Đề tài Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Canon Việt Nam

MỞ ĐẦU Tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, nó tham gia rất hữu ích vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó giữ vai trò không thể thiếu trong quá trình tạo ra sản phẩm, góp phần tạo nên cơ sở vật chất, trang thiết bị kinh tế. Đối với một doanh nghiệp thì TSCĐ thể hiện năng lực, trình độ công nghệ, có sở vật chất kỹ thuật cũng như thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất, nó là điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Đứng trên góc độ kế toán thì việc phản ánh đầy đủ, tính khấu hao và quản lý chặt chẽ TSCĐ là một tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp tiến hành SXKD có hiệu quả, nó khẳng định vị trí của doanh nghiệp trước nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay. Sau một thời gian thực tập, nắm bắt tình hình thực tế tại Công ty TNHH Canon Việt Nam, em xin trình bày luận văn với các nội dung sau: Ngoài “Lời nói đầu” và “Kết luận” nội dung của báo cáo gồm 3 chương chính: Chương I : Lý luận chung về kế toán TSCĐ Chương II : Thực trạng kế toán TSCĐHH tại Công ty TNHH Canon Việt Nam Chương III : Đánh giá chung và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH tại Công ty TNHH Canon Việt Nam. LỜI NÓI ĐẦU Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TSCĐ I. Những vấn đề chung về TSCĐ 1.Khái niệm về TSCĐ 2.Đặc điểm TSCĐ 3.Phân loại TSCĐ II.Nhiệm vụ chủ yếu của TSCĐ III.Đánh giá TSCĐ 1.Nguyên giá TSCĐ 2.Giá trị hao mòn của TSCĐ 3.Xác định giá trị còn lại cuẩ TSCĐ IV.Kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp 1.Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ 2.Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ V.Kế toán khấu hao TSCĐ 1.Khái niệm về khấu hao TSCĐ 2.Các phương pháp khấu hao 3.Tài khoản kế toán sử dụng VI. Kế toán sửa chữa TSCĐ 1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ 2.Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ VII. Công tác kế toán kiểm kê đánh giá lại TSCĐ Chương II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY I. Lịch sử hình thành và phát triển 1. Quá trình hình thành và phát triển 2.Đặc điểm tổ chức quản lý 3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán II.Công tác kế toán TSCĐ 1. Đặc điểm và phân loại TSCĐ 2. Đánh giá TSCĐ 3.Kế toán chi tiết TSCĐ tại công ty 4.Tài khoản kế toán sử dụng 4.2Kế toán tăng TSCĐ 5. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ 6. Kế toán khấu hao TSCĐ 7. Kế toán sửa chữa TSCĐ 8. Báo cáo TSCĐ Chương III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT I. Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty 1.Những ưu điểm 2. Hạn chế II.Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ KẾT LUẬN PHỤ LỤC

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Canon Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng tháng dựa trên các đơn đặt hàng của khách hàng. Quản lý các nguyên vật liệu đầu vào từ bộ phận quản lý chất lượng linh kiện và sản phẩm đầu ra từ bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm. 3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH canon việt nam 3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Công ty TNHH Canon Việt Nam áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Toàn công ty có một phòng kế toán. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty đều được tập hợp về phòng kế toán từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán và lập báo cáo kế toán. Phòng kế toán Công ty gồm 6 thành viên được kế toán trưởng bố trí phân công công việc hợp lý, phụ trách các phần hành kế toán khác nhau. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty (Phụ lục 2) Nhiệm vụ của mỗi nhân viên kế toán trong phòng kế toán cụ thể như sau: - Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng quy trình nghiệp vụ và phân công công việc cho các nhân viên kế toán theo quy định của Nhà nước và của Công ty. Việc phân công này được thực hiện bằng văn bản và thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu quản lý, phát huy tính sáng tạo của từng nhân viên được phân công. Kế toán trưởng có trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán, thông tin kinh tế của Công ty và trực tiếp phụ trách công tác tài vụ đồng thời chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình tài chính cho bộ phận hành chính tổng hợp và Ban giám đốc. - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà các phân hành kế toán đã tổng hợp được để tiến hành lên sổ cái tài khoản. Kế toán tổng hợp là người giúp kế toán trưởng trong việc tạo lập các thông tin kế toán cũng như việc tạo lập các báo cáo kế toán, tổ chức thông tin kinh tế, phân tích thông tin kinh tế và tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ kế toán nói chung. - Kế toán tài sản cố định : Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm tài sản cố định.Tính toán phân bổ chính xác khấu hao tài sản cố định vào chi phí theo đúng chế độ nhà nước qui định. -Kế toán thanh toán và thủ quỹ: có nhiệm vụ tiến hành thu chi, theo dõi các khoản thu chi và tồn quỹ tiền mặt tại Công ty. -Kế toán giá thành và vật liệu: Ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình mua, vận chuyển, bảo quản, nhập xuất tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ.Tính giá thực tế vật liệu xuất kho, phân bổ chi phí vật liệu xuất ding cho cho các đối tượng có liên quan, tính giá thành sản phẩm. -Kế toán công nợ: theo dõi tình hình công nợ và lập đối chiếu xác nhận công nợ cho khách hàng của công ty. Thực hiệnviệc đối chiếu quyết toán tiền hàng các khoản công nợ. Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt, các nhân viên kế toán trong phòng coa thể giúp đỡ nhau tránh tình trạng ứ đọng công việc . Các nhân viên trong phòng kế toán đều có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Hàng năm Công ty đều cử người tham dự các lớp học nâng cao nghiệp vụ do các cơ quan cấp trên tổ choc. Mọi nghiệp vụ kinh ttế phát sinh liên quan đến quá trình SXKD của Công ty đều được tập trung về phòng kế toán từ khâu ghi sổ chi tiết đến lập báo cáo kế toán. 3.2. Hình thức kế toán của Công ty Công ty TNHH Canon Việt Nam có niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Đôla Mĩ (USD). Công ty áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, vì là Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài nên Công ty thuộc diện được miễn thuế GTGT. