Đề tài Kết quả hoạt động của NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây và phương hướng hoạt động trong thời gian tới

Hạn chế tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn vào các lĩnh vực không trực tiếp phục vụ sản xuất; tăng cho vay ngắn hạn để tăng vòng quay vốn, hạn chế rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Thực hiện tốt các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng; chủ động trong việc nâng cấp nhóm nợ đối với những khoản nợ tiềm ẩn rủi ro nhằm phản ánh đúng tính chất của nhóm nợ, phục cho việc phân loại nợ và trích lập dự phòng tự động. Đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản vay chậm luân chuyển, tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro nhằm tăng năng lực tài chính, nâng cao chất lượng tín dụng. Tiếp tục điều hành nhanh, nhạy, linh hoạt lãi suất theo chỉ đạo của NHNo Việt Nam, phù hợp quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường, đảm bảo tính cạnh tranh và đảm bảo tài chính toàn chi nhánh.

doc36 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kết quả hoạt động của NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây và phương hướng hoạt động trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Việt Nam, phạm vi hoạt động chủ yếu trên địa bàn Hải Dương. Quyết định số 56/QĐ tháng 8 năm 1998 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã ra đời góp phần tích cực vào sự nghiêp phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Với quy mô hoạt động trên 2.564 chi nhánh Ngân hàng từ tỉnh đến huyện, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có vị trí là ngân hàng quản lý. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Hải Dương là một trong 2.564 chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đóng vai trò tạo nguồn vốn, cung cấp các hình thức dịch vụ Ngân hàng, đáp ứng các nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn, góp phần thực hiện các mục tiêu, chương trình, giải pháp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề ra; định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Hải Dương có tên giao dịch quốc tế: Việt Nam Bank forAgriculture and rural development – Hải Dương Baranch Tên giao dịch trong nước: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Hải Dương Tên viết tắt: Agribank Trụ sở: Số 4 Lê Thanh Nghị, Phường Phạm Ngũ Lão, Thành phố Hải Dương Lãnh đạo: Đồng Thị Thảnh Điện thoại: 0320.3.891.380 Website:www.agribank.com.vn Ngày 26/3/1988 với Nghị định 55/HĐBT, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Hải Dương được thành lập, đóng vai trò quản lý với các Ngân hàng cấp Quận, Huyện, dựa trên các văn bản của Thành uỷ và cơ quan cấp trên, đồng thời đóng vai trò là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng. PHẦN 2: CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1. Sản phẩm và thị trường 2.1.1. Dịch vụ ngân quỹ: Bao gồm các hình thức huy động vốn, gửi tiết kiệm. + Tiền gửi tiết kiệm với các hình thức gửi không kỳ hạn, gửi theo thời hạn cố định, tiền gửi được tính theo thời gian gửi đã tạo ra sự linh hoạt tối đa cho người gửi. + Tiền gửi thanh toán với các thủ tục đơn giản, nhanh gọn kết hợp với dịch vụ truy dẫn số dư và các giao dịch tài khoản qua mạng đã giúp cho khách hàng giảm chi phí đi lại mà vẫn thực hiện tốt các giao dịch cũng như giám sát các tài khoản của mình. + Các dịch vụ bảo quản giữ hộ chứng từ có giá trị, tài sản quý với mức phí ưu đãi đã được đông đảo khách hàng hoan nghênh, đặc biệt là các khách hàng tiền gửi. + Dịch vụ trả lương cho nhân viên thông qua tài khoản ngân hàng. + Chuyển tiền kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam . 2.1.2. Hoạt động Tín dụng: Cùng với phát triển việc huy động vốn, công tác tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Hải Dương với mục tiêu hỗ trợ ngày một tốt hơn đối với các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, vì vậy các quy trình tín dụng của NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Hải Dương đã ngày một hoàn thiện hơn. Với cơ chế giao dịch một đầu mối, giờ đây các khách hàng doanh nghiệp hay cá nhân khi đến với NHNo &PTNT Chi nhánh tỉnh Hải Dương có thể khai thác hầu hết các dịch vụ của ngân hàng chỉ qua một đầu mối duy nhất thay vì phải trải qua các phòng ban khác nhau như trước đây, điều đó thể hiện sự cam kết của NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Hải Dương về tính nhất quán trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Cùng với cam kết như vậy NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Hải Dương vẫn tiếp tục duy trì định hướng khách hàng theo khối ngành: + Các doanh nghiệp hoạt động có liên quan đến xuất khẩu, đặc biệt là sản xuất, khai thác và chế biến hàng xuất khẩu. + Các doanh nghiệp sản xuất nói chung. + Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và cung cấp dịch vụ. + Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng. Để đáp ứng một cách linh hoạt nhu cầu vốn của khách hàng. NHNo & PTNT tiếp tục duy trì, hoàn thiện các sản phẩm tín dụng hiện có như: + Tín dụng ngắn hạn, tài trợ các dự án trung và dài hạn + Tín dụng hỗ trợ xuất – nhập khẩu + Thực hiện bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng… + Cho vay luân chuyển + Nhận uỷ thác đầu tư cho các doanh nghiệp, cá nhân và tương lai là các quỹ đầu tư. + Cho vay với đảm bảo hàng hoá thông qua Tổng công ty kho vận + Cho vay tiêu dùng như trả góp các vận dụng và phương tiện thiết yếu Bên cạnh việc phát triện các dịch vụ mới, trong thời gian tới NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Hải Dương sẽ áp dụng cài đặt các chương trình truyền tin và thanh toán điện tử tại trụ sở khách hàng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng trong công tác thanh toán, tăng cường trao đổi thông tin giữa ngân hàng và khách hàng, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến trình giải ngân các khoản tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp. 2.1.3. Các dịch vụ thanh toán và giao dịch: Trong những năm qua NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Hải