Đề tài Hoàn thiện phương phỏp kế toỏn tớnh giỏ thành sản phẩm vận tải trong Cụng ty Vận tải Biển Bắc

Do điều kiện đặc trưng của vận tải đường thủy nên đội ngũ truyền viên không những cần có trình độ chuyên môn lành nghề mà còn phải có sức khỏe tốt, lòng dũng cảm và khả năng thích ứng hòa nhập cao. Do đó chi phí nhân công ( tiền lương của thuyền viên) là tương đối cao. Với các đặc điểm riêng biệt về chi phí vận tải thủy như vậy nên công tác quản trị chi phí có một ý nghĩa hết sức quan trọng, đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản trị chi phí, đáp ứng được yêu cầu hạ thấp giá thành nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp.

doc76 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện phương phỏp kế toỏn tớnh giỏ thành sản phẩm vận tải trong Cụng ty Vận tải Biển Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể xác định được chi phí thực tế cho từng loại hình dịch vụ, kế toán căn cứ vào các khoản mục chi phí được tập hợp vào cuối kỳ báo cáo. Mục đích của việc tập hợp, tính toán là cơ sở để lập kế hoạch dự kiến chi phí cho các kỳ sau, là cơ sở để so sánh đối chiếu giữa các kỳ để từ đó có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. + Đối với các khoản mục phí có thể hạch toán trực tiếp cho từng loại hình dịch vụ, kế toán sẽ tập hợp chi phí trực tiếp theo khoản mục vào từng con tàu cụ thể. Cơ sở để tập hợp chi phí là bảng kê, bảng tổng hợp chi phí + Đối với các khoản mục chi phí không tập hợp trực tiếp cho từng con tàu, kế toán sẽ tập hợp vào tài khoản chung sau đó sẽ lựa chọn phương thức phân bổ thích hợp để phân bổ: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phí khấu hao TSCĐ. + Do đặc điểm riêng của ngành có những chi phí phát sinh lớn do đó có những chi phí chưa phát sinh trong kỳ này nhưng doanh nghiệp phải tiến hành phân bổ vào giá thành để đảm bảo tập hợp chi phí chính xác: chi phí sửa chữa lớn, chi phí khấu hao TSCĐ Việc hạch toán các khoản mục phí được thể hiện như sau: a/ Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhiên liệu: Như đã trình bày ở trên đặc điểm riêng của ngành vận tải thủy là có chi phí nhiên liệu khá lớn và chi phí nhiên liệu có thể tồn từ kỳ này sang kỳ khác. Tuy nhiên ở Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc do tất cả tàu biển của công ty đều cho thuê trong định hạn nên chi phí nhiên liệu phát sinh lớn là chi phí dầu khí đốt lại do bên thuê tàu chịu trách nhiệm chi trả, còn lại chi phí dầu nhờn nhỏ nên công ty tiến hành hạch toán trực tiếp. Để đảm bảo cho việc sử dụng nhiên liệu đúng mức, tiết kiệm, phòng quản lý tàu căn cứ vào định mức tiêu hao nhiên liệu, lượng nhiên liệu tồn trên tàu và khối lượng vận tải ước tính tiêu hao. Kế toán sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá nhiên liệu thực tế xuất dùng. Việc mua nhiên liệu có thể diễn ra ở trong nước hoặc ở nước ngoài tùy theo tình hình sử dụng và theo tuyến vận chuyển. Trong nước nhiên liệu được mua trực tiếp còn ở nước ngoài Công ty thanh toán tiền mua nhiên liệu vật liệu theo hình thức chuyển khoản qua các ngân hàng. Toàn bộ chứng từ gốc sẽ được gửi về cho Phòng tài vụ của Công ty kiểm tra tính hợp lý hợp lệ, sau đó được chuyển cho Ban tài chính kế toán của Tổng công ty. Ban tài chính kế toán căn cứ vào các hóa đơn kế toán phân loại và nhập vào máy tính. Chi phí nguyên liệu vật liệu được tiến hành hạch toán trực tiếp, tập hợp chi phí nguyên liệu vật liệu vào từng con tàu cụ thể. Căn cứ vào bảng kê hóa đơn kế toán vào sổ chi tiết tài khoản chi phí liên quan. Căn cứ vào bảng kê chi tiết nhiên liệu của từng tàu để kế toán tiến hành hạch toán chi phí. Cuối kỳ kế toán tiến hành vào các sổ chi tiết tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và kết chuyển xác định chi phí sản xuất liên quan. Bảng kê chi tiết tiền dầu Q4/2006 ( Đã hạch toán doanh thu) TT Nội dung Số lượng Số tiền Ghi chú 1 Dầu FO (Đợt 1 tàu Ngọc Hà) 37,00 224.115.000 Safe shipping 2 Dầu FO (Đợt 01 tàu Ngọc Hà) 66,045 332.510.568 Union faith marine Dầu DO (Đợt 07 tàu Thiền Quang) 39,29 331.157.337 3 Dầu FO (Đợt 07 tàu Thiền Quang ) Dầu DO (Đợt 01 tàu Thiền Quang) 65,35 388.869.133 Northern ocean 4,94 50.707.043 4 Dầu FO (Đợt 01 tàu Quốc Tử Giám) 202,531 1.157.278.256 Ocean Eleven Dầu DO (Đợt 01 tàu Quốc Tử Giám) 33,441 305.197.061 5 Dầu FO (Đợt 21,22 tàu Long Biên) 218,54 1.143.226.448 Kingsway shipping Dầu DO (Đợt 21,22 tàu Long Biên) 28,29 331.681.419 Hóa đơn (GTGT ) (Liên 2: Giao khách hàng) Ngày 21/12/2006 Đơn vị bán hàng: Cty TNHH VIPCO Ha Long Mã số thuế:5700587576 Địa chỉ: 32 Lê Thánh Tông –Hạ Long-QN Fax:033.826016 Điện thoại: 033829183-033829541 Kho xuất:Tàu TH 10 Số TK:102010000221.946 Tại NHCT QN Người mua hàng: Lê Đăng Lĩnh Mã khách:9100040 Đv mua hàng: CTCP Vận tải Biển Bắc Hình thức thanh toán:CK Địa chỉ:Số 278 TĐT – HN Số TK Thời hạn thanh toán Tại NH Phương tiện nhập hàng/vc: Thủy Bắc 03 Tên hàng hóa dịch vụ Mã số Đv tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 Diesel =<0.5% 060201 LTT 4000 7450 29.800.000 Thuế suất 10% Ghi chú Cộng tiền hàng 29.800.000 Tiền thuế GTGT 2.980.000 Tiền phí xăng dầu 1.200.000 Tổng tiền thanh toán 33.980.000 Số tiền bằng chữ: ba mươi ba triệu chín trăm tám mươi ngàn đồng chẵn Sổ chi tiết 6211- Chi phí nhiên liệu (kỳ:200601-200612) Ngày Chứng từ Diễn giải VNĐ Chi Nợ Có 31/03/06 HH/xuất-10/05 Xuất nhiên liệu 186.349.971 TLB 31/03/06 Kc-tlb Kếtchuyển xác định chi phí sản xuất kinh doanh 186.349.971 TLB 30/06/06 Hh/xuất-121/05 Quyết toán nhiên liệu q2/06 259.131.211 TLB 30/06/06 Kc-tlb Kết chuyển xác định chi phí sản xuất kinh doanh 259.131.211 TLB 30/09/06 Hh/xuất-253/06A Xuất nhiên liệu 338.265.227 TLB 30/09/06 Kc-tlb Kết chuyển xác định CP sx KD 338.265.227 TLB 31/12/06 Quyết toán nhiên liệu QIV/06 243.841.115 TLB 31/12/06 Kc-TLB Kết chuyển xác định CP sx KD 243.841.115 TLB 31/12/06 KHAC-431/2 Giảm giá dầu thừa -6.204.642 TLB Cộng nhóm Số dư đầu Phát sinh Số dư cuối 1.021.382.882 1.021.382.882 TLB Chi phí nguyên liệu vật liệu: Bảng kê đơn giá xuất vật liệu Quý 4/2006 Tính theo phương pháp bình quân gia quyền TT Tên tàu Nhập dầu nhờn Đơn giá xuất Xuất trong kỳ Đầu kỳ Trong kỳ Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền 1 Tàu TB 03 6,840 130.540 209 4.765.200 22.682,26 215.840 4.895.740 2 Tàu TB 04 98,110 2.038.248 209 4.765.200 23.153,13 114,110 2.527.894 3 Tàu TB Fuling 160 3.543.783 22.148,64 10,000 221.486 4 Tàu Long Biên 17962 447.794 