Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty TNHH Dệt May Hoàng Dương

Tiền lương chính và khoản tiền thù lao trả chi thời gian lao động nó gắn liền với khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành nhất định. Vì vậy thường được tính trực tiếp vào đối tượng sử dụng có liên quan. - Tiền lương phụ là thù lao trả cho thời gian ngưng nghỉ việc theo quy định và những ngưng nghỉ việc gây nên bởi những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan như mưa, bão, mất điện, thiếu NVL tổ chức lao động không hợp lý. Do đó nó không có quan hệ trực tiếp đến khối lượng kết quả sản xuất và công tác hoàn thành. - Đối với những thời gian ngưng nghỉ việc có dự kiến như, nghỉ phép, nghỉ tết, được tính vào đối tượng liên quan theo phương pháp trích trước để làm cho giá thành không tự biến động đột ngột. - Các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, KPCĐ căn cứ vào tiền lương của công nhân sản xuất và tỷ lệ trích quy chế tài chính hiện hành của từng thời kỳ.

doc60 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty TNHH Dệt May Hoàng Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Trong quá trình sản xuất chi phí phát sinh ở nhiều phân xưởng và trên dây chuyền khác nhau việc xác định nơi phát sinh chi phí trên từng phân xưởng là phạm vi giới hạn nhất định của tập hợp chi phí, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng quy cách sản phẩm, từng bán thành phẩm, hoặc nhóm sản xuất.Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. 1.1.4. Phương pháp kế toán tập hợp CPSX. 1.1.4.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp. Theo quy định hiện hành, chi phí NVL trực tiếp, là những chi phí về NVL, nhiên liệu dùng trực tiếp cho sản xuất của doanh nghiệp khi xuất dùng hoặc khi sử dụng các chi phí NVL sẽ tập hợp trực tiếp cho đối tượng tính giá thành có liên quan (loại sản phẩm, nhóm sản phẩm). Tài khoản sử dụng 621: Nguyên vật liệu trực tiếp Bên Nợ: Trị giá trực tế mà NVL xuất dùng trực tiếp cho sản phẩm ở phân xưởng sản xuất. Bên Có: Trị giá NVL xuất dùng không hết trả lại kho. Kết chuyển(hoặc phân bổ) trị giá NVL cho đối tượng tính giá thành có liên quan. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp(Sơ đồ 1, trang 1) 1.1.4.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất bao gồm tất cả những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện tại các phân xưởng: - Tiền lương chính và khoản tiền thù lao trả chi thời gian lao động nó gắn liền với khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành nhất định. Vì vậy thường được tính trực tiếp vào đối tượng sử dụng có liên quan. - Tiền lương phụ là thù lao trả cho thời gian ngưng nghỉ việc theo quy định và những ngưng nghỉ việc gây nên bởi những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan như mưa, bão, mất điện, thiếu NVL tổ chức lao động không hợp lý. Do đó nó không có quan hệ trực tiếp đến khối lượng kết quả sản xuất và công tác hoàn thành. - Đối với những thời gian ngưng nghỉ việc có dự kiến như, nghỉ phép, nghỉ tết, được tính vào đối tượng liên quan theo phương pháp trích trước để làm cho giá thành không tự biến động đột ngột. - Các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, KPCĐ căn cứ vào tiền lương của công nhân sản xuất và tỷ lệ trích quy chế tài chính hiện hành của từng thời kỳ. Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622- chi phí nhân công trực tiếp. Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản liên quan để tính giá thành sản phẩm. Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ Trình tự hạch toán qua: (Sơ đồ 2, trang 2) Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. 1.1.4.3. Kế toán tập hợp sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí sản xuất còn lại để sản xuất sản phẩm sau khi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất chung bao gồm; Chi phí nhân công phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ Kế toán sử dụng tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên Có: Các khoản giảm chi phí sản xuất chung. Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK liên quan để tính giá thành sản phẩm. Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 627 có các tài khoản cấp 2 sau TK6271: Chi phí nhân viên TK 6272: Chi phí vật liệu TK6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK6278: Chi phí bằng tiền khác Trình tự hạch toán được khái quát vào (Sơ đồ 3, trang 3) kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. 1.1.4.4. Kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. 1.1.4.4.1. Đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trường hợp này doanh nghiệp sử dụng TK 154- Chi phí sản xuất dở dang để tập hợp chi phí và cung cấp số liệu tính giá thành sản phẩm, lao vụ, gia công chế biến vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất thuộc thành phần kinh tế và kinh doanh dịch vụ. TK 154 được mở cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Cụ thể doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có thể mở chi tiết TK 154 cho từng phân xưởng từng giai đoạn Các DN sản xuất nông nghiệp có thể mở chi tiết theo từng ngành trồng trọt, chăn nuôi. (Sơ đồ 4, trang 4) kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1.1.4.4.2. Đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Theo phương pháp này cơ bản kế toán cũng tiến hành tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh trong kỳ như phương pháp kê khai thường xuyên. Tuy nhiên, kế toán tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ để tính giá thành sản phẩm sản xuất ở TK 631- giá thành sản xuất. TK 154 chỉ dùng để phản ánh chi phí sản xuất ở những sản phẩm công việc lao vụ còn đang dang dở cuối kỳ. (Sơ đồ 5, trang 5) kế toán chi phí sản xuất doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 1.1.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. 