Đề tài Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ quốc tế. Phân tích rủi ro tiềm ẩn của nền kinh tế Việt Nam

CÁCH TIẾP CẬN CỦA NHÓM Theo quan điểm của nhóm về đề tài thảo luận. Đây là một đề tài hay có tính thời sự, đang được rất nhiều người quan tâm. Song với đề tài thảo luận này thì đây là một đề tài rộng và sâu. Vì nó mang tính bao quát về nền kinh tế thới giới và nền kinh tế Viêt Nam. Với những kiến thức đã được học dưới đây là quan điểm của nhóm thảo luận O’ Star. Bài thảo luận của nhóm nói cách bao quát về diễn biến của cuộc khủng hoảng thế giới hiện nay, mà bắt nguồn của nó là tại Mỹ. Với thực trạng của nền kinh tế Việt Nam, nhóm đưa ra các nguy cơ tiềm ẩn của nền kinh tế Việt Nam. Theo quan điểm của nhóm thì các tiềm ẩn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là do cách thức quản lý, kinh tế vĩ mô. Chứ không phải do nguyên nhân chính là do khủng hoảng Mỹ gây ra. Cho rù cuộc khung hoảng thế giới có tác động nhất định đến nền kinh tế Việt Nam. Thông qua các cuộc khủng hoảng kinh tế tại các nước đang phát triển ( Mehico 1994, Agentina 2001-2002) và cuộc khủng hoảng kinh tế Á 1997. Nhóm thảo luận O’ Star đưa là quan điểm của nhóm về các rủi ro tiềm ẩn của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. MỤC LỤC I. KHÁI NIỆM KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH II. DIỄN BIẾN, NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI HIỆN NAY III. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG ĐẾN THẾ GIỚI IV. NGUY CƠ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ V.TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG ĐẾN VIỆT NAM VI. MỘT SỐ CUỘC KHỦNG HOẢNGTẠI MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ KHU VỰC VII. CÁC NGUY CƠ RỦI RO TIỀM ẨN CỦA KINH TẾ VIỆT NAM VIII. KẾT LUẬN , GIẢI PHÁP CHO CÁC RỦI RO CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ quốc tế. Phân tích rủi ro tiềm ẩn của nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó khăn ở mức độ gần như nhau, hiện nay kinh tế thế giới ngoài Mỹ phát triển khá mạnh. Năm 2007, tăng trưởng ở Mỹ chỉ có 2% trong khi thế giới là 5%. Theo dự báo của IMF, năm 2008 Mỹ tăng trưởng 1,6% trong khi thế giới 3,9%. Cùng với cơ chế hợp tác đã có của các nước lớn, sự năng động của kinh tế thế giới là điều kiện về thị trường giúp kinh tế Mỹ mau hồi phục. Hiện nay tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ độ 6%, có thể sẽ tăng lên trong năm 2009 nhưng, với các lý do vừa nói, không thể có chuyện tăng lên tới mức 25% của thập niên 1930. Một điểm nữa là chính phủ ngày nay đóng vai trò quan trọng hơn và hiệu quả hơn vì có các cơ chế làm dịu tác động của khủng hoảng so với thập niên 1930. Để giảm sự lo âu cho những người gửi tiết kiệm ở ngân hàng với số tiền lớn, chính phủ đã nâng mức bảo hiểm số tiền gửi từ 100.000 USD lên 250.000 USD trong đầu tháng 10 này.  So với Nhật vào thập niên 1990, tình hình của Mỹ hiện nay cũng khác ít nhất ở hai điểm. Thứ nhất, thị trường bất động sản của Nhật cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 tăng nhanh đến mức quá cao một cách bất thường, hình thành nền kinh tế bong bóng quá lớn nên khi nổ tác động rất mạnh đến hoạt  động sản xuất và tiêu thụ. Tình hình của Mỹ hiện nay phức tạp hơn do các công cụ đầu tư tinh vi, khó kiểm soát, nhưng riêng về giá bất động sản, sự biến động tăng giảm không lớn lắm so với Nhật Bản 15 năm trước. Thứ hai, trong thập niên 1990 Nhật bị giảm phát nặng nên lãi suất danh nghĩa giảm đến gần số không nhưng lãi suất thực vẫn cao. Hiện nay Mỹ lạm phát vài phần trăm nên dễ dùng chính sách tiền tệ kích thích sản xuất hơn Nhật hồi thập niên 1990. Các yếu tố làm cho kinh tế Nhật hồi phục từ năm 2003 cũng cho thấy những gợi ý cho khả năng hồi phục của kinh tế Mỹ hiện nay. Một mặt Nhật can thiệp tích cực vào thị trường ngoại hối giữ cho đồng yen ở mức thấp, nhờ đó đẩy mạnh xuất khẩu. Mặt khác, chính phủ bơm tiền vào ngân hàng, giải quyết vấn đề thiếu vốn cho vay. Ngoài ra, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao suốt cả một giai đoạn dài góp phần tăng ngoại nhu để kinh tế Nhật chóng hồi phục. Cả 3 yếu tố này ngày nay cũng có thể thấy trong trường hợp của kinh tế Mỹ. Do đó, vấn đề nợ xấu của Mỹ có lẽ không kéo dài như Nhật 15 năm trước. Có thể từ cuối năm 2009 kinh tế Mỹ có triển vọng bước vào quá trình hồi phục. Với tình hình khủng hoảng tình trạng thất nghiệp sẽ ra tăng. Tại Mỹ con số thất nghiệp đã lên tới 9,5%, tại khu vực châu Âu là là 9,8%. Riêng tại Đức đầu tàu kinh tế Châu Âu đã là 9%. Riêng ở Nhật là 5,5 %. Tình trạng thất nghiệp sẽ là thach thức đối với các nước. Khi mà chỉ số thất nghiệp luon là chỉ tiêu đánh giá nền kinh tế. Việc thất nghiệp cao tạo sức ép lên ngân sách nhà nhà nước khi phải hỗ trợ tiền trợ cấp. Trong khi ngân sách của các nước hiện nay có xu hướng thâm hụt cao. IV NGUY CƠ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ Khủng hoảng tài chính khiến cả thế giới bị chịu tác động. Không những thế nó còn tác động lớn khi cuộc khủng hoảng đi qua. Măc dù cuộc khủng hoảng chưa có dấu hiệu kết thúc các ngân hàng , tổ chức tài chính trên thế giới lần lượt nộp đơn phá sản hoặc sáp nhập , bán lại . Các nước trên thế giới gặp khó khăn trông việc tạo dựng việc làm cho nhân dân khi mà tình trạng thất nghiệp trở nên nghiêm trọng. Thì dấu hiểu khủng hoạng nợ công đã được thấy dõ một cách rõ hơn khi mà tổng số nợ công trên thế giới đã ở mức 35000 tỷ USD. Tình hình nợ công không chỉ diễn ra tại các nước nhỏ mà ngay cả các nước lớn những đầu tàu kinh tế thế giới. Ngay cả đầu tau kinh tế Mỹ cũng đã nợ tới 11500 tỷ USD , tổng số nợcủa Mỹ chiếm tới 80% GDP của nước này.Hay nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới là Nhật cũng đã nợ tới 10000 tỷ USD gấp đôi GDP của nước này. Có thể nói chưa bao giờ các nước trên thế giới lại vay nợ nhiều như bây giờ kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II 1945. Việc vay nợ nhiều đã trở thành một vấn đề ngay từ bây giờ không phải là câu chuyện trước mắt. Nếu như sau chiến tranh thế giới thứ II với kế hoạch Mashall của mình thì Mỹ là chủ nở của các nước châu Âu thì hiện tại tất cả đều là những người đang phải chịu nợ. Thứ nhất ở các nước phát triển đứng trước tình thế là đảm bảo an sinh xã hội. Khi mà ở các nước này tình hình dân số già và việc phải trả một khoản tiền lớn cho lương hưu hay trợ cấp sẽ khiến tình hình nợ công trở nên khó khăn hơn. Đơn cử Nhật Bản với tuổi thọ bình quân khoảng 86 tuổi thì việc đáp ứng nhu cầu của người dân sẽ là thach thức lớn. Cộng thêm khoản trợ cấp thất