Đề tài Kế toán thành phẩm – bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần Hương Nam

LỜI MỞ ĐẦU Sản xuất ra sản phẩm tốt và bán được hàng là mục tiêu chiến lược của mọi doanh nghiệp. Do đó trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc sản xuất ra sản phẩm gì và tiêu thụ nó như thế nào. Việc tổ chức quản lý thành phẩm vì thế có ý nghĩa then chốt, không chỉ phục vụ cho quá trình tái sản xuất mà còn tác động lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể là lợi nhuận tiêu thụ. Do tác động quan tâm đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ cần phải được thiết lập khoa học, hợp lý để cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về tình hình thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có những biện pháp cụ thể nhằm quản lý tốt thành phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ thành phẩm, thu hồi vốn nhanh và tăng vòng quay của vốn. Kích thích sức sản xuất, góp phần tạo ra giá trị sản lượng lớn cho nền kinh tế quốc dân và thực hiện các nghĩa vụ thuế khoá, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, không ngừng hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm là nhiệm vụ trọng tâm đặt ra với mọi doanh nghiệp sao cho việc ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ về thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm được chính xác, toàn diện là cơ sở cho những quyết định đầu tư, những phương án sản xuất kinh doanh đúng đắn hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp đòng thời qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần Hương Nam – 181 Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội em đã lựa chọn đề tài “Kế toán thành phẩm – bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần Hương Nam” làm báo cáo thực tập với nọi dung gồm những phần chính sau: Chương I: Cơ sở lý luận về công tác kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Thực trạng kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hương Nam Chương III: Phương hướng hoàn thiện, tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần Hương Nam. Kết luận Thực hiện đề tài này, em hy vọng sẽ tái hiện được lý luận về công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Hương Nam, đồng thời góp phần hiểu biết ít ỏi của mình vào quá trình hoàn thiện kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và nâng cao lợi nhuận tiêu thụ tại công ty, tuy nhiên do trình độ và hiểu biết còn hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của thầy cô và các bạn. Trong thời gian thực tập, em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô Nguyễn Ngọc Anh – trường trung học kinh tế Hà Nội, cô Nguyễn Thị Hợi – Kế toán Công ty cổ phần Hương Nam cùng các cô trong Phòng kế hoạch – tài vụ của công ty đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành báo cáo thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Chương I: Những vấn đề lý luận về hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. 3 1.2. Bán hàng và cung cấp dịch vụ 3 2. Tính giá thành phẩm: 4 2.1. Nguyên tắc hạch toán thành phẩm. 4 2.2. Chứng từ hạch toán: 7 3. Khái niệm doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, nguyên tắc xác định doanh thu và kết quả bán hàng. 7 3.1. Khái niệm doanh thu và điều kiện ghi nhận doanh thu. 7 3.2. Khái niệm các khoản giảm từ doanh thu 9 4. Các phương thức bán và thanh toán 9 4.1. Các phương thức bán 9 4.2. Các phương thức thanh toán 10 5. Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. 10 6. Kế toán chi tiết thành phẩm 11 6.1. Chứng từ kế toán sử dụng 11 6.2. Trình tự và thủ tục nhập, xuất kho thành phẩm 12 6.3. Kế toán chi tiết thành phẩm 13 6.3.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 15 7. Hạch toán tổng hợp thành phẩm 16 7.1. Tài khoản sử dụng 16 7.2. Trình tự kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 16 7.2.1. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 16 7.2.2. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ 18 8. Kế toán tổng hợp quá trình bán hàng theo các phương thức bán 19 8.1. Tài khoản sử dụng 19 8.2. Kế toán tổng hợp bán hàng theo các phương thức bán hàng 23 8.3. Kế toán bán hàng và cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX. Tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và xuất khẩu. 31 8.4. Kế toán bán hàng tại doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 31 9. Kế toán xác định kết quả bán hàng 33 9.1. Kế toán chi phí bán hàng 33 9.1.1. Tài khoản sử dụng 33 9.1.2. Nội dung hạch toán chi phí bán hàng 33 9.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 34 9.2.1. Tài khoản sử dụng 34 9.3. Kế toán xác định kết quả bán hàng 35 9.3.1. Tài khoản sử dụng 35 9.3.2. Nội dung hạch toán xác định kết quả tiêu thụ 36 Chương II 38 Thực trạng kế toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty cổ phần Hương Nam 38 I. Khái quát chung về Công ty cổ phần Hương Nam 38 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 38 1.2. Tổ chức bộ máy quản lý 39 1.2.1. Cơ cấu bộmáy quản lý 39 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc 40 1.3. Tổ chức công tác kế toán 42 1.3.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán 42 1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán 42 1.3.3. Hình thức kế toán áp dụng 44 1.3.4. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty 45 2. Thực trạng kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Hương Nam 46 2.1. Quy trình hạch toán 46 2.2. Trình tư hạch toán 46 2.2.1. Hạch toán thành phẩm 46 2.2.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 62 Chương III 73 Hoàn thiện kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Hương Nam 73 1. Đánh giá chung về công tác quản lý và hạch toán thành phẩm tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Hương Nam 73 1.1. Ưu điểm 73 1.2. Hạn chế 74 2. Hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Hương Nam 75 2.1. Về kỳ hạch toán 75 2.2. Hệ thống chứng từ và vận dụng tài khoản 76 2.3. Về cơ cấu lao động và phân bổ chi phí 78 Kết luận 81 Tài liệu tham khảo 82

docx95 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán thành phẩm – bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty cổ phần Hương Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ đối với ngân sách Nhà nước, đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên,bình quân năm sau cao hơn năm trước. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm 2005, 2006, 2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu bán hàng 3.545.156.000 4.009.343.000 6.225.054.000 Lợi nhuận gộp về bán hàng 1.589.546.000 1.785.654.000 1.882.430.000 Chi phí BH, QLDN 885.471.000 751.245.000 756.611.000 Doanh thu thuần 704.075.000 1.034.409.000 1.125.819.000 Thuế TN doanh nghiệp 197.141.000 289.643.520 315.229.320 Lợi nhuận sau thuế 506.934.000 744.765.480 810.589.680 Nhìn vào bảng số liệu trên, ta dễ dàng nhận thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn đạt lợi nhuận ở mức tương đối ổn định và tăng trưởng. Trong 3 năm: năm 2006 so với năm 2005 doanh thu và lợi nhuận tăng lên 46,9% và 5%; đến năm 2007, con số đó tiếp tục tăng lên vượt mức năm 2006 là 8,83% và 7,87%, thậm chí vượt xa năm 2005 là 58,9% và 61%. Tuy gặp phải sự cạnh tranh của nhiều đơn vị kinh doanh ăn uống khác, song công ty vẫn đạt và vượt mức đối với các chỉ tiêu quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã chủ động có những biện pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ để doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2007 vừa qua không những đạt để doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2007 vừa qua không những đạt mà còn vượt mức 2 năm 2005 và 2006. Những con số đó phần nào đã chứng tỏ sự kết hợp chặt chẽ trong việc quản lý của các phòng ban, bộ phận của Công ty cổ phần Hương Nam trong những ngày đầu của cơ chế quản lý mới. Và đây có thể được coi là những thuận lợi ban đầu góp phần tạo đà cho những kết quả kinh doanh sau này. 1.2. Tổ chức bộ máy quản lý 1.2.1. Cơ cấu bộmáy quản lý Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo cơ cấu trực tuyến chức năng; giám đốc chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của các phòng ban, trực tiếp ra quyết định đến cấp dưới. Phó giám đốc, kế toán trưởng các phòng ban trợ giúp Giám đốc trong việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh. Quan hệ giữa các phòng ban có sự phối hợp như sau: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần Hương Nam Hội đồng quản trị Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kế toán Phòng nhân lực và thị trường Nhìn vào sơ đồ trên, ta có thể thấy bộ máy quản lý của Công ty là gọn nhẹ song vẫn đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cán bộ quản lý được phân định rõ ràng nâng cao hiệu lực quản lý của công ty. Ngoài ra, là một công ty cổ hần có tư cách pháp nhân đầy đủ nên bên cạnh ban giám đốc, công ty còn gồm có: Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát. 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc Xuất phát từ yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi bộ phận phòng ban của công ty đều có chức năng nhiệm vụ riêng được tổ chức theo cơ cấu: * Hội đồng quản trị: gồm 3 người Là cấp có thẩm quyền cao nhất của công ty giữa hai kỳ đại hội, nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là ba năm. Hội đồng quản trị có quyền nhân danh Công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi, nghĩa vụ của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng. - Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng về những sai sót trong quản trị, vi phạm điều lệ, pháp luật gây thiệt hại cho Công ty. * Ban giám đốc điều hành 3 người. Giám đốc: 1 người Phó giám đốc: 2 người + Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty do Hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm và bãi miễn nếu điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả (tối đa không quá 2 năm). Giám đốc có thể là người trong Công ty hoặc thuê ngoài, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và triệt để thưc hiện các nghị quyết của Đại hội đồng. Trường hợp thuê giám đốc thì chủ tịch Hội đồng quản trị thay mặt hội đồng trực tiếp ký hợp đồng lao động với giám đốc. + Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty. Phó giám đốc do Hội đồng kinh doanh bỏ nhiệm và bãi miễn. * Ban kiểm soát: gồm 2 người Do đại hội đồng bầu, trong đó ít nhất một kiểm soát viên phải có chuyên môn về kế toán. Nhiệm kỳ của kiểm soát viên trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bản tổng kết năm tài chính của công ty khi thấy cần thiết, và trình Đại hội đồng kết quả thẩm tra tài chính của Công ty và ý kiến độc lập của mình. Báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông về sự kiện tài chính bất thường xảy ra, về ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính của giám đốc và Hội đồng quản trị. Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng về những vi phạm của mình gây thiệt hại cho Công ty. 1.3. Tổ chức công tác kế toán 1.3.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán Xuất phát từ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty cổ phần Hương Nam, công tác kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình nửa tập trung, nửa phân tán. Các bộ phận phòng ban chỉ lập chứng từ gốc phát sinh và chuyển về phòng Tài vụ thanh toán. Quầy hàng là đơn vị trực thuộc công ty, có cán bộ kế toán tổ chức ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại quầy hàng, định kỳ hạch toán báo sổ ra phòng Kế hoạch tài vụ để hạch toán và tổng hợp chung. Hàng tháng quầy hàng gửi các chứng từ liên quan đến việc kinh doanh lên phòng kế hoạch tài vụ để lập tờ khai thuế GTGT; đồng thời quầy hàng gửi sổ chi tiết, sổ cái tài khoản, bảng kê, nhật ký chứng từ ra công ty. Phòng tài vụ chịu trách nhiệm kiểm tra, xác định tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ phát sinh, xác định tính đúng đắn của các số liệu báo cáo, hạch toán của quầy hàng để tổng hợp, lập báo cáo kế toán, thống kê chung của công ty. 1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu quản lý, bộ máy kế toán hiện tại của Công ty cổ phần Hương Nam gồm 3 người, trong đó trưởng phòng kế hoạch tài vụ kiêm kế toán trưởng có chức năng giúp giám đốc công ty chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê, thông tin kinh tế trong toàn công ty; thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng theo quy định của Nhà nước, có trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán toàn công ty; đôn đốc kiểm tra việc lập báo cáo tài chính, thống kê ở đơn vị trực thuộc là quầy hàng. Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong phòng kế hoạch tài vụ và nhân viên kế toán tại quầy hàng. Tổ chức học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý tài chính, kế toán, thuế cho các cán bộ kế toán trong công ty. Chỉ đạo cán bộ kế hoạch thực hiện kế hoạch đề tài, thống kê kết quả thực hiện kế hoạch của từng bộ phận, phòng ban, cùng Giám đốc chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính của công ty. Bộ phận tài vụ được chia làm 4 nhóm, thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng Nhóm kế toán nguyên liệu, TP tiêu thụ và công nợ Nhóm kế toán TSCĐ, CCDC, thuế, ngân hàng và tổng hợp Nhóm kế toán tiền mặt, thanh toán nội bộ Nhóm kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm * Nhóm kế toán TSCĐ, CCDC, thuế, ngân hàng và tổng hợp có nhiệm vụ: - Theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho từng loại CCDC, tình hình biến động tăng giảm của từng loại TSCĐ. Xác định số khấu hao TSCĐ, giá trị hao mòn CCDC trong kỳ để phân bổ cho từng đối tượng sử dụng. Xác định chi phí thu nhập về nhượng bán, thanh lý CCDC, TSCĐ. Lập báo cáo về tình hình trang bị, đầu tư sử dụng CCDC, TSCĐ trong toàn công ty để cung cấp thông tin về hiệu quả sử dụng CCDC, TSCĐ của các bộ phận. - Theo dõi tình hình biến động về tiền gửi ngân hàng, các khoản vay nợ và trả nợ ngân hàng, theo dõi việc kê khai nộp thuế, quyết toán thuế với ngân sách. Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các phần hành kế toán để tổng hợp lập báo cáo kế toán, thống kê chung của công ty. * Nhóm kế toán nguyên vật liệu, TP tiêu thụ và công nợ có nhiệm vụ: - Theo dõi, phản ánh chính xác kịp thời về số lượng, chất lượng và giá trị của từng loại nguyên liệu, thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán về nguyên liệu. - Theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả chi tiết cho từng đối tượng khách hàng, nhà cung cấp, từng khoản nợ. Phân loại nợ theo thời gian, kiểm tra, đối chiếu, đôn đốc việc thanh toán công nợ. Tổng hợp cung cấp thông tin kịp thời về tình hình công nợ để có biện pháp xử lý, trích lập dự phòng theo chế độ hiện hành. * Nhóm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành có nhiệm vụ: - Phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản chi phí phát sinh thực tế cho hoạt động kinh doanh trong kỳ. Xác định thành phẩm hoàn thành trong kỳ, tính giá thành của từng loại thành phẩm. - Kiểm tra tình hình thực hiện định mức tiêu hao vật tư, lao động; cung cấp thông tin cần thiết cho việc định giá và đề ra các quyết định kinh doanh. * Nhóm kế toán tiền mặt và thanh toán nội bộ có các nhiệm vụ: - Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, và tiền tạm ứng của công ty. Theo lượng tiền tồn quỹ hàng tháng, thường xuyên đối chiếu với thủ quỹ để phát hiện các trường hợp thừa, thiếu, kịp thời thông báo cho ban giám đốc. - Theo dõi kịp thời, chính xác các khoản thanh toán lương, thưởng phụ cấp, tiền tạm ứng, các khoản bồi thường vật chất với cán bộ công nhân viên. 1.3.3. Hình thức kế toán áp dụng Để phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý, công ty hiện đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Sổ sách kế toán được sử dụng tại công ty bao gồm: - Nhật ký chứng từ số 1,2,7,8,10… - Bảng kê số 1,2,4,8,10… - Sổ cái các tài khoản - Sổ thẻ kế toán chi tiết như sổ TSCĐ, thẻ tính giá thành, sổ chi tiết tiêu thụ… Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số loại chứng từ sổ sách được ghi chép lưu trữ trong công việc của từng cán bộ kế toán. Điều này đảm bảo giữa các bộ phận kế toán luôn có sự phân công phối hợp chặt chẽ để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Việc cập nhật và xử lý số liệu được thể hiện thông qua sơ đồ sau: Sơ đồ trình tự ghi sổ Chứng từ gốc Bảng phân bổ Phiếu kế toán, bút toán phân bổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Nhật ký chứng từ Bảng tổng hợp chi tiết Bảng kê Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.3.4. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty * Phương pháp đánh giá hàng tồn kho Là doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn uống, sản phẩm sản xuất mang tính đặc thù là không tồn tại ở dạng dở dang nên công ty áp dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho theo phương pháp thực tế đích danh. * Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để quản lý và hạch toán hàng tồn kho, đây là phương pháp theo dõi thường xuyên liên tục có hệ thống, theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm trên sổ kế toán tổng hợp. Nhờ vậy, kế toán có thể xác định chính xác số lượng thành phẩm tồn kho ở bất kỳ thời điểm nào mà không cần thiết phải tiến hành kiểm kê thực tế. * Phương pháp tính thuế GTGT Hiện nay công ty áp dụng tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất là 10%. 2. Thực trạng kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Hương Nam 2.1. Quy trình hạch toán Từ chứng từ hoá đơn mua ® kế toán lập phiếu chi tiền ® nhập kho ® xuất kho ® bán hàng thu tiền (phiếu thu, hoá đơn GTGT). Từ chứng từ mua hàng, bán hàng (phiếu thu, phiếu chi) ® tờ kê chi tiết ® sổ chi tiết ® nhật ký ghi hàng ngày ® bảng cân đối kế toán ® xác định kết quả tiêu thụ. 2.2. Trình tư hạch toán 2.2.1. Hạch toán thành phẩm 2.2.1.1. Hệ thống chứng từ Để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, làm căn cứ để kiểm tra tình hình dự trữ, tiêu thụ, tồn kho thành phẩm, cung cấp thông tin cho việc quản lý thành phẩm. Công ty sử dụng một số chứng từ sau: * Phiếu nhập kho: được dùng để xác định số lượng thực phẩm nhập kho, làm căn cứ ghi thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán. Phiếu nhập kho được ghi làm 3 liên, đặt giấy than viết 1 lần: Liên 1: Lưu tại quyển gốc Liên 2: thủ kho giữ để ghi thẻ kho Liên 3: người nhập kho (quầy hàng giữ để làm căn cứ thanh toán) Số: 18 Nợ TK 155 Có TK 154 Họ tên người giao hàng: Bếp ăn Theo số …. ngày …. tháng …. năm ….. của: Nhập tại kho: Công ty cổ phần Hương Nam, 181 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội STT Tên, nhãn hiệu quy cách Mã số Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực nhập 1 Thịt thăn vai bò Úc xào tái lăn đĩa 10 10 80.000 800.000 Cộng 10 10 80.000 800.000 Nhập ngày 05 tháng 02 năm 2007 Phụ trách cung tiêu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) * Thẻ kho: Dùng để theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại thành phẩm trong kho, làm căn cứ xác định thành phẩm tồn kho. Mỗi thẻ kho dùng cho một loại thành phẩm, hàng hoá. Phòng kế toán lập và thủ kho giữ thẻ kho. Mẫu số 2.2: Phiếu nhập kho PHIẾU XUẤT KHO Ngày 06 tháng 02 năm 2007 Số: 21 Nợ TK 632 Có TK 155 Họ tên người nhận hàng: Công ty TNHH Anh Sơn Địa chỉ: 152 Hàng Mã, Hà Nội Lý do xuất kho: Xuất tại kho: Công ty cổ phần Hương Nam, 181 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội STT Tên, nhãn hiệu quy cách Mã số Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực nhập 1 Thịt thăn vai bò Úc xào tái lăn đĩa 10 10 221.500 2.215.000 Cộng 10 10 221.500 2.215.000 Nhập ngày 06 tháng 02 năm 2007 Phụ trách cung tiêu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) * Phiếu xuất kho: dùng để theo dõi chặt chẽ số thành phẩm, hàng hoá xuất kho cho các bộ phận trong doanh nghiệp sử dụng, làm căn cứ để hạch toán và kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thành phẩm. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên, đặt giấy than viết 1 lần. Mẫu số 2.3: Thẻ kho THẺ KHO Ngày lập thẻ 28 tháng 02 năm 2007 Tờ số: 5 Tên, nhãn hiệu, quy cách sản phẩm: thịt bò úc xào tái lăn Đơn vị tính: đĩa Mã số AA/02B STT Chứng từ Diễn giải Ngày nhập xuất Số lượng Ký xác nhận SH CT Nhập Xuất Tồn Số dư đầu kỳ 1 PN12 05/02 Nhập kho 05/02 10 2 HĐ14 06/02 Xuất bán 06/02 10 Cộng 0 2.2.1.2. Trình tự hạch toán thành phẩm a) Hạch toán chi tiết thành phẩm Công ty lựa chọn hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp thẻ song song. Thep phương pháp này, ở kho sẽ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn thành phẩm về số lượng thẻ kho. Thẻ kho được mở cho từng danh điểm thành phẩm còn ở phòng kế toán mở sổ kế toán chi tiết thành phẩm và tiêu thụ cho từng loại thành phẩm. Tuy nhiên, do giá thành của thành phẩm xuất kho chỉ xác định được vào cuối kỳ hạch toán nên mỗi lần nhập kho, xuất kho thành phẩm mới sản xuất và tiêu thụ trong kỳ thì kế toán chỉ lập chứng từ theo dõi và phản ánh về mặt số lượng. Ví dụ: Trình tự sổ hạch toán kế toán chi tiết thành phẩm trên sổ của doanh đối với thành phẩm Bò Úc xào tái lăn như sau: - Khi nhập kho (bếp chế biến) thịt bò thăn, kế toán lập phiếu nhập kho ngày 05/02/2007. Phiếu nhập kho như mẫu 2.1 ở trên. - Từ phiếu nhập kho, kế toán vào sổ theo dõi chi tiết mở cho thành phẩm "Bò Úc xào tái lăn", nhưng chỉ theo dõi được