Đề tài Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây

Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các chi phí về tiền điện, nước, điện thoại phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. Cuối tháng, căn cứ vào số tiền trên hoá đơn thanh toán các dịch vụ, kế toán tính toán và phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho từng bộ phận làm căn cứ ghi sổ Cái TK 627. Chẳng hạn kế toán tập hợp và phân bổ tiền điện tháng 04/2006 như sau: Hàng tháng căn cứ vào hoá đơn tiền điện ( hoá đơn GTGT) do Công ty điện lực Hà Tây – Chi nhánh điện thị xã Hà Đông gửi yêu cầu thanh toán tiền điện, số điện năng sử dụng trong tháng của từng bộ phận báo về theo công tơ của bộ phận, kế toán tiến hành tính toán phân bổ tiền điện cho các đối tượng sử dụng theo công thức:

doc84 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần liên hợp thực phẩm Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập số liệu trên các chứng từ gốc vào máy. 2.2.4 Nội dung và phương pháp kế toán các khoản mục CPSX tại Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây 2.2.4.1 Kế toán chi phí NVLTT Vật tư của Công ty được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, ở những thời điểm khác nhau nên mức giá thu mua và vận chuyển cũng khác nhau. Để đáp ứng kịp thời NVL cho yêu cầu sản xuất, tính toán chi phí chính xác, giám sát tình hình cung cấp, sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm có hiệu quả thì Công ty đã thực hiện như sau: Đối tượng chịu chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm trên các dây chuyền công nghệ sản xuất khác nhau, chi phí NVLTT liên quan đến đối tượng nào thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó bằng phương pháp trực tiếp. Kế toán tổ chức tập hợp chi tiết cho từng sản phẩm trên cơ sở các phiếu xuất kho NVL dung cho hoạt động sản xuất. Sau đó, kế toán dung phương pháp bình cả kỳ dự trữ để xác định giá trị thực tế của NVL xuất kho một sử dụng trong kỳ. Việc xuất kho một sốa loại NVL chính dung cho sản xuất được căn cứ vào hạn mức NVL sử dụng trong tháng. Hàng tháng, căn cứ vào sản lượng sản xuất và tiêu thụ của tháng trước, dự kiến mức tiêu thụ của tháng này, phòng kế hoạch xác định sản lượng sản xuất dự kiến trong tháng. Căn cứ vào sản lượng này và định mức tiêu hao NVL một đơn vị sản phẩm đã lập, phòng vật tư xác định hạn mức NVL sử dụng trong tháng. Hạn mức NVL xuất sử dụng trong tháng là cơ sở để quản lý vật liệu tại nơi sản xuất một cách hiệu quả. Một số NVL phụ khác thì căn cứ vào nhu cầu sản xuất thực tế. Định mức kinh tế kỹ thuật về mức tiêu hao NVL được Công ty thay đổi một cách thường xuyên. Hàng quý, Công ty tổ chức xác định lại mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm trên cơ sở soát xét lại chất lượng mẫu mã sản phẩm, rút kinh nghiệm công tác áp dụng các sang kiến cải tiến kỹ thuật, các biện pháp tiết kiệm chi phí, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhu cầu thị trường. Khi có nhu cầu sử dụng, quản đốc phân xưởng đề nghị phòng vật tư viết phiếu xuất kho. Cán bộ phòng vật tư căn cứ vào giấy đề nghị và hạn mức nguyên vật liệu xuất dung trong tháng để lập phiếu xuất kho vật tư. Phiếu xuất được lập thành 3 liên: một liên lưu tại phòng vật tư để theo dõi số lượng xuất kho thực tế, một liên giao cho quản đốc phân xưởng để làm cứ ghi mức vật liệu tiêu hao trong kỳ, liên còn lại giao cho thủ kho để làm căn cứ xuất kho và ghi thẻ kho. BIỂU SỐ 1: PHIẾU XUẤT KHO Ngày 20 tháng 04 năm 2006 số 60: Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Kim Ngân – Phân xưởng Bia Lý do xuất : Xuất dùng hạn mức tháng 4/06 Xuất tại kho: Chị Hải Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực xuất 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Malt Gạo Đường Hoa Bia Cao Bia Bột sắn EnZim Nước cất ……. Kg Kg Kg Kg Kg Kg Kg Lít 150.000 100.000 50.800 800 140 95 300 40 102.960 62.010 10.530 398 135 90 250 60 Cộng Trên phiếu xuất kho, Phòng vật tư không ghi đơn giá và thành tiền. Định kỳ 10 ngày thủ kho sẽ chuyển phiếu xuất kho lên phòng kế toán tài vụ. Kế toán NVL sẽ theo dõi số lượng thực xuất kho trên sổ chi tiết vật liệu, CCDC. Cuối tháng, kế toán tiến hành tổng hợp tất cả các lần xuất kho trong tháng. Sau đó, căn cứ vào giá trị, số lượng NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá thực tế xuất kho từng loại NVL xuất kho trong kỳ theo giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ. Phương pháp tính như sau: Giá trị thực tế NVL xuất dùng trong tháng = Số lượng NVL xuất trong tháng x Đơn giá thực tế bình quân của NVL xuất trong tháng Trong đó: Đơn giá thực tế bình quân của NVL xuất trong tháng Trị giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong tháng = Kế toán theo dõi NVL nhập, xuất, tồn trong tháng kể cả về số lượng và giá trị trên sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ. Chẳng hạn căn cứ vào sổ chi tiết vật liệu của Malt, kế toán tính toán giá trị xuất kho của Malt trong tháng là: Cách xác định trị giá xuất kho thực tế của Malt trong tháng 09/2005 là: Giá trị thực tế của Malt xuất kho tháng 9/05 = Giá trị thực tế tồn đầu tháng + Giá trị thực tế nhập trong tháng x Số lượng xuất dùng trong tháng Số lượng nhập trong kỳ + Số lượng tồn đầu tháng Đơn giá của Malt = 733.412.300 + 115.261.500 115.000 + 15.000 = 6528,26 = Trị giá thực tế của Malt xuất kho tháng 09/05 = 733.412.300 + 115.261.500 11500+ 1500 x 102.960 672.149.800 BIỂU SỐ 2: SỔ CHI TIẾT NVL, CCDC Tháng 04 năm 2006 Tên vật liệu: Malt CT Diễn giải TK ĐƯ Đơn giá Nhập Xuất Tồn S N Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Dư đầu tháng 04/06 115.000 733.412.300 13 20/04 Nhập của công ty chăn nuôi 331 7684,1 115.000 115.261.500 93 25/04 Chị Hương- SX Bia 621 6528,26 102.960 672.149.800 27.040 176.524.000 Cộng 15.000 115.621.500 102.960 672.149.800 27.040 176.524.000 ĐVT: đồng Cuối tháng căn cứ vào cột thành tiền của vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập - xuất - tồn trong tháng kế toán ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển. Số liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển sẽ được sử dụng để đối chiếu với sổ cái. Hàng tháng, sau khi xác định được giá trị thực tế vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho trên sổ chi tiết vật liệu, công cụ,dụng cụ chi sản xuất trong tháng, kế toán tập hợp các loại nguyên vật liệu, công cụ, ụng cụ xuất dung trong tháng để lên bảng ghi Có TK 152 và TK 153. Các