Đề tài Khảo sát việc sử dụng ngôn từ trên chuyên mục phóng sự báo Lao Động

MỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI DUNG I. Những đặc điểm của phóng sự báo chí 1. Đặc điểm về nội dung 2. Đặc điểm về hình thức 2.1. Về ngôn ngữ, bút pháp và giọng điệu 2.2. Các dạng phóng sự báo chí II. Khảo sát việc sử dụng ngôn từ của chuyên mục phóng sự trên báo Lao Động số số 184 ngày 10/08/2007, số 276 ngày 27/11/2007, số 285 ngày 07/12/2007 1. Ngôn ngữ tít 2. Ngôn ngữ sapô 3. Việc đáp ứng yêu cầu tính chất ngôn ngữ phóng sự so với tính chất ngôn ngữ báo chí 4. Một số thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngôn ngữ phóng sự 4.1. Dùng từ hội thoại 4.2. Dùng từ ngữ vay mượn tiếng nước ngoài 4.3. Dùng thuật ngữ 4.4. Dùng từ địa phương 4.5. Dùng chất liệu văn học 4.6. Dùng thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn cùng các biến thể của chúng 4.7. Dùng dấu câu 4.8. Dùng ẩn dụ, nhân hoá 4.9. Dùng lối nói dựa, trích dẫn 5. Ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm phóng sự 5.1. Ngôn ngữ mang “cái tôi” trần thuật của tác giả 5.2. Ngôn ngữ không mang “cái tôi” trần thuật của tác giả 6. Phân loại các kiểu kết thúc trong phóng sự trên báo Lao Động KẾT LUẬN MỞ ĐẦU Trong các thể loại báo chí, phóng sự là một trong những thể loại đặc biệt thích hợp với việc mô tả sự phát triển năng động của hiện thực, có khả năng gây được những ấn tượng rất sâu sắc đối với công chúng. Phóng sự là một trong những thể loại có năng lực phản ánh hiện thực một cách năng động, vừa trực tiếp, cụ thể, vừa có tầm khái quát nhất định. Có rất nhiều quan đIểm khác nhau về phóng sự, nhưng theo tiến sĩ Đức Dũng thì ông khẳng định: “Phóng sự là một thể loại đứng giữa Văn học và báo chí, có khả năng trình bày, diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh, phát triển, đồng thời khẳng định hiện thực đó thông qua cái tôi trần thuật, vừa tỉnh táo lí trí, vừa cảm xúc với một bút pháp giàu chất văn học”. Phóng sự báo chí với khả năng chuyển tải một khối lượng thông tin phong phú và trình bày hiện thực trong một quá trình phát sinh phát triển, nó mang đến cho công chúng một bức tranh xác thực. Những vấn đề mà phóng sự báo chí đề cập là những vấn đề của đời sống hiện thực xung quanh chúng ta, đang cần chúng ta bày tỏ thái độ và những hành động hiện thực. Tức là phóng sự có khả năng thông tin thời sự, đảm bảo tính xác thực, tính định hướng thông qua việc trình bày, diễn tả những vấn đề, sự kiện, con người, tình huống điểm hình, trong một quá trình phát sinh, phát triển với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật, và ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu linh hoạt, giàu chất văn học. Về năng lực phản ánh hiện thực của phóng sự, các nhà nghiên cứu ở nước ta hiện nay nhìn chung đều thống nhất khẳng định: đây là thể loại báo chí có khả năng phản ánh hiện thực duới dạng một bức tranh nóng bỏng, hơi thở của đời sông. Bức tranh ấy thể hiện góc nhìn đầy cá tính của tác giả trước đời sống, vừa có sức khái quát, vừa chi tiết sống động với những con người và sự việc xác thực, đồng thời rất giàu chất nhân văn và tái hiện bằng ngôn ngữ, giọng điệu sinh động. Trong tác phẩm phóng sự, tính cách của nhân vật thường được đề cập rõ nét và những suy nghĩ của tác giả được trình bày trực tiếp. Ngoài ra, phóng sự cũng cho phép kết hợp yếu tố trữ tình để có thể nâng thêm chất lượng phản ánh hiện thực. Phóng sự vừa đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự, đồng thời có khả năng tác động vào nỗi xúc xảm của công chúng bằng những sự thật giàu tính chất nhân văn được trình bày qua giọng điệu sinh động và linh hoạt của nhân vật trần thuật.

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát việc sử dụng ngôn từ trên chuyên mục phóng sự báo Lao Động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khảo sát việc sử dụng ngôn từ trên chuyên mục phóng sự báo Lao Động MỞ ĐẦU Trong các thể loại báo chí, phóng sự là một trong những thể loại đặc biệt thích hợp với việc mô tả sự phát triển năng động của hiện thực, có khả năng gây được những ấn tượng rất sâu sắc đối với công chúng. Phóng sự là một trong những thể loại có năng lực phản ánh hiện thực một cách năng động, vừa trực tiếp, cụ thể, vừa có tầm khái quát nhất định. Có rất nhiều quan đIểm khác nhau về phóng sự, nhưng theo tiến sĩ Đức Dũng thì ông khẳng định: “Phóng sự là một thể loại đứng giữa Văn học và báo chí, có khả năng trình bày, diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh, phát triển, đồng thời khẳng định hiện thực đó thông qua cái tôi trần thuật, vừa tỉnh táo lí trí, vừa cảm xúc với một bút pháp giàu chất văn học”. Phóng sự báo chí với khả năng chuyển tải một khối lượng thông tin phong phú và trình bày hiện thực trong một quá trình phát sinh phát triển, nó mang đến cho công chúng một bức tranh xác thực. Những vấn đề mà phóng sự báo chí đề cập là những vấn đề của đời sống hiện thực xung quanh chúng ta, đang cần chúng ta bày tỏ thái độ và những hành động hiện thực. Tức là phóng sự có khả năng thông tin thời sự, đảm bảo tính xác thực, tính định hướng thông qua việc trình bày, diễn tả những vấn đề, sự kiện, con người, tình huống điểm hình, trong một quá trình phát sinh, phát triển với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật, và ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu linh hoạt, giàu chất văn học. Về năng lực phản ánh hiện thực của phóng sự, các nhà nghiên cứu ở nước ta hiện nay nhìn chung đều thống nhất khẳng định: đây là thể loại báo chí có khả năng phản ánh hiện thực duới dạng một bức tranh nóng bỏng, hơi thở của đời sông. Bức tranh ấy thể hiện góc nhìn đầy cá tính của tác giả trước đời sống, vừa có sức khái quát, vừa chi tiết sống động với những con người và sự việc xác thực, đồng thời rất giàu chất nhân văn và tái hiện bằng ngôn ngữ, giọng điệu sinh động. Trong tác phẩm phóng sự, tính cách của nhân vật thường được đề cập rõ nét và những suy nghĩ của tác giả được trình bày trực tiếp. Ngoài ra, phóng sự cũng cho phép kết hợp yếu tố trữ tình để có thể nâng thêm chất lượng phản ánh hiện thực. Phóng sự vừa đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự, đồng thời có khả năng tác động vào nỗi xúc xảm của công chúng bằng những sự thật giàu tính chất nhân văn được trình bày qua giọng điệu sinh động và linh hoạt của nhân vật trần thuật. NỘI DUNG I. Những đặc điểm của phóng sự báo chí Phóng sự báo chí bao gồm có đặc điểm về nội dung và đặc điểm về hình thức. 1. Đặc điểm về nội dung Thứ nhất là phản ánh những mâu thuẫn và trả lời những câu hỏi.Chính do nhiệm vụ này mà cuộc sống đang đặt ra nên tính xung kích luôn được coi là đặc đIểm nổi bật của phóng sự báo chí. Bước vào thời kí đổi mới trên đất nước ta, cùng các thể loại xung kích khác, phóng sự báo chí đã mạnh dạn lao vào cuộc chiến đấu chống cái