670 24.930,11 5.002,000 124.700.420 5 Tàu Quốc Tử Giám 20.240 586.768 461 28.990,54 9.757,000 282.860.666 6 Tàu Thiền Quang 8741 306.618.087 23.613,25 3604,000 85.102.163 7 Tàu Ngọc Hà 8741 212.345.041 24.292,85 377.943,000 120.080.258 b/ Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm lương và các khoản trích theo lương, tiền ăn của thành viên trên tàu. Mức lương thuyền viên được hưởng bao gồm lương cứng theo quy định của công ty và lương theo tỷ lệ doanh thu của tàu. Ví dụ cách tính lương đối với tàu biển như sau: Khi tàu cho thuê định hạn hoạt động có hiệu quả cao thì mức lương được hưởng bao gồm những khoản sau: TLi = HsCBCV * 290.000*(K1+K2+K3) TLi: là tiền lương thực nhận của người thứ i HsCBCV: hệ số lương cá nhân của người lao động được xây dựng trên tiêu chuẩn đánh giá kết quả chuyên môn đảm nhiệm theo từng chức danh thuyền viên. K1: hệ số trách nhiệm và bảo quản, bảo dưỡng định lượng cho từng chức danh. Hệ số này đã bao gồm trách nhiệm đối với công việc, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ của tàu. K2: hệ số tuyến. Đối với tàu cho thuê định hạn hoạt động tại khu vực ĐNA, BA, tại VN và hoạt động do công ty tự khai thác tại tuyến nước ngoài thì K2=0.2 K3: Hệ số trả lương làm thêm ngoài giờ (trong đó tính cả ngày lễ, chủ nhật, làm thêm) Thông thường tàu biển có thời gian hoạt động dài trên biển, vì thế công ty áp dụng hình thức trả lương theo lịch đi lại của tàu biển, nghĩa là tính lương ngay sau khi tàu hoàn thành công việc, thường là 6 tháng một lần tùy thuộc vào hải trình của tàu. Nếu tàu không có doanh thu thì thuyền viên được hưởng =70%TLi Bảo hiểm y tế trích 3% lương cơ bản, tính vào chi phí 2%, 1% trừ vào lương người lao động. Kinh phí công đoàn trích 2% tiền lương, tính toàn bộ vào chi phí kinh doanh. Bảo hiểm xã hội trích 20% lương cơ bản, tính vào chi phí 15% trừ vào lương 5% người lao động. TT Chức danh Họ và tên Hệ số 26 Tổng K Quỹ lương Trích thêm tiền ăn Tổng thực lĩnh 1 Thuyền trưởng Bùi Quang Trung 4,68 8,35 1133620 522.000 11854620 2 Máy trưởng bậc 2 Trịnh Văn Tứ 4,37 7,99 10125727 522.000 10647727 Máy trưởng bậc 1 Vũ Văn Minh 4,37 7,20 9124560 522.000 8406636 3 Đại phó(phó 1) Nguyễn Văn Tuấn 4,17 6,52 7884636 522.000 8406636 Máy nhất bậc2 Lê Văn Phường 4,17 6,52 7884636 522.000 8406636 Máy nhất bậc 1 Nguyễn Sơn 4,17 6,09 7364637 522.000 7886637 4 Thuyền phó 2 Trần Văn Long 3,37 5,94 6425298 522.000 6947298 5 Điện trưởng Bùi Đăng Đệ 3,46 5,75 5769500 522.000 6291550 6 Thủy thủ trưởng Trần Bình Sự 3,28 4,74 568688 522.000 5030688 7 Thủy thủ 2*3 Lê Quý Sơn 2,92 4,11 3480348 522.000 402348 Thủy thủ 1*2 Phạm Văn Nam 2,92 3,69 3124692 522.000 3646692 8 Thợ máy cả Bùi Thịnh Cường 3,28 4,25 4042600 522.000 4564600 Thợ máy 2*2 Dương Xuân Hà 3,07 4,16 3703648 522.000 4225648 Thợ máy 1*1 Vũ Hoài An 3,07 3,73 3320819 522.000 3842819 9 Bếp trưởng Trần Văn An 2,92 3,55 3480348 522.000 3528140 10 Phục vụ Lê Văn Hóa 2,71 3,49 2742791 522.000 3264791 Bảng lương từ 2 tàu Thiền Quang và tàu Quốc Tử Giám c/ Kế toán chi phí sản xuất chung - Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho hoạt động quản lý tàu được hạch toán cho phòng quản lý tàu. Tuy nhiên chi phí này nhỏ và không đáng kể. Hơn nữa do đặc thù kinh doanh vận tải thủy khác với sản xuất thông thường nên không có sự phân biệt rạch ròi giữa phòng quản lý tàu của công ty và bộ phận quản lý trực tiếp trên tàu nên chi phí này được hạch toán cho chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty. Chi phí khấu hao TSCĐ: Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài, đem lại lợi ích trong tương lai. Nhất là đối với vận tải thủy tàu biển cần một lượng vốn rất lớn để mua lại, đóng mới các tàu biển là một yếu tố không thể thiếu trong công việc kinh doanh. Khấu hao phương tiện vận tải tại Công ty được tính trực tiếp cho từng tàu. Cuối kỳ kế toán tập hợp số liệu và xác định mức tiêu hao phải trích, trên cơ sở đó lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định. MS TT Tên TSCĐ Năm Mức KHCB mới NG TSCĐ KHCB trích trước năm 2006 KHCB đã trích Q2 (cũ) KHCB QIII/2006 KHCB đã trích Q3(cũ) Chênh lệch KHCB QIV/2006 15 1 Tàu sông TB03 12/1998 15 2.369.484.974 118.474.149 39.491.416 39.491.416 39.491.416 0 39.491.416 16 2 Tàu sông TB04 12/1998 15 2.369.484.974 118.474.149 39.491.416 39.491.416 39.491.416 0 39.491.416 20 3 Tàu Quốc Tử Giám 01/2001 13 26.238.087.221 1.728.912.283 719.755.082 504.578.600 719.755.082 (215.176.481) 289.402.119 21 4 Tàu Thiền Quang 12/1999 13 23.991.499.479 1.652.844.458 30.094.478 461.374.990 730.094.478 (268.719.488) 192.685.502 42 5 Tàu Long Biên 02/2002 13 36.903.406.946 2.641.448.554 922.086.748 922.086.748 709.680.903 (212.405.846) 497.275.057 63 6 Tàu Ngọc Hà 29/2004 19 44.687.674.323 1.796.653.573 620.662.143 587.995.715 620.662.143 (32.666.429) 555.329.286 71 7 Tàu Ngọc Sơn 01/2006 19 110.060.088.479 2.413.598.431 2.413.598.431 Bảng khấu hao cơ bản TSCĐ QIV năm 2006 - Chi phí bảo hiểm: Các phương tiện kinh doanh ở xa bờ lại chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết nên mức độ rủi ro cao. Để khắc phục hậu quả rủi ro có thể xảy ra Công ty mua bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm con người cho tất cả các tàu. Bảo hiểm được mua hàng năm và được phân bổ vào chi phí theo từng quý cho từng con tàu. - Chi phí dịch vụ mua ngoài khác: Có thể nói đây là khoản mục chi phí mang yếu tố đặc trưng của ngành Hàng hải nhất. Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản phục vụ cho tàu như: chi phí điện nước, chi phí thông tin, cảng phí, hoa tiêuvà các chi phí bằng tiền khác. Ngoài một số ít trường hợp thanh toán trực tiếp với người cung cấp dịch vụ, hầu hết hiện nay thanh toán qua đại lý. Hàng tháng đại lý tập hợp và gửi toàn bộ chứng từ về Phòng tài vụ của Công ty. Toàn bộ hóa đơn chứng từ gốc nhận được, Phòng tài vụ kiểm tra, ký xác nhận và gửi cho Ban tài chính kế toán của Tổng công ty. Ban tài chính kế toán rà soát lại các khoản phải thu, phải trả và yêu cầu đại lý chuyển tiền chênh lệch thu hộ, chi hộ về Công ty, chuyên viên theo dõi xác nhận các khoản tiền chuyển về đại lý của công ty. Chi phí sửa chữa TSCĐ Chi phí sửa chữa TSCĐ bao gồm sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn. Chi phí sửa chữa lớn thường phát sinh 3 năm một lần kế toán tiến hành phân bổ cho từng kỳ. Chi phí sửa chữa thường xuyên hạch toán trực tiếp theo từng con tàu. Bảng quyết toán sửa