Đề tài Lao động với tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cần nhanh chóng nâng cao trình độ văn hoá cho nguồn nhân lực, phấn đấu phổ cập phổ thông trung học đối với những đối tượng và những vùng có điều kiện nhằm tạo thuận lợi cho việc tiếp thu các kiến thức trong đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. Để có cơ cấu lao động hợp lý, một trongnhững biện pháp quan trọng là thực hiện chính sách phân hàng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở để tạo ra cơ cẩu hợp lý. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, cứ 1 người có trình độ đại học, cao đẳng cần có 4-5 người có trình độ trung học chuyên nghiệp và 10 công nhân kỹ thuật. Đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động để tăng tỷ lệ được đào tạo thường được tiến hành qua các biện pháp xã hội hoá đào tạo, đa dạng hoá hình thức đào tạo, bồi dưỡng với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Các lao động mới bước vào tuổi lao động, lao động dôi dư, lao động trẻ ở nông thôn cần được ưu tiên trong trang bị kiến thức kỹ thuật về công nghệ mới liên quan dến trồng trọt, chăn nuôi, các ngành thủ công có điều kiện phát triển ở địa phương cũng như các kiến thức cần thiết khác để cung cấp cho khu công nghiệp mới, các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xuất khẩu lao động, có thể thành lập bộ phận đào tạo, bồi dưỡng riêng các trung tâm dạy nghề hợp tác với các trung tâm đào tạo trong nước và nước ngoài, để đào tạo, bồi dưỡng người lao động đi làm có thời hạn ở nước ngoài. Cùng với đẩy mạnh đào tạo lại các nguồn nhân lực với kiến thức về chuyên môn, kỹ thuật cũng như kỹ năng thực hành cho nhu cầu trước mắt còn phải trang bị cho lao động kiến thức về ngoịa nhgữ, tin hoc, pháp luật nhằm đáp ứng cho nhu cầu về hội nhập.

doc33 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lao động với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vai trò của tiến bộ khoa học công nghệ. Mác coi lao động là nhân tố quan trọng nhất tao nên tăng trưởng. ng quan niệm sức lao động là hàng hóa đặc biệt: trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một giá trị lớn hơn, đó chính là giá trị thặng dư. Theo Mác sức lao động đối với nhà tư bản là một hàng hóa đặc biệt. Cũng như hàng hóa khác, nó được các nhà tư bản mua trên thị trường và tiêu thụ trong quá sản xuất. Nhưng trong quá trình tiêu thụ, giá trị sử dụng của hàng hóa lao động không giống với giá trị sử dụng của các hàng hóa khác. Nó có thể tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư. Trong xã hội TBCN do thường xuyên có đội hậu bị quân công nghiệp nên tiền công của công nhân luôn ở mức tối thiểu, đủ sống. Marc đưa ra quan hệ tỷ lệ m/V phản ánh sự lao động của công nhân: một phần làm việc cho bản thân (V), một phần sáng tạo ra cho nhà tư bản và địa chủ (m). Như vậy, Marc mới chỉ coi lao động là đầu vào, ông chưa phát hiện đầy đủ vai trò của lao động. ng đã có công đưa ra kết luận rằng lao động tạo ra thặng dư cho nhà tư bản. Và chính phần thặng dư này mới tạo nên tăng trưởng cho nền kinh tế . Như vậy, từ mô hình cổ điển, đến mô hình của Marc đều coi lao động là một yếu tố của tăng trưởng kinh tế 3. Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế: Mô hình nêu lên có bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, và khoa học ky thuật. Trong thời kỳ này các nhà kinh tế đưa ra hàm sản xuất như sau:Y = F( K,L,R,T) Các yếu tố đầu vào có thể thay thế cho nhau, sự kết hợp giữa K và L nói lên lựa chọn công nghệ.Sử dụng nhiều L thì công nghệ thấp, sử dụng nhiều K thì công nghệ tiên tiến.K và L có thể thay thế nhau. — Hàm sản xuất cobb _ douglas:Hàm Cobb-Douglass có dạng: Trong đó: 0< a < 1. Với giả thiết 0 < a hàm Cobb-Douglass coi giá trị sản xuất tỷ lệ thuận với lao động và vốn. Hàm đã giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng, xem xét mối quan hệ đầu ra đầu vào với mức độ đóng góp của các yếu tố đầu vào. Như vậy, bằng mô hình này đã lượng hóa được sự đóng góp của yếu tố lao động vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Và mô hình này cũng là mô hỡnh nói ró nhất, cụ thể nhất sự đóng góp của yếu tố lao động vào tăng trưởng kinh tế. Ngoài các mô hình trên, còn mô hình của KEYNES về tăng trưởng kinh tế cũng đều khẳng định vai trò quan trọng của lao động đối với qua trình tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học vĩ mô Keynes tiêu biểu là mô hình Harrod-Domar. Mô hình này dựa trên hai giả thiết căn bản: (1) giá cả cứng nhắắc, và (2) nền kinh tế không nhất thiết ở tình trạng toàn dụng lao động. Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên. Từ đó, họ suy luận ra được rằng một khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì sẽ càng ngày càng không cân bằng (mất ổn định kinh tế). Trong khi đó, lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển xây dựng mô hình của mình dựa trên hệ giả thiết mà hai giả thiết căn bản là: (1) giá cả linh hoạt, và (2) nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng lao động. Mô hình tăng trưởng kinh tế của họ cho thấy, khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì đó chỉ là nhất thời, và nó sẽ mau chóng trở về trạng thái cân bằng. Chương 2: Đánh giá vai trò cả lao động với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam I. Thực trạng lao động của Việt Nam 1. Về số lượng lao động: a) Dân số đông và tăng nhanh Việt Nam là một nước có tổng số dân số thuộc loại cao trên thế giới. Trong những năm vừa qua, chúng ta đã cố gắng giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên và đã đạt được những thành công đáng kể. Đó là giảm được tốc độ tăng dân số từ trên 2%/năm xuống còn 1,7%/năm vào năm 1999. Tuy nhiên với tình hình dân số đông như vậy vẫn là một áp lực lớn cho toàn xã hội. Ta hãy xét bảng sau để đánh giá tình hình dân số cũng như lực lượng lao động của Việt Nam: Dân số trung bình phân theo địa phương  Nghìn người 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 CẢ NƯỚC 77635.4 78685.8 79727.4 80902.4 82031.7 83106.3 84136.8 85154.9 ĐB Sông Hồng 17039.2 17243.3 17455.8 17648.7 17836.4 18028.3 18228.3 18400.6 Hà Nội 2739.2 2841.7 2931.4 3007.0 3082.9 3149.8 3236.4 3289.3 Vĩnh Phúc 1105.9 1115.7 1127.5 1142.9 1154.8 1168.9 1180.1 1190.4 Bắc Ninh 948.8 957.7 971.3 976.7 987.5 999.0 1011.4 1028.8 Hà Tây 