mức vật tư nhiên liệu cho từng công việc, từng ca máy của công trình. Tại phòng kế toán, quá trình hạch toán nhiên liệu dùng cho MTC theo nguyên tắc chi phí phát sinh tại công trình nào ứng với máy nào thì tập hợp riêng cho tổ máy đó, công trình đó. Căn cứ vào hạn mức vật tư nhiên liệu, hoá đơn mua nhiên liệu, phiếu xuất kho, kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ. Nếu thấy đúng thì tiến hành lập bảng “ Tổng hợp chi phí nhiên liệu chạy MTC” *Đối với chi phí tiền lương công nhân lái MTC: tiền lương của công nhân lái MTC cũng được tính tương tự như lương của CNTT và chi phí lương của công nhân điều khiển xe, máy, trạm trộn được tập hợp vào TK 623x, 623m, 623t. Căn cứ vào các hợp đồng làm khoán, nhật trình sử dụng máy, bảng chấm công do đội MTC gửi lên và bảng thanh toán lương cho công nhân lái MTC. Kế toán sau khi kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ tiến hành lập bảng “ Tổng hợp lương CN sử dụng MTC để thi công đường QL32A Km 71 - Km 125 Thu Cúc - Thanh Sơn” Biểu 4: Bảng tổng hợp chi phí lương công nhân sử dụng MTC Công trình : QL32A Km 71 - Km 125 Thu Cúc - Thanh Sơn ĐVT: đồng Ghi nợ TK 623 Ghi có TK 334 623x 623m 623t Quí II 2.750.000 2.175.000 1.645.000 6.570.000 Quí III 3.486.000 5.320.000 2.594.000 11.400.000 Cộng 6.236.000 7.495.000 4.239.000 17.970.000 Nguồn : Phòng Kế toán + Hạch toán chi phí khấu hao MTC: Để bù đắp giá trị TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty phải khấu hao TSCĐ nhằm chuyển dịch dần dần phần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm của mình. Mục đích của việc khấu hao TSCĐ là nhằm tích luỹ vốn để tái sản xuất giản đơn hay tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Cứ cuối mỗi quý Công ty lại tiến hành trích khấu hao và phân bổ khấu hao MTC cho những công trình được thi công trong quý đó. Căn cứ vào bảng tính khấu hao của Công ty lập cho mọi loại TSCĐ mà Công ty đã đăng ký với cục quản lý vốn và tài sản. Căn cứ vào lệnh điều động xe thi công của Công ty, kế toán trích khấu hao MTC cho từng loại và phân bổ cho từng công trình trong quý. Biểu 5: Bảng phân bổ chi phí khấu hao MTC cho các công trình ĐVT: đồng Chỉ tiêu phân bổ 623x 623m 623t Quí II 98.780.000 4.200.000 43.580.000 51.000.000 Đường 313 18.253.000 757.000 8.351.000 9.145.000 Đường 315 13.389.000 672.000 7.197.000 5.520.000 Đường 316 13.823.431 581.000 6.529.431 6.713.000 Đường 316B 11.618.821 416.000 3.917.107 7.285.714 Đường 317 12.346.462 600.000 5.226.462 6.520.000 Đường 32A 16.837.000 674.000 7.138.000 9.025.000 Đường 32B 12.512.286 500.000 5.221.000 6.791.286 Quí III 98.780.000 4.200.000 43.580.000 51.000.000 Đường 315 11.930.000 651.000 6.129.000 5.150.000 Đường 316 10.709.000 485.000 5.953.000 4.271.000 Đường 316B 21.241.000 230.000 4.731.000 16.280.000 Đường 317 10564.000 435.000 4.579.000 5.550.000 Đường 32A 8.528.000 220.000 5.023.000 3.285.000 Đường 32B 16.996.000 1.235.000 9.572.000 6.189.000 Đường Hương Nộn – Tam Nông 18.812.000 944.000 7.593.000 10.275.000 Nguồn : Phòng Kế toán *Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao MTC ở trên kế toán lập chứng từ ghi sổ đồng thời lập bảng phân bổ chi phí khấu hao MTC cho công trình đường QL32A Km 71 - Km 125 Thu Cúc - Thanh Sơn Biểu 6: Bảng tổng hợp chi phí khấu hao MTC ĐVT: đồng Ghi nợ TK 623 Ghi có TK 214 623x 623m 623t Quí II 674.000 7.138.000 9.025.000 16.837.000 Quí III 220.000 5.023.000 3.285.000 8.528.000 Cộng 894.000 12.161.000 12.310.000 25.365.000 Nguồn : Phòng Kế toán - Chi phí sửa chữa MTC: Đội MTC có tổ sửa chữa MTC riêng. Công nhân sửa chữa được trả lương theo hình thức trả lương theo thời gian, căn cứ vào lương bậc thợ. Khi MTC được báo hỏng và chuyển sang tổ sửa chữa, phòng vật tư căn cứ vào giấy đề nghị, biên bản kiểm tra viết phiếu xuất kho phụ tùng cho sửa chữa. Đồng thời chuyển hoá đơn mua phụ tùng, phiếu xuất kho, bảng kê lên kế toán Công ty, tại đây kế toán tiến hành tập hợp chi phí sau khi đã kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ gốc. Cuối quý tiến hành phân bổ cho các công trình trong quý dựa vào nhật trình sử dụng MTC của các công trình. Cụ thể: Biểu 7: Bảng chi phí sửa chữa MTC phân bổ cho công trình đường QL32A Km 71 - Km 125 Thu Cúc - Thanh Sơn ĐVT: đồng Ghi nợ TK 623 Ghi có TK 334 TK 153 Quí II 3.577.000 951.000 2.626.000 Quí III 3.295.000 1.050.000 2.245.000 Cộng 6.872.000 2.001.000 4.871.000 Nguồn : Phòng Kế toán Biểu 8: Bảng tổng hợp chi phí sử dụng MTC ( theo quí) Công trình : đường QL32A Km 71 - Km 125 Thu Cúc - Thanh Sơn Chỉ tiêu Quí II/2006 Quí III/2006 Tổng 623x 623m 623t Tổng 623x 623m 623t C.phí thuê MTC 950.000 950.000 1.930.000 1.930.000 C.phí sửa MTC 3.577.000 1.294.000 C.phí nhiên liệu 22.376.358 10.466.361 7.579.089 4.330.908 15.519.087 2.887.272 6.496.362 6.135.453 C.phí khấu hao 16.837.000 674.000 7.138.000 9.025.000 8.528.000 220.000 5.023.000 3.285.000 C.phí lương CN máy 6.570.000 2.750.000 2.175.000 1.645.000 11.400.000 3.486.000 5.320.000 2.594.000 Cộng 50.310.358 38.671.087 Nguồn : Phòng Kế toán 2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung. 2.2.4.1. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất chung tại Công ty. Chi phí sản xuất chung là một bộ phận cấu thành lên giá thành công trình. Tại Công ty Cổ phần QL và XD đường bộ Phú Thọ thì khoản mục chi phí sản xuất chung được hạch toán gồm: - Chi phí dụng cụ sản xuất - Chi phí lương bộ phận giá tiếp đội - Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ (19%) - Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Căn cứ vào các chứng từ gốc, quyết định, bảng thanh toán, cụ thể ghi cho công trình nào thì được tập hợp riêng vào chi phí sản xuất chung của công trình đó. Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ mà Công ty phải nộp thay cho người lao động (19% lương cơ bản của CBCNV trong toàn Công ty tham gia đóng BHXH) và các khoản chi phí khác liên quan đến nhiều công trình như KH TSCĐ... thì hàng tháng tiến hành phân bổ cho các công trình thi công theo tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung là: chi phí trực tiếp (bao gồm chi phí NVL trực tiếp và chi phí NCTT bởi trong giá thành công trình thì chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn). Công thức phân bổ: Chi phí sản xuất chung phân bổ cho công trình A = sản xuất chung cần phân bổ chi phí trực tiếp trong quý phân bổ x Chi phí trực tiếp của công trình A 2.2.4.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất chung (TK627) áp dụng cách phân bổ chi phí sản xuất chung đó, kế toán lập bảng chi phí sản xuất chung cho các công trình. Biểu 9: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung quí II, III cho các công trình ĐVT: đồng Chỉ tiêu phân bổ Nợ TK 627 Có các TK 334 338 111 Quí II 78.642.452 17.472.000 27.688.320 33.482.132 Đường 313 18.817.561 4.180.704 6.625.292 8.011.565 Đường 315 14.907.842 3.312.075 5.248.723 6.347.044 Đường 316 7.122.123 .1582.322 2.507.543 3.022.258 Đường 316B 17.122.123 3.804.022 6.028.323 7.289.778 Đường 317 995.410 221.150 350.462 423.798 Đường 32A 19.327.527 4.293.997 6.804.797 8.228.733 Đường 32B 349.866 77.730 123.180 148.956 Quí III 81.925.663 17.472.000 27.688.320 36.765.343 Đường 315 19.790.000 4.220.366 6.688.452 8.881.182 Đường 316 218.000 46.493 73.677 97.830 Đường 316B 11.664.600 2.487.670 3.942.262 5.234.668 Đường 317 19.902.800 4.244.670 6.726.510 8.931.620 Đường 32A 13.000.000 2.772.510 4.393.584 5.833.906 Đường 32B 8.911.600 1.900.577 3.011.836 3.999.187 Đường Hương Nộn – Tam Nông 2.004.000 427.393 677.288 899.319 Đường Yên Luật 6.434.663 1.372.321 2.174.711 2.887.631 Nguồn : Phòng Kế toán Từ sổ chi tiết ta có bảng chi phí sản xuất chung của công trình đường QL32A Km 71 - Km 125 Thu Cúc – Thanh Sơn Biểu 10: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Công trình : đường QL32A Km 71 - Km 125 Thu Cúc – Thanh Sơn ĐVT: đồng Chỉ tiêu Quí II Quí III Tổng Chi lương gián tiếp đội 4.293.997 2.772.510 7.066.507 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ 6.804.797 4.393.584 11.198.381 Chi phí công cụ dụng cụ 206.817 206.817 Chi bằng tiền 12.484.733 8.799.906 21.284.639 Cộng 23.790.344 15.966.000 39.756.344 Nguồn: Phòng Kế toán 2.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất. Để kết chuyển mọi chi phí phát sinh trong quá trình thi công công trình, kế toán Công ty đã sử dụng TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp. Căn cứ vào 4 sổ chi tiết của các TK : TK 621, TK 622, TK 623, TK 627 kế toán tiến hành cộng sổ phát sinh theo khoản mục của từng công trình rồi lập bảng " Tổng hợp chi phí sản xuất" khi công trình hoàn thành. Biểu 11: Tổng hợp chi phí sản xuất theo các khoản mục. Công trình đường QL32A Km 71 - Km 125 Thu Cúc - Thanh Sơn ĐVT: đồng STT Khoản mục chi phí TK Số tiền 1 Chi phí NVL trực tiếp 621 333.467.983 2 Chi phí nhân công trực tiếp 622 50.149.000 3 Chi phí sử dụng MTC 623 78.714.153 4 Chi phí sản xuất chung 627 39.756.344 Cộng 502.087.480 Nguồn : Phòng Kế toán 2.3. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 2.3.1. Đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công tác tính giá thành sản phẩm. Trong ngành XDCB giao thông chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm đơn chiếc, mỗi sản phẩm đều đã có dự toán riêng và do yêu cầu quản lý kinh tế của đơn vị nên đối tượng tính giá thành là CT, HMCT được bàn giao nghiệm thu. Để quản lý chi phí một cách có hiệu quả thì hàng ngày, hàng tháng chi phí phát sinh liên quan đến công trình nào tập hợp vào đối tượng đó. Cuối kỳ hạch toán cộng tổng chi phí theo từng đối tượng tập hợp, đó chính là giá thành công trình. 2.3.2. Kỳ tính giá thành Là thời kỳ kế toán giá thành cần phải tính cho các đối tượng CT, HMCT. Đối với ngành XDCB nói chung và XDCB giao thông nói riêng thì tuỳ thuộc vào CT, HMCT đó lớn hay nhỏ, thời gian thi công dài hay ngắn mà tính giá thành theo quý, năm hay theo hình thức bàn giao công trình. Đối với công trình nhỏ, thời gian thi công ngắn ( dưới 1 năm ) thì kỳ tính giá thành là khi công trình hoàn thành. Đối với công trình lớn, thời gian thi công dài (trên 1 năm) khi có bộ phận, HMCT hoàn thành có giá trị sử dụng và được nghiệm thu thì kế toán tiến hành tính giá thành cho bộ phận HMCT đó. 2.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong đơn vị XDCB giao thông. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được để tính giá thành sản phẩm. Trong các đơn vị XDCB thuộc ngành giao thông thường sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp) áp dụng trong trường hợp đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Giá thành sản phẩm được tính theo công thức: Giá thành thực tế C.T hoàn thành bàn giao = Chi phí dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế PS trong kỳ - Giá trị dở dang cuối kỳ - Phương pháp cộng chi phí : áp dụng với công trình trải qua nhiều giai đoạn thi công, có nhiều hạng mục nhỏ. Giá thành thực tế của công trình được tính như sau: Z = Dđ.kỳ + C1 + C2 + ... Cn - Dc.kỳ Trong đó : Z : Giá thành thực tế toàn bộ công trình C1, C2... Cn: chi phí thi công các giai đoạn, từng HMCT D đ.kỳ, Dc.kỳ: Chi phí thực tế công trình dở dang đầu kỳ, cuối kỳ Ngoài 2 phương pháp cơ bản để tính giá thành như trên mà các đơn vị trong ngành XDCB giao thông hay sử dụng còn có một số phương pháp tính giá thành sản phẩm khác như: phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng, phương pháp tính giá thành theo định mức...Việc áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm từng doanh nghiệp. Đối với công ty CP Quản lý và Xây Dựng Đường Bộ Phú Thọ áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp. Khi công trình được hoàn thành và nghiệm thu bàn giao thanh toán có hồ sơ quyết toán công trình hoặc biên bản thanh lý hợp đồng giao thầu. Kế toán tiến hành tính giá thành của công trình đó. Trên cơ sở số liệu đã tổng hợp được và chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ và chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ trên các biên bản xác nhận khối lượng sản phẩm dở dang, kế toán tiến hành tính giá thực tế cho từng công trình. Xuất phát từ đặc điểm của Công ty là một đơn vị thi công đường xá nên thời gian thi công của công trình có thể kéo dài hàng năm. Để hạch toán được giá thành cụ thể của một công trình cũng phải mất một thời gian dài mới quyết toán song. Mặt khác do thời gian có hạn nên hạch toán giá thành công trình trong phần kết quả nghiên cứu đề tài này tôi chỉ tiến hành tìm hiểu tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho một công trình tiêu biểu đã hoàn thành bàn giao song trong quý 4 năm 2006. Đó là công trình đường quốc lộ 32A Km71 - Km125 Thu Cúc Thanh Sơn. Công trình được tiến hành thi công trong 8 tháng bắt đầu từ tháng 04/2006 đến tháng 11/2006. Việc thi công thường kéo dài nên kỳ tính giá thành Công ty được xác định theo quý, năm. Phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp giản đơn và các khoản mục chi phí như: Chi phí NVL trực tiếp (TK621) Chi phí NC trực tiếp (TK622) Chi phí sử dụng MTC (TK623) Chi phí SXC (TK627) Các khoản chi phí cấu thành lên giá thành công trình được kế toán Công ty hạch toán trên tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (tức là áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên). Để đánh giá, so sánh thực tế phát sinh các khoản mục chi phí so với dự toán thi công công trình. Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí và bảng dự trù khối lượng công việc ta thấy giá thành thực tế tại công trình đường QL 32A Km71-Km125 Thu Cúc - Thanh Sơn so với tình hình dự toán. Biểu 12: Tình hình thực hiện dự toán chi phí Công trình: QL 32A Km71-Km125 Thu Cúc - Thanh Sơn ĐVT: đồng STT Chỉ tiêu % Dự toán Thực tế % Thực tế/ dự toán 1 Chi phí NVL trực tiếp 63,89 375.663.033 333.467.983 66,42 -42.195.050 2 Chi phí NCTT 10,92 64.200.000 50.149.000 9,98 -14.051.000 3 Chi phí sử dụng MTC 17,38 102.188.907 78.714.153 15,68 -23.474.754 4 Chi phí sản xuất chung 7,81 45.972.684 39.756.344 7,92 -6.216.340 Tổng chi phí ( giá thành ) 100 588.024.624 502.087.480 100 -85.937.144 Về tổng thể tình hình trên phản ánh giá thành thực tế thấp hơn giá dự toán là 85.942.024 (đồng). Đây là kết quả tích cực thể hiện quá trình thi công công trình đã có sự quan tâm quản lý sát sao của lãnh đạo và các phòng ban tham mưu trong công ty. Ta thấy khoản mục chi phí NVL trực tiếp thực tế tiết kiệm được so với dự toán là 42.195.050 (đồng). Nhưng về cơ cấu thì chi phí NVLK trực tiếp thực tế chiếm tỷ trọng cao hơn so với dự toán. Vậy ta phân tích yếu tố ảnh hưởng tới kết quả này thông qua biểu sau: Biểu 13: Bảng so sánh giá một số NVL chính thực tế với giá dự toán Công trình: Đường QL 32A Km71 – Km125 Thu Cúc – Thanh Sơn STT Tên vật tư Đơn vị Giá TT tháng 5 Giá TT tháng 6 Thực tế Dự toán Thực tế/dự toán Po*Q1 Khối lượng Đơn giá Khối lượng Đơn giá Khối lượng Q1) P1*Q1 Giá TB (P1) Khối lượng Qo) Giá (Po) Po*Qo 1 Đá 4x6 m3 1,709.3 71,000 14.2100 70,000 1,723.51 122,355,000 70,992 1,721,60 78,000 134,284,800 111,929,800 134,433,780 2 Đá 2x4 m3 15.1900 70,000 15.19 1,063,300 70,000 15.19 78,000 1,184,820 -121,520 1,184,820 3 Đá 1x2 m3 182.86 76,000 13.2300 75,000 196.09 14,889,610 75,933 194.33 88,000 17,101,040 -2,211,430 17,255,920 4 Đá 1x1 m3 91.965 82,000 91.965 7,541,130 82,000 87.80 90,000 7,902,000 -360,870 8,276,850 5 Đá hộc m3 141.70 71,000 141.70 10,060,700 71,000 141.70 75,000 10,627,500 -566,800 10,627,500 6 Bitum m3 