Đề tài Khảo sát hoạt động Du lịch sinh thái ở thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động Du lịch sinh thái

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước Việt Nam tuy là một quốc gia nhỏ bé nhưng được thiên nhiên ưu đãi nhiều quan cảnh xinh đẹp, đa dạng và độc đáo, vừa mang tính chất văn hóa thế giới vừa có tính lịch sử đặc thù của dân tộc Việt Nam. Với xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật như vũ bão thì nhu cầu thích tìm hiểu về thiên nhiên của con người ngày càng gia tăng; những phong cảnh mang nét đẹp hoang sơ kèm theo bầu không khí trong lành là những nơi hấp dẫn du khách trên thế giới. Vì thế, du lịch là một ngành kinh tế có nhiều tác động đến môi trường hơn bất cứ một ngành kinh tế thị trường nào khác. Nhưng tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho du lịch chủ yếu được khai thác từ môi trường nên hậu quả của nó (bao gồm suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; mặt khác còn suy thoái và giảm sút về đa dạng sinh học ) không thể lường hết được. Và hình thức du lịch sinh thái (DLST) đã ra đời. 1.2. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, khi đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, chất lượng cuộc sống được cải thiện và không ngừng nâng cao thì con người càng có nhu cầu giải trí nhiều hơn; nhất là xu hướng nghỉ ngơi đi tham quan du lịch; mặc dù ở mỗi người khi chọn loại hình thư giãn này với nhiều mục đích khác nhau nhưng nhìn chung đều là để khám phá về thế giới xung quanh, chiêm ngưỡng những cảnh quan đẹp hay viếng thăm các bảo tàng di tích lịch sử, thậm chí chỉ là muốn tận hưởng cảm giác được gần gũi, hòa mình vào thiên nhiên . Chính vì thế, ngành du lịch đặc biệt là du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh đang rất phát triển và thu hút một lượng du khách khá đông Do đó, đề tài “Khảo sát hoạt động Du lịch sinh thái ở thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động Du lịch sinh thái” sẽ tìm ra những giải pháp để nâng cao ý thức của mọi người về bảo vệ môi trường khi tham gia loại hình du lịch này đúng nghĩa hơn. 1.3. Giới hạn của đề tài Không gian nghiên cứu của đề tài mở rộng trên phạm vi cả nước nhưng sẽ đi sâu vào khảo sát thực trạng DLST ở thành phố Hồ Chí Minh. Do hạn chế về thời gian và điều kiện nên việc khảo sát thực địa của đề tài chỉ được tiến hành ở một số nơi tiêu biểu của thành phố mang tên Bác này (như khu DLST ở Cần Giờ, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, Thảo cầm viên ). 1.4. Mục tiêu của đề tài Khảo sát tình hình hoạt động du lịch sinh thái ở thành phố Hồ Chí Minh để đưa ra những biện pháp khả thi nhằm xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng khi tham gia hoạt động này. 1.5. Nội dung nghiên cứu Ø Nắm vững các kiến thức về du lịch sinh thái; Ø Tổng quan về du lịch và du lịch sinh thái ở Việt Nam; Ø Khảo sát hiện trạng du lịch sinh thái tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Ø Đánh giá tình hình nhận thức bảo vệ môi trường của cộng đồng ở một số điểm du lịch sinh thái tại thành phố Hồ Chí Minh Ø Đưa ra các biện pháp trong công tác quản lý hoạt động du lịch sinh thái Ø Đề xuất giải pháp để xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng. 1.6. Phương pháp nghiên cứu 1.6.1 Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu Đây là phương pháp được áp dụng đầu tiên trong quá trình làm đề tài; thu thập, thanh lọc những tài liệu theo nội dung và sắp xếp theo từng đề mục, so sánh, đối chiếu để chọn lọc, xử lý. 1.6.2 Phương pháp thống kê Sau khi thu thập được nhiều dữ liệu, thống kê theo từng đề mục, nội dung cần nghiên cứu. Xử lý các số liệu và đánh giá hiệu quả nhận thức bảo vệ môi trường của xã hội thông qua hoạt động DLST. 1.6.3 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia Tham khảo ý kiến chuyên gia và các nhà quản lý môi trường nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn trong công tác nâng cao nhận thức cho những người tham gia vào DLST. 1.6.4 Phương pháp khảo sát thực địa Điều tra nhận thức của cộng đồng mà tiêu biểu là du khách ở một số điểm DLST ở Thành phố Hồ Chí Minh về môi trường và ý thức tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường để nhìn nhận, có cách đánh giá xác thực nhằm xây dựng chương trình, đưa ra ý kiến đóng góp mang lại hiệu quả, phù hợp với thực tế hơn. Phương pháp thực hiện: Phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra Bảng tổng kết số phiếu điều tra thăm dò nhận thức của du khách tại một số điểm du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

doc95 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2305 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát hoạt động Du lịch sinh thái ở thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động Du lịch sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u lịch thỏa mãn nhu cầu của bản thân ï Không quan tâm đến loại hình ï Ý kiến khác 65,9% 34,1% 11. Bạn học hỏi được gì sau mỗi chuyến đi đến các khu DLST? ï Quan tâm đến vấn đề môi trường hơn ï Tự hào về thiên nhiên và văn hóa dân tộc ï DLST cần được tiếp tục đầu tư và phát triển ï Ý kiến khác 25% 14,3% 60,7% 12. Tuyên truyền bảo vệ môi trường thông qua hoạt động DLST nên được mở rộng và phát huy? ï Đúng ï Sai 100% õ Nhận xét: Thông qua bảng khảo sát lấy ý kiến của những người tham gia du lịch, tôi có những nhận xét như sau: Đa số khách du lịch được tham vấn ý kiến đều nhận thức rõ tình trạng môi trường hiện nay và tỏ thái độ quan tâm đến môi trường trên toàn cầu; Hầu hết các ý kiến đều thống nhất về: thiết kế khu du lịch không gây cản trở cho sự phát triển của hệ sinh thái là mục tiêu hàng đầu mà DLST phải làm được. Các hoạt động về môi trường chưa thực sự thu hút khách du lịch tham gia; Du khách chưa nhìn nhận được trách nhiệm của bản thân với môi trường; Gây ra những hành vi thiếu thân thiện với môi trường thì nguyên nhân chính là do nhiều cá nhân vẫn chưa có ý thức và cũng do thói quen của họ; Nguồn tài nguyên chịu nhiều ảnh hưởng nhất của hoạt động du lịch đó là tài nguyên rừng; Tìm hiểu về một khu du lịch là cách để nhiều người lựa chọn điểm nghỉ mát cuối tuần hay trong ngày nghỉ của mình; Hầu hết mọi người đều lựa chọn hình thức du lịch thân thiện với môi trường là điểm đến cho mỗi chuyến đi Nguyên nhân của những khó khăn về ý thức bảo vệ môi trường trong du lịch sinh thái hiện nay Trong số nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan thì trước hết phải xét đến những nguyên nhân chủ yếu là : Do chưa có quy hoạch chi tiết phát triển du lịch; Công tác xúc tiến thương mại và quảng bá du lịch còn hạn chế; Sự hợp tác phát triển du lịch với các vùng ngoài tỉnh chưa được đầu tư để phát huy; Vốn đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch chưa cân xứng với tiềm năng phát triển; Ngành du lịch lệ thuộc quá nhiều và chủ yếu vào tài nguyên có sẵn, chưa năng động tìm hiểu phát triển các sản phẩm mới. Lao động thiếu tính chuyên nghiệp, kém chuyên môn và trình