Đề tài Hoàn thiện quản lý tiêu thụ sản phẩm ở công ty TNHH Nguyên Ngọc

Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn ngự trị tuyệt đối của bán hàng việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Có đảm bảo được hoạt động tiêu thụ doanh nghiệp mới đạt được mục tiêu cuối cùng là thu được lợi nhuận từ đó cơ sở tích lũy và tái sản xuất mở rộng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Tiêu thụ hàng hóa giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển và mở rộng thị trường, duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Để có thể phát triển thì doanh nghiệp phải tiêu thụ được ngày càng nhiều sản phẩm, không những chỉ bán được ở thị trường hiện tại mà còn phải tìm cách mở rộng thị trường, tìm kiếm, xâm nhập thị trường mới, ở đây công tác tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò rất lớn. Trước hết doanh nghiệp phải giữ được khách hàng rồi mới tính đến việc mở rộng thị trường do đó cần phải cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Họ phải tìm hiểu về khách hàng, biết được khách muốn gì ở doanh nghiệp để có chiến lược kinh doanh phù hợp tạo niềm tin, uy tín và khả năng tái tạo nhu cầu của con người tiêu dùng đối với doanh nghiệp

doc59 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quản lý tiêu thụ sản phẩm ở công ty TNHH Nguyên Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h công ty khi vắng mặt. _ Phòng tổ chức, nhân sự : Có chức năng tham mưu cho giám đốc về việc sắp xếp, bố trí cán bộ, đào tạo và phân loại lao động để bố trí đúng người, đúng ngành nghề công việc, thanh quyết toán chế độ cho người lao động theo chính sách, chế độ nhà nước và quy chế của công ty. _ Phòng tài chính kế toán: Ghi chép phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, giám đốc tình hình tài chính của công ty cũng như việc sử dụng có hiệu quả tiền vốn, lao động, vật tư, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, các chỉ tiêu kinh tế tài chính theo quy định của pháp luật, lập báo cáo tổng hợp, xác định kết quả tiêu thụ, kết quả tài chính và hiệu quả kinh doanh của công ty. _ Phòng kinh doanh: Tổ chức phân phối, tìm kiếm khách hàng, thực hiện các chế độ ghi chép ban đầu, thực hiện chế độ thông tin báo cáo, tiếp thị và cung ứng trực tiếp hàng hoá cho mọi đối tượng, quản lý tiền, hàng, cơ sở vật chất do công ty giao. _ Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm lắp đặt thiết bị, sữa chữa các sự cố về thiết bị cho khách. Các công ty ở Hà Nội và Sài Gòn : Là đơn vị trực thuộc, kinh doanh theo ngành hàng được phân công. Thực hiện các chế độ ghi chép ban đầu, thực hiện chế độ thông tin báo cáo, tiếp thị và cung ứng trực tiếp hàng hoá cho mọi đối tượng, quản lý tiền, hàng cơ sở vật chất do công ty giao. - Kho: Chịu trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ và sắp xếp từng loại hàng hóa cho đúng yêu cầu xuất nhập kho 2.1.4. Quản lý tài chính nhân lực và đào tạo lao động của công ty a.khả năng tài chính: Nguyên Ngọc là một công ty TNHH, một doanh nghiệp nhỏ, qui mô nhỏ nên nguồn vốn rất hạn hẹp. Từ trước năm 2005, vân đè này luôn làm các nhà quản lý tại công ty vất vả, và công ty đã phải nợ nhiều nơi với số tiền khá lớn. Tuy vậy, từ năm 2005trở lại đây do có sự quan hệ và lượng vốn huy động khong cần phải nhiều nên trong các thương vụ, công ty không cần phải đi vay vốn. Chỉ khi nào có các hợp đồng rất lớn thì công ty mới phải thực hiện vay, nhưng điều này rất thuận lợi vì công ty đã có uy tín trên thị trường và thường xuyên thế chấp bằng các tài sản an toàn như nhà, máy móc, thiết bị, khế ước, hợp đồng ngoại... b. Nhân sự: Tổng số lao động trong toàn công ty là 50 người trong đó lao động trực tiếp là 30 người, lao động gián tiếp là 20 người, đại học là 16 người, trung cấp là 19 người, sơ cấp là 15 người. Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty đều có trình độ tương ứng phù hợp với ngành nghề của mình. Với mô hình tổ chức trực tuyến chức năng, công ty Hà Nội Tech có sự năng động trong quản lý và điều hành, các mệnh lệnh được truyền đạt tới các phòng, ban nhanh gọn, ban giám đốc có thể nắm bắt được chính xác, kịp thời những thông tin từ cấp dưới, từ đó có những chính sách chiến lược điều chỉnh phù hợp, đồng thời cũng tạo ra sự ăn khớp giữa các phòng ban liên quan, nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh. Điểm yếu duy nhất của công ty vẫn là tình trạng thiếu vốn, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều tới việc đưa ra các quyết định, sách lược của ban giám đốc. c. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty: Trong những năm gần đây, công ty phải đối mặt với không ít những khó khăn phát sinh như sự cạnh tranh quyết liệt về thị trường, giá cả, nguồn hàng cũng như sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Nhưng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty vẫn thu được những kết quả cao và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh . Cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây như sau: Bảng: kết quả, doanh số sau thuế, lợi nhuận, chi phí năm 2005 – 2007của công ty Nguyên Ngoc Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh số Tỷ đồng 3.092.866 4.225.000 4.337.500 Nhập khẩu Tỷ đồng 1.273.941 3.862.000 4.225.000 Doanh số Tỷ đồng 180,65 230,95 263,33 Chi phí bán hàng Triệu đồng 486 698 756 Lợi nhuận Triệu đồng 190 660 990 Nộp thuế Triệu đồng 533 622,78 87,36 Đánh giá tình hình thực hiện kinh doanh trong 3 năm vừa qua cho thấy rằng tổng doanh thu tăng dần qua các năm. Công ty hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch các chỉ tiêu đã đề ra: Nhìn vào bảng chỉ tiêu thấy những rằng quy mô kinh doanh của công ty đang dần được mở rộng. Năm 2005 tổng doanh thu của công ty thực hiện được 3.092.866 tỷ đạt 106,48% so với cùng kỳ năm 2004. Mặc dù doanh số so với kế hoạch là 130,77% nhưng lợi nhuân công ty đạt được chỉ có 66,83% so với kế hoạch và 68,03% so với cùng kỳ năm 2004. Đó là do giá cả của mặt hàng máy tính và thiết bị giảm, trong đó hàng máy tính và thiết bị luôn là mặt hàng chủ lực của công ty. Bước sang năm 2006, mặc dù có nhiều khó khăn như giá các mặt hàng máy tính và thiết bị, linh kiện trong nước giảm trong khi giá thu mua, nhập thiết bị không giảm. Tuy nhiên Công ty đã cố gắng đẩy mạnh kinh doanh và phục vụ khách hàng phù hợp tình hình thực tại và đạt được kết quả như sau: Tổng doanh thu đạt 4.225.000 tỷ đạt 109,09% so với kế hoạch và đạt 82,9% so với cùng kỳ năm 2005. Đến năm 2007 Công ty đã có nhiều sự thay đổi manh mẽ so với năm trước. Cụ thể là đối với tổng doanh thu đã có sự thay đổi. Năm 2006 tổng