Đề tài Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu cán bộ công chức, viên chức y tế ở bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Đây là khoa cần thiết đối với bệnh viện đa khoa, góp phần tích cực vào công tác điều trị bệnh của bệnh viện thông qua chế độ ăn uống. Đồng thời giúp giải quyết gánh nặng cho bệnh nhân và thân nhân trong việc nuôi dưỡng bệnh nhân. Ăn uống của người bệnh là rất cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác chữa bệnh. Do vậy, bệnh viện phải có trách nhiệm chăm lo bảo đảm ăn uống cho người bệnh điều trị nội trú. Khoa Dinh dưỡng của bệnh viện có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ ăn uống cho người bệnh đảm bảo số lượng, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và quản lý chặt chẽ chế độ ăn theo bệnh lý. Ngoài ra khoa phải tham gia đào tạo cán bộ chuyên khoa, nghiên cứu khoa học về các chế độ dinh dưỡng phục vụ người bệnh. Thực hiện quy chế khoa theo quy chế bệnh viện. Trên đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức của Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa để bệnh viện có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình cũng như đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân hiện nay tại địa phương.

doc100 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu cán bộ công chức, viên chức y tế ở bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bộ của Khoa Dược: Stt Chức danh công việc Số lượng 1 Dược sỹ Đại học 2 2 Dược sỹ trung cấp 6 3 Dược tá 5 4 Y công 1 Tổng cộng 14 Trong đó: Một Dược sỹ trưởng khoa phụ trách chung. Một Dược sỹ phó khoa giúp việc cho trưởng khoa và công tác chuyên môn. Các cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của bệnh viện, quy chế của Khoa Dược và chịu sự phân công, chỉ đạo của trưởng khoa. Một số chỉ tiêu tổng hợp: - Số cán bộ làm công tác dược cho 100 giường bệnh (13/300): 4,3. - Số Dược sỹ Đại học cho 100 giường bệnh (2/300): 0,6. - Tỉ lệ Dược sỹ/ nhân viên phục vụ (2./11): 1/5,5. Với nhiệm hiện nay của Khoa Dược tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa thì biên chế của khoa là quá thấp. Chỉ có 2 Dược sỹ đại học, không có Kỹ thuật viên dược làm nhiệm vụ pha chế. Do vậy khoa cần được bổ sung thêm nhân sự với số lượng Dược sỹ đại học và Kỹ thuật viên dược hợp lý. 4.16. Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Khoa Y học dân tộc cổ truyền. Khoa Y học dân tộc cổ truyền thực hiện kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám, chữa bệnh ngoại trú, nội trú và đông dược. Khoa Y học dân tộc cổ truyền phối hợp với các Khoa lâm sàng tiến hành nghiên cứu ứng dụng y học dân tộc cổ truyền và kết hợp cùng y học hiện đại trong điều trị và nghiên cứu khoa học. Khoa Y học cổ truyền hướng về cộng đồng chỉ đạo sử dụng những kiến thức thông thường về xoa bóp, day ấn huyệt, tập luyện dưỡng sinh, sử dụng thuốc y học cổ của truyền trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Khoa Y học dân tộc cổ truyền tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa hiện nay không có giường bệnh, chỉ khám kê đơn điều trị ngoại trú. Hiện tại khoa chỉ có 2 cán bộ: Một Bác sỹ đông y. Một Y sỹ đông y. Theo kế hoạch của bệnh viện khoa sẽ phát triển thành Khoa Vật lý trị liệu- Y học cổ truyền có giường bệnh nội trú. Do đó cần có số lượng cán bộ nhân viên phù hợp. 4.17.Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Khoa Giải phẫu bệnh Khoa giải phẫu bệnh là cơ sở làm các xét nghiệm sinh thiết, tế bào học, khám nghiệm tử thi và siêu cấu trúc. Khoa giải phẫu bệnh có 2 bộ phận: Labô giải phẫu và nhà đại thể. Khoa làm nhiệm vụ tiếp nhận và bảo quản tử thi, khám nghiệm tử thi, khâm liệm và mai táng tử thi. Và một nhiệm vụ quan trọng là sinh thiết, xét nghiệm cơ bản. Đọc các tiêu bản tế bào bệnh học, ghi các kết quả xét nghiệm vào sổ khoa, lưu trữ những tiêu bản, bệnh phẩm điển hình phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hiện tại khoa giải phẫu bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa có 3 cán bộ nhân viên, trong đó: - Một Bác sỹ trưởng khoa. - Hai nhân viên nhà xác. - Với nhiệm vụ hiện nay của khoa cần được bổ sung nhân lực để đảm bảo thực hiện đầy đủ quy chế công tác của khoa và bảo đảm có người thường trực 24/ 24 h. Trên đây là đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của toàn bộ các khoa, các phòng ban trong Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa. Ngoài những phòng ban nghiệp vụ chức năng trên thì bệnh viện còn có các hội đồng với các thành viên là các cán bộ thuộc các khoa, phòng trong bệnh viện, như: Hội đồng khoa học công nghệ: 9 thành viên. Hội đồng thuốc và điều trị: 13 thành viên. Hội đồng thi đua, khen thưởng: 7 thành viên. Hội đồng khám sức khoẻ: 10 thành viên. Ban tiếp dân: 5 thành viên. Các hội đồng làm nhiệm vụ tư vấn cho Giám đốc những vấn đề liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện các chính sách trong bệnh viện. 5. Một số kết quả của bệnh viện trong năm qua Trong năm qua, năm đầu tiên bệnh viện chính thức là Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn trong công tác quy hoạch cán bộ cho nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người bệnh. Tuy vậy, bệnh viện đã đạt được một số kết quả sau: * Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú: 23.112 người. Tổng số bệnh nhân ra viện : 16.335 người. Tổng số bệnh nhân trốn viện: 1.085 người. Tổng số bệnh nhân chuyển viện: 855 người. Tổng số bệnh nhân tử vong: 71 người. Tổng số ngày điều trị nội trú: 18.652 ngày. Công suât sử dụng giường bệnh: 109,86%. Số ngày điều trị trung bình cho 1 bệnh nhân: 5,19 ngày. Tổng số lần khám bệnh: 143. 211 lần. Trong đó đông y: 3.586 lần. Tổng số bệnh nhân điều trị ngoại trú: 3.173 người. Tổng số ca phẫu thuật: 1905 ca. Trong đó mổ cấp cứu: 1092 ca. Mổ chương trình: 813 ca. * Hoạt động cân lâm sàng: Tổng số lần xét nghiệm: 404.418 lần. Tổng số lần chụp X quang: 21. 054 lần. Tổng số lần siêu âm: 13.156 lần. Tổng số lần đo điện tim : 4.616 lần. * Công tác sử dụng máu: Tổng số lượng máu sử dụng: 150.910 ml Tổng số lượng máu mua: 128. 