Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội

- Chính sách giá cả: Trong những năm qua, Công ty có những bước tiến quan trọng trong việc lựa chọn chính sách định giá bán sản phẩm, như: tính đến giá trị gia tăng của thương hiệu, xây dựng hệ thống nhiều giá. đã giúp cho Công ty đảm bảo được giá cả ổn định, lấy sản phẩm có lãi bù lại cho sản phẩm bị lỗ để duy trì sự đa dạng hóa sản phẩm và chủ yếu phục vụ cho tầng lớp người lao động trong xã hội có thu nhập thấp nhưng được bảo đảm về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. - Chính sách phân phối: Từ năm 2006, Công ty thực hiện công tác kế hoạch hóa trong việc tổ chức ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Thông qua các hợp đồng đại lý được ký kết, sản lượng tiêu thụ của các đại lý được xác định cho cả năm và từng quý dựa trên khả năng tiêu thụ và điều kiện sản xuất của Công ty. Ngoài ra, tùy từng tình hình cụ thể Công ty có thể chủ động điều tiết sản lượng tiêu thụ bổ sung cho các đại lý có nhu cầu đăng ký tăng thêm. Chính nhờ chủ trương này mà công tác dự báo thị trường, lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ từng tháng, từng quý của Công ty được chủ động, sản xuất không bị đọng vốn.

doc85 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a chế được là: 825 889 lít Vậy, chi phí công cụ dụng cụ phân bổ cho rượu lúa mới là: 161 000 2 148 200 = 418 773 đ 825 889 Kết quả tính toán được thể hiện trên “Bảng tính giá thành Rượu mùi - Công đoạn pha chế tháng 12/2006” ở dòng TK 62732 - PC và cột rượu Lúa mới tương ứng. Tính toán tương tự cho các loại rượu còn lại và ghi vào “Bảng tính giá thành Rượu mùi - Công đoạn pha chế tháng 12/2006”. + Công đoạn đóng chai: chi phí công cụ dụng cụ phân bổ cho rượu Lúa mới 0,65 lít là: 146 546 535 20 053 961 = 2 758 304 đ 1 065 451 294 Kết quả tính toán được ghi vào “Bảng tính giá thành Rượu mùi - Công đoạn đóng chai –tháng 12/2006” ở cột TK 62732 - ĐC và dòng chai Lúa mới 0,65. Tính toán tương tự cho các loại chai còn lại và ghi vào “Bảng tính giá thành Rượu mùi - Công đoạn đóng chai –tháng 12/2006”. Chi phí khấu hao TSCĐ: TSCĐ ở Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội bao gồm nhiều loại có giá trị tương đối lớn, được hình thành do mua sắm. Nguyên giá TSCĐ = Giá hóa đơn + Thuế nhập khẩu (nếu có) + Chi phí trước sử dụng – Chiết khấu thương mại, giảm giá được hưởng Việc tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được thực hiện trên Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Riêng đối với từng loại máy móc thiết bị thì được mở một thẻ chi tiết TSCĐ và theo dõi trên sổ chi tiết TSCĐ và mở vào đầu năm về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, tỷ lệ khấu hao phải trích. Để trích khấu hao TSCĐ, Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ được áp dụng theo quyết định số 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đơn vị tự trích khấu hao dựa trên thời gian sử dụng dự kiến của từng loại TSCĐ mà Nhà nước quy định. Việc tính và phân bổ khấu hao, Công ty sử dụng tiêu thức sản lượng để tính nhằm đảm bảo ổn định giá thành cho từng tháng do sản lượng sản xuất của Công ty trong từng tháng là không đều nhau. Mức khấu hao tháng của các xí nghiệp sản xuất = Tổng mức khấu hao theo năm x Sản lượng thực tế hàng tháng của xí nghiệp Tổng sản lượng kế hoạch năm Riêng đối với các Bộ phận Lò hơi, Bộ phận Xay xát thì lấy khấu hao năm chia cho 12 tháng: Mức khấu hao tháng = Tổng mức khấu hao năm 12 Biểu 1.17 BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO CƠ BẢN CHO CÁC BỘ PHẬN Năm 2006 Bộ phận sử dụng Tháng 1 Tháng 2 . Tháng11 Tháng 12 62741 164 284 260 221 329 280 259 397 184 62742 210 215 760 155 042 600 132 913 310 213 704 314 62744 28 508 670 38 925 000 39 205 260 39 203 675 1545 12 728 451 12 759 591 67 523 409 133 508 122 1546 7 350 229 7 350 229 64 356 622 91 896 659 641 20 418 219 20 418 219 170 433 943 217 777 900 642 53 799 936 53 799 936 474 086 629 550 884 300 Cộng 497 305 525 288 295 575 1 169 848 454 1 506 372 154 Hàng năm kế toán TSCĐ căn cứ vào bảng năm dự kiến sử dụng các TSCĐ của Nhà nước đối chiếu với các loại TSCĐ của Công ty để xác định mức khấu hao năm từng loại TSCĐ. Tại Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội, trong chi phí khấu hao TSCĐ, ngoài phần khấu hao này còn một phần chi phí khác, đó là chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Khoản chi phí này trong tháng được tập hợp trên TK 2413 – Chi phí sữa chữa lớn TSCĐ và cuối tháng được phân bổ vào TK 627 của từng xí nghiệp (chi tiết TK 6274). Nếu chi phí này phát sinh không quá lớn thì cuối tháng phân bổ 100% cho chi phí sản xuất chung (TK 6274), còn nếu chi phí này lớn, kế toán có thể phân bổ nhiều lần trong tháng phát sinh và các tháng kế tiếp. Chi phí khấu hao TSCĐ được phân bổ cho từng công đoạn và từng sản phẩm tương tự các chi phí sản xuất chung trên. Số liệu cụ thể được thể hiện trên Bảng tính giá thành Rượu mùi theo từng công đoạn – tháng 12/2006. Chi phí dịch vụ mua ngoài Khoản mục này của Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội chủ yếu là điện nước, điện thoạisử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các chi phí này được tập hợp chung trên TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. Tài khoản này cũng được mở chi tiết cho từng xí nghiệp thành viên. Chi phí dịch vụ mua ngoài được tập hợp cho bộ phận sản xuất phụ bằng việc sử dụng các tài khoản: TK 1545, 1546, 1548. Đối với điện nước sử dụng hàng tháng, Công ty thường tiến hành hạch toán thành 2 dòng trên NKCT số 5- chi tiết dòng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội và Công ty kinh doanh Nước sạch Hà Nội. Số liệu cụ thể cung cấp cho NKCT số 5 là bảng phân bổ điện nước hàng tháng do kế toán nguyên vật liệu tập hợp và phân bổ từ các chứng từ gốc phát sinh trong tháng. Đối với điện thoại sử dụng trong tháng, Công ty thường chuyển tiền gửi ngân hàng để thanh toán và phản ánh chi phí này trên NKCT số 2. Chi phí dịch vụ mua ngoài được phân bổ cho từng công đoạn và từng loại sản phẩm theo công thức phân bổ chung của chi phí sản xuất chung. Số liệu cụ thể được thể hiện trên Bảng tính giá thành Rượu mùi theo từng công đoạn - tháng 12/2006. Biểu 1.18 Trích BẢNG PHÂN BỔ ĐIỆN NƯỚC Tháng 12/2006 TK sử dụng Điện Nước Lượng Đơn giá Thành tiền Lượng Đơn giá Thành tiền 62771 89 076 862 76 783 512 2 283 7 008 15 999 264 62772 32 260 862 27 808 120 4 140 7 008 29 013 120 62774 10 200 862 8 792 400 12 7 008 84 096 1545 4 980 862 4 292 760 7 008 . . .. .. .. .. .. 