doanh thu chỉ 4.225.000 tỷ là và đạt 82.9%so với kế hoạch,thì năm 2007 là4.337.500, đạt 87,7% so với cùng kỳ năm 2006. Lý do có sự cố gắng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh phù hợp tình hình thực tế cũng như với chủ trương chính sách của nhà nước. d.Tình hình công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực ở công ty Về tổ chức quản lý đào tạo- phát triển nguồn nhân lực của công ty phụ thuộc vào tổ chức bộ máy hành chính của công ty, khối quản lý hành chính sự nghiệp, khối sản xuất kinh doanh (xí nghiệp, tổ thi công...) Về quan điểm chỉ trương: Các công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty được quản lý thống nhất trong toàn công ty và tổ chức thực hiện theo phân cấp, trong đó ban giám đốc là cơ quan quản lý cao nhất có trách nhiệm quản lý thống nhất trong toàn công ty và tổ chức thực hiện theo phân cấp. Phòng tổ chức là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm thực thi nhiệm vụ này. Các đơn vị thuộc khối quản lý và sản xuất kinh doanh có trách nhiệm xác định nhu cầu đào tạo và chi phí kế hoạch đào tạo lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu công tác và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty trong những năm qua được tổ chức thực hiện như sau: Về mặt hình thức: Công ty đã tiến hành thực hiện theo các hình thức đào tạo phong phú đa dạng như: đào tạo cơ bản ngắn hạn, đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ các chuyên ngành. Điều này được thể hiện rõ trên bảng sau: Kế hoạch đào tạo và sử dụng nhân lực quý I của năm 2008. TT Chức danh nghề Tổng số CBCNV hiện có Nhu cầu sử dụng Tuyển mới Kế hoạch đào tạo Số lượng Thời gian Kinh phí Tổng cộng 50 50 0 I CB QL KT 200 0 1 CB QL 41 0 8 2 8000 2 CB KT 76 14 Kết quả công tác đào tạo trong những năm qua. Năm Hình thức dào tạo 2004 2005 2006 2007 Kế hoạch 2008 1. Đào tạo tập trung 65 80 100 80 70 2.Ngắn hạn 250 300 400 475 450 3. Bồi dưỡng nghiệp vụ 7 4 9 3 4 4.Bổ túc nâng cao 0 1 0 1 2 Nhìn chung, từ khi có sự đổi mới trong giáo dục – đào tạo, công ty có những bước tiến vượt bậc cả về quy mô, số lượng và chất lượng trong đào tạo, việc quán triệt sâu sắc tư tưởng trong công tác đào tạo là rất phù hợp với quả trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, coi sự nghiệp giáo dục – đào tạo của quóc gia. e. Tình hình lao động của công ty: Trong điều kiện hiện nay việc quản lý nguồn lao động có ý nghĩa vô cùng to lớn giải quyết tốt mối quan hệ giữa người lao động, tư liệu lao động, và môi trường lao động sẽ góp phần làm tăng NSLĐ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý lao động, Công ty đã cố gắng ngày một hoàn thiện công tác quản lý lao động sao cho hợp lý và đạt hiệu quả công việc cao hơn. Công ty là Công ty có khối lượng công việc mô hình sản xuất thuộc hạng doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản phẩm sản xuất ra mang tính chất đặc thù nên số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty chính thức là 50 người và được chia ra thành các l oại như sau: * Cán bộ công nhân viên lao động trực tiếp có 30 người Với đội ngũ nhân viên tay nghề thành thạo trong công việc đã có kinh nghiệm trong nhiều năm công tác cho nên những năm gần đây Công ty ngày càng trên đà phát triển. * CBCNV quản lý nghiệp vụ. + 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 1 kế toán trưởng và 14 cán bộ nghiệp vụ khác. * Nhân viên khác: Có 18 người trong đó có lái xe, kho và bảo vệ. * Công ty còn có lực lượng lao động ngoài quỹ lương là các công tác viên, các nhân viên làm việc theo hợp đồng doanh thu ... 2.1.5 Tổ chức trả lương ở Công ty: * Nguyên tắc trả lương cho cán bộ công ty: - Phải trả đủ lương và phụ cấp cho CBCNV của Công ty theo chế độ Nhà nước ban hành thoe cấp bậc lương của mỗi CBCNV được hưởng lương theo định 28/CP ngày 28/03/1997, thông tư số 05/2002/TT - BLĐTBXH ngày 29/01/2001 của Bộ lao động thương binh xã hội và công văn 4320/BLĐTBXH - TL ngày 29/12/1998 về quy định tiền lương và điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp, sinh hoạt phí. - Ngoài mức lương đang hưởng theo quy định của Nhà nước các CBCNV đang làm việc trong doanh nghiệp được hương theo hệ số lương riêng của Công ty (hệ số này căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty) dựa trên cấp bậc công việc đang làm và định mức công việc được giao. - Chế độ lương khoán sản phẩm, khoán đất lượng nhằm gắn nhiệm vụ của người lao động với sản phẩm cuối cùng của đơn vị trên cơ sở quỹ lương được duyệt, việc phân phối tiền lương cho người lao động được áp dụng dưới hình thức khoán gọn công trình cho đơn vị đối với công việc có định mức kỹ thuật. Công nhân hỗ trợ cho sản xuất, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo, quản lý, được thực hiện chế độ lương khoán, lương sản phẩm được hưởng đầy đủ các khoản đãi ngộ khác theo chế độ hiện hành. Bảng: quỹ lương và lương bình quân/ tháng tại Công ty Nguyên Ngọc 2006- 2007 Chỉ tiêu Năm2005 Năm2006 Năm2007 Tổng lao động 50 50 50 Tổng quỹ lương (đv triệu VNĐ) 207.159.940 260.003.230 313.126.837 Lương bình quân (đv nghìn VNĐ) 1.500.000 1.750.000 1.800.000 (Nguồn: tư liệu nội bộ của công ty) * Các hình thức trả lương cho CBCNV. a. Lương khoán sản phẩm. _ Quy định về đơn giá tiền lương. + Đơn giá cấp bậc. ĐGLCB = Mức lương tối thiểu x HSL Trong đó : ĐGLCĐ: Tiền lương cấp bậc 1 công . HSL: Hệ số lương. + Đơn giá sản phẩm (ĐGSP) xác định đơn giá sản phẩm căn cứ vào định mức lao động có kèm theo tiêu chuẩn kỹ thuật. ĐGSP = ĐM x LCBCV (1 + KCL) Trong đó: ĐM : Là định mức lao động tính bằng giờ, hoặc ngày LCBCV: lương cấp bậc công việc. _ Khoán sản phẩm lẻ: Đối tượng áp dụng công nhân xây dựng công trình, các công nhân sản xuất trên cơ sở lương hoàn thành toàn bộ hay quy ước. + Định mức. + Đơn giá trả lương cho từng công việc sản phẩm. Tiền lương = Đơn giá sản phẩm của từng việc thực tế x Định mức Định mức lao động ở đây do nhà nước quy định cho từng công việc hạng mục công trình được quy ra các công việc đã làm thực tế. _ Lương khoán sản phẩm tập thể. + Đối tượng áp dụng: Cho một tập thể trong Công ty như tổ bảo hành, tổ lắp đặt, bộ phận bán hàng... + Quỹ lương khoán của cả tổ, đội sau khi chi trả lương thời gian làm khoán (trích trên lương tối thiểu và tính trên hệ số lương) của cá nhân. Sau khi trừ đi khoản lương thời gian còn lại bao nhiêu sẽ được tính lương năng suất chất lượng. + Hàng ngày đội trưởng căn cứ vào tay nghề, cấp bậc để phân công công tác để đảm bảo công táclao động. Cuối ngày làm việc chấm công năng suất chất lượng cho tổ viên, người có năng suất cao, chất lượng tốt được cộng thêm, người