Đề tài Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may Thăng Long

Trong doanh nghiệp, công tác quản lý NVL do nhiều đơn vị, bộ phân quản lý, đảm nhận. Điều này dẫn đến khả năng có sự sai sót, chênh lệch số liệu trong quá trình hách toán, tổng hợp giữa các bộ phận. Hạch toán chi tiết NVL là việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho và phòng kế toán nhằm đảm bảo theo dõi chặt chẽ số hiện có và tình hình biến động từng loại, nhóm, thứ NVL vế số lượng và giá trị, từ đó phát hiện sai sót của từng bộ phân. Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp kế toán chi tiết NVL khác nhau. Có 3 phương pháp hạch toán sau: Phương pháp ghi thẻ song song, phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển, phương pháp ghi sổ số dư.

doc86 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong tháng. Cuối quý , lập các báo cáo gửi lên phòng kế toán của công ty để đối chiếu số liệu. Khi hợp đồng sản xuất hoặc gia công kết thúc, các nhân viên hạch toán của xí nghiệp lập báo cáo quyết toán hợp đồng như báo cáo tiết kiệm nguyên vật liệu đồng thời xem xét việc thu hồi. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm May Thăng Long là một công ty công nghiệp chế biến, đối tượng là vải được cắt may thành nhiều mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất các cỡ của mỗi chủng loại mặt hàng có mức độ phức tạp khác nhau, nó phụ thuộc vào số lượng chi tiết của mặt hàng đó. Dùng mỗi mặt hàng , kể cả các cỡ của mỗi mặt hàng đó yêu cầu kỹ thuật sản xuất riêng về loại vải cắt, thời hoàn thành nhưng đều được sản xuất trên cùng một dây chuyền , chúng chỉ không tiến hành đồng thời trên cùng một thời gian. Do vậy , quy trình công nghệ của công ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục có thể được mô tả như sau. Sơ đồ 2: quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm May Thêu Giặt mài Thành Phẩm Đóng hòm Đóng gói Là Cắt NVL(vải) 2.1.3.Hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Nhật ký chứng từ được mở theo số phát sinh bên Có của tài khoản đối ứng với số phát sinh bên Nợ của các tài khoản liên quan. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra để lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ. Cuối tháng khoá sổ , cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ Cái. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ ( Như phiếu thu - chi, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ ) Bảng kê ( số 4,) Nhật ký chứng từ ( số1,2,5,7) Thẻ ( thẻ kho, thẻ TSCĐ) và sổ kế toán chi tiết ( TK 141,331...) Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Sơ đồ trình tự hạch toán Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra: - Chế độ kế toán áp dụng: Theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính. - Niên độ kế toán: Công ty áp dụng theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch ( từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 ). - Tổ chức lập báo cáo tài chính: Công ty lập báo cáo tài chính vào cuối mỗi quý kể từ ngày bắt đầu niên độ kế toán và gửi báo cáo lên Tổng công ty dệt may Việt Nam theo mẫu biểu quy định của Nhà nước. Báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán ( Mẫu B01 - DN ) Báo cáo kết quả kinh doanh ( Mẫu B02 - DN ) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu B03 - DN ) Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu B09 - DN ) - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nhờ đó mà kế toán theo dõi phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập xuất tồn kho vật tư, thành phẩm trên sổ kế toán. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Công ty áp dụng kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 2.2 Tình hình thực tế về tổ chức kế toán NVL tại công ty 2.2.1 Đặc thù của doanh nghiệp chi phối đến công tác kế toán NVL Công ty cổ phần may Thăng Long là công ty có quy mô sản xuất kinh doanh lớn với 6 xí nghiệp may và một phân xưởng sản xuất phụ trợ. Sản phẩm chủ yếu của công ty là sản phẩm may mặc với số lượng sản xuất hàng năm lên đến 6-7 triệu chiếc. Sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã và kích cỡ, điều này phụ thuộc vào từng đơn đặt hàng và từng thời điểm sản xuất. Do đó. NVL được sử dụng vào sản xuất cũng rất phong phú với khối lượng lớn. 80% số sản phẩm do công ty sản xuất là hàng nhận gia công từ các công ty nước ngoài, số còn lại công ty tự tìm mua NVL để sản xuất và tiêu thụ. Với việc may gia công, công ty nhận NVL từ các công ty Nước ngoài chuyển sang theo từng hợp đồng gia công đã được ký kết. Công ty chỉ có nhiệm vụ gia công sản phẩm và nhận tiền công gia công. Đối với NVL do bên đặt hàng cung cấp, công ty không theo dõi về măt gía trị, và không hạch toán vào giá thành sản phẩm mà chỉ theo dõi về mặt số lượng phần NVL đó. Mặt khác, trong việc gia công hàng xuất khẩu, bên phía công ty Nước ngoài đặt hàng gia công chỉ cho phép một tỉ lệ sai hỏng nhất định trong sản xuất. Vì vậy, với khối lượng NVL nhận về, công ty phải tổ chức quản lý chặt chẽ và tổ chức sản xuất tốt để đảm bảo sản xuất đủ số lượng và đảm bảo chất lượng của sản phẩm giao cho khách hàng. Bên cạnh việc sản xuất hàng gia công xuất khẩu, công ty cũng chủ động tim kiếm và khai thác thị trường hàng may mặc trong nước và nước ngoài. Công ty đã tự tổ chức thu mua NVL để sản xuất và tiêu thụ nội địa. Tuy số lượng sản phẩm tiêu thụ trong nước chiếm tỉ trọng không lớn ( khoảng 20% ) nhưng công ty vẫn tiến hành sản xuất để tập trung nguồn năng lực sản xuất sẵn có, tạo việc làm và tăng thu nhập cho công nhân của công ty. Trong quá trình sản xuất, công ty luôn khuyến khích việc sáng tạo trong lao động để tiết kiệm NVL, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động.Với số NVL này, kế toán phải theo dõi và hạch toán về cả mặt giá trị và số lượng của từng loại vật tư theo từng nguồn nhập. Vật liệu của công ty được nhập theo các nguồn sau: Vật liệu do bên thuê gia công chuyển sang Vật liệu tự mua ngoài Vật liệu nhập kho do tiết kiệm trong sản xuất Phế liệu thu hồi Từ những đặc điểm trên đã đặt ra nhiệm vụ năng nề cho việc tổ chức kế toán NVL tại công ty: phải quản lý và hạch toán NVL một cách chặt chẽ, có hiệu quả