Đề tài Lạm phát và hậu quả của lạm phát

Lạm phát là phạm trù kinh tế tổng hợp và là thuộc tính vốn có của nền kinh tế thị trường. Mặc dù có những nguyên tấc chung nhất định trong quá trình đối phó với lạm phát, song không thể có một đơn thuốc chung duy nhất nào để chống lạm phát, kể cả và nhất là lạm phát trong nền kinh tế chuyển đổi, hay các nền kinh tế mà cơ chế thị trường chưa phát triển đầy đủ và hoàn thiện. Chính sách đối phó với lạm phát chỉ thực sự mang tính chủ động, tích cực và hiệu quả khi hướng vào mục tiêu đề cao nhân tố con người. Điều này đòi hỏi chính phủ, một mặt, cần coi trọng mục tiêu kinh tế- xã hội, nhất là cân nhắc bảo vệ lợi ích vật chất –tinh thần của các tầng lớp dân cư dễ bị tổn thương ( các đối tượng chính sách, người nghèo, người thất nghiệp ), về mặt khác, cần coi trọng việc đào tạo và tuyển dụng có hiệu quả các nhân tài của đất nước. Đây chính là “vấn đề của mọi vấn đề” trong sự phát triển kinh tế và phòng ngừa những đột biến, cùng các hậu quả tiêu cực của cả quá trình lạm phát trong tương lai của nước ta và các nước trên toàn thế giới.

doc12 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lạm phát và hậu quả của lạm phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Lạm phát là bạn đồng hành của nền kinh tế thị trường. Trong thời đại ngày nay, lạm phát là vấn đề trung tâm và nhạy cảm hàng đầu của đời sống kinh tế – xã hội ở cấp quốc gia và quốc tế. Với tư cách là tổng hào của các chính sách kinh tế – xã hội vĩ mô, cũng như các hoạt động kinh doanh vi mô trong sự hoà quỵện và ảnh hưởng tương tác với bối cảnh chung của nền kinh tế khu vực và thế giới, lạm phát đến lược mình, đã có tác động trực tiếp và gián tiếp, nhanh hoặc chậm, tích cực hoặc tiêu cực, ở mức độ này hay mức độ khác … đến toàn bộ các khía cạnh hoạt động của chính phủ, doanh nghiệp hoặc cá nhân, đến các quan hệ kinh tế đối nội và đối ngoại của quốc gia, và tác động đến tình hình kinh tế khu vực và thế giới với mức độ tuỳ theo vị thế kinh tế chính trị mà nước đó đảm nhận trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, nghiên cứu lạm phát luôn có ý nghĩa thời sự cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Và việc kiểm soát lạm phát như thế nào đã và đang là một trong những vấn đề hàng đầu của các cuộc tranh luận về chính sách kinh tế Đề tài “ lạm phát và hậu quả của lạm phát” là một đề tài rộng và phức tạp. Vì vậy trong quá trình làm không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong có sự tham gia đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cám ơn thầy cô bộ môn trong khoa tài chinh đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Sinh viên thực hiện Phùng Thị Lệ Quyền Nội dung I. Lạm phát tiền tệ Trong đời sống hàng ngày , lạm phát là một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô,đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà chính trị và công chúng . Việc kiểm soát lạm phát như thế nào là vấn đề hàng đầu trong việc tranh luận về chính kinh tế. Vậy lạm phát là gì? Do đâu có lạm phát ? Tại sao người ta lại quan tâm đến lạm phát 1. Khái niệm về lạm phát Lạm phát là một hiện tương của tiền tệ, được biểu hiện ở sự mất giá (giảm giá) của