có năng suất thấp thì hưởng lương ít hơn hoặc bị trừ công. Mỗi tháng tổ trưởng, đội trưởng phải gửi bảng chấm công lần 1 để phòng tổ chức kế toán biết để tính lương tạm ứng. Cuối tháng tổng kết vào bảng chấm công để thanh toán lương (cột cộng lương sản phẩm). + Cơ sở để lập quỹ lương khoán là dựa trên phiếu giao việc và nghiệm thu thanh toán, số công việc thực tế và (đơn giá lương sản phẩm kế hoạch). Tiền lương sản phẩm chi trả cho CBCNV ở đây chính là số tiền NSCL người nào làm được nhiều công trong tháng sẽ được hưởng nhiều tiền công và ngược lại. b. Lương thời gian: Đối tượng áp dụng: Được áp dụng cho những người làm công tác quản lý công tác hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của Công ty bao gồm: Cán bộ các phòng ban, công nhân viên văn phòng lực lượng lao động gián tiếp. Tiền lương = ĐGLCB [ Công sản xuất * (1+ KCL) + VK + P] +LTN Trong đó: Csx: Công sản xuất KCL: Hệ số lương chất lượng LTN: Lương trách nhiệm VK: Công việc khác, trực dự phòng. P: Công nghỉ phép, việc riêng có lương + Hệ số lương chất lượng và hệ số trách nhiệm. Hệ số lương chất lượng. KCL = 0.5: Công nhân viên hướng chế độ lương thời gian ở các đội, tổ, phòng ban, cán bộ chuyên trách đoàn thể. KCL = 0,3: Nhân viên nhà trẻ mẫu giáo, công nhân thử việc. Lương trách nhiệm được tính trên mặt bằng lương tối thiểu của Công ty thường ở Công ty hưởng lương trách nhiệm theo hệ số trách nhiệm và ngày công trực tiếp công tác. * Quy định hệ số trách nhiệm: KTN Chức danh bộ phận 1,0 Giám đốc 0,7 Phó giám đốc. 0,5 Phó đội trưởng, trưởng phòng. 0,3 Phó đội phó, nhân viên khác. * Trả lương ngày nghỉ chế độ: - Nghỉ lễ tết theo quy định của Nhà nước, nghỉ mát, nghỉ phép được trả lương cơ bản không hệ số của Công ty. - Nghỉ ốm, nghỉ trông con ốm, nghỉ thực hiện các biện pháp sinh đẻ kế hoạch, nghỉ trống con ốm, nghỉ thực hiện các biện pháp sinh để kế hoạch, nghỉ thai sản được trả 25% tiền lương cơ bản vào quỹ BHXH để thực hiện chế độ BHXH như ốm, con ốm, thai sản. * Trả lương cho các trường hợp khác. Trong trường hợp phải ngừng việc do khách quan như mất nước, mất điện, máy móc hỏng, người lao động được trả 10% tiền lương (phải có biên bản và xác định của phòng KTSX, có giám đốc duyệt mới được thanh toán lương). - Làm thêm ca mỗi giờ thêm 8.000đ/giờ. Ngoài ra, Công ty còn áp dụng các hình thức khen thưởng. Vượt số lương, đảm bảo chất lượng, khen thưởng từ 8.000 - 120.000 đ/người trong một hạng mục công việc. Bảng phân bổ lương được lập theo từng tháng. Cơ sở để lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản chế độ dựa trên bảng phân tích lương. Căn cứ để phân bổ lương là các bảng tổng hợp thanh toán lương hàng tháng phiếu giao việc và nghiệm thu thanh toán. 2.1.6 Thực trạng quản lý vốn và huy động vốn vốn tại công ty: Để đạt được hiệu quả cũnh như ổn định trong kinh doanh, công ty HàNội Tech đã cố gắng lựa chọn các phương pháp thích hợp và linh động huy động từ nhiều nguồng vốn khác nhau. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, giống như bao doanh nghiệp khác, công ty phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn. Đó là do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết phẩi kể đến là sự tác động của tình trạng lạm phát, sự biến động đột biến của giá cả trong nước cũng như thế giới. Sự thiếu vốn còn do một số đối tác của công ty hiệu quả kinh doanh chưa cao tác động làm cho vốn hao hụt ( chiếm dụng vốn, nợ lòng vòng). Bảng: tỷ lệ các nguồn vốn ( đơn vị tính%) Nguồn vốn Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Vốn chủ sở hữu 46,7 47,2 49,3 Vay người thân 22,3 24,3 24,5 Vay nóng 2,15 2,5 2,3 Vay ngân hàng 21,15 21,1 23,5 Các nguồn khác 7,3 3,7 4,2 Có thể phân chia nguồn vồn của công ty thành 3 loại chủ yếu sau: _ Nguồn vốn chủ sở hữu: Là loại vốn thường được tạo ra từ vốn riêng của nghiệp chủ, đóng góp của các cổ đông, ban bè, họ hàng. Thực tế cho they công ty sử dụng phần lớn nguồn vốn này cho kinh doanh (khoảng 47,2% trên tổng số vốn toàn doanh nghiệp). Để huy động được nguồn vốn này công ty đã phải gặp rất nhiều khó khăn như: do đặc điểm của loại hình doanh nghiệp là vừa và nhỏ nên khó huy động thêm vốn, lại cộng thêm môi trương fkinh doanh, môi trường đầu tư, chế độ pháp lý chưa ổn định. _ Nguồn vốn chính thức: Có thể xem nguuồn vốn này là triển vọng, nhưng hiện nay công ty chưa tiếp cân được nhiều (chỉ khoảng 20%) mặc dù nhu cầu về phía công ty là khá cao. Bảng: mức độ vay vốn từ ngân hàng (đơn vị %) Mức độ vay từ ngân hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Không vay đựơc từ ngân hàng 74,1 70,5 55,9 Từ bảng trên ta thấy số vốn doanh nghiệp vay được qua các năm tăng lên nhưng còn rất chem. do các hình thức vay ngân hàng phải trải qua các thủ tục phiền hà và thế chấp chặt chẽ, phải có luận chứng cụ thể của phương án kinh doanh. Hơn nữa lãi xuất ngân hàng chưa khuyến khích phát triển. Donh nghiệp chỉ có thể thực hiện vay khi triển vọng doanh thu cho phép trả nợ trong 3 năm. Qua thực trạng hoạt động công ty HàNội Tech gặp những khó khăn như sau: + Do mô hình doanh nghiệp chưa thực sự quen với nguồn huy động này + Nếu huy động công ty phải chịu một lãi xuất cao + Phải thuyết trình kế hoạch sản xuất, cung cấp thông tin của doanh nghiệp.. + Thời gian nợ ngắn hạn 2-3 năm. + Thủ tục cho vay còn nhiều vướng mắc. _ Nguồn vốn phi chính thức: Đây là các hình thức vay từ người thân, ban bè, người quen, nhân viên trong doanh nghiệp; vay nóng, cầm cố tài sản; ứng trước.. Theo những số liệu công ty cung cấp có thể they hình thức này đóng góp một lượng vốn đáng kể cho công ty. Bảng: Một số hình thức huy động vốn PCT của công ty(đv %) TT Các hình thức huy động vốn Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Vay người thân, bạn bè 22,3 24,3 24,5 2 Vay nóng (họ, hụi) 0 0 0 3 ưng trước vốn của người bao tiêu sản phẩm 12,9 13,3 13,3 4 ưng trước vốn của người cung cấp NVL 20,5 20,8 20,9 5 Huy động thêm vốn đe thực hiện doanh vụ 6,0 5,9 6,2 6 Vay nhân viên trong công ty 3,5 2,1 1,7 7 Hình thức khác 3,8 2,6 2,5 2.2 Phân tích thực trạng quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty máy tính Nguyên Ngọc 2.2.1 Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm công ty Nguyên Ngọc a. Kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá của công ty. * Kết quả tiêu thụ theo thị trường . Mỗi doanh nghiệp khi tung ra sản phẩm hàng hoá của mình ra thị trường đều phải xác định cho những sản phẩm đó có các thị trường mục tiêu, thị trường trọng điểm, đó là thị trưòng mà hàng hoá của doanh nghiệp bán ra sẽ thoả mãn nhu cầu khách hàng. Phân tích tình hình bán hàng theo thị