chữa tàu Ngọc Sơn Stt Nội dung công việc Đv Số lượng Đơn giá Thành tiền A. Nhân công 1 Khảo sát,xác định tình trạng kỹ thuật của 3 máy lọc Hệ 3 100.000 300.000 2 Tiến hành cài đặt các thông số để máy lọc DO chạy tự động Hệ 1 1.200.000 1.200.000 3 Cài đặt các thông số của máy lọc FO chạy tự động Hệ 1 1.200.000 1.200.000 4 Thay van điện từ cho máy lọc FO và đấu dây Hệ 1 350.000 350.000 5 Thử hoạt động và bàn giao tàu Hệ 1 250.000 250.000 B Vật tư 1 Van điện từ 5/2 110 VAC Cái 1 1.800.000 1.800.000 Cộng 7.950.000 Bằng chữ: bảy triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng chẵn Tàu chạy chuyến quốc tế được miễn thuế Dưới đây là giao diện minh họa một phần cho việc kết chuyển chi phí kinh doanh được thực hiện bằng phần mềm kế toán riêng của công ty : kết chuyển chi phí sửa chữa tài sản cố định Sau khi tập hợp chi phí của từng khoản mục kế toán tiến hành tổng hợp chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm dịch vụ vận tải theo từng con tàu cụ thể. Sau đây là ví dụ minh họa số liệu về tổng hợp chi phí của tàu Long Biên, tàu Ngọc Hà, tàu Quốc Tử Giám Bảng tổng hợp chi phí năm 2006(kỳ 200601-200612) Khoản mục CP Tàu Long Biên Tàu Ngọc Hà Tàu Quốc Tử Giám 1. CP NVL trực tiếp - CP nhiên liệu 1.021.382.882 1.250.856.276 1.264.315.576 - CP NL, VL 392.362.895 496.584.597 403.086.972 -CP phụ tùng thay thế 608.607.333 61.874.725 303.363.504 2. CP nhân công - CP tiền lương 1.906.524.465 1.785.438.961 1.830.729.862 -CP BHXH,BHYT, KPCĐ 69.198.459 58.965.416 66.221.467 - Tiền ăn thuyền viên 402.562.192 380.610.180 377.851.932 3. CP sx chung - CP dụng cụ sx 68.710.502 17.708.193 46.506.236 - CP KH TSCĐ 3.263.535.301 2.417.315.715 2.448.667.365 - CP sửa chữa TSCĐ +Sửa chữa lớn + Sửa chữa thường xuyên 288.600.000 462.768.950 301.793.391 474.349.387 476.506.236 777.823.046 - CP bảo hiểm 2.041.187.811 897.159.700 1.832.524.683 - CP dịch vụ mua ngoài + Điện nước 73.418.594 51.804.044 174.712.877 + CP thông tin 84.626.745 57.249.403 66.387.187 + Cảng phí 120.806.205 309.674.383 262.526.253 + Chi lệ phí 6.538.726 3.136.717 1.396.385 + CP khác 21.038.963 30.767.863 31.966.469 - CP bằng tiền khác 309.470.176 176.265.863 244.443.492 Công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty có thể khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ tóm tắt công tác tập hợp chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm vận tải thủy ở Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc TK 152 TK 621 TK 154 Xuất dùng nhiên liệu, kết chuyển cp nguyên vật vật tư khác liệu trực tiếp TK 334 TK 622 Tiền lương thuyền viên kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 338 Các khoản trích theo lương TK 141 Tiền ăn của thuyền viên TK 214 TK 627 Khấu hao TSCĐ Kết chuyển chi phí TK 131 Chi phí sửa chữa tàu Chương 3: phương hướng hoàn thiện phương pháp kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải thủy tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc 3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải tại công ty. Qua thời gian thực tập tìm hiểu tình hình kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải ở Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc, kết hợp với những lý luận đã học em có một số nhận xét sau: *) Ưu điểm - Về cơ sở pháp lý Đối với các doanh nghiệp cơ sở pháp lý cao nhất để đánh giá việc chấp hành quy định, luật lệ của Nhà nước chính là việc thực hiện các nghị định, thông tư, quy định của Bộ Tài chính, nhà nước về chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp. Về cơ bản Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc đã vận dụng và thực hiện tốt chế độ kế toán thống kê cũng như thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Pháp lệnh kế toán, thống kê, các quy định của Bộ Tài chính, chuẩn mực kế toán, Luật kế toánCác lý thuyết cơ bản của hạch toán kế toán được Công ty tuân thủ nghiêm chỉnh, là cơ sở để tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và xác định kết quả kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế của đơn vị. Đối với công tác hạch toán chi phí và tính giá thành dịch vụ cũng như hạch toán nói chung công ty đã áp dụng một cách đúng đắn chế độ kế toán hiện hành mà cụ thể là quyết định số 1141/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính cũng như các nghị định, thông tư, quy định do nhà nước ban hành. - Về tổ chức công tác hạch toán chi phí và tính giá thành Công tác tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành được đơn vị thực hiện tương đối nề nếp. Các chi phí được tập hợp, phân loại và hạch toán chi tiết, đảm bảo phản ánh chính xác chi phí phát sinh. Các khoản chi đều có hóa đơn chứng từ đầy đủ, hạch toán theo đúng nội dung kinh tế phù hợp với chế độ hiện hành. Từ việc tập hợp, phân loại, hạch toán chi phí giúp cho công tác tính giá thành được đầy đủ, đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành . - Về sổ sách, báo cáo Công ty đã mở sổ sách ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kịp thời theo đúng trình tự thời gian, chứng từ sổ sách đầy đủ, sạch sẽ được lưu trữ tương đối khoa học giúp cho công tác kiểm tra, kiểm toán, so sánh đối chiếu dễ dàng. Các mẫu biểu phục vụ cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành được Công ty mở tương đối đầy đủ giúp cho công tác hạch toán chi phí và tính giá thành được thuận tiện. - Về hệ thống chế độ kế toán: Dựa trên tình hình thực tế hoạt động và đặc thù của ngành, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống chế độ kế toán hoàn chỉnh từ tổng hợp đến chi tiết tạo thuận lợi cho việc hạch toán và cung cấp thông tin phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và đặc điểm hoạt động kinh doanh. Hệ thống chế độ kế toán đã được Bộ Tài chính chấp nhận và cho triển khai trên diện rộng ngành hàng hải. Các khoản mục chi phí được liệt kê theo khoản mục giá thành thể hiện rõ công dụng thuận tiện cho việc tính giá thành là công việc tiếp theo của tập hợp chi phí. - Về công tác kế toán chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất kinh doanh được tính riêng cho từng con tàu sau đó được tập hợp chung cho toàn bộ đội tàu giúp cho việc cung cấp thông tin cho quản lý về nhiều mặt, từ đó có thể xác định kết quả kinh doanh cho toàn bộ đội tàu hay từng con tàu cụ thể. Đó chính là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý đề ra phương hướng, kế hoach hoạt động kinh doanh cho phù hợp. Chi phí nhiên liệu