Đề tài Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện

Công ty AASC là một trong những tổ chức đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam thực hiện cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán , vì thế Công ty sớm đã thiết lập mẫu chương trình kiểm toán phục vụ cho các cuộc kiểm toán của mình. Mẫu chương trình kiểm toán do AASC lập ra được thực hiện với mỗi khoản mục trên báo cáo tài chính, với chu trình bán hàng - thu tiền, Công ty lập chương trình kiểm toán tập hợp vào 2 khoản mục doanh thu và khoản mục các khoản phải thu. (Mẫu này được trình bày ở mục II - Phần 2) Chương trình kiểm toán của Công ty tuần tự thực hiện theo các thủ tục kiểm tra chi tiết. Thực hện xong các thủ tục, kiểm toán viên sẽ lập một trang kết luận kiểm toán trên giấy làm việc để đưa ra kết luận về khoản mục mình thực hiện kiểm toán

doc83 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Công ty thường bao gồm trình tự sau: @ Tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp @ Mục tiêu kiểm toán @ Các thủ tục Thủ tục phân tích Thủ tục kiểm tra chi tiết Các thủ tục bổ sung @ Kết luận và kiến nghị Kết luận về mục tiêu kiểm toán Kiến nghị Các vấn đề rút ra sau kiểm toán Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên mục đích đã đề ra, mọi hoạt động dịch vụ của Công ty AASC được thực hiện theo nguyên tắc: + Độc lập về nghiệp vụ chuyên môn; tự chủ về tài chính, khách quan, chính trực, chịu sự kiểm tra và kiểm soát của các cơ quan chức năng Nhà nước theo pháp luật Nhà nước Việt Nam quy định. + Công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực và chính xác, bí mật của những số liệu, tài liệu do Công ty kiểm tra xác nhận hoặc cung cấp cho các doanh nghiệp và đảm bảo được xã hội, được các cơ quan pháp luật Nhà nước tin trọng. + Công ty phải tự chịu trách nhiệm kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn. + Bảo đảm giá cả, phí dịch vụ, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ do Công ty cung cấp ra thị trường có uy tín cao, hiệu quả tốt. + Đối với khách hàng: Khách hàng của AASC bao gồm tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội. Khách hàng được Công ty phục vụ tận tình, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, có chất lượng mọi yêu cầu đã được thảo thuận và cam kết theo hợp đồng, Công ty đảm bảo giữ gìn bí mật số liệu. Khách hàng có trách nhiệm cung cấp kịp thời đầy đủ, chính xác và trung thực mọi số liệu, tài liệu cần thiết có liên quan đến việc thực hiện dịch vụ theo hợp đồng. Đảm bảo các điều kiện thuận lợi và kết chặt chẽ với nhân viên của Công ty được phân công thực hiện hợp đồng và có trách nhiệm thanh toán đúng hạn đã được thoả thuận trong hợp đồng. II. Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán – kiểm toán AASC Để tìm kiếm khách hàng, hàng năm công ty phải gửi thư chào hàng đến cho khách hàng của mình, cả khách hàng thường xuyên của công ty và khách hàng mới. Thư chào hàng sẽ là bản giới thiệu về công ty kiểm toán và thông báo cho khách hàng biết được các dịch vụ mà công ty cung cấp. Thư chào hàng đồng thời cũng sẽ là thư hẹn kiểm toán, nếu khách hàng chấp nhận thì AASC sẽ định ngày tiếp xúc và gặp gỡ ban giám đốc khách hàng để trao đổi và thoả thuận. Sau khi thoả thuận, cả hai bên nhất trí sẽ đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán. Sau khi đã ký kết hợp đồng kiểm toán, cả hai bên sẽ nhất trí thời gian kiểm toán (điều này đã được ghi trong hợp đồng kiểm toán) và công ty kiểm toán AASC sẽ từng bước thực hiện các giai đoạn kiểm toán cụ thể. 1. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán để thu nhập những thông tin cần thiết về khách hàng và đảm bảo cho cuộc kiểm toán diễn ra thuận lợi theo đúng các mục tiêu đã đề ra. Trong chuyên đề này, em sẽ trình bày các bước kiểm toán của AASC đối với hai công ty. - Công ty ABC : Là một doanh nghiệp Nhà nước, công ty ABC là khách hàng mới của AASC. - Công ty XYZ : Là một công ty liên doanh với Nhật Bản. Là khách hàng thường xuyên của AASC. * Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng là một bước không thể thiếu được trong khi tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, thông qua thực hiện tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng cho phép kiểm toán viên có thể thu thập được những thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng, về quy trình hạch toán và đánh giá các chính sách được sử dụng trong hạch toán và qua đó đánh giá được rủi ro tiềm tàng. Đối với công ty XYZ, là khách hàng thường xuyên của AASC thì các thông tin này, AASC sẽ thu thập được qua hồ sơ kiểm toán của những năm trước. Do đó khi bắt đầu kiểm toán, AASC chỉ cần thu thập thông tin về những thay đổi của công ty khách hàng trong năm kiểm toán do ban giám đốc của khách hàng cung cấp trong các cuộc họp với đại diện của AASC. Còn đối với công ty ABC, là khách hàng mời của AASC, thì các kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ những thông tin về khách hàng này. Thông qua việc triển khai xuống cơ sở theo như hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa công ty ABC và AASC thì kiểm toán viên đã thu thập được một số các thông tin sau : - Công ty ABC có trụ sở đặt tại 121A Tôn Đức Thắng – Hà Nội có vốn hoạt động là : 15 tỷ (VNĐ) trong đó : + Vốn do ngân sách Nhà nước cấp : 10 tỷ VNĐ + Vốn do công ty tự bổ sung : 5 tỷ VNĐ - Chức năng hoạt động của công ty là kinh doanh đa ngành, trong đó kinh doanh than là chủ yếu. Ngoài ra còn kinh doanh một số mặt hàng : sắt thép, xi măng, tấm lợp, ploximăng * Các thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát là bước công việc không thể thiếu trong mọi cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên phải tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ bằng cách thu thập các thông tin về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát khác kỹ thuật thu thập thông tin cơ bản là thông qua việc tiếp xúc trao đổi với ban giám đốc, qua kiểm tra sơ bộ về sổ sách chứng từ. Đối với công ty XYZ, là khách hàng thường xuyên của AASC cho nên những thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ được lưu trên hồ sơ kiểm toán năm trước. Cho nên trong giai đoạn này, kiểm toán viên chỉ cần xem xét xem có thay đổi giở bộ máy quản lý, chính sách kế toán…của công ty hay không. Sau đó trưởng nhóm lập kế hoạch kiểm toán và các kiểm toán viên bắt đầu thực hiện kiểm toá. Đối với