642 47 404 862 40 862 248 80 7 008 564 640 Cộng 211 237 400 75 540 000 Chi phí khác bằng tiền: Ở Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội, khoản chi phí này chủ yếu là chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác(ngoài các khoản chi phí trong mục chi phí sản xuất chung đã nêu ở trên). Kế toán sử dụng TK 6278 (chi tiết cho từng xí nghiệp) và TK 1545, TK 1546, TK 1548 (chi tiết cho 3 bộ phận sản xuất phụ). Hàng tháng kế toán tiến hành tập hợp và phân loại chứng từ gốc ban đầu liên quan đến chi phí bằng tiền từ các xí nghiệp, bộ phận sản xuất để ghi sổ NKCT số 1, 2, 10. Chi phí khác bằng tiền được phân bổ cho từng công đoạn sản xuất và từng loại sản phẩm theo công thức phân bổ chung của chi phí sản xuất chung. Số liệu cụ thể cũng được thể hiện trên Bảng tính giá thành theo từng công đoạn tháng 12/2006. 1.2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Do tính phát sinh thường xuyên của các yếu tố chi phí sản xuất đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ nên Công ty thống nhất hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên. Để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK 154 được mở chi tiết cho từng xí nghiệp như sau: TK 1541: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang- Xí nghiệp Cồn TK 1542: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang- Xí nghiệp Rượu mùi TK 1544: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang- Xí nghiệp Bao bì TK 1545: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang- Bộ phận Lò hơi TK 1546: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang- Bộ phận Xay xát TK 1548: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang- Xí nghiệp Cơ điện. Các TK 1541, TK 1542, TK 1544 kế toán giá thành tập hợp từ các TK 621, 622, 627. Riêng 3 TK 1545, TK 1546, TK 1548 kế toán giá thành lấy số liệu từ các bảng tổng hợp của kế toán các bộ phận do đã được tập hợp trực tiếp từ các yếu tố chi phí. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh ở bộ phận sản xuất phụ Đối với Bộ phận Lò hơi thì toàn bộ chi phí phát sinh tính vào giá thành của cồn (xem Bảng tính giá thành cồn tháng 12/2006). Đối với Bộ phận Xay xát thì toàn bộ chi phí phát sinh được tập hợp vào TK 621 của Xí nghiệp Cồn. Đối với Xí nghiệp Cơ điện thì toàn bộ chi phí phát sinh sẽ được tập hợp vào TK 6274 của Xí nghiệp Rượu mùi và sẽ được phân bổ cho từng công đoạn sản phẩm, từng loại sản phẩm như các chi phí sản xuất chung khác. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty như sau: Căn cứ vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã tập hợp trên TK 621 (chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất) để tiến hành kết chuyển: Nợ TK 154 (chi tiết có liên quan) Có TK 621 Căn cứ vào chi phí nhân công trực tiếp đã tập hợp trên TK 622 (chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ) để cuối tháng kết chuyển: Nợ TK 154 (chi tiết có liên quan) Có TK 622 Căn cứ vào CPSXC đã tập hợp được trên TK 627 để kế toán kết chuyển: TK 154 (chi tiết có liên quan) Có TK 627 Đối với chi phí sản xuất bộ phận sản xuất phụ, kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp trực tiếp trên TK 1545, 1546, 1548 để kết chuyển: Nợ TK 154 (chi tiết có liên quan) Có TK 1545,TK 1546, TK 1548 Các số liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty được thể hiện trên Nhật ký chứng từ số 7 - dòng ghi Nợ các TK 154 (chi tiết cho từng xí nghiệp thành viên và cột Có các TK 621, 622, 627 tương ứng). Số liệu tổng hợp chi phí sản xuất của từng xí nghiệp được dùng để đánh giá giá thành sản phẩm ở từng xí nghiệp. Căn cứ vào Bảng phân bổ số 1, 2, 3 và các tài liệu khác có liên quan kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh trên Bảng kê số 4 - Tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng dùng cho các TK 154, 621, 622, 627. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất vào Bảng kê số 4 được khái quát như sau: + Căn cứ vào Bảng phân bổ số 2 để ghi vào Bảng kê số 4 theo định khoản sau: Nợ các TK tập hợp chi phí sản xuất (chi tiết cho từng xí nghiệp) Có TK 152, 153 (chi tiết cho từng loại NVL, công cụ dụng cụ) + Căn cứ vào Bảng phân bổ số 1 ghi vào Bảng kê số 4 theo định khoản sau: Nợ các TK tập hợp chi phí sản xuất (chi tiết cho từng xí nghiệp) Có TK 334, 338 (3382, 3383, 3384) + Căn cứ vào Bảng phân bổ số 3 để ghi vào Bảng kê số 4 theo định khoản sau: Nợ các TK tập hợp chi phí sản xuất (chi tiết cho từng xí nghiệp) Có TK 214 + Căn cứ vào NKCT số 5 để ghi vào Bảng kê số 4 theo định khoản sau: Nợ các TK tập hợp chi phí sản xuất (chi tiết cho từng xí nghiệp) Có TK 331 + Căn cứ vào NKCT số 1, 2 để ghi vào Bảng kê số 4 theo định khoản sau: Nợ các TK tập hợp chi phí sản xuất (chi tiết cho từng xí nghiệp) Có TK 111, 112 .. Để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, sau khi lập xong Bảng kê số 4, kế toán tập hợp chi phí sản xuất vào NKCT số 7- Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Căn cứ để lập NKCT số 7 là Bảng kê số 4, các bảng phân bổ và NKCT có liên quan. Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh bên có các TK liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh. Mục A: Căn cứ vào dòng cộng Nợ các TK 154, 621, 622, 627 ghi vào các cột và các dòng phù hợp này. Mục B: Căn cứ vào các NKCT, các bảng phân bổ, các NKCT có liên quan để ghi vào các dòng phù hợp. 1.2.3. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 1.2.3.1. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang Công tác kiểm kê sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang cuối kỳ của Công ty bao gồm nhiều loại có tính chất lý hóa khác nhau như: dịch lên men, cồn thô, dấm, các loại rượu mùi pha chế,Để đánh giá sản phẩm dở dang, Công ty tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang từng loại vào thời điểm cuối tháng tại từng xí nghiệp. Việc kiểm kê này do ban kiểm kê thực hiện, bao gồm: giám đốc xí nghiệp, nhân viên thống kê xí nghiệp và tổ trưởng tổ có sản phẩm làm dở. Ban kiểm kê tiến hành kiểm kê sản phẩm dở dang về mặt số lượng, lập biên bản và báo cáo kiểm kê gửi lên phòng tài vụ công ty để kế toán giá thành có cơ sở đánh giá sản phẩm làm dở về mặt giá trị. Công tác đánh giá sản phẩm dở dang ở Xí nghiệp Cồn: Sản phẩm dở dang cuối kỳ ở Xí nghiệp Cồn là cồn thô, dấm,Đối với xí nghiệp này, Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp sản lượng ước lượng tương đương, tức là quy đổi các sản phẩm dở dang về tiêu chuẩn cồn tinh chế. Mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang do Xí nghiệp xác định, thường dựa trên cơ sở kinh nghiệm. Giá trị sản phẩm dở dang chỉ gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung, còn chi phí nhân công trực tiếp được tính cả cho thành phẩm. Chi phí NVL trực tiếp trong sản phẩm dở dang = Chi phí NVL trực tiếp dở dang đầu tháng + Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong tháng Số lít cồn dở dang cuối tháng quy về cồn tinh Số lít cồn quy về cồn tinh tương đương Chi phí sản xuất chung trong sản phẩm dở dang = Chi phí sản xuất chung dở dang đầu tháng + Chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng Số lít cồn dở dang cuối tháng quy về cồn tinh Số lít cồn quy về cồn tinh tương đương Giá trị chuyển từ bộ phận lò hơi trong sản phẩm dở dang = Chi phí bộ phận lò hơi dở dang đầu tháng + Chi phí bộ phận lò hơi phát sinh trong tháng Số lít cồn dở dang cuối tháng quy về cồn tinh Số lít cồn quy về cồn tinh tương đương Cụ thể: Theo báo cáo kết quả sản xuất Xí nghiệp Cồn tháng 12/2006: + Số lít cồn tinh chế hoàn thành được trong tháng là: 604 214 lít. + Sản phẩm dở dang cuối tháng là 1 026 360 lít, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang là 5%. Do đó, Sản phẩm dở dang cuối tháng quy về cồn tinh tương đương là = 1 026 360 * 5% = 51 318 lít. Từ số dư đầu kỳ (số dư cuối tháng trước chuyển sang) và số chi phí phát sinh trong tháng ở dòng tổng cộng TK 6211 trên Bảng kê số 4) ta xác định tổng chi phí cho lượng Cồn tinh chế trong tháng như sau: Biểu 1.23 BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Xí nghiệp Cồn tháng 12/2006 Khoản mục DĐK Chi phí trong kỳ 621 457 372 190 3 703 580 713 622 0 811 719 411 627 151 849 888 679 667 299 1545 221 552 928 1 554 134 750 Tổng 830 775 006 6 749 102 173 Ta xác định chi phí dở dang cuối kỳ của Xí nghiệp Cồn như sau: + Chi phí NVL trực tiếp trong sản phẩm dở dang là: 457 372 190 + 3 703 580 713 51 318 = 303 220 017 604 214 + Chi phí nhân công trực tiếp trong sản phẩm dở dang cuối kỳ = 0. + Chi phí sản xuất chung trong sản phẩm dở dang là: 151 849 888 + 679 667 299 51 318 = 60 594 931 604 214 + Giá trị bộ phận lò hơi trong sản phẩm dở dang là: 221 552 928 + 1 554 134 750 51 318 = 129 399 217 604 214 Vậy tổng giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là: = 303 220 017 + 60 594 931 + 129 399 217 = 493 214 165 đ Kết quả tính toán được thể hiện trên Bảng tính giá thành Cồn tháng 12/2006. Công tác đánh giá sản phẩm làm dở ở Xí nghiệp Rượu mùi. Tại Xí nghiệp rượu mùi, rượu thành phẩm được sản xuất qua hai công đoạn: pha chế và đóng chai, ở mỗi công đoạn đều có hai sản phẩm bán ra ngoài là rượu nước và rượu thành phẩm đóng chai. Tại công đoạn pha chế: sản phẩm rượu nước sản xuất ra, một phần nhập kho tiêu thụ, một phần chuyển cho công đoạn đóng chai để hoàn thiện sản phẩm. Rượu nước nửa thành phẩm ở giai đoạn pha chế đem sang giai đoạn đóng chai cộng với chi phí đóng chai ta được giá thành của rượu nước thành phẩm, còn bao nhiêu rượu nước nửa thành phẩm chưa đóng chai đem nhập kho. Do đó, sản phẩm dở dang của Xí nghiệp Rượu mùi chính là rượu nước nửa thành phẩm lưu tại Xí nghiệp cuối tháng. Xí nghiệp Rượu mùi tính giá trị sản phẩm dở dang theo phương pháp bình quân gia quyền: Giá trị rượu nước nửa thành phẩm lưu tại xí nghiệp cuối tháng = Giá trị rượu nước nửa thành phẩm lưu tại xí nghiệp đầu tháng + Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng Số lượng rượu nước nửa thành phẩm lưu tại xí nghiệp cuối tháng Số lượng rượu nước nửa thành phẩm lưu tại xí nghiệp đầu tháng + Số lượng rượu nước nửa thành phẩm hoàn thành trong tháng Cụ thể, trích số liệu rượu Lúa mới tháng trước và Bảng tính giá thành Rượu mùi - công đoạn pha chế tháng này: + Lượng rượu Lúa mới dở dang đầu tháng là: 203 571 lít. + Lượng rượu Lúa mới hoàn thành trong tháng là: 161 012 lít, trong đó tái chế 12 lít. + Lượng rượu Lúa mới dở dang cuối tháng là: 64 525 lít. + Chi phí NVLTT tính cho rượu Lúa mới dở dang đầu tháng: 749 775 898 đ. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính cho rượu Lúa mới phát sinh trong tháng: 1 563 012 385 đ. Vậy, chi phí NVLTT tính cho rượu Lúa mới dở dang cuối tháng là: 749 775 898 + 1 563 012 385 64 525 = 417 288 488 đ 203 571 + 161 012 + CPNCTT tính cho rượu Lúa mới dở dang đầu tháng là: 10 974 529 đ. + CPNCTT tính cho rượu Lúa mới phát sinh trong tháng là: 22 249 109 đ. Vậy chi phí nhân công trực tiếp tính cho rượu Lúa mới dở dang cuối tháng là: 10 974 529 + 22 249 109 64 525 = 5 880 020 đ 203 571 + 161 012 + CPSXC tính cho rượu Lúa mới dở dang đầu tháng là: 6 327 369 đ. + CPSXC tính cho rượu Lúa mới phát sinh trong tháng là: 15 939 507 đ. Vậy chi phí sản xuất chung tính cho rượu Lúa mới dở dang cuối tháng là: 6 327 369 + 15 939 507 64 525 = 3 940 859 đ 203 571 + 161 012 Vậy giá trị rượu Lúa mới dở dang cuối tháng là: 417 288 488 + 5 880 020 + 3 940 859 = 427 109 367 đ Kết quả tính toán được thể hiện trên Sổ chi tiết giá thành Xí nghiệp Rượu mùi – rượu Lúa mới tháng 12/2006. Tính toán tương tự ta xác định được giá trị dở dang của các loại sản phẩm còn lại lưu tại Xí nghiệp Rượu mùi. 1.2.3.2. Tính giá thành sản phẩm Do quy trình công nghệ chế biến phức tạp, có nhiều loại sản phẩm và sản phẩm nhập kho liên tục vì chu kỳ sản xuất ngắn nên Công ty xác định định kỳ tính giá thành là hàng tháng tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán chi phí và tính giá thành. Do đặc điểm của sản xuất và đặc điểm của quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục cũng như yêu cầu quản lý cần tính giá thành nửa thành phẩm bán ra ngoài, Công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Trên cơ sở các chi phí đã tập hợp ở từng giai đoạn công nghệ , từ giai đoạn I kết chuyển sang giai đoạn II và tiếp tục tính giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn sau, cứ như vậy cho đến khi tính giá thành của nửa thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng. Tính giá thành cồn: Sau khi hoàn thành công đoạn sản xuất, Cồn công nghiệp được coi như phế liệu thu hồi đưa vào nhập kho. Chi phí sản xuất