1.1.5.1. Đánh giá sản phẩm làm dở theo NVL chính. CP SPDD CP phát sinh đầu kỳ(NVL) + trong kỳ(NVL) = x Số lượng SL SP + Số lượng SP Hoàn thành SPDD 1.1.5.2. Phương pháp đánh giá theo sản lượng tương đương hoàn thành (Đối với CPNCTT, CPSXC). = x Trong đó số lượng SP quy đổi = SL SP làm dở x Mức độ hoàn thành 1.1.5.3. Phương pháp tính giá thành theo định mức. Phương pháp này vận dụng phù hợp với những doanh nghiệp có xây dựng giá thành định mức. 1.2. Những vấn đề chung về kế toán tính giá thành sản phẩm. 1.2.1. Đối tượng tính giá thành Việc xác định đối tượng tính giá thành đó chính là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm kế toán giá thành trong doanh nghiệp sản xuất. Đối tượng tính gía thành là kết quả thu được những sản phẩm công việc lao vụ đã hoàn thành, khi xác định đối tượng tính giá thành bộ phận kế toán căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm yêu cầu trình độ hạch toán quản lý của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành hợp lý. 1.2.2. Các phương pháp tính giá thành 1.2.2.1. Phương pháp tính giá thành sản phẩm giản đơn Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ vào chi phí trực tiếp đã tập hợp được (theo từng đối tượng CPSX) trong kỳ và giá trị SPLD đầu kỳ, cuối kỳ để tính, do vậy còn gọi là phương pháp tính giá thành trực tiếp: = + - Với phương pháp này phù hợp với DNSX có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, kép kín, mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn chu kỳ sản xuất ngắn kỳ giá thành phù hợp với kỳ báo cáo như các DN thuộc ngành công nghiệp khai thác, DN điện, nước 1.2.2.2. Phương pháp loại trừ Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, ngoài việc sản phẩm chính còn thu được cả sản phẩm phụ. 1.2.2.3. Phương pháp tính giá thành theo hệ số Thường áp dụng trong trường hợp có cùng quy trình công nghệ sản xuất với cùng một loại NVL tiêu hao thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. 1.2.2.4. Phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loại nhỏ, vừa theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng và đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng đã hoàn thành. Vì chỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành mới tính vào giá thành do vậy mà kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo. 1.2.2.5. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm Theo phương pháp này để tình được giá thành của thành phẩm hoàn thành ở công việc cuối cùng cần xác định giá thành phẩm của nửa thành phẩm ở giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau cùng với chi phí của giai đoạn sau để tính giá thành nửa thành phẩm có thể. Giá thành nửa thành phẩm từng giai đoạn được phản ánh theo khoản mục chính xác khái quát bằng (sơ đồ 6, trang 6) giả sử doanh nghiệp sản xuất phải qua (n) giai đoạn (phân xưởng) chế biến liên tục. 1.2.2.6. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán sản phẩm. Trong trường hợp này đối tượng giá thành là thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng do vậy để tính toán chính xác định phần chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong sản phẩm sau đó tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn trong thành phẩm ta tính giá thành cụ thể như sau; Tính chi phí sản xuất từng giai đoạn trong thành phẩm theo khoản mục CPSXdk + CPSXtk CPSX Đ1 = x SL hoàn thành SPHTgd1 + SPLDgd1 0Tuỳ theo phương pháp đánh giá SPLD cuối kỳ áp dụng trong doanh nghiệp mà SPLD phải quy đổi theo mức độ hoàn thành hay không. Sau đó tổng cộng CPSX của từng giai đoạn được tính giá thành sản phẩm. Có thể khái quát cách tính này như sau; (Sơ đồ 7, trang 7). Phần 2. Thực tế công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành SP của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dương 2.1. Tổng quan về công ty. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. Nắm bắt và thấy được cơ hội phát triển ngành Dệt len ở nước ta(đặc biệt trong những năm gần đây) là rất lớn khi nhiều làng nghề truyền thống hoạt động trong lĩnh vực này do quy mô nhỏ, lẻ, độ đồng đều và chất lượng kém, nên đã không theo kịp và đáp ứng nhu cầu đang đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Thời kỳ đầu mới thành lập cả Công ty khi đó chỉ vẻn vẹn có 10 chiếc máy dệt, vài cái máy may hoạt động trên mặt bằng sản xuất “khiêm tốn” khoảng gần 100m2. Bên cạnh sự thiếu thốn về trang bị sản xuất, nghèo nàn về cơ sở hạ tầng, Công ty Hoàng Dương còn phải bươn chải tìm đầu ra tiêu thụ cho sản phẩm của mình. Trong bối cảnh ngành Dệt may khá mạnh của VN với nhiều doanh nghiệp đã có tên tuổi thì đây là cả một vấn đề phức tạp, nan giải, liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Công ty TNHH Hoàng Dương đã vượt khó đi lên bằng sự định hướng đầu tư dài hạn về cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, đặc bịêt là những nỗ lực cố gắng không mệt mỏi của toàn bộ đội ngũ CBCNV của Công ty, từng bước đặt dấu ấn vững chắc của mình trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Để đảm bảo nâng cao hoạt động sản xuất, năm 2002, Công ty đã khánh thành nhà máy sản xuất mới tại khu công nghiệp phố Nối A- Mỹ Hào- Hưng Yên với tổng diện tích 15.000m2, đưa vào sử dụng hơn 1.200 máy chuyên dùng với số lượng công nhân nên tới con số 1000 người trong đó: 80% là lao động trực tiếp và 20% là lao động gián tiếp Độ tuổi lao động: 70% từ 20 - 25 tuổi, 23% từ 25 -30 tuổi, 7% từ 30 tuổi trở lên Trình độ: 10% là cao đẳng và Đại học, 15% trung cấp, 75% là PTTH Với năng lực sản xuất như hiện nay, Công ty TNHH Hoàng Dương hoàn toàn có thể đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn với chất lượng cao, đồng đều, đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn, tạo lòng tin với khách hàng. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty. * Chức năng: Chức năng chính của Công ty là sản xuất các loại sợi với tỷ lệ pha trộn khác nhau, sản phẩm may mặc dệt kim, các loại vải Denim và sản phẩm của nó nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. * Nhiệm vụ Xây dựng và tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công các loại mặt hàng sợi dệt, may cũng như dịch vụ theo đăng ký kinh doanh của Công ty. Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh và dịch vụ phát triển kế hoạch, mục tiêu phát triển của Công ty. Tổ chức nghiên cứu, nâng cao năng suất lao động, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý (Phụ lục 01, trang 9) 2.1.3.1. Phòng kế toán tài chính * Chức năng Tham mưu giúp việc cho Giám Đốc trong các công tác kế toán, tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao. * Nhiệm vụ: - Ghi chép, tính toán phản ánh số liệu hiện có về tình hình luôn chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn của công ty, phán ánh các chi phí trong quá trình sản xuất và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty. - Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về số liệu báo cáo kế toán với cơ quan Nhà nước và cấp trên theo hệ thống mẫu biểu do Nhà nước quy định. - Lập kế hoạch giá thành, kế hoạch tài chính, tính toán hiệu quả kinh tế cho các dự án đầu tư gửi cấp trên, tham mưu cho Giám Đốc về giá cả trong việc ký kết hợp đồng mua bán vật tư thành phẩm với khách hàng. 2.1.3.2.Phòng tổ chức hành chính * Chức năng: - Tham gia cho Giám Đốc về lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, chế độ chính sách, quản lý hành chính, pháp chế. Tổng hợp, phân tích báo cáo thống kê các hoạt động thuộc lĩnh vực phòng quản lý. * Nhiệm vụ: - Nghiên cứu đề xuất các phương án tổ chức bộ máy quản lý các đơn vị cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh, với cơ chế quản lý trong từng thời kỳ, - Quản lý toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty về mặt sản lượng và chất lượng. Giúp Giám Đốc quản lý mọi vấn đề liên quan đến công tác tuyển dụng, bố trí, đề bạt, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, giúp lãnh đạo công ty xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ. 2.1.4. Đặc điểm công tác kế toán. 2.1.4.1. Chính sách kế toán. - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là: VNĐ - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Hình thức Nhật ký chứng từ - Công ty TNHH dệt may Hoàng Dương áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, và áp dụng phương pháp khấu trừ khi tính thuế GTGT. - Phương pháp kế toán TSCĐ: Theo nguyên giá TSCĐ + Phương pháp khấu hao áp dụng: Theo QĐ số 166/1999/BTC Phương pháp kế toán hàng tồn kho + Nguyên tắc đánh giá: Chi tiết theo từng kho nguyên vật liệu + Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Tính giá bình quân + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. 2.1.4.2 Tổ chức bộ máy kế toán - Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong phòng kế toán(Phụ lục 02, trang 10). * Kế toán trưởng: - Chức năng: Trực tiếp phụ trách phòng kế toán tài chính của công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý tài chính cấp trên và Giám Đốc công ty về những vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính và công tác kế toán của công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, kịp thời, đầy đủ của số liệu kế toán. - Nhiệm vụ: Có nhiệm vụ phân công, quản lý và điều hành nhân viên làm việc theo chức năng chuyên môn của từng phần hành. Đồng thời, phân tích các kết quả kinh doanh và tham mưu cho Tổng Giám Đốc trong công tác tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được duy trì liên tục đạt hiệu quả kinh tế cao. * Phó phòng kế toán: - Chức năng: Là người giúp việc cho kế toán trưởng trong lĩnh vực công việc được phân công, cùng với trưởng phòng tham gia vào công tác tổ chức điều hành các phần hành kế toán cũng như khen thưởng kỷ luật, nâng lương cho cán bộ công nhân viên trong phòng. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc, trước kế toán trưởng về công việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách. - Nhiệm vụ: Phó phòng kế toán cùng với các phòng ban chức năng khác trong công ty ban hành quy chế khoán phí và kiểm tra việc thực hiện quy chế của các đơn vị, nhà máy thành viên trong công ty nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất. Tham mưu cho lãnh đạo công ty về giá cả trong việc ký hợp đồng bán vải Denim, sản phẩm may dệt và dệt thoi nội địa, giá bán phế liệu và tài sản thanh lý. * Kế toán nguyên vật liệu(NVL) Bao gồm kế toán nguyên vật liệu chính và kế toán nguyên vật liệu phụ theo dõi trực tiếp việc xuất, nhập NVL và các chứng từ có liên quan như: Sổ chi tiết vật tư, bảng phân bổ số 2, bảng kê số 3. đồng thời thực hiện hạch toán nghiệp vụ có liên quan đến xuất nhập, tồn NVL. Định kỳ tiến hành kiểm kê kho cùng với thủ kho để đối chiếu số liệu trên sổ sách và thực tế tại kho. * Kế toán giá thành. Gồm kế toán sản phẩm sợi và kế toán giá thành dệt kim. Kế toán giá thành căn cứ vào bảng phân bổ chứng từ có liên quan để tập hợp phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. * Kế toán thanh toán gồm. - Kế toán tiền mặt - Kế toán tiền gửi - Kế toán công nợ - Kế toán tiền lương và BHXH * Kế toán TSCĐ. Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ trong công ty, đồng thời định kỳ trích lập khấu hao và lên sổ sách liên quan. Theo dõi công tác quyết toán, công trình xây dựng và mọi nghiệp vụ có liên quan đến đầu tư mới cũng như sửa chữa lớn, nhỏ TSCĐ. * Kế toán tiêu thụ Gồm kế toán tiêu thụ sợi xuất khẩu và nội địa, mỗi kế toán đều phải theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm và lập các chứng từ liên quan như nhật ký chứng từ số 8, bảng kê số 8,10,11 * Kế toán tổng hợp Là người thực hiện các nghiệp vụ hạch toán cuối cùng, xây dựng kết quả kinh doanh của Công ty vào sổ kế toán tổng hợp, lập sổ cái, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và liên thuyết minh báo cáo tài chính. hàng năm. 2.1.4.3. Hình thức kế toán của công ty Đáp ứng nhu cầu xử lý và cung cấp thông tin nhanh, chính xác, kịp thời, sát với tình hình thị trường, công ty đã áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ”. 2.1.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm(2005,2006)(phụ lục 03, trang 11). Kết quả hoạt động kinh doanh luôn la mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp bởi mọi chính sách phát triển kinh doanh đều nhằm mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, lợi nhuận càng cao càng có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, đời sống người lao động càng được cải thiện, sự tồn tại của doanh nghiệp ngày càng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong hai năm 2005, 2006 do việc mở rộng quy mô sản xuất nên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chưa được tốt nhưng với những tiền dề mới thì trong tương lai công ty sẽ phát triển vững chắc. 2.2. Thực tế công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dương. 