Đề tài Kế toán lưu chuyển hàng hoá tại công ty TNHH TTMT

Công ty cần phối hợp tốt với khách hàng trong các hợp đồng nhằm nâng cao trách nhiệm của các bên để hạn chế những chi phí không đáng có và những rủi ro khác. Hạn chế các khoản vay ngắn hạn cũng như dài hạn, giảm các khoản chi phí không cần thiết như tiền điện thoại các khoản chi phí công tác, tiếp đãi. Tiến hành giám sát thường xuyên có trọng điểm, bao gồm giám sát trước trong và sau khi chi để biết được các khoản chi có hợp lý và đúng mục đích đã quy định hay không. Sau cùng trong từng kỳ tập hợp xem xét, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí có hiệu quả hay không từ đó có biện pháp khắc phục. Để tăng số lượng hàng hóa tiêu thụ trước tiên Công ty cần phải chú trọng đến nhu cầu thị trường để tìm nguồn hàng thích hợp, tránh tình trạng nhập về rồi lại xuất trả lại hoặc mất thời gian dự trữ hàng quá lâu, làm ứ động vốn.

doc54 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán lưu chuyển hàng hoá tại công ty TNHH TTMT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hành doanh nghiệp, kế toán trong các doanh nghiệp thương mại dịch vụ cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau: Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua đó tính toán chính xác kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp, thanh toán, phát hiện kịp thời các hành vi tham ô lãng phí tài sản, tiền vốn của Nhà nước, của tập thể. Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, trung thực và hữu ích phục vụ cho việc điều hành quản lý Doanh nghiệp. III.3 – Phương pháp đánh giá hàng hoá nhập kho và xuất kho: 1. Giá nhập kho: tuỳ trường hợp mà giá nhập kho được tính như sau: Giá trị nhập kho = a/ Được cấp, thành lập: giá ghi trên biên bản cấp vốn. b/ Mua: giá mua thực tế c/ Từ liên doanh: giá trị do HĐLD quyết định d/ Chế biến : chi phí chế biến thực tế f/ Được tặng : giá thực tế trên thị trường x Các chi phí trực tiếp để có hàng nhập kho như vận chuyển, bốc dỡ …. 2. Phương pháp tính giá xuất kho: Kế toán chỉ được áp dụng trong một các phương pháp tính giá xuất kho, muốn thay đổi phương pháp tính giá khác, phải chấm dứt kỳ báo báo kế toán và phải giải thích rõ ràng trong “Bảng thuyết minh báo cáo tài chính”, các phương pháp đó là: Nhập trước, xuất trước (còn gọi là FIFO – First In First Out). Nhập sau, xuất trước (còn gọi là LIFO – Last In First Out). Bình quân gia truyền Thực tế đích danh Giá hạch toán. Mỗi phương pháp tính giá xuất kho thích hợp trong một môi trường nhất định. Khi giá tương đối bình ổn, dùng phương pháp nhập trước, xuất trước, dễ làm, chính xác. Khi giá biến động tăng hoặc giảm, dùng phương pháp nhập sau, xuất trước tính giá hợp lý hơn. Khi giá giao động lúc tăng, lúc giảm, dùng phương pháp bình quân. Khi tính hiệu quả từng lô hàng, sử dụng giá thực tế đích danh. Là doanh nghiệp thương mại, công ty TTNT thực chất là nhà phân phối của công ty dầu nhờn Caltex Việt nam, lợi nhuận của công ty chính là khoảng chênh lệch giữa giá mua và giá bán (đều do công ty Caltex quy định, nếu có thay đổi giá sẽ thông báo trước 1 tháng) sau khi đã trừ tất cả mọi chi phí phát sinh. Đo đó, phương pháp tính giá xuất kho mà công ty sử dụng là phương pháp nhập trước xuất trước. Một số ví dụ thực tế tại doanh nghiệp, xét ở thời điểm là tháng 08/2005 Ngày 02/08/05, xuất bán cho công trình giao thông công cộng quận 5, địa chỉ : 587 Nguyễn Trãi, P.7, Quận 5, MST : 0301295038 – 1 lô hàng gồm 5 phuy nhớt Valor HD 50 (200) trị giá 14.900.000đ (14.900 x 5), đã có thuế, thu ngay bằng tiền mặt, kế toán ghi: - Phản ánh doanh thu: Nợ TK 111 : 14.900.000đ Có TK 511 : 13.545.400đ TK 3331 : 1.354.5400đ (13.545.400 x 10%) - Phản ánh giá vốn : Nợ 632 : 11.789.000đ (11.789đ x 200L x 5) Có TK 1561 : 11.789.000đ Ngày 07 tháng 08, bán cho công ty TNHH Việt Sơn, địa chỉ : số 1 Xa Lộ Hà Nội, P. Thảo Điền, Quận 2, MST : 0301152144 – 1, lô hàng gồm : 20 thùng Revtex 4T (1) = 26.320đ x 24 x 20 = 12.633.600đ 10 thùng Plus – 4T (1) = 29.450đ x 24 x 10 = 7.068.000đ 25 thùng Super – 4T (1) = 32.640đ x 24 x 25 = 19.584.000đ (1 thùng = 24 bình x 1L/bình) Và 6 thùng Five Star 40 (4) = 23.000 x 6 x 4 x 6 = 3.312.000đ 6 thùng Five Star 50 (4) = 26.250 x 6 x 4 x 6 = 3.780.000đ 6 thùng Havoline (4) = 33.750 x 6 x 4 x 6 = 4.860.000đ (1 thùng = 6 can x 4L/can) Tổng cộng = 51.237.600đ Thu trước ½ trị giá lô hàng bằng tiền mặt, số còn lại trả chậm trong vòng 30 ngày, kế toán ghi: - Phản ánh doanh thu : Nợ 111 : 25.618.800đ Nợ 131 : 25.618.800đ Có : 46.579.600đ Có 3331 : 4.657.960đ (10% x 46.579.600) - Phản ánh giá vốn : 20 thùng Revtex 4T (1) = 21.226đ x 24 x 20 = 10.188.480đ 10 thùng Plus – 4T (1) = 23.736đ x 24 x 10 = 5.696.640đ 25 thùng Super – 4T (1) = 26.036đ x 24 x 25 = 15.621.600đ (1 thùng = 24 bình x 1L/bình) Và 6 thùng Five Star 40 (4) = 17.795 x 6 x 4 x 6 = 2.562.480đ 6 thùng Five Star 50 (4) = 20.455 x 6 x 4 x 6 = 2.946.520đ 6 thùng Havoline (4) = 27.409 x 6 x 4 x 6 = 3.946.896đ (1 thùng = 6 can x 4L/can) Tổng cộng = 40.511.616đ Nợ TK 632 : 40.511.616đ Có : 40.511.616đ II.4 – Các loại chứng từ sử dụng và trình xử lý chứng từ kế toán hàng hoá: Quá trình đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng thông qua hình thức mua bán gọi là lưu chuyển hàng hoá. Tuỳ thuộc vào hình thức II.5. Kế toán mua hàng : Chứng từ : Tùy đối tượng hàng mua mà có những phương pháp kế toán quá trình mua hàng phù hợp và các chứng từ phát sinh. Về nguyên tắc trước khi nhập kho hàng hóa phải qua giai đoạn kiểm nhận do nhân viên được giao trách nhiệm bảo quản hàng hóa trực tiếp tiến hành. Nếu nhận hàng tại một địa điểm do bên bán thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người đại