Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương

Mỗi công trình từ khi thi công đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở riêng một sổ chi tiết chi phí sản xuất để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh. Các sổ chi tiết chi phí sản xuất được mở theo dõi chi tiết theo từng khoản mục chi phí như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm hoàn thành. Giá trị nguyên vật liệu gồm vật liệu chính, vật liệu phụ phục vụ cho việc thi công công trình. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động trực tiếp thi công công trình. - Chi phí sản xuất chung: gồm lương, khoản trích theo lương của các xưởng trưởng, xưởng phó và các chi phí có tính chất chung hỗ trợ cho công tác thi công công trình. Sau đó căn cứ vào số liệu trên các sổ chi tiết cho từng khoản mục chi phí, kế toán sẽ lên Sổ chi tiết cho từng công trình, Bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất. Từ đó tính ra được tổng chi phí thực tế phát sinh từ khi công trình được thi công cho đến khi hoàn thành bàn giao công trình và đó là cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Đối tượng tính giá thành là khối lượng công việc đã hoàn thành tức là công trình đã hoàn thành bàn giao.

doc49 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TK 154 Tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho CNTTSX Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 338 Các khoản đóng góp theo tỷ lệ với tiền lương của CN TTSX thực tế PS TK111 TK141 TK 331 Tạm ứng Thanh toán TL CN thuê ngoài Tiền lương phải trả cho công nhân thuê ngoài Sơ đồ 5 : Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty 1.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Để tiến hành hoạt động sản xuất một cách thuận lợi và hiệu quả thì ngoài các yếu tố cơ bản về nguyên vật liệu, lao động trực tiếp sản xuấtthực tế đòi hỏi phải tiêu hao một số yếu tố chi phí khác như: chi phí nghiệm thu công trình, chi phí tiếp khách giao dịchNhững khoản chi phí này tuy không trực tiếp tham gia cấu thành thực thể của sản phẩm nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng giúp cho hoạt động sản xuất diễn ra một cách nhịp nhàng, đều đặn. Đó là chi phí sản xuất chung. Tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương, khoản mục chi phí này bao gồm các yếu tố sau: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng (6271) Chi phí vật liệu (6272) Chi phí công cụ dụng cụ (6273) Chi phí khấu hao TSCĐ (6274) Chi phí dịch vụ mua ngoài (6277) Chi phí khác bằng tiền (6278) Các yếu tố trên được hạch toán như sau: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Chi phí này bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho nhân viên quản lý công trình như: Xưởng trưởng, Xưởng phó, Kế toán phân xưởngHàng tháng Xưởng trưởng là người trực tiếp theo dõi thời gian lao động và xếp loại lao động cho từng nhân viên quản lý trên Bảng chấm công. Đối với nhân viên quản lý, Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Căn cứ vào Bảng chấm công, kế toán Công ty tính lương cho từng người. Công thức tính lương theo thời gian áp dụng trong Công ty như sau : Lương thời gian = Lương theo hệ số kinh doanh x hệ số cấp bậc x Số ngày làm việc thực tế trong tháng 22 Trong đó : Mức lương theo hệ số kinh doanh đối với nhân viên quản lý phân xưởng được quy định là 400.000đ/người/tháng. Ngoài ra Công ty khấu trừ vào lương 5% BHXH, 1%BHYT và tính vào chi phí sản xuất 19% (15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ). Cụ thể ta sẽ xem ví dụ minh hoạ cho việc tính tiền lương của ông Lê Đình Bảo-Xưởng trưởng Xưởng Điêu Khắc như sau: Trong tháng 9/2002 ông Bảo có 25 ngày công, lương của ông Bảo sẽ được tính: 400.000 x 3,28 x 25 = 1.490.909 đ 22 Ngoài ra ông Bảo còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm là 84.000 đ. Do vậy tổng lương của ông Bảo sẽ là: 1.490.909 + 84.000 = 1.574.909 đ Cuối tháng, khoản mục tiền lương này sẽ được tập hợp riêng theo từng phân xưởng và do phân xưởng nhận trách nhiệm thi công công trình nên tiền lương được phân bổ trực tiếp cho công trình tương ứng. Các số liệu trên sẽ là căn cứ để ghi sổ Nhật ký chung, sổ Cái TK627 và sổ chi tiết chi phí sản xuất các công trình. Chi phí vật liệu và công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất thuộc phạm vi phân xưởng Khoản mục chi phí này thường chiếm tỷ lệ nhỏ, về việc hạch toán được theo như trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí khấu hao TSCĐ Công tác khấu hao TSCĐ tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương đang thực hiện theo QĐ166/1999 QĐ-BTC ngày 30/12/1999. Phạm vi tính khấu hao là toàn bộ TSCĐ, phạm vi trích khấu hao là TSCĐ phục vụ quá trình sản xuất chung cho phân xưởng. Việc tính khấu hao TSCĐ tại Công ty được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng: TSCĐ tăng hoặc giảm trong tháng này thì tháng sau mới trích hoặc thôi không trích khấu hao, TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn còn giá trị sử dụng thì không khấu hao nữa. Mức khấu hao TSCĐ tháng = Nguyên giá tài sản cố định Số năm sử dụng x 12 Công ty áp dụng phương pháp khấu hao là phương pháp khấu hao bình quân. Trên cơ sở nguyên giá và thời gian sử dụng ước tính, mức khấu hao bình quân tháng cho từng TSCĐ được xác định theo công thức sau: Việc tính khấu hao TSCĐ được thể hiện trên sổ chi tiết khấu hao tài sản cố định. Cuối tháng, căn cứ vào các sổ chi tiết khấu hao tài sản cố định kế toán sẽ lập Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. Số liệu tính toán trên bảng tính và phân bổ khấu hao sẽ là căn cứ để ghi nhận vào chi phí sản xuất chung. Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định Tháng 9/2002 Đơn vị tính: Đồng STT Tên tài sản Ghi Có TK 214, ghi Nợ các TK TK 6274 Tổng cộng Ghi chú CT Tượng đài TS 1 Máy móc thiết bị 1.515.000 5.729.000 2 Phương tiện vận tải 910.000 2.148.000 . Cộng 1.819.000 26.780.006 Biểu số 11: Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Bao gồm các khoản chi trả tiền điện, tiền nước, chi phí giao dịch, tiếp khách, chi phí công tác của các Xưởng trưởngChi phí phát sinh cho công trình nào thì được hạch toán trực tiếp vào công trình đó. Sổ Cái (trích) Từ ngày 01/01/2002 đến 31/12/2002 Tài khoản: Chi phí sản xuất chung Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có -1269 20/09 K.Oanh phí giao dịch CT Trường Sơn 1111 100000 -1309 25/09 Ninh pho to tài liệu CT Trường Sơn 1111 362000 . . THCPSXC12 31/12 Kết chuyển CPSXC CT Trường Sơn 154 34.537.904 . Cộng 2.708.678.504 2.708.678.504 Biểu số 12: Sổ Cái TK627 Cuối quý căn cứ vào các chi phí sản xuất chung phát sinh của các công trình, kế toán Công ty lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Công ty Mỹ thuật Trung Ương Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Từ ngày 01/ 09/ 2002 đến ngày 31/ 12/ 2002 ĐVT: Đồng STT Tên đối tượng Số tiền 1 Công trình Bảo tàng Cần Thơ 108.976.450 2 Công trình Tượng đài liệt sỹ Trường Sơn 34.537.904 3 Công trình di tích Nguyễn Du 89.839.000 Cộng 548.918.896 Biểu số 13: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Các bút toán hạch toán chi phí sản xuất chung được hạch toán qua sơ đồ sau: TK 334, 338 TK 627 TK 154 Chi phí nhân viên phân xưởng Kết chuyển chi phí sản xuất chung TK 152, 153 Chi phí vật liệu dụng cụ dùng cho SX TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 111, 112 Chi phí sản xuất chung khác Sơ đồ 6 : Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung tại Công ty 1.2.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Vào cuối mỗi quý, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất cho từng công trình. Từ sổ chi tiết chi phí sản xuất của từng công trình, Bảng tổng hợp của từng loại chi phí sản xuất, kế toán tổng hợp lập Bảng tổng hợp CPSX quý cho toàn Công ty. Trên Bảng tổng hợp CPSX mỗi công trình được phản ánh một dòng và ghi vào cột chi phí tương ứng. Bảng này được lập như sau: Bộ Văn hóa-Thông tin Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Công ty Mỹ thuật Trung ương Từ ngày 01/09/02 đến 31/12/02 STT Tên công trình Chia ra Tổng cộng Vật liệu Nhân công Sản xuất chung 1 Bảo tàng Cần Thơ 254.685.760 254.224.466 108.976.450 617.886.676 2 Công trình Tượng đài T.Sơn 1.275.430.512 385.453.000 34.537.904 1.695.421.416 3 CT Di tích Nguyễn Du 13.603.000 365.000 89.839.000 103.807.000 . 20 Tượng đài Madagasca 170.000.000 4.482.336 228.439.098 402.921.434 Cộng 2.452.634.488 1.954.300.100 548.918.896 4.955.853.484 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Kế toán lập (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 14: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Đồng thời kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển chi phí từ TK621, 622, 627 sang bên Nợ TK154 chi tiết cho từng công trình và ghi vào sổ Nhật ký chung và sổ Cái tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Sổ Cái (trích) Từ ngày 01/01/2002 đến 31/12/2002 Tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ĐVT: Đồng Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 703.891.281 .. THVL12 31/12 Kết chuyển Cp NVL TT CT Trường Sơn 621 1.275.430.512 THNC12 31/12 Kết chuyển CP NC TT CT Trường Sơn 622 385.453.000 THSXC12 31/12 Kết chuyển CP SXC CT Trường Sơn 627 34.537.904 THCP 31/12 K/C giá thành SP hoàn thành-CT Trường Sơn 632 2.809.229.312 .. Cộng phát sinh 19.703.891.860 17.035.804.635 Số dư cuối kỳ 3.371.978.506 Biểu số 15: Sổ Cái TK154 1.2.3 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm hoàn thành tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương 1.2.3.1 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang của Công ty chính là những công trình vẫn còn đang trong giai đoạn thi công mà vẫn chưa đến thời điểm hoàn thành bàn giao. Việc xác định sản phẩm dở dang cuối quý hiện nay ở Công ty chủ yếu phụ thuộc vào nơi thi công, căn cứ vào khối lượng và chi phí đã đầu tư. Tại Công ty, kế toán áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí thực tế phát sinh. Theo đó chi phí sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ khi khởi công cho đến cuối quý đó. Cụ thể Công trình Tượng đài Trường Sơn tính đến thời điểm đầu quý 4 là:1.113.807.896đ. 1.2.3.2 Tính giá thành sản phẩm hoàn thành Căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm và điều kiện của mình, Công ty Mỹ thuật Trung Ương lựa chọn tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. Giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp của công trình trong quý và giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩm theo công thức: Giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Cụ thể tại thời điểm cuối quý 4/2002 Công trình Tượng đài liệt sỹ Trường Sơn đã được hoàn thành bàn giao, Công ty tính giá thành thực tế cho công trình như sau: Giá thành công trình hoàn thành = 1.113.807.896 + 1.695.421.416 - 0 = 2.809.229.312 đ Sau đó kế toán Công ty sẽ lập Bảng tính giá thành sản phẩm hoàn thành cho toàn quý Bảng tính giá thành sản phẩm hoàn thành Quý 4- Năm 2002 ĐVT: Đồng Công trình Khoản mục CP Tượng đài Trường Sơn .. Cộng Chi phí NVL trực tiếp 1.907.357.312 Chi phí NC trực tiếp 836.278.000 Chi phí SX chung 65.594.000 Cộng 2.809.229.312 Biểu số 16: Bảng tính giá thành sản phẩm hoàn thành Để đánh giá công tác thực hiện giá thành kế toán Công ty sẽ lập bảng phân tích giá thành theo mẫu như sau: Bảng phân tích giá thành Công trình: Tượng đài liệt sỹ Trường Sơn ĐVT: Đồng Khoản mục Dự toán Thực tế Thực tế so với dự toán Chênh lệch % 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.000.000.000 1.907.357.312 -92.642.688 95,4% 2. Chi phí nhân công trực tiếp 830.000.000 836.278.000 + 6.278.000 100,7% 3. Chi phí sản xuất chung 70.000.000 65.594.000 -4.406.000 93,7% Tổng giá thành 2.900.000.000 2.809.229.312 -90.770.688 96,87% Biểu số 17: Bảng phân tích giá thành Dựa vào bảng tính giá thành của công trình sẽ so sánh được giữa giá thành thực tế và giá thành dự toán, ta thấy Công ty đã hoàn thành được kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, giá thành thực tế giảm so với giá thành kế hoạch là 90.770.688đ hay đạt 96,8 %, đó là do ảnh hưởng của các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành công trình, cụ thể như sau: Chi phí nguyên vật liệu giảm so với dự toán là 92.642.688đ tức là giảm 4,6% Chi phí nhân công trực tiếp tăng so với dự toán là 6.278.000đ tức là tăng 0,7% Chi phí sản xuất chung giảm so với dự toán là 4.406.000 tức là giảm 6,3% Như vậy có thể thấy nguyên nhân chủ yếu làm giảm giá thành là do giảm chi phí nguyên vật liệu và chi phí sản xuất chung. Tuy nhiên để hiểu rõ nguyên nhân của từng sự tăng giảm, ta sẽ đi sâu vào phân tích từng khoản mục chi phí để biết được sự ảnh hưởng của chúng tới giá thành công trình hoàn thành (Cụ thể là công trình Tượng đài Trường Sơn). Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm là nguyên nhân chủ yếu làm giá thành giảm: -92.642.688 x 100 = -3,19% 2.900.000.000 Chi phí nhân công trực tiếp tăng làm cho giá thành tăng: +6.278.000 x 100 = +0,21% 2.900.000.000 Chi phí sản xuất chung giảm làm cho giá thành giảm: -4.406.000 x 100 = -0,15% 2.900.000.000 1.2.3.3 Hạch toán bàn giao công trình Khi công trình hoàn thành căn cứ vào biên bản nghiệm thu A-B, thanh lý hợp đồng, hóa đơn khối lượng XDCB hoàn thành, kế toán kết chuyển chi phí sản xuất tương ứng với khối lượng đã nghiệm thu và chấp nhận thanh toán Nợ TK632 2.809.229.312 CóTK154 2.809.229.312 Có thể phản ánh các bút toán về tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty qua sơ đồ sau: TK 621 TK 154 TK 632 TK 911 Kết chuyển chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp Giá thành sản phẩm Kết chuyển giá vốn hoàn thành TK 622 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 627 Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung Sơ đồ 7 : Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất tại Công ty Phần 2: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương 2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các doanh nghiệp được Nhà nước cấp vốn, vật tư, tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh, việc thực hiện sản xuất tuân theo kế hoạch Nhà nước giao, khi có lãi thì Nhà nước thu, lỗ thì Nhà nước bù. Do đó các doanh nghiệp luôn thụ động, ít quan tâm đến kết quả hoạt động sản xuất-kinh doanh. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường hiện nay, giữa các thành phần kinh tế luôn có sự cạnh tranh gay gắt, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm thế nào để tránh tình trạng thua lỗ, phá sản, tìm được hướng đi đúng đắn cho mình để kinh doanh có lãi, có hiệu quả. Đây là một vấn đề bao trùm, xuyên suốt hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, nó thể hiện chất lượng của toàn bộ công tác quản lý kinh tế-suy cho cùng quản lý kinh tế nói chung, quản lý hoạt động sản xuất nói riêng đều nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Nguyên tắc cơ bản của hạch toán kinh doanh là lấy thu bù chi, tự trang trải và có lãi. Muốn có lãi cao nhất thì một trong các biện pháp quan trọng là phải tối thiểu hóa một cách hợp lý lượng chi phí sản xuất chi ra. Mặt khác chi phí sản xuất cấu thành nên giá thành của sản phẩm vì vậy việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở tiết kiệm được chi phí, các chi phí theo khoản mục giá thành mà thôi. Để đạt được điều đó thì việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một việc làm cần thiết, nó giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí, hạ được giá thành, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ đó tạo cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Xác định được tầm quan trọng đó các doanh nghiệp luôn phấn đấu nâng cao và hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, coi đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển của doanh nghiệp. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngoài yêu cầu tính đúng, tính đủ, chính xác cần phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cần thiết để các nhà quản lý đưa ra các quyết định nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận toàn doanh nghiệp. 2.2 Một số nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề hết sức phức tạp và quan trọng. Để đảm bảo việc vận dụng đúng chế độ kế toán mới thì công tác hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải dựa trên một số nguyên tắc sau: Việc hoàn thiện phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý của Công ty. Mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm và có điều kiện riêng nên không thể có một mô hình kế toán chung cho tất cả các doanh nghiệp. Để tổ chức công tác kế toán, đảm bảo phát huy tốt vai trò, tác dụng của kế toán đối với công tác quản lý thì việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tính chất của doanh nghiệp, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của nhân viên kế toán. Việc hoàn thiện phải đảm bảo sự thống nhất giữa các chỉ tiêu mà kế toán phản ánh, thống nhất về hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán và sổ sách báo cáo kế toán. Việc hoàn thiện phải đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời đầy đủ và có hiệu quả cho mọi hoạt động kế toán tài chính của Công ty nhằm phục vụ kịp thời cho việc chỉ đạo quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc hoàn thiện phải kết hợp được kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết, kế toán tài chính với kế toán quản trị. Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Việc hoàn thiện phải căn cứ vào chế độ kế toán Nhà nước quy định, các chính sách của pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi khi hoàn thiện công tác kế toán, không những phải nhạy bén, trung thực, phù hợp với các quy luật thị trường về kinh doanh mà còn phải tuân thủ đúng các chế độ, chính sách của pháp luật, khi có những vấn đề bất cập nảy sinh thì cần thiết phải có đề xuất kiến nghị lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. 2.3 Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương, do yêu cầu của đề tài lựa chọn em đã đi vào tìm hiểu nguyên nhân chi phối, phương hướng giải quyết, khắc phục những tồn tại nhằm làm cho công tác kế toán của Công ty thực sự trở thành một công cụ quản lý nhạy bén. Với góc độ là sinh viên thực tập em xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến sau: 2.3.1 Những ưu điểm Trong thời gian thực tập tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương em nhận thấy cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã có những biến đổi thích ứng. Từ một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế tập trung khi chuyển sang nền kinh tế thị trường tuy gặp nhiều khó khăn nhưng với sự năng động của bộ máy quản lý cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên chức trong Công ty, đến nay Công ty đã dần dần khắc phục được khó khăn và hoạt động bước đầu có hiệu quả. Các phòng chức năng của Công ty được tổ chức sắp xếp lại cho phù hợp với quy mô hoạt động của Công ty, song song với quá trình biến đổi ấy hệ thống công tác tài chính của Công ty không ngừng được hoàn thiện nghiên cứu cả về cơ cấu lẫn