trường nhằm thấy được sự tăng giảm và xu hướng biến động cuả nhu cầu trên mỗi khu vực nhất định, từ đó hạch định được chiến lược phát triển đúng đắn cho từng thị trường. Bên cạnh đó để phát triển cũng nhằm giúp doanh nghiệp xác định được mặt hàng chiến lược cho từng thị trường cụ thể. Kết qủa tiêu thụ theo thị trường Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm2007 2006/2005 2007/2006 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Chênh lệch % Chênh lệch % Tổng doanh số tiêu thụ 4873 100 4.933 100 5.121 100 60 101,23 188 103,81 Thị trường miền Nam 2.956 60,66 3.001 60,84 3.265 63,76 45 101,52 264 108,79 Thị trường miền Bắc 1.917 39,34 1.932 39,16 1.856 36,24 15 100,78 (-76) 96,07 Năm 2006 mức tiêu thụ hàng hoá ở miền Nam tăng 1,52% so với năm 2005, thị trường miền Bắc cũng tăng 0,78% năm 2006 so với năm 2005. Xem xét chung ta thấy, so với năm 2005 thì mức tiêu thụ năm 2006 ở hai thị trường miền Nam và miền Bắc đều tăng. Đi sâu phân tích ta nhận thấy: Mức tiêu thụ ở miền Namtăng là do năm 2006 Nhà nước thực hiện nhiều chương trình nhằm hỗ trợ sự phát triển của khu vực này. Bên cạnh đó là do công ty có chiến lược cụ thể để xâm nhập vào thị trường này, trong khi đó ở thị trường này lại bao gồm cả khu vực TP HCM có dân cư đông đúc, có nền kinh tế phát triển nhất khu vực này, tập trung nhiều trung tâm thương mại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Do đó tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường và phát triển rộng rãi ở Miền Nam, công ty đã cung cấp các dịch vụ thông tin kịp thời tạo được sự tin dùng của khách hàng. Cùng với thị trường miền Nam trong năm 2006 này ở thị trường miền Bắc doanh số cũng gia tăng. Công ty đang dần tìm cách xâm nhập thị trường này để có thể biến thị trường này thành thị trường trọng điểm. Sang năm 2007 thị trường miền Nam đạt mức tăng 8,79% một phần là do kết quả sau những cố gắng của công ty nhằm mở rộng và khai thác thị trường đầy tiềm năng này, bên cạnh đó cũng là do ảnh hưởng tích cực của những chính sách của Nhà nước đã có những ưu tiên và hỗ trợ cho công ty nâng cấp trang thiết bị. Do đó thị trường miền Bắc có điều kiện phát triển nhanh hơn tương ứng với số tiền là 264 triệu đồng. Có thể nói công ty cần quan tâm và chú trọng hơn trong việc đầu tư vào thị trường này vì nó góp phần rất lớn vào tăng doanh thu bán hàng của công ty. Nhưng sang năm 2007 này thị trường miền Bắc giảm 76 triệu đồng (tương ứng giảm 3,93%). Trong thời gian này, sản phẩm tiêu thụ chính ở thị trường này chủ yếu là những sản phẩm thông thường, không có hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm máy móc thiết bị hiện đại hầu như không tiêu thụ được do đó làm giảm doanh số tiêu thụ cuả công ty, làm giảm doanha thu ở thị trường miền Bắc này. Một số cơ sở của công ty nằm trong khu vực này cũng phải chịu hậu quả của những ảnh hưởng trên, do vậy đã làm ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng của đơn vị này. Xem xét một cách tổng thể về khuynh hướng biến động và tình hình thực hiện doanh số bán ra của cả hai thị trường trên ta thấy nhu cầu về các sản phẩm có xu hướng tăng mạnh, điều đó phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội. Nhưng nếu chri xét tình hình thực hiện trong những năm qua thì phần lớn khối lượng hàng hoá tiêu thụ được thực hiện ở thị trường miền Bắc. * Kết quả tiêu thụ theo mặt hàng chủ yếu. + Phân tích doanh số bán ra và khuynh hướng biến động của nó so với nhu cầu xã hội và khả năng của công ty. Kết quả tiêu thụ theo mặt hàng chủ yếu. ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Chênh lệch -% Chênh lệch % Notebook 4827 48,82 5392 49,3 5932 50,26 565 111,7 540 110,01 DVDRW, HDD, RAM, Card 10/100MB.. 3952 39,97 4147 37,92 4596 38,93 195 104,9 449 110,83 PDA,THERA,TREO.. 1108 11,21 1398 12,78 1275 10,81 290 126,1 123 91,2 Tổng doanh thu 9887 100 10937 100 11803 100 1050 110,6 866 107,92 Theo bảng phân tích ta thấy. Doanh số bán ra năm 2006 so với năm 2005 tăng 1.050 triệu đồng (tăng tương ứng 10,6%). Trong đó hàng Notebook tăng 565 triệu đồng (tương ứng tăng 11,7%), Linh kiện máy tính tăng 195 triệu đồng (tăng tương ứng 26,1%). Nhận xét chung ta thấy , so với năm 2005 thì năm 2006 doanh só bán ra của cả ba mặt hàng đều tăng. Nhưng trong đó mặt hàng thiết bị lỹ thuật số tăng trưởng tốt (tăng 26,1%), góp vai trò quan trọng vào mức tăng doanh số chung của công ty (290 triệu đồng trong 1.050 triệu đồng). Đi sâu phân tích ta thấy: Mặt hàng Notebook tuy rằng phần trăm tăng năm 2006 so với năm 2005 thấp hơn so với mặt hàng linh kiện máy tính. Nhưng chênh lệch của năm 2006so với 2005 tăng nhiều hơn. Mặt hàng linh kiện máy tính: Tuy rằng năm 2006 so với năm 2005 tăng không đáng kể với tổng doanh thu toàn công ty tăng 195 triệu đồng (tương ứng 4,9%). Và cuối cùng là mặt hàng thiết bị kỹ thuật số, mặt hàng này có tỷ trọng tăng nhiều nhất tăng 26,1%. Nhưng về chênh lệch của 2 năm 2006 và 2005thì mặt hàng này tăng 290 triệu đồng. Năm 2007 tổng doanh thu bán ra so với năm 2006 tăng 866 triệu đồng (tăng tương ứng 7,32%). Trong đó mặt hàng Notebook vẫn tăng 540 triệu đồng (tương ứng 10,01%), mặt hàng linh kiện tăng 449 triệu đồng (tăng tương ứng 10,88%) nhưng trong đó mặt hàng thiết bị kts giảm 123 triệu đồng (giảm tương ứng 8,8%). Do đó làm cho tổng doanh thu bán ra của công ty năm 2007/2006 giảm so với năm 2006/2005. Xem xét một cách tổng thể về doanh số bán ra của các mặt hàng trong 3 năm ta thấy: khuynh hướng đầu tư vào mặt hàng kinh doanh mang lại lợi ích cho công ty rất nhiều. Trước tình hình đó đòi hỏi công ty phải đề ra những chính sách đầu tư kịp thời cho kinh doanh ngày càng phát triển hơn. + Phân tích doanh số bán ra và sự biến động cơ cấu mặt hàng kinh doanh. Năm 2005, doanh số bán ra của mặt hàng Notebook (chiếm 48,28%) chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số bán ra của công ty. Mặt hàng các linh kiện (chiếm 39,97%) đứng thứ hai trong tổng doanh số, còn mặt hàng thiết bị KTS 11,21% và sang đến năm 2006 thứ tự vẫn không hề thay đổi. Như vậy so sánh giữa hai năm 2006 và năm 2005 nhu cầu về các mặt hàng có thay đổi nhưng đó chỉ là sự thay đổi không đáng kể. Công ty đã có sự quan tâm nhiều hơn đến đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, máy móc thiết bị nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh một cách tốt hơn. Sang năm 2007 tỷ trọng của mặt hàng Notebook vẫn chiếm ưu thế, tỷ trọng của mặt hàng Linh kiện MT có phần bị giảm so với năm 2006, và tỷ trọng của mặt hàng Linh kiện MT đang có xu hướng tăng lên. Điều đó có thể khẳng định được rằng nền kinh tế đang dần