tền tệ, mà sự mất giá của tiền tệ lại biểu hiện rõ rệt nhất ai cũng thấy được là sự tăng giá bình quân của tất cả các loại hàng hoá. Lạm phát xảy ra khi giá cả mọi thứ hàng hoá, dịch vụ và chi phí đều tăng tuy với tốc độ và tỷ lệ không đồng đều, thứ tăng nhanh, thứ tăng chậm, thứ tăng nhiều, thứ tăng ít, nhưng nói chung mọi thứ đều tăng giá. Trong nền kinh tế thị trường dù là tiền vàng hay tiền giấy đều có thể bị mất giá. Tiền vàng (tiền đúc bằng vàng hay tiền giấy đổi được lấy vàng theo tiêu chuẩn giá cả nhà nước quy định làm đơn vị tiền tệ ) bị mất giá vàng hạ xuống và lên giá khi giá vàng cao lên. Tiền giấy không đổi được lấy vàng nếu bằng số lượng vàng cần thiết cho lưu thông (M= PQ/V) thì giá trị đại diên vàng của tiền giấy không thay đổi ,giá cả hàng hoá vẫn ổn định. Nếu nhà nước phát hành ra một lượng tiền giấy lớn hơn lượng vàng cần thiết cho lưu thông (M> PQ/V) thì giá trị đại diện vàng của mỗi đơn vị nhỏ đi , phải có một lượng tiền giấy nhiều hơn trước mới mua được một lượng hàng hoá như trước. Tóm lại lạm phát là hiện tượng phát hành thừa tiền giấy so với lượng tiền cần thiết cho lưu thông làm giảm giá cả, mọi thứ hàng hoá tăng lên. Lạm phát càng cao thì đồng tiền càng bị mất giá nhiều. Lạm phát được đo bằng chỉ số giá cả tức là trung bình của giá hàng hoá tiêu dùng hoặc giá cả sản xuất. Chỉ số giá cả được phổ biến nhất là chỉ số hàng hoá tiêu dùng (viết tắt là CPI) Chỉ số giá cả được sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số giá cả hàng tiêu dùng CPI (Cónumer price index). CPI tính chi phí của một giỏ hàng tiêu dùng và dịch vụ trên thị trường, các nhóm chính đó là hàng lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà cửa, chất đốt, vật tư y tế. Để tính CPI,người ta phải dựa vào tỷ trọng của phần chi cho từng mặt hàng trong tổng chi tiêu cho tiêu dùng của kỳ có lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng được tính như sau: + Những thay đổi của giá cả được tính với mặt hàng khác . Trong đó: CPIt : giá tri của CPI trong năm t Pt gạo : giá gạo trong năm t Po gạo : giá gạo trong năm gốc Chỉ số thứ hai cũng thường được sử dụng là chỉ số giá cả sản xuất (PPI: Product Price Index), đây là chỉ số giá bán buôn. PPI được xây dựng để tính giá cả trong lần bán đầu tiên do người sản xuất ấn định. Chỉ số này có ích vì nó được tính chi tiết sát với những thay đổi của thực tế (ở Mỹ , chỉ số này được tính cho khoảng 3400 sản phẩm). -Ngoài hai chỉ số nói trên, chỉ số giảm GNP cũng được sủ dụng. Chỉ số giảm phát GNP là chỉ số giá cả cho toàn bộ GNP, nó được xác định như sau: Chỉ số giảm phát GNP= GDP danh nghĩa/ GDP thực tế Chỉ số này toàn diện hơn CPI vì nó bao gồm tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ trong GNP 2. Phân loại lạm phát Có nhiều cách phân loại lạm phát dựa trên các tiêu thưc khác nhau: + Xét về mặt định lượng: Dựa trên độ lớn nhỏ của tỷ lệ % lạm phát tính theo năm, người ta chia lạm phát ra thành: 2.1. Lạm phát một con số mỗi năm: có tài liệu gọi là lạm phát vừa phải (Samuelson).Loại lạm phát này xẩy ra khi giá cả tăng chậm và tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Đây là là mức lạm phát mà nền kinh tế chấp nhận được , vói mức lạm