Dương không ngừng nâng cao và phát triển thoả mãn hơn nữa nhu cầu của khách hàng, luôn duy trì các hoạt động như: + Mở thư tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu + Thanh toán theo hình thức nhờ thu + Chuyển tiền trong nước và quốc tế + Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng chỉ có giá + Làm đại lý chi trả kiều hối, chuyển ngân và thu ngân ngoại tệ + Mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, hoàn đổi. 2.1.4. Dịch vụ tư vấn đầu tư và thị trường vốn: Với vai trò là người bạn của các doanh nghiệp: nhà tư vấn và thu xếp tài chính, NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Hải Dương đã thực hiện công tác hỗ trợ thẩm định và phân tích các dự án đầu tư, xây dựng các chương trình huy động vốn và gọi vốn đầu tư cũng như cung cấp dịch vụ quản lý và điều hành tài chính cho các dự án, góp phần mang lại sự thành công cho các dự án nói riêng và sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung. 2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 2.2.1. Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Hải Dương được đặt dưới sự lãnh đạo và điều hành của Giám đốc điều hành theo chế độ Thủ trưởng và đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Quản lý và quyết định những vấn đề về cán bộ thuộc bộ máy theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam. Ngoài trách nhiệm phụ trách chung, Giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động của một số chuyên đề theo sự phân công bằng văn bản trong Ban Giám đốc. Phó Giám đốc NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Hải Dương có nhiệm vụ: Giúp Giám đốc chủ đạo, điều hành một số mặt hoạt động theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ được giao theo chế độ quy định. Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các mặt công tác của chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Mỗi phòng nghiệp vụ ở NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Hải Dương do một Trưởng phòng điều hành và có một số phó phòng giúp việc. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc toàn bộ các mặt công tác của phòng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao. Sơ đồ bộ máy quản lý của NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Hải Dương GIÁM ĐỐC Ph.Kế toán N.Quỹ Ph. Tin học Ph. Hành chính Quản trị Ph. Tín dụng Ph. Nguồn vốn & KHTH Ph. Thẩm định Ph. KDNT & TTQT Tổ N.vụ Thẻ Tổ Tiếp thị Phòng TCCB & ĐT Tổ K.Tra K.T nội bộ P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC 2.2.2. Nhiệm vụ các phòng ban 2.2.2.1. Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp có các nhiệm vụ sau đây : Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trên địa bàn. Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn. Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. 2.2.2.2. Phòng Tín dụng Phòng tín dụng có nhiệm vụ sau đây: Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín : sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ quyền. Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tồng giám đốc cho phép nhân rộng. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định Thự hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. 2.2.2.3. Phòng thẩm định Phòng Thẩm định có các nhiệm vụ sau : Thu thập, quản lý, cung cấp thông tin phục vụ cho thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Thẩm định các khoản vay do giám đốc chi nhánh cấp 1 quy định, chỉ định theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc và thẩm định những món vay vượt quá mức phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp dưới. Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp 1, đồng thời lập hồ sơ trình Tổng Giám đốc để đề nghị xem xét phê duyệt. Thẩm định các khoản vay do Tổng giám đốc quy định hoặc do giám đốc Chi nhánh cấp 1 quy định trong mức phán quyết cho vay của Giám đốc chi nhánh cấp 1 Tổ chức kiểm tra công tác kiểm định của Chi nhánh. Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Thực hiện các công việc khác do Giám đốc Chi nhánh cấp 1 giao. 2.2.2.4.Phòng Kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế. Phòng Kinh doanh và Thanh toán quốc tế có nhiệm vụ sau : Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua-bán, chuyển đổi), thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo&PTNT Việt Nam Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 2.2.2.5. Phòng Kế toán-Ngân quỹ Phòng Kế toán-Ngân quỹ có nhiệm vụ sau : Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương với các chi nhánh trên địa bàn trình Ngân hàng Nông nghiệp cấp trên phê duyệt. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT trên địa bàn. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định. Thực hiện các nghiệp thanh toán trong và ngoài nước. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao. 2.2.2.6. Phòng Hành chính Phòng Hành chính có nhiệm vụ sau đây : Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ Chi nhánh và Chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn, trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho giám đóc NHNo&PTNT. Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Chi nhánh. Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. Lưu trữ các pháp văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNN&PTNT Việt Nam. Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại Chi nhánh. Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính, văn thư, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Chi nhánh. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng; quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan. Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá-tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ, cán bộ nhân viên. Thực hiện nhiệm vụ khác được Giám đốc Chi nhánh giao. 2.2.2.7.Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo có các nhiệm vụ sau đây : Xây dựng lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công doàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn. Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp trực thuộc trên địa bàn theo quy chế khoán tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo. Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, Ngân hàng nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khên thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nước, của ngành ngân hàng. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh. Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 2.2.2.8.Phòng vi tính Phòng vi tính có nhiện vụ sau đây: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của Chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh lien quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học. Làm dịch vụ tin học. Thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc Chi nhánh giao. 2.2.2.9.Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ Tổ Kiểm tra, kiểm toán nội bộ có các nhiệm vụ sau: Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị ngay tại Hội sở và các Chi nhánh trực thuộc. Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổ chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên Chi nhánh ngân hàng cấp 2. Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại và thiếu sót của Chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán, văn phòng đại diện và ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Hàng tháng có báo cáo nhanh về công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của mình về Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực ban chống thống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc, trưởng ban kiểm tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoặc Giám đốc giao. Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 2.2.2.10.Tổ tiếp thị Tổ tiếp thị có các nhiệm vụ sau: Đề xuất kế hoạch tiếp thị, thông tin, tyên truyền quảng bá đặc biêt là các hoạt động của Chi nhánh về các sản phẩm dịch vụ cung ứng trên thị trường. Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam và Giám đốc Chi nhánh. Xây dựng kế hoạch quản bá thương hiệu, thực hiện văn hoá doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của Chi nhánh và của NHNo&PTNT Việt Nam. Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như các ấn phẩm, catalog, sách, lịch, thiếp, tờ gấp, ap phích... theo quy định. Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm, vật phẩm như phim tư liệu, hình ảnh, băng đĩa ghi âm, ghi hình...phản ánh các sự kiện và hoạt động quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với đơn vị. Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của đơn vị. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 2.2.2.11.Tổ nghiệp vụ thẻ Tổ nghiệp vụ thẻ có nhiệm vụ sau đây: Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ. Quản lý, giám sát thiết bị đầu cuối. Giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. PHẦN 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Tình hình kinh tế -xã hội địa phương ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng Năm 2009, kinh tế của tỉnh đầu năm gặp nhiều khó khăn, cuối năm cơ bản thoát khỏi đà suy thoái. Tổng sản phẩm trong tỉnh ước tăng 5,9% so với năm 2008, vượt kế hoạch điều chỉnh (5% trở lên), đạt cao hơn mức tăng trưởng chung cả nước (5,2%); các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ ổn định; lĩnh vực văn hoá xã hội tiếp tục có bước tiến bộ, đời sống nhân dân cơ bản được đảm bảo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, công tác quốc phòng, quân sự địa phương được giữ vững. Kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng năm 2009 của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo) tỉnh Hải Dương được triển khai thực hiện trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới tác động sâu sắc, toàn diện tới mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội trong nước, trong tỉnh từ quí III năm 2008, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2009. Trước tình hình đó, lãnh đạo các cấp NHNo tỉnh Hải Dương đã khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp điều hành của Chính phủ, Ngân hàng cấp trên, linh hoạt trong điều hành hoạt động kinh doanh góp phần chặn đà suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 3.2.1. Nguồn vốn: Tổng nguồn vốn kinh doanh đến 31/12/2009 đạt 4.728,7 tỉ đồng, so với năm 2008 tăng 1.066,4 tỉ đồng (+29,1%); cơ cấu nguồn vốn như sau: Nguồn vốn huy động: 3.368,9 tỉ, chiếm 71,2% tổng nguồn vốn kinh doanh, đạt 93,6% chỉ tiêu KH được giao, so với 31/12/2008 tăng 351,6 tỉ (+11,7%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 631,6 tỉ, tốc độ tăng trưởng bình quân 22,8%; nguồn vốn huy động chiếm 29% thị phần TCTDNN, VCB và Viettinbank trên địa bàn; bình quân nguồn vốn huy động 6,8 tỉ/CB, so với năm 2008 tăng 500 triệu/CB. Nguồn vốn UTĐT: 236 tỉ, chiếm 5% tổng nguồn vốn kinh doanh, so với năm 2008 giảm 6,5 tỉ (-2,7%) do TW thu hồi vốn đến hạn. Sử dụng vốn cấp trên: 1.123,8 tỉ, chiếm 23,8% tổng nguồn vốn kinh doanh, vượt 16 tỉ, đạt 103% chỉ tiêu KH giao, so với năm 2008 tăng 721,3 tỉ (+179%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 560 tỉ, tốc độ tăng trưởng bình quân 139%. Phân tích nguồn vốn huy động: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ: - Nguồn vốn nội tệ: 2.754,4 tỉ, chiếm 81,8% nguồn vốn huy động, đạt 91,8% chỉ tiêu kế hoạch TW giao, so với năm 2008 tăng 245,5 tỉ đồng (+9,8%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 373,5 tỉ, tốc độ tăng trưởng bình quân 15%. - Nguồn vốn ngoại tệ qui VND: 614,5 tỉ, chiếm 18,2% nguồn vốn huy động; so với 2008 tăng 106,1 tỉ (+20,9%), bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 51 tỉ, tốc độ tăng trưởng bình quân 10%; trong đó: Nguồn vốn USD đạt 32.248 ngàn, đạt 96,3% chỉ tiêu KH được giao; so với 2008 tăng 4.039 ngàn (+14,3%). Cơ cấu nguồn vốn huy động theo tính chất nguồn vốn: - TG TCKT: 421,9 tỉ, chiếm 12,5% nguồn huy động, so 2008 tăng 27,5 tỉ (+7%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 49,8 tỉ, tốc độ tăng trưởng bình quân 13%. - TG Kho bạc: 137,4 tỉ, chiếm 4,1% nguồn huy động, so 2008 giảm 105 tỉ (-43,3%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 33,6 tỉ, tốc độ tăng trưởng bình quân 14%. - TG TCTD: 5,4 tỉ, chiếm 0,16% nguồn huy động, so 2008 giảm 1,6 tỉ (-23%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 6,7 tỉ, tốc độ tăng trưởng bình quân 96%. - TG dân cư: 2.804 tỉ, chiếm 83,24% nguồn huy động, so với 2008 tăng 430,7 tỉ (+18,2%); bình quân 12 tháng 2009 tăng 484,4 tỉ, tốc độ tăng trưởng bình quân 29%. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kì hạn: - Tiền gửi không kì hạn: 423,3 tỉ, chiếm 12,6% nguồn vốn huy động, so với năm 2008 giảm 112,8 tỉ (-21,1%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 12,6 tỉ, tốc độ tăng trưởng bình quân 2%. - Tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng: 1.673,6 tỉ, chiếm 49,7% nguồn vốn huy động, so với năm 2008 tăng 631,2 tỉ (+60,6%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 453,3 tỉ, tốc độ tăng trưởng bình quân 43%. - Tiền gửi có kì hạn 12 tháng: 248 tỉ, chiếm 7,4% nguồn vốn huy động, so với năm 2008 tăng 127,7 tỉ (+106,2%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 45,6 tỉ, tốc độ tăng trưởng bình quân 38%. - Tiền gửi có kì hạn 24 tháng: 1.023,9 tỉ, chiếm 30,4% nguồn vốn huy động, so với năm 2008 giảm 294,5 tỉ (-22,3%); bình quân 12 tháng năm 2009 giảm 75,7 tỉ, tỉ lệ giảm bình quân 6%. Tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn trong giai đoạn 2005-2009 được thể hiện dưới biểu đồ sau: Đơn vị: tỷ đồng 3.2.2. Sử dụng vốn Tổng doanh số cho vay 4.812,5 tỉ đồng, so với 2008 tăng1.515,7 tỉ đồng (+46%). Tổng doanh số thu nợ 3.945,3 tỉ đồng, so với 2008 tăng 852,9 tỉ đồng (+27,6%). Tổng dư nợ cho vay và đầu tư vốn đến 31/12/2009: 4.063,3 tỉ, so với 31/12/2008 tăng 867,2 tỉ (+27,1%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 1.011 tỉ, tốc độ tăng trưởng bình quân 33,95%; dư nợ chiếm 26% thị phần TCTDNN, VCB và Viettinbank trên địa bàn; bình quân dư nợ 8,2 tỉ/CB, tăng 1,5 tỉ/CB so với 2008. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất 859,8 tỉ đồng, với 7.568 khách hàng đợc vay hỗ trợ lãi suất, số lãi tiền vay phải hỗ trợ cho khách hàng 20.834 triệu đồng, chi nhánh đã hỗ trợ cho khách hàng 18.418 triệu đồng; dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất chiếm 5% thị phần dư nợ HTLS của các TCTDNN, VCB và Viettinbank trên địa bàn. Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ: - Dư nợ nội tệ: 3.868 tỉ, chiếm 95,2% tổng dư nợ, so với năm 2008 tăng 839,3 tỉ (+27,7%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 845 tỉ, tốc độ tăng trưởng bình quân 27,9%; trong đó dư nợ nội địa 3.632 tỉ, đạt 99,2% chỉ tiêu kế hoạch được giao, so với với năm 2008 tăng 972 tỉ (+36,5%). - Dư nợ ngoại tệ qui VND: 192,3 tỉ chiếm 4,8% tổng dư nợ, so với năm 2008 tăng 27,9 tỉ (+17%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 4 tỉ, tốc độ tăng trưởng bình quân 2%; trong đó: Dư nợ ngoại tệ USD 1,745 ngàn, đạt 99,2% chỉ tiêu kế hoạch được giao; so với năm 2008 tăng 15 ngàn USD (+0,9%). Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay: - Dư nợ ngắn hạn: 2.289,5 tỉ, chiếm 56,4% tổng dư nợ, so với năm 2008 tăng 609,7 tỉ (+36,3%); trong đó: 100% dư nợ ngắn hạn bằng vốn địa phương, đạt 102,7% chỉ tiêu kế hoạch được giao. - Dư nợ trung, dài hạn: 1.773,8 tỉ, chiếm 43,6% tổng dư nợ, so với năm 2008 tăng 257,5 tỉ (+17%); trong đó: Dư nợ trung, dài hạn vốn địa phương 1.369,4 tỉ, chiếm 77,2% tổng dư nợ trung, dài hạn, đạt 93,9% chỉ tiêu kế hoạch được giao, so với năm 2008 tăng 242 tỉ (+21,4%). Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: - Dư nợ DNNN (kể cả 3 tỉ đầu tư trái phiếu Kho bạc): 174,6 tỉ, chiếm 4,3% tổng dư nợ, so với năm 2008 tăng 31 tỉ (+22,1%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 16,5 tỉ, tốc độ tăng trưởng bình quân 12%; - DN DN ngoài NN: 801,1 tỉ, chiếm 19,7% tổng DN, so 2008 tăng 332 tỉ (+70,8%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 279,3 tỉ, tốc độ tăng trưởng bình quân 60%; - Dư nợ HTX: 35,5 tỉ, chiếm 0,9% tổng DN, so với 2008 tăng 1,9 tỉ (+5,6%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 14,3 tỉ, tốc độ tăng trưởng bình quân 43%; - DN kinh tế hộ: 3.052,1 tỉ, chiếm 75,1% tổng DN, so 2008 tăng 502,3 tỉ (+19,7%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 720,9 tỉ, tốc độ tăng trưởng bình quân 28%; * Tỉ lệ nợ xấu: 3,62%, so kế hoạch giao tăng 0,62%, so năm 2008 tăng 0,96% Đơn vị: tỷ đồng 3.2.3.Kết quả kinh doanh vàng bạc đá quý (gồm cả vàng tây, vàng ta, bạc,...) Doanh số mua vào: 34.367,5 chỉ, giá trị 72,6 tỉ đồng; so với năm 2008, khối lượng giảm 18.951 chỉ (-35,5%), giá trị giảm 15,5 tỉ (-17,5%). Doanh số bán ra: 36.556,3 chỉ, giá trị 74 tỉ đồng; so với năm 2008, khối lượng giảm 15.136,2 chỉ (-29,3%), giá trị giảm 14,4 tỉ (-16,3%). 3.2.4. Kết quả kinh doanh ngoại hối Doanh số thanh toán quốc tế: 13,047 ngàn USD, qui VND 234 tỉ; so với năm 2008 tăng 8,250 ngàn USD (+172%); chiếm 3% thị phần TTQT của các TCTDNN, VCB và Viettinbank trên địa bàn. Chi trả kiều hối: 41.116 lượt chuyển tiền, số tiền 49,457 ngàn USD, qui VND 887,3 tỉ; so với năm 2008 giảm 7.712 lượt chuyển tiền (-16%), số tiền giảm 7,627 ngàn USD (-13%); chiếm 43% thị phần của các TCTDNN, VCB và Viettinbank trên địa bàn. Doanh số mua ngoại tệ: 40,987 ngàn USD, qui VND 735,4 tỉ, so với năm 2008 giảm 54,640 ngàn USD (-57%); chiếm 14% thị phần của các TCTDNN, VCB và Viettinbank trên địa bàn. Doanh số bán ngoại tệ: 40,826 ngàn USD, qui VND 732,5 tỉ; so với năm 2008 giảm 55,358 ngàn USD (-58%); chiếm 14% thị phần của các TCTDNN, VCB và Viettinbank trên địa bàn. Đơn vị: triệu USD Đơn vị: triệu USD Đơn vị: triệu USD 3.2.5. Kết quả công tác marketing, thẻ, sản phẩm mới và tin học Chi nhánh có 22 máy ATM, tăng 14 máy so với năm 2008; chiếm 22% thị phần. Phát hành (luỹ kế) 35.793 thẻ, tăng 27.849 thẻ (+351%); chiếm 35% thị phần. Mở 43 điểm POS (luỹ kế); so 2008 tăng 9 điểm (+26,5%); chiếm 33% thị phần. Mở 33.631 tài khoản thẻ (luỹ kế), tăng 26.054 tài khoản. Số đơn vị chuyển lương qua tài khoản cho cán bộ theo Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ luỹ kế đến nay có 40 