cột số lượng nhập còn giá trị thành phẩm chưa được xác định. - Ngày 06/02/2007, xuất bán, kế toán lập phiếu xuất kho. Sau đó vào sổ theo dõi chi tiết thành phẩm tiêu thụ của thành phẩm này, cũng chỉ ghi được vào cột số lượng xuất. - Cuối kỳ kế toán, giá thành của thành phẩm này được xác định và thẻ giá thành được lập. Mẫu số 2.4: THẺ TẬP HỢP CHI PHÍ GIÁ THÀNH Quý I, II/2007 Mã thành phẩm: LTC Tên thành phẩm: "Bò thăn Úc xào lăn" Số lượng: 1 đĩa NT Số CT Diễn giải CP nguyên liệu CP nhân công CPBH, QLDN Cộng Z Lương BHXH 05/02 PC218 Thanh toán tiền nhiên liệu 168.000 31/03 PKPB1 Phân bổ tiền lương 33.700 31/03 PKPB2 Phân bổ tiền lương 3.370 31/03 PKPB3 Phân bổ CP, BH, QLDN 16.430 Cộng 221.500 Từ thẻ tính giá thành có được vào cuối kỳ kế toán (cuối kỳ 2/2007), kế toán vào sổ chi tiết thành phẩm tiêu thụ giá thành của 10 đĩa "thịt bò Úc xào lăn". Trên cơ sở đó, kế toán thực hiện bút toán xuất bán thành phẩm tiêu thụ theo dõi cho "thịt bò Úc xào lăn" vào cuối kỳ, ta có được số liệu trong trong sổ chi tiết thành phẩm tiêu thụ. Xem mẫu số 2.5 - sổ chi tiết thành phẩm tiêu thụ của thành phẩm "Thịt vai bò Úc xào" như sau: Mẫu sổ 2.5: SỔ CHI TIẾT THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ Tên sản phẩm: "Thịt vai bò úc xào" Giá thành đơn vị: 221.500 Chứng từ Diễn giải Nhập Xuất Tồn NT SH Số lượng Giá vốn Số lượng Giá vốn Số lượng Giá vốn Số dư đầu kỳ 05/02 PN12 Nhập kho 10 đĩa 2.215.000 06/02 HĐ84 Xuất bán 10 đĩa 2.215.000 Cộng quý 1, 2/ 2007 10 đĩa 2.215.000 10 đĩa 2.215.000 0 b. Hạch toán tổng hợp thành phẩm Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Để hạch toán tổng hợp thành phẩm, xuất phát từ chứng từ gốc, kế toán cập nhật các chứng từ, số liệu của các nghiệp vụ phát sinh vào sổ chi tiết tài khoản theo đúng nguyên tắc định khoản. Cuối kỳ hạch toán, kế toán thực hiện tổng hợp, kết chuyển và chuyênẻ sổ. Như vậy là các bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ cái được thực hiện đúng nguyên tắc kế toán và cập nhật đầy đủ dữ liệu của một kỳ hạch toán. Sau đây là một vài nghiệp vụ tiêu biểu về kế toán tổng hợp thành phẩm tại công ty, căn cứ vào các chứng từ, kế toán ghi sổ chi tiết tài khoản 155, 511 (xem các mẫu 2.9, 2.10) theo các định khoản như trình bày dưới đây: - Trường hợp nhập kho chế biến hoàn thành trong kỳ. Ví dụ: Ngày 05/02/2007, hoàn thành nhập kho thành phẩm, với giá thành đơn vị được tính vào cuối kỳ là 221.500đ. Kế toán ghi sổ chi tiết thành phẩm - TK 155 (xem mẫu 2.9) theo định khoản sau: Nợ TK 155 221.500 Có TK 154 221.500 - Kế toán xuất bán thành phẩm từ kho chế biến Giá vốn hàng xuất kho: Nợ TK 632 221.500 Có TK 155 221.500 Mẫu số 2.6: Hoá đơn GTGT HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 1 (lưu) EG/02-B Ngày 20 tháng 3 năm 2007 No 02881 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần Hương Nam Địa chỉ: 181 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội Số TK: Điện thoại: Mã số: Họ tên người mua hàng: Trần Nam Anh Đơn vị: Công ty TNHH Anh Sơn Số TK: STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Bò úc xào tái lăn · Các chứng từ thanh toán bao gồm: - Phiếu thu: Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên (đặt giấy than viết một lần) ghi đầy đủ các nội dung theo quy định và ký vào phiếu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập kho quỹ. Sau khi đã nhận đầy đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền nhập quỹ (bằng chữ) vào phiếu thu trước khi ký tên. Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu lại nơi lập phiếu. Cuối ngày toàn bộ phiếu thu kèm chứng từ gốc chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán chi tiết. Mẫu số 2.7: Phiếu thu PHIẾU THU Ngày 20 tháng 3 năm 2007 Quyển số: 50 Số 125 Nợ TK 111 Có TK 511,333-1 Họ và tên người nộp tiền: Trần Nam Anh Địa chỉ: Công ty TNHH Anh Sơn Lý do nộp: Mua 10 đĩa "thịt vai bò úc xào" Số tiền: 2.750.000 (viết bằng chữ: Hai triệu bảy trăm năm mươi nghìn) Kèm theo 01 chứng từ gốc. Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập biểu (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ: Hai triệu bảy trăm năm mươi nghìn) Ngày 20 tháng 3 năm 2007 Thủ quỹ (Ký, họ tên) - Phiếu chi: là căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ và sổ kế toán. Phiếu chi được lập thành 2 liên (đặt giấy than viết một lần). + Liên 1: lưu tại nơi lập phiếu + Liên 2: thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ sau đó chuyển cho kế toán cùng chứng từ gốc để vào sổ kế toán. Mẫu sổ 2.8: Phiếu chi PHIẾU CHI Ngày 05 tháng 5 năm 2007 Quyển số: 54 Số 26 Nợ: Có: Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thị Chỉ Địa chỉ: Lý do chi: Xuất trả tiền mua hàng cho Công ty cổ phần Quang Minh Số tiền: 230.000 (viết bằng chữ: Hai trăm ba mươi nghìn) Kèm theo 01 chứng từ gốc. Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ: Hai trăm ba mươi nghìn) Ngày 05 tháng 9 năm 2007 Thủ quỹ (Ký, họ tên) Người nhận tiền (Ký, họ tên) 2.2.2.2. Tài khoản sử dụng và trình tự hạch toán a) Tài khoản sử dụng Để hạch toán quá trình tiêu thụ thành phẩm, công ty sử dụng các tài khoản: - TK 155 "Thành phẩm" (Nội dung tài khoản trình bày ở chương I) tài kfhoản này dùng để theo dõi tình hình sản xuất, tồn kho, tiêu thụ thành phẩm tại công ty. - TK 151 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ". Tài khoản này dùng để theo dõi doanh thu bán hàng tại công ty trong kỳ hạch toán. - TK 131 "Phải thu của khách hàng": Tài khoản này dùng để theo dõi công nợ của khách hàng đối với công ty trong kỳ hạch toán. - Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản: TK 111 "Tiền mặt", TK 112 "Tiền gửi ngân hàng". b) Trình tự hạch toán Trong quá trình tiêu thụ thành phẩm, khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT và phiếu xuất kho để cập nhật số liệu cho sổ chi tiết tài khoản 155, 511, 131, 111, 112… Sơ đồ trình tự ghi sổ quá trình hạch toán tiêu thụ thành phẩm - Hoá đơn GTGT - Phiếu xuất kho - Phiếu nhập kho - Sổ chi tiết thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm - Sổ chi tiết thanh toán với người mua - Sổ tổng hợp doanh thu - Bảng kê số 8 - Bảng kê số 11 Nhật ký chứng từ số 8 Sổ Cái TK155, 511, 632, 641, 642, 911 - Báo cáo tiêu thụ thành phẩm Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Trong đó: * Sổ chi tiết: - Sổ chi tiết thành phẩm tiêu thụ - TK155 (Mẫu số 2.9) được sử dụng để theo dõi tình hình tiêu thụ thành phẩm, giá vốn hàng tiêu thụ theo từng khách hàng, sản phẩm. Sổ này là căn cứ để lập báo cáo chi tiết tiêu thụ, bảng kê số 8, NK-CT 8. Trình tự ghi chép: Hàng ngày căn cứ vào các hoá đơn GTGT, kế toán tập hợp số liệu xác định giá vốn; những sản phẩm chưa xác định được giá vốn, cuối kỳ căn cứ vào thẻ tính giá thành, xác định giá vốn cho thành phẩm. - Sổ chi tiết thanh toán với người mua - TK 131 (mẫu số 2.11): Được sử dụng để theo dõi tình hình thanh toán tiền hàng giữa khách hàng và công ty. Sổ này được mở chi tiết theo từng tên khách hàng, mỗi khách hàng được quy định theo từng mã riêng. Sổ này là căn cứ để lập bảng kê số 11. Trình tự ghi chép: Hàng ngày căn cứ vào các hoá đơn GTGT, các chứng từ liên quan, kế toán kiểm tra, phân loại, cập