từng theo từng loại từ khâu thu mua, giao nhân, vận chuyển đến khâu bảo quản, dự trữ và sử dụng, phải theo dõi thường xuyên và đảm bảo đủ vật tư phục vụ cho việc sản xuất. Vì vậy, khối lượng công việc của kế toán NVL là rất nhiều và có ảnh hưởng lớn tới công tác sản xuất, góp phần quan trọng đối với cố gắng hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất. ở công ty hiện đang thực hiện gia công cho các hãng như: WANSHIN, WILLBE, DK HONGKONG...NVL được bên nhận gia công chuyển toàn bộ sang cho công ty từ vải chính, vải phụ cho đến chỉ may, cúc, mác.... Ngoài ra, công ty cũng đang thực hiện sản xuất các đơn đặt hàng của các công ty trong và ngoài nước như: OTTO, ASIAPARK, HANOXIMEX...Với các đơn đặt hàng này, công ty chủ động tìm và mua NVL theo yêu cầu của các công ty đặt hàng theo hợp đồng đã ký. 2.2.2. Đánh giá NVL. Đánh giá NVL là việc sử dụng thước đo tiền tệ biểu hiện giá trị của NVL theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu chân thực, thống nhất. a) Giá vốn thực tế của vật liệu nhâp kho. * Đối với vật liệu gia công nhập kho. Đối với vật liệu gia công, kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng mà không đánh gía về mặt giá trị. Tuy nhiên, đối với những chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu từ nơi giao nhận về công ty theo từng đơn đặt hàng được tính là gía thực tế của vật liệu gia công nhập kho. Khoản chi phí thực tế này được phân bổ cho khối lượng vật liệu xuất dùng để làm căn cứ xác định giá gia công sản phẩm. VD: Theo hợp đồng gia công số 138/LSG/2004 được ký kết giữa công ty và hãng WANHSIN. Ngày 18/12, công ty nhận tại cảng Hải Phòng 25.483 m vải các loại và một phụ liệu kèm theo. Chi phí vận chuyển từ cảng về kho Nguyên liệu của công ty là: 2.255.000 ( VND ). Khoản chi phí vận chuyển cho số hàng trên được theo dõi trên sổ chi tiết riêng. SCT này sử dụng để theo dõi chi phí vận chuyển, bốc dỡ thuê ngoài của các loại NVL. Số chi phí vận chuyển sẽ được phân bổ cho số vật liệu chính xuất dùng để xác định đơn giá gia công. * Đối với vật liệu mua ngoài nhập kho. Vật liệu của công ty được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau: mua từ các công ty may trong nước, nhập khẩu từ nước ngoài... nên giá mua và chi phí mua là khác nhau. Để xác định giá trị thực tế của bộ phận vật tư mua ngoài này, công ty sử dụng giá thực tế để hạch toán. Có thể xảy ra các trường hợp sau: Trường hợp 1: Vật liệu mua ngoài do bên bán vận chuyển thì giá vốn thực tế vật liệu nhập kho là giá mua ghi trên GTGT ( có bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, thuế Nhập khẩu nếu có nhưng không bao gồm thuế GTGT ). VD: Theo Hoá đơn GTGT số 0046444, ngày 03/1/2007, công ty mua 7684.5 m vải dệt kim của công ty dệt Nam Định, hình thức thanh toán: trả sau. Số hàng trên được công ty dệt Nam Định vận chuyển đến kho Nguyên liệu. Tổng giá thanh toán: 63.060.207,76 đồng. Trong đó: Tiền hàng: 57.327.461,6 đồng Thuế GTGT: 5.732.746,16 đồng Vậy trị giá thực tế nhập kho của số vải trên là: 57.327.461,6 đồng Trường hợp 2: Vật liệu mua ngoài mà phải thuê bên ngoài vận chuyển, bốc dỡ thì giá vốn thực tế vật liệu nhập kho được xác định theo công thức sau: + Chi phí thu mua + Giá mua chưa có thuế GTGT = Giá trị thực tế vật liệu nhập kho Thuế Nhập khẩu ( nếu có ) Trường hợp 3: Vật liệu mua ngoài do Công ty tự vận chuyển thì giá vốn thực tế vật lệu nhập kho là giá mua chưa có thuế GTGT nhưng không có chi phí vận chuyển, bốc dỡ mà chi phí này sẽ được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp hoặc chi phí sản xuất chung. *Đối với vật liệu tiết kiệm nhập kho. Vật liệu tiết kiệm là phần chênh lệch giữa định mức vật liệu kế hoạch của công ty giao với số lượng vật liệu xí nghiệp thực hiện sản xuất. Trị giá phần vật liệu tiết kiệm này khi nhập kho được tính bằng 50% của 80% đơn giá thực tế trên thị trường. X X 50% 80% đơn giá thực tế trên thị trường Giá thực tế vật liệu tiết kiệm nhập kho Số lượng vật liệu nhập = * Đối với phế liệu thu hồi: Giá vốn được xác định trên cơ sở giá bán được chấp nhận trên thị trường. Phế liệu được tập hợp tại kho chờ thanh lý và giá thu được khi bán phế liệu được xác định theo biên bản thanh lý. b) Giá vốn thực tế vật liệu xuất kho. * Đối với vật liệu gia công xuất kho: khi xuất kho vật liệu gia công, kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng. Đến khi hoàn thành sản phẩm gia công, kế toán kết chuyển chi phí vận chuyển vào chi phí gia công mà không phân bổ chi phí vận chuyển ngay sau mỗi lần xuất. * Đối với vật liệu mua ngoài xuất kho: Giá vốn vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ. Hàng ngày, khi xuất kho vật liệu, kế toán chỉ theo chỉ tiêu số lượng, không xác định trị giá vật liệu xuất kho. Cuối tháng, tổng hợp trị giá thực tế vật liệu nhập kho trong tháng và căn cứ vào số vật liệu tồn kho đầu tháng để tính đơn giá vật liệu xuất kho. Căn cứ vào đơn giá vật liệu và số lượng vật liệu xuất kho để tính ra trị giá vật liệu xuất kho. Công thức tính giá vốn thực tế vật liệu xuất kho như sau: Trị giá vật liệu nhập kho trong kỳ Trị giá vật liệu tồn kho đầu kỳ + Đơn giá vật liệu xuất kho = Số lượng vật liệu tồn kho đầu kỳ Số lượng vật liệu nhập kho trong kỳ + Đơn giá vật liệu xuất kho Số lượng vật liệu xuất kho Trị giá thực tế vật liệu xuất kho X = VD: Đối với vải lót: Đầu tháng: Số lượng vải tồn : 2502 m. Trị giá của số vải trên: 18.867.133 đ Trong tháng: Tổng số vải lót nhập kho: 7251,1 m Tổng giá trị thực tế của số vải này là: 54.753.058,61 đ Trong tháng xuất kho 4823 m vải. Tính trị giá thực tế của số vải xuất kho: 18.867.133 + 54.753.058,61 Đơn giá của vải xuất kho 2502 + 7251,1 7548,39 = = Trị gia thực tế của số vải xuất kho 7548,39 x 4823 = 36.405.884,97 = 2.2.3 Tổ chức công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu. 2.2.3.1. Thủ tục nhập kho vật liệu. * Nhập vật liệu gia công. Sau khi hợp đồng gia công được ký kế giữa Công ty cổ phần may Thăng Long và các hãng nước ngoài, toàn bộ vật liệu được bên nước ngoài chuyển sang cho công ty. Các nhân viên phòng chuẩn bị sản xuất ( phòng CBSX ) có trách nhiệm hoàn tất thủ tục giao nhận và tổ chức vận chuyển vật liệu về kho của công ty. Tại đây, căn cứ vào Packing List ( bảng thể hiện mã hàng, loại vải ) để kiểm tra vật liệu. Nếu số lượng và loại vải thực tế vận chuyển về kho có gì sai lệch với bảng mã hàng, nhân viên phòng CBSX phải lập biên bản và gửi giấy mời phía công ty nước ngoài đã ký hợp đồng sang giải quyết. Nếu vật liệu thực tế nhập về phù hợp với bảng mã hàng thì nhân viên phòng CBSX lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên: Một liên phòng CBSX giữ. Một liên thủ kho giữ. Một liên phòng kế toán giữ làm căn cứ ghi sổ. Trên phiếu nhập kho chỉ ghi số lượng thực nhập và yêu cầu thủ kho ký vào. Phiếu nhập kho là căn cứ để thủ kho ghi vào thẻ kho, trên thẻ kho chỉ ghi chỉ tiêu số lượng. * Nhập nguyên vật liệu mua ngoài. Để đảm bảo đủ vật liệu cho sản xuất, phòng Kế hoạch xuất nhập khẩu ( Phòng KHXNK ) phải lập kế hạch sản xuất trong tháng và phải nghiên cứu, khảo sát thị trường và lên kế hoạch thu mua từng loại vật liệu. Vật liệu của công ty được mua từ nhiều nguồn khác nhau: từ các công ty dệt may trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhân viên phòng KHXNK tiến hành thu mua và vận chuyển vật liệu về kho công ty. Khi vật liệu về đến kho, nhân viên phòng CBSX sẽ xem xét, kiểm tra hoá đơn, chứng từ về tính hợp lý, hợp pháp. Nếu nội dung ghi trong hoá đơn mà phù hợp với chủng loại, đơn giá, chất lượng và hình thức thanh toán với hợp đồng đã ký kết thì phòng CBSX lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên: Một liên phòng CBSX giữ. Một liên phòng kế toán giữ kèm theo hoá đơn bán hàng. Một liên thủ kho giữ. Và đề nghị thủ kho nhập số vật liệu đó. TRước khi nhập, thủ kho kiểm tra chủng loại, số lượng, chất lượng của loại vật tư đó. Nếu thấy đúng với phiếu nhập kho tiến hành cho nhập số vật liệu trên. Trên phiếu nhập kho ghi cả chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị. Căn cứ vào phiêu nhập kho để thủ kho ghi vào thẻ kho và trên thẻ kho, thủ kho chỉ ghi chỉ tiêu số lượng. Biểu số 1: Hoá đơn Mẫu số :01 GTKT-3LL Giá trị gia tăng GN/2004B Liên 2: Giao khách hàng 0046444 Ngày 03 tháng 01 năm 2007 Đơn vị bán hàng: Công ty Dệt Nam Định Địa chỉ: 43 - Tô Hiệu - Nam Định Số tài khoản Số tài khoản Họ tên ngời mua hàng: Tên đơn vị: Công ty cổ phần may Thăng Long Địa chỉ: Số 250 - Minh Khai - Hà Nội Số tài khoản Hình thức thanh toán: Trả sau 'MST: 0101473411 STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đvị Số lợng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Vải dệt kim m 7,684.50 7,460.14 57,327,461.60 Cộng tiền hàng 57,327,461.60 Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT 5,732,746.16 Tổng cộng tiền thanh toán 63,060,207.76 Số viết bằng chữ: Sáu mơi ba triệu không trăm sáu mơi ngàn hai trăm linh bẩy phẩy bẩy sáu đồng Ngời mua hàng Ngời bán hàng Thủ trởng đơn vị ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) (Cần kiểm tra đối chiếu khi lập, giao nhận hoá đơn) Biểu số 2 Công ty cổ phần may Thăng Long Mẫu số 01 -VT Phòng CBSX Ban hành theo QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính phiếu nhập kho Ngày 03/01/2007 Họ tên ngời giao hàng: Trần Mai Trang Nợ Theo Số ngày tháng năm 2005 Có Nhập tại kho Nguyên liệu STT Tên nhãn hiệu. Mã số Đvị Số lợng Đơn giá Thành tiền quy cách vật t C.Từ Thực nhập 1 Vải dệt kim m 7,684.50 7,460.14 57,327,461.60 Cộng 7,684.50 57,327,461.60 Nhập ngày 03 tháng 01 năm 2007 Phụ trách cung tiêu Ngươì giao hàng Thủ kho ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) * Nhập vật liệu do tiết kiệm được. Sau khi tiếp nhận vật tư tiết kiệm được từ các phân xưởng, nhân viên phòng CBSX cùng thủ kho lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên: Một liên thủ kho giữ. Một liên phòng CBSX giữ. Trên phiếu nhập kho ghi cả chỉ tiêu số lượng và giá trị. Chỉ tiêu giá trị được tính bằng 50% của 80% giá vật liệu thực tế trên thị trường. Phiếu nhập kho là căn cứ để thủ kho ghi vào thể kho. ở các xí nghiệp, các nhân viên hạch toán theo dõi số lượng các loại vật liệu đó, cuối tháng lập báo cáo gửi lên phòng kế toán để kế toán vật liệu theo dõi. * Nhập kho phế liệu thu hồi Phế liệu thu hồi được tiến hành nhập kho giống như đối với vật liệu mua ngoài. Sau khi nhập phế liệu từ các xí nghiệp chuyển đến, nhân viên phòng CBSX lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên: Một liên thủ kho giữ. Một liên phòng kế toán giữ. Một liên phòng CBSX giữ. 2.2.3.2 Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu. * Xuất kho vật liệu gia công. Căn cứ vào Hợp đồng và định mức vật tư sản xuất hàng gia công đã được ký kết, phòng KHXNK lập ra kế hoạch sản xuất cho từng xí nghiệp trong tháng. Căn cứ vào bảng kế hoạch đó, phòng CBSX lập phiếu xuất kho và xuất vật tư cho các xí nghiệp. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: Một liên thủ kho giữ. Một liên xí nghiệp giữ. Một liên phòng kế toán giữ. Phiếu xuất kho chỉ ghi chỉ tiêu số lượng và là căn cứ để thủ kho ghi vào t Biểu số 3 Bảng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu Loại hàng: Quần âu 10RS05 - 005 STT Nguyên phụ liệu ĐV tính Số lượng SP ĐM tiêu hao NPL 1 Vải chính MUSHROOM m 1 1.446 2 Vải lót túi m 1 0.514 3 Chỉ may 40/2 cuộn 1 0.0185 4 Chỉ may 50/2 cuộn 1 0.0461 5 Chỉ đóng cuộn 1 0.0007 6 Chỉ đính cúc cuộn 1 0.0004 7 Chỉ may lót cuộn 1 0.0052 8 Chỉ may mác cuộn 1 0.0001 9 Mác đính NI - EK -WB ch 1 1.02 10 Mác Jocker NI - K01 ch 1 1.02 11 Mác dán cỡ giàng 30 ch 1 1.02 12 Mác dán cỡ giàng 34 ch 1 1.02 13 Tuý Polybar in cỡ giàng 30 ch 1 1.01 14 Tuý Polybar in cỡ giàng 34 ch 1 1.01 15 Mác giá giàng 30 ch 1 1.02 16 Mác giá giàng 34 ch 1 1.02 17 Mác giặt in code giàng 30 ch 1 1.02 18 Mác giặt in code giàng 34 ch 1 1.02 19 Mác PO ch 1 1.02 20 Khoá 63/4 ch 1 1.02 21 Khoá 71/4 ch 1 1.02 22 Khoá 73/4 ch 1 1.02 23 Móc cạp KL ch 1 1.02 24 Cúc 24L ch 1 4.08 25 Đan nhựa ch 1 1.02 26 Kẹp nhựa ch 1 1.02 27 Mex băng cạp ch 1 1.204 28 Thẻ ID ch 1 1.02 * Xuất kho vật liệu mua ngoài. Để đảm bảo đủ nguyên vật liệu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, phòng KHXNK căn cứ và sản lượng định mức và định mức tiêu hao vật liệu trong sản xuất để lập kế hoạch sản xuất và ra lệnh xuất kho. Phòng CBSX căn cứ vào lệnh xuất kho để lập phiếu xuất kho thành 3 liên. Khi lĩnh