bảng ghi Có NVL, công cụ, dụng cụ được lập mỗi tháng một land phản ánh NVL, CCDC xuất dung cho sản xuất nhiều loại sản phẩm, kế toán tập hợp trực tiếp khoản chi phí NVL cho từng loại sản phẩm, mỗi loại trên hai cột trong bảng theo 2 tiêu thức là: số lượng, số tiền. Kế toán sử dụng TK 621: Chi phí NVL trực tiếp để tập hợp chi phí NVL trực tiếp cho toàn Công ty. Tuỳ theo các loại sản phẩm được sản xuất trong từng tháng là gì mà kế toán sẽ chia nhỏ cột TK 621 để phản ánh phần chi phí NVL trực tiếp dung cho sản xuất từng loại sản phẩm phát sinh trong tháng đó. Số liệu của các cột này là căn cứ để sau này kế toán lập bảng tổng hợp chi phí của toàn doanh nghiệp trong tháng. BIỂU SỐ 3: BẢNG KÊ GHI CÓ TK 152 Tháng 04 năm 2006 ĐVT: đồng N T Số CT Diễn giải Đơn giá Thành tiền TK 621 TK 627 Bia Khoáng ∑TK 621 Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Malt 6.528,26 672.149.800 102.960 672.149.800 672.149.800 Đường 4.189,7 58.668.716 10.530 44.117.500 3.473 14.551.216 58.668.716 Gạo tẻ 3.192.261 197.952.100 62.010 197.952.100 197.952.100 Cao bia 261.494.286 27.456.900 105 27.456.900 27.456.900 Hoa bia 109.131,41 43.434.300 398 43.434.300 43.434.300 Bột sắn 40.215,6 3.820.400 95 3.820.400 3.820.400 CO2 3.000 12.198.162 5.620 16.860.000 16.860.000 SX phụ 35.364.700 ……… …….. ……….. ………. Cộng 1.410.704.116 1.186.513.600 34.913.416 1.221.427.016 81.392.100 Căn cứ vào các bảng kê NVL, CCDC xuất dung trong tháng đã được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng, cuối tháng kế toán lập các chứng từ ghi sổ NVL xuất dung trong tháng làm cơ sở ghi sổ Cái TK 621. Bảng kê ghi Có TK 152 ngoài việc theo dõi NVL xuất dung cho sản xuất còn theo dõi cả NVL dung cho việc tiêu thụ sản phẩm, quản lý. BIỂU SỐ 4: CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 04 năm 2006 Số 4: ĐVT: đồng STT Diễn giải SH tài khoản Số tiền Nợ Có Xuất dùng NVL 04/2006 1 Cho SX trực tiếp 621 152 1.221.427.016 2 Cho SX chung 627 152 94.311.100 3 Cho bán hàng 641 152 81.392.600 4 Cho quản lý doanh nghiệp 642 152 906.900 5 Cho sửa chữa lớn 335 152 12.666.500 Cộng 1.410.704.116 Các chứng từ ghi sổ sau khi được kế toán trưởng phê duyệt sẽ được chuyển đổi kế toán tổng hợp để ghi vào sổ cái các tài khoản. Sổ cái các tài khoản được lập trên máy. Sổ Cái TK 621 được dùng để tập hợp CPSX cho toàn doanh nghiệp và không được mở chi tiết cho từng đối tượng. BIỂU SỐ 5: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản 621 ĐVT: đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày 4 Xuất NVL cho SX Bia 152 1.186.513.600 4 Xuất NVL cho SX khoáng 152 34.913.416 Tổng chi phí NVLTT 1.221.427.016 Cuối kỳ K/C tính giá thành SP 154 1.221.427.016 BIỂU SỐ 6: SỔ CÁI Tháng 04 năm 2006 Tài khoản 621: Chi phí NVL trực tiếp ĐVT: đồng TK đối ứng Diễn giải Số tiền Nợ Có 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30/04/2006 NVL xuất dùng tháng 04/2006 1.221.427.016 152 Nguyên liệu vật liệu 1.221.427.016 30/04/2006 1.221.427.016 154 Chi phí SXKD dở dang 1.221.427.016 Cộng chi phí phát sinh trong kỳ 621 Số dư cuối kỳ 621 1.221.427.016 1.221.427.016 Số dư đầu kỳ Cộng phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ 1.221.427.016 1.221.427.016 2.2.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Công ty đã biết sử dụng tiền lương như là một công cụ tích cực để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất chất lượng. Trong quá trình lao động ngoài lương cơ bản Công ty còn trả các khoản thưởng như: thưởng vượt năng suất lao động, thưởng vượt kế hoạch và một số khoản phụ cấp như ăn ca, ca 3, độc hại. Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây thực hiện trả lương cho người lao động theo đơn giá được duyệt tính cho sản lượng được thực hiện hang năm và không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Tại mỗi phân xưởng, phòng ban, các quản đốc và trưởng phòng sử dụng bảng chấm công để theo dõi thường xuyên số ngày làm việc của từng công nhân, cán bộ ở phân xưởng phòng ban sau đó sẽ tập hợp cho toàn Công ty. Căn cứ vào bảng chấm công ở các phân xưởng và kết quả sản xuất ở từng phân xưởng, dựa vào đơn giá lương quy định và mức lương cơ bản cho từng công nhân. Phòng tổ chức lao động tiền lương sẽ tính lương cho các phân xưởng trên các bảng thanh toán lương. Tiền lương được tính như sau: Tiền lương phải trả một công nhân = Tiền lương sản phẩm của một công nhân + Tiền lương thời gian của một công nhân + Các khoản phụ cấp (nếu có) Trong đó: Lương sản phẩm = Số sản phẩm đạt tiêu chuẩn x Đơn giá tiền lương cho một sản phẩm Lương thời gian = Số ngày công x Đơn giá tiền lương 1 ngày công/người Một công nhân của Công ty có thể nhận được lương ở nhiều phân xưởng từ việc sản xuất nhiều loại sản phẩm bởi vì các sản phẩm của Công ty đều mang tính thời vụ. Khi tới mùa tiêu thụ một sản phẩm nào đó, Công ty tập trung vốn và sản xuất mặt hàng đó làm cho cơ cấu lao động ở các phân xưởng của Công ty có sự thay đổi. Đơn giá tiền lương 1 ngày/1 người áp dụng đối với từng bậc lương sau: Mức lương bình quân một ngày = Mức lương cơ bản x Hệ số lương cấp bậc Ngày công chế độ Hàng tháng, khi Phòng Tổ chức lao động tiền lương gửi các bảng thanh toán lương đến, kế toán tiền lương sẽ lập bảng phân bổ tiền lương, BHXH, KPCĐ. Căn cứ vào tổng số tiền lương phải trả công nhân sản xuất, quỹ lương cơ bản và tỷ lệ trích BHXH, KPCĐ, kế toán xác định số BHXH, KPCĐ phải trích nộp cho từng phân xưởng. Công ty thực hiện trích 15% BHXH theo quỹ lương cơ bản và trích 2% KPCĐ theo quỹ lương thực tế. Việc trích nộp BHXH và KPCĐ được theo dõi trên các: TK3381- BHXH trích nộp cấp trên và TK 3384- KPCĐ Công ty sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp để hạch toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cho lao động sản xuất. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư, được dung để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ của toàn Công ty. Để đảm bảo sức khoẻ và khuyến khích công nhân làm việc, Công ty thực hiện tổ chức ăn ca giữa giờ cho công nhân. Cuối tháng, căn cứ vào bảng tổng hợp tiền ăn ca do phòng lao động tiền lương gửi tới, kế toán tập hợp các khoản ăn ca trong tháng trên bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Riêng khoản BHYT Công ty trích 1 năm 2 lần theo tỷ lệ trên quỹ lương cơ bản. Vì giá trị nhỏ nên số tiền BHYT này được tập hợp vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng phát sinh. Tháng 09/2005 tại Công ty không phát sinh khoản BHYT nên kế toán không phản ánh nghiệp vụ này. BIỂU SỐ 7: BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG Tháng 04 năm 2006 ĐVT: đồng TT Đối tượng sử dụng ( Ghi Nợ TK) TK 334 Lương phải trả công nhân viên Cộng Có TK 334 TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Tổng Lương Ăn trưa Ăn ca 3 TK 338.1 ( BHXH) TK 338.4 ( KPCĐ) Cộng Có TK 338 1 TK 622 – CPNCTT - Sản phẩm Bia …….. 