Đề tài Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh

Là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Công ty sản xuất thiết bị điện Công ty đã sử dụng hệ thống sổ kế toán áp dụng cho ngành điện theo quyết định 159/TC/CĐKT ngày 29/12/1998 của Bộ Tài Chính, xây dựng dựa trên hệ thống kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT về chế độ kế toán Việt Nam ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính và các Quyết định sửa đổi bổ sung của Bộ Tài chính. v Hệ thống sổ kế toán: - Sổ kế toán tổng hợp: Các Nhật ký chứng từ, sổ cái, các bảng kê. Sổ kế toán chi tiết: Ngoài các sổ kế toán chi tiết sử dụng như sổ kế toán chi tiết TSCĐ, nguyên vật liệu cà công cụ dụng cụ, thành phẩm, .còn sử dụng bảng phân bổ.

doc56 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công cụ dụng cụ: Theo dõi chi tiết nghiệp vụ nhập - xuất - tồn kho nguyên vật lỉệu và công cụ dụng cụ. Lập bảng kê số 3, bảng phân bổ số 2. - Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Theo dõi chi tiết từng nghiệp vụ thanh toán tiền lương, BHXH và các khoản phải thu, phải trả theo lương cho CBCNV toàn Công ty. Lập bảng phân bổ số 1. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm: Theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí, tính giá thành chi tiết cho từng sản phẩm, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Lập Nhật ký Chung chứng số 7, bảng kê số 4. - Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Theo dõi chi tiết tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm. Tổng hợp doanh thu bán hàng, chi tiết công nợ phải thu, chi tiết thuế GTGT tăng phải nộp, xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ. Lập bảng kê số 8, nhật ký chứng từ số 8, bảng kê số 11, nhật ký chứng từ số 10. - Thủ quỹ: Quản lý thu chi tiền mặt tồn quỹ. Đối chiếu tồn quỹ thực tế với số dư hàng ngày trên sổ quỹ của kế toán thanh toán tiền mặt. 1.1.2 Mối quan hệ giữa các bộ phận Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ của ngành dọc cấp trên. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty về các mặt công tác của phòng. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có mối quan hệ với kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thủ quỹ và các bộ phận kế toán khác có mối liên hệ với nhau để thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, tài sản, thanh toán với người bán. Quan hệ với phòng kế hoạch điều độ về công tác kế hoạch, tài chính, giá cả, kế hoạch sản xuất, xây dựng cơ bản, hợp đồng kinh tế và công tác kiểm kê thành phẩm, quản lý và đòi nợ, thanh quyết toán các hợp đồng khoán nội bộ, hợp đồng với khách hàng bên ngoài. Quan hệ với phòng vật tư về công tác hợp đồng mua bán và quản lý vật tư, thiết bị và công tác kiểm kê định kỳ. Quan hệ với phòng Tổ chức lao động về việc lập kế hoạch lao động tiền lương và báo cáo thực hiện tiền lương. Thanh toán tiền lương (lương thời gian, lương sản phẩm, khoán gọn công trình) và trợ cấp BHXH trả thay lương. Sử dụng quỹ tiền lương, quỹ khen thưởng và quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Quan hệ với phòng kỹ thuật về các định mức kỹ thuật, kinh phí của các đề tài nghiên cứu khoa học-công nghệ. Quan hệ với phòng cơ điện về quản lý TSCĐ, tiêu thụ điện nước, thông tin liên lạc. Quan hệ với phòng hành chính y tế về chi phí quản lý hành chính (lễ tân, khách tiết, tiếp khách) công tác kiểm kê các thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, thuốc chữa bệnh. Quan hệ với ngành đời sống về hoạt động tài chính của ngành thanh toán chi phí bồi dưỡng ca 3, độc hại, hoạt động của nhà khách. Quan hệ với phân xưởng về báo cáo thống kê, các sản phẩm hoàn thành sản phẩm dở dang. Là đơn vị thường trực: Hội đồng thanh lý tài sản, Ban kiểm kê vật tư, tài sản, hội đồng thẩm định mức độ giảm giá hàng tồn kho, hội đồng theo dõi, xử lý và hạch toán công nợ. 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán Hình thức sổ kế toán Công ty đang vận dụng là hình thức Nhật ký chứng từ. Đây là hình thức kết hợp giữa việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống, giữa sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết, giữa ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối tháng. Sơ đồ trình tự ghi chép hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ Chứng từ gốc (1) (2) (3) (3) Bảng phân bổ Sổ quỹ Sổ (thẻ) kế toán chi tiết (4) Nhật Ký Chứng Từ Bảng kê (5) (4) (3) Sổ cái (4) Bảng tổng hợp số liệu chi tiết (6) (7) (7 Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu (1). Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết hoặc bảng kê, bảng phân bổ liên quan. (2). Các chứng từ cần hạch toán chi tiết mà chưa phản ánh trong các bảng kê, Nhật ký chứng từ thì đồng thời ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết. (3). Chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt được ghi vào sổ quỹ sau đó ghi vào bảng kê, Nhật ký chứng từ liên quan. (4). Cuối tháng căn cứ vào số liệu từ các bảng phân bổ để ghi vào bảng kê, Nhật ký chứng từ liên quan rồi từ các Nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái. (5). Căn cứ vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết lập báo cáo tổng hợp số liệu chi tiết. (6). Cuối tháng kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái với bảng tổng hợp số liệu chi tiết. (7). Căn cứ vào số liệu Nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái và tổng hợp số liệu chi tiết để lập báo cáo tài chính. 1.3 Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng. Là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Công ty sản xuất thiết bị điện Công ty đã sử dụng hệ thống sổ kế toán áp dụng cho ngành điện theo quyết định 159/TC/CĐKT ngày 29/12/1998 của Bộ Tài Chính, xây dựng dựa trên hệ thống kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT về chế độ kế toán Việt Nam ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính và các Quyết định sửa đổi bổ sung của Bộ Tài chính. Hệ thống sổ kế toán: - Sổ kế toán tổng hợp: Các Nhật ký chứng từ, sổ cái, các bảng kê. Sổ kế toán chi tiết: Ngoài các sổ kế toán chi tiết sử dụng như sổ kế toán chi tiết TSCĐ, nguyên vật liệu cà công cụ dụng cụ, thành phẩm, ...còn sử dụng bảng phân bổ. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: - Nguyên tắc xác định giá: Theo giá gốc - Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Theo phương pháp nhập trước xuất trước. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N kết thúc vào ngày 31/12/N. Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ Đơn vị tiền tệ sử dụng: Báo cáo tài chính được lập bằng Đồng Việt Nam theo quy ước giá gốc. Phương pháp hạch toán Tài sản cố định: Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá trừ (-) khấu hao luỹ kế. Khấu hao Tài sản cố định tính theo phương pháp đường thẳng, khấu hao tài sản cố định tính theo thời gian sử dụng ước tính phù hợp với quyết định 166 TC/QĐ/BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính. II/ Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu 2.1 Đặc điểm chung về nguyên, vật liệu sử dụng. 2.1.1 Phân loại nguyên vật liệu Là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, chuyên sản xuất các loại máy biến áp có công suất từ 50 đến 63000KVA, các loại dây Cáp nhôm trần tải điện A và AC, tủ điện, bảng điện, cầu dao cao thế, động cơ, máy phát, các phụ tùng, phụ kiện, sửa chữa máy biến áp phục vụ cho ngành điện. Sản xuất của Công ty mang nét đặc trưng của doanh nghiệp cơ khí chế tạo. Thực thể tạo nên sản phẩm hầu hết là kim loại. Quy trình công nghệ sản xuất phức tạp phải trải qua nhiều bước công nghệ, chính vì vậy Công ty phải sử dụng khối lượng nguyên vật liệu tương đối lớn và nhiều chủng loại khác nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm. Do đó việc tổ chức quản lý tình hình thu mua và sử dụng nguyên vật liệu cũng gặp không ít những khó khăn, đòi hỏi cán bộ quản lý, kế toán vật liệu phải có trình độ và trách nhiệm trong công việc. Mặt khác nguyên vật liệu của Công ty sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm chủ yếu là kim loại màu, kim loại đen dễ bị ôxy hoá, nếu không bảo quản tốt thì rất dễ bị hư hỏng do vận chuyển, do thời gian, do bảo quản .v.v... Từ những đặc điểm trên của nguyên vật liệu đòi hỏi Công ty phải có một hệ thống kho tàng đầy đủ tiêu chuẩn quy định để bảo đảm cho việc bảo quản nguyên vật liệu. Để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Chúng có vai trò, công dụng, tính chất lý hoá rất khác nhau và biến động thường xuyên, liên tục hàng ngày trong qúa trình sản xuất kinh doanh. Nhằm tổ chức tốt công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu theo từng thứ, loại nguyên vật liệu khác nhau. Nhờ có sự phân loại này mà kế toán nguyên vật liệu có thể theo dõi được tình hình biến động của từng thứ, từng loại nguyên vật liệu từ đó cung cấp thông tin được chính xác kịp thời cho việc lập kế hoạch thu mua dự trữ về nguyên vật liệu, đồng thời tính toán chính xác số chi phí về nguyên vật liệu chiếm trong tổng giá thành sản phẩm. Theo công dụng kinh tế và tình hình sử dụng nguyên vật liệu thì toàn bộ nguyên vật liệu ở Công ty được chia thành các loại như sau: Nguyên vật liệu chính: - Dây điện từ. - Tôn si líc. - Dầu biến thế. - Sứ cách điện. - Kim loại màu. - Kim loại đen. - Nhôm thỏi và lõi thép mạ kẽm. Nguyên vật liệu phụ: - Que hàn - Roăng cao su - axêtylen, ôxy. - Phênol, Foocman. - Băng vải các loại, giấy cách điện. - Dầu nhờn Nhiên liệu: - Xăng A76. - Xăng A92 Vật liệu khác: Gồm các phế liệu thu hồi thừa, các đầu mẩu dây đồng, lá đồng, thép mẩu, đầu mẩu tôn si líc ... Phụ tùng thay thế: Gồm các phụ tùng chi tiết máy móc thiết bị mà Công ty đang sử dụng như: Vòng bi, mô tơ, phụ tùng ô tô.... 2.1.2 Đánh giá nguyên vật liệu Tính giá nhập kho: Công ty chủ yếu nhập nguyên, vật liệu do mua ngoài Các khoản giảm trừ Chi phí thu mua thực tế Giá mua trên hóa đơn _ + = Giá nhập kho Ví dụ: Căn cứ vào phiếu nhập kho số 6434 ngày 9 tháng 3 năm 2007 theo hoá đơn GTGT ngày 8 tháng 3 năm 2007. Nhập kho vật liệu Dây điện từ êmay f1,5 của công ty Trung tâm Thiết bị lưới điện Phân Phối Số lượng 256,7 kg đơn giá chưa thuế là 62.000đ/kg thuế GTGT 10% Giá nhập kho = 256,7 x 62000 = 15.915.400 (đồng) Tính giá xuất kho. Trong tháng nguyên vật liệu công ty mua về thường được sử dụng ngay, vì vậy kế toán đã dùng giá ghi trên hoá đơn dể theo dõi tình hình xuất nguyên vật liệu trên sổ chi tiết. Cuối tháng căn cứ vào hệ số giá chênh lệch thực tế và giá hoá đơn để xác định giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng. Ví dụ: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 1425 ngày 12 tháng 3 năm 2007 xuất kho dây điện từ êmay f 1,5 cho phân xưởng máy biến áp với số lượng 258 kg đơn giá 62.000đ/kg Giá xuất kho = 258 x 62000 = 15.996.000 (đồng) 2.2 Chứng từ kế toán sử dụng kế toán nguyên vật liệu 2.2.1 Chứng từ kế toán tăng nguyên, vật liệu Căn cứ vào nhu cầu sản xuất sản phẩm và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, Phòng Vật tư lên kế hoạch nhập nguyên vật liệu. Hàng tháng sau khi nhân viên tiếp liệu mang vật tư về, bộ phận KCS sẽ kiểm tra chất lượng, quy cách, số lượng và ghi vào biên bản kiểm nghiệm vật tư sau khi đã đối chiếu hoá đơn mua hàng. Hoá đơn mua hàng phải có chữ ký và đóng dấu của trưởng phòng kế toán và các đơn vị liên quan. Căn cứ vào hoá đơn mua hàng và phiếu nhập kho thủ kho tiến hành kiểm nhận nhập kho, ghi số lượng thực nhập vào cột thực nhập trên phiếu nhập kho, ghi số lượng nhập kho vào thẻ kho và chuyển hoá đơn, phiếu nhập kho cho kế toán nguyên vật liệu để kế toán ghi số lượng nhập kho vào sổ kho, tính ra giá trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên phải có đầy đủ chữ ký của các phòng ban: Một liên lưu ở phòng vật tư. Một liên giao cho thủ kho khi nhập hàng để vào thẻ kho. Một liên giao cho người bán. Mẫu 1: Đơn vị..... phiếu nhập kho Số: 6434 Mẫu số: 01-VT Địa chỉ... Ngày 09/03/2007 QĐ số: 1141 TC/QĐ/CĐKT Nợ TK: 152 (152.21) Ngày 01/11/1995 của BTC Có TK: 331 Họ tên người giao hàng: Đ/c Giác - Phòng vật tư Theo hoá đơn số: 0973388 ngày 08/03/2007 của Trung tâm Thiết Bị Lưới Điện Phân Phối Nhập tại kho: đ/c Luyện STT Tên sản phẩm hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực nhập A B C D 1 2 3 4 Dây điện từ êmay f1,5 Thuế GTGT Kg 256,7 256,7 62.000, 15.915.400 1.591.540 Cộng 17.506.940 Cộng thành tiền bằng chữ: Mười bảy triệu năm trăm linh sáu ngàn chín trăm bốn mươi đồng chẵn. Ngày 09 tháng 03 năm 2007 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) Mẫu 2: Hoá đơn (GTGT ) Mẫu số: 01 GTGT Liên 2 (Giao khách hàng) CN/100 – B Ngày 08 tháng 03 năm 2007 No.097388 Đơn vị bán hàng: Trung tâm Thiết Bị Lưới Điện Phân Phối 2 . . . 