lấy được sự phát triển của những năm về trước. Từ kết quả phân tích trên, công ty cần có sự điều chỉnh phù hợp về cơ cấu mặt hàng kinh doanh. Giữ vững và phát huy hơn nữa. b. Đánh giá về hiệu quả và kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá. -. Đánh giá kết quả tiêu thụ. Trong những năm qua công ty Máy tính Nguyên Ngọc đã đạt được những thành tựu đáng kể về nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh. Vừa phát triển doanh nghiệp, vừa góp phần to lớn vào công việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để có thể có được một hoạt động tiêu thụ hàng hoá và ổn định thì nhất thiết công ty phải có một trình độ sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình tiêu thụ hàng hoá như yếu tố con người, yếu tố vốn và thiết bị phục vụ hoạt động tiêu thụ hàng hoá ổn định. Trong ba năm qua, mặc dù trình độ sử dụng các yếu tố tham gia hoạt động kinh doanh của công ty trong mỗi năm đạt được ở mức độ khác nhau như trình độ sử dụng chúng đã được nâng lên, giữa chúng đã có sự liên kết và hỗ trợ cho nhau. Đó chính là sự kết hợp giữa sức lao động và tư liệu lao động. Yếu tố con người: Cho dù trong thời đại nào đi chăng nữa thì con người vẫn luôn la nhân tố chủ đạo trong mọi quá trình hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy con người là một bộ phận quan trọng và cần thiết để đạt đượ mục tiêu tiêuthụ hàng hoá. Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại muốn hoạt động kinh doanh trước tiên phải có hai nguồn lực chính là vốn và con người. Nhân tố vốn quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhưng muốn đồng vốn đó được bảo toàn và lớn lên thì phải có sự tác động của con người là hết sức quan trọng nó quyết định sự thăng trầm của dn. Mà đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại với số lượng lao động sống chiếm tỷ trọng chủ yếu. Trong nền kinh doanh thị trường, để đảm bảo cạnh tranh trong hoạt động tiêu thụ hàng hoá thì một yếu tố hết sức quan trọng đó là thái độ phục vụ khách hàng của lực lượng bán hàng. bởi vậy mục tiêu về nhân sự mà tất cả doanh nghiệp thương mại theo đuổi là có được một đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ và tận tuỵ với công việc. Trong thời gian qua hàng năm công ty luôn tạo điều kiện giúp cán bộ công nhân viên đi học để nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức, đồng thời công tác tại chỗ cũng được chú trọng. Mặt khác, các nhân viên mới tuyển vào đều có trình độ trung cấp trở lên. Như vậy, trình độ của cán bộ công nhân viên đã được nâng lên, đây là dấu hiệu đáng mừng với công ty. Không chỉ trong công tác tuyển dụng và đào tạo công nhân viên mà công ty đã có những giải pháp thiết thực trong việc đưa ra các chính sách đãi ngộ lao động hợp lý. Trong thời gian qua công ty đã áp dụng hình thức hưởng theo doanh số các vào các thời điểm cuối năm căn cứ thành tích do từng bộ phận, đơn vị bình bầu công ty có chế độ thưởng phạt hợp lý cả về vật chất lẫn tinh thần đối với nhân viên công ty, đồng thời công ty tổ chức những đợt thăm quan cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Về bản thân công ty. : Công ty đã không ngừng đổi mới công tác quản lý, cung cấp những mặt hàng có chất lượng cao, nâng cao uy tín của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước. Vốn của công ty có xu hướng tăng dần qua từng năm, đồng thời vốn lưu động của công ty vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn, như vậy là hợp lý đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Đối với Nhà nước và xã hội công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của mình mức thuếu đóng góp ngày càng tăng, góp phần vào việc xây dựng đất nước. Tóm lại, hoạt động tiêu thu hàng hoá của công ty trong thời gian qua đã tăng lên nhưng vẫn chưa cao so với tiềm năng hiện tại của công ty và so với công ty cùng nhóm ngành, nhưng nếu so với mục tiêu của công ty và nhất là trong điều kiện tình hình hoạt động kinh doanh của các nước nói chung trong thời gian gặp nhiều khó khăn thì những thành công ban đầu đó rất là khả quan và đáng khích lệ, nó tạo được sự phấn khởi về niềm tin cho cán bộ công nhân viên vào những chủ trương đúng đắn của ban lãnh đạo công ty. Có được những thành tựu đó là tất cả sự nỗ lực phấn đầu vươn lên của toàn bộ công ty, của từng nhân viên trong công ty nói riêng, cũng như nó khẳng định đường lối đúng đắn của ban lãnh đạo công ty. -. Một số vấn đề rút ra từ việc nghiên cứu hoạt động tiêu thụ hàng hoá. Trong tình hình hiện nay, đã không có ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng làm ăn kém hiệu quả, lãi giả, lỗ thật phổ biến. Chế độ hạch toán kinh doanh hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực sự năng động và tự chủ kinh doanh đảm bảo lãi. Như vậy, một trong những vấn đề bức thiết nhất hiện nay được đặt ra với các doanh nghiệp đó là vấn đề hiệu quả bởi vì nó là mục tiêu cuối cùng của đơn vị trong một kỳ kinh doanh. Đạt được lợi nhuận tối đa là mơ ước của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong cơ chế thị trường hiện nay, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Bước vào năm 2008và những năm tới, công ty cần phải giải quyết một số vấn đề để đạt được những mục tiêu cao hơn. Cụ thể: + Phát huy vai trò của công ty trong hoạt động kinh doanh, nâng cao trình độ quản lý kinh doanh đối với các hoạt động tiêu thụ lành mạnh hoá các hoạt động kinh doanh dịch vụ. + Hướng mạnh vào kinh doanh mặt hàng chủ yếu của công ty. + Nâng cao trình độ quản lý kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Chú trọng phát triển khu vực thị trường nông thôn và miền núi. + Giữ vững sự phát triển ổn định cho công ty + Công ty cần hỗ trợ thêm về mặt hàng. 2.2.2 Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 2008 của công ty máy tính Nguyên Ngọc Có thể nói rằng thị trường của Công ty hiện nay rất rộng, được phân bố trên khắp cả nước, để dễ dàng cho việc quản lý và nắm bắt được các thông tin của khách hàng Công ty phân xác định chia thị trường tiêu thụ làm 10 vùng chính . Tất nhiên, mỗi vùng sẽ có đặc điểm riêng về nhu cầu của từng khách hàng, để từ đó có chính sách, chiến lược đối với từng vùng thị trường. Chính vì vậy, sản phẩm phân bố của từng vùng cũng khác nhau và doanh số theo từng vùng cũng khac nhau. Kế hoạch doanh thu theo vùng thị trường 2008 Đơn vị: $ tt Các khu vực Doanh thu Tỷ trọng % 01 Bắc Hà nội 43307.214 14.0916 02 Nam của nội thành Hà nội 32869.803 10.62 03 Quảng Ninh, Hải Phòng 53952.623 18.0076 05 Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên 22712.809 5.4122 06 Lạng Sơn, Bắc Cạn,Thái Nguyên, Yên Bái Cao Bằng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình, 39517.789 12.3298 07 Thanh Hoá, Nghệ An , Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Huế, 82447.044 28.1217 08 Thành phố Hồ Chí Minh 6139.271 2.1112 09 Ngoại thành Hà Nội 30297.394 9.3059 2.2.