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có điều chỉnh( cho máy móc và công cụ dụng cụ) và phương pháp kháu hao đườn thẳng. Kỳ tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh của Công ty là từng tháng.Hiện nay với số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều cùng với đổi mới trang thiết bị nhằm cung cấp thông tin giúp Tổng giám đốc có những quyết định kịp thời, hiệu quả nên Công ty sử dụng hệ thống phần mềm kế toán GLOVIA giúp công tác kế toán được thực hiện trên mạng vi tính một cách rất có hiệu quả. Công ty TNHH Canon Việt Nam là mọt doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, trình độ quản lý và bộ máy kế toán được chuyên môn hóa. Vì vậy để đảm bảo tổ chức tốt công tác kế toán Công ty sử dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung”. Dặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Quy trình tổ chức kế toán theo hình thức Nhật ký chung (Phụ lục 3) Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sing Có trên sổ Nhật ký chung( hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lắp trên các sổ Nhật ký đặc bệt) cùng kỳ. 3.3 Quy trình kế toán trên máy vi tính tại Công ty TNHH Canon Việt Nam Công ty TNHH Canon Việt Nam sử dụng hệ thống mạng quản trị kế toáncó tên tiếng anh là GLOVIA.Với hệ thống này kế toán sử dụng công cụ chính là chứng từ gốc sau đó vào tong phần hành kế toán cụ thể để cập nhật chứng từ hạch toán với đầy đủ các chỉ tiêu. Qua đó máy sẽ tự tổng hợp vào các nhật ký, bảng kê, sổ cái, bảng cân đối TK… Hệ thống mạng quản trị kế toán GLOVIA như sau (Phụ lục 4) Đây là chương trình quản trị phần ngoài bao gồm các phân hệ cụ thể cho từng phần hành kế toán thực hiện. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được các phần hành kế toấn cập nhật vào file dữ liêu, ở đó có chi tiết của các loại phiếu kế toán cho kế toán viên thực hiện. Sau khi thực hiện các việc cập nhật chứng từ, số liệu được nạp vào phần thông tin nhanh thuộc phân hệ kế toán, ở file này giúp kế toán nắm bắt nhanh nhất các thông số về tài khoản cần theo dõi. Muốn xem các sổ, các báo cáo của công ty kế toán chỉ việc vào phần“báo cáo” sẽ nắm bắt được toàn bộ thông tin. Hữu ích của việc sử dụngkế toán trên máy vi tính là rất lớn, nó giúp cho kế toán làm nhanh và tiện lợi, tránh sai sót và nhầm lẫn. Việc tổng hợp số liệu được nhanh và chính xácgiúp kế toán thực hiện các báo cáo được nhanh gọn và kịp thời. II.CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH CANON VIỆT NAM 1.Đặc điểm và phân loại TSCĐ tại Công ty TNHH Canon Việt Nam TSCĐ của Công ty TNHH Canon Việt Nam bao gồm nhiều loại, có giá trị lớn, tham gia tích cực và hữu hiệu vào toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác quản lý của công ty. Công ty phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện và theo tính chất sở hữu (theo nguồn hình thành). -Theo hình thái biểu hiện TSCĐ phân thành các nhóm TSCĐ sau: +Nhà cửa, vật kiến trúc. +Máy móc thiết bị. +Thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn. +Thiết bị dụng cụ quản lý. +TSCĐ hữu hình khác. -Theo nguồn hình thành TSCĐ của Công ty được hình thành duy nhất do nguồn tự có (tự bổ sung từ lợi nhuận để lại) 2. Đánh giá TSCĐ hữu hình. 2.1 Tình hình sử dụng TSCĐ. Công ty TNHH Canon Việt Nam là một doanh nghiệp chế xuất nên số lượng TSCĐ của Công ty chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Do vậy Công ty đã không ngừng mở rộng, đầu tư nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng TSCĐ trong mọi hoạt động kinh doanh của mình. Để thấy được hiệu năng sử dụng TSCĐ của Công ty ta cần xem xét đến một số chỉ tiêu của TSCĐ qua một số năm như sau: (ĐVT: USD) STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm2004 1 Nguyên giá 16.165.775 33.778.365 50.936.578 2 Giá trị còn lại 14.488.776 15.628.637 24.266.112 3 Giá trị hao mòn 1.676.999 18.149.728 26.670.466 4 TSCĐ không dùng 0 0 0 Qua số liệu bảng trên ta thấy: Sự biến động của TSCĐ của Công ty qua các năm là rất lớn. Đặc biệt là năm 2003 so với năm 2002 đã tăng lên là 17.612.590 USD tương đương 109%. Điều này cho ta thấy mức độ đầu tư TSCĐ của Công ty là rất thường xuyênvà mở rộng. Bên cạnh đó việc sử dụng TSCĐ của Công ty đã đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt đông SXKD vì tài sản không ding ở Công ty là không có. Điều này cho thấy rằng Công ty đã đầu tư trang bị TSCĐ là rất đúng với mục đích sử dụng, không gâyv lãng phí và sử dụng rất hiệu quả. Chỉ tiêu sử dụng TSCĐ trong 2 năm 2003,2004 (Phụ lục 5) Ta thấy nguyên giá TSCĐ đang dùng trong SXKD chiếm tỷ lệ cao chứng tỏ Công ty đã thực sự biết tận dụng và phát huy hết công suất của TSCĐ hiện có. Đây chính là nguyên nhân thúc đẩy việc tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị mới làm cho nguyên giá bình quân TSCĐ năm 2004 tăng so với 2003 là 150,8 % và bằng 17.158.213 USD, với mức đầu tư này đủ trang bị TSCĐ cho 2400 lao động. Bên cạnh đó ta thấy mức trang bị TSCĐ cho 1 người lao động bình quân của Công ty là rất lớn đạt mức 15.012 USD đến mức 21.223 USD ( vì TSCĐ của Công ty đều là máy móc yêu cầu công nghệ kỹ thuật cao và có giá trị rất lớn).Việc trang bị TSCĐ lớn đén như vậy cho một lao động tại Công ty chứng tỏ rằng việc đầu tư công nghệ nhằm hạn chế sử dụng sức người như vậy là rất tốt, làm giảm nhân lực một cách tối đa an toàn và hiệu quả.Tuy nhiên nếu đem so sánh mức đầu tu trang bị TSCĐ của năm 2004 so với năm 2003 thì có giảm đi chút ít, nhưng đây là số chưa duyệt quyết toán năm 2004 sang năm 2005 mới hạch toán. Cho nên việc đánh giá này chỉ mang tính tương đối. Do vậy từ điều này cho thấy Công ty đã đầu tư tài sản nhưng tiến độ không kịp thời nên vô tình chung đã bị gây lãng phí vốn mà không thu hồi nhanh được vốn qua hiệu năng sử dụng TSCĐ. 2.2 Hiệu quả sử dụng TSCĐ. Hiệu quả sử dụng TSCĐ là mục đích của việc trang bị TSCĐ trong các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là kết quả của vệc cải tiến bộ máy tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, hoàn chỉnh kết cấu TSCĐ, hoàn thiện những khâu yếu hoặc lạc hậu của quy trình công nghệ. Đồng thời sử dụng có hiệu quả TSCĐ hiện có là biện pháp tốt nhất sử dụng vốn một cách tiết kiệm. Bảng: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (Phụ lục 6) Nhìn vào số liệu của bảng ta thấy sức sản xuất của TSCĐ năm 2003 là 4,39 USD, năm 2004 là 4,13 USD, năm 2004 giảm so với năm 2003 là 0,26 USD. Chỉ tiêu này cho biết cứ một USD nguyên giá TSCĐ đem lại 4,39 USD doanh thu năm 2003 và 4,13 USD doanh thu năm 2004. Như vậy năm 2004 so với năm 2003, súc sản xuất của TSCĐ đã làm giảm 0,26 USD doanh thu. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là tổng doanh thu và nguyên giá bình quân TSCĐ năm 2004 tăng nhưng khoảng cách giữa chúng lại giảm hơn so với năm 2003 do đó kéo theo sức sản xuất TSCĐ năm 2004 cũng giảm đi, điều này Công ty cần phải xem xét lại. Sức sinh lời năm 2003 là 0,0047 nhưng năm 2004 là 0,081, năm 2004 tăng hơn 2003 là 0,076 do lợi nhuân năm 2004 tăng lên và nguyên giá bình quân của TSCĐ cũng tăng lên. Đây là dẫn chứng cho thấy sức sinh lời của tài sản là rất lớn đặc biệt là ở năm 2004. Như vậy việc phân tích một số chỉ tiêu trên cho ta thấy được hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ ở Công ty TNHH Canon Việt Nam là rất tích cực , cần phát huy bên cạnh đó Công ty cần cân đối lại sức sản xuất của TSCĐ giữa các năm. 3. Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH Canon việt nam 3.1 Quy định chung về TSCĐ tại Canon việt Nam Tài sản cố định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 5triệu đồng hoặc 320$ hoặc 38.000 Yên Nhật và có thời gian sử dụng bằng hoặc trên 1 năm Tài sản cố định bao gồm nhà xưởng, máy móc, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ, thiết bị văn phòng, khuôn đúc. 3.2 Chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán TSCĐ. Mọi tài sản trong công ty đều có hồ sơ riêng (Mỗi bộ hồ sơ gồm có: Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng kinh tế, hoá đơn GTGT mua TSCĐ (nếu có), biên bản kiểm tra chất lượng TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan) để theo dõi, quản lý sử dụng và trích khấu hao theo quy định. Công ty sử dụng hầu hết các chứng từ về TSCĐ do Bộ tài chính ban hành như sau: -Quyết định tăng giảm TSCĐ. -Biên bản giao nhận TSCĐ. -Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành. -Hoá đơn giá trị gia tăng(nếu có). 3.3. Quy trình luân chuyển TSCĐ: Dựa trên dự toán hay nhu cầu hiện tại, các phòng ban sẽ điền vào đơn yêu cầu mua hàng và đơn yêu cầu mua hàng được phê duyệt (đối với hàng hoá trên 5t triệu đồng). Sau khi đã được phê duyệt bởi trưởng phòng, trưởng bộ phận, kế toán trưởng và tổng giám đốc các phòng ban sẽ gửi đơn này tới phòng điều phối. Phòng điều phối phát hành đơn đặt hàng gửi tới nhà cung cấp. Khi nhận TSCĐ, phòng điều phối sẽ chuyển giao trực tiếp TSCĐ đến các phòng ban yêu cầu. Sau khi nhận hoá đơn từ nhà cung cấp phòng điều phối sẽ chuyển hoá đơn tới phòng kế toán. Dựa vào hoá đơn, phòng kế toán lập danh sách TSCĐ và chuyển tới phòng công nghệ sản xuất để lấy mã TSCĐ. Các thông tin từ phòng công nghệ sản xuất sẽ được kế toán TSCĐ nhập vào phần mềm để theo dõi đồng thời Phòng CNSX sẽ làm tấm mã TSCĐ đính vào TSCĐ và biên bản bàn giao TSCĐ gửi tới phòng ban liên quan. Loại TSCĐ Mã đầu TSCĐ TSCĐ vô hình 0 Nhà xưởng 1+2+3 Máy móc 4 Phơng tiện vận tải 5 Công cụ dụng cụ 6 Thiết bị quản lý 7 Khuôn đúc 8 VD: Khi trang bị một máy tính cá nhân cho phòng kế toán. Phòng công nghệ sẽ lập một mã TSCĐ và gửi tới phòng kế toán. Vì máy tính cá nhân thuộc loại thiết bị quản lý nên mã TSCĐ là: 7-0720-010122 4.Tài khoản kế toán sử dụng Kế toán sử dụng TK 211 “ TSCĐ hữu hình” làm TK tổng hợp và các TK cấp 2 chi tiết như sau: TK 153.1 -Khuôn đúc TK 211.2- Nhà cửa vật kiến trúc TK 211.3- Máy móc thiết bị TK 211.4- Phương tiện vận tải truyền dẫn TK 211.5- Thiết bị dụng cụ quản lý TK 211.8- Công cụ dụng cụ 5. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐHH tại Công ty TNHH Canon Việt Nam. 5.1. Kế toán tăng TSCĐHH do mua sắm mới. Do đặc điểm sản xuất của Công ty, nên Công ty cần phải có máy móc, thiết bị đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao để đảm bảo tính chính xác đến từng chi tiết nên chủ yếu tài sản của công ty phải mua mới. Ví dụ 1: Ngày 22/07/2004, Công ty mua một Máy đo kỹ thuật số Nhật cho phòng công nghệ sản phẩm 2. Giá mua ghi trên hoá đơn là: 60.227,33 USD đã trả bằng uỷ nhiệm chi bằng tiền gửi ngân hàng. Căn cứ vào hoá đơn mua hàng, biên bản giao nhận tài sản, uỷ nhiệm chi ngân hàng, kế toán hạch toán như sau: Kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình: Nợ TK 211.8 : 60.227,33 USD Có TK112.2 : 60.227,33 USD Bút toán này được phản ánh trên NKC tháng 7/2004(Phụ lục 7) đồng thời ghi vào sổ cái của TK 211(Phụ lục 8) và các TK có liên quan. Các chứng liên quan như sau: - Quyết định của Công ty (Phụ lục 9) - Biên bản giao nhận TSCĐ (Phụ lục 10) - Uỷ nhiệm chi số 237 (Phụ lục 11) 5.2. Kế toán tăng TSCĐHH do xây dựng cơ bản hoàn thành Ví dụ 2: Trong tháng 07/2004, Công ty đầu tư mở rộng kho để hàng với tổng giá trị là 58.450 USD. Căn cứ vào quyết toán xây dựng cơ bản hoàn thành và biên bản bàn giao công trình, kế toán ghi tăng TSCĐ theo giá trị công trình. Kế toán ghi tăng giá trị TSCĐ Nợ TK 2112 : 58.450 USD Có TK 1122 : 58.450 USD Bút toán này phản ánh trên sổ cái TK 211(Phụ lục 8) và sổ Nhật ký chung số 2 (Phụ lục 12) 5.3 Kế toán giảm TSCĐ Công ty TNHH Canon Việt nam là một công ty mới thành lập nên hầu hết TSCĐ trong công ty là mua sắm mới. Hiện tại chưa có hoạt động giảm TSCĐ trong công ty. 6. Kế toán khấu hao TSCĐ Đối với doanh nghiệp, quản lý tài sản là một công việc rất cần thiết, đặc biệt là những TSCĐ phục vụ trực tiếp cho SXKD đóng một vai trò quyết định đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Do đó, TSCĐ khi đưa vào phục vụ SXKD của doanh nghiệp đòi hỏi phảI được theo dõi một cách chặt chẽ, vì vậy việc xác định đúng về mức độ sử dụng và hao mòn của TSCĐ sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra được các phương pháp khấu hao chính xác, cũng như các biện pháp để huy động tối đa năng lực sản xuất hiện có của Công ty. Với đặc thù là một công ty lớn, do vậy việc theo dõi và trích khấu hao TSCĐ tại Công ty luôn gắn liền với chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần trong 5 năm đối với máy móc và công cụ dụng cụ nhằm tăng chi phí vào những năm đầu. Tỷ lệ áp dụng khấu hao là 40% giá trị còn lại của TSCĐ. Cụ thể là: Năm thứ nhất: 40% của nguyên giá TSCĐ Năm thứ hai: 40% của giá trị còn lại (tức 24% nguyên giá) Năm thứ ba: 40% giá trị còn lại (tức 14.4% nguyên giá) Năm thứ tư và thứ năm: Để phân bổ hết giá trị TSCĐ, tỷ lệ khấu hao của năm thứ tư và thứ năm bằng nhau và bằng 10.8% Đối với TSCĐ khác Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Khung thời gian khấu hao của các loại tài sản như sau: STT Tên TSCĐ Thời gian khấu hao TSCĐ(tháng) 1 Tài sản cố định vô hình 36 2 Nhà xưởng 72 3 Máy móc 60 4 Phương tiện vận tải 72 5 Công cụ, dụng cụ 60 6 Thiết bị văn phòng 36 7 Khuôn đúc 12 Ngày áp dụng tính khấu hao cho cả hai phương pháp trên bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng thứ hai kể từ khi sử dụng Đối với nhà xưởng và quyền sử dụng đất Công ty áp dụng tỷ lệ phân bổ khấu hao như sau: Phòng Mã phòng Tỷ lệ Phòng kế hoạch 110 0,40 Phòng nhân sự 210 0,40 Phòng kế toán 220 0,33 Phòng công nghệ thông tin 221 0,17 Phòng công nghệ sản phẩm 1 610 0,20 Phòng công nghệ sản phẩm 2 620 0,20 Phòng kiểm tra chất lựơng 630 5,30 Phòng đúc 710 19,90 Phòng ép nén kim loại 720 9,70 Phòng công nghệ sản xuất 730 0,60 Phòng bảo dưỡng khuôn đúc 740 2,50 Phòng lắp ráp 810 14,70 Phòng bản