Đề tài Hoàn thiện quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Mỹ Đức - Tỉnh Hà Tây

Bảo hiểm xã hội đã đóng góp vai trò to lớn trong việc bảo đảm an sinh xã hội, ổn định và phát triển kinh tế, được thể hiện thông qua các tác động chủ yếu cụ thể sau: -Bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm thu nhập hoặc bị mất thu nhập do bị suy giảm sức khỏe hoặc mất khả năng lao động bị mất việc làm. Đây là sự đảm bảo chắc chắn sẽ xảy ra vì mọi người sẽ mất khả năng lao động khi họ hết tuổi lao động, theo các điều kiện quy định của BHXH. Đây là chức năng cơ bản của BHXH nó quyết định tính chất, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của hệ thống BHXH.

doc65 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Mỹ Đức - Tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để tính nộp BHXH cũng tăng lên. Mặt khác, do nền kinh tế xã hội của nước ta ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu về cuộc sống ngày càng lớn, đòi hỏi phải có thu nhập càng lớn. Chính vì vậy, trong 10 năm qua Nhà nước đã 7 lần tăng mức lương tối thiểu chung từ 120.000đ lên 144.000đ lên 180.000đ lên 210.000đ tăng lên 290.000đ và hiện nay mức lương tối thiểu được quy định là 350.000đ lên 450.000đ mà tiền lương đóng của khu vực này lại tính theo hệ số. Do vậy mức lương được tăng lên làm cho số phải nộp cho quỹ BHXH cũng phải tăng lên. Do sự phát triển của nền kinh tế mà quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thuận lợi nhưng nhưng số doanh nghiệp ở khu vực này tham gia BHXH còn rất ít. do đó các doanh nghiệp đã lợi dụng người lao động không có việc làm để không trích nộp BHXH cho người lao động. Mặt khác ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hợp tác xã hầu như không có tổ chức công đoàn nên việc đòi hỏi và đấu tranh cho người lao động còn bị hạn chế nhiều. + Số lượng đơn vị tham gia ngày một gia tăng; trong khi đố số lượng người lao động tham gia BHXH tăng không đáng kể. * Các kết quả khác: - Công tác thẩm định hồ sơ, cấp sổ BHXH : Về cơ bản đã thẩm định hồ sơ xong hồ sơ và cấp sổ BHXH đầy đủ cho người lao động tham gia BHXH trên địa bàn huyện Mỹ Đức. Đảm bảo quyền lợi của người lao động khi giải quyết các chế độ trên sổ BHXH. góp phần củng cố, bổ sung đầy đủ các văn bản hồ sơ của cán bộ công chức, người lao động nhằm thực hiện tốt theo quy định, chỉ thị 15 của bộ chính trị và các chỉ thị của tỉnh Hà Tây, của ngành BHXH. - Công tác chính sách, duyệt và cấp kinh phí chi trả 3 chế độ (ốm đau, thai sản, dưỡng sức): Công tác chính sách luôn được coi trọng trong việc giải quyết chế độ Mất sức lao động, chế độ tuất... kịp thời đúng theo các văn bản quy định hiện hành của nhà nước. Bên cạnh đó công tác duyệt chi 3 chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức luôn giải quyết kịp thời, ngay sau khi các đơn vị tổng hợp và gửi chứng từ lên BHXH huyện Mỹ Đức đề nghị thanh toán, Cán bộ duyệt chi luôn đảm bảo đúng nguyên tắc về thủ tục theo quy định nhà nước và của ngành BHXH cấp trên. -. Công tác chi trả lương hưu trợ cấp Bảo hiểm xã hội: Thực hiện chi trả lương hưu theo đúng lịch quy định, đảm bảo được thời gian quy định của BHXH Tỉnh, tạo được niềm tin đối với cán bộ nghỉ hưu trí, các đối tượng hưởng trợ cấp BHXH trên địa bàn huyện Mỹ Đức , công tác quản lý tiền mặt, các thủ tục, chứng từ thanh quyết toán chi trả trợ cấp BHXH của xã, Huyện, Tỉnh đảm bảo theo đúng nguyên tắc( chi đúng, chi đủ, chi kịp thời). - Tham gia đầy đủ các hoạt động tại địa phương: BHXH Huyện Mỹ Đức là cơ quan chịu lãnh đạo trực tiếp của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức trên địa bàn. Do vậy mỗi cán bộ công chức, viên chức BHXH huyện Mỹ Đức luôn xác định trách nhiệm của mình là phục vụ tốt các đối tượng, đáp ứng nhu cầu mong đợi của người dân trên địa bàn huyện Mỹ Đức. Với tinh thần trách nhiệm đó, trong thời gian qua BHXH huyện Mỹ Đức đã tổ chức động viên cán bộ công chức tham gia đầy đủ các phong trào do huyện phát động như : - Phong trào thi đua yêu nước trong những ngày lễ lớn của đất nước. - Các phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, phong trào ủng hộ quỹ vì trẻ thơ, phong trào ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa... một cách đầy đủ và hiệu quả. - Thực hiện tốt nhiệm vụ tay ngành, tay xã do huyện ủy, UBND huyên giao, đồng thời đã tạo được mối quan hệ tốt giữa các phòng ban ngành của huyện với cơ quan BHXH. Do vậy trong thực hiện nhiệm vụ trên đại bàn, BHXH huyện Mỹ Đức luôn hoàn thành tốt được BHXH Tỉnh đánh giá cao trong quá trình tổ chức, thực hiện nhiệm vụ được giao. - Về Công tác đoàn thể : Là cơ quan từ ngày thành lập BHXH huyện Mỹ Đức cho đến nay có tất cả 11 cán bộ viên chức trong đó có hai cán bộ hợp đồng . Về tổ chức công đoàn: được thành lập công đoàn cơ sở từ năm 2005 trực thuộc liên đoàn lao động huyện Mỹ Đức. do vậy tổ chức công đoàn ngày càng được củng cố và phát triển lớn mạnh. Với tinh thần và trách nhiệm cao trong công tác nên hàng năm đoàn viên công đoàn đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch giao, tạo khí thế thi đua sôi nổi và thực hiện tốt các phong trào do công đoàn phát động. Được liên đoàn lao động huyện Mỹ Đức đánh giá là công đoàn cơ sở vững mạnh hàng năm. 2- Thực trạng quản lý thu BHXH 2.1 Về công tác thu, số thu BHXH hàng năm : BHXH huyện Mỹ Đức mặc dù mỗi năm đều tăng số thu nhưng con số thu 11 tỷ đồng vào năm 2006 là quá nhỏ so với mức chi trả chế độ BHXH và để đảm bảo tồn, tăng trưởng quỹ BHXH; Số đơn vị kinh doanh ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh cá thể tăng, nhưng số lao động tham gia BHXH còn thấp hơn so với thực tế lao động hiện có ở đơn vị; Mức nộp BHXH của các đơn vị cho người lao động thường không khớp đúng với thực tế so với mức lương thực lĩnh của người lao động. Một số đơn vị thường chuyển tiền lương thành tiền thưởng theo ngày, thưởng theo định mức công việc để trốn tránh nộp BHXH vì người lao động đóng 5% người sử dụng lao động phải đóng là 15% mức lương được hưởng của người lao động so với mức thu. Vậy mà sau khi người lao động nghỉ hoặc giải quyết chế độ BHXH thì lại được thanh toán với mức lương cao hơn nhiều so với mức nộp từ 75% đến 100% tiền lương đóng trước khi nghỉ để thanh toán, giải quyết cho người lao động. Do vậy quỹ BHXH ngày càng giảm, mức thu BHXH của nước ta hiện nay so với các nước khác đều thấp hơn và ngay cả so với các nước trong khu vực. Nhận thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động ở một số đơn vị chưa nắm rõ về BHXH nên cũng gây khó khăn cho việc thu BHXH. Cũng chính vì lý do đó mà khi BHXH huyện Mỹ Đức có đăng ký làm việc với các đơn vị về BHXH, họ thường thông báo bận không bố trí làm việc được, mà phải nhiều lần xuống mới làm việc được. Thời gian nộp tiền BHXH cũng kéo dài nợ không nộp đúng thời gian quy định, nhưng lại đòi hỏi giải quyết chế độ cho người lao động kịp thời ngay, số nợ đọng để khoanh lại trả dần đối chiếu tăng, giảm theo mẫu C45-BH, C46- BH, C47- BH không kịp thời do vậy việc cấp in thẻ khám chữa bệnh cho người lao động rất chậm. 2.2 Thực trạng quản lý thu BHXH xét theo quy trình: Hàng năm BHXH huyện căn cứ vào danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH tháng 9 của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện trực tiếp quản lý thu BHXH. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu tổng hợp và lập kế hoạch thu BHXH trên địa bàn cho năm sau (theo mẫu số 4 - KHT), Do vậy số liệu thu BHXH cho năm sau thường không chính xác so với chỉ tiêu thu BHXH tỉnh Giao Việc lập kế hoạch thu BHXH giao đến các đơn vị sử dụng lao động hàng quý cũng là tương đối vì số lao động phát sinh tăng, giảm thường xuyên, chính sách tiền lương của nhà nước thay đổi; Việc kiểm tra đối chiếu danh sách, điều chỉnh tăng giảm hàng tháng, có biên bản đối chiếu kết quả tham gia đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động còn gặt nhiều khó khăn do cơ chế chính sách nhà nước thay đổi, khi thực hiện thì rất chậm; Việc thông báo cho các đơn vị sử dụng lao động còn nợ đọng tiền BHXH hàng quý, nhiều đơn vị còn cố tình không nộp mà BHXH huyện không xử lý được vì còn gặp nhiều khó khăn do cơ chế chính sách chưa đủ mạnh, chưa có luật BHXH để bắt buộc đơn vị thực hiện. Việc xác nhận các mức đóng, thời gian đóng BHXH khi thực hiện giải quyết chế độ BHXH cho người lao động hoặc di chuyển nơi làm việc của người lao động về BHXH tỉnh giải quyết chế độ vẫn còn chậm làm ảnh hưởng đến công tác khai thác thu BHXH đến các đơn vị sử dụng lao động. Việc tổng hợp số liệu báo cáo kết quả thu BHXH trong tháng, quý, năm về BHXH tỉnh Hà Tây theo quy định còn gặp khó khăn do vẫn mang tính chất thủ công chưa có phần mềm áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ trong công tác thu BHXH. 2.3 Thực trạng quản lý thu BHXH xét theo khối thu Để đánh giá thực trạng quản lý thu theo các khối trên địa bàn huyện Mỹ Đức ta xem xét kết qủa theo các bảng thống kê sau: Bảng 2: Thực trạng quản lý thu BHXH theo khối Năm Khối 2004 2005 2006 Số lao động Số thu Số lao động Số thu Số lao động Số thu Người Tiền (1triệuđ) Người Tiền (1triệuđ) Người Tiền (1triệuđ) DN nhà nước 343 645.846 340 778.778 330 1.059.275 Ngoài quốc doanh 8 10.577 20 22.091 61 96.377 Giáo dục + HCSN 2.194 4.678.790 2.472 6.617.581 2.588 8.712.203 Ngoài công lập 333 214.473 323 794.093 322 354.507 Xã, thị trấn 410 440.969 351 613.019 365 876.552 Khối nông nghiệp 27 323.306 93 226.756 157 366.310 Cộng 3.315 6.022.961 3.599 9.052.328 3.823 11.465.224 “Nguồn Số liệu: tại Bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Đức” Bảng 3: Số tiền thu BHXH theo các khối từ năm 2004 đến năm 2006 Đơn vị tính: triệu đồng) Khối Số thu kế hoạch Số thu thực hiện tỷ lệ % Số thu kế hoạch Số thu thực hiện tỷ lệ % Số thu kế hoạch Số thu thực hiện tỷ lệ % DN NN 645.350 645.846 100,7 778.560 778.788 100,29 1.148.200 1.059.275 101,0 DN NQD 10.550 10.577 100,2 22.015 22.091 100,34 95.576 96.377 100,8 Giáo dục+ HCSN 4.650.700 4.678.790 100,6 6.615.200 6.617.581 100,3 8.510.600 8.712.203 102,3 Ngoài công lập 214.370 214.473 100,4 785.010 794.093 101,1 348.600 354.057 101,6 Xã, thị trấn 440.750 440.969 100,4 610.210 613.019 100,46 870.300 876.552 100,7 Nông nghiệp 323.200 323.306 100,3 224.810 226.756 100,86 350.540 336.310 104,4 Cộng 6.284.920 6.313.961 9.035.805 9.052.328 11.223.816 11.465.224 “Nguồn Số liệu: tại Bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Đức” 2.3.1 Công tác thu BHXH ở khối Giáo dục + HCSN: Khối các cơ quan hành chính sự nghiệp có nhiều thuận lợi do đặc thù là 100% người lao động đều hưởng lương từ ngân sách nhà nước cấp; Cán bộ được giao nhiệm vụ làm công tác thu BHXH đều có trình độ chuyên môn tốt, có nghiệp vụ kế toán. Việc lập danh sách, đăng ký lao động và quỹ tiền lương tham gia BHXH, đến việc lập danh sách tăng, giảm lao động, đối chiếu trích nộp BHXH hàng tháng luôn đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng văn bản quy định của nhà nước. Hiện nay BHXH huyện Mỹ Đức đang quản lý thu BHXH 97 cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp với tổng số 2.588 lao động đăng ký tham gia trích nộp BHXH. Chỉ tiêu thu được giao năm 2006 là 8.712.203 nghìn đồng. 2.3.2 Công tác thu BHXH ở khối Doanh nghiệp nhà nước: BHXH huyện Mỹ Đức đang quan lý thu BHXH ở 6 doanh nghiệp nhà nước với 330 lao động. Kế hoạch thu BHXH được tỉnh giao cho là 1.059.275 nghìn đồng. Ngay từ đầu năm BHXH huyện Mỹ Đức đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để tuyên truyền các chế độ chính sách BHXH, đối chiếu tăng, giảm kịp thời cho đối tượng tham gia, đối chiếu với quỹ tiền lương, hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động trích nộp BHXH đúng quy định; Số thu BHXH được 1.059.275 nghìn đồng đạt 100% kế hoạch giao. Để đạt được những kết quả thu trên, BHXH huyện Mỹ Đức đã tuyền truyền tốt chính sách BHXH, các đơn vị Sản xuất kinh doanh có nhiều cố gắng thực hiện tốt việc trích nộp BHXH. Do vậy 6/6 đơn vị đã hoàn thành kế hoạch trích nộp tiền BHXH cho người lao động. Các đơn vị sản xuất kinh doanh này có đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn am hiểu về chế độ chính sách, nắm vững về nghiệp vụ. Có tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên phối hợp với cơ quan BHXH huyện Mỹ Đức đối chiếu tăng, giảm trích nộp tiền kịp thời chính xác. Bên cạnh đó cán bộ lãnh đạo thường xuyên quan tâm đến công tác BHXH của đơn vị. Tuy nhiên còn có đơn vị sản xuất kinh doanh do gặp khó khăn trong Sản xuất kinh doanh việc trích nộp BHXH đủ song còn chậm. 2.3.3 Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh : Theo bảng thống kê số liệu trên từ 2004 đến 2006 thì khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh số người lao động được doanh nghiệp của mình đóng BHXH rất ít. chỉ tiêu thu BHXH không hoàn thành vì vậy trong thời gian tới BHXH huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa cùng với các cơ quan chức năng để tiến hành thực hiện tốt công tác thu BHXH cho người lao động. vì ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh này tiềm năng về số lao động là rất