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 2008 của công ty Nguyên Ngọc a) Phương thức tổ chức giao hàng của công ty. Để đáp ứng nhu cầu thị trường và ký kết hợp đồng một cách thuận lợi với khách hàng, công ty đã có phương thức bán hàng cho riêng mình phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường. Để có thể bán hàng cho khách hàng với số lượng sản phẩm lớn công ty cần phải có các hợp đồng ký kết trước khi có đơn đặt hàng. Công ty luôn có khách hàng thờng xuyên nên hàng năm công ty đều có thời điểm thoả thuận công việc một cách thích hợp và hợp đồng phải được ký kết theo quy định của công ty. Khách hàng đã ký kết hợp đồng với công ty để có thể nhận hàng tại kho của công ty, hay công ty giao hàng tại địa điểm thoả thuận trong hợp đồng. Khi khách hàng nhận được hàng thì việc thanh toán sẽ được thực hiện trực tiếp hay chuyển qua tài khoản sau một thời gian thoả thuận trong hợp đồng. Ngoài việc xuất giao cho hợp đồng, công ty còn sẵng sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, xuất bán cho mọi đối tượng. Hiện nay công ty đã có một chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh để giới thiệu sản phẩm của mình. Việc theo dõi tiêu thụ sản phẩm do phòng tài vụ trực tiếp làm việc. Từng loại sản phẩm hàng hoá theo dõi trên sổ chi tiết, đợc lập cho từng quý; kế toán căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho trong quý để lập sổ và công ty cũng thực hiện việc theo dõi tổng hợp tình hình tiêu thụ sản phẩm theo từng quý, từng tháng. Cuối mỗi quý phòng tài chính kế toán lại tập hợp các kết quả tiêu thụ sản phẩm trong quý theo các chỉ tiêu số lượng, số tiền chi tiết cho từng loại hàng hoá và số thuế doanh thu trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Về phương thức bán hàng công ty đã áp dụng hình thức bán lẻ trên mạng internet. b) Các biện pháp kinh tế đã được công ty sử dụng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong năm 2007của công ty Nguyên Ngọc * Chính sách giá cả linh hoạt: Nh nhiều doanh nghiệp kinh doanh khác,nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thơng mại, công ty đã áp dụng hình thức giảm giá 3% đối với những khách hàng mua khối lượng sản phẩm lớn. Do đó số lượng khách hàng mua buôn cũng như khách hàng mua lẻ chiếm tỷ trọng rất cao, đây là nguồn tiêu thụ quan trọng giúp công ty đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm * Đa dạng hoá phương thức bán hàng. Nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cũng như đáp ứng được tối đa nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường cho mọi khách hàng thuộc mọi đối tượng với số lượng không hạn chế, công ty tiến hành mở rộng và đa dạng hoá các phương thức bán hàng. Để mua được hàng với số lượng lớn, khách hàng phải ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với công ty. Tiêu thụ hàng hoá ở công ty đợc tiến hành theo hai phương thức bán buôn và bán lẻ. Nghiệp vụ bán lẻ được thực hiện tại siêu thị của công ty, đối với hàng hoá bán buôn công ty chỉ thực hiện phương thức bán buôn qua kho với hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho: đây là chứng từ duy nhất có giá trị làm căn cứ cho việc thanh toán. Công tác bán buôn do phòng nghiệp vụ đảm nhận, cuối tháng gửi chứng từ nên phòng tài vụ của công ty để phòng tài vụ ghi vào nhật ký chứng từ. Về cơ bản phương thức bán hàng của công ty: tạo điều kiện cho khách hàng hiểu được giá trị của mặt hàng mà họ sắp mua qua hệ thống internet và báo Hà nội mới. Tuy vậy công ty còn thụ động trong việc tìm kiếm bạn hàng lớn và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của công ty được trưng bày và bán tại siêu thị Blue sky với nhiều mặt hàng nh: máy tính, máy chiếu, máy in, máy huỷ tài liệu Tiêu thụ sản phẩm của công ty phụ thuộc rất lớn vào tiêu thụ sản phẩm sản phẩm ở siêu thị, nếu siêu thị tiêu thụ nhanh công ty mới có điều kiện để nhập máy tính thế hệ mới phù hợp với nhu cầu thị trường, còn nếu siêu thị tiêu thụ chậm sẽ ảnh hởng tới tốc độ tiêu thụ khi đó công ty không thể nhập được những loại máy tính có thế hệ mới. * Đa dạng hoá các hình thức thanh toán: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, công ty vận dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau như: thanh toán bằng tiền mặt, bằng séc, uỷ nhiệm chi, tiêu thụ chuyển khoản, hàng đổi hàng...Hiện nay việc thanh toán của công ty chủ yếu bằng hình thức chuyển khoản, theo phương thức trả tiền ngay hoặc thanh toán sau một thời gian tuỳ theo sự thoả thuận giữa hai bên. Nếu khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt thì kế toán lập chứng từ ban đầu là phiếu thu tiền, phiếu thu tiền còn là chứng từ chứng minh cho việc thanh toán bằng ngân phiếu. Phiếu thu tiền được lập thành 3 liên: 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên lu, 1 liên dùng cho kế toán thanh toán. Nếu khách hàng thanh toán bằng séc thì số séc đó được phòng tài vụ nộp vào tài khoản của công ty ở ngân hàng Vietcombank. Hàng tháng, hàng quý phòng kế toán đối chiếu công nợ, gửi giấy báo đòi nợ đến khách hàng, nếu quá hạn mọi số nợ đều phải chịu lãi suất theo lãi suất vốn vay của ngân hàng. Những quy định trên của công ty không những đảm bảo cho tài sản, tiền vốn của công ty đợc an toàn, mà còn giúp công ty thu hồi vốn nhanh. Trên đây là một số biện pháp tài chính công ty đã áp dụng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. 