nhật số liệu. Cuối kỳ sẽ tổng hợp công nợ theo từng khách hàng theo mã quy định. * Sổ tổng hợp: - Bảng kê số 8: Dùng để tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm theo giá thành thực tế. Cuối kỳ số liệu tổng hợp trên sổ chi tiết tiêu thụ thành phẩm sẽ được cập nhật và chuyển vào bảng kê này. - Bảng kê số 11: Theo dõi tình hình thanh toán theo từng mã khách hàng. Cơ sở ghi chép là sổ chi tiết thanh toán với người mfua. - Nhật ký chứng từ số 8: Số liệu trên NK-CT số 8 là số liệu trên bảng kê số 8, 11, sổ chi tiết thành phẩm và tiêu thụ, sổ chi tiết dùng chung cho TK 641, 642, 711, 811, 911… - Sổ cái tài khoản: số liệu trên NK-CT số 8, phần ghi: Có các TK 131, 155, 511, 632, 641, 642… đối ứng nợ các TK có liên quan sẽ chuyển sang sổ Cái TK 155. Công ty cổ phần Hương Nam áp dụng phương thức tiêu thụ trực tiếp. · Trường hợp khách hàng trả tiền ngay Ví dụ: Ngày 14/2/2007, hoá đơn GTGT số 08881 bán cho doanh nghiệp tư nhân Thúy Hoà 2 nồi "Lẩu thập cẩm", tổng số tiền là 484.000, thuế suất thuế VAT là 10%: 44.000. Khách hàng trả bằng tiền mặt. Phiếu thu số 25. Kế toán tiêu thụ căn cứ vào hoá đơn GTGT số 08881, phiếu thu tiền mặt số 25, phản ánh doanh thu bán hàng vào sổ chi tiết TK511 (Mẫu số 2.10). Nợ TK 111 484.000 Có TK 511 440.000 Có TK 333-1 44.000 Căn cứ vào thẻ tính giá thành sản phẩm xác định giá vốn thành phẩm tiêu thụ (giá vốn = số lượng tiêu thụ * giá thành đơn vị thực tế). Nợ TK632 335.000 Có TK 155 335.000 Vào sổ định khoản, xem sổ chi tiết TK 155 (mẫu số 2.9) · Trường hợp khách hàng trả tiền sau: Ví dụ: Ngày 06/02/2007, hoá đơn GTGT số 07782 bán cho Công ty TNHH Anh Sơn 10 đĩa "thịt bò Úc xào". Tổng số tiền là 2.750.000, thuế suất thuế VAT là 10%, khách hàng chưa thanh toán. Ngày 06/02/2007, căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán xác định doanh thu và cập nhật số liệu từ hoá đơn GTGT, vào sổ chi tiết TK511 (mẫu sổ 2.10) và sổ chi tiết TK131 (mẫu sổ 2.11), theo định khoản. Nợ TK 131 2.750.000 Có TK 511 2.500.000 Có TK 333-1 250.000 Căn cứ vào thẻ giá thành cuối quý I/2007 của thành phẩm "Thịt vài bò úc xào", số liệu giá vốn của định khoản được thể hiện như sau: Nợ TK 632 2.215.000 Có TK 155 2.215.000 Vào sổ định khoản trên, xem sổ chi tiết TK155 (mẫu số 2.9) Mẫu sổ về việc hạch toán chi tiết các nghiệp vụ minh hoạ trên vào sổ chi tiết thành phẩm và sổ chi tiết tiêu thụ thành phẩm được trình bày sau đây. Các mẫu sổ tổng hợp như bảng kê số 8, nhật ký chứng từ số 8, sổ cái TK 155, 511, cuối kỳ hạch toán kế toán sẽ kết chuyển và số liệu sổ tổng hợp cuối quý I, II như trong các mẫu từ 2.9-2.20. Các biểu mẫu sau đây thể hiện những định khoản và cách vào sổ của các ví dụ đã được trình bày ở trên về hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm trong sổ sách của Công ty cổ phần Hương Nam. Mẫu số 2.9: SỔ CHI TIẾT THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ Tài khoản 155 - Thành phẩm Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 30/06/2007 Chứng từ Diễn giải Nhập Xuất Tồn NT SH Số lượng Giá vốn Số lượng Giá vốn Số lượng Giá vốn Số dư đầu kỳ 05/02 PN12 Nhập kho 10 đĩa 2.215.000 06/02 HĐ87 Xuất bán 10 đĩa 2.215.000 Cộng quý I, II/ 2007 10 đĩa 2.215.000 10 đĩa 2.215.000 0 Mẫu số 2.10: SỔ CHI TIẾT DOANH THU BÁN HÀNG Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 30/06/2007 Chứng từ Khách hàng Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh NT SH Nợ Có … … … … … … … 02/02 GT06 Doanh nghiệp tư nhân Quốc Anh Mua 10 lít bia hơi 111 88.000 06/02 GT22 Công ty TNHH Anh Sơn Mua bò úc xào 131 2.750.000 … … … … … … … 30/3 GT52 Nguyễn Thị Châm Mua lẩu cá 111 187.000 … … … … … … … 15/4 GT84 Báo CA TP HCM Mua 15 lít bia hơi 111 132.000 … … … … … … … 30/6 PKT.KC10 Kết chuyển doanh thu bán hàng 511®911 911 942.985.600 Tổng PS Nợ: 942.985.000 PS Có: 942.985.000 Mẫu số 2.11: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 30/06/2007 Số dư Nợ đầu kỳ: Chứng từ Khách hàng Diễn giải TKĐƯ Số phát sinh NT SH Nợ Có … … … … … … … 06/02 GT22 Công ty TNHH Anh Sơn Mua 10 đĩa bò úc xào 51 333-1 250.000 25.000 … … … … … … … 30/3 LX05 Cửa hàng kinh doanh 11 Đội Cấn Mua 3 hải sản xào 511 333-1 380.000 38.000 … … … … … … … 15/4 GT84 Cty cổ phần P & G Mua 5 lít bia hơi 511 333-1 40.000 4.000 … … … … … … … Tổng PS Nợ: PS Có: 737.000 Mẫu số 2.12: BẢNG KÊ SỐ 11 - PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG Tài khoản 131 Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 30/06/2007 STT Tên người mua Số dư nợ đầu tháng Có TK511 Có TK3331 Cộng nợ 1 Công ty TNHH Anh Sơn 250.000 25.000 275.000 … … … … … … 2 Cửa hàng kinh doanh 11 Đội Cấn 380.000 38.000 418.000 … … … … … … 30 Cty cổ phần P & G 40.000 4.000 44.000 … … … … … … 2.2.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.2.3.1. Hạch toán chi phí bán hàng Do công ty có bộ phận bán hàng tại quầy, bộ phận quản lý tại văn phòng nên việc hạch toán chi phí bán hàng được chi tiết: chi phí bán hàng tại văn phòng, tại quầy hàng, chi phí phục vụ quá trình tiêu thụ, bán sản phẩm… các mục đích khác. Để hạch toán chi phí bán hàng, công ty sử dụng TK641 (nội dung TK641 xem chương 1). Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt, hoá đơn GTGT của hàng hoá, dịch vụ, kế toán cập nhật số liệu vào sổ chi tiết TK641 (bên ghi Nợ) sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh. Ví dụ: (1) Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào hoá đơn thanh toán tiền điện thoại cho Bưu điện TP Hà Nội là 2.725.300đ, thuế suất VAT 10%, kế toán ghi sổ chi tiết TK641 theo định khoản: Nợ TK 641 2.752.300 Nợ TK 133 275.200 Có TK 111 3.027.500 Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK911 2.752.300 Có TK 641 2.752.300 (2) Tổng số lương chi cho cán bộ công nhân viên được tập hợp vào chi phí bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2007 được phản ánh vào TK641: Nợ TK 641 39.250.000 Có TK 334 39.250.000 Các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên được tập hợp vào định khoản sau: Nợ TK 641 4.405.400 Có TK 338 4.405.400 - 3382 547.700 - 3383 3.403.800 - 3384 453.900 2.2.3.2. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp Để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty sử dụng TK642- chi phí quản lý doanh nghiệp (nội dung tài khoản xem chương I). Căn cứ để chi tiết TK642 là các phiếu chi tiền mặt, giấy báo nợ của ngân hàng… cuối kỳ kế toán sẽ kết chuyển số liệu trên sổ chi tiết TK642 (bên ghi nợ) sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh. Ví dụ: (1) Cuối kỳ hạch toán, kế toán căn cứ vào giấy báo nợ của ngân hàng về thanh toán tiền điện trong kỳ, kế toán tập hợp vào TK642 theo định khoản: Nợ TK 642 3.710.000 Có TK 111 3.710.000 Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh Nợ TK 911 3.710.000 Có TK 642 3.710.000 (2) Kế toán thanh toán phí chuyển tiền qua ngân hàng khi nộp tiền vào ngân hàng: Nợ TK 642 258.600 Có TK 111 258.600 Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh Nợ TK911 258.600 Có TK642 258.000 Kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK911 (xem mẫu số 2.17) 2.2.3.3. Xác định kết quả kinh doanh Để xác định kết quả kinh doanh kế toán Công ty cổ phần Hương Nam sử dụng TK 911 - xác định kết quả kinh doanh. Cuối mỗi kỳ kế toán, từ sổ chi tiết TK511, 632, 641, 642, kế toán công ty sẽ kết chuyển sang sổ cái TK911 để xác định kết quả tiêu thụ. Ví dụ: Cuối quý O, II/2007, từ sổ chi tiết các TK511, 632, 641, 642 số liệu kết chuyển lên sổ cái TK911 thể hiện bằng định khoản sau: + Kết chuyển chi phí giá vốn phát sinh trong kỳ: Nợ TK 911 545.988.700 Có TK 632 545.988.700 + Kết chuyển doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong kỳ: Nợ TK 511 942.985.600 Có TK 911 942.985.600 + Kết chuyển chi phí bán hàng Nợ TK 911 145.407.300 Có TK 641 145.407.300 + Xác định kết quả kinh doanh (lãi từ tiêu thụ) Nợ TK 911 199.385.900 Có TK 421 199.385.900 Kết quả kinh doanh và hạch toán xác định kết quả kinh doanh được thể hiện trên các sổ chi tiết tài khoản, trên sổ cái TK911 (xem mẫu số 9.20) Mẫu biểu sau đây phần nào thể hiện những định khoản trong ví dụ minh hoạ và cách vào sổ cái TK911 để xác định kết quả tiêu thụ trong sổ sách của Công ty cổ phần Hương Nam. Mẫu số 2.13: BẢNG KÊ SỐ 8 - NHẬP, XUẤT, TỒN KHO (Theo dõi mặt hàng thăn bò Úc xào) Thành phẩm (TK155) Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 30/06/2007 Số dư đầu kỳ: 882.400 STT Ngày Có TK154 Có TK632 Cộng Nợ Nợ TK632 … Cộng Có … … … … 1 5/2 221.500 221.500 2 6/2 221.500 221.500 3 … … … 4 25/3 1.560.000 1.560.000 5 … … … 6 24/6 11.098.000 11.098.000 Cộng 11.319.500 11.319.500 1.781.500 1.781.500 Số cư cuối kỳ: 145.000 Mẫu số 2.14: NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 8 Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 30/06/2007 Số dư đầu kỳ: 882.400 STT SH TK ghi nợ Các TK ghi Nợ Có TK155 Có TK131 Có TK 511 Có TK 632 Có TK641 Có TK642 Có TK911 1 111 Tiền mặt 737.000942 942.030.000 2 112 Tiền gửi ngân hàng 130.600 3 131 Phải thu khách hàng 825.000 4 138 Phải thu khác 5 222 Góp vốn liên doanh 6 511 Doanh thu bán hàng 942.985.600 7 632 Giá vốn hàng bán 545.988.700 8 911 Xác định kết quả kinh doanh 545.988.700 145.407.300 52.203.700 Cộng 942.985.600 545.988.700 145.407.300 52.203.700 Mẫu số 2.15: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 155 - THÀNH PHẨM Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 30/06/2007 Số dư đầu năm Nợ Có 3.792.600 TK đối ứng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 111 154 280.000 11.098.000 632 11.450.000 20.561.200 18.458.400 23.441.800 22.882.700 31.254.600 Cộng PS Nợ Có 11.450.000 20.561.200 17.738.400 23.441.800 22.882.700 42.352.600 Số dư cuối tháng Nợ Có 7.657.400 28.218.600 45.957.000 69.398.800 92.281.500 134.634.100 Mẫu số 2.16: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 511 - DOANH THU TIÊU THỤ Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 30/06/2007 Số dư đầu năm Nợ Có 3.792.600 TK đối ứng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 911 156.278.400 145.823.000 138.888.200 158.874.600 147.256.300 195.865.100 Cộng PS Nợ 156.278.400 145.823.000 138.888.200 158.874.600 147.256.300 195.865.100 Có 156.278.400 145.823.000 138.888.200 158.874.600 147.256.300 195.865.100 Số dư cuối tháng Nợ Có Mẫu số 2.17: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 632 - GIÁ VỐN HÀNG BÁN Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 30/06/2007 Số dư đầu năm Nợ Có TK đối ứng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 155 61.450.000 82.561.200 88.458.400 73.441.800 82.882.700 157.254.600 Cộng PS Nợ 61.450.000 82.561.200 88.458.400 73.441.800 82.882.700 157.254.600 Có 61.450.000 82.561.200 88.458.400 73.441.800 82.882.700 157.254.600 Số dư cuối tháng Nợ Có Mẫu số 2.18: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 641 - CHI PHÍ BÁN HÀNG Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 30/06/2007 Số dư đầu năm Nợ Có TK đối ứng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 111 4.775.700 5.990.500 63540.000 4.540.200 4.000.200 5.580.000 112 1.524.000 978.500 870.100 1.100.000 670.500 589.000 138 542.000 550.000 254.600 214 6.000.000 6.000.000. 5.800.000 4.900.200 6.000.000 6.000.000 334 8.333.200 6.584.000 7.845.700 6.425.100 8.210.000 8.781.300 338 4.984.200 4.755.600 5.100.000 4.222.500 4.328.300 4.440.000 Cộng PS Nợ 25.617.100 24.860.100 24.155.800 21.748.000 23.636.000 25.390.300 Có 25.617.100 24.860.100 24.155.800 21.748.000 23.636.000 25.390.300 Số dư cuối tháng Nợ Có Mẫu số 2.19: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 642 - CHI PHÍ QLDN Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 30/06/2007 Số dư đầu năm Nợ Có TK đối ứng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 333-1 3.500.000 5.400.600 4.100.000 5.300.000 4.851.100 5.985.500 333-4 2.600.000 2.700.500 1.844.000 1.677.000 1.180.000 1.845.200 333-7 1.900.800 1.800.400 2.220.200 2.333.000 1.000.000 1.965.600 Cộng PS Nợ Có 8.000.800 9.901.500 8.154.200 9.310.000 7.031.100 9.796.300 Số dư cuối tháng Nợ Có Mẫu số 2.20: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 911 Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 30/06/2007 Số dư đầu năm Nợ Có TK đối ứng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 421 68.255.200 65.884.600 59.889800 61.456.700 60.859.200 89.220.200 632 289.885.500 345.254.000 332.218.400 298.452.800 365.125.300 540.376.300 641 40.033.900 42.289.600 41.122.200 39.255.800 43.744.500 43.925.200 642 23.017.000 21.144.800 20.055.000 19.899.600 21.855.200 21.962.700 Cộng PS Nợ 352.906.400 408.688.400 393.395.600 357.608.200 430.725.000 606.264.200 Có 352.906.400 408.688.400 393.395.600 357.608.200 430.725.000 606.264.200 Số dư cuối tháng Nợ Có CHƯƠNG III HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HƯƠNG NAM 1. Đánh giá chung về công tác quản lý và hạch toán thành phẩm tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Hương Nam 1.1. Ưu điểm Có thể thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay với sự mở cửa giao lưu hợp tác văn hoá giữa các nước thì du lịch Việt Nam ngày càng phát triển, khách nước ngoài đến với Việt Nam với nhiều mục đích trong đó có việc tìm hiểu văn hoá ẩm thực; bên cạnh đó cũng do mức sống của người Việt Nam ngày một nâng cao hơn nên những nhu cầu như ăn, uống, đi lại không còn chỉ là "ăn no, mặc ấm" mà giờ đây là "ăn ngon, mặc đẹp". Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh doanh ăn uống, với đặc thù kinh doanh đó đã tạo cho công ty những thuận lợi. Song bên cạnh những điều kiện sẵn có đó, cũng như các doanh nghiệp khác hoạt động trong cơ chế thị trường, công ty cũng vẫn phải đảm bảo chế độ hạch toán kinh tế lấy thu bù chi và có lợi nhuận: Mức lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh dịch vụ ăn uống nói chung có cao hơn các ngành khác, tuy nhiên cũng chính do đặc điểm loại hình kinh doanh là đồ ăn uống nên phụ thuộc vào từng mùa nên đã có những lúc sức ép lợi nhuận đã tạo ra những khó khăn nhất định cho công ty. Do vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã tiến hành đổi mới một cách sâu sắc và toàn diện bộ máy của mình nhằm nâng cao tính hiệu quả, năng động kinh doanh, ổn định và phát triển trong sự thích ứng cao hơn với môi trường kinh doanh trong điều kiện mới. Trong đó, việc cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ sản phẩm nói riêng cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế của công ty là một vấn đề được đơn vị đặc biệt quan tâm. Việc tổ chức bộ máy kế toán và hạch toán theo hình thức tập trung đã giúp công ty có kiểm tra chỉ đạo kịp thời các hoạt động kinh tế trong đơn vị. Công tác kế toán ở công ty luôn đảm bảo tính thống nhất về mặt phạm vi, phương pháp tính toán. Bên cạnh đó, công ty đã tổ chức quá trình hạch toán tiêu thụ một cách linh hoạt, hợp lý, đáp ứng được yêu cầu quản lý. Thủ tục bán hàng được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện. Hệ thống sổ sách hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm được mở chi tiết, đầy đủ, đảm bảo cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời. 1.2. Hạn chế Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, công tác kế toán nói chung và kế toán thành phẩm, tiêu thụ còn có những hạn chế nhất định. Thứ nhất: Việc theo dõi hàng tồn kho, theo dõi chi tiết số lượng, giá trị thành phẩm nhập kho ngay trên sổ chi tiết thành phẩm tiêu thụ. Nhưng khi nhập, xuất kho thành phảm phát sinh, do chưa tính được giá vốn nên chỉ theo dõi được nhập xuất về mặt số lượng. Đến cuối kỳ, khi lập và tính toán được giá thành của thành phẩm, thì số liệu về mặt giá trị mới được cập nhật và chuyển sổ. Hiện nay kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là 6 tháng nên đã xảy ra tình trạng dồn lại phần lớn công việc vào cuối mỗi kỳ kế toán. Hơn nữa, việc kéo dài kỳ kế toán khiến công ty không có được những thông tin kịp thời, nhanh chóng, làm chậm lại tiến độ công việc. Thứ hai: Trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin đang rất phát triển, mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội đều đang áp dụng những thành tựu mới đó. Thực tế đã cho thấy việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán đã đem lại những thuận lợi nhất định. Tuy nhiên do một số điều kiện nên công ty chưa thể đưa vào áp dụng; đây chính là điểm mà doanh nghiệp cần khắc phục để công tác kế toán của doanh nghiệp mình ngày càng hoàn thiện và phù hợp với sự phát triển chung. Thứ ba: Cơ cấu bộ máy quản lý, phòng ban của công ty gọn nhẹ, tuy nhiên nếu không có sự phân công công việc rõ ràng thì sẽ dẫn đến chồng chéo, nhầm lẫn, sai sót gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán nói chung đã và đang là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần Hương Nam Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Hương Nam, qua tìm hiểu tình hình thực tế, em nhận thấy được sự tồn tại một vài hạn chế nhất định. Với kiến thức và tầm hiểu biết có hạn, em chỉ xin đi vào nội dung và đề xuất hoàn thiện cho 4 vấn đề sau: 2.1. Về kỳ hạch toán Kỳ hạch toán hiện nay được công ty áp dụng là 6 tháng, như vậy là một năm chỉ có hai lần thực hiện khoá sổ kế toán, quyết toán, lên cân đối và báo cáo kết quả. Như vậy so với quy định về kỳ hạch toán 3 tháng 1 lần là chưa được thực hiện. Hơn nữa, xét về góc độ thông tin quản lý, việc kỳ hạch toán kéo dài sẽ phần nào làm chậm trễ thông tin về hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế mà trong thời gian tới, việc công ty chuẩn bị đưa vào áp dụng kế toán máy sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. + Tính được giá thực tế thành phẩm nhập sớm hơn, giúp công ty có những quyết định điều chỉnh giá bán, ban giám đốc có thể ra những quyết định, biện pháp hạ giá thành cho kỳ kinh doanh tiếp theo. + Xác định được số lượng, giá vốn thành phẩm, doanh thu thành phẩm tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được những thông số, chỉ tiêu đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Từ đó, kịp thời có những biện pháp khen thưởng, khuyến khích sản xuất lao động, gia tăng động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên. + Chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất được tập hợp trong kỳ kế toán ngắn hơn và sẽ tránh được sự dàn trải chi phí gây lãng phí, nhất là các chi phí ngoài sản xuất như chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng sẽ tiết kiệm hơn. 2.2. Hệ thống chứng từ và vận dụng tài khoản a) Đối với chứng từ hạch toán Việc tiêu thụ đồ ăn tại công ty chủ yếu là bán lẻ, theo quy định tất cả các trường hợp bán hàng đều phải lập hoá đơn GTGT và giao cho khách hàng liên 2 (màu đỏ). Nhưng trong một số trường hộp khách hàng không yêu cầu lấy hoá đơn nên kế toán không lập hoá đơn GTGT mà chỉ lập phiếu thu, trên phiếu thu thường chỉ phản ánh tổng số tiền thanh toán, không phản ánh số lượng sản phẩm tiêu thụ, thuế GTGT đầu ra phải thu của người mua. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khâu hạch toán doanh thu và giá vốn hàng tiêu thụ cũng như việc xác định thuế GTGT đầu ra phải nộp. Do vậy, công ty cần chú ý theo dõi kỹ, tránh tình trạng bỏ sót chứng từ, hoá đơn. Hoá đơn lập ra cần ghi đầy đủ các yếu tố như giá chưa thuế, thuế GTGT, giá thanh toán. b) Về theo dõi và quản lý công nợ Thực tế cho thấy, hiện nay hầu hết hoạt động tiêu thụ thường liên quan đến nợ phải thu do khách hàng chưa thanh toán ngay, tuy nhiên, trên sổ theo dõi công nợ của công ty còn có những khoản phải thu của khách hàng với số tiền chỉ với vài trăm nghìn nhưng vẫn chưa thu hồi được. Do vậy mà để giải quyết số nợ này, công ty cần phải tăng cường công tác đối chiếu, tận thu công nợ đối với khách hàng thanh toán chậm, còn đối với những khách hàng đã giải thể hay mất khả năng thanh toán thì công ty phải điều tra tận gốc, lấy xác nhận của khách hàng và chính quyền làm căn cứ để chuyển thành nợ khó đòi. Công ty cũng nên xem xét việc lập dự phòng các khoản nợ đã quá hạn 2 năm hoặc tuy chưa quá hạn 2 năm nhưng khách hàng có nguy cơ mất khả năng thanh toán, thời điểm lập là cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo kế toán. Dựa vào sổ chi tiết thanh toán nợ phải thu của từng khách hàng, công ty có thể lập bảng kê những khách hàng nợ quá hạn để xếp vào diện nghi ngờ, tính toán và lập dự phòng phải thu khó đòi cho từng niên độ theo công thức: = x Khoản dự phòng này được lập và theo dõi trên TK 139 – dự phòng phải thu khó đòi, chi tiết cho từng khách hàng. Bên nợ: + Sử dụng số dự phòng phải thu khó đòi để xoá nợ + Số dự phòng phải thu khó đòi không sử dụng đến được hoàn nhập Bên có: Trích lập dự phòng phải thu khó đòi Dư nợ: Số dự phòng phải thu khó đòi hiện còn Cuối niên độ kế toán, khi xác định được có căn cứ về số dự phòng phải lập cho niên độ kế toán mới, khi cần lập mới và lập thêm, kế toán ghi: Nợ TK 642: ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139 (chi tiết đối tượng): trích lập hoặc lập bổ sung dự phòng phải thu khó đòi Khi có dự phòng còn lại lớn hơn số dự phòng cần lập cho niên độ kế toán mới, kế toán tiến hành hoàn nhập dự phòng: Nợ TK 139: số dự phòng được hoàn nhập Có TK 642: ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp Trong niên độ kế toán tiếp theo, khi thu hồi hay xoá sổ dự phòng, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112: số tiền thu hồi dược Nợ TK 139 (chi tiết đối tượng): trừ vào dự phòng (nếu có) Có TK 642: số thiệt hại còn lại khi xoá sổ Đồng thời ghi đơn: Nợ TK 004 (chi tiết đối tượng): Nợ khó đòi đã xử lý Với đối tượng đã lập dự phòng nhưng thu hồi được nợ trong niên độ kế toán mới, kế toán tiến hành hoàn nhập dự phòng, ghi: Nợ TK 139 (chi tiết đối tượng): hoàn nhập dự phòng Có TK 642: ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp Việc trích lập dự phòng sẽ giúp cho công ty tự chủ hơn về tài chính, đồng thời việc hạch toán khi đó mới phản ánh chính xác hơn về tình hình tài chính. 