lớn BHXH huyện Mỹ Đức cần chú ý để khai thác, tăng nguồn thu quỹ BHXH. Hiện nay BHXH huyện Mỹ Đức quản lý 20 đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh với số lao động là 61chỉ tiêu thu được giao năm 2006 là 96.337 nghìn đồng hoạt động trên các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh trên địa bàn như: Xây dựng, dân dụng, giao thông thuỷ lợi, mộc dân dụng Tuy có nhiều đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhưng chưa có doanh nghiệp ngoài quốc doanh nào đăng ký thực thiện đầy đủ nghĩa vụ BHXH cho người lao động theo quy định tại điều 149 của bộ luật lao động. Do nhân chủ yếu: + Về phía chủ doanh nghiệp: chủ sử dụng lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhận thức chưa đầy đủ về nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm trong việc thực hiện đóng BHXH cho người lao động; Còn cố tình né tránh việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động. Khi sử dụng người lao động các doanh nghiệp không có hợp đồng lao động cụ thể, luôn lợi dụng kẽ hở của pháp luật, như không hợp đồng với người lao động, hợp đồng miệng, hợp đồng theo công trình, hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng, hợp đồng theo mùa vụ Do đó BHXH huyện Mỹ Đức không có cơ sở để xác định hợp đồng lao đồng lao động, để khai thác các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều chưa có tổ chức công đoàn. Do vậy chưa có người đại diện hợp pháp để bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của người lao động . + Về phía người lao động : Đối với người lao động trong đơn vị ngoài quốc doanh, họ chưa biết và chưa hiểu bộ luật lao động, nên chưa nhận thức được vai trò, ý nghĩa, quyền lợi, tầm quan trọng của việc tham gia BHXH. Mặt khác, sức nặng tâm lý về công việc làm cũng làm cho người lao động phó mặc cho chủ sử dụng lao động. Chính vì vậy mà họ không giám đấu tranh đòi hỏi quyền lợi đối với chủ sử dụng lao động đóng BHXH cho mình vì sợ mất công việc làm. Do đó hầu hết các chủ sử dụng lao động đều bỏ qua việc tham gia BHXH cho người lao động. Vì vậy vấn đề này đã góp phần tạo một " sân chơi " không bình đẳng, giữa các đơn vị quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh; + Về phía BHXH huyện Mỹ Đức: công tác thông tin, tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH đến với các chủ sử dung lao động và người lao động ở khu vực ngoài quốc doanh những năm qua còn có rất nhiều hạn chế. Chưa chủ động phối kết hợp với các cơ quan có liên quan, để đề xuất tham mưu với cấp uỷ, chính quền địa phương, có các biện pháp tích cực yêu cầu các chủ doanh nghiệp phải tham gia BHXH cho người lao động. Đây cũng là những tồn tại lớn của cơ quan BHXH huyện cần phải khắc phục kịp thời. + Về phía các cơ quan quản lý nhà nước: Các cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa có quy định rõ ràng đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải đăng ký sử dụng lao động. Khi đơn vị doanh nghiệp hoạt động phải bắt buộc thành lập công đoàn cơ sở. Hiện nay không có các biện pháp ràng buộc doanh nghiệp phải đăng ký sử dụng lao động, Dẫn đến tình trạng có đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng không đăng ký sử dụng lao động, cố tình trốn tránh không tham gia BHXH cho người lao động theo luật định, mà không hề bị kiểm tra sử lý vi phạm. + Về phía liên đoàn lao động huyện Mỹ Đức chưa có kế hoạch cụ thể thành lập được các công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh , nên không có ai đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động. 2.3.4 Khối cho cán bộ xã , thị trấn : + BHXH huyện Mỹ Đức đang quản lý thu ở 21 xã, 1 thị trấn với tổng số 365 lao động. Với kế hoạch thu 18% BHXH được giao năm 2006 là 876.552 nghìn đồng, đạt 100,7% kế hoạch. Việc trích nộp tiền BHXH cho cán bộ xã còn chậm , lý do thường các xã nộp BHXH dồn vào cuối năm. Trình độ của các bộ của kế toán ngân sách còn nhiều hạn chế bất cập, nên công tác thu gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối chiếu tăng, giảm số lao động. Việc báo cáo số người tăng, giảm không kịp thời lập danh sách trích nộp tiền BHXH không chính xác, do vậy phải làm đi, làm lại nhiều lần. Mặt khác việc thu nhập ngân sách xã không thu nhập theo kế hoạch giao cho nên việc trích nộp tiền BHXH chưa kịp thời theo quy định. Còn các chủ tịch ủy ban nhân dân các xã chưa thực sự quan tâm đến công tác BHXH không nhiệt tình với công việc này. 3- Nhận xét, đánh giá: Trong 10 năm qua BHXH huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây đã thu được những thành tựu đáng khích lệ, Song bên cạnh đó công tác thu BHXH tại BHXH huyện Mỹ Đức vẫn còn có những tồn tại, hạn chế làm cho công tác thu BHXH chưa phát huy được hết vai trò của mình trong việc phát triển quỹ BHXH, những mặt hạn chế đó được thể hiện trong việc khai thác thu BHXH đối với các đơn vị Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: + Các đơn vị Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số lao động rất đông, nhưng đăng ký tham gia nộp BHXH còn rất ít. Nguyên nhân là do chủ sử dụng lao động chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi của người lao động và nghĩa vụ đóng của góp của mình. Đối với người lao động nếu có tham gia nộp BHXH thì chỉ đóng cho bản thân mình và người nhà của mình, việc này đang xảy ra phổ biến trên địa bàn Huyện Mỹ Đức; Ngòai ra các văn bản của nhà nước, các Nghị định của chính phủ, Bộ luật lao động về chế độ BHXH đã cụ thể hóa và bổ sung các điều lệ BHXH cụ thể: Nghị định số 12/NĐ- CP ngày 26/01/1995 Chính phủ về việc ban hành điều lệ BHXH mới chỉ quy định có một số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Nghị định số 01/NĐ- CP ngày 09/01/2003 chính phủ ra đã sửa đổi bổ sung Nghị định số 12/CP- CP đối với đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc đó là: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời thời gian từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các Doanh nghiệp, cơ quan tổ chức, tổ hộ sản xuất kinh doanh; + Về phía người lao động: họ phần lớn chưa nhận thức được đầy đủ hoặc nhận thức chưa đúng đắn về chế độ BHXH và không nắm rõ được về quyền lợi, nghĩa vụ đóng góp và lợi ích của mình khi tham gia BHXH và không muốn tham gia BHXH khi mình phải bớt một khoản thu nhập. Nhưng bên cạnh đó có những người lao động họ hiểu về chế độ BHXH nhưng các chủ doanh nghiệp chủ sử dụng lao động không đóng họ, không dám đòi hỏi quyền lợi đóng cho mình, vì sợ chủ doanh nghiệp cho nghỉ việc hoặc buộc thôi việc. Người sử dụng lao động cho tham gia