Đề tài Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan và Singapore

Thái Lan họ có gì? Trong khi đó, chúng ta có được thiên nhiên ưu đãi đủ mọi thứ, từ tài nguyên đến cảnh đẹp. Vậy mà chúng ta chỉ biết lợi dụng nó cho mục đích trước mắt mà không biết giữ gìn, tu tạo. Hà nội - Điểm đến của Thiên niên kỉ mới - mà khi đến người ta không biết đến làm gì. Các thắng cảnh thì không được tu tạo thường xuyên, xuống cấp, dịch vụ đắt đỏ, mua hàng thì bị chặt chém đến việc móc túi, ăn xin cũng đủ làm du khách không muốn đến Việt Nam lần thứ 2. Là người Việt Nam chân chính, họ cảm thấy xót xa khi thấy du khách nước ngoài nói, đến Hà Nội chỉ nửa ngày là đủ.Thủ đô Hà Nội mà chỉ cần nửa ngày để thăm thì thật là đáng tiếc. Chính ph ủ ta đã đề ra chương trình “Hành động quốc gia về du lịch 2006 – 2010” đặt mục tiêu đạt tỷ lệ tăng trưởng 10 - 20%/năm trong những năm tới. Đến năm 2010, dự kiến sẽ đón 6 triệu khách quốc tế và 25 triệu khách nội địa, đạt thu nhập 4 - 5 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu trên, ngành du lịch đã xây dựng được các loại hình du lịch và tuyến du lịch mới nối các điểm du lịch, khu du lịch ở cả miền núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng ven biển và hải đảo. Hình thành được các loại hình du lịch mới, đặc thù như đi bộ, leo núi, lặn biển, hang động, du lịch đường bộ xuyên Việt bằng xe đạp, mô tô, ô tô, du lịch đồng quê, du lịch sinh thái, du lịch thể thao giải trí, du lịch nghỉ dưỡng. Các sản phẩm này khai thác được giá trị nhân văn, giàu bản sắc văn hoá dân tộc. Sắp tới, Việt Nam sẽ là điểm đến của du lịch MICE, du lịch nghỉ biển và mua sắm. Nói chung, so với Thái Lan hay Singapore - những nước có nền du lịch phát triển, Việt Nam là một điểm đến mới, và vì là sản phẩm mới, nên hy vọng sẽ hấp dẫn khách du lịch. Với chiến lược phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong 5 năm tới sẽ mở ra triển vọng lớn cho các nhà đầu tư và kinh doanh du lịch trong nước và quốc tế. Đầu tư, liên doanh, liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực, lữ hành, vận chuyển cũng sẽ được khuyến khích.

doc30 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan và Singapore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ny Show (ShowGirl); Marine Park - nơi tập trung các loại thú quý hiếm trên thế giới, xem các chương trình biểu diễn đặc biệt của các loài thú, thăm trại rắn. Du khách sẽ thấy thú vị với Vườn thú lộ thiên Safariworld, xem biểu diễn cá heo, điệp viên 007, màn trình diễn của các chàng cao bồi Tây Âu; Cung điện Hoàng Gia, chùa Phật Ngọc, chùa Vàng với tượng Phật nằm. Trên hành trình, du khách còn được nhiều cơ hội tự dâng hiến những đồng tiền tiết kiệm khi đến thăm các trung tâm mua bán đá quý hay mua sắm tại các siêu thị: BigC, Lotus, Sogo Market, Tokyu và chợ bán buôn quần áo Pratunam... Hay tự do dạo chơi chợ đêm PatPong, xem Showgirl hoặc thưởng thức các loại hoa quả tươi ngon của Thái Lan. Pattaya là một trong những địa danh nổi tiếng của Thái Lan. Hàng năm, khoảng 2/3 các tour đến Thái Lan thế nào cũng vòng qua đây một hai ngày cho bà con dạo chơi và trong đó có thể xem Alcaza show hoặc Tiffany Show biểu diễn. Thái Lan còn có tuyến du lịch nổi tiếng thế giới là BăngKok – Phu Ket. Đảo Phú Két được mệnh danh là hòn đảo của thiên thần! Đây là nơi nghỉ ngơi lý tưởng cho du khách sau những ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Là một hòn đảo có bờ biển dài, mội trường trong sạch, nước trong xanh và dải cát trắng mịn, du khách có thể thả mình cả ngày trong làn nước mà không thấy sự chán. Hòn đảo này mang riêng trong mình một dáng vóc của sự sang trọng, quyến rũ không bao giờ ngừng.... Thái Lan từ lâu đã được mệnh danh là xứ sở của những nụ cười thân thiện và để lại trong lòng du khách những kỷ niệm khó phai. Ai đã có dịp qua đây chỉ mong có điều kiện để quay lai. Bạn cũng có điều kiện hãy khám phá vùng đất phía Bắc Thái Lan với khí hậu ôn hòa quanh năm. Tìm hiểu về đời sống những người dân tộc thiểu số đầy nhiệt tình và thân thiện. Muốn vậy hãy tham gia tuyến du lịch nổi tiềng Thái Lan là BăngKok – Chiang Mai. Đây cũng là 2 thành phố được một tạp chí Mỹ xếp thứ nhất và nhì về thu hút khách du lịch của châu á. Thắng cảnh của họ, có thể nói, khó so sánh với Việt Nam. Nhưng cái đầu làm du lịch của họ hơn ta nhiều bậc. Họ giăng chiếc lưới đầy hấp dẫn cho du khách sa vào. Đặc biệt là họ kết hợp du lịch với thương mại, nên các sản phẩm của Thái Lan được bán cho du khách với một số lượng khủng khiếp. 3.1.1. Đầu tiên họ dụ khách vào trước: Bất cứ ai đặt chân đến sân bay quốc tế Bangkok cũng dễ dàng "ngửi" được cái không khí sặc mùi du lịch. Sân ga đông nghẹt người, và có thể nhận ra ngay phần lớn là du khách. Những đoàn khách rồng rắn đi theo người cầm cờ là các hướng dẫn viên du lịch. Có rất nhiều người cho rằng "Đi Thái Lan chơi rẻ hơn Hà Nội. Từ TPHCM đi Hà Nội, tiền máy bay thôi đã mất đứt 200USD/vé khứ hồi. Còn Thái Lan chỉ mất 305USD là chơi được mấy ngày vô tư". Tôi thực sự kinh ngạc bởi không hiểu tại sao chỉ với số tiền khiêm tốn như vậy mà các hãng du lịch có thể tổ chức cho du khách đến Thái Lan chơi "vô tư" 5 ngày, và người Thái có nghệ thuật gì mà hấp dẫn hàng vạn du khách mỗi ngày? Tìm đến các địa chỉ du lịch nổi tiếng của Thái Lan để tự tìm câu trả lời. Với em, Thái Lan không có điểm nào thực sự gây ấn tượng bởi cái đẹp hay sự độc đáo. Nhưng lạ một điều là mọi nơi đều hấp dẫn được du khách. Xe loại hai tầng đưa đón khách đậu san sát. Du khách chen vai nhau chật cứng... Ví dụ như chùa Phật Vàng ở khu phố người Hoa, người ta tứ xứ, da vàng, da đen, da trắng, mũi cao, mũi thấp kéo vào ùn ùn. May mà tượng phật quá cao lớn nên từ xa trông vào cũng thấy được mặt phật, không thì khó khăn cho những ai có thành tâm chiêm bái. Còn ở Hoàng cung của Hoàng gia Thái Lan, một điểm du lịch nổi tiếng số một của Bangkok thì không thể tưởng tượng được người đâu ra mà đông đến thế. Hôm tôi đến trời nắng như đổ lửa, du khách chen chúc trong cái nóng hầm hập. Nắng thế, nóng thế, nhưng trông vẻ mặt ai cũng tỏ ra rất thoả mãn, khoan khoái. Ở đây trung bình mỗi ngày có khoảng 10.000 lượt người vào xem, cao điểm có 30.000 lượt người. Em cứ suy nghĩ một điều, chùa Phật Vàng không đẹp, Hoàng cung cũng bình thường. Ở VN có rất nhiều chùa đẹp hơn nhiều, Hoàng thành Huế uy nghi và hoành tráng, bốn bề thành luỹ, trước mặt là dòng sông Hương, xa xa là những ngọn núi Ngự Bình, dãy núi Kim Phụng. Có thể