5 1 2 1 5 8 0 0 0 1 Địa chỉ: Đống Đa-Hà Nội.Số TK 710A-739946 NH Công thương Chương Dương - MS Điện thoại: 04 8730057 Họ tên người mua hàng: Đ/c Giác Đơn vị: Công ty chế tạo Thiết Bị Điện 1 Địa chỉ: Thị trấn Đông Anh- Hà Nội - Số tài khoản: 710A - 00002 NH Công thương Đông anh 0 1 0 0 1 2 2 3 1 1 0 0 0 MS Hình thức thanh toán: Chưa thanh toán STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tình Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 Dây diện từ êmay f 1,5 Kg 256,7 62.000 15.915.400 Cộng tiền hàng: 15.915.400 Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 1.591.540 Tổng tiền thanh toán: 17.506.940 (Số tiền viết bằng chữ: Mười bảy triệu năm trăm linh sáu ngàn chín trăm bốn mươi đồng chẵn.) Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Sơ đồ luân chuyển chứng từ sổ sách tăng nguyên vật liệu BPSX Đơn vị bán Phòng Vật tư (1) (2) Sổ chi tiết công nợ (5) Kế toán thanh toán Sổ tiền mặt, tiền gửi (3) Sổ chi tiết vật tư Kế toán vật tư Thủ kho (6) Kế toán tổng hợp Thẻ kho NKCT (4) (7) (8) (9) Sổ cái TK 152,331 Bộ phận sản xuất đề nghị mua hàng Bộ phận mua hàng và phòng vật tư chấp nhận, quyết định mua hàng và lập hoá đơn mua hàng với người bán. Bộ phận mua hàng kiểm tra hàng về quy cách, chất lượng theo đơn đặt hàng và chuyển hoá đơn của đơn vị bán cho thủ kho để làm thủ tục nhập kho. Thủ kho tiến hành nhập kho và ghi thẻ kho, chuyển hoá đơn cho phòng kế toán Phòng kế toán một mặt theo dõi công nợ( nếu mua hàng chưa thanh toán) hoặc sổ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng( nếu thanh toán ngay). Mặt khác giao cho kế toán vật tư để lập phiếu nhập kho Kế toán vật tư vào sổ chi tiết nguyên vật liệu. Kế toán vật tư chuyển phiếu nhập kho kèm theo hoá đơn của người bán, biên bản kiểm tra chất lượng cho kế toán tổng hợp Kế toán tổng hợp vào sổ NKCT Từ sổ NKCT kế toán vào sổ cái TK 152, 2.2.2 Chứng từ kế toán giảm nguyên, vật liệu Căn cứ vào dự trù vật tư được duyệt do các bộ phận có nhu cầu sử dụng vật tư mang đến, phòng Vật tư viết phiếu xuất kho cho từng loại vật tư. Mỗi phiếu xuất kho được lập thành 4 liên: Một liên lưu tại cuống sổ ở phòng vật tư. Một liên người nhận hàng sau khi nhận hàng sẽ giữ. - Hai liên giao cho thủ kho làm căn cứ xuất vật tư, thủ kho tiến hành xuất vật tư theo đúng chủng loại, ghi số lượng xuất kho vào cột thực xuất trên phiếu xuất kho, ghi số lượng xuất kho vào cột xuất trên thẻ kho, chuyển hai liên phiếu xuất kho này cho kế toán nguyên vật liệu để kế toán ghi số lượng xuất kho vào cột xuất trên sổ kho, ghi đơn giá xuất kho lên cột đơn giá và tính ra thành tiền trên phiếu xuất kho. Kế toán nguyên vật liệu lưu một liên, một liên chuyển cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành để làm căn cứ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Mỗi phiếu xuất kho khi chuyển cho kế toán phải có đầy đủ chữ ký của thủ tưởng đơn vị, kế toán trưởng, phụ trách cung tiêu, người nhận hàng, thủ kho. Sơ đồ thủ tục xuất vật tư Dự trù vật tư Phiếu xuất kho Lưu vật tư Lưu phiếu xuất Thủ kho Kế toán vật liệu Lưu chứng từ kế toán Mẫu 3: Đơn vị .... phiếu xuất kho Số 1425 Mẫu số: 02 - VT Ngày 12/03/2007 QĐ số 1141/TC/QĐ/CĐKT Nợ TK: 621 Ngày 01/11/1995 Có TK: 152 (152.21 ) Họ tên người nhận hàng: đ/c Hồng- PX máy biến áp Lý do xuất: Sản xuất máy Biến áp 125 MVA-220KV Xuất tại kho: đ/c Luyện STT Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất Mã Số Đ/v tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Y/c T/x A B C D 1 2 3 4 Dây điện từ êmay f 1,5 Kg 258 258 62.000 15.996.000 Cộng 15.996.000 Cộng thành tiền (bằng chữ ): Mười năm triệu chín trăm chín mươi sáu ngàn đồng chẵn. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) Phòng vật tư Kế toán trưởng, PGĐ kỹ thuật Bộ phận sử dụng NVL Sơ đồ luân chuyển chứng từ sổ sách xuất nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh (1) (2) Thủ kho (3) Người nhận (4) Kế toán (5) Sổ chi tiết chi phí SXKD (6) (7) Sổ chi tiết NVL Kế toán NVL (9) (8) Sổ NKCT Sổ cái Tk 152 Kế toán tổng hợp (10) (11) Bộ phận có nhu cầu sử dụng NVL đề nghị xuất dùng NVL tới phòng Vật tư. Phòng Vật tư chấp nhận đơn lập phiếu xuất kho. Sau đó phòng vật tư xuất trình phiếu xuất kho cho kế toán trưởng và PGĐ kỹ thuật ký duyệt. Một liên lưu tại cuống, một liên chuyển đến các bộ phận Phòng vật tư chuyển phiếu xuất kho cho thủ kho để làm thủ tục xuất kho Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho để xuất nguyên vật liệu cho người nhận, người nhận ghi vào phiếu xuất kho số hàng thực nhận và ký vào phiếu xuất kho. Thủ kho ghi vào thẻ kho sau đó cuối ngày chuyển cho phòng kế toán Phòng kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh Đồng thời chuyển cho kế toán nguyên vật liệu. Kế toán nguyên vật liệu tiến hành ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu. Sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp Kế toán tổng hợp làm căn cứ ghi sổ Nhật ký chứng từ Từ sổ Nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái TK 152 2.3 Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại kho Quá trình ghi chép ở kho: Sau khi làm thủ tục nhập - xuất kho, ghi số lượng thực nhập, thực xuất lên phiếu nhập, phiếu xuất kho, thủ kho tiến hành ghi số lượng thực nhập, thực xuất lên thẻ kho, mỗi thẻ kho được lập để theo dõi chi tiết tình hình nhập – xuất - tồn của từng loại vật tư theo mẫu: Mẫu 4: Đơn vị .... Thẻ kho Mẫu số: 06 - VT Tên kho...... Ngày lập thẻ 01/02/2007 QĐ số1141/TC/QĐ/CĐKT Tờ số 01 Ngày 01/11/1995 của BTC Tên nhãn hiệu quy cách: Dây điện từ êmay f 1,5 Đơn vị tính: Kg Mã số: 37503150 STT Chứng từ Diễn giải Ngày nhập xuất Số lượng Ký xác nhận SH NT Nhập Xuất Tồn A B C D E 1 2 3 4 1 23 4 5 6 ........ 6433 1424 ........ 6434 1425 ............ 12/2/2007 27/2/2007 ......... 9/3/2007 12/3/2007 K201/01/2007 TTTBLĐPPhối PXBA Cộng T2/2007 TTTBLĐPPhối PXBA ...... ...... ..... ....... ...... ..... ..... 290 ........ ........ 256,7 ......... ....... .... 175 ...... ...... 258 0 290 15 15 271,7 13,7 Cộng T3/2007 13,7 Cuối tháng kế toán nguyên, vật liệu đối chiếu từ sổ chi tiết tài khoản 152 với thẻ kho Vật liệu xuất dùng cuối kỳ không sử dụng hết theo quy định của Công ty bộ phận sử dụng phải lập phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ. Phiếu này có thể lập cho một hoặc nhiều loại vật liệu sau đó được chuyển lên phòng kế toán. Kế toán vật tư ghi giảm chi phí nguyên vật liệu cho bộ phận tương ứng ghi Nợ TK 152/Có TK 621. Đầu kỳ hạch toán sau kế toán ghi bút toán đảo ngược bút toán trên. Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Ngày 31/03/2007 Bộ phận sử dụng: Phân xưởng Biến áp STT Tên, mã vật tư Đơn vị tính Số lượng Lý do sử dụng 1 Dây điện từ êmay f 1,5 Kg 45,5 Sản xuất máy 1250KVA 2 Tôn Silic 0,35 Kg 29 Sản xuất máy 1250KVA 3 Tôn đen Kg 30 Sản xuất máy 1250KVA ... ... 2.4 Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại phòng kế toán Quá trình ghi chép ở phòng kế toán: Sau khi nhận được các phiếu nhập, phiếu xuất kho, kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào các phiếu nhập, phiếu xuất kho để ghi vào sổ kho vật liệu và theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Sổ kho được chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu. Định kỳ kế toán cộng sổ kho xác định số lượng tồn kho cuối kỳ của từng loại nguyên vật liệu để đối chiếu với thẻ kho của thủ kho. Nếu thấy chênh lệch sẽ cùng thủ kho tìm rõ nguyên nhân để từ đó có biện pháp xử lý. Sổ kho được kế toán mở có mẫu như sau: Mẫu 5: Sổ chi tiết vật liệu Tên vật liệu: Dây điện từ êmay Chứng từ Diễn giải Đ/v tính Đơn giá Nhập Xuất Tồn SH NT SL TT SL TT SL TT 6433 1424 6434 1425 12/2/2007 27/2/2007 9/3/2007 12/3/2007 K21/1/2007 TTTBLĐPPhối PXBA Cộng 2/2007 TTTBLĐPPhối PXBA Kg Kg Kg Kg 62.000 62.000 62.000 62.000 62.000 62.000 ...... 290 ......... . 256,7 ........ .............. 17.980.000 .............. .............. 15.915.400 ..... ...... 175 ..... ....... 258 ......... ........ 10.850.000 ........... ............ 15.996.000 0 ... ..... 15 ............ .......... ......... 930.000 Cộng 3/2007 13,7 849.400 Quy cách: f 1,5 Mã số: 37503150 Công ty đang áp dụng phương pháp thẻ song song. Phương pháp này vừa đơn giản, dễ làm, vừa phản ánh chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu nhập xuất kho, phù hợp với đặc điểm của Công ty. Để theo dõi việc nhập xuất nguyên vật liệu kế toán mở sổ chi tiết và sổ tổng hợp nhập – xuất – tồn. Chứng từ ghi sổ . Sổ cái 152 và các sổ sách khác có liên quan Báo cáo nhập - xuất - tồn (trích) Từ ngày 01/03/2007 đến 31/03/2007 Kho: Phân xưởng STT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Tồn đầukỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ 1 Dây điện từ êmay f 1,5 Kg 15 256,7 258 13,7 2 Tôn silic 0,3 Kg 1259 250 1480 29 3 Tôn silic 0,35 Kg 1572 3710 2802 1939 4 Giấy cách điện Nhật Kg 345 760 782 323 5 Giấy cách điện TQ Kg 402 550 897,5 384,5 6 ống cách điện M 173 750 735 188 7 Sứ cao thế 22Kv Quả 98 250 198 150 8 Sứ hạ thế M30 Quả 124 230 244 110 9 Que hàn f 3 Kg 512 560 843 229 ... ... Kế toán xuất nguyên vật liệu ở công ty theo đúng chế độ kế toán hiện hành và theo chuẩn mực kế toán mới. III/ Kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu 3.1 Tài khoản sử dụng Tài khoản sử dụng: 152 (152.1, 152.2, 152.3, 152.5, 152.6...) - TK152: Nguyên vật liệu Tài khoản: 152.1 Nhiên liệu 152.21 Nguyên vật liệu chính 152. 22 Nguyên vật liệu phụ 152.3 Phụ tùng thay thế 152.5 Vật liệu khác - TK 111: Tiền mặt Tài khoản: 111.1 Tiền VNĐ - TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ - TK331: Phải trả người bán - Tài khoản 621. Chi phí NVL trực tiếp - Tài khoản 627. Chi phí quản lý chung - Tài khoản 641. Chi phí bán hàng - Tài khoản 642. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.2 Kế toán tổng hợp tăng nguyên, vật liệu Đối với nguyên vật liệu được mua về nhập kho thanh toán ngay bằng tiền mặt ngoài hai chứng từ trên (hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho) kế toán phải dựa vào phiếu chi để ghi sổ kế toán Ví dụ: Ngày 06/03/2007 Công ty mua đồng đỏ lá f 5,2 của Công ty kinh doanh vật tư kim khí Đông Anh theo Hoá đơn GTGT số 097418 ngày 13/03/2007 và phiếu nhập kho số 6443 ngày 14/03/2007 trị giá hàng không thuế theo hoá đơn là 25.500.000VNĐ và thuế GTGT được khấu trừ là 2.250.000VNĐ Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt căn cứ vào các chứng từ này kế toán ghi: Nợ TK 152(152.21): 25.500.000 Nợ TK 133: 2.250.000 Có TK 111: 27.750.000 - Các nghiệp vụ thu mua nguyên vật liệu thanh toán ngay bằng tiền mặt được ghi chép trên sổ quỹ tiền mặt, sổ quỹ tiền mặt của Công ty được lập thành các tập, các tập được chia theo thứ tự thời gian định kỳ là 5-6 ngày và hàng tháng được kế toán tập hợp trên Bảng kê số 1 và Nhật ký chứng từ số 1. - Nhật ký chứng từ số 1 là số tổng hợp dùng để theo dõi tình hình chi trả các khoản bằng tiền mặt ghi Có Tài khoản 111 và ghi đối ứng Nợ với các tài khoản có liên quan. - Căn cứ lập: là sổ quỹ được ghi chép trong tháng. Cách lập: Định kỳ kế toán tiền mặt tổng hợp sổ quỹ (theo từng tập) để ghi vào Nhật ký chứng từ số 1, mỗi tập được ghi trên 1 dòng trên Nhật ký chứng từ số1. Các nghiệp vụ phát sinh có cùng nội dung kinh tế được ghi theo số tổng cộng vào các cột thích hợp. Cuối tháng kế toán khoá sổ Nhật ký chứng từ số 1 xác định tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 111 đối ứng Nợ với các tài khoản có liên quan và kế toán lấy số tổng cộng của Nhật ký chứng từ số 1 để ghi vào sổ Cái (bên Có của Tài khoản 111 và bên Nợ của các tài khoản có liên quan). Ví dụ : Trích nhật ký chứng từ số 1 tháng 3 năm 2007 Trình tự hạch toán: Đối với nguyên vật liệu công cụ dụng cụ mua ngoài sau khi đã được kiểm tra làm thủ tục nhập kho, kế toán căn cứ vào các hoá đơn và phiếu nhập kho để ghi sổ kế toán. - Đối với nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ mua về nhập kho chưa thanh toán với người bán, kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT và phiếu nhập kho để ghi vào sổ chi tiết TK 331 “thanh toán với người bán” . Sổ chi tiết thanh toán với người bán được mở theo dõi chi tiết công nợ phải trả cho người bán theo từng đối tượng công nợ (từng người bán). VD: Kế toán căn cứ vào Hoá đơn GTGT số 097388 ngày 8/03/2007 và phiếu nhập kho số 6434 ngày 9/03/2007 kế toán ghi: Nợ TK 152.21 15.915.400 Nợ TK 133 1.591.540 Có TK 331 17.506.940 Sổ chi tiết thanh toán với người bán được mở theo mẫu quy định của Bộ tài chính. Trích: Sổ chi tiết thanh toán với người bán Số dư cuối tháng (Dư Nợ hoặc dư Có) của từng đối tượng công nợ trên sổ chi tiết thanh toán với người bán được dùng để tổng hợp ghi vào Nhật ký chứng từ số 5 theo từng nhóm đối tượng công nợ. Nhật ký