cũ, bao cấp, trì trệ bảo thủ, khẳng định cái mới và những cong người mới. Chính trong cuộc đấu tranh ấy, thể loại này đã trở thành một trong những thể loại hàng đầu, đã thực sự gây được ấn tượng và niềm tin của công chúng. đế nay thể loại này vẫn tiếp tục phát huy sức mạnh tiềm tàng của nó để có thể phản ánh hiện thực sôi động với nhiều biến cố sâu sắc đã xảy ra. Là một thể loại xung kích, phóng sự báo chí luôn năng động và thường xuyên có sự phát triển và biến đổi một cách rất linh hoạt. Điều đó mới cho thấy muốn xác định được diện mạo của thể loại này chúng ta cần xem xét những đặc diểm biến đổi trong bối cảnh của đời sống hiện đại. Có như vậy mới có thể xác định được những đặc điểm đích thực của thể loại này, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời nhằm làm cho phóng sự phát triển xứng đáng với sự tin cậy cậy của công chúng. Với mục đích rõ ràng và khuynh hướng thiên về chính luận, phóng sự báo chí có thể trình bày hiện thực như một bức tranh toàn cảnh vừa có tầm khái quát nhất định, đồng thời có chiều sâu với những chi tiết điển hình, sống động, trong đó những nhân vật xuất hiện một cách sắc sảo rõ nét cả về chiều sâu nội tâm, cá tính và hành vi.Trong phóng sự báo chí, tác giả đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình với tư cách là một nhân vật trần thuật – là người chịu trách nhịêm về những chi tiết, những sự việc có thực được thể hiện trong tác phẩm.Các tác giả phóng sự không dừng lại ở việc phản ánh hiện thực một cách khách quan thông qua những con số, sự kiện như trong các thể loại báo chí khác mà luôn có mong muốn khái quát thẩm định.Khi phóng sự phát triển và mang đậm màu sắc chính luận thì ở đó tác giả bày tỏ quan điểm của mình trước sự thật với một nhiệt tình đấu tranh vì sự tiến bộ xả hôị. Sức mạnh của tác phẩm báo chí trước hết là khả năng khám phá, phơi bày những mâu thuẫnvà trả lời những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra.Điều đó cho thấy rằng, khi đề cập năng lực phản hiện thực của báo chí, phải dựa vào đặc trưng đặc điểm của nó và góc nhìn gắn liên với cá tính sáng tạo của chính tác giả.Có thể nói góc nhìn độc đáo, sáng tạo của nhà báo là nhân tố quyết địng năng lực phản ánh hiện thực của phóng sự báo chí. Thứ hai, về các nhân vật trần thuật và các nhân chứng. Trong đăc điểm này của phóng sự báo chí, chúng ta thấy nổi lên vai trò của nhân vật trần thuật – tác giả - nhân chứng khách quan của hiện thực.Cái tôi trong phóng sự là cái tôi trần thuật làm nên linh hồn, bản sắc của tác phẩm đó. Nó đóng vai trò tập hợp sắp xếp các dữ liệucủa sự kiện thông nhất trong môt chỉnh thể sống động và nhất quán. Sự xuất hiện của nhân vật trần thuật là một đặc điểm nổi bật của phóng sự báo chí nói riêng. Với tư cách là nhân chứng khách quan, là người trực tiếp chứng kiến và trình bày sự kiện, tác giả phóng sự phải là người trực tiếp thẩm định tính xác thực của tác phẩm. Cái tôi trần thuật không chỉ giúp cho việc phản ánh sự kiện môt cách sinh động, nhiều chiều mà còn bộc lộ trực tiếp văn hoá của người viết. Trong các phóng sự báo chí, sự tham gia của các nhân chứng trực tiếp và gián tiếp có thể tạo ra từng bản sắc riêng của từng tác phẩm. So với nhân chứng trong thể loại báo chí khác, nhân chứng trong báo chí có bản sắc hơn, sinh động và cụ thể hơn rất nhiều.Vì thế cần phải coi sự xuất hiện của các nhân chứng (trực tiếp hay gián tiếp ) tham gia thông tin cùng với tác giả là một trong những tiêu chí thể loại của phóng sự báo chí ở nước ta. 2. Đặc điểm về hình thức 2.1. Về ngôn ngữ, bút pháp và giọng điệu Về ngôn ngữ, bút pháp và giọng điệu thì việc trình bày sự thật với bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn học và giọng điệu của tác giả trước sự thật là một điều hết sức quan trọng, chính nó góp phần tạo nên bản sắc của thể loại. Lối thông tin khô khan, khách quan hay thông tin định hướng bằng lí lẽ như các thể loại báo chí chính luận có những hạn chế riêng. Phóng sự đã khắc phục được những điểm yếu này bằng cách thông tin thời sự qua ngôn từ, ngữ điệu mang hình ảnh sinh động, giàu cảm xúc, có thể tác động không chỉ vào lí trí của người đọc mà còn có thể đến với họ bằng sự đồng cảm trái tim, đồng điệu về nhân cách. Phóng sự báo chí có nhiệm vụ là thông tin thời sự về người thật, việc thật trong một quá trình phát triển đồng thời trả lời những câu hỏi hiện thực đề rađáp ứng yêu cầu chung của tác phẩm báo chí. Tuy nhiên tác giả cũng có thể sử dụng một lối thể hiện kết hợp giữa thông tin thời sự với bút pháp văn họcđể nhằm tạo ra giọng điệu phong phú linh hoạt.Trong phóng sự báo chí, tác giả phải thẳng thăn bày tỏ những quan niệm của mình trước sự thật và sử dụng tổ hợp các yếu tố như miêu tảthuật, bình, đan xen yếu tố phân tích, nghị luận ở mức hợp lý, phóng sự báo chí tạo điều kiện cho người trần thuẫt xuất hiện với giọng điệu riêng. Để viết tác phẩm báo chí có chất lượng, người làm báo không chỉ phải có kinh nghiệm, sự hiểu biết xã hội để tìm kiếm, lựa chọn sự kiện vấn đề, biết cách mổ xẻ phơi bày sự thật, phải có khả năng sử dụng các thủ pháp nghệ thuật một cách hiệu quả thông qua miêu tả, trần thuât, bình luận…Điều này còn tạo được tính cách riêng của tác giả trong phóng sự báo chí. 2.2. Các dạng phóng sự báo chí Các dạng phóng sự báo chí thì chúng ta thấy rằng: phóng sự báo chí hiện đại của nước ta hiện đang có sự giao thoa, chuyển hoá mạnh mẽ cùng các thể loại báo chí khác. Quá trình này đã tạo ra một số dạng phóng sự báo chí rất đa dạng và linh hoạt. Dạng phóng sự phản ánh vấn đề của đời sống. Như chúng ta đã biết, phóng sự báo chí có nhiệm vụ phán ánh về những sự thật chứa đựng mâu thuẫn trong đời sống. Những mâu thuẫn này có thể xuất hiện từ chính bản thân các sự kiện đời sống nhưng cũng có thể tồn tại dưới dạng là những vấn đề nổi bật, có sức thu hút sự quan tâm của công chúng.Vậy là, phóng sự có nhiệm vụ phản ánh và phân tích làm sáng tỏ những vấn đề của đời sống và trong một mức độ nào đó, phóng sự có sự giao thoa với thể loại bình luận chuyên luận, kí chính luận. Đặc điểm dễ nhận thấy trong quá trình giao thoa đó là vấn đề trở thành nội dung trung tâm của tác phẩm phóng sự. Đó nhất thiết phải là những vấn đề tiêu biểu, xác thực và đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự. Tuy không trực tiêp phản ánh những sự kiện lớn, những tình huống nổi bật nhưng những vấn đề mà dạng phóng sự này đề cập vẫn có thể có sức lay động lớn đến những vấn đề có phạm vi nhỏ hơn trong đời sống hàng ngày. Phóng sự phỏng vấn luôn chiếm một tỷ lệ lớn nhất trong các dạng phóng sự trên báo chí nứơc ta hiện nay. Bởi vì, không phải ngày nào cũng co những sự kiện lớn xảy ra và không phải sự kiện nào cũng trở thành đề tài cho phóng sự, nhưng các vấn đề cần phân tích, giải đáp thì luôn luôn thường trực ở mọi lúc mọi nơi trong đời sống. Dạng phóng sự chân dung. Đây