nói, Hoàng thành Huế có phong cảnh hữu tình, kiến trúc độc đáo, phối hợp với cả cụm các lăng tẩm đền đài đa dạng, là di sản văn hoá thế giới. Vậy mà sống ở Huế nhiều năm, đến Huế cũng nhiều lần mỗi dịp lễ hội, nhưng chưa bao giờ em thấy được cảnh có đông du khách như ở đây? Phải nói trước tiên, Thái Lan có chủ trương phải thu hút thật đông du khách bằng giá. Người Thái có chủ trương "số đông trước". Để cạnh tranh với các nước có ngành du lịch nổi tiếng trong khu vực như Singapore, Thái Lan bắt buộc phải phối hợp với các Cty du lịch của các nước để xây dựng tour với giá rẻ nhất. Để làm được điều đó, các khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi cùng thống nhất hạ giá cho khách tour. Ví dụ như hãng máy bay bán vé group (nhóm) giá hạ 30 - 40%, khách sạn cũng giảm 40 - 50%, nhà hàng và các điểm du lịch thì bán vé đoàn, tính ra mỗi du khách chỉ mất 20% so với đi lẻ. Ngoài cạnh tranh về giá, các điểm du lịch của Thái Lan đều là của tư nhân, họ chủ động và linh động trong kinh doanh, biết xây dựng nhiều chương trình, màn biểu diễn phong phú, hấp dẫn. Như tại vườn thú Safari, chủ nhân của điểm du lịch này cho du khách thưởng thức những động vật thả hoang trong khu vườn 600ha. Sư tử, hổ, gấu, hươu, nai thả tự do không nhốt chuồng. Thú nuôi phong phú. Thấy bầy hươu cao cổ mấy chục con, mà thương cho TPHCM mới gom góp chắt chiu mua cho Thảo Cầm viên Sài Gòn được hai con hươu cao cổ "thiếu nhi" cuối tháng vừa qua. Xem thú xong, du khách được sang một khu riêng biệt để xem biểu diễn cá heo và nhiều show khác tuỳ thích. 3.1.2. Tiếp theo đó là họ “móc túi” sau: Có tiền mới di du lịch. Đi du lịch là để xài tiền. Nắm chắc được yếu tố này nên cỗ máy du lịch Thái Lan vận hành theo kiểu thu hút du khách vào càng nhiều càng tốt, sau đó mới "móc túi" một cách hợp lý nhất. Mấy ngày lang thang ở Thái Lan, em thấy người Thái rất hiền, buôn bán đàng hoàng, thân thiện. Em không thấy cảnh chèo kéo bán hàng, làm tội làm tình du khách như ở VN. Những cô, những cậu săn ảnh du khách, sau đó bán lại, mua hay không mua cũng được. Nhưng nhiều người sẵn sàng trả tiền cho một tấm ảnh kỷ niệm của mình. Nhẩm tính nếu với tỉ lệ 3/10 người chịu mua (150 baht/tấm), thì mỗi ngày tại điểm du lịch Hoàng cung, tiền bán ảnh thu được 600.000 baht (khoảng 240 triệu đồng), chưa kể các điểm khác như sân bay, vườn bướm... Mua lại tấm ảnh mình bị chụp là một chuyện, chuyện khác là tự mình xin được chụp. Như sau mỗi show voi biểu diễn ở Vườn hoa Nong Nooch thuộc thành phố Pattaya, du khách không khỏi bị quyến rũ bởi những chú voi. Và ai xin đứng cạnh voi, lên ngồi trên vòi voi để chụp ảnh. Giá trả cho voi là 50 baht (khách tự chụp). Chưa kể là cưỡi voi, bỏ ra 200 baht. Ngoài vô vàn cách lấy tiền đáng yêu trên, ngành du lịch Thái Lan còn kết hợp với các cơ sở sản xuất để "móc túi" khách vô cùng nghệ thuật. Điển hình như du khách sẽ được đi tham quan viện nghiên cứu nọc độc rắn ở Bangkok. Sau khi xem màn biểu diễn "hôn" rắn rùng rợn của nghệ nhân Thái, du khách sẽ được đưa vào phòng nghe thuyết trình về các dược liệu sản xuất từ rắn. Khách nước nào sẽ có người thuyết trình bằng tiếng nước đó, dược sĩ mà giới thiệu sản phẩm cực kỳ chuyên nghiệp. Nghe xong, khó lòng từ chối mua những lọ thuốc quý hiếm mặc dù nó rất đắt tiền (trung bình 100USD/lọ 80 viên). Có một đoàn khoảng 20 người, mua tổng cộng khoảng 2.500USD. Chỉ mới một đoàn thôi mà bán được như vậy thì viện này khỏi cần phải đi tiếp thị và mở đại lý ở đâu cho xa. Rồi tại cơ sở sản xuất da cũng ở Bangkok, điểm mà các Cty du lịch Thái Lan thường đưa du khách tới. Sản phẩm được sản xuất từ các loại da thú, rất đắt tiền, một túi xách phụ nữ giá khoảng 200 - 300USD, một chiếc móc khoá nhỏ xíu cũng 60.000 đồng. Bà Siwapom, quản lý bán hàng tại đây cho biết, mỗi ngày có chừng 100 đoàn (khoảng 3.000) đến tham quan cơ sở sản xuất. Chỉ cần bán móc khóa thôi cơ sở này cũng có doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi ngày. Một trong những nơi du khách đổ tiền ra khá nhiều là Vườn bướm, nơi bán các loại dược phẩm như cao hổ cốt, sữa ong chúa, mật ong ở vùng Tam giác vàng, tổ yến ở đảo Phu Ket. Sau khi xem bướm, xem hoa, sự lãng mạn đang còn phơi phới trong tâm hồn, du khách sẽ được nghe giới thiệu về các loại thuốc giúp sống lâu, giữ tuổi xuân, đàn ông thì cường tráng, đàn bà thì trẻ đẹp. Mỗi một gói "trẻ đẹp" đó, có giá 50 - 150USD... Nhưng người ta vẫn mua ầm ầm. Anh Quốc Hiền, người Thái gốc Việt bán thuốc ở đây cho biết mỗi ngày có 60 - 90 đoàn đến tham quan, trong đó có chừng 6 đoàn VN. Du khách các nước đều rất thích mua cao hổ cốt và tổ yến ở đây vì rất có chất lượng và uy tín. Quan sát các điểm du lịch kiêm bán hàng, tôi chợt hiểu ngành du lịch và ngành thương mại của Thái Lan kết hợp với nhau rất nhuyễn, một bên chuyền bóng, một bên làm bàn rất đẹp. 3.2. Vì sao Singapore hấp dẫn du khách: Quốc đảo nhỏ bé Singapore chỉ có vẻn vẹn 682,7 km2 và với dân số chỉ có hơn 4,4 triệu người. Vậy mà năm 2005 vừa qua đã đón tiếp tới 8,3 triệu du khách. Nhiều người trong số này đã đến nhiều lần. Khách Việt Nam đi theo tuyến hàng không giá rẻ ( lấy vé sớm chỉ có 99 USD vé khứ hồi !) hôm nào cũng kín máy bay. Đội quân dịch vụ du lịch của nước này chỉ có 150 000 người nhưng đã đem về cho đất nước 9,6 tỷ USD ( 2005 ). 3.2.1. Một thiên nhiên không ưu đãi Tôi đã đến đây nhiều lần và lúc nào cũng nặng lòng suy nghĩ thiên nhiên đâu có ban tặng cho Singapore nhiều ưu đãi như nước ta, nhưng vì sao lại hấp dẫn được nhiều du khách đến thê? Riêng chuyện không đủ nước ngọt mà phải mua thường xuyên từ Malaysia đã thấy khó khăn biết ngần nào. Một đất nước mới giành được độc lập từ năm 1965 và đâu có một nền văn hóa gì riêng biệt. Cả nước có 76% là người Hoa, 13,7% là người Mã Lai , 8,4% là người Ấn Độ, và 1,8% là các dân tộc khác. Nói với nhau phải bằng...tiếng Anh (!), học hành từ Tiểu học đến Đại học cũng đều bằng tiếng Anh. Một bờ biển dài tới 193 km nhưng làm gì có bãi tắm ( trừ một bãi tắm nhân tạo ở đảo du lịch Sentosa ). Cả nước không có một ngọn núi nhỏ nào, nơi cao nhất (Bukit Timah) chỉ cao hơn mặt biển có 166m (!). Không có nông nghiệp nên lương thực, thực phẩm đều phải nhập hết từ nước ngoài. Chi phí nhập khẩu hàng năm cho lĩnh vực này lên đến trên 5,7 tỷ USD, cho dầu và mỡ là 529 triệu USD, cho rượu và thuốc lá là 1,85 tỷ USD (!). Chi phí về nhập khẩu các nguồn năng lượng năm 2004 lên đến 41,45 tỷ USD ... 