252.317.400 239.456.300 …….. 25.752.100 23.941.800 278.069.500 263.398.100 23.304.200 21.930.400 5.046.348 4.789.126 28.350.548 26.719.526 306.402.048 290.117.626 2 TK 627 – Lương NVPX 63.132.800 5.678.400 13.597.500 82.408.700 4.238.400 1.262.656 5.501.056 87.909.756 3 TK 641- Lương NVBH 46.482.800 3.047.000 49.529.800 7.777.400 929.656 8.707.056 58.236.856 4 TK 642 – Lương QLDN 55.295.800 4.375.600 59.671.400 5.418.500 1.105.916 6.524.416 66.195.816 Cộng 417.703.900 38.853.100 13.226.500 469.679.400 40.738.500 8.344.576 49.073.076 518.762.476 Căn cứ vào các bảng phân bổ tiền lương và các khoản thích theo lương, kế toán lập các chứng từ ghi sổ liên quan Cuối tháng các chứng từ sau khi đã được kế toán trưởng phê duyệt thì kế toán phần hành tiền lương sẽ nhập các số liệu từ các CTGS liên quan vào máy. Sổ Cái TK 622 như sau: BIỂU SỐ 8: SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH Tài khoản 622 ĐVT: đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền S N 14 Lương CNTTSX 334.1 252.317.400 12 Trích 2% KPCĐ theo lương thực tế 338.4 5.046.348 9 Trích 15% BHXH theo lương cơ bản 338.1 23.304.200 7 Phân bổ tiền ăn trưa tháng 04/2006 334.2 25.752.100 Tổng CP nhân công phát sinh 306.420.048 Cuối kỳ K/C tính z sản phẩm 154 306.420.048 BIỂU SỐ 9: SỔ CÁI Tháng 04 năm 2006 Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp ĐVT: đồng NT ghi sổ C.T Diễn giải TK Đ.Ư Số tiền S N Nợ Có 14 Lương CNTTSX 334.1 252.317.400 12 Trích 2% KPCĐ trên lương thực tế 338.4 5.046.348 9 Trích 15% BHXH trên lương cơ bản 338.1 23.304.200 7 Phân bổ tiền ăn trưa tháng 04/2006 334.2 25.337.500 Kết chuyển CPNCTT 154 306.420.048 Số phát sinh trong kỳ 306.420.048 2.2.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Ngoài chi phí NVLTT, chi phí NCTT thì trong chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty còn có chi phí sản xuất chung. Chi phí SXC bao gồm nhiều loại khác nhau như là: Chi phí nhân viên phân xưởng, Chi phí NVL, Chi phí CCDC, Chi phí KHTSCĐ, Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Để tập hợp chi phí SXC, kế toán sử dụng TK 627- “Chi phí sản xuất chung” mở chung cho tất cả các phân xưởng sản xuất. Tài khoản 627 được cài đặt trên máy vi tính và mở chi tiết theo từng yếu tố chi phí và không được mở chi tiết cho từng phân xưởng hay từng loại sản phẩm. Do đó, kế toán chỉ có thể tập hợp chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp trên máy, còn CPSX của từng phân xưởng, từng loại sản phẩm được theo dõi bên ngoài dựa vào các bảng kê, bảng phân bổ…sau đó kế toán tập hợp vào bảng tổng hợp CPSX toàn Công ty. Tài khoản 627 được mở chi tiết như sau: TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 - Chi phí vật liệu TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 - Chi phí KHTSCĐ TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 - Chi phí khác bằng tiền - Chi phí nhân viên phân xưởng: Là các khoản tiền lương, BHXH, KPCĐ của nhân viên phân xưởng. Khoản chi phí này được tập hợp chi phí sản xuất chung của Công ty. Các khoản: tiền lương phải trả nhân viên phân xưởng, trích 2% KPCĐ, 15% BHXH và phân bổ tiền ăn trưa sẽ được máy tự động chuyển vào TK 627 khi kế toán nhập các chứng từ ghi sổ 7,9,12 vào máy. Riêng tiền ăn ca 3, độc hại chỉ phát sinh cho nhân viên phân xưởng, do đó kế toán phải nhập chứng từ ghi sổ ghi số phát sinh của tiền ăn ca 3, độc hại. BIỂU SỐ 10: BẢNG KÊ GHI CÓ TK 153 Tháng 04/2006 ( Ghi Nợ các tài khoản) ĐVT: đồng C T Diễn giải Số tiền TK 6273 TK1421 L T L T Khẩu trang 48.000 80 48.000 Găng tay 288.900 109 288.900 Bom bia loại 25L 64.650.800 124 64.650.800 Tủ bảo quản 2.772.700 4 2.772.700 Vỏ chai khoáng 0.65 147.607 32.424.000 Vỏ chai bia 0.5 38.849 7.966.200 Két gỗ các loại 6.273 6.254.900 Vỏ chai nhựa 154.965 14.918.300 ….. ..... Cộng 430.203.100 336.900 429.866.200 Bảng kê ghi Có TK153 và CTGS liên quan ngoài việc theo dõi CCDC xuất dùng cho sản xuất còn theo dõi các khoản công cụ dụng cụ chờ phân bổ. Khoản này thường là vỏ chai, két gỗ… xuất 1 lần nhưng có giá trị sử dụng nhiều land. Khi bán Bia chai trong giá bán không có phần vỏ chai vì vậy khách hang phải đặt một khoản tiền cược sau đó vỏ chai sẽ được thu hồi để tiếp tục sử dụng. Chi phí công cụ dụng cụ chờ phân bổ được theo dõi trên TK142.1 – Chi phí chờ phân bổ và hang tháng sẽ được phân bổ dần vào CPSX dựa trên tình hình sản xuất thực tế từng tháng. Chi phí trả trước phân bổ cho tháng 04/2006 được lập và ghi trên chứng từ ghi sổ . Việc tính toán trích KHTSCĐ tại Công ty được thực hiện theo quyết định số 166/TC/QĐ/CSTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Theo quyết định này thời hạn sử dụng TSCĐ phải được Công ty đăng ký với Sở Tài chính vật giá. Thời gian đăng ký giữ nguyên trong vòng 3 năm. Đối với những TSCĐ trong thời gian đăng ký sử dụng, Công ty thực hiện tạm trích KHTSCĐ theo nguyên tắc: TSCĐ giảm trong tháng này thì tháng sau mới thôi trích khấu hao, TSCĐ tăng trong tháng này thì tháng sau mới trích khấu hao. Để theo dõi TSCĐ, kế toán TSCĐ mở sổ chi tiết theo dõi TSCĐ từng bộ phận sử dụng về lượng, nguyên giá, tỷ lệ khấu hao, số khấu hao cơ bản trích từ đầu năm. Khi TSCĐ thanh lý, mua mới hoặc nhượng bán, kế toán sẽ theo dõi trên sổ chi tiết TSCĐ về nguyên giá, tỷ lệ khấu hao, giá trị còn lại của TSCĐ. Phương pháp khấu hao mà Công ty sử dụng là phương pháp bình quân ( khấu hao theo đường thẳng). Đầu năm, Công ty phải đăng ký trích khấu hao với cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp. Căn cứ vào kế hoạch trích khấu hao và kế hoạch sản xuất trong năm, kế toán tính ra định mức chi phí KHTSCĐ cho một đơn vị sản xuất theo công thức: Định mức chi phí KHTSCĐ = Số KHTSCĐ phải trích trong năm Số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất trong năm Qua đó, kế toán xác định được chi phí KHTSCĐ cho từng loại sản phẩm trong tháng. Chi phí KHTSCĐ trong tháng cho từng loại sản phẩm = Sản lượng sản xuất của từng loại sản phẩm trong tháng x Định mức chi phí KHTSCĐ của từng loại sản phẩm Tình hình khấu hao của Công ty trong tháng 04/2006 như sau: BIỂU SỐ 11: BẢNG TRÍCH KHẤU HAO CƠ BẢN Tháng 04 năm 2006 ĐVT: đồng STT Đối tượng Số tiền trích khấu hao 1 2 3 Cho sản xuất ( 627.4) - Bia Cho bán hàng ( 641) Cho quản lý doanh nghiệp ( 642) 384.000.000 384.000.000 20.000.000 30.000.000 Cộng 434.000.000 Số khấu hao phải trích trong năm của Bia là: 3.117.221.884 Sản lượng kế hoạch trong năm là: 9.000.000 lít Trong tháng 04/2006 Công ty chủ yếu sản xuất Bia là chính do đó chỉ trích khấu hao cho sản phẩm Bia Tháng 04/2006 Công ty sản xuất được 1.108.679,5 lít Bia thành phẩm với định mức khấu hao cho một lít Bia là: Định mức KHTSCĐ cho Bia = 3.117.221.884 9.000.000 = 346,3 (đồng/lít) Chi phí khấu hao của Bia trong tháng 04/2006 được xác định như sau: Chi phí khấu hao cơ bản của Bia tháng 04/06 = 346,3 x 1.108.679,5 = 384.000.000đ - Chi phí phải trả: Công ty trích khấu hao sửa chữa lớn phân bổ dần vào giá thành sản phẩm tháng 04/2006. Nội dung này được thể hiện trên các chứng từ liên quan. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các chi phí về tiền điện, nước, điện thoại… phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. Cuối tháng, căn cứ vào số tiền trên hoá đơn thanh toán các dịch vụ, kế toán tính toán và phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho từng bộ phận làm căn cứ ghi sổ Cái TK 627. Chẳng hạn kế toán tập hợp và phân bổ tiền điện tháng 04/2006 như sau: Hàng tháng căn cứ vào hoá đơn tiền điện ( hoá đơn GTGT) do Công ty điện lực Hà Tây – Chi nhánh điện thị xã Hà Đông gửi yêu cầu thanh toán tiền điện, số điện năng sử dụng trong tháng của từng bộ phận báo về theo công tơ của bộ phận, kế toán tiến hành tính toán phân bổ tiền điện cho các đối tượng sử dụng theo công thức: Chi phí điện năng = Số điện sử dụng x Đơn giá điện của 1 số Cuối tháng kế toán lập bảng phân bổ tiền điện. Tháng 04/2006 bảng phân bổ tiền điện của Công ty như sau: BIỂU SỐ 12: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN ĐIỆN Tháng 04 năm 2006 ĐVT: đồng STT Nơi sử dụng TK Số tiền 1 Bộ phận sản xuất - Phân xưởng Bia - ………… 627.7 160.745.500 158.266.900 2 Bộ phận quản lý doanh nghiệp 642 22.000.000 Cộng 182.745.500 Toàn bộ CPSX phát sinh trong kỳ sẽ được máy tập hợp hết vào bên Nợ của TK 627. Chi phí SXC của toàn Công ty bao gồm 2 bộ phận:Những khoản chi phí có thể tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm ( chi phí KHTSCĐ, chi phí tiền điện, chi phí về chai két) và bộ phận những khoản chi phí cần phải phân bổ cho sản phẩm theo từng khối lượng sản phẩm quy đổi. Do đặc thù của các mặt hàng sản xuất ở công ty có đơn vị đo lường khác nhau như: Bia, rượu tính bằng lít còng bánh, kẹo, lương khô tính bằng kg. Vì vậy, Công ty đã quy đổi 1000 lít = 1 tấn để tiện cho việc phân bổ chi phí. Căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của TK 627 kế toán xác định CPSXC cần phân bổ theo công thức: Số chi phí sản xuất chung cần phân bổ = Tổng số phát sinh bên Nợ TK627 - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí về tiền điện - Chi phí về vỏ chai, két gỗ phân bổ trong kỳ Chi phí SXC phân bổ cho mỗi loại SP = Số chi phí SXC cần phân bổ Tổng sản lượng quy đổi toàn Công ty x Sản lượng sản xuất của mỗi loại sản phẩm Việc tính toán này được kế toán thực hiện thủ công, CPSXC tập hợp cho từng sản phẩm sẽ được phản ánh trên bảng Tổng hợp CPSX của Công ty. Trong tháng 04/ 2006 CPSX cần phân bổ là: Số CPSXC cần phân bổ tháng 04/2006 = 1.041.635.156 - 384.000.000 - 106.450.000 - 160.745.500 - 200.000.000 = 190.439.656đ Sản lượng sản xuất Bia là 1.108.679,5 lít ( =1.108,6795 tấn) và của toàn Công ty là 1117,295 tấn. Nên tổng CPSXC khác cần phân bổ cho Bia là: Chi phí SXC khác cần phân bổ cho Bia tháng 04/06 = 175.369.500 1117,2952 x 1.108,6795 = 174.017.189đ Toàn bộ CPSXC của Công ty trong tháng sẽ được máy tổng hợp và phản ánh trên TK 627. 2.2.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất của toàn Công ty Để tập hợp CPSX của toàn Công ty làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cuối tháng, sau khi tập hợp các khoản mục CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC thì kế toán tổng hợp có nhiệm vụ kết chuyển ba khoản mục chi phí này sang bên Nợ TK 154 bằng chứng từ ghi sổ số 25: BIỂU SỐ 13: CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 04 năm 2006 số 25: ĐVT: đồng STT Diễn giải Tài khoản Số tiền Nợ Có K/c các khoản CP để tính giá thành 1 K/c chi NVL trực tiếp 154 621 1.221.427.016 2 K/c chi phí nhân công trực tiếp 154 622 306.420.048 3 K/c chi phí sản xuất chung 154 627 1.041.635.156 Cộng 2.569.482.220 2.2.6 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Trong quy trình công nghệ sản xuất Bia cuả Công ty, sản phẩm dở dang là Bia đang ở trong thùng lên men thường kéo dài từ 11 đến 15 ngày. Nếu đến cuối tháng mà Bia vẫn nằm trong các thùng lên men thì được coi là sản phẩm dở dang. Khi đó, quản đốc phân xưởng, cán bộ phòng vật tư và kế toán giá thành sản phẩm sẽ tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo CPNVL trực tiếp. Do vậy, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo công thức: Giá trị SPDD cuối kỳ = Giá trị SPDD đầu kỳ + CPNVL phát sinh trong kỳ Số lượng SP hoàn thành trong kỳ + Số lượng SPDD cuối kỳ x Số lượng SPDD cuối kỳ Căn cứ vào thể tích của các thùng lên men, kế toán xác định được số lít Bia dở dang cuối tháng 04/2006 là: 456.423 lít. - Chi phí NVL phát sinh trong tháng là: 1.186.513.600đ - Giá trị SPDD đầu tháng: Căn cứ vào bảng tính giá thành sản phẩm tháng 03/2006 kế toán xác định được tổng CPSXKDDD đầu tháng 04/2006 là : 526.180.000đ . Trong đó của Bia là: 454.680.000đ. - Số sản phẩm hoàn thành trong tháng căn cứ vào phiếu nhập kho, sổ chi tiết, sổ cái thành phẩm. Sản lượng Bia hoàn thành trong tháng là: 1.108.679,5 lít. CPSX Bia dở cuối tháng 04/2006 = 454.680.000 +1.186.513.600 1.108.679,5 + 456.423 x 456.423 = 478.613.000đ Theo phương pháp này, chi phí cho sản phẩm Bia dở dang cuối tháng chỉ có các khoản CPNVLT T còn các khoản chi phí khác đều được tính cho sản phẩm hoàn thành. Với các loại sản phẩm khác của Công ty công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ cũng giống như với Bia. 2.2.7 Kế toán tính giá thành tại Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây 2.2.7.1 Đối tượng và kỳ tính giá thành Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Bia là một quy trình sản xuất liên tục, phức tạp, sản xuất qua nhiều bước chế biến khác nhau, giữa các bước không có bán thành phẩm có thể nhập kho hoặc mang ra ngoài mà chỉ có Bia thành phẩm ở giai đoạn cuối, cho nên Công ty xác định đối tượng tính giá thành là toàn bộ sản lượng Bia thành phẩm trong kỳ tính giá đó. Công việc sản xuất Bia được tiến hành liên tục, quá trình sản xuất và nhập Bia thành phẩm diễn ra đan xen nhau. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu quản lý và tính hiệu quả cuả chie tiêu giá thành nên Công ty xác định kỳ tính giá thành là một tháng. Ngoài ra, để phục vụ cho việc lập BCTC, báo cáo quản trị của Công ty thì kế toán còn tính giá thành luỹ kế theo quý, năm. 2.2.7.2 Phương pháp tính giá thành Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất Bia, Công ty đã xác định đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất Bia và đối tượng tính giá thành là từng mẻ Bia thành phẩm. Vì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính gía thành là tương đối giống nhau nên Công ty lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn hay phương pháp trực tiếp. Phương pháp này vừa đơn giản, nhanh chóng lại vẫn đảm bảo được mức độ chính xác cần thiết cho chỉ tiêu giá thành. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được xác định như sau: Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành thực tế Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Tổng giá thành thực tế = Giá trị SPDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - Giá trị SPDD cuối kỳ - Phế liệu thu hồi (nếu có) Trong đó: Giá thành sản phẩm Bia trong tháng 04/2006 của Công ty như sau: Tổng giá thành thực tế = 454.680.000 + 2.499.630.989 – 478.613.000 = 2.475.432.315đ - Khối lượng Bia hoàn thành trong tháng: 1.108.679,5 lít Do đó, giá thành đơn vị của sản phẩm Bia là: Giá thành đơn vị Bia = 2.475.432.315 1.108.679,5 = 2232,7đ/lít Tháng 04/2006 giá thành của Bia được phản ánh trên bảng tính giá thành như sau: BIỂU SỐ 14: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH BIA Tháng 04/2006 ĐVT: 1000đ SL: 1.108.679,5 lít Khoản mục Dư đầu kỳ CP phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị NVLTT 454.680.000 1.186.513.600 478.613.000 1.162.580.600 1048,6 NCTT - 290.117.626 - 290.117.626 261,7 SXC - 1.022.734.089 - 1.022.734.089 922,4 Cộng 454.680.000 2.499.630.989 478.613.000 2.475.432.315 2239,7 Căn cứ vào các bảng tính giá thành của các loại sản phẩm kế toán thực hiện tính toán và lập chứng từ ghi sổ số 20 để phản ánh giá thành sản phẩm hoàn thành toàn Công ty làm cơ sở ghi sổ Cái TK154. Như vậy, công việc tính giá thành trong công ty hoàn toàn do kế toán thực hiện thủ công bên ngoài mà chưa có sự trợ giúp của máy tính. Qua đây ta có thể thấy rằng việc đưa phần mềm kế toán vào sử dụng thực sự chưa phát huy hếtd tác dụng của nó đặc biệt trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Mặc dù rằng phần mềm kế toán đã hỗ trợ kế toán Công ty trong công việc tập hợp kết chuyển số liệu trên các sổ tổng hợp và lập báo cáo liên quan nhưng đối với công tác tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm việc thực hiện thủ công vẫn là chủ yếu, khối lượng công việc kế toán vẫn chưa giảm bớt được. CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HỢP THỰC PHẨM HÀ TÂY 3.1 Đánh giá khái quát tình hình chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây 3.1.1 Đánh giá chung Là một đơn vị SXKD ra đời sớm thuộc Sở Công Nghiệp tỉnh Hà Tây. Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây đã trải qua nhiều biến động. Có những thời kỳ sản xuất kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, sản phẩm của Công ty sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, đáp ứng được nhu cầu của ngườu tiêu dùng và chiếm lĩnh được thị trường. Tuy nhiên, khi bước vào nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, Công ty vấp phải không ít khó khăn về thiết bị sản xuất còn lạc hậu, sản phẩm chất lượng chưa cao cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ của đối thủ cùng ngành. Mặc dù vậy, Công ty đã không ngừng phấn đấu đi lên, cải tiến kỹ thuật, từng bước hoà nhập để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Đặc biệt trong những năm gần đây, đánh giá được xu hướng phát triển của đất nước, Công ty đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất để đưa Công ty phát triển như ngày nay. Có được những thành tích đó là sự vươn lên không ngừng đổi mới của Công ty mà trước hết là sự năng động sáng tạo của ban giám đốc, của bộ máy quản lý Công ty - những người hết lòng tận tụy với Công ty và sự đoàn kết đồng lòng của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Sự thành công đó còn có sự đóng góp không thể thiếu được của bộ phận tư vấn công tác tài chính của Công ty là phòng kế toán – tài vụ. Tuy vậy, trong quá trình phát triển đi lên cùng với sự ra đời của chế độ kế toán mới, với những quy định, cách thức và việc ghi chép ban đầu có sự đổi mới đã ảnh hưởng không ít đến công tác kế toán của Công ty. 3.1.2 Những ưu điểm trong công tác kế toán tại Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây Công ty cổ phần LHTP Hà Tây là một đơn vị SXKD độc lập, tuy chịu sự chỉ đạo của Sở Công Nghiệp tỉnh Hà Tây nhưng Công ty đã chủ động nghiên cứu từng bước thực hiện mô hình quản lý, hạch toán khoa học phù hợp địa bàn hoạt động, quy mô sản xuất và những đặc điểm khác đã giúp Công ty từng bước đứng vững trên thị trường. Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với quy mô sản xuất, bộ phận quản lý được chia thành các phòng ban chức năng khác nhau để quản lý việc SXKD toàn Công ty. Các bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và kịp thời cung cấp thông tin cần thiết cho lãnh đạo Công ty trong việc giám sát kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm và nghiên cứu thay đổi chính sách quản lý kinh tế phù hợp với yêu cầu quản lý nói chung và đặc điểm SXKD của Công ty nói riêng. * Về bồ máy kế toán Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm CPSX, hạ giá thành sản phẩm Công ty đã tăng cường công tác quản lý - trước hết là công tác quản lý CPSX và tính giá thành sản phẩm do phòng kế toán – tài vụ đảm nhận. Bộ máy kế toán của Công ty tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với đặc điểm SXKD của Công ty, phản ánh đầy đủ nội dung hạch toán, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý. Phòng kế toán – tài vụ với đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong công tác quản lý đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của công việc. Mỗi nhân