là dạng phóng sự giao thoa, kết hợp với thể loại kí chân dung.Hiện nay, dạng phóng sự này đang chiến ưu thế trên một số tờ báo có ảnh hưởng và phạm vi phát hành tương đối lớn như các báo Lao Động, Hà Nội mới, Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Thanh Niên….Thể loaị này vó nhiệm vụ phản ánh những con người tiêu biểu( cho cái xấu hoặc cái tốt ) trong đời sống.Con người trong dạng phóng sự này có thể là cá nhân nhưng cũng có thể là một tập thể trong bối cảnh điển hình nào đó để tự thân chi tiết sự kiện ấy bộc lộ tính cách tiêu biểu của nhân vật. Phóng sự chân dung. Là sự kết hợp ưu thế của phóng sự báo chí và thể loại kí chân dung.Tính kí chân dung được thể hiện ở việc lấy con người làm đối tượng chủ yếu để phản ánh, còn những đặc điểm của phóng sự cũng được bộc lộ rõ nhất ở những yếu tố hình thức và trong cách tái hiện những chân dung đó. Điều này được thể hiện ở các tít phụ, ở những chi tiết sống động, ở bối cảnh và nhất là năng lực khái quát và cái góc nhìn mang đậm chất nhân văn của nhân vật trần thuật… Bằng cách khắc hoạ rõ nét bối cảnh cuộc sống, chiến đấu, lao động, học tập của nhân vật, tác phẩm phóng sự chân dung đã cho phép độc giả niệm rã rệt về cuộc sống rộng lớn xung quanh nhân vật đang trong thế vận động và phát triển của nó. Đó là bức tranh sinh động vừa có tính khái quát vừa có tính chi tiết, cụ thể. Ngoài ra, phóng sự báo chí còn có sự giao thoa, kết hợp với nhiều thể loại khác ở bên trong và bên ngoài hệ thống thể loại báo chí. Như nó có thể kết hợp với ảnh báo để tạo thành thể loại phóng sự ảnh. Dạng phóng sự phản ánh các sự kiện thời sự. Trong quá trình vận động và phát triển, cuộc sống luôn xảy ra hàng loạt sự việc, sự kiện với những tính chất và tầm quan trọng khác nhau… Trong đó, một số sự kiện có thể trở thành đề tài cho phóng sự báo chí (ví dụ: cháy nhà, sập hầm gây hậu quả nặng nề, một vụ cháy rừng; một quyết định gây ra những hậu quả nghiêm trọng; mọtt vụ án lớn, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng v.v.,). Trong trường hợp này, tác phẩm phóng sự có thể giao thoa với các thể loại có năng lực phản ánh sự kiện như tường thuật, ghi nhanh hoặc bài thông tấn. Biểu hiện cụ thể nhất của giao thoa này là sự kiện sẽ trở thành nội dung trung tâm trong tác phẩm phóng sự. Những sự kiện được chọn để thể hiện trong một bài phóng sự thường phải đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự; chứa đựng mâu thuẫn hoặc nhưng câu hỏi cần được làm sáng tỏ; gợi lên những vấn đề mà công chúng quan tâm… Tác phẩm phóng sự sự kiện phải bám sát hiện thực đời sống để phản ánh sự kiện trong toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của nó. Nhiệm vụ chủ yếu của một phóng sự sự kiện là diễn tả một cách sinh động quang cảnh, hiện trạng của sự kiện trong toàn bộ dáng vẻ hiện thực của nó. Đôi khi tác phẩm phóng sự sự kiện còn có thể đề cập nguyên nhân và nêu lên những vấn đề đặt ra sau sự kiện được phản ánh trong tác phẩm. Điều đáng chú ý trong dạng phóng sự này một số yếu tố như: ngữ đIệu, ngôn từ, bút pháp, đòi hỏi giàu hình ảnh … Có phần bị hạn chế, không thực sự sinh động như trong các dạng phóng sự khác. Dạng phóng sự điều tra. Phóng sự điều tra là một dạng kết hợp giữa phóng sự báo chí với thể loại điều tra. Như chúng ta đã biết một trong những đặc điểm cơ bản của thể loại điều tra là phải trả lời được những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra. Cách trả lời của điều tra là thông qua một hệ thống những bằng chứng xác thực và tiêu biểu. Sự kết hợp giữa phóng sự và điều tra thường diễn ra theo nguyên tắc sau: tính chất phóng sự thường được thể hiện ở những yếu tố thuộc về hình thức của tác phẩm như ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu, sự xuất hiện của nhân vật trần thuật… Còn đặc điểm thể loại của điều tra thì được thể hiện chủ yếu trong việc huy động những chi tiết, số liệu, dữ kiện nhằm xây dựng một hê thống các luận cứ nhằm làm sáng tỏ cái lôgic bên trong thể hiện bản chất của sự thật mà tác phẩm đề cập, trả lời được câu hỏi mà cuộc sống đặt ra. Trong những bài phóng sự điều tra, hình thức phóng sự có thể giúp tác giả trình bày những vấn đề gai góc, căng thẳng một cách mềm mại và linh hoạt. Dạng bài này thường được sử dụng trong trường hợp khi đứng trước những sự kiện, tình huống, hiện trạng nào đó, vẫn đang còn những câu hỏi chưa được trả lời, hoặc có nhiều cách trả lời khác nhau. Dạng phóng sự phản ánh những hoàn cảnh, hiện trạng Trong thực tế của đời sống báo chí nước ta còn khá phổ biến một dạng phóng sự phản ánh về những hoàn cảnh, hiện trạng của đời sống mà không nhất thiết phải đề cập các mâu thuẫn hay trả lời những câu hỏi. Tất nhiên, với tư cách là những tác phẩm thuộc thể loại phóng sự, dạng phóng sự này vẫn phải có nhiệm vụ khám phá, phát hiện và cung cấp cho công chúng những thông tin mới mẻ, thú vị và bổ ích. Nó phải cung cấp cho người đọc những kiến thức xác thực, cụ thể và sinh động về đời sống xung quanh họ. Hay nói cách khác nó phải giúp cho công chúng những kiến thức cần để suy nghĩ, nhận thức và hành động. Trong số những tờ báo có chuyên mục về “phóng sự” ở nước ta, Sài Gòn giải phóng là tờ báo có tỉ lệ cao của những tác phẩm phóng sự thuộc dạng này. II. Khảo sát việc sử dụng ngôn từ của chuyên mục phóng sự trên báo Lao Động số số 184 ngày 10/08/2007, số 276 ngày 27/11/2007, số 285 ngày 07/12/2007 1. Ngôn ngữ tít Tít báo là một cấu trúc từ ngữ ngắn gọn gới thiệu khái quát chủ đề của tác phẩm và mức độ nào đó nếu có thể thu hút sự chú ý của công chúng và đương nhiên đây là thành tốđứng vị trí đầu tiên trong tác phẩm, là thành tố đầu tiên người đọc tiếp xúc với bài báo.Tít báo phải ngắn gọn, dễ hiểu và phải hấp dẫn. Tít báo thường có 7 loại cơ bản gồm: tít xác nhận, tít câu hỏi, tít kêu gọi, tít bình luận, tít trích dẫn, tít giật gân và tít biểu cảm. Ví dụ: “ Có một “Hoàng thành” nơi ải bắc” (Lao Động số 184 ngày 10/08/2007). Đây là một tít thuộc tít xác nhận, sử dụng ngôn ngữ có tính biểu cảm cao, sử dụng từ Hán Việt gây sự chú ý với người đọc.Tit bài tương đói ngắn gọn không rườm rà đã khái quát được một “Hoàng thành” bằng cách sử dụng những từ ngữ mang chất liệu văn học nhưng hình ảnh của tít luôngấưn với tính xấc thực của vấn đề.Các tít phụ mang tính chất thông báo dễ hiểu. (Nơi 3 công chúa nhà Lý về làm dâu). Tít phụ mang tính chất trái ngược về thời gian giữa thời gian dài và thời gian ngắn (17 năm và 35 ngày tìm kiến). Tít phụ thứ 3 có sức biểu cảm cao (Đánh thức 1000 năm lịch sử). “ “Săn” lâm tặc” (Lao động số 276 ngày 27/11/2007). Đây là một tít thuộc tít xác nhận. Tít sử dụng ngôn ngữ rất ngắn gọn chỉ gồm 3 từ nhưng người đọc đã hiểu được nội dung bài phóng sự viết về nạn phá rừnghiện nay. Vì bản thân tít nay đã giới thiệu chủ đề của cả tác phẩm.Trong tít này còn sử dụng dấu (“ ”)_ “săn”gây sự chú ý thu hút