phát này, những động tác kém hiêu quả của nó là không đáng kể. 2.2. Lạm phát phi mã: Là loại lạm phát khi giá cả tăng với tỷ lệ hai hoặc ba con số như 20%, 100%, 300% một năm. Khi lạm phát kéo dài sẽ nảy sinh nhiều biến dạng nghiêm trọng cho nền kinh tế. Đồng tiền mất giá nhanh chóng, nhân dân tránh giữ nhiều tiền mặt mà tích trữ hàng tiêu dùng, cho vay với lãi suất cao hơn bình thường, hoặc không cho vay mà đem mua vàng, đôla, nhà, đất. Đồng tiền mất giá nhanh chóng, nên các hợp đồng ký kết bằng hiện vật hay ngoại tệ mạnh. Trong khi lãi suất danh nghĩa rất cao thì lãi suất thực tế xuống tới âm 50% hoậc âm 100% 2.3.Siêu lạm phát: Siêu lạm phát là thời kỳ có mức lạm phát lớn. Nếu trong lạm phát phi mã, nền kinh tế có vẻ còn sống sót được (mặc dù không ổn định ) thì trong siêu lạm phát, nền kinh tế xem như đang đi dần vào cõi chết. Thí dụ ở Bolivia mức lạm phát nên tới 11.000% năm 1985. Điển hình là siêu lạm phát ở sau đại chiến thế giới thứ nhất. Mức cung tiền danh nghĩa: tháng 1/1923 tăng lên 16 lần, đến tháng 12/1923, khối lượng tiền giấy đã tăng 7 tỷ lần. Năm 1913, nước Đức chỉ có 2.900 triệu Mác, đến cuối năm 1923, khối lượng tiền giấy lưu hành ở Đức là: 490.000.000.000.000.000.000.000 Mac. Tháng 1-1922, giá một cốc nước giải khát là 1 Mác, tháng 10-1923, nên tới 192 triệu Mác. Khi mua sắm lặt vặt người ta phải mang tiền trong những chiếc xe đẩy. Bọn kẻ cắp thường lấy cắp xe đẩy và vứt tiền lại không thèm nhặt. Trong thời kỳ siêu lạm phát tốc độ chu chuyển tăng nhanh ghê ghớm. ở Đức cuối thời kỳ siêu lạm phát tốc độ chu chuyển tăng 30 lần so với trước. + Về mặt định tính: - Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng: + Lạm phát cân bằng : khi nó tăng tương ứng với thu nhập, do vậy lạm phát không ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. + Lạm phát không cân bằng: tỷ lệ lạm phát tăng không tương ứng với thu nhập. Trên thực tế, lạm phát không cân bằng thường hay xảy ra nhất. - Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường: + Lạm phát dự đoán trước: lạm phát xảy ra trong một thời gian tương đối dài với tỷ lệ lạm phát cho những năm tiếp sau. Về mặt tâm lý, người dân đã quen với tình hình lạm phát đó và người ta đã có những chuẩn bị để thích nghi với tình trạng lạm phát này. + Lạm phát bất thường: lạm phát xảy ra có tính đột biến mà trước đó chưa từng xuất hiện. Do vậy, về tâm lý, cuộc sống và thói quen của mọi người đều chưa thích nghi được. Lạm phát bất thường gây ra những cú xốc cho nền kinh tế và sự thiếu tin tưởng của người dân vào chính quyền đương đại. II. Nguyên nhân và hậu quả của lạm phát 1. Nguyên nhân gây ra lạm phát Lạm phát là kết quả của tổng hoà nhiều nguyên nhân kinh tế xã hội; mỗi loại lạm phát đặc trưng có những nhóm nguyên nhân đặc trưng của mình và bản thân những nguyên nhân đó cũng không giống nhau ở mỗi nhóm nước khác nhau về trình độ phát triển và cô chế quản lý kinh tế. Tuy nhiên, dù đa dạng và khác nhau đến đâu, đều có thể quy tụ những nguyên nhân của lam phát vào một số nhóm chủ yếu sau đây: Nhóm nguyên nhân liên quan đến sự bất cập và kém hiệu quả của chính sách điều tiết vĩ mô như phát hành tiền quá mức nhàm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ làm tăng nhu cầu tổng quát; định mức lãi suất tiết kiệm và cho vay thấp hơn mức lạm phát; chinh sách thuế không đảm bảo nguồn thu còn chính sách đầu tư sai lệch khiến cơ cấu kinh tế không hợp lý và kém hiệu quả, kém sức cạnh tranh… Nhóm nguyên nhân liên quan đến chi phí sản suất trong nước gia tăng: chi phi quản lý, tiền lương lao động, nguyên liệu, vật tư... Nhóm nguyên nhân liên quan đến các điều kiện quốc tế làm xuất hiện tình trạng lạm phát nhập khẩu: chiến tranh, khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới, giá cả thế giới tăng Nhóm nguyên nhân “bất khả kháng” liên quan đến thiên tai, lũ lụt, hạn hán, động đất, khiến cung sụt giảm đột ngột so với cầu… -Ngoài ra, có thể có những nguyên nhân khác đi liền với nội chiến, đấu tranh chính trị và cái gọi là kỳ vọng về lạm phát, tức là việc người lao động, người tiêu dùng và doanh nghiệp đều dự kiến có lạm phát trong tương lai, nên đưa ra những yêu cầu, đối sách thích ứng “sớm”, do đó kéo dài, thậm chí tăng xung lực lạm phát tương lai. Tóm lại, các nguyên nhân gây ra lạm phát rất đa dạng và bao quát cả trong lĩnh vực cung cầu, cả sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng, cả chính sách tài chính- tiền tệ lẫn các yếu tố tâm lý, cả các yếu tố bên trong lẫn bên trong lẫn bên ngoài, cả nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan…, mà tuỳ theo các điều kiện cụ thể, lạm phát nảy sinh với tư cách trực tiếp và gián tiếp của các tổ hợp nguyên nhân trên hoặc chỉ do một vài nguyên nhân trong số đó. 2. Hậu quả của lạm phát Lạm phát tác động trực tiếp đến nền kinh tế, làm thay đổi mức độ và hình thức sản lượng, đồng thời tạo ra sự phân phối lại thu nhập và của cải xã hội. Hơn nữa lạm phát tác động đến nền kinh tế theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. a. Tác động theo hướng tiêu cực Do có ba mức lạm phát khác nhau, nên tác động của mỗi loại đối với nền kinh tế có khác nhau. Loại lạm phát vừa phải (lạm phát một con số) không có tác động lớn đến nền kinh tế . Lạm phát phi mã và siêu lạm phát tác động lớn đến nền kinh tế ở hai mặt sau đây: -.Sự phân phối lại thu nhập và của cảI giữa các tầng lớp khác nhau. đối với toàn bộ nền kinh tế - .Sự biến dạng giá cả , sản lượng các loại hàng đôi khi việc làm đối với toàn bộ nền kinh tế + Tác động đến sự phân phân phối lại thu nhập và của cải: Tác động này phát sinh từ những sự khác nhau trong các loại tài sản và nợ nần nhân dân. Những người lao động sống bằng tiền lương thì tiền lương thực tế giảm nghiêm trọng. Những người có nhiều tài sản cố định có giá trị cao và những người mắc nợ ngân hàng với lãi suất cố định thì tự nhiên được hưởng lợi. Những người cho vay hoặc có tài sản bằng những đồ cầm cố hoặc trái phiếu dài hạn đều ở trong tình thế bất lợi.Những người đi vay hoặc đi cầm cố trước đây nhận tiền có giá, bây giờ đem tiền mất giá đến trả nợ và lấy lại tài sản đã cầm cố. Trong thời kỳ lạm phát phi mã, để giảm bớt tác động phân phối lại của lạm phát đối với đông đảo quần chúng, các chính phủ thực hiện những chính sách như thả nổi tiền lương, thả nổi lãi suất, bù giá vào lương, tăng thêm trợ cấp theo chỉ số giá tiêu dùng. + Tác động đến giá cả, việc