2.2.1. Kế toán tập hợp CPSX 2.2.1.1 Đối tượng kế toán tập hợp CPSX của Công ty. Do đặc điểm của quy trình công nghệ mà công ty qua nhiều giai đoạn và mỗi phân xưởng có đặc điểm riêng sản phẩm chỉ có giá trị sử dụng khi hoàn thành ở mỗi giai đoạn cuối và được nhập kho tiêu thụ. Chi phí của công ty được phân bổ trực tiếp và gián tiếp cho các đối tượng sử dụng cụ thể, các chi phí bỏ vào như nguyên vật liệu trực tiếp, tiền lương của công nhân trực tiếp. Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc các vật liệu xuất dùng để phân bổ trực tiếp đó là chi phí tiền lương, CCDC, khấu hao chi phí mua ngoài được phân bổ trực tiếp cho từng phân xưởng. 2.2.1.2. Phương pháp kế toán tập hợp CPSX của công ty. Chi phí sản xuất của công ty được phân loại dựa trên các mục đích chung công dụng của chi phí bao gồm các khoản mục sau: + Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung Đối với chi phí phát sinh trực tiếp cho từng đối tượng thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Còn đối tượng chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng SX thì dùng phương pháp phân gián tiếp cho từng đối tượng. 2.2.1.2.1 Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp Để cấu thành thực tế của sản phẩm và thường chiếm tỷ trọng cao do việc xác định mức chi phí tiêu hao NVL hết sức quan trọng. Hiện nay công ty Dệt may Hoàng Dương xác định NVL chính đối với phân xưởng dệt là Sợi, phân xưởng Sợi là đay tơ. Ngoài ra công ty còn sử dụng một số NVL phụ để làm tăng chất lượng sản phẩm như làm mềm, tăng độ bền của Sợi. Kế toán NVL căn cứ vào chứng từ xuất kho NVL có liên quan tới sản xuất được thủ kho định kỳ hoặc cuối tháng nộp, trên cơ sở đó ghi theo dõi vào sổ chi tiết rồi lập bảng kê và chứng từ ghi sổ để vào sổ tổng hợp chi tiết theo dõi NVL. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621: Chi phí NVL Tài khoản 152: Nguyên liệu vật liệu Chứng từ ghi sổ được kế toán trưởng kiểm tra lại và ký tên đamr bảo tính hợp lý và hợp pháp của chứng từ kế toán. Cuối tháng căn cứ vào chi phí đã tập hợp trên TK621 kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí đã tập hợp về TK 154 (Sản xuất kinh doanh dở dang) để tiến hành xác định cụ thể từng đối tượng chi phí để làm cơ sở tính giá thành. Ví dụ:- Ngày 30/12 xuất NVL tơ cho phân xưởng Sợi số lượng 70,533kg số tiền 191.426.010 đồng Nợ TK 621 : 191.426.010 đ Có TK: 152.1 : 191.426.010 đ Ví dụ; Số liệu tập hợp NVL phụ như sau: Ngày 30/12/2006 xuất 1,320kg sợi rối cho phân xưởng Sợi số tiền là 2.640.000đ Nợ TK 62.S : 2.640.000đ Có TK 157.7 : 2.640.000đ Ví dụ; Số lượng tập hợp cho phân xưởng Dệt Ngày 30/12/2006 xuất NVL cho phân xưởng Dệt số tiền 233.547.130 đ Nợ TK621D : 233.547.130đ Có Tk155 : 33.547.130đ 2.2.1.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí nhân công sản xuất + Chi phí trả tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất trực tiếp. Đối với công nhân sản xuất sản phẩm ở các bộ phận, phân xưởng sản xuất công ty thực hiện trả tiền lương theo sản phẩm. Trường hợp công ty áp dụng hình thức trả lương khoán theo đơn giá sản phẩm kết hợp lương luỹ tiến đối tượng sản phẩm vượt khoán. Trình tự hạch toán công ty hàng tháng căn cứ bảng chấm công KT tập hợp chi tiết vào bảng chi tiết tính lương sản phẩm cuối tháng lập bảng thanh toán lương, phụ cấp cho từng tổ từng phân xưởng. Đối với nhân viên quản lý phân xưởng, quản lý xí nghiệp, quản lý phòng ban, tiền lương theo thời gian của công ty được hưởng theo bậc lương kết hợp với bình quân xét điểm. Các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ của công ty cũng được tính theo chế độ nhà nước quy định 25% lương thực tế phải trả, trong đó 19% được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ gồm 15% trích BHXH, 2% trích lập KPCĐ, còn 6% trừ vào lương công nhân. Ngoài ra công nhân được hưởng các khoản tính theo lương được hưởng ngày lễ, hạch toán 100% theo lương cấp bậc, lương nghỉ phép. Tài khoản sử dụng: - Bảng chấm công, bảng tính lương sản phẩm, bảng thanh toán tiền lương, tiền lương và các khoản phải trả theo dõi trên tài khoản 334, 338. - Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 622. Chi tiết cho phân xưởng Sợi 622.S và phân xưởng Dệt 622.D Ví dụ: - Căn cứ vào bảng chấm lương ( Phụ lục 06, trang 15). Ngày trả lương cho nhân công sản xuất ở phân xưởng Sợi là: 38.867.049đ, trong đó các khoản trích theo lương: 8.550.751đ Nợ TK622.S : 47.417.800 Có TK334 : 38.867.049 Có TK338 : 8.550.751 Ngày 30/12/2006 chi tiền lương cho công nhân sản xuất phân xưởng Dệt là:19.776.226đ trong đó các khoản trích theo lương 6.592.076đ Nợ TK622D : 26368.301đ Có TK338 : 6.592.070đ Có Tk334 : 19.776.226đ Tất cả được kế toán tập hợp vào chứng từ ghi sổ vào sổ chi tiết và sổ cái 2.2.1.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là chi phí phát sinh cho từng phân xưởng như chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý, khấu hao máy móc, dịch vụ mua ngoài, phụ tùng thay thế công cụ, dụng cụ. Do đặc điểm của quy trình sản xuất và cấu thành của sản phẩm phần nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn còn phần chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng nhỏ. Phân xưởng sợi chiếm 19% tổng chi phí. Phân xưởng Dệt chiếm 18% tổng chi phí. Phần lớn chi phí này lớn là do khấu hao may móc thiết bị, phụ tùng thay thế, còn tiền lương của cán bộ công nhân viên chiếm tỷ lệ không đáng kể. Việc khấu hao tăng hoặc giảm cũng ảnh hưởng rất lớn đến khoản mục này vì nó chiếm tới 23%. Việc khấu hao nhanh sẽ thu hồi được vốn đầu tư song giá thành qua cao cũng khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm. Vào sổ chi tiết tài khoản 627: chi phí sản xuất chung Nợ TK 627 Có TK 334 Có TK334(3382,3383,3384) Ví dụ: - Chi tiền cho phân xưởng sản xuất; Nợ TK627 : 19.621.154đ Có TK111 : 19.621.154đ - Ngày 30/12/2006 trích 7.523.832đ trả cho nhân viên quản lý các khoản trích theo lương 2.469.292đ Nợ TK627S : 9.993.124đ Có TK334 : 7.523.832đ Có TK338 : 2.469.292đ - Ngày 30/12/2006 trích 11.096.450đ mua công cụ dụng cụ cho phân xưởng sợi Nợ TK627.S :1.096.450đ Có TK152.3 :1.096.450đ - Ngày 30/12/2006 trích khấu hao TSCĐ cho phân xưởng Sợi; 10.000.000 Nợ TK627S : 10.000.000đ Có TK214 : 10.000.000đ - Tháng 12/2006 xuất công cụ và dụng cụ thay thế cho bộ phận sản xuất của phân xưởng Sợi Nợ TK627 :39.224.309đ Có TK152.1 :39.224.309đ - PhảI trả cho khách hàng Nợ TK627 :19.612.154 đ Có TK331 :19.621.154 đ Những quy trình hạch toán được phản ánh đầy đủ ở chứng từ ghi sổ sau đó vào sổ chi tiết tài khoản 627 và vào sổ cái. 2.2.1.