độ thấp. Trình độ dân trí, nhận thức của người dân về bảo tồn và phát huy tài nguyên, sản phẩm du lịch còn hạn chế thậm chí yếu, kém; Hàng hóa lưu niệm còn lẫn tạp, chưa tạo được điểm độc đáo riêng thực sự. Việc khai thác tiềm năng du lịch hiện chưa thực sự đi đôi với công tác giảm thiểu sử dụng năng lượng và bảo vệ, bảo tồn tài nguyên môi trường. Phần lớn lượng rác thải tại các điểm du lịch không được xử lý dẫn đến ô nhiễm môi trường, giảm giá trị của môi trường sinh thái cho du lịch, dẫn tới sự phát triển không bền vững trong tương lai… Cụ thể là: Chính sách của nhà nước Khả năng phối hợp, làm việc giữa các Ban Ngành; giữa nhà nước, giới doanh nghiệp và giới nghiên cứu còn hạn chế. Chưa có quy hoạch chi tiết nên việc quản lý, đầu tư và phát triển không dựa theo hệ thống các tiêu chí, quy hoạch và quy định cụ thể nào. Ngành du lịch và ngành môi trường chưa có sự phối hợp đồng đều với nhau để có những nghiên cứu về nhu cầu của khách du lịch khi đến một địa điểm để tham quan, hay đánh giá ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia. Chưa có các đề án đánh giá về sức chứa của các điểm du lịch để có căn cứ phân vùng và xác định các biện pháp quản lý cụ thể; gây không ít khó khăn trong việc quản lý du lịch bền vững hơn về mặt kinh tế, môi trường và xã hội. Các chính sách hỗ trợ phát triển, đầu tư về du lịch nhất là DLST chưa nhiều, hoặc nếu có chỉ tập trung trực tiếp vào việc xây dựng và phát triển loại hình này chứ hầu như không liên quan tới công việc bảo vệ môi trường, Khó khăn và bất cập trong kiểm soát, thống kê để xác định được mô hình nào mới thực sự là DLST, mô hình nào chỉ chú trọng đến vấn đề kinh doanh, hoạt động không mang ý nghĩa bảo vệ môi trường trong vùng. Chưa xây dựng cụ thể luật về DLST thậm chí là không có. Các luật về chất thải, nước thải,… trong khu du lịch chưa được quy định chặt chẽ, cụ thể để có sự kiểm soát, điều tra từ các cán bộ, quản lý nhà nước. Thiếu sự phối hợp liên ngành trong sử dụng và quản lý tài nguyên dẫn tới mâu thuẫn lợi ích giữa phát triển du lịch biển với các ngành khác ở vùng ven bờ và các đảo có chiều hướng gia tăng vì tài nguyên biển là dạng tài nguyên chia sẻ (shared resources) và thường bị “khai thác tự do”; không ít nơi có tiềm năng du lịch biển lại nằm cạnh các cảng biển, khu nuôi trồng và khai thác thủy sản… gây tác động tiêu cực lẫn nhau. Hạn chế về quyền xử phạt vi phạm trong công tác bảo tồn tài nguyên, kiểm soát ô nhiễm của các nhà chức trách Chưa có định hướng cho sự kết hợp giữa bảo vệ môi trường và du lịch giải trí nhằm nâng cao nhận thức cho những người tham gia. Các nhà tổ chức, quản lý khu du lịch Vấn đề môi trường mới chỉ dừng lại như là lời kêu gọi chung cho toàn xã hội chứ chưa thực sự là vấn đề đáng chú trọng và chưa có hành động cụ thể trong các điểm du lịch đối với các nhà hoạch định, quản lý và tổ chức du lịch bởi một số nguyên nhân sau đây: Chưa có ý thức cao hoặc tầm hiểu biết rõ ràng về ý nghĩa của loại hình du lịch sinh thái. Thiếu sự quan tâm từ các nhà tổ chức, quản lý tại các khu du lịch mặc dù các doanh nghiệp du lịch đã thu về không ít vốn từ khai thác vẻ đẹp của hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng nhưng con số chi cho bảo tồn lại rất ít. Nguồn nhân lực từ địa phương phục vụ cho khu sinh thái chưa được đào tạo về kiến thức môi trường để truyền tải đến cho du khách; Việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên, văn hóa và thương mại hóa một cách nhanh chóng, thiếu cân nhắc, thiếu chọn lọc kỹ lưỡng từ những nhà làm du lịch dễ làm mất đi bản sắc văn hóa địa phương, tác động xấu đến tài nguyên thiên nhiên. Chưa thiết lập được các phương pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, các sự cố - tai biến có thể xảy ra trong du lịch; Lỏng lẻo trong công tác quản lý tài nguyên, không có sự liên hệ hợp tác với cư dân bản địa đã gây ra một số bất cập và mâu thuẫn về bảo vệ môi trường du lịch. Chưa xây dựng tốt mối quan hệ cho các thành phần tham gia là một trong những sai sót cơ bản trong phát triển du lịch sinh thái. Chưa phát huy và lồng ghép thế mạnh của các giá trị văn hóa truyền thống như lễ hội nghề cá, chọi trâu: các di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng ven biển, các kiểu văn hóa làng chài, các thành tựu kinh tế qua các hội chợ triển lãm ở các thành phố ven biển… Thường xuyên nâng cấp hoặc mở rộng, xây dựng các khu lưu trú, resort và sân golf, khu vui chơi giải trí… để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của du khách gây tổn hại không nhỏ đến môi trường; Chưa có sự kiểm tra nghiêm ngặt, gắt gao của những nhà quản lý môi trường về hệ thống xử lý chất thải, nước thải của những khu lưu trú, dịch vụ giải trí của nhà làm du lịch. Các khu DLST chưa được trang bị các thùng rác theo đúng tiêu chuẩn để vừa phân loại rác tại nguồn, vừa xây dựng kiến thức về các loại rác cho khách. Chưa có các biện pháp kiểm soát và xử lý nguồn gây ô nhiễm tài nguyên triệt để trong xu hướng hội nhập với thế giới như hiện nay mặc dù đã đưa ra phương châm: sạch môi trường, đẹp văn hóa, hiện đại, dân tộc và độc đáo DLST ở Việt Nam còn thiếu nguồn vốn và kinh phí cho các chương trình quảng cáo, thông tin về các điểm du lịch để thu hút khách du lịch, thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam; Hàng hóa lưu niệm trong các điểm DLST không mang ý nghĩa sinh thái, các sản phẩm du lịch không thực sự đặc sắc để đại diện cho hình ảnh khu sinh thái cũng như thiếu các sản phẩm đặc trưng cho địa phương Chưa xây dựng các trò chơi, hoạt động mang tính giáo dục môi trường cho khách đến tham quan Dân địa phương Nhiều vùng ở nước ta được thiên nhiên ưu đãi để phát triển DLST, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên một số nhà tổ chức, các lữ đoàn du lịch không có sự liên hệ, gắn kết với dân địa phương để cùng làm du lịch; vì thế, những hộ dân nơi đây đã tác động xấu đến môi trường gây ra các thực trạng như đã nêu ở trên là bởi các nguyên nhân: Chất lượng cuộc sống của những người dân bản địa luôn ở mức thấp và hầu như đều thuộc diện nghèo khó. Không có đất đai để trồng trọt hay chăn nuôi do bị các nhà đầu tư chiếm dụng để làm du lịch. Không có công ăn việc làm ổn định nên phải phá rừng làm nương rẫy và khai thác các loại gỗ quý, săn bắt động thực vật quý hiếm, đánh bắt hải sản trái phép… để bán cho khách du lịch Dễ bị tác động bởi các yếu tố khách quan và có cách sống theo kịp với xu hướng phát triển của thời đại; Dần quên đi ngôn ngữ bản địa do ảnh hưởng của trào lưu phát triển du lịch du nhập vào; Chưa có ý thức bảo tồn tài nguyên, văn hóa đã tồn tại từ xa xưa và chưa xây dựng lối sống thân thiện với môi trường Khách du lịch Khách du lịch là một nhân tố quan trọng trong việc góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị thiên nhiên và văn hóa. Nhưng trên thực tế có không ít khách du lịch có những thái độ và hành vi làm ô nhiễm và suy thoái đến môi trường bởi những lý do: Ý thức bảo vệ môi trường du lịch chưa cao Do