500 ml Tổng số lượng máu người nhà: 20 910 ml . Tổng số người được truyền: 378 người. Số lượng máu phải huỷ: 500 ml . Không có tai biến nào khi truyền máu *Hoạt động Dược, và trang thiết bị Y tế Tổng số tiền nhập: 3.621.859.959, đồng Tổng số tiền xuất : 3.550.975.655,đồng Bộ phận pha chế pha chế được: Nacl 0.9%(rửa): 1.290 L Nacl 0.9%(rửa): 3.456 chai 500ml Benzan: 120 L Cide x: 61 L Javel : 80 L Côn Iôđe 5%: 22 L Nacl 135gr: 177 gói Than hoạt: 212 gói Cồn I ođe 5%: 4 L Bộ phận BHYT đã cấp phát: 24.151 toa Gồm: Người lớn: 18.069 toa Học sinh: 4.528 toa Bệnh nhân nghèo: 1.561 toa Bộ phận thanh trùng, bảo trì đã hấp được :1.440 nồi y cụ cho các khoa Hàng tháng nhân viên bảo trì đi kiểm tra các máy, sửa chữa máy hư hỏng nhỏ và giám định máy hư. *Các chương trình Y tế khác Chương trình BVBMTE-KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình Đình sản nữ: 194 ca Đặt vòng: 980 ca Nạo: 108 ca Hút điều hoà: 2.014 ca Bảo vệ bà mẹ trẻ em: Tổng số lần khám cho trẻ >15 tuổi: 23140 lần Tổng số trẻ em sinh: 2024 ca (31 ca song sinh và 1 ca sinh ba) Tổng số trẻ em sống: 2.572 Tổng số trẻ em chết: 33 (28 chết lưu) Tổng số lần khám phụ khoa: 10.720 Tổng số người khám phụ khoa: 8.444 Tổng số lần khám thai: 4.425 Tổng số người khám thai: 4.078 Tổng số người chết do chửa đẻ: 2 Giải quyết tai biến sản khoa: 20 ca Băng huyết: 9 ca Sản giật: 7 ca Vỡ tử cung: 2 ca Nhiễm trùng: 2 ca *Chương trình chống sốt rét: Tổng số bênh nhân điều trị nội trú: 65 ca Trong đó có 36 ca có kí sinh trùng sốt rét(+) Tổng số lam máu tìm kí sinh trùng sốt rét: 8.412 *Công tác chống mù loà: Khám, chữa bệnh: 12.278 người Mổ thuỷ tinh thể: 88 người *Công tác phòng chống HIV/AIDS: Xét nghiệm tầm soát: 931 người Phát hiện: 13 ca dương tính *Công tác phòng chống lao: Điều trị: 214 ca Tử vong: 2 ca *Chương trình ARI: Tổng số bệnh nhân khám và điều trị: 7.633 người Trong đó: Từ 0 đến 2 tháng tuổi: 189 Từ 2 tháng đến 1 tuổi: 2.212 Từ 1 đến 5 tuổi: 5.232 Tổng số tử vong: 18 người. Dưới 1 tuổi: 15 Trên 1 tuổi: 3 * Chương trình CDD: Khám và điều trị tổng số: 1860 người. Dưới 5 tuổi: 1581. Trên 5 tuổi: 289. Ngoài ra cán bộ trong bệnh viện đều có tham gia nghiên cứu khoa học với 9 đề tài được chấp nhận. Tham gia công tác chỉ đạo tuyến, công tác ngoại viện. Khám hỗ trợ cho các đơn vị, như: khám nghĩa vụ quân sự, khám cho 200 công nhân dầu khí, 102 cán bộ hưu trí xã Long Phước. Các hoạt động của các hội đồng đều được duy trì tốt. Và các hoạt động khác cũng được củng cố và duy trì như chi bộ, công đoàn... III. Những ưu điểm và nhược điểm của bộ máy quản lý và cơ cấu cán bộ hiện nay của Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa 1. Những ưu điểm - Bộ máy tổ chức của bệnh viện đã được sắp xếp, bố trí các khoa, các phòng, ban chức năng theo cơ cấu tổ chức bộ máy của 1 bệnh viện đa khoa, có khả năng đảm nhiệm và hoàn thành được những chức năng và nhiệm vụ cần thiết của một bệnh viện hạng III tuyến tỉnh. - Bộ máy tổ chức quản lý của bệnh viện theo mô hình trực tuyến chức năng. Các khoa, phòng được phân công trách nhiệm cụ thể, không có sự chồng chéo. Đây là một cơ cấu gọn nhẹ và vẫn duy trì được hoạt động của bệnh viện, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. - Tại các khoa, phòng, ban của bệnh viện, cán bộ được bố trí đủ cơ cấu mặt chức danh công việc và đúng theo các chuyên ngành đào tạo, đảm bảo duy trì hoạt động của các khoa phòng thoe qui chế bệnh viện đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn theo hướng chuyên sâu. - Cơ cấu tổ chức của bệnh viện đảm bảo sự phối hợp giữa các khoa, phòng, cũng như hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết. 2. Những nhược điểm - Trong cơ cấu tổ chức bộ máy của bệnh viện nhiều phòng, khoa phải kiêm nhiệm chức năng của phòng khoa khác gây khó khăn cho công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của các khoa, phòng ban. - Trong bộ máy tổ chức của bệnh viện còn thiếu một số phòng, khoa cần thiết cho một bệnh viện hạng III tuyến tỉnh. - Cơ cấu cán bộ tại các phòng, khoa còn chưa hợp lý. Số lượng cán bộ còn quá ít gây khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là thiếu điều dưỡng. Do đó chưa đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo qui chế bệnh viện, nhất là khi có cán bộ đi học, nghỉ phép hoặc ốm đau. - Hầu hết các Khoa lâm sàng, Y tá trưởng khoa phải kiêm nhiệm công việc của Y tá hành chính, do vậy không còn thời gian để chỉ đạo chuyên môn cho các Y tá trong khoa. - Cơ cấu cán bộ hiện nay của bệnh viện hạn chế việc học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ và việc tham gia nghiên cứu khoa học của các cán bộ, nhân viên, do công việc thường ngày quá bận bịu và căng thẳng. Đồng thời ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài của cán bộ, nhân viên trong bệnh viện. Phần thứ ba: Phương hướng hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu cán bộ công chức, viên chức tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa. I. ý nghĩa và cơ sở của việc hoàn thiện. 1. ý nghĩa Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu cán bộ y tế tại các đơn vị nói chung và Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Tạo ra cho các đơn vị một bộ máy quản lý hợp lý, điều hành tốt đơn vị hoàn thành tốt mục tiêu đã định. Đồng thời tạo ra một cơ cấu cán bộ hợp lý đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong giai đoạn hiện nay cũng như về lâu dài. Hơn nữa, đây là việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong chiến lược bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Hoàn thiện cơ cấu cán bộ tạo ra một cơ cấu cán bộ hợp lý cho trước mắt cũng như lâu dài, góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho nhân dân cũng như bình ổn đội ngũ cán bộ công chức viên chức y tế, giúp cho công tác hoạch định nguồn nhân lực đựơc dễ dàng, mang lại hiệu quả cao. Hoàn thiện cơ cấu cán bộ y tế tại các đơn vị để tạo ra một cơ cấu cán bộ hợp lý, giải quyết tình trạng làm việc quá căng thẳng hiện nay tại các bệnh viện, do thiếu người và công suất sử dụng giường bệnh lại qúa cao, dễ dẫn đến làm ẩu, bệnh nhân không được chăm sóc chu đáo, do vậy mà hiệu quả của công tác khám chữa bệnh bị giảm sút, cũng như đảm bảo sức khoẻ lâu dài cho cán bộ y tế. Hoàn thiện cơ cấu cán bộ công chức, viên chức y tế tại các đơn vị hợp lý, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có thời gian học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tiếp thu những thành tựu khoa học mới để nâng cao hiệu qủa của công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. 2. Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý và cơ cấu cán bộ công chức, viên chức ngành Y tế đầu tiên phải dựa trên cơ sở tiêu chuẩn định biên của ngành cho từng loại đơn vị cụ thể, ở từng khu vực dân cư nhất định. Đối với các đơn vị khám chữa bệnh thì việc hoàn thành tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu cán bộ phải dựa vào quy chế bệnh viện do Bộ Y tế ban hành. Để tạo ra được một bộ máy quản lý và cơ cấu cán bộ hợp lý cho một đơn vị, thì nhất thiết phải dựa trên những nguyên tắc chung cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức của một đơn vị nhất định. Ngoài những cơ sở chung trên việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu cán bộ cho Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa còn phải dựa vào vai trò, nhiệm vụ của đơn vị trong hệ thống y tế của tỉnh và các tỉnh lân cận. Dựa vào chức trách nhiệm vụ của từng cán bộ công chức, viên chức trong từng khoa, phòng, ban của bệnh viện. Hơn nữa, phải căn cứ vào thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu cán bộ hiện hành tại bệnh viện, thực trạng công tác khám, chữa bệnh của bệnh việ0n trong năm qua. Vậy để hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý và cơ cấu cán bộ cho một đơn vị nói chung và Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa nói riêng phải dựa trên những văn bản pháp quy của Nhà nước và của ngành chủ quản. Đồng thời phải kết hợp giữa cơ sở khoa học cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức cho một đơn vị và cơ sở thực tiễn tại đơn vị thì mới tạo ra được một bộ máy tổ chức hoàn chỉnh, một cơ cấu cán bộ hợp lý đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị đó. 3. Phương hướng hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ cấu cán bộ cho Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của bệnh viện hiện nay, dựa trên cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hiện hành của bệnh viện, để xây dựng bộ máy tổ chức quản lý với các khoa, phòng, ban hợp lý nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân. Dựa trên cơ cấu trình độ chức danh nghề nghiệp quy định của ngành Y tế và cơ cấu cán bộ của từng khoa, phòng, ban tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa để sắp xếp bố trí lại nhân sự hợp lý cho từng khoa, phòng đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh tại đơn vị được tốt hơn cũng như đảm bảo sức khoẻ lâu dài cho cán bộ y tế. Biểu số 3: Hướng dẫn định biên cho bệnh viện đa khoa. Số TT Chỉ tiêu Tiêu chuẩn biên chế (người /giường) Loại 300 giường bệnh Loại 350 giường bệnh 1 Tiêu chuẩn chung 1,20253 361 420 2 Lao động quản lý 0,04257 12 15 3 Lao động lâm sàng và cận lâm sàng 0,98574 296 345 Bác sỹ cao cấp 0,00658 2 3 Bác sỹ chính 0,03210 10 12 Bác sỹ 0,19663 59 69 Y sỹ Y tá cao cấp 0,00941 3 3 Y tá chính 0,23123 69 81 Y tá 0,08678 26 30 Nữ hộ sinh cao cấp 0,00774 3 3 Nữ hộ sinh chính 0,04367 13 15 Nữ hộ sinh 0,02719 8 10 Kỹ thuật viên cao cấp y 0,00783 3 3 Kỹ thuật viên chính y 0,05206 16 18 Kỹ thuật viên y 0,02780 9 10 Dược sỹ cao cấp 0,00611 1 1 Dược sỹ chính 0,00599 1 2 Dược sỹ 0,01412 4 4 Dược sỹ trung cấp 0,02336 7 8 Kỹ thuật viên dược 0,01378 4 5 Kỹ thuật viên chính dược 0,01160 3 4 Dược tá 0,02520 7 9 Hộ lý 0,10074 30 35 Y công 0,03019 10 6 Nhân viên nhà xác 0,01730 5 11 Lương y 0,00842 3 3 4 Lao động phục vụ y tế 0,01742 53 60 Kế toán 0,03608 11 12 Lái xe 0,01878 5 6 Hành chính 0,02518 8 9 Bảo vệ 0,02443 9 9 Công nhân lao động 0,02597 9 9 Đại học khác 0,01561 5 6 Khác 0,02817 6 9 Biểu số 4:Hướng dẫn định biên cho khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa Số TT Chỉ tiêu Tiêu chuẩn biên chế (người /giường) Loại 300 giường bệnh Loại 350 giường bệnh 1 Tiêu chuẩn chung 0,14139 41 49 2 Lao động quản lý 0,00321 1 1 3 Lao động lâm sàng và cận lâm sàng 0,13818 40 48 Bác sỹ cao cấp 0,00343 1 1 Bác sỹ chính 0,01685 5 6 Bác sỹ 0,01703 5 6 Y sỹ Y tá cao cấp 0,00316 1 1 Y tá chính 0,03424 10 12 Y tá 0,02143 6 8 Nữ hộ sinh cao cấp Nữ hộ sinh chính 0,00752 2 3 Nữ hộ sinh 0,00435 1 1 Kỹ thuật viên cao cấp y Kỹ thuật viên chính y Kỹ thuật viên y Dược sỹ cao cấp Dược sỹ chính Dược sỹ Dược sỹ trung cấp Kỹ thuật viên dược Kỹ thuật viên chính dược Dược tá Hộ lý 0,03017 9 10 Y công Nhân viên nhà xác Lương y 4 Lao động phục vụ y tế Kế toán Lái xe Hành chính Bảo vệ Công nhân lao động Đại học khác Khác II. Những giải pháp cụ thể Thực hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân của Đảng và Nhà nước ta. Vừa qua Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế của cơ cấu cán bộ công chức viên chức tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện của các địa phương trong cả nước. Trên cơ sở đó đã đưa ra dự kiến tiêu chuẩn định biên cho các cơ sở y tế theo quy mô dân số phụ trách và theo quy mô giường bệnh (biểu số 3 và số 4). Đây là cơ sở về nhân lực để xây dựng tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu cán bộ tại các khoa, phòng trong các đơn vị y tế. Năm 1999 Sở y tế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã xác định vị trí của Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân là: Bệnh viện đa khoa tỉnh - hạng III, và từng bước tiến lên bệnh viện hạng II. Do đó Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa vừa phải hoàn thiện nhanh cơ cấu của một bệnh viện hạng III vừa phải vươn lên quy mô của bệnh viện hạng II, trước mắt nâng lên 350 giường bệnh. Vậy Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa cần phải thực hiện một số công việc sau: 1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý 1.1. Tách chức năng hành chính từ Phòng Tổ chức- Hành chính chuyển sang Phòng Quản trị. Khi đó thành hai phòng: Phòng Tổ chức cán bộ và Phòng Quản trị- Hành chính. Giao chức năng hành chính cho Phòng Quản trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác của Phòng Quản trị trong bệnh viện, giảm bớt sự phụ thuộc giữa các phòng chức năng, công tác quản lý của Giám đốc cũng thuận lợi hơn. Tránh được một số tình trạng như trước đây, kế hoạch do phòng kế hoạch tổng hợp xây dựng phải thông qua Phòng Tổ chức- Hành chính làm thủ tục sau đó mới chuyển xuống Phòng Quản trị thực hiện. 1.2. Thành lập thêm Phòng trang thiết bị- vật tư y tế Phòng trang thiết bị- vật tư y tế là Phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác vật tư, thiết bị y tế trong bệnh viện. Nhiệm vụ của phòng là tổng hợp kế hoạch, trang bị và sửa chữa thiết bị y tế, theo dõi sử dụng vật tư, thiết bị y tế, theo dõi hợp đồng đấu thấu mua sắm vật tư thiết bị y tế. Trước đây chức năng này Phòng Kế hoạch tổng hợp đảm nhiệm , do đó gây qúa tải về công việc làm cho hiệu quả công tác thấp. 1.3. Tách Khoa Nhiễm từ Khoa Nội- Nhiễm Mặc dù cùng là bệnh nội nhưng do tính chất của bệnh tật nên hai khoa này phải ở khu vực xa nhau, khó khăn cho việc triển khai công tác của khoa cũng như công việc quản lý của lãnh đạo khoa. Hơn nữa sự di chuyển của cán bộ giữa hai khu vực này dễ làm lây lan bệnh tật. Việc tách này sẽ tạo thuận lợi cho công tác điều trị bệnh và thực hiện quy chế từng khoa. 1.4. Tách Liên chuyên khoa (Tai Mũi Họng- Răng Hàm Mặt- Mắt) thành hai khoa: Tai Mũi Họng và Liên chuyên khoa Răng Hàm Mặt- Mắt) Liên chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa hiện nay là một khoa lớn gồm 3 chuyên khoa sâu. Do vậy không thuận lợi cho việc triển khai công việc tại khoa cũng như công tác quản lý của khoa gặp nhiều khó khăn. Thực tế hiện nay của bệnh viện Liên chuyên khoa được chia làm hai khu chuyên khoa Răng Hàm Mặt - Mắt và Tai Mũi Họng để tiện cho việc thực hiện quy chế của các khoa riêng, do tính chất các loại bệnh khác nhau. Hơn nữa bệnh nhân hiện naylại đông do đó gây khó khăn cho công tác quản lý của khoa. Vậy việc tách là rất cần thiết. 