làm, sản lượng Lạm phát kéo dài làm cho lượng tiền cung ứng tăng lên liên tục, tổng cung tiền tệ tăng nhanh hơn tổng cầu tiền tệ; lượng tiền danh nghĩa tăng, lãi suất danh nghĩa tăng, giá trị của tiền liên tục bị giảm, giá cả mọi thứ hàng hoá cao lên với mức độ không bằng nhau. Tăng nhanh nhất là giá cả các mặt hàng thiết yếu cho tiêu dùng và sản suất rồi mới đến các mặt hàng khác. Khi hàng hoá khan hiếm, nạn đầu cơ có dịp phát triển mạnh làm cho giá cả càng hỗn loạn. Các chính phủ rất khó kiểm soát các hoạt động kinh tế ngầm. Những người bị lạm phát bị thiệt hại nhiều nhất là những người hưởng lương hưu, hưởng bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội. Lạm phát cao keó dài làm cho hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản hoặc sản xuất cầm chừng, một bộ phận công nhân viên chức mất việc làm; đạo quân thất nghiệp tăng lên. b. Tác động tích cực của lạm phát Song không phải bao giờ lạm phát cũng gây ra những tác hại to lớn nêu trên với tốc độ lạm phát vừa phải ( thường là 2% dưới 5%/ năm ở những nước đang phát triển và dưới 10%/ năm ở những nước phát triển) Và với việc chỉ số hoá lạm phát cùng các kỹ thuật thích ứng khác, người ta nhận thấy lạm phát có thể đem lại một số lợi ích sau: Lạm phát tựa như dầu mỡ bôi trơn nền kinh tế. Trong điều kiện nào đó, có thể thông qua lạm phát từ 2- 4%/ năm để bỏ ngỏ khả năng có lãi suất thực âm, có tác dụng kích thích tiêu dùng, vay nợ và đầu tư, do đó giảm bớt thất nghiệp xã hội, kích thích tăng trưởng kinh tế. Lạm phát, phá sản và thất nghiệp dường như là những căn bệnh đặc trưng có của mọi nền kinh tế thị trường và giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau Như vậy, là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường, lạm phát có cả tác hại lẫn lợi ích. Nếu một nước nào đó có thể duy trì, kiềm chế, điều tiết được mức lạm phátvừa phái phù hợp và có lợi cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mình, thì ở đó không còn là căn bệnh nguy hiểm đốivới nền kinh tế nữ. Khi đó, lạm phát trở thành công cụ điều tiết kinh tế khá đắc dụng. Ngược lại, lạm phát phi mã hay siêu lạm phát, không thể dự đoán và điều tiết được đã gây tác hại rõ rệt cho nền kinh tế và trở thành căn bệnh hiểm nghèo cần điều trị tích cực và đúng cách. III. Các giảI pháp đối phó với lạm phát Cũng vì vậy, đối phó và kiềm chế lạm phát là một “công nghệ” phức tạp và được uyển chuyển phù hợp với tình hình cụ thể của mỗi dạng, loại lạm phát cụ thể, với nguyên tắc chỉ đạo cao nhất là “bắt mạch trúng” và tiến hành đồng bộ mọi giải phát có thể để loại bỏ mọi nguyên nhân đích thực gây ra cuộc lạm phát đó, tức là tuân theo phương châm “bệnh nào- thuốc ấy”, đồng thời tính đến tác động hai chiều của những giải pháp này. -Một mặt, để điều tiết và điều chế lượng cầu đang gây sức ép làm xuất hiện và gia tăng lạm phát “ cầu kéo”, chính phủ cần tăng cường những giải pháp tài chính – tiền tệ theo hướng thắt chặt, bao gồm giảm phát hành tiền, thu hẹp tín dụng, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi xuất, phát hành công trái và khuyến khích gửi tiền tiết kiệm; tăng thu ngân sách, giảm chi phí của chính phủ – nhất là chi tiêu phí sản xuất và điều