diện bên mua phải có “Giấy ủy nhiệm” do Doanh nghiệp mua hàng cấp. Khi kiểm nghiệm hàng hóa phải căn cứ vào chứng từ của bên bán, rồi đối chiếu với thực tế nhận hàng về số lượng và chất lượng để lập “Biên bản kiểm nghiệm”. Tuy nhiên biên bản này chỉ mang tính chất hướng dẫn, nhằm làm căn cứ để quy trách nhiệm trong thanh toán và bảo quản, biên bản thường dùng trong trường hợp nhập kho với số lượng lớn, các loại vật tư có tính chất phức tạp, quý hiếm. Trong trường hợp hàng hóa, vật tư nhập không đúng quy cách, phẩm chất, số lượng so với chứng từ hóa đơn, thì lập thêm 1 liên kèm theo chứng từ có liên quan gửi chi đơn vị bán vật tư, hàng hóa để giải quyết. - Tùy thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của hàng nhập để tính giá nhập kho đúng. * Mua hàng có hóa đơn bên bán : (thông thường là hàng công nghệ phẩm) - Căn cứ vào hóa đơn của bên bán và “Biên bản kiểm nghiệm” lập 2 liên (vật tư, hàng hóa mua ngoài) hoặc 3 liên (vật tư tự sản xuất), người nhập mang phiếu đến kho để nhập. Sau khi nhập, thủ kho ghi ngày, tháng, năm và cùng người nhập ký vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán, liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 3 (nếu có) người nhập giữ. - Thực tế tại Công ty TTNT sau khi đã fax đơn đặt hàng đến Công ty Caltex và làm thủ tục chuyển tiền xong thì tài xế của Công ty sẽ cầm theo giấy giới thiệu đến kho Caltex tại Bình Dương để nhận hàng có kèm hóa đơn và phiếu xuất kho do Công ty Caltex lập. - Khi hàng về đến Công ty, thủ kho sẽ căn cứ vào hóa đơn và phiếu xuất kho của bên bán để kiểm nhập hàng (nếu có phát sinh thừa, thiếu hàng thì mới lập biên bản), rồi nhập vào thẻ kho và chuyển hóa hơn cho kế toán nhập vào sổ chi tiết mua hàng. Hạch toán tổng hợp nghiệp vụ mua hàng : Tài khoản sử dụng : TK 156 “Hàng hóa” có hai tài khoản cấp 2 : TK 1561 “Giá mua hàng hóa” Phản ánh trị giá mua cửa hàng hóa tại kho, tại quầy. TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa” : Phản ánh chi phí thu mua hàng hóa. TK 151 “Hàng phí thu mua hàng hóa” : Phản ánh trị giá của các loại hàng hóa, vật tư mua ngoài Doanh nghiệp đã nhập được quyền sở hữu nhưng chưa về nhập kho Doanh nghiệp, còn đang trên đường vận chuyển, ở các bến bãi hoặc đã về đến Doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho. Số dư bên Nợ : Trị giá vật tư, hàng hóa đang đi đường cuối kỳ. Phương pháp hạch toán : - Đối với Doanh nghiệp chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ : Khi mua hàng về nhập kho, thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền tạm ứng ….. kế toán ghi. Nợ TK 156 (1561) : Giá mua hàng hóa (chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 (1311) : thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK 111 : Số đã thanh toán bằng tiền mặt. Có TK 112 : Số đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Có TK 141, 311 : số đã thanh toán bằng tiền tạm ứng hay tiền vay ngắn hạn … Có TK 331 : Tổng giá thanh toán của hàng hóa mua vào. * Khi mua hàng, phát sinh các chi phí như chi phí vận chuyển, bốc, dỡ, lưu kho, lưu bãi …, kế toán ghi. Nợ TK 156 (1562) : Chi phí thu mua (chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 (1331) : thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK : 111, 112, 311 : số chi phí thu mua đã thanh toán. * Trường hợp mua hàng với phương thức trả chậm, khi thanh toán tiền hàng Nếu không được hưởng chiết khấu thanh toán : Nợ TK 331 Có TK 111, 112, 311 + Nếu thanh toán trong thời hạn được chiết khấu thanh toán, số chiết khấu được hưởng ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính và ghi giảm nợ phải trả cho người bán : Nợ TK 331 : tổng số tiền còn nợ Có TK 111, 112, 311 : số tiền thực trả Có TK 515 : chiết khấu thanh toán tính trên tổng số tiền còn nợ Dưới đây là toàn bộ chứng từ mua hàng của Công ty TTNT quy trình hạch toán cụ thể trong tháng 8 năm 2005. CaltexLubricants Vietnam Limited Công ty tnhh Dầu nhờn Caltex Việt Nam Tel : 848 – 8244115 Fax : 848 – 8244116 Ký hiệu/Series : AA/2005T – HCM Số/No : 001373 HÓA ĐƠN (GTGT) VAT INVOICE (Liên 2 : Giao khách hàng / 2 nd copy – To Customer) Ngày 02 tháng 8 năm 2005 Đơn vị bán hàng/Seller : Công ty TNHH Dầu nhờn Caltex Việt Nam – Chi nhánh TP. HCM CaltexLubricants Vietnam Limited – HCM Branch Địa chỉ/Address : Lấu 6 số 65 Nguyễn Du, Quận 1, TP. HCM Tên và mã khách hàng / Customer name & ID : Công ty TNHH TTNT 5272 Địa chỉ / Address : 24 Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Q.7 MST : 0302601769 Đơn đặt hàng số / Order No : 66801 Phương thức giao hàng : Tại kho Phương thức thanh toán : CA Xuất tại kho : Sóng thần – TP. HCM STT Tên và quy cách hàng hóa ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Revtex 4T (1) Plus – 4T (1) Super – 4T (1) 150 – 2T (1) Havoline – F3 (1) Five Star 40 (4) Five Star 50 (4) Havoline (4) Valor HD 40 (18) Valor HD 50 (18) Valor HD 50 (25) Valor HD 50 (200) Valor HD 50 (200) Canopus 68 (18) Canopus 68 (200) Lít Lít Lít Lít Lít Lít Lít Lít Lít Lít Lít Lít Lít Lít Lít 1.200 720 2.400 720 720 480 480 720 1.440 1.800 1.500 4.000 4.800 360 2.000 21.226 23.736 26.036 24.682 31.091 17.795 20.455 27.409 12.738 13.044 12.921 11.334 11.789 12.273 11.168 24.471.200 17.089.920 62.486.400 17.771.040 22.385.520 8.541.600 9.818.400 19.734.480 18.342.720 23.479.200 19.381.500 45.336.000 56.587.200 4.418.280 22.336.000 Cộng tiền hàng / Sales total : Thuế suất GTGT (VAT) : 10% Tiền thuế GTGT/VAT : Tổng số tiền thanh toán / Invoice Total : Tổng số tiền viết bằng chữ / Total amount in words : 373.179.460 37.317.946 410.497.406 Khách hàng Customer Thủ kho Store Keeper Người viết HĐ Prepared by Giám đốc Manager CÔNG TY TNHH DẦU NHỜN