phương pháp hạch toán. Đến nay Công ty đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường bằng hàng loạt các công trình mỹ thuật nổi tiếng trong nước và quốc tế. Có được kết quả đó là do sự cố gắng nỗ lực của Công ty trên các mặt sau: - Về tổ chức bộ máy quản lý: Công ty đã xây dựng được mô hình bộ máy quản lý khoa học, có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Đội ngũ lãnh đạo của công ty hết sức năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn cao, chủ động trong mọi tình huống. - Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức hợp lý, cung cấp thông tin kế toán cho nhà quản lý kịp thời, chính xác, đầy đủ. Đội ngũ kế toán là những nhân viên có năng lực, nhiệt tình trong công việc, trình độ chuyên môn khá cao và không ngừng được nâng lên. - Về hệ thống chứng từ kế toán: Nhìn chung, hệ thống chứng từ của Công ty được tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ, lưu trữ tốt. Ngoài hệ thống chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính, công ty còn sử dụng một số các chứng từ khác theo quy định riêng của Công ty cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Về hệ thống tài khoản sử dụng: nhìn chung là vận dụng linh hoạt hệ thống tài khoản được ban hành theo QĐ1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính. Hệ thống này về cơ bản đã phản ánh được tính chất và nội dung kinh tế của các khoản chi phí phát sinh. Việc sử dụng đồng thời các tài khoản chi tiết bên cạnh hệ thống tài khoản tổng hợp giúp việc theo dõi các đối tượng tập hợp chi phí được rõ ràng, từ đó thông tin cung cấp cho quản lý luôn kịp thời, chính xác và có giá trị. - Về hình thức sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung. Hình thức này rất phù hợp với đặc điểm của Công ty và trình độ của đội ngũ kế toán. Mặt khác công ty có sử dụng phần mềm kế toán được cài đặt trên máy vi tính nên rất thuận tiện trong sử dụng. - Về việc áp dụng hình thức trả lương: Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với lao động gián tiếp, hình thức trả lương này có ưu điểm là dễ tính toán, dễ trả lương cho người lao động, phản ánh được hiệu quả của người lao động do đó khuyến khích người lao động làm việc chăm chỉ, hăng say trong công việc. Còn đối với lao động trực tiếp áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm (cụ thể là lương khoán) là phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt số lượng lao động với chất lượng lao động. áp dụng hình thức này có ưu điểm sát với thực tế, kích thích sản xuất kinh doanh. Mặt khác do các sản phẩm của Công ty là sản phẩm đơn chiếc, mang tính mỹ thuật cao nên việc trả lương khoán là hợp lý. - Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm : Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm là hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình và trình độ của nhân viên trong phòng kế toán. Bên cạnh đó công tác tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tuân theo chế độ, phản ánh đúng thực trạng của Công ty và đáp ứng được yêu cầu quản lý mà Công ty đã đặt ra, góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty đạt hiệu quả kinh tế cao. - Hình thức tổ chức thi công công trình: là hình thức khoán. Hình thức này giúp cho việc quản lý chi phí một cách hợp lý, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thi công công trình, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, tiền vốn và góp phần hạ giá thành sản phẩm công trình. 2.3.2 Những tồn tại Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán của Công ty Mỹ thuật Trung Ương, nhất là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không thể tránh khỏi những khó khăn tồn tại nhất định cần khắc phục, đó là: - Về việc luân chuyển chứng từ ban đầu: Công tác luân chuyển chứng từ ban đầu còn chậm, gây ra sự thiếu chính xác trong quá trình hạch toán chi phí phát sinh trong kỳ. - Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: được khoán trực tiếp cho người thực hiện dựa trên định mức tiêu hao và đơn giá hiện hành của Nhà nước. Trên thực tế việc quản lý, tính toán, đo lường chi phí vật liệu thường bị vi phạm làm cho chi phí vật liệu phản ánh không đúng, cụ thể là: + Do việc kê khai tăng hoặc giảm lượng vật liệu tiêu hao. + Tăng đơn giá nguyên vật liệu trực tiếp vẫn giữ định mức về số lượng bằng cách không dùng hóa đơn Bộ Tài chính ban hành mà dùng các biên nhận mua nguyên vật liệu để kê khai tăng đơn giá. + Vật liệu dùng trong kỳ hoặc vật liệu mua sử dụng ngay nhưng cuối kỳ không sử dụng hết, không ghi giảm khỏi chi phí vật liệu trực tiếp. - Về việc cơ giới hóa công tác kế toán: Trong thời đại ngày nay, sử dụng máy vi tính phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, quản lý doanh nghiệp là một xu hướng tất yếu bởi vì chức năng thay thế con người của máy tính ngày càng được khai thác triệt để, hơn nữa, máy vi tính xử lý số liệu một cách khoa học, chính xácSong tại phòng Kế toán của Công ty chưa hoàn toàn vận dụng hình thức kế toán máy vào công tác kế toán. Cùng với việc phát triển mở rộng quy mô kinh doanh, Công ty cũng quan tâm mua sắm thiết bị máy vi tính trang bị cho Phòng Kế toán nhưng công việc kế toán vẫn chưa hoàn toàn làm bằng máy mà có sự kết hợp giữa kế toán thủ công và kế toán máy. Để việc tính toán thuận tiện, chính xác việc Công ty nên áp dụng phần mềm kế toán chuyên dùng vào công tác kế toán tại Công ty nhằm tận dụng tối đa sự tự động hóa của máy tính mang lại hiệu quả cao trong quá trình kinh doanh là một việc làm cần thiết. - Về việc tổ chức phân công lao động kế toán: Hiện nay Công ty đang áp dụng mô hình kế toán tập trung. Theo đó toàn bộ công việc kế toán tập trung tại phòng Kế toán công ty. Tại các phân xưởng chỉ có một nhân viên kế toán làm công tác xử lý chứng từ và các số liệu ban đầu. Điều này gây ra khó khăn khi mà số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều kế toán Công ty phải vất vả trong việc hạch toán các loại chi phí nhất là vào cuối kỳ. Vì vậy việc tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán là một điều cần thiết, nó sẽ phục vụ một cách có hiệu quả nhất là trong hình thức khoán gọn tại Công ty. 2.4 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương Phương hướng chung để hoàn thiện công tác quản lý nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng là phát huy những ưu điểm hiện có, tìm cách khắc phục những tồn