vật tư, đơn lĩnh phải đem phiếu xuất kho này xuống kho, thủ kho ghi lại số thực xuất vào thẻ kho. Cuối tháng, thủ kho thu lại phiếu của các đơn vị, tính ra tổng số vật tư đã xuất rồi đối chiếu với thẻ kho và ký vào 3 liên: Một liên phòng CBSX giữ. Một liên xí nghiệp giữ. Một liên phòng kế toán giữ. Biểu số 4 Công ty cổ phần may Thăng Long Mẫu số 01 –VT Phòng CBSX Ban hành theo QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính phiếu Xuất kho Ngày 07/01/2007 Họ tên ngời nhận hàng: Phan Chi Mai Địa chỉ: XN II Nợ Lý do xuất: Sản xuất Có Xuất tại kho: Nguyên liệu STT Tên nhãn hiệu. Mã số Đvị Số lựợng Đơn giá Thành tiền quy cách vật t Y.cầu Thực xuất 1 Vải lót m 1257 1257 Cộng 1257 Xuất, ngày 07 tháng 01 năm 2007 Phụ trách bộ phân Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho sử dụng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Riêng trường hợp xuất vật tư từ kho nguyên liệu của công ty cho các xí nghiệp Nam Hải hay xí nghiệp Hà Nam thì sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Trường hợp vật liệu sau khi thu mua không qua kho nguyên liệu của công ty mà được chuyển thẳng cho các xí nghiệp trên thì phòng CBSX vẫn phải lập phiếu nhập xuất thẳng thay cho phiếu xuất kho thông thường. Số vật liệu này vẫn được theo dõi như vật tư xuất qua kho nguyên liệu của công ty. * Xuất kho bán phế liệu. Việc bán phế liệu khi được Giám đốc quyết định và ký duyệt thì phòng CBSX cùng thủ kho tiến hành xuất giao phế liệu cho người mua. Hoá đơn bán hàng được lập thành 3 liên Một liên người mua giữ. Một liên thủ kho giữ. Một liên phòng kế toán giữ. 2.2.3.3 Phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu. Để theo đảm bảo theo dõi chặt chẽ số hiện có và tình hình biến động của từng loại, từng thứ vật liệu về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị, ở công ty đã tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song. Theo phương pháp này, phòng kế toán kết hợp với thủ kho hạch toán chi tiết nguyên vật liệu dựa trên các chứng nhập xuất kho, từ đó để ghi chép vào các sổ thẻ liên quan. * ở kho: Thủ kho dùng Thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập - xuất - tồn của từng thứ vật liệu, hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng. Mỗi loại vật liệu được theo dõi trên một thẻ kho nhất định. Thẻ kho được mở cho cả năm. Căn cứ để ghi thẻ kho là các chứng từ nhập xuất đã được kiểm tra tính chất pháp lý và đã được hoàn chỉnh. Cuối ngày, thủ kho tính ra số tồn kho để ghi vào cột tồn trên thẻ kho. Định kỳ 3 - 5 ngày, thủ kho gửi các chứng từ nhập xuất đã phân loại theo từng thứ vật liệu cho phòng kế toán. * ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ chi tiết để theo dõi, ghi chép tình hình nhập - xuất từng loại vật liệu. Sổ chi tiết được mở cho từng loại, từng thứ vật liệu tương ứng với thẻ kho của thủ kho. Căn cứ để ghi sổ kế toán chi tiết là các chứng từ nhập xuất do thủ kho gửi lên sau khi đã được kế toán viên kiểm tra và hoàn chỉnh. Mỗi chứng từ được ghi một dòng. - Với vật liệu nhận gia công: Sổ chi tiết chỉ theo dõi chỉ tiêu số lượng. - Với vật liệu mua ngoài: Sổ chi tiết theo dõi cả chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị. Với vật liệu nhập kho thì chỉ tiêu giá trị căn cứ vào giá thực tế để ghi. Với vật liệu xuất kho thì căn cứ vào đơn giá bình quân để ghi. Cuối tháng, kế toán đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết với thẻ kho của thủ kho theo từng loại, từng thứ vật liệu. Nếu phù hợp, kế toán căn cứ vào dòng tổng cộng của từng loại vật tư trên sổ chi tiết để lập bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn của từng nhóm vật liệu Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu Thẻ kho Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn Chứng từ nhập Chứng từ xuất Sổ kế toán chi tiết Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu kiểm tra: Biểu số 5 Cty cổ phần may Thăng Long Mẫu số 06 –VT Tên kho: Nguyên liệu Ban hành theo QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính Thẻ kho Ngày lập thẻ Tên nhãn hiệu, quy cách vật t: Vải lót Đơn vị tính: m STT Chứng từ Trích yếu Ngày ss Số lượng Chữ ký Số Ngày N_ X Nhập Xuất Tồn xác nhận Tồn đầu tháng 2,502.00 1 12/1 Nhập kho Nguyên liệu 3,467.50 2 9/1 Xuất may Nam Hải 1,002.00 3 10/1 Xuất may Hà Nam 784.00 4 29/1 Nhập kho Nguyên liệu 2,359.00 5 11/1 Xuất may II 1,780.00 6 37/1 Nhập kho Nguyên liệu 1,424.60 7 16/1 Xuất may II 1,257.00 Cộng 7,251.10 4,823.00 Tồn cuối tháng 1 4,930.10 Sổ chi tiết vật liệu Tháng 1 năm 2007 Tên nhãn vật tư: Vải lót Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Đơn giá Nhập Xuất Tồn Số Ngày SL TT SL TT SL TT Tồn đầu tháng 2,502.00 18,867,133.00 12/1 Nhập kho Nguyên liệu 7,548.70 3,467.50 26,175,117.25 9/1 Xuất may Nam Hải  7,548.7 1,002.00 7,563,797.4 10/1 Xuất may Hà Nam  7,548.7 784.00 5,918,180.8 29/1 Nhập kho Nguyên liệu 7,551.00 2,359.00 17,812,809.00 11/1 Xuất may II  7,551.00 1,780.00 13,440,780 37/1 Nhập kho Nguyên liệu 7,556.60 1,424.60 10,765,132.36 16/1 Xuất may II  7,556.60 1,257.00 9,498,646.2 Cộng 7,251.10 54,753,058.61 4,823.00 36,421,404.4 4,930.10 37,198,787.21 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (ký rõ họ tên) (Ký rõ họ tên) Biểu số 6 Bảng tổng hợp Nhập - xuất – tồn Tháng 01 năm 2007 Loại hàng ĐV tính Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ SL TT SL TT SL TT SL TT Nguyên liệu Vải kaki m 800.10 13,718,447 3,921.20 81,991,186.00 4,005.00 81,188,884.45 716.30 14,520,748.55 Vải dệt kim m - - 13,258.00 98,801,267.60 10,364.00 77,234,600.80 2,894.00 21,566,666.80 Vải ngoài m 709.70 11,038,205 7,504.00 117,280,233.00 5,857.00 91,500,918.14 2,356.70 36,817,519.86 Vải chính m 1,805.20 69,410,005 22,020.00 846,669,000.00 13,068.00 502,464,635.65 10,757.20 413,614,369.35 Vải nhung m 720.30 10,350,000 3,850.00 56,105,725.00 4,289.00 62,365,403.70 281.30 4,090,321.30 Vải lót m 2,502.00 18867133 7,251.10 54,753,056.10 4,823.00 36,405,878.34 4,930.10 37,214,310.76 Vải phản quang m 10.50 5,518,113 79.00 41,517,281.59 36.00 18,919,264.86 53.50 28,116,129.73 Vải bò xanh m 897.90 26,104,647 15,461.00 450,811,838.00 8,347.00 243,342,883.71 8,011.90 233,573,601.29 Vải phin