Cồn công nghiệp sẽ được tập hợp riêng rồi kết chuyển vào TK 152. Do đó, Xí nghiệp Cồn chỉ tính giá thành cho sản phẩm Cồn tinh chế theo phương pháp giản đơn, mọi chi phí liên quan đến việc sản xuất Cồn tinh chế đều được hạch toán trực tiếp không phải phân bổ. Tổng giá thành Cồn tinh chế = Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng + Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng - Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng Cụ thể: căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí của Cồn tinh chế và kết quả tính giá thành sản phẩm dở dang cuối kỳ ở trên để tính giá thành Cồn tinh chế. CPNVLTT = 3 703 580 713 + 457 372 190 - 303 220 017 = 3 857 732 886 đ CPNCTT = 811 719 411 – 0 = 811 719 411 đ CPSXC = 679 667 299 + 151 849 888 - 60 594 931= 770 922 256 đ Chi phí bộ phận lò hơi: = 1554 134 750 + 221 552 928 – 129 399 217= 1 646 288 461 đ Vậy tổng giá thành Cồn tinh chế là: = 3 857 732 886 + 811 719 411 + 770 922 256 + 1 646 288 461 = 7 086 663 014 đ Giá thành đơn vị = 7 086 663 014 = 11 728,73 đ/lít 604 214 Một lượng lớn Cồn tinh chế ở Xí nghiệp Cồn sẽ được chuyển sang Xí nghiệp Rượu mùi để tiếp tục pha chế rượu mùi. Toàn bộ giá thành lượng cồn này sẽ được chuyển vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Xí nghiệp Rượu mùi. Tính giá thành tại Xí nghiệp Rượu mùi: Phương thức tính giá thành tại Xí nghiệp Rượu mùi là phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Tuy nhiên, giá thành của nửa thành phẩm giai đoạn trước không tính vào chi phí sản xuất của giai đoạn sau mà tách riêng, sau khi hoàn tất tập hợp chi phí giai đoạn cuối mới tổng hợp để tính riêng giá thành sản phẩm hoàn thành. Nghĩa là, kế toán giá thành tổ chức tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cho từng loại rượu theo từng giai đoạn sản xuất vào Bảng tính giá thành theo từng công đoạn, sau đó tổng hợp giá thành vào Sổ chi tiết giá thành Rượu mùi. - Tính giá thành rượu nước nửa thành phẩm: Kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang đầu tháng, chi phí sản xuất phát sinh do pha chế trong tháng để xác định chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối tháng, từ đó tính giá thành rượu nước hoàn thành pha chế trong tháng (theo từng khoản mục) được xác định theo công thức: 4i phí.439.096đ 0 .096đ pp công nghệ cuối cùng. khi tính gt ư yêu cầu quản lý cần tính gt ________________________________ Tổng giá thành rượu nước hoàn thành pha chế trong tháng = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu tháng + Chi phí sản xuất phát sinh do pha chế trong tháng - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối tháng - Các khoản làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh Căn cứ vào báo cáo kiểm kê rượu, kế toán xác định số lít rượu hoàn thành trong tháng, mức hao hụt để tính giá thành một lít rượu nước hoàn thành. Giá thành một lít rượu nước hoàn thành = Tổng giá thành rượu nước hoàn thành trong tháng Sản lượng hoàn thành hoặc giao đóng chai theo sổ sách - Sản lượng rượu nước hao hụt ở các công đoạn Từ giá thành một lít rượu nước và số lít đem đóng chai từng loại chai, kế toán xác định tổng giá thành rượu nước của từng loại chai và làm căn cứ tính giá thành từng loại đóng chai hoàn chỉnh. - Tính giá thành Rượu mùi đóng chai hoàn chỉnh: Căn cứ vào Bảng tính giá thành Xí nghiệp Rượu mùi công đoạn đóng chai, kế toán xác định chi phí sản xuất phát sinh khi đóng từng loại chai (bao gồm: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC), kết hợp chi phí này với giá thành rượu nước sử dụng đóng chai để có tổng giá thành rượu đóng chai từng loại chai hoàn chỉnh. - Đối với rượu tái chế các loại, trong tháng nếu xuất rượu cho tái chế thì coi rượu tái chế ban đầu như CPNVLTT của công đoạn pha chế. Sau đó chi phí sản xuất phát sinh để tái chế rượu phát sinh ở công đoạn nào thì tính cho công đoạn đó. Cụ thể, từ kết quả tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ ta xác định được tổng giá thành rượu nước hoàn thành pha chế trong kỳ (giao đóng chai) chi tiết theo từng khoản mục thể hiện ở bảng sau: Biểu 1.25 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH RƯỢU NƯỚC tháng 12/2006 Khoản mục DĐK 203 571 lit Phát sinh 161 012 lít DCK 64 525 lít Giao đóng chai 299 675 lít 621 794 775 898 1 563 012 385 417 288 488 1 940 499 795 622 10 974 529 22 249 109 5 880 020 27 343 618 627 6 327 369 15 939 507 3 940 859 18 326 017 Cộng 2 129 077 796 1 601 201 001 427 109 367 1 986 169 430 Căn cứ vào bảng trên ta tính được giá thành một lít rượu Lúa mới đóng chai hoàn chỉnh: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 1 940 499 795 = 6 475,35 đ 299 675 + Chi phí nhân công trực tiếp: 27 343 618 = 91,14 đ 299 675 + Chi phí sản xuất chung: 18 326 017 = 61,15 đ 299 675 Từ đó ta có giá thành của một lít rượu nước Lúa mới đóng chai hoàn chỉnh là: 6 475,35 + 91,14 + 61,15 = 6 627,74 đ Kế toán sử dụng giá thành đơn vị này và căn cứ vào Bảng tính giá thành Rượu mùi - Công đoạn đóng chai để tính giá thành từng loại chai. Chẳng hạn, tính cho chai Lúa mới 0,65 lít: Tổng số chai Lúa mới 0,65 lít là: 151 403 chai Tổng số lít đóng chai Lúa mới là: 0,65 * 151 403 = 98 412 lít Như vậy, tổng giá thành 151 403 chai Lúa mới 0,65 lít phần nước là: 6 627,74 * 98 412 = 652 249 624 đ Từ Bảng tính giá thành công đoạn đóng chai của Xí nghiệp Rượu mùi tháng 12/2006 ta có: Tổng chi phí sản xuất tính cho rượu Lúa mới chai 0,65 lít phần chai là: 1 182 797 332 đ. Vậy tổng giá thành 151 403 chai Lúa mới 0,65 lít là: 652 249 624 + 1 182 797 332 = 1 835 046 956 đ Giá thành đơn vị = 1 835 046 956 = 12 120,28 đ/chai 151 403 Số liệu chi tiết cho từng khoản mục được thể hiện trên Sổ chi tiết giá thành Rượu mùi - Rượu lúa mới tháng 12/2006. Tương tự tính cho các loại chai rượu Lúa mới còn lại. Với cách tính như đối với rượu Lúa mới, kế toán giá thành tiến hành xác định giá thành theo lít và theo chai cho các loại rượu khác trong Xí nghiệp Rượu mùi. Sau khi hoàn tất Bảng kê số 4, NKCT số 7, Bảng tính giá thành sản phẩm theo công đoạn và Sổ chi tiết giá thành Rượu mùi, kế toán chuyển tài liệu, sổ sách liên quan cho kế toán trưởng. Cuối tháng, kế toán trưởng vào Sổ cái các tài khoản liên quan. Sổ cái các tài khoản được mở riêng cho từng năm và chi tiết cho 12 tháng (ghi Nợ TK sổ cái, ghi Có các TK liên quan ). Sổ cái TK được mở chi tiết cho một số TK cần thiết: TK 621, 622, 627, 154 (mở riêng cho từng Xí nghiệp Cồn, Xí nghiệp Rượu mùi, Xí nghiệp Bao bì). PHẦN 2. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI *** 2.1. Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội Là một công ty ra đời khá sớm, trải qua hơn 100 năm xây dựng và phát triển, cho đến nay, Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội đã tìm được hướng đi riêng cho mình, từng bước khắc phục những khó khăn và vươn lên khẳng định vị thế của Công ty trên thị trường. Nhờ vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng có lãi và đời sống của cán bộ công nhân không ngừng được tăng lên. Sở dĩ có được kết quả như vậy là nhờ Công ty đã vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, từng bước đổi mới dây chuyền công nghệ, hoàn thiện công tác hạch toán kế toán mà không thể không kể đến là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty đã không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để tăng doanh thu, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Sau đây là một vài nhận xét khái quát về công tác quản lý, hoạt động kinh doanh, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng của Công ty. 2.1.1. Những ưu điểm 2.1.1.1. Về tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, các phòng ban chức năng hoạt động nhịp nhàng, có hiệu quả, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho lãnh đạo Công ty để từ đó có cách thức quản lý, chỉ đạo đúng đắn. Cơ cấu tổ chức của Công ty là tương đối phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong nền kinh tế thị trường. Con đường đi của các quyết định từ cấp trên xuống cán bộ công nhân viên và ngược lại ý kiến, thông tin phản ánh của cấp dưới lên cũng rất ngắn gọn, rõ ràng và trực tiếp. Như vậy, Công ty mới có được những giải pháp hữu hiệu đối với những biến động của thị trường. 2.1.1.2. Về hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty luôn quan tâm đến việc nghiên cứu và đưa ra thị trường các loại sản phẩm mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Các sản phẩm của Công ty nói chung có mẫu mã đẹp, phong phú về chủng loại với các loại chai đầy đủ kích cỡ (0,75 l; 0,65 l; 0,5 l; 0,1 l; 0,05 l; 0,6 l; 0,04 l; 0,375 l) và hình dáng ( chai tròn, chai vuông...) gần đây rượu đã được đựng vào hộp giấy tương đối đẹp lịch sự. Thay vì trước đây Công ty chỉ sử dụng loại nhãn in trên giấy thường, hình in không rõ nét thì nay Công ty đã mua loại nhãn mới in trên giấy bóng đẹp. Ngoài ra trên mỗi nhãn của Công ty đều có mã số, mã vạch điều này ảnh hưởng tốt đến sản lượng của Công ty đặc biệt nút chai được thay thế từ nút bấc, nút nhựa bằng nút nhôm nhập ngoại với chất lượng tốt, hình thức đẹp, bảo đảm tốt, có đường bảo vệ quanh cổ chai. Điều này góp phần vào việc chống hàng giả đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo cơ sở tăng lợi nhuận và có thể giảm giá bán, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Áp lực cạnh tranh đã thúc đẩy Công ty mở rộng quy mô sản suất, đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ để năng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá chủng loại. Công ty đã xây dựng được một hệ thống các đại lý trên cả nước, mở một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng các đại lý ngày càng tăng và doanh thu từ các đại lý cũng chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của Công ty. Để thu hút khách hàng về phía mình, công ty đã áp dụng nhiều phương thức thanh toán và có chế độ khuyến khích linh hoạt cho các đại lý trả tiền ngay để quay nhanh vòng vốn, trên cơ sở đó nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, giảm lãi ngân hàng và có vốn đầu tư mở rộng sản xuất, tạo ưu thế trên thị trường cạnh tranh. 2.1.1.3. Về tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán Nhìn chung công tác hạch toán kế toán của Công ty thực hiện đúng chế độ. Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội có tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung. Hình thức này rất phù hợp với đặc điểm của Công ty là sản xuất tập trung trên địa bàn hẹp, có nhiều xí nghiệp thành viên nên đảm bảo được sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, kịp thời của kế toán trưởng cũng như của lãnh đạo công ty. Công ty tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ – là hình thức đòi hỏi quản lý chặt chẽ nhất trong các hình thức kế toán của chế độ hiện nay. Đây là hình thức kết hợp giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết phản ánh được một cách toàn diện các mặt của chi phí sản xuất và phù hợp với quy mô của Công ty. Công ty tổ chức luân chuyển hệ thống chứng từ nhịp nhàng, ăn khớp, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế vào các sổ, bảng kế toán. Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ các thông tin hữu dụng đối với từng nghiệp vụ phát sinh, từng yêu cầu quản lý của Công ty và các bên liên quan. 2.1.1.4. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội là một doanh nghiệp có quy mô lớn, chu kỳ sản xuất dài, thường xuyên, liên tục nên việc hạch toán tổng hợp chi phí theo phương pháp kê khai thường xuyên, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định kỳ hàng tháng là hợp lý, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho lãnh đạo công ty để có các biện pháp kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục nên việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng xí nghiệp thành viên, chi tiết cho từng giai đoạn công nghệ, từng loại sản phẩm là hợp lý, có căn cứ khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán kế toán và quản lý kinh tế ở Công ty đạt hiệu quả cao. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm rất phù hợp với quy trình sản xuất sản phẩm và tổ chức hoạt động sản xuất của Công ty. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp với đặc điểm, tính chất sản xuất, quy mô hoạt động của Công ty. Việc tập hợp chi phí sản xuất thường xuyên sẽ phục vụ việc giám sát và theo dõi chi phí được chặt chẽ hơn. Đối với việc hạch toán công cụ, dụng cụ: ở Công ty thực hiện việc phân bổ công cụ, dụng cụ một lần (100%) tức là hạch toán thẳng từ TK153 vào các TK chi phí là hợp lý, bởi vì công cụ dụng cụ ở công ty khi xuất dùng có giá trị tương đối nhỏ, thời gian sử dụng ngắn, việc hạch toán như vậy sẽ tiết kiệm thời gian và cũng giảm được công việc tính toán. Hiện nay Công ty đã tíến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, điều này đã góp phần làm giảm sự biến động của giá thành sản phẩm giữa các tháng khi có nghiệp vụ sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh trong tháng. 