đơn vị; so với 2008 tăng 15 đơn vị; số tài khoản chuyển lương (luỹ kế) mở được 1.491 tài khoản, so với 2008 tăng 520 tài khoản. Dịch vụ bảo an tín dụng được triển khai thực hiện từ tháng 5/2009, đến 31/12/2009 đã có 625 khách hàng tham gia với số tiền bán BH được 450 triệu đồng. Số khách hàng đăng kí dịch vụ MobileBanking 6.822 khách hàng, so với năm 2008 tăng 6.459 khách hàng. Hoàn thiện chuyển đổi hệ thống ứng dụng IPCAS giai đoạn 2; thiết kế triển khai, quản trị hệ thống mạng Active Directory đến 34 điểm giao dịch, quản trị hệ thống Antivirus, triển khai hệ thống website quản lý văn bản nội bộ, hệ thống thi trực tuyến, chương trình thanh toán liên ngân hàng; tăng cường công tác an ninh, an toàn dữ liệu. Triển khai một số sản phẩm dịch vụ mới: Phối hợp với ABIC Hải Phòng triển khai sản phẩm bảo an tín dụng, triển khai sản phẩm Ví điện tử dành cho chủ tài khoản của Agribank (VnMart) và dịch vụ thanh toán hóa đơn (A-PayBill); sản phẩm thẻ liên kết với ngân hàng CSXH tỉnh; cung cấp dịch vụ Internet Banking cho khách hàng; sản phẩm mua mã thẻ GAMES ONLINE bằng SMS; sản phẩm thu học phí sinh viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học trên địa bàn tỉnh; sản phẩm tiết kiệm học đường; thu nộp thuế qua hệ thống NHNo. Các giao dịch trực tiếp với khách hàng, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán song phương hoạt động an toàn, ổn định. 3.2.6. Hoạt động của đại lí nhận lệnh chứng khoán: Thực hiện tốt nhiệm vụ của đại lý nhận lệnh chứng khoán, thường xuyên duy trì số dư trên tài khoản tiền gửi là 3 tỉ đồng, doanh số thanh toán trong năm 170 tỉ đồng, hiện có 395 nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch tại chi nhánh, phí thu được trong năm 596 triệu, NHNo Hải Dương được hưởng 298 triệu. 3.2.7. Công tác thu, chi tiền mặt và kết quả tài chính * Công tác thu, chi tiền mặt Tổng thu TM (cả ngoại tệ qui VND): 27.300 tỉ, so 2008 tăng 2.794 tỉ (+ 11,4%). Tổng chi TM (cả ngoại tệ qui VND): 27.254 tỉ; so 2008 tăng 2.758 tỉ (+ 11,3%). Trả cho khách hàng 607 món tiền thừa, số tiền 729 triệu đồng. Cán bộ trả món tiền thừa có giá trị cao nhất là Bùi Thị Miện - chi nhánh Thanh Bình trả cho Vũ Thị Xoa nhân viên doanh nghiệp Cường Xoa, thành phố Hải Dương số tiền 100 triệu đồng. Cán bộ có số món tiền thừa trả lại nhiều nhất là Nguyễn Thị Hường - chi nhánh Gia Lộc trả lại 46 món. Phát hiện thu giữ 1.371 tờ tiền giả, số tiền 154 triệu, đã nộp NHNN 152,8 triệu. * Kết quả tài chính Tổng thu: 549 tỉ đồng, so với 2008 giảm 178 tỉ (-24,5%); trong đó: Thu tín dụng 523 tỉ, so với 2008 giảm 114 tỉ (-17,9%); thu dịch vụ 14 tỉ, so với 2008 tăng 1 tỉ (+7,7%). Tổng chi: 595 tỉ đồng, so với 2008 giảm 72 tỉ (-10,8%); trong đó: Chi trả lãi 415 tỉ, so với 2008 giảm 89 tỉ (-17,7%); chi khác 5 tỉ, so với 2008 giảm 1 tỉ (-16,7%). Quĩ thu nhập: Âm (-) 11 tỉ đồng, so với năm 2008 giảm 102 tỉ. 3.2.8. Kết quả công tác kiểm tra Thực hiện kiểm tra kiểm soát thường xuyên các HĐKD; đôn đốc, giám sát các đơn vị sửa sai sau thanh, kiểm tra, toàn bộ sai sót năm 2008 sau thanh tra của NHNN tỉnh Hải Dương và sau kiểm tra theo đề cương của NHNo Việt Nam và tự kiểm tra của cán bộ kiểm tra viên các Chi nhánh đã thực hiện bổ sung, chỉnh sửa 100%. Trong năm thực hiện 154 cuộc kiểm tra, trong đó kiểm tra theo đề cương của NHNo Việt Nam 113 cuộc. Tổng số chứng từ được kiểm tra: 72.705 chứng từ, số tiền 571.649 triệu đồng và 995,975 USD. Phát hiện 337 món, số tiền 3.677 triệu đồng và 54 USD có sai sót. Tỷ lệ chứng từ có sai sót là: 0,46% số chứng từ được kiểm tra. Tổng số hồ sơ được kiểm tra 7.950 hồ sơ, số tiền 2.128 triệu đồng, 23,311 USD và 5,730.928 EUR; sai sót 576 hồ sơ, số tiền 292.777 triệu đồng và 11,200 USD, tỷ lệ sai sót 7,2%/tổng số hồ sơ được kiểm tra. Kiểm tra phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro nhìn chung các đơn vị thực hiện đúng theo QĐ 636. Qua kiểm tra 1.660 món, số tiền 121.442 triệu đồng, thuộc các nhóm nợ từ 1 đến 5 cho thấy: không chuyển nhóm nợ kịp thời (món vay đã hết thời gian thử thách chưa chuyển lại nhóm 1) 12 món, số tiền 291 triệu đồng. Kiểm tra việc hạch toán thu nợ XLRR: Thực hiện kiểm tra 126 món, số tiền 967 triệu đồng, các đơn vị thực hiện thu gốc, lãi đầy đủ. Kiểm tra cho vay hỗ trợ lãi suất : Kiểm tra 6.489 bộ hồ sơ thuộc diện hỗ trợ lãi suất, dư nợ 788.024 triệu đồng với số tiền lãi hỗ trợ 9.291 triệu đồng và đối chiếu 1.206 khách hàng, số tiền 336.630 triệu đồng, qua đối chiếu phát hiện 9 khách hàng, số tiền 309 triệu đồng sử dụng vốn sai mục đích, các đơn vị đã thu hồi vốn. Đối chiếu 106 doanh nghiệp, 866 khách hàng là hộ sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống, số tiền dư nợ 662.673 triệu đồng và 723,300 USD, kết quả doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh bình thường, có khả năng trả nợ, sử dụng vốn đúng mục đích, tài sản bảo đảm đúng. Trong kỳ Chi nhánh nhận được 6 đơn thư của khách hàng liên quan đến việc xử lý tài sản thế chấp, việc áp dụng giảm lãi tiền vay, việc cán bộ tín dụng chi thừa tiền và việc lừa đảo chiếm đoạt tiền đặt cọc mua đất… Chi nhánh đã giải quyết đơn thư theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Đến nay không còn đơn thư tồn đọng. 3.2.9. Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo Bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại 40 CB, miễn nhiệm 01 CB, điều động nội bộ 14 CB. Tuyển dụng 34 lao động, trong đó bù đắp số lao động giảm tự nhiên 16 người; công tác tuyển dụng thực hiện đúng qui trình, đảm bảo công khai, công bằng. Hoàn thành công tác đánh giá cán bộ, qua kết quả lấy phiếu tín nhiệm có 01 trường hợp kết quả tín nhiệm thấp dưới 50% đã sắp xếp lại. Hoàn thành quy hoạch cán bộ năm 2009, giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011-2016 đối với 375 lượt cán bộ được đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý toàn chi nhánh, trong đó 99% cán bộ được đưa vào qui hoạch có phiếu tín nhiệm cao trên 90%. Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, đào tạo kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lãnh đạo cho cán bộ chủ chốt và cán bộ nghiệp vụ với 3.668 lượt cán bộ, bình quân 1 CB được đào tạo 35 ngày. Tổ chức kiểm tra kiến thức nghiệp vụ đối với 100% cán bộ từ nhân viên hành chính đến phó phòng NHNo tỉnh, kết quả 98% đạt khá, giỏi. Tổ chức chia tách, bàn giao chi nhánh NHNo Chí Linh theo đúng qui định. Thực hiện đầy đủ chính sách chế độ đối với người lao động theo qui định của pháp luật và của ngành. 3.3. Phương hướng hoạt động trong năm tới 3.3.1. Mục tiêu phấn đấu Giữ vững và phát huy là chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước có vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính ở nông thôn, đồng thời củng cố, phát triển thị trường, thị phần ở khu vực thành thị. Thực hiện tốt các giải pháp chỉ đạo của Chính phủ và NHNo VN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lí, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện tốt văn hoá doanh nghiệp. Đáp ứng vốn cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh để tăng thu dịch vụ ngoài tín dụng. Tập trung đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập; đảmbảo thu nhập và đời sống CBVC. 3.3.2. Chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể Tổng nguồn vốn huy động tăng 15% trở lên so với năm 2009; trong đó: tiền gửi dân cư  chiếm 75% trở lên /tổng nguồn vốn. Tổng dư nợ (không bao gồm dư nợ UTĐT và dư nợ cho vay đồng tài trợ) tăng 9% với năm 2009; trong đó: Tỉ lệ dư nợ trung hạn chiếm 37%/tổng dư nợ, tỉ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 70%/tổng dư nợ. Tỉ lệ nợ xấu (nhóm 3+4+5): 3%/tổng dư nợ. Thu dịch vụ ngoài tín dụng tăng 25% so với năm 2009. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đúng qui định. Về tài chính: Phấn đấu có đủ quĩ thu nhập để chi lương và các chế độ khác cho người lao động. Hoàn thành các chỉ tiêu tài chính do NHNo Việt Nam giao và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. XD Chi, Đảng bộ, Chi nhánh, Công đoàn cơ sở đạt trong sạch vững mạnh PHẦN 4: NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO & PTNT CHI NHÁNH TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 4.1. Những giải pháp chủ yếu đã chỉ đạo, thực hiện 1. Tổ chức triển khai nhiệm vụ hoạt động kinh doanh năm 2008, quí và 6 tháng năm 2009, qua đó phân tích những mặt được, tồn tại trong hoạt động kinh doanh, xác định mục tiêu phấn đấu và các giải pháp thực hiện kì tiếp theo. 2. Điều hành hoạt động kinh doanh đảm bảo chủ động, kỉ cương, linh hoạt: Tập trung mọi giải pháp để huy động vốn, chú trọng nguồn vốn ổn định từ tiền gửi dân cư, nguồn vốn từ các TCKT lớn và Kho bạc, nhằm chủ động về vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương và đảm bảo thanh khoản. Giành 2.500 tỉ đồng cho vay thực hiện chính sách “Tam Nông” của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính ở nông thôn và đáp ứng đủ vốn cho các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh. Kiểm soát chặt chẽ việc cho vay chứng khoán, kinh doanh bất động sản theo chỉ đạo của NHNo VN. Triển khai thực hiện tốt chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh. Tiếp tục xử lí các khoản nợ chậm luân chuyển để thu hồi nợ. Điều hành lãi suất linh hoạt, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và chỉ đạo của NHNo VN, góp phần giảm bớt khó khăn về tài chính. Phân công các thành viên chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất, các chương trình phối hợp với các tổ chức Hội. 3. Hoàn thành việc triển khai IPCAS 2 trong toàn chi nhánh, trên cơ sở đó phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp nhu cầu thị trường, phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao vị thế cạnh tranh của NHNo trên địa bàn. Đào tạo đội ngũ cán bộ tin học có tinh thần trách nhiệm, đủ khả năng làm chủ hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. 4. Hoạt động thông tin, tiếp thị và phát triển thương hiệu Agribank có những bước phát triển khá, chi nhánh thường xuyên quảng cáo hoạt động và các sản phẩm dịch vụ của NHNo trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các chương trình tài trợ, thực hiện tốt chính sách khách hàng, thực hiện văn minh giao tiếp, cải tiến thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho khách hàng. Từ đó thương hiệu, hình ảnh của Agribank đã đến được với các cấp, các ngành, với mọi khách hàng trong và ngoài tỉnh, thu hút lượng khách hàng lớn đến giao dịch. 5. Thực hiện tốt công tác tổ chức, đào tạo cán bộ: Công tác qui hoạch cán bộ được quan tâm, thực hiện đúng qui định. Luôn quan tâm chỉ đạo sát sao công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kĩ năng nghiệp vụ, kĩ năng giao tiếp cho cán bộ; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực của từng loại nghiệp vụ. Thực hiện tuyển dụng lao động theo qui chế của NHNo Việt Nam. 6. Thường xuyên coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát; kiên quyết chỉ đạo khắc phục những tồn tại sau thanh, kiểm tra. Chú trọng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng, chống rửa tiền. 7. Công tác thi đua, khen thưởng được coi vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững vừa là công cụ quản trị điều hành, có tác dụng nâng cao giá trị thương hiệu, xây dựng điển hình tiên tiến và gương người tốt việc tốt trong tập thể và cá nhân CBVC và người lao động, tạo được tinh thần làm việc có hiệu quả, nâng cao chất lượng lao động trong từng đơn vị và trên toàn chi nhánh. 