CALTEX VIỆT NAM Số : …………………………./ST 2005 PHIẾU XUẤT KHO Ngày ….. tháng ….. năm 2005 Người nhận hàng : Số CMND / Giấy phép lái xe : ngày cấp : nơi cấp : Địa chỉ : Lý do xuất : STT Tên sản phẩm Mã hàng hóa ĐVT Số lượng Ghi chú Yêu cầu Thực xuất 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Người lập phiếu Người giao hàng Người nhận hàng Sau khi nhận được Hóa đơn GTGT, kế toán ghi : Nợ 1561 : 373.179.460 đồng Nợ 133 : 37.317.946 đồng Có 112 : 410.497.406 đồng II.6. Kế toán bán hàng : Chứng từ : * Bán buôn : - Kế toán phải lập hóa đơn bán hàng và phiếu xuất kho hàng hóa. - Hóa đơn là căn cứ để người bán ghi sổ doanh thu bán hàng và các sổ kế toán có liên quan, là chứng từ cho người mua vận chuyển hàng trên đường, lập phiếu nhập kho, thanh toán tiền mua hàng và ghi sổ kế toán. Hóa đơn do người bán hàng lập 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần), liên 1 lưu, liên 2 giao cho người mua và làm chứng từ đi đường và ghi sổ kế toán đơn vị mua, liên 3 dùng cho người bán làm chứng từ thu tiền hoặc cuối ngày mang cùng tiền mặt, séc nộp cho kế toán làm thủ tục nhập quỹ và ghi sổ kế toán có liên quan (nếu đã thu tiền) Tại Công ty TTNT quá trình bán hàng gồm các bước sau : Nhân viên kinh doanh làm phiếu đặt hàng, trình giám đốc ký duyệt rồi chuyển cho thư ký phòng kinh doanh làm phiếu theo dõi bán hàng, sau đó đưa qua kế toán lập hóa đơn có chữ ký và đóng dấu của giám đốc, thủ kho đóng dấu xuất kho vào phiếu theo dõi bán hàng trước khi xuất hàng. Dưới đây là toàn bộ chứng từ phát sinh trong quá trình bán hàng của Công ty TTNT. CÔNG TY TNHH TTNT NHÀ PHÂN PHỐI DẦU NHỜN CALTEX ĐC : 24 Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Q.7, TP. HCM ĐT : 8.554943 – 8.533122 Fax : 8.531922 PHIẾU THEO DÕI KHÁCH HÀNG NPT : Khách hàng : Trang số : năm 2005 Bảng hiệu : Mã số KH : Địa chỉ : N.Nghề : Điện thoại : NR : MST : Sang trang số ….. Ngày ……/…../2005 HTTT : Ngày Sản phẩm Số lượng Đơn giá Thành tiền Người nhận hàng ký và ghi tên Người thanh toán ký và ghi tên XIN QUÍ KHÁCH LƯU Ý : Khi nhận hàng xin ký vào Ô nhận hàng Khi thanh toán xin ký vào Ô thanh toán Người giao hàng Thủ kho Người lập phiếu (Ký & ghi rõ họ tên) (Ký & ghi rõ họ tên) (Ký & ghi rõ họ tên) HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 1 : Lưu Ngày tháng 12 năm 2004 Đơn vị bán hàng : CÔNG TY TNHH TTNT Địa chỉ : 24 Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Q.7 Số tài khoản : 8554943 MST : 030261769 Họ tên người mua hàng : Tên đơn vị : Địa chỉ : Số tài khoản : Hình thức thanh toán : MST : STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 Cộng tiền hàng : Thuế suất GTGT : 10% Tiền thuế GTGT : Tổng cộng tiền thanh toán : Số tiền viết bằng chữ : Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký & ghi rõ họ tên) (Ký & ghi rõ họ tên) (Ký & ghi rõ họ tên) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn) Tài khoản sử dụng : TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” : phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư. TK 511 được chi tiết thành 4 TK cấp 2 : TK 5111 “Doanh thu bán hàng hóa” TK 5112 “Doanh thu bán thành phẩm” TK 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ” TK 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá” TK 512 “Doanh thu nội bộ” : phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp. TK 512 có các TK cấp 2 sau TK 5121 “Doanh thu bán hàng hóa” TK 5122 “Doanh thu bán các thành phẩm” TK 5123 “Doanh thu cung cấp dịch vụ” TK 521 “Chiết khấu thương mại” : phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà Doanh nghiệp đã giảm trừ hoạc đã thanh toán cho người mua hàng do ngưởi mua đã mua hàng của Doanh nghiệp với số lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết về mua, bán hàng. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. TK 521 có 3 TK cấp 2 TK 5211 “Chiết khấu hàng hóa” TK 5212 “Chiết khấu thành phẩm” TK 5213 “Chiết khấu dịch vụ” TK 531 “Hàng bán bị trả lại” : phản ánh doanh thu của số hàng hóa đã được xác định là tiêu thụ nhưng vì lý do về chất lượng, mẫu mã, quy cách mà người mua từ chối thanh toán và trả lại cho Doanh nghiệp. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. TK 532 “Giảm giá hàng bán” : phản ánh khoản người bán giảm trử cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc quá thời hạn ghi trên hợp đồng mua hàng hóa bị lậu hậu thị hiếu. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. TK 157 “Hàng gửi bán” : phản ánh trị giá của hàng hóa gửi cho người mua, giao cho các đại lý chưa được chấp nhận thanh toán. Số dư Nợ : Phản ánh giá trị hàng hóa gởi bán chưa được xác định tiêu thụ đến cuối kỳ. TK 632 “Giá vốn hàng bán” : phản ánh trị giá thực tế của số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã được xác định tiêu thụ. TK 131, 111, 112 : phản ánh khoản phải thu, hoặc đã thu tiền khách hàng. Phương pháp hạch toán thực tế tại Doanh nghiệp, tháng 8/2005 : Kế toán doanh thu bán hàng : Sau khi xuất hàng đi và đã nhận lại liên 3 của hóa đơn GTGT, kế toán sẽ căn cứ vào đây để lập Bảng Kê Hóa Đơn Chứng Từ Hàng Hóa Dịch Vụ Bán Ra, theo mẫu quy định của cục thuế Thành Phố. * Ngày 02/8/2005, xuất bán cho Công ty công trình giao thông công cộng quận 5, địa chỉ : 587 Nguyễn Trãi, P.7, Q.5. MST : 0302195038 – 1 lô hàng gồm 05 phuy nhất Valor HD 50 (200) trị giá 14.900.000 đồng (14.900 x 200 x 5), đã có thuế, thu ngay bằng tiền mặt, kế toán ghi : Phản ánh doanh thu : Nợ TK 111 : 14.900.000 đ Có TK 511 : 13.545.400 đ TK 3331 : 13.354.540 đ (13.545.400 x 10%) Phản ánh giá vốn : Nợ 632 : 11.789.000 đ (11.789đ x 200L x 5) Có TK 1561 : 11.789.000 đ * Ngày 07 tháng 8, bán cho Công ty TNHH Việt Sơn, địa chỉ : Số 1 xa 165 Hà