1.5. Tách Khoa Cận lâm sàng thành hai khoa: Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Khoa Xét nghiệm Tuy có cùng chức năng trợ giúp cho công tác khám, chẩn đoán và chữa bệnh của bệnh viện. Nhưng do tính chất công việc của các chuyên ngành là khác nhau cho nên khó khăn cho lãnh đạo khoa trong việc quản lý, phân công nhiêm vụ, cũng như chỉ đạo thực hiện đúng quy chế bệnh viện cho từng chuyên khoa. Do vậy việc tách thành hai chuyên khoa sâu sẽ tạo thuận lợi cho công tác của từng chuyên khoa hơn. 1.6. Thành lập Phòng chống nhiễm khuẩn Hiện tại, bệnh viện đa khoa Bà Rịa chưa có Phòng chống nhiễm khuẩn. Đây là một phòng rất cần thiết cho một bệnh viện đa khoa, nó có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện quy chế phòng chống nhiễm khuẩn của bệnh viện. Phòng chống nhiễm khuẩn có trách nhiệm khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng dụng cụ y tế cho toàn bệnh viện; giám sát việc xử lý chất thải cho toàn bệnh viện. Bảo đảm vệ sinh bệnh viện sạch đẹp, giám sát mọi thành viên của bệnh viện thực hiện kỹ thuật vô khuẩn, vệ sinh khoa, phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Huấn luyện nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới về công tác nhiễm khuẩn. 1.7. Thành lập Liên chuyên khoa Vật lý trị liệu- Y học cổ truyền Hiện nay, bệnh viện đã có khoa Đông Y nhưng chưa có giường bệnh. Chưa có Khoa Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng, trong khi đây là một khoa hết sức cần thiết đối với một bệnh viện cấp tỉnh. Ngoài chức năng của Khoa Y học cổ truyền thì khoa sẽ đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ của Khoa Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng. Khoa có nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người khiếm khuyết, giảm chức năng và tàn tật. Sản xuất và hướng dẫn các dụng cụ trợ giúp chỉnh hình thay thế, chỉ đạo về mặt kỹ thuật phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. 1.8. Thành lập Khoa Dinh dưỡng Đây là khoa cần thiết đối với bệnh viện đa khoa, góp phần tích cực vào công tác điều trị bệnh của bệnh viện thông qua chế độ ăn uống. Đồng thời giúp giải quyết gánh nặng cho bệnh nhân và thân nhân trong việc nuôi dưỡng bệnh nhân. Ăn uống của người bệnh là rất cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác chữa bệnh. Do vậy, bệnh viện phải có trách nhiệm chăm lo bảo đảm ăn uống cho người bệnh điều trị nội trú. Khoa Dinh dưỡng của bệnh viện có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ ăn uống cho người bệnh đảm bảo số lượng, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và quản lý chặt chẽ chế độ ăn theo bệnh lý. Ngoài ra khoa phải tham gia đào tạo cán bộ chuyên khoa, nghiên cứu khoa học về các chế độ dinh dưỡng phục vụ người bệnh. Thực hiện quy chế khoa theo quy chế bệnh viện. BAN GIáM ĐốC Trên đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức của Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa để bệnh viện có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình cũng như đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân hiện nay tại địa phương. Bộ máy tổ chức quản lý của bệnh viện đa khoa Bà Rịa- Vũng Tầu sau khi hoàn thiện sẽ như sơ đồ 9: Ban giám đốc PHòNG Tổ chức cán bộ Sơ đồ 9: Tổ chức bộ máy quản lý của bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau khi hoàn thiện. Phòng Điều dưỡng Phòng Tài chính Kế toán Phòng Quản trị Hành chính Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Chống nhiễm khuẩn Phòng Vật tư thiết bị y tế Khoa Ngoại tổng hợp Khoa Nội Khoa Lây nhiễm Khoa Sản Khoa Giải phẫu bệnh Khoa Xét nghiệm Khoa Dinh dưỡng Khoa Chẩn đoán hình ảnh Khoa Dược Liên chuyên khoa RHM - M Khoa Tai - Mũi - Họng Khoa Phẫu thuật Khoa VLTL - Y học cổ truyền Khoa Hồi sức - Cấp cứu Khoa Nhi Khoa Khám bệnh 2. Bố trí lại cán bộ tại các khoa, phòng trong bệnh viện Để đảm bảo bố trí cán bộ, nhân viên cho các khoa, phòng ban một cách hợp lý cho bệnh viện, tôi đã tiến hành khảo sát, phân tích nhiệm vụ của các chức danh trong bệnh viện và khảo sát hao phí thời gian làm việc hiện tại của các cán bộ trong các bộ phận của bệnh viện. Kết hợp với các ý kiến của các cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm của bệnh viện, các đơn vị y tế khác, các cán bộ lãnh đạo, chuyên gia của ngành Y tế về công tác tổ chức và biên chế cán bộ. Đồng thời, căn cứ vào đặc điểm chức năng, nhiệm vụ của các khoa, phòng ban trong bệnh viện. Do giới hạn của bài viết này, cho nên không trình bày tất cả các tài liệu phân tích, mà chỉ đưa ra cơ cấu cán bộ cho các khoa, phòng trong bệnh viện sau khi đã sắp xếp, bố trí lại. 2.1.Ban giám đốc (bố trí như cũ) Ban giám đốc gồm 3 Bác sỹ: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Trong đó: Giám đốc bệnh viện là người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm trực tiếp trước cấp trên về mọi hoạt động của bệnh viện. Hai phó giám đốc giúp việc cho giám đốc 1 phó giám đốc phụ trách Cận lâm sàng và khối hành chính. 1 phó giám đốc phụ trách khối lâm sàng. 2.2.Phòng tổ chức cán bộ Cơ cấu cán bộ như sau: Stt Chức danh công việc Thực trạng Hoàn thiện Chênh lệch 1 Bác sỹ 0 1 1 2 Y sỹ 2 2 0 3 Văn thư 2 0 -2 4 Đại học khác 0 1 1 Tổng số 4 4 0 Trong đó: 1 trưởng phòng phụ trách chung 1 phó phòng giúp việc cho trưởng phòng Các thành viên khác chịu sự phân công chỉ đạo của trưởng phòng. 2.3. Phòng Kế hoạch tổng hợp Cơ cấu cán bộ được sắp xếp như sau: STT Chức danh Thực trạng Hoàn thiện Chênh lệnh 1 Bác sỹ 3 2 -1 2 Y sỹ 3 3 0 3 Y tá trung cấp 5 1 -4 4 Y tá sơ cấp 0 1 1 5 Nữ hộ sinh 0 1 1 6 Kỹ thuật viên trung cấp 1 1 0 7 Kỹ thuật viên sơ cấp 1 1 0 8 Dược sỹ trung cấp 0 1 1 9 Dược tá 1 0 -1 10 Y công 1 1 0 11 Cán sự đại học 0 1 1 Tổng số 15 13 -2 Trong đó: 1 trưởng phòng phụ trách chung 1 phó phòng giúp việc cho trưởng phòng Các thành viên khác trong phòng thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của bệnh viện và chịu sự phân công, chỉ đạo của trưởng phòng. 