người đọc dù đây là một vấn đề vẫn hay được nói đến.Các tít phụ khá là ấn tượng có sức biểu cảm cao( Tan hoang đại ngàn, vượt biên tóm lâm tặc) “Người đàn bà đạp xíchlô thuê” ( Lao Động số 285 ngày 07/12/2007). đây là một tít báo xác nhận. Tít này sử dụng ngôn ngữ rất đơn giảndễ hiểu như nó vốn có không cần gọt giũa trau chuốt. Chỉ cần đọc tít thôi chúng ta đã biết bài phóng sự nói về sự vất vả cực nhọc của người đàn bà đạp xíchlô thuê. Vì trong tít đã cho người đọc biết nhân vật chính là ai, công việc của họ là gì. Các tít phụ cũng đơn giản, dễ hiểu. Như vậy, qua 3 tít cúa 3 bài phóng sự trên thì ta thấy tít “Săn” lâm tặc” dễ nhớ, dễ hiểu. Tít “Có một “Hoàng thành” nơi ải bắc” có sự biểu cảm cao.Tít “Người đàn bà đạp xích lô thuê” đơn giản dễ hiẻu như nó vốn có. 2. Ngôn ngữ sapô Sapô là một thuật ngữ bắt đầu từ tiếng Pháp chapean – cái mũ.Sapô được xem là một tiểu văn bản nằm dưới tít chính và phía trên phần nội dung được trình bày bằng cỡ chữ đặc biệt và có nhiệm vụ làm rõ hơn chủ đề tác phẩm. Sapô phải thu hút sự chú ý của độc giả. Ngôn ngữ viết sapô phải có cảm xúc và gây ấn tượng phải nêu được ý chính của tác phẩm chứng minh được tính thời sự của bài báo.Có 9 loại sapô đó là : sapô gọi tên, sapô tóm tắt, sapô nêu sự kiện dẫn đường,sapô chân dung, sapô tả cảnh, sapô nêu luận cứ, sapô kể chuyện, sapô nêu cảm xúc và suy tư riêng của tác giả, sapô tiếp nối tiêu đề. Ví dụ : * “Có thể hơi vội vàng nếu “ xưng tụng” những di tích kiến trúc của vương tôn hoàng tộc vưa phát lộ tại vùng đất phên giậu phía bắc Việt Nam kia là mang tầm cỡ của một “Hoàng thành”. Nhưng các báo cáo khoa học ban đầu đều cho thấy: các hạng mục củ “nền cũ lâu đài”hoành tráng mà các nhà khảo cổvừa khai quật được có niên đại từ triều Lý, với “rất nhiều nét tương đồng với hoàng thành Thăng Long” ”( LĐ số 184 ngày 10/08/2007). Đây là sapô tóm tắt.Đầu tiên tác giả cung cấp những thông tin cốt lõi liên quan tới nội dung tác phẩm với từ ngữ chính xác, dễ hiểu và cách sử dụng dấu (“ ”) tăng thêm tính hấp dẫn của bài phóng sự để người đọc có một cái nhìn khái quát về tác phẩm. * “Lần đầu tiên trong đời tôi đưựoc đi “săn” lâm tặc. Và, cũng là lần đầu tiên tôi được chứng kiến cảnh “rừng vàng” bị tàn phá. Thế mới biết mới kính trọng biết bao tấm gương đã ngã xuống vì rừng.Lần đầu tiên, tim tôi nhói đau trước những gốc cây trơ trọi, máu cây quằn quại chảy… “Rừng Thanh Thuỷ( Thanh chương - Nghệ An)đã bị lâm tặc “mò” đến rồi.Mờy chục năm công lao giữ rừng, dân mình không ai vi sơ thế mà giặc rừng bắt đầu phá…”. Câu chuyện ấy tôi tình cờ nghe được từ một lãnh đạo huyện Thanh Chương. Đồng chí đó còn tiết lộ, tới đây sẽ “ phát” công văn đề nghị làm việc với huyện Hương Sơn(Hà Tĩnh) để bàn về việc phối hợpbảo vệ rừng vì nóng ruột quá…Và tôi quyết trí đi theo các đồng chí kiểm lâm để “săn” lâm tặc”. Đây là sapô tóm tắt đồng thời nêu sư kiện dẫn đường.Bằng việc dùng ngôn ngữ rất cảm xúc và ấn tượng với những hình ảnh chất liệu văn học tác giả như vẽ ra truớc mắt chúng ta cảnh đau thương về cánh rừng Thanh Thuỷ như “rừng vàng”, “tim tôi nhói đau trước những gốc caay trơ trọi”.Tác giả còn dùng hình ảnh nhân hoá khi nói về cây rừng bị tàn phá “máu cây quằn quại chảy”. Cách dùng từ gây ấn tượng “săn” “mò”.Cách gới thiệ bài báo bằng những thông tin, chi tiết như thế này thực sự rất lôi cuốn người đọc và thể hiện được tính thới sự của phong sự. * “Giữa nhịp sống sôi động ồn ào, náo nhiệt trên những con đường Hà Nội, một ngày nào đó, bạn tình cờ trông thấy một người phụ nữ nhỏ bé đang oằn mình đạp xíchlô, trên xe trở vật liệu xây dựng.Có lẽ, chị là người duy nhất ở đất Hà thành chọn cho mình cái nghề mà từ lâu dường như chỉ dành cho đàn ông”. Đây là kiểu sapô chân dung, giới thiệu về một người phụ nữ đạp xích lô thuê với ngôn ngữ hết sức giản dị mà đầy cảm xúc. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ có tính biểu đạt cao “ồn ào náo nhiệt” “… một người phụ nữ nhỏ bé đang oằn mình đạp xíchlô…” làm cho người đọc có một sự cảm thông chia sẻ. Ơ sapô này tác giả đã dùng ngôn ngữ khái quát nhất để thảo những nét chân dung về nhân vật chính. 3. Việc đáp ứng yêu cầu tính chất ngôn ngữ phóng sự so với tính chất ngôn ngữ báo chí Qua việc khảo sát 3 phóng sự trên báo LĐ, chúng tôi thấy, ngôn ngữ trên 3 phóng sự này về cơ bản đã đáp ứng được khá đầy đủ những tính chất của ngôn ngữ báo chí. - Về tính chính xác và ngắn gọn. Vì văn phong báo chí tính chính xác là tính chất quan trọng hàng đầu. Nó có nhiệm vụ định hướng dư luận cho nên ngôn ngữ ở đây không hề bị bóp méo, sai sự thật. Ví dụ : LĐ số184 ngày 10/08/2007.Trong bài này cách sử dụng từ ngư ngắn gọn, chính xác giúp người đọc tiếp nhận tác phẩm nhanh và đúng.Như cách chí rã địa điểm( Đền Cầu Từ, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc giang/ Theo chân anh Hạnh – Phó Giám đốc bảo tàng tỉnh Bắc giang). LĐ số 276 ngày 27/11/2007.Trong bài này tác giả sử dụng ngôn ngữ chính xác, xúc tích, ngắn gọn để nêu lên vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Đó là nạn chặt phá rừng rất lôi kéo thu hút người đọc. LĐ số 285 ngày 07/12/2007.Bài phóng sự này cũng bắt nguồn từ một con người thật với công việc thật. Tác giả sử dụng ngôn ngữ giản đơn không sử dụng câu dài, không trau chuốt gọt giũa nhưng lại gây sự đồng cảm chia sẻ vơi người đọc về một người phụ nữ đạp xích lô thuê. - Về tính đại chúng và tính cụ thể. Trong 3 bài phóng sự mà chúng tôi tiến hành khảo sát thì 2 bài “ “Săn” lâm tặc” và “ Người đàn bà đạp xích lô thuê” tác giả sử dụng ngôn ngữ phổ cập dễ hiểu mang tính toàn dân xoá noà danh giới giữa những người tiếp nhận.Nhưng trong bài “ Có một Hoàng thành nơi ải bắc”việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài( từ Hán – Việt ) hơi nhiều nên đôi khi còn gây khó khăn cho người đọc.Trong 3 bài phóng sự này tính cụ thể được thể hiện bằng việc đưa ra những con số chính xác, cách miêu tả tin cậy mà không hề đơn điệu. Ví dụ : LĐ số 184 ngày 10/08/2007 “Vào giữa năm 2007 các nhà khảo cổ đã có 35 ngày đào bới ở khu vực Cầu Từ”. “Cuộc tìm kiếm đã 17 năm ấy, qua lời kể của Giám đốc bảo tàng bắc Giang Trần Văn Lạng” LĐ số 276 ngày 27/11/2007. “Thế là phải cuốc bộ trong hành trình tuần rừng với khoảng 10km”. “Phía bên này gọi là rừng Chéch do tổng độĩ TNXP 5 quản lý và bảo vệ. Rừng Chéch có 13km giáp ranh với xã Sơn Hồng và 5,5km giáp với nước bạn Lào”. “Tổng đội trưởng cho hay, rừng Chéch của các anh đã mất 30 cây”. “Đây là tiểu khu 1007 với 6.000 ha rừng… Vừa đi vừa đếm, lên tới đỉnh dốc đã có đến 25 cây bị hạ”. - Về tính bình giải, tính định lượng. tính khuôn mẫu thì ở 3 bài phóng sự này thể hiện khá rõ.Bằng ngôn ngữ của mình ,tác giả thể hiện cái tôi rõ nét nhưng hết sức khách quan và chịu trách nhiệm như một nhân chứng( như bài “Săn” lâm tặc, Có một “Hoàng thành” nơi ải bắc). Hay thể hiện tình cảm