doanh nghiệp nhà nước ABC, các thông tin sẽ được thu thập qua các buổi gặp gỡ giữa chủ nhiệm kiểm toán và ban giám đốc khách hàng, qua đó ban giám đốc sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán của công ty cho các kiểm toán viên theo bảng câu hỏi được lập sẵn. - Về môi trường kiểm soát : Doanh nghiệp nhà nước ABC có ban giám đốc là người Việt Nam và là những người có uy tín và kinh nghiệm có trình độ chuyên môn cao, có khả năng trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán trưởng là người có trình độ và kinh nghiệm, thực hiện tư vấn cho giám đốc trong việc thực hiện công việc kế toán và tình hình tài chính của Công ty. - Về hoạt động kiểm toán nội bộ : ABC là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty kinh doanh và chế biến than M. Hàng năm tổ chức kiểm toán nội bộ của Tổng công ty đều tiến hành kiểm toán BCTC tại công ty ABC theo kế hoạch. Do đó, nhóm kiểm toán của AASC sẽ có được những tài liệu, giấy làm việc của kiểm toán viên nội bộ thực hiện kiểm toán. Đây là những tài liệu quan trọng và rất có ích cho kiểm toán viên trong khi thực hiện công việc kiểm toán của mình. - Về hoạt động của hệ thống kế toán : Công ty áp dụng hình thức ghi sổ nhật ký chứng từ. áp dụng chế độ kế toán hiện hàn do bộ tài chính ban hành. Tuy nhiên, qua kiểm tra sơ bộ kiểm toán viên thấy các sổ chi tiết của Công ty tuy có đủ chữ ký nhưng chưa có dâú. Sau khi đã thu nhận được đầy đủ những thông tin cần thiết về khách hàng, kiểm toán viên thực hiện phân tích và đánh giá tính trọng yếu của từng khoản mục trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Việc đánh giá tính trọng yếu và rủi ro được kiểm toán viên đánh giá định tính theo kinh nghiệm chứ không lượng tính trọng yếu ban đầu của toàn bộ BCTC và phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục mà kiểm toán viên sẽ thực hiện kiểm toán. Sau khi đã thực hiện được đầy đủ các bước trên, trưởng nhóm kiểm toán sẽ lập một kế hoạch kiểm toán và phân công các công việc cụ thể cho các thành viên. Sau đó, nhóm kiểm toán sẽ thực hiện công việc kiểm toán. 2. Thực hiện kiểm toán Với báo cáo tài chính của khách hàng, kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm toán theo từng khoản mục sau : Biểu số : Kế hoạch kiểm toán tổng thể cho AASC thực hiện Kế hoạch kiểm toán tổng thể Công ty kiểm toán AASC Khách hàng Người lập : Ngày Năm tài chính : Người soát vét Ngày 1. Thông tin về hoạt động của khách hàng - Khách hàng : Năm đầu Thường xuyên Năm thứ - Tên khách hàng - Trụ sở chính - Mã số thuế - Thành lập theo quyết định số - Các bên tham gia - Lĩnh vực hoạt động - Số vốn pháp định … 2. Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ - Căn cứ vào kết quả phân tích, soát xét sơ bộ BCTC và tìm hiểu hoạt động của khách hàng, mức độ ảnh hưởng tới việc lập BCTC trên một số góc độ. - Kết luận và đánh giá về HTKT và HTKSNB. Cao Trung bình Thấp 3. Đánh giá về rủi ro và xác định mức độ trọng yếu - Đánh giá rủi ro + Tiềm tàng + Kiểm soát - Xác định mức độ trọng yếu 4. Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm soát nội bộ 5. Phối hợp, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra trong kiểm toán - Số lượng tham gia của các chuyên gia cố vốn pháp lý và các lĩnh vực khác: - Số lượng đơn vị trực thuộc cần kiểm toán - Kế hoạch thời gian - Yêu cầu về nhân sự 6. Một số các vấn đề khác STT Yếu tố hoặc khoản mục quan trọng Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Mức trọng yếu Phương pháp kiểm toán Thủ tục kiểm toán Tham chiếu 1 Vốn bằng tiền 2 Khoản phải thu 3 Doanh thu ….. ….. 7. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể 8. Phân loại chung về khách hàng Rất quan trong Quan trọng Bình thường Ngày : Người lập Người phê duyệt  STT Tên khoản mục Tham chiếu 1 Vốn bằng tiền C 2 Đầu tư ngắn hạn D 3 Khoản phải thu E 4 Hàng tồn kho F 5 TSLĐ khác G 6 Chi sự nghiệp H 7 TSCĐ hữu hình I 8 TSCĐ vô hình và TSCĐ khác J 9 Đầu tư dài hạn K 10 Chi phí XDCB dở dang L 11 Cầm cố, ký cược … M 12 Phải trả ngắn hạn N 13 Các loại thuế 0 14 Nợ và vay nợ P 15 Nguồn vốn, quỹ Q 16 Nguồn kinh phí R 17 Doanh thu S 18 Chi phí bán hàng, chi phí quản lý U 19 Thu nhập khác V 20 Khoản mục khác W 21 Giá vốn hàng bán T 22 Chi phí khác X Kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền, kiểm toán viên sẽ kiểm toán khoản mục : - Khoản phải thu : (Tham chiếu E) - Doanh thu (tham chiếu S) Sau đây là minh hoạ thực tế cuộc kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền của AASC đối với hai loại hình doanh nghiệp. - Doanh nghiệp Nhà nước : Công ty ABC (khách hàng mời) - Công ty liên doanh XYZ (khách hàng thường xuyên) * Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng Tài khoản phải thu khách hàng là tài khoản có ảnh hưởng lớn đến báo cáo tài chính của Công ty. Nó là tài liệu cơ bản để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Công ty. Tài khoản phải thu chứa đựng nhiều rủi ro, sai phạm, do đó kiểm toán viên phải thu thập nhiều bằng chứng cho khoản này và phải gửi thư xác nhận số dư. Chương trình kiểm toán các khoản phải thu do AASC thực hiện Tên khách hàng : Niên độ kế toán : Tham chiếu : E Các khoản phải thu Chương trình kiểm toán này dành cho các TK131 “phải thu khách hàng” TK136 “phải thu nội bộ” tài khoản 1388 “phải thu khác” TK139 “dự phòng phải thu khó đòi”.  Các thủ tục kiểm toán Ngày thực hiện (2) Người thực hiện (3) Tham chiếu (4) 1. Kiểm tra phân tích 1.1. Thu thập danh sách các khoản phải thu, đối chiếu với sổ kế toán, sổ kế toán tổng hợp và BCTC tại thời điểm khoá sổ kế toán 1.2. Phân tích sự biến đổi các khoản phải thu giữa kỳ này và kỳ trước để đánh giá mức độ thanh toán. 1.3. Phân tích sự biến đổi tỷ trọng các khoản dự phòng phải thu đánh giá khả năng thu hồi của công nợ và quy định của nhà nước cho phép Lưu ý : Đối với phần hành này các tài khoản 131 sẽ liên quan đến các giao dịch bán hàng với khách hàng do vậy nó sẽ liên quan chặt chẽ đến các khoản mục doanh thu. Đối với tài khoản 136 sẽ liên quan đến cả hai loại giao dịch về vốn và giao dịch bán hàng thông qua nội bộ trong công ty, tổng công ty hay tập đoàn. 2. Kiểm tra chi tiết 2.1. Xác định số dư các khoản phải thu bằng các bước - Kiểm tra cách trình bày, danh mục chi tiết các tài khoản khách hàng đảm bảo không có những điểm bất thường, kiểm tra đối với khách hàng có số dư có. - Kiểm tra biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm khoá sổ, nếu