chỉnh quy mô, tốc độ đầu tư cơ bản theo hướng thu hẹp và chậm hơn …, tăng thu hồi nợ chống thất thoát và lãng phí chi ngân sách;cắt giảm biên chế hành chính nhà nước. Trong những trường hợp nhất định, chính phủ có tung vàng và ngoại tệ ra bán để rút bớt bản tệ trong lưu thông và ổn định giá bản tệ… -Mặt khác, để thúc đẩy tổng cung, giảm thiếu hụt khan hiếm và đáp ứng với sự tăng trưởng tổng cầu, trên thực tế có nhiều cách, từ phát triển sản xuất hàng hoá, gia tăng dịch vụ bằng việc khai thác động viên những nguồn lực tiềm năng trong nước, đến việc bổ sung bằng nguồn hàng và dịch vụ nhập khẩu bên ngoài. -Nếu lạm phát là do chi phí đẩy, thì cần đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý và tăng năng xuất , hạ giá thành sản phẩm và dịch vụ cung ứng. Tạo điều kiện cho sự cạnh tranh tự do và bình đẳng là điều cần thiết cả cho việc tăng tổng cung, lẫn giảm chi phí sản xuất, cũng như cho việc thực hiện kiểm soát tiền lương và giá cả. -Nếu là lạm phát liên quan đến các yếu tố bên ngoài thì việc khắc phục sẽ phức tạp hơn và không chỉ trông cậy vào các chính sách đối nội và nguồn lực trong nước. Khi đó, vai trò của các chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại,của sự phối hợp các nỗ lực các chính phủ và huy động các nguồn trợ lực từ bên ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng -Nếu lạm phát liên quan đến những nhân tố hoặc thuộc về cơ cấu, hoặc về đầu cơ, tâm lý hoặc những điều hành tỷ giá bất cập so với thực tiễn trong và ngoài nước…Thì cần có những điều chỉnh tương ứng về cơ cấu tỷ giá hoặc giải toả yếu tố tâm lý đầu cơ. - Đặc biệt, khi lạm phát xảy ra do đồng thời nhiều nguyên nhân và đi kèm với suy thoái kinh tế,thì nhiệm vụ đối phó với lạm phát sẽ phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều:bởi lẽ, nhiều khi những giải pháp chống lạm phát và những giải pháp chống suy thoái ngược chiều nhau,khi đó mục tiêu: ưu tiên chống lạm phát trước chống suy thoái sau…Quyết định đưa ra sẽ phải căn cứ vào nguyên nhân cụ thể gây ra lạm phát và gây ra suy thoái, từ đó mới có thể tìm ra những “điểm tựa”, nút thắt để giải quyết các vấn đề đặt ra. - Riêng đối với lạm phát liên quan đến 4 yếu tố: tài chính-tín dụng,tiền tệ, giá cả và tiền lương thì phương pháp chống lạm pháp của các nhà kinh tế học phương tây chia làm ba phương thức. + Thứ nhất, phương thức đóng băng 4 yếu tố(tài chính-tín dụng,tiền tệ và lương ) áp dụng biện pháp tiền tệ theo ba phương pháp; 1,Loại bỏ tiền giấy cũ không được bồi hoàn và thay bằng đồng tiền khác; 2, Thay tiền cũ bị mất giá mạnh bằng đông tiền mới có mệnh giá nhỏ hơn, nhưng được bảo đảm giá trị; 3, Đổi tiền cũ mất giá lấy loại tiền mới có nội dung vàng hoặc có giá trị tương đương hạ thấp hơn trước lạm phát. +Thứ hai, phương thức mềm dẻo đối với 4 yếu tố,chủ trương dùng lạm phát trị lạm phát, bao gồm hai nhóm biện pháp: * Nới lỏng chính sách tài chính-tín dụng(giảm thuế, giảm lãi suất ngân hàng, mở rộng tín dụng). * Tăng cường sự can thiệp của nhà nước vào 4 yếu tố như giảm thuế, giảm lãi suất khuyến khích đầu tư tăng trưởng kinh tế giảm thất nghiệp; kiểm soát giá cả, tỉ giá hối đoái và kiểm soát lương. Chỉ số hoá hệ thống tài chính-tín