viên kế toán đều có tinh thần trách nhiệm cao, nắm vững chính sách chế độ của Nhà nước cũng như nhiệm vụ của mình. Mỗi nhân viên kế toán phụ trách một phần hành kế toán nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Họ đều hoàn thành tốt công việc của mình, làm việc có khoa học, có tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Việc phân công như vậy giúp cho công tác kế toán được chuyên môn hoá, tạo điều kiện cho người có khả năng đi sâu tìm hiểu nâng cao nghiệp vụ phát huy hết khả năng sức lực của mình. Việc cung cấp số liệu giữa các bộ phận kế toán rất nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đầy đủ. * Về tổ chức công tác hạch toán kế toán Công ty sáp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán theo mô hình tổ chức tập trung. Hình thức tổ chức kế toán này phù hợp với đặc điểm SXKD của Công ty. Do đó đảm bảo kiểm tra, giám sát đối chiếu số liệu phù hợp. Từ đó cung cấp thông tin kế toán và tập trung xử lý nghiệp vụ kế toán phát sinh về một đầu mối là phòng kế toán – tài vụ. * Về hình thức kế toán Công ty vận dụng hình thức kế toán CTGS một cách sáng tạo và có hiệu quả phù hợp với sự phân cấp quản lý của Công ty và tạo mỗi quan hệ mật thiết giữa các bộ phận trong toàn thể hệ thống kinh tế của Công ty. Việc áp dụng hình thức này trong hạch toán kế toán vừa đảm bảo ghi chép thông tin đầy đủ, chi tiết, vừa đảm bảo có hệ thống. Nhìn chung công tác hạch toán kế toán của Công ty thực hiện đúng chế độ quy định: Chứng từ sổ sách về cơ bản phản ánh đúng các nội dung kinh tế, ghi chép phù hợp theo đúng mẫu sổ quy định. * Việc áp dụng hình thức tiền lương Công ty áp dụng hình thức tiền lương bao gồm tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm đã đảm bảo tính đúng, tính đủ các khoản phả trả cho công nhân viên. Đồng thời khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động, tiết kiệm thời gian sản xuất, góp phần tăng sản lượng và thu nhập cho Công ty, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty cũng rất linh hoạt trong chính sách tiền lương đối với lao động trong Công ty cũng như lao động thuê ngoài nhằm đảm bảo chính sách lao động hợp lý và có hiệu quả cao. * Kỳ tính giá thành Công ty xác định kỳ tính giá thành là theo một tháng phù hợp với kỳ báo cáo và tình hình biến động của giá cả thị trường, giúp kế toán phát huy chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành một cách hợp lý. Ngoài ra để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị của Công ty thì kế toán còn tính giá thành luỹ kế theo quý, theo năm. * Phương pháp tính giá thành Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn hay phương pháp trực tiếp. Phương pháp này vừa đơn gianr, nhanh chóng lại vẫn đảm bảo được mức độ chính xác cần thiết cho chỉ tiêu. * Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Do đặc điểm sản xuất sản phẩm theo thời vụ nên Công ty đã xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng quy trình công nghệ sản xuất, từng loại sản phẩm giúp đơn giản hoá, giảm bớt khối lượng công việc của kế toán tạo điều kiện cho việc tính toán chính xác giá thành sản phẩm và đánh giá được chính xác hiệu quả sản xuất kinh doạnh đối với từng loại sản phẩm. * Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho Công ty đã lựa chọn phương pháp KKTX để hạch toán hàng tồn kho là rất thích hợp .Bởi lẽ trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc thu thập và cung cấp thông tin về tình hình hoạt động SXKD một cách cập nhật, thường xuyên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó phục vụ một cách kịp thời cho công tác phân tích tình hình chi phí sản xuất giúp cho lãnh đạo Công ty có được những thông tin đầy đủ, toàn diện, kịp thời để từ đó đề ra các biện pháp cũng như chiến lược về sản xuất kinh doanh một cách nhạy bén. Đây là một Công ty chế biến lương thực phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân hầu hết các tỉnh phía Bắc cho nên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và thường xuyên. Vì vậy, việc Công ty sử dụng hình thức “ Chứng từ ghi sổ” để thực hiện việc phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là rất khoa học và hợp lý. Công tác tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cũng được phản ánh vào báo biểu, sổ sách kế toán phù hợp với chế độ kế toán quy định cho hình thức kế toán này. Qua đó thể hiện được lối làm việc nghiêm túc của nhân viên Công ty. 3.1.3 Một số vấn đề cần chú ý trong công tác hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây Trong công tác tập hợp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải tiến hành nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng và công tác kế toán của toàn Công ty nói chung. * Đối với chi phí NVLTT Công ty mới chỉ thực hiện công tác quản lý chi phí NVLTT bằng hạch toán mà chưa quản lý chặt chẽ chi phí này bằng hiện vật ( nhất là vật liệu phụ và vật liệu khác). Từ những mặt hạn chế trên của công tác kế toán CPNVLTT nếu như cán bộ công nhân viên chưa có tinh thần trách nhiệm cao sẽ gây ra sự lãng phí, thất thoát nguyên vật liệu. * Chi phí nhân công trực tiếp Trong hạch toán tiền lương, khoản tiền phải trả cho lao động thuê ngoài vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ Công ty cũng hạch toán chung vào CPNCT mà đáng lẽ ra phải theo dõi và tính vào chi phí bán hàng của Công ty. Công ty không tiến hành trích trước lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, mặc dù số lượng công nhân nghỉ phép không đều giữa các tháng. Do không trích trước như vậy nên tháng nào có công nhân sản xuất trực tiếp nghỉ phép thì phát sinh chi phí tháng đó. Điều này dẫn đến một tháng nào đó số lượng công nhân nghỉ phép tập trung sẽ làm cho giá thành bị đội lên một cách bất hợp lý và ngược lại. Việc biến động giá thành sản phẩm có ảnh hưởng tới việc hạch toán giá vốn hàng bán từ đó ảnh hưởng kết quả cuối cùng cuả Công ty. * Đối với chi phí sản xuất chung - Khoản mục chi phí sản xuất chung được tâp hợp cho toàn doanh nghiệp mà không được tập hợp cho từng địa điểm phát sinh – các phân xưởng. Mà CPSXC là chi phí gián tiếp do vậy theo cách tập hợp trên không thể theo dõi quản lý và đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí ở các phân xưởng. - Khoản mục chi phí KHTSCĐ: TSCĐ trong Công ty được phân loại theo bộ phận sử dụng: bộ phận quản lý doanh nghiệp và các phân xưởng. Do đó, KHTSCĐ thuộc bộ phận nào được tính vào chi phí trong kỳ của bộ phận đó. Riêng đối với phân