8. Phối hợp với tổ chức Công đoàn vận động cán bộ thực hiện tốt công tác từ thiện xã hội. Tổ chức tốt các phong trào văn hoá thể thao. 4.2. Những kết quả đạt được Trong bối cảnh rất khó khăn do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới và trong nước song hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tiếp tục phát triển ổn định, duy trì đựơc sự tăng trưởng cả về nguồn vốn và dư nợ, đúng định hướng, giảm dư nợ vượt kế hoạch được giao; nâng cao tính tự lực trong công tác cân đối vốn tại Chi nhánh; thực hiện tốt vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính ở nông thôn và đáp ứng đủ vốn cho các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh. Chấp hành nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên góp phần thực hiện các nhóm giải pháp kích cầu, ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Đảy mạnh cho vay hỗ trợ lãi suất đảm bảo đúng đối tượng, tạo điều kiện để các doanh nghiệp và hộ nông dân sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển. Dịch vụ thanh toán quốc tế, phát hành thẻ và Mobilebanking có bước phát triển vượt bậc về số khách hàng và doanh số hoạt động, vượt xa doanh số cả năm 2008. Hoàn thành từng bước công tác hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, trên cơ sở đó phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp nhu cầu thị trường, nâng cao vị thế của NHNo trên địa bàn. Đẩy mạnh hoạt động marketing và quảng bá thương hiệu Agribank, có nhiều chính sách chăm sóc khách hàng; triển khai đồng bộ, có hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ NH mới, tiên tiến trên cơ sở công nghệ NH hiện đại, phù hợp, thu hút được khách hàng. Coi trọng công tác đào tạo cán bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, góp phần ngăn ngừa kịp thời các sai phạm, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. 4.3. Những tồn tại và nguyên nhân Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ: nguồn vốn tăng bình quân 22,8%, dư nợ tăng bình quân 33,95%. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất chiếm tỉ lệ thấp (21,1%) trong tổng dư nợ. Tài chính năm 2009 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng từ việc lãi suất cơ bản liên tục giảm từ cuối năm 2008 nên chi nhánh phải giảm nhanh lãi suất cho vay, chịu rủi ro lãi suất, chấp nhận lỗ để chia sẻ với các doanh nghiệp và hộ nông dân. Một số chi nhánh chất lượng tín dụng chưa tốt do đầu tư cho các dự án về phương tiện vận tải thuỷ từ những năm trước dẫn đến quá hạn, khả năng thu nợ gốc, nợ lãi khó khăn. Doanh số chi trả kiều hối và mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc giảm lớn so với năm 2008; tình hình căng thẳng về ngoại tệ chưa được cải thiện nên không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp. Nguyên nhân do suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng lớn đến việc làm và thu nhập của bộ phận lao động nước ngoài; do sự chênh lệch tỷ giá rất lớn giữa thị trường chính thức và thị trường tự do mà Nhà nước không kiểm soát được nên khách hàng không bán ngoại tệ cho ngân hàng; do số doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu quan hệ vay vốn, thanh toán tại NHNo hạn chế. Một số dịch vụ triển khai chưa có kết quả hoặc có nhưng kết quả chưa cao, như: dịch vụ thu học phí cho học sinh, sinh viên, dịch vụ bảo an tín dụng. Chất lượng tín dụng có xu hướng giảm thấp (nợ xấu gia tăng) do các khoản cho vay đầu tư phương tiện vận tải thuỷ đến hạn gốc và lãi khách hàng gặp khó khăn không trả nợ. Kết quả thu nợ đã XLRR đạt thấp, chủ yếu do dư nợ cho vay các phương tiện vận tải thuỷ quá hạn khó thu hồi, tiến độ xử lí một số khoản vay có tài sản đảm bảo còn chậm. 4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý điều hành Trong chỉ đạo điều hành phải nghiêm túc chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo về chính sách tiền tệ, về điều hành kế hoạch kinh doanh của NHNN VN, NHNo VN; bám sát định hướng kinh doanh của ngành, chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước, địa phương, trên cơ sở đó có biện pháp kịp thời, vận dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao. Coi trọng thực hiện qui chế dân chủ, xây dựng tập thể đoàn kết trên cơ sở thực hiện tốt qui chế dân chủ ở từng đơn vị và điều hành theo qui chế. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ có đạo đức tốt vì sự nghiệp chung và có kiến thức nghề nghiệp vững vàng. Thường xuyên sâu sát các đơn vị để nắm bắt thực tế và lắng nghe ý kiến từ cơ sở, phát hiện và xử lí các tình huống bất lợi cho hoạt động kinh doanh, từ đó có biện pháp điều hành linh hoạt, đạt hiệu quả tốt nhất; chống lãng phí và thực hành tiết kiệm. Trong chỉ đạo điều hành phải nắm vững chủ trương muốn mở rộng kinh doanh phải tăng trưởng nguồn vốn. Tập trung quan tâm mặt trận tín dụng và nâng cao nguồn lực cho kinh doanh, thường xuyên quan tâm đến chất lượng tín dụng; không ngừng nâng cao trình độ, nhận thức, năng lực cho cán bộ, tăng cường trang bị cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ tin học ngân hàng nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh, trên cơ sở đó nâng cao năng lực tài chính. Coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót, không để có dư luận xấu, đồng thời gắn kiểm tra với việc chỉnh sửa và xử lý sau thanh tra, kiểm tra; giải quyết kịp thời và dứt điểm đơn thư KNTC. Thường xuyên chăm lo cả về vật chất và tinh thần cho CBVC, có chính sách cụ thể khuyến khích tập thể và cá nhân người lao động, thường xuyên phát động phong trào thi đua có đánh giá tổng kết và khen thưởng kịp thời. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền phối hợp chặt chẽ có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể. 4.5. Những giải pháp chính 1. Tập trung tổng kết toàn Chi nhánh và từng đơn vị đánh giá đúng những mặt được, mặt chưa được, đề ra những nhiệm vụ cụ thể, những giải pháp hữu hiệu phải thực hiện trong năm 2010. 2. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt tới 100% CBVC vượt qua mọi khó khăn, thực hiện nghiêm túc các biện pháp chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Ngân hàng cấp trên góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, hoàn thành toàn diện các mục tiêu kinh doanh năm 2010 được giao. 3. Tập trung thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh; kiên quyết, nhanh nhạy trong điều hành kế hoạch kinh doanh; theo sát diễn biến của thị trường, có giải pháp hữu hiệu đảm bảo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, có tăng trưởng nguồn vốn thực mới được tăng trưởng dư nợ. Về nguồn vốn: Tập trung tăng trưởng nguồn vốn huy động để tăng nguồn lực, chủ động đa dạng các hình thức huy động vốn. Coi trọng huy động nguồn vốn từ dân cư, nguồn vốn ổn định, lãi suất thấp, chủ động cân đối vốn, thực hiện vượt mức chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn được giao để mở rộng kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn kho quĩ trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Về sử dụng vốn: Thực hiện nghiêm túc tốc độ tăng trưởng dư nợ theo kế hoạch giao. Tuân thủ nguyên tắc cho vay phải hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn. Chỉnh sửa, đảm bảo khớp đúng giữa hồ sơ và dữ liệu trên máy. Việc cho vay mới phải đảm bảo hiệu quả món vay; trong công tác thu nợ phải đảm bảo thu nợ gốc đúng hạn, định kì hạn thu gốc, lãi phù hợp với khả năng trả lãi của khách hàng. Triệt để thu nợ đến hạn, quá hạn, giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể cho từng cán bộ tín dụng. Thực hiện đúng qui trình cho vay, thủ tục hồ sơ đầy đủ, đúng qui định; cho vay trên cơ sở cân đối giữa nguồn vốn và dư nợ tại từng đơn vị. Thực hiện tốt việc phân loại, lựa chọn khách hàng, dự án có hiệu quả để đầu tư theo định hướng ưu tiên cho khu vực nông nghiệp - nông dân - nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm thực hiện cho vay khép kín, trên cơ sở đó thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế. Các chi nhánh thực hiện phân tích cơ cấu đầu tư, đảm bảo cơ cấu đầu tư theo đúng qui định của NHNo VN, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao thị phần của NHNo&PTNT Việt Nam. Hạn chế tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn vào các lĩnh vực không trực tiếp phục vụ sản xuất; tăng cho vay ngắn hạn để tăng vòng quay vốn, hạn chế rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Thực hiện tốt các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng; chủ động trong việc nâng cấp nhóm nợ đối với những khoản nợ tiềm ẩn rủi ro nhằm phản ánh đúng tính chất của nhóm nợ, phục cho việc phân loại nợ và trích lập dự phòng tự động. Đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản vay chậm luân chuyển, tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro nhằm tăng năng lực tài chính, nâng cao chất lượng tín dụng. Tiếp tục điều hành nhanh, nhạy, linh hoạt lãi suất theo chỉ đạo của NHNo Việt Nam, phù hợp quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường, đảm bảo tính cạnh tranh và đảm bảo tài chính toàn chi nhánh. 4. Mở rộng và cung ứng đầy đủ, có hiệu quả các dịch vụ ngân hàng, nhằm tăng nhanh nguồn thu dịch vụ ngoài tín dụng, phấn đấu tăng 25% trở lên so với năm trước. Chủ động liên hệ với Kho bạc Nhà nước tỉnh để thực hiện hệ thống thanh toán thu thuế và hải quan qua NHNo khi có kế hoạch triển khai của NHNo Việt Nam. Các chi nhánh tận thu lãi; tập trung thu nợ lãi, nợ gốc chưa thu từ nhóm II đến nhóm V, tận thu nợ đã được xử lí rủi ro; đảm bảo chênh lệch đầu ra - đầu vào theo kế hoạch, đủ bù đắp chi phí, trích rủi ro, chi lương và có lợi nhuận. Thực hiện chỉ tiêu mua sắm, trang bị tài sản được thông báo đảm bảo chất lượng, phù hợp yêu cầu nhiệm vụ. Tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các công trình XDCB, sửa chữa TSCĐ theo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. 5. Tập trung hoàn thiện hệ thống IPCAS, trên cơ sở đó tiếp tục phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Nâng cao chất lượng công tác thông tin báo cáo phục vụ điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày. 6. Tăng cường kiểm tra kiểm soát các HĐKD, nâng cao kỉ cương điều hành. Đôn đốc, giám sát các đơn vị sửa sai sau thanh, kiểm tra. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo đúng thẩm quyền và qui định của pháp luật. Thực hiện tốt công tác đấu tranh chống tham nhũng và phòng chống tội phạm. Đảm bảo an ninh, an toàn kho quỹ, an toàn tài sản trên đường vận chuyển và trong giao dịch. 7. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ nhằm tăng cường năng lực điều hành hoạt động kinh doanh. Thực hiện cơ chế khoán đến nhóm và người lao động, tạo động lực khuyến khích cán bộ có năng suất lao động, hiệu quả cao trong kinh doanh. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người lao động theo qui định của pháp luật; chú trọng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh. 8. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động, dịch vụ, sản phẩm mới, quảng bá nâng cao giá trị thương hiệu; làm tốt các hình thức tiếp cận, nâng cao chất lượng phục vụ để giữ khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới. 9. Củng cố, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể của địa phương trong việc cho vay, thu nợ, xử lý nợ khó đòi, tạo điều kiện thuận lợi phòng, giảm thiểu rủi ro, mở rộng tín dụng và tuyên truyền quảng bá hoạt động của NHNo Việt Nam. 10. Theo dõi, phát động các phong trào thi đua, gắn thi đua với thực hiện kế hoạch kinh doanh đảm bảo tính khuyến khích kịp thời cho tập thể và cá nhân. Tiếp tục phối hợp với tổ chức Công đoàn vận động CBVC-LĐ thực hiện tốt các hoạt động xã hội, từ thiện; quan tâm đến đời sống của người lao động. Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn, vì sự nghiệp chung, có ý thức bảo vệ thương hiệu của NHNo Việt Nam. KẾT LUẬN Qua một tháng thực tập tại NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Hải Dương, mặc dù thời gian không nhiều nhưng cũng đã giúp em có cái nhìn khái quát về hoạt động kinh doanh của một ngân hàng nói chung và của Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh tỉnh Hải Dương nói riêng. Đây là bước đầu tiên để kiểm nghiệm những gì đã được học trong nhà trường vào thực tế của hoạt động kinh tế. Giai đoạn thực tập vừa qua thực sự là thời gian rất hữu ích để học hỏi và bổ sung những kiến thức thực tiễn cho bản thân. Do thời gian thực tập cũng như kiến thức kinh nghiệm còn hạn chế nên Báo cáo thực tập còn nhiều thiếu sót về lý lụân và thực tiễn. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo, cô chú, anh chị trong NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Hải Dương. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo, cô chú, anh chị tại NHNo & PTNT Chi nhánh tỉnh Hải Dương đã giúp em hoàn thành Báo cáo thực tập này! MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26269.doc
Tài liệu liên quan