chứng từ số 5 được mở để theo dõi tình hình mua nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nhập kho và thanh toán với người bán. Căn cứ lập: Nhật ký chứng từ số 5 tháng trước và sổ chi tiết thanh toán với người bán của tháng phát sinh. Cách lập: + Số dư đầu tháng: Căn cứ vào số dư cuối tháng của Nhật ký chứng từ số 5 cuối tháng trước làm số dư đầu tháng của tháng này. + Số phát sinh trong tháng: Căn cứ vào số tổng cộng của các dòng cộng số phát sinh trong tháng của các nhóm đối tượng công nợ trên sổ chi tiết thanh toán với người bán để ghi vào dòng số phát sinh trong tháng trên Nhật ký chứng từ số 5. + Số dư cuối tháng: Căn cứ vào số dư cuối tháng của từng đối tượng công nợ trên sổ chi tiết TK 331 cộng theo từng nhóm để ghi vào dòng số dư cuối tháng của nhật ký chứng từ số 5. Trích Nhật ký chứng từ số 5 Cuối tháng, kế toán tổng hợp từ Nhật ký chứng từ số 5 và các Nhật ký chứng từ có liên quan khác để ghi vào sổ cái tài khoản 331 - Phải trả người bán. Sổ Cái tài khoản 331 là sổ tổng hợp mở cho cả năm phản ánh số phát sinh Nợ, số phát sinh Có theo từng tháng và số dư cuối mỗi tháng. Số phát sinh Có của tài khoản 331 phản ánh trên sổ Cái theo tổng số lấy từ dòng tổng cộng tương ứng với cột cộng Có tài khoản 331 trong Nhật ký chứng từ số 5, số phát sinh Nợ được phản ánh chi tiết theo từng tài khoản đối ứng Có lấy từ các Nhật ký chứng từ có liên quan khác. Sổ Cái chỉ ghi một lần vào cuối mỗi tháng. * Cách lập Sổ Cái của tài khoản 331 + Số dư đầu năm: lấy từ số dư cuối tháng 12 trên sổ Cái tài khoản 331 của năm trước. + Số dư đầu tháng: là số dư cuối tháng trước. + Số phát sinh Nợ: lấy từ các Nhật ký chứng từ có liên quan đối ứng Nợ của tài khoản 331. + Số phát sinh Có: lấy theo số tổng cộng trong Nhật ký chứng từ số 5. + Số dư cuối tháng: được xác định bằng công thức: Số dư cuối tháng = Số dư đầu tháng + Phát sinh Nợ – Phát sinh Có. Ví dụ Trích Sổ Cái tài khoản 331 tháng 03 năm 2007. Sau khi tập hợp toàn bộ số liệu trên các Nhật ký chứng từ số 1, Nhật ký chứng từ số 2, Nhật ký chứng từ số 5, Nhật ký chứng từ số 7 ... và các Nhật ký chứng từ khác kế toán lập Bảng kê số 3. Bảng kê số 3: Tính giá thành thực tế nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Căn cứ lập: Bảng kê số 3 tháng trước và các Nhật ký chứng từ liên quan. Cách lập: + Số dư đầu tháng: Căn cứ vào số dư cuối tháng của Bảng kê số 3 tháng trước. + Số phát sinh trong tháng: Căn cứ vào số cộng cuối tháng của từng Nhật ký chứng từ ghi vào phần ghi Nợ TK 152, TK 153 đối ứng với ghi Có các tài khoản liên quan. VD: Căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 5 kế toán ghi vào bảng kê số 3 Nợ TK 152.21: 4.797.461.913 Có TK 331: 4.797.461.913 Nợ TK 152.3 924.340.434 Có TK 331 924.340.434 Tương tự ta ghi với các Nhật ký chứng từ khác. + Số xuất dùng trong tháng: Lấy số liệu tổng cộng phần ghi Có TK 152, TK 153 đối ứng với ghi Nợ các TK trên Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ để ghi vào dòng xuất dùng trong tháng trên Bảng kê số 3. VD: Trong tháng Nhà máy xuất tổng số nguyên vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm là: Nợ TK 621: 5.028.634.405 Có TK 152: 5.028.634.405 + Số tồn kho cuối tháng: Được xác định theo công thức sau: - + = Số tồn kho Số dư Số phát sinh Xuất dùng Cuối tháng đầu tháng trong tháng trong tháng VD: Trên Bảng kê số 3 tháng 3 năm 2007 tồn kho cuối tháng của nguyên vật liệu (TK 152) được xác định như sau: Tồn kho cuối tháng = 7.809.784.846 + 7.054.108.043 - 5.028.634.405 = 9.835.258.484 3.3 Kế toán tổng hợp giảm nguyên, vật liệu -Trình tự hạch toán: Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ được xuất dùng cho hai mục đích chính là để sản xuất, phục vụ sản xuất và xuất bán (Nhượng bán vật tư). Căn cứ vào các phiếu xuất kho và hoá đơn GTGT kế toán theo dõi tình hình xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trên sổ kho cả về mặt số lượng và giá trị, cuối tháng kế toán tiến hành tổng hợp, phân loại đối tượng xuất dùng để ghi vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Bảng phân bổ số 2 “Bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ”. Bảng phân bổ số 2: Căn cứ lập: Các phiếu xuất kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Kết cấu: +Theo cột: Phản ánh số nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất kho. +Theo dòng: Phản ánh đối tượng sử dụng. Cách lập: Căn cứ vào số tổng cộng xuất kho chi tiết từng loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, .... và công cụ dụng cụ có chi tiết cho đối tượng sử dụng để ghi vào từng dòng đối tượng sử dụng của TK 621, TK 627, TK 642, TK 632 tương ứng với từng cột thực tế của các TK 1521, TK 1522, Tk 1523, TK 1524, TK 1528, TK 153. VD: Bảng phân bổ số 3 - Tháng 3 năm 2007 (Trang sau) Tại phòng kế toán sau khi có đầy đủ các chứng từ về xuất vật liệu kế toán do kế toán vật tư chuyển đến kế toán tổng hợp tiến hành lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, dựa trên bảng phân bổ này và các số liệu đã được tổng hợp kế toán tiến hành lập Bảng kê số 4,5 dùng để tổng hợp số phát sinh Có của tài khoản 152, 153 đối ứng Nợ với các tài khoản 621, 627 và được chi tiết theo bộ phận sản xuất. + Căn cứ lập: Các bảng phân bổ số 1, 2, 3 Các bảng kê và các Nhật ký chứng từ có liên quan. + Kết cấu: +Theo cột: Phản ánh số nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ xuất kho. +Theo dòng: Phản ánh đối tượng sử dụng. + Cách lập: Căn cứ vào số tổng cộng xuất kho chi tiết từng loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ.... công cụ dụng cụ có chi tiết cho đối tượng sử dụng để ghi vào từng dòng đối tượng sử dụng của TK 621, TK 627 tương ứng với từng cột thực tế của các TK 152.21, TK 152.22, TK 152.1, TK 152.3, TK 152.5, TK 153. Số liệu tổng hợp của Bảng kê số 4,5 sau khi khoá sổ vào cuối tháng được dùng để ghi vào Nhật ký chứng từ số 7. Bảngkê số 5 Tháng 03 năm 2007 STT Ghi Có các TK Ghi Nợ các TK TK 152.21 TK 152.22 TK 152.1 TK 152.5 Cộng TK 152 TK 153 1 TK 641 2.244.365 14.733.000 16.977.365 Triển lãm... 2 TK 642 2.311.777 13.842.574 9.882.689 26.037.040 2.126.026 Sửa chữa... Cộng 2.311.777 16.086.939 9.882.689 14.733.000 43.014.405 2.126.026 Sau khi tiến hành lập xong các Bảng kê số 4 và số 5 dựa vào các bảng kê này và các chứng từ có liên quan và các Nhật ký chứng từ khác kế toán tiến hành lập Nhật ký chứng từ số 7, Nhật