29.98 3,200,000 9.2230 2,900,000 39.20 122,682,700 3,129,421 38.70 3,613,456 139,840,747 -17,158,047 141,658,316 Tổng 278,592,440 310,940,907 -32,348,467 313,437,186 (Nguồn: Phòng kế toán) Với số liệu trên, tính được các chỉ tiêu ảnh hưởng đến sự biến động chi phí NVL trực tiếp bằng phương pháp hệ thống chỉ số. Công thức p1 * Q1 P0 * Q0 = p1 * Q1 P0 * Q1 x P0 * Q1 P0 * Q0 Û 278.592.440 310.940.907 = 278.592.440 313.437.185 x 313.437.185 310.940.907 Û 0,896 = 0,89 x 1,008 Û(ồ p1 * Q1-ồ P0 * Q0 )=( ồ p1 * Q1-ồ P0 * Q1)+ (ồP0 * Q1-ồP0 * Q0) Û (278.592.440 - 310.940.907) = ( 278.592.440-313.437.185)+(313.437.185-310.940.907) Û (-32.348.467)=(-34.844.745) + ( 2.496.278) Kết quả cho thấy: Khoản chi phí NVL trực tiếp giảm so với dự toán là 32.348.467đ do ảnh hưởng cả yếu tố giá và yếu tố khối lượng. Giảm do giá cung ứng vật tư so với đơn giá trong dự toán làm cho chi phí NVL trực tiếp chính tiết kiệm được 34.844.745đ. Và nếu không có hiện tượng lãng phí trong sử dụng NVL vượt định mức dự toán là 2.496.278đ thì khoản tiết kiệm từ NVL còn cao hơn đạt 34.844.745đ chứ không phải chỉ là 32.348.467đ. Tuy nhiên về tổng chi phí NVL Công ty vẫn có mức tiết kiệm giá thành là 42.195.050đ là do có ảnh hưởng giảm đơn giá của các loại vật tư khác như sắt thép các loại ( không kết cấu chỉ tiêu tính bảng) tạm tính là 9.846.583đ. Như vậy trong quá trình thi công chưa khống chế được lượng tiêu hao theo định mức kỹ thuật, quản lý vật tư thiếu chặt chẽ nên còn có hiện tượng lãng phí. Nhưng công ty đã quản lý tốt yếu tố giá cả đầu vào, thể hiện tính năng động của đội ngũ cán bộ cung ứng, duy trì và thiết lập được mối quan hệ với các nhà cung cấp NVL, thường xuyên nghiên cứu giá cả trên thị trường, tìm mua được nguồn vật tư với giá thấp hơn góp phần làm hạ giá thành công trình. Đối với chi phí NCTT thực tế đã phát sinh thấp hơn so với dự toán là 14.051.000đ. Kết quả này phản ánh Công ty đã sử dụng trang thiết bị trong thi công, công nhân làm việc năng suất cao đã làm giảm chi phí nhân công trong thực hiện . Trong bảng dự toán thì khoản mục chi phí sử dụng MTC được tính trong điều kiện nhà thầu thuê ngoài theo giá thị trường và định mức chung của ngành nhưng trong thực tế thi công công trình đã sử dụng phần lớn là MTC của Công ty. Do vậy mà chi phí sử dụng MTC trong thực tế đã tiết kiệm được 23.474.754đ, đây là khoản đạt tỷ lệ tiết kiệm nhiều nhất góp phần vào hạ giá thành công trình làm tăng lợi nhuận cho Công ty. Còn chi phí sản xuất chung của công trình này trong thực tế cũng ít hơn so với dự toán là 6.216.340đ nhưng đây cũng là khoản mục chiếm trong cơ cấu giá thành cao hơn so với dự toán. Từ thực tế đó đi đến việc tìm hiểu và đưa ra các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành công trình đối với Công ty Cổ Phần Quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ. Chương 3 một số ý kiến hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. 3.1. đánh giá chung về công tác kế toán của công ty Công tác hạch toán kế toán luôn là vấn đề cần thiết vì hạch toán kế toán là công cụ hữu hiệu để quản lý và phục vụ quản lý doanh nghiệp với nhiệm vụ cung cấp thông tin, phản ánh toàn diện và chi tiết các quan hệ kinh tế, các công tác kế toán của Công ty có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả của doanh nghiệp. Công tác kế toán của Công ty luôn thực hiện tốt các nguyên tắc, yêu cầu quản lý của Nhà nước và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. Về tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán chứng từ ghi sổ áp dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, phân loại, tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để phục vụ tốt cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. 3.2. Đánh giá về công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước, Công ty CP QL và XD đường bộ Phú Thọ đã thực sự khẳng định được mình, là một đơn vị SXKD có hiệu quả, chấp hành các quy định của Nhà nước. Qua chất lượng của công trình đã tạo lập được uy tín riêng của Công ty, củng cố, tạo niềm tin cho nhân dân và các cấp lãnh đạo của địa phương khi giao công trình cho Công ty, tiếp nhận sử dụng các công trình do Công ty bàn giao. Đạt được những thành tựu to lớn như vậy không thể không biết đến sự cố gắng vươn lên không mệt mỏi của cán bộ nhân viên trong Công ty dưới sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Công ty. Đặc biệt là sự đóng góp to lớn của phòng Kế toán Công ty trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, phục vụ đắc lực cho lãnh đạo trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Riêng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình là khâu quan trọng nhất, công tác kế toán ở Công ty đã nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc hạch toán, thực hiện hạch toán đúng, hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất, hạch toán chính xác giá thành tạo điều kiện cung cấp các thông tin cần thiết, giúp cho lãnh đạo Công ty nắm bắt được chi phí sản xuất và giá thành công trình thực tế. Từ đó thường kỳ tổ chức phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng vật tư, lao động ... để đề suất