BHXH một số lao động không muốm tham gia, với lý do rất đơn giản là mức thu nhập thấp nếu đóng BHXH thì không đủ tiền chi tiêu, trang trải cuộc sống hàng ngày. + Về phía Người sử dụng lao động : Đại đa số các đơn vị doanh nghiệp không muốm tham gia BHXH cho người lao động vì mục tiêu của họ nhằm tận dụng nguồn kinh phí, không phải bỏ ra một khoản cho người lao động, để đầu tư lại cho sản xuất. Đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh trên thị trường mang lại nhiều lợi nhuận cho Doanh nghiệp, chính vì vậy mà họ luôn tìm cách trốn tránh đóng BHXH cho người lao động. Chẳng hạn như thuê người lao động mang tính chất thời vụ, kéo dài thời gian thử việc cố tình trong việc ký hợp đồng lao động. Với người lao động, họ lợi dụng sự thiếu hiểu biết về chính sách BHXH của người lao động, nhưng khi tuyển dụng lao động họ vẫn tuyên truyền với người lao động là họ đảm bảo quyền lợi BHXH. Bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp hiểu và muốn tham gia BHXH cho người lao động nhưng lại không thực hiện được vì do tình hình sản xuất kinh doanh của họ gặp nhiều khó khăn, do sản xuất kém, vì vốn đầu tư ít làm ra không tiêu thụ được ngay sản phẩm, không có ai đứng ra thu mua tiêu thụ sản phẩm, năng lực tài chính của đơn vị thấp không đủ trả lương cho người lao động theo đúng việc ký kết hợp đồng ban đầu mà chỉ trả được một phần nào đấy, còn lại Doanh nghiệp nợ lại người lao động trả dần trong năm. Chính vì vậy họ không đủ khả năng đóng BHXH cho người lao động mặc dù họ cũng biết mình vi phạm luật lao động về quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc tham gia BHXH . + Về cơ chế chính sách: chỉ tiêu thu ở các đơn vị Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã, tổ hộ sản xuất kinh doanh đạt chưa cao, nhưng chưa đưa vào nghị quyết báo cáo cụ thể của tỉnh Hà Tây, mà mới chỉ là chung chung do vậy các Doanh nghiệp dựa vào đó để trốn tránh đóng BHXH cho người lao động. Nếu đưa vào nghị quyết của Tỉnh là nếu doanh nghiệp nào không tham gia BHXH cho người lao động, thì tạm thời đình chỉ sản xuất kinh doanh nếu tiếp tục vi phạm sẽ rút giấy phép kinh doanh, được như vậy thì sẽ đảm bảo được mọi quyền lợi cho người lao động . + Về Công tác tuyên truyền vận động: Hàng năm BHXH Việt Nam cấp kinh phí tuyên truyền về công tác thu cho BHXH các tỉnh, thành phố tuy vậy mức kinh phí cấp còn thấp, dẫn đến không đủ khả năng tài chính để in, phát các tài liệu, tờ rơi hoặc mở hội nghị để mời tất cả các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tập huấn và hướng dẫn về chế độ chính sách BHXH. Đối với BHXH huyện Mỹ Đức do thiếu đội ngũ cán bộ, trong khi đó công việc lại quá lớn chính vì vậy mà công tác tuyên truyền đến các đơn vị sử dụng lao động còn nhiều hạn chế . Chương III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU VÀ QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH HUYỆN Mỹ ĐỨC, TỈNH HÀ TÂY I- Phương hướng: Để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH và quản lý tốt nguồn thu quỹ BHXH huyện Mỹ Đức từ năm 2006 đến năm 2010. BHXH huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây cần thực hiện: - Tập trung tham mưu với lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương như huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức để chỉ đạo các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị, các Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh cá thể thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn. - Tăng cường cán bộ công chức viên chức đôn đốc thu thu đủ BHXH, BHYT Bắt buộc theo chỉ tiêu kế hoạch BHXH tỉnh Hà Tây giao hàng năm, thường xuyên kiểm tra hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động thực hiện trích nộp BHXH, BHYT đầy đủ kịp thời vào quỹ BHXH. - Tăng cường khai thác thu BHXH ở các đơn vị Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn theo quy định. - Thực hiện thẩm định, hoàn thiện hồ sơ, sổ BHXH, cấp mới sổ BHXH cho người lao động đảm bảo đầy đủ quyền lợi theo quy định. - Thực hiện tốt việc xác nhận thu BHXH cho người lao động, thanh toán đầy đủ, kịp thời các chế độ ngắn hạn cho đơn vị sử dụng lao động và người lao động. - Có đề xuất tham mưu với BHXH tỉnh Hà Tây trong việc thực hiện các văn bản, chính sách BHXH của nhà nước và hướng dẫn nghiệp vụ của ngành để thực hiện tốt và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giao. II- Giải pháp: Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thu, quản lý thu quỹ BHXH và giải quyết tốt vấn đề nợ đọng tiền thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao động. BHXH huyện Mỹ Đức cần phải kiên quyết, khắc phục bằng được những khó khăn, tồn tại và thực hiện tốt các giải pháp sau: 1- Về phương pháp thu BHXH. Trước đây công tác thu BHXH do sở tài chính và cục thuế đảm nhiệm, Người sử dụng lao động đóng cho sở tài chính và cục thuế một khoản tiền , gần như được gộp vào trong thuế thực tế thu BHXH không được căn cứ vào mức lương và tổng quỹ lương Do đó việc thay đổi lao động tăng giảm cũng không được thông báo một cách kịp thời và hiện nay một số đơn vị sử dụng lao động cồn cố tình trốn tránh không đối chiếu thu BHXH theo quy định, tăng giảm số lao động, mức lương không báo cáo do vậy làm cho nghiệp vụ thu BHXH không được thực hiện một cách đầy đủ còn cứng nhắc, tuỳ tiện dễ gây ra thất thoát quỹ BHXH, ảnh hưởng đến công tác chi trả các chế độ từ quỹ BHXH. Để khắc phục được những tồn tại này cơ quan BHXH huyện Mỹ Đức, cần tăng cường, bám sát hơn nữa vào các văn bản quy định hiện hành của nhà nước, của ngành BHXH, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thu. Đồng thời phải có những biện pháp cụ thể như thường xuyên phối hợp tốt với cơ quan tài chính, Ngân hàng nông nghiệp huyện, Kho bạc huyện Mỹ Đức để nắm bắt kịp thời việc cấp kinh phí thu nộp BHXH, chuyển tiền thu nên đơn vị cấp trên, yêu cầu người sử dụng đăng ký đầy đủ danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH một cách đầy đủ, chính xác, nếu đơn vị có sự thay đổi về lao động, về mức lương làm căn cứ đóng BHXH phải báo cho cơ quan BHXH một cách kịp thời bằng văn bản. Yêu cầu đơn vị sử dụng lao động tổng hợp đầy đủ các mức đóng BHXH trước khi nộp cho cơ quan BHXH. Ngoài ra khi làm việc với các đơn vị sử dụng lao động cán bộ thu phải thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định và yêu cầu đơn vị, người thực hiện phải có thái độ đúng đắn, vì tham gia đóng BHXH là nghĩa vụ và quyền lợi của họ và người lao động. Có thực hiện được như vậy mới đạt kết quả thu BHXH cao, từ đó mới giải