m 1,125.00 11,891,968 7,759.60 64,664,761.00 4,605.00 39,680,316.17 4,279.60 36,876,412.83 Cộng nguyên liệu 148,031,385.00 1,812,594,348.29 1,153,102,785.83 807,522,947.46 Phụ liệu Mex dựng m 1,528.00 18,978,829.60 3,372.00 41,892,656.00 2,347.00 29,156,199.33 2,553.00 31,715,286.27 Bo tay ch 551.00 2,751,415.00 11,820.00 59,241,840.00 7,180.00 35,980,241.77 5,191.00 26,013,013.23 Bo cổ ch 780.00 5,897,767.20 5,970.00 45,886,852.80 3,550.00 27,234,874.22 3,200.00 24,549,745.78 Lót túi m 40.00 400,000.00 187.70 1,875,000.00 221.00 2,208,058.85 6.70 66,941.15 Đệm vai ch 2,168.00 773,976.00 14,500.00 5,829,000.00 6,320.00 2,503,648.21 10,348.00 4,099,327.79 Cộng phụ liệu 28,801,987.80 154,725,348.80 97,083,022.37 86,444,314.23 Phụ trách đơn vị Người lập biểu Thủ kho ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên) +) NVL nhập kho nhưng chưa được thanh toán ngay cho người bán. Kế toán công nợ mở sổ chi tiết 331 - Phải trả cho người bán. Sổ chi tiết này được mở hàng quý và dùng để theo dõi công nợ với từng đối tượng mà công ty có quan hệ mua bán., bao gồm cả số phát sinh Nợ và số phát sinh Có. Sổ chi tiết 331 được đóng thành một quyển ,tất cả các đơn vị bán được theo dõi trên cùng một sổ, mỗi đơn vị được ghi trên một số trang sổ nhất định và mỗi hoá đơn được ghi trên một dòng và ghi theo thứ tự thời gian phát sinh theo bút toán: Nợ TK 152 Nợ TK 133 Có TK 331 Ví dụ: Căn cứ vào Phiếu nhập kho số 02/1 ngày 03/1 và hoá đơn kèm theo, kế toán công nợ ghi vào sổ chi tiết 331 - Phải trả cho người bán, chi tiết cho Công ty dệt Nam Định, theo định khoản: Nợ TK 152 57.327.461,6 Nợ TK 133 5.732.746,16 Có TK 331 63.060.207,76 Biểu số 7 sổ chi tiết tk 331: phải trả cho ngời bán Tháng 01 năm 2007 Chứng từ Diễn giải Số d đầu kỳ Ghi Có TK 331, ghi Nợ các TK Phần theo dõi thanh toán Nợ 331 Số d cuối kỳ Số Ngày Nợ Có 1521 1331 Cộng Có TK 331 111 112 311 Cộng Nợ 331 Nợ Có CT Dệt Nam Định 18543500 02/01 03/01 Mua vải dệt kim 57,327,461.60 5,732,746.16 63,060,207.76 11/01 13/01 Mua vải phin 48,357,462.00 4,835,746.20 53,193,208.20 09/01 15/01 Trả tiền hàng 89,345,000.00 89,345,000.00 28/01 17/01 Mua vải phin 16,307,335.00 1,630,733.50 17,938,068.50 32/1 18/01 Mua vải dệt kim 41,473,806.00 4,147,380.60 45,621,186.60 12/01 20/01 Trả tiền hàng 79,970,000.00 79,970,000.00 Cộng 163,466,064.60 16,346,606.46 179,812,671.06 89,345,000.00 79,970,000.00 169,315,000.00 29,041,171.06 CT Dệt 8/3 5,785,500.00 01/01 03/01 Mua vải kaki 49,692,345.00 4,969,234.50 54,661,579.50 10/01 05/01 Mua vải nhung 38,507,648.00 3,850,764.80 42,358,412.80 05/01 11/01 Trả tiền hàng 0.00 56,700,000.00 56,700,000.00 22/01 14/01 Mua vải kaki 32,298,841.00 3,229,884.10 35,528,725.10 31/01 18/01 Mua vải nhung 17,658,007.00 1,765,800.70 19,423,807.70 13/01 21/01 Trả tiền hàng 82,270,000.00 82,270,000.00 Cộng 138,156,841.00 13,815,684.10 151,972,525.10 138,970,000.00 138,970,000.00 18,788,025.10 ................... .................... ..................... ........................ ........................... ............................. .................... ......................... .............. Tổng cộng 69,345,500.00 669,412,867.00 66,941,286.70 736,354,153.70 441,332,500.00 292,009,700.00 733,342,200.00 72,357,453.70 Ngời ghi sổ Kế toán trởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Khi khoản nợ của công ty được thanh toán, kế toán căn cứ vào các phiếu chi, UNC...để phản ánh tình hình thanh toán với người bán vào sổ chi tiết và hạch toán trên tài khoản 331 đối ứng với các TK 111,112,311... Cuối tháng, kế toán khoá sổ chi tiết 331 theo từng đối tượng. Toàn bộ số liệu ở dòng tổng cộng của từng người bán trên sổ sẽ được ghi sang NKCT số 5. Số liệu tổng cộng của mỗi người bán được ghi trên một dòng. Sau khi đối chiếu số liệu tổng cộng của NKCT số 5 với các bảng kê và các NKCT khác liên quan, căn cứ vào NKCT số 5 ( dòng tổng cộng ) để kế toán ghi sổ cái TK 331 ở dòng tổng số phát sinh Có. +) NVL nhập kho được thanh toán bằng tiền mặt. Với trường hợp này, kế toán tiền mặt căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu chi tiền mặt để ghi vào NKCT số 1 theo định khoản: Nợ Tk 152 Nợ TK 133 Có TK 111 Ví dụ: Căn cứ vào Phiếu nhập kho số 21/1 ngày 12/1 công ty thanh toán khoản mua vải Kaki bằng tiền mặt 13.194.924,6 đồng, trong đó thuế GTGT 10%. Nợ TK 152 11.995.386 Nợ TK 133 1.199.538,6 Có TK 111 13.194.924,6 Biểu số 8 nhật ký chứng từ số 1 Tháng 01 năm 2007 STT Ngày Ghi Có TK 111, ghi Nợ các TK Cộng Có TK 111 tháng 1521 1522 ... 133 ... 1 03/01 31,158,865.00 3,115,886.50 2 05/01 1,875,000.00 187,500.00 3 12/01 11,995,386.00 1,199,538.60 4 15/01 15,116,332.00 1,511,633.20 5 19/01 52,373,685.00 5,237,368.50 6 21/01 4,321,500.00 432,150.00 .................. .............. .................. Cộng 537,832,710.29 42,531,182.00 58,036,389.23 3,257,861,189.00 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Biểu số 9 nhật ký chứng từ số 2 Tháng 01 năm 2007 STT Ngày Ghi Có TK 112, ghi Nợ các TK Cộng Có TK 112 tháng 1521 1522 .... 331 ... 133 ... 06/01 125,502,334.00 12,550,233.40 11/01 56,700,000.00 12/01 66,882,314.00 6,688,231.40 14/01 45,886,852.80 4,588,685.28 15/01 89,345,000.00 18/01 149,327,686.00 14,932,768.60 21/01 82,270,000.00 ..................... ................ Cộng 605,348,771.00 112,194,166.80 441,332,500.00 71,754,293.78 5,468,125,330.00 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Biểu số 10 nhật ký chứng từ số 5 Tháng 01 năm 2007 STT Tên đơn vị bán Số dư đầu kỳ Ghi Có TK 331, ghi Nợ các TK Ghi Nợ TK 331, ghi có các TK Số d cuối kỳ Nợ Có 1521 1331 Cộng có TK 331 112 311 Cộng Nợ 331 Nợ Có 1 CT Dệt Nam Định 18,543,500.00 163,466,064.60 16,346,606.46 179,812,671.06 89,345,000.00 79,970,000.00 169,315,000.00 29,041,171.06 2 CT Dệt 8/3 5,785,500.00 138,156,841.00 13,815,684.10 151,972,525.10 138,970,000.00 138,970,000.00 18,788,025.10 3 CT VL may N.Trang 6,943,270.00 94,343,781.00 9,434,378.10 103,778,159.10 46,530,000.00 59,327,000.00 105,857,000.00 4,864,429.10 4 CT CP may XK Hà Bắc 6,348,530.00 52,348,193.00 5,234,819.30 57,583,012.30 32,131,000.00 21,380,000.00 53,511,000.00 10,420,542.30 ... .............. .............. .............. .............. .............. .............. ............... ............. ........... Tổng cộng 69,345,500.00 669,412,867.00 66,941,286.70 736,354,153.70 441,332,500.00 292,009,700.00 733,342,200.00 72,357,453.70 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Biểu số 11 nhật ký chứng từ số 7 Tháng 01 năm 2007 STT Ghi Có các TK 1521 1522 153 334 ..... 