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn DN. Kế toán tổng hợp chi tiết tập hợp chi phí SX dở dang trên TK 154 sau khi tiến hàng tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí, tính giá thành kế toán tập hợp chi phí cộng số phát sinh của từng đối tượng cụ thể cho các phân xưởng với sản phẩm sợi len. Tài khoản sử dụng: - Kế toán căn cứ vào số chi phí tập hợp trên tài khoản 621, 622,627 kết chuyển toàn bộ số chi phí của phân xưởng vào TK 154 làm cơ sở tính giá thành. Nợ TK154S : 314.022.002 đ Có TK621 : 194.066.010 đ Có TK622 : 47.417.800 đ Có TK627 : 99.538.192 đ Kết chuyển chi phí cho phân xưởng Dệt Nợ TK154D : 376.379.477 đ Có TK621 : 233.547.130 đ Có TK622 : 26.368.301 đ Có TK627 : 116.464.046 đ Nhữnh quy trình hạch toán được phản ánh đầy đủ sau đó vào sổ chi tiết TK154 và vào sổ cái. 2.2.1.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang của công ty. Sản phẩm làm dở cuối kỳ là những sản phẩm còn làm dở trong quá trình sản xuất, chế tạo nằm trong quá trình công nghệ sản xuất chưa hoàn thành, chưa bàn giao Việc đánh giá thành của công ty được thực hiện vào ngày 25 hàng tháng là một công việc được tiến hành đều đặn và theo quy định của công ty. Để đảm bảo tính chính xác công ty đã tiến hành thành lập ban kiểm tra gồm 01 nhân viên phòng kế hoạch, 01 nhân viên phòng kế toán, 01 phó quản đốc phân xưởng sản xuất, 01 nhân viên quản lý phân xưởng. Bộ phận này sẽ kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở trên các công đoạn sản xuất và chi tiết cho từng máy công nghệ riêng biệt tại các phân xưởng sản xuất trong đó xác định Số nguyên liệu còn tồn đọng ở công đoạn sản xuất Số bán thành phẩm đang nằm trên dây truyền sản xuất Số thành phẩm chưa đủ tiêu chuẩn nhập kho Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo NVL chính trực tiếp vì tỷ trọng của chúng chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm cụ thể. Đối với NVL chưa kịp đưa vào các máy công nghệ sản xuất còn đang nằm trên dây chuyền thì tiến hành cân tịnh xác định số lượng theo đơn vị cụ thể(kg). Đối với sản phẩm đang nằm trên dây chuyền ở các máy công nghệ sản xuất thì được xác định bằng cách ước lượng quy đổi để quy đổi về NVL ban đầu trước khi đưa vào sản xuất. Đối với phân xưởng Sợi; Các sản phẩm làm dở đều được quy về NVLTT ban đầu đó là sợi đay tơ theo hệ số được xác định. Đối với phân xưởng Dệt; SPLD cuối kỳ được đánh giá quy đổi về NVLTT ban đầu đó là sợi đay. Vì phương pháp đánh giá SPLD ở công ty là theo chi phí NVLTT cụ thể; Những sản phẩm gia công theo đơn đặt hàng không được hạch toán vào phần giá trị NVL của khách hàng, phần lớn NVL mua được tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm và được phân bổ cho toàn bộ sản phẩm hoàn thành nhập kho. Công ty thực hiện trả lương cho công nhân sản xuất theo sản phẩm nên những sản phẩm đang nằm trên dây chuyền không được tính phần giá trị sản phẩm của sức lao động bỏ ra. Kế toán xác định giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ của phân xưởng theo công thức: Giá trị SPLD cuối kỳ (qui về NVL chính) = Giá trị SPLD đầu kỳ + Giá trị NVL chính PS trong kỳ x SL NVL chính trong SPLD cuối kỳ SLNVL chính đầu kỳ + SL NVL chính nhập trong kỳ Căn cứ vào biên bản làm dở tháng 12/2006 (phụ lục 04, trang 12) - Đối với PX Sợi; - Tồn đầu tháng 12 là 24,674kg với giá trị 74.022.000đ - Trị giá xuất dùng trong tháng; 71,833kg với trị giá 194.066.010đ - Tồn cuối kỳ; 19,150kg Vậy SPLD cuối kỳ ; 74.022.000 + 194.066.010 = * 19.150 = 53.186.000đ 24,674 +71,833 Vậy giá bình quân NVL là; 2.777,4đ/kg - Đối với phân xưởng Dệt - Dư cuối tháng 11 chuyển sang đầu tháng 126,130kg = 29.233.000đ - Trị giá xuất dùng trong tháng 52,400kg = 233.547.130đ - Tồn cuối kỳ 6,032kg Vậygiá trị sản phẩm làm dở; 29.233.000 + 233.547.130 = * 6.032kg = 27.080.632đ 6.130 + 52.400 Vậy đơn giá bình quân NVL là; 4.489.49 đ/kg 2.2.2. Kế toán tính giá thành SP của công ty. 2.2.2.1. Đối tượng tính giá thành SP - Phân xưởng Dệt là bao tải đay - Phân xưởng Sợi là sợi đay 2.2.2.2. Phương pháp tính giá thành SP Việc tính giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Hoàng Dương được kế toán tiến hành đều đặn thường xuyên vào cuối tháng, trên cơ sở tính giá thành là dựa vào biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kỳ và khối lượng sản xuất hoàn thành nhập kho trong tháng. Kế toán công ty tính giá thành sản phẩm áp dụng phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm song trên thực tế công ty áp dụng phương pháp kết chuyển tổng hợp mà không áp dụng phương pháp kết chuyển tuần tự cụ thể là sản phẩm của phân xưởng sợi sản xuất ra được hạch toán nhập kho sau đó xuất kho. Z =Trị giá SPLD đầu kỳ + Chi phí LD phát sinh trong kỳ – Trị giá SPLD cuối kỳ Tổng chi phí trong kỳ Z đơn vị = Khối lượng sản phẩm nhập kho Theo số liệu (phụ lục 05, trang 13) bảng tính giá thành SP sợi trong tháng 12/2006 SPLD đầu kỳ NVL chính 24,674kg = 74.002.000đ Chi phí NVL phát sinh trong kỳ là 71,853kg = 194.066010kg SPLD cuối kỳ theo NVL chính 19,150kg = 53.186.000đ Trong đó; Sản xuất của công ty 71.118kg Gia công cho khách hàng 28.929,5kg Vậy tổng giá thành của Sợi theo khoản mục NVL chính trực tiếp Z = 74.002.000 + 194.066.000 – 53.186.000 = 214.902.010đ 214.902.101 Z = = 3.021.76 Phần chi phí nhân công trực tiếp và CP SXC được công ty phân bổ hết một lần cho khối lượng sản phẩm hoàn thành; Tổng giá thành theo chi phí nhân công trực tiếp là 47.417.800đ 47.417.800 Z= = 473.93 100.047 Tổng giá thành theo chi phí SXC là 99.538.192đ 99.538.192 Z= = 99.491 100.047 Vậy tổng giá thành của sản phẩm Sợi là Z= 214.902.010 +(473.796 x 71.118 + 944.991x 71.118) = 319.364.329đ 319.364.323 Z= = 4.490.63đ/kg 71.118 Trên cơ sở tập hợp chi phí đã được tập hợp theo khoản mục và số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành nhập kho, bằng phương pháp tính giá thành sản phẩm đã được tính giá thành cho sản phẩm sản xuất trong tháng. Khi xác định được giá thành cho từng loại sản phẩm KT căn cứ vào đó để làm cơ sở xác định giá trị sản xuất hoàn thành nhập kho. Cách xác định; Giá trị sản phẩm nhập kho = Khối