quyết một cách nhanh chóng, thuận tiện các chế độ BHXH cho người lao động, tạo sự tin tưởng cho người lao động góp phần thu hút ngày một đông các đối tượng tham gia BHXH. 2- Về nghiệp vụ thu, quản lý thu quỹ BHXH: Đề nghị BHXH tỉnh Hà Tây, BHXH Việt Nam cần quan tâm hơn trong việc bồi dưỡng, tập huấn triển khai các văn bản có liên quan đến nghiệp vụ thu, quản lý thu quỹ BHXH đến BHXH cấp huyện và các cán chuyên quản thu BHXH huyện Mỹ Đức để thực hiện tốt nhiệm vụ. Đồng thời phát triển mạnh công nghệ thông tin áp dụng trong toàn ngành để quản lý tốt, chính xác về nghiệp vụ thu, quản lý thu quỹ BHXH. Thường xuyên tuyên truyền tốt các chính sách về BHXH để người lao động và người sử dụng lao động thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ của mình về BHXH. Việc quản lý quỹ BHXH ngoài việc phối hợp thường xuyên chặt chẽ với các đơn vị như kho bạc, ngân hàng cần có một quy chế hướng dẫn liên ngành cụ thể trong việc tổng hợp thu tiền BHXH của các đơn vị, trích tiền từ tài khoản của các đơn vị còn nợ đọng tiền BHXH theo quy định, chuyển tiền thu BHXH lên cấp trên kịp thời đúng quy định tránh tình trạng chiếm dụng vốn trên tài khoản thu BHXH, chuyển tiền đi chậm, tiền đang trên đường đi mất vài ngày làm ảnh hưởng và thất thoát quỹ BHXH. 3. Về cơ chế quản lý thu BHXH. Thực tế cơ chế quản lý thu BHXH theo ngành dọc có rất nhiều ưu điểm, là tăng số thu BHXH hàng năm, thúc đẩy sự nghiệp phát triển của hệ thống BHXH xã hội nói chung và BHXH huyện Mỹ Đức nói riêng. Tuy nhiên, hệ thống cơ chế quản lý thu BHXH hiện nay tại BHXH huyện Mỹ Đức vẫn còn nhiều bất cập, vẫn còn mang tính chất tạm thời do các văn bản ban hành nhiều thay đổi thường xuyên nên mức độ hoàn chỉnh còn thấp, việc quản lý thu BHXH còn nặng nề về nhiều thủ tục hành chính, bao cấp nên năng lực làm việc của cán bộ công chức viên chức chưa được phát huy cao, còn hạn chế về nhiều mặt. Do vậy, để khắc phục tình trạng trên ngành BHXH nói chung và BHXH huyện nói riêng cần phải nỗ lực cố gắng, cần phải cần phải tham mưu, để xuất có các đề tài nghiên cứu, sửa đổi, bổ xung về công tác thu BHXH góp phần làm hoàn thiện công tác thu, cơ chế quản lý thu quỹ BHXH, đây là một vần đề chung hết sức quan trọng cho toàn hệ thống. Ngoài ra cần phải có chế khuyến khích các đơn vị khi tham gia đầy đủ việc trích nộp BHXH cho người lao động kịp thời như bằng hình thức thi đua, khen thưởng giấy khen, bằng khen có thể có cả bằng hiện vật nhằm tuyên truyền tốt hơn chính sách BHXH đến các đơn vị sử dụng lao động thực hiện đúng theo quy định của nhà nước. Để làm tốt được vấn đề này cần phải có sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo từ các ban ngành cấp trên như BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Hà Tây. Bên cạnh đó phải cơ chế thông thoáng nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp với các đơn vị phối hợp trong công tác thu và quản lý quỹ BHXH như Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức, tài chính... Đồng thời trong thực hiện nhiệm vụ thu BHXH phải có sự thống nhất từ phía cơ quan BHXH huyện Mỹ Đức cho đến từng đơn vị sử dụng lao động, không để hiện tượng thu thiếu, xót rồi tiến hành truy thu, phải tính toán lại ... Trong công tác quản lý thu có quản lý hồ sơ, quản lý quỹ BHXH, cũng cần phải có những biện pháp cơ chế rõ ràng sao cho tránh được thất thoát quỹ BHXH, hồ sơ quản lý BHXH phải dễ sử dụng, xử lý khi cần giải quyết chế độ, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra trong việc quản lý và lưu giữ hồ sơ làm thất lạc, mất... 4- Về cơ chế chính sách thực hiện công tác thu BHXH Đề nghị BHXH tỉnh Hà Tây, BHXH Việt Nam cần nghiên cứu, đề nghị với nhà nước một số nội dung để ngành BHXH ngày càng phát triển lớn mạnh: 4.1, Cần ban hành luật BHXH: Luật BHXH ra đời mới có giá trị pháp lý cao hơn trong việc áp dụng thu đúng các đối tượng bắt buộc và mức thu theo quy định nghị định số 12/CP-NĐ của chính phủ quy định tại điều 3 Chương I điều lệ BHXH. Mức thu là 20% so với tổng quỹ lương của đơn vị, trong đó: người sử dụng lao động đóng bằng 15% còn lại người lao động đóng bằng 5% so với mức lương tháng của mình. Chỉ có thực hiện được như vậy sẽ nâng cao được tính cưỡng chế bắt buộc của pháp luật về BHXH, chỉ dựa vào pháp luật của nhà nước, thì các nghiệp vụ công tác thu BHXH sẽ thực hiện tốt hơn . Mặt khác khi áp dụng đúng đủ các đối tượng như trên thì mới đảm bảo nguyên tắc của BHXH là: nhiều người đóng góp lại trợ giúp một người khi gặp khó khăn. Mục đích sử dụng quỹ BHXH là chi trả các chế độ BHXH cho những người lao động tham gia, khi có nhiều người tham gia sẽ có mức thu lớn mới tăng quỹ BHXH đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao động, đồng thời giảm bớt sự bù đắp của ngân sách nhà nước cho công tác chi trả các chế độ BHXH. Trong thực tế còn rất nhiều đơn vị khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể chưa đăng ký danh sách đóng BHXH đầy đủ, nếu có luật BHXH ban hành đúng theo quy định của pháp luật thì việc thực hiện thu BHXH đối với các đơn vị này sẽ dễ dàng hơn, số thu sẽ đạt tỷ lệ cao hơn. Từ đó góp phần mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng quỹ BHXH trên địa bàn huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. 4.2. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH đến mọi người lao động: Chính sách BHXH hiện nay mới chỉ giới hạn cho một số đối tượng lao động bắt buộc như: lao động khu vực Nhà nước, lao động tại các doanh nghiệp có 10 lao động trở lên, lực lượng vũ trang. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, mọi người lao động đều có nhu cầu, bảo đảm cuộc sống của bản thân. Chính vì vậy nhu cầu của người lao động ở nước ta muốn tham gia đóng BHXH là rất lớn. Do vậy ngoài các đối tượng đã quy định theo pháp luật hiện hành, sẽ từng bước mở rộng thêm các đối tượng được tham gia BHXH. 4.3, Mở rộng hình thức BHXH tự nguyện Nên bổ xung áp dụng hình thức BHXH tự nguyện cho một số đối tượng có thể thực hiện BHXH tự nguyện với một số đối tượng có thu nhập và việc làm không ổn định như: Người lao động tự do, người nội trợ, nông dân 4.4, Mở rộng thêm các loại hình Bảo hiểm khác: Bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp gia đình. 4.5, Cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH. Có quy định, chế tài đủ mạnh để xử lý các vi phạm về BHXH. Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống BHXH Việt nam nhằm đáp ứng được các yêu cầu đổi mới, phát triển BHXH ở nước ta hiện nay. 4.6, Mở rộng thêm các chế độ trợ cấp BHXH Bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp tàn tậtXây dựng Quỹ BHXH ngày càng phát triển lớn mạnh: đáp ứng yêu cầu về BHXH ngày càng tăng thì Quỹ BHXH ngày càng được tích luỹ nhiều có đủ khả năng chi trả các chế độ trợ cấp cho mọi đối tượng đầy đủ, kịp thời. Mặt khác số tiền tích luỹ của Quỹ BHXH sẽ tham gia đầu tư vào các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Hoàn thiện các văn bản làm cơ sở việc đảm bảo về pháp lý cho BHXH: 4.7, Đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động BHXH cả ba nội dung: + Về thể chế hành chính; tổ chức lại bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với mục đích là nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ đối tượng tham gia và hưởng BHXH ngày một tốt hơn. phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị địa phương trong sự phát triển chung của đất nước . + Chính vì vậy BHXH Việt Nam cần phải xây dựng chính sách BHXH phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước, thực hiện tốt mục tiêu "Vì dân sinh hạnh phúc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng , dân chủ văn minh " + Mở rộng diện áp dụng BHXH đến mọi lao động có thu nhập ổn định ,có khả năng đóng góp để hưởng các chế độ BHXH. 4.8, Đảm bảo tốt cân đối thu chi trong hoạt động BHXH Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với BHXH. Quỹ BHXH dùng chi trả các chế độ BHXH, chi bộ máy quản lý của hệ thống BHXH Việt Nam, chi đầu tư xây dựng cơ bản và phải sử dụng vào mục đích bảo tồn, tăng trưởng quỹ BHXH Đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng sau khi có quyết định của thủ tướng chính phủ. Phân tích tốt công thu, nhằm nâng cao công tác thu BHXH và quản lý quỹ BHXH của đề tài này đã khẳng định tầm quan trọng của cơ quan BHXH là hết sức cần thiết và đúng đắn. Khẳng định vai trò của chính sách BHXH dựa trên nguyên tắc "có tham gia đóng BHXH mới có hưởng các quyền lợi của BHXH " . 5- Thực hiện thu BHXH theo phương pháp cấp sổ BHXH cho từng người lao động. Mục đích để quản lý chặt chẽ các đối tượng tham gia đóng BHXH, giúp cho người lao động có cơ sở pháp lý, để điều tra, giám sát kết quả tham gia đóng BHXH và việc thực hiện các chế độ BHXH của người sử dụng lao động, yêu cầu người sử dụng lao động đóng đầy đủ BHXH cho mình. Tạo điều kiện thuận lợi, niềm tin, bảo đảm quyền lợi, sự công bằng cho người lao động khi giải quyết chế độ BHXH, chuyển nơi công tác mới vẫn duy trì được quyền lợi của mình khi tham gia BHXH Sổ BHXH còn lại là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp, phát sinh giữa người lao động, người sử dụng lao động với cơ quan BHXH. Khi thực hiện theo phương pháp cấp sổ BHXH cho từng người lao động sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực hiện công tác thu, ghi, theo dõi trên sổ số thu nộp BHXH quản lý thu quỹ BHXH tốt hơn cho các bên trong mối quan hệ về BHXH. Thực tế có thể sử dụng theo mẫu sổ BHXH gồm 3 phần : + Phần I: những thông tin chung về người lao động như: Họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quê quán +Phần II: những nội dung cơ bản có liên quan đến quá trình công tác và tham gia đóng BHXH của người lao động. Đây là nội dung quan trọng và mọi thông tin ở đây được lấy từ tờ khai cấp sổ BHXH của từng người lao động kê khai khi đã được thẩm định chính xác để ghi vào. Phần này được ghi từ trang 4 của cuốn sổ trở đi và có kết cấu như: Phần I- Quá trình làm việc có đóng BHXH Từ tháng/ năm Đến tháng/năm Cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, đơn vị làm việc, địa điểm đơn vị đóng thời gian đóng BHXH Mức lương đóng BHXH năm tháng 1 2 3 4 5 6 ........................................................................ .................................................................... ............................................................................................................................................................ .................................... ........................................ .................................................................... II - Các chế độ BHXH được hưởng +Phần III: ghi các chế độ và đã được hưởng, các chế độ này được thực hiện theo nghị định 12/NĐ- CP ngày 26/1/2005 của chính phủ quy định như: trợ cấp thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp Để làm tốt công tác cấp sổ BHXH cho người lao động thì BHXH huyện Mỹ Đức phải thực hiện các bước như sau: - Cán bộ chuyên quản lý thu của BHXH huyện phải có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện cấp sổ BHXH cho đơn vị sử dụng lao động và đối tượng tham gia BHXH theo đúng văn bản quy định. Tiến hành duyệt hồ sơ của người lao động lập tờ khai cấp sổ BHXH, lập danh sách đề nghị cấp sổ BHXH với BHXH tỉnh Hà Tây, hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động kê khai đầy đủ, ghi chép và nhận xét duyệt đúng quy định tất cả các công việc này đều do cơ quan BHXH huyện Mỹ Đức thông báo cụ thể. - Đơn vị sử dụng lao động trực tiếp quản lý sổ BHXH cho người lao động, lưu giữ bảo quản đúng quy định cho người lao động thuộc phạm vi quản lý trong suốt quá trình lao động. Người lao động chỉ được trực tiếp quản lý sổ BHXH khi di chuyển đơn vị làm việc khác, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Khi ký kết hợp đồng lao động mới người lao động phải nộp sổ BHXH cho đơn vị sử dụng lao động mới để tiếp tục theo dõi, ghi chép, thực hiện việc thu nộp BHXH và giải quyết các chế độ BHXH. - Khi làm các thủ tục giải quyết chế độ hưởng trợ cấp lương hưu trí hoặc trợ cấp một lần cho người lao động... Người sử dụng lao động phải nộp đầy đủ BHXH của những người lao động này cho cơ quan BHXH huyện Mỹ Đức quản lý để giải quyết chế độ chính sách, lưu cùng với hồ sơ hưởng BHXH. Cơ quan BHXH huyện Mỹ Đức theo phạm vi phân cấp của mình tổ chức quản lý theo danh sách người lao động ở từng đơn vị sử dụng lao động được cấp sổ BHXH. - Định kỳ hàng tháng BHXH huyện Mỹ Đức báo cáo danh sách những người lao động tăng, giảm khi cấp sổ BHXH thuộc địa bàn và phạm vi được phụ trách cho cơ quan BHXH tỉnh Hà Tây. Nếu sổ BHXH hư hỏng, bị mất khi đơn vị có đề nghị sẽ được cấp lại nhưng phải đảm bảo đầy đủ thủ tục, tuân thủ sự hướng dẫn của cơ quan BHXH huyện Mỹ Đức. Giải pháp này rất quan trọng trong việc thực hiện công tác thu, quản lý thu quỹ BHXH đối với từng người lao động đóng BHXH trong từng tháng của các đơn vị sử dụng lao động. Chỉ có theo dõi, quản lý và giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động bằng sổ BHXH thì các đơn vị sử dụng lao động thấy được tầm quan trọng trong báo cáo điều chỉnh tăng, giảm mức nộp BHXH, số người nộp BHXH hàng tháng cho BHXH huyện Mỹ Đức theo mẫu C47-BH. Đồng thời đăng ký xác nhận thời gian đóng BHXH ký chốt trên sổ BHXH, thời gian đóng BHXH từ tháng năm đến tháng năm, người lao động thay đổi công tác từ đơn vị này đến đơn vị khác....