338 621 622 627 Các TK ở các NKCT khác Cộng chi phí Ghi Nợ các TK NKCT số 1 NKCT số 2 thực tế tháng 1 1 TK 154 386,420,121.00 372,065,480.00 191,508,744.00 949,994,345.00 2 TK 621 1,148,730,097.83 97,083,022.37 1,245,813,120.20 3 TK 622 312,660,000.00 59,405,480.00 372,065,480.00 4 TK 627 88,654,000.00 86,432,558.00 16,422,186.00 191,508,744.00 5 TK 641 4,372,688.00 93,721,327.00 53,112,390.00 10,121,242.00 161,327,647.00 Cộng 1,153,102,785.83 97,083,022.37 182,375,327.00 452,204,948.00 85,948,908.00 386,420,121.00 372,065,480.00 191,508,744.00 2,920,709,336.20 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởn (ký rõ họ tên) (ký rõ họ tên) (ký rõ họ tên) Biểu số 12 Sổ CáI TK152: NVL Năm :2007 Số dư đầu kỳ Nợ Có 148,031,385.00 Các tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ........... Tháng 12 Ghi Nợ TK152, ghi Có các TK 1.Ghi Có TK 111 537,832,710.29 NKCT số 1 2.Ghi Có TK 112 605,348,771.00 NkCT số 2 3.Ghi Có TK 331 292,009,700.00 NKCT số 4 Tổng số PS Nợ 1,435,191,181.29 Tổng số PS có 1,153,102,785.83 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (ký rõ họ tên) (ký rõ họ tên) Biểu số 13 Bảng kê xuất vật liệu phụ Tháng 01 năm 2007 STT P.Xuất Khách hàng Mã hàng Loại vật liệu ĐVị Số lượng Đơn giá Thành tiền Tổng cộng XN II 1 02/01 Nội địa D500 Lót túi m 95.00 9,991.20 949,164.00 949,164.00 2 21/01 ASIAPARK FOB-ASIA Mex dựng m 1,368.00 12,423.75 16,995,690.00 16,995,690.00 Cộng 17,944,854.00 17,944,854.00 XN Nam Hải 1 04/01 Nội địa X430 Đệm vai ch 3,560.00 396.15 1,410,294.00 1,410,294.00 2 23/01 OTTO CDC-OT Bo cổ ch 2,150.00 7,671.80 16,494,370.00 16,494,370.00 3 30/01 OTTO CDC-OT Bo tay ch 4,380.00 5,011.17 21,948,924.60 21,948,924.60 Cộng 39,853,588.60 39,853,588.60 XN Hà Nam 1 12/01 J & Y N7620 Lót túi m 126.00 9,991.20 1,258,891.20 1,258,891.20 2 13/01 J & Y N7620 Bo cổ ch 1,400.00 7,671.80 10,740,520.00 10,740,520.00 3 14/01 J & Y N7620 Bo tay ch 2,800.00 5,011.17 14,031,276.00 14,031,276.00 4 25/01 SAMTEX SAM-E330 Mex dựng m 979.00 12,423.75 12,162,851.25 12,162,851.25 5 28/01 J & Y N7620 Đệm vai ch 2,760.00 396.15 1,093,374.00 1,093,374.00 Cộng 39,286,912.45 39,286,912.45 Phụ trách đơn vị Ngời lập biểu ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Biểu số14 Báo cáo nhập vật liệu tháng 01 năm 2007 Xí nghiệp Nam Hải STT C.Từ Khách hàng Mã hàng Loại vật liệu Đvị Lượng nhập Ghi chú Nguyên liệu chính 1 03/01 Nội địa X430 Vải dệt kim m 5,990.00 3 08/01 OTTO CDC-OT Vải chính m 3,785.00 4 09/01 OTTO CDC-OT Vải lót m 1,002.00 5 15/01 Nội địa E100 Vải phin m 2,957.00 6 18/01 Nội địa X430 Vải dệt kim m 4,374.00 7 19/01 OTTO CDC-OT Vải chính m 4,990.00 8 20/01 Nội địa E100 Vải phin m 1,648.00 9 22/01 OTTO CDC-OT Vải chính m 3,311.00 Cộng NL chính 28,057.00 Phụ liệu 2 04/01 Nội địa X430 Đệm vai ch 3,560.00 10 23/01 OTTO CDC-OT Bo cổ ch 2,150.00 11 30/01 OTTO CDC-OT Bo tay ch 4,380.00 Cộng phụ liệu 10,090.00 Phụ trách đơn vị Ngời lập biểu ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Biểu số 15 báo cáo chế biến tháng 01/2007 Xí nghiệp Nam Hải STT Khách hàng Mã hàng Loại vật liệu Đvị Bán TP Lượng Xuất khác chế biến Trả kho Đầu tấm Nguyên liệu chính 1 Nội địa X430 Vải dệt kim m 569 9,182.00 968 2 OTTO CDC-OT Vải chính m 355 10,549.00 1005 3 OTTO CDC-OT Vải lót m 128 846.00 4 Nội địa E100 Vải phin m 327 4,041.00 337 Cộng NL chính 24,618.00 2,310.00 Phụ liệu 1 Nội địa X430 Đệm vai ch - 3,190.00 2 OTTO CDC-OT Bo cổ ch - 2,150.00 3 OTTO CDC-OT Bo tay ch - 4,300.00 Cộng phụ liệu 9,640.00 - Phụ trách đơn vị Ngời lập biểu ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) - Số vật liệu chính: Trong số vật liệu chính Công ty xuất dùng trị giá 1.153.102.785,83 đ (đã được nêu ở bảng kế xuất vật liệu) thì 4.372.668 đ giá trị vật liệu được sử dụng phục vụ công tác bán hàng, còn lại được dùng vào sản xuất. Kế toán ghi vào bảng kê số 4 theo định khoản: Nợ TK 621: 1.148.730.097,83 Có TK 1521: 1.148.730.097,83 Đồng thời ghi vào NKCT số 7 theo định khoản: Nợ TK 621: 1.148.730.097,83 Nợ TK 641: 4.372.668 Có TK 1521: 1.153.102.785,83 Biểu số 16 Báo cáo Nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu tháng 01/2007 Xí nghiệp Nam Hải Khách hàng Mã hàng Loại NVL Đvị Tồn Nhập Xuất Tồn cuối kỳ đầu kỳ trong kỳ Chế biến Nhập lại kho NL Nguyên liệu chính Nội địa X430 Vải dệt kim m 668.00 10,364.00 9,182.00 968.00 882.00 OTTO CDC-OT Vải chính m 1,116.00 12,086.00 10,549.00 1,005.00 1,648.00 OTTO CDC-OT Vải lót m 235.00 1,002.00 846.00 0 391.00 Nội địa E100 Vải phin m 380.00 4,605.00 4,041.00 337.00 607.00 Cộng 2,399.00 28,057.00 24,618.00 2,310.00 3,528.00 Phụ liệu Nội địa X430 Đệm vai ch 0 3,560.00 3,190.00 0 370.00 OTTO CDC-OT Bo cổ ch 0 2,150.00 2,150.00 0 0 OTTO CDC-OT Bo tay ch 0 4,380.00 4,300.00 0 80.00 Cộng 10,090.00 9,640.00 0.00 450.00 Chương 3 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty cổ phần may Thăng Long 3.1 Nhận xét chung về công tác quản lý và hạch toán vật liệu ở công ty. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, xét cho cùng thì mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp đều hướng tới việc tối đa hoá lợi nhuận và ngày càng nâng cao lợi ích kinh tế xã hội. Để đạt được mục tiêu này, mỗi doanh nghiệp đều có cách thức và hướng đi khác nhau. Song một trong những biện pháp cơ bản được nhiều doanh nghiệp quan tâm thực hiện là không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó là việc áp dụng những biện pháp quản lý mới vào trong quá trình sản xuất cũng như điều hành công ty cũng được coi trọng. Trong các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Việc tăng cường quản lý vật tư và hoàn thiện công tác kế toán Vật liệu là một trong những vấn đề trọng tâm hàng đầu. Cùng với sự phát triển của công ty, công tác kế toán của phòng kế toán cũng không ngừng hoàn thiện và đã đạt được những thành tựu đáng kể. 3.1.1 ưu điểm của công tác kế toán vật liệu tại công ty. - Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty được xây dựng trên mô hình tập trung là phù hợp với đặc điểm, quy mô sản xuất của công ty. Các phòng ban, phân xưởng phối hợp chặt chẽ với phòng kế toán đảm bảo thực hiện tốt công tác hạch toán, nhất là về NVL diễn ra đều đặn, nhịp nhàng. - Về hệ thống sổ kế toán, tài khoản kế toán: công ty đã xây dựng theo mẫu biểu đã ban hành. Công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ là hình thức ghi sổ kế toán phù hợp. Kế toán chi tiết áp dụng phương pháp ghi thẻ song song. Vì vậy, tổ chức công tác kế toán đảm bảo thống nhất được về phạm vi, phương pháp tính toán các chỉ tiêu giữa kế toán và các bộ phận có liên quan. Ngoài ra, công ty cũng đã xây dựng hệ thống báo cáo phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của mình, đáp ứng tốt yêu cầu hạch toán tổng hợ p NVL. Vậy, việc tổ chức hạch toán ở công ty là hoàn toàn hợp lý. - Về tổ chức dự trữ và bảo quản: Công ty đã xác định được mức dự trữ vật liệu cần thiết, hợp lý đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện liện tục, tránh tình trạng lãng phí vốn lưu động nằm ở số hàng tồn kho không cần thiết. Công tác bảo quản vật liệu cũng được quan tâm đúng mức, đả m bảo tốt chất lượng vật liệu khi xuất kho để sản xuất. Hệ thống kho tàng được tổ chức hợp lý, khoa học. Công ty tổ chức riêng một hệ thống kho để dự trữ, bảo quản vật liệu gia công. Vì vậy, tổ chức công tác kế toán đảm bảo thống nhất được về phạm vi, phương pháp tính toán các chỉ tiêu giữa kế toán và các bộ phận có liên quan. - Về khâu sử dụng vật liệu: vật liệu xuất dùng được căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao đã được xây dựng trước. Điều này, đảm bảo việc vật liệu xuất kho được sử dụng đúng mục đích, đúng khối lượng, tránh hiện tượng lãng phí trong sản xuất. Nhìn chung, tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần may Thăng Long được thực hiện khá hiệu quả, đúng chế độ quy định, đảm bảo theo dõi sát sao tình hình vật liệu trong quá trình sản xuất và gia công. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần được khắc phục, hoàn thiện trong công tác kế toán vật liệu. 3.1.2 Những hạn chế trong công tác kế toán vật liệu tại Công ty cổ phần may Thăng Long. Một là: Về công tác tổ chức kế toán. Hiện nay, ở Công ty vẫn đang tổ chức công tác kế toán theo phương pháp thủ công. Điều này làm cho khối lượng công việc kế toán phải giải quyết trong kỳ lớn, tốn nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi phải phòng kế toán phải có một số lượng lớn nhân viên kế toán. Đây cũng là một bất lợi trong kinh doanh của doanh nghiệp nhất là khi phần lớn các doanh nghiệp trong nước đang áp dụng kế toán máy để thực hiện công tác kế toán của mình. Hai là: Về công tác quản lý vật liệu. Vật liệu của công ty bao gồm rất nhiều loại với quy cách khác nhau. Vì vậy để quản lý chúng một cách chặt chẽ đòi hỏi kế toán vật liệu phải có cách tổ chức khoa học. Một trong những việc làm đó là phải phân loại vật liệu một cách hợp lý và lập bảng danh điểm NVL và được sử dụng thống nhất trong toàn doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn chưa xây dựng hệ thống danh điểm vật liệu cho mình. Ba là: Về quy định chế độ, thủ tục kiểm nghiệm vật tư và quá trình giao nhận chứng từ. Trong việc giao nhận vật tư, công ty chưa thành lập ban kiểm nghiệm vật tư nên NVL mua về không được kiểm tra tỉ mỉ, khách quan về cả số lượng và chất lượng. Điều này làm cho kế toán thiếu đi một chứng từ ban đầu cần thiết ( Biên bản kiểm nghiệm vật tư ) trong bộ chứng từ kế toán vật tư. Và trong trường hợp vật tư nhập kho không đúng yêu cầu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Trong quá trình giao nhận chứng từ nhập xuất kho NVL, kế toán và thủ kho không lập phiếu giao nhận chứng từ nhập xuất vật liệu dẫn đến việc không chặt chẽ trong công tác hạch toán. Bốn là: Về sổ chi tiết TK 331 - Phải trả cho người bán. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty có mối quan hệ mua bán với rất nhiều công ty khác nhau. Và trong quan hệ thanh toán với người bán, tất cả các đơn vị đều được ghi chung vào một sổ, mỗi đơn vị được theo dõi trên mốt số trang sổ nhất định. Theo cách ghi này sẽ có thể xảy ra việc thiếu dòng khi mà số lượng nghiệp vụ mua bán phát sinh với một công ty mua lớn. Sau đó kế toán lại ghi thêm vào dòng khác ở các trang sau làm cho việc tổng hợp, theo dõi rất khó khăn và không hệ thống. Điều này làm cho việc ghi NKCT số 5 mất thời gian, rất vất vả cho kế toán khi tra tìm, cộng dồn các chứng từ của từng người bán để có số tổng hợp ghi vào NKCT số 5. Năm là: Về bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ. Công ty chưa thực hiện lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ mà cuối kỳ chỉ chuyển báo cáo chế biến cho bộ phận tính giá thành. Vì vậy đã không tập hợp cụ thể được các chi phí NVL để phục vụ công tác tập hợp chi phí. 3.2 Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán vật liệu ở Công ty cổ phần may Thăng Long. Một là: Về công tác tổ chức kế toán tại công ty. Việc áp dụng kế toán máy vào công ty là một việc làm hết sức cần thiết. Để việc quản lý sản xuất và hạch toán kế toán được thực hiện tốt hơn, công ty nên xem xét và thuê các chuyên gia về cài đặt phần mềm kế toán và xây dựng hệ thống sổ kế toán phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của công ty. Việc này đòi hỏi một kinh phí ban đầu đáng kể nhưng phần mềm kế toán sẽ được áp dụng trong một thời gian dài, giảm bớt được khối lượng công việc cho phòng kế toán và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hai là: Về công tác quản lý vật liêu. Để đảm bảo cho vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách thường xuyên liên tục và quản lý chúng một cách chặt chẽ thông qua việc phân loại hàng hoá, doanh nghiệp nên xây dựng và lập bảng danh điểm vật tư. Trong đó, vật tư được chia thành từng loại, từng nhóm, từng thứ và được ký hiệu riêng thay thế cho tên gọi, nhãn hiệu, quy cách và được sử dụng thống nhất trong toàn doanh nghiệp. Khi đánh số danh điểm vật liệu cho từng loại, ta đánh 1521: NVL chính 1522: NVL phụ Cách đánh này giúp ta dễ nhận ra từng loại vật liệu đồng thời tên danh điểm cũng phù hợp với chế độ quy định. Trong các loại vật liệu, ta đánh sô 01, 02...cho từng nhóm vật liệu. Trong từng nhóm vật liệu, ta lại tiếp tục đánh số 01, 02, 03...cho từng thứ vật liệu. Bảng danh điểm vật liệu có thể lập theo mẫu sau: Công ty cổ phần may Thăng Long. Bảng danh điểm vật liệu Loại NVL chính - TK 1521 Ký hiệu Tên vật liệu Quy cách Đơn vị tính Nhóm Danh điểm vật liệu 1521.01 1521.02 1521.03 1521.01.01 1521.01.02 ........ 