nghiệp khi mà tinh hình thất nghiệp đang ngày càng cao. Thứ hai : Với các gói kích cầu của từng quốc gia. Với những số tiền lớn như vậy cũng tạo nên khoảng thâm hụt ngân sách của mình. Nguy cơ vỡ nợ ở các quốc gia yếu. Và điều đó đã được minh chứng tai Ireland và Rumani. Hay một số các quốc gia Hy Lạp , Italia, Tây Ban Nha. Dưới đây là bảng cho thấy tình trạng nợ công của các nước phát triển nhất thế giới ( theo buttonwood.economist.com) Series Nominal GDP (US$) Public debt Public debt (% of GDP) Population Population (% change pa) Public debt per capita UNITED STATES 13958.2 7228.0 51.9 306.8 0.9 23,560 JAPAN 4972.2 9490.4 190.0 127.1 -0.2 74,680 CHINA 4933.1 934.5 18.8 1333.5 0.4 701 GERMANY 3097.9 2462.3 78.4 82.8 0.1 29,738 UNITED KINGDOM 2110.6 1493.7 68.4 61.9 0.7 24,147 FRANCE 2621.9 2057.4 77.4 62.6 0.5 32,872 ITALY 2067.3 2413.6 115.2 58.1 0.0 41,520 SPAIN 1404.1 829.4 58.3 45.8 0.5 18,124 RUSSIAN 1283.2 187.8 14.7 141.4 -0.3 1,328 INDIA 1228.1 753.9 60.8 1166.1 1.6 647 INDONESIA 486.8 157.2 31.4 240.3 1.2 654 AUSTRALIA 864.5 159.1 18.5 21.3 1.2 7,481 SOUTH AFRICA 261.6 70.2 35.2 49.0 0.6 1,432 ARGENTINA 268.8 124.9 52.9 40.1 1.0 3,113 BRAZIL 1400.2 599.4 41.2 194.4 1.3 3,084 KOREA, REP. OF 742.6 228.0 29.9 49.4 0.4 4,616 MEXICO 837.7 255.5 30.5 111.2 1.1 2,297 TURKEY 596.4 284.8 47.9 72.6 1.0 3,922 Những con số biết nói. Qua đó ta thấy được tình trang của một số nước. V. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG ĐẾN VIỆT NAM Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ có tác động trực tiếp thế nào đến Việt Nam? Điều đó phụ thuộc vào mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước.Tình hình hội nhập mở cửa của Việt Nam có sâu rộng với kinh tế Mỹ và thế giới hay không? Xét trên khía cạnh Đầu tư, hiện nay, Mỹ đứng thứ 6 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam. Mỹ cũng là nhà đầu tư (NĐT) lớn, nếu cộng cả giá trị đầu tư qua các nước thứ 3 thì Mỹ là NĐT số 1 vào  Việt Nam trong nhiều năm qua. Các dự án từ Mỹ vào Việt Nam phần lớn là giai đoạn đầu và tập trung nhiều vào hạ tầng dài hạn. Ngược lại, quan hệ về ngắn hạn chúng ta xuất sang Mỹ nhiều hơn. Trên lĩnh vực thương mại, Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 23-25%. Còn lại, quan hệ giữa 2 hệ thống tài chính, ngân hàng gần như không đáng kể. Về các tác động gián tiếp,  Việt Nam chưa vào sâu trong cuộc chơi toàn cầu nên đang có lợi thế là cơn tác động này chưa lan tới. Các nền kinh tế khác trong những ngày qua đã bị ảnh hưởng. Lợi thế này tạo cho chúng ta cái nhìn tốt về một nền kinh tế “an bình” không bị bão táp làm tan vỡ. Chính điều này đã quyết định tính chất và quy mô của cơn địa chấn này đến nền kinh tế nước ta. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng về mặt tiền tệ đối với Việt Nam có lẽ không đáng kể. Những loại chứng khoán mà hiện nay đang có vấn đề của những công ty chứng khoán và bảo hiểm của Mỹ chưa bán ở Việt Nam. Hệ thống tiền tệ và thị trường vốn, thị trường chứng khoán ở Việt Nam chưa lành mạnh, dễ tổn thương, dễ lâm vào bất ổn chủ yếu là do các yếu tố trong nội bộ Việt Nam như thiếu tính công khai, thiếu minh bạch, dân chúng khó tiếp cận, tồn tại giao dịch nội gián..., chứ không liên quan nhiều đến cuộc khủng hoảng ở Mỹ. Ngành ngân hàng Việt Nam bị ảnh hưởng không đáng kể bởi hầu hết các NH Việt Nam là NHTM, phục vụ cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp, độ phân tán rủi ro cao và không có sự liên thông đầu tư với các ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ như các nước khác. Sự ảnh hưởng nếu có thì chỉ do tác động tâm lý nhất thời của nhà đầu tư. Nếu có chăng cũng chỉ có thể xảy ra khả năng một số nhóm nhà đầu tư sẽ làm động tác “xả hàng” cổ phiếu ngành ngân hàng nhằm làm trầm trọng thêm tình hình để kéo giá cổ phiếu ngân hàng xuống“. Đầu tư trực tiếp (FDI) ở Việt Nam có lẽ cũng không bị ảnh hưởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ. Các nhà đầu tư chính ở Việt Nam là Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan... Ngay cả những công ty chế tạo của Mỹ nếu có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ không vì cuộc khủng hoảng này mà đình hoãn kế hoạch đó. Kinh nghiệm của thập niên 1990 cho thấy kinh tế Nhật suy thoái hầu như không ảnh hưởng gì đến FDI của họ ở Trung Quốc và  Việt Nam. Kinh nghiệm của Intel tại Việt Nam cũng cho thấy công ty này chậm triển khai kế hoạch đầu tư ở nước ta chủ yếu vì không bảo đảm được nguồn nhân lực có trình độ cao cần thiết. Theo một khảo sát gần đây thì các doanh nghiệp nước ngoài khi được hỏi họ nước nào là địa điểm mà họ sẽ chú trọng đầu từ vào? Thì Việt Nam được nhiều người chọn lựa là thị trường mục tiêu hàng đầu. Vì VIệt Nam có tình hình chính trị ổn định cộng thêm cơ sở pháp lý của Việt Nam ngày càng được cải cách , làm thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cộng thêm khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng ít bị chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng và được dự đoán là khu vực sẽ hồi phục nhanh sau khủng hoảng. Lĩnh vực xuất khẩu: Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nhất từ cuộc suy thoái của Mỹ có lẽ là ở lĩnh vực xuất khẩu. Hiện nay Mỹ chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng phần lớn sản phẩm của ta xuất khẩu sang Mỹ là hàng may mặc, giày dép và hàng thủy sản nên trước mắt chỉ những mặt hàng này gặp khó khăn. Dù Mỹ không gặp khủng hoảng, việc tập trung xuất khẩu một số mặt hàng nhất định sang Mỹ dễ gây va chạm với các nhà sản xuất bản xứ. Vấn đề của Việt Nam là phải nỗ lực chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu theo hướng cao cấp hơn, đa dạng hơn. Trong thời gian trước mắt, Việt Nam nên củng cố sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp để khi kinh tế Mỹ hồi phục sẽ triển khai chiến lược xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng hơn. Đối với Bất động sản: Chỉ có  FDI vào lĩnh vực khu cao ốc văn phòng, resort cao cấp là có thể bị ảnh hưởng, tuy nhiên sự suy giảm trong lĩnh vực đầu tư này không phải là điều đáng quan ngại. Đối với Thị trường chứng khoán: Sự ảnh hưởng nếu có thì chỉ do tác động tâm lý nhất thời của nhà đầu tư (NĐT). Còn hoạt động của thị trường chứng khoán vẫn do các yếu tố nội tại của nền kinh tế nước ta quy định. Điều này thấy rõ nhất khi mà thị trường chứng khoán Việt Nam không còn quá bị ảnh hưởng của khối ngoại. Nhưng tháng qua mặc cho các quỹ đầu tư nước ngoài thoái vốn hay khối ngoại bán ròng thì thị trường chứng khoán VIệt Nam vẫn sôi động . Về mặt tâm lý ảnh hưởng lớn đến thị trường do thị trường chứng khoán Việt Nam mới được hình thành vì vậy việc chạy theo đám đông là điều không thể chánh khỏi ở thị trườn Việt Nam. Mặc cho các công ty chứng khoán tại VIệt Nam có mối quan hệ làm ăn với các công ty tổ chức nước ngoài hay không thì thị trường vẫn bị ảnh hưởng theo. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng ở thị trường nước ngoài có thể khiến nguồn vốn đầu tư vào TTCK Việt Nam không được dồi dào. Nguồn tiền của các tổ chức đầu tư ở Việt Nam cũng là tiền từ các công ty mẹ ở nước ngoài. Nếu các công ty ở nước ngoài khó khăn thì công ty con ở Việt Nam cũng phải dè dặt trong đầu tư. Điều này làm hạn chế nguồn cung của thị trường, làm cho TTCK khó có thể tăng quá nhanh như vừa qua. Đối với ngành du lịch: Ngành du lịch Việt Nam cũng sẽ không bị tác động nhiều vì khách du lịch vào Việt Nam rất đa dạng chứ không tập trung ở phân khúc khách cao cấp. VI. MỘT SỐ CUỘCKHỦNG HOẢNG TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ KHUU VỰC 1. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ gắn liền với cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 – 1933: Đồng Bảng Anh mất giá nghiêm trọng trên thị trường quốc tế và thị trường nội địa từ giữa cuối năm 1930. Sau những cố gắng trong tuyệt vọng đã bị phá giá vào tháng 9/1931 - với tỷ lệ phá giá 33% cùng với tuyên bố của chính phủ Anh hủy bỏ chế độ chuyển đổi Bảng Anh ra vàng. Khi đồng Bảng Anh phá giá thì mũi nhọn của cuộc khủng hoảng hướng vào USD, trước sức ép nặng nề của cuộc khủng hoảng Bảng Anh, giới đầu cơ chuyển hướng tấn công vào kho dự trữ vàng của Mỹ. Tháng 3/1933, tổng thống Hoa Kỳ ra đạo luật đình chỉ chuyển đổi USD ra vàng, từ đó làm cho đồng USD ngày càng mất giá thêm, tháng 1/1934 tổng thống Mỹ chuẩn y đạo luật của Hạ viện: “Quốc hữu hoá dự trữ vàng”. Tháng 11/1934 chính phủ Mỹ tuyên bố phá giá đồng USD với tỷ lệ 41%. Hàm lượng vàng của USD giảm từ 1,5046g xuống còn 0,8867g 2. Cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ quốc tế năm 1967: Đồng Bảng Anh đã bị mất giá từ đầu năm 1967, đồng Bảng Anh bị bán ra ồ ạc trên thị trường làm cho nó ngày càng mất giá, NHTW Anh đã sử dụng dự trữ quốc tế (USD) để mua Bảng Anh vào nhằm giữa tỷ giá Bảng Anh không bị sụt giảm. Tuy nhiên, không chịu nổi cuộc tấn công của lực lượng đầu cơ, tháng 11/1971 chính phủ Anh đã phải tuyên bố phá giá Bảng Anh 14%. Tiếp theo là khủng hoảng đồng Frăng Pháp năm 1968, đồng Mác, đồng Yên. 3. Cuộc khủng hoảng USD và sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods Thực ra thì cuộc khủng hoảng USD bắt nguồn từ năm 1967 với sự phá giá của đồng Bảng Anh – Theo hệ thống tiền tệ Bretton Woods, ngoài đồng USD là đồng tiền quốc tế chủ chốt số 1, còn có đồng Bảng Anh giữ vị trí đồng tiền quốc tế chủ chốt số 2, cuộc khủng hoảng đồng Bảng Anh với sự phá giá 14% đã góp phần đẩy nhanh cuộc khủng hoảng USD đi đến sụp đổ năm 1971. Giới đầu cơ đã tung ra thị trường hàng tỷ USD để mua vàng, hoặc săn lùng những đồng tiền ổn định. Thị trường hối đoái Frankfurt, Tokyo, Zurich đã bị chao đảo bởi làn sóng USD tràn vào từ các nơi trên thế giới, NHTW Đức, Nhật, Thụy Sĩ …đã thả nỗi đồng tiền trong nước, vì không thể can thiệp để cứu vãn sự xuống dốc của USD. Trong sự khủng hoảng nghiêm trọng đó của USD, tháng 12/1971 tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố: “Đình chỉ chuyển đổi USD ra vàng”, “Phá giá USD 7,89%”. Sau đó tháng 2/1973 lại phá giá 10%. Hệ thống tiền tệ Bretton Woods (còn gọi là hệ thống bán vị USD) với tỉ giá cố định đã bị sụp đổ hoàn toàn 4. Cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ Mexico Với sự ảnh hưởng rộng lớn và rất nghiêm trọng đến các nước châu Mỹ la tinh cuối năm 1994 Nguyên nhân Sau cuộc khủng hoảng nợ năm 1982, Mexico đã tiến hành một loạt cải cách giúp khôi phục được nền kinh tế. Kinh tế tăng trưởng trở lại trong khi peso Mexico lại được neo vào dolla Mỹ đã dẫn tới hiện tượng Peso lên giá so với dollar. Đầu thập niên 1990, hiện tượng này diễn tiến nhanh chóng. Hậu quả là xuất khẩu của Mexico chịu ảnh hưởng bất lợi trong khi nhập khẩu được thúc đẩy. Điều này dẫn tới Mexico trở nên bị thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Đầu năm 1993, mức độ thâm hụt tương đương 6,5% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Sự thâm hụt này chủ yếu được bù đắp bằng vay nợ ngắn hạn của nước ngoài. Một thời gian dài, lãi suất của Mexico cao hơn lãi suất của Mỹ. Kinh tế tăng trưởng mạnh, tỷ giá hối đoái danh nghĩa cố định, lãi suất trong nước cao là những nhân tố thúc đẩy dòng vốn tư nhân nước ngoài đổ vào nền kinh tế Mexico. Riêng thời gian từ 1990 đến 1993, Mexico đã thu hút được 93 tỷ Dollar đầu tư nước ngoài, chiếm một nửa tổng đầu tư nước ngoài vào Mỹ Latin. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã kiến nghị chính phủ Mexico có các biện pháp giảm thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, mức độ thâm hụt tiếp tục gia tăng trong năm 1994, lên tới 8% GDP. Cuộc bầu cử tổng thống Mexico vào tháng 8 năm 1994 cộng với một loạt sự kiện an ninh trong nước (sự nổi dậy của người Anh-điêng ở Chiapas, vụ ám sát ứng cử viên tổng thống Luis Conaldo Colosio) và ngoài nước đã khiến chính phủ không tập trung đủ cho xử lý thâm hụt. Chính phủ đã phá giá peso theo từng biên độ nhỏ. Các nhà đầu tư trở nên lo ngại về sự bền vững của nền kinh tế Mexico. Việc chính phủ đổi các khoản nợ định danh bằng peso sang định danh bằng dollar càng làm người ta lo lắng hơn. Bên cạnh đó, năm 1994 đã xảy ra hiện tượng lãi suất quốc tế tăng lên kích thích các nhà đầu tư điều chỉnh danh mục đầu tư của mình theo hướng giảm đầu tư vào các nền kinh tế đang phát triển. Hai xu hướng trên đã kết hợp với nhau tạo nên sự rút vốn ồ ạt khỏi Mexico. Diễn biến Ngày 1 tháng 1 năm 1994, lực lượng vũ trang Zapatistas đã nổi dậy. Cuối tháng 2, tỷ giá hối đoái giữa peso và dollar tăng đến kịch trần biên độ giao động. Nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn lạc quan về tình hình Mexico và vốn nước ngoài vẫn tiếp tục đổ vào. Tháng 3, úng cử viên tổng thống Colosio bị ám sát. Do bất ổn về chính trị các nhà đầu tư nước ngoài trở nên bất an và lo lắng cho tài sản của mình ở Mexico. Hoảng loạn tài chính đã xảy ra. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã giảm nhu cầu về chứng khoán của Mexico. Peso chịu sức ép mất giá và chính phủ đã tung khoảng 10 tỷ dollar dự trữ ngoại hối nhà nước ra để bảo vệ tỷ giá danh nghĩa. Tháng 4, lãi suất trái phiếu chính phủ định danh bằng peso có xu hướng tăng. Lo ngại rằng điều này có thể gây tổn thương cho khu vực ngân hàng chưa đủ mạnh của đất nước và sợ rằng lãi suất cao có thể gây ra suy thoái kinh tế vào một năm có bàu cử tổng thống, nên chính phủ đã một mặt dùng dự trữ ngoại hối để chống lại xu hướng tăng lãi suất, một mặt tiến hành đổi các trái phiếu chính phủ từ định danh bằng peso sang định danh bằng dollar. Đã có cảnh báo của một số học giả kinh tế về việc peso quá cao so với dollar. Chính phủ Mexico chọn biện pháp vừa dùng dữ trữ ngoại hối để giữ ổn định tỷ giá, vừa từng bước nhỏ điều chỉnh tỷ giá. Tháng 8, tổng thống mới nhậm chức. Các chính sách tài chính, tiền tệ vẫn được giữ như cũ. Cuối tháng 9, José Francisco Ruiz Massieu bị ám sát. Các nhà đầu tư thêm bất an. Song chính phủ vẫn không điều chỉnh chính sách. Giữa tháng 10, Cục dữ trữ Liên bang Mỹ tuyên bố mặc dù lo ngại về mức dự trữ ngoại hối ít ỏi của Mexico, song Mexico đừng nên mong đợi chi viện của nước ngoài. Các nhà đầu tư càng thêm bất an. Giữa tháng 10, sau khi một số công ty lớn của Mexico công khai tình trạng lợi nhuận của mình giảm sút. Thị trường chứng khoán Mexico chao đảo. Áp lực mất giá peso càng thêm mạnh. Các nhà đầu tư bắt đầu rút khỏi thị trường Mexico. Cuối tháng 10, thống đốc ngân hàng trung ương Mexico công khai rằng dữ trữ ngoại hối của Mexico chỉ còn 17,12 tỷ dollar. Ngày 20 tháng 12 năm 2004, peso bị mất giá mạnh. Chính phủ đã can thiệp nhằm giảm tốc độ mất giá, song không có hiệu quả mà lại mất rất nhiều dự trữ ngoại hối nhà nước. Đến ngày 22, chính phủ đành tuyên bố thả nổi peso. Quyết định này đã làm các nhà đầu tư mất hết lòng tin vào khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn (các khoản nợ nước ngoài nếu tính theo peso phình ra khi tỷ giá giữa peso và dollar tăng lên). Vì thế, peso càng mất giá hơn nữa. Nợ nước ngoài đột nhiên tăng lên đã khiến bảng cân đối tài sản của các xí nghiệp và ngân hàng của Mexico xấu đi. Hậu quả là nền kinh tế Mexico rơi vào khủng hoảng thực sự. 5. Cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ Châu Á 1997: Năm 1997 khủng hoảng thị trường tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á sau đó lan rộng ra nhiều nước ở Châu Á. Thái Lan là nơi châm ngòi cho phản ứng dây chuyền giảm giá tiền tệ trong khu vực, sau đó các nước trong khu vực Đông Nam Á như Philippine, Indonesia, Malaysia, Singapore Tháng 10/1997 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu xảy ra ở Hàn Quốc, tiếp theo là Nhật Bản (nền kinh tế đứng thứ 2 của thế giới). Khủng hoảng tài chính châu Á là cuộc khủng hoảngtài chính bắt đầu từ tháng7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là “những con hổ châu Á”. Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là Khủng hoảng tiền tệ châu Á. Inđonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malayxia,Philipin cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Còn Trung Quốc, Đài Loan Singapo, Việt Nam không bị ảnh hưởng. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình. Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Baraxin , MỸ. Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã cố gắng thực hiện cái mà các nhà kinh tế gọi là “bộ ba chính sách không đồng thời”. Họ vừa cố định giá trị đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hoá tài khoản vốn). Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Chính sách vô hiệu hóa (sterilization policy) đã được áp dụng để chống lạm phát vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế. Vào giữa thập niên 1990, Hàn Quốc có nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt ngoại trừ việc đồng Won Hàn Quốc không ngừng lên giá với Dollar Mỹ trong thời kỳ từ sau năm 1987. Điều này làm cho tài khoản vãng lai của Hàn Quốc suy yếu vì giá hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường hàng hóa quốc tế tăng. Trong hoàn cảnh đó, Hàn Quốc lại theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đoái neo lỏng lẻo và chính sách tự do hoátài khoản vốn. Vì thế, thâm hụt tài khoản vãng lai được bù đắp lại bằng việc các ngân hàng của nước này đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro. Các dòng vốn nước ngoài kéo vào Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nền cao quá mức. Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á. Những thay đổi bất lợi của kinh tế thế giới Nhật Bản, một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nước châu Á bị trì trệ từ đầu thập niên 1990. Nhân dân Tệ được định giá thấp so với Dollar Mỹ từ năm 1994 cùng nhiều nhân tố khác làm cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn so với hàng xuất khẩu cùng loại của Đông Nam Á(hiện tại Trung Quốc vẫn duy trì đồng Nhân Dân Tệ thấp hơn giá trị thực).Trong khi đó, nền kinh tế của Mỹ đang được khôi phục lại sau tình trạng suy thoái đầu những năm 1990, FED bắt đầu nâng lãi suất của Mỹ lên để ngăn chặn lạm phát. Việc này làm cho Mỹ trở thành một thị trường hấp dẫn đầu tư hơn so với các nước ở Đông Á, và do đó hấp dẫn những luồng vốn đầu tư ngắn hạn thông qua lãi suất ngắn hạn cao và làm tăng giá đồng đôla Mỹ. Và do đồng tiền của các nước Đông Nam Á được neo vào Dollar Mỹ, nên xuất khẩu của các nước này trở nên kém cạnh tranh. Những tháng đầu năm 1996, tăng trưởng trong xuất khẩu của Đông Nam Á giảm xuống một cách nhanh chóng, làm suy yếu tài khoản vãng lai của họ. Tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á. Những nguyên nhân sâu xa nói trên rồi cũng bộc lộ. Thị trường bất động sản của Thái Lan đã vỡ. Một số thể chế tài chính bị phá sản. Người ta không còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định. Khi phát hiện thấy những điểm yếu chết người trong nền kinh tế của các nước châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ châu Á. Các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra. Một nguyên nhân trực tiếp nữa của khủng hoảng là năng lục xử lý khủng hoảng yếu kém. Khi các nứơc mới bị tấn công tiền tệ, đáng lẽ các nước châu Á phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình chứ không nên cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối mà lại càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài. Một số nhà kinh tế lại chỉ trích chính sách tài chính thắt chặt của IMF được áp dụng ở các nước xảy ra khủng hoảng càng làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. 