Nội,P. Thảo Điền Q.2, MST : 0301152144 – 1 lô hàng gồm : 20 thùng Revtex 4T (1) = 26.320đ x 24 x 20 = 12.633.600đ 10 thùng Plus – 4T (1) = 29.450 x 24 x 10 = 7.068.000đ 25 thùng Super – 4T (1) = 32.640 x 24 x 25 = 19.584.000 đ (1 thùng = 24 bình x 1L/bình) Và 6 tháng Five Star 40 (4) = 23.000 x 6 x 4 x 6 = 3.312.000 đ 6 thùng Five Star 50 (4) = 26.250 x 6 x 4 x 6 = 3.780.000 đ 6 thùng havoline (4) = 33.750 x 6 x 4 x 6 = 4.860.000 đ (1 thùng = 6 can x 4L/can) Tổng cộng = 51.237.600đ Thu trước 1/2 trị giá lô hàng bằng tiền mặt, số con lại trả chậm trong vòng 30 ngày, kế toán ghi : Phản ánh doanh thu : Nợ 111 : 25.618.800 đồng Nợ 131 : 25.618.800 đồng Có 511 : 46.579.600 đồng Có 3331 : 4.657.960 đồng (10% x 46.579.600) Phản ánh giá vốn : 20 thùng Revtex 4T (1) = 21.226đ x 24 x 20 = 10.188.480đ 10 thùng Plus – 4T (1) = 23.736 x 24 x 10 = 5.696.640đ 25 thùng Super – 4T (1) = 26.036 x 24 x 25 = 15.621.600đ (1 thùng = 24 bình x 1L/bình) Và 6 thùng Five Star 40 (4) = 17.795 x 6 x 4 x 6 = 2.562.480đ 6 thùng Five Star 50 (4) = 20.455 x 6 x 4 x 6 = 2.495.520đ 6 thùng Havoline (4) = 27.409 x 6 x 4 x 6 = 3.946.896đ Tổng cộng : 40.511.616 đồng Nợ TK 632 : 40.511.616 đồng Có TK 1561 : 40.511.616 đồng Ngày 09/8, bán cho DNTN vận tải Sông Quang Trung, địa chỉ : 27/8 Trần Xuân Soạn, Q.7, MST : 0301433818 – 1 lô hàng gồm : 10 xô Valor HD 40 (18) = 16.800 x 18 x 10 = 3.024.000đ 10 xô Valor HD 50 (18) = 17.500 x 18 x 10 = 3.150.000đ 20 xô Valor HD 50 (25) = 17.000 x 25 x 20 = 8.500.000đ 3 phuy Valor HD 40 (200) = 14.500 x 200 x 3 = 8.700.000đ 5 phuy Valor HD 50 (200) = 14.900 x 200 x 5 = 14.900.000đ Tổng cộng : 38.274.000 Tất cả thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán ghi : Phản ánh doanh thu : Nợ 111 : 38.274.000đ Có 511 : 34.794.500đ Có 333 : 13.479.450đ Phản ánh giá vốn : 10 xô Valor HD 400 (18) = 12.738 x 18 x 10 = 2.292.840đ 10 xô Valor HD 50 (18) = 13.044 x 18 x 10 = 2.3473.920đ 20 xô Valor HD 50 (25) = 12.921 x 25 x 20 = 6.460.500đ 3 phuy Valor HD 40 (200) = 11.334 x 200 x 3 = 6.800.000đ 5 phuy Valor HD 50 (200) = 11.789 x 200 x 5 = 11.789.000đ Tổng cộng : 29.690.660đ Nợ 632 : 29.690.660đ Có 1561 : 29.690.660đ Kế toán giảm giá hàng bán : Giảm giá hàng bán bao gồm giảm giá, bớt giá, hồi khấu. Giảm giá hàng bán chỉ được thực hiện sau khi đã có hóa đơn bán hàng, những trường hợp giảm giá trước khi lập hóa đơn kế toán không theo dõi. giảm giá : là khoản giảm trừ được người bán chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận vì lý do hàng bán kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng. chiết khấu thương mại : là khoản giảm trừ trên giá bình thường vì lý do mua với khối lượng lớn, tính theo một tỷ lệ nào đó tên giá bán. Người bán thực hiện việc bớt giá cho người mua ngay sau từng lần mua hàng. Chiết khấu thanh toán : là khoản giảm trừ tính trên tổng số các nghiệp vụ đã thực hiện với một khách hàng trong một thời gian nhất định. Người bán thực hiện khoản hồi khấu cho người mua sau khi đãbán được hàng. Tài khoản : TK 532 – Giảm giá hàng bán. TK không có số cuối kỳ. Phương pháp hạch toán thực tế tại Doanh nghiệp : Ngày 24/8 bán cho Công ty TNHH Đức Nhã – Tân Hưng, địa chỉ : Quốc lộ 22, Phước Hiệp, Củ Chi, MST : 0302750457, lô hàng có giá bán có thuế là 33.084.000 đồng. Công ty Đức Nhã – Tân Hưng thanh toán ngay bằng tiền mặt và là khách hàng thường xuyên của Công ty nên chiết khấu 2% ngay khi thanh toán, kế toán ghi : Phản ánh doanh thu : Nợ 111 : 32.422.320đ Nợ 635 : 661.680đ Có 511 : 29.775.600đ Có 3331 : 3.308.400đ Phản ánh giá vốn : Nợ 632 : 26.507.528đ Có 1561 : 26.507.528đ BẢNG KÊ HÓA ĐƠN CHỨNG TỪ HÀNG HÓA DỊCH VỤ BÁN RA Kỳ kê khai : 08 Mẫu số : 02/GTGT (Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế hàng tháng) Tên cơ sở kinh doanh : CÔNG TY TNHH TTNT Địa chỉ : 24 Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Q.7, TP. HCM Mã số thuế : 0302601769 STT Chứng từ Tên người mua hàng Mã số thuế người mua Mặt hàng Doanh số bán chưa có thuế Thuế GTGT Thuế suất Ghi chú Số Sêri Số Ctừ Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 BD/2005N 66801 2/08/05 Phạm Ngọc Tuấn xxxxxxxxxxxx Dầu nhớt 4.346.232 434.623 10% 2 BD/2005N 66802 3/08/05 HTX VT HH HK DL Hồng Hà 301.393.139 26.441.776 2.644.178 10% 3 BD/2005N 66803 4/08/05 Cty CP Xe Khách Nghệ An 2900.325.276-1 22.977.450 2.297.745 10% 4 BD/2005N 66804 5/08/05 Chị Châu xxxxxxxxxxxx 34.225.455 3.422.546 10% 5 BD/2005N 66805 6/08/05 Cty GR Vina 0300.8074.562-0 5.775.528 577.553 10% 6 BD/2005N 66806 7/08/05 Cô Năm 302.280.000 5.990.000 599.000 10% 7 BD/2005N 66807 8/08/05 CS Bao bì Giấy Tân Thành Phát 302.910.693 22.678.554 2.267.855 10% 8 BD/2005N 66808 9/08/05 Cty TNHH B & P xxxxxxxxxxxx 12.225.405 1.222.541 10% 9 BD/2005N 66809 10/08/05 Lương Ngọc Hân 0301.433.818-1 5.629.200 562.920 10% 10 BD/2005N 66810 11/08/05 DNTN Vận Tải sông QT xxxxxxxxxxxx 34.794.500 3.479.450 10% 11 BD/2005N 66811 12/08/05 Phạm Thị Bích Thủy xxxxxxxxxxxx 9.605.916 960.592 10% 12 BD/2005N 66812 13/08/05 Bùi Đức Nhã 301.722.256 6.664.790 666.479 10% 13 BD/2005N 66813 14/08/05 Cty TNHH TM Tân Hiệp xxxxxxxxxxxx 9.733.470 973.347 10% 14 BD/2005N 66814 15/08/05 Chị Hiền xxxxxxxxxxxx 7.678.554 767.855 10% 15 BD/2005N 66815 16/08/05 Tân Đức xxxxxxxxxxxx 45.557.554 4.555.755 10% 16 BD/2005N 66816 17/08/05 Nguyễn Văn Tiến xxxxxxxxxxxx 28.996.785 2.899.679 10% 17 BD/2005N 66817 18/08/05 Cty CP Phương Mai 0301.420.512-1 19.221.789 1.922.179 10% 18 BD/2005N 66818 19/08/05 Cô Năm xxxxxxxxxxxx 5.997.600 599.760 10% 19 BD/2005N 66819 20/08/05 Trần Quang Thái xxxxxxxxxxxx 19.632.447 1.963.245 10% 20 BD/2005N 66820 21/08/05 Nguyễn Ngọc Thanh xxxxxxxxxxxx 17.956.258 1.795.626 10% 