các chính sách kinh tế nội bộ phù hợp với các qui định hiện hành. Qua thời gian thực tập tại Công ty, tôi nhận thấy công tác tập hợp CPSX và tính giá thành tại Công ty có những ưu điểm và còn một số nhược điểm sau 3.2.1. Những ưu điểm. - Về tổ chức hạch toán kế toán: trên cơ sở thực tế, Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với yêu cầu công việc, phù hợp với năng lực của từng người. Đội ngũ cán bộ kế toán của Công ty không ngừng được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ đáp ứng sự phát triển của ngành, hệ thống chứng từ, sổ sách được nghiêm chỉnh chấp hành theo qui định của Bộ tài chính. - Riêng về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Trong phạm vi cụ thể Công ty đã có những vận dụng hợp lý, phù hợp với quy định hiện hành để đơn giản công việc hạch toán, kết hợp giữa lý thuyết và thực tế phát sinh làm cho công tác kế toán không thoát lý các nguyên tắc hạch toán mà vẫn giúp cho việc quản lý và kiểm tra thuận tiện hơn. - Tổ chức hạch toán chi phí vật tư: chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành, đóng vai trò hết sức quan trọng trong kết cấu giá trị sản phẩm, nhận thức được điều đó Công ty tiến hành tổ chức theo dõi chặt chẽ loại chi phí này. Tạo nếp quản lý trong suốt quá trình vận động của NVL từ khâu cung ứng, quá trình sử dụng cho đến khi kết thúc công trình. Những NVL với khối lượng lớn (Đá, nhựa ...) công ty ký hợp đồng mua giao thẳng theo hình thức tay ba tới chân công trình đã giảm bớt chi phí vận chuyển và thuân lợi cho đội thi công. Đội thi công chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ khối lượng vật tư trong quá trình sử dụng. Những NVL còn lại ( nhựa, củi...) tập kết tại kho Công ty. Để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn NVL Công ty bố trí một kế toán theo dõi chi tiết tình hình tăng giảm từng loại NVL. Căn cứ vào phiếu xuất kho, bảng kê khai do thủ kho chuyển lên kèm theo báo cáo sử dụng vật tư trong kỳ của bộ phận thi công để kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí NVL trực tiếp cho từng công trình và tiến hành ghi sổ kế toán. Trên cơ sở vận dụng các định mức tiêu hao NVL, thường kỳ Công ty tổ chức đánh giá tình hình chi phí NVL ở bộ phận thi công để biết yêu cầu cụ thể cho việc sử dụng NVL có kết luận là lãng phí hay không và đánh giá tình hình quản lý ở bộ phận trực tiếp thi công. - Công tác hạch toán chi phí nhân công: hình thức khoán được sử dụng để giao cho công nhân tạo động lực thúc đẩy người lao động có ý thức trách nhiệm hơn với công việc cả về chất lượng và thời gian, đảm bảo tiến độ thi công công trình. Căn cứ vào bảng chấm công do đội chuyển lên, bảng thanh toán lương theo khối lượng giao khoán công trình, kế toán tập hợp vào chi phí nhân công của công trình đó, theo dõi, tính và trả lương cho công nhân, đảm bảo cho người lao động hưởng lương đúng với công sức của mình. - Công tác hạch toán chi phí sử dụng MTC: Công ty mở chi tiết tài khoản 623 cho từng loại máy giúp cho việc theo dõi, hạch toán được thuận tiện. Cuối kỳ kế toán lập bảng tổng hợp chi phí MTC cho từng công trình cụ thể căn cứ vào nhật trình theo dõi hoạt động của mỗi máy tại mỗi công trình. * Công tác hạch toán chi phí sản xuất chung: với cách thức hạch toán là những khoản chi phí phục vụ cụ thể cho công trình nào thì được hạch toán vào công trình đó. Còn những khoản chi phí (lương gián tiếp đội, chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ mà Công ty đóng cho người lao động lên cấp trên, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi hội nghị ...) * Đối với việc tính giá thành công trình: Để theo dõi công trình trong năm, kế toán giá thành Công ty mở sổ chi tiết giá thành. Trong đó mỗi trang ghi một công trình. Với sổ này kế toán giá thành đã theo dõi được tiến độ thi công của công trình, thời gian hoàn thành, bàn giao thì kế toán biết ngay được giá thành thực tế của công trình đó. Qua đó xác định từng yếu tố chi phí đã dùng, đơn giá, tiền, các thời điểm phát sinh các chi phí cho công trình đã hoàn thành hay còn dở dang khi kết thúc niên độ kế toán. 2.3.2. Nhược điểm: - Công ty vận dụng hình thức chứng từ ghi sổ là phù hợp với qui mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty nhưng có nhược điểm là ghi chép trùng lặp, làm tăng khối lượng ghi chép dẫn đến dễ nhầm lẫn, phải thường xuyên đối chiếu kiểm tra. - Khi có những khoản thiệt hại trong quá trình thi công đem lại, kế toán Công ty chưa theo dõi chặt chẽ nên việc xác định đối tượng chịu trách nhiệm xác định bằng các biên bản theo chế độ bồi thường vật chất là rất chậm, điều này chỉ làm cho chi phí sản xuất trong kỳ báo cáo không được phản ánh chính xác, làm ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành công trình. - Trong khoản mục chi phí sử dụng MTC thì chi phí sửa chữa MTC bằng cách chi phí phát sinh trong tháng nào, quý nào được tập hợp và cuối mỗi quý đó tiến hành phân bổ cho các công trình được thi công trong quý. Cách hạch toán này sẽ làm cho giá thành công trình trong kỳ bị biến động theo từng trường hợp cụ thể ở những tháng máy thi công khai thác sử dụng ít do bị hỏng hóc nhiều, tỷ trọng MTC tốt thấp. 3.3. Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán luôn là vấn đề cần thiết vì hạch toán kế toán là công cụ hữu hiệu để quản lý và phục vụ quản lý doanh nghiệp. Với nhiệm vụ cung cấp thông tin, phản ánh toàn diện và chi tiết các quan hệ kinh tế. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình có vai trò quan trọng vì chúng gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hoàn thiện công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là việc phải làm ngay và làm thật tốt. Riêng về công tác hạch toán kế toán trong phạm vi cụ thể Công ty đã có những vận dụng hợp lý, phù hợp với qui định hiện hành. Về tổ chức hạch toán chi phí vật tư Công ty đã tiến hành tổ chức theo dõi chặt chẽ loại chi phí này. Từ khâu cung ứng, quá trình sử dụng cho đến khai kết thúc công trình. Trên cơ sở vận dụng các định mức tiêu hao NVL đúng kịp thời, thường kỳ Công ty tổ chức đánh giá tình hình chi phí NVL ở bộ phận thi công để biết yêu cầu cụ thể cho việc sử dụng NVL có kết luận là lãng phí hay không và đánh giá tình hình quản lý ở bộ phận trực tiếp thi công. Điều này chứng tỏ khâu giám sát NVL để phục vụ cho thi công đã góp phần tiết kiệm được chi phí NVL giúp cho việc tính giá thành công trình được đúng. Về khâu hạch toán chi phí nhân công với hình thức khoán được sử dụng đây có thể nói là hình thức ưu việt nhất trong XDCB giao thông Việt Nam hiện nay. Nó đã thúc đẩy người lao động có ý thức trách nhiệm hơn với công việc cả về chất lượng và thời gian, đảm bảo tiến độ thi công công trình. Về khâu hạch toán chi phí sử dụng MTC kế toán lập bảng tổng hợp chi phí MTC cho từng công trình cụ thể và phân bổ các chi tiêu hợp lýảnh hưởng đến quá trình hạch toán giá thành của từng công trình. Ngoài những kết quả đạt được ở trên thì trong công tác hạch toán kế toán của Công ty còn một số tồn tại như: hiện nay Công ty đang vận dụng hình thức chứng từ ghi sổ, hình thức này có nhược điểm là ghi chép trùng lặp, làm tăng khối lượng ghi chép dễ dẫn đến nhầm lẫn, phải thường xuyên đối chiếu kiểm tra. Khi có những khoản thiệt hại trong quá trình thi công đem lại, kế toán công ty chưa theo dõi chặt chẽ nên việc xác định đối tượng chịu trách nhiệm xác định bằng các biên bản theo chế độ bồi thường vật chất là rất chậm. Điều đó làm cho chi phí sản xuất trong kỳ báo cáo không được phản ánh chính xác, làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành công trình . Thực tập và nghiên cứu thực tế tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Phú thọ, kết hợp những kiến thức lý luận đã tiếp thu tại nhà trường để nâng cao chất lượng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau: * Hoàn thiện sổ sách: Như đã nêu ở phần đánh giá, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là hình thức còn tồn tại nhiều nhược điểm phải tuân thủ và nhiều động tác thừa, mất nhiều thời gian công sức vào sổ, chưa khắc phục được sự ghi chép trùng lặp trong hạch toán. Vì vậy một trong những cách giúp bộ máy kế toán của Công ty làm việc có hiệu quả nên vận dụng hình thức nhật ký chứng từ . * Công ty nên mở khoản mục chi phí trích trước ( TK 335): thực hiện trích trước chi phí sửa chữa MTC để đảm bảo cho giá thành công trình ở các kỳ không bị biến động trong trường hợp có những tháng MTC bị hỏng nhiều. 3.4. Một số giải pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc làm thế nào để công trình đạt chất lượng cao nhưng chi phí bỏ ra ít nhất, để thu được lợi nhuận cao nhất. Đây là mong muốn và cũng là mục đích phấn đấu mà Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ đặt ra. Cạnh tranh bằng giảm giá chi phí là một cuộc cạnh tranh lành mạnh không chỉ có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp mà xét trên phạm vi toàn xã hội nó góp phần tiết kiệm hao phí, nâng cao chất lượng lao động xã hội. Có thể thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Mụa tiêu hạ thấp giá thành thì tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi đơn vị mà lựa chọn giải pháp giảm chi phí cho phù hợp *) Giải pháp về quản lý - Tăng cường các hoạt động đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các mức khoán chi phí đã giao. - Không thể quản lý được nếu thiếu sự kiểm tra. ở Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ thì hoạt động kiểm tra kiểm soát mới chỉ được dựa vào đội ngũ kế toán. Trong quá trình theo dõi chi phí phát sinh thì cần phát huy tinh thần làm chủ, tự động và có trách nhiệm, thường xuyên phải kiểm tra tài chính đối với những khoản chi phí có tính chất " nhạy cảm" này. Khoản chi phí này trước hết sẽ gây lãng phí làm tăng giá thành, hơn nữa gây những hậu quả không lường, làm thoái hoá đội ngũ cán bộ, người lao động, các thành viên trong Công ty. Để theo dõi một cách hệ thống tạo điều kiện phát hiện chi phí bất thường một cách nhanh chóng, Công ty nên thường xuyên có sự phân tích, đánh giá chi phí cần thiết ở mức độ cần và đủ phục vụ quản lý. - Nhân tố con người :là nhân tố quan trọng nhất tác động đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu truy đến nguồn gốc của sự việc thì các nhân tố trên tác động đến chi phí như thế nào cũng là mục đích của người