những thói quen đã in sâu trong tiềm thức Nhu cầu sử dụng những sản phẩm quý hiếm từ thiên nhiên CHƯƠNG 5 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ - CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Đề xuất các giải pháp quản lý Bảo vệ môi trường là hoạt động góp phần giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện sự xuống cấp của môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Nó không chỉ là sự tuyên truyền, giáo dục ý thức của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn cộng đồng, của những con người tham gia vào mọi hoạt động sống cũng như hoạt động du lịch một cách trực tiếp hay gián tiếp. Vì thế cần có những biện pháp quản lý thích hợp để nâng cao nhận thức cho mỗi con người trong xã hội về môi trường một cách tích cực hơn thông qua du lịch sinh thái. Pháp luật, chính sách của nhà nước Bên cạnh hệ thống luật du lịch với những điều lệ chặt chẽ thì nhà nước nên thiết lập một hệ thống luật dành riêng cho du lịch sinh thái. Có những chính sách đầu tư, hỗ trợ vốn khuyến khích phát triển du lịch và các loại hình du lịch; Xây dựng chính sách, quy chế, chiến lược và kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng; xác định rằng đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển lâu dài. Phải tăng cường nguồn vốn cho Quỹ bảo vệ môi trường trong du lịch để chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường; Có cơ chế ưu đãi về tài chính, thuế cho những doanh nghiệp DLST có đầu tư cho công việc bảo vệ môi trường; Thành lập cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về môi trường trong ngành du lịch; Có sự liên hệ giữa quản lý du lịch và quản lý môi trường để thúc đẩy công tác kiểm soát ô nhiễm trong du lịch chặt chẽ hơn, đưa ra những giải pháp để nâng cao ý thức người tham gia du lịch có hiệu quả và trọn vẹn đặc biệt là đối với DLST luôn đề cao tầm quan trọng của gáo dục môi trường; Đưa ra giải pháp cho các điểm nghỉ mát ven biển, các hệ sinh thái biển, rừng dễ bị suy thoái, trước khi suy thoái trở nên nghiêm trọng tới mức không thể cứu vãn được bằng cách thu phí môi trường du lịch đối với mỗi du khách tham quan. Vấn đề này không còn mới mẻ trên thế giới vì từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, một số cộng đồng ven biển trên thế giới đã bắt đầu trích nguồn thu từ du lịch sinh thái để gây quỹ cho công tác bảo tồn như Công viên Quốc gia Đảo Galapagos của Ecuador mỗi năm đón 80.000 du khách nước ngoài và họ thu của mỗi du khách 100 đô-la phí vào cửa. Australia lại thu 4 đô-la đối với mỗi du khách khám phá rạn san hô Great Barrier của mình, ở Belize và Cộng hòa đảo Cook đã yêu cầu du khách nước ngoài trả một khoản phí bảo tồn khi vào hoặc ra khỏi đất nước. Lập danh sách về các hệ sinh thái quý giá ở biển và ven biển chưa bị suy thoái để có những cân nhắc trong quy hoạch, chống lại tình trạng hủy hoại hệ sinh thái đang diễn ra từng ngày. Xây dựng và ban hành quy chế, các điều luật, chỉ tiêu để bảo vệ môi trường du lịch đối với hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí…dựa trên các công cụ quản lý môi trường, bộ chỉ thị môi trường, các chỉ thị đặc thù cho từng khu du lịch riêng biệt. Cụ thể là: ó Các công cụ quản lý môi trường du lịch Bảng 7. Một số công cụ có thể sử dụng trong quy hoạch và quản lý DLST Những phương pháp phổ biến: Ÿ Nghiên cứu tác động môi trường Ÿ Chia khu, phân vùng và lập quy chế quản lý cụ thể cho từng vùng. Ÿ “Guideline”: đường hướng chỉ đạo, sách hướng dẫn Ÿ ISO 14001 Các phương pháp được thiết kế kỹ lưỡng hơn: Ÿ VIM: visitor impact management Ÿ VERP: visitor experience and resource protection Ÿ LAC: Limits of acceptable changes Ÿ TOMM: Tourism Optimisation Management Model ó Quản lý dựa vào bộ chỉ thị môi trường Bảng 8. Bảng chỉ thị môi trường Chỉ thị Cách xác định Bảo vệ điểm du lịch Loại bảo vệ điểm du lịch theo tiêu chuẩn IUCN Sức ép/ Áp lực Số du khách viếng thăm điểm du lịch (tính theo năm, theo tháng cao điểm) Mật độ Cường độ sử dụng – thời kỳ cao điểm (người/ha) Tác động xã hội Tỷ số Du khách/ Dân địa phương (thời kỳ cao điểm) Mức độ kiểm soát Các thủ tục đánh giá môi trường hoặc sự kiểm soát hiện có đối với sự phát triển của điểm du lịch và mật độ sử dụng Quản lý chất thải % đường cống thoát nước tại điểm du lịch có xử lý (chỉ số cụ thể là giới hạn kết cấu của năng lực cơ sở hạ tầng khác của điểm du lịch. Vd: hệ thống cấp nước, nơi chứa rác) Hệ sinh thái dễ tổn thương Số lượng các loài quý, hiếm đang bị đe dọa Đóng góp của du lịch vào nền kinh tế địa phương % đóng góp của du lịch vào GDP địa phương ó Quản lý dựa vào các chỉ thị đặc thù cho từng khu du lịch riêng biệt Bảng 9. Các chỉ thị đặc thù cho từng khu du lịch Hệ sinh thái Các chỉ thị đặc thù Các vùng bờ biển Độ suy thoái (% bãi biển suy thoái, bị xói mòn) Cường độ sử dụng (số người/ m bãi biển) Hệ động vật bờ biển, động vật dưới biển (số loài chủ yếu nhìn thấy được) Các vùng núi Độ xói mòn ( % diện tích bề mặt bị xói mòn) Đa dạng sinh vật (số lượng các loài chủ yếu) Lối vào các điểm chủ yếu (số giờ chờ đợi) Các điểm văn hóa (các cộng đồng truyền thống) Áp lực xã hội tiềm tàng (tỷ số thu nhập trung bình từ du lịch/ số dân địa phương) Tính mùa vụ (% số cửa hàng mở cửa quanh năm/ tổng số cửa hàng Xung đột (số vụ việc có báo cáo của dân địa phương và du khách) Các đảo nhỏ Lượng tiền tệ rò rỉ (% thua lỗ từ thu nhập trong ngành du lịch Quyền sở hữu (% quyền sở hữu nước ngoài hoặc không thuộc địa phương đối với các cơ sở du lịch) Khả năng cấp nước (chi phí, khả năng cung ứng) Các thước đo cường độ sử dụng (ở quy mô toàn đảo cũng như các điểm chịu tác động Tổ chức các hoạt động, phong trào phòng chống ô nhiễm môi trường, có slogan, bảng hiệu, lôgô để tuyên truyền rộng rãi cho mọi thành phần của ngành du lịch chú trọng hơn trong DLST để phối hợp thực hiện cùng du khách - Đây là một trong những nội dung quan trọng cơ bản của công tác bảo vệ môi trường du lịch. Tích cực tham gia thực hiện những cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường: Công ước về giảm khí thải vào bầu khí quyển; Công ước về bảo vệ các loài chim di cư (RAMSA); Công ước về chống buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES), v.v. Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường trong các khu du lịch để kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm gây ảnh hưởng đến môi trường tại các điểm du lịch. Nên đưa DLST trở thành một môn học trong nhà trường để tạo cho học sinh có thói quen tốt khi tham gia các chương trình du lịch; Thực hiện cấp nhãn sinh thái như: “Bông sen xanh”, “khu lưu trú sinh thái” cho các khách sạn, các khu lưu trú đạt tiêu chuẩn với mục đích xây dựng hệ thống khu giải trí, nghĩ dưỡng thân thiện với môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và tăng cường sức cạnh tranh cho hệ thống lưu trú của Việt Nam. Những khách sạn nào nhận được danh hiệu này sẽ được ưu ái nhiều hơn và mang tính hấp dẫn hơn đối với du khách trong và ngoài nước so với những khách sạn khác. Các chứng chỉ và chứng nhận sinh thái được cấp phải dựa trên nhiều tiêu chí với ba vấn đề cơ bản sau: Phải kích thích người cung ứng du lịch cải thiện tính bền vững quá trình hoạt động của chúng bằng việc cung cấp sự khích lệ, thông tin, và trợ giúp kỹ thuật để làm như vậy. Phải tạo nên sự khác biệt giữa những sản phẩm và dịch vụ du lịch, đương đầu với các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và kinh tế theo sau những điều lệ mà luật pháp yêu cầu. Có thể cung cấp cho người tiêu thụ những thông tin có giá trị về các sản phẩm du lịch bền vững, giúp họ thực hiện sự lựa chọn du lịch đã được thông tin chi tiết. Nhận thức từ các nhà quản lý, tổ chức Các nhà tổ chức, quản lý du lịch phải có nhận thức cao về bảo vệ môi trường để không làm ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên, không xâm hại đến hệ sinh thái cũng như làm xáo trộn đời sống của cư dân địa phương. Phải có bản đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đầy đủ và chi tiết khi tiến hành đầu tư xây dựng, mở rộng các hạng mục công trình như nhà hàng, khách sạn, các khu lưu trú… Thiết kế các lối đi cho khách tham quan nhưng không ảnh hưởng đến hệ sinh thái và giảm sự vận chuyển bằng các phương tiện giao thông; Nên sử dụng nguồn nhiên liệu sạch để vận hành các hệ thống trong khu du lịch sinh thái; Hạn chế đến mức tối đa tác động gây ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch, môi trường xung quanh; Các nhà quản lý trong khu du lịch cần đề ra các chiến lược tổ chức hoạt động phòng chống, hạn chế và ứng phó tốt mọi tác động của sự cố môi trường. Chẳng hạn như: Phối hợp với các ngành chức năng bảo vệ các công trình, phòng chống sự cố môi trường; không vận chuyển, sử dụng, cất giữ các chất độc hại, chất dễ gây cháy nổ có khả năng gây sự cố môi trường. Tổ chức các cuộc diễn tập cho các nhân viên trong KDL về các sự cố về cháy nổ… để họ có những kỹ năng ứng phó với những tình huống bất ngờ xảy ra; Phối hợp với các ngành chức năng thu gom, xử lý các chất độc hại đến môi trường do hậu quả của các sự cố như tràn dầu, rò rỉ hoá chất, phóng xạ, v.v. ở những khu vực diễn ra hoạt động du lịch. Tổ chức thực hiện tuyên truyền các hoạt động hạn chế sự suy thoái và bảo vệ sự phát triển của các hệ sinh thái cho người dân địa phương: Không đốt, phá rừng, khai thác bừa bãi các nguồn nước trong hoạt động phát triển du lịch; Tăng cường trồng cây xanh trong các khu vực diễn ra hoạt động du lịch; Sử dụng tiết kiệm nguyên liệu tự nhiên trong hoạt động phát triển du lịch. Tổ chức thực hiện bảo vệ đa dạng sinh học: Phối hợp với các ngành chức năng và địa phương bảo vệ các giống, loài thực vật, động vật hoang dã trong lãnh thổ diễn ra hoạt động du lịch. Không khai thác, kinh doanh các loài thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ (Nghị định số 48/2002/NĐ – CP ngày 22/4/2002). Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về môi trường du lịch: Hưởng ứng các phong trào vì môi trường do nhà nước đưa ra; Tham gia đầy đủ các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường trong xã hội. Tổ chức những trò chơi, những cuộc thi sôi động , gây hứng thú cho du khách với mục đích: Đóng góp cho những nỗ lực giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trường như tổ chức Tuần lễ xanh tại các trọng điểm du lịch, ủng hộ ngày môi trường thế giới 5/6 (World Environment Day – viết tắt: WED) dưới các hình thức khác nhau. Thành lập các chính sách đầu tư, mở rộng thị trường DLST trên toàn quốc nhằm mục đích: Kết nối với các địa phương khác tạo thành các tour du lịch khép kín; Không gây sự nhàm chán cho khách du lịch; Kích thích sự quan tâm đến môi trường trong mỗi con người trước sự đe dọa của bản thân họ cho môi trường xung quanh; Giúp cho mỗi thành viên trong du lịch nhận thấy rằng thiên nhiên quanh ta thật tươi đẹp nên giữ gìn chứ không nên tàn phá. Hình thức kết hợp này có thể là tỉnh này được liên kết với các tỉnh khác - hình thành tour du lịch sinh thái, văn hóa từ Bắc xuống Nam hoặc ngược lại; trong đó có sự liên kết với các loại hình du lịch khác nhau như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm… để cùng phát triển nghiệp vụ đào tạo cũng như kinh nghiệm xúc tiến quảng bá và làm du lịch; liên kết với các công ty du lịch có thương hiệu trong nước để bước đầu đưa các tour đến với các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; liên kết trong nội bộ các tuyến có những đặc điểm chung có tính chất hỗ trợ lẫn nhau. Phải đặc biệt chú ý nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường sạch sẽ, thoáng mát toàn cảnh trong khu du lịch thông qua các hoạt động vệ sinh hằng ngày. Những hoạt động chính của nội dung này bao gồm: • Thu gom và xử lý chất thải từ hoạt động du lịch (rác thải, nước thải), • Trang bị nhiều thùng rác để hướng dẫn khách bỏ rác đúng nơi quy định. • Hạn chế và xử lý chất thải khí từ các hoạt động du lịch như vận chuyển khách du lịch, vận hành hệ thống làm lạnh tại các cơ sở dịch vụ du lịch, v.v. • Thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường ở các khu, điểm thăm quan du lịch: trong nhà hàng, các gian hàng ẩm thực, khu ăn uống… • Có những biển báo chỉ dẫn, tuyên truyền bảo vệ môi truờng trong toàn khu du lịch và đề ra phí thu nếu ai vi phạm. Khuyến khích, cổ vũ người dân địa phương cùng tham gia làm du lịch bằng chính văn hóa đặc sắc của mình; tạo cho họ có công ăn việc làm ổn định, phù hợp với bản thân và cũng tránh tình trạng họ vì miếng cơm manh áo hàng ngày mà phá hủy những cảnh quan du lịch cũng như có những tác động xấu đến môi trường. Phối hợp với nhà trường để xây dựng các câu lạc bộ xanh và tổ chức các hoạt động ngoại khóa đến tham quan các điểm du lịch sinh thái. Đẩy mạnh quảng bá về DLST trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức quảng bá dưới nhiều hình thức; kết hợp giữa tính chất đại trà với tính chất tập trung có trọng tâm, trọng điểm để tạo nên điểm nhấn, ấn tượng riêng thu hút khách du lịch. Cần tìm hiểu mức độ hài lòng của khách du lịch và dân địa phương để đề ra những phương án phù hợp, từng bước nâng cao vai trò của du lịch sinh thái trong vấn đề bảo tồn thiên nhiên, hệ sinh thái động thực vật và văn hóa; xác định bước phát triển lâu dài trong tương lai để từng bước đưa DLST ngày càng phát triển theo xu hướng phát triển bền vững. ó Khu nhà hàng, khách sạn, vui chơi, giải trí Khi tiến hành khởi công xây dựng các cơ sở lưu trú, các nhà đầu tư nên đặt quan điểm môi trường lên hàng đầu như Le Corbusier - nhà kiến trúc lừng danh thế giới ở thế kỷ XX nói: “Xây dựng lấy những m2 cây xanh trên mặt đất, phải trả lại từng m2 trên mái nhà”. Một vài giải pháp gợi ý được đề ra cho nhà hàng, khách sạn trong khu sinh thái: Những khu vực nghỉ mát cho khách du lịch nên làm bằng các vật liệu đơn giản như tre, nứa; làm bộ khung lá dừa, lá gồi, rơm kết lại thành từng mảng to bản dùng lợp mái, tận dụng nguồn năng lượng hướng gió thổi thay cho quạt máy; Cần phải lắp đặt hệ thống xử lý nước hoặc