lượng sản phẩm hoàn thành * Đơn giá SP Căn cứ vào phiếu nhập kho và giá thành sản phẩm đã tính kế toán chứng từ ghi sổ nhập số sản phẩm trên và kết chuyển chi phí sản xuất đã hoàn thành trên TK 154 để xác định giá trị sản xuất dở dang còn lại cuối kỳ. Số liệu chứng từ ghi sổ ngày 30/12/2006 Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập với nội dung dựa vào phiếu nhập kho của bộ phận sản xuất và giá thành đơn vị đã được tính trong tháng KT ghi Nợ TK 155 Có TK 154(Giá trị hoàn thành nhập kho thực tế) Sơ đồ 8 Trình tự hạch toán ở công ty TNHH Dệt May Hoàng Dương Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng kê Nhật ký chứng từ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Phụ lục 02: Phòng kế toán của công ty Kế trưởng toán Phó phòng kế toán Kế toán thanh toán công nợ Kế toán TSCĐ Kế toán giá thành Kế toán NL, VL Kế toán tiêu thụ Kế toán tổng hợp Phụ lục 03 Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005, 2006 TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2006/2005 Giá trị Tỷ lệ % 1 Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ 12536932047 13.835.250500 1.298318460 10,36 2 Giá vốn bán hàng 10602183540 11.225.107000 622.923.460 5,88 3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp 1.934.748507 2.810.143.500 875.394.993 45,25 4 Doanh thu từ hoạt động tài chính 2.021.451 3.020.100 998.649 49,40 5 Chi phí tài chính 163.993.058 195.061.300 31.068.242 18,94 6 Chi phí bàn hàng 47.923.788 75.825.810 27.902.022 58,22 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.106.041639 1.525.021.000 418.979.361 37,88 8 Lợi nhuận trước thuế 618.811.473 817.255.490 198.444.017 32,07 9 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 198.019671,4 261.521.756,8 63.442.085,4 32,04 10 Lợi nhuận sau thuế 420.791810,6 555.733.733,2 134941922,6 32,07 Phần III: NHững nhận xét đánh giá và một số ý kiến đề xuất 3.1. Ưu điểm Trong thời gian tìm hiểu và thực tập tại Công ty, em nhận thấy Dệt May là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước ta trong nhiều năm qua, hàng Dệt May nói chung và hàng Dệt May của Công ty Hoàng Dương nói riêng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước nhà. Cùng sự phát triển đó, hàng dệt may của công ty xuất khẩu sang EU đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Sản phẩm của Công ty góp phần đáp ứng người tiêu dùng trên thị trường trong và ngoài nước. Chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao, chủng loại đa dạng, phong phú đáp ứng được những yêu cầu khách hàng khó tính trên thị trường. Nguồn nhận lực dồi dào, trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng được nâng cấp và cải tiến. Để tạo ra những sản phẩm với mẫu mã thiết kế độc đáo tạo tính cạnh tranh trên thị trường. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, phù hợp với trình độ chuyên môn của từng đáp ứng yêu cầu kinh doanh công ty. Đối với công tác kế toán tính giá thành: - Xuất phát từ vị trí quan trọng của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành nên công ty May Hoàng Dương được quan tâm đúng mức, việc tập hợp chi phí và tính giá thành theo quy định của nhà nước. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí từ khâu sản xuất nguyên liệu công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế, tiền công và chi phí khác đều được tập hợp đúng đối tượng giúp cho việc tính giá thành không bị trùng lẫn, được tách riêng chi tiết cho từng loại sản phẩm, như vậy là rất hợp lý và có căn cứ khoa học tạo điều kiện cho công tác và tính giá thành sản phẩm được thuận lợi. - Kỳ tính giá thành : Công ty tính giá thành theo tháng(vào cuối tháng) sẽ đảm bảo cho tính giá thành được kịp thời và đáp ứng yêu cầu quản lý sản xuất 3.2. Tồn tại Bên cạnh những ưu điểm trên thì hiện tại Công ty vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. Quy mô xuất khẩu hàng Dệt May của Công ty còn nhỏ bé so với tiềm năng kinh tế và nhu cầu nhập khẩu của thị trường EU. Trình độ công nghệ sản xuất còn thấp kém điều này ảnh hưởng tới năng suất lao động, tỷ lệ chính phẩm. Đội ngũ công nhân viên là lực lượng lao động trẻ, độ tuổi bình quân khoảng 20 – 28 tuổi, trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ thấp, trình độ tay nghề bình quân chưa cao, cán bộ kỹ thuật chưa nhiều, chưa có đội ngũ nhân viên thiết kế chuyên nghiệp. Điều này làm cho năng suất lao động chưa cao so với khẳ năng của công ty. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu còn nghèo nàn về chủng loại, hình thức xuất khẩu còn hạn chế, so với đối thủ cạnh tranh máy móc thiết bị của công ty còn nghèo nàn, lạc hậu, nguyên phụ liệu cho sản xuất chủ yếu phải nhập khẩu do đó làm chi phí tăng lên. Công ty còn qua thụ động trong công tác tạo nguồn, nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng vốn kinh doanh nhỏ, không đủ so với tiềm năng của hàng dệt may. Hơn nữa còn chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, mọi quy trình đều nằm riêng ở các phân xưởng nên việc kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí không kịp thời. Số lượng công nhân sản xuất trực tiếp trong công ty khá đông nên công nhân nghỉ phép hàng năm quá lớn. Mặt khác thời gian nghỉ phép của công nhân lại không đồng đều giữa các tháng. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất đã đề ra mà còn ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm giữa các kỳ hạch toán. 3.3. Kiến nghị Trong thời gian thực tập ở công ty sau khi tìm hiểu và nắm bắt tình hình thực tế nhìn chung công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành đã thực hịên nghiêm túc, đầy đủ đúng chế độ kế toán, phù hợp tình hình thực tế của công ty. Song bên cạnh đó công ty còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác tập hợp chi phí Từ những tồn tại và khó khăn hiện nay của công ty, em xin có một vài kiến nghị sau: * Ngành dệt may cần chú trọng tìm kiếm và mở thêm thị trường trong nước và nước ngoài. Tăng cường đầu tư và hiện đại hoá một số khâu sản xuất, tập trung sản xuất sợi, dệt, chú trọng phát triển nguồn bông, tăng phần sản xuất trong nước về các nguyên liệu và phụ liệu trong ngành dệt may để nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm xuất khẩu. - Đầu tư công nghệ mới nhất với thiết bị hiện đại nhằm tạo bước nhảy