3.2.2. Một xã hội phồn vinh Bình quân thu nhập đầu người ở Singapore cao tới 29700 USD / năm , hơn cả Nhật Bản ( 29400USD / năm ), mặc dầu mật độ dân số đứng hàng thứ hai trên thế giới ( chỉ sau có Monaco!). Tuổi thọ của người dân Singapore được coi là cao thứ nhì thế giới ( bình quân 81,6 tuổi ), chỉ sau có Andora ( 83,5 tuổi) , cao hơn cả Nhật Bản ( 81,2 tuổi ). Kim ngạch xuất khẩu từ Singapore năm 2005 cao tới 212,4 tỷ USD trong khi kim ngạch nhập khẩu chỉ là 187,5 USD (!). Tổng thu nhập quốc nội năm 2005 lên tới 131,3 tỷ USD. Singapore chỉ là một dấu chấm nhỏ xíu trên bản đồ thế giới nhưng là một thành phố hiện đại. Nhà cửa phần lớn được xây dựng theo quy hoạch từ sau ngày độc lập và gồm nhiều nhà cao tầng rất đẹp. Đường phố đầy những hàng cây xanh nhập nội với tán lá xòe rộng như được uốn từ nhỏ. Dòng sông Singapore thơ mộng và những bờ biển được trang điểm bằng các hàng ăn hải sản chạy dài. Không thấy ai nghèo khổ. Tất cả các khuôn mặt đều rạng rỡ và thân thiện. Ai cũng tự giác chấp hành pháp luật nên không có bất kỳ ai vứt ra đường dù một chiếc giấy gói kẹo hay một mẩu thuốc lá. 3.2.3. Một thị trường du lịch Du khách cảm thấy ở Singapore một tuần vẫn không thiếu chỗ tham quan. Đó là đảo du lịch Sentosa với các khu nghỉ ngơi đẳng cấp cao (Sijori Resort, The Sentosa Resort & Spa, Shangri-La’s, Rasa Sentosa Resort...Trên đảo có biết bao nhiêu chỗ để chơi và để xem. Đó là Thủy cung (Underwater World), là Tháp Carlsberg (cao 110m), là Khu âm nhạc nước ( Musical Fountain ), là Khu trượt xe cảm giác mạnh (Sentosa Luge), là Sân gôn (Sentosa Golf Club), là Khu biểu diễn Cá heo (Dolphin Lagoon), là Vườn Bướm và Côn trùng, là Triển lãm Hình ảnh Singapore, là Tháp Sư tử biển mà du khách có thể leo lên bên trong đến tận miệng sư tử...Năm 2004 riêng hòn đảo nhỏ bé này đã đón tiếp tới 5 triệu lượt du khách. Làm gì cũng phải chi tiền: đi cáp, đi thăm Thủy cung, nghe nhạc nước, trượt xe... Riêng khách Việt Nam đông nghịt trên đảo và thi nhau móc túi để mua vé (!). Ngoài hòn đảo Sentosa còn biết bao chỗ thú vị khác để tham quan: Công viên chim Jurong ( 20,2 ha với 9000 chim thuộc 600 loài khác nhau), Vườn Thú (với 300 loài khác nhau, trong đó có tới 30 loài khỉ -vượn), Bảo tàng Mỹ thuật Singapore (Hiện đang có cả các phòng bày tranh của Cao Hành Kiện, tranh của các họa sĩ Việt Nam), Phố chợ Trung Hoa, Trung tâm Di sản Mã Lai... Nhìn chung có thể thấy rõ sự đầu tư hoành tráng nhằm thu hút du khách trên khắp thế giới. Du lịch đích thực trở thành một ngành Công nghiệp không khói (!) 3.2.4. Một trung tâm mua sắm quốc tế Tại Singapore tất cả các nhà cao tầng đều có vài tầng dưới là Siêu thị. Chỗ nào cũng gặp Siêu thị. Các khách sạn cũng có Siêu thị xen vào. Bên dưới các Khu Hội thảo quốc tế hết sức khang trang cũng gắn liền với Siêu thị. Có cả các chợ nhỏ bán hàng giá hạ. Có thể nói không sai là đến Singapore có thể mua hàng hiệu của toàn thế giới, có thể mua thượng vàng hạ cám, từ hàng rẻ nhất đến hàng đắt giá nhất. Có cả một Thư thành gồm vài chục hiệu sách bán phong phú sách và đĩa nhạc, đĩa hình của rất nhiều nước. Người bán hàng chỗ nào cũng vồn vã, lịch sự. Khắp nơi có chỗ đổi tiền cho nên dù không đâu nhận bán bằng ngoại tệ nhưng du khách không thấy có gì trở ngại. Du khách đi lại rất thuận tiện nhờ hệ thống tàu điện ngầm hiện đại và an toàn. Xe buýt, xe con và xe taxi thay thế hoàn toàn cho các phương tiện cá nhân như xe maý, xe đạp. Xe đi với tốc độ rất nhanh mà không thấy có tai nạn giao thông nhờ tính tự giác cao và hệ thống đèn đường hiện số khắp mọi nơi. 3.2.5. Một trung tâm giáo dục đẳng cấp cao Học sinh Singapore học tiếng Anh từ bậc tiểu học, sách giáo khoa các cấp đều dựa vào giáo trình của các nước tiên tiến cho nên có thể nói kiến thức được giảng dậy là khá cập nhật . Hệ thống giáo dục phổ thông ở Singapore bao gồm 172 trường Tiểu học, 158 trường Trung học cơ sở, 16 trường Trung học Phổ thông. Vì học toàn bằng tiếng Anh cho nên nhiều gia đình ngoại quốc gửi con em đến học ngay từ bậc phổ thông. Đại học Quốc gia Singapore (NUS) là một Đại học đẳng cấp cao với 13 Khoa khác nhau, hiện đang có mặt 22 000 sinh viên và tới 8000 nghiên cứu sinh (trong đó có khá nhiều sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam. Đại học Bách khoa Nanyang (NTU) là Đại học danh tiếng nhất trong số 5 Đại học Bách khoa ở Singapore. Hiện có 5 377 sinh viên và 2 180 nghiên cứu sinh đang theo học ở NTU. Tổng số sinh viên đang theo học tại các trường Đại học ở Singapore hiện là 97 676 sinh viên (45 người dân 1 sinh viên !). Singapore còn tổ chức liên kết đào tạo với nhiều trường Đại học danh giá ở nước ngoài (như Đại học Quốc gia Australia, Đại học Illinois (Hoa Kỳ), Đại học Basel (Thụy Sĩ), Đại học Phúc Đán (Trung Quốc)... Giáo dục Cao đẳng Kỹ thuật (ITE) cũng rất phát triển ở Singapore. Hiện có 19.207 sinh viên đang theo học tại 11 trường loại này. 3.2.6. Một trung tâm điều trị y tế có uy tín Trong những năm gần đây Singapore còn nổi lên như một trung tâm khám chữa bệnh thu hút rất đông người nước ngoài. Nổi bật lên là việc khám và điều trị ung thư, bệnh thận, bệnh thần kinh. Mỗi năm trung bình có tới 150 000 bệnh nhân đến từ nước ngoài, mặc dầu chi phí không phải là thấp. Các bác sĩ Singapore cũng nổi tiếng về việc ghép nội tạng . Từ năm 1987 đã ra đời Tổ chức ghép phủ tạng ( HOTA- The Human Organ Transplant Act ) và từ đó đến nay hàng năm đã cứu sống được rất nhiều người nhờ ghép thận, ghép gan, ghép tim và ghép giác mạc. Luật pháp Singapore cho phép sử dụng nội tạng của những người đột tử do tai nạn giao thông để cứu sống người khác. 4. Đất nước Việt Nam và thực trạng phát triển du lịch của nước ta: 4.1. Đất nước Việt Nam: Diện tích: 329.241 km² Dân số: 80.902.400 người (năm 2003) Thủ đô: Hà Nội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ  S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình). Kinh tuyến: 102º 08' - 109º 28' đông Vĩ tuyến:  8º 02' - 23º 23' bắc Việt Nam là đầu mối giao thông từ  Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Khí hậu: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa Địa hình: Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi Tài nguyên: Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22ºC đến 27ºC. Hàng năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm².  Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh, ít mưa. Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu của các tỉnh phía bắc (từ đèo Hải Vân trở ra Bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á. So với các nước này, Việt Nam nhiệt độ về mùa đông lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn. Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm, từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao). Tài nguyên rừng Rừng của Việt Nam có nhiều loại cây gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, gụ, trắc, pơ mu... Tính chung, các loài thực vật bậc cao có tới 12.000 loài. Cây dược liệu có tới 1.500 loài. Lâm sản khác có nấm hương, nấm linh chi, mộc nhĩ, mật ong... Về động vật, ước tính ở Việt Nam có 1.000 loài chim, 300 loài thú, 300 loài bò sát và ếch nhái, chưa kể các loài côn trùng. Ngoài những loài động vật thường gặp như hươu, nai, sơn dương, gấu, khỉ... còn có những loài quý hiếm như tê giác, hổ, voi, bò rừng, sao la, công, trĩ, gà lôi đỏ... Rừng của Việt Nam hiện đang bị thu hẹp diện tích, nhất là rừng nguyên sinh. Nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm đang bị khai thác, săn bắn lén nên gỗ và chim thú ngày càng cạn kiệt, nhiều loài thú quý đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Tài nguyên thuỷ hải sản Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn là nguồn tài nguyên phong phú về tôm, cá... trong đó có rất nhiều loài quý hiếm. Chỉ tính riêng ở biển đã có 6.845 loài động vật, trong đó có 2.038 loài cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 75 loài tôm, 7 loài mực, 653 loài rong biển... Nhiều loài cá thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao như cá chim, cá thu, mực... Có những loài thân mềm ngon và quý như hải sâm, sò, sò huyết, trai ngọc...  Biển Việt Nam cũng là tiềm năng khai thác muối phục vụ sinh hoạt, công nghiệp và xuất khẩu.  Tài nguyên nước Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào. Diện tích mặt nước lớn và phân bố đều ở các vùng. Sông suối, hồ đầm, kênh rạch, biển... chính là tiền đề cho việc phát triển giao thông thuỷ; thuỷ điện; cung cấp nước cho trồng trọt, sinh hoạt và đời sống... Hệ thống suối nước nóng và nước khoáng, nước ngầm cũng rất phong phú và phân bố khá đều trong cả nước.  Tài nguyên khoáng sản Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng: than (trữ lượng dự báo khoảng trên 6 tỉ tấn); dầu khí (ước trữ lượng dầu mỏ khoảng 3-4 tỷ thùng và khí đốt khoảng 50-70 tỷ mét khối); U-ra-ni (trữ lượng dự báo khoảng 200-300 nghìn tấn, hàm lượng U3O8 trung bình là 0,1%); kim loại đen (sắt, măng gan, titan); kim loại màu (nhôm, đồng, vàng, thiếc, chì...); khoáng sản phi kim loại (apatit, pyrit...). Tài nguyên du lịch Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây Ninh)...; động Tam Thanh (Lạng Sơn), động Từ Thức (Thanh Hoá), Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình)...; thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ thuỷ điện Sông Đà (Hoà Bình - Sơn La), hồ thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), hồ thuỷ điện Yaly (Tây Nguyên), hồ Thác Bà (Yên Bái), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản của thế giới), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), đảo Phú Quốc (Kiên Giang)... Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp nổi tiếng như: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu).. Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên bảy nghìn di tích (trong đó khoảng 2.500 di tích được nhà nước xếp hạng bảo vệ) lịch sử, văn hoá, dấu ấn của quá trình dựng nước và giữ nước, như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu... Đặc biệt quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Hàng nghìn đền, chùa, nhà thờ, các công trình xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước là những điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn. Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc khai thác, những năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Hơn thế, bằng tiềm năng và sản phẩm du lịch của mình, ngành Du lịch đang tạo điều kiện tốt cho bè bạn khắp năm châu ngày càng hiểu biết và yêu mến đất nước Việt Nam. Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú như: suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Định), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình)... 4.2. Thực trạng du lịch Việt Nam hiện nay: Mặc dù chịu nhiều bất lợi: thiên tai xảy ra liên tiếp, giá xăng-dầu thế giới tăng dẫn tới giá tiêu dùng, dịch vụ trong nước cũng tăng cao, dịch cúm gia cầm tiếp tục diễn biến phức tạp, nhìn chung, du lịch Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ cùng nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế đất nước trong một môi trường an ninh, chính trị ổn định, đời sống xã hội được cải thiện và nâng cao. Báo chí nước ngoài đều đánh giá cao về du lịch Việt Nam với nhận xét chung: Việt Nam là điểm đến mang nhiều nét Á Ðông hấp dẫn, gợi mở những khám phá, nhưng điều quan trọng nhất, đây còn là điểm đến thân thiện, an ninh được bảo đảm trong một thế giới đầy biến động. So với các nước khu vực, từ chỗ nằm trong nhóm cuối của ASEAN, trong mười năm, Việt Nam đã vươn lên vị trí trung bình về lượng khách du lịch nhưng lại là nền du lịch đầy tiềm năng. Một điểm nhấn quan trọng của du lịch Việt Nam là việc hoàn thiện và thể chế hóa các văn bản pháp luật với sự ra đời của Luật Du lịch sau một quá trình dài soạn thảo, lấy ý kiến đóng góp và chỉnh lý nội dung. Luật Du lịch được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ bảy, ngày 14-6-2005, vượt trước kế hoạch năm tháng. Luật có nhiều điểm quy định mới và phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Pháp lệnh Du lịch năm 1999, là nền tảng pháp lý quan trọng cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và hoạt động du lịch trong giai đoạn mới, thể hiện  quan điểm, chính sách của Ðảng, Nhà nước phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, kích thích đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo; đồng thời cho thấy tính liên vùng, liên ngành, xã hội hóa của du lịch và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, khắc phục các vi phạm trong kinh doanh, bảo vệ tài nguyên, môi trường; bảo vệ quyền và lợi ích của du khách, nâng cao được hình ảnh của du lịch Việt Nam. Ngành du lịch đang khẩn trương xây dựng các dự thảo văn bản hướng dẫn dưới luật nhằm lấy ý kiến đóng góp để trình Chính phủ ban hành kịp thời trước khi Luật Du lịch chính thức có hiệu lực từ tháng 1-2006. Trong hợp tác và hội nhập quốc tế, Việt Nam tham gia tích cực các diễn