một cách công khai( như “ Người đàn bà đạp xích lô thuê”).Tính biểu cảm của 3 tác phẩm phóng sự này sẽ được phân tich rõ hơn ở phần sau.Về dung lượng các bài phóng sự chúng tôi tiến hành khảo sát có dung lượng phù hợp , có tính khuôn mẫu nhưng không hề khô cứng, ngôn ngữ khá biểu cảm vừa chinh phục người đọc về ý trí lại vừa cảm hoá họ về trái tim. 4. Một số thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngôn ngữ phóng sự 4.1. Dùng từ hội thoại Từ hội thoại ở đay được hiểu theo nghĩa rộng, tức là nó bao hàm các từ thuộc vốn từ vựng của ngôn ngữ văn hoá được dùng đặc biệt trong lời nói miệng, trong sinh hoạt hàng ngày và một số từ thông tục và từ lóng, vì những từ trong hai loại sau này chỉ được chuyên dùng trong khẩu ngữ. Ví dụ : * LĐ số 184 ngày 10/08/2007. “ Tiếp đó, khi các nhà nghiên cứu tìm ra một văn bản chữ nho có kiên quan đến một nhân vật lịch sử thoèi Lý, họ bèn “kéo quân” xuống điều tra” *LĐ số 276 ngày 27/11/2007. “ săn” lâm tặc “ Được thế đã ơn trời” “Vượt biên tóm lâm tặc” “Thế là lâm tặc đã “mò” sang rừng mình hơn 100 mét rồi” “ Đốn cây xong chúng còn “tăm” thêm những cây khác có giá trị rồi khắc tên làm dấu để khẳng định “ quyền sở hữu” ” *LĐ số 285 ngày 07/12/2007 “ Anh nhà tôi trước đây cũng đi đẩy hàng giúp nhưng kể từ khi bị thấp khớp mấy năm nay cũng vì lao động nặng, nên chỉ mình tôi làm, vất vả thật đấy nhưng từ nhiều năm nay cả nhà chỉ trông vào cai xích lô cà tàng” “ Hôm đó, chị chở những tảng đá nặng trĩu, một thanh niên đi xe máy,phóng nhanh vượt ẩu đã tông vào xe của chị”. “ Thu nhập như bây giờ đã phải chi tiêu dè sẻn lắm rồi”. 4.2. Dùng từ ngữ vay mượn tiếng nước ngoài Sử dụng từ vay mượn ngôn ngữ Ân - Âu có thể được giữ nguyên dangj hay phiên âm. Ví dụ: LĐ số 285 ngày 07/12/2007. “Vất vả thật đấy nhưng từ nhiều năm nay cả nhà chỉ trông vào cái xíchlô cà tàng ” . “ Trong dịp APEC năm ngoái hay kì bầu cử Quốc hội mấy tháng trước, chị gặp nhiều khó khăn khi giao hàng cho khách”. Còn từ Hán Việt được dùng quá phổ cập và trở thành một bộ phận không thể thiếu của tiếng Việt. Song không vì thế mà người ta không nhìn thấy khả năng tăng cường tính biểu cảm của chúng. Ví dụ : * LĐ số 184 ngày 10/08/2007. “ Theo chân anh Hạnh – PGĐ bảo tàng tỉnh Bắc Giang,tôi thành kính, sững lại bởi nét vàng son của hệ thống dinh thất mà các đời công chúa, các phò mã nhà Lý xa xưa hiển lộ ngay trên mạt đất, bên bờ sông Lục Nam thơ mộng”. “ Đặc biệt con đường lát gạch hoa chanh trải dài vượt qua các lòng hố khai quật, được xem như là một tín hiệu chính xác để khẳng định đây là công trình của vương tôn, quí tộc cao cấp thời Lý”. “ Cây thị đã cổ thụ từ cái thời công chúa nhà lý vượt bến sông Thương vu qui về bắc ải.Đền Cầu Từ thờ bà công chúa nhà Lý là thân mẫu của ông Vũ Thành”. “ Đây là chính sách “nhu viễn” nhằm động viên những người đứng đầu các địa phương, các tù trưởng( phò mã )dốc sức giữ yên bờ cõi mà nhà Lý đang thực thi”. “ Vua Lý cũng phải tuần du đi kiểm tra tình hình liên tục chứ cũng phải xây thành quách dinh thự cho con gái, con rể”. “ Vua Lý Thánh Tông mượn việc đi săn ở lưu vực sông Thương và sông Lục Nam đã đến Giáp Đông giao nhiệm vụ giữ gìn biên cương”. *LĐ số276 ngày 27/11/2007. “ “ Săn” lâm tặc”. “ Tuy nhiên, anh cũng rất bức xúc : chúng tôi cực chẳng đã mới vượt biên sang bên này để tuần rừng”. Việc sử dụng tiếng nước ngoài thực sự tạo một ưu thế nổi trội so với các từ có cách diễn đạt tương đương trong tiếng Việt.Bằng các ngôn tuìư như thế làm cho tác phẩm phóng sự chích xác hơn, đầy đủ hơn, có vỏ âm thanh nghe gợi cảm hơn.Nói chung tiếng nước ngoài sử dụng trong ba phóng sự này là gần gũi với công chúng.Nhưng có một hạn chế nhỏ trong bài phóng sự “Có một Hoàng thành nơi ải bắc”. Có lẽ, do sử dụng nhiều từ Hán Việt nên đôi khi gây khó khăn cho người đọc. Song về cơ bản không gây cản trở nhiêu cho quá trình nhận thức của người đọc. 4.3. Dùng thuật ngữ Các từ thuật ngữ, xét về tự thân, là những từ trung tính tức là không mang sắc thái biểu cảm nhưng khi kết hợp hài hào với từ khuôn mẫu chúng có khả năng tăng tính biểu cảm ratá đáng kế. Ví dụ : * LĐ số 184 ngày 10/08/2007. “ Những báo cáo khoa học cho thấy : các hạng mục “ nền cũ lâu đài” hoành tráng mà các nhà khảo cổ vừa khai quật có niên đại từ triều Lý”. “ Cuối cùng họ đã tìm và khai quật được dấu tích gạch ngói và công trình thời Lý”. “ Hiện nay, các nhà khoa học đã tức tốc đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp bảo quản hiện vật”. *LĐ số276 ngày 27/11/2007. “ Trắng trợn thế đấy. Đốn cây xong chúng còn tăm thêm những cây khác có giá trị rồi khắc tên làm dấu thể hiện “quyền sở hữu” “ Anh Ngũ ra lệnh áp sát đối tượng” “ Chúng tôi bắt đầu hỏi cung” “ Kiểm lâm phát huy là lực lượng nòng cốt, chủ động chặt chẽ kết hợp với các lực lượng: chủ rừng bộ đội biên phòng và công an(…)” “ Hôm đó cũng đi tuần tra thế này, cây cồng lúc nãy ở đỉnh Bo Đượm bị lâm tặc đốn hạ và đã chuyển ra bãi Sơn Hồng, cả đội liền tổ chức vây bắt” Hiện nay, do khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, nhiều lĩnh vực mới ra đời nên số lượng thuật ngữ ngày càng phat triển nhanh chóng và xuất hiện với mật độ ngày càng dày trên các báo nói chung và tren thể loại phóng sự của bao Lao Động nói riêng.Như ở trên báo LĐ số 276 việc sử dụng các thuật ngữ thuộc chuyên ngành điều tra góp phần tăng sức lôi cuốn người đọc và làm cho bài phóng sự thể hiện dựoc hết nội dung ý nghĩa của nó. 4.4. Dùng từ địa phương Các từ địa phương luôn mang đậm dấu ấn riêng về lời ăn tiếng nói của một cộng đồng người gắn liền với một vùng đất. Vì thế, chúng làm cho câu văn có sắc thái mới lạ, đôi khi khá giau sức gợi cảm. Ví dụ : * LĐ số 285 ngày 07/12/2007. “ Thu nhập như bây giờ chi tiêu phải dè sẻn lắm rồi.Nếu còn ốm đau nữa thì thật là xo xúi, lúc đó phải đi vay tạm hàng xóm thôi”. * LĐ số 184 ngày 10/08/2007. “ Dần dà nghe kể, bà con trong vùng thờ cúng một thủ lĩnh người dân tộc Tày tên là Vũ Thành”. Như vậy, từ địa phương trong ba bài bao mà chúng tôi tiến hành khảo sát không nhiều nhưng dễ nhân thấy trong ngôn ngữ nhân vật( LĐ số285 ). Được thể hiện tự nhiên như sự phản ánh chân thực lời ăn tiếng nói của người đàn bà đạp xích lô thuê. 4.5. Dùng chất liệu văn học Chất liệu văn học có mặt rộng rãi trong hầu hết các thể loại báo chí theo nhièu hình thức khác nhau và phóng sự cũng vậy.Cách thức thương gặp là vay mượn cốt chuyện , hay từ ngữ, cách diễn đạt từ những tác phẩm vâưn học. Trong phần chúng tôi tiến hành khảo sát thì chất liệu văn học chủ yếu được thể hiện qua các từ ngữ cách diễn đạt giàu sức gợi cảm. Ví dụ : * LĐ số 184 ngày10/08/2007. “ Tôi thành kính sững lại bởi nét vàng son của hệ thống dinh thất mà các đời công chúa, các phò mã nhà Lý xa xưa hiển lộ ngay trên mặt đất, bên bờ sông Lục Nam thơ mộng”. “ Con đường lá gạch hoa chanh” “ Điều này cũng góp phần