vọt về chất lượng và sản lượng - Đầu tư phát triển ngành Dệt gắn với giải quyết môi trường trong đó bao gồm cả môi trường sinh thái, môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Lựa chọn phương thức xuất khẩu phù hợp Giảm chi phí đầu vào, chi phí quản lý, tỷ lệ phế phẩm. * Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí ở phân xưởng nên có kế toán tập hợp và phân ra từng đối tượng để kế toán tổng hợp chi phí tiến hành được nhanh chóng trên cơ sở phục vụ cho việc tính toán giá thành sẽ tăng ở phân xưởng nhưng việc tập hợp được thuận lợi và dẽ dàng hơn. * Chi phí tiền lương phép cho công nhân trực tiếp có thể phát sinh đột biến vào bất kỳ tháng nào trong năm vì thế công ty nên tính trước khoản mục này. - Công ty cần tính toán để lập kế hoạch về tiền lương, nghỉ phép phải trả trong năm để phân bổ đều các tháng nhằm ổn định chi phí và giá thành sản phẩm trong hạch toán không bị biến động đột ngột. - Để hạch toán khoản trích theo lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất trực tiếp KT sử dụng TK 335 “chi phí trả trước” (hay chi phí trích trước). (1)Hàng tháng khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất kế toán ghi. Nợ TK622 Có TK335(chi tiết trích tiền lương của công nhân sản xuất) (2)Số tiền lương công nhân nghỉ phép thực tế phát sinh. Nợ TK335 Có TK334 Kết luận Trong chiến lược phát triển kinh tế, ngành may mặc đã được đánh giá là nhân tố có ưu thế hợp thời cơ, tạo thế mạnh cho việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế cả về quy mô và chất lượng. Sản phẩm của công ty ngày càng phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu mẫu. Công ty đang ngày càng được khẳng định vị thế của mình không chỉ trong nước mà cả trên khu vực và thế giới. Sản phẩm của công ty sản xuất ra với chất lượng cao luôn được người tiêu dùng ưu chuộng. Song bên cạnh đó sức cạnh tranh giữa các DN hết sức gay gắt, đòi hỏi các DN tự tổ chức tìm ra hướng cho mình. Để làm được điều đó công tác tập hợp chi phí và tính giá thành trong DN đòi hỏi độ chính xác cao, các chi phí phát sinh liên tục và rất đa dạng do đó việc tính giá thành càng phức tạp. Từ đó xác định được khoản chi phí nào cao hay thấp, tiết kiệm hay lãng phí có hiệu quả hay không mà từ đó đặt ra chỉ tiêu phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Xuất phát từ quan điểm đó thời gian thực tập tại công ty TNHH Dệt May Hoàng Dương trên cơ sở lý luận đã được học và thực tế ở công ty em đã đi sâu vào đề tài kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.Với sự hiểu chưa thực sự sâu và thời gian thực tập có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi sai sót. Vì vậy em rất mong sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Thế Khải và các thầy cô trong khoa để em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình kế toán doanh nghiệp 1 (Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội). Giáo trình tài chính kế toán. Giáo trình kế toán (Đại học kinh tế quốc dân). Một số luận văn Mục lục Lời mở đầu Chứng từ ghi sổ Số 18 Ngày: 30/12/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 18 30/12 Xuất NVL đay tơ: 70533 kg 621S 152.1 191.426.010 Cộng 191.426.010 (Kèm chứng từ, chứng từ gốc) Người lập Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ Số 19 Ngày: 30/12/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 19 30/12 Xuất NVL cho PX Dệt 621S 152.7 2.640.000 Cộng 2.640.000 (Kèm chứng từ, chứng từ gốc) Người lập Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ Số 20 Ngày: 30/12/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 20 30/12 Xuất NVL cho PX dệt 621D 155 233.547.130 Cộng 233.547.130 (Kèm chứng từ, chứng từ gốc) Người lập Kế toán trưởng Sổ chi tiết tài khoản 621 Ngày 30/12/2006 Đơn vị: đồng Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TK Phát sinh Số dư Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 18 30/12 Xuất NVL đay tơ 152.1 191.426.010 19 30/12 Xuất sợi rối cho PX sợi 152.7 2.640.000 Kết chuyển 154 194.066.010 Cộng 194.066.010 Sổ cái tài khoản 621 Ngày 30/12/2006 Đơn vị: đồng Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TK Phát sinh Số hiệu Ngày Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 30/12 18 30/12 Xuất NVL đay tơ 152.1 191.462.010 30/12 19 30/12 Xuất sợi rối cho PX sợi 2.640.010 Kết chuyển 194.066.010 Cộng 194.066.010 194.066.010 Chứng từ ghi sổ Số 13 Ngày: 30/12/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có Trả lương cho công nhân phân xưởng sợi 622S 47.417.800 20 30/12 Các khoản trích theo lương 334 338 38.867.049 8.550.751 Cộng 47.417.800 (Kèm chứng từ, chứng từ gốc) Người lập Kế toán trưởng Sổ cái tài khoản 622S Ngày 30/12/2006 Đơn vị: đồng Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TK Phát sinh Số hiệu Ngày Nợ Có Trả lương cho công nhân phân xưởng sợi 622S 47.417.800 30/12 13 Các khoản trích theo lương 334 338 38.867.049 8.550.751 Kết chuyển 154 47.417.800 47.417.800 47.417.800 Chứng từ ghi sổ Số: 01 Ngày: 30/12/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 01 30/12 Chi tiền mặt 627 111.S 111.D 19.621.154 338.720 Cộng 19.950.874 (Kèm chứng từ, chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ Số: 02 Ngày: 30/12/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 02 30/12 Trả tiền điện phân bổ 627 331.S 331.D 19.621.154 26.938.980 Cộng 46.551.154 (Kèm chứng từ, chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ Số: 03 Ngày: 30/12/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 01 30/12 Khấu hao cơ bản TSCĐ 627 214.S 214.D 10.000.000 20.000.000 Cộng 30.000.000 (Kèm chứng từ, chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ Số: 04 Ngày: 30/12/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 04 30/12 Xuất CCDC cho sản xuất 627 152.3.S 152.3.D 1.096.450 29.448.600 Cộng 30.545.140 (Kèm chứng từ, chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ Số: 05 Ngày: 30/12/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 05 30/12 Xuất PTTT cho phân xưởng sản xuất 627 152.4.S 152.4.D 39.224.909 29.132.254 Cộng 68.356.563 (Kèm chứng từ, chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ Số: 06 Ngày: 30/12/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 06 30/12 Lương của nhân viên quản lý Trích theo lương 627 334.S 338.S 334.D 