ký chứng từ này dùng để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dùng để phản ánh số phát sinh bên Có của các tài khoản liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh như TK 152, TK 153, TK 154, TK 214, TK621, TK 622, TK627 và một số tài khoản đã phản ánh trên các Nhật ký chứng từ khác nhưng có liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ và dùng để ghi Nợ các tài khoản 154, 621, 622, 627, 641, 642.. + Căn cứ lập: Bảngkê số 4, số 5. Các bảng phân bổ. Các Nhật ký chứng từ và chứng từ liên quan. + Kết cấu: gồm 3 phần: - Phần 1: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp, phản ánh xuất. Phần 2: Chi phí sản xuất theo yếu tố Phần 3: Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh + Cách lập: Phần 1: Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Căn cứ vào các dòng cộng Nợ của các tài khoản 154, 621, 622, 627 trên các Bảng kê số 4 để xác định số tổng cộng của từng tài khoản 154, 621, 622, 627 ghi vào các cột và dòng phù hợp. Lấy số liệu từ Bảng kê số 5 phần ghi Nợ của các tài khoản 2413, 641,642 để ghi vào các dòng có liên quan trên Nhật ký chứng từ số 7. Phần 2: Chi phí sản xuất theo yếu tố Căn cứ vào các số phát sinh bên Có của các tài khoản 152, 153, 334, 338, 214 đối ứng với bên Nợ của các tài khoản ghi ở mục A phần 1 trên Nhật ký chứng từ số 7 để ghi vào các dòng phù hợp Căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết, Nhật ký chứng từ số 1, 2, 5... để xác định phần chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bàng tiền khác để ghi vào NKCT số 7 cho phù hợp. Phần 3: Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Căn cứ vào số phát sinh bên Có tài khoản 154, 621, 622, 627 đối ứng với Nợ của các tài khoản 154, 621, 622, 627... ở mục A của phần 1 trên Nhật ký chứng từ số 7 để ghi vào các cột, các dòng cho phù hợp ở phần 3 Nhật ký chứng từ số 7. Căn cứ vào số phát sinh bên Có tài khoản 142, 335, 2413 đối ứng Nợ các tài khoản 154, 624, 627, 641, 642 ở mục A phần 1 trên Nhật ký chứng từ số 7 để ghi vào các cột ở các dòng tài khoản 154, 621, 627, 641, 642 cho phù hợp ở phần 3 của Nhật ký chứng từ số 7. Trích Nhật ký chứng từ số 7 Tháng 03 năm 2007 Cuối tháng sau khi đã kiểm tra đối chiếu, khoá sổ các số liệu trên các bảng kê, bảng phân bổ, Nhật ký chứng từ kế toán tiến hành ghi vào sổ cái TK 152, TK 153. Sổ cái TK 152, TK 153 là sổ kế toán tổng hợp được mở cho cả năm, mỗi tài khoản được mở trên một trang sổ phản ánh các số dư đầu năm, số phát sinh nợ, phát sinh có từng tháng và tổng cộng cả năm, số dư cuối mỗi tháng và cuối năm. Căn cứ lập: Sổ cái năm trước, Nhật ký chứng từ từng tháng năm nay. Cách lập: Số dư đầu năm: Lấy từ số dư cuối tháng 12 trên sổ cái năm trước. - Số phát sinh nợ: Lấy từ Nhật ký chứng từ liên quan chi tiết theo từng tài khoản đối ứng Nợ với tài khoản này. Số phát sinh có: Lấy từ Nhật ký chứng từ ghi Có tài khoản này. Số dư cuối tháng: Được xác định theo công thức sau: - Số dư cuối tháng = Số dư đầu tháng + Phát sinh nợ - Phát sinh có Số dư cuối năm: Được xác định theo công thức: Số dư cuối năm = Số dư đầu năm + Tổng số phát sinh Nợ cả năm -Tổng số phát sinh Có cả năm. Hoặc: Số dư cuối năm = Số dư cuối tháng 11 + Số phát sinh Nợ tháng 12 - Số phát sinh Có tháng 12 Sổ cái TK 152 Năm 2007 Số dư đầu năm Nợ: ... Có: Ghi có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ... Tháng 12 Cộng Ghi Có TK 111 30.437.550 Ghi Có TK 331 7.015.830.391 Ghi Có TK154 9.303.261 Cộng số PS Nợ 7.055.532.102 Cộng số PS Có 5.028.634.405 Số dư Nợ Cuối tháng Có 8.357.319.055 9.836.682.543 Nhận xét Qua thời gian thực tập tại Công ty em nhận thấy quá trình luân chuyển chứng từ và vào sổ sách kế toán khi nhập kho, xuất kho nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ của Công ty là tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong ba phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ mà em được học ở trường Công ty đang áp dụng phương pháp thẻ song song. Phương pháp này vừa đơn giản, dễ làm, vừa phản ánh chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nhập xuất kho. IV/ Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố vật chất quan trọng nhất cho quá trình sản xuất, tham gia vào quá trình cấu tạo nên thực thể của sản phẩm tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu là một trong những bộ phận chủ yếu của việc tổ chức công tác kế toán tại một doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là: - Nhân tố vốn: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công tylà mua trong nước và nhập ngoại mà vốn lưu động dùng vào sản xuất của Công tylại thiếu. Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ mà thiếu sẽ gây ra sự gián đoạn trong sản xuất đồng thời phát sinh ra các chi phí ngừng sản xuất và các chi phí khác có liên quan. Nếu Công tycó nguồn vốn đáp ứng cho quá trình sản xuất thì sẽ giảm được những chi phí không cần thiết. Trong quá trình sản xuất sản phẩm ở Công tythì chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ thường chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất để tạo ra sản phẩm. Điều đó cho thấy việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ có ý nghĩa rất quan trọng tới việc hạ giá thành sản phẩm ( đó cũng là một nhân tố nổi cộm của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay). - Nhân tố thị trường: Tình hình biến động của giá cả thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công tychủ yếu được nhập do mua ngoài với các nguồn nhập khác nhau thì giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập cũng khác nhau V. Đánh giá chung Qua một thời gian thực tập tại Công tychế tạo thiết bị điện Đông Anh với kiến thức thu được về công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập lần đầu tiên được làm quen với thực tế em xin mạnh dạn đưa ra một số nhận xét sau: 5.1. Những thành tích đã đạt Công ty Chế Tạo Thiết Bị Điện Đông Anh được thành lập năm 1971. Với truyền thống và kinh nghiệm nhiều năm trong sản xuất, sản phẩm của Công tyđang có mặt trên hệ thống điện ở hầu hết các vùng miền của cả nước. Nhờ được sự cải tiến máy móc thiết bị nâng cao chất lượng mẫu mã thường xuyên nên sản phẩm của Công tyluôn giữ được uy tín đối với khách hàng.