2.4. Phòng điều dưỡng Cơ cấu cán bộ được bố trí như sau: STT Chức danh công việc Số lượng 1 Y tá đại học 1 2 Y tá trung cấp 2 3 Nữ hộ sinh trung cấp 1 Tổng số: 4 Trong đó: Một trưởng phòng phụ trách chung. Một phó phòng giúp việc cho trưởng phòng. Các cán bộ, nhân viên trong phòng thực hiện nhiệm vụ theo quy chế bệnh viện và chịu sự phân công, chỉ đạo của trưởng phòng. Số lượng cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ của bộ phận điều dưỡng thuộc phòng Kế hoạch tổng hợp trước đây được bố trí tại phòng này. 2.5. Phòng Quản trị- Hành chính Cơ cấu cán bộ của phòng như sau: STT Chức danh công việc Thực trạng Hoàn thiện Chênh lệch 1 Đại học kế toán 1 0 -1 2 Đại học khác 0 1 1 3 Thủ kho 1 1 0 4 Bảo vệ 9 10 1 5 Lái xe 4 5 1 6 Thợ mộc 1 1 0 7 Nhân viên nhà xác 1 0 -1 8 Thợ điện,nước 3 3 0 9 Thợ bảo dưỡng 2 3 1 10 Y công 4 1 -3 11 Văn thư 0 1 1 Tổng cộng 26 28 2 Trong đó: 1 trưởng phòng phụ trách chung 1 phó phòng giúp việc cho trưởng trưởng phòng Các nhân viên trong phòng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng phòng. 2.6. Phòng Tài chính - Kế toán Cơ cấu cán bộ của Phòng Tài chính - Kế toán như sau: Stt Chức danh công việc Thực trạng Hoàn thiện Chênh lệch 1 Kế toán Đại học 2 3 1 2 Kế toán Trung cấp 5 5 0 3 Kế toán Sơ cấp 4 4 0 Tổng số 11 12 1 Trong đó: Một trưởng phòng phụ trách chung. Một phó phòng giúp việc cho trưởng phòng. Các nhân viên trong phòng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng phòng. 2.7.Phòng Vật tư thiết bị y tế. Cơ cấu cán bộ của Phòng Vật tư thiết bị y tế gồm: STT Chức danh công việc Hoàn thiện 1 Bác sỹ 2 2 Y tá trung cấp 1 3 Kỹ thuật viên trung cấp 1 4 Kỹ sư 1 5 Trung cấp kỹ thuật 1 Tổng cộng 6 Trong đó: 1 trưởng phòng phụ trách chung 1 phó phòng giúp việc cho trưởng phòng Các thành viên khác trong phòng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công chỉ đạo của trưởng phòng. 2.8. Phòng chống nhiễm khuẩn Cơ cấu tổ chức của phòng chống nhiễm khuẩn như sau: STT Chức danh công việc Hoàn thiện 1 Bác sỹ (vệ sinh dịch tễ) 1 2 Y tá trung cấp 1 3 Y tá sơ cấp 1 4 Kỹ thuật viên vi sinh 1 5 Y công 8 Tổng số 12 Trong đó: 1 trưởng phòng phụ trách chung 1 phó phòng giúp việc cho trưởng phòng Các thành viên khác trong phòng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công chỉ đạo của trưởng phòng. 2.9. Khoa dinh dưỡng. Cơ cấu cán bộ của khoa dinh dưỡng như sau: STT Chức danh công việc Hoàn thiện 1 Bác sỹ có chuyên môn dinh dưỡng 3 2 Y tá sơ cấp 1 3 Y công 1 4 Kế toán trung cấp 1 5 Tiếp phẩm 2 Tổng cộng 8 Trong đó: 1 Bác sỹ trưởng khoa phụ trách chung 1 Bác sỹ phó khoa chịu sự phân công của trưởng khoa 2 người làm nhiệm vụ tiếp phẩm 1 kế toán làm công tác hạch toán bữa ăn cho bệnh nhân. Nói chung các thành viên trong khoa làm nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng khoa. Do hiện nay công tác phục vụ ăn uống cho bệnh nhân phải thực hiện hạch toán cho nên nhân viên nấu ăn không được đưa vào biên chế mà bệnh viện phải thực hiện hợp đồng trả lương bằng lợi nhuận dịch vụ. 2.10. Khoa Ngoại tổng hợp Cơ cấu cán bộ của Khoa ngoại tổng hợp: Stt Chức danh công việc Thực trạng Hoàn thiện Chênh lệch 1 Bác sỹ 10 15 5 2 Y sỹ 2 2 0 3 Y tá trung cấp 9 17 8 4 Y tá sơ cấp 3 5 2 5 Hộ lý 4 5 1 Tổng cộng 28 44 16 Trong đó: Một Bác sỹ trưởng khoa phụ trách chung. Một Bác sỹ phó khoa giúp việc Bác sỹ trưởng khoa. Một Y tá trưởng khoa. Một Y tá hành chính. Y sỹ làm nhiệm vụ điều dưỡng Các cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của bệnh viện, quy chế của Khoa Ngoại và chịu sự phân công, chỉ đạo của trưởng khoa. 2.11. Khoa Nội Cơ cấu cán bộ của Khoa Nội: Stt Chức danh công việc Thực trạng Hoàn thiện Chênh lệch 1 Bác sỹ 10 10 0 2 Y sỹ 4 2 -2 3 Nữ hộ sinh trung cấp 1 0 -1 4 Y tá trung cấp 11 15 4 5 Y tá sơ cấp 2 6 4 6 Hộ lý 4 5 1 Tổng cộng 32 38 6 Trong đó: Một Bác sỹ trưởng khoa phụ trách chung. Một Bác sỹ phó khoa giúp việc Bác sỹ trưởng khoa. Một Y tá trưởng khoa. Một Y tá hành chính. Y sỹ làm công tác điều dưỡng. Các cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của bệnh viện, quy chế của Khoa Nội- Nhiễm và chịu sự phân công, chỉ đạo của trưởng khoa. Số Bác sỹ, Y sỹ, Y tá trước làm nhiệm vụ tại khu nhiễm nay chuyển về công tác tại khoa nhiễm. Số cán bộ còn thiếu bệnh viện có kế hoạch tuyển dụng bổ sung theo đúng chuyên khoa. 2.12. Khoa Sản Bố trí 60 giường bệnh. Cơ cấu cán bộ của Khoa sản như sau: STT Chức danh công việc Thực trạng Hoàn thiện Chênh lệch 1 Bác sỹ 5 8 3 2 Y sỹ 5 2 -3 3 Y tá trung cấp 1 3 2 4 Y tá sơ cấp 0 1 1 5 Nữ hộ sinh trung cấp 10 12 2 6 Nữ hộ sinh sơ cấp 0 4 4 7 Hộ lý 4 5 1 Tổng cộng 27 35 8 Trong đó: Một Bác sỹ trưởng khoa phụ trách chung. Một Bác sỹ phó khoa giúp việc Bác sỹ trưởng khoa. Một Nữ hộ sinh trưởng khoa. Một Y tá hành chính. Các cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của bệnh viện, quy chế của Khoa sản và chịu sự phân công, chỉ đạo của trưởng khoa. 2.13. Khoa Nhi Bố trí 60 giường bệnh. Cơ cấu cán bộ của Khoa Nhi: STT Chức danh công việc Thực trạng Hoàn thiện Chênh lệch 1 Bác sỹ 8 9 1 2 Y sỹ 3 3 0 3 Y tá trung cấp 8 14 6 4 Y Tá sơ cấp 1 3 2 5 Nữ hộ sinh trung cấp 1 2 1 6 Hộ lý 2 5 3 Tổng cộng 23 36 13 Trong đó bố trí: Một Bác sỹ trưởng khoa phụ trách chung. Một Bác sỹ phó khoa giúp việc Bác sỹ trưởng khoa. Một Y tá trưởng khoa. Một Y tá hành chính. Các cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của bệnh viện, quy chế của Khoa nhi và chịu sự phân công, chỉ đạo của trưởng khoa. 2.14. Khoa Hồi sức- Cấp cứu Bố trí 10 giường bệnh. Cơ cấu cán bộ của Khoa Hồi sức- Cấp cứu như sau: STT Chức danh công việc Thực trạng Hoàn thiện Chênh lệch 1 Bác sỹ 6 6 0 2 Y sỹ 1 2 1 3 Y tá trung cấp 13 13 0 4 Hộ lý 3 3 0 Tổng cộng 23 24 1 Trong đó bố trí như sau: Một Bác sỹ trưởng khoa phụ trách chung. Một Bác sỹ phó khoa giúp việc Bác sỹ trưởng khoa. Một Y tá trưởng khoa. Một Y tá hành chính. Các cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của bệnh viện và chịu sự chỉ đạo của trưởng khoa. 2.15. Khoa Giải phẫu bệnh Cơ cấu cán bộ bố trí như sau: STT Chức danh công việc Thực trạng Hoàn thiện Chênh lệch 1 Bác sỹ 1 1 0 2 Nhân viên nhà xác 2 3 1 3 Kỹ thuật viên giải phẫu 0 1 1 Tổng cộng: 3 5 2 Trong đó bố trí: Một Bác sỹ trưởng khoa phụ trách chung. Các cán bộ, nhiệm vụ của khoa thực hiện theo quy chế của bệnh viện và chịu sự chỉ đạo của trưởng khoa. 2.16. Khoa Phẫu thuật- Gây mê hồi sức Bố trí 10 giường hậu phẫu. Cơ cấu cán bộ của Khoa phẫu thuật - gây mê hồi sức: STT Chức danh công việc Thực trạng Hoàn thiện Chênh lệch 1 Bác sỹ 1 1 0 2 Y sỹ 