tại nhằm đảm bảo hạch toán theo đúng chế độ kế toán đồng thời đáp ứng được yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Dựa trên những kiến thức đã tiếp thu được ở nhà trường cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trần Văn Thuận và các anh chị trong phòng Kế toán của Công ty em xin đưa ra một số biện pháp sau: Về việc luân chuyển chứng từ Tại Công ty việc thi công công trình thường được tiến hành rải rác, phân tán mọi nơi nên mặc dù đã quy định thời gian tiến hành bàn giao chứng từ gốc nhưng vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng chứng từ được chuyển lên chậm dẫn đến việc phản ánh các khoản chi phí phát sinh không kịp thời, công việc kế toán dồn vào cuối kỳ dẫn đến việc quyết toán chậm, không đảm bảo được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Do vậy để giảm tình trạng luân chuyển chứng từ chậm, giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán vào cuối mỗi tháng, quý và theo dõi ghi sổ, cập nhập chứng từ một cách chính xác thì cần phải có các biện pháp về mặt tài chính. Xuất phát từ hình thức khoán Công ty tiến hành tạm ứng để các phân xưởng tự trang trải chi phí nên Công ty phải quy định chỉ được tạm ứng tiền một khi đã hoàn trả đủ các chứng từ chi phí chứng minh là hợp lệ, hợp pháp và phải xác định rõ thời hạn thanh toán tạm ứng. Bên cạnh đó cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm, nghiệp vụ tài chính kế toán của những người như Xưởng trưởng, Xưởng phó, nhân viên kế toán phân xưởng bằng các lớp tập huấn ngắn ngày, nêu rõ tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc luân chuyển chứng từ kịp thời tác động tới công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Tổ chức hợp lý và khoa học kế toán các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh Công việc đầu của quá trình kế toán chi phí nói chung và chi phí sản xuất nói riêng, bao giờ cũng đòi hỏi phải xác định chính xác các khoản chi phí thực tế phát sinh. Sau đó sắp xếp chúng vào các loại, các khoản chi phí cho phù hợp với các khoản mục đáp ứng với yêu cầu quản lý. Ngoài ra cần tìm tòi vận dụng các phương pháp theo một trình tự logic, thống nhất tính toán đầy đủ, chính xác, cung cấp số liệu một cách khách quan cho việc hạch toán vào giá thành. Phạm vi chi phí chỉ liên quan đến quá trình sản xuất, không nhầm lẫn hay cố tình sắp xếp những khoản chi phí của hoạt động khác vào khoản mục chi phí sản xuất. Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Về công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tại Công ty, do áp dụng cơ chế khoán gọn nên các phân xưởng sẽ chủ động về mặt cung cấp nguyên vật liệu. Khi có nhu cầu, nguyên vật liệu sẽ được mua về nhập kho và và phục vụ cho việc thi công công trình. Tuy nhiên việc nhập kho chỉ mang tính hình thức, phục vụ yêu cầu quản lý còn trên thực tế nhiều loại vật liệu mua về được chuyển thẳng đến công trình để phục vụ sản xuất (đá, xi măng). Để phục vụ cho việc ghi sổ và tính toán chi phí nguyên vật liệu một cách chính xác hơn thì bên cạnh các chứng từ gốc Công ty nên sử dụng “Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ” ( Mẫu 07-VT ) Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Ngày tháng năm Bộ phận sử dụng: STT Tên vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Lý do sử dụng A B C D 1 E Phụ trách bộ phận sử dụng (Ký, họ tên) Biểu số 18: Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Số lượng vật tư còn lại cuối kỳ sẽ được chia ra làm hai loại: - Nếu vật tư không còn sử dụng nữa thì nhập lại vào kho. - Nếu vật tư còn tiếp tục sử dụng, bộ phận phụ trách này lập phiếu báo vật tư còn lại làm 2 bản, một bản giữ lại và một bản nộp cho phòng kế toán để tiện theo dõi. Bộ phận phụ trách sử dụng chịu trách nhiệm pháp lý của việc thiếu hụt vật tư còn lại cuối kỳ. Việc sử dụng "Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ" như trên sẽ có tác dụng theo dõi vật tư còn lại cuối kỳ hạch toán làm căn cứ để tính giá thành sản phẩm và kiểm tra được tình hình sử dụng vật tư, đồng thời giúp cho kế toán ghi chép, tính toán, vào sổ một cách chính xác, phản ánh được đầy đủ về chi phí nguyên vật liệu phục vụ thi công công trình. Bên cạnh đó Công ty kiểm tra được khối lượng vật tư tiêu hao, vật tư tồn, so sánh với định mức, tính ra số vượt định mức bao nhiêu để từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra để kiểm tra tính hợp lý của việc cung cấp nguyên vật liệu thì Công ty cần tăng cường kiểm tra giám sát các bộ chứng từ ban đần nhằm mục đích kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của những bản chứng từ, phát hiện ngăn chặn kịp thời những hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ tài chính. Bên cạnh đó Công ty cũng cần quan tâm đến việc tiết kiệm khoản chi phí nguyên vật liệu bằng cách: + Cố gắng giảm tới mức độ tối thiểu hao hụt trong quá trình vận chuyển, thi công. Đối với quá trình vận chuyển cần giám sát chặt chẽ tránh xảy ra hao hụt vật tư. Còn đối với quá trình thi công tuỳ theo từng nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà có những biện pháp khắc phục. Nguyên nhân khách quan có thể gây ra hao hụt vật liệu có thể do điều kiện tự nhiên như mưa, bão, kho bãiDo vậy cần có các biện pháp bảo quản vật liệu ngoài trời, có kho bãi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Còn đối với các nguyên nhân chủ quan như sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, hao hụt mất mát cần có biện pháp kỷ luật thích đáng đối với cá nhân người lao động. + Vật liệu phục vụ thi công thường được tiến hành mua từng đợt, sử dụng đến đâu thì mua xuất dùng trực tiếp đến đó. Điều này là hợp lý bởi sẽ tránh lãng phí vốn lưu động, tiết kiệm chi phí bảo quảnTuy nhiên nếu nguồn cung cấp, giá cả trên thị trường không ổn định sẽ dẫn đến tình trạng không đảm bảo được kế hoạch đề ra trong khâu dự toán đơn giá nguyên vật liệu và quan trọng là ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Do vậy Công ty nên tích cực mở rộng mạng lưới cung cấp nguyên vật liệu, thiết lập một hệ thống nhà cung cấp ổn định thường xuyên đảm bảo đủ vật tư (cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, qui cách). Đối với chi phí nhân công trực tiếp Tại Công ty hiện nay không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất mà khi khoản chi phí này phát sinh thì kế toán định khoản vào chi phí nhân công trực tiếp theo định khoản: Nợ TK622 Có TK334 Đây là một điểm bất hợp lý trong vấn đề hạch toán chi phí nhân công trực tiếp của Công ty. Nếu trong một tháng nào đó lượng công nhân nghỉ phép lớn sẽ làm cho chi phí nhân công trực tiếp tăng lên đáng kể, dẫn đến chi phí sản xuất cao. Vì vậy, Công ty nên tiên hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí nhân công trực tiếp. Mức trích trước tiền lương phép được tính như sau: Tỷ lệ trích trước = Tổng số tiền lương phép theo kế hoạch X 100 Tổng tiền lương chính theo kế hoạch Mức trích trước lương phép theo kế hoạch = Tiền lương thực tế phải trả trong tháng X Tỷ lệ trích trước Hàng tháng, kế toán tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép: Nợ TK622 Có TK 335 Khi công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép, kế toán tiến hành tính lương phép phải trả cho công nhân và định khoản như sau: Nợ TK335 Có TK334 Trong trường hợp chi phí này lớn hơn kế hoạch, kế toán tiến hành điều chỉnh tăng số chi phí chênh lệch: Nợ TK622 Có Tk335 Khi trích thừa, kế toán ghi tăng thu nhập khác: Nợ TK335 Có TK711 Phân loại chi phí sản xuất chung ngay trong quá trình hạch toán Theo cách hạch toán hiện hành tại Công ty thì toàn bộ chi phí sản xuất chung (bao gồm định phí và biến phí) được tập hợp theo từng đối tượng liên quan mà không phân loại ngay từ khi phát sinh. Vì thế, để có cơ sở đề ra các quyết định đúng đắn nhất kế toán phải tiến hành phân loại lại chi phí. Bởi vậy một mặt để phù hợp với chế độ kế toán mới, mặt khác để thuận tiện cho quá trình hạch toán kế toán Công ty cần và nên phân loại chi phí sản xuất chung thành từng khoản định phí và biến phí ngay từ khi phát sinh. Việc làm này hết sức dễ dàng, đơn giản, tốn ít công sức vừa cung cấp thông tin kịp thời lại vừa đảm bảo độ tin cậy của thông tin. Theo đó chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với biến động của mức độ hoạt động, cần chú ý đến những biến phí tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức độ hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gián tiếp, chi phí dịch vụ mua ngoài và những biến phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng như chi phí lao động gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định Còn chi phí sản xuất chung cố định là những khoản chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi mức hoạt động, nhưng chi phí trung bình của một đơn vị hoạt động thì thay đổi tỷ lệ nghịch với mức biến động của mức hoạt động. Sau khi phân loại xong kế toán phải tiến hành mở sổ chi tiết theo hướng chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi và phân bổ chi phí sản xuất chung theo đúng chế độ kế toán mới như sau: - Đối với chi phí sản xuất chung cố định Nếu khối lượng thi công hoàn thành theo hoặc vượt kế hoạch đề ra thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ hết vào chi phí sản xuất trongkỳ Nợ TK154 Có TK627- Chi phí sản xuất chung cố định Còn ngược lại thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ phân bổ theo mức như kế hoạch còn khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ Nợ TK154 NợTK632 Có TK627 - Chi phí sản xuất chung biến đổi Khoản chi phí này được phân bổ hết theo thực tế phát sinh Nợ TK154 Có TK627- Chi phí sản xuất chung biến đổi Về hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất Hiện nay tại Công ty, việc tổng hợp chi phí sản xuất được tiến hành theo từng quý. Cuối mỗi quý kế toán mới tiến hành cộng sổ, đối chiếu, so sánh và kết chuyển các TK621, 622, 627 về TK154 để xác định giá trị sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm (trong trường hợp công trình hoàn thành trong quý). Việc tổng hợp chi phí sản xuất như vậy là chưa hợp lý, vi phạm nguyên tắc trong kinh doanh. Trong trường hợp các nhà quản lý doanh nghiệp muốn biết được tổng chi phí sản xuất kinh doanh của toàn Công ty thì việc hạch toán như trên là chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy để thông tin kế toán thực sự phát huy tác dụng thì Công ty nên tiến hành xác định chi phí sản xuất vào cuối mỗi tháng. Việc này hoàn toàn có thể thực hiện được bởi kế toán đã tiến hành tập hợp chi phí vào từng TK chi phí nên việc kết chuyển chi phí sang TK154 là hết sức dễ dàng, theo đó thì kế toán tiến hành định khoản như sau: Nợ TK154 Có TK621 Có TK622 Có TK627 Việc làm trên vừa thực hiện đúng chế độ kế toán tài chính, vừa thuận lợi cho việc cung cấp số liệu nhanh về chi phí thực tế phát sinh trong tháng và đáp ứng được nhu cầu quản trị doanh nghiệp. Hoàn thiện việc tổ chức hệ thống báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dùng cho quản trị doanh nghiệp tại Công ty hiện nay chủ yếu chỉ là các báo cáo tài chính đơn thuần được dùng chung cho các đối tượng ở ngoài doanh nghiệp, chưa có được hệ thống báo cáo riêng, độc lập và có tính chi tiết trên nhiều giác độ khác nhau để phục vụ nhu cầu quản trị nội bộ trong công ty (báo cáo giá thành dùng cho quản trị doanh nghiệp, báo cáo bộ phận). Ngoài ra, Công ty hầu như không có các phân tích chi tiết về tình hình chi phí giá thành cũng như các lập báo cáo khác nhau dùng cho các cấp quản trị trong nội bộ doanh nghiệp. Điều này làm giảm khả năng kiểm soát chi phí từ đó có ảnh hưởng đến kế hoạch giá thành. Do đó Công ty cần tổ chức hệ thống báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thành hai hệ thống báo cáo phục vụ nhu cầu thông tin cho hai loại kế toán khác nhau đó là: các báo cáo chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho kế toán tài chính và các báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phục vụ cho mục đích quản trị doanh nghiệp. - Đối với hệ thống báo cáo kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phục vụ cho kế toán tài chính phải cung cấp các thông tin tổng quát nhất phục vụ cho việc hạch toán và lập các báo cáo tài chính. Số liệu để lập báo cáo số liệu thực tế về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trên sổ kế toán và có thể là các loại báo cáo sau: + Báo cáo chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ + Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố +Báo cáo chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ + Báo cáo giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ - Đối với hệ thống báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phục vụ cho mục đích kế toán quản trị doanh nghiệp phải phản ánh được tình hình dự toán, định mức chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, giải trình được các nguyên nhân chênh lệch giữa thực tế và dự toán định mức. Các báo cáo này phải cung cấp được các thông tin cơ sở một cách kịp thời, chi tiết và đầy dủ về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phục vụ cho việc ra quyết định để sử dụng hợp lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Có thể thiết kế các báo cáo sau: + Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Dự toán chi phí nhân công trực tiếp + Dự toán chi phí sản xuất chung + Báo cáo chi phí sản xuất + Báo cáo sản xuất và giá thành ở đây em xin đưa ra một mẫu báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành phục vụ cho việc hoàn thiện hệ thống báo cáo của Công ty. Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Quý) Công trình: TT Tên công trình Chi phí trực tiếp sản xuất trong kỳ Dở dang đầu kỳ Dở dang cuối kỳ Giá thành thực tế hoàn thành Giá thành dự toán VL NC SXC Cộng Biểu số 19: Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán Hiện nay, hệ thống sổ sách của Công ty khá đầy đủ và đáp ứng phần nào được yêu cầu của quản lý. Tuy nhiên, trong phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, một số sổ Công ty sử dụng chưa hiệu quả, cụ thể như sau: - Về Bảng phân bổ lương: Tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích BHXH không phân chia thành lương chính, lương phụ, các khoản khác mà chỉ có một cột “ Có TK334” và các cột BHXH, BHYT, KPCĐ, như vậy là chưa khoa học và hợp lý bởi vì khoản bảo hiểm sẽ được tính trên lương cơ bản còn khoản kinh phí công đoàn thì tính trên lương thực tế. Vì vậy trên Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty nên có thêm các cột lương chính, lương phụ và các khoản khác. Việc làm này nhằm mục đích kiểm tra số liệu được rõ ràng, thuận tiện cho việc tính và phân bổ các khoản cho các đối tượng sử dụng có liên quan. Theo đó Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương nên được áp dụng như biểu mẫu sau: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Tháng năm 2002 ĐVT: Đồng Ghi Có TK Ghi Nợ TK Nội dung Nơi sản xuất TK334 TK338 Tổng cộng Lương cơ bản Lương thực tế BHXH BHYT KPCĐ Biểu số 20: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương - Về sổ chi tiết chi phí sản xuất: Hiện nay, tại Công ty chỉ mở sổ chi tiết sản xuất cho từng công trình theo cả 3 khoản mục chi phí, điều này sẽ gây ra khó khăn trong việc theo dõi từng khoản mục chi phí. Do vậy để đáp ứng cho việc kiểm tra và sử dụng số liệu một cách dễ dàng, kế toán nên mở cho mỗi công trình một sổ chi tiết tài khoản 621, 622, 627, 154 theo mẫu sau: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (Dùng cho TK 621, 622, 627, 154) Tài khoản: Tên phân xưởng: Tên công trình : Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi Nợ TK ..... Số hiệu Ngày tháng Tổng số tiền Chia ra Biểu số 21: Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh - Về thẻ tính giá thành: Hiện nay Công ty chưa tiến hành lập thẻ tính giá thành cho từng công trình hoàn thành. Việc này sẽ gây ra khó khăn trong việc quản lý giá thành. Vì vậy để có thể phục vụ phân tích giá thành Công ty nên thiết lập Thẻ tính giá thành theo mẫu sau: Thẻ tính giá thành Tên công trình: ............................................. Khoản mục Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Giá thành thực tế Chi phí nguyên vật liệu TT Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Cộng Biểu số 22: Thẻ tính giá thành Hoàn thiện hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung Các khoản mục chi phí sản xuất chung thường bao gồm nhiều loại và đôi khi không có chứng từ gốc để xác minh do đó rất dễ xảy ra tình trạng lãng phí, chi dùng sai mục đíchĐể quản lý tốt khoản mục chi phí này một cách có hiệu quả thì nhất thiết phải kiểm tra chặt chẽ chi phí kể cả nguồn gốc phát sinh và đối tượng chịu chi phí. Đối với các chi phí bất hợp lý cần phải được kiểm tra và loại ra khỏi giá thành. Chi phí công trình nào bất hợp lý thì công trình ấy chịu, tuyệt đối không gánh bù cho công trình khác. Còn đối với các khoản chi phí hợp lý cần phải giải quyết kịp thời để đảm bảo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Tóm lại, các chi phí chung trước khi chi ra cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và tránh tình trạng chi phí vượt quá tỷ lệ cho phép. Khoản mục chi phí sản xuất chung với tỷ lệ nhỏ hợp lý sẽ phản ánh tình trạng quản lý chi phí chung có hiệu quả của doanh nghiệp, tạo sức mạnh cạnh tranh cho Công ty. Về công tác phân tích giá thành sản phẩm ở Công ty Hiện nay tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương việc đánh giá khả năng hạ thấp giá thành chủ yếu dựa trên việc so sánh giữa giá thành thực tế và giá thành dự toán. Theo đó trước khi thi công bất kỳ một công trình nào Công ty xác định giá thành dự toán, giá thành dự toán được xác định dựa trên định mức chi phí do Nhà nước ban hành và đơn giá dự toán. Sau đó khi công trình hoàn thành sẽ tiến hành so sánh giữa giá thành thực tế với giá thành dự toán và coi đó là căn cứ để xác định kết quả thực hiện giá thành. Làm như vậy sẽ không hợp lý bởi vì: Thứ nhất, giữa giá thành thực tế và dự toán luôn có sự chênh lệch do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan tạo nên. Trên thực tế có thể xảy ra một số trường hợp sau: - Giá cả thị trường không ổn định, nhất là đối với các công trình có độ dài thi công từ một năm trở lên thì đơn giá dự toán ban đầu thường không thống nhất với giá thực tế của các yếu tố chi phí. - Định mức chi phí do Nhà nước ban hành có nhiều điểm đến nay không phù hợp với tình hình thực tế. Trong khi đó, các đơn vị vẫn phải căn cứ vào định mức này để xây dựng dự toán cho một hoặc nhiều công trình cụ thể. - Do công tác dự toán không tốt dẫn đến tình trạng giá thành thực tế cao hoặc thấp hơn so với giá thành dự toán. Thứ hai, việc đánh giá chỉ được tiến hành khi công trình đã hoàn thành mà mục đích của việc đánh giá là để xác định những nguyên nhân ảnh hưởng hay đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm bớt các khoản tổn thất và lãng phí trong quá trình thi công ở các kỳ tiếp theo. Do vậy dẫn đến một bất cập là Công ty sẽ không có cơ sở để rút kinh nghiệm trong việc quản lý sản xuất từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy mà việc đánh giá hạ giá thành ở Công ty là chưa thỏa đáng, chỉ ở mức tương đối, chưa phân tích được nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà mới chỉ nêu được kết quả lãi lỗ, chưa phân tích được rõ khâu nào tốt, xấu. Tuy nhiên để cho cách đánh giá này thực sự phát huy hiệu quả thì trong thời gian tới công tác dự toán của Công ty phải được xây dựng tương đối hợp lý, chế độ quản lý dự toán phải được kiện toàn và đi vào nền nếp thường xuyên, đồng thời trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải vững vàng, đặc biệt là công tác hạch toán ban đầu phải có nền nếp chặt chẽ. Bên cạnh đó vào cuối mỗi kỳ báo cáo Công ty phải thường xuyên kiểm tra, so sánh đối chiếu, phân tích các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm về mặt thực tế so với dự toán để tìm ra những ưu điểm cần phát huy cũng như nhược điểm cần khắc phục nhằm đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Trên đây là toàn bộ quá trình hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty. Tất cả những ý kiến này xuất phát từ những ý tưởng mong muốn làm cho Công ty phát triển hơn. Em thực sự mong rằng bộ máy kế toán của Công ty sẽ làm tốt hơn công tác kế toán. Các kiến nghị trên của em nhằm mục đích làm cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trở nên khoa học, hợp lý, đơn giản mà không làm mất đi tính chính xác của nó. Thực hiện công việc kế toán theo kiến nghị này hoàn toàn dễ làm, đảm bảo phù hợp với chế độ quy định và trình độ kế toán của Công ty. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt, quyết liệt như hiện nay thì vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao phải hiểu rõ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất để tìm cách giảm và bỏ bớt những chi phí không cần thiết nhằm tối thiểu hóa chi phí và đem lại lợi nhuận cao nhất. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải có những thông tin cần thiết từ công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để cho thông tin phục vụ một cách có hiệu quả nhất thì công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải luôn được cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý. Trong thời gian thực hiện đề tài được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Trần Văn Thuận cùng các anh chị trong phòng kế toán của Công ty em đã hoàn thành chuyên đề của mình và đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Tuy nhiên do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn và trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế nên chuyên đề sẽ không tránh khỏi sai sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của thầy giáo và các anh chị ở phòng kế toán của công ty để chuyên đề có tác dụng thực tiễn hơn. danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Kế toán tài chính. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội. 2. Giáo trình Kế toán quản trị. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. 3. Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính. NXB Tài chính - Chủ biên: TS. Nguyễn Văn Công. 4. Kế toán Tài chính. Tác giả: Dlagson Người dịch: Đặng Kim Cương - NXB Thống kê 1994. 5. Bài giảng Kế toán tài chính, Tổ chức hạch toán kế toán. 6. Tạp chí Kế toán, Kiểm toán. 7. Chứng từ, sổ sách kế toán của Công ty Mỹ thuật Trung Ương. 8. Một số thông tư, tài liệu liên quan trong ngành Tài chính - Kế toán. Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Phần 1: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương 2 1.1 Những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của Công ty Mỹ thuật Trung Ương ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2 1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2 1.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 3 1.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty 4 1.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 4 1.1.4.2. Tổ chức bộ sổ kế toán tại Công ty 4 1.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương 5 1.2.1 Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương 7 1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty 7 1.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 7 1.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 13 1.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 17 1.2.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 21 1.2.3 Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương 22 1.2.3.1 Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 23 1.2.3.2 Tính giá thành sản phẩm 23 2.2.3.3. Hạch toán bàn giao công trình 25 Phần 2: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương 26 2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 26 2.2 Một số nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 27 2.3 Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Mỹ thuật Trung Ương 27 2.4 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 31 Danh mục tài liệu tham khảo Kết luận Danh mục các từ viết tắt KPCĐ: Kinh phí công đoàn BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế CPSX: Chi phí sản xuất GTSP: Giá thành sản phẩm TL: Tiền lương CNTTSX: Công nhân trực tiếp sản xuất TT:Thanh toán CT: Công trình TS: Trường Sơn GTGT: Giá trị gia tăng TNHH: Trách nhiệm hữu hạn XNK: Xuất nhập khẩu SX-KD: Sản xuất-Kinh doanh TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ: Tài sản cố định TTXK: Trung tâm xuất khẩu XDCT: Xây dựng công trình KTQD: Kinh tế quốc dân HN: Hà nội Công ty Mỹ thuật Trung Ương Bảng thanh toán tiền lương Ban hành theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT Bộ phận: Xưởng điêu khắc Tháng 09 năm 2002 ngày 1/1 /1995 của Bộ tài chính TT Họ và tên Bsậc lương Lương SP Lương thời gian Phụ cấp Tổng số Tạm ứng kỳ 1 Các khoản khấu trừ Lĩnh kỳ 2 Số SP Số tiền Số công Số tiền BHXH BHYT Cộng Số tiền A B C 1 2 3 4 11 12 13 15 16 17 18 1 Lê Đình Bảo 3,28 25 1490909 84000 1574909 500000 39136 7827 46963 1027946 2 Vũ Đăng Huy 2,5 27 1227272 1227272 400000 32216 6443 38659 788613 3 Nguyễn Thị Lan 2,02 23 844727 844727 300000 30621 6124 36745 507982 .. 6 Trần Viết Trung 1,46 27 916 797 916797 300000 25981 5196 31177 585620 5 Nguyễn Tâm 2,3 27 1 215 760 1215760 400000 40929 8185 49114 76646 6 Cao Thị Hiền 1,79 25 957 636 957636 300000 29494 5895 35389 622247 ... Cộng 121845215 50000000 4829673 965934 5795607 66049608 Kế toán thanh toán Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3526.doc
Tài liệu liên quan