xưởng phụ trợ cơ điện KHTSCĐ gồm: khấu hao những TSCĐ thuộc phân xưởng phụ trợ cơ điện (nhà xưởng, máy móc) và khấu hao phương tiện vận tải phục vụ cho việc chuyên chở NVL, tiêu thụ thành phẩm (bia, nước giải khát). Như vậy việc tập hợp chi phí của phân xưởng phụ trợ cơ điện vẫn là chưa hợp lý. Bởi lẽ trong chi phí KHTSCĐ của phân xưởng phụ trợ cơ điện có một phần là chi phí KHTSCĐ thuộc bộ phận bán hàng ( khấu hao phương tiện vận tải phục vụ cho việc chuyên chở sản phẩm đi tiêu thụ). Việc tập hợp chi phí sản xuất của phân xưởng cơ điện chưa hợp lý sẽ kéo theo việc phân bổ chi phí của phân xưởng phụ trợ cơ điện cho hai phân xưởng sản xuất chính (phân xưởng Malt và phân xưởng nước ngọt) cho từng loại sản phẩm không chính xác. Và điều đó sẽ làm cho giá thành sản xuất sản phẩm phản ánh không chính xác (phản ánh sai lệch) chi phí sản xuất mà Công ty bỏ ra trong kỳ. * Về việc hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng Trong quá trình sản xuất của Công ty, thực tế có phát sinh thiệt hại sản phẩm hỏng. Tuy nhiên trong công tác kế toán, Công ty không mở tài khoản để theo dõi riêng các khoản thiệt hại này. Phần lớn khi thực tế có phát sinh thiệt hại sẽ được kế toán tập hợp trực tiếp vào chi phí từng thời kỳ coi như sản phẩm chính phẩm. Cách hạch toán này tuy đơn giản, giảm khối lượng công việc ghi chép kế toán. Tuy nhiên nó không phản ánh được thiệt hại trong sản xuất là khoản thiệt hại chi phí ngoài ý muốn. Vì vậy nó sẽ gây khó khăn cho các nhà quản lý xác định giai đoạn, bộ phận, địa điểm… hư hỏng và việc khắc phục các thiệt hại không cần thiết cũng như việc quy trách nhiệm bồi thường khi cần thiết. * Về việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Trong quy trình công nghệ sản xuất Bia cũng như sản xuất các loại sản phẩm khác. Công ty tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVLTT. Do vậy chi phí dở dang cuối kỳ chỉ gồm chi phí NVLTT còn các khoản chi phí khác đều được tính vào chi phí của sản phẩm hoàn thành. Theo phương pháp này tuy công việc tính toán ít nhưng không phản ánh được chính xác các khoản chi phí và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. * Về công tác tính giá thành sản phẩm tại Công ty Chi phí sản xuất trên thực tế phát sinh được tập hợp trên tài khoản tổng hợp, không theo dõi chi tiết đến từng đối tượng gánh chịu chi phí, nơi phát sinh chi phí. Công ty tính toán khoản mục chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm dựa trên những định mức hay những tiêu thức phân bổ riêng. Do đó giá thành sản phẩm chưa phản ánh đầy đủ và đúng với khoản chi phí thực tế phát sinh để sản xuất ra sản phẩm đó. * Về việc áp dụng phần mềm vào công tác kế toán Hiện nay tại Công ty công việc tính giá thành hoàn toàn do kế toán thực hiện thủ công bên ngoài mà chưa có sự trợ giúp của máy tính. Qua đây ta có thể thấy rằng, việc đưa phần mềm kế toán vào sử dụng thực sự chưa phát huy hết tác dụng của nó, đặc biệt trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Mặc dù phần mềm kế toán đã hỗ trợ kế toán Công ty trong việc tập hợp, kết chuyển số liệu trên các sổ tổng hợp và lập báo cáo liên quan nhưng đối với công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm việc thực hiện thủ công vẫn là chủ yếu, khối lượng công việc kế toán vẫn chưa giảm bớt được. 3.2 Phương hướng và giải pháp hoàn thiến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây Qua một thời gian thực tập tại Công ty được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo và các cô chú, anh chị tại phòng kế toán của Công ty trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây. 3.2.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất * Phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Một trong những thành công trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh đó là công tác quản lý nguyên vật liệu bằng hiện vật, tăng cường giám sát định mức tiêu hao NVL. Công tác này đòi hỏi Công ty mất nhiều công sức song bù đắp lại có công tác này mà Công ty có thể tiết kiệm triệt để chi phí NVL góp phần thực hiện tốt công tác hạ giá thành sản phẩm. * Phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Công ty nên bóc tách khoản tiền lương trả cho lao động thuê ngoài vận chuyển sản phẩm tiêu thụ sang TK641 để nhằm đảm báo tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất ảnh hưởng đến việc hạ giá thành của Công ty. Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép = Tổng số lương nghỉ phép năm của CNSX Tổng số lương chính theo kế hoạch của CNSX x 100% Mặt khác là một doanh nghiệp sản xuất nên số lượng công nhân trực tiếp sản xuất chiếm số lớn. Do vậy việc nghỉ phép của CNTTSX không có kế hoạch đều đặn giữa các tháng nên tiền lương nghỉ phép không thường xuyên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty. Vì vậy Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phẻp của CNTTSX nhằm ổn định chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Theo kinh nghiệm nhiều năm, dựa trên cơ sở đó Công ty trự xác định tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của CNTSX một cách hợp lý. Ta có thể xác định tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép theo công thức: Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX hàng tháng = Tiền lương thực tế phải trả CNSX trong tháng x tỷ lệ trích trước Hàng tháng Công ty tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTTSX Nợ TK622: Tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch Có TK 335: Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX theo kế hoạch Khi phát sinh thực tế khoản chi phí này kế toán ghi Nợ TK 335: Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh Có TK 334: Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho CNSX * Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung - Đối với chi phí sản xuất chung là loại chi phí gián tiếp cần quản lý theo địa điểm phát sinh chi phí để đánh giá được hiệu quả sử dụng chi phí này ở mỗi địa điểm phát sinh chúng. CPSX chung lúc đó sẽ được tập hợp theo các phân xưởng để đảm bảo việc tính giá thành ở các phân xưởng được chính xác. Ngoài ra kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung ở Công ty nên có sự điều chỉnh ở các điểm sau. - Khoản mục chi phí KHTSCĐ: Như đã trình bày ở trên, việc tập hợp chi phí của phân xưởng phụ trợ cơ điện vẫn chưa hợp lý bởi trong chi phí KHTSCĐ của phân xưởng phụ trợ cơ điện có một phần chi phí KHTSCĐ của bộ phận bán hàng. Do đó khi tiến hành phân bổ của PXSX chính, sau đó phân bổ cho từng sản phẩm sẽ không chính xác. Và như vậy sẽ làm cho giá thành sản phẩm không chính xác bởi trong giá thành sản phẩm sản xuất có một phần là chi phí tiêu thụ sản phẩm. Đế khắc phục tình trạng này, theo em cần phải tổ chức theo dõi việc chuyên chở các phương tiện vận tải trong Công ty, xem trong tháng chuyên chở được bao nhiêu khối lượng NVL cho sản xuất sản phẩm và bao nhiêu khối lượng thành phẩm tiêu thụ. Sau đó, căn cứ vào khối lượng chuyên chở NVL sản xuất, thành phẩm tiêu thụ và số khấu hao phương tiện vận tải cho từng bộ phận sử dụng (bộ phận phụ trợ cơ điện hoặc bộ phận bán hàng).Việc phân bổ khấu hao phương tiện vận tải cho từng bộ phận sử dụng được tiến hành theo công thức: KHT SCĐ tính cho phân xưởng phụ trợ cơ điện = Tổng khấu hao phương tiện vận tải trong kỳ Tổng khối lượng chuyên chở NVL phục vụ sản xuất và thành phẩm tiêu thụ trong kỳ x Khối lượng NVL sản xuất ( tiêu thụ ) trong kỳ Làm được như vậy sẽ đảm bảo chi phí sản xuất tập hợp trong kỳ của phân xưởng phụ trợ cơ điện cho 2 phân xưởng sản xuất chính cho sản phẩm và việc tính giá thành sản phẩm đảm bảo được chính xác hơn. 3.2.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản phẩm hỏng Theo chế độ ban hành, sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về kích cỡ trọng lượng, tiêu chuẩn lắp ráp… Tuỳ theo mức độ hư hỏng, sản phẩm hỏng đựơc chia thành 2 loại: Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. Trong thực tế, cả 2 loại sản phẩm này đều được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. - Đối với sản phẩm trong định mức: là sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi và được coi là chi phí sản phẩm chính phẩm. Thiệt hại này bao gồm giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được và phần chi phí sửa chữa sản phẩm sau khi giảm trừ đi giá trị phế liệu thu hồi, kế toán hạch toán như đối với chính phẩm. - Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức: là những sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến của doanh nghiệp do các nguyên nhân bất thường gây ra và thường được xem là khoản phí tổn thời kỳ, phải trừ vào thu nhập. Tuỳ theo nguyên nhân thiệt hại mà kế toán có thể hạch toán sản phẩm hỏng như sau: TK 152, 153, 154,338,214… TK 632,415 TK 111,112, 1388,152 TK 1381 ”SPHNĐM” TK 154,155,157 Chi phí sửa chữa Giá trị SP hỏng không sửa chữa được Giá trị thiệt hại thực tế về SP hỏng ngoài định mức Giá trị phế liệu thu hồi hoặc các khoản bồi thường 3.2.3 Đối với công tác tính giá thành tại Công ty Với khoản chi phí phát sinh tập hợp được trong kỳ nên mở chi tiết cho từng phân xưởng, sau đó chi tiết đến từng loại sản phẩm. Như vậy, những khoản chi phí liên quan trực tiếp đến từng loại sản phẩm thì tập hợp trực tiếp còn những khoản chi phí liên quan đến nhiều loại sản phẩm trong từng phân xưởng thì phân bổ trên những tiêu thức hợp lý. 3.2.4 Đối với việc áp dụng phần mềm kế toán vào tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Để tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng, chính xác. Công ty nên tìm các chuyên gia về phần mềm kế toán máy để lập ra chương trình phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình. Muốn vậy, Công ty nên mã hoá các hợp đồng đầu vào để áp dụng được các phần mềm kế toán, công việc này phải bắt đầu từ phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh phải mã hoá các hợp đồng để từ đó phòng vật tư điều động sản xuất theo đó cung cấp vật tư, giúp cho kế toán dễ dàng trong việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. KẾT LUẬN Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, lợi nhuận là một chỉ tiêu mà các doanh nghiệp mong muốn đạt được. Để đạt được lợi nhuận tối đa thì trước hết phải có giá thành thấp nhất khi cùng bỏ ra một lượng chi phí nhất định. Cho nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn là những chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng mà các nhà quản lý quan tâm hàng đầu. Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho doanh nghiệp, thì sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả. Hạch toán chính xác chi phí, đầy đủ chi phí sản xuất, phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm là công tác và mục tiêu doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới. Do đó, xuất phát từ yêu cầu thực tế hiện nay, hoàn thiện quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất nói chung, Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây nói riêng là một vấn đề cần thiết. Việc hoàn thiện quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho Công ty quản lý tốt hơn quá trình sản xuất của mình, để từ đó giá thành sản phẩm thực sự trở thành một chỉ tiêu chất lượng, phản ánh đúng nội dung chi phí sản xuất, thực hiện tốt chức năng thông tin, kiểm tra để thiết lập giá, bù đắp những chi phí bỏ ra. Với đề tài “Hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây”- Chuyên đề đã hệ thống và làm sang tỏ các vấn đề quan trọng liên quan đến việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Bia như sau: - Trên cơ sở nghiên cứu thực tế đặc điểm quá trình công nghệ, tổ chức sản xuất ở Công ty, chuyên đề đã xác định bản chất, nội dung và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Bia và thực tiễn kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Từ đó, chuyên đề đã thấy được ưu, nhược điểm của Công ty trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Bia. - Dựa vào những ưu điểm và tồn tại trên, chuyên đề đã đề xuất những phương hướng giải quyết để phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty. Nhưng đây là một đề tài rất rộng và phức tạp, nhận thức lý luận và biết thực tiễn còn có hạn. Cho nên chuyên đề chỉ đề cập giải quyết những vấn đề cơ bản nhất. Qua đó mong muốn góp phần hoàn thiện công tác kế toán nói chung và phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây nói riêng. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Th.S. Nguyễn Quốc Cẩn đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Cám ơn các thầy cô giáo dạy bộ môn kế toán. Cám ơn sự tận tình của cán bộ, nhân viên phòng kế toán, tài vụ cuả Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm Hà Tây đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế và hoàn thiện chuyên đề này. Hà Nội, tháng 5 năm 2006 Sinh Viên Nguyễn Thị Thanh Hương M ỤC L ỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1453.doc
Tài liệu liên quan