2.2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hiệu quả quản lý tiêu thụ sản phẩm - Hiện nay công ty máy tính Nguyên Ngọc bị ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ. Đó là có nhiều công ty cạnh tranh. Chính vì thiếu thế mà công ty ngày càng phát triển rộng mạng lưới tiêu thụ tận tay người tiêu dùng. a. Yếu tố hàng: - Công ty gồm có nhiều mặt hàng + Máy tính xách tay +Máy tính, Bootrrom, kím mạng, khôn in, Hub Cusco 24 PC424 + Hắp Suýt, Màn hình Notebook, SWitchub 12P, Hub24P. + Chuột, Cacd3c, Wic 1T, Card mạng 10 MB1P + Phách Moden, Card 10/100 MB,DVDRW + TREO,THERA,PDA b. Yếu tố thị trường. Những năm gần đây thị trường vi tính có xu hướng bão hoà vì: + Các công tác máy tính ngày càng nhiều, từ bán buôn, bán lẻ của các đại lý cũng nhiều hơn. + Hàng Trung Quốc sang rất nhiều + Hầu như các công ty không buôn bán máy tính hiện giờ đều có thêm cửa hàng máy tính. + Có nhiều dự án mang tính quốc gia về khoa học công nghệ thông tin. + Nhà nước đã tạo ra được một “ phong trào” ứng dụng công nghệ thông tin ở nhiều đơn vị, nhiều tỉnh thành, bên cạnh đó là rất nhiều dự án công nghệ thông tin ra đời. + ứng dụng quản lý hiện nay như: quản lý trên mạng, quản lý hành chính: nó là thiết bị truyền thông đối với từng thông tin cập nhật nhất. +Quản lý hành chính hiện nay tiết kiệm được rất nhiều thời gian. + Tất cả các thông tin đều được lưu trong máy. Đó cũng là điều kiện tiện lợi cho sự phát triển như hiện nay. + Nhà nhà, người người sử dụng máy tính mỗi công việc. Chính vì thế mà lượng máy tính này bán ra càng nhiều. Nó bão hoà bởi vì có nhiều hãng, nhiều doanh nghiệp cạnh tranh nhau. Chương III: Một số biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại Công ty máy tính Nguyên Ngọc 3.1 Giải pháp nội bộ công ty a. Điều chỉnh về hình thức tổ chức các biện pháp liên quan đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá. Với điều kiện hiện nay công ty có thể phát triển mạnh phương thức bán buôn hàng hoá và bán buôn trên một phạm vi rang. Mặc fù trong thời gian qua, trong quá trình ổn định phát triển của mình. Công ty đã tiến hành đa phương hoá, đa loại hình kinh doanh như mở rộng liên doanh, liên kết thêm các chi nhánh, đại lý Nhưng công ty cũng gặp không ít khó khăn và đang tìm cách tháo gỡ từng bước cho nên đã đạt được những thành quả còn hạn chế. Hiện nay, công ty mới chỉ quan tâm đến phương thức bán buôn, còn phương thức bán lẻ con bỏ ngỏ. Công ty cần phải có những quan tâm đúng mức tới các phương thức bán hàng khác nhau như bán lẻ, giao dịch bán hàng qua điện thoại bán hàng qua hội chợ triển lãm và tìm bạn hàng tiềm năng. b. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu xác định thị trường . Qua phân tích những hạn chế của hoạt động kinh doanh tiêu thụ hàng hoá của công ty, ta thấy rõ phần lớn nguyên nhân của những hạn chế đó là công tác nghiên cứu thị trường chưa chắc chắn, chưa tính đến khả năng biến động lớn của thị trường cũng như là của các đối thủ cạnh trnah. Trong thời gian tới công tác nghiên cứu thị trường phải được đặc biệt coi trọng. Do nhu cầu của thị trường luôn biến động, bán sát biến động của thị trường về sản phẩm hàng hoá của công ty, khả năng cung cấp hàng hoá từ các nhà cung cấp, cũng như là thông tin từ phía các đối thủ cạnh tranh trên cơ sở đó công ty mới xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh mang tính khả thi cao. Để làm tốt vấn đề này thì công ty cần tập trung thực hiện tốt những vấn đề sau. : Thứ nhất: Thu nhập và xử lý thông tin nhanh và đồng bộ kịp thời trong lĩnhv ực kinh doanh cũng như bất cứ lĩnh vực nào khác. Thông tin đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, bởi lẽ có nắm đựơc thông tin về nhu cầu cũng như biến động về nhu cầu hàng hoá, dịch vụ trên thị trường, công ty mới có thể có kế hoạch cụ thể đáp ứng một cách tốt nhất có nhu cầu, tăng hay giảm lượng hàng mua vào dự trữ, bán ratrên cơ sở đó nâng cao được hiệu quả tiêu thụ hàng hoá. Nhưng vấn đề đặt ra có thông tin rồi phải xử lý thông tin như thế nào cũng rất quan trọng. Xử lý phân tích thông tin sao cho đồng bộ, kịp thời phục vụ tốt cho việc ra quyết định kinh doanh. Để tránh những thông tin sai lệch, công ty cần tưng cường thu thập xử lý thông tin bằng cách. Tổ chức điều tra thu thập ý kiến của khách hàng và nhà cung cấp về các tiêu thức như: chất lượng hàng hoá, giá cả, phương thức thanh toán, thái độ phục vụ của nhân viên thông tin về các đối thủ cạnh tranh (về sản phẩm cùng loại, ưu nhược điểm của đối thủ). Tăng cường đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường có trình độ cao đê thu thập và xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời chính xác. Thứ hai: Là thành lập phòng Marketing nghiên cứu thị trường . Hiện nay việc nắm bắt thông tin thiếu chính xác là do cán bộ phòng kinh doanh phải kiêm nhiều chức năng cùng một lúc nên họ không có điều kiện cũng như để chuyên sâu vào nghiệp vụ điều tra nghiên cứu thị trường . Các bước tiến hàng nghiên cứu bao gồm. Bước 1: Thu thập thông tin về thị trường , về nhu cầu đã được thoải mãi . Bước 2: Thu thập thông tin về thị trường chưa được thoả mãn (có phân loại nhu cầu cấp thiết và nhu cầu không cấp thiết). Bước 3: Thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh, bao gồm đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm năng về uy tind, khả năng tài chính, quy mô thị trường , tiềm năng trong tương lai, điểm mạnh, điểm yếu của họ Mặt khác, công ty nên có hồ sơ theo dõi thông tin tất cả các đối thủ cạnh tranh và các khách hàng lớn của mình. c. Tăng cường về tổ chức quản lý mạng lưới tiêu thụ. Với thị trường ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh, nên công ty đã tăng cường về tổ chức quản lý mạng lưới tiêu thụ như sau. + Phục vụ tận tay người tiêu dùng. + Có dịch vụ bảo hành tại nhà. + Có ưu đãi đối với khách hàng lâu năm. + có dịch vụ bán hàng qua điện thoại + Tìm bạn hàng tiềm năng cho công ty. d.Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ tiêu thụ. Sang năm 2003 công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ tiêu thụ của mình bằng cách. Đưa ra thị trường nhiều bao bì, mẫu mã phù hợp với mặt hàng và thị trường . Sẽ nâng cao về mạng lưới tiêu thụ , nâng cao chất lượng cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được hưởng hoa hang phần trăm khi mua mặt hàng của công ty. Tiến tới công ty sẽ khuyến mạin nhữngmặt hàng của mình, để thu hút khách hàng, mở rộng đối tượng phục vụ công ty nên: tăng cường uy tín củact bằng chất lượng hàng hoá, bằng chính sách giá cả linh hoạt, hợp lý, bằng điều kiện thuận lợi trong thanh toán, giao hàng tại điạ điểm được yêu cầu, tiến hang các dịch vụ trước trong và sau khi bán tận tình chu đáo. e. Tăng cường khả năng cho lực lượng bán hàng: - Công ty sẽ tổ chức đào tạo đội ngũ kinh doanh đội ngũ bán hàng của công ty. Tăng cường khả năng giao tiếp và khả năng bán hàng của đội ngũ bán hàng. f. Củng cố và phát triển tuy tín trên thị trường . Tiến tới công ty sẽ củng cố lại mặt hàng kinh doanh của mình trên thị trường phong phú và đa dạng hơn. Để phát triển được uy tín trên thị trường , công ty sẽ tăng cường lực lượng bán hàng và quản lý mạng lưới tiêu thụ hàng hoá một cách chặt chẽ hơn. Có như vậy thì mặt hàng tiêu thụ hàng hoá của công ty sẽ phát triển hơn cùng với thời gian. Công ty sẽ có nhiều hình thức khuyến mại với bạn hàng của mình trên thị trường và có nhiều đổi mới trong mặt hàng kinh doanh của công ty. g. Giải pháp về vốn: Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xây dựng của đất nước và chiến lược