quản lý trong doanh nghiệp. Chính vì vậy ý thức tiết kiệm của mỗi nhân viên và trình độ quản lý của lãnh đạo trong doanh nghiệp mới là nguyên nhân sâu xa đồng thời cũng là mạnh mẽ nhất tác động đến chi phí. Đây là yếu tố tạo sự khác biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Thế mạnh bên trong của doanh nghiệp là cái mà đối thủ cạnh tranh có thể không có. Bởi vậy phải phát huy nội lực, quan tâm động viên giúp đỡ anh chị em trong Công ty, để cán bộ công nhân viên thực sự coi Công ty như là của mình, có tinh thần trách nhiệm và tự giác cao. Có như thế thì các giải pháp tiết kiệm chi phí mới thật có hiệu quả. * Giải pháp về chi phí NVL trực tiếp: Trong giá thành công trình thì cơ cấu chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy tiết kiệm chi phí NVL trực tiếp sẽ là giải pháp có hiệu quả nhất làm cho giá thành công trình hạ. Như phân tích ở trên ta thấy yếu tố đơn giá NVL đầu vào là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng lớn đến khoản mục chi phí NVL trực tiếp bởi thế cần được thường xuyên quan tâm. Khi ký hợp đồng cung ứng nguồn cung cấp vật tư yêu cầu thì đội ngũ cán bộ phòng Vật tư phải luôn duy trì và thiết lập được mối quan hệ gắn bó với các nhà cung ứng NVL có uy tín và có đơn giá thấp nhất trên thị trường. Thường xuyên nghiên cứu giá cả, tìm mua vật tư ở các nguồn có giá thấp hơn so với dự toán. Có như vậy giải pháp hạ giá thành công trình qua chi phí vật tư mới thật sự phát huy hiệu quả, mới trở thành hiện thực. Như đã thấy thực tế thi công công trình đường QL 32A Km71-Km125 Thu Cúc- Thanh Sơn khối lượng NVL đã vượt so với dự toán tăng 2.496.278đ, thực trạng này đã phản ánh mong muốn hạ thấp giá thành qua giải pháp sử dụng quản lý vật tư đã không có hiệu quả ngược lại còn gây lãng phí 2.496.278đ. Cần được Công ty rút kinh nghiệm khắc phục. Thông thường công trình hay bị lãng phí ở khâu để bãi thi công ven đường nhưng sử dụng không hết, gây lãng phí. Do vậy phòng vật tư phải thường xuyên kết hợp với ban chỉ đạo công trình quản lý chặt chẽ, chống thất thoát. Đặc biệt, Công ty cần chú trọng nâng cao trách nhiệm giám sát thi công, trực tiếp quản lý của đội ngũ cán bộ kỹ thuật điều hành trực tiếp quá trình thi công, luôn khai thác để tìm ra những giải pháp kỹ thuật nhằm cải tiến các khâu trong thi công như thế sẽ tiết kiệm được những chi phí NVL trực tiếp. Ngoài ra với một đội ngũ có trách nhiệm thì sẽ giúp cho việc tổ chức thi công từ khâu khảo sát, đo đặc lập dự toán đến khâu điều hành, nghiệm thu công trình có độ chính xác cao. Như vậy Công ty sẽ tiết kiệm được chi phí "ẩn" về thiệt hại do những tính toán sai lệch và những sai sót không cố tình hay hữu ý do đơn vị thi công cố tình thiếu trách nhiệm. Khắc phục, ngăn chặn được những hành vi này sẽ tạo ra được những khoản tiết kiệm, giảm chi phí không nhỏ. Khoản tiết kiệm này ta không nhận thấy, không ước lượng được một cách rõ ràng cụ thể, không định lượng được, nhưng có tác dụng tạo ý thức nề nếp tiết kiệm trong đội ngũ lao động trực tiếp, người điều hành thi công ... được đánh giá là rất lớn. * Giải pháp về chi phí nhân công : Do đặc điểm loại hình lao động là XDCB, có những công trình quy mô lớn thì số lượng công nhân đòi hỏi nhiều, ngược lại có những công trình nhỏ, nhu cầu lao động ít. Giải pháp tiết kiệm chi phí nhân công cụ thể là bố trí lao động trực tiếp hợp lý. Trong thi công có những công việc đòi hỏi người lao động có kỹ thuật nhưng cũng có những công việc không cần kỹ thuật. Như vậy để phù hợp với tình hình lao động thì ngoài những kỹ sư chuyên ngành, các cán bộ kỹ thuật, các công nhân có tay nghề thì Công ty có thể linh hoạt trong việc thuê nhân công ở địa phương nơi địa bàn thi công. Ta có thể thấy ngay hiệu quả của giải pháp này bằng một phép tính nhỏ: Thực tế đội 5 có 25 người, tất cả tham gia vào thi công công trình đường QL 32A Km71-Km125 Thu Cúc - Thanh Sơn trong đó 5 công nhân bậc 4, 7 công nhân bậc 3 và 13 công nhân bậc 2, tổng chi phí NCTT phải trả là 50.149.000đ. Nếu ta thi công công trình này sử dụng 5 công nhân bậc 4, 7 công nhân bậc 3 và 3 công nhân bậc 2 trong khi đó thuê 10 nhân công ở địa phương thi công trình thì tổng chi phí NCTT phải trả = 42.912.000đ, một khoản chi phí nhân công trực tiếp tiết kiệm được là : 7.237.000đ. Như vậỵ nếu công trình đường QL 32A Km71-Km125 Thu Cúc - Thanh Sơn thay thế 10 công nhân trực tiếp bằng thuê 10 nhân công là người địa phương thì tiết kiệm được 7.237.000đ góp phần vào hạ giá thành công trình. Sử dụng nhân công thuê ngoài không chỉ là giải pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành công trình hữu hiệu mà còn khai thác lao động xã hội nhàn rỗi, cho phép đội có thể nhận thi công cùng một lúc hai hay ba công trình: bố trí lao động từng giai đoạn hợp lý. * Đối với mỗi đội thi công trực tiếp nên phân thành các tổ, mỗi tổ có đặc điểm tiêng như tổ thanh niên: là tập hợp những thanh niên vào tổ hay tổ phục nữ. Vì đặc điểm hoạt động là hay phải đến các địa bàn khác nhau để thi công, việc phân tổ như vậy sẽ phù hợp với những công trình xa. Với những điều kiện ở xa mà công nhân là phụ nữ thì thời gian đi lại mất nhiều và do điều