dụng, tiền tệ tiền lương, tức là tính tỉ lệ trượt giá trong thuế suất. + Thứ ba, phương thức “trung hoà” áp dụng cả hai phương trên để điều chỉnh lạm phát, trung hoà các tác động xấu đến đời sống của phương thức “đóng băng” và tác động làm rối loạn giá cả phương thức “mềm dẻo” nhằm chống lạm phát-suy thoái. Dù giải pháp được sử dụng cho việc đối phó với lạm phát, thì nhà nước cũng đóng vai trò nổi bật, trung tâm và trực tiếp. Vai trò này liên quan trước hết đến 4 chức năng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường: Chức năng thứ nhất là thiết lập khuôn khổ pháp luật cho sự vận hành nền kinh tế quốc gia, mà cả các doanh nghiệp, người tiêu dùng và bản thân chính phủ đều phải tuân thủ, nhằn đáp ứng những giá trị và quan điểm về sự công bằng và hợp lý của đồng tình rộng rãi. Chức năng thứ hai là sửa chữa, bổ khuyết các thất bại của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả; bao gồm việc can thiệp nhằm hạn chế độc quyền, tránh từ tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo làm thay đổi giá cả hàng hoá - dịch vụ, làm biến dạng cung – cầu, giảm tính hiệu quả của nền kinh tế; chính phủ cũng cần can thiệp nhằm làm cho các đối tác trong nền kinh tế thị trường được nhận đúng cái mà họ cần được và trả đủ những chi phí mà họ phải trả; chính phủ phải trực tiếp đảm nhận cung cung cấp những sản phẩm và dịch vụ công cộng mà không thể giao cho tư nhân hay tư nhân không muốn đảm nhận. Chức năng thứ ba là thông qua các chính sách phân phối thu nhập nhằm giảm thiểu sự mất cân bằng xã hội do cơ chế thị trường gây ra, từ sử dụng thuế thu nhập luỹ tiến đến thiết lập hệ thống an toàn xã hội, hỗ trợ thu nhập để giúp đỡ người già, người tàn tật, người phải nuôi con, trẻ em không nơi nương tựa và bảo hiểm thất nghiệp; kể cả đôi khi trợ cấp tiêu dùng cho những nhóm thu nhập thấp bằng cách phát tem phiếu thực phẩm, hỗ trợ y tế, cho thuê nhà rẻ…, tất cả nhằm đề ra mạng lưới an toàn bảo vệ những người không may mắn thoá khỏi sự huỷ hoại về kinh tế Chức năng thứ tư là bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát những thăng trầm của chu kì kinh doanh. Chính phủ sử dụng quyền lực về tài chính(thuế và chi tiêu ngân sách ),quyền lực và tiền tệ (điều tiết tiền tệ thông qua tỉ giá, mức lãi suất và điều kiện tín dụng, cũng như qua các hoạt động phát hành nghiệp vụ thị trường mở..v.v.) để tác động tới sản lượng, công ăn việc làm và giá cả, giữ ổn định và thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển cả trong phạm vi quốc gia lẫn trên thế giới. Chính chức năng này trực tiếp quy định vai trò và các giải pháp chủ yếu của chính phủ trong việc điều tiết và kiểm soát trong các thời kì phát triển của nền kinh tế. Lạm phát diễn ra trong các nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường cũng mang đầy đủ các nguyên lý và đặc điểm chung về nguyên nhân và giải phát như ở các nước có nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, việc khảo sát quá trình lạm phát ở các nền kinh tế chuyển đổi trên thế giới trong thập kỷ 90 Vì vậy, về nguyên tắc, những giải pháp chống lạm phát trong các thời kỳ này không thể không bao quát các vấn đề sau: -Thủ tiêu kế hoạch hoá tập trung, xoá