6. Khủng hoảng kinh tế Achentina 2001-2002 Vào đầu những năm 90 Acgentina áp dụng một số chính sách nhằm làm giảm lạm phát như áp dụng chính sách tỉ giá 1peso = 1usd. Ngoài gia còn mức cung tiền bằng mức dự trữ ngoại tệ , đồng peso hoàn toàn có thể chuyển đổi. Việc áp dụng một loạt chính sách này làm đầu tư nước ngoài tăng cao tỉ lệ lạm phát giảm , tăng trưởng kinh tế cao đạt trung bình từ 6,1% từ năm 1991 đến 1997. Áp dụng chính sách này mà tỉ giá trở nên cứng nhắc và Argentina phải phụ thuộc vào FED khi đưa ra các lãi xuất của mình. Cùng theo đó khoản nợ của chính phủ lên cao 150 tỷ USD không có khả năng thanh toán được. Cùng với tác động bên ngoài là khủng hoảng tại Mêhico đối tác lớn nhất của Argentina . Mehico phá giá đông Peso của mình dẫn tới đồng dola Mỹ lên giá làm đồng peso của Argentina lên theo. Dẫn tới tính cạnh tranh xuất khẩu giảm mạnh. Hơn hết việc tài trợ cho các khoản nợ của mình bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ khiến nợ của chính phủ tăng mạnh. Với một số nguyên nhân trên mà kinh tế Argentina rơi vào tình trạng giảm phát và bước vào tình trạng suy thoái. Các doanh nghiệp nước ngoài lo ngại về tình hình sức khoẻ của kinh tế Argentina khi mà nợ của chính phủ cao cộng thêm tỉ lệ thất nghiệpp cao (12%) cộng thêm các khoản nợ đã đáo hạ vì vậy Arhentina rơi vào khủng hoảng . Khi dân chúng mất lòng tin vào chính phủ. Chỉ trong vòng từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2001 dân chúng đã rút 15 tỷ usd trong hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp nước ngoài thoái vốn. VII CÁC RỦI RO TIỀM ẢN MÀ KINH TẾ VIỆT NAM GẶP PHẢI Thông qua các cuộc khủng hoảng ở trên và dựa vào thực tại nền kinh tế Việt Nam . Duới đây là một số rủi ro mà Việt Nam gặp phải. Việt Nam mở của kinh tế từ năm 1986 theo đại hội VI. Nhưng từ năm 1986 đến trước khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận kinh tế với chúng ta thì nền kinh tế của ta vẫn trì trệ. Khiến chúng ta vẫn là một nước nghèo. Sau khi được rỡ bỏ lệnh cấm vận của Mỹ, đặc biệt khi Việt Nam tham gia vào nhiều các tổ chức trong khu vực lẫn thế giới thì Việt Nam bắt đầu mới “mở cửa” thị trường. Cho dù cánh cửa mở rộng thị trương của Việt Nam vẫn còn hẹp và hạn chế. Với việc tình hình kinh tế thế giới gặp khó khăn trong thời gian qua cộng với việc Việt Nam một người mới học việc trên thị trường khiến cách quản lý của chúng ta vẫn chưa theo kịp do vẫn ảnh hưởng từ xã hội cũ. Do đó nên kinh tế của ta gặp không ít rủi ro . Có thể nói cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay ảnh hưởng tới bất kì một quốc gia nào trên thế giới dù ít hay nhỏ. Đối với Việt Nam khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Nhưng nền kinh tế Việt Nam chưa thực sự hoà nhập sâu vào thị trường thế giới vì vậy mà khủng hoảng chỉ tác động một phần rủi ro mà Việt Nam gặp phải ở đây chính là cơ cấu của nền kinh tế cộng thêm chính sách điều hành vĩ mô. 1.Nền kinh tế đã quá nóng. Mức tăng trưởng bình quân hàng năm của Việt Nam đã được duy trì ở mức 7-8%/năm. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng 10%, dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ tài chính) tăng 8%, trong khi lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chỉ tăng 3,4% đã cho thấy mức độ đầu cơ trong lĩnh vực bất động sản. Việc tăng trưởng nhanh như vậy sẽ kéo theo lạm phát. “Đi liền với tăng trưởng sẽ là lạm phát”.Việc tăng trưởng nhanh sẽ dẫn đến một bộ phân nhỏ người giàu nhanh chóng.Dẫn tới chiêc “bánh thu nhập” sẽ được chia không đều.Dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo. Cộng với lạm phát và giá cả hàng hóa gia tăng. Trong khi số tiền mà người dân nghèo chủ yếu là dùng để mua các mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày. Khi lạm phát xảy ra thì đa số người dân sẽ gặp khó khăn hơn…. 2. Thị trường tài chính – ngân hàng yếu kém Thị trường chứng khoán đã phát triển rất nhanh trong thời gian qua nhưng hệ thống tài chính của Việt Nam vẫn chịu sự chi phối bởi các ngân hàng thương mại không được kiểm soát một cách hiệu quả với lượng nợ xấu khá lớn. Chúng ta có thể thấy rõ hơn ở thị trường vàng trong nước. Khi chúng ta thành lập ra các sàn vàng, trong khi đó chúng ta chưa có một quy địnhnào về tổ chức hoạt động của nó dẫn tới sự đầu cơ. Làm giá vàng trong nước luôn có xu hướng cao hơn thế giới. Chúng ta thiếu các văn bản luật có hiệu quả để điều chỉnh các sai phạm trong quá trình hoạt động. Có thể nói thị trường chứng khoán của VIệt Nam vẫn là thị trường “non nớt” độ nhạy cảm cao , dựa nhiều vào tâm lý người đầu tư , tâm lý đám đông hơn là kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty được niêm yết trên thị trường. Trong hệ thông ngân hang còn có nhiều mặt yếu kém: Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu so với hệ thống vẫn đang ởt mức thấp. Theo thông lệ thì tỉ lệ này khoảng 8% nhưng chỉ tiêu này chỉ được các NHTM cổ phần thì đáp ứng được, Như vói các NHTM Nhà nước với số vốn điều lệ chưa tới 1 tỉ USD thì lại chưa đáp ứng được mới chỉ khoang 5 %. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM nhà nước ở mức thấp. Không tương xứng với quy mo hoạt động của các ngân hàng. Theo quốc tế thì tỉ lệ lợi nhuận trên vốn bình quân(ROE) phải là 15% và tỉ lệ lợi nhuân trên tổng tài sản (ROA) là 1%. Ở Việt Nam thì có mỗi NH Ngoại Thương là đạt chỉ tiêu này còn NHTM nhà nước còn lại thì chưa đạt. Trên thị trường có sự phân khúc thị trường ro dệt khí các NHTM nhà nước chiếm tới 80% thi phần. Các NHTM nhà nước với khach hàng chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó NHTM cổ phần khách hàng chủ yếu là các DN vừa và nhỏ. Rủi ro tín dụng tăng cao khi nguồn thu chủ yếu của các NHTM là nguồn thu từ chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất tiền gửi. Chính sách điều hành tỉ giá tiền tệ của chính phủ còn nhiều bất cập 3. Đầu tư Đầu tư quá mức (gần 40% GDP) và hệ số ICOR 4,4 (có nghĩa là Việt Nam hiện cần 4,4 đơn vị đầu tư để tạo ra một đơn vị tăng trưởng) là rất cao so với các nước khác trong khu vực ở những giai đoạn phát triển tương đương như Việt Nam bây giờ (hệ số ICOR trung bình của các nước trong khu vực là khoảng 3). Con số này còn cao hơn khi mà gói kích cầu 6 tỉ usd của chúng ta được thực hiện trong năm nay. Theo báo cáo quốc hội mới họp trong tháng này chỉ số ICOR hiện nay tại một số tập đoàn có khi lên tới 7-7,5%. Rõ rằng việc chỉ số ICOR cao như vậy sẽ là một rủi ro tiềm ẩn đến nền kinh tế Việt Nam khi mà chúng ta không tân dụng được tối đá nguồn vốn. 4. Tham nhũng Một lượng tiền lớn có nguồn gốc tham nhũng, rửa tiền, và đầu tư nước ngoài đang đổ vào thị trường bất động sản và chứng khoán, tạo nên bong bóng tài sản. Đây là vấn đề mà hầu hết các nước đang phát triển gặp phải trong quá trình phát triển của họ đó là tham nhũng , giao dich ngầm. Việc