có. - Gửi các yêu cầu xác nhận các khoản phải thu tới những người mua hàng thường xuyên, có giá trị lớn và các khách hàng có số dư vượt quá…VNĐ, các khách hàng chưa có biên bản đối chiếu công nợ, các khoản tồn đọng lâu ngày chưa xử lý. - Tóm tắt các kết quả xác nhận + Tính tổng số các khoản phải thu đã được xác nhận và so sánh tổng số các khoản phải thu + Xem xét khoản chênh lệch lớn với sổ kế toán chi tiết và tìm lời giải thích. + Đưa ra kết luận về mức độ thích hợp về mặt phạm vi của việc kiểm toán. + Đối với trường hợp không trả lời sử dụng các thủ tục thay thế như kiểm tra việc thanh toán sau ngày khoá sổ hay việc ký nhận mua hàng trên hoá đơn. 2.2. Kiểm tra việc chọn mẫu một số khách hàng, đối chiếu với các chứng từ hiện có của doanh nghiệp, kiểm tra bút toán hạch toán. 2.3. Đối với với các khoản phải thu khác có số dư, số phát sinh lớn, nghiệp vụ bất thường, tồn đọng lâu dài cần kiểm tra bút toán hạch toán và chứng từ. 2.4. Kiểm tra việc chia cắt niên độ trong việc hạch toán các khoản phải thu . 2.5. Kiểm tra việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi bằng cách : - Thu nhập danh sách các khoản nợ được phân tích theo thời gian so sánh và danh sách các khoản nợ của khách hàng đã được lập dự phòng. Giải thích sự chậm trễ bằng cách hỏi ban lãnh đạo khách hàng và kiểm tra xem có hợp lý không, nếu có ghi nhận dự phòng. - Đánh giá cơ sở của các dự phòng được lập trên các khoản phải thu khó đòi hay có tranh chấp, xem xét có phù hợp với quy định hiện hành hay không. Đảm bảo việc hạch toán chính xác, đầy đủ các khoản dự phòng. - Tìm hiểu các khoản công nợ chưa hạch toán vào dự phòng phải thu khó đòi như kiểm tra các khoản phải thu có số dư kéo dài. - Xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ kế toán để đánh mức độ ảnh hưởng của thông tin từ khả năng thanh toán công nợ. Từ đó có thể kết luận khả năng thu hồi của các khoản công nợ. 2.6. Đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ. Xem xét việc hạch toán trong kỳ với tỷ giá như thế nào? Số dư cuối kỳ có đảm bảo được đánh giá lại theo tỷ giá quy định không ? Qua đó có thể xác định chênh lệch tỷ giá phát sinh và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại. 2.7. Đối với các khoản công nợ nội bộ cần chú ý bản chất của các giao dịch này. Nếu là giao dịch về vốn cần có sự xác nhận thích hợp và bằng chứng về sự hiện hữu 3. Kết luận 3.1. Hoàn thiện giấy làm việc và giải quyết những vấn đề còn tồn tại. 3.2. Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý 3.3. Lập bảng tổng hợp nhận xét cho các khoản mục thực hiện.  Sau đây là minh hoạ cho kiểm toán các khoản phải thu tại Công ty ABC và XYZ. Công ty XYZ là Công ty liên doanh nên việc kiểm toán đòi hỏi phải thận trọng đối với các khoản phải thu đối với khách hàng nước ngoài qua việc bán hàng xuất khẩu của Công ty . Là một khách hàng thường xuyên của AASC, công việc kiểm toán Công ty XYZ không đòi hỏi nhiều thời gian và nhân lực, tuy nhiên, các bước kiểm toán phải được thể hiện đầy đủ và chính xác, các bước này được thể hiện trên giấy làm việc như sau: Trước tiên khi kiểm toán khoản phải thu khách hàng, kiểm toán viên sẽ đối chiếu tổng hợp các số liệu phát sinh:  1 1/02 đ 30/ 9/2 002 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng cộng Phát sinh Nợ TK 333 TK 511 TK 413 632.679.684 ệ 29.580.940.359 ệ 71.689.190 3.050.027.610 ệ 69.874.818 2.353.746.749 74.922.695 ệ 3.239.048.675 42.614 Tổng (1) 30.213.620.043 3.121.716.800 2.423.621.567 3.314.013.984 39.072.972.394 Ù 2 Phát sinh Có 111 112 413 331 635 622 642 69.548.500 ệ 30.113.149.115 ệ 149.691.361 2.038.712.285 31.659.872 - - - 2.495.565.190 ệ - 471.068.495 28.061.220 - - 24.882.400 ệ 82.217.585 ệ 16.503.382 - 3.872.000 - 12.249.950 ệ 3.060.587.540 ệ 271.146.960 32.899.630 - - 392.780 Tổng (2) 32.402.761.333 f 2.940.694.905 f 1.584.076.512 f 3.377.276.860 f 40.367.169.610 Ù ệ : Đã đối chiếu đúng với sổ chi tiết Ù : Cộng ngang đúng f : Cộng dọc đúng Công ty AASCC Tên khách hàng : XYZ Niên độ kế toán : 31/12/2002 Tham chiếu : E Khoản mục : Phải thu khách hàng Người thực hiện : Bước công việc : Đối chiếu tổng hợp Ngày : - Số liệu trên bảng cân đối số phát sinh : Dư 01/01/2002 : 5.147.916.693 (l y) (Ag) PS nợ : 39.072.972.394 ( Ag) PS có : 40.367.169.610 ( Ag) Dư 31/12/2002 : 3.854.079.677 ( Ag) Ly : Khớp với số dư ngày 31/12/2001 Trên BCTC đã kiểm toán năm trước Ag : Khớp với bảng CĐSPS, sổ cái và sổ chi tiết. - Chi tiết số phát sinh TK 131 Qua giấy làm việc trên, ta thấy chi tiết số phát sinh tài khoản 131 được chia làm 2 phần, một phần là số phát sinh từ tháng 1 đến tháng 9, một phần là chi tiết ba tháng còn lại của niên độ kế toán. Sở dĩ như vậy là do AASC thực hiện kiểm toán niên độ tài chính của công ty XYZ làm 2 đợt, một đợt kiểm toán 9 tháng đầu năm của niên độ vào cuối năm 2002, một đợt kiểm toán nốt ba tháng còn lại vào quý đầu (thường là tháng1 hoặc tháng 2) của niên độ tiếp theo. Phương pháp kiểm toán chia làm hai đợt nha vậy để tiết kiệm thời gian của kiểm toán viên, bởi vì công ty AASC có rất nhiều khách hàng nên không thể cùng một lúc kiểm toán cho tất cả các khách hàng đồng thời cả niên độ kế toán được, vì vậy, AASC quyết định chia làm hai đợt kiểm toán. Đồng thời, ta nhận thấy số liệu của công ty XYZ mà kiểm toán viên đã thu thập được là hợp lý và khớp đúng với cả số liệu dư cuối kỳ năm trước do công ty AASC đã kiểm toán và khách hàng đã điều chỉnh theo kiến nghị của kiểm toán viên. Điều này, làm cho thời gian cuộc kiểm toán được rút ngắn lại vì kiểm toán viên không cần phải thu thập bằng chứng để xác nhận bảng cân đối số phát sinh có số dư đầu kỳ là đúng và hợp lý nữa. Tương tự như vậy, tại Công ty ABC, do là khách hàng mới của công ty AASC, do đó số dư đầu năm sẽ được kiểm toán viên đối chiếu, kiểm tra với số dư cuối niên độ kế toán năm trước trên báo cáo tài chính xem có khớp đúng hay không. Nếu báo cáo tài chính này chưa được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác thì kiểm toán viên phải yêu cầu ban giám đốc công ty ABC lập bảng cam kết về các số liệu trên báo cáo tài chính. Sau khi đã có bảng cam kết của ban giám đốc, các kiểm toán viên bắt đầu thực hiện bước đối chiếu tổng hợp tài chính 131 “phải thu của khách hàng” của công ty ABC. Bước công việc này được thể hiện trên giấy làm việc như sau : Công ty AASC Tên khách hàng : ABC Niên độ kế toán : 31/12/02 Tham chiếu : E Khoản mục : Khoản phải thu Người thực hiện Bước công việc : Đối chiếu tổng hợp Ngày Số liệu trên sổ cái TK Tháng Nợ TK131/ Có TK Tổng 511 3331 (5%) 1 4.209.082.702 210.453.759 4.419.536.461 5.238.783.612 261.939.403 5.500.723.015 4.049.557.636 202.487.866 4.252.045.502 5.633.626.683 281.681.303 5.915.307.986 3.576.639.610 178.831.977 3.755.471.587 4.665.664.509 233.273.220 4.898.937.729 2.934.722.159 146.736.294 3.081.456.453 2.503.525.212 125.176.457 2.628.701.669 5.047.190.057 252.359.168 5.299.546.8225 3.054.664.048 192.733.202 32.073.397.240 2.110.321.636 105.516.081 2.215.837.717 3.115.731.842 155.786.592 3.271.518.434 47.141.309.670 (a) 2.306.975.322 v 49.448.284.992 a : Nợ TK 131/ có TK511 : Số tiền bán than các trạm v : Khớp giữa sổ cái TK và BCKQHĐKD Có TK 131/ Nợ TK 111 : 25.662.728.110 (Ag) 112 : 10. 