Đề tài Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán bctc do công ty cpa vietnam thực hiện

Hướng đến mục tiên ngày càng phát triển trong tương lai, CPA VIETNAM cố gắng không ngừng mở rông các lĩnh vực và cung cấp các dịch vụ có chất lượng ngày càng cao cho khách hàng. Các dịch vụ CPA VIETNAM cung cấp cho khách hàng là: - Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính: gồm kiểm toán báo cáo tài chính năm, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (hoặc theo giai đoạn, theo năm tài chính), kiểm toán báo cáo quyết toán dự án, kiểm toán các thông tin tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế - Tư vấn tài chính: Tư vấn xác định giá trị tài sản doanh nghiệp phục vụ cho việc chuyển đổi hình thức sở hữu công ty, tham gia thị trường chứng khoán, góp vốn liên doanh, hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh - Tư vấn thuế: Tư vấn về việc tính thuế cho doanh nghiệp trên cơ sở thuế doanh nghiệp hiện hành để giảm tác động của thuế tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

doc88 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán bctc do công ty cpa vietnam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ 1993) Xây dựng công trình hạ tầng kĩ thuật đô thị ( từ 1993) Trang trí nội, ngoại thất công trình ( từ 1993) Xây dựng các công trình giao thông ( từ 1993) Kinh doanh vật liệu thiết bị xây dựng ( từ 1993) Kinh doanh bất động sản ( từ 2004). Sở hữu và quản lý + Công ty mẹ, tổng công ty: không có + Hoạt động đầu tư: kinh doanh bất động sản + Hoạt động liên kết: Liên kết, nhận làm đại lý cấp 1 chuyên giao dịch về bất động sản của tập đoàn xây dựng Shoritafe + Các chi nhánh: Chi nhánh tại TPHCM, Đà Nẵng + Cơ cấu của công ty: Xem sơ đồ (WP 1400) Các bên liên quan Tập đoàn xây dựng Shoritafe ( Cộng hòa Pháp) Tài chính và các vấn đề liên quan khác + Tín dụng: Tên và địa chỉ ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng : - Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh B - Ngân hàng TECHCOMBANK – chi nhánh tỉnh B Tổng số tiền tín dụng : được cấp duyệt trong hạn mức dư nợ tại các ngân hàng như sau : NH đầu tư và phát triển tỉnh B: 10.000.000.000 VNĐ ( mười tỷ đồng ) NH Techcombank B : 20.000.000.000 ( hai mươi tỷ đồng chẵn ) + Thuê tài sản, máy móc, nhà cửa: 03 hợp đồng thuê tài chính liên quan đến thuê tài sản ôtô + Cơ cấu các khoản nợ, bao gồm hợp đồng vay, hạn mức, bảo lãnh bao gồm các khoản cam kết chưa nằm trong bảng CĐKT: Không phát sinh Môi trường luật pháp + Các chính sách, quyết định của chính phủ ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Môi trường tin học Phần mềm sử dụng: kế toán sử dụng phần mềm kế toán trên máy tính. TÌM HIỂU VỀ ĐƠN VỊ VÀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Nguồn doanh thu Sản phẩm, dịch vụ cung cấp Liên doanh, liên kết, các hoạt động thuê ngoài Phân phối sản phẩm và dịch vụ Các khách hàng chủ yếu Nguồn doanh thu chủ yếu là từ các công trình xây dựng dân dụng quy mô vừa, các công trình xây dựng cầu đường, các công trình giao thông và kinh doanh vật liệu xây dựng, bất động sản Khách hàng chủ yếu là công ty xi măng X, Y và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ quanh địa chỉ công ty. SỞ HỮU VÀ QUẢN LÝ Ví dụ: Công ty mẹ, tổng công ty Các cổ đông quan trọng Hoạt động đầu tư Các chi nhánh Cơ cấu của công ty Tên cổ đông Số CP Tỉ lệ CP 1. Tổng công ty xây dựng 234 30.000 60% - Ông Đỗ Văn Thấu 10.000 20% - Ông Lê Văn Hải 10.000 20% - Ông Mạc An Hải 10.000 20% 2. Ông Nguyễn Bá Bốn 5.000 10% 3. Ông Lê Văn Bộ 5.000 10% 4. Ông Lê Quang Thanh 5.000 10% 5. Bà Hoàng Thị Hường 5.000 10% Cơ cấu công ty bao gồm: 1. Đại hội đồng cổ đông của Công ty 2. Hội đồng Quản trị 3. Ban Kiểm soát 4. Ban Giám đốc và Bộ máy giúp việc gồm: - Ban Giám đốc 02 thành viên: 01 giám đốc và 01 Phó Giám đốc - Bộ máy giúp việc gồm: + Phòng tài chính kế toán + Phòng Kĩ thuật + Phòng kĩ thuật (công trường) + Phòng Tổ chức hành chính + Phòng tư vấn- thiết kế + Công trường xây dựng ..... Về phía CPA VIETNAM, công ty qua tìm hiểu đã nhận thấy X là một doanh nghiệp quy mô vừa, có triển vọng phát triển trong tương lai. Đồng thời qua đánh giá sơ bộ, ban giám đốc của CPA VIETNAM cũng khẳng định việc thực hiện kiểm toán cho công ty X sẽ không găp nhiều rủi ro làm ảnh hưởng đến danh tiếng, lợi ích của công ty. Vì vậy ban giám đốc của CPA VIETNAM kết luận công ty X là một khách hàng tiềm năng và đã kí hợp đồng kiểm toán cho kì kế toán 31/12/2007 và hy vọng sẽ có mối quan hệ lâu dài sau này. Chuẩn bị kiểm toán Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: Để có thể thu thập được các thông tin mang tính chất pháp lý của mỗi công ty, kiểm toán viên cần phải thu thập giấy phép thành lập, điều lệ công ty, biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và Ban giám đốc, các hợp đồng bán hàng, cam kết quan trọng đối với khoản phải thu khách hàng. Kiểm toán viên cũng tiến hành thu thập các tài liệu quan như: - Báo cáo tài chính: Báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra năm trước - Các tài liệu liên quan đến khoản phải thu khách hàng - Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản có liên quan - Biên bản đối chiếu công nợ cuối niên độ - Các chứng từ kế toán liên quan. Tìm hiểu về quy trình kế toán Dựa vào thực tế quan sát, phỏng vấn và tài liệu khách hàng cung cấp, KTV đã thu thập và tổng hợp được như sau : Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam(VNĐ). Chế độ kế toán áp dụng tại Công tyX Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định 15/TC/QĐ/CĐKT ngày 20/03/2006, Quyết định 167/2000/QĐ – BTC ngày 25/10/2000, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hịên kèm theo. Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là: Chứng từ ghi sổ. * Các chính sách kế toán áp dụng. Nguyên tắc xác định các khoản tiền: Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Tiền đang chuyển. Chính sách toán đối với Hàng tồn kho Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác. Các khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng (nếu có), và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo nếu: + Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm (hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh) được phân loại là Tài sản ngắn hạn. + Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm (hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh) được phân loại là Tài sản dài hạn. + Lập dự phòng phải thu khó đòi. Dự phòng nợ phải thu khó đòi thể hiện phần giá trị dự kiến bị tổn thất các khoản nợ phải thu có khả năng không được khách hàng thanh toán đối với các khoản phải thu tại thời điểm lập BCTC Ghi nhận và khấu hao TSCĐ Nguồn vốn chủ sở hữu Nguyên tắc ghi nhận doanh thu. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Do X là doanh nghiệp quy mô vừa nên công ty CPA Vietnam chỉ tìm hiểu thông tin vừa đủ để đạt tầm hiểu biết về hệ thống KSNB của doanh nghiệp. Sau đó, theo như ước đoán chung, KTV đánh giá mức độ tin cậy của HT KSNB ở công ty X là thấp và tăng cường các thử nghiệm cơ bản đối với việc kiểm toán công ty X. Riêng đối với khoản mục phải thu khách hàng, X được đánh giá là có quy trình phải thu khách hàng tương đối phức tạp, do việc thanh toán dựa trên từng công trình nên KTV quyết định mở rộng thử nghiệm kiểm soát. Cụ thể, qua quá trình tìm hiểu, KTV rằng công ty không có sự thay đổi gì về nhân sự. Các phòng ban của công ty X được tổ chức theo mô hình phân cấp, phân quyền rõ rang, mỗi phòng có trưởng phòng chịu trách nhiệm trực tiếp về công việc trước ban lãnh đạo. Môi trường kiểm soát tại công ty có độ tin cậy trung bình. Sở dĩ KTV biết được điều này thông qua phỏng vấn ban giám đốc dựa theo bảng câu hỏi (đã trích ở trên) và được biết các thông tin như: BGĐ nhận các thông tin về giám sát và điều hành theo tháng, và thông qua các trưởng phòng. Công ty thường xuyên tổ chức các cuộc họp để cập nhật tình hình sản xuất kinh doanh định kì hàng tháng, còn các phòng ban thì họp theo hàng tuần để theo dõi tiến độ công trình. Tuy nhiên theo điều tra thực tế, các phòng chỉ tổ chức cập nhật kiến thức và thông tin về quy định quy chế tài chính mới chỉ được cập nhật theo tháng. Công ty không có hệ thống kiểm soát nội bộ độc lập mà các phòng ban thường tự kiểm soát và người điều hành việc này là các trưởng phòng và báo cáo tình hình hoạt động cho giám đốc theo tháng. Sau đó, công ty tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ đối với bảng CĐKT của khách hàng và phân tích, so sánh tình hình doanh thu và nợ phải thu của khách hàng theo phương pháp phân tích dọc, và phân tích ngang. Bảng 2.4: Bảng tổng hợp câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát (12). Tiêu chí đánh giá NX Đặc điểm về tính chính trực của ban lãnh đạo khách hàng: - Ban lãnh đạo khách hàng có dính líu đến các hoạt động phi pháp, cố tình trình bày sai lệch BCTC, chịu sự cưỡng chế của cơ quan pháp luật hay dính líu đến các hoạt động phạm tội có tổ chức không? - Có phải việc quản lý của đơn vị bị chi phối bởi một cá nhân hay trung vào một vài người không? - Có phải ban lãnh đạo của đơn vị là những người thiếu kinh nghiệm không? Từ việc trả lời những câu hỏi trên chúng ta có lý do gì để nghi ngờ về tính chính trực của các thành viên ban lãnh đạo khách hàng hoặc nghi ngờ về việc dựa vào thư giải trình của ban giám đốc không? Không Có Không Không 2. Cam kết của khách hàng về tính trung thực hợp lý của BCTC - Đơn vị có áp dụng các chính sách kể toán hiện đang gây tranh cãi không ? - Có phải ban lãnh đạo miễn cưỡng khi thực hiện các điều chỉnh được đề xuất bởi KTV không? Lý do gì cần cân nhắc về các cam kết của ban lãnh đạo khách hàng trong việc trình bày BCTC phản ánh trung thực và hợp lý không? Không Không Không 3. Việc thiết lập và duy trì hệ thống thông tin kế toán đáng tin cậy - Phòng kế toán có vẻ như không bố trí đủ nhân sự ? - Công tác hạch toán kế toán của khách hàng không tốt? Không Không 4. Cơ cấu tổ chức - Cơ cấu tổ chức quá phức tạp, liên quan đến nhiều pháp nhân lớn mang tính đặc thù được quản lý theo hệ thống hoặc có những giao dịch không nhằm mục đích kinh doanh? Không 5. Tác động của máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin - Ban lãnh đạo đơn vị có đánh giá đúng tầm quan trọng của ứng dụng máy tính và công nghệ thông tin? Có Sau khi tổng hợp kết quả phỏng vấn, KTV đánh giá chung môi trường kiểm soát của công ty X được thiết kế khá hiệu quả tuy nhiên việc thực hiện còn chưa thật sự đem lại hiệu quả cao. Kết luận về rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát như sau: Rủi ro: mức bình thường. Môi trường kiểm soát: trung bình. 2.3.2.4. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ CPA VIETNAM thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nhằm có được cái nhìn khái quát về tình hình tài chính của khách hàng như so sánh các chỉ tiêu trên BCTC hoặc các tỉ suất tài chính năm nay với năm trước. Công ty X là khách hàng mới nên KTV đã thực hiện thủ tục phân tích rất tỉ mỉ, chi tiết. Số liệu được KTV lấy từ BCTC của công ty X. KTV sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối kết hợp phân tích dọc để thấy được sự chênh lệch về số tiền và tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên BCĐKT giữa SĐK và SCK, để từ đó thấy được sự biến động về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm. Chênh lệch số tiền của một tiểu mục= Số tiền cuối kì - Sổ tiền đầu kì Chênh lệch phần trăm một tiểu mục= Số tiền CK/Số tiền ĐK*100-100 Sau đây là một phần của bảng phân tích bảng CĐKT ( phần liên quan tới khoản mục nợ phải thu) : Bảng 2.5. Trích phân tích dọc ( sơ bộ) bảng CĐKT công ty X năm 2007 Đơn vị: nghìn đồng tài sản Năm 2006 Năm 2007 chênh lệch % A. phải thu ngắn hạn 813.052.840 5,588,231,076 4.775.178.235 85 1. Phải thu khách hàng 623.824.977 5.417.729.556 4.793.904.579 88.4 2. Trả trước cho người bán 4.536.093 15,000,000 10.463.907 69,76 3. Phải thu nội bộ - - 4. Phải thu khác 184.691.770 155,501,520 - 29.190.250 -18,77 B. Tài sản dài hạn. 0 Các câu hỏi phân tích Phải thu khách hàng tăng đột biến? thu hồi công nợ xấu? Phải trả người bán và trả trước cho người bán có biến động lớn: năm nay đã quyết toán hết cho người bán và ghi nhận chi phí ? Phải thu khác giảm đáng kể, lý do tại sao ? Bảng 2.6: Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp (trích) Chỉ tiêu Đv tính Năm 2006 Năm 2007 Ghi chú 1. Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn TSCĐ/ Tổng TS % 49 58 Biến động. Nguyên nhân do công ty mua thêm các máy thi công hiện đại như máy trộn bê tong, máy xúc đất mới để phục vụ cho công trình 2. Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành tăng lên chứng tỏ công ty đã đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giúp quay vòng đồng vốn nhanh chóng và tăng được khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán hiện hành Lần 0.3 0.45 Tương đối thấp Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 0.58 0.38 Thấp? nguyên nhân? .. 