mạch PCB 851 10,00 Phòng quản lý sản xuất 910 35,30 Phòng điều phối 920 0,30 Ví dụ 3: Căn cứ theo chứng từ ngày 22/07/2004, Công ty mua 01 máy đo kỹ thuật số cho Phòng công nghệ sản phẩm 2 vào ngày 01/08/2004. Kế toán TSCĐ căn cứ vào chứng từ như Ví dụ 1 để tính nguyên giá TSCĐ và khấu hao máy đo kỹ thuật số cho Phòng công nghệ sản phẩm 2 như sau: Vì máy đo kỹ thuật số là công cụ dụng cụ nên ta áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần có điều chỉnh trong 5 năm. Mức khấu hao hàng năm = Nguyên giá x Tỷ lệ khấu hao tương ứng Mức khấu hao năm thứ I = 60.227,33 x 40% = 24.090,93 Mức khấu hao năm thứ II= 60.227,33 x 24% = 14.454,55 Mức khấu hao năm thứ III= 60.227,33 x 14,4%= 8.672,73 Mức khấu hao năm thứ IV= 60.227,33 x 10,8% = 6.504,55 Mức khấu hao năm thứ V = 60.227,33 x 10,8% = 6.504,55 Ví dụ 4: Trong tháng 2/2004 Công ty tăng một xe nâng hàng, nguyên giá:1.700 USD cho Phòng quản lý sản xuất, thời gian khấu hao theo quy định của Công ty là 72 tháng. TSCĐ này được đưa vào sử dụng ngày1/3/2004. Kế toán căn cứ vào chứng từ và tiến hành trích khấu hao cho TSCĐ như sau: Mức khấu hao tháng = 1.700 = 23,61 USD 72 tháng Ví dụ 5: Trong 6 tháng cuối năm 2004 tổng giá trị khấu hao TSCĐ của Công ty là 8.364.292 USD. Giá trị khấu hao phục vụ quản lý doanh nghiệp: 696.521 USD Căn cứ bảng phân bổ khấu hao 6 tháng đầu năm 2004, kế toán hạch toán ghi sổ: Nợ TK 6274 : 1.710.507 Nợ TK 6414 : 5.957.264 Nợ TK 6424 : 696.521 Có TK 214 : 8.364.292 Kế toán phản ánh vào NKC số 3 (Phụ lục 14) và sổ cái TK 214(Phụ lục 15) 7. Kế toán sửa chữa TSCĐHH. TSCĐ là tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài vì vậy để TSCĐ có đủ khả năng hoạt động bình thường, đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật, đảm bảo năng suất, tăng tuổi thọ…, ngoài việc bảo quản duy trì tốt, Công ty còn cần phải tiến hành các công tác bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ. TSCĐ của Công ty TNHH Canon Việt Nam tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD cho nên thường xuyên được bảo dưỡng và sửa chữa nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của các tài sản đó được duy trì tốt. 7.1Sửa chữa nhỏ thường xuyên TSCĐHH Sửa chữa nhỏ là việc sửa chữa lắp đặt mang tính duy tu, bảo dưỡng thường xuyên . Vì vậy, khi có phát sinh chi phí sửa chữa nhỏ thường xuyên ở Công ty thì được tập hợp trực tiếp vào tài khoản chi phí của bộ phận có TSCĐHH sửa chữa. Ví dụ 6: Ngày 15/08/2004 thanh toán tiền mua một số vật tư để thay thế cho một số bộ phận của các máy điều hòa tại văn phòng Công ty với số tiền là: 473 USD. Căn cứ vào phiếu chi kế toán định khoản như sau: Nợ TK 642 : 473 USD Có TK 111 : 473 USD Bút toán này được phản ánh trên Sổ Nhật ký chung số 6 (Phụ lục 13) 7.2 Sửa chữa lớn TSCĐHH Chi phí sửa chữa TSCĐHH: Công ty không trích trước chi phí sủa chữa mà thực tế khi nào thiết bị máy móc hư hỏng thì làm giấy yêu cầu kèm biên bản kiểm tra thiết bị trình phòng vật tư thiết bị và giám đốc duyệt cho sửa chữa lúc đó. Quá trình sửa chữa, thay thế phụ tùng có thể nhập kho hoặc thông qua kho kế toán theo dõi chi phí sửa chữa. Chi phí sửa chữa TSCĐHH thực tế phát sinh trong kỳ nào thì hạch toán kết chuyển ngay vào chi phí sản xuất kinh doanh kỳ đó. Ví dụ 7: Tháng 5/2004 Công ty phát sinh nghiệp vụ sửa chữa máy đo kỹ thuật số. Tổng số tiền sửa chữa là 2.350 USD. Công ty đã thuê Công ty điện tử Hoàng Gia sửa chữa. Căn cứ vào chứng từ liên quan kế toán hạch toán: Nợ TK 241.3 : 2.350 USD Có TK 331 : 2.350 USD Khi công việc sửa chữa máy đo kỹ thuật số hoàn thành kế toán thực hiện kết chuyển chi phí sửa chữa lớn sang TK 242. Kế toán ghi: Nợ TK 242 : 2.350 USD Có TK 241.3 : 2.350 USD Sau đó chi phí sửa chữa máy đo kỹ thuật số trên được phân bổ dần vào chi phí bán hàng. 8. Báo cáo TSCĐ Báo cáo TSCĐ đựợc kế toán lập hàng tháng với tất cả các nội dung chi tiết như: Mã TSCĐ Tên TSCĐ Loại TSCĐ Phòng ban sử dụng Giá mua Giá trị khấu hao ngoài phần mềm Chi phí mua (vận chuyển, bảo hiểm) Ngày mua Ngày bắt đầu khấu hao Thời gian sử dụng Giá trị còn lại Giá trị khấu hao hàng tháng Giá trị khấu hao lũy kế Thời gian bắt đầu tính khấu hao trên phần mềm Phương pháp khấu hao CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH CANON VIỆT NAM I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH CANON VIỆT NAM Về cơ bản Công ty TNHH Canon Việt nam đảm bảo thực hiện đúng các quy định chung về phương pháp kế toán TSCĐ theo đúng quy định của hệ thống kế toán doanh nghiệp và các quy định về quản lý, sử dụng TSCĐ đã được ban hành, các quy định về xắp xếp, phân loại TSCĐ, lựa chọn tài khoản sử dụng, trình tự hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến TSCĐ như tăng, giảm, khấu hao, sửa chữa TSCĐ… Bộ máy kế toán được tổ chức tinh gọn, công ty áp dụng hình thức nhật ký chung thực hiện trên phần mềm kế toán nên quy trình làm việc khá khoa học, cán bộ được đào tạo chuyên môn sâu, bố trí phù hợp với năng lực và trình độ nên các hoạt động kinh tế được quản lý có hiệu quả, các nghiệp vụ kinh té phát sinh được phản ánh rõ ràng, chính xác kịp thời, đầy đủ và đúng chế độ tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm, nhiệm vụ các phần hành được giao. Việc lưu trữ, bảo quản sổ sách chứng từ được kế toán thực hiệnth eo đúng chế độ hiện hành . Các thông tin kế toán và các báo cáo kế toán (Kể cả báo cáo tài chính và cả báo cáo quản trị) đều rõ ràng, phản ánh được tương đối chính xác thực trạng TSCĐ tại Công ty TNHH Canon Việt nam. 1. Ưu điểm về công tác kế toán TSCĐ tại Công ty. Do TSCĐ trong Công ty TNHH Canon Việt nam rất nhiều và khá đa dạng về chủng loại và có giá trị lớn nên để quản lý tốt TSCĐ trong công ty các thủ tục về tăng giảm, sửa chữa TSCĐ trong công ty luôn được thực hiện một cách chặt chẽ đầy đủ từ khâu phát sinh nhu cầu về TSCĐ cho đến khâu bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng, xác định nguyên giá thực tế TSCĐ đó. Ngoài ra hàng tháng kế toán đều lập báo cáo chi tiết về tình hình tăng giảm TSCĐ trong Công ty để gửi lên ban giám đốc. Báo cáo TSCĐ thể hiện rõ nguyên giá, khấu hao, thời gian sủ dụng, phòng ban sử dụng… nhằm giúp ban giám đốc nắm được tình hình TSCĐ tại công ty, hơn thế nữa là có thể đưa ra những quyết định kịp thời có tác động tích cực với tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty. Ưu điểm nổi bật mà ta có thể thấy đó là hiện tại công ty đang sử dụng hai phương pháp khấu hao TSCĐ là khấu hao theo đường thẳng và giảm dần. Việc áp dụng hai phương pháp khấu hao theo phân loại tài sản TSCĐ là hợp lý vì các TSCĐ có công dụng khác nhau, cách thức sử dụng TSCĐ để thu hồi được lợi ích kinh tế trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp cũng khác nhau. Hơn nữa, các yếu tố