2 2 0 3 Kỹ thuật viên Đại học 1 1 0 4 Kỹ thuật viên trung cấp 3 6 3 5 Y tá trung cấp 11 11 0 6 Y tá sơ cấp 4 4 0 7 Nữ hộ sinh trung cấp 2 1 -1 8 Hộ lý 2 2 0 Tổng cộng 26 28 2 Trong đó: Một Bác sỹ trưởng khoa phụ trách chung. Một phó khoa giúp việc cho trưởng khoa. Một Y tá trưởng khoa. Một Y tá hành chính Các cán bộ, nhân viên trong khoa thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của bệnh viện, quy chế của Khoa phẫu thuật gây mê hồi sức và chịu sự phân công, chỉ đạo của trưởng khoa. 2.17. Liên chuyên khoa (Răng - Hàm - Mặt - Mắt) Bố trí 20 giường bệnh. Cơ cấu cán bộ của Khoa Liên chuyên khoa: Trong đó: Một Bác sỹ trưởng khoa phụ trách chung. Một Bác sỹ phó khoa giúp việc Bác sỹ trưởng khoa. Một Y tá trưởng khoa kiêm Y tá hành chính. STT Chức danh công việc Thực trạng Hoàn thiện Chênh lệch 1 Bác sỹ 7 6 -1 2 Y sỹ 1 3 2 3 Y tá trung cấp 4 4 0 4 Y tá sơ cấp 0 3 3 5 Nữ hộ sinh sơ cấp 1 0 -1 6 Y công 0 2 2 Tổng cộng 13 18 5 Các cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của bệnh viện, quy chế của các khoa liên quan và chịu sự phân công, chỉ đạo của trưởng khoa. Các Bác sỹ, Y sỹ thuộc chuyên khoa Tai- Mũi- Họng chuyển về làm việc tại khoa Tai- Mũi- Họng. Số lượng cán bộ, nhân viên còn thiếu thì bệnh viện có kế hoạch tuyển dụng bổ sung theo đúng chuyên khoa. Số lượng cán bộ, nhân viên không phù hợp với chuyên khoa thì cần được chuyển về khoa thích hợp. 2.18. Khoa Tai- Mũi- Họng. Bố trí 20 giường bệnh. Cơ cấu cán bộ, nhân viên trong khoa được bố trí như sau: Stt Chức danh công việc Số lượng 1 Bác sỹ 4 2 Y sỹ 1 3 Y tá trung cấp 6 4 Y tá sơ cấp 3 5 Hộ lý 2 Tổng cộng 16 Trong đó: Một Bác sỹ trưởng khoa phụ trách chung. Một Bác sỹ phó khoa giúp việc Bác sỹ trưởng khoa. Một Y tá trưởng khoa kiêm Y tá hành chính. Các cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của bệnh viện, quy chế của các khoa liên quan và chịu sự phân công, chỉ đạo của trưởng khoa. 2.19. Khoa Nhiễm Bố trí 20 giường bệnh. Cơ cấu cán bộ, nhân viên của khoa bố trí như sau: Stt Chức danh công việc Số lượng 1 Bác sỹ 4 2 Y sỹ 2 3 Y tá trung cấp 5 4 Y tá sơ cấp 2 5 Hộ lý 2 Tổng cộng 15 Trong đó: Một Bác sỹ trưởng khoa phụ trách chung. Một Bác sỹ phó khoa giúp việc Bác sỹ trưởng khoa. Một Y tá trưởng khoa kiêm Y tá hành chính. Các cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của bệnh viện, quy chế của các khoa liên quan và chịu sự phân công, chỉ đạo của trưởng khoa. Các cán bộ thuộc khu vực nhiễm của khoa Nội- Nhiễm trước đây được chuyển về khoa này. Số lượng cán bộ, nhân viên còn thiếu bệnh viện có kế hoạch bổ sung theo đúng chuyên khoa. 2.20. Khoa Vật lý trị liệu- Y học cổ truyền. Bố trí 20 giường bệnh. Trong đó: Một Bác sỹ trưởng khoa phụ trách chung. Một Bác sỹ phó khoa giúp việc Bác sỹ trưởng khoa. Một Y tá trưởng khoa kiêm Y tá hành chính. Cơ cấu cán bộ, nhân viên của khoa bố trí như sau: Stt Chức danh công việc Thực trạng Hoàn thiện Chênh lệch 1 Bác sỹ 1 4 3 2 Y sỹ 1 2 1 3 Y tá trung cấp 0 3 3 4 Y tá sơ cấp 0 2 2 5 Lương y 0 2 2 6 Hộ lý 0 2 2 Tổng cộng 2 15 13 Các cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của bệnh viện, quy chế của các khoa liên quan và chịu sự phân công, chỉ đạo của trưởng khoa. Số cán bộ, nhiệm vụ còn thiếu bệnh viện cần có kế hoạch để tuyển mộ bổ sung theo đúng chuyên khoa y học cổ truyền. 2.21. Khoa khám bệnh. Cơ cấu cán bộ của Khoa khám bệnh STT Chức danh công việc Thực trạng Hoàn thiện Chênh lệch 1 Bác sỹ 10 13 3 2 Y sỹ 3 3 0 3 Nữ hộ sinh trung cấp 0 2 2 4 Nữ hộ sinh sơ cấp 1 1 0 5 Y tá trung cấp 11 15 4 6 Y tá sơ cấp 5 5 0 7 Hộ lý 7 9 2 Tổng cộng 37 48 11 Trong đó: Một Bác sỹ trưởng khoa phụ trách chung. Một Bác sỹ phó khoa giúp việc cho trưởng khoa và làm công tác chuyên môn. Một Y tá trưởng khoa kiêm Y tá hành chính Các cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện nhiệm vụ theo quy chế bệnh viện và chịu sự phân công chỉ đạo của trưởng khoa. 2.22. Khoa Xét nghiệm Cơ cấu cán bộ của Khoa xét nghiệm: Stt Chức danh công việc Thực trạng Hoàn thiện Chênh lệch 1 Bác sỹ 6 2 -4 2 Dược sỹ 1 2 1 3 Kỹ thuật viên trung cấp 10 11 1 4 Kỹ thuật viên sơ cấp 1 2 1 5 Y tá trung cấp 2 1 -1 6 Y công 3 1 -2 Tổng cộng 23 19 -4 Trong đó: Một Bác sỹ trưởng khoa phụ trách chung. Một Bác sỹ phó khoa giúp việc cho trưởng khoa và công tác chuyên môn. Một Kỹ thuật viên trưởng khoa. Các cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của bệnh viện, quy chế của Khoa xét nghiệm và chịu sự phân công, chỉ đạo của trưởng khoa. Số cán bộ, nhân viên làm việc tại chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh được chuyển về khoa chẩn đoán hình ảnh. Số lượng cán bộ, nhân viên còn thiếu bệnh viện cần có kế hoạch tuyển dụng, bổ sung theo đúng chuyên khoa cần thiết. 2.23. Khoa Chẩn đoán hình ảnh Cơ cấu cán bộ, nhân viên trong khoa được bố trí như sau: Stt Chức danh công việc Số lượng 1 Bác sỹ 7 2 Kỹ thuật viên trung cấp 7 3 Y tá trung cấp 1 4 Y công 1 Tổng cộng 16 Trong đó: Một Bác sỹ trưởng khoa phụ trách chung. Một Bác sỹ phó khoa giúp việc cho trưởng khoa và công tác chuyên môn. Một Kỹ thuật viên trưởng khoa. Các cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của bệnh viện, quy chế của Khoa xét nghiệm và chịu sự phân công, chỉ đạo của trưởng khoa. Số lượng cán bộ, nhân viên trước đây làm việc tại chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh thuộc khoa Cận lâm sàng được bố trí tại khoa này. Số lượng cán bộ, nhân viên còn thiếu bệnh viện cần có kế hoạch tuyển dụng bổ sung thêm. 2.24. Khoa dược. Cơ cấu cán bộ của Khoa dược: Stt Chức danh công việc Thực trạng Hoàn thiện Chênh lệch 1 Dược sỹ Đại học 2 5 3 2 Dược sỹ trung cấp 6 6 0 3 Dược tá 5 7 2 4 Kỹ thuật viên dược 0 2 2 5 Y công 1 1 0 Tổng cộng 14 21 7 Trong đó: Một Dược sỹ trưởng khoa phụ trách chung. Một Dược sỹ phó khoa giúp việc cho trưởng khoa và công tác chuyên môn. Các cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện nhiệm vụ theo quy chế của bệnh viện, quy chế của Khoa dược và chịu sự phân công, chỉ đạo của trưởng khoa. Số lượng cán bộ, nhân viên còn thiếu bệnh viện cần có kế hoạch tuyển dụng bổ sung cho đủ. Trong đó phải có Dược sỹ, dược tá đông y. * Trên đây là cơ cấu cán bộ, nhân viên được phân bổ cho các phòng ban của bệnh viện. Số lượng, cơ cấu cán bộ, nhân viên của toàn bộ bệnh viện sau khi hoàn thiện sẽ là 468 người (biểu số 7). Trong đó, phòng khám 48 người. Số lượng này so với dự kiến tiêu chuẩn định biên của Bộ Y tế là hoàn toàn hợp lý. Số lượng cán bộ, nhân viên y tế còn thiếu bệnh viện cần có kế hoạch tuyển dụng theo chuyên môn nghiệp vụ để bổ sung đủ cho các