338.D 9.993.124 1.260.281 8.136.200 2.469.292 Cộng 18.129.324 (Kèm chứng từ, chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Sổ cái tài khoản 627 Ngày 30/12/2006 Đơn vị: đồng Ngày tháng Chứng từ Diễn giải TK Phát sinh Số hiệu Ngày Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 30/12 01 30/12 Chi tiền mặt 111 19.950.874 30/12 02 30/12 Trả tiền điện cho SX 331 46.551.134 30/12 03 30/12 Khấu hao TSCĐ cho SX 214 30.000.000 30/12 04 30/12 Xuất CCDC cho SX 152.3 30.545.140 30/12 05 30/12 Xuất PTTT cho SX 152.4 68.356.563 30/12 06 30/12 Trả lwong và các khoản trích theo lương cho NVQL 334 18.129.324 Kết chuyển 154 358.675.283 Cộng 358.675.283 358.675.283 Chứng từ ghi sổ Số: 15 Ngày: 30/12/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 15 30/12 Kết chuyển chi phí PX sợi vào tính giá thành 154.S 621 622 627 314.022.002 194.066.010 47.417.800 99.538.192 Cộng 314.022.002 (Kèm chứng từ, chứng từ gốc) Người lập Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ Số: 16 Ngày: 30/12/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 16 30/12 Kết chuyển chi phí PX dệt vào tính giá thành 154.D 621 622 627 376.379.477 233.547.130 26.368.301 116.464.046 Cộng 376.379.477 (Kèm chứng từ, chứng từ gốc) Người lập Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ Số: 19 Ngày: 30/12/2006 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 19 30/12 * PX sợi nhập kho SX: 71.188x4.292,57 G/c: 28.929 x 11.468,87 * PX dệt nhập kho SX: 61.350x4.292,57 G/c: 15.000 x 1.585,16 155 154.S 154.D 653.075.185 361.858.002 291.217.183 Cộng 653.075.815 (Kèm chứng từ, chứng từ gốc) Người lập Kế toán trưởng Sơ đồ 2 Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp TK334 TK622 TK154 Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK334 Trị giá NVL mua dùng trực tiếp sản xuất TK338 Các khoản trích BHXH, BHXH, KPCD Sơ đồ 1 Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK152 TK621 TK152 Trị giá NVL xuất kho dùng trực tiếp sản xuất Trị giá NVL còn thừa TK111,112,331 Trị giá NVL mua dùng trực tiếp sản xuất TK154 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Sơ đồ 3 Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung TK334,338 TK627 TK154 Chi phí nhân viên ở các phân xưởng sản xuất Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK152,153 Chi phí vật liệu, CCDC trực tiếp sản xuất TK142,335 Chi phí trả trước, trích trước tính vào chi phí sản xuất chung TK214,111 Chi phí khấu hao TSCĐ và các chi phí khác bằng tiền Sơ đồ 4 Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên TK621 TK154 TK152 Cuối tháng kết chuyển chi phí NVL trực tiếp Phế liệu thu hồi do sản phẩm hỏng TK622 Cuối tháng kết chuyển chi phí nghiên cứu trực tiếp TK627 Cuối tháng kết chuyển CPSX chung TK138 Bồi thường phải thu do sản xuất hỏng TK155 Giá thành sản xuất thành phẩm nhập kho TK632 Giá vốn thành phẩm bán không qua kho TK157 Trị giá thành phẩm gửi bán không qua kho Sơ đồ 5 Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK154 TK631 TK154 Kết chuyển CPSX dở dang đầu kỳ Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ TK621 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK622 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK627 Kết chuyển chi phí sản xuất chung TK155 Thành phẩm nhập kho TK632 Trị giá vốn hàng bán thẳng không qua kho Sơ đồ 6 Phương pháp tính giá thành phân bước có tính bán thành phẩm Chi phí NVL chính trực tiếp Chi phí khác GĐ I Chi phí NTP GĐ II + Chi phí NTP I Chi phí khác GĐ II Giá thành NTP II II + Chi phí NTP n-i Chi phí NTP n Chi phí TP + Sơ đồ 7 Phương pháp tính giá thành phân bước không tính bán thành phẩm Giai đoạn I PX I CPGĐ I theo khoản mục CPSX GĐ I theo TP Giai đoạn II PX II Chi phí n PX n CPGĐ II theo khoản mục CPSX GĐ II theo TP CPGĐ n theo khoản mục CPSX GĐ n theo TP Giá thành NTP II Phụ lục 01 bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Giám đốc PGĐ điều hành sợi PGĐ Kỹ thuật PGĐ điều hành may PGĐ Kinh doanh Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kỹ thuật cơ khí Phòng Kế toán tài chính Phòng Kế hoạch thị trường Phụ lục 04 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________________ Biên bản kiểm kê sản phẩm làm dở Hôm nay, ngày 30/12/2005 Chúng tôi gồm: 1) Ông: Phan Tiến Cừ Cán bộ phòng kế toán 2) Bà: Đoàn Thị Yến Cán bộ phòng kế toán 3) Bà Vũ Thị Dậu Phân xưởng Sợi 4) Bà Nguyễn Thị Hoa Phân xưởng Dệt Chúng tôi cùng nhau tiến hành, kiểm kê sản phẩm làm dở đến ngày 25/12 của hai PX sản xuất có số liệu được thống nhất như sau: 1) PX Sợi: - Đay kho mềm 3.500 kg - Đay kho ủ 10.619 kg - Cúi chải: 100x 9,5 x 1,031 = 979,5 kg - Ghép 1: 77 thùng x 8 kg x 1,031 = 952,6 kg - Ghép 2: 80 thùng x 8 kg x 1,031 = 695,8 kg - Ghép 3: 311 thùng x 6 kg x 1,031 = 1.923,2 kg - Sợi trên mặt bằng 500 kg x 1,031 = 515,5 kg Tổng quỹ đay: 19.150,2 kg 2) Phân xưởng Dệt: - Sợi dệt trên máy = 2.136 kg - Vải trên máy dệt (2.898m) x 0,3499 = 1.014 kg - Sợi trên máy mắc 882 kg - Bào cắt răng chưa khâu: 2.026 chiếc x 0,77 = 1.560 kg - Suốt: 22 suốt x 20 = 440kg Tổng quỹ sợi 6.032 kg Biên bản đã được các thành viên thống nhất ký tên. PX Sợi PX Dệt Đại diện phòng KT Đại diện phòng KH Phụ lục 05 Bảng tính giá thành sản phẩm sợi đay Số lượng: 100.047 kg (trong đó sản xuất = 71.118 kg; g/công = 228.929) Diễn giải 621 622 627 Z z I. Dư đầu kỳ 74.022.000 74.022.000 II. Số phát sinh trong kỳ 194.066.01 47.417.800 99.538.192 341.022.002 III. Dư cuối kỳ 53.186.000 361.858.002 IV. Tổng giá thành 214.902.01 47.417.800 99.538.192 319.364.329 1. Sợi công ty (71.118 kg) Z 214.902.01 3.021,76 33.707.087 473,96 70.756.009 994,91 319.364.329 4.490.63 2. Sợi gia công z 13.711.425 473,96 228.782.248 994,91 42.493.673 14.468,86 Phụ lục 06 Bảng thanh toán lương công nhân tháng 12 năm 2005 (Phân xưởng Sợi) STT Họ và tên Chức vụ Lương CB Phụ cấp Khen thưởng Tổng Các khoản giảm trừ Thực lĩnh BHYT BHXH Tạm ứng Tổng 1 Nguyễn Văn Thuỷ CN 650.000 500.000 475.000 1.625.000 6500 32.500 0 39.000 1.586.000 2 Đào Ngọc Đồng CN 700.000 300.000 400.000 1.400.000 7000 35.000 300.000 342.000 1.058.000 3 Phan Thị Hằng CN Tổng 38.876.049 48.583.000 48.584.634 136.034.683 388.670 1.943.350 5.000.000 7.332.020 128.702.663

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5095.doc
Tài liệu liên quan