21 BD/2005N 66821 22/08/05 Phạm Ngọc Tuấn xxxxxxxxxxxx Dầu nhớt 7.678.554 767.855 10% 22 BD/2005N 66822 23/08/05 HTX VT HH HK DL Hồng Hà 301.393.139 29.775.528 2.977.553 10% 23 BD/2005N 66823 24/08/05 Cty CP Xe Khách Nghệ An 2900.325.276-1 43.905.557 4.390.556 10% 24 BD/2005N 66824 25/08/05 Chị Châu xxxxxxxxxxxx 19.445.221 1.944.522 10% 25 BD/2005N 66825 26/08/05 Cty GR Vina 0300.8074.562-0 5.997.600 599.760 10% 26 BD/2005N 66826 27/08/05 Cô Năm 302.280.000 19.632.447 1.963.245 10% 27 BD/2005N 66827 28/08/05 CS Bao bì Giấy Tân Thành Phát 302.910.693 27.963.245 2.796.325 10% 28 BD/2005N 66828 29/08/05 Cty TNHH B & P xxxxxxxxxxxx 13.545.400 1.354.540 10% 29 BD/2005N 66829 30/08/05 Lương Ngọc Hân 0301.433.818-1 6.785.524 678.552 10% TỔNG CỘNG 520.858.339 52.085.834 Kế toán hàng bán bị trả lại : Hàng bán bị trả lại là giá trị hàng hóa đã tiêu thụ (đã lập hóa đơn bán hàng), bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Trường hợp trả lại một phần thì trị giá của số hàng bị trả lại đúng bằng sốlượng hàng bị trả lại nhân (x) đơn giá ghi trên hóa đơn khi bán. Khi hàng bị trả lại một phần hoặc toàn bộ cần lập Phiếu nhập kho lại lô hàng kèm theo biên bản của người mua ghi rõ số lượng, đơn giá và giá trị của lô hàng bị trả lại, và biên bản điều chỉnh hóa đơn đã phát hành có chữ ký và dấu của 2 Công ty. Các chi phí có liên quan đến hàng bán bị trả lại được tính vào chi phí bán hàng. Tài khoản : TK 531 – Hàng bán bị trả lại. TK không có số dư cuối kỳ. Phương pháp hạch toán thực tế tại Doanh nghiệp. Ngày 18/8/2005. Công ty TNHH SX TM DV Bình Khánh, 10/43 Bình Long, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, MST 0302202210, trả lại hàng xuất ngày 10/06/2004, 10 thùng Super 4T (1) giá bán là 783.360 đ/thùng, đã thanh toán. Giá vốn khi xuất bán là 624.864đ/thùng. Công ty tiến hành làm thủ tục nhập lại hàng, và lập phiếu chi thanh toán bằng tiền mặt cho khách hàng. Kế toán ghi : Giá vốn hàng bán bị trả lại : Nợ TK 1561 : 6.248.640 đồng Có TK 632 : 6.248.640 đồng (10 x 624.864) Doanh thu hàng bán bị trả lại : Nợ TK 531 : 7.121.400 đồng (7.833.600/1.1) Nợ TK 33311 : 712.140 đồng (10% x 7.121.400) Có TK 111 : 7.833.600 đồng - Kết chuyển doanh thu thuần : vào cuối tháng kế toán kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Doanh thu thuần = Doanh thu theo hóa đơn – (Chiết khấu bán hàng + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Thuế XK, tiêu thụ đặc biệt) Kết chuyển doanh thu để tính kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh : Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng. Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh II.7. Kế toán chi tiết hàng hóa : - Để biết được chi tiết của từng loại hàng hóa trong quá trình nhập, xuất, tồn cả về mặt số lượng, đơn giá và thành tiền, kế toán thường sử dụng 1 trong 3 phương pháp theo dõi hàng hóa như sau : Phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ số dư, phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. - Tùy theo quy mô, đặc điểm của đơn vị mà áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho thíh hợp, hiện nay Công ty TNHH TTNT kế toán hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song. - Phương pháp thẻ song song. Thủ kho : hàng ngày, từ bộ chứng từ lên bộ thẻ kho, theo dõi lượng hàng tồn kho từng loại, rồi chuyển lên phòng kế toán. Kế toán : hàng ngày, nhận bộ chứng từ từ thủ kho ghi vào sổ cái TK hàng tồn kho đồng thời ghi vào bộ thẻ chi tiết, theo dõi cả lượng và giá hàng tồn kho. Cuối tháng, kế toán đối chiếu với thủ kho phải khớp đúng. Từ bộ thẻ kho, kế toán lên bảng cân đối nhập, xuất, tồn. Đối chiếu sổ nhập, xuất, tồn cái với số phát sinh Nợ, có, số dư trên sổ cái phải khớp. Đây là đối chiếu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Ưu điểm của phương pháp này dễ làm, quản lý hàng tồn kho chặt chẽ. Yếu điểm là công việc ghi chép trùng lặp, công việc kế toán nhiều. Phương pháp này hiệu quả với việc quản lý hàng tồn kho số lượng lớn, khó kiểm kê hàng thường xuyên, loại hàng không nhiều. - Phương pháp quản lý hàng tồn kho tại Công ty : + Do đặc điểm của loại hàng hóa tại Doanh nghiệp là hóa chất nên việc bảo quản hết sức cẩn thận và thường xuyên được kiểm tra để khắc phục hậu quả kịp thời. + Các mặt hàng tại doanh nghiệp được bảo quản trong thùng nhựa, thùng giấy và phuy sắt. Các mặt hàng này không gây ô hậu quả cho người tiếp xúc, cũng không có tác hại làm ô nhiễm môi trường khi còn nguyên vẹn trong thùng bảo quản, nhưng lại là những mặt hàng dễ gây cháy nổ. Khu vực kho chứa hàng luôn khô ráo và không được ẩm thấp, nhân viên không được hút thuốc trong khu vực kho, không được đem những vật tương tự như mồi lửa vào kho, tránh tối đa những hậu quả có thể xảy ra. + Việc sắp xếp hàng hóa trong kho theo tên gọi của từng mặt hàng, dễ lấy hàng, kiểm tra và bảo quản. II.8. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp : Chi phí bán hàng là gì? Chi phí quản lý Doanh nghiệp là gì? Về nguyên tắc, toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý Doanh nghiệp được kết chuyển toàn bộ cho hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Trường hợp đặc biệt, đối với một số Doanh nghiệp có chu kỳ SXKD dài, trong kỳ không có hàng hóa tiêu thụ hoặc doanh thu không tương ứng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý Doanh nghiệp thì được phép treo chi phí lại cho kỳ sao theo tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng giá trị hàng hóa có trong kỳ. Chứng từ : Các chứng từ chi phí phát sinh rất nhiều và rất đa dạng, phần lớn từ các bộ phận kế toán khác có liên quan chuyển sang kế toán chi phí để ghi sổ, rồi trả chứng từ về cho bộ phận kế toán có nhiệm vụ lưu trữ. Các chứng từ như : Phiếu chi, phiếu xuất kho, giấy báo nợ, các hóa đơn của khách hàng về dịch vụ mua ngoài, bảng lương, giấy thanh toán tạm ứng, bảng kê nộp thuế …. Các chứng từ cần được kiểm tra phân loại trước khi ghi sổ kế toán. Tài khoản sử dụng : TK 641 – CPBH ; TK quản lý không có số dư cuối kỳ TK 642 – CPQLDN; TK quản lý không có số dư cuối kỳ Phương pháp hạch toán chi phí thực tế tại Doanh nghiệp : + Phiếu thanh toán tiền văn phòng phẩm tháng 08/2005 cho phòng kế toán 200.000 đồng, chi bằng tiền mặt, kế toán ghi : Nợ TK 642 (6422) : 200.000 đồng Có TK 111 : 200.000 đồng + Phiếu thanh toán tạm ứng. Lái xe thanh toán tiền mua xăng để vận chuyển hàng hóa 20 lít, đơn giá 7.700 đồng (gồm cả thuế VAT 10%), kế toán ghi : Nợ TK 641 (6412) : 140.000 đồng Nợ TK 133 (1331) : 140.000 đồng Có TK 141 : 154.000 đồng SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ BÁN HÀNG Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Ghi nợ TK 641 SH Ngày tháng Tổng số tiền Chia ra Nhân công CP bằng tiền mặt Công cụ ----- 03/08 VPP 153 350.000 ----- … 15/08 Lương I 334 9.890.000 20/08 Điện 111 650.500 Trong hoạt động thương mại, chi phí quản lý Doanh nghiệp thường phân bổ hết vào cuối tháng. Một số khoản mục chi phí bán hàng thì được tính để phân bố hợp lý theo doanh thu bán ra trong kỳ, vì các chi phí này đã phát sinh gắn liền với hàng gởi bán nhưng chưa bán được. Ví dụ chi phí vận chuyển gởi hang đi bán, chi phí đóng gói hàng bán … II. 9. KẾ TOÁN PHẢI TRẢ CHO NHÂN VIÊN VÀ PHẢI TRẢ KHÁC : Chi phí tiền lương của Doanh nghiệp bao gổm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động thương mại có 2 hình thức trả lương : Lương trả theo thời gian lao động bao gồm lương giờ, ngày, tuần, tháng, quý, năm. Ví dụ lương giờ được xác định như sau : Lương khoán theo khối lượng công việc hoàn thành chủ yếu khoán theo doanh số bán ra, theo thu nhập hoặc theo giá trị hàng mua vào. Các khoản phải trích theo lương : Theo chế độ hiện hành của Nhà nước khi tính lương Doanh nghiệp được phép trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo lương để hình thành các quỹ hỗ trợ cho người lao động. Chứng từ : Căn cứ vào Bảng chấm công lao động hàng tháng, Báo cáo bán hàng hàng tháng, phiếu làm thêm giờ …. Để làm căn cứ lên Bảng lương. Trước khi trả lương kế toán phải khấu trừ các khoản mà nhân viên mắc nợ Công ty phải trả trong tháng này như tạm ứng, phải bồi thường, lương trả đợt 1, thuế thu nhập, trừ BHXH, BHYT … theo chế độ, số còn lại chi tiền trả lương. Bảng lương có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký quy định như kế toán trưởng, kế toán thanh toán, đặc biệt là chữ ký của người nhận lương. Căn cứ vào các Phiếu hưởng nghỉ BHXH, bảng thanh toán BHXH, bảng điều tra tai nạn lao động …. Để chi trả BHXH cho người lao động đúng chế độ. Tài khoản sử dụng : Để theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác với người lao động, kế toán sử dụng TK 334 “Phải trả cho công nhân viên” Để theo dõi tình hình trích lập và thanh toán các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán sử dụng tài khoản 338 “Phải trả và phải nộp khác” Phương pháp hạch toán : Hàng tháng tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương phải trả cho công nhân viên (tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng từ quỹ lương …) tính vào chi phí kinh doanh. Nợ TK 641 : Phải trả cho nhân viên bán hàng. Nợ TK 642 : Phải trả cho nhân viên quản lý Doanh nghiệp. Có TK 334 : Tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả trong tháng. Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ trong kỳ theo chế độ. Nợ TKI 641 (6411) : Phần tính vào chi phí bán hàng Nợ TKI 642 (6421) : Phần tính vào chi phí quản lý Doanh nghiệp Nợ TK 334 : Phần trừ vào thu nhập của công nhân viên. Có TK 338 (3382, 3383, 3384) : Tổng số BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích. Thực tế Doanh nghiệp, theo bảng thanh toán lương tháng 8/2005, lương của công nhân viên đã khấu trừ 5% BHXH, 1% BHYT. Doanh nghiệp không trích lập KPCĐ. Tại Doanh nghiệp em đang thực tập, lương nhân viên lãnh 1 lần vào ngày 25 hoặc 26 của mỗi tháng. Tuy nhiên, vào ngày 5/8/2005, một nhân viên thuộc bộ phận chở hàng xin được tạm ứng lương kỳ I, kế toán ghi : Nợ TK 334 : 1.000.000 đồng Có TK 111 : 1.000.000 đồng Số tiền mà Doanh nghiệp nộp cho các cơ quan quản lý BHXH, BHYT là 23% quỹ lương (DN không trích lập KPCĐ), theo số liệu của bảng thanh toán lương 8/2005, kế toán ghi : Nợ TK 338 (3383,3384) : 4.255.000 đồng (23% x 18.500.000) Nợ TK 111 : 4.255.000 đồng Dưới đây là bảng thanh toán lương nhân viên đã tính BHXH,BHYT là 6% CTY TNHH TTNT BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG THÁNG 8/05 STT Họ và tên Chức vụ Bậc lương Ngày công TLương PCLĐ Tcông Ký nhận 1 Tạ Thị Ngọc Thảo Giám đốc 26 2.726.000 2.276.000 2 Tô Quý Kình P. Giám đốc 26 2.444.000 100.000 2.544.000 3 Bùi Trâm Anh KT Trưởng 15 2.256.000 2.256.000 4 Mai Thị Lành KT viên 26 1.504.000 1.504.000 5 Tô Tuấn Dân Trưởng phòng KD 26 2.808.000 2.808.000 6 Đinh Thị Xuân Hương Thư ký phòng KD 26 2.256.000 2.256.000 7 Phan Công Nguyên Nhân viên KD 26 1.786.000 73.500 1.859.500 8 Tô Văn Cường NVKD 26 1.786.000 73.500 1.859.500 9 Nguyễn Huy Bình NVKD 26 940.000 940.000 10 Trầm Tu Bảo vệ 26 1.170.000 38.500 1.208.500 11 Thạch Thị Lệ Lao công 26 658.000 658.000 12 Huỳnh Văn Thành NV chở hàng 26 2.350.000 96.500 2.446.500 Cộng 22.684.000 382.000 23.066.000 Ngày 25 tháng 8 năm 2005 Kế toán giám đốc BÙI TRÂM ANH TẠ THỊ NGỌC THẢO PHẦN III : KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Theo quy định, cuối tháng kế toán tạm tính kết quả kinh doanh để tạm nộp thuế lợi tức, hàng quý chính