1521.02.01 1521.02.02 .......... 1521.03.01 ......... Vải Vải dệt kim Vải kaki Mex Mex dựng Mex TQ Bông Bông trần m m m m kg Việc lập sổ danh điểm vật liệu phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban chức năng để đảm bảo tính khoa học, hợp lý, phục vụ yêu cầu quản lý chung của công ty. Ba là: Về quy định chế độ, thủ tục kiểm nghiệm vật tư và quá trình giao nhận chứng từ. Vật tư mua về nhập kho phải được kiểm nhận về số lượng và đánh giá về chất lượng, quy cách. Do vậy, Công ty có thể lập một ban kiểm nghiệm vật tư bao gồm những người chịu trách nhiệm về vật tư trong công ty và người chịu trách nhiệm chính là thủ kho. Cơ sở kiểm nhận là hoá đơn của người cung cấp. Trong quá trình kiểm nhận nếu có sự sai sót giữa hoá đơn và thực nhập về số lượng, chất lượng, quy cách...thì phải lập biên bản xác định nguyên nhân để sau này xử lý. Nế đúng thì ban kiểm nghiêm lập biên bản kiểm nghiệm vật tư theo mẫu sau: Biên bản kiểm nghiệm vật liệu Căn cứ vào hoá đơn mua ngày 29/01/2005 Ban kiểm nghiệm vật liệu bao gồm 01.Đ/c Phan Chi Mai - Phòng KHXNK 02.Đ/c Ngô Thị Thanh Loan - Phòng Tài vụ 03.Đ/c Vũ Huy Bình - Thủ kho Đã kiểm nghiệm số vật tư nhập kho dưới đây: STT Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư Mã số ĐV tính Số lượng Kết quả kiểm nghiệm SL thực tế Số lượng đúng quy cách SL sai quy cách 1 2 Vải ngoài Vải lót M M 4500 2300 4500 2300 4500 2300 0 0 Kết luận: Có đảm bảo yêu cầu chất lượng. Đề nghị công ty cho phép nhập kho. Phòng Kế toán - tài vụ ( ký, họ tên ) Thủ kho ( Ký, họ tên ) Phòng KHXNK ( Ký, họ tên ) Đồng thời, trong công tác hạch toán vật liệu, khi bàn giao các chứng từ nhập xuất kho vật liệu thì thủ kho và kế toán vật liệu phải lập phiếu giao nhận chứng từ theo mẫu sau: Phiếu giao nhận chứng từ nhập Từ số 01/1 đến số 10/1 Nhóm vật liệu Số lượng chứng từ Số hiệu chứng từ Số tiền 1521.01.01 ........ 1521.01.03 ........ 01 .......... 01 ......... 03 .......... 08 ......... 57.365.000 ......... 672.000 ......... Ngày......tháng.......năm Chữ ký thủ kho Chữ ký kế toán Phiếu giao nhận chứng từ xuất Từ số 01/1 đến số 12/1 Nhóm vật liệu Số lượng chứng từ Số hiệu chứng từ Số tiền 1521.02.01 01 10 1.119.000 Ngày......tháng.......năm Chữ ký thủ kho Chữ ký kế toán Bốn là: Về sổ chi tiết 331 - Phải trả cho người bán. Để thuận tiện cho việc theo dõi và tổng hợp số liệu, sổ chi tiết TK 331 có thể được mở như sau: Đối vơi những đơn vị có quan hệ mua bán không thường xuyên, số nghiệp vụ phát sinh không nhiều có thể theo dõi chung trên một quyển. Mỗi đơn vị được theo dõi trên một số trang sổ nhất định. Đối với những đơn vị mà Công ty có quan hệ mua bán thường xuyên, số lượng lớn có thì nên theo dõi trên một quyển sổ riêng cho công ty đó. Có thể mở sổ theo mẫu biểu số 19. Biểu số19 Sổ chi tiết Tk 331: " phải trả cho người bán " Đơn vị bán: Công ty dệt 8/3 Tháng 1 năm 2005 Chứng từ Diễn giải Số dư đầu kỳ Ghi có TK 331, Nợ các TK Phần theo dõi thanh toán Nợ TK 331 Số dư cuối kỳ S N Nợ Có 1521 1522 1331 111 112 311 Cộng Nợ TK 331 Nợ Có Cộng Năm là: Về bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ Bảng phân bổ NVL dùng để tập hợp toàn bộ giá trị vật liệu xuất dùng trong tháng cho các đối tượng theo giá thực tế, làm cơ sở tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Vì vậy, để phục vụ tốt công tác tính giá thành, Công ty nên lập bảng phân NVL theo mẫu biểu số 20 Biểu số 20 Bảng phân bổ NVL - CCDC Tháng 1 năm 2005 STT Ghi có các TK Đối tượng sử dụng TK 152 ...... 153 1521 1522 TK 621- CPNVLTT - Xí nghiệp I - Xí nghiệp II - Xí nghiệp III - Xí nghiệp Nam Hải - Xí nghiệp Hải phòng TK 641 - CPBH - Xí nghiệp I Cộng Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) Người lập bảng ( Ký, họ tên ) Kết Luận Trong phần trình bày ở trên ta có thể khẳng định kế toán NVL có tác dụng to lớn trong quản lý kinh tế và quản trị doanh nghiệp. Hạch toán NVL là công cụ đắc lực giúp lãnh đạo công ty nắm bắt được tình hình và chỉ đạo sản xuất. Kế tóan NVL có thể nắm bắt được tình hình mua, thu sử dụng và dự trữ vật tư thì lãnh đạo công ty mới có biện pháp chỉ đạo đúng đắn. Vì vậy, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán NVL nói riêng, không ngừng đượ hoàn thiện. Bên cạnh đó việc tìm kiếm biện pháp đổi mới máy móc thiết bị , nâng cao chất lượng sản phẩm để có khả năng cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp phải luôn hoàn thiện công tác kế toán, mà trung tâm là kế toán NVL. Từ đó góp phần hạ chi phí giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Sau 2 tháng thực tập tại Công ty cổ phần May Thăng Long nắm bắt được tầm quan trọng kế toán NVL đối với các lãnh đạo của công ty, em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu phần kế toán NVL. Việc nghiên cứu công tác NVL tại công ty đã giúp em thấy rõ những mặt cần phất huy, những điểm hạn chế cần khắc phục và qua đó đưa ra một số ý kiến đóng góp nhỏ vào việc hoàn thiện hơn công tác kế toán NVL nói riêng và công tác kế toán nói chung ở công ty. Thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty đã giúp em rất nhiều trong việc củng cố lại kiến thức lý thuyết tại đã đựơc học tại nhà trường và có điều kiện vận dụng lý thuyết vào thực tế. Tuy nhiên do trình độ và thời gian thực tập có hạn nên trong bản chuyên đề này sẽ không tránh những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các cô chú, anh chị trong phòng kế toán để bài viết của em được hoàn thiện hơn cả về lý luận và thực tiễn. Một số ý kiến nhận xét của đơn vị thực tập Một số ý kiến nhận xét của giáo viên hướng dẫn thực tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6624.doc
Tài liệu liên quan