đàn hợp tác du lịch song phương, đa phương của khu vực và thế giới, đồng thời tranh thủ được sự hỗ trợ, tư vấn cùng các nguồn vốn phát triển  của các nước và tổ chức quốc tế. Phương án mở cửa thị trường dịch vụ du lịch, phù hợp lộ trình, mục tiêu Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới và đàm phán mở cửa dịch vụ hướng tới xây dựng khu vực tự do ASEAN vào năm 2010 cũng đang được ngành du lịch nghiên cứu chuẩn bị. Nhìn lại năm 2006, có thể thấy du lịch Việt Nam đã có bước phát triển ngoạn mục. Hoạt động quản lý nhà nước được tăng cường, công tác quảng bá, kinh doanh đúng hướng, duy trì được tính ổn  định  và  ngày  càng  chuyên  nghiệp. Thành tựu nêu trên đã và đang tạo đà phát triển cho du lịch trong năm 2007. Nhiều vận hội mới đang mở ra trước du lịch Việt Nam cùng những thách thức, trở ngại vẫn còn tồn đọng từ nhiều năm nay. Tình hình thiên tai, dịch bệnh có thể có những biến động đòi hỏi ngành du lịch phải có sự chuẩn bị với những phương án, biện pháp phòng ngừa để chủ động đối phó, điều chỉnh, nhằm giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển. Mặt khác, du lịch Việt Nam vẫn còn có một khoảng cách khá xa với các nước du lịch phát triển trong khu vực, bộc lộ rõ rệt ở các hạn chế về chất lượng dịch vụ; sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu, sức cạnh tranh chưa được cải thiện; còn thiếu sự phối hợp trong điều hành, quản lý, kinh doanh lữ hành; quy hoạch; đầu tư cơ sở hạ tầng; đào tạo nhân lực và xúc tiến, quảng bá du lịch. Với Thái Lan và Singapore thì ta thấy được rằng nếu so sánh về tài nguyên thì Singapore không được thiên nhiên ưu đãi như chúng ta. Họ chỉ là một đất nước có cảng nước sâu và chất xám mà trở nên giàu có - phải chăng có không ít bài học đáng để chúng ta suy nghĩ về hoạt động du lịch của mình? 4.3. Thấy người mà ngẫm đến ta 4.3.1. Một vài ấn tượng. Có lẽ ấn tượng nhất qua chuyến đi du lịch Thái Lan là người Thái đã biến những vùng đất tương tự như miền Tây của VN thành những khu du lịch nổi tiếng thế giới. Người Thái đã cho chúng ta thấy thế nào là “biến không thành có”. Còn chúng ta tự hào về “rừng vàng, biển bạc” thiên nhiên ưu đãi với nhiều kỳ quan được thế giới công nhận, nhưng chúng chưa được khai thác một cách hiệu quả như Thái Lan. Thật khó tưởng tượng nổi tại sao ngành Du lịch là ngành “Công nghiệp không khói” nếu chưa đi du lịch Thái Lan. Chỉ nói về nhà ăn của một điểm du lịch cũng không thể nói hết được và không biết đến bao giờ Việt Nam mới làm được như vậy. Đơn cử như, điểm nào cũng có nhà ăn sạch sẽ, đẹp mắt phục vụ các đoàn khách tham quan liên tục, cả ngàn người ăn một lúc vẫn không hết chỗ, ai vào ăn cũng có cảm giác là người ta chỉ có chờ mình đến để phục vụ. Một ấn tượng nữa là ô tô chở khách du lịch, dù là khách trong nước hay nước ngoài đều dùng cùng một loại cùng một hãng VOLVO (Thụy Điển) chế tạo. Nhiều người đến Pattaya chỉ thấy sự cuốn hút đến kinh ngạc, nhưng không thể hiểu trước năm 1975 hình hài của Pattaya như thế nào? Pattaya trước đây chỉ là một làng chài nhỏ và sau đó là căn cứ quân sự của Mỹ. Sau những năm 1968 thì nó trở nên trung tâm dịch vụ giải trí. Dân số khoảng 200 nghìn người nhưng có tới khoảng 80 nghìn khách du lịch. Mỗi năm, Pattaya đón khoảng 11 triệu khách du lịch, quả là con số đáng nể (Chúng ta đang phấn đấu năm 2007, đạt 4,5 triệu du khách nước ngoài đến Việt Nam). 4.3.2. Nghĩ về du lịch VN. Mục tiêu ngành Du lịch nước ta đặt ra trong năm 2007, là thu hút được 4,2 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng 16%, thu nhập từ du lịch đạt 2,5 tỷ USD. Có một tờ báo điện tử đã mở một diễn đàn về “Du lịch Việt Nam mãi mãi chỉ là tiềm năng?”. Và những người trong và ngoài nước đã nói gì về ngành Du lịch VN? Ông John Kodsowski, Giám đốc điều hành Hiệp hội Du lịch châu á - Thái Bình Dương (PATA) nói: “Du lịch phát triển chững lại, bởi Việt Nam không có hình ảnh thương hiệu rõ ràng. Sản phẩm du lịch, những dịch vụ ăn theo vẫn còn nghèo nàn. Nhiều người nước ngoài đã nói, những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam không có gì mới. So với các nước trong khu vực, ngành Du lịch Việt Nam chưa có những chiến lược, mục tiêu cụ thể để phát triển toàn Ngành; Trong khi Thái Lan có thể dễ dàng đón những đoàn khách lên đến cả ngàn người, thì với các công ty du lịch Việt Nam đón đoàn khách hơn 300 người là cả một vấn đề, vì khó tìm khách sạn, đặt chỗ trên các chuyến bay nội địa, lực lượng phục vụ... Càng khó hơn, khi những năm gần đây, số phòng nghỉ ở các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế gần như không phát triển, trong khi lượng khách quốc tế đến ngày càng tăng. Những dịp như cuối năm, mùa cao điểm, tìm được một lượng phòng lớn ở các khách sạn này không phải là điều dễ dàng, chưa kể giá phòng vào cuối năm cứ nhích dần lên; Nói đến du lịch Việt Nam, thật tình còn nhiều điều để nói. Nói đến du lịch Việt Nam, không chỉ riêng Hà Nội mà tất cả điểm đến ở Việt Nam đều nghèo nàn, về hạ tầng, phương tiện, dịch vụ và các điểm giải trí... Tất cả những ý kiến trên đều không sai, nhưng chưa đủ. Chưa ai nói được đầy đủ nguyên nhân đã làm cho ngành Du lịch nước ta không phát triển như tiềm năng sẵn có. Tất cả đều đổ cho ngành Du lịch là không công bằng. Thử hỏi, các nước xung quanh Việt Nam đang chi rất nhiều tiền cho ngành Du lịch. Cụ thể, ngân sách để quảng bá du lịch ở Thái Lan là 150 triệu USD/năm, ở Malaysia là 120 triệu USD, ở Indonesia là 100 triệu USD/năm trong khi Tổng cục du lịch Việt Nam (VNAT) chỉ được rót khoảng 2 triệu USD/năm. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Xuân nói - ‘’Bản thân mình là người trong nước đi các nơi mà bị chèo kéo rất là chán! Gần như mình trở thành một miếng mồi...’’. Chỉ tiếc là, ông lại không đề cập đến cuộc sống quá khổ của những con người ở những khu du lịch và bộ máy hành chính không biết điều hành... Việt Nam chỉ đón được 3 triệu lượt khách du lịch quốc tế/năm, trong khi đó, Thái Lan 13 triệu. Điều đáng buồn là, hầu hết du khách đến Việt Nam đều “một đi không trở lại”, thậm chí họ còn tuyên truyền đừng đi nữa. Đặc biệt tai nạn giao thông ở Việt Nam ngày càng thảm khốc, kinh hoàng như vụ 2 giáo sư khả kính của thế giới và Việt Nam đều bị tai nạn khi đi bộ ở Hà Nội dẫn đến tử vong. Du lịch Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại, các thủ tục xuất nhập cảnh vẫn chưa thuận lợi, thời gian còn dài; hệ thống biển báo trên đường còn bất cập; các trạm dừng chân, các dịch vụ như tiếp nhiên liệu, khu vệ sinh, giải khát trên đường phục vụ các đoàn xe du lịch cũng còn nhiều bất cập; vấn đề quy định tốc độ xe chạy trên đường quá chậm cũng là điều hạn chế, gây ức chế cho du khách; việc xe chở khách không được vào thành phố trong giờ làm việc cũng làm phiền hà cho khách du lịch. Tình trạng một số doanh nghiệp kinh doanh đón khách mà chưa có giấy phép và vấn đề chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam… cùng còn nhiều việc phải bàn. Có người cho rằng, người Việt có khuynh hướng móc tiền, nhưng không thích cung cấp hay phục vụ, đó là điểm khác biệt với các nước phát triển, họ móc một đồng không đủ phải móc 10 đồng nhưng là móc một cách có khoa học mà khi bị mất tiền rồi người ta vẫn thích. Thái Lan họ có gì? Trong khi đó, chúng ta có được thiên nhiên ưu đãi đủ mọi thứ, từ tài nguyên đến cảnh đẹp. Vậy mà chúng ta chỉ biết lợi dụng nó cho mục đích trước mắt mà không biết giữ gìn, tu tạo. Hà nội - Điểm đến của Thiên niên kỉ mới - mà khi đến người ta không biết đến làm gì. Các thắng cảnh thì không được tu tạo thường xuyên, xuống cấp, dịch vụ đắt đỏ, mua hàng thì bị chặt chém đến việc móc túi, ăn xin cũng đủ làm du khách không muốn đến Việt Nam lần thứ 2. Là người Việt Nam chân chính, họ cảm thấy xót xa khi thấy du khách nước ngoài nói, đến Hà Nội chỉ nửa ngày là đủ....Thủ đô Hà Nội mà chỉ cần nửa ngày để thăm thì thật là đáng tiếc. Nếu cứ như thế này thì du lịch Việt Nam biết đến bao giờ mới trở thành một ngành “công nghiệp không khói”? Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp không khói. Thế nhưng, dường như thời gian qua du lịch chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Không cần phải nói, bởi hầu như ai cũng đã biết nước ta có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Bởi, bên cạnh những thắng cảnh nổi tiếng được UNESSCO công nhận là những di sản thế giới (Như vịnh Hạ Long, động Phong Nha – Kẻ Bàng, quần thể kiến trúc cung đình Huế…) còn có biết bao địa danh xinh đẹp, hấp dẫn khác như Đà Lạt, Hội An, Hà Tiên.v.v… Chính do có nhiều tiềm năng, thế mạnh để ngành công nghiệp không khói phát triển nên một số nơi đã mạnh dạn coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương mình. Và, nhìn chung, trong hơn một thập kỷ qua, ngành du lịch Việt Nam đã có những nét khởi sắc: Lượng khách quốc tế và trong nước gia tăng, nhiều khu du lịch mới được xây dựng song song với việc nâng cấp, tôn tạo những dang thắng thiên nhiên…Tuy nhiên: - "Giá phòng khách sạn từ 3 sao trở lên ở Việt Nam luôn đắt hơn ở Thái Lan đến vài chục phần trăm. Đã thể, các khách sạn lớn lại còn tăng giá không theo chu kỳ gì cả. Cứ một đại gia công bố giá trước tiên rồi các "anh" khác tăng theo". - Trần Xuân Ngọc, Giám đốc lữ hành của Công ty Dịch vụ - Đầu tư Vinh Hạnh. - Bình quân ngày khách lưu trú tại các khách sạn, nhà trọ tại Hội An chỉ đạt 2,06 ngày/lượt khách, giảm 0,14 ngày/lượt khách so với năm ngoái. Công suất sử dụng buồng phòng cũng chỉ đạt 39,06%, giảm 22,9% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu, theo một quan chức địa phương, là do sự phát triển của ngành du lịch địa phương chưa bền vững. Các loại hình dịch vụ và sản phẩm du lịch còn đơn điệu. Chính vì các điều trên cũng góp phần làm cho sự khởi sắc ấy vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Cụ thể, 5 tháng đầu năm nay, theo một số công ty thuộc hàng "top ten" trong ngành du lịch thì số du khách ngoại quốc đến Việt Nam chẳng những không tăng mà còn thực sự sút giảm. Thậm chí, có người còn cho rằng, lượng khách còn kém cả thời kỳ hậu SARS. Và, nếu so với các nước trong khu vực, khi con tàu du lịch của họ liên tục tăng tốc trên biển cả thì con thuyền du lịch Việt Nam vẫn đang ì ạch trên sông?! Hiện nay, lượng du khách quốc tế đến nước ta vẫn chỉ ở mức hơn 2,5 triệu mỗi năm, trong khi đất nước Singapore bé nhỏ với dân số vẻn vẹn có 4 triệu người và hầu như không có cảnh quan sông núi, thác nước thiên nhiên nhưng mỗi năm cũng đón tới hơn 6 triệu lượt du khách. Tương tự, chính phủ Thái Lan đã đưa ra kế hoạch thu hút 13 triệu du khách quốc tế (Thu về 10 tỷ USD) vào năm 2005 (Năm nay, ước khoảng 7,5 triệu người). Vậy, bằng cách nào họ đạt được chỉ tiêu đó? Bằng cách giảm giá vé máy bay, giá phòng khách sạn, giảm các thủ tục cấp visa; bằng cách biến cả nước thành một trung tâm mua sắm của khu vực với chính sách hạ thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng cao cấp xuống 0% để giảm giá bán, kích thích du khách mua sắm; bằng cách tăng cường quảng bá các loại hình du lịch mới như hội thảo, hội chợ - triển lãm, đánh golf, tắm nước khoáng, du ngoạn kết hợp chữa bệnh… Không riêng Thái Lan, các nước khác như Malaysia, Singapore, Philippine, Myanma cũng đã đề ra những chương trình xúc tiến du lịch hết sức bài bản (Như, hạ giá tour, khuyến mãi du khách khi mua sắm.v.v….) và thu bước đầu đã đêm lại hiệu quả: Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2004 lượng khách quốc tế đến những nước này đã tăng trông thấy: Myanma 24%, Philippine 25% (Riêng Thái Lan là 54%). Vậy, tại sao du lịch Việt Nam chưa cất cánh? Có phải vì chúng ta còn kinh doanh du lịch theo kiểu “chụp giựt”, “mài dao chặt đẹp”, chỉ biết tận thu mà không biết đầu tư, tôn tạo? Có phải, chúng ta đã quá quen với cách làm du lịch theo kiểu tiểu nông, "du kích” mà thiếu hẳn chiến lược, tầm nhìn?.v.v… Có lẽ, các bạn cũng đều thống nhất với tôi khi đánh giá về những tiềm năng to lớn của ngành du lịch nước nhà cũng như nhận định vị trí của ngành du lịch Việt Nam hiện đang ở đâu trên bản đồ du lịch khu vực các quốc gia Asean. Thế nên, vấn đề còn lại là làm sao khai thác triệt để những tiềm năng đó để du lịch Việt Nam thực sự phát triển như mong đợi? 4.4. Bài học kinh nghiệm và giải pháp để phát triển du lịch: 4.4.1. Bài học kinh nghiệm: Thu hút được khách du lịch đã khó nhưng giữ chân được họ thì cần cả một nghệ thuật. Chúng ta có tiềm năng về du lịch là rất lớn. Tuy nhiên, vẫn chưa thể khai thác tốt và triệt để, chúng ta nên đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng du lịch để có cơ hội phát triển hơn nữa. Các ban ngành trong lĩnh vực kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng cần có quy định rõ ràng để đảm bảo chất lượng cho mỗi sản phẩm kinh tế của ngành mình. Từ đó du lịch chúng ta cần nhìn nhận những kinh nghiệm từ việc phát triển du lịch của các nước bạn. Chúng ta vẫn còn một số hạn ch ế sau đây đã làm cho du khách nước ngoài không muốn quay