có sự phân loại rác tại nguồn trước khi đưa chất thải, nước thải vào môi trường; Khuyến khích nhân viên và khách du lịch giảm tối thiểu lượng nước thải thông qua việc giảm sử dụng nước; Đề ra những tiêu chí trong khen thưởng để khuyến khích nhân viên làm việc có thái độ cư xử với môi trường tốt hơn trong từng khu du lịch; Xây dựng hệ thống tách chất thải dầu mỡ riêng; Sử dụng bột giặt và các chất tẩy rửa dễ phân hủy sinh học; Nên sử dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch cũng như các thiết bị tiết kiệm năng lượng Thường xuyên vệ sinh, kiểm tra hay thay bộ lọc không khí của các máy lạnh; điều chỉnh nhiệt độ hệ thống nước nóng ở thường xuyên ở phạm vi cho phép (dưới 490C) trong các khu nhà hàng, khách sạn nhằm hạn chế chất thải từ hoạt động lưu trú ra môi trường. Tận dụng những nguồn năng lượng tự nhiên như pin mặt trời, sức gió góp phần giảm thiểu việc sử dụng năng lượng từ nguồn tài nguyên không tái tạo được; Nên có những bảng thông báo lưu ý cho khách thuê phòng để họ tắt những thiết bị không cần thiết khi ra khỏi phòng, sử dụng những bóng đèn tiết kiệm điện… Nên đặt ra tiêu chí phấn đấu để được cấp nhãn sinh thái khi đó cũng có thể áp dụng thu phí từ du khách cho dịch vụ môi trường, tạo ra nguồn kinh phí lớn cho công tác bảo tồn các hệ sinh thái trong khu du lịch đang hoạt động trên cơ chế linh hoạt của thị trường, giống như một số khách sạn ở phía đông Caribê và trên những hòn đảo ngoài khơi ở Tây Ban Nha, họ tiến hành thu của du khách một khoản thuế dành cho bảo tồn và phục hồi sinh thái. Người dân địa phương Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân địa phương làm du lịch để cư dân hiểu rằng họ vẫn có thể dựa nguồn tài nguyên để mưu sinh và làm giàu nhưng không phải phá rừng làm rẫy, lấy gỗ hay săn bắt thú quý hiếm… mà là theo một con đường khác không làm thương tổn đến môi trường, không xâm hại tài nguyên quốc gia như là: Người dân có thể là một hướng dẫn viên du lịch mang đến nhiều thú vị cho du khách bởi họ rất am hiểu về hệ sinh thái nơi họ sinh ra và lớn lên, gắn bó bao nhiêu năm qua; Dân địa phương sẽ là những nghệ nhân trong những làng nghề truyền thống. Trực tiếp hướng dẫn du khách làm nên các sản phẩm bằng tay khéo léo; Là những đầu bếp nấu những món ăn dân tộc trong các khu ẩm thực; Là một nhân viên huấn luyện bơi và cứu hộ khi xảy ra sự cố… Các sản phẩm mà người dân bản địa làm ra sẽ trở thành hàng hóa lưu niệm đặc trưng của từng vùng¦ Khôi phục các làng nghề và tạo việc làm cho họ. Tổ chức những lớp tập huấn, đào tạo các kỹ năng kiến thức về môi trường để những người dân địa phương có thể tiếp thu và có ý thức hơn về môi trường đồng thời có thể truyền đạt đến khách du lịch. Du khách Để xây dựng một chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ môi trường thật không dễ dàng bởi vì trình độ kiến thức hiểu biết của từng người không giống nhau và rất khó khi áp dụng cho những khách du lịch. Vì vậy, nâng cao ý thức cho mọi người trong hoạt động du lịch sinh thái quả là một vấn đề lớn nhưng cũng không thể không làm được; Hướng dẫn du khách bỏ rác đúng nơi quy định, cách phân loại rác tại nguồn theo tiêu chí 3R: Thùng rác màu xanh dùng để đựng rác hữu cơ Thùng rác màu vàng dùng để đựng rác vô vơ Khuyến khích khách du lịch sử dụng những món ăn thích hợp với khu sinh thái bằng các chương trình ưu đãi của khu ẩm thực; Nâng cao nhận thức cho khách du lịch bằng cách tổ chức những trò chơi, những hoạt động phù hợp với từng độ tuổi; Hướng dẫn du khách tham gia đóng góp ý kiến cho khu sinh thái bằng cách tặng quà lưu niệm cho những ý kiến mang tính sáng tạo và thiết thực. Các hình thức tuyên truyền cho du khách được đa dạng hóa với những thông điệp tuyên truyền được in vào áo, nón, tờ rơi để chuyển đến khách du lịch Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức trong bảo vệ môi trường Có những ưu đãi đặc biệt nếu đó là hình thức du lịch theo hướng Team-building. Team-building (xây dựng nhóm) là một trong những hình thức du lịch cộng đồng đang có khuynh hướng phát triển tại Việt Nam. Điểm khác biệt với tour thông thường, tour team building ngoài việc cho khách ăn, ngủ, nghỉ, tham quan… còn có thêm các chương trình mang tính hành động vì môi trường và có những ưu điểm tích cực như là: Chương trình teambuilding luôn đòi hỏi sự sáng tạo trong hình thức triển khai và phù hợp với từng ngành nghề, nhu cầu của doanh nghiệp. Thông qua hình thức này cũng dễ dàng tuyên truyền và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường gắn với những giá trị văn hóa, lịch sử cho du khách Dễ dàng nhận được sự hưởng ứng từ mỗi cá nhân tích cực tham gia khi đề ra một chương trình hoạt động. Thực hiện cấp chứng chỉ cho các sản phẩm du lịch mang tính sinh thái Đề ra quy chế, xây dựng tiêu chuẩn và cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp, con tàu đạt tiêu chuẩn: Doanh nghiệp sinh thái, Tàu sinh thái đối với các tàu vận chuyển và lưu trú khách du lịch. Thường xuyên mở các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường cho các chủ doanh nghiệp, chủ tàu để cho mọi người đều nhận thức được việc đầu tư cho xử lý chất thải, bảo vệ môi trường là một khoản đầu tư đương nhiên và cũng là đầu tư cho phát triển, là khoản đầu tư mang lại lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp. Tăng cường tuyên truyền bằng mọi hình thức, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng về tác hại của ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm dầu nói riêng đối với các vùng biển, vùng vịnh tại Việt Nam, cũng như lợi ích to lớn và lâu dài đối với việc bảo vệ môi trường cho mọi người dân và du khách. Định kỳ tổ chức các Tháng hành động về môi trường, Tuần lễ du lịch xanh, v.v... để mọi người dân được tham gia vào công việc bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức xã hội về quyền lợi và trách nhiệm của việc bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trò chơi có nhận thưởng. Các khu DLST thường được du khách biết đến chủ yếu dựa vào lời giới thiệu từ bạn bè hoặc gia đình. Vì thế, việc làm cho mọi du khách có một sự trải nghiệm lý thú tại KDL là rất cần thiết để thông qua họ quảng bá được khu DLST Sử dụng hiệu quả Internet là một thành phần cốt lõi của tiếp thị du lịch sinh thái đồng thời là nơi nhận những lời phản hồi của khách đến tham quan để bày tỏ những điểm vừa ý và những điểm cần khắc phục sau khi họ đã trải nghiệm vì xu hướng của thời đại ngày nay là công nghệ thông tin. Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức môi trường trong các tour du lịch sinh thái Xác định tầm quan trọng của nhận thức về bảo vệ môi trường trong du lịch sinh thái Bảo vệ môi trường trong khu du lịch cũng có nghĩa là chúng ta đang cư xử với tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn bằng thái độ thân thiện, “hòa bình”. Khi nhận thức về môi trường của cộng đồng trong du lịch sinh thái được nâng cao thì sẽ có những thuận lợi để: Phát huy tính hiệu quả trong mọi công tác tuyên truyền; Các thành phần tham gia du lịch sẽ có ý thức cao hơn, giảm thiểu các tác động gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp mỹ quan trong khu sinh thái; Khuyến khích khách du lịch quay trở lại khu du lịch nhiều hơn Hoạt động DLST sẽ trở thành một nguồn thu đóng góp vào quỹ bảo tồn môi trường quốc gia. Xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp hơn, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường; Xây dựng ngành du lịch trở thành một ngành “công nghiệp không khói” để giảm bớt sức ép của những ngành công nhiệp khác lên môi trường. Xây dựng nhận thức bảo vệ môi trường không giới hạn hay loại trừ một thành phần nào trong xã hội mà mở rộng phạm vi ở: Tất cả các lĩnh vực của xã hội: Văn hóa, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, pháp luật… Mọi lứa tuổi không phân biệt già, trẻ; giới tính, dân tộc, tôn giáo, giai cấp, địa vị xã hội…. Tất cả các nghề nghiệp: công nhân, viên chức, học sinh, sinh viên… Xây dựng một vài chương trình hành động thiết thực Cơ sở xây dựng chương trình Dựa trên mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển bền vững Tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường trên thế giới đã ảnh hưởng đến môi trường mang tính chất toàn cầu cùng với sự cố môi trường ở quốc gia này sẽ làm ảnh hưởng tới quốc gia khác và gây ra sự biến đổi khí hậu trên phạm vi thế giới Vì vậy phải xóa bỏ mâu thuẫn giữa một bên là khát vọng về lợi nhuận để cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn và một bên là sự cần thiết phải duy trì nguồn tài nguyên môi trường cho thế hệ mai sau. Các hình thức tuyên truyền, giáo dục muốn đạt được hiệu quả tốt thì người tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhận thức cần phải: Hiểu rõ tâm lý của từng đối tượng du khách tùy vào những độ tuổi khác nhau để đưa ra những chương trình phù hợp. Có kiến thức vững vàng về các vấn đề cần truyền đạt; Có kỹ năng truyền đạt tốt để giúp người đón nhận thông tin tiếp thu dễ dàng và không bị nhàm chán; Có khả năng lường trước những phản ứng cơ bản của từng loại đối tượng du khách để ứng xử phù hợp; Kiên nhẫn lắng nghe cách trình bày các ý kiến khác nhau và trái ngược của du khách; Phản ứng nhanh và nhạy bén những phản hồi tích cực và tiêu cực từ khách du lịch tham gia chương trình. Liên tục cập nhật những thông tin mới về nội dung liên quan đến môi trường để tạo sự quan tâm từ phía du khách dưới hình thức ngắn gọn, cô đọng và dễ hiểu. Các nhóm đối tượng du khách cần xác định để thực hiện chương trình Do hạn chế về điều kiện khách quan nên đồ án chỉ tập trung phân loại khách du lịch theo trình độ học vấn và lứa tuổi để xây dựng chương trình. Cụ thể là: Đối tượng thứ 1: Học sinh tiểu học (từ 6 – 10 tuổi) Đối tượng thứ 2: Học sinh trung học (từ 11-14 tuổi) Đối tượng thứ 3: Học sinh phổ thông và sinh viên (từ 15-23 tuổi) Nhóm đối tượng khác: Trên 23 tuổi õ Nhận thức của các em học sinh tiểu học Ở lứa tuổi này, các em học sinh sẽ tiếp thu những kiến thức xã hội thông qua các hoạt động được tổ chức thường xuyên và quan sát hành vi của những người xung quanh. Chính vì thế, những kiến thức về môi trường được giáo dục trong quá trình tham gia các hoạt động dã ngoại sẽ giúp các em nhớ lâu hơn và hình thành những thói quen tốt sau này. õ Nhận thức của học sinh trung học Đây là lứa tuổi có sự thay đổi tâm sinh lý từ tính cách trẻ thơ chuyển sang tuổi dậy thì. Vì thế, các em sẽ hơi ngang bướng và không chịu tiếp nhận những ý kiến của người khác mà sẽ chỉ làm theo những suy nghĩ của bản thân cho là đúng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn khi định hướng cho các em có quan niệm đúng đắn để nhìn nhận những vấn đề, sự vật xung quanh nhất là những ý thức mang tính giáo dục cho cộng đồng. õ Nhận thức của học sinh phổ thông và sinh viên Đây là nhóm đối tượng đang phát triển hoàn thiện về nhận thức và hành vi; đồng thời cũng là đối tượng chiếm tỷ lệ đông nhất trong xã hội. Chính vì điều này mà trường học, bạn bè và xã hội đều có tác động rất lớn đến thái độ và hành vi của họ. Trong tư tưởng của nhóm đối tượng này đã hình thành những chuẩn mực giá trị của hành vi và là thành phần sẽ đóng góp những ý tưởng lớn lao để xây dựng một xã hội tốt đẹp cho đất nước. õ Nhận thức của nhóm đối tượng còn lại Hầu hết những người lớn tuổi đều có cái nhìn đúng đắn và chính xác cho các vấn đề về nguyên nhân, hâu quả gây ra cho môi trường; Nhóm đối tượng này thường xem trọng những tài nguyên du lịch của quốc gia và có ý thức tiếp thu, bảo tồn những giá trị của nó Là tấm gương cho lối sống thân thiện với môi trường. Nội dung chương trình Chương trình 1: Truyền thông qua Radio FM hoặc trên truyền hình Đây là một cách thức giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động du lịch vừa giới thiệu những cảnh đẹp của thiên nhiên nhưng lại vừa nói lên mặt trái của những hành vi xâm phạm đến tài nguyên du lịch, biến đổi khí hậu trong tương lai. Các bên tham gia: Các tổ chức có liên quan thuộc chính phủ như Bộ, Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch; Tài nguyên và Môi trường… Nhà quản lý du lịch Cộng đồng Thiết kế chương trình: ì Về nội dung bao gồm: Điểm tin du lịch như: Những tin tức trên thế giới ; Quảng bá những địa điểm du lịch hấp dẫn ; Giới thiệu về những phong tục tập quán, những lễ hội đặc trưng, Cách bình chọn cho một di sản của Việt Nam được lọt vào danh sách của thế giới;… Điểm tin liên quan đến môi trường : Nêu tên những nhà hàng có hệ thống xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn; Nâng cao hiểu biết của cộng đồng về hệ thống luật môi trường, du lịch… Nêu lên những hành vi có thể sẽ xâm phạm đến nguồn tài nguyên trên lãnh thổ Việt Nam… Hướng dẫn cách bảo vệ môi trường khi đi du lịch, Những hành động thiết thực nhằm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu trên toàn thế giới. …v.v.. ì Về hình thức: Thiết kế dựa trên hệ âm nhạc – thông tin – giải trí giống như chương trình phát thanh có hình VOV- giao thông, đề cập đến những vấn đề về môi trường và hoạt động du lịch ở Việt Nam và trên thế giới với tên gọi VOV- môi trường Mỗi tuần phát sóng 1-2 lần Nguồn vốn tài trợ cho chương trình: Chủ yếu huy động từ các khu du lịch Như vậy, đây cũng là một trong những hình thức truyền thông sẽ được cộng đồng chấp nhận và quan tâm nhiều. Khi người Việt Nam biết yêu thiên nhiên, biết quý trọng những văn hóa của chính mình thì mới có thể biết cách quảng bá với bạn bè bốn phương năm châu về một nét đẹp Việt Nam với ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tự nhiên có hiệu quả. Chương trình 2: Tổ chức cuộc thi “Con người và môi trường du lich” Dựa trên nền tảng của Chương trình 1 nên cuộc thi này sẽ được thực hiện thông qua số điện thoại dùng để liên lạc của mỗi người Đối tượng tham gia: Cộng đồng xã hội Hình thức của cuộc thi: Cuộc thi được tổ chức bằng cách nhắn tin qua tổng đài đã liên kết sẵn; Nội dung các câu hỏi sẽ liên quan đến các vấn đề về môi trường và cách ứng xử với tài nguyên du lịch