tác động đến TSCĐ trong quá trình sử dụng cũng làm giảm giá trị sử dụng của TSCĐ đó cũng không giống nhau. Bởi chính vì vậy mà việc chỉ áp dụng hai phương pháp khấu hao trên thực tế sẽ phản ánh được giá trị hao mòn của các TSCĐ một cách chính xác. Mặt khác về nguyên tắc khấu hao đó là sự phân bổ có hệ thống các chi phí TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong quá trình sử dụng TSCĐ, phù hợp với cách thức sử dụng TSCĐ nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, vì vậy việc áp dụng hai phương pháp khấu sẽ đem lại hết lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp sử dụng TSCĐ. 2. Hạn chế Bên cạnh những điểm tích cực, công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH Canon Việt nam hiện vẫn có những hạn chế sau: Thứ nhất là: Phòng công nghệ sản xuất là phòng kiểm soát các TSCĐ của CVN. Tuy nhiên đơn yêu cầu mua hàng lại không được chuyển đến phòng công nghệ sản xuất và TSCĐ thì được chuyển trực tiếp đến các phòng ban yêu cầu. Đây chính là một vấn đế còn tồn tại gây khó khăn cho việc quản lý TSCĐ. Hạn chế thứ hai là, để giúp cho ban lãnh đạo Công ty có thể phân tích được chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh tại đơn vị thì việc tính toán các chỉ tiêu đối với TSCĐ như số giờ máy chạy, tỷ lệ hỏng hóc, hiệu suất hoạt động…là rất cần thiết tuy nhiên một phần do tính chất ngành nghề kinh doanh, một phần do số lượng TSCĐ tại công ty rất lớn nên việc tính toán các chỉ tiêu đó tại Công ty TNHH Canon Việt nam bị coi nhẹ. Hạn chế thứ ba là: về việc hạch toán khấu hao TSCĐ. Trong quá trình hạch toán khấu hao TSCĐ kế toán công ty không phản ánh bút toán ghi đơn Nợ TK009. Đây là một thiếu sót lớn của công ty cần được khắc phục. TK009 phản ánh nguồn vốn khấu hao cơ bản, đây là một nguồn vốn quan trọng góp phần vào việc đầu tư đổi mới và hiện đại hoá TSCĐ. Hạn chế thứ 4 là: Công ty không tổ chức đánh giá TSCĐ theo định kỳ do đó việc xác định tỷ lệ khấu hao của TSCĐ phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh doanh của công ty mà chưa tính đến hao mòn vô hình do giảm giá TSCĐ đó là một hạn chế vì giá trị TSCĐ sẽ quyết định khả năng sản xuất, hiệu quả sản xuất cũng như phương thức thu hồi vốn của công ty. Hạn chế thứ 5 là: công ty chưa tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Cách hạch toán như vậy sẽ làm công ty không chủ động trong việc sửa chứa lớn TSCĐ mà gây ra sự biến động về giá thành sản xuất giữa các kỳ. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY. Thứ nhất là tất cả các đơn yêu cầu mua hàng cần phải được chuyển đến phòng công nghệ sản xuất và TSCĐ trước khi giao trực tiếp đến các phòng ban yêu cầu cần phải có sự giám sát của phòng công nghệ sản xuất. Phòng công nghệ không chỉ nắm được thông tin TSCĐ trên sổ sách mà còn trên thực tế. Điều này rất có ích cho việc quản lý TSCĐ, giúp phòng công nghệ sản xuất biết rõ tính năng, mục đích sủ dụng TSCĐ đó. Thứ hai là Công ty cần lập thẻ theo dõi TSCĐ tại phòng ban sử dụng để có thể theo dõi số giờ máy chạy, tỷ lệ hỏng hóc, hiệu suất hoạt động của TSCĐ. Có như vậy mới cung cấp được chính xác hơn thông tin để đánh giá chính xác, hiệu quả sử dụng TSCĐ trong quá trình kinh doanh tại đơn vị và từ đó có biện pháp nhằm khai thác và phát huy hơn nữa năng lực của TSCĐ hoặc có kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ khi cần thiết. Thứ ba là Công ty cần thiết phải mở thêm sổ tài khoản ngoài bảng cân đối đặc biệt là TK009.Tài khoản 009 dùng để theo dõi tình hình hình thành và sử dụng nguồn vốn khấu hao TSCĐ nhằm phản ánh chính xác nguồn hình thành cúng như việc sử dụng quỹ khấu hao, tạo thuận lợi cho chủ doanh nghiệp trong quyết định đầu tư, mua sấm thiết bị. Tài khoản 009 “ Nguồn vốn khấu hao cơ bản “ có kết cấu như sau: Nợ TK009-Nguồn vốn KHCB Có DĐK: Số nguồn vốn KHCB hiện có đầu kỳ PS Nợ: Số nguồn vốn KHCB PS Nợ: Số nguồn vốn KHCB tăng lên trong kỳ giảm đi trong kỳ DĐK: Số nguồn vốn KHCB hiện có cuối kỳ Thứ tư là công ty cần phải tổ chức đánh giá lại TSCĐ theo định kỳ bởi vì với đặc điểm đó là Công ty có khá nhiều TSCĐ, đa dạng, có giá trị lớn và các nghiệp vụ phát sinh về TSCĐ diễn ra thường xuyên. Chính vì vậy mà việc đánh giá tài sản định kỳ là việc rất quan trọng giúp cho Công ty có thể tính toán chính xác giá trị TSCĐ từ đó cung cấp rất nhiều thông tin cho Ban giám đốc đó là về tình hình sử dụng, quản lý, tình hình tăng giảm TSCĐ tại Công ty qua đó có thể ra các quyết định đầu tư đổi mới, thanh lý nhượng bán hay các phương thức thu hồi vốn của Công ty. Thư năm là phương pháp hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Do khối lượng sửa chứa lớn TSCĐ tại công ty là rất nhiều, chi phí phát sinh lớn. Theo em, để tránh cho giá thành trong kỳ có nghiệp vụ phát sinh sửa chữa lớn TSCĐ làm biến động đột ngột giá thành sản phẩm, công ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được thực hiện như sau: + Căn cứ vào kế hoạch sản xuất năm + Căn cứ vào thực trạng máy móc thiết bị như mức độ làm việc, hư hỏng, cần bổ sung thay thế. + Căn cứ vào tình hình thực tế của việc sửa chữa lớn TSCĐ trong những năm qua. + Công ty tiến hành lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ cho năm tới + Công ty tính và trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường hiện nay để đứng vững và tự khẳng định mình là một vấn đề hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp phải chú trọng đến việc đầu tư đổi mới về mọi mặt. Công ty TNHH Canon Việt nam đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này hơn bao giờ hết nên đã có những quyết định đầu tư đúng đắn, nhất là đầu tư đổi mới cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty. Cùng với việc đầu tư mua sắm, đổi mới trang thiết bị là sự cải tiến một cách có hiệu quả công tác tổ chức quản lý và sử dụng TSCĐ mà trước hết đòi hỏi ở công tác tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ phải được thực hiện tốt, phải thường xuyên cập nhập tình hình tăng, giảm, hiện có, khấu hao sửa chữa… cũng như tính toán một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ của các doanh nghiệp. Tổ chức công tác hạch toán TSCĐ tốt không chỉ góp phần nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng tài sản mà nó còn có ý nghĩa hết sức thiết thực trong quá trình định hướng đầu tư. Thực tập cuối khoá là thời gian rất bổ ích để sinh viên được tiếp xúc với thực tế công việc, qua đó có thể tự mình so sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa thực tiến và lý thuyết để bổ sung thêm kiến thức và học hỏi kinh nghiệm. Qua thời gian thực tập tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Canon Việt nam em nhận thấy Công ty đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong cơ chế mới, đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc quản lý và sử dụng hiệu quả TSCĐ. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đạt được thì vẫn còn những hạn chế, tồn tại mà Công ty cần phải khắc phục trong thời gian tới để hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ cuả mình. Trong những năm qua, Công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, kết quả kinh doanh ngày càng tăng, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên được cải thiện và nâng cao, uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao trong thị trường. Bằng những kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học tập ở trường và thời gian tìm hiểu thực tế hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH Canon Việt Nam. Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Nguyễn Võ Ngoạn cùng với sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán của Công ty TNHH Canon Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp em hoàn thành luận văn này và hoàn thành quá trình thực tập tại Công ty. PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH Canon Việt Nam Phụ lục 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Canon việt Nam KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN THANH TOÁN (THỦ QUỸ) KẾ TOÁN GIÁ THÀNH, VẬT LIỆU KẾ TOÁN CÔNG NỢ Phụ lục 3: Quy trình tổ chức kế toán theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ Cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Phụ lục 4: Hệ thống mạng quản trị kế toán Glovia Phụ lục 5: Chỉ tiêu sử dụng TSCĐ trong 2 năm 2003,2004 (Phụ lục 5) STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch % +/- 1 Nguyên giá bình quân TSCĐ đang dùng trong SXKD 33.778.365 50.936.578 150.8 +17.158.213 2 Số lao động 2250 2400 106,7 +150 3 Mức trang bị TSCĐ/người 15.012 21.223 141,3 +6.211 4 Giá trị hao mòn 18.149.728 26.670.466 147 +8.250.738 5 Hệ số hao mòn 0,537 0,523 6 Giá trị còn lại 15.628.637 24.266.112 156 +8.637.475 7 Hệ số sử dụng được 0,46 0,48 8 TSCĐ mới đưa vào sử dụng 17.612.590 17.158.213 97,4 - 454.377 9 Hệ số đổi mới 0,521 0,336 Phụ lục 6: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định STT Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch 1 Tổng doanh thu 148.344.010 210.241.316 61.897.306 2 Nguyên giá bình quân TSCĐ 33.778.365 50.936.578 17.158.213 3 Tổng lợi nhuận 160.799 4.156.521 3.995.742 4 Sức sản xuất của TSCĐ 4,39 4,13 - 0,26 5 Sức sinh lời của TSCĐ 0,0047 0,081 0,076 Phụ lục 7: SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỐ 3 Tháng7/ 2004 (ĐVT: USD) Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số TT dòng Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có ….. ….. ….. …………….. …… …… …… ……. …… 23/07 14 22/07 Mua máy đo KTS 5 2118 60.227,33 6 1122 60.227,33 ….. ….. …… ………………. ….. ….. ……. ……… ……… Tổng cộng Phụ lục 8: SỔ CÁI TÀI KHOẢN TỔNG HỢP 211 Từ ngày 01/07/2004 đến ngày 31/12/2004 Nợ Có Đầu kỳ: 1.972.181 ĐVT: USD PHÁT SINH PS NỢ PS CÓ TK ĐƯ 28.430 111 163.829 112 378.950 331 ………….. ……… ….… Tổng PS 571.209 109.378 Cuối kỳ 2.434.012 Người lập Kế toán trưởng Phụ lục 09 Công ty TNHH Canon Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Hà Nội ngày 15 tháng 07 năm 2004. TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH CANON VIỆT NAM - Căn cứ vào giấy phép số: 2198- GP của Bộ kế hoach đầu tư vvè việc thành lập Công ty TNHH Canon Việt Nam. - Căn cứ vào yêu cầu quản lý. - Theo đề nghị của Ông Giám đốc nhà máy Công ty. Quyết định Điều I: Giao cho Phòng công nghệ sản phẩm 2 quản lý, sử dụng Máy đo kỹ thuật số. Nguyên giá là: 60.227,33 USD Điều II: Phòng Công nghệ sản xuất có trách nhiệm quản lý, sử dụng và bảo quản tốt tài sản trên theo quy định. Điều III: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Ông Trưởng phòng công nghệ sản xuất, Trưởng phòng Kế toán chịu trách nhiệm thi hành. Nơi nhận: Giám đốc Công ty Như điều III. - Lưu văn thư. (ký, đóng dấu ) Phụ lục 10 Công ty TNHH Canon Việt Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2004 BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Hôm nay ngày 22 tháng 07 năm 2004 Địa điểm tại : Công ty TNHH Canon Việt Nam Địa chỉ: Đông Anh, Hà Nội Bàn giao nhận TSCĐ gồm có : 1.Bên giao: Phòng công nghệ sản xuất Địa chỉ: Canon Việt Nam Đại diện: Ông Kikuchi Chức vụ: Trưởng phòng 2.Bên nhận: Phòng công nghệ sản phẩm 2 Địa chỉ: Canon Việt Nam Đại diện: Ông Nguyễn Đức Chiến Chức vụ: Nhân viên Hai bên đã tiến hành bàn giao thiết bị cụ thể như sau: - 01 Máy đo kỹ thuật số, nhãn hiệu DM 54 của Nhật Bản sản xuất. - Thiết bị bảo đảm mới 100%./ Biên bản này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản để làm căn cứ thực hiện Đại diện bên giao Đại diện bên nhận (ký tên, đóng dấu ) (ký tên, đóng dấu) Phụ lục 11 UỶ NHIỆM CHI Lập ngày 22/07/2004 Số: 237 Liên 2: Báo nợ đơn vị trả tiền PHẦN DO NH GHI Tên đơn vị trả tiền: Công ty TNHH Canon Việt Nam Số tài khoản: 1531- 00001- 010- 00 Tại Ngân hàng: Mizuho Tokyo Tỉnh,TP: Hà nội TÀI KHOẢN NỢ ……………………. Tên đơn vị nhận tiền: Công ty TNHH Nippo Số tài khoản: 511-3000-231797 Tại Ngân hàng: Mitsubishi Tokyo. Tỉnh, TP: Hà nội TÀI KHOẢN CÓ ……………………. Số tiền bằng chữ: Sáu mươi nghìn hai trăm hai bảy phẩy ba ba đô la Mĩ Số tiền bằng số 60.227,33 Nội dung thanh toán: Trả tiền mua máy đo kỹ thuật số. ĐƠN VỊ TRẢ TIỀN NGÂN HÀNG A Ghi sổ ngày …./…. / 2004 NGÂN HÀNG B Ghi sổ ngày …./…. / 2004 Kế toán Chủ tài khoản Kế toán Kế toán trưởng Kế toán Kế toán trưởng Phụ lục 12 SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỐ 2 Tháng 7/ 2004 (ĐVT: USD) Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số TT dòng Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có ….. ….. ….. …………….. …… …… …… ……. …… 12/07 4 15/07 Mở rộng kho hàng 13 2112 58.450 14 1122 58.450 ….. ….. …… ………………. ….. ….. ……. ……… ……… Tổng cộng Phụ lục 13 SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỐ 6 Tháng 8/ 2004 (ĐVT: USD) Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số TT dòng Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có ….. ….. ….. …………….. …… …… …… ……. …… 17/07 4 15/07 Mua vật tư thay thế máy điều hòa 9 642 473 10 111 473 ….. ….. …… ………………. ….. ….. ……. ……… ……… Tổng cộng Phụ lục 14 SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỐ 3 Tháng 12/ 2004 (ĐVT: USD) Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số TT dòng Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 31/12 Giá trị khấu hao 9 6274 1.710.507 10 6414 5.957.264 11 6424 696.521 12 214 8.364.292 Tổng cộng Phụ lục 15 SỔ CÁI TÀI KHOẢN TỔNG HỢP 214 Từ ngày 01/07/2004 đến ngày 31/12/2004 Nợ Có Đầu kỳ: 6.352.576 ĐVT: USD PHÁT SINH PS NỢ PS CÓ TK ĐƯ 796.554 154 314.520 265.181 2113 …… Tổng PS 8.364.292 Cuối kỳ Người lập Kế