thức lập bảng xác định kết quả kinh doanh nộp cho các cơ quan quản lý tài chính. Kết quả kinh doanh của Công ty tổng hợp từ 3 hoạt động sau : Hoạt động sản xuất kinh doanh : Lãi/lỗ = DT thuần – (GV hàng bán + CP bán hàng + CPQLDN) Trong đó : DT thuần = DT hóa đơn – (Chiết khấu BH + Giảm giá HB + HB bị trả lại + Thuế DT, XK, (VAT)) Hoạt động đầu tư tài chính : Lãi / Lỗ = (Thu nhập TC – Thuế DT tài chính) – Chi phí TC Hoạt động khác : Lãi / Lỗ = (TN khác – Thuế DT khác) – CP khác Xác định giá vốn hàng bán Theo dõi chi tiết chi phí mua hàng cho từng lô hàng và phân bổ ngay vào giá vốn hàng bán khi hàng xuất bán ra, thì cuối kỳ không còn tính phân bổ nữa. Trường hợp này chỉ áp dụng với phương pháp kế toán kê khai thường xuyên, khi đó kế toán ghi : Nợ 632 : Chi phí mua hàng theo Có 156 (1562) : từng lô hàng bán ra Trong trường hợp hàng có chiết khấu mua hàng, giảm giá, trả lại, cần tính toán chính xác trị giá hàng mua trong kỳ không phải bằng cộng số phát sinh TK 1561, mà phải trừ bớt các khoản làm giảm giá trị hàng đã mua vào. Tính xong, định khoản bổ sung. Nợ 632 : Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng Có 156 (1562) : bán ra trong kỳ Hoặc : Có 611 (6112) : chi phí mua hàng TK sử dụng TK 911-Xác định kết quả kinh doanh, TK quản lý không có số dư cuối kỳ. PHẦN IV : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TTNT I. NHỮNG VIỆC ĐÃ LÀM ĐƯỢC CỦA CÔNG TY TRONG CÁC NĂM QUA : Công tác quản lý vốn, tài sản, lao động thường xuyên theo sát hoạt động kinh doanh. Đặc biệt trong cơ chế thị trường, quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng, nó quyết định sự sống còn của Công ty. Đối với Công ty việc quản lý và tiết kiệm là chỉ tiêu được đặt ra hàng đầu : ứng vốn như thế nào? Những hoạt động nào cần thiết phải đầu tư cho có hiệu quả? Khi đồng vốn bỏ ra phải tiến hành kiểm kê, kiểm soát, báo cáo và quyết toán như thế nào? - Việc quản lý tài sản cũng được quan tâm, gắn trách nhiệm quản lý với người sử dụng. Nếu hư hao mất mác do nguyên nhân chủ quan phải bồi thường, cố gắng phát huy tài sản cố định sẵn có. - Công tác quản lý lao động : vừa giải quyết việc làm cho nhân viên vừa tiết kiệm lao động. Việc mở sổ sách theo dõi quản lý hóa đơn, chứng từ của Công ty và các bộ phận tiến hành tốt, đầy đủ và hợp thời nên được các cơ quan quản lý nghiệp vụ đánh giá tốt. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH : Một số nhận xét về tình hình kinh doanh của Công ty : Sau một thời gian thực tập, nghiên cứu đánh giá tình hình thực tế tại Công ty TTNT, em có một số nhận xét sau : Ưu điểm : Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước tương đối tốt. Đây là yếu tố rất quan trọng giữ được uy tín của Công ty đối với Nhà nước. Doanh thu của Công ty cũng tăng qua các năm, chỉ có năm 2001 là doanh thu giảm xuống, nhưng 2002 doanh thu rất cao vì Công ty có một số khách hàng đáng tin cậy, đây là điều thuận lợi cho Công ty. Đội ngũ nhân viên tương đối ổn định, lại còn rất trẻ nên rất năng động và nhiệt tình, rất thuận lợi trong việc mở rộng thị trường. Nhược điểm : Hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động và toàn bộ vốn ở 2 năm 2001, 2002 còn thấp, mặc dù 2002 đã tăng lên so với năm 2001 làm cho hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Lao động ổn định nhưng mức lương của nhân viên không cao. Bộ máy quản lý chưa chủ, không có bộ phận Marketing mà vấn đề này rất quan trọng cho quá trình kinh doanh của Công ty. Một số giải pháp : Giải pháp về cơ cấu tổ chức : Nhìn chung bộ máy tổ chức của Công ty đã ổn định và hoạt động tốt. Tuy nhiên có thể thấy cần chú ý và quan tâm hơn nữa ở khâu tiếp thị. Nó giúp cho Công ty tăng thêm lượng khách hàng. Bộ phận Marketing Chương trình Marketing Quảng cáo khuyến mãi dịch vụ khách hàng Tổ chức bán hàng Bộ phận marketing có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ sau : Chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu các hoạt động marketing, đề ra các chương trình nhằm giữ vững thị trường hiện có và tìm kiếm thêm khách hàng mới. Thường xuyên thu nhập các thông tin trên thị trường về giá cả, sản phẩm cạnh tranh, xu hướng biến động của sản phẩm. Quan hệ với khách hàng để chào hàng, chào giá sản phẩm. Lấy thông tin của các Công ty đối địch. Giải quyết những vấn đề thắc mắc của khách hàng có liên quan đến hàng hóa của Công ty. Giải pháp về nhân sự : Đối với những công nhân viên nào đạt được thành tích tốt trong công việc, có nhiều biện pháp giúp Doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao doanh thu cần khen thưởng, biểu dương. Và có những chế độ ưu đãi như tiền thưởng, phụ cấp vào các dịp lễ, Tết. Cần tổ chức các buổi tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng bán hàng cho đội ngũ nhân viên tiếp thị. Định kỳ xét tăng lương 1 lần sẽ khuyến khích mọi người tích cực làm việc, tích cực học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Tóm lại : Để thành công trong hoạt động kinh doanh Công ty không những cần tổ chức linh động thích hợp với tình hình thực tế của Công ty mà quan trọng hơn là phải biết tạo ra động lực kích thích mọi người trong Công ty tự phát triển bản thân. Giải pháp về việc sử dụng vốn và vốn : Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động : Trong quá trình kinh doanh, vốn lưu động đóng một vai trò khá quan trọng trong việc kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt sẽ có tác động tích cực cho việc kinh doanh có hiệu quả. Việc tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ giảm nhu cầu về vốn. Ta có doanh thu thuần = tổng vốn lưu động x vòng quay vốn lưu động Như vậy, với số vốn không đổi, nếu tăng được số vòng quay vốn lưu động thì sẽ tăng được