Lựa chọn người thắng cuộc bởi 3 yếu tố: trả lời nhanh, ý tưởng sáng tạo và độc đáo; câu trả lời là duy nhất. Phần thưởng: Sự tài trợ của các tổ chức du lịch và môi trường Ý nghĩa: Cung cấp cho du khách các kiến thức và nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu môi trường. Chương trình 3: Tổ chức cuộc thi “Tôi yêu 3R” Đối tượng: Dành cho mọi du khách nhưng chủ yếu là học sinh phổ thông và sinh viên. Mục đích: Giúp mỗi người có thể tự biết cách giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng lại rác thải Phần thưởng khích lệ tham gia: Miễn phí vé vào cổng du lịch cho đội chiến thắng xuất sắc nhất Hoạt động: Tạo thành các nhóm nhỏ khoảng 3 – 5 người Thu thập tất cả những rác thải có thể tái chế, tái sử dụng lại được Tập hợp các sản phẩm đã thu gom được và viết thành bảng danh sách với nội dung gồm 3 phần: Tên sản phẩm, nguồn gốc phát sinh và tái sử dụng cho mục đích nào trong đời sống hàng ngày. Trình bày những nội dung đã ghi trên bản thảo cho mọi người và ban giám khảo cùng biết; Cuối cùng là kết quả mà ban giám khảo đưa ra để tìm ra đội chiến thắng dựa trên những tiêu chí diễn giải về môi trường Đánh giá - Thông qua cuộc thi sẽ cung cấp thêm kiến thức về hoạt động 3R (Reduce-Resue-Recycle) được phổ biến rộng rãi - Khích lệ mọi người có ý thức thực hiện hành động 3R tại gia đình Biến thể Từ cuộc thi 3R như trên có thể thay đổi chương trình để tạo ra tính hấp dẫn và hứng thú cho khách du lịch bằng cách: Thiết kế thành các sản phẩm nghệ thuật từ những vật liệu đã bỏ đi theo ý tưởng của từng nhóm; Thuyết trình về ý nghĩa những sản phẩm của nhóm đã làm ra. Chương trình 4: Phát động cuộc thi “Du lịch xanh” Hoàn cảnh Ngày nay, du lịch là một hoạt động thường xuyên của con người để viếng thăm những danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử của đất nước. Vì vậy, trong mỗi chuyến du lịch, du khách sẽ lưu lại những hình ảnh nơi đó thông qua những bức ảnh để làm kỷ niệm. Hình thức cuộc thi Khách du lịch sẽ gửi về cho ban tổ chức những cuốn album mang ý nghĩa từng chủ đề mà họ muốn truyền đạt về tất cả các lĩnh vực có liên quan đến môi trường và một bài viết ngắn quy định bao nhiêu trong khoảng bao nhiêu từ để bày tỏ những suy nghĩ, những đề xuất của bản thân với mục đích xây dựng một xã hội trong lành, lối sống thân thiện không gây hại tới môi trường… Công bố kết quả Kết quả sẽ được ban tổ chức công bố và trao giải trên truyền hình để tuyên dương cá nhân đạt giải xuất sắc với những bức ảnh giàu cảm xúc và những ý tưởng có đóng góp cho xã hội. Tổ chức các buổi triển lãm từ Bắc vào Nam tại các khu Du lịch về những bức tranh đoạt giải như là một cách thức tuyên truyền cho cộng đồng. Phần thưởng Phần thưởng có thể là một chuyến du lịch đến những khu DLST đạt chuẩn quốc gia trong nước hay nước ngoài (tùy theo kinh phí dự trù) Chương trình 5: Trò chơi “xây dựng làng chài sinh thái” Ý tưởng Xây dựng cuộc sống trong tương lai cho bà con ngư dân dựa trên sự liên kết các ý tưởng của mỗi thành viên bắt nguồn từ những nét vẽ. Đối tượng Đây là một trò chơi linh hoạt cho mọi người không phân biệt độ tuổi. Du khách tham gia trò chơi có thể tạo thành nhóm nhỏ. Mỗi nhóm khoảng 10 người. Dụng cụ chuẩn bị trước: Bút/ bút chì và giấy vẽ Thực hiện Một thành viên ở mỗi nhóm bắt đầu bằng cách vẽ 1 hình (khối) hay phát  thảo. Bức vẽ sau đó sẽ được chuyển cho thành viên kế tiếp và người này phải  vẽ thêm vào bức vẽ.Và cứ thế tiếp tục cho đến hết thời gian. Thời gian cho mỗi người trong mỗi lượt được giới hạn khoản 10 giây.  Sau khi hết giờ, mỗi nhóm sẽ cử đại diện để thuyết trình ý tưởng của mình dựa vào những hình ảnh có trong bức vẽ. Yêu cầu Trong lúc vẽ không có bất cứ thảo luận nào, cũng như không có thỏa  thuận trước giữa các thành viên trước khi bắt đầu rằng nhóm mình sẽ vẽ gì. Bức vẽ phải được hoàn thành trong khoảng thời gian quy định do ban tổ chức đề ra. Đánh giá Ý tưởng thiết thực và đầy tính sáng tạo, độc đáo Ý tưởng phải thể hiện rõ ràng trên bức vẽ Có phù hợp với nội dung “làng chài sinh thái” Áp lực của thời gian ảnh hưởng lên tác phẩm Sự kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên Biến thể: Có thể thay đổi nội dung về các vấn đề như: Chất thải rắn Sức khỏe môi trường Chất thải - ô nhiễm nước Ô nhiễm không khí Ô nhiễm tiếng ồn Suy thoái đa dạng sinh học Tác động nguồn thủy sản …v.v… Chương trình 6: Truy tìm “tài nguyên tái tao” Lý do tổ chức: Trong cuộc sống hàng ngày hay đi du lịch, mọi hoạt động của con người đều có liên quan đến các sản phẩm bao gói từ túi nilon, hộp nhựa, bìa báo, vỏ thiếc… để bảo quản thực phẩm bên trong. Do vây, sau khi sử dụng xong thì các bao gói này sẽ bị vứt đi làm phát sinh rất nhiều rác thải có thể hoặc không thể tái chế được. Trò chơi này được đưa ra để cho du khách có cái nhìn tổng quát hơn về hành vi vứt rác bừa bãi, có ý thức giảm sử dụng đến mức tối thiểu những sản phẩm bao gói không thể tái chế và có tuổi thọ phân hủy lâu năm đồng thời biết được cách phân loại rác vô cơ và hữu cơ với khẩu hiệu “Hãy phân loại rác vì rác là tài nguyên quý giá” Đối tượng tham gia: Người lớn và các em học sinh Người lớn chịu trách nhiệm hướng dẫn Học sinh tiểu học thực hiện trò chơi Chuẩn bị: 2 thùng có màu phân biệt: Màu xanh đựng rác có thể tái chế Màu vàng đựng rác không thể tái chế Nhiệm vụ người chơi: Mỗi đội chơi gồm 2 người tham gia là một người lớn và một em học sinh tiểu học Ban tổ chức đã chuẩn bị sẵn một “bãi rác” cho các đội chơi. Đội nào tìm được nhiều rác bỏ vào trong thùng màu xanh sẽ thắng cuộc. Trong quá trình trò chơi diễn ra, hoạt náo viên có thể quản trò để tạo không khí cho cuộc chơi thêm phần sinh động KẾT LUẬN Du lịch là một ngành kinh tế mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường xung quanh. Chính vì vậy, hoạt động du lịch và môi trường có mối quan hệ qua lại hết sức gắn bó, mật thiết, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác, phát triển du lịch không hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy thoái giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường và cũng có nghĩa là giảm thấp hiệu quả kinh doanh của chính hoạt động du lịch. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái là một chương trình được xây dựng nhằm hướng đến mục tiêu giảm thiểu các tác động xâm hại đến môi trường của xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị các nguồn tài nguyên du lịch đồng thời mang lại lợi nhuận kinh tế lâu dài cho các thành phần tham gia. Vấn đề bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chủ đạo trong du lịch sinh thái cho các nhà đầu tư, các tổ chức quản lý đến cư dân bản địa và khách du lịch. Nhìn chung, Du lịch sinh thái tại thành phố Hồ Chí Minh đều mang nội dung giáo dục môi trường cho cộng đồng nhưng cũng chưa thật sự hoàn thiện và có sự quan tâm đúng mức từ các nhà quản lý và đầu tư, ý thức của một số khách du lịch vẫn còn hạn chế. Do đó, đề tài đã nêu ra một số khía cạnh có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch để thông qua đó làm rõ vai trò của từng thành phần có liên quan và đề xuất một số chương trình để nâng cao nhận thức cho du khách trong các khu du lịch sinh thái và mở rộng cho các loại hình du lịch và cộng đồng trong xã hội TÀI LIỆU THAM KHẢO GS-TS Lê Huy Bá, GS-TS Lâm Minh Triết. Sinh thái môi trường học cơ bản. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh. Tháng 12-2006 PGS-TS Hoàng Hưng. Con người và môi trường. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Năm 2009 GS-TSKH Lê Huy Bá. Du lịch sinh thái. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu. Du lịch bền vững. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. Năm 2001 PGS-TS Nguyễn Thị Kim Thái. Bài giảng môn học Vệ sinh môi trường. Trường Đại Học Xây dựng – Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường Bùi Thị Hải Yến. Quy hoạch du lịch. Nhà xuất bản Giáo dục. Năm 2009 Minh An – The Motherland, Báo điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch – Tổng cục du lịch Các khái niệm du lịch bền vững - National Marine Sanctuaries Giáo dục cộng đồng - National Marine Sanctuaries Tiếp thị và lợi tức - National Marine Sanctuaries PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Một số hình ảnh ở Thảo Cầm Viên Thảo Cầm Viên được trang bị rất nhiều thùng rác Nhưng rác không được bỏ đúng nơi quy định Một số hình ảnh ở Khu DLST Vàm Sát Một số hình ảnh ở khu di tích địa đạo Củ Chi PHỤ LỤC I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHẢO SÁT (Tìm hiểu về sự quan tâm của du khách đến DLST) Bạn có thường xuyên đi du lịch không? Thường xuyên * Thỉnh thoảng Không Bạn có biết về ý nghĩa của loại hình du lịch sinh thái (DLST) không? Có * Không Khi đã đến một khu du lịch sinh thái nào đó, bạn có ý định quay trở lại một lần nữa không? Có * Không Bạn có được thông tin về một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thì thường thông qua những phương tiện truyền thông nào? Bạn bè * Website * Tờ bướm , tờ rơi * Báo đài, ti vi * Khác Theo bạn, du lịch sinh thái là gì? Là loại hình du lịch đi đến những khu vui chơi mua sắm nổi tiếng. Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường Là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên để tham quan, nghỉ ngơi. Mục đích chính của bạn khi đến một khu du lịch sinh thái? Vui chơi, nghỉ ngơi Tham quan một địa điểm mới, hấp dẫn Tận hưởng bầu không khí trong lành, tìm hiểu về thiên nhiên và văn hóa địa phương. Khác: Bạn có thường để ý đến những biển báo hay biển chỉ dẫn trong khu DLST? Có * Không Không quan tâm lắm Bạn có nhìn thấy những các biển báo, băng rôn… để tuyên truyền bảo vệ môi trường trong các điểm DLST? Có * Không Bạn sẽ chú ý đến những mục nào bên dưới khi đặt chân đến khu DLST? Cảnh quan môi trường * Các biển chỉ dẫn Nơi nghỉ ngơi, vui chơi * Không chú ý Bạn có thường xuyên theo dõi danh mục những danh lam thắng cảnh - di tích lịch sử của nước ta được xếp hạng cấp quốc gia hay được thế giới công nhận không? Có * Thỉnh thoảng Không Bạn có biết hiện giờ Vịnh Hạ Long đang ở vị trí thứ mấy trong danh sách bầu chọn xếp hạng 1 trong 7 kỳ quan của thế giới không? Có * Không Bạn có biết thông tin gì về cách thức bình chọn này không? Có * Không PHỤ LỤC II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHẢO SÁT (Tìm hiểu nhận thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng trong DLST) Bạn có quan tâm đến vấn đề môi trường hiện nay trên trái đất của chúng ta không? * Có * Không * Không quan tâm lắm Bạn có quan tâm đến tình trạng ô nhiễm môi trường trong các địa điểm DLST ngày nay? * Có * Không * Không quan tâm lắm Bạn có sẵn sàng trả chi phí cao để vào những khu du lịch sinh thái có môi trường trong lành, thoáng mát, hệ sinh thái phong phú…? * Có * Không Theo bạn, một khu DLST thân thiện với môi trường phải gồm những điều kiện, tiêu chuẩn như thế nào? * Rác được bỏ đúng nơi quy định và có biển báo chỉ dẫn rõ ràng * Nhà hàng, khách sạn có hệ thống xử lý nước thải và xả thải đạt tiêu chuẩn * Thiết kế khu du lịch không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên * Có hình thức tuyên truyền bảo vệ môi trường trong khu du lịch * Khác: Bạn có sẵn sàng tham gia các trò chơi về bảo vệ môi trường khi đi du lịch? * Có * Thỉnh thoảng * Không Trong khu du lịch, nếu thấy một người vứt rác không đúng nơi quy định thì bạn sẽ: * Nhắc nhở người đó bỏ rác vào thùng rác * Tự mình nhặt rác bỏ vào thùng * Làm ngơ và đi nơi khác * Ý kiến của bạn: Bạn có thường tham gia các hoạt động về môi trường do các đơn vị có liên quan tổ chức? * Thường xuyên * Thỉnh thoảng * Không Theo bạn, vứt rác bừa bãi trong khu du lịch, trên bãi biển, những nơi công cộng là do đâu? * Chưa có ý thức * Do thói quen * Không có nơi bỏ rác * Khác: Khi thấy các biển báo về bảo vệ cảnh quan môi trường như: không được ngồi hay giẫm đạp lên cỏ hay vứt rác bừa bãi... trong khu DLST bạn sẽ có thái độ? * Chấp hành * Không quan tâm * Sẽ không chấp hành nếu gây ảnh hưởng đến hoạt động cá nhân Theo bạn có nên tổ chức các hoạt động tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong các khu du lịch hiện nay? * Có * Không * Không quan tâm đến Theo bạn, hoạt động du lịch của con người có ảnh hưởng xấu tới môi trường hay không? * Có * Không Bạn thấy tài nguyên nào của nước ta bị ảnh hưởng về vấn đề môi trường (suy thoái, bị tàn phá, giảm đa dạng…) do con người tác động nhiều nhất? * Tài nguyên rừng * Tài nguyên biển * Di tích, lịch sử * Động, thực vật * Tài nguyên khác Bạn có tìm hiểu về cảnh quan môi trường của các khu du lịch trước khi đưa ra quyết định đến địa điểm nào trong chuyến tham quan của mình? * Có * Không * Thỉnh thoảng Bạn có thường lưu lại những dấu tích của mình bằng cách viết hoặc vẽ lên những nơi như bức tường hoặc các trụ cột… trong những khu du lịch mà bạn từng đi qua? * Có * Không Theo bạn có cần thiết phải giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống từ xa xưa của dân tộc cho thế hệ mai sau không? * Cần thiết * Không cần Với tốc độ phát triển theo hướngcông nghiệp hóa – hiện đại hóa của xã hội như hiện nay thì bạn sẽ lựa chọn hình thức du lịch nào? * Du lịch thân thiện với môi trường * Du lịch thỏa mãn nhu cầu của bản thân * Không quan tâm đến hình thức du lịch * Ý kiến khác: Bạn học hỏi được gì sau những chuyến đi tới các khu du lịch sinh thái? * Quan tâm đến vấn đề môi trường hơn * Tự hào về thiên nhiên, văn hóa dân tộc * DLST cần được tiếp tục đầu tư và phát triển * Ý kiến khác * Chẳng có gì đáng quan tâm Tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường thông qua hoạt động du lịch sinh thái nên được mở rộng và phát huy? * Đúng * Sai Bạn có nghĩ rằng những hành vi thiếu thân thiện với môi trường sẽ đóng góp vào sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu dù là rất nhỏ? * Có * Không MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.doc
  • doc1. Phieu giao de tai.doc
  • doc3. LCON.DOC
  • doc5-VIETTAT.doc
  • doc6-DMBang.doc
  • doc7-DMBieudo.doc
  • docBia.doc
Tài liệu liên quan