2.3. Về cơ cấu lao động và phân bổ chi phí Để nâng cao lợi nhuận tiêu thụ, công ty tập trung vào việc tiết kiệm chi phí sản xuất đặc biệt là chi phí cho bộ phận gián tiếp của công ty. Tuy nhiên qua thực tế nghiên cứu, em thấy được cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp, chi phí lương nhân công trực tiếp và gián tiếp tại công ty cổ phần Hương Nam chưa thật hợp lý nên chưa đạt được đến đích là mục đích tiêu tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận tiêu thụ. Hiện nay cơ c ấu lao động tại công ty cổ phần Hương Nam được phận chia như sau: - Bộ phận lao động trực tiếp là 25 người; chi phí tiền lương quý I, II năm 2004 là 31.202.600đ. - Bộ phận lao động gián tiếp (phòng kế hoạch tài vụ,. Ban Giám đốc…) là 12 người, chi phí tiền lương quý I, II năm 2004 là 14.97.200đ Như vậy về mặt số lượng LĐTT chiếm tỷ trọng 67,7%, LĐCT chiếm tỷ trọng 23,24%. Qua tìm hiểu chi phí lương và thanh toán lương cho công ty cổ phần Hương Nam cao hơn trong khi các doanh nghiệp khác thì tỷ lệ này chỉ khoảng từ 25% đến 30%. Lao động gián tiếp tuy cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì tổ chức, quản lý, định hướng cho mọi hoạt động chung nhưng lao động trực tiếp mới là lao động chính tạo ra sản phẩm, mang tính chất quyết định. Công ty nên xem xét giảm bớt lao động gián tiếp bằng các chính sách hỗ trợ lương cho những người đủ hoặc gần đến tuổi về hưu hoặc điều chỉnh lại cơ cấu lao động hợp lý hơn. Hiệu quả của việc làm này được thể hiện và lý giải như sau: Trong giá thành sản phẩm, chi phí nguyên liệu đã được quy định chung theo giá cả thị trường và được tập hợp riêng cho từng sản phẩm. Chỉ có bộ phận chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung (quản lý) được tập hợp chung trong cả kỳ hạch toán, sau đó phân bổ cho từng sản phẩm hoàn thành theo công thức sau: = x = x = x Ví dụ: Từ thẻ tính giá thành của sản phẩm “thịt vai bò úc xào” (mẫu sổ 2.4 ở chương II) và từ công thức trên ta có: Chi phí tiền lương của sản phẩm = 33.700đ Giá vốn của sản phẩm = 168.000đ Các khoản trích theo lương của sản phẩm = 3.370đ Chi phí sản xuất chung của sản phẩm = 16.430đ Chi phí tiền lương chiếm tỷ lệ 20,5% giá vốn sản phẩm Các khoản trích theo lương chiếm tỷ lệ 2%/ tiền lương. Chi phí sản xuất chung chiếm tỷ lệ 9,8% giá vốn sản phẩm Giả sử tổng số lao động và chi phí lương cho lao động của công ty không đổi. Chỉ thay đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động gián tiếp xuống còn 20%. Khi đó trong số 37 CBCNV sẽ có 32 lao động trực tiếp và 8 lao động gián tiếp. Với số lượng lao động trực tiếp tăng thêm đó, ít nhất quy mô sản xuất cũng tăng tương ứng. Như vậy tỷ lệ chi phí lương/ giá vốn sản phẩm. Tỷ lệ khoản trích theo tiền lương và tỷ lệ chi phí sản xuất chung/ giá vốn sản phẩm cao nhất cũng chỉ bằng tỷ lệ cũ là 20,5%, 2% và 9,8%. Đó là còn chưa kể đến nếu quy mô sản xuất tăng với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng thêm về chi phí nhân công trực tiếp thì chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của lao động trực tiếp phân bổ cho từng sản phẩm giảm đi sẽ giúp hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, tuy chi phí tiền lương lao động trực tiếp phân bổ vào sản phẩm hoàn thành chưa chắc đã được tiết kiệm nhưng vô hình chung tổng lợi nhuận sẽ tạo ra nhiều hơn từ việc tăng quy mô sản xuất. đồng thời nhờ thay đổi cơ cấu lao động đã tiết kiệm được một khoản chi phí cho lao động gián tiếp = 4 người * chi phí lao động gián tiếp/ người/tháng. = 4 người * (14.977.200/12) = 4.992.400đ Do vậy để đạt được mục tiêu nâng cao lợi nhuận tiêu thụ, ngoài những biện pháp tăng doanh thu tiêu thụ, giảm các khoản phát sinh làm giảm doanh thu, thì công ty có thể coi việc điều chỉnh cơ cấu lao động là một biện pháp cụ thể, thiết thực giúp tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận tiêu thụ. KẾT LUẬN Đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường chỉ tiêu về số lượng sản phẩm sản xuất và sản lượng tiêu thụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chỉ tiêu này chứng tỏ sự hiểu biết, đáp ứng tốt hay không đối với nhu cầu của thị trường, của khách hàng đồng thời khẳng định sự tồn tại, phát triển, thành công của một doanh nghiệp. Để làm được điều này, không những phải hiểu được những quy luật của nền kinh tế thị trường mà còn phải vận dụng khoa học những quy luật của nền kinh tế thị trường mà còn phải vận dụng khoa học những lý thuyết đó thông qua mọi hoạt động, tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý của doanh nghiệp, trong đó đặc biệt là công tác kế toán. Việc tổ chức khoa học, hợp lý công tác kế toán góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh, hoạch định chiến lược và lựa chọn phương án kinh doanh sao cho có hiệu qảu với lợi nhuận thu được là tối đa. Thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Hương Nam cũng đã chứng tỏ điều đó. Là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp đồ ăn, với đối tượng khách hàng đa dạng, công ty găp phải không ít khó khăn. song với những nỗ lực, cố gắng và cả những sáng kiến của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, đặc biệt là bộ phận kế toán thì công ty đã vượt qua được những khó khăn và đạt được những ghi nhận đáng kể. Bên cạnh đó, việc tổ chức khoa học, hợp lý công tác kế toán, trong đó có mảng kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm, đó chính là một bí quyết dẫn đến những thành công của công ty. Công ty cần tiếp tục hoàn thành công tác kế toán , một mặt cơ sở để việc hạch toán được đầy đủ, c hính xác, thuận tiện, khoa học, năng suất và hiệu quả, mặt khác tạo đà cho việc đối mặt với cạnh tranh, thách thức của thị trường, cùng đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trên đây là toàn bộ nội dung của báo cáo thực tập “kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả kinh doanh”: tại Công ty cổ phần Hương Nam. Trong quá trình thực hiện báo cáo do tầm hiểu biết và kiến thức có hạn nên chắc chắn sẽ còn những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý và thông cảm của thầy cô và các bạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – Nguyễn Văn Công – NXB Tài chính - 2000 2. Thuế và kế toán, thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp – Ngô Thế Chi, Vũ Công Kỳ – NXB Tài chính- 1999. 3. Giáo trình kinh tế thương mại - Đặng Đình Đào 4. Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán – Nguyễn Thị Đong – NXB Tài chính- 1998 5. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – Phạm Thị Gái – NXB Giáo dục – 1997 6. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - Đặng Thị Loan – NXB tài chính - 1998. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKT19.docx
Tài liệu liên quan