3. Tỷ suất sinh lời 3.1. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu % 0,4 0,33 Mức thấp . 2.3.2.5. Thực hiện xác định mức trọng yếu tổng thể và phân bổ cho khoản mục nợ phải thu khách hàng Đây là bước công việc quan trọng và thường được giao cho các trưởng nhóm thực hiện. Bởi vì việc xác định và phân bổ mức trọng yếu có ảnh hưởng tương đối lớn đến số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập. Hơn nữa, việc này dựa phần lớn vào sự xét đoán bằng kinh nghiệm và năng lực của KTV, tuy nhiên CPA Vietnam cũng có đưa ra hướng dẫn và giới hạn trên, giới hạn dưới cho việc tính PM. Bước 1: Xác định mức trọng yếu tổng thể. Cơ sở được chọn để thiết lập mức trọng yếu tổng thể (PM) là doanh thu của công ty X. Đầu tiên KTV quy đổi doanh thu năm 2007 của X từ đồng Việt Nam sang USD với tỷ giá 16100 ( tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm kiểm toán) ta có : Doanh thu công ty X năm 2007 là : 148.396.382.260 VNĐ, quy đổi sang là 92.171.666 USD Tiếp theo KTV đưa ra tỷ lệ lựa chọn dựa trên mức độ rủi ro kiểm soát đã đánh giá về công ty X. CPA Vietnam thường quy định tỷ lệ này bằng 2%, hoặc nhiều trường hợp là từ 1-2% dựa vào kinh nghiệm và khả năng xét đoán của trưởng nhóm KT để tự quyết định tỷ lệ. Tuy nhiên, ở trường hợp này, do đánh giá X có môi trường kiểm soát trung bình nên tỷ lệ lựa chọn theo trưởng nhóm KT là 1,52%. Như vậy, ta sẽ tính được mức trọng yếu tổng thể của BCTC khi KTV chưa xác định được sai sót dự kiến là : Mức trọng yếu tổng thể (PM)= doanh thu * tỷ lệ lựa chọn = 1.401.009$ Cũng theo hướng dẫn của CPA Vietnam, tỷ lệ sai sót dự kiến được quy định từ 10-20%, tuy nhiên ở đây KTV chọn tỷ lệ sai sót dự kiến là 20% ( đây là tỷ lệ ngầm định đối với hầu hết các khách hàng mới. CPA Vietnam muốn tăng số mẫu chọn để đảm bảo độ chính xác cao nhất cho các phần hành kiểm toán nên luôn chọn rủi ro kiểm soát = 2) Như vậy, mức trọng yếu của tổng thể cho BCTC của công ty X sau khi tính cả mức sai sót dự kiến là = PM * (100- mức sai sót dự kiến) => Mức trọng yếu tổng thể cho BCTC của X là: 1.120.807,45$ Theo quy định của CPA VIETNAM, do công ty X chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán nên khi chọn doanh thu (revenue) để tính mức trọng yếu tổng thể (PM) thì cần quy đổi ra USD để tính. Sau đó quy đổi ngược lại. Vì vậy mức trọng yếu tổng thể cho BCTC cuả công ty X là: 18,045,000,000VNĐ Bước 2: KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu tổng thể này cho các khoản mục trên bảng CĐKT theo tỷ lệ phần trăm. Công việc này đòi hỏi sự phán xét của KTV dựa trên những am hiểu về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng. Mức trọng yếu tổng thể được phân bổ cho khoản mục phải thu là 30%. Từ đó, ta có bảng sau: Bảng 2.7: Bảng xác định mức trọng yếu tổng thể PM Chi tiết Hướng dẫn Nhân tố dùng để tính PM Doanh thu 1. Số tiền 2. Tỷ lệ lựa chọn 3. Tỉ lệ sai sót dự kiến 6. MP ( chưa có ảnh hưởng của thuế) 7. Ảnh hưởng của thuế 8. MP sau khi điều chỉnh bởi ảnh hưởng của thuế 1.401.009$ 1,52% 20% 1.120.807,45 0,00% 18,045,000,000 Tỷ lệ này dao động từ 10% đến 20% theo xét đoán của KTV nó sẽ làm MP giảm tương ứng để có thể bao quát hết những sai sót mà KTV dự kiến. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thuế trên BCTC năm nay. Tỷ lệ này không chỉ đơn thuần là tỷ lệ thuế hiện hành (riêng chỉ tiêu này không áp dụng trong mùa kiểm toán năm nay). Điền 0% vào ô này. Số dư dùng để chọn mẫu phục vụ kiểm tra chi tiết. 2.3.2.6. Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết Dựa vào chương trình kiểm toán khoản mục phải thu đã có sẵn, KTV thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết dựa theo các hướng dẫn của công ty ( bảng 2.3) ngoài ra thực hiện thêm 1 số thủ tục cần thiết như sau: Bảng 2.8 trích hướng dẫn kiểm toán khoản mục phải thu ( những điều cần chú ý) Những công việc phải làm Thu thập Bảng tổng hợp chi tiết cho từng đối tượng phải thu (đề nghị khách hàng làm) như sau: đối tượng Nội dung 31/12/2006 PS nợ PS có 31/12/2007 Ghi chú Thu thập Bảng tổng hợp đối ứng TK 131 Cuối năm, có đối chiếu phải thu không? Đề nghị khách hàng cung cấp bản gốc và photo cho 01 bản. Tiến hành lập bảng tổng hợp đối chiếu như sau? đối tượng Nội dung Dư Nợ 31/12/2007 Dư có 31/12/2007 Chênh lệch Tổng hợp xem đã đối chiếu được bao nhiêu KH/ tổng Khách hàng, số tiền đã đối chiếu/ tổng phải thu. Kiểm tra chênh lệch. Đưa ra bút toán điều chỉnh. Số dư nợ trên 1 năm: số KH/tổng KH, số tiền/tổng tiền Lập thư xác nhận. Kiểm tra chi tiết như Phần 5345 Có khỏan mục bằng ngoại tệ không ? Có đánh giá không? Lập bảng kê như Phần 5346 Có trích lập phải thu khó đòi ko? Lập bảng sau: TT Tên khách nợ khó đòi Số dư nợ phải thu Số trích lập tại 31/12/2007 dự phòng Hồ sơ trích lập như thế nào? Thu thập bản photo sau khi xem xét bản gốc. Kiểm tra xóa nợ? Có đầy đủ hồ sơ ko? Thu thập bản photo sau khi xem bản gốc. TT Tên khách nợ khó đòi Số xóa nợ Biểu 05. Trích bảng phân tích BCĐKT - khoản mục phải thu khách hàng năm 2007 của công ty X: Thực hiện kiểm toán 2.3.3.1. Thu thập bảng tổng hợp chi tiết cho từng đối tượng phải thu: Đối với cả khách hàng X là khách hàng năm đầu tiên, KTV thu thập các tài liệu kế toán có liên quan tới khoản phải thu khách hàng như: sổ cái, sổ chi tiết và biên bản đối chiếu công nợ do công ty khách hàng tự thực hiện tại ngày khoá sổ kế toán. Sau đó thực hiện cộng dọc trên bảng kê, sổ chi tiết công nợ phải thu đầu kỳ và đối chiếu với bảng CĐKT đã được kiểm toán năm trước; đồng thời cộng dọc để tính số cuối kỳ và đối chiếu với bảng CĐKT năm nay chưa được kiểm toán. Kết quả thu được, được minh hoạ trên giấy tờ làm việc như sau: Bảng 2.9 Tổng hợp đối chiếu công nợ Khoản mục Đã đối chiếu VNĐ Chưa đối chiếu VNĐ Cộng VNĐ Tỷ lệ đối chiếu (%) Phải thu khách hàng 5.417.729.556 0 5.417.729.556 100 Trả trước cho NB 15.000.000 0 15.000.000 100 2.3.3.2. Thực hiện kiểm tra chi tiết KTV dựa vào mối quan hệ của các đối tượng phải thu và nội dung kinh tế của các nghiệp vụ để phân loại lại các khoản phải thu cho phù hợp. Sau đây là trích các giấy tờ làm việc. Working paper 5300- 1/1 % Diff > Difference > # Name Preliminary Adjusted RJE Final t/m PY1 - - 131 Ph¶i thu kh¸ch hµng 5,417,729,556 5,417,729,556 0 5,417,729,556 623,824,977 +768.5% 