được xác định dựa trên định mức tiêu hao nhiên liệu của khối lượng vận tải hoàn thành. Sau đó ban quản lý tàu sẽ lên kế hoạch chủ động trong việc cung cấp nhiên liệu, tránh tình trạng dự trữ quá nhiều nhiên liệu gây ứ đọng vốn cũng như lượng nhiên liệu cung cấp bị gián đoạn. Chi phí nhân công bao gồm hai khoản: lương cứng theo quy định của nhà nước và lương theo kết quả kinh doanh. Hình thức trả lương dựa trên doanh thu đảm bảo sự công bằng cho người lao động và là một biện pháp tốt thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra. Mặt khác, phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp và phương pháp tính giá thành giản đơn khá phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh mà vẫn cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho quản lý. *) Những tồn tại Công tác tập hợp chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm vận tải thủy ở Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc mặc dù đã có nhiều ưu điểm và cố gắng hoàn thiện nhưng cũng còn có những hạn chế, tồn tại nhất định như là: - Về tổ chức chứng từ, sổ sách kế toán: Do đặc thù hoạt động của Công ty phân tán, trải dài ở nhiều nơi nên có nhiều chi phí phát sinh mang tính chất đặc thù của dịch vụ vận tải thủy như chi phí thuê nhân công dọn bãi, trông tàu không được đảm bảo theo đúng quy định, nhiều khi chỉ là các chứng từ viết tay, không phải là các hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính. Chính những điều này cũng ảnh hưởng đến việc tập hợp chi phí ban đầu, khiến số liệu của các chi phí phát sinh nhiều khi phản ánh không chính xác nội dung kinh tế phát sinh, ảnh hưởng đến yếu tố trung thực của các yếu tố chi phí. Các mẫu biểu như bảng tập hợp chi phí, bảng phân bổ chi phí mặc dù đã được Công ty triển khai nhưng cũng chưa đầy đủ, chưa thống nhất, chưa thành hệ thống do đó chưa tạo được cơ sở cho việc tập hợp chi phí ban đầu. - Về hệ thống tài khoản kế toán: Mặc dù hệ thống tài khoản kế toán được xây dung phù hợp với yêu cầu hiện nay nhưng trong hệ thống tài khoản chi phí chưa có khoản mục “Độc hại” dành riêng cho thuyền viên phải tiếp xúc với chất độc hại. - Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Hiện nay Công ty áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá nguyên vật liệu xuất kho. Tuy cách tính này đơn giản và tương đối chính xác vì giá nguyên vật liệu trong kỳ giao động không quá lớn, nhưng đến cuối kỳ mới xác định được giá bình quân. Do đó khó có thể cung cấp thông tin kịp thời cho công tác quản lý. - Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ không trích theo tỷ lệ quy định theo từng tháng mà khi phát sinh mới trích vào chi phí là không đúng với quy định, dẫn đến sai lệch chi phí trong kỳ của doanh nghiệp. Tuy số liệu cả năm khớp nhưng số liệu của từng kỳ lại bị sai lệch do thời điểm chịu chi phí và thời điểm phát sinh chi phí là không trong cùng một kỳ. - Kế toán các khoản phải thu, phải trả: Để tạo thuận lợi chuyên môn hóa công việc Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc không trực tiếp đi tìm nguồn hàng mà giao công việc cho đại lý vận chuyển. Công ty chỉ chịu trách nhiệm chi trả các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trả lương cho các thuyền viên, còn toàn bộ các chi phí của tàu sẽ do đại lý trả. Sau khi thu được cước phí đại lý sẽ hạch toán thu chi cùng với hoa hồng được hưởng và chuyển khoản chênh lệch về trả cho công ty. Do thu bao giờ cũng lớn hơn chi nên tại Công ty chỉ dùng tài khoản 131 để hạch toán cho đại lý vận chuyển, do đó không cung cấp đầy đủ thông tin cho quản lý. Nếu xét khía cạnh giảm bớt công việc cho kế toán thì chấp nhận được nhưng với việc áp dụng kế toán máy thì việc thêm một tài khoản cũng không ảnh hưởng gì đến công tác kế toán trong kỳ mà qua đó ta có thể thấy rõ ràng khoản phải thu và phải trả. Vì vậy nên có TK 331 để hạch toán thanh toán phải thu và phải trả cho khách hàng được rõ ràng hơn. - Kế toán hoa hồng phải trả cho đại lý vận chuyển: Hoa hồng phải trả cho đại lý vận chuyển hàng năm là rất lớn. Hiện tại Công ty hạch toán hoa hồng phải trả cho đại lý vận chuyển vào TK 6277 “chi phí dịch vụ mua ngoài”, điều này la không hợp lý vì hoa hồng đại lý phải là khoản được tính vào chi phí bán hàng TK641. Khi tính vào chi phí sản xuất chung sẽ làm tăng giá thành dịch vụ, ảnh hưởng đến tổng giá thành làm giảm tính cạnh tranh của công ty. Bên cạnh đó, tuổi tàu của công ty mỗi năm một cao, những tàu già kinh doanh kém hiệu quả, phạm vi hoạt động hạn chế,giá cước lại giảm do phải đóng phí tàu già và chi phí sửa chữa thường rất lớn ảnh hưởng không nhỏ dến giá thành sản phẩm vận tải thủy. Mặt khác, do luồng lạch trong nước còn hạn chế phụ thuộc theo mùa mưa, lũ nên gây khó khăn cho việc làm hàng của tàu, do đó làm giảm khả năng khai thác của đội tàu. 3.2 Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện phương pháp kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải thủy 3.2.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện phương pháp kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải Hiện nay trong nền kinh tế thị trường có nhiều loại hình dịch vụ ra đời và phát triển mạnh mẽ trong đó có dịch vụ vận tải thủy. Ngành công nghiệp không khói này đã và đang được rất nhiều quốc gia trên thế giới chọn làm một trong những ngành mũi nhọn cho phát triển kinh tế của đất nước mình. Kinh doanh vận tải thủy là một hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng đòi hỏi một lượng vốn đầu tư ban đầu rất lớn.Việc tổ chức hoạt động kinh doanh phải đảm bảo thu hồi vốn nhanh đồng thời doanh thu phải đủ để bù đắp chi phí và có lãi. Vì vậy các nhà lãnh đạo không những phải quản lý tốt các chi phí mà cần tìm biện pháp để hạ giá cước, thu hút khách hàng. Ngoài ra để có thể đáp ứng được yêu cầu trong cơ chế mới,đảm bảo việc cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ra các quyết định, chiến lược kinh doanh, thị trường của Công ty, tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi công tác kế toán tính giá thành dịch vụ vận tải thủy tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện. Do hạch toán kế toán với bản chất là một hệ thống thông tin nhằm xử lý và kiểm tra sự biến động của tài sản trong doanh nghiệp. Nó trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh trong từng doanh nghiệp. Xuất phát từ vị trí, vai trò của kế toán trong công tác quản lý thì có một bộ máy kế toán hiệu quả, phù