khoa, phòng ban trong bệnh viện. Bệnh viện có thể thuyên chuyển cán bộ, nhân viên giữa các khoa phòng phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Biểu số 7: Cơ cấu cán bộ, nhân viên tại bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa trước và sau khi hoàn thiện. Số TT Trình độ- chức danh Thực trạng (người) Hoàn thiện (người) 1 Thạc sỹ y khoa 1 1 2 Bác sỹ chuyên khoa I 12 20 3 Bác sỹ 58 81 4 Y sỹ 27 29 5 Y tá đại học 0 1 6 Y tá trung cấp 75 113 7 Y tá sơ cấp 15 37 8 Nữ hộ sinh trung cấp 14 20 9 Nữ hộ sinh sơ cấp 4 4 10 Kỹ thuật viên đại học y 1 1 11 Kỹ thuật viên trung cấp y 14 28 12 Kỹ thuật viên sơ cấp y 2 3 13 Dược sỹ đại học 3 7 14 Dược sỹ trung cấp 6 7 15 Kỹ thuật viên trung cấp dược 0 2 16 Dược tá 6 7 17 Hộ lý 29 42 18 Y công 6 14 19 Nhân viên nhà xác 3 3 20 Lương y 0 2 21 Đại học kế toán 3 3 22 Trung cấp kế toán 5 6 23 Sơ cấp kế toán 4 4 24 Văn thư 2 2 25 Thủ kho 1 1 26 Bảo vệ 9 10 27 Lái xe 4 5 28 Đại học khác 0 5 29 Trung cấp khác 5 8 30 Lao động khác 1 2 Tổng số: 310 468 III. đánh giá hiệu quả của việc hoàn thiện Đất nước ta từ khi chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa , ngành Y tế đã có sự chuyển đổi để phù hợp trong điều kiện mới. Tuy nhiên, hoạt động của ngành Y tế nói chung và của bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng là loại hoạt động dịch vụ. Khác với các loại hoạt động dịch vụ khác, hoạt động này mang tính đạo đức cộng đồng cao. Mục tiêu của ngành là bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho tất cả mọi người, không phân biệt đối xử kẻ giàu người nghèo, không mưu cầu lợi nhuận. Song mục tiêu cuối cùng vẫn phải mang tính đạo đức xã hội cao cả. Không thể tách phạm trù đạo đức ra khỏi phạm trù y tế. Nhưng mục tiêu kinh tế cũng cần phải được quan tâm đúng mức, để thúc đẩy ngành Y tế phát triển. Chính vì vậy, đánh giá về hiệu quả của công tác hoàn thiện bộ máy quản lý và cơ cấu cán bộ cho ngành Y tế nói chung và cho bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nói riêng là một phạm trù mang tính định tính cao. Chúng ta phải đánh giá hiệu quả đó trên cả hai mặt kinh tế và xã hội, đặc biệt là mặt xã hội. Đó là khả năng đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân của các đơn vị y tế trong giới hạn tiêu chuẩn định biên cho phép của ngành. Việc hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ cấu cán bộ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hiện nay không nằm ngoài mục đích đó. Đã phần nào khắc phục được những hạn chế của bệnh viện trong việc khám, chữa bệnh cho nhân dân trong địa bàn quản lý. kết luận Với vai trò nòng cốt trong chiến lược bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân của Đảng và Nhà nước ta, ngành Y tế nước ta trong những năm qua đã không ngừng phát triển toàn diện như: đổi mới cơ chế quản lý; nâng cấp cơ sở hạ tầng; đầu tư thêm trang, thiết bị hiện đại; đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ y tế; bổ sung thêm cán bộ. Đã tạo thành một mạng lưới rộng khắp từ Trung ương đến địa phương. Là một đơn vị trong hệ thống y tế địa phương, Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa thuộc sở y tế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cũng không ngừng phát triển để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của bệnh viện tại địa phương, đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân toàn tỉnh. Trong những năm qua do còn gặp rất nhiều khó khăn như: cơ sở hạ tầng còn chật hẹp, trang, thiết bị y tế còn thiếu và lạc hậu, đặc biệt là còn thiếu cán bộ y tế nhưng bệnh viện vẫn cố gắng khắc phục để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Để đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân hiện nay thì các cơ sở y tế cần phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư thêm trang, thiết bị y tế, nâng cao trình độ cho cán bộ y tế và bổ sung, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ y tế thành một cơ cấu hợp lý. Vừa qua Bộ y tế đã tiến hành khảo sát và xây dựng lại tiêu chuẩn định biên cho các đơn vị y tế thuộc tuyến tỉnh và tuyến huyện. Căn cứ vào dự thảo tiêu chuẩn định biên đó, quy chế bệnh viện của Bộ y tế và đặc điểm tình hình nhiệm vụ của Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa, đề tài đã đưa ra một số vấn đề nhằm hoàn thiện lại bộ máy tổ chức và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức y tế cho bệnh viện theo một cơ cấu trình độ và chức danh công việc hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bệnh viện cũng như đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh hiện nay và trong tương lai. Do chưa nắm chắc được toàn bộ tình hình của Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa tại địa phương và kiến thức về ngành y còn hạn chế cho nên đề tài chỉ đưa ra được những giải pháp mang tính định hướng để Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa có thể tiếp tục hoàn thiện được tốt hơn./. Tài liệu tham khảo Báo cáo kết quả khảo sát, xây dựng định mức lao động và cơ cấu cán bộ công chức của các đơn vị Y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện-Vụ Tổ chức cán bộ- Bộ Y tế. Báo cáo đánh giá tình hình cán bộ Y Tế- Vụ tổ chức cán bộ- Bộ Y tế năm 1998. Báo cáo tổng kết công tác của Bệnh viện đa khoa Bà Rịa năm 1997-1998. Báo cáo tổng kết công tác ngành Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm1997-1998. Giáo trình Lý thuyết Quản trị kinh doanh- Nhà xuất bản Thống kê- 1997. Giáo trình Quản trị nhân lực- Nhà xuất bản thống kê- 1995. Giáo trình Tổ chức lao động khoa học- Nhà xuất bản Giáo dục- 1994. Giáo trình Tổ chức lao động khoa học- Bộ môn TCLĐKH-ĐHKTQD- 1994. Phát triển sự nghiệp Y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay - GS. Đỗ Nguyên Phương - Nhà xuất bản Y học- 1996. Quản trị học- PTS. Nguyễn Hải Sản -Nhà xuất bản Thống kê -1998. Quản trị nhân sự- Nguyễn Hữu Thân- Nhà xuất bản Thống kê-1996. Lời nói đầu 2 Phần thứ nhất 4 Những vấn đề cơ bản về tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu lao động trong tổ chức 4 I/ Những vấn đề lý luận chung 4 1. Khái niệm về tổ chức 4 1.1. Định nghĩa 4 1.2. Những đặc điểm chung của các tổ chức 4 1.3 Phân loại tổ chức 5 1.3.1. Các tổ chức kinh doanh mưu lợi 5 1.3.2. Các tổ chức cung cấp dịch vụ phi lợi nhuận. 