4,793,904,579 132 Tr¶ tríc cho ngêi b¸n 15,000,000 15,000,000 0 15,000,000 4,536,093 +230.7% 10,463,907 135 C¸c kho¶n ph¶i thu kh¸c 155,501,520 155,501,520 0 155,501,520 184,691,770 -15.8% (29,190,250) TB Total - C¸c kho¶n ph¶i thu 5,588,231,076 5,588,231,076 0 5,588,231,076 813,052,840 +587.3% 4,775,178,236 5,588,231,076 5,588,231,076 0 5,588,231,076 813,052,840 +587.3% 4,775,178,236 Biểu 2.1: Mẫu giấy tờ làm việc wCPA VIETNAM 5340_1/2 Cliênt / Khách hàng: X Prepared / Người lập: Date:12/3/08 Period / Kỳ: 31/12/2007 Reviewd by / Người soát xét: Date: Subject / Nội dung: TK 131 Reviewed by / Người soát xét: Date: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Dư đầu kì Nợ: 623,824,977 Khớp Bảng CĐKT Có: - Phát sinh Nợ: 57,092,029,766 Phát sinh Có: 52,625,204,238 Dư cuối kì Nợ: 5,417,729,556 Khớp Bảng CĐKT Có: 354,986,938 orking paper 5340 Biểu 2.2: Mẫu giấy tờ tổng hợp số liệu Nhìn vào giấy tờ làm việc, ta thấy đây là tờ tổng hợp số liệu và so sánh từ BCĐKT đến BCTC. Trước khi thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết của tài khoản 131, KTV thường thực hiện tổng hợp số liệu lên giấy tờ làm việc như cách trên để kiểm tra tính chính xác của số liệu. Sau đó, KTV thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết, và đối chiếu số liệu với sổ sách. Để thực hiện được điều này, KTV phải tính số mẫu chọn như sau: MP = 18.045.000.000 R= 2 => J = MP/R = 9.022.500.000 P = 5.417.729.556 => N = 1( mẫu) nhưng để chắc chắn và đảm bảo tính đúng đắn của thủ tục kiểm tra, KTV quyết định chọn khoảng 2-3 mẫu. Working paper 5341 1/1 Mục tiêu: Presentation, recording Công việc: Tổng hợp phải thu khách hàng theo đối tượng, đối chiếu với số liệu sổ cái và Báo cáo tài chính STT Mã KH Tên doanh nghiệp Dư nợ đầu kỳ Dư có đầu kỳ PS Nợ PS Có Dư nợ cuối kỳ Dư có cuối kỳ 1 KM197 CTY CP phát triển gốm kỹ thuật. - - 22,264,003 22,264,003 - - 2 KM248 Cty TNHH Kim Khí Hà Trung - - 32,772,896 32,772,896 - - 3 KM231 CTY TNHH SGòn Khải Hưng - - 66,080,002 66,080,002 - - 4 KM235 Cty TNHH Vật tư Thiết bị Khoa học và Công Nghệ - - 3,200,000 23,200,000 20,000,000 5 KX03 Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn 277,962,831 - 16,101,498,662 15,897,699,680 481,761,813 6 KM226 Công ty cổ phần X77 - Bộ Quốc Phòng - - 1,357,049,973 1,359,049,973 2,000,000 7 KM055 Công ty TNHH Bắc Đuống - - 26,000,000 26,000,000 - - 8 KM162 Công ty TNHH Minh Bạch - - 255,697,493 255,697,493 - - 9 KM232 Công ty TNHH Mây Hồng - - 5,040,000 5,040,000 - - 10 KM170 Công ty TNHH Phát triển Hùng Vương 345,862,146 - 4,194,180,891 3,966,555,407 573,487,630 11 KM246 Công ty TNHH Thép Thành Đạt - - 5,098,200 5,098,200 - - 12 KX01 Công ty Xi măng Bút Sơn - - 2,929,193,410 2,929,193,410 - - 13 KX15 Công ty xi măng COSEVCO Sông Gianh - - 3,319,232,819 1,464,097,800 1,855,135,019 14 KX08 Công ty xi măng Hoàng Mai - - 5,970,617,219 5,079,067,433 891,549,786 15 KX05 Công ty Xi măng Hoàng Thạch - - 2,492,497,150 2,492,497,150 - - 16 KX09 Công ty xi măng Hà tiên 2 - - 4,574,991,850 4,574,991,850 - - 17 KX02 Công ty Xi măng Hải Phòng - - 6,662,439,133 6,662,439,133 - - 18 KX13 Công ty xi măng phúc sơn - - 2,105,775,100 2,105,775,100 - - 19 KX14 Công ty xi măng tam điệp - - 4,015,534,358 2,399,739,050 1,615,795,308 20 KM229 DN TN Cơ Khí Trường Thành - - 23,750,000 23,750,000 - - 21 KM020 Doanh nghiệp Dương Hiếu - - 181,542,900 181,542,900 - - 22 KM192 Doanh nghiệp Trung Lương - - 515,742,278 515,742,278 - - 23 KM021 Doanh nghiệp Trung Thành - 27,907,887 1,997,756,729 2,302,835,780 - 332,986,938 24 KM196 Doanh nghiệp tư nhân khải hưng - - 20,850,005 20,850,005 - - 25 BCHLT Lương Thị Hòa - - 2,502,001 2,502,001 - - 26 KM244 Nhà máy thép trường sơn (CN CTy Minh Bạch) - - 209,122,694 209,122,694 - - 27 KM013 Viện Vật liệu xây dựng - - 1,600,000 1,600,000 - - Tổng cộng 623,824,977 27,907,887 57,092,029,766 52,625,204,238 5,417,729,556 354,986,938 Số đơn vị 623,824,977 27,907,887 5,417,729,556 354,986,938 Chênh lệch - - - Thực hiện bù trừ công nợ với Xi măng Hoàng Thạch ngày 31/1/2007 KL: Không có chênh lệch giữa số liệu sổ chi tiết và số dư trình bày trên báo cáo tài chính. Biểu 2.3: Mẫu giấy tờ kiểm tra chi tiết Working paper 5342 Mục tiêu: Validity, recording Công việc: Đối chiếu công nợ phải thu với biên bản đối chiếu công nợ, giải thích chênh lệch nếu có Source: Sổ chi tiết công nợ theo đối tượng, Biên bản đối chiếu công nợ MP 18,045,000,000 R 2 J 9,022,500,000 Pop 5,417,729,556 N 1 Mã KH Tên KH Dư tại 31/12/2006 Trên BBĐC Chênh lệch KX15 Công ty xi măng COSEVCO Sông Gianh 1,855,135,019 KX08 Công ty xi măng Hoàng Mai 891,549,786 891,549,780 6 KX14 Công ty xi măng tam điệp 1,615,795,308 1,615,795,360 -52 KL: Meet objs Biểu 2.4: Mẫu giấy tờ kiểm tra chi tiết TK131 working paper 5343 Mục tiêu: Đảm bảo số dư tại 31/12/2006 ghi nhận có cơ sở Công việc: Test tạo thành số dư Source: Sổ cái 131 Công ty Xi măng Coservo Sông Gianh Ngày Số Nội dung TK ĐƯ PS Nợ PS Có 12/20/2006 236 Trả tiền mua gạch 3361 - 1,464,097,800 v 12/12/2006 5246 Mua gạch chịu lửa theo HĐKT số 108/XMSG-KTVN /2006 ngày 08/12/2006 5111 3,740,000 - v v 12/12/2006 5246 Mua gạch chịu lửa theo HĐKT số 108/XMSG-KTVN /2006 ngày 08/12/2006 511202 1,215,843,200 - v v 12/12/2006 5246 Mua gạch chịu lửa theo HĐKT số 108/XMSG-KTVN /2006 ngày 08/12/2006 33311 121,958,320 - v v 12/12/2006 5247 Tiền cước V/c gạch từ Nhà máy VLCL KT đến kho Cty XM Sông gianh 5113 24,343,713 - v v 12/12/2006 5247 Tiền cước V/c gạch từ Nhà máy VLCL KT đến kho Cty XM Sông gianh 33311 1,217,186 - v v 12/4/2006 5242 Mua gạch chịu lửa KT (Theo HĐKT Số 10/XMSG-KTVN ngày 05/11/2006) 5111 27,490,000 - v v 12/4/2006 5242 Mua gạch chịu lửa KT (Theo HĐKT Số 10/XMSG-KTVN ngày 05/11/2006) 511202 1,747,174,000 - v v 12/4/2006 5242 Mua gạch chịu lửa KT (Theo HĐKT Số 10/XMSG-KTVN ngày 05/11/2006) 33311 177,466,400 - v v PS 3,319,232,819 1,464,097,800 Hóa đơn Dư cuối 1,855,135,019 Biên bản giao nhận Kiểm tra biên bản Bù trừ với Hoàng Thạch KL: Meet objs Biểu 2.4: Mẫu giấy tờ kiểm tra chi tiết 2.3.3.3. Gửi thư xác nhận CPA VIETNAM 5343_1/1 Cliênt / Khách hàng: X Prepared / Người lập: Date:12/3/08 Period / Kỳ: 31/12/2007 Reviewd by / Người soát xét: Date: Subject / Nội dung: TK 131 Reviewed by / Người soát xét: Date: Gửi thư xác nhận Tên Địa chỉ Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn Thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa Công ty Cổ phần X77 - Bộ Quốc Phòng Xã Liêm Sơn, Huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam Công ty TNHH Phát triển Hùng Vương Khu Công nghiệp Thụy Vân - Việt Trị - Phú Thọ Công ty Xi măng Coservo Sông Gianh Xã Tiến Hóa, Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình Công ty Xi măng Hoàng Mai Xã Quỳnh Thiện, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Công ty Xi măng Tam Điệp 27 Đường Chi Lăng, Xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình DNTN Trung Thành Tổ 40, phường Trung Thành, Thành phố Thái Nguyên Sau đó KTV gửi thư xác nhận tới các khách hàng. Do X là khách hàng mới nên hầu hết các khách hàng đều phải gửi thư xác nhận số dư, trừ một số khách hàng có số dư nhỏ. Việc lựa chọn đối tượng để gửi thư xác nhận chủ yếu dựa vào phán xét nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc của KTV chính. Mẫu thư xác nhận được gửi đi như sau: CÔNG TY TNHH X Số 562- Đường Nguyễn Trãi – Q. A- Tỉnh B TN, ngày 28/02/2008 THƯ XÁC NHẬN Kính gửi: Phục vụ cho mục đích kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2007 của chúng tôi- Công ty TNHH X, đề nghị Quý đơn vị xác nhận cụ thể về số dư công nợ cho chúng tôi tại ngày 31/12/2007. Mong Quý đơn vị vui lòng xác nhận vào phần cuối thư, fax trước khi gửi thư xác nhận này trực tiếp cho Kiểm toán viên của chúng tôi- Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam, theo địa chỉ liên hệ dưới đây. Chúng tôi đánh giá cao sự hồi đáp thư xác nhận này của Quý vị. Trân trọng, CÔNG TY CỔ PHẦN TNHH X ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Địa chỉ liên hệ: Nguyễn thị A – Kiểm toán viên Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam Số 17, lô 2c khu đô thị Trung Yên, Phố Trung Hòa- Quận Cầu Giấy Hà nội Tel: 84 4 7 832 121 Fax : 84 4 7832 122 Chúng tôi xác nhận công nợ với công ty cổ phần khoáng sản X trên sổ kê toán của chung tôi ngày 31/12/2007 như sau: Nội dung Phải trả cho Công ty X tại ngày 31/12/2007 (số tiền VND) Trả trước cho công ty X tại ngày 31/12/2007 (số tiền VND) Ngày tháng.. nắm. Chữ kí/ chức danh (đóng dấu) Biểu 2.5- Mẫu thư xác nhận 2.3.3.4. Kết luận đối với khoản mục phải thu khách hàng Đối với công ty X + Tổng hợp: Công ty chưa thu thập biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm khoá sổ lập BCTC. Công ty bù trừ dư nợ và dư có đối với XI măng Hoàng Thạch khi trình bày khoản mục phải thu khách hàng trên BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2006.Số dư Nợ là : 1.464.097.800, số dư có là: 1.464.097.800 + Ý kiến: Theo các quy định hiện hành, đối chiếu và xác nhận công nợ tại ngày khoá sổ kế toán lập BCTC là công việc mang tính bắt buộc đối với công tác kế toán để đảm bảo số liệu được trình bày trên BCTC phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp Công nợ phải thu khách hàng và khách hàng ứng trước cần được trình bày riêng biệt trên BCTC để phản ánh đúng bản chất công nợ. Các khoản phải thu đã phát sinh từ lâu chưa thu hồi được cần được thu thập đầy đủ hồ sơ và thực hiện đầy đủ các thu tục để thu hồi lại. + Kết luận: Biên bản đối chiếu công nợ đang được bổ sung. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC Ở CÔNG TY CPA VIETNAM 3.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ. 3.1.1. Ưu điểm Về tổ chức quản lý công việc Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức một cách hợp lý, các phòng ban chức năng hoạt động có hiệu quả cao, cung cấp kịp thời và chính xác các thông tin cần thiết cho lãnh đạo công ty. Các phòng ban không hoạt động tách rời nhau mà có sự liên hệ chặt chẽ, và được lãnh đạo bởi các trưởng phòng thường là các chủ nhiệm kiểm toán với kinh nghiệm lâu năm và có khả năng lãnh đạo phân công công việc rất tốt. Về phân công công việc và điều động kiểm toán viên thường do Ban giám đốc của công ty trực tiếp sắp xếp và thông báo cập nhật hàng tuần tạo điều kiện cho các KTV hoàn thành được khối lượng công việc lớn nhưng vẫn đạt chất lượng cao. Bên cạnh đó, một ưu điểm nữa là việc phân công nhóm kiểm toán do ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo nên có sự đan xen giữa nhân viên các phòng nghiệp vụ ở các nhóm kiểm toán khác nhau, tạo điều kiện cho các KTV được trao đổi và tiếp xúc, học hỏi từ nhiều KTV ở các phòng khác trong công ty cũng như các trưởng phòng khác ở công ty. Việc lựa chọn nhóm kiểm toán: đối với khách hàng thường niên thì nhóm trưởng được giữ nguyên, chỉ thay đổi các trợ lý kiểm toán; đối với các khách hàng mới, CPA lựa chọn kiểm toán viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng làm nhóm trưởng. Với việc lựa chọn như vậy, các kiểm toán viên luôn có sự hiểu biết một cách tôt nhất về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không tốn nhiều thời gian và chi phí. Về đội ngũ nhân viên Đội ngũ KTV của CPA VIETNAM là những người có trình độ, năng động, sáng tạo và được đào tạo bài bản từ các trường đại học lớn của Việt Nam. Nhân viên của công ty là những người luôn tuân theo đúng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và có năng lực thực sự, được tuyển chọn kĩ lưỡng qua các cuộc thi tuyển hàng năm của công ty. Đây là nhân tố quyết định sự thành công của công ty trong những năm vừa qua. Các nhân viên trong công ty luôn giữ thái độ chan hòa và thân thiện, tạo môi trường làm việc thuận lợi. Không những thế, CPA Vietnam vẫn luôn chú trọng đào tạo nhân viên ngay cả khi đã làm việc lâu năm trong công ty nhằm tạo ra một đội ngũ nhân viên vững mạnh, có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Các nhân viên của CPA đa phần còn rất trẻ nên luôn năng động và không ngừng tự trau dồi kiến thức cập nhật các tin tức sự kiện kinh tế cũng như tham khảo học tập từ các tài liệu để nâng cao kiến thức chuyên môn, phục vụ tốt công tác của nghề kiểm toán. Về thiết kế chương trình kiểm toán mẫu Hiện nay, với sự giúp đỡ của hãng kiểm toán quốc tế Moorstiphen, CPA Vietnam đã thiết kế được một chương trình kiểm toán riêng của mình hỗ trợ hữu hiệu cho công tác kiểm toán của các KTV. Chương trình kiểm toán này bao gồm những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần được thực hiện, sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trong đó, chương trình kiểm toán này bao gồm tất cả các thủ tục chi tiết của tất cả các phần hành kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho các KTV khi thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán của công ty được