để giải quyế tốt quyền lợi cho người lao động. Giải pháp này cũng rất thuận lợi cho công tác thu BHXH, tránh được thất thoát quỹ BHXH, đảm bảo quỹ BHXH đầy đủ, chi trả đầy đủ kịp thời trợ cấp BHXH cho người lao động. III- Kiến nghị với BHXH tỉnh Hà Tây, BHXH Việt Nam 1- Về điều kiện làm việc: Huyện Mỹ Đức là một huyện rộng, Cơ quan BHXH huyện Mỹ Đức có trụ sở riêng đặt tại thị trấn Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, Song cở sở vật chất vẫn còn thiếu thốn, chật trội không đảm bảo nơi công tác cho cán bộ viên chức, do vậy ảnh hưởng đến công việc triển khai nhiệm vụ thu BHXH còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người lao động, đơn vị sử dụng lao động khi đến liên hệ làm việc và phục vụ tốt hơn cho đối tượng tham gia và đến giải quyết hưởng các chế độ BHXH. Đề nghị BHXH tỉnh Hà Tây, BHXH Việt Nam cần quan tâm hơn nữa. 2- Về đời sống của cán bộ công chức: Đề nghị BHXH tỉnh Hà Tây, BHXH Việt Nam cần quan tâm hơn đến quyền lợi của cán bộ công chức viên chức trong toàn ngành nói chung cũng như cán bộ công chức viên chức BHXH huyện Mỹ Đức nói riêng về chế độ tiền lương, tiền thưởng, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác thu, quản lý quỹ BHXH nhằm động viên, khích lệ tinh thần cán bộ công chức viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cấp trên giao. KẾT LUẬN Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, an sinh xã hội thúc đẩy sự mạnh nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, từ khi thành lập nước đến nay, Nhà nước đã quan tâm thường xuyên đến việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH đối với cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động thuộc các thành phần kinh tế. Qua hơn 10 năm hoạt động, hệ thống BHXH Việt Nam nói chung và BHXH huyện Mỹ Đức nói riêng đã từng hước được củng cố, hoàn thiện và không ngừng phát triển lớn mạnh công tác thu, chi, quản lý thu quỹ BHXH, giải quyết các chế độ chính sách BHXH cho các đối tượng theo luật định dần đi vào nền nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho những người tham gia và hưởng các chế độ BHXH. Tuy nhiên phát triển BHXH phải phù hợp với sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Điều đó có nghĩa là quan điểm phát triển của BHXH phải xuất phát từ mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước. Trong hoạt động của hệ thống BHXH việc quản lý thu BHXH sử dụng có hiệu quả các nguồn thu quỹ BHXH là một vấn đề khó khăn, đòi hỏi nhà nước phải có sự đổi mới thích hợp. Hoạt động BHXH ngày nay được tất cả các nước quan tâm coi trọng, đã có nhiều bài học bổ ích cần được tham khảo để đưa vào sử dụng. Trong những năm qua BHXH huyện Mỹ Đức thuộc BHXH tỉnh Hà Tây đã thu đạt được nhiều thành tựu, kết quả như: thu BHXH bắt buộc và thu BHYT tự nguyện ngày càng nhiều đã góp phần không nhỏ cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Nhưng bên cạnh đó việc quản lý thu BHXH vẫn còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc như: chưa khai thác hết lực lượng lao động, ở các cơ quan, đơn vị. doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hợp tác xã, tổ sản xuất kinh doanh vẫn còn tồn tại tình trạng trốn tránh không nộp BHXH cho người lao động. Điều này đã làm cho hiệu quả hoạt động của quỹ BHXH đạt chưa cao, do vậy BHXH huyện Mỹ Đức cần phải báo cáo kịp thời với Thường trực Huyện uỷ, UBND huyện Mỹ Đức và thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước để thu, quản lý thu BHXH đạt kết quả cao trên địa bàn huyện. Không ngừng mở rộng đối tượng thu BHXH trên nhiều mặt khác nhau nhằm cải cách tốt thủ tục hành chính trong việc giải quyết các chế độ chính sách BHXH; đồng thời nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức BHXH huyện Mỹ Đức trong thực hiện nhiệm vụ như: tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ hưởng BHXH cho cơ quan, đơn vị sử dụng lao động và người lao động theo đúng quy định của pháp luật, theo nguyên tắc thuận tiện, đầy đủ và kịp thời. Đây là một đề tài khó và phức tạp mà trình độ tác giả lại có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Xác nhận của BHXH huyện Mỹ Đức Bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Đức - tỉnh Hà Tây xác nhận: Sinh viên Trần Khánh Chư học lớp K36- Quản lý kinh tế Trường Đại học kinh tế Quốc dân - Hà Nội Có thực tập tại cơ quan BHXH huyện Mỹ Đức trong thời gian vừa qua. Đơn vị có nhận xét như sau: - Sinh viên Trần Khánh Chư đã luôn chấp hành tốt mọi nội quy, quy định của cơ quan đề ra. - Có đạo đức lối sống lành mạnh, giản dị hòa nhã với mọi người xung quanh, được mọi người quý mến. - Luôn tìm tòi, nghiên cứu tài liệu có liên quan đến chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình tại đơn vị, lấy số liệu trung thực, thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của cán bộ viên chức trong đơn vị. Đã vận dụng tốt kiến thức đã được học ở trường vào thực tế tại đơn vị và đã hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình theo đúng quy định. Đề nghị trường Đại học kinh tế Quốc Dân, Giáo viên hướng dẫn thực tập, giáo viên chủ nhiệm lớp, xem xét, giúp đỡ để sinh viên Trần Khánh Chư hoàn thành tốt chương trình học tập./. Ngày 15 tháng 1 năm 2007 Giám đốc TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Các văn bản quy định chế độ Bảo hiểm xã hội của Bộ lao động Thương binh xã hội in Tháng 10/1995 (lưu hành nội bộ) 2. Bộ luật lao động được quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 3. Nghị định số 12/CP của chính phủ ngày 26/1/1995 về việc ban hành điều lệ BHXH 4. Nghị định số 45/CP của chính phủ ngày 15/7/1995 về việc ban hành điều lệ BHXH đối với sỹ quan,quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân 5. Nghị định số 19/CP ngày 16/2/1995 của thủ tướng chính phủ thành lập BHXH Việt Nam. 6. Quyết định số 606/TTg ngày 26/9/1995 của thủ tướng chính phủ ban hành quy chế tổ chức của hệ thống BHXH Việt Nam. 7.Quyết định số 94 ngày 4/8/1995 của BHXH Việt Nam về việc thành lập BHXH huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. 8. Tài liệu hướng dẫn cấp sổ BHXH và hồ sơ xét duyệt hưởng chế độ BHXH Hà Nội Tháng 6/1996 (lưu hành nội bộ) Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết việc làm Nhà xuất bản lao động.