2.1.2. Những tồn tại Về công tác quản lý: Trình độ năng lực của một số cán bộ chưa đáp ứng được nhiệm vụ quản lý của Công ty trong cơ chế thị trường. Ban lãnh đạo chưa nắm bắt được thời cơ đầu tư, đa dạng hoá sản phẩm, chưa mạnh dạn vay vốn nhà nước, gọi vốn liên doanh từ trong và ngoài nước. Việc đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ nhiều khi đưa đến đòi hỏi Giám đốc phải có đầy đủ các năng lực quản lý trong hoạt động kinh doanh, nắm vững các vấn đề trong sản xuất. Đây là một yêu cầu khó đòi hỏi người lãnh đạo phải vừa có kinh nghiệm trong kinh doanh trên thương trường vừa phải nắm vững những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành rượu. Có như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới có hiệu quả. Về hoạt động sản xuất kinh doanh: Về chủng loại sản phẩm: Công ty chưa lựa chọn được cơ cấu sản phẩm hợp lý để có thể giảm bớt những chi phí dành cho việc tiêu thụ những sản phẩm đang ở giai đoạn suy thoái, không còn phù hợp với sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng. Không nắm bắt được chu kỳ sống của sản phẩm, Công ty chỉ làm quen với việc tăng thêm những sản phẩm nhằm đa dạng cơ cấu sản phẩm đó mà nó không phù hợp với thị trường. Về chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm của Công ty chưa thật độc đáo đặc sắc để người tiêu dùng có thể nhớ và gây ấn tượng đặc biệt. Hơn nữa, mặc dù đã đầu tư đổi mới trong thời gian gần đây nhưng một số máy móc thiết bị qua quá trình sản xuất lâu năm, đã trở nên lạc hậu cần thanh lý. Vì vậy chất lượng sản phẩm của công ty chưa cao, tỷ lệ phế phẩm còn nhiều. Trình độ của người lao động còn hạn chế trong vận hành các thiết bị công nghệ mới, hiện đại. Công tác quản lý chất lượng hoạt động rời rạc, tách rời với sản xuất, mang tính cục bộ, không quán triệt cho toàn bộ cán bộ công nhân viên. Về mạng lưới phân phối và các hoạt động Marketing: Bên cạnh những mặt tích cực còn có những mặt trái vẫn tồn tại giữa các đại lý đã có sự cạnh tranh gay gắt về giá, việc kiểm tra nắm bắt tình hình tiêu thụ sản phẩm, việc liên hệ giữa các Công ty với các đại lý khó thực hiện hơn. Ngoài ra, do Công ty Cồn rượu Hà Nội đang áp dụng kênh tiêu thụ hỗn hợp bên cạnh những mặt lợi còn hạn chế như vấn đề không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thu nhận thông tin không đầy đủ. Công ty chưa tạo được lợi thế về Marketing. Là một công ty tương đối lớn trong ngành, hoạt động trong nền kinh tế thị trường nhưng Công ty Cồn rượu Hà Nội lại không có bộ phận Marketing. Kiểm soát thị trường còn kém vì Công ty chưa có bộ phận chức năng đảm nhiệm công việc này nên việc thu thập các thông tin phản hồi rất kém dẫn đến việc kiểm soát giá cả thị trường và hàng giả còn chưa chặt chẽ. đặc biệt công tác nghiên cứu đối thủ chưa được triển khai, đây là một khiếm khuyết lớn đối với Công ty khi tham gia cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Các hoạt động tiếp thị, giao tiếp, khuếch trương không thường xuyên, nghệ thuật chưa cao nên nhiều khi khuyến mại không đúng dịp làm cho khách hàng có thể đánh giá là sản phẩm ế, tồn đọng mới khuyến mại. Hơn nữa hoạt động này của Công ty mới chỉ dừng lại ở cấp 1 tức là chưa đến tận tay người tiêu dùng, mới chỉ dừng lại ở các đại lý. Do đó hiệu quả không cao trong công tác khuyến mại. Đặc biệt đội ngũ tiếp thị chủ yếu là công nhân không có việc làm nên không đảm bảo được chất lượng của công tác tiếp thị. Về công tác kế toán: Về tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất: Hàng tháng, Công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất vào TK 335 mà khi có phát sinh thì tính luôn vào tiền lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất tháng đó tức hạch toán trực tiếp vào TK 622. Việc hạch toán như vậy đảm bảo chi phí sản xuất phát sinh trong tháng được tập hợp đầy đủ nhưng vì công nhân nghỉ phép giữa các tháng không đều nhau nên nếu không trích trước sẽ làm cho giá thành sản phẩm giữa các tháng là không ổn định. Về việc trả lương cho công nhân sản xuất thêm vào những ngày nghỉ, ngày lễ hoặc làm thêm giờ ngày thường: hiện nay Công ty vẫn trả lương cho công nhân sản xuất làm vào những ngày này như những ngày thường, như vậy là không đúng chế độ, chưa đảm bảo công bằng cho công nhân và chưa khuyến khích được công nhân hăng hái làm việc, nâng cao hiệu quả lao động. Về việc trang bị máy móc thiết bị cho công tác kế toán: Mặc dù phòng kế toán hiện nay đã được trang bị máy tính đầy đủ nhưng công tác kế toán về cơ bản vẫn mang tính chất thủ công. Vì thế công tác kế toán tốn nhiều công sức của con người mà độ chính xác lại không cao. 2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán của Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý, kinh doanh ở Công ty nói chung và công tác hạch toán kế toán nói riêng em xin phép được đưa ra một số ý kiến đề xuất sau: Một là, đào tạo nâng cao trình độ quản lý các cấp, trình độ tay nghề của công nhân. Tạo điều kiện cho cán bộ lãnh đạo đi học các lớp bồi dưỡng quản lý. Tổ chức các lớp huấn luyện chuyên môn, phổ biến kiến thức sử dụng máy móc mới, ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất cho toàn thể công nhân. Hai là, về công tác thị trường và công tác sản phẩm: Mở rộng và phát triển một số các đại lý và thị trường mới ở các vùng sâu, vùng xa để tăng cường tiêu thụ sản phẩm. Củng cố lại đội ngũ tiếp thị và đề ra hợp lý các chế độ quy chế tiếp thị để thích ứng hơn trong cơ chế thị trường. Đầu tư tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu đặc biệt là các thị trường có cùng biên giới và gần với Việt nam. Tăng cường công tác chống hàng giả, nhại nhãn mác. Tăng cường quản lý và giám sát tiết kiệm nguyên vật liệu. Mua vật tư, thiết bị phải có giá thấp nhất. Để từ đó xây dựng giá cả phải hợp lý phục vụ đại đa số dân cư có mức sống trung bình. Đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng, hợp túi tiền và giảm độc tố. Đầu tư và đổi mới công nghệ có trọng điểm từ đó cải tiến chất lượng sản phẩm, một số sản phẩm mũi nhọn cạnh tranh với rượu ngoại nhập. Ba là, về việc thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. Đối với Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội, ngày nghỉ phép của công nhân phát sinh không thường xuyên, không đều đặn. Việc công nhân nghỉ phép không đều không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất mà còn ảnh hưởng đến chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm của từng tháng, bởi vì hiện nay Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. Do vậy, để đảm bảo sự ổn định của từng khoản chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm, theo em Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. Cách lập và trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất như sau: Trong năm, khi lập kế hoạch tiền lương, Phòng Hành chính tính toán mức trích tiền lương nghỉ phép cho người lao động trong một năm. Tiền lương nghỉ phép phải trả cho CNTTSX theo kế hoạch trong năm = Lương cơ bản bình quân ngày của CNTTSX Số công nhân sản xuất trực tiếp thực tế Tổng số ngày nghỉ phép bình quân một năm của CNTTSX Trên cơ sở đó, hàng tháng kế toán trích một phần trong tổng số tiền này vào chi phí để đảm bảo cho giá thành ít biến động. Mức trích trước hàng tháng = Tỷ lệ trích trước Số tiền lương chính thực tế phải trả cho CNTTSX trong tháng Tỷ lệ trích trước hàng tháng = Tổng số tiền lương nghỉ phép của CNTTSX theo kế hoạch trong năm 100 Tổng số tiền lương chính phải trả cho CNTTSX theo kế hoạch trong năm Trình tự hạch toán như sau: - Căn cứ vào kết quả tính toán số trích trước hàng tháng tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622 (chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí) Có TK 335 - Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 335 Có TK 334 - Khi trả tiền lương nghỉ phép: Nợ TK 334 Có TK 111 Cuối năm, kế toán phải so sánh giữa số chi lương thực nghỉ phép của công nhân so với kế hoạch, khi có chênh lệch kế toán phải điều chỉnh tăng giảm vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng sau cùng. + Nếu số thực chi nhỏ hơn số trích trước thì ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh: Nợ TK 335 Có TK 622 + Nếu số thực chi lớn hơn số trích trước thì ghi tăng chi phí sản xuất kinh doanh: Nợ TK 622 Có TK 335 Khi đó số tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sẽ được tập hợp vào Bảng kê số 6 – TK 335 và cuối tháng sẽ được phản ánh vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH cột ghi Có TK 335 ứng với dòng ghi Nợ các đối tượng sử dụng. Số liệu này là căn cứ vào Bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7. Bốn là, về việc trả lương cho công nhân làm thêm vào những ngày nghỉ: Những ngày công nhân làm thêm như ngày chủ nhật, lễ tếtcông nhân vẫn không được trả thêm một khoản nào. Như vậy, Công ty đã không thực hiện trả lương theo đúng chế độ hiện hành. Theo chế độ quy định đối với các doanh nghiệp sản xuất: “khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn quy định thì mức lương trả thêm được Nhà nước quy định bằng 150% nếu làm thêm vào ngày thường, bằng 200% nếu làm thêm vào ngày nghỉ cuối tuần và bằng 300% nếu làm thêm vào ngày lễ. Nếu doanh nghiệp bố trí làm việc vào ban đêm, ngoài lương hưởng theo thời gian còn phải trả thêm ít nhất 30% theo lương thực tế cho người lao động.” Vì vậy để khuyến khích công nhân viên trong sản xuất kinh doanh cũng như tạo động lực để làm việc hiệu quả hơn Công ty nên xem xét lại cách trả lương cho hợp lý. Năm là: Tại tháng 12/2006 Công ty đã không thực hiện trích BHXH và BHYT do đã trích từ tháng 11/2006. Điều này làm cho chi phí sản xuất thực tế bị giảm theo. Vậy theo em, Công ty nên tiến hành trích hàng tháng một cách đều đặn theo đúng quy định để ổn định giá thành sản phẩm giữa các tháng. Sáu là, tăng cường công tác kế toán máy trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán: Hiện nay, ở Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội, mọi công việc kế toán của Công ty nói chung đang thực hiện một cách thủ công mặc dù ở Công ty đã trang bị đầy đủ máy tính cho phòng kế toán. Đặc bịêt do đặc điểm sản xuất của Công ty là các nghiệp vụ kinh tế về nhập, xuất phát sinh thường xuyên, liên tục nên việc ghi chép nhiều, sổ sách nhiều, vì thế nếu làm một cách thủ công thì tốn rất nhiều công sức và cũng không thể tránh khỏi sai sót. Do đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán. Vì vậy theo em Công ty nên trang bị và có những chuyển đổi phù hợp để ứng dụng công nghệ tin học vào công tác kế toán của Công ty như: xây dựng phần mềm kế toán máy chuyên dụng cho Công ty, chú ý đến công tác đào tạo nhân viên kế toán tiếp cận và sử dụng thành thạo các phần hành kế toán trên máy vi tính, từ đó đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin kế toán nhanh, chính xác, kịp thời phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Bảy là, về việc hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty hiện nay vẫn sử dụng theo quyết định cũ. Do vậy, hiện nay Công ty vẫn chưa tiến hành hạch toán một số nghiệp vụ theo quy định mới và vẫn chưa đưa vào sử dụng một số tài khoản mới. Công ty cần tiến hành nghiên cứu áp dụng danh mục các tài khoản mới theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu quản lý và trình độ kế toán trong tình hình hiện nay. Mỗi tài khoản kế toán phản ánh một đối tượng kế toán, các tài khoản chi tiết (cấp 2, cấp 3) có thể tổ chức theo đặc điểm của Công ty. Theo em, Công ty không nên tập hợp chi phí sản xuất của các Bộ phận Lò hơi, Bộ phận Xay xát và Xí nghiệp Cơ điện vào thẳng TK 1545, TK 1546, TK 1548 mà nên mở và tập hợp vào các tài khoản tập hợp chi phí sản xuất (TK 621, 622, 627) rồi sau đó mới kết chuyển vào TK 154. Để đồng bộ, Công ty có thể mở các TK tập hợp chi phí sản xuất cho 3 phân xưởng này như sau: TK 6215 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Bộ phận Lò hơi TK 6216 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Bộ phận Xay xát TK 6218 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – Xí nghiệp Cơ điện TK 6225 – Chi phí nhân công trực tiếp – Bộ phận lò hơi TK 6226– Chi phí nhân công trực tiếp – Bộ phận xay xát TK 6228– Chi phí nhân công trực tiếp – Xí nghiệp cơ điện Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho 3 bộ phận sản xuất phụ, kế toán sử dụng TK 627 theo các nội dung tương ứng sau: TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng TK 62715 - Chi phí nhân viên phân xưởng – Bộ phận Lò hơi. TK 62716 - Chi phí nhân viên phân xưởng – Bộ phận Xay xát. TK 62718 - Chi phí nhân viên phân xưởng – Xí nghiệp Cơ điện. TK 6272 – Chi phí vật liệu chung TK 6273 – Chi phí công cụ dụng cụ TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền. Các TK này cũng được chi tiết như TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng. Tám là, về việc hoàn thiện hình thức ghi sổ kế toán: Hiện nay Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội đang áp dụng trình tự ghi sổ theo hình thức “Nhật ký chứng từ”. Nhược điểm của hình thức này là mẫu sổ các kiểu bàn cờ không thuận tiện cho việc xử lý thông tin trên máy vi tính. Vì vậy theo em Công ty có thể xem xét việc chuyển đổi hình thức ghi sổ kế toán sang hình thức “Nhật ký chung” vì đây cũng là hình thức ghi sổ cho phép quản lý các nghiệp vụ kinh tế khá chặt chẽ và đặc biệt là nó thuận tiện cho việc xử lý thông tin trên máy vi tính. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hình thức “Nhật ký chung” gồm: - Các sổ Nhật ký chuyên dùng - Sổ Nhật ký chung - Các Sổ cái các Tài khoản - Các sổ kế toán chi tiết. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung có thể được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1. Quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung Sổ quỹ Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi đối chiếu Khi áp dụng trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung” kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ phải sử dụng các sổ kế toán sau: - Sổ Nhật ký chung - Sổ Cái các TK 621, 622, 627, 154 - Các sổ và thẻ kế toán chi tiết: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh, thẻ tính giá thành sản phẩm. - Các sổ kế toán liên quan khác. Để theo dõi chi tiết chi phí sản xuất cũng như giá thành của từng loại sản phẩm, từng phân xưởng, từng công đoạn sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể mở các sổ chi tiết cho các TK chi phí theo nội dung sau: Các TK 621, 622, 627 được chi tiết như Công ty đang thực hiện và có bổ sung thêm các TK chi tiết cho 3 bộ phận sản xuất phụ như kiến nghị trên. Còn TK 154 được chi tiết như Công ty đã và đang thực hiện. Riêng các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì Công ty vẫn có thể sử dụng các mẫu sổ mà Công ty đã và đang sử dụng. Một số mẫu sổ kế toán tổng hợp mà kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sử dụng trong hình thức “Nhật ký chung”: trang trước chưyư thức kt 1. Ngoài ra để tập hợp cp __________________________________________________________________________ Biểu 2.1 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu TK Số phát sinh Số Ngày, tháng Nợ Có Số trang trước chuyển sang Cộng chuyển sang trang sau Biểu 2.2 SỔ CÁI (theo hình thức Nhật ký chung) Năm Tên tài khoản Số hiệu Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ Nhật ký chung Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày, tháng Nợ Có Số trang trước chuyển sang Cộng chuyển sang trang sau Chín là, về các khoản mục chi phí sản xuất cấu thành nên giá thành sản phẩm: Tại Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội, thành phẩm cồn ở Xí nghiệp Cồn được chuyển sang các xí nghiệp khác để tiếp tục chế biến và được kết chuyển tuần tự từng khoản mục . Điều này làm khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong thành phẩm là rất lớn và khó đánh giá trong toàn bộ quy trình công nghệ, các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thực sự chiếm bao nhiêu % trong giá thành sản phẩm. Do đó, Công ty nên kết chuyển tuần tự từng khoản mục chi phí của sản phẩm cồn sang giai đoạn chế biến tiếp theo. Mười là, về việc hoàn thiện tính giá thành ở Xí nghiệp Cồn. Công ty không nên chuyển thẳng mọi chi phí sản xuất cồn công nghiệp vào TK 152 – phế liệu thu hồi, mà nên tiến hành tính giá thành riêng cho Cồn công nghiệp như một loại sản phẩm. Có như vậy mới đảm bảo phản ánh chính xác mọi khoản mục chi phí và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. kÕt luËn Từ khi có chính sách mở cửa của Nhà nước, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để phát huy hết khả năng, tiềm lực của mình trong sản xuất kinh doanh, nhưng mặt khác lại đặt các doanh nghiệp trước những thử thách to lớn đó là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Thực tế cho thấy bên cạnh những doanh nghiệp thành công, tiến bộ có không ít những doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế thấp dẫn đến nguy cơ sa sút, không đứng nổi trong cơ chế thị trường, phải sát nhập, phá sản hoặt giải thể. Mặt khác tình trạng hoạt động kinh doanh nói chung gặp rất nhiều khó khăn lúng túng và bị động khi chuyển sang cơ chế mới, chưa tìm ra được các giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh tế của mình. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường tất yếu phải giành thắng lợi trong cạnh tranh. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải làm việc tích cực, luôn tìm tòi sáng tạo, hoàn thiện phương thức sản xuất kinh doanh để đạt các mục tiêu đề ra. Một trong các mục tiêu đó là tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, việc hoàn thiện nội dung công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Nhận thức được điều này, Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội đã không ngừng phấn đấu hoàn thiện mình để thích ứng với những thay đổi của chế độ, những biến động của nền kinh tế thị trường và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Trong chuyên đề này, ngoài một số tìm hiểu thực tế về quá trình hình thành - phát triển, công tác tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh và công tác tổ chức kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội, em có đề xuất một số ý kiến. Đây không phải là những phát hiện mới mà chỉ là những ý kiến bổ sung của bản thân với mong muốn có thể góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội. Do kinh nghiệm và khả năng còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những khuyết điểm, thiếu sót. Vì vậy, em kính mong các thầy cô giáo, các cô chú trong Công ty góp ý để bài viết của em được hoàn chỉnh và có giá trị thực tiễn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - thạc sĩ Trần Văn Thuận và các cô chú phòng Kế toán của Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề của mình. MôC LôC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5034.doc
Tài liệu liên quan