cập nhật hàng năm dựa trên những kinh nghiệm thu thập được của KTV trong mùa kiểm toán và những thay đổi về các chính sách kế toán, kiểm toán trong năm của Bộ tài chính. Do đó chương trình kiểm toán càng ngày càng phù hợp, hiệu quả hơn. Về việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán Do công tác tổ chức quản lý ở CPA được thực hiện khá tốt nên hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ở công ty cũng mang lại hiệu quả cao. Công ty đã xây dựng được một quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán khá chặt chẽ với sự phân công phân cấp rõ ràng cho từng cá nhân chịu trách nhiệm soát xét như ban giám đốc, trưởng phó phòng, trưởng nhóm. Công tác kiểm soát chất lượng được thực hiện nghiêm túc ngay từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và đến kết thúc kiểm toán. Ngay khi các trưởng nhóm lập kế hoạch kiểm toán thì đã được soát xét bởi các chủ nhiệm kiểm toán giàu kinh nghiệm trước khi được công bố tới các KTV khác hoặc gửi đến khách hàng. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, ngay sau mỗi ngày làm việc, các trưởng nhóm kiểm toán kiểm tra và soát xét giấy tờ làm việc của các trợ lý KTV và KTV để nắm bắt tình hình. Đến ngày cuối cùng làm việc tại công ty khách hàng, chủ nhiệm kiểm toán thường kiểm tra và tổng hợp các giấy tờ làm việc của nhóm và thực hiện soát xét, đưa ra các câu hỏi khi thấy có sự sai sót. Như vậy, việc kiểm soát chất lượng của hoạt động kiểm toán được thực hiện ở công ty CPA Vietnam ngay từ khi mới bắt đầu cho đến khi kết thúc cuộc kiểm toán chứng tỏ công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán được thực hiện ở công ty khá hiệu quả và chặt chẽ. Đây là nhân tố quan trọng góp phần tạo uy tín cho công ty trên thị trường kiểm toán. Về xác định và phân bổ mức trọng yếu tổng thể KTV của CPA Vietnam đã thực hiện xác định và phân bổ mức trọng yếu tổng thể một cách thận trọng và nghiêm túc và từ đó giúp ích cho công việc kiểm toán đạt hiệu quả cao. Việc này thường được thực hiện dựa trên các xét đoán nghề nghiệp của KTV, tuy nhiên công ty CPA Vietnam đã xây dựng được chương trình xác định mức trọng yếu giúp ích cho các KTV. Về thực hiện thủ tục phân tích Thủ tục phân tích được thực hiện thường là các phân tích tỷ suất và phân tích xu hướng. Kết quả phân tích là cơ sở quan trọng ban đầu để giúp các KTV lựa chọn các thử nghiệm chi tiết góp phần giảm rủi ro và chi phí kiểm toán. Công việc này khá mất thời gian và thường bị bỏ qua ở nhiều công ty kiểm toán khác nhưng CPA VIETNAM đã thực hiện khá hiệu quả. Về thiết kế hồ sơ kiểm toán Hệ thống hồ sơ kiểm toán được phân loại và trình bày hợp lý, khoa học thông qua hình thức đánh tham chiếu có chỉ mục. Đồng thời các hồ sơ kiểm toán luôn tuân theo một quy trình soát xét cụ thể, chặt chẽ và được lưu trữ, quản lý tập trung tại nơi lưu trữ hồ sơ của công ty để làm tài liệu phục vụ cho các cuộc kiểm toán sau. Điều này tạo điều kiện phục vụ một cách tốt nhất cho các KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán cũng như ban giám đốc của công ty và những người không tham gia trực tiếp kiểm toán cũng có thể theo dõi các công việc mà KTV đã thực hiện, kết quả cuộc kiểm toán, qua đó đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán. 3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại 3.1.2.1. Về công tác đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng. CPA Vietnam đã tiến hàng đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB của khách hàng thông qua thiết kế các bảng câu hỏi về tính chính trực của ban giám đốc, thiết kế hệ thống kế toán... Tuy nhiên việc áp dụng các câu hỏi này vào mỗi cuộc kiểm toán nhiều khi mang tính máy móc, không phù hợp với một số khách hàng. Hơn nữa, các câu hỏi này vẫn còn mang tính chung chung chưa cụ thể, chưa thực sự đi sâu vào tìm hiểu hệ thống KSNB mà mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu thái độ của ban giám đốc, hay việc chấp hành các quy định quy tắc của nhân viên ở công ty khách hàng... Vì thế có thể dẫn tới đánh giá rủi ro kiểm soát cho khaorn mục phải thu không chính xác và phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục này có thể chưa phù hợp. Ngoài ra khi đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng, CPA VIETNAM mới chỉ dừng lại ở tìm hiểu các thủ tục kiểm soát của khách hàng mà chưa tiến hành các thủ tục kiểm toán để khẳng định chắc chắn các thủ tục kiểm soát là thực sự có hiệu lực. 3.1.2.2. Về chương trình kiểm toán mẫu. Việc thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết ở công ty mang lại nhiều thuận lợi cho các KTV. Tuy nhiên nhược điểm là chương trình này được thực hiện và áp dụng cho một số lượng lớn các khách hàng khác nhau, hình thức kinh doanh khác nhau. Thực tế, khi làm việc thì các KTV sẽ biết cách thêm hoặc bớt các thủ tục để phù hợp với các loại hình công ty khác nhau. Nhưng điều này cũng khó tránh khỏi dẫn đến một số rủi ro như một số thủ tục thêm vào hoặc bớt đi sẽ không phù hợp. Trong chương trình kiểm toán khoản mục phải thu cũng như các khoản mục khác không thiết kế các thủ tục về đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục ấy mà chỉ có thủ tục đánh giá hệ thống KSNB chung cho cả công ty khách hàng. Vì vậy rất khó xác định mức rủi ro cho từng khoản mục, dẫn đến khó xác định các thủ tục kiểm toán phù hợpCông việc này cũng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KTV để đánh giá. 3.1.2.3. Về thủ tục kiểm tra chi tiết. Khi kiểm toán các khoản mục phải thu ở các khách hàng khác nhau KTV cũng thường thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết như nhau. Một phần là do công ty chưa xây dựng các thủ tục đánh giá chất lượng hệ thống KSNB cho riêng khoản mục này. KTV dựa vào kinh nghiệm để đánh giá nên nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm toán KTV sẽ thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết ở mức tối đa. 3.1.2.4. Về việc gửi thư xác nhận. Gửi thư xác nhận các khoản phải thu là thủ tục quan trọng nhất để kiểm tra các mục tiêu hiệu lực, định giá và kịp thời. Trong thực tế kiểm toán, việc gửi thư xác nhận tốn khá nhiều thời gian, chi phí và cũng có khả năng không nhận được sự hồi đáp. Chính vì vậy khi kiểm toán các khách hàng các năm trước đã kiểm toán, KTV chủ yếu dựa vào biên bản đối chiếu công nợ do chính khách hàng thực hiện với đối tác của họ. Chỉ có những đối tượng nào có chênh lệch giữa sổ kế toán và biên bản đối chiếu thi mới gửi thư xác nhận hoặc số thư xác nhận gửi đi khá ít so với quy mô của khách hàng. Việc này có thể sẽ làm tăng khả năng có sự dàn xếp trước. 