990.189.024 (Ag) Ag : Khớp giữa sổ cái tài khoản, BCĐ số phát sinh Sau khi thực hiện bước công việc kiểm tra đối chiếu tổng hợp, để chứng minh cho số liệu khoản mục phải thu là đúng, kiểm toán viên tiến hành gửi thư xác nhận tới một số khách hàng của công ty được kiểm toán hoặc yêu cầu ban giám đốc công ty khách hàng lập những “biên bản đối chiếu công nợ ” để xác định rằng số liệu đó là đúng đắn. Đối với công ty XYZ, kiểm toán viên không thực hiện gửi thư xác nhận, do ban giám đốc công ty đã gửi thư xác nhận công nợ và đã nhận được thư trả lời của một số công ty bạn. Đồng thời, qua các lần kiểm toán trước, kiểm toán viên nhận thấy công ty XYZ có đầy đủ các “biên bản đối chiếu công nợ” và số liệu thể hiện trên sổ sách là đúng nên kiểm toán viên kết luận rằng số liệu phản ảnh trên tài khoản “phải thu khách hàng” của XYZ là có thật. Ví dụ về một “biên bản đối chiếu công nợ” giữa công ty XYZ và khách hàng. Công ty XYZ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Địa chỉ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------*------ Hà Nội, ngày 31/12/2002 Biên bản đối chiếu công nợ (Giữa công ty XYZ và công ty cổ phần BTL) Từ ngày 01/01/2002 đến ngày 31/12/2002 Hôm nay, ngày 31/12/2002 chúng tôi gồm : 1. Đại diện : Công ty XYZ 1. Ông (bà) : Hoàng Văn Ng (PGĐ) 2. Bà : Đỗ Thị T (KTT) 2. Công ty cổ phần BTL 1. Ông : Cao Hà P (GĐ) 2. Ông : Ngô Ich K (KTT) Cùng nhau đối chiếu số liệu thực hiện sau : a. Số dư ngày 01/01/2002 : 0 (VNĐ) b. Mua hàng luỹ kế từ đầu năm (Công ty BTL mua hàng của công ty XYZ) Thời gian Lượng (T) Loại Số tiền Thuế VAT S 12 tháng 12.345,7 ĐV5 3.520.154.132 (VNĐ) 176.007.707 3.696.161.839 c. Đã thanh toán Thời gian Nội dung Số tiền 12 tháng Trả tiền mua hàng (ĐV5) 2.415.320.478 Kết luận : Đến ngày 31/12/2002, công ty cổ phần BTL còn nợ công ty XYZ số tiền : 1.280.841.361. (VNĐ). Biên bản được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 02 bản để làm cơ sở thanh và đối lần sau. Công ty XYZ Công ty BTL Giám đốc Giám đốc Biên bản này được kiểm toán viên giữ lại trong hồ sơ kiểm toán (@ : Số liệu khớp với sổ chi tiết tài khoản. Đối với công ty ABC, do là khách mới và công ty không thực hiện đối chiếu công nợ nên kiểm toán viên sẽ tiến hành gửi thư xác nhận cho khách hàng của công ty ABC. Trước khi gửi thư xác nhận, kiểm toán viên phải thống nhất với ban giám đốc và được ban giám đốc đồng ý thì sẽ thực hiện gửi thư xác nhận. Thông thường ban giám đốc chỉ đồng ý cho kiểm toán viên gửi thư xác nhận tới một số bạn hàng của mình vì những lý do về kinh doanh và uy tín của công ty. Trong những trường hợp ban giám đốc không cho phép gửi thư xác nhận, KTV phải có những biện pháp kiểm toán thay thế thích hợp để xác minh các số dư đó là có thật và đúng đắn. Công ty ABC có 8 khách hàng thường xuyên ký kết hợp đồng. Trong 8 khách hàng đó, kiểm toán viên nhận thấy cần thiết phải gửi thư xác nhận cho 5 khách hàng, vì những khách hàng còn lại đã thực hiện thanh toán cho công ty ABC vào quý I/2002 và kiểm toán viên xét thấy những khoản mục đó là không trọng yếu. Sau đây là danh sách mà công ty mà kiểm toán viên phải gửi thư xác nhận. Tuy nhiên trong đó có công ty TNHH Việt Thắng là ban giám đốc không cho phép gửi thư xác nhận. Lý do ban giám đốc đưa ra được kiểm toán viên cho là hợp lý nên kiểm toán viên sẽ gửi thư xác nhận cho 4 công ty còn lại. Tên khách hàng : Công ty ABC Niên độ kế toán : 31/12/2002 Tham chiếu Khoản mục : 131 Người thực hiện Bước công việc : Gửi thư xác nhận Ngày 1. Công ty trách nhiệm HH Việt Thắng 813.751.108 2. Công ty cổ phần Hồng Hà 1.1118.239.453 v 3. Công ty liên doanh SP 315.434.378 v 4. Công ty xi măng Bỉm Sơn 54.937.212 5. Công ty thép Thái Nguyên 198.342.339 V : Khớp đúng giữa thư xác nhận với sổ chi tiết Sau khi gửi thư xác nhận, kiểm toán viên sẽ phải theo dõi thư xác nhận đã gửi đi, vì đây sẽ là những bằng chứng quan trọng để kiểm toán viên xác định tính chính xác và hợp lý của các số liệu trên sổ chi tiết tài khoản 131. Trong các thư xác nhận gửi đi, kiểm toán viên đã nhận được hồi âm của cả 4 thư xác nhận. Những thư xác nhận hồi âm đã chứng minh số liệu trên sổ chi tiết của công ty ABC là hợp lý và chính xác. * Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ bán chịu hàng. Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản 131 “phải thu khách hàng”, để kiểm tra chi tiết số dư TK này, kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chi tiết thông qua các bước : - Chọn mẫu hoá đơn chứng từ - Đối chiếu, kiểm tra hoá đơn chứng từ với sổ sách và tài liệu có liên quan. - Phát hiện giải thích nguyên nhân chênh lệch và thực hiện điều chỉnh. Chọn mẫu chứng từ : Khi thực hiện chọn mẫu chứng từ để kiểm tra, kiểm toán viên thường tập trung vào kiểm tra hoá đơn chứng từ của những nghiệp vụ phát sinh có giá trị lớn và có nhiều nghi vấn hoá những nghiệp vụ phát sinh có giá trị lớn và có nhiều nghi vấn hoá đơn chứng từ được sử dụng thường có hoá đơn bán hàng các phiếu thu, giấy báo có…Ngoài ra kiểm toán viên còn kiểm tra một số hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho để đối chiếu về số lượng và giá trị hàng hoá. Sau đó thực hiện đối chiếu hoá đơn chứng từ với những sổ sách và tài liệu có liên quan. Kiểm tra tính hợp lệ : Trên cơ sở những hoá đơn chứng từ đã chọn thì kiểm toán viên sẽ thực hiện đối chiếu.Trong khi đối chiếu, kiểm toán viên sẽ tập trung kiểm tra về tính hợp lệ của các chứng từ này, và kiểm tra tính đầy đủ của các chứng từ đi kèm. Bên cạnh đó phải thực hiện đối chiếu để xem sự thống nhất giữa hoá đơn, chứng từ về hợp đồng về nghiệp vụ và quy mô só tiền. Kiểm