hợp là một nhu cầu hết sức cần thiết góp phần đáng kể trong công việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải là một bộ phận cấu thành của công tác kế toán nói chung. Vì vậy việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung không tách rời với việc hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Trong toàn bộ công tác kế toán của Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc,khối lượng công việc kế toán chi phí và tính giá thành vận tải thủy chiếm tỷ trọng lớn, quá trình tập hợp chi phí diễn ra rất phức tạp. Khác với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có sự tách bạch giữa quá trình sản xuất và tiêu thụ, trong dịch vụ vận tải thủy thì quá trình sản xuất và tiêu thụ được thực hiện đồng thời, vì thế việc tập hợp chi phí nhanh chóng,chính xác, hợp lý để tính giá thành là điều vô cùng cần thiết. Và cũng xuất phát từ yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán tính giá thành,do đó hoàn thiện kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải thủy là một yêu cầu thiết yếu. Để có thể thực hiện được điều đó đòi hỏi phải đáp ứng được yêu cầu và nguyên tắc cơ bản sau. 3.1.2 Yêu cầu và nguyên tắc của việc hoàn thiện kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải thủy. a/ Các yêu cầu cơ bản Công việc đầu tiên của quá trình hạch toán chi phí kinh doanh vận tải thủy bao giờ cũng đòi hỏi phải xác định được chính xác các khoản chi phí thực tế phát sinh trong kỳ. Sau đó sắp xếp chúng vào các tài khoản chi phí phù hợp với công dụng của các loại chi phí này, nhằm phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được đầy đủ và chính xác, để đáp ứng được yêu cầu quản lý của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cần tìm tòi vận dụng và hoàn thiện hơn nữa khi áp dụng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán tài chính hiện hành như vận dụng phương pháp hạch toán chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm vận tải cho hợp lý, tổ chức hạch toán nói chung theo một trình tự nhất định, thống nhất, tính toán đầy đủ kịp thời, cung cấp số liệu một cách chính xác khách quan. Do vậy kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải thủy cần đảm bảo một số yêu cầu: Việc hoàn thiện phải đúng theo các văn bản pháp lý của Nhà nước về kế toán với các chính sách kinh tế tài chính, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành và phải xét đến hướng phát triển trong tương lai. Bộ máy kế toán của Công ty phải có đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ cao, am hiểu về luật pháp, về quy chế quản lý tài chính, phần hành kế toán, dặc biệt là kế toán chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm vận tải thủy. Cần hoàn thiện khâu hạch toán ban đầu nhằm mục đích kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ, phát hiện để ngăn chặn kịp thời những hiện tượng vi phạm chính sách, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và kết quả kinh doanh của Công ty. Mặt khác, biện pháp hoàn thiện phải tuân theo những nguyên tắc và thể lệ chung của kế toán do Bộ tài chính ban hành, được áp dụng trong cả nước và trong toàn ngành hàng hải. Những phương hướng hoàn thiện này phải có khả năng thực thi trong một thời gian nhất định, tránh sửa đổi bổ sung liên tục làm ảnh hưởng đến công việc cũng như chất lượng của công tác kế toán mà vẫn phù hợp khi có sự thay đổi về chuẩn mực, chế độ kế toán, ngiệp vụ kinh tế trong tương lai. Việc hoàn thiện phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản và lựa chọn hình thức kế toán phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Từ đó tính toán chính xác các khoản chi phí phát sinh làm cơ sở tính giá thành sản phẩm mà doanh nghiệp cần hoàn thiện. Kế toán tiến hành tính toán lượng nguyên vật liệu xuất nhập, phân loại và phân bổ cho các đối tượng tập hợp chi phí đó là các tàu cho hợp lý, tránh tình trạng trùng lặp làm tăng chi phí. Kế toán chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm vận tải thủy cần cung cấp được những số liệu cần thiết, kịp thời và chính xác, đáp ứng được yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc hoàn thiện phải đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả. Do vậy khi áp dụng vào thực tiễn, các bổ sung này phải thực thi được, không gây xáo trộn trong hệ thống kế toán chung, cũng như công tác hạch toán chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm vận tải thủy. Hơn nữa chúng còn phải phù hợp với lối tư duy hiện hành và được mọi người chấp nhận, điều đó sẽ tạo điều kiện cho nhân viên kế toán khi áp dụng vào công việc kế toán của mình. Công ty cần chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các chuẩn mực, chế độ kế toán, các chính sách Nhà nước quy định, tổ chức hạch toán,mở sổ sách cho phù hợp để có thể phản ánh chính xác việc tập hợp chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm vận tải. Từ đó tùy thuộc vào tình hình thực tế của Công ty và đặc điểm kinh doanh của ngành vận tải để hoàn thiện hơn nữa công tác tính giá thành sản phẩm vận tải thủy. b/ Các nguyên tắc cơ bản Hoàn thiện việc tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải thủy cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: Tuân thủ các chuẩn mực, nguyên tắc của kế toán quốc tế đã được thừa nhận. Ghi chép, tập hợp chi phí phải được theo dõi trực tiếp cho từng đối tượng, ngay tại nơi phát sinh chi phí. Nguyên tắc phân chia chi phí: để có thể tập hợp, hạch toán chi phí được cụ thể, chính xác, đáp ứng được yêu cầu quản trị chi phí đòi hỏi ngay từ khâu phân loại chi phí phải được tiến hành một cách khoa học. Điều này có nghĩa là các khoản mục phí phải phản ánh đúng nội dung của các nghiệp vụ kinh tế, công dụng của chi phí. Tuy nhiên vẫn phải tuân theo các chuẩn mực do cơ chế quản lý tài chính quy định. Đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp ra các quyết định kịp thời chính xác. 3.1.3 Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải thủy tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc Để có thể hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành cần phải xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau như kế toán tài chính hay kế toán quản trị, mỗi góc độ lại có các biện pháp cụ thể. + Hoàn thiện những nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn chưa phù hợp với Luật kế toán, chuẩn mực kế toán, thực hiện đầy đủ mọi nguyên tắc kế toán tài chính, đảm