3.2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện khoản mục phải thu trong kiểm toán BCTC ở CPA Vietnam 3.2.1. Về công tác đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng. Công tác đánh giá hệ thống KSNB của CPA Vietnam chưa thực sự hiệu quả do các KTV chỉ tiến hành đánh giá thông qua sử dụng một bảng câu hỏi chung chung theo mẫu sẵn có. Và bảng câu hỏi này cũng lại được thiết kế chung cho mọi khách hàng nên thực sự là nhược điểm lớn cho việc đánh giá hệ thống KSNB của công ty khách hàng. Vì vậy, đối với mỗi loại hình công ty khác nhau, CPA Vietnam nên thiết kế các bảng câu hỏi khác nhau phù hợp loại hình công ty, hơn là chú trọng phần lớn vào thái độ của ban giám đốc hay tác phong chấp hành kỉ luật của nhân viên Cụ thể hơn, đối với các tổng công ty lớn, các công ty mẹ, KTV nên thực hiện đánh giá KSNB thông qua quan sát đồng thời kiểm tra về sự liên hệ giữa tổng công ty và các công ty con để thấy được hệ thống KSNB có thực sự hoạt động không. Ngoài ra KTV cũng nên thực hiện một số thủ tục kiểm soát khác như trao đổi với nhân viên công ty khách hàng, quan sát, điều tra để chắc chắn rằng các thủ tục KSNB được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, hơn là chỉ thông qua trao đổi với ban giám đốc hoặc lãnh đạo các phòng ban của công ty khách hàng. Ngoài ra, công ty CPA nên sử dụng kết hợp bảng câu hỏi với lưu đồ hoặc với bảng tường thuật trong việc mô tả hệ thống KSNB của khách hàng. Bảng tường thuật về KSNB tức là KTV mô tả cơ cấu KSNB của khách hàng thông qua văn bản. Bảng tường thuật sẽ cung cấp thêm sự phân tích về cơ cấu kiểm soát giúp KTV hiểu biết đầy đủ hơn về hệ thống KSNB. Lưu đồ tức là KTV trình bày toàn bộ các quá trình kiểm soát áp dụng cũng nbư mô tả các chứng từ, tài liệu kế toán cùng quá trình vận động và luân chuyển chúng bằng các kí hiệu và bản đồ. Lưu đồ về KSNB giúp KTV nhận xét dễ dàng chỉ rag các thủ tục kiểm soát áp dụng đối với các hoạt động và dễ dàng chỉ rag các thủ tục kiểm soát cần bổ sung. Tuy phương pháp lưu đồ có hạn chế là phức tạp và tốn nhiều thời gian khi áp dụng vói các khách hàng có quy mô lớn, có hệ thống KSNB phức tạp nhưng trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên việc áp dụng phương pháp này thực tế rất phù hợp, hiệu quả. Kết hợp các phương pháp này linh hoạt sẽ cung cấp cho KTV hình ảnh rõ nét nhất và có được hiểu biết tốt hơn về hệ thống KSNB của khách hàng. Bên cạnh đó, theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 để chứng minh sự tồn tại và hiệu quả của các thủ tục kiểm soát được thiết kế trong hệ thống KSNB của khách hàng, KTV cần thực hiện một số trắc nghiệm độ vững chãi như : phương pháp kiểm tra tài liệu, quan sát, phỏng vấn, walk- through Phương pháp kiểm tra tài liệu : ví dụ cụ thể đối với khoản mục phải thu, KTV cần kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và chính xác của các chứng từ, hóa đơn thông qua kiểm tra chi tiết về sự tồn tại của chữ kí của những người có liên quan, về sự đầy đủ của các hóa đơn, chứng từ quyết định có liên quan như vận đơn, ủy nhiệm thu. Hoặc kiểm tra sự chính xác khớp đúng của số liệu trên chứng từ so với sổ sách. Phương pháp quan sát hoặc phỏng vấn: KTV tiến hành quan sát các hoạt động liên quan đến KSNB hoặc phỏng vấn nhân viên đơn vị về các thủ tục kiểm soát của những người thực thi công việc KSNB. Ngoài ra KTV có thể dùng phép thử “walk- though” theo thủ tục và theo chứng từ để theo dõi từng bước thực hiện nghiệp vụ trên sổ sách hoặc trong thực tế để đánh giá về kiểm soát đối với nghiệp vụ đó. 3.2.2.2. Về chương trình kiểm toán mẫu. Để tăng chất lượng hoạt động kiểm toán, trong khoảng thời gian không phải mùa kiểm toán, KTV và lãnh đạo công ty nên nghiên cứu tài liệu, trao đổi với các thành viên khác trong Hãng Moorstiphen để đúc rút kinh nghiệm thực tế và tiếp thu ý kiến nhằm xây dựng cho mình một số chương trình kiểm toán riêng cho các khách hàng điển hình, thường niên. Ví dụ công ty hay thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp và công ty quy mô vừa và nhỏ trong lĩnh vực may mặc hay kinh doanh tổng hợp thì nên xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp với loại hình công ty vừa và nhỏ này. Cụ thể như công ty có thể thêm hoặc bớt một vài thủ tục trong các chương trình kiểm toán chi tiết. 3.2.2.3. Về thủ tục kiểm tra chi tiết. Nếu các kiến nghị trên có kết quả thì hệ thống KSNB sẽ được đánh giá chính xác hơn. Khi hệ thống KSNB được đánh giá chính xác, KTV có thể dựa vào kết quả đó để thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết phù hợp, tránh tình trạng thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết với giả sử rủi ro kiểm soát ở mức độ cao. Hiện nay, công ty thực hiện chọn mẫu hệ thống dựa trên xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Công việc này đòi hỏi các KTV có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, nên đây là một trong những điểm chưa mạnh của CPA Vietnam do các kiểm toán viên của công ty thường là các KTV với tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ. Vì vậy, công ty nên thực hiện áp dụng các loại hình chọn mẫu khác nữa để phù hợp với từng loại khách hàng. Cụ thể, khi kiểm toán tại một tổng công ty lớn, KTV hoặc các TLKTV mà thiếu kinh nghiệm sẽ bối rối khi phải chọn một số lượng lớn mẫu mà không biết bắt đầu từ đâu. Vì vậy, công ty có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên như sau : Giả sử cần chọn 3 khoản mục để kiểm toán số dư các khoản phải thu của một đơn vị 20 khoản mục có số dư cụ thể và được cộng dồn trong bảng 3.1. Bảng 3.1: Số dư các tài khoản phải thu của đơn vị được cộng dồn (đơn vị tính: Triệu đồng) (14). Số TT tài khoản Số dư trên sổ Số tiền cộng dồn Số TT tài khoản Số dư trên sổ Số tiền cộng dồn 1 654 654 11 304 6.580 2 1.854 2.508 12 190 6.770 3 190 2.698 13 106 6.876 4 373 3.071 14 64 6.940 5 501 3.572 15 120 7.060 6 333 3.905 16 100 7.160 7 1.115 5.020 17 18 7.178 8 378 5.398 18 102 7.280 9 152 5.550 19 120 7.400 10 726 6.276 20 160 7.560 Các phần tử nằm trong tổng thể được chọn là số tiền từ 654 đến 7.560. Bước 1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất. Việc định lượng cho các tài khoản phải thu đã được thực hiện vì mỗi khoản mục đều được gắn với một con số duy nhất đó chính là các số tiền cộng dồn tương ứng. Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa Bảng số ngẫu nhiên với đối tượng kiểm toán đã định lượng. Số chữ số trong Bảng số ngẫu nhiên là 5 chữ số nên có thể xảy ra 3 trường hợp: Thứ nhất: các con số định lượng của các tài khoản phải thu cũng gồm 5 chữ số. Khi đó có quan hệ tương quan 1-1 giữa định lượng tài khoản phải thu với các số ngẫu nhiên trong Bảng tự nó đã được xác lập. Thứ hai: các con số định lượng của tài khoản phải thu gồm số lượng chữ số ít hơn 5 chữ số. Trong ví dụ trên con số định lượng các tài khoản phải thu là số có 4 chữ số. Do vậy KTV có thể xây dựng mối quan hệ với Bảng số ngẫu nhiên bằng cách lấy 4 chữ số đầu hoặc cuối của số ngẫu nhiên trong Bảng. Nếu trường hợp số định lượng còn có ít chữ số hơn nữa có thể lấy chữ số ở giữa trong số ngẫu nhiên. Ở đây giả sử KTV lấy 4 chữ số cuối của số ngẫu nhiên. Thứ ba: các số định lượng của tài khoản phải thu có số chữ số lớn hơn 5. Khi đó đòi hỏi KTV phải xác định lấy cột nào trong Bảng làm cột chủ và chọn thêm những hàng số ở cột phụ của Bảng. Bước 3: Lập hành trình sử dụng Bảng. Đây là việc xác định hướng đi của việc chọn các số ngẫu nhiên. Hướng đó có thể dọc (theo cột) hoặc ngang (theo dòng), có thể xuôi (từ trên xuống) hoặc ngược (từ dưới lên). Trong ví dụ giả sử KTV quyết định từ trên xuống xuôi theo cột và từ trái qua phải. Bước 4: Chọn điểm xuất phát. Bảng số ngẫu nhiên bao gồm rất nhiều trang. Để chọn điểm xuất phát, Bảng số ngẫu nhiên nên được mở rag một cách ngẫu nhiên và ngẫu nhiên chọn rag một số trong Bảng để làm điểm xuất phát. Trong ví dụ giả sử KTV chọn điểm xuất phát ngẫu nhiên là dòng 11 cột 2 (số giao nhau giữa dòng 11 và cột 2 là 9.578). Theo đó số 9.578 này vượt quá phạm vi số cộng dồn của các tài khoản phải thu (654, 7560) do vậy loại bỏ số này và bắt đầu chọn theo lộ trình đã xây dựng ta được các số ngẫu nhiên 0961; 3.969; 1.129; 7.336; và 2.765. Các số dư cần kiểm toán ( suy ra từ số ngẫu nhiên chọn được theo cách lấy số cận kề trên số ngẫu nhiên ) sẽ bao gồm: Bảng 3.2: Bảng kết quả mẫu tài khoản phải thu được chọn Số ngẫu nhiên được chọn Số cộng dồn suy ra Số dư tài khoản Số thứ tự khoản mục 0961 2.508 1.854 2 3.969 5.020 1.115 7 1.129 2.508 1.854 2 3.2.3.4. về việc đánh giá mức rủi ro và trọng yếu. Đối với khách hàng thường xuyên, kiểm toán viên phải có sự xem xét sơ bộ về những thay đổi chung của Công ty khách hàng trong năm kiểm toán để đánh giá mức rủi ro hợp lý về Báo cáo tài chính của khách hàng, kiểm toán viên cần có sự đánh giá thích đáng đối với những khách hàng này để giảm bớt khối lượng công việc. KẾT LUẬN Khoản mục phải thu khách hàng là một trong những khoản mục tương đối quan trọng trong kiểm toán BCTC đối với tất cả các doanh nghiệp. Qua đó, kiểm toán viên có thể đánh giá phần nào về tình hình hoạt động cũng như các khả năng thanh toán của công ty khách hàng để từ đó giúp đưa ra những nhận định đúng đắn cũng như những tư vấn hữu ích cho công ty khách hàng. Qua thời gian thực tập tại CPA VIENAM, em đã có thời gian tìm hiểu thực tế môi trường, cách thức làm việc thực tế mà KTV công ty đã thực hiện. Em cũng thấy được phương pháp vận dụng lý luận vào thực tế công việc kiểm toán ở CPA VIETNAM nói chung và các công ty kiểm toán nói riêng. Vì vậy đây thực sự là một thời gian có ích, giúp em có được những kiến thức và kinh nghiệm thực tế phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của mình. Tuy đã rất cố gắng nhưng bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô để em có thể học hỏi và hoàn thiện kiến thức cho bản thân. Một lần nữa em xin chân thành các ơn thầy giáo Th.s Phan Trung Kiên và ban giám đốc cùng các anh chị trong công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam đã giúp đỡ, hướng dẫn em tận tình trong thời gian thực tập vừa quaTuy đã rất cố gắng nhưng bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô để em có thể học hỏi và hoàn thiện kiến thức cho bản thân. Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2008 Sinh viên Vũ Phương Trang Danh sách tài liệu tham khảo: 1. Bộ Tài chính, Quyết định số 120/1999/QĐ-BTC ngày 27 tháng 9 năm 1999. 2. Bộ Tài chính, Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29 tháng 2 năm 2000. 3. Bộ Tài chính, Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001. 4. Bộ Tài chính, Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2003. 5. Bộ tài chính, CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (quyển 1) 6. CPA VIETNAM, Hồ sơ kiểm toán công ty X năm 2008 CPA VIETNAM, Quy chế nhân viên công ty CPA VIETNAM, các mẫu giấy tờ làm việc 7. GS. TS. Nguyễn Quang Quynh.( 2001), Kiểm toán tài chính, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội. 8. GS. TS. Nguyễn Quang Quynh (2005), Lý thuyết kiểm toán, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội. 10. Trang web : www.cpavietnam. org.vn www.kiemtoan.com.vn www.tapchiketoan.com.vn DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính CĐKT Bảng cân đối kế toán CPA VIETNAM Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam KSNB: Kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên BCĐTK Bảng cân đối tài khoản HĐSXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tỷ lệ các loại dịch vụ theo doanh thu. 9 Bảng 1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của CPA VIETNAM qua các năm 10 Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty CPA Việt Nam 13 Bảng 2.1 - Bảng tổng hợp theo điều tra của kiểm toán viên 27 Bảng 2.2. Trích hướng dẫn kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 29 Bảng 2.3. Trích Thủ tục kiểm toán chi tiết ( chương trình kiểm toán TK 131) 31 Bảng 2.4: Bảng tổng hợp câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát (12). 48 Bảng 2.5. Trích phân tích dọc ( sơ bộ) bảng CĐKT công ty X năm 2007 51 Bảng 2.6: Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp (trích) 52 Bảng 2.7: Bảng xác định mức trọng yếu tổng thể PM 55 Bảng 2.8 trích hướng dẫn kiểm toán khoản mục phải thu 56 Bảng 2.9 Tổng hợp đối chiếu công nợ 57 Biểu 2.1: Mẫu giấy tờ làm việc 58 Biểu 2.2: Mẫu giấy tờ tổng hợp số liệu 59 Biểu 2.3: Mẫu giấy tờ kiểm tra chi tiếtWorking paper 5342 62 Biểu 2.4: Mẫu giấy tờ kiểm tra chi tiết TK131 63 Biểu 2.4: Mẫu giấy tờ kiểm tra chi tiết 64 Biểu 2.5- Mẫu thư xác nhận 66

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7298.doc
Tài liệu liên quan