tra tính đầy đủ : Với sổ sách kế toán, kiểm toán viên thực hiện xem xét việc định khoản và ghi sổ các nghiệp vụ xem có đúng với quy đinhj chế độ kế toán hiện hành hay không. Đối với công ty XYZ, việc kiểm tra chứng từ có phần đơn giản hơn về số lượng các nghiệp vụ phát sinh là ít (do đặc thù của mặt hàng kinh doanh). Vì vậy, khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu là khó xảy ra, đồng thời, đây là khách hàng thường xuyên của AASC nên điều này càng dễ hiểu. Tuy nhiên, để tránh xảy ra bỏ xót, kiểm toán viên vẫn phải thực hiện bước công việc này vì có thể trong năm tài chính này, chính sách của công ty có sự thay đổi và có nhiều biến động về tình hình sản xuất kinh doanh. Bước công việc này được thể hiện trên giấy làm việc của kiểm toán viên AASC như sau : Công ty AASC Tên khách hàng : XYZ Tham chiếu : E Niên độ kế toán : 31/12/02 Người thực hiện Khoản mục : 131 Ngày Bước công việc : Kiểm tra chi tiết chứng từ - Ngày : 28/2 : Thu tiền hàng công ty TNHH Đức Anh Nợ TK 111 Có TK131 - Ngày 8/4 : Thu tiền bán Có TK131 đã cục Nợ TK 111 Có TK131 Hai chứng từ của hai ngày này chỉ có phiếu thu tiền - Ngày 12/4 : Thu tiền hàng IMERYS Nợ 112 : 1.294.362.300 Nợ 413 : 10.993.920 ă Có 131 : 1.305.356.120 - Ngày 13/5 : Thu tiền hàng IMERYS Nợ TK112 : 1.252.422.490 Nợ TK413 : 12.466.050 Có TK 131 : 1.264.888.540 ă : Đã kiểm tra chứng từ Nợ 413 / có 131 : Là khoản chênh lệch T. giá phát sinh trong kỳ giữa tỷ giá tại thời điểm ghi nhận công nợ với tỷ giá hạch toán. - 6/12 : Thu tiền thuê máy nén khí : Nợ 111: 6.802.400 Có 113 : 6.802.400 - Ngày 8/12 : Bù trừ công nợ giấy bãi bằng : Nợ 331/ có 131 : 271.146.960 Nhận xét : - Nợ TK131 : + Có hoá đơn bán hàng với công ty khách hàng. Hoá đơn đầy đủ, chính xác. - Có TK131 : + Chứng từ thu tiền chỉ có phiếu thu hoặc giấy báo có của ngân hàng. + Không có chứng từ khác kèm theo 6.272.000 3.885.000 Tương tự , kiểm toán viên cũng đã thực hiện bước công việc kiểm tra chi tiết chứng từ của Công ty ABC. Nhận thấy là không có các sai phạm trọng yếu sảy ra. * Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ và hạch toán công nợ bằng ngoại tệ. Với Công ty ABC, không có nghiệp vụ nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ. Với Công ty XYZ, hàng bán chủ yếu là bán xuất khẩu nên thu tiền hàng chủ yếu bằng ngoại tệ (USD). Qua kiểm tra kiểm toán viên nhận thấy: - Công ty XYZ đã hạch toán các khoản thu tiền bằng ngoại tệ là chính xác và hợp lý. - Sổ theo dõi và ghi sổ nguyên tệ của Công ty được trình bày hợp lý và đúng theo quy định hiện hành. - Tỷ giá ngoại tệ ghi sổ đúng theo tỷ giá thực tế do ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày ghi sổ. Sau khi kiểm toán hai Công ty ABC, và XYZ đối với khoản mục 131 “phải thu khách hàng” . Kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán của mình về khoản mục phải thu khách hàng của hai Công ty . * Kiểm toán doanh thu Hầu hết khi thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu tại khách hàng của mình, AASC đều thực hiện các bước công việc kiểm toán như đối chiếu sổ sách, thực hiện thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết các loại doanh thu. Đó là việc thực hiện đối chiếu giữa tổng doanh thu phát sinh của từng tháng trên sổ chi tiết với bảng kê, báo cáo lãi, lỗ…thực hiện kiểm tra chi tiết doanh thu về tính hợp lý, tính đầy đủ và tính đúng kỳ của doanh thu. Kiểm tra doanh thu bằng ngoại tệ và các khoản giảm trừ doanh thu. Trong kỳ thực hiện kiểm toán tại các công ty khách hàng, kiểm toán viên đã lập chương trình cho việc kiểm toán khoản mục doanh thu. Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu do AASC thực hiện. Khoản mục doanh thu Tên khách hàng Tham chiếu : S Niên độ kế toán Chương trình kiểm toán này dành cho tài khoản 511 (doanh thu) Thủ tục kiểm toán Người thực hiện (2) Ngày thực hiện (3) Tham chiếu (4) 1. Thủ tục phân tích - So sánh với kỳ trước, với kế hoạch, nếu có biến đổi bất thường cần tìm hiểu rõ nguyên nhân - So sánh tỷ trọng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh với doanh thu thuần giữa kỳ này với kỳ trước để đánh giá khả năng sinh lời từ doanh thu bán sản phẩm qua các kỳ. Lập bảng phân tích tổng quát quan hệ đối ứng tài khoản và nhận dạng các quan hệ bất thường. - Lập bảng phân tích doanh thu theo thuế mất, theo từng tháng và theo từng loại doanh thu, lập bảng phân tích doanh thu trong mỗi quan hệ với giá vốn, với thuế GTGT…Nhận dạng sự tăng hay giảm bất thường của doanh thu trong kỳ kiểm toán. - Tính tỷ lệ lãi gộp theo từng tháng, từng quý. Xác định rõ nguyên nhân của những biến động bất thường., 2. Kiểm tra chi tiết 2.1. Đối chiếu số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh với số liệu hiện trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết, tờ khai VAT đầu ra. 2.2. Kiểm tra chọn mẫu : Từ sự phân tích trên chọn ra một mẫu để kiểm tra. - Kiểm tra tính có thật và tính đầy đủ của nghiệp vụ doanh thu : Đối chiếu nghiệp vụ bán hàng được ghi chép trên sổ kế toán. Nhật ký bán hàng với những chứng từ gốc có liên quan như : đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng kinh tế, lệnh bán hàng, phiếu xuất kho, hoá đơn vận chuyển, hoá đơn…kết hợp xem xét và kiểm tra quá trình thanh toán. - Kiểm tra tính chính xác của nghiệp vụ doanh thu : Kiểm tra số lượng, đơn đặt hàng, đơn giá và tính toán trên hoá đơn bán hàng, kiểm tra việc quy đổi đồng tiền bán hàng bằng ngoại và đồng tiền hạch toán, đối chiếu số liệu trên hoá đơn với sổ chi tiết và sổ tổng hợp doanh thu. - Kiểm tra việc phân loại doạnh thu : Phân biệt doanh thu bán chịu, doanh thu thu tiền ngay, doanh thu nhận trước : doanh thi hàng đổi hàng, phân biệt doanh thu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ với các khoản thu nhập khác :Phân biệt từng loại doanh thu liên quan đến từng loại thuế suất khác nhau, từng sản phẩm khác nhau. - Kiểm tra tính đúng kỳ với nghiệp vụ doanh thu : Kiểm tra chứng từ của một số nghiệp vụ doanh thu phát sinh trước và sau thời điểm khoá sổ (từ 5 -10 ngày) để xem xét ngày tháng ghi trên hoá đơn, vận đơn với ngày tháng trên nhật ký bán hàng và sổ chi tiết. - Kiểm tra tính cộng dồn : Cộng lại số phát sinh trên sổ nhật ký bán hàng, sổ chi tiết của một số tháng hoặc cả năm tuỳ theo khối lượng của các nghiệp vụ phát sinh của doanh nghiệp, cộng lại số phát sinh luỹ kế các tài khoản doanh thu. 2.3. Kiểm tra số phát sinh giảm doanh thu - Kiểm tra các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Có thể kiểm tra 100% hoặc chọn mẫu tuỳ theo kết quả tìm hiểu về hệ thống KSNB đối với khoản mục này của doanh nghiệp. Lưu ý : + Đối chiếu các khoản giảm giá hàng bán với các quy chế quản lý của doanh nghiệp, nếu không có quy chế giảm giá hàng bán thì phải ghi rõ. + Mọi khoản hàng bán bị trả lại đều phải có văn bản của người mua ghi rõ số lượng, đơn giá và giá trị hàng trả lại, xác định lý do trả lại hàng kèm theo chứng từ nhập kho số lượng hàng bị trả lại hoặc chứng từ khác chứng minh cho việc số hàng đã bị lại. -Kiểm tra việc hạch toán các khoản giảm trừ xem có đúng quy định hiện hành hay không ? 