bỏ cơ chế hành chính quan liêu, sự can thiệp trực tiếp sâu rộng của nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. - Tháo dỡ độc quyền nhà nước, phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Tự do hoá hoạt hộng sản xuất kinh doanh và mở cửa nền kinh tế. - Tự do hoá giá cả tương mại và ngoại thương. Thực hiện chế độ một tỷ giá ngoại hối cho toàn bộ nền kinh tế và được điều tiết chủ yếu theo cung- cầu thị trường. - Cải tổ hệ thống ngân hàng từ một cấp thành hai cấp, kinh doanh theo nguyên tắc thị trường. Tôn trọng các quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật giá trị và các luật khác của nền kinh tế thị trường. - Điều tiết thu nhập cá nhân theo những mục tiêu kinh tế- xã hội đã định không thoát ly nguồn gốc lao động của chúng. Cải thiện cán cân mậu dịch, thanh toán, thu- chi ngân sách và cơ cấu kinh tế quốc gia cho phù hợp tình thực tiễn mỗi nước và yêu cầu thị trường thế giới. Hình thành và phát triển hệ thống bảo trợ xã hội. -Thực hiện dân chủ hoá xã hội , xây dựng hệ thống luật pháp quốc gia, xây dựng nhà nước pháp quyền vững mạnh, đủ sức vận hành toàn bộ nền kinh tế- xã hội trên nguyên tắc thị trường dân chủ và pháp luật, v.v. - Không thể có những đơn thuốc chung và mô hình chung nào cho công cuộc chuyển đổi và kiềm chế lạm phát ở các nước vốn có điều kiện kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Tuỳ theo các điều kiện và mục tiêu chính trị – xã hội cụ thể mà mỗi nước có cách thức thực hiện khác nhau ( “sốc” hay “từ từ” ), sử dụng một số hay đồng bộ tất cả những giải pháp trên, với thời gian và mức độ cũng không giống nhau, do đó, đạt được kết quả không như nhau. Chính mức độ thành công của các giải pháp kiềm chế lạm phát được áp dụng đã giải thích cho mức độ thành công của công cuộc chuyển đổi ở các nước này: nước nào càng nhanh chóng kiềm chế vững chức lạm phát thì nước đó càng có điều kiện phát triển kinh tế thành công, giữ ổn định chính trị – xã hội, vượt qua những thử thách cam go của những năm đầu chuyển đổi với giá phải trả thấp nhất.  Kết luận Lạm phát là phạm trù kinh tế tổng hợp và là thuộc tính vốn có của nền kinh tế thị trường. Mặc dù có những nguyên tấc chung nhất định trong quá trình đối phó với lạm phát, song không thể có một đơn thuốc chung duy nhất nào để chống lạm phát, kể cả và nhất là lạm phát trong nền kinh tế chuyển đổi, hay các nền kinh tế mà cơ chế thị trường chưa phát triển đầy đủ và hoàn thiện. Chính sách đối phó với lạm phát chỉ thực sự mang tính chủ động, tích cực và hiệu quả khi hướng vào mục tiêu đề cao nhân tố con người. Điều này đòi hỏi chính phủ, một mặt, cần coi trọng mục tiêu kinh tế- xã hội, nhất là cân nhắc bảo vệ lợi ích vật chất –tinh thần của các tầng lớp dân cư dễ bị tổn thương ( các đối tượng chính sách, người nghèo, người thất nghiệp…), về mặt khác, cần coi trọng việc đào tạo và tuyển dụng có hiệu quả các nhân tài của đất nước. Đây chính là “vấn đề của mọi vấn đề” trong sự phát triển kinh tế và phòng ngừa những đột biến, cùng các hậu quả tiêu cực của cả quá trình lạm phát trong tương lai của nước ta và các nước trên toàn thế giới. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10293.doc
Tài liệu liên quan