Điều này phản ánh được phần nào sự thành công trong quản lý của ban lãnh đạo Công tyvề mọi mặt nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng. Cùng với sự lớn mạnh của Công tythì công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng đã không ngừng hoàn thiện đáp ứng sản xuất kinh doanh của Công tyđảm bảo tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính, các chỉ tiêu kế toán giữa các bộ phận liên quan. Vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh nên Công tyđã hết sức chú trọng trong việc quản lý từ khâu thu mua, vận chuyển, bảo quản, cất giữ nguyên vật liệu trong kho đến khi xuất dùng cho sản xuất. Công tyđã xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch thu mua nguyên vật liệu với số lượng lớn, chủng loại đa dạng, cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sản xuất không làm gián đoạn quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Từ đó cho thấy tinh thần trách nhiệm và nỗ lực của bộ phận cán bộ lãnh đạo Công ty trong việc nắm bắt giá cả và hoạt động mua bán trên thị trường rất cao. Bên cạnh đó nguyên vật liệu trước khi nhập kho luôn được kiểm tra kỹ càng về số lượng chất lượng đồng thời bảo quản hết sức cẩn thận trong kho Công tyđã xây dựng hệ thống kho khá tốt đảm bảo cho việc bảo quản vật tư không bị hư hỏng mất mát. Ngoài ra Công tycòn chia thành các kho riêng giúp cho việc xuất nguyên vật liệu sử dụng được tiến hành dễ dàng thuận tiện. Hình thức kế toán Công tyđang áp dụng là hình thức Nhật ký chứng từ, hình thức này rất thuận tiện cho việc thực hiện công tác kế toán, giúp cho công việc của kế toán nguyên vật liệu gọn nhẹ dễ làm hơn. Cùng với việc áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ thì kế toán đã áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên đây là phương pháp phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công tykhi mà tình hình nhập xuất diễn ra hàng ngày. Tóm lại công tác quản lý và công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công tyChế tạo thiết bị điện Đông Anh nhìn chung khá chặt chẽ và theo đúng chế độ quy định có được điều này là do Công tycó đội ngũ lãnh đạo có năng lực cao giàu kinh nghiệm và nhân viên kế toán trẻ, giàu lòng nhiệt tình yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao, cách làm việc khoa học góp phần đắc lực vào công tác quản lý hạch toán kinh tế của Công ty. Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ trên công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công tycòn có một số điểm chưa hợp lý cần hoàn thiện 5.2 Những mặt còn tồn tại Bên cạnh những ưu điểm trên, ở Công ty vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế cần khắc phục trong công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu như sau: - Công ty đã sử dụng giá hạch toán để hạch toán chi tiết nguyên nguyên vật liệu hàng ngày, nhưng mới chỉ là hình thức, còn thực tế thì là chuyển từ giá hạch toán thành giá thực tế mà chưa xác định được hệ số giá . - Việc theo dõi công nợ trên nhật ký chứng từ số 5 ghi tổng hợp theo từng nhóm khách hàng nên khó đối chiếu, khó kiểm tra. Trên một dòng của NKCT số 5 vừa thể hiện dư nợ, vừa thể hiện dư có . Nên kế toán tổng hợp không biết được cụ thể khách hàng nào dư nợ và khách hàng nào dư có. Mà muốn biết cụ thể thì phảI kiểm tra trên sổ chi tiết thanh toán với người bán. - Công ty mới chỉ tập hợp chi phí sản xuất chứ không qua bước tính hệ số giá để chuyển từ giá hạch toán sang giá thực tế. Nên việc tính giá thành sản phẩm chưa thật chính xác. Kết luận Đối với một Công ty có qui mô sản xuất lớn như Công ty CP chế tạo Thiết Bị Điện Đông Anh thì việc hạch toán kế toán nguyên vật liệu, - 48 - là công việc có ý nghĩa thiết thực trong công tác kế toán và trong quản lý kinh tế. Vì vậy ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng rất chú trọng đến việc đổi mới hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình để đảm bảo cung cấp đầy đủ số lượng, chất lượng, chủng loại... và tính toán phân bổ chi phí nguyên vật liệu một cách hợp lý nhất cho các đối tượng sử dụng nhằm phát huy vai trò cao độ của kế toán trong quản lý kinh tế . Qua quá trình học tập nghiên cứu tại trường và thời gian thực tập tại Công ty CP Chế tạo thiết bị Điện Đông Anh em thấy giữa lý thuyết và thực tế ở từng đơn vị có khoảng cách nhất định. Nên để có thể vận dụng lý luận cơ bản vào thực tiễn mà vừa đúng chế độ vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị mình là vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi người kế toán phải luôn tìm tòi học hỏi, suy nghĩ, sáng tạo... Từ sự nhận thức đó được sự hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo Phan Thị Dung và các anh chị trong phòng kế toán Công ty em đã hoàn thành báo cáo với chuyên đề ‘‘Kế toán nguyên,vật liệu”. Báo cáo dựa trên những lý luận cơ bản và nhận thức thực tiễn tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ ở Công tyđã đưa ra một vài biện pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty. Tuy nhiên do trình độ của em còn hạn chế, thời gian thực tập còn ít nên báo cáo của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các anh chị trong phòng kế toán Công ty để báo cáo của em được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Lan Anh và các anh chị trong phòng kế toán Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành báo cáo. Mục lục Trang Lời mở đầu 1 I / Tìm hiểu chung về tổ chức kế toán của đơn vị 2 1.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 2 1.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 6 1.3 Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng 8 II/ Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu 9 2.1 Đặc điểm chung về nguyên, vật liệu sử dụng 9 2.1.1 Phân loại nguyên, vật liệu 9 2.1.2 Đánh giá nguyên, vật liệu 10 2.2 Chứng từ kế toán sử dụng kế toán nguyên, vật liệu. 12 2.2.1 Chứng từ kế toán tăng nguyên,vật liệu 12 2.2.2 Chứng từ kế toán giảm nguyên, vật liệu 16 2.3 Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại kho 19 2.4 Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại phòng kế toán 20 III/ Kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu 22 3.1 Tài khoản sử dụng 22 3.2 Kế toán tổng hợp tăng nguyên, vật liệu 23 3.3 Kế toán tổng hợp giảm nguyên, vật liệu 35 IV/ Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạch toán nguyên, vật liệu 44 V/ Đánh giá chung 45 Kết luận 48 Nhật ký chứng từ số 1 Tháng 03 năm 2007 S TT Diễn giải Ghi có Tài khoản 111 ghi Nợ các tài khoản TK 1333 TK 152.21 TK 152.22 TK 152.1 TK 152.3 TK331 ... Cộng 1 2 3 4 5 6 7 Tập 1 Tập 2 Tập 3 Tập 4 Tập 5 Tập 6 Tập7 864.405 24.300 20.250 2.550.000 12.000 1.240.300 259.000 25.500.000 293.000 200.000 63.000 1.346.050 202.500 243.000 2.590.000 12.235.450 7.326.124 25.236.128 30.997.203 ... ... ... ... ... ... ... 