3. Đối chiếu với các phần hành kiểm toán khác có liên quan. Lưu ý : Kiểm tra số dư chi tiết của các khoản cộng nợ để phát hiện các khoản đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu nhưng vẫn còn theo công nợ. 4. Kết luận 4.1. Kiểm tra và hoàn thiện giấy làm việc và giải quyết các vấn đề còn tồn tại. 4.2. Thảo luận với đơn vị và đưa ra các bút toán điều chỉnh những vấn đề được đề cập trong thư quản lý. 4.3. Lập bảng tổng hợp nhận xét cho các khoản mục thực hiện. Đó là chương trình kiểm toán do AASC lập ra, tuy nhiên không phải trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào, kiểm toán viên cũng có đủ điều kiện (về thời gian, chi phí kiểm toán…) để thực hiện theo đúng quy trình đưa ra. Sau đây là minh hoạ kiểm toán doanh thu đối với hai công ty ABC và XYZ. * Đầu tiên kiểm toán viên thực hiện bước công việc tổng hợp đối ứng tài khoản (thể hiện trên giấy làm việc). Tổng hợp đối ứng tài khoản khoản mục doanh thu Công ty AASC Tên khách hàng : Công ty ABC Niên độ kế toán : 31/12/2002 Tham chiếu : S1 Khoản mục : Doanh thi (511) Người thực hiện Bước công việc : Tổng hợp đối ứng tài khoản Ngày thực hiện Tháng Nợ TK……có TK 511 Tổng 111 112 131 T1 - - 4.209.082.702 4.209.082.702 T2 - - 5.238.783.612 5.238.783.621 T3 124.655.400 - 4.049.557.636 4.174.213.036 T4 114.373.527 26.440.000 5.633.626.638 5.774.440.165 T5 - - 4.665.464.509 4.665.464.509 T6 - - 3.576.639.610 3.576.639.610 T7 30.246.231 - 2.934.722.159 2.964.968.390 T8 144.760.000 - 2.503.525.212 2.648.285.212 T9 - - 5.047.190.057 5.047.190.057 T10 - 52.246.354 3.054.664.048 3.106.910.402 T11 153.035.158 - 2.112.321.636 2.265.356.794 T12 - - 3.115.731.842 3.115.731.842 Tổng 395.088.706 78.686.354 47.141.309.670 47.615.084.703 Nợ TK511 :47.615.084.703 Có TK 911 : 47.615.084.703 a : Nợ TK131/ có TK511 : Toàn bộ số tiền bán than các trạm ệ :Khớp giữa sổ cái tài khoản và BCKQHĐKD Ù : Cộng dọc đúng  Sau khi thực hiện đối chiếu tổng hợp tại Công ty ABC, kiểm toán viên kết luận doanh thu được chuyển sổ và cộng dồn chính xác. Tương tự, công việc đối chiếu tổng hợp tại công ty XYZ cho kết luận số liệu là khớp với sổ cái và báo cáo kết quả kinh doanh đồng thời cộng dồn chính xác. Tuy nhiên trong phần doanh thu với số tiền là : 38.223.417.920 (VNĐ) có 22.033.074.171 (VNĐ) là doanh thu tiền bán hàng xuất khẩu. Vì vậy, kiểm toán viên phải tính tỷ trọng doanh thu xuất khẩu. Kiểm toán viên nhận thấy tỷ trọng doanh thu xuất khẩu là khá lớn, chiếm 57,64% Vì vậy, trong bước công việc kiểm tra chi tiết cần phải kiểm tra kỹ hơn về các khoản thu từ bán hàng xuất khẩu. Vì, hàng hoá xuất khẩu có thuế suất thuế GTGT là 0% và được thanh toán bằng ngoại tệ (USD) nên sẽ cơ khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ giữa tỷ giá tại thời điểm ghi nhận công nợ với tỷ giá hạch toán. Do vậy, những nghiệp vụ này có thể có sai phạm và có ảnh hưởng lớn tới Báo cáo kết quả kinh doanh và các khoản nghĩa vụ với Nhà nước. Sau khi kiểm toán viên thực hiện bước công việc đối chiếu tổng hợp sẽ chuyển sang bước công việc kiểm tra chi tiết chứng từ từng loại doanh thu. * Bước công việc kiểm tra chi tiết. Đối với Công ty ABC, hoạt động chính là kinh doanh than. Hàng năm, Công ty cung cấp than cho các Công ty lớn. Ngoài ra, Công ty còn bán lẻ, bán buôn tại các trạm trên toàn địa bàn Hà Nội. Như vậy, khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên rất khó kểm tra được toàn bộ một cách chi tiết, đó là chưa kể đến các mặt hàng kinh doanh khác của Công ty. Do đó, kiểm toán viên phải thực hiện chọn mẫu để kiểm toán. Nguyên tắc chọn thông thường khi kiểm toán viên sẽ chọn những chứng từ hoá đơn có nghiệp vụ phát sinh có giá trị lớn, xảy ra sát thời điểm khóa sổ và những nghiệp vụ mà kiểm toán viên cho rằng dễ xảy ra sai sót theo như kinh nghiệm của mình. Bên cạnh việc đối chiếu sổ sách tổng hợp, kiểm tra chi tiết. Để xem xét việc tính toán trên các chứng từ bán hàng có đúng như giá bán theo quy định hay không, nếu có chênh lệch phải tính sổ chênh lệch và tìm hiểu lý do tại sao. Công việc kiểm tra chi tiết đối với Công ty ABC được thể hiện trên giấy làm việc như sau: Công ty AASC Tên khách hàng : Công ty ABC Niên độ kế toán : 31/12/2002 Tham chiếu : Khoản mục : Doanh thu Người thực hiện : Bước công việc : Kiểm tra chi tiết chứng từ Ngày : Chứng từ tháng 1: - Kiểm tra tập chứng từ xuất bản trạm 0 (T1/2002) + Hợp đồng số : 011497 ngày 2/1/2002. Trạm xuất bán than cám 6A : 2477 tấn với giá 285.714 VNĐ/ tấn Tổng số tiền bán than là: 707.713.578 VNĐ/ chưa VAT. Nhưng biên bản giao nhận từ ngày 10/12/2001đ 13/12/2001 + Hợp đồng số 011498 : Số tiền 145.276.858 VNĐ vào ngày 2/1/2002. Nhưng biên bản giao nhận là ngày 19/12/2001. - Chứng từ xuất bán than trạm VT (T1/ 2002) Hợp đồng số 011340 (15/1/2002) viết cho đợt giao hàng ngày 21/12/2001. Kết luận : Đơn vị viết hoá đơn không kịp thời, do đó việc ghi nhận doanh thu cũng không kịp thời, không đúng niên độ kế toán. Theo giải thích của kế toán thì đơn vị viết hợp đồng theo yêu cầu của bên mua và ghi nhận doanh thu theo ngaỳ phát sinh hợp đồng . Chứng từ tháng 4: Thu phí hỗ trợ tiêu thụ than Q1/ 2002 của trạm C6 Hợp đồng 011521 (nt 08/4/2002) Nợ TK 111 : 85.494.420 Có TK 511 : 81.423.257 Có TK : 4.071.163 Tờ trình của Công ty than C6 xin thanh toán tiền phi hỗ trợ tiêu thụ than. Căn cứ vào phụ lục hợp đồng 1291/HD-KH ngày 08/4/2002… Tại đơn vị viết hoá đơn GTGT xuất cho Công ty than C6 theo khối lượng tiêu thụ Q2/ 2001. Theo thông tư 122, việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm được tính điều chỉnh trên hoá đơn mua lần cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau và ghi rõ giảm cho hoá đơn nào. Kết luận: đơn vị viết hoá đơn bán hàng và hạch toán doanh thu chưa đúng quy