toán trưởng Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo phương pháp giảm dần (5 năm) Áp dụng cho máy móc và công cụ dụng cụ THÁNG TỶ LỆ PHẦN TRĂM THEO NĂM TỶ LỆ PHẦN TRĂM THEO THÁNG 1st 40% 3.33 2nd 3.33 3rd 3.33 4th 3.33 5th 3.33 6th 3.33 7th 3.33 8th 3.33 9th 3.33 10th 3.33 11th 3.33 12th 3.37 13th 24% 2.00 14th 2.00 15th 2.00 16th 2.00 17th 2.00 18th 2.00 19th 2.00 20th 2.00 21st 2.00 22nd 2.00 23rd 2.00 24th 2.00 25th 14.40% 1.20 26th 1.20 27th 1.20 28th 1.20 29th 1.20 30th 1.20 31st 1.20 32nd 1.20 33rd 1.20 34th 1.20 35th 1.20 36th 1.20 37th 10.80% 0.90 38th 0.90 39th 0.90 40th 0.90 41st 0.90 42nd 0.90 43rd 0.90 44th 0.90 45th 0.90 46th 0.90 47th 0.90 48th 0.90 49th 10.80% 0.90 50th 0.90 51st 0.90 52nd 0.90 53rd 0.90 54th 0.90 55th 0.90 56th 0.90 57th 0.90 58th 0.90 59th 0.90 60th 0.90 TOTAL 100% 100.00 SƠ ĐỒ 01 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TĂNG TSCĐ HỮU HÌNH DO MUA SẮM Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Mua sắm trong nước: TK 111, 112, 331, 341 TK 211 Giá mua và các chi phí mua trước khi sử dụng TSCĐ TK 133.2 Thuế GTGT được khấu trừ Nhập khẩu TK 111, 112, 331, 341 TK 211 Giá mua và các chi phí mua trước khi sử dụng TSCĐ TK 333.12 TK 333.3 Thuế nhập khẩu phải nộp TK 333.12 Thuế GTGT phải nộp được khấu trừ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp TK 111, 112, 331, 341 TK 211 Giá mua và các chi phí mua trước khi sử dụng TSCĐ TK 333.3 Thuế nhập khẩu phải nộp SƠ ĐỒ 02 SƠ ĐỒ HOẠCH TOÁN TĂNG TSCĐ HỮU HÌNH DO NHẬT CẤP PHÁT, NHẬT GÓP VỐN LIÊN DOANH. TK 411 Nguyên giá TK 211 Giá trị vốn góp TK 111, 112, 331, … Chi phí tiếp nhận SƠ ĐỒ 03 SƠ ĐỒ HOẠCH TOÁN TĂNG TSCĐ HỮU HÌNH DO ĐƯỢC BIẾU TẶNG, VIỆN TRỢ. TK 711 Nguyên giá TK 211 Giá TSCĐ được biếu tặng TK 111, 112, 331, … Chi phí tiếp nhận SƠ ĐỒ 04 SƠ ĐỒ HOẠCH TOÁN ĐÁNH GIÁ TĂNG TSCĐ HỮU HÌNH TK 412 TK 211 Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐHH TK 214 TK 412 Điều chỉnh giá trị hao mòn TSCĐHH SƠ ĐỒ 05 SƠ ĐỒ HOẠCH TOÁN TĂNG TSCĐ HỮU HÌNH DO XDCB HOÀN THÀNH BÀN GIAO XDCB tự làm hoặc giao thầu từng phần: TK 152, 153 TK 241 TK 211 Các chi phí XDCB phát sinh K/c giá trị được quyết toán TK 152, 153, 331 TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Các chi phí trước khi sử dụng TSCĐ phát sinh XDCB giao thầu hoàn toàn: TK 331 TK 211 Giá trị thanh toán chưa có thuế GTGT TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ SƠ ĐỒ 06 SƠ ĐỒ HOẠCH TOÁN TĂNG TSCĐ HỮU HÌNH DO NHẬN LẠI VỐN GÓP LIÊN DOANH TRƯỚC ĐÂY TK 222 TK 211 Giá trị còn lại của TSCĐ góp liên doanh được nhận lại TK 111, 112, 138 Phần vốn liên doanh bị thiếu Giá trị TSCĐ nhận lại cao được nhận lại bằng tiền hơn vốn góp liên doanh TK 635 Phần vốn liên doanh không thu hồi đủ SƠ ĐỒ 07 SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TĂNG DO TỰ CHẾ TK 621 Tổng hợp chi phí sản xuất phất sinh TK 154 TK 154 Giá thành thực tế sản phẩm chuyển thành TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh TK 622 Chi phí vượt mức bình thường của TSCĐ tự chế TK 155 TK 627 Giá thàn`h sản Xuất kho sản phẩm phẩm nhập kho để chuyển thành TSCĐ Đồng thời ghi: TK 512 TK 211 Ghi tăng nguyên giá TSCĐ (Doanh thu là giá thành thực tế sản phẩm chuyển thành TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh) TK 111, 112, 331 … SƠ ĐỒ 08: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TĂNG TSCĐ HỮU HÌNH DO MUA SẮM TRẢ CHẬM TRẢ GÓP TK 111.112 TK 331 TK 211 Định kỳ Tổng số tiền Nguyên giá ghi theo giá mua thanh toán tiền phải thanh toán trả tiền ngay tại thời điểm mua TK 242 TK 635 Lãi Định kỳ phân bổ dần vào chi phí trả chậm theo số lãi trả chậm, trả góp định kỳ TK 133 Thuế GTGT SƠ ĐỒ 09 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN MUA TSCĐ HỮU HÌNH DƯỚI HÌNH THỨC TRAO ĐỔI KHÔNG TƯƠNG TỰ 1. Khi đưa TSCĐ đi trao đổi: TK 211 TK811 Ghi giảm nguyên giá TSCĐ đưa đi trao đổi Giá trị còn lại TK 214 Giá trị hao mòn 2. Khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao TK 711 TK 131 TK 711 Gía trị hợp lý TSCĐHH Giá trị hợp lý của TSCĐHH nhận về đưa đi trao đổi và thuế GTGT và thuế GTGT (nếu có) TK 333.11 TK 133 Thuế GTGT nếu có Thuế GTGT (nếu có) TK 111, 112 Nhận số tiền phải thu thêm thanh toán số tiền phải trả thêm SƠ ĐỒ 10 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN MUA TSCĐ HỮU HÌNH DƯỚI HÌNH THỨC TRAO ĐỔI TƯƠNG TỰ TK 211 TK 214 Giá trị hao mòn TSCĐ Nguyên giá TSCĐHH hữu hình đưa đi trao đổi đưa đi trao đổi TK 211 Nguyên giá TSCĐHH nhận về (Ghi theo GTCL của TSCĐHH đưa đi trao đổi) SƠ ĐỒ 11: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN MUA TSCĐ HỮU HÌNH LÀ NHÀ CỬA, VẬT KIẾN TRÚC GẮN LIỀN VỚI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, ĐƯA VÀO SỬ DỤNG NGAY CHO SXKD TK 111, 112, 331… TK 211 Ghi tăng TSCĐ hữu hình (Chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc) TK 213 Ghi tăng TSCĐ vô hình (Chi tiết quyền sử dụng đất) TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) SƠ ĐỒ 12: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN GIẢM TSCĐ HỮU HÌNH DO THANH LÝ, NHƯỢNG BÁN TK 211 TK 214 Nguyên giá TSCĐ GTHM của TSCĐ TK 333.1 TK 811 Thuế GTGT phải nộp GTCL của TSCĐ (nếu có) TK 711 TK111, 112, 152… Thu nhập từ thanh lý Các chi phí thanh lý nhượng bán TSCĐ nhượng bán TSCĐ SƠ ĐỒ 13: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN GIẢM TSCĐ HỮU HÌNH DO GÓP VỐN LIÊN DOANH Vốn góp được đánh giá cao hơn giá trị còn lại: TK 211 TK 214 Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn của TSCĐ TK 412 TK 222 Giá trị còn lại của TSCĐ Chênh lệch giá trị vốn góp > giá trị còn lại Vốn góp được đánh giá thấp hơn giá trị còn lại: TK 211 TK 214 Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn của TSCĐ TK 222 Giá trị hao mòn của TSCĐ TK 412 Chênh lệch giá trị vốn góp < giá trị còn lại SƠ ĐỒ 14: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN GIẢM TSCĐ HỮU HÌNH DO TRẢ LẠI VỐN GÓP LIÊN DOANH Giá trị TSCĐ trả lại cao hơn GTCL: TK 211 TK 214 Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn của TSCĐ TK 412 TK 411 Chênh lệch giá trị trả lại > giá trị còn lại Giá trị còn lại của TSCĐ Giá trị TSCĐ trả lại thấp hơn GTCL: TK 211 TK 214 Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn của TSCĐ TK 222 Giá trị hao mòn của TSCĐ TK 412 Chênh lệch giá trị trả lại < giá trị còn lại SƠ ĐỒ 15: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN GIẢM TSCĐ HH DO BỊ MẤT, THIẾU PHÁT HIỆN KHI KIỂM KÊ Chưa xác định được nguyên nhân: TK 211 TK 214 Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn của TSCĐ TK 138.1 Giá trị còn lại của TSCĐ thiếu mất chưa rõ nguyên nhân Xác định được nguyên nhân và có quyết định xử lý: TK 211 TK 214 Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn của TSCĐ TK 138.8 Số