bảo các thông tin chi phí do kế toán cung cấp là hoàn toàn trung thực, chính xác. + Dưới góc độ kế toán tài chính việc hoàn thiện các nội dung của kế toán chi phí và tính giá thành cần phải phân loại chi phí một cách khoa học theo cơ cấu khoản mục phí phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị trên cơ sở đó lựa chọn tiêu thức phù hợp để phân bổ chi phí, đảm bảo tính chính xác cao cho các yếu tố chi phí. + Dưới góc độ kế toán quản trị cần thực hiện xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí – giá thành trong các doanh nghiệp vận tải thủy nhằm phục vụ, cung cấp thông tin cho công tác quản trị doanh nghiệp. Mô hình này phải phù hợp với đặc thù của ngành vận tải thủy và phải dựa trên cơ sở kết hợp và kế thừa các nội dung đã có trong kế toán tài chính, sử dụng triệt để thông tin của kế toán tài chính, dựa trên các chế độ chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo tài chính kế toán, nhất là các hướng dẫn với những phương pháp riêng có của kế toán quản trị. 3.3 Các giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp kế toán chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm vận tải thủy 3.3.1 Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phân công lao động kế toán hợp lý Con người đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp, giải pháp đầu tiên trong nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình hạch toán chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm vận tải thủy là nâng cao năng lực nghề nghiệp, trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán và sự phân công lao động kế toán phù hợp. Giải pháp cụ thể là thắt chặt khâu tuyển chọn, có kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng máy vi tính, nắm chắc luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các luật khác liên quan đến công tác tài chính-kế toán. 3.3.2 Xác định đúng đối tượng và kỳ hạch toán chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm vận tải thủy a/ Xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí Xác định đối tượng hạch toán chi phí là việc làm đầu tiên quan trọng nhất trong công tác hạch toán chi phí kinh doanh. Xác định chính xác đối tượng tập hợp chi phí sẽ tạo điều kiện tập hợp chi phí đầy đủ và tính toán chính xác được giá thành sản phẩm, cũng có nghĩa là cung cấp thông tin chính xác cho nhà quản lý để đánh giá tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm. Với những đặc điểm về loại hình và tổ chức sản xuất tại các doanh nghiệp vận tải đường thủy hiện nay tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc cũng xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng con tàu cụ thể phù hợp và thuận lợi cho công tác hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên xuất phát từ đặc điểm kinh doanh vận tải của công ty theo từng hợp đồng vận chuyển của khách hàng, để hạch toán chính xác hơn nữa chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm vận tải thì các doanh nghiệp vận tải nên xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng hợp đồng vận chuyển(vì trong tháng mỗi tàu hay mỗi đội tàu thực hiện một số hợp đồng vận chuyển nhất định). Như vậy, chi phí nhiên liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp sẽ tập hợp cho từng hợp đồng, chi phí sản xuất chung được tập hợp cho toàn đội tàu và cuối tháng phân bổ theo chi phí hoặc doanh thu từng hợp đồng cho các hợp đồng mà đội tàu thực hiện trong tháng. Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh theo hợp đồng vận tải nào thì hạch toán riêng cho hợp đồng và khi hợp đồng kết thúc sẽ tính giá thành từng hợp đồng vận tải. b/ Xác định kỳ hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tại công ty đang xác định kỳ hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là hàng quý. Tuy nhiên việc xác định kỳ hạch toán là hàng quý sẽ làm thông tin kế toán trở nên lạc hậu,không cập nhật,không cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý. Do vậy, các doanh nghiệp đang xác định kỳ hạch toán là hàng quý thì nên chuyển đổi thành kỳ hạch toán tháng. 3.3.3 Hoàn thiện việc phân loại chi phí Mục tiêu mà các doanh nghiệp theo đuổi luôn luôn là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới quản trị yếu tố chi phí và doanh thu, chi phí và doanh thu luôn có mối quan hệ với nhau. Chi phí là cơ sở hình thành giá thành sản phẩm dịch vụ. Giá thành là cơ sở để xác định giá bán(doanh thu). Như vậy, trong mối quan hệ này, chi phí là yếu tố quyết định. Sự tác động vào chi phí sản xuất thể hiện được mặt chủ động và năng lực nội tại của doanh nghiệp. Để có thể kiểm soát tốt hơn chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ vận tải, cần xem xét nó dưới nhiều góc độ, nhiều tiêu thức phân loại khác nhau. Trên thực tế, các doanh nghiệp vận tải thủy chỉ mới phân loại chi phí theo nội dung kinh tế và theo mục đích công dụng của chi phí. Sự phân loại chi phí như vậy chỉ mới phục vụ chủ yếu cho việc tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm theo các khoản mục chi phí của kế toán tài chính trước đây. Các chi phí phát sinh là các thông tin quá khứ, được xem xét độc lập,tĩnh tại, không thấy được mối quan hệ giữa chi phí và kết quả mà chi phí đó mang lại. Để phục vụ quản trị chi phí trong các doanh nghiệp vận tải đường thủy, phục vụ cho việc lập kế hoạch, dự tính xu thế trong các tình huống kinh doanh, các doanh nghiệp nên áp dụng tiêu thức phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí hay mối quan hệ của chi phí với mức độ hoạt động. Theo chế độ kế toán doanh nghiệp mới hiện nay( chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và Thông tư hướng dẫn thực hiện), chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02-Hàng tồn kho có quy định cách thức hạch toán định phí sản xuất chung. Để có thể thực hiện theo đúng chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp mới, các doanh nghiệp phải mở sổ theo dõi chi phí sản xuất chung theo định phí và biến phí. Cuối kỳ,căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết và công suất thực tế của phương tiện, kế toán tiến hành hạch toán như sau: + Nếu phương tiện hoạt động vượt mức công suất bình thường thì kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất chung (gồm cả định phí và biến phí) sang TK154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành dịch vụ. + Nếu phương tiện hoạt động dưới mức công suất (do thời gian sửa chữa phương tiện, thời gian