phát triển của ngành, công ty cần xây dựng phát triển cơ cấu kinh doanh thị trường bạn hàng.. cho kỳ tới. Theo đó hoạt động của công ty phải nhằm vào thực hiện các mục tiêu cụ thể của chiến lược phát triển, đó là doanh số, thị phần, khách hàng. Để thực hiện đựoc các mục tiêu đó doanh nghiệp phải có vốn, vốn là điều kiện vật chất quyết định cho việc thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp . Hoạt động tiêu thụ hàng hoá đòi hỏi vốn lưu động chiếm tỷ tang trong cơ cấu vốn. Vì vậy phải có các biện pháp quản lý và huy động vốn tốt, đặc biệt là vốn lưu động. Về mặt quản lý vốn, trước đây Nhà nước quản lý vốn của doanh nghiệp quốc doanh. Nhưng do việc quản lý không sát thực nên dẫn tới tình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả. Tính năng động, tính sáng tạo trong quá trình sử dụng vốn không được phát huy. Hiện nay việc giao trách nhiệm sử dụng vốn và bảo toàn vốn cho các doanh nghiệp là cần thiết và có tác động tích cực. Điều đó làm cho doanh nghiệp tự chủ hưon trong kinh doanh và thực sự quan tâm đến hiệu quả của mình. Xác nhận quyền làm chủ sở hữu đối với vốn đã giao cho doanh nghiệp , doanh nghiệp làm chủ quản lý và chủ kinh doanh nên có trách nhiệm sử dụng vốn có hiệuquả để bảo toàn và phát huy vốn hiện có. Thông qua việc giao nhận vốn để rà soát, sắp xếp lại các doanh nghiệp . Trong thời gian qua lượng vốn của công ty còn hạn chế, đồng thời việc đáp ứng các nhu cầu về vốn trong hoạt động tiêu thụ hàng hoá còn chưa kịp thời và đầy đủ, do đó đã bỏ qua những cơ hội kinh doanh thực sự mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, để đáp ứng một cách kịp thời và đầy đủ các yêu cầu về vốn của hoạt động tiêu thụ hàng hoá trong thời gian tới công ty cần phải xây dựng các kế hoạch về vốn, đồng thời phải chủ động để huy động thêm vốn chứ không chỉ trông chờ vào nguồn vốn do Nhà nước cấp. Sau đây là một số biện pháp huy động vốn mà công ty cần xem xét. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tạo nguồn tích luỹ cho công ty, đây là một biện pháp cơ bản quan trọng nhất và cũng gặp nhiều khó khăn phức tạp. Thực chất là giải pháp đồng bộ nhằm sắp xếp lại hoạt động kinh doanh, đổi mới trang thiết bị phát triển kinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu. - Triệt để khai thác các nguồn vốn còn bị ứ đọng hay tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức khác. - Tăng cường nguồn vốn tự có bằng tính chủ động tiến hành các hoạt động lên doanh, liên kết. Tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có của mình. Đa dạng hoá các nguồn vốn huy động từ trong và ngoài nước, tiến hành cổ phần hoá để huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty, đề nghị nhà nước tăng lượng vốn đầu tư. Thu hút vốn là việc khéo nhưng sử dụng và quản lý nguồn vốn còn khó khăn hơn nhiều. Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư vào các quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm những chi phí không cần thiết. Việc phân bổ vốn trong công ty phải sát với các nhu cầu của các hoạt động, phải dựa trên nghiên cứu về thị trường , điều kiện thực tế đê tổ chức hoạt động tiêu thụ cho hợp lý. Tổ chức lại bộ máy quản lý, sắp xếp các bộ phận phòng ban một cách khoa học, cắt bỏ bớt những bộ phận và cá nhân hoạt động không hiệu quả. Tổ hcức chặt chẽ vốn kinh doanh, thanh trừ những cán bộ tha hoá biến chất có ý biến thủ công quỹ của công ty. Tóm lại, để có đủ vốn đầu tư cho các hoạt động kinh doanh của công ty phải có biện pháp hợp lý nhằm huy động và bổ xung nguồn vốn trong những tình huống và giai đoạn cụ thể, không nên chỉ chú trọng đến huy động vốn mà bỏ qua hoạt động kiểm soát nguồn vốn, gây thất thoát tài sản, ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ của công ty. 3.2 Kiến nghị Công ty cần tăng cường lực lượng bán hàng trên thị trường và bổ sung nguồn hàng còn thiếu để làm tăng thêm thị trường. Cần có những đội ngũ của phòng Marketing nhạy bén để giao tiếp với khách hàng cũng như việc khuyếch trương mặt hàng của công ty. Ngành cũng như nhà nước cần có chính sách thuận lợi đối với các công ty máy tính ,giảm thuế nhập khẩu máy tính và linh kiện điện tử... Kết luận Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề tiêu thụ sản phẩm hàng hoá có vai trò hết sức quan trọng đối vơi sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . Bởi doanh nghiệp chỉ đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình khi đảm bảo thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Qua đó doanh nghiệp mới cơ cơ sở tích luỹ và tiến hành sản xuất mở rộng trong kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm còn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt đọng kinh doanh của doanh nghiệp bởi bên cạnh việc giảm chi phí đổi mới trang thiết bị thì tăng sản lượng tiêu thụ và hoàn thành công tác tiêu thụ để ra những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu qủa kinh doanh, phù hợp với khả năng thực tế của doanh nghiệp. Sau thời gian thực tập tại công ty Máy Tính Nguyên Ngọc, em nhận thấy hoạt động tiêu thụ của công ty trong những năm qua còn nhiều hạn chế, song không thể phủ nhận những thành tựu vượt bậc mà công ty đã đạt được, ngày càng xứng đáng hơn với vai trò của một DNTN góp phần tích cực vào sự tăng trưởng của nền kinh tế chung. Khi viết báo cáo này em đã cố gắng đi sâu phân tích, khảo sát đánh gía chân thực đồng thời chỉ ra ưu – nhược điểm, những mặt còn tồn tại trong quá trình hoạt động tiêu thụ hàng hoá của công ty Máy Tính Nguyên Ngọc. Tuy nhiên với điều kiện trình độ và thời gian có hạn chế chỉ đề cập đến hướng giải quyết nội dung cơ bản để định hướng cho một giải pháp đồng bộ. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế của một sinh viên nên chắc rằng báo cáo còn có nhiều thiếu sót. Do vậy, em kính mong được sự quan tâm, giúp đỡ, góp ý kiến của các thầy, cô để nhằm hoàn thiện báo cáo này. Cuối cùng em xin bày tỏ sự cảm ơn rất nhiều đến cô giáo Nguyễn Lệ Thúy và đến toàn thể ban lãnh đạo cán bộ công nhân viên trong công ty Máy tính Nguyên Ngọc đã giúp em hoàn thành báo cáo. Hà nội, ngày tháng năm 2008 Sinh viên: Nguyễn Thành Trinh tài liệu tham khảo Báo cáo tài chính công ty Nguyên Ngọc 2004-2007 Quản trị doanh nghiệp - GS.TS Lê Văn Tâm-NXBGD Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp- NXBGD Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại – NXBLĐXH Marketing cơ bản - Philip Kotler. Kinh tế Lao động –Mai Quốc Chánh Quản trị maketing- NXBĐH Tạp chí Thương mại - số 2/2005 Tạp chí Thương mại - số 11/2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7786.doc
Tài liệu liên quan