kiện tâm lý nên như thế năng suất không cao. Với cách phân tổ như vậy thì khi có những công trình xa đội sẽ giao cho tổ thanh niên xuống địa bàn thi công còn tổ phụ nữ chuyển NVL hay làm công việc khác. * Giải pháp về kỹ thuật: khi thi công cán bộ kỹ thuật của đội phải quan tâm tới dự báo thời tiết bão, lũ ... do hoạt động thi công ở ngoài trời phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên bất khả kháng để bố trí thi công cho phù hợp. Công việc rải nhựa chất lượng phụ thuộc rất nhiều ở nhiệt độ, nắng nóng hàng ngày. Cần bố trí lao động hợp lý động viên khuyến khích người lao động phát huy hết năng suất trong từng trường hợp, từng ngày, từng mùa, từng vị trí thi công cụ thể để có thể tiết kiệm được lượng vật tư tiêu hao trong mức độ định mức cho phép. * Phát huy khả năng khai thác các nguồn vật tư có đơn giá thấp hơn giá dự toán là yếu tố góp phần tiết kiệm chi phí, do đó cần động viên, khuyến khích cán bộ vật tư nắm bắt tình hình kinh tế thị trường để có những biện pháp mua NVL theo mùa, tập kết dự trữ vật tư phù hợp, hợp lý cần thiết phục vụ kịp thời cho thi công trong mọi tình huống đảm bảo cho việc thi công không bị gián đoạn, không phải mua NVL với giá cao. * Công ty cần đầu tư mua sắm máy thi công đầy đủ và khai thác hết năng suất để phục vụ cho công tác thi công, giảm dần, đi đến chấm dứt hiện tượng đi thuê MTC để thi công công trình. Vì dù sao giá đi thuê bao giờ cũng cao hơn giá tự làm. Thực hiện được giải pháp này, trước hết là giảm được chi phí MTC sau nữa là giải phóng và thay thế thủ công lao động nặng nhọc của con người, tăng năng suất, đẩy nhanh tiến độ thi công đảm bảo chất lượng công trình theo yêu cầu sử dụng, tuổi thọ công trình. * Tăng cường các hoạt động giám đốc, kiểm tra việc thực hiện các mức khoán chi phí đã giao. * Không thể quản lý được nếu thiếu sự kiểm tra. ở Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Phú Thọ thì hoạt động kiểm tra kiểm soát mới chỉ được dựa vào đội ngũ kế toán. Trong quá trình theo dõi chi phí phát sinh thì cần phát huy tinh thần làm chủ, tự động và có trách nhiệm, thường xuyên phải kiểm tra tài chính đối với những khoản chi phí có tính chất " nhạy cảm" này. Khoản chi phí này trước hết sẽ gây lãng phí làm tăng giá thành, hơn nữa gây những hậu quả không lường, làm thoái hoá đội ngũ cán bộ, người lao động, các thành viên trong Công ty. Để theo dõi một cách hệ thống tạo điều kiện phát hiện chi phí bất thường một cách nhanh chóng, Công ty nên thường xuyên có sự phân tích, đánh giá chi phí cần thiết ở mức độ cần và đủ phục vụ quản lý. * Có thể nói nhân tố con người là nhân tố quan trọng nhất tác động đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu truy đến nguồn gốc của sự việc thì các nhân tố trên tác động đến chi phí như thế nào cũng là mục đích của người quản lý trong doanh nghiệp. Chính vì vậy ý thức tiết kiệm của mỗi nhân viên và trình độ quản lý của lãnh đạo trong doanh nghiệp mới là nguyên nhân sâu xa đồng thời cũng là mạnh mẽ nhất tác động đến chi phí. Đây là yếu tố tạo sự khác biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Thế mạnh bên trong của doanh nghiệp là cái mà đối thủ cạnh tranh có thể không có. Bởi vậy phải phát huy nội lực, quan tâm động viên giúp đỡ anh chị em trong Công ty, để cán bộ công nhân viên thực sự coi Công ty như là của mình, có tinh thần trách nhiệm và tự giác cao. Có như thế thì các giải pháp tiết kiệm chi phí mới thật có hiệu quả. Kết luận Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý. Những thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho ban lãnh đạo phân tích đánh giá tình hình sử dụng lao động, tiền vốn, vật tư... Từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và đề ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh. Điều đó chứng tỏ chi phí sản xuất và tính giá thành ngày càng tỏ rõ vai trò của nó đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, việc hoàn thiện vấn đề này là hoàn toàn cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập em đã cố gắng tìm hiểu thực tế công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty CP Quản lý và Xây dựng Đường Bộ Phú Thọ. Với sự nỗ lực của bản thân và được sự hướng dẫn tận tâm của thầy cô giáo trong khoa kế toán và đặc biệt là thầy giáo Trương Anh Dũng, cùng các chị cán bộ nhân viên của phòng Kế toán ở Công ty CP Quản lý và Xây dựng Đường Bộ Phú Thọ đã giúp em nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập. Do trình độ có hạn, thời gian tìm hiểu thực tế chưa nhiều, báo cáo của em chỉ đề cập đến những vấn đề có tính chất cơ bản nhất cũng như chỉ mới đưa ra những ý kiến bước đầu chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý và chỉ bảo của các thầy cô giáo trong khoa kế toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng kế toán của Công ty CP Quản lý và Xây dựng đường bộ Phú Thọ và đặc biệt Thạc Sỹ Trương Anh Dũng và các thầy, các cô trong khoa kế toán – Trường Đại học kinh tế quốc dân đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Ngày 14 tháng 08 năm 2008 Sinh viên Đỗ Thị Hồng Thắm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6442.doc
Tài liệu liên quan