trở lại thăm Việt Nam. Vì vậy chúng ta cần nhìn nhận thẳng để có những giải pháp tốt giúp cho du lịch phát triển mạnh hơn. Vấn đề trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa Ở nhiều nơi, nhất là các đền, chùa cổ kính tôi có dịp ghé thăm đều có nhiều dấu hiệu xuống cấp. Một số cây cột bằng gỗ bị mục, ngói có nguy cơ bị vỡ, gạch loang lỗ, v.v… nhưng (qua hỏi thăm người địa phương) hình như chưa thấy có ai đứng ra trùng tu lại. Có nơi, như trước đền thờ vua Lê Đại Hành, những cây cột cờ làm bằng tre, nhưng hỡi ôi, những cây tre xiêu vẹo, cờ thì rách rưới trông cực kỳ thảm hại. Có nơi thì có trùng tu lại, nhưng rất tiếc là kiểu trùng tu nửa tây nửa ta, không phản ánh nét văn hóa kiến trúc Đông phương chút nào. Chẳng hạn như trong khu Hoa Yên, giữa một ngôi chùa cổ kính, người ta lại can tâm xây những trụ đèn điện đen theo kiểu của Tây vào thế kỉ 18 hay 19, còn cái quầy (chẳng biết để làm gì) thì lại là một căn nhà vuông bằng xi-măng, lợp tole! Nhìn qua nhiều kiểu trùng tu, ai cũng có cảm giác là cái hồn dân tộc đã bị biến mất, và thay vào đó là những sản phẩm dở tây dở ta. Vấn đề tổ chức và buôn bán Ngày nay, ở bất cứ chỗ nào có du khách là có những cụm, nhóm người buôn bán đủ thứ hàng hóa. Buôn bán tự nó không phải là vấn đề đáng nói, nhưng việc tổ chức buôn bán mới là vấn đề đáng bàn. Trước mỗi đình chùa, thậm chí ngay trong khuôn viên khu di tích lịch sử, người ta dựng lên những cái chòi lụp xụp, tạm bợ để bán nước giải khát và bánh kẹo. Chẳng hạn như đường vào Chùa Hương, trong ngày lễ hội, người ta dựng lên hàng trăm hàng quán lấn chiếm hai bên đường để bán hàng. Còn khách thì tha hồ vứt rác xuống sông hay ngay trên đường đi! Từ xa nhìn toàn cảnh rất ư là tồi tàn, nó giống như một khu "ổ chuột", chứ không phải là đường vào Chùa Hương thơ mộng. Ngay cả những nơi tôn nghiêm như chùa chiền, mà người ta cũng bày bán thức ăn mặn. Hiện tượng này tôi đã thấy tại hầu hết các chùa ở Thái Lan, nhưng ở Việt Nam đây là một hiện tượng rất mới. Ở Thái Lan, người dân theo đạo Phật phái Tiểu thừa, thì việc ăn mặn không phải là vấn đề. Nhưng ở Việt Nam ta, đại đa số người theo đạo Phật thuộc phái Đại thừa, ăn mặn là một điều ai cũng biết là cấm kỵ. Ấy thế mà ngay trước cổng chùa người ta lại nướng cả thịt để bán cho du khách! Đó là chưa nói đến nạn vòi vĩnh du khách cũng làm cho nhiều người cảm thấy không muốn quay lại thăm Việt Nam, vì chịu quá nhiều phiền phức. Nước ta có tiềm năng du lịch lớn. Nếu có dịp trò chuyện với các du khách từ Âu châu, Úc châu và Mỹ, và thăm dò nhận xét của họ về du lịch Việt Nam và du lịch Thái Lan. Hầu như tất cả họ đều nói thích đi Việt Nam hơn là đi Thái Lan. Họ cho biết Việt Nam có nhiều cảnh đẹp hơn, và văn hóa hơn Thái Lan. Họ còn nói Việt Nam ta chưa biết cách quảng bá những cái đẹp này đến người nước ngoài! Vấn đề còn lại là làm sao ta khai thác được tiềm năng du lịch đó. Không thể nào và không có lý do gì để cho những vấn đề tương đối nhỏ như vệ sinh, hay vòi vĩnh khách làm cho người khách không muốn quay lại thăm nước ta. 4.4.2. Giải pháp để phát triển du lịch: Có thể nói, du lịch Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn ban đầu, đó là du lịch khám phá, nên nhiều khi khách nước ngoài đến Việt Nam một lần rồi thôi. Muốn thu hút du khách quay trở lại Việt Nam thì chúng ta cần phải đa dạng hoá các loại hình du lịch giúp du khách đến tìm tòi, nghiên cứu bản sắc văn hoá độc đáo của Việt Nam, đồng thời mở rộng các trung tâm trao đổi hàng hoá, mua bán nhằm thu hút khách đến mua bán, tham quan… Tuy nhiên, một trong những yếu tố để phát triển du lịch là nguồn nhân lực. Có thể nói, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đang phát triển rất nhanh bởi vì ngành Du lịch cũng đang trên đà phát triển. Mặt khác, tính xã hội hoá của ngành Du lịch cũng rất cao cho nên có nhiều người tham gia vào công tác du lịch. Tuy nhiên, quan niệm của nhiều người cho rằng, ai cũng có thể làm được du lịch. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì muốn làm tốt một ngành nghề gì thì phải học, rèn luyện. Vì thế làm du lịch thì cần phải học hỏi. Hiện nay, chúng ta phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, nhiều người đang làm việc trong ngành Du lịch chưa có chuyên môn cao. Nhiều hướng dẫn viên chưa nắm rõ về nền văn hoá của đất nước, giao tiếp bằng ngôn ngữ nước ngoài còn yếu… Điều này khó có thể làm cho du khách hài lòng. Vì vậy, chúng ta cần phải đào tạo đội ngũ này làm việc có tính chuyên nghiệp hơn. Các doanh nghiệp du lịch có thể đào tạo nguồn nhân lực của mình bằng cách giao việc cho họ và để họ tự khắc phục và nâng cao nghiệp vụ khi gặp phải sai sót. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nên phát huy hệ thống đào tạo tại chỗ về du lịch cho thật tốt như: những người nào có kinh nghiệm nhiều thì truyền đạt lại cho người có ít kinh nghiệm hoặc người mới bước vào nghề. Mặt khác, hệ thống trường đại học, cao đẳng đào tạo về du lịch cũng nên đổi mới phương thức giảng dạy. Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch như: Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch cũng là vấn đề cần tính đến. Ngoài ra, chúng ta cũng cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững… Em cho rằng, các doanh nghiệp du lịch cần dành kinh phí để đào tạo nguồn nhân lực du lịch của mình. Các doanh nghiệp không nên cho rằng, vấn đề này quá tốn kém mà hãy nghĩ là khi doanh nghiệp mình bỏ ra 1 đồng đào tạo thì sẽ thu về 10 đồng. Bởi vì khi đội ngũ du lịch được phát triển đầy đủ về tri thức, kỹ năng thì sẽ làm hài lòng du khách đến với Việt Nam. Một khi đã hài lòng thì có thể khách du lịch nước ngoài sẽ quay trở lại Việt Nam ở những lần sau nữa. Mặt khác, chúng ta cũng nên thuê các chuyên gia nước ngoài xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài.     