định. Chứng từ tháng 8 : Mua bán tôn thép Nợ TK 111: 151.998.000 Có TK 511 : 144.760.000 ệ Có TK 333 : 7.238.000 ệ : khớp sổ cân đối số phát sinh, sổ chi tiết tài khoản . Đầy đủ chứng từ hợp lệ. Đối với Công ty liên doanh XYZ, việc kiểm tra chứng từ cũng được thực hiện tương tự, do XYZ là khách hàng thường xuyên nên việc kiểm tra chi tiết có phần đơn giản hơn. Vì kiểm toán viên đã có kinh nghiệm trong những lần kiểm toán trước. Bước công việc kiểm tra chứng từ của Công ty XYZ được thể hiện như sau: Công ty kiểm toán AASC Tên khách hàng : XYZ Niên độ kế toán : 31/12/2002 Tham chiếu : Khoản mục : Doanh thu Người thực hiện : Bước công việc : kiểm tra chi tiết Ngày : Từ tháng 1 đến tháng 9/2002 - Đã kiểm tra 100% chứng từ bán hàng hạch toán vào doanh thu bán hàng. Kết luận : - Đảm bảo tính có thật và tính đầy đủ - Hầu hết hoá đơn đều không có chữ ký người mua hàng - Hóa đơn viết theo thứ tự - Các hoá đơn viết sai được huỷ và lưu cả ba liên ở sổ gốc Từ 1/10 đ 31/12/2002 - Kiểm tra chi tiết hoá đơn bán hàng: Đảm bảo sự chính xác và đầy đủ của nghiệp vụ bán hàng, VAT được tính đúng theo tỷ lệ thuế suất phản ánh - PĐC 05/12 – 34 ngày tháng 31/12/2002 Đơn vị điều chỉnh giảm doanh thu : 345.455 (VND) Lý do: Đơn vị theo kế hoạch là xuất khẩu bán hàng cho SSP Co. Ltd, thuế suất là 0%, nhưng do không hoàn thiện được hồ sơ xuất khẩu nên phải bán cho 1 đơn vị trung gian trong nước, chịu thuế suất 5% (Hợp đồng 095451 nt 19/11/2002) Kết luận : Số hiệu phản ánh trên TK511 là hợp lý - Kiểm tra chứng từ : + Tất cả các DTBH là doanh thu bán chịu + Đã kiểm tra chứng từ BH xuất khẩu, không có sai phạm xảy ra. + Đã kiểm tra hoá đơn GTGT + Tính đúng kỳ: Không có hoá đơn nào của năm 2001 hạch toán vào năm 2002 hạch toán. Tuy nhiên, trong năm 2000 có một số hoá đơn của tháng trước lại hạch toán vào doanh thu của tháng sau Như vậy việc chọn mẫu kiểm tra, đối chiếu cùng với hoá đơn chứng từ và tài liệu có liên quan nhằm kiểm tra doanh thu trên các khía cạnh : + Tính đầy đủ của doanh thu + Tính có thật của doanh thu + Tính chính xác của doanh thu + Việc phân loại có đúng đắn hay không Qua kiểm tra chứng từ, nhận thấy việc giảm trừ doanh thu do hàng bán bị trả lại là không có. Chỉ có khoản giảm giá hàng bán phát sinh ở Công ty ABC, được thể hiện trên giấy làm việc trước công ty kiểm tra chi tiết và kiểm toán viên đã đưa ra kết luận. Sau khi hoàn tất công việc cần thực hiện, kiểm toán viên sẽ thực hiện tổng hợp các vấn đề còn tồn tại, đưa ra bút toán điều chỉnh và cho nhận xét về khoản doanh thu trên giấy làm việc như sau:  Công ty kiểm toán AASC Tên khách hàng : XYZ Niên độ kế toán : 31/12/2002 Tham chiếu : Khoản mục : Doanh thu Người thực hiện : Bước công việc : Điều chỉnh, kết luận Ngày : Kết luận kiểm toán (cho khoản mục doanh thu ) - Công việc tiến hành: Công việc thực hiện đối với phần khoản mục doanh thu (TK 511) đã tiến hành theo trình tự kiểm toán từ S1 đến S… - Các vấn đề phát sinh và kiến nghị + Cần điều chỉnh lại doanh thu năm 2002 do ghi nhận doanh thu không đúng định kỳ + Đề nghị viết hoá đơn bán hàng và hạch toán doanh thu cho đúng quy định. + Yêu cầu các hoá đơn cần phải có đủ chữ ký của người mua hàng. Kết luận : Dựa vào kết quả công việc theo ý kiến chúng tôi : Cơ sở dẫn liệu cho phần TK 511 là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu và tổng số dư là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập. Người kiểm tra : Người thực hiện : Ngày : Ngày: 3. Kết thúc kiểm toán : (1) Xem xét lại giấy tờ làm việc: Khi kết thú công việc kiểm toán đối với các khoản mục, trước khi lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Toàn bộ giấy làm việc của kiểm toán viên, các bằng chứng thu thập được phải được trưởng nhóm kiểm tra xem xét lại và được ban giám đốc AASC soát xét lại lần cuối. Quá trình kiểm tra này nhằm: - Tình hình kinh doanh của khách hàng có được hiểu đúng không? - Quá trình thực hiện kiểm toán có được thực hiện đúng với quy trình kiểm toán của AASC và phù hợp với chuẩn mực nghề nghiệp không ? - Cuộc kiểm toán có đạt được mục tiêu kiểm toán không giấy tờ làm việc có được lưu đầy đủ để làm bằng chứng kiểm toán hay không? (2) Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý Để kết thúc cuộc kiểm toán, trên cơ sở bằng chứng và các phát hiện thu thập được trên giấy làm việc của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán sẽ phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Thư quản lý, trên cơ sở những phát hiện, nhận xét về khoản mục khi thực hiện kiểm toán và tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán của khách hàng cũng như bộ máy quản lý thì kiểm toán viên sẽ đưa ra những kiến nghị, tư vấn nhằm hoàn thiện các vấn đề còn tồn tại ở công ty khách hàng. (3) Họp đánh giá tổng kết. Đây là hoạt động xem xét chất lượng dịch vụ kiểm toán, phân tích kết quả hoạt động kiểm toán để biết được những hạn chế trong việc thực hiện cung cấp dịch vụ của mình qua đó tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng công việc kiểm toán ở AASC. 4.Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty AASC: Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền là một chu trình trong công việc kiểm toán báo cáo tài chính vì vậy khi tiến hành thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền kiểm toán viên phải thực hiện theo đúng quy trình kiểm toá sau đây Sơ đồ : Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền Lập kế hoạch kiểm toán và xác định mức độ trọng yếu, tiếp xúc với khách hàng Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng Tìm hiểu và mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của chu trình bán hàng thu tiền Tìm hiểu các chu trình kế toán và thực hiện phân tích Thực hiện kế hoạch kiểm toán Kết thục kiểm toán, thảo luận các vấn đề về việc lập Báo cáo và đưa những kiến nghị trong thư quản lý va báo cáo kiểm toán Phần III Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn hoạt động của AASC và kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện chu trình bán hàng – thu tiền do AASC thực hiện I. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động thực tiễn của AASC Qua những kiến thức thu thập được trong quá trình thực tập và nghiên cứu tài liệu về chu trình bán hàng – thu tiền tại AASC em đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm để hoàn thiện hơn kiến thức của mình về kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền. 1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán AASC thực hiện đầy đủ và chi tiết cả về những thông tin cơ sử và những thông tin về trách nhiệm pháp lý của khách hàng. ở giai đoạn này, AASC thực hiện tìm hiểu một cách tổng quan dựa trên các thông tin về tình hình kinh doanh, giấy phép thành lập, hệ thống kế toán, hệ thóng kiểm soát nội bộ của khách hàng…Để thu thập thông tin, kiểm toán viên nghe các giải trình của Ban giám đốc, kiểm tra tổng quát hệ thống kế toán, thu thập thông tin qua tham quan nhà xưởng, xem xét các chính sách của Công ty, các biên bản họp của ban giám đốc, hội đồng quản trị. Đặc biệt để hiểu rõ hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng AASC đã lập ra nhứng mẫu bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ, những bảng câu hỏi này lập riêng cho mỗi khoản mục với những câu hỏi : có , không, với điều kiện khách hàng trả lời được trên 2/3 các câu hỏi thì hệ thống kiểm soát nội bộ được coi là tốt. - Việc bố trí nhân sự: ở mỗi cuộc kiểm toán, tuỳ theo quy mô hoạt động kinh doanh của khách hàng và tuỳ theo khách hàng là mới hay thường mà Công ty AASC sẽ bố trí nhân lực cho phù hợp . Thông thường mỗi Công ty có từ 4-6 kiểm toán viên thực hiện kiểm toán. Trong đó có một nhóm trưởng và những người còn lại là kiểm toán viên , mỗi người sẽ thực hiện kiểm toán trên một số khoản mục. 2. Giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán Công ty AASC là một trong những tổ chức đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam thực hiện cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán , vì thế Công ty sớm đã thiết lập mẫu chương trình kiểm toán phục vụ cho các cuộc kiểm toán của mình. Mẫu chương trình kiểm toán do AASC lập ra được thực hiện với mỗi khoản mục trên báo cáo tài chính, với chu trình bán hàng - thu tiền, Công ty lập chương trình kiểm toán tập hợp vào 2 khoản mục doanh thu và khoản mục các khoản phải thu. (Mẫu này được trình bày ở mục II - Phần 2) Chương trình kiểm toán của Công ty tuần tự thực hiện theo các thủ tục kiểm tra chi tiết. Thực hện xong các thủ tục, kiểm toán viên sẽ lập một trang kết luận kiểm toán trên giấy làm việc để đưa ra kết luận về khoản mục mình thực hiện kiểm toán 3. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, các kiểm toán thường thực hiện kiểm toán theo khoản mục trên báo cáo tài chính qua các bước công việc cơ bản: Đối chiếu tổng hợp và kiểm tra chi tiết. Những công việc này được thực hiện và lưu lại trong hồ sơ kiểm toán năm và sẽ là bằng chứng kiểm toán để Công ty đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của Công ty khách hàng trong báo cáo kiểm toán. II. Một số đề xuất góp phần hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính. 1. Trong giai đoạn lập kế hoạch Trong giai đoạn lập kế hoạch, AASC đã thực hiệ rất tốt các bước . Đặc biệt là bước thu thập thông tin về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Tuy nhiên, việc đánh giá tính trọng yếu và rủi ro các khoản mục, kiểm toán viên mới chỉ đánh giá định tính dựa vào kinh nghiệm làm việc của bản thân mà chưa đưa ra các số liệu và phương pháp cụ thể. Theo em, trong giai đoạn này, khi ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu , kiểm toán viên nên đánh giá bằng các chỉ tiêu ví dụ như: Đánh giá tình trạng trọng yếu dựa vào tỷ suất giữa tổng số tiền của các sai sót so với tổng thu nhập trước thuế A = Tổng số tiền của các sai sót x 100% Tổng thu nhập trước thuế Đánh giá tính trọng yếu dựa trên tỷ suất giữa tổng số tiền của các sai sót đối với tổng tài sản lưu động: D = Tổng số tiền các sai sót Tổng tài sản lưu động Từ những đánh giá trên, kiểm toán viên sẽ ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu và phân bổ cho các khoản mục. Không trọng yếu Có thể trọng yếu Chắc chắn trọng yếu Bảng cân đối kế toán < 10% 10% - 15% > 15% Báo cáo kết quả kinh doanh < 5% 5% - 10% > 10% Với những sai sót chắc chắn là trọng yếu thì đòi hỏi phải có các điều chỉnh trên bảng cân đối kế toán hoặc báo cáo kết quả kinh doanh , còn đối với những sai sót có thể là trọng yếu kiểm toán viên phải kiểm tra kỹ hơn để xác định ranh giới giữa trọng yếu và không trọng yếu. 2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Trong giai đoạn này, kiểm toán viên thực hiện chi tiết theo các bước công việc : thực hiện đối chiếu tổng hợp và kiểm tra chi tiết. Trong việc kiểm tra chi tiết chứng từ, để rõ ràng hơn, kiểm toán viên nên lập một bảng mẫu các chứng từ đã kiểm tra để làm bằng chứng kiểm toán: Stt Chứng từ Nội dung TK ĐƯ Số tiền NT SH 1 … 2 … 3 … Đồng thời, khi phát hiện các sai sót có sự chênh lệch, kiểm toán viên đưa vào bảng kê chênh lệch theo mẫu sau: Bảng kê chênh lệch Chứng từ Diễn giải Chênh lệch Ghi chú mức độ sai phạm NT SH Sổ sách Thực tế Chênh lệch Ngoài ra, với những sai sót chưa xác minh được chênh lệch hoặc sai phạm cụ thể thì kiểm toán viên ghi vào bảng kê xác minh theo bảng sau: Bảng kê xác minh Chứng từ Diễn giải Số tiền Đối tượng xác minh Ghi chú mức độ sai phạm NT SH Trực tiếp Gián tiếp Kết luận Qua quá trình thực tập tại Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC), với mục đích tìm hiểu công tác kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền nói riêng, đã giúp em hiểu rõ hơn về bản chất cũng như về việc thực hiện công việc kiểm toán trên cả góc độ lý thuyết và thực tiễn dựa trên cơ sở kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập . Đặc biệt là chu trình bán hàng - thu tiền, đây là một chu trình rất quan trọng trong chu kỳ kinh doanh và kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền là một phần hành quan trọng trong kiểm toán tài chính. Một lần nữa em xin cảm ơn thầy giáo Ngô Trí Tuệ và ban lãnh đạo AASC đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Kiểm toán tài chính - Trường ĐH KTQD - GS.TS Nguyễn Quang Quynh Chủ biên - NXB Tài chính năm 2001. 2. Kiểm toán - Auditing (Alvin A.ARENS - JAMER. K_LOEBBECKE). Đặng Kim Cương và Phạm Văn Được dịch và biên soạn - NXB thống kế 2000. 3. Lý thuyết kiểm toán - Trường ĐH KTQD - GS.TS Nguyễn Quang Quynh chủ biên - NXB tài chính năm 2001. 4. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. 5. Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính - Chủ biên PGS.TS Nguyễn Văn Công - NXB Tài chính năm 2003. 6. Tài liệu kiểm toán của AASC năm 2001 - 2002. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0438.doc
Tài liệu liên quan