giao dịch ngầm sẽ làm giảm tính hiệu quả của tăng trưởng của kinh tế mang lại khi nạn tham nhũng vẫn ở mức cao tại VIệt Nam. Hơn hết việc giao dịch ngầm nằm ngoài vòng kiểm soát của chính phủ sẽ khiến chúng ta không chủ động trong việc hoạch định chính sách kinh tế của mình. 5. Thâm hụt thương mại Thâm hụt thương mại tăng nhanh và tỷ giá dao động bất thường là những dấu hiệu của những rủi ro ngầm ẩn. Việt Nam cũng đang tích luỹ một lượng lớn nợ ngoại tệ không được phòng vệ. Hiện tại dự trữ ngoại hối của Việt Nam khoảng 16 tỷ USD. Đủ trong 12 tuần nhập khẩu. Trong năm 2008, Việt Nam cùng lúc đối mặt với hai vấn đề là thâm hụt thương mại và lạm phát tăng cao. Thâm hụt thương mại đã tăng tới 18 tỷ USD trong năm 2008, và lạm phát lên tới đỉnh điểm 28,3% vào tháng 8/2008. Nguyên nhân là do tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế và giá hàng hóa tăng mạnh. Việt Nam có khả năng cũng sẽ đối mặt với các vấn đề này trong thời gian tới. Thứ nhất, thâm hụt thương mại đã nới rộng trong những tháng gần đây với tỷ lệ tăng 1,5 tỷ USD mỗi tháng. Kim ngạch nhập khẩu máy móc và linh kiện, sản phẩm điện tử và xe ô tô tăng nhanh, phản ánh nhu cầu trong nước đang tăng mạnh mẽ. Với thâm hụt thương mại tháng 1-9 ở mức 6,5 tỷ USD thì tổng thâm hụt năm nay có thể lên tới 11 tỷ USD,(Standard Chartered dự báo). 6. Giải ngân vốn Việc giải ngân ODA sẽ chậm lại vì các nhà cung cấp vốn ODA lớn như Nhật, châu Âu, Mỹ đang gặp khó khăn thì đương nhiên sẽ hạn chế việc cấp vốn ODA. Tính đến nay, vốn ODA cam kết cho Việt Nam năm 2008 trên 40 tỷ USD, nhưng mới chỉ giải ngân được khoảng 7-8 tỷ USD. Tốc độ giải ngân của chúng ta chậm sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển,. Khi mà hệ thống giao thông cơ sở hạ tầng của Việt Nam phát triển chậm so với tốc độ phát triển của kinh tế lẫn sự gia tăng dân số. 7. Đầu tư nước ngoài Nguồn vốn FDI cũng sẽ gặp khó khăn vì dù cho số lượng dự án đăng ký tăng cao, nhưng chắc chắn lượng vốn thực hiện sẽ không được dồi dào như trước vì các nhà đầu tư nước ngoài cũng thiếu tiền và gặp khó khăn trong việc vay các ngân hàng ở nước ngoài. Đây là vấn đề thường gặp tại các nước đang phát triển khi mà khoa học kí thuật chưa phát triển phải dựa nhiều vào nguồn vốn FDI đầu tư của nước ngoài để tạo công ăn việc làm cho nhân dân và học hỏi kỹ thuật. Nhưng lại có mặt trái khi mà một nước dựa quá nhiều vào nguồn vốn FDI trong quá trình phát triển kinh tế, khi mà tỉ trọng của khu vực đầu tư nước ngoại trông GDP lớn sẽ tạo ra sự bất ổn. Nếu quốc gia đó không có cách phong vệ nếu các doanh nghiệp nước ngoại rút vốn đầu tư. Trong một lần sang thăm Việt Nam ông Paul Krugman chủ nhân giải nobel kinh tế 2008 có nói tại trương trình người đương thời. Ông nói : “ tôi chưa bao giờ tôi thấy một quốc gia nào mà các nhà đầu tư đầu tư ồ ạt vào mà không rút khỏi một cách nhanh tróng”.. 8. Kiều hối Kiều hối sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì đa số kiều hối về Việt Nam xuất phát từ Mỹ. Mỗi năm Việt Nam nhận khoảng 3 tỉ USD kiều hối, số tiền này chắc chắn sẽ giảm khi nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn. Với số kiều bào khoảng 3 triệu người làm ăn và sinh sống thì hàng năm số tiền ngoại tệ được gửi về chiếm vị trí quan trọng làm cán cân thanh toán được cân bằng. Với khủng hoảng kinh tế hiện nay , mà bắt nguồn từ Mỹ trong đó số Việt Kiều lại chủ yếu sống tại Mỹ. Vì vậy năm nay ước tính lượng ngoại tệ sẽ giảm làm ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hàng năm chúng ta là nước nhập siêu. 9. Cán cân thanh toán Cán cân thanh toán sẽ gặp khó khăn khi các ngân hàng bị thiếu hụt tín dụng. Lý do năm 2007-2008 Việt Nam tình hình lạm phát cao. NHTW áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Trong khi nền kinh tế VIệt Nam dễ bị tổn thương. Chính sách tín dụng nới lỏng của NHNW (từ năm 2003 đến 2007, cung tiền tăng 25% mỗi năm trong khi giữ lãi suất và tỉ lệ dự trữ bắt buộc không đổi) đã khiến lạm phát liên tục ở mức cao, và nhảy vọt đến trên 12% vào cuối 2007. Tổng dư nợ giữa 2007 là gần 1000 nghìn tỉ đồng, tăng hơn ba lần so với 2003 và nằm trong khoảng 90%-100% GDP 2007.Cộng thêm các khoản đầu tư vốn nước ngoài lớn . trong khi nền kinh tế không có khả năng hấp thụ được nguồn vốn lớn. Dẫn tới lạm phát xảy ra.Trước sức ép của lạm phát và lo ngại rủi ro quá lớn từ các khoản cho vay bất động sản và cổ phiếu, từ giữa năm 2007, NHTW dường như đã bớt phải chịu sức ép tăng trưởng. Sau nhiều năm, NHTW lại có cơ hội có được quyền lực thực sự mà đáng lẽ nó phải được hưởng. Trên thực tế, NHTW đã có những động thái mạnh mẽ nhằm rút tiền ra khỏi lưu thông: tháng 6/2007, NHTW đã điều chỉnh tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi đối với cả nội tệ. Cuối tháng 1/2008, NHNW thông báo điều chỉnh các lãi suất cơ bản, tái chiết khấu và lãi suất cơ bản. Với cú sốc trên thị trường khiến hệ thống ngân hàng gặp cú sốc và cuộc chạy đua lãi suất bắt đầu diễn ra giữa các ngân hàng thương mại( Lãi suất giữa các NHTM từ 18%_21%). Để đáp ứng nhu cầu tiền mặt dự trữ chính vì vậy mà trong ngắn hạn các ngân hàng đã không cho các doanh nghiệp vay vốn dẫn tới tình trạng doanh nghiệp thiếu hụt nguồn vốn, các dự án lớn bị đình trệ. Tác động xấu đến nền kinh tế. Do có thời gian huy động vốn tiền gửi với lãi xuất cao từ 18_21%. Nên đến thời điểm hiện tại việc sử dụng nguồn vốn tiền gửi với lãi xuất cao như vậy sẽ gặp khó khăn đối với các NHTM. Do các NHTM Việt Nam vẫn dựa trên nguồn thu từ khoản chênh lêch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. 10.Xuất khẩu Xuất khẩu sẽ bị tác động nặng nề nhất vì Mỹ, EU, Nhật đang là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.Nếu như các doanh nghiệp không có xúc tiến ở các thị trường mới thì sẽ gặp khó khăn. Do trước đây Việt Nam chú trọng vàot hị trường vào thị trường xuất khẩu hơn là thị trường nội địa vì vậy khi gặp khó khăn tại thị trường nước ngoài thì việc tiêu thụ gặp khó khăn. Hơn hết các thị trường xuất khẩu của Việt Nam là Mỹ, Châu Âu , Nhật là những thị trường được coi là thị trường có nhu cầu lớn nhưng lại là thị trường khó tính với những hạn ngạch , tiêu chuẩn khắt khe cộnh thêm những bảo hộ cho các mặt hàng của nước sở tại. Do đó Việt Nam cần có những xúc tiến thương mại đối với những thị trường tiềm năng, dễ xâm nhập thị trường 11.Cơ cấu kinh tế Suốt hàng chục năm qua, cơ cấu các ngành kinh tế biến đổi rất chậm. Tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng giảm chậm: từ 34,18% GDP năm 2000 xuống còn 31% năm 2008. Tỷ trọng các loại dịch vụ có giá trị gia tăng cao: tài chính, giáo dục, y tế, bảo hiểm, các dịch vụ phát triển kinh doanh… còn rất nhỏ, không tăng, thậm chí còn có xu hướng giảm xuống, ngày càng xa so với khu vực. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào các ngành có lợi thế về tài nguyên, lao động chi phí thấp. Trong 112 ngành kinh tế quốc dân, có 26 ngành có đóng góp từ 1% GDP trở lên; 21 sản phẩm có đóng góp từ 0,5 đến dưới 1% GDP, chủ yếu là sản phẩm sơ chế, nguyên liệu. Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến trong GDP mới đạt trên 24%, kém xa các nước trong khu vực. Tỷ trọng giá trị gia tăng trung bình của tất cả các ngành,tổng sản lượng giảm từ hơn 45% năm 1999 xuống còn 41% năm 2007. Tỷ trọng này của ngành công nghiệp giảm từ 40% năm 2000 xuống còn 30% năm 2008. Những mất cân đối lớn trong cơ cấu thành phần kinh tế, trong cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư…Như khu vực kinh tế nhà nước đóng góp 34% GDP, chiếm 1/3 tổng vốn đầu tư xã hội nhưng chỉ sử dụng 9% số lượng lao động. Khu vực ngoài nhà nước đóng góp 47% GDP, 32% tổng vốn đầu tư xã hội lại sử dụng 87% lao động xã hội. Trong đó, kinh tế tư nhân trong nước đóng góp khoảng 10% GDP và sử dụng 7% số lao động. Cơ cấu vốn đầu tư thì ngày càng bất hợp lý. Giai đoạn 2000 – 2008, 72% tổng vốn đầu tư xã hội chỉ tập trung vào 20 ngành: khai thác than, dầu khí, điện, bất động sản, khách sạn, giao thông đường bộ, quản lý nhà nước… Nhưng có nhiều ngành quan trọng: sản xuất lúa gạo, trồng và chế biến cao su, chè, cà phê, sản xuất phân bón, thuốc chữa bệnh, sản phẩm điện tử và đồ gia dụng…, đã không được quan tâm đúng mức. Ví dụ đơn giản nhất là cách đầu tư của ta tại các dự án sân gôn.Viêt Namlà một nước số sân gold lớn trên thế giới. Với 140 sân gold trên tổng số dân 86tr người. Trong khi đó Trung Quốc con số này là 300 sân gold trên 1,3 tỷ người . Hay 1 chuỗi cảng nước sâu tại miền Trung. Các dự án mía đường được chiể khai nhưng không mang lại hiểu quả. Câu hỏi đặt ra là hiệu quả cuả các tập đoàn , tông công ty nhà nước khi mà khu vực này sử dụng đồng vốn của mình không có hiệu quả. Nền kinh tế trở nên “lưỡng thể” khi mà các tập đoàn lớn của nhà nước có xu hướng đầu tư sang nhiều nganh không phạm trù kinh doanh của họ…như một loạt các tập đoàn chuyển vốn để đầu tư sang lĩnh vực tài chính , bất động sản. Trong khi về nhân sự của họ không đáp ứng đựơc nhu cầu về lĩnh vực họ đang đầu tư. Ví dụ như EVN đầu tư sang lĩnh vực viênc thông, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam , hay Vinasin họ đều đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngân hàng….. Qua đó có thể thấy trong nhưng năm gần qua việc thành lập ngân hàng tại Việt Nam trở nên dễ dàng Với những ưu đãi về nguồn vốn rẻ của nhà nước cho khu vực kinh tế nhà nước cộng thêm sự đầu tư dàn trải thiếu hiệu quả, cách quản lý vốn của các doanh nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả dẫn tới các tập đoàn mắc nợ với tình trạng đáng báo động. Trong năm 2007 thì 70 tập đoàn lớn của nhà nước nợ tới 28 tỷ USD chiếm tới 40% GDP của năm 2007. Dẫn tới tình trạng nợ của các tập đoàn trên số vốn chủ sở hữu ở mức rất cao. Đơn cử như Cienco 5 (tổng công ty giao thông V ) là 42 lần, Cienco I ( tổng công ty giao thông I) 22,5 lần, ở Vinasin là 22 lần, Lilama 21 lần. Tình hình nợ của các tập đoàn trở nên nguy hiểm với nền kinh tế khi mà số nợ này ngày càng tich tụ dẫn tới nguy hiểm cho nền kinh tế vốn đã nhạy cảm. Bài toán phải đặt ra phải tái cơ cấu nền kinh tế. Nhằm tránh sử dụng vốn một cách dàn trải không hiểu quả. Việc cơ cấu lại sẽ làm đồng vốn có hiệu quả hơn. Giảm hệ số ICOR xuống một cách thấp nhất. 12.Tình hình dola hoá tại Vệt Nam Đôla hoá là hiện tượnh sử dụng đồng đola ngày càng phổ biến trong các giao dich tài chính và giao dịch thường là giải pháp của công dân hay chính phủ trước sự mất ổn định của các đồng nội tệ. Có ba mức dola hoá : đola hoá không chính thức, đôla hoá bán chính thức, đôla hoá chính thức. Ở Việt Nam đang ở mức đôla hoá không chính thức có nghĩa đồng đolla được sử dụng một cách rộng rãi nhưng không được chính phủ chấp nhận chính thức. Chúng ta hãy thử ra đường và nhìn các biển niêm yết giá hàng hóa, dường như đông đola được sử dụng một cách rộng rãi từ giá một chiếc xe ôtô đến giá tiền học các khóa học tiếng anh…. Việc dola hoá cộng thêm dân chúng Việt Nam nắm giữ nhiều tiền mặt trong tay sẽ làm giảm hiệu quả điều hành của chính sách tiền tệ. Ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách vĩ mô. Do chúng ta không tính được lượng tiền mặt trong lưu thông. Hơn hết việc đolla hóa sẽ dẫn đến bị phụ thuộc vào các chính sách của ngân hàng TW Mỹ ở đây là FED. 13.Tình hình nợ của Việt Nam Hầu hết các quốc gia khi đi vay nợ nước ngoài đều nhằm mục tiêu đầu tư nhằm tăng trưởng kinh tế nhưng kết quả cuối cùng lại rất khác nhau ở mỗi quốc gia. Vay nợ một cách không khôn ngoan và sử dụng đồng vốn không hiệu quả sẽ làm mất khả năng thanh toán quốc tế và dự trữ của quốc gia dẫn tới làm sụp đổ nền kinh tế.WB và IMF đã đưa ra hệ thống các chỉ số để đánh giá nợ bền vững của một quốc gia đang phát triển như sau: Chỉ số (%) Mạnh Trung bình Yếu Tổng nợ/tổng thu nhập quốc dân (GNI) 50 40 30 Tổng nợ/xuất khẩu 200 150 100 Nợ phải trả hàng năm/xuất khẩu 25 20 15 Tổng nợ/thu ngân sách 300 250 200 Nợ phải trả hàng năm/thu ngân sách 35 30 25 Trong đó: “Mạnh” là tình trạng nợ nghiêm trọng và “Yếu” là không gặp vấn đề về nợ. Việt Nam là một nước đang phát triển vì vậy việc vay nợ là một điều hiển nhiên. Để đánh giá tình hình nợ thì phải đánh gì quy mô cơ cấu và tình trạng trả nợ của Việt Nam. a/Tổng nợ và thu nhập quốc dân Biểu đồ Tổng nợ và thu nhập quốc dân (GNI) Nguồn: Asia Development Bank 2007 Trong những năm đầu thập niên 90 VN là một nước nợ lớn, tổng nợ cao hơn nhiều lần so với tổng thu nhập quốc dân. Tổng nợ năm 1990 là 23,27 tỷ USD trong khi tổng thu nhập quốc dân (GNI) là 6,06 tỷ cho thấy sự khủng hoảng về khả năng thanh toán nợ của Việt Nam. Tuy nhiên nhờ kinh tế tăng trưởng nhanh nên từ nửa sau thập niên 90 tổng thu nhập quốc dân đã tăng lên liên tục cộng với việc giảm nợ và xóa nợ của một số nhà tài trợ đặc biệt là Nga với những khoản nợ để lại từ thời Liên Xô cũ nên tổng nợ giảm liên tục, đến năm 2000 tổng nợ chỉ còn 11,586 và chỉ bằng 1/3 so với tổng thu nhập. Khả quan đối với phát triển kinh tế, VN đã nhận được nhiều khoản vay phát triển mới đặc biệt là vốn ODA từ Nhật Bản, WB và ADB. Đến năm 2005 dù tổng nợ đã tăng lên gần 20 tỷ USD nhưng cũng chỉ bằng khoảng 40% tổng thu nhập quốc dân. b/Nợ phải trả hàng năm