Vì vậy, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về Du lịch: Đối với nước ngoài, để nâng cao hình ảnh Du lịch Việt Nam; quảng bá các sản phẩm độc đáo của Du lịch Việt Nam, giới thiệu lịch sử anh hùng và nền văn hóa truyền thống đặc sắc của Việt Nam để thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Đối với trong nước, để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về vai trò của Du lịch, ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước; nâng cao ý thức trách nhiệm toàn dân đối với việc bảo tồn các di sản thiên nhiên - xã hội. Củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường quốc tế trọng điểm, song song với phát triển thị trường nội địa phù hợp với những điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch Việt Nam, bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển du lịch bền vững. Tạo ra các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, mang bản sắc Việt Nam có đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa - lịch sử để thu hút khách. Đa đạng hóa, tạo ra các sản phẩm chuyên đề phù hợp với từng vùng, từng địa phương để thỏa mãn nhu cầu đa dạng, ngày càng tăng của khách, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch. Lồng ghép tuyên truyền, giáo dục về tài nguyên và môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về Du lịch, cũng như giáo dục nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch, cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần bảo vệ tài nguyên một trường, phát triển du lịch bền vững. Phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong du lịch, con người là yếu tố hàng đầu của sự nghiệp phát triển du lịch. Chương trình đầu tư cho việc đào tạo và đào tạo lại cả về quản lý và về kinh doanh du lịch, bổ sung các cơ sở đào tạo chuyên ngành về Du lịch. Nhanh chóng xây dựng được đội ngũ cán bộ du lịch có đủ trình độ, năng lực đáp ứng sự phát triển của Ngành và hội nhập với quốc tế. Nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên ngành Du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Nghiên cứu phát triển công nghệ du lịch, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước và kinh doanh du lịch, khuyến khích đầu tư công nghệ mới trong các lĩnh vực lữ hành, vận chuyển, khách sạn, tuyên truyền quảng bá nhằm nâng cao vị trí của Du lịch Việt Nam trong khu vực và quốc tế. Về đổi mới, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về Du lịch, tăng cường bộ máy quản lý Nhà nước về Du lịch đủ mạnh từ trung ương đến địa phương tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ của ngành kinh tế mũi nhọn. Thể chế hóa chủ trương chính sách của Đảng về ưu tiên phát triển du lịch bằng việc hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về Du lịch trong điều kiện mới. Phối hợp với các cấp, các ngành xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách vào Việt Nam, phù hợp thông lệ quốc tế. KẾT LUẬN Thái Lan họ có gì? Trong khi đó, chúng ta có được thiên nhiên ưu đãi đủ mọi thứ, từ tài nguyên đến cảnh đẹp. Vậy mà chúng ta chỉ biết lợi dụng nó cho mục đích trước mắt mà không biết giữ gìn, tu tạo. Hà nội - Điểm đến của Thiên niên kỉ mới - mà khi đến người ta không biết đến làm gì. Các thắng cảnh thì không được tu tạo thường xuyên, xuống cấp, dịch vụ đắt đỏ, mua hàng thì bị chặt chém đến việc móc túi, ăn xin cũng đủ làm du khách không muốn đến Việt Nam lần thứ 2. Là người Việt Nam chân chính, họ cảm thấy xót xa khi thấy du khách nước ngoài nói, đến Hà Nội chỉ nửa ngày là đủ....Thủ đô Hà Nội mà chỉ cần nửa ngày để thăm thì thật là đáng tiếc. Chính ph ủ ta đã đề ra chương trình “Hành động quốc gia về du lịch 2006 – 2010” đặt mục tiêu đạt tỷ lệ tăng trưởng 10 - 20%/năm trong những năm tới. Đến năm 2010, dự kiến sẽ đón 6 triệu khách quốc tế và 25 triệu khách nội địa, đạt thu nhập 4 - 5 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu trên, ngành du lịch đã xây dựng được các loại hình du lịch và tuyến du lịch mới nối các điểm du lịch, khu du lịch ở cả miền núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng ven biển và hải đảo. Hình thành được các loại hình du lịch mới, đặc thù như đi bộ, leo núi, lặn biển, hang động, du lịch đường bộ xuyên Việt bằng xe đạp, mô tô, ô tô, du lịch đồng quê, du lịch sinh thái, du lịch thể thao giải trí, du lịch nghỉ dưỡng... Các sản phẩm này khai thác được giá trị nhân văn, giàu bản sắc văn hoá dân tộc.   Sắp tới, Việt Nam sẽ là điểm đến của du lịch MICE, du lịch nghỉ biển và mua sắm. Nói chung, so với Thái Lan hay Singapore - những nước có nền du lịch phát triển, Việt Nam là một điểm đến mới, và vì là sản phẩm mới, nên hy vọng sẽ hấp dẫn khách du lịch. Với chiến lược phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong 5 năm tới sẽ mở ra triển vọng lớn cho các nhà đầu tư và kinh doanh du lịch trong nước và quốc tế. Đầu tư, liên doanh, liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực, lữ hành, vận chuyển cũng sẽ được khuyến khích. Trong 5 năm qua, Chính phủ đã cấp 2.146 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm. Việc hỗ trợ đầu tư hạ tầng từ ngân sách nhà nước đã khuyến khích các địa phương, các thành phần kinh tế đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng cho cơ sở hạ tầng du lịch. Bên cạnh các nguồn vốn trong nước, cho đến nay, ngành du lịch cũng đã thu hút được 190 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư 4,6 tỷ USD. Bên cạnh đó, ngành du lịch còn chú trọng xúc tiến, quảng bá du lịch ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Hàng năm, ngành tham gia vào các hội chợ, như Top Resa tại Pháp, ITB tại Đức, các hội chợ du lịch ở Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Anh, triển khai các roadshow giới thiệu Việt Nam tại Đức, Pháp, Anh, Nhật, Australia, Bắc Âu... Cục Xúc tiến du lịch cũng đã được thành lập để chuyên trách nghiên cứu thị trường, vạch ra chiến lược và thực hiện công tác quảng bá. Ngành du lịch cũng đang xúc tiến đề án lập văn phòng đại diện du lịch quốc gia ở nước ngoài, mà trước hết là ở những thị trường trọng điểm như Pháp, Nhật. Thu hút được khách du lịch đã khó nhưng giữ chân được họ thì cần cả một nghệ thuật. Chúng ta có tiềm năng về du lịch là rất lớn. Vì vậy, mỗi người chúng ta đang mang trong mình hơi thở của đất nước. Dù có đi đâu thì chúng ta cũng mang trong mình tầm hồn Việt. Mỗi chúng ta là một đại sứ, gánh vác một trọng trách nặng nề nhưng không kém phần thú vị: quảng bá hình ảnh đất nước. Với bản thân em là một người Việt Nam nói chung và là sinh viên khoa du lịch nói riêng em thấy thật hạnh phúc nếu ngành du lịch nước ta phát triển. Điều đấy một phần giúp cho kinh tế nước ta có bước tiến xa hơn trên thế giới và bản thân em cũng được đóng góp một phần nhỏ bé sức của mình cho sự phát triển chung của cả đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đồng chủ biên: GS-TS Nguyễn Văn Đính, TS Trần Thị Minh Hoà, Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động-Xã hội,2004. Tạp chí du lịch các năm 2003-2004-2005 Trang Web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0120.doc
Tài liệu liên quan