5 Những tổ chức loại này được thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các thành viên của nó. Để tồn tại, những tổ chức loại này cũng phải hoạt động một cách hiệu qủa và hữu hiệu. Những tổ chức loại này bao gồm các nghiệp đoàn, các tổ chức chính trị, các hiệp hội, hội đoàn .v.v. 6 1.3.4. Các tổ chức cung ứng các dịch vụ công cộng 6 2. Cơ cấu tổ chức của một đơn vị 6 2.1. Khái niệm 6 2.2. Những thành phần cơ bản của cơ cấu tổ chức 7 2.2.1. Chuyên môn hoá 7 2.2.2. Tiêu chuẩn hoá 7 2.2.3. Sự phối hợp 7 2.2.4. Quyền lực 7 2.3. Các loại cơ cấu tổ chức 8 2.3.1. Cơ cấu theo chức năng 8 2.3.2. Cơ cấu theo khu vực địa lý 10 2.3.3. Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm hay dịch vụ 11 2.3.4. Cơ cấu tổ chức ma trận 13 3. Sự phối hợp các bộ phận trong tổ chức 15 3.1. Khái niệm 15 3.2.Mục đích của sự phối hợp 15 3.3. Các phương pháp phối hợp 15 3.3.1. Các phương pháp phi hình thức 16 3.3.2. Các phương pháp hình thức 16 4. Quyền hạn 16 4.1. Khái niệm 16 4.2. Trách nhiệm 17 4.3. Sự chịu trách nhiệm 17 4.4. Uỷ quyền 18 5. Các nguyên tắc để hình thành cơ cấu tổ chức 18 6. Những phương pháp hình thành cơ cấu tổ chức 19 6.1. Những quan điểm hình thành cơ cấu tổ chức 20 6.2. Những phương pháp hình thành cơ cấu tổ chức 20 6.2.1. Phương pháp tương tự 20 6.2.2. Phương pháp phân tích theo yếu tố 21 6.2.2.1. Trường hợp thứ nhất: đối với việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức đang hoạt động 21 6.2.3.2. Trường hợp hình thành cơ cấu tổ chức mới 22 II. Các loại lao động của ngành Y tế 23 1. Lao động quản lý 23 2. Lao động chuyên môn nghiệp vụ y tế 24 3. Lao động phục vụ y tế 25 Phần thứ hai 26 Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu cán bộ công chức, viên chức y tế tại bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bà rịa - Vũng tàu. 26 I. Những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy và cơ cấu cán bộ công chức, viên chức của bệnh viện đa khoa tỉnh bà rịa vũng tàu. 26 1. Vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế xã hội 26 2. Đặc điểm hệ thống y tế, cơ cấu cán bộ công chức, viên chức y tế và kết quả của ngành Y tế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 27 2.1. Đặc điểm hệ thống y tế 27 2.2. Đặc điểm cơ cấu cán bộ theo ngạch công chức viên chức y tế 30 2.3. Đặc điểm cơ cấu cán bộ y tế theo trình độ đào tạo tại các đơn vị 33 3. Đặc điểm bệnh dịch và trang thiết bị y tế 34 4. Đặc điểm riêng của lao động trong ngành Y tế 34 II- Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý, cơ cấu cán bộ và công tác khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 35 1. Đặc điểm chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện 35 2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 38 3. Đặc điểm cơ cấu cán bộ công chức, viên chức y tế theo trình độ đào tạo và chức danh công việc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 38 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, cơ cấu cán bộ và chức năng nhiệm vụ của các khoa, phòng, ban trong bệnh viện 41 4.1.Đặc điểm chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Ban giám đốc 42 4.2. Đặc điểm chức năng nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Phòng Kế hoạch tổng hợp 43 Số lượng 43 4.3. Đặc điểm chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Phòng Tổ chức- Hành chính 45 4.4 Đặc điểm chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Phòng Quản trị 47 4.5. Đặc điểm chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Phòng Tài chính - Kế toán 48 4.6. Đặc điểm công tác và cơ cấu cán bộ của Khoa Khám bệnh 50 4.7. Đặc điểm nhiệm vụ, cơ cấu cán bộ của Khoa Hồi sức-Cấp cứu 51 4.8. Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Khoa Nội - Nhiễm 52 Số lượng 53 4.9. Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Khoa Ngoại tổng hợp 54 4.10. Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Khoa Sản 55 4.11. Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Khoa Nhi 57 Số lượng 57 4.12. Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Liên chuyên khoa 58 Số lượng 58 4.13. Đặc điểm nhiệm vụ của Khoa Phẫu thuật -Gây mê hồi sức 59 4.14. Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ tại Khoa Cận lâm sàng 60 4.15. Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Khoa Dược 61 4.16. Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Khoa Y học dân tộc cổ truyền. 62 4.17.Đặc điểm nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Khoa Giải phẫu bệnh 63 5. Một số kết quả của bệnh viện trong năm qua 64 III. Những ưu điểm và nhược điểm của bộ máy quản lý và cơ cấu cán bộ hiện nay của Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa 67 1. Những ưu điểm 67 2. Những nhược điểm 67 Phần thứ ba: Phương hướng hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu cán bộ công chức, viên chức tại Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa. 69 I. ý nghĩa và cơ sở của việc hoàn thiện. 69 1. ý nghĩa 69 2. Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện 70 3. Phương hướng hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ cấu cán bộ cho Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa. 70 II. Những giải pháp cụ thể 73 1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý 73 1.1. Tách chức năng hành chính từ Phòng Tổ chức- Hành chính chuyển sang Phòng Quản trị. Khi đó thành hai phòng: Phòng Tổ chức cán bộ và Phòng Quản trị- Hành chính. 73 1.2. Thành lập thêm Phòng trang thiết bị- vật tư y tế 73 1.3. Tách Khoa Nhiễm từ Khoa Nội- Nhiễm 74 1.4. Tách Liên chuyên khoa (Tai Mũi Họng- Răng Hàm Mặt- Mắt) thành hai khoa: Tai Mũi Họng và Liên chuyên khoa Răng Hàm Mặt- Mắt) 74 1.5. Tách Khoa Cận lâm sàng thành hai khoa: Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Khoa Xét nghiệm 74 1.6. Thành lập Phòng chống nhiễm khuẩn 74 1.7. Thành lập Liên chuyên khoa Vật lý trị liệu- Y học cổ truyền 75 1.8. Thành lập Khoa Dinh dưỡng 75 2. Bố trí lại cán bộ tại các khoa, phòng trong bệnh viện 77 2.1.Ban giám đốc (bố trí như cũ) 77 Hai phó giám đốc giúp việc cho giám đốc 77 2.2.Phòng tổ chức cán bộ 77 2.3. Phòng Kế hoạch tổng hợp 78 2.4. Phòng điều dưỡng 78 2.5. Phòng Quản trị- Hành chính 79 2.6. Phòng Tài chính - Kế toán 79 2.7.Phòng Vật tư thiết bị y tế. 80 2.8. Phòng chống nhiễm khuẩn 80 2.9. Khoa dinh dưỡng. 81 2.10. Khoa Ngoại tổng hợp 82 2.11. Khoa Nội 82 2.12. Khoa Sản 83 2.13. Khoa Nhi 84 2.14. Khoa Hồi sức- Cấp cứu 84 2.15. Khoa Giải phẫu bệnh 85 2.16. Khoa Phẫu thuật- Gây mê hồi sức 85 2.17. Liên chuyên khoa (Răng - Hàm - Mặt - Mắt) 86 Thực trạng 86 2.18. Khoa Tai- Mũi- Họng. 87 2.19. Khoa Nhiễm 87 2.20. Khoa Vật lý trị liệu- Y học cổ truyền. 88 2.21. Khoa khám bệnh. 89 2.22. Khoa Xét nghiệm 89 2.23. Khoa Chẩn đoán hình ảnh 90 2.24. Khoa dược. 91 III. đánh giá hiệu quả của việc hoàn thiện 93 kết luận 94

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0012.doc
Tài liệu liên quan