231.593.442 324.866.150 45.003.400 773.218.433 89.654.300 551.002.192 245.357.399 Cộng 3.970.255 25.500.000 556.000 1.548.550 2.833.000 75.794.905 ... 2.260.695.276 Ngày 4 tháng 04 năm 2007 Kế toán ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Sổ chi tiết TK 331 “Phải trả người bán” Đối tượng: Trung tâm thiết bị lưới điện phân phối Tháng 03 năm 2007 NT Diễn giải Số CT nhập NT Số CT gốc NT TK Số séc TK Số phát sinh Số dư Nợ Có Nợ Có Số dư đầu tháng 48.082.598 Số phát sinh tháng 3 Mua dây điện từ f 1,5 6434 9/3 09738 8/3 152.21 15.915.400 Trả tiền mua dây điện từ f 3.5 5321 5/3 09625 4/3 152.21 14489 112 35.263.000 Trả tiền mua dây điện từ f 1,5 6434 9/3 09738 8/3 152.21 14470 112 15.915.400 Cộng số phát sinh tháng 3 15.915.400 51.178.400 Cộng 12.819.598 Nhật ký chứng từ số 5 Phải trả người bán Tháng 03năm 2007 Tên đơn vị bán hàng Số dư đầu tháng Ghi có TK 331_ Ghi nợ các TK Cộng có TK 331 Cộng nợ TK 331 Số dư cuối tháng Nợ Có TK 152.21 TK 152.22 TK 152.1 TK 152.3 Cộng TK 152 TK: 133 Nợ Có Các Công ty Các Nhà máy XN Các HTX Các ban trạm 3.847.128.580 3.608.770 2.914.245 130.347.066 5187.169.902 245.924.596 166.331.06 199.643.004 4515.093.709 206.038.854 76.329.350 . 1194.079.745 33.613.874 10.392.200 36.018.850 19.923.375 916166.434 8174.000 6645.263.263 239.652.728 10.392.200 120.522.200 437.004.931 11.982.637 747.800 8.086.520 7085178.194 251.635.365 11.140.000 128.608.720 6412.219.174 81.329.6042 2.402.2666 206.659.716 4648.893.481 640.586.210 923.245 133.433.566 6661.893.283 32.1241.359 3.759.440 1.246.708 Cộng: 3.983.998.661 5649.370.608 4797.461.913 1274.104.669 19.923.375 924340.434 7015.830.391 457.821.888 7476562.279 7456.197.598 5425.836.502 7111.573.130 Sổ cái TK 331 Năm 2007 Số dư đầu năm Nợ: Có: Ghi có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ... Tháng 12 Ghi Có TK 111( NKCT số 1) 75.794.905 Ghi Có TK 112 (NKCT số 2) Ghi Có TK 113 (Bù trừ công nợ) 7.905.640.584 57.085.908 Cộng số PS Nợ 7.456.197.598 Cộng số PS Có 7.476.562.279 Số dư Nợ Cuối tháng Có 5.649.370.608 5.425.836.502 3.986.998.661 7.111.573.130 Ngày 4 tháng 04 năm 2007 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Bảng kê số 3 Tính giá thành thực tế nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ Tháng 03/2007 STT Chỉ tiêu TK:152.1 TK:152.2 TK:152.3 TK:152.4 TK:152.8 TK:152 TK:153 HT TT HT TT HT TT HT TT HT TT HT TT HT TT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. I. Số dư đầu tháng. II. Số phát sinh : Từ Nhật ký chứng từ số 1 (Có TK:111 ) Từ Nhật ký chứng từ số 2 (Có TK:112 ) Từ Nhật ký chứng từ số 5 (Có TK:331 ) Từ Nhật ký chứng từ số 7 (Có TK:154 ) III. Số dư đầu tháng và phát sinh trong tháng IV. Hệ số chênh lệch V. Xuất dùng trong tháng 5950925514 4798188759 726846 4797461913 6885851 10695968161 4085857798 566244996 1277013612 556000 1274104669 2352943 1843258608 731942842 17529195 21536387 1548545 19923375 64467 39065582 25716837 12270019245 9504834334 26143000 924340434 2177502679 166252428 48065996 48065996 18864500 7809784846 7054108043 28974391 7015830391 9303261 1486389289 5028634405 116825592 3112500 202500 2910000 119938092 35717243 Tồn kho cuối tháng (III-V) 6610128363 1111315766 13348745 2011250251 29201496 9.835.258.484 84220849 Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ Tháng 03/2007 STT Ghi có các TK Ghi nợ các TK TK: 152.1 TK:152.2 TK: 152.3 TK: 152.4 TK:152.8 Cộng TK: 152 TK:153 HT TT HT TT HT TT HT TT HT TT HT TT HT TT I. 1. 2. 3. 4. 5. 6. II. 1. 2. 3. 4. 5. 6. III. IV. TK: 621 PX Biến áp PX Cơ khí PX Sửa chữa PX Cáp nhôm PX Cơ điện Tổ xe TK: 627 PX Biến áp PX Cơ khí PX Sửa chữa PX Cáp nhôm PX Cơ điện Tổ xe TK: 641 TK: 642 4.003.154.295 2.696.023.275 46.276.339 668.845.871 587.986.200 4.022.610 2.311.777 715.408.703 299.208.413 17.788.183 32.656.404 52.056.385 312.902.618 796.700 447.200 208.000 84.500 114.700 40.000 2.244.365 13.842.574 15.834.148 72.002 5.467.000 111.927 186.049 9.997170 9882.689 166.252.428 54.884.71 1.739.440 39.010.222 2.096.642 68.223..271 298.000 4131500 4125000 6500 14.733.000 4.904.781.074 3.050.188.561 75.395.962 740.630.924 642.139209 385.334.548 11.092.870 447.200 208.000 84.500 114.700 40.000 16.977.365 26.037.040 33.591.217 19.720.000 4.607.610 420.400 2.887.630 20.000 5.935.577 2.126.026 Cộng 4.005.466.072 731.942.842 25.716.837 166.252.428 18.864.500 4.948.242.679 35.717.243 Bảng kê số 4 STT Ghi Có các TK Ghi nợ các TK TK: 152.21 TK: 152.22 TK: 152.1 TK: 152.3 TK: 152.5 Cộng TK: 152 TK: 153 I. 1. 2. 3. 4. 5. 6. II. 1. 2. 3. 4. 5. 6 TK: 621 PX Biến áp PX Cơ khí PX Sửa chữa PX Cáp nhôm PX Cơ điện Tổ xe TK: 627 PX Biến áp PX Cơ khí PX Sửa chữa PX Cáp nhôm PX Cơ điện Tổ xe 4.003.154.295 2.696.023.275 46.276.339 668.845.871 587.986.200 4.022.610 715.408.703 299.208.413 17.788.183 32.656.404 52.056.385 312.902.618 796.700 447.200 208.000 84.500 114.700 40.000 15.834.148 72.002 5.467.000 111.927 186.049 9.997.170 166.252.428 54.884.853 1.739.440 39.010.222 2.096.642 68.223..271 298.000 4.131.500 4125000 6500 4.904.781.074 3.130.580.269 75.395.962 740.630.924 642.139.227 385.334.548 11.092.870 447.200 208.000 84.500 114.700 40.000 33.591.217 19.720.000 4.607.610 420.400 2.887.630 20.000 5935577 Cộng 4.005.466.072 715.855.903 15.834.148 166.252.428 4.131.500 4.905.228.274 33.591.217 Nhật ký chứng từ số 7 Tháng 03 năm 2007 Phần1: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh STT Các TK ghi Nợ Các tài khoản ghi Có Tk 152.21 Tk152.22 Tk152.1 Tk152.5 Tk152.3 .... NKCT số 1 NKCT số 2 Tổng cộng 1 TK 621 4.003.154.295 715.408.703 15.834.148 166.225.428 4.131.500 ... 4.904.781.074 2 Tk 627 447.200 256.359.254 148.127.260 604.933.714 3 Tk 641 2.244.365 14.733.000 120.325.140 156.325.144 293.627.648 4 Tk 642 2.311.777 13.842.574 9.882.689 198.362.450 12.360.200 527.759.690 ... .... Tổng Cộng 4.005.154.295 731.942.842 25.716.837 166.252.428 18.864.500 ... 575.046.844 316.812.604 6.331.102.126

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3319.doc
Tài liệu liên quan