tổng số doanh thu thuần. Khả năng thanh toán của Công ty phụ thuộc rất lớn vào các khoản vốn bị chiếm dụng, vì vậy cần phải hạn chế vốn bị chiếm dụng như : Khi ký hợp đồng với khách hàng quen thuộc cũng cần yêu cầu khách trả tiền những lô hàng trước chưa thanh toán sau đó mới ký kết và bán các lô tiếp. Đối với khách hàng mới thì phải xem xét thông tin từ ngân hàng để xem xét mức độ uy tín và số dư nợ tại ngân hàng có đủ thanh toán không. Cần rút ngắn hạn thanh toán với những Công ty có nợ lớn với doanh nghiệp mà họ chưa thanh toán. Khuyến khích các cửa hàng bán lẻ thanh toán bằng tiền mặt bằng cách đưa ra các khoản chiết khấu thương mại. III. KIẾN NGHỊ : Trong cơ chế thị trường, việc kinh doanh không tránh được sự cạnh tranh gay gắt với các đơn vị cùng ngành và các Doanh nghiệp tư nhân liên tục phá giá. Công ty chủ yếu là kinh doanh thương mại chỉ mua đi bán lại, nên việc giảm giá vốn hàng bán không nằm trong cơ chế quản lý của Công ty. Doanh số bán hàng của Công ty tăng đều qua các năm nhưng lợi nhuận mang lại không cao. Do đó để làm tăng khoản lợi nhuận của Công ty, thì vấn đề được đặt ra là phải hạn chế tối đa các khoản chi phí và tăng lượng hàng hóa bán ra. Để khắc phục hạn chế trên, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm làm cho Công ty phát triển hơn, đạt được lợi nhuận cao trong kinh doanh cũng như giúp Công ty đứng vững hơn, xứng đáng hơn với vai trò của mình trên thị trường. Để thực hiện biện pháp giảm chi phí Công ty phải xây dựng kế hoạch chi phí bán hàng và chi phí quản lý Doanh nghiệp một cách chính xác và hợp lý : Xây dựng định mức tồn kho và công nợ phù hợp tài chính của Công ty. Công ty phải có kế hoạch vận chuyển hàng hóa hợp lý. Nên chấp nhận vận chuyển hàng hóa miễn phí cho khách hàng mới nhưng phải là khách hàng thuộc khu vực TP. HCM bởi chi phí lưu thông rất nhỏ. Với những khách hàng ở xa Công ty có thể thuê phương tiện giúp họ, thể hiện được tính tận tình phục vụ tốt cho khách hàng. Công ty cần phối hợp tốt với khách hàng trong các hợp đồng nhằm nâng cao trách nhiệm của các bên để hạn chế những chi phí không đáng có và những rủi ro khác. Hạn chế các khoản vay ngắn hạn cũng như dài hạn, giảm các khoản chi phí không cần thiết như tiền điện thoại các khoản chi phí công tác, tiếp đãi. Tiến hành giám sát thường xuyên có trọng điểm, bao gồm giám sát trước trong và sau khi chi để biết được các khoản chi có hợp lý và đúng mục đích đã quy định hay không. Sau cùng trong từng kỳ tập hợp xem xét, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí có hiệu quả hay không từ đó có biện pháp khắc phục. Để tăng số lượng hàng hóa tiêu thụ trước tiên Công ty cần phải chú trọng đến nhu cầu thị trường để tìm nguồn hàng thích hợp, tránh tình trạng nhập về rồi lại xuất trả lại hoặc mất thời gian dự trữ hàng quá lâu, làm ứ động vốn. Công ty cần phải hoàn thiện chính sách phân phối. Hiện nay khách hàng chủ yếu của Công ty là khách hàng cũ, quen thuộc đã có từ trước. Mạng lưới phân phối của Công ty chủ yếu là TP. HCM, cần mở rộng mạng lưới phân phối đi các tỉnh lân cận. Đây là những vùng mà hiện nay nhiều khu công nghiệp đang dần phát triển và được cả nước chú ý. Muốn tăng sản phẩm bán ra nhất thiết phải mở rộng mạng lưới bằng cách mở thêm các quầy hàng bán lẻ, giới thiệu sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Công ty cần phải có chiến lược giá cả hợp lý linh hoạt, điều kiện cơ bản là giá cả phải bù đắp chi phí và có lãi. Để khuyến khích khách hàng mua với số lượng cao có thể sử dụng vài chiến lược sau : + Giảm mặt hàng có nhu cầu lớn, tiềm năng dồi dào, định giá thấp sẽ làm giảm lợi nhuận nhưng chi phí lưu thông, chi phí quản lý cho từng đơn vị sản phẩm sẽ giảm khi khối lượng tiêu thụ tăng làm cho tổng lợi nhuận gia tăng. + Giảm giá theo thời gian thanh toán. + Giảm giá đối với những khách hàng quen. + Trong việc phân phối qua người môi giới trung gian, Công ty nên trích suất tỷ lệ trên doanh thu của hợp đồng cho người môi giới là 1%, bởi những người này được xem là lực lượng tiếp thị của Công ty. KẾT LUẬN Trong điều kiện kinh tế thị trường đầy biến động đòi hỏi các Doanh nghiệp phải năng động trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp nào lành mạnh hóa được tình hình tài chính, quản lý tốt các nguồn vốn bằng hiệu quả kinh doanh của mình để phát triển thì tồn tại. Công ty TNHH TTNT là một trong số đó, là một Doanh nghiệp người Hoa, ngay khi thành lập chưa bắt kịp những thay đổi chính sách của Nhà nước và gặp rất nhiều khó khăn. Song nhờ có sự hỗ trợ của các ban ngành chủ quản cùng sự năng động, sáng tạo của tập thể nhân viên Công ty, Công ty đã vượt qua những khó khăn và dần dần tự khẳng định mình. Để tiếp tục đứng vững và đi lên trong điều kiện cạnh tranh ngày càng cao, trước hết Công ty phải quản lý chặt chẽ môi trường nội bộ, thường xuyên kiểm soát những hoạt động, tình hình tài chính của Công ty để có biện pháp kịp thời khắc phục những yếu kém và phát triển thế mạnh. Ngoài ra để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả Công ty cần phải nắm bắt thông tin thị trường giá cả, sự thay đổi chính sách của Nhà nước, mở rộng thị trường tạo uy tín đối với khách hàng. Với cách nhìn của một sinh viên mà kinh nghiệm thực tế còn rất non yếu, kiến thức còn hạn chế, thời gian thực tập và chuẩn bị bài biết ngắn do đó chắc hẳn còn nhiều sai sót. Chính vì vậy, qua chuyên đề này em rất mong được sự góp ý chân tình của Thầy Cô, Ban Giám Đốc và anh chị công nhân viên Công ty để giúp em hoàn thiện chính bản thân mình cả về nhận thức, phương pháp tiếp cận và tích lũy kinh nghiệm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN.doc
  • docBIA - LOI CAM ON.doc
Tài liệu liên quan