lý giải vì sao nơi này có đền đài lăng tẩm nguy nga, gồm những nét tương đồng với Hoàng thành Thăng Long đến vậy”. * LĐ số 276 ngày 27/11/2007. “ Và cũng đã nhiều lần đầu tiên tôi được chứng kiến cảnh “rừng vàng” bị tàn phá. Thế mới biết, kính trọng biết bao tấm gương đã ngã xuống vì rừng. Lần đầu tiên tim tôi nhói đau trước những gốc cây trơ trọi, máu cây quằn quại”. “ ì ạch mãi chiếc xe hai cầu của Tổng đội Thanh niên xung phong số 5 không nhích thêm được một mét nào nữa”. “ Từ nhiều năm nay, lâm tặc trắng trợn đốn hạ(…). Bây giờ, bên kia hoang tàn rồi”. “ Có những gốc cây còn tươi rói, nhựa cây đang quằn quại ứa ra”. “ Thỉnh thoảng tiếng đóng móc sắt lại vang lên chát chúa”. * LĐ số 285 ngày 07/12/2007. “ Một ngày nào đó, bạn tình cờ trông thấy một người phụ nữ nhỏ bé đang oằn mình đạp xích lô trên xe chở vật liệu xây dựng”. “ Thân hình gầy còm, dôi bàn tay chai sạn thô ráp đủ thấy cuộc đời chị luôn là sự lam lũ vất vả chưa có nhiều niềm vui”. Qua những ví dụ trên, chúng ta thấy chất liệu văn học được sử dụng hết sức rộng rãi và linh hoạt. Chúng co thể đuéng bất kỳ chỗ nào trong bài viết từ tiêu đề cho đến các câu văn trong đoạn văn.Cách sử dụng ngôn ngữ như vậy không chỉ làm tăng thêm sức biểu cảm mà còn giúp tác phẩm dễ đi vào lòng người, hiệu quả tiếp nhận thông tin cao hơn. 4.6. Dùng thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn…cùng các biến thể của chúng Các phương tiện ngôn ngữ thường có ý nghĩa rất rõ ràng, rễ hiểu và xuất hiện với tần số cao trong hoạt động giao tiếp hàng ngày ( nhất là thành ngữ, tụ ngữ ).Nên việc sử dụng chúng rất thuận lợi đối với người viét và người đọc. Ví dụ : * LĐ số 276 ngày 27/11/2007. “ Tuy nhiên, anh cũng rất bức xúc :chúng tôi cực chẳng đã mới phải vượt biên sang này để tuần rừg”. “ Anh tiết lộ bí quyết “4 trong 1” để giữ rừng : kiểm lâm phát huy là lược lượng nòng cốt, chủ động kết hợp chặt chẽ với các lực lượng chủ rừng bộ đội và công an, tất cả phải thực hiện trách nhiêm với rừng,với nhân dân thì không lý gì không giữ được rừng”. * LĐ số285 ngày 07/12/2007. “ Cuộc sống với gia đình chị ngày càng khó khăn hơn khi “cơn bão giá” đang hoành hành.Mọi chi tiêu lúc trước phải hết sức dè sẻn, giờ lại càng phải “thắt lưng buộc bụng” hơn nữa”. Khảo sát cho thấy việc dùng thành ngữ, tục ngữ đang là thủ pháp được dùng tăng cường trên các loại báo chí nói chung và thể loại trên báo Lao Động nói riêng. 4.7. Dùng dấu câu Các dấu câu bây giờ cũng là phương tiện đắc dụng trong việc tạo nên giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ phóng sự nói riêng. Ơ đây, chúng tôi chỉ bàn đến dấu ngoặc kép và dấu chấm lửng như hai loại dấu câu nổi bật hơn cả về phương diện này. Dấu ngoặc kép có giá trị biểu cảm cao khi báo hiệu rằng từ ngữ nào đó được dùng không phải với ý nghĩa, phong cách thông dụng của chúng.Nó mang đến cho câu văn sắc thai dí dỏm, hài hước hoặc mỉa mai, châm biếm. Ví dụ : * LĐ số 184 ngày 10/08/2007. “ Cả các bậc “lão làng” của giới nghiên cứu bây giờ” “ Tiếp đó, khi các nhà nghiên cứu tìm ra một văn bản chữ nho co liên quan đến một nhân vật lịch sử thời Lý, họ bèn “kéo quân” xuống điều tra”. * LĐ số 276 ngày 27/11/2007. “ Rừng Thanh Thuỷ đã bị bọn lâm tặc “mò” đến rồi” “ Đồng chí còntiết lộ, tới đây sẽ “phát” công văn đề nghị làm việc với huyện Hương Sơn.” “ Và tôi quyết chí đi theo các cán bộ kiểm lâm để “săn” lâm tặc” “ Đốn cây xong chúng còn “tăm” thêm những cây khác có giá trị, khắc tên làm dấu để khẳng định “quyền sở hữu” ”. “ Không còn gỗ để mà phá hành loạt nên lâm tặc phải “chịu khó” tỉa từng cây một”. * LĐ số 285 ngày 07/12/2007. “ Tuy nhiên, công việc của chị đang làm cũng bị cạnh tranh từ nhưng người “đồng nghiệp”. “ Cuộc sống với chị ngày càng khó khăn hơn khi “cơn bão giá” đang hoành hành”. Dấu chấm lửng tăng cường tính biểu cảm cho ngôn ngữ phóng sự khi nó thực hiện chức năng làm giãn nhịp câu văn hoặc gợi mở định hướng khác nhau cho người đọc. Ví dụ : * LĐ số 276 ngày 27/11/2007. “ Tôi đau nhói trước những gốc cây trơ trọi, máu cây quằn quại chảy…” “ (…) để bàn về việc phối hợp bảo vệ rừng , vì nóng ruột quá…Và tôi quyết trí đi theo các cán bộ (…)” “ Một cây bị hạ gục, hàng chục cây khac đổ theo tạo nên một khung cảnh chỏng chơ, hoang tàn…” “ Mình chở gỗ cho khéo léo thì không ai bắt cả…”(?) 4.8. Dùng ẩn dụ, nhân hoá Ẩn dụ, nhân hoá trong phóng sự thường mang tính chất văn cảnh. Nó là sáng tạo riêng của người viết và in đậm dấu ấn cá nhân. Ví dụ : * LĐ số 276 ngày 27/11/2007. “ Lần đầu tiên, tim tôi nhói đau trước những gốc cây trơ trọi, máu đang quằn quại chảy…” “ Có những gốc cây còn tươi rói, nhựa cây đang quằn quại ứa ra”. “ Những gốc cây ứa máu” “ Tiếng máy cưa ngang nhiên gầm rú” * LĐ số 285 ngày 07/12/2007. “ Chị Hằng cùng chiếc “cần câu cơm” trên một đương phố Hà Nội” Như vậy, việc sử dụng biện pháp này của nhà báo với mục đích như một phương tiện đối lập với khuôn mẫu, một phương tiện nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của độc giả nhưng thực sự gây được ấn tượng rất lớn. 4.9. Dùng lối nói dựa, trích dẫn Ở đây, tác giả chỉ ra nguồn gốc, xuất xứ của những cách diễn đạt gợi cảm nào đó mà tác giả vay mượn nhằm thông báo cho độc giả biết rằng : Anh ta chỉ đồng tình với những kiểu nói ấy chứ không phải chịu trách nhiệm về chất luợng của sự gợi cảm trong chúng.Và chính thủ pháp này đã làm cho câu văn bớt đi tính chủ quan, trở nên mềm mại nhẹ nhàng và thông tin hàm chứa trong nó cũng có độ xác thực cao hơn. Ví dụ : * LĐ số 184 ngày 10/08/2007. “ Một nhà nhà nghiên cứu tâm huyết với các lớp lang vùng Hà bắc đã vô cùng hứng khởi: “Đây là một câu chuyện có ý nghĩa lớn cần bàn thảo, nhất là sắp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Một sự thức giấc của những giá trị nghìn năm tuổi ở vùng phên giậu, những giá trị mà chúng tôi đã bao năm tìm kiếm.” ”. “ Ths. Trịnh Hoàng Hiệp – cán bộ viện khảo cổ, người phụ trách công việc khai quật ở khu vực – dù rất thận trọng cũng khẳng định : “ Những bằng chứng về khảo cổ học cho chúng ta thấy, trước đây, nơi này là chốn trị sự của các quan lại nhà Lý” ”. *LĐ số 276 ngày 27/11/2007. “ Anh cũng cho biết: nếu chỉ riêng lực lượng củ tổng đội tuần rừng thì đến đây là phải dừng. Mình không thể đi sâu vào đất của họ. Chỉ hôm nào có cán bộ kiểm lâm hoặc bộ đội biên phòngđi cùng mới vào sâu như hôm nay”. “ Tiếp tục hỏi bọn chúng cho biết: Xã có cấm nhưng xin thì họn cho. Mình chở gỗ khéo léo thì không ai bắt cả..” * LĐ số285 ngày 07/12/2007. “ Chị trả lời giản dị: Tôi lao động vất vả quen rồi nên không thấy khó khăn gì lắm. Nếu có buôn bán hàng gì đó thì thiếu vốn và thu nhập cũng không ổn định. Làm nghề này tuy vất vả nhưng cũng có tiền diều hàng tháng”. “ Họ có lợi thế hơn tôi vì đi nhanh và trở dựoc nhiều hàng hơn, nên đôi khi mình cung bị thiệt”. 5. Ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm phóng sự 5.1. Ngôn ngữ mang “cái tôi” trần thuật của tác giả Ở kiểu ngôn ngữ này, tác giả xưng “tôi” khi trình bày hay bàn luận về các vânđề, sự kiện.. “Cái tôi” này thường là “cái tôi” nhân chứng cho nên nó có tác dụng làm tăng độ xác thực tin cậy cho thông tin. Ví dụ : * LĐ số 276 ngày 27/11/2007. Đây là một bài phóng sự viết theo kiểu phóng sự điều tra. Cái tôi được thể hiện rất rõ nhưng là cái tôi khách quan, xác thực.Ngôn ngữ ở đây mang cái tôi trần thuật của tác giả cũng rất giàu tính biểu cảm nên sinh động dễ đi vào lòng người. “Lần đầu tiên trong đời tôi được đi “săn” lâm tặc và, cũng là lần đầu tiên tôi được chứng kiến cảnh “rừng vàn” bị tàn phá”. “Tôi không tin vào lời lâm tặc nhưng tôi hết sức băn khoăn: Gỗ có thể chặt được, nhưng để đưa được về đau phải là chuyện dễ. Hơn nữa, rừng tan hoang thế này không ai có biện pháp gì sao?”. “ Hạt trưởng kiểm lâm huyện Thanh Chương – Phan Tuấn Ngũ – nhắc nở anh em cho đạn lên nòng, kiểm tra lần cuối các phương án tác chiến, rồi quay sang dặn tôi: Anh phải luôn luôn đi cùng”. * LĐ số 184 ngày 10/08/2007. “ Theo chân anh Hạnh – Phó Giám đốc bảo tàng tỉnh Bắc Giang , tôi thành kính sững lại bởi nét vàng son của hệ thống dinh thất mà các đời công chúa, các phò mã nhà Lý xa xưa hiển lộ ngay trên mạt đất, bên bờ sông Lục Nam thơ mộng”. 5.2. Ngôn ngữ không mang “cái tôi” trần thuật của tác giả * LĐ số 285 ngày 07/12/2007. Ở đây, tác giả dùng ngôn ngữ bình giá. Tác giả không xưng “tôi” khi nói về người phụ nữ đạp xích lô thuê ấy. Chính hình thức vô nhân xưng như vậy đã làm cho suy nghĩ cảm xúc của tác giả trở nên khách quan hơn. Bởi lẽ, khi đọc bài báo này ta có cảm giác rằng chủ thể của các suy nghĩ cảm xúc ấy không chỉ thuộc về đơn lẻ cá nhân nào mà vấn đề đó thuộc cả về một cộng đồng xã hội.Và đồng thời tác giả đan xen cả ngôn ngữ của nhân vật vào trong bài phóng sự của mình. Đó là lời nói được trích trực tiếp của nhân vật. Ví dụ: “ Khoản thu nhập theo như chị kể thì trung bình mỗi tháng khoảng 2 triệu đồng. Chị chỉ có một cậu con trai duy nhất, nhưng vẫn chưa thể giúp mẹ. Chồng chị trước đây cũng là công nhân xây dựng, nhưng đã xin nghỉ sớm, đi làm phụ giúp vợ vì đồng lương quá ít ỏi.” Anh nhà tôi trước đây cũng đi đẩy hàng giúp, nhưng kể từ khi bị thấp khớp mấy năm nay cũng vì lao động nặng, nên chỉ mình tôi làm. Vất vả thật đấy nhưng nhiều năm nay cả nhà chỉ trông vào cái xích lô cà tàng” – chị nói như để cho tôi thấy rõ hoàn cảnh của chị và tìm kiếm một sự cảm thông”. 6. Phân loại các kiểu kết thúc trong phóng sự trên báo Lao Động Theo tác giả Hoàng Anh thì thường có 8 kiểu kết thúc cơ bản trong phóng sự. Đó là kết thúc đưa ra nhận xét đánh giá; kết thúc nêu nguyện vọng, mong muốn; kết thúc đề xuất kiến nghị, giải pháp; kết thúc kêu gọi; kết thúc miêu tả kể chuyện; kết thúc cung cấp thông tin bổ sung; kết thúc – trích dẫn; kết thúc – câu hỏi. Dựa vào việc phân loại các kiểu kết thúc phóng sự trên đây, bài khảo sát của chúng tôi thuộc các kiểu kết thúc sau: * Kết thúc miêu tả, kể chuyện: Tác giả đóng vai trò là người kể chuyện thuần tuý, không luận bàn đánh giá kêu gọi, chỉ miêu tả những chi tiết, những hình ảnh giàu sức gợi có liên quan đến chủ đề của tác phẩm để người đọc tự suy ngẫm và có những kết luận cần thiết. Ví dụ : “ Cuộc sống gia đình chị ngày càng khó khăn hơn khi “cơn bão giá” đang hoành hành. Mọi chi tiêu lúc trước phải hết sức dè sẻn, giờ lại càng phải “thắt lưng buộc bụng” hơn nữa. Kết thúc cuộc trò chuyện, chị nói phải đi lấy hàng giao cho khách. Bóng chị khuất dần cùng những dòng người đông nườm nượp trên con đường Hà Nội giờ tan tầm” (LĐ số285 ngày 07/12/2007). * Kết thúc trích dẫn: Đây là cách tác giả mượn lời người khác để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình. Đối tượng được trích dẫn có thể là nhân vật được đề cập đến trong tác phẩm hoặc cũng có thể là nhân vật co uy tín cao trong xã hội và câu noi của người đó co ảnh hưởng trực tiếp đến chủ đề của tác phẩm. Ví dụ : “Cuối cùng đồng chí hạt trưởng khẳng định : Dù trạm kiểm lâm địa bàn Thanh Thuỷ chỉ co 6 người, lại phụ trách đến 16 xã nhưng chúng tôi thề không để nạn phá rừng xảy ra, tuyệt đối không có điểm nóng. Anh cũng tiết lộ bí quyết “4 trong 1” để giữ rừng: kiểm lâm phát huy là lực lượng nòng cốt, chủ động kết hợp với các lực lượng: chủ rừng, bộ đội biên phòng, và công an, tất cả thực sự trách nhiệm với rừng, với nhân dân thì không có lý gì không giữ được rừng”. * Kết thúc nêu nguyện vọng, mong muốn kết hợp với trích dẫn : Cách kết thúc này là nội dung của những mong muốn, một vấn đề nào đó đựoc giải quyết, một hoàn cảnh nào đó được cải thiện, một né đẹp nào đó được gìn giữ…kết hợp với trích dẫn lời của nhân vật( đã trình bày ở trên ). Ví dụ : “ Hiện nay, các nhà khoa họcđang tức tốc đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ hiện vật, lập nhà mái che trưng bày tại hiện trường. Các hiện vật quý, các bản ảnh,bản vẽ được trưng bày sẽ là bằng chứng thuyết phục về một hệ thống kiến trúc thời Lý- “ Hoàng thành” miền ải bắc. Một nhà nghiên cứu tâm huyết với các lớp lang văn hoá vùng Hà Bắc đã vô cùng hứng khởi: “ Đây là một câu chuyện có ý nghĩa cần bàn thảo, nhất là khi sắp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Một sự thức giấc của giá trị nghìn năm tuổi ở vùng phên giậu, những giá trị mà chúng tôi đã bao năm tìm kiếm”. KẾT LUẬN Báo Lao Động hiện nay là tờ báo hàng đầu của nước ta trong việc khai thácnhững thế mạnh của phóng sự báo chí hiện đại. Phóng sự trên báo Lao Động có ưu điểm nổi bật là phong phú về đề tài, năng động trong việc tiếp cận hiện thực và có hình thức thể hiện rất linh hoạt.Về phương diện thể loại, đây là tờ báo mà hầu hết những bài được ghi là “phóng sự” đều đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của phóng sự hiện đại. Tác phẩm phóng sự được ví như một bức tranh “ có cảnh, có người, có những đIều ta chưa biết, có những số phận sau những góc khuất của cuộc sống để mà hiểu biết, căm giận, cảm thông và yêu thương cuộc sống, yêu thương con người. Bức tranh có thể rực rỡ màu sắc, rộn rã tiếng đời, tuỳ thuộc vào bút pháp, văn phong của người viết phóng sự. Với một quan niệm nghiêm túc, đúng đắn về thể loại phóng sự như vậy, trong những năm qua báo Lao Động là một trong những tờ báo hàng đầu ở nước ta gặt háI được nhiều thành công trong lĩnh vực phóng sự. Nhiều tác phẩm in ra trên báo này đã được coi như những tác phẩm tiêu biểu cho thể loại phóng sự trên báo in, báo đIện tử. Phóng sự báo Lao động đã phản ánh trung thành những nỗ lực của cá nhân, của cộng đồng và chính quyền các cấp trong việc giảI quyết những khó khăn trong cuộc sống theo một định hướng tich cực, hợp lí hợp tình hợp pháp. Nhiều cây bút đã khẳng định được tên tuổi của mình trên chuyên mục phóng sự của báo này. Bên cạnh những cây bút đàn anh như: Chinh Đức, Vĩnh Quyền, Huỳnh Dũng Nhân…, trong nhưng năm gần đây đã xuất hiện những cây bút trẻ có cá tính như: Lê Quang Vinh, Bảo Chân, Trần Đăng… Hiện nay, báo Lao Động vẫn là một trong những tờ báo ở nước ta có nguồn phóng sự dồi dào đăng tải đều đặn hàng ngày. Những tác phẩm này thường có dung lượng dao động trong khoảng từ 1500 - 1800 chữ. Đó là một cố gắng lớn của tờ báo này, đồng thời cho thấy thể loại này đã trở thành một thế mạnh, có vai trò quan trọng trong việc tạo ra bản sắc riêng của báo Lao Động. Về phương diện nội dung, các phóng sự báo chí trên báo Lao Động đã bám sát đời sống với những mâu thuẫn đa dạng một cách rất năng động. Chỉ riêng những ngày đầu tháng 1/2002 bạn đọc đã có thể được biết đến rất nhiều những mâu thuẫn rất đa dạng và độc đáo được phản ánh liên tục trong các phóng sự trên tờ báo này. đó là chuyện “Cà phê nợ” ở Sơn La, chuyện “Đi Tây xoá nghèo”, chuyện “Đời khuân vác”, chuyện “Những cuộc đời bị gán nợ”… Người đọc còn nghe được ở đây “Tiếng than từ vùng … than” chuyện “ăng sạch thú rừng”, những chuyện về “Cháy rừng U Minh”, “Đỏ đen xuyên quốc gia” v.v.. Trên báo Lao Động dạng phóng sự chân dung không chỉ giao thoa với các dạng phóng sự vấn đề, phóng sự sự kiện mà còn giao thoa với một số thể loại báo chí khác như thể loại kí chân dung, kí chính luận hoặc thể loại phỏng vấn. Tác phẩm về đề tài chân dung người lao động hầu hết là dang phóng sự chân dung và có nhiều tác phẩm đã thực sự gây ấn tượng với công chúng. Với tác phẩm phản ánh chân dung người lao động và những chuyện đời thường, phóng sự báo chí trên báo lao động đã thể hiện năng lực phản ánh cuộc sống có chiều sâu trong một quá trình vận động và phát triển với mâu thuẫn nhiều mặt và sinh động. Về phương diện ngôn từ, bút pháp, giọng điệu, có thể thấy nhìn chung các tác phẩm phóng sự báo chí trên báo Lao Động đã khai thác tối đa năng lực biểu hiện giàu chất văn học gắn liền với những đặc diểm thể loại của phóng sự báo chí. Nhiều tác phẩm đã cho thấy sức mạnh của ngôn từ đã được khai thác một cách hiệu quả mà vẫn không ảnh hưởng tới năng lực thông tin thời sự của tác phẩm. Trong cuộc thi phóng sự năm 2002-2003 của báo Lao Động(đã tổng kết tháng 9-2003), có một điều đáng chú ý là số lượng các tác phẩm viết về chân dung con người đoạt giải cao đã chiếm tỉ lệ áp đảo. Chỉ riêng trong số 20 phóng sự được vào chung khảo, đã có tới 11 tác phẩm phóng sự chân dung và trong số 6 tác phẩm đã đoạt giải thì 3 tác phẩm đoạt giải cao nhất đều là các phóng sự đề cập những con người của đời thường. Đó là các phóng sự: Mê barie (GiảI nhất của Nguyễn Quang Vinh), Chuyện ông Tư “lhung” phố Hội (Giải nhì của Hoàng Văn Minh) và Chàng trai Mông nuôi cá tiến vua (Giải nhì của Tản Viên) Theo nhận xét của Ban biên tập báo Lao Động thì điều đã khiến cho ba tác phẩm này đoạt giải cao của cuộc thi không chỉ ở văn phong trau truốt, giàu hình ảnh, ở lối viết bám sát hơi thở của cuộc sống xã hội mà điều quan trọng là họ đã phát hiện ra những nhân vật thật đặc biệt. Đó là “mệ Chít” – một cụ già bán hàng nước 71 tuổi trong suốt 17 năm trời làm cáI barie chắn đường tàu để giúp mọi người đi qua tránh khỏi tai nạn. Lần nào cũng thế, cứ tàu sắp đến là mệ lại cầm nón ra đường gào lên báo cho mọi người đi qua đường ngang đề phòng. Bài phóng sự này của tác giả Nguyễn Quang Vinh được trao giải cao nhất của cuộc thi, có lẽ một phần còn do hiệu quả xã hội mà nó mang lại. Sau khi báo Lao Động đăng bài, Chủ tịch nước đã gửi thư khen mệ Chít; tỉnh Quảng Trị đến thăm và tặng quà; ngành đường sắt đã lắp đặt barie theo yêu cầu của Chủ tịch nước. Tác phẩm Chuyện ông Tư “khùng” phố Hội thì cho độc giả biết một câu chuyện độc nhất vô nhị. Đó là chuyện về mộ ông Trần Tư – trưởng thôn Phước Trạch, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam đã đem chiếc tàu đánh cá duy nhất của gia đình mình đi thế chấp cho ngân hàng, vay 100 triệu đồng về cho bà con trong thôn mỗi người vay 1 triệu đồng để làm … nhà vệ sinh. Còn phóng sự Chàng trai Mông nuôi cá tiến vua kể lại một câu chuyện về chàn trai Giàng A Sềnh (ở thượng du sông Gâm, tỉnh Tuyên Quang). Nghề của Sềnh la đi săn và thả đàn bò bán hoang dã trong thung lũng để nuôi mình và vợ con. Những lúc nhàn rỗi , Sềnh thường ra sông dùng chiếc sàng vớt cá con về thả vào ao nhà mình để nuôi. Gọi là ao nhưng nước vẫn chảy qua được, cũng đầy những đá hộc và những hang hốc. Chàng trai người Mông ấy không hề biết rằng những con cá sinh sôi lúc nhúc trong ba cái ao nhà mình chính là giống cá Anh vũ đã được coi là sơn hào hải vị, dùng để cung tiến cho các bậc vua chúa ngày xưa và ở nước ta chưa từng ai nuôi được thứ cá rất quý hiếm này… Bên cạnh những thành công như đã nêu trên phóng sự trên báo Lao Động cũng bộc lộ một vài nhược điểm mà đáng kể nhất là còn suất hiện ít các phóng sự công phu, đòi hỏi người viết phải lao tâm khổ tứ, lăn lộn với thực tế; những phóng sự điều tra mang tính phát hiện, tính dự báo cao. Điều này xét từ một phương diện nào đó lại chính là hệ quả của một trong những ưu diểm của tờ báo này. Do phải có bài để in hàng ngày nên các tác giả phóng sự của báo Lao Động không phải lúc nào cũng có thời gian để đi sâu vào những vụ việc đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, nhiều công sức để điều tra, khám phá. Nói cách khác, đó chính là hệ quả của mâu thuẫn giữa áp lực thới sự với yêu cầu điều tra nghiên cứu tỉ mỉ, cặn kẽ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức để có được những bài phóng sự điều tra “công phu, đòi hỏi người viết phải lao tâm khổ tứ, lăn lộn với thực tế”. Phóng sự trên báo Lao Động rất ít khi đề cập những “chân dung đen” để trực diện đánh vào những kẻ tham nhũng, tiêu cực. Tất nhiên, đây là một loại đề tài khó và đòi hỏi nhiều điều tra công phu và sự bản lĩnh không chỉ của người viết mà còn là của ban biên tập báo. Ngoài ra yêu cầu phải có được những tác phẩm phóng sự để in hàng ngày cũng là một áp lực khiến cho không phải tác phẩm nào cũng đạt được yêu cầu cao. Có thể thấy rằng những nhược điểm của phóng sự trên báo Lao Động cũng là nhược điểm chung của phóng sự hiện nay trên báo chí nước ta. Vẫn còn những phóng sự xa với thực tế đới sống, thiếu khám phá cái mới, còn nặng nề kể việc một cách nghèo nàn, đơn điệu, ít hình ảnh, ít chi tiết gây ấn tượngvà dơn giản khi nói về con người… Với tất cả những ưu thế và hạn chế như trên, có thể thấy rằng phóng sự báo chí trên báo Lao Động đã thực sự phát huy được những ưu thế tiềm tàng của thể loại trong việc phản ánh một cuộc sống đang phát triển một cách năng động với những mâu thuẫn đa dạng như hiện nay. Thể loại này đã thực sự tạo ra bản sắc riêng của báo Lao Động, đồng thời là một bằng chứng cho thấy sức mạnh của phóng sự báo chí trong đời sống báo chí hiện đại. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNN16t.doc
Tài liệu liên quan