và giá trị xuất khẩu Biểu đồ : Total debt, debt service and total export Nguồn: Asia Development Bank 2007 Giá trị xuất khẩu là nguồn thu ngoại tệ , XK thể hiện cho khả năng trả nợ của một quốc gia. Thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với kinh tế của khu vực và thế giới, VN là một trong những nước có độ mở cửa thương mại lớn nhất thế giới (tỉ lệ giá trị xuất nhập khẩu/GDP là 150%). Tổng giá trị xuất khẩu của VN đã tăng 15 lần từ 2,4 tỷ USD năm 1990 lên 32,4 năm 2005 và hơn gấp đôi tổng số nợ hiện hữu. Mặc dù VN có mức tổng nợ lớn nhưng nợ phải trả hàng năm bao gồm trả nợ gốc và trả lãi lại khá thấp. Do phần lớn các khoản nợ là những khoản viện trợ không hoàn lại hoặc vay ưu đãi với lãi xuất thấp. Giá trị xuất khẩu cao hơn gấp nhiều lần so với số nợ phải trả hàng năm cho thấy tính thanh khoản trong khả năng thanh toán nợ nước ngoài. c/Nợ phải trả hàng năm và thu ngân sách chính phủ Đối với những quốc gia đang phát triển, các khoản vay nước ngoài chủ yếu là vay nợ của chính phủ hoặc do chính phủ đảm bảo. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là khu vực tư nhân chưa đủ uy tín để có thể vay mượn trực tiếp các nguồn vốn từ bên ngoài. Do đó khả năng trả nợ của một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào giá trị xuất khẩu mà còn phải căn cứ vào nguồn thu của chính phủ. Biểu đồ : Tổng nợ – nợ phải trả – thu ngân sách Nguồn: Asia Development Bank 2007 Cùng với đà tăng trưởng kinh tế nguồn thu của chính phủ tăng lên rất nhanh từ mức dưới 1 tỷ USD năm 1990 đã tăng lên gần 5 tỷ năm 1995 và đến năm 2005 đạt hơn 13 tỷ USD. Trong những năm gần đây nợ nước ngoài phải trả hàng năm dưới 10% tổng thu ngân sách. Trong khi thu ngân sách của chính phủ ngày càng tăng cao và tỉ trọng nợ phải trả không lớn là những điều khiện thuận lợi đảm bảo cho khả năng thanh toán nợ của chính phủ và tạo được lòng tin cho các nhà tài trợ. d/Cơ cấu về  nợ ngắn hạn và dài hạn Cơ cấu về tỉ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn cho thấy khả năng ổn định của dòng vốn vay nợ nước ngoài. Tỉ lệ vay ngắn hạn càng cao thì dòng vốn càng dễ đổi chiều và gây bất ổn cho nền kinh tế. Biểu đồ :  Tỷ lệ vay ngắn hạn và dài hạn Nguồn: Asia Development Bank, 2007 Biều đồ trên  cho thấy tuy có mức vay nợ nhiều nhưng cơ cấu nợ nước ngoài của VN chủ yếu là nợ dài hạn. Tỉ lệ nợ dài hạn trên tổng nợ luôn ở mức trên dưới 90% trong khi nợ ngắn hạn trên tổng nợ thường ở mức dưới 10%, thời điểm cao nhất cũng ở mức 14% năm 1996. Cuộc khủng hoảngtài chính năm 1997 khiến nhiều nước rơi vào khủng hoảng do các dòng vốn chảy ra nhất là những nước vay nợ ngắn hạn cao như Thái Lan, nhưng VN lại không bị ảnh hưởng trực tiếp một phần cũng vì tỉ lệ vay ngắn hạn thấp. e/Chỉ số an toàn về nợ của VN Căn cứ theo hệ thống chỉ số đánh giá nợ của WB đối với một quốc gia, các chỉ số nợ của VN được thể hiện trong bảng sau: Chỉ số (%) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Mức độ Tổng nợ/GNI 42 39 39 41 41 38 Trung bình Tổng nợ/xuất khẩu 89 84 80 79 68 59 Yếu Nợ phải trả hàng năm/xuất khẩu 9 8 7 4 3 3 Yếu Tổng nợ/thu ngân sách 210 186 172 161 145 143 Yếu Nợ phải trả hàng năm/thu ngân sách 21 17 15 7 6 7 Yếu Nguồn: Asia Development Bank, 2007 Các chỉ số về nợ cho thấy một hệ số an toàn cao đối với tình trạng nợ của VN. Chỉ số về tổng nợ trên tổng thu nhập quốc dân (38%) ở vào mức trung bình và đang có xu hướng giảm từ năm 2000 tới 2005. Ngoài ra, hầu hết các chỉ số khác đều ở dưới mức có thể gây ra khủng hoảng về nợ hoặc tính thiếu thanh khoản để trả nợ. Vốn ODA có vai trò rất lớn đối với đầu tư phát triển góp phần nâng cao mức sống cho người dân thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, v.v…. Nợ nước ngoài đối với VN cho tới thời điểm này chủ yếu là vốn ODA với lãi xuất thấp và thời gian cho vay dài, tỷ lệ vay thương mại là không đáng kể. Các chỉ số an toàn về nợ nước ngoài cho thấy VN vẫn nằm trong giới hạn an toàn và khó có khả năng xảy ra khủng hoảng về nợ giống như các nước từng vướng phải như Mexico, Argentina hay Thái Lan. Chính việc phụ thuộc vào vốn ODA mà Việt Nam sẽ bị thụ động , nếu như vốn ODA một ngày nào đó sẽ bị hạn chế khi nước ngoại không cấm ODA cho Việt Nam. Ví dụ năm ngoái khi Nhật không cấp cho Việt Nam do có tham nhũng về dự án Quốc Lộ Đông Tây , thì chúng ta gặp những khó khăn về nguồn ngoại tệ do Nhật là nhà tại trợ ODA lớn nhất của Việt Nam. Hàng năm số tiền mà Nhật tài trợ cho Việt Nam chiếm 1/ 5 tổng số vốn ODA mà nước ngoài tài trợ vào Việt Nam. Nói chung tình hình nợ của Việt Nam ở mức an toàn. Theo số liệu mới nhất thì chỉ số về tổng nợ trên tổng thu nhập quốc dân là 48%. NHưng với các khoản nợ của Việt Nam là khoản vay dai hạn hoặc là những khoản vay ưa đãi. Nên khẳ năng khủng hoạng nợ nước ngoài có thể nói là có thể kiển soát được. VIII.KẾT LUẬN , CÁC GIẢI PHÁP CHO CÁC RỦI RO KINH TẾ VIỆT NAM HIÊN NAY 1.Kết luận Với cuộc khủng hoảng thế giới hiện nay. Việt Nam cũng chịu tác động một phần. Nhưng quan trong hơn các rủi ro của Việt Nam tiềm ẩn bên trong , yếu tố nội nhiều hơn là ngoại. Thông qua cuộc khủng hoảng lần này mà các doanh nghiệp trong nước cung nhìn lại thị trường và xây dựng lại các chiến lược của mình.(hướng nội sẽ là mục tiêu của một số DN). Hơn hết Nhà Nước cần có cái nhìn đúng hơn về cơ cấu nghành của Việt Nam , thực trạng của các Tập Đoàn các Tổng Công Ty nhà nước. 2.Giải pháp Thứ nhất: Tái cơ cấu lại nền kinh tế, hướng các doanh nghiệp đến thi trường nội địa vốn bị bỏ ngỏ bấy lâu nay. Cơ cấu lại NHTƯ, bộ tài chính, Uỷ ban giám sát tài chính QG. Tăng tính độc lập Của NHTƯ đối với chính phủ. Thứ hai: đẩy nhanh lộ trình gia nhập WTO để các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi trong việc kinh doanh Thứ ba: quản lý vốn có hiệu quả hơn. Chính phủ xém xét lại các dự án trên cả nước, xem xét các dự án không có tính hiệu quả dự án chui. Thứ Tư: đảm bảo thông tin đầy đủ cho các doanh nghiệp, đây là vấn đề mà chung ta phải lưu ý. Vì trong một thời gian dài DN đã không có thông tin chính xác , đầy đủ của các đơn vị kinh tế chức năng dẫn tới các DN bị “sốc”, bị động trong các quyết định của NHTƯ, chính phủ. Thứ năm hoạch toán độc lập với các Tập Đoàn và các tổng công ty nhà nước. Thứ sáu tăng cường khả năng giám sát của Uỷ Ban Giám sát Tài Chính Quốc Gia. Để có thể giám các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng. Thứ bảy thắt chặt tài khoá làm giảm thâm hụt ngân sách.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKh7911ng ho7843ng ti chnh v kh7911ng ho7843ng n7907 qu7889c .doc
Tài liệu liên quan