(lưu hành nội bộ) 9. Một số vấn đề cơ bản về BHXH Hà Nội tháng 4/2001(lưu hành nội bộ) 10. Thông tư số 06/LĐTBXH-TT của Bộ lao động thương binh xã hội ngày 4/4/1995 hướng dẫn thi hành một số điều để thực hiện điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định số 12/CP 11. Nghị định số: 58/1998/NĐ-CP Hà Nội ngày 13 tháng 8 năm 1998 Nghị định chính phủ về quản lý thu BHXH. 12. Nghị định số: 09/1998/NĐ-CP Hà Nội ngày 23/01/1998 Nghị định chính phủ về chế độ sinh hoạt đối với cán bộ xã, phường, thị trấn. 13. Quyết định số : 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23 tháng 11 năm 1999 của tổng giám đốc BHXH Việt nam về quản lý thu BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam. 14. Quyết định số 2352/QĐ - BHXH của tổng giám đốc BHXH Việt Nam ngày 28/9/1999 về việc ban hành quy định cấp, quản lý, sử dụng sổ BHXH. 15. NĐ số 01/2003/NĐ - CP của chính phủ ngày 9/1/2003 sửa đổi bổ xung nghị định số 12/CP của chính phủ đối với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. 16. Quyết định số 1620/2002/QĐ- BHXH -TCCB Hà Nội ngày 17 tháng 12 năm 2002 của tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về công tác cán bộ. 17. NĐ số: 100/NĐ-CP Hà Nội ngày 6 tháng 12 năm 2002 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. 18. QĐ số: 02/2003/QĐ/-TTg Hà Nội ngày 02 tháng 01 năm 2003 của thủ tướng chính phủ về ban hành quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam. Và một số các Quyết định, Nghị định, văn bản khác của Chính phủ, của BHXH Việt Nam, Bộ lao động Thương binh và xã hội, Bộ tài chính, Bộ Y tế và một số văn bản của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Tây và một số cơ quan khác có liên quan đã giúp tôi viết được đề tài này. Mục lục Lời nói đầu...1 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BHXH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH.....................................................................3 I- BẢO HIỂM XÃ HỘI......................................3 1- Tính tất yếu của Bảo hiểm xã hội...........................................................3 2- Chức năng của BHXH............................................................................5 3- Tính chất của BHXH..............................................................................7 3.1- Đặc điểm của quỹ BHXH 8 3.2- Nguồn hình thành quỹ BHXH........................................................... 9 3.3- Mục đích sử dụng quỹ BHXH........................................................... 11 3.4- So sánh quỹ BHXH và ngân sách nhà nước......................................12 II/ Quản lý thu quỹ BHXH .........13 1- Khái niệm..............................................................................................13 2- Nội dung quản lý thu BHXH................................................................15 2.1- Theo quy trình quản lý thu.................................................................16 2.2- Theo các khối thu...............................................................................17 3- Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH...................................17 Chương II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU VÀ QUẢN LÝ QUỸ BHXH Ở BHXH HUYỆN Mỹ Đức, HÀ TÂY TRONG THỜI GIAN QUA.......................................................................................................... 20 I/ Giới thiệu chung về huyện Mỹ Đức và BHXH huyện Mỹ Đức ....... 20 1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Mỹ Đức ảnh hưởng đến thu BHXH............................................................................................................ 20 2. Giới thiệu về BHXH huyện Mỹ Đức .............................................. 23 * Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Mỹ Đức.................................................................................................................. 21 II/ Thực trạng công tác thu và quản lý thu quỹ BHXH huyện Mỹ Đức.................................................................................................................. 25 1- Cơ chế tạo lập và quản lý nguồn quỹ BHXH:......................................26 1.1. Đối với BHXH tỉnh Hà Tây.................. 27 1.2. Đối với BHXH huyện Mỹ Đức................................................... 29 1.3. Quản lý Quỹ BHXH tại BHXH Mỹ Đức..... ... 32 1.4. Các kết quả đạt được..........................................................................33 a- Về công tác đối chiếu thu quỹ BHXH..................................................34 b- Về kết quả công tác thu quỹ BHXH Mỹ Đức.................................. 35 2- Thực trạng quản lý thu BHXH..............................................................38 2.1 Về công tác thu, số thu BHXH hàng năm...........................................38 2.2 Thực trạng quản lý thu BHXH xét theo quy trình...............................39 2.3 Thực trạng quản lý thu BHXH xét theo khối thu................................40 3- Nhận xét đánh giá.................................................................................45 Chương III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN Mỹ ĐứC...................... 48 I- Phương hướng..................................................................................................48 II- Giải pháp nhằm thực hiện...............................................................................49 1- Về phương pháp thu BHXH.................................................................49 2- Về nghiệp vụ thu, quản lý thu quỹ BHXH...........................................50 3- Về cơ chế quản lý thu BHXH...............................................................50 4- Về cơ chế chính sách thực hiện công tác thu BHXH............................51 5- Thực hiện thu BHXH theo phương pháp cấp sổ BHXH .....................54 III-Các kiến nghị..........................................57 1. Về điều kiện làm việc....................................................57 2. Về đời sống của cán bộ viên chức.................................57 Kết Luận.....................................................................................58 Bảng kê các chữ viết tắt BHXH Bảo hiểm xã hội NSNN. Ngân sách Nhà nước NSDLĐNgười sử dụng lao động NLĐ.Người lao động BNNBệnh nghề nghiệp TNLĐ..Tai nạn lao động BHXHVNBảo hiểm xã hội Việt Nam HTX.Hợp tác xã ILO..Tổ chức lao động quốc tế DNNQD.......................Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4684.doc
Tài liệu liên quan