ngừng hoạt động ) kế toán cần xác định phần định phí sản xuất chung được kết chuyển sang TK 154, phần còn lại tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Công thức : Định phí SXC được kết chuyển để xác định giá thành sản phẩm = Công suất thực tế x Tổng định phí sản xuất chung Công suất bình thường Trên cơ sở số liệu tính toán được và các chứng từ kế toán liên quan, kế toán phản ánh: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627: Chi phí sản xuất chung Công thức Định phí SXC tính vào giá vốn hàng bán = Tổng định phí sản xuất chung - Định phí được kết chuyển để xác định giá thành sản phẩm Kế toán phản ánh: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 627:chi phí sản xuất chung Như vậy chi phí có thể được phân loại thành định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp. Định phí: là các khoản chi phí không thay đổi(hoặc thay đổi không đáng kể) khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi trong phạm vi phù hợp với mức độ. Tổng định phí không thay đổi hoặc thay đổi rất nhỏ nhưng chi phí cho một đơn vị sản phẩm thì lại thay đổi tỷ lệ nghịch với số lượng sản phẩm sản xuất ra. Bao gồm các khoản chi phí như: chi phí khấu hao phương tiện , chi phí sửa chữa lớn, lương thuyền viên, các khoản trích theo lương, bảo hiểm thuyền viên, chi phí đăng kiểm, bảo hiểm tàu, chi phí quản lý Căn cứ vào mối quan hệ của định phí với mức độ hoạt động ta có thể chia định phí thành 2 loại: + Định phí bắt buộc: Là những khoản chi phí không thể thay đổi của doanh nghiệp dù doanh nghiệp có hay không hoạt động thì vẫn phải trả các khoản chi phí này. Định phí bắt buộc có đặc điểm là có bản chất lâu dài và không thể cắt giảm đến 0. Thuộc loại chi phí này gồm:chi phí khấu hao phương tiện thiết bị, tiền lương nhân viên quản lý + Định phí tùy ý: Là những khoản chi phí có thể thay đổi trong từng kỳ kế hoạch do nhà quản trị quyết định. Định phí tùy ý có đặc điểm là có bản chất ngắn hạn và trong trường hợp cần thiết người ta có thể cắt giảm chúng. Thuộc loại chi phí này gồm: chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, chi cho nghiên cứu Biến phí: là các khoản chi phí thay đổi trực tiếp theo sự thay đổi của quy mô hoạt động của doanh nghiệp nhưng chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm lại không thay đổi. Trên lý thuyết, biến phí có thể giảm tới 0 đó là khi doanh nghiệp không hoạt động. Thuộc loại chi phí này gồm: tiền lương cho nhân viên, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương, cảng phí, chi phí bảo hiểm cước vận chuyển Căn cứ vào mối quan hệ giữa biến phí và mức độ hoạt động của doanh nghiệp biến phí được chia thành 2 loại: + Biến phí tỷ lệ: Là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động của quy mô sản xuất. Ví dụ như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp. + Biến phí cấp bậc: Là những khoản chi phí có thể thay đổi khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi rõ rệt, đột biến và nó sẽ không thay đổi nếu như mức độ hoạt động ít thay đổi. - Chi phí hỗn hợp: Bao gồm cả yếu tố biến phí lẫn định phí, ở mức độ hoạt động căn bản thì thể hiện tính chất của định phí, vượt qua mức độ hoạt động căn bản thì thể hiện tính chất của biến phí. Chi phí hỗn hợp bao gồm các khoản chi phí sản xuất chung như chi phí điện thoại, điện, nước, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị Việc thực hiện giải pháp này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán quản trị chi phí, đặc biệt là việc ứng dụng biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp trong phân tích điểm hòa vốn, lựa chọn phương án kinh doanh, áp dụng mô hình tính giá thành theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính 3.3.4 Hoàn thiện hạch toán ban đầu Chứng từ ban đầu là chứng từ được lập ngay sau khi nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh. Nó là cơ sở, là căn cứ pháp lý cho việc ghi chép các sổ kế toán. Chứng từ ban đầu có hợp pháp, hợp lý, chính xác thì mới quyết định tính chính xác, hợp lý của các bước công việc tiếp theo đó. Việc lập các chứng từ ban đầu ở Công ty đã tuân theo các nguyên tắc, chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp của khâu kế tiếp vẫn còn tồn tại tình trạng chứng từ bắt đầu hạch toán ở tháng này nhưng đã phát sinh ở tháng trước, tất nhiên kế toán vẫn có cách giải quyết song không đảm bảo kịp thời của kế toán. Do giá cả luôn biến động không ngừng, vì vậy việc luân chuyển chứng từ không kịp thời ảnh hưởng đến tính chính xác của công tác tập hợp chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm vận tải thủy. Nguyên nhân chính thường do sự sai sót của các bộ phận liên quan bỏ sót chứng từ, do vậy mà gây ra sự chậm trễ trong việc luân chuyển chứng từ. Mặt khác một số nhân viên chưa hiểu được tầm quan trọng của công việc luân chuyển chứng từ ban đầu trong công tác hạch toán kế toán là như thế nào. Theo ý kiến cá nhân em, việc này nên được giải quyết như sau: cần phải phân loại chứng từ ngay từ đầu một cách chặt chẽ, khoa học và hợp lý. Cần có một chuyên viên tiếp nhận và xử lý chứng từ ban đầu, nếu chứng từ hợp lý, hợp lệ mới chuyển lên cho ban tài chính kế toán của Công ty để tiến hành hạch toán. 3.3.5 Hoàn thiện các tài khoản vận dụng để tập hợp chi phí Sau khi đã phân loại chi phí một cách khoa học, đòi hỏi phải có các tài khoản tương ứng để phản ánh đủ các nội dung, nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hiện nay, hệ thống tài khoản kế toán đơn vị đang sử dụng đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu hạch toán, mở tương đối chi tiết tới từng khoản mục chi phí. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như đã trình bày ở phần thực trạng kế toán chi phí của Công ty. Vậy theo em cần hoàn thiện hệ thống tài khoản theo hướng sau: Mở thêm tài khoản chi tiết theo dõi phần khấu hao tài sản cố định: tách riêng giữa khấu hao tàu và khấu hao các tài sản cố định khác (hiện nay phần này đang dùng chung). Điều này vừa đảm bảo có thể cung cấp kịp thời số liệu khấu hao của từng loại tài sản, vừa đáp ứng được yêu cầu tập hợp, phân bổ chi phí. Để có thể hướng tới việc cung cấp các báo cáo phục vụ kế toán quản trị,đánh giá sự biến động, ảnh hưởng của các yếu tố chi phí như định phí, biến phí đến cơ cấu giá thành sản phẩm em kiến nghị mở một số tài khoản chi tiết như sau: + TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp 6221: Định phí sản xuất chung 62211: Chi phí nhân công trực tiếp-BHXH 62212: Chi phí nhân công trực tiếp-BHYT 62213: Chi phí nhân công trực tiếp-KPCĐ 6222: Biến phí sản xuất chung 62221: Chi phí trực tiếp tiền lương 62222: Chi phí nhân công trực tiếp + TK 627: Chi phí sản xuất chung 6271: Định phí sản xuất chung 6272: Biến phí sản xuất chung 3.3.6 Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu Quá trình kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc được thực hiện khá đầy đủ và chi tiết. Tuy nhiên do đặc điểm riêng có của ngành Hàng hải và vận tải thủy nói riêng,để có thể tăng cường quản lý về nguyên vật liệu và kế toán đúng đắn lượng nhiên liệu tiêu hao, kế toán nên mở tài khoản 152 theo dõi chi tiết cho từng tàu. Ngoài ra kế toán đội tàu cũng nên lập bảng theo dõi nhiên liệu và bảng tổng hợp nhiên liệu tiêu hao để so sánh số nhiên liệu tiêu hao thực tế và số nhiên liệu tiêu hao định mức; xác định mức chênh lệch và xử lý cụ thể. Sổ chi tiết vật tư TK 1521- nhiên liệu Tên vật tư: Dầu FO-đơn vị:tấn STT Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Đơn giá Nhập Xuất Tồn SH NT SL TT SL TT SL TT Tồn đầu kỳ Nhập kho Xuất kho Tổng Bảng theo dõi nhiên liệu Từ ngàyđến ngày Tàu:. STT Ngày Nhiên liệu tồn đầu kỳ Nhiên liệu mua trong kỳ Nhiên liệu tồn cuối kỳ Nhiên liệu đã sử dụng Định mức Nhiên liệu tiết kiệm Nhiên liệu lãng phí Cộng Bảng tổng hợp nhiên liệu Từ ngàyđến ngày STT Tên tàu Nhiên liệu đã sử dụng trong kỳ Định mức Nhiên liệu đã tiết kiệm trong kỳ Nhiên liệu lãng phí trong kỳ SL TT SL TT SL TT SL TT Cộng 3.3.7 Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp Hàng tháng căn cứ vào tiền lương cơ bản kế toán tiền lương tính trích BHXH, BHYT; căn cứ vào tiền lương thực tế tính trích KPCĐ và số tiền này được đưa vào TK 338(3382,3383,3384). Để có thể quản lý chặt chẽ, phân tích và tính giá thành dịch vụ một cách chính xác, kế toán tiền lương cũng nên hạch toán trích các khoản BHXH, BHYT,KPCĐ theo tỷ lệ quy định cho từng tháng theo tiền lương thực tế đã phản ánh chính xác chi phí phát sinh trong từng kỳ. Khi nào phát sinh thực tế như nộp BHXH, BHYT hay dùng KPCĐ để chi trả cho những chi phí cần thiết trong kỳ thì chỉ việc chuyển số tiền phát sinh ở tài khoản phải trả (TK338) mà không làm ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm vận tải trong kỳ. 3.3.8 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung Với chi phí sản xuất chung, hàng năm chi phí sửa chữa TSCĐ(tàu biển) chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí kinh doanh và ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ tiêu giá thành sản phẩm vận tải thủy. Sở dĩ xảy ra điều đó là do công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ. Vì vậy theo em Công ty nên lập kế hoạch để mỗi kỳ tiến hành trích trước một khoản chi phí cho sửa chữa tàu. Như vậy vừa đảm bảo tính chủ động trong kinh doanh mà chi phí phát sinh trong kỳ được phản ánh vào giá thành một cách chính xác. Ngoài ra, với khoản hoa hồng đại lý trong chi phí sản xuất chung nên đưa về TK 641 “chi phí bán hàng” để cho phù hợp với chế độ kế toán-tài chính cũng như việc đánh giá chính xác hơn về giá thành sản phẩm vận tải thủy trong kỳ. Bên cạnh đó, việc phân bổ chi phí sản xuất chung cần phải quan tâm đến công suất thực tế và công suất thiết kế của từng tàu với khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển được, vì thực tế công ty chưa quan tâm đến việc phân bổ khoản mục chi phí này theo hai mức công suất thực tế và công suất thiết kế của tàu mà chỉ tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo doanh thu. Theo chuẩn mực kế toán “hàng tồn kho” về kế toán chi phí sản xuất chung cố định: Khi phát sinh chi phí sản xuất chung cố định kế toán ghi: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung (chi tiết cho chi phí sản xuất chung cố định) Có TK 152,153,214,331,334 Trường hợp mức hàng hóa vận chuyển hay luân chuyển được thực tế lớn hơn mức vận chuyển theo công suất thiết kế của tàu (trong giới hạn cho phép) thì cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí kinh doanh cho mỗi đơn vị hàng hóa theo mức công suất thực tế, kế toán ghi: Nợ TK 154: Chi phí kinh doanh dở dang Có TK 627: Chi phí sản xuất chung ( chi tiết cho chi phí sản xuất chung cố định) Trường hợp hàng hóa thực tế vận chuyển hay luân chuyển được thấp hơn theo công suất thiết kế của tàu thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí kinh doanh cho mỗi đơn vị hàng hóa theo mức công suất thiết kế. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định được tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 627: chi phí sản xuất chung cố định Mục lục Chương 1: những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải. Những vấn đề lý luận chung về giá thành sản phẩm vận tải. Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải thủy và ảnh hưởng đến tính giá thành sản phẩm vận tải. Chi phí kinh doanh dịch vụ và phân loại chi phí kinh doanh dịch vụ vận tải. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm vận tải thủy. Nội dung kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải. Nội dung kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải được quy định trong chuẩn mực kế toán. Đối tượng-kỳ tính giá thành sản phẩm dịch vụ vận tải thủy Phương pháp kế toán chi phí kinh doanh Phương pháp kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải. Kế toán quản trị giá thành sản phẩm. Chương 2: thực trạng kế toán chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm vận tải tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc 2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc 2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh 2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 2.2 Thực trạng kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải thủy tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc 2.2.1 Đặc điểm của giá thành sản phẩm vận tải tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc 2.2.2 Thực trạng kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc Chương 3: phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc 3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc 3.2 Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện phương pháp kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải thủy 3.3 Các giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải thủy tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3301.doc
Tài liệu liên quan