tiền người phạm lỗi phải bồi thường TK 811 Phần tổn thất được tính vào chi phí TK 415 Phần bù đắp từ quỹ dự phòng tài chính SƠ ĐỒ 16: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN ĐÁNH GIÁ GIẢM TSCĐ HỮU HÌNH TK 211 TK 412 Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐHH TK 214 Điều chỉnh giá trị hao mòn TSCĐHH SƠ ĐỒ 17: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN ĐÁNH GIÁ GIẢM TSCĐ HỮU HÌNH TK 211 TK 214 Giá trị hao mòn luỹ tế của TSCĐ hữu hình TK 242 Nguyên giá Giá trị còn lại TSCĐHH giảm (nếu GTCL lớn phân bổ nhiều năm) TK 627, 641, 64 Giá trị còn lại (nếu GTCL nhỏ tính một lần vào CPSXKD) SƠ ĐỒ 18: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH (Hạch toán lại bên đi thuê) Khi thực hiện hợp đồng thuê TSCĐ thuê tài chính: TK 211 TK 212 Tổng số nợ phải trả Nguyên giá TSCĐ TK 133 Giá trị còn lại của TSCĐ thiếu mất chưa rõ nguyên nhân Khi kết thúc hợp đồng thuê, nếu bên đi thuê chưa được chuyển giao quyền sử dụng TSCĐHH: TK 212 TK 211 Chuyển giao nguyên giá TK 111, 112 Số tiền phải chi thêm (nếu có) TK 214.1 TK 214.2 Chuyển giao giá trị hao mòn Nếu trả lại TSCĐHH cho bên cho thuê: TK 211 TK 214.2 Ghi giảm nguyên giá TSCĐ thuê tài chính TK 242 Giá trị còn lại lớn TK627, 641, 642 Giá trị còn lại nhỏ SƠ ĐỒ 19: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TSCĐ THUÊ HOẠT ĐỘNG TK 001 Tăng nguyên giá TSCĐ thê khi nhận Giảm nguyên giá TSCĐ thê khi trả TK 111, 112, 331 TK 627, 641, 642 Tiền thuê TSCĐ phải trả hoặc đã trả theo từng kỳ TK 142, 242 Tiền thuê trả một lần phải Định kỳ phân bổ tiền thuê vào phân bổ nhiều lần chi phí bộ phận sử dụng TSCĐ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ SƠ ĐỒ 20: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHO THUÊ TSCĐ TÀI CHÍNH (Hạch toán tại bên cho thuê) TK 211 TK 228 TK 635 Giá trị TSCĐ Chi phí cho hoạt động cho thuê TC cho thuê TC TK 228 TK 515 TK 111, 112 Giá trị hao mòn Thu nhập từ hoạt động cho thuê TK 333 Giá trị còn lại của TSCĐ nhận lại khi ký kết hợp đồng Thuế GTGT SƠ ĐỒ 21: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHO THUÊ TSCĐ HOẠT ĐỘNG TK 214 TK 635 Khấu hao TSCĐ cho thuê TK 111, 112 Chi phí cho thuê khác TK 515 TK 111, 112, 331 Doanh thu cho thuê Tổng tiền cho thuê TK 333.1 Thuế GTGT phải nộp SƠ ĐỒ 22: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN TSCĐ TK 334, 338, 152… TK 627, 641, 642… Các chi phí xửa chữa thường xuyên phát sinh SƠ ĐỒ 23: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN SỬA CHỮA LỚN TSCĐ TH1: theo phương thức sửa chữa tự làm. Doanh nghiệp không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: TK 152, 153… TK 241.3 TK 242 TK 627, 641, 642 Các chi phí sửa Nếu phải phân bổ Phân bổ vào bộ phận chữa phát sinh sang năm sau sử dụng theo định kỳ Doanh nghiệp có trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: 0 TK 152, 153… TK 241.3 TK 335 TK 627, 641, 642 Các chi phí sửa Kết chuyển chi phí Trích trước chi phí chữa phát sinh thực tế phát sinh sửa chữa TSCĐ Xử lý chênh lệch nếu số trích trước < chi phí thực tế Xử lý chênh lệch nếu số trích trước < chi phí thực tế TH2: Theo phương thức sửa chữathuê ngoài. Doanh nghiệp không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: TK 152, 153… TK 241.3 TK 242 TK 627, 641, 642 Các chi phí sửa Nếu phải phân bổ Phân bổ vào bộ phận chữa phát sinh sang năm sau sử dụng theo định kỳ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Doanh nghiệp có trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: TK 152, 153… TK 241.3 TK 335 TK 627, 641, 642 Giá thanh toán cho K/c chi phí thực tế Trích trước chi phí bên nhận sửa chữa phát sinh sửa chữa TSCĐ Xử lý chênh lệch nếu số TK 133 trích trước < chi phí thực tế Thuế GTGT Xử lý chênh lệch nếu số được khấu trừ trích trước < chi phí thực tế SƠ ĐỒ 24: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN KHẤU HAO VÀ HAO MÒN TSCĐ TK 211 TK 214 TK 627, 641, 642 Giảm TSCĐ đã khấu hao Trích khấu hao TSCĐ TK 222, 128 GTHM Góp vốn liên doanh TK 241.2 cho thuê tài chính TK 411 TK 111, 338… TK 211 Khấu hao nộp cấp trên GTCL Nhận lại tài sản nội nếu không được hoàn lại bộ đã khấu hao TK 009 Trích khấu hao TSCĐ Đầu tư mua sắm Thu hồi vốn khấu hao đã điều Trả nợ vay đầu tư chuyển cho đơn vị khác mua sắm TSCĐ Điều chuyển vốn khấu hao cho đơn vị khác Hạch toán khấu hao tại đơn vị cấp trên: TK 111, 112 TK 136.1 TK 009 Cấp vốn khấu hao Cấp vốn khấu hao Cấp vốn khấu hao cho cấp dưới cho cấp dưới cho cấp dưới Nhận lại vốn khấu hao đã cấp cho cấp dưới Hạch toán khấu hao tại đơn vị cấp dưới: TK 411 TK 111, 112 TK 009 Cấp vốn khấu hao Cấp vốn khấu hao Cấp vốn khấu hao cho cấp trên cho cấp trên cho cấp trên Nhận lại vốn khấu hao đã cấp cho cấp trên MỤC LỤC Trang Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TSCĐ 1 I. Những vấn đề chung về TSCĐ 1 1.Khái niệm về TSCĐ 1 2.Đặc điểm TSCĐ 1 3.Phân loại TSCĐ 2 II.Nhiệm vụ chủ yếu của TSCĐ 3 III.Đánh giá TSCĐ 4 1.Nguyên giá TSCĐ 4 2.Giá trị hao mòn của TSCĐ 7 3.Xác định giá trị còn lại cuẩ TSCĐ 7 IV.Kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp 7 1.Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ 7 2.Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ 8 V.Kế toán khấu hao TSCĐ 11 1.Khái niệm về khấu hao TSCĐ 11 2.Các phương pháp khấu hao 12 3.Tài khoản kế toán sử dụng 15 VI. Kế toán sửa chữa TSCĐ 16 1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ 17 2.Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ 17 VII. Công tác kế toán kiểm kê đánh giá lại TSCĐ 17 Chương II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY 18 I. Lịch sử hình thành và phát triển 18 1. Quá trình hình thành và phát triển 18 2.Đặc điểm tổ chức quản lý 20 3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 23 II.Công tác kế toán TSCĐ 26 1. Đặc điểm và phân loại TSCĐ 26 2. Đánh giá TSCĐ 26 3.Kế toán chi tiết TSCĐ tại công ty 28 4.Tài khoản kế toán sử dụng 29 4.2Kế toán tăng TSCĐ 24 5. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ 30 6. Kế toán khấu hao TSCĐ 31 7. Kế toán sửa chữa TSCĐ 33 8. Báo cáo TSCĐ 34 Chương III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 35 I. Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty 35 1.Những ưu điểm 35 2. Hạn chế 36 II.Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ 37 KL pl Phụ lục 06 SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Loại tài sản: Công cụ dụng cụ Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên, đặc điểm, ký hiêu Nước sản xuất Tháng năm đưa vào sử dụng Số hiệu Nguyên giá Tỷ lệ Lũy kế Chứng từ … Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng 22/07/2004 Máy đo KTS Nhật Bản 07/2004 60.227,33 20% Cộng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1849.doc
Tài liệu liên quan