2414.1 2432.0 2452.5 2479.4 2500.2 2524.8 2543.2 2561.2 Hải Dương 1663.1 1670.8 1684.2 1689.2 1698.3 1710.6 1722.2 1732.8 Hải Phòng 1694.4 1711.1 1726.9 1754.1 1770.8 1790.3 1807.5 1827.7 Hưng Yên 1080.5 1091.0 1101.4 1112.4 1120.3 1133.6 1143.6 1156.5 Thái Bình 1803.8 1814.7 1828.8 1831.1 1843.2 1851.3 1860.3 1868.8 Hà Nam 795.5 800.4 805.8 814.9 819.6 823.3 826.2 825.4 Nam Định 1904.1 1916.4 1931.7 1935.0 1947.2 1961.0 1975.0 1991.2 Ninh Bình 889.8 891.8 894.3 906.0 911.6 915.7 922.4 928.5 Đông Bắc 8942.8 9036.7 9136.8 9220.1 9244.0 9354.7 9453.6 9543.9 Hà Giang 616.6 625.7 637.7 648.1 661.9 673.1 683.8 694.0 Cao Bằng 496.5 501.8 505.7 503.0 508.2 514.2 518.7 523.0 Bắc Kạn 280.1 283.0 286.3 291.7 295.1 298.6 302.1 306.0 Tuyên Quang 684 692.5 702.9 709.4 718.1 726.2 732.2 737.7 Lào Cai 607.2 616.5 628.7 639.3 565.7 575.0 583.3 589.5 Yên Bái 690.7 699.9 707.3 713.0 722.7 731.8 740.0 749.1 Thái Nguyên 1054.4 1061.7 1072.8 1085.9 1095.4 1110.0 1125.6 1137.7 Lạng Sơn 712.3 715.3 719.3 724.3 731.4 739.1 746.0 751.8 Quảng Ninh 1016 1029.9 1039.8 1055.6 1067.4 1079.2 1090.6 1097.8 Bắc Giang 1510.4 1522.0 1534.9 1547.1 1563.5 1580.7 1594.3 1608.5 Phú Thọ 1274.6 1288.4 1301.4 1302.7 1314.5 1326.8 1337.0 1348.8 Tây Bắc 2278 2312.6 2350.4 2390.2 2524.0 2563.1 2607.9 2650.1 Điện Biên 440.9 449.9 459.0 467.8 Lai Châu 604.3 616.3 629.1 642.5 308.0 314.7 323.6 330.5 Sơn La 905.9 922.2 938.7 955.4 972.6 988.4 1005.2 1022.3 Hoà Bình 767.8 774.1 782.6 792.3 802.5 810.1 820.1 829.5 Bắc Trung Bộ 10101.8 10188.4 10299.1 10410.0 10504.0 10604.8 10644.0 10722.7 Thanh Hoá 3494 3509.6 3534.1 3620.3 3646.6 3671.4 3682.0 3697.2 Nghệ An 2887.1 2913.8 2951.5 2977.3 3003.2 3039.4 3064.3 3103.4 Hà Tĩnh 1275 1284.9 1299.6 1283.9 1286.7 1299.3 1288.5 1290.0 Quảng Bình 801.6 812.6 825.5 818.3 831.6 838.7 846.0 854.9 Quảng Trị 580.6 588.6 596.8 608.5 616.1 621.6 625.3 626.3 Thừa Thiên - Huế 1063.5 1078.9 1091.6 1101.7 1119.8 1134.4 1137.9 1150.9 DH Nam Trung Bộ 6625.4 6693.7 6785.9 6899.8 6981.2 7049.8 7118.8 7185.2 Đà Nẵng 703.5 715.0 724.0 747.1 764.6 777.0 789.8 805.4 Quảng Nam 1389.4 1402.7 1420.9 1438.8 1451.9 1462.9 1474.3 1484.3 Quảng Ngãi 1200.1 1206.4 1223.6 1250.3 1259.4 1268.7 1280.8 1288.9 Bình Định 1481 1492.3 1513.1 1530.3 1545.2 1557.1 1567.0 1578.9 Phú Yên 800.7 811.0 823.5 836.7 849.0 860.9 871.1 880.7 Khánh Hoà 1050.7 1066.3 1080.8 1096.6 1111.1 1123.2 1135.8 1147.0 Tây Nguyên 4236.7 4330.0 4407.2 4570.5 4673.9 4757.9 4854.9 4935.2 Kon Tum 324.8 330.7 339.5 357.4 366.1 374.8 382.7 389.9 Gia Lai 1017 1048.0 1064.6 1075.2 1095.5 1116.2 1144.6 1165.8 Đắk Lắk 1860.9 1901.4 1938.8 1656.7 1687.7 1712.1 1736.9 1759.1 Đắk Nông 361.1 385.8 397.7 411.9 421.6 Lâm Đồng 1034 1049.9 1064.3 1120.1 1138.7 1157.1 1178.8 1198.8 Đông Nam Bộ 12066.8 12361.7 12578.5 12881.5 13192.1 13491.7 13829.2 14193.2 Ninh Thuận 514.8 531.7 542.6 546.1 554.5 562.0 569.0 574.8 Bình Thuận 1065.9 1079.7 1096.7 1120.2 1135.8 1150.6 1163.0 1170.7 Bình Phước 684.6 708.1 719.4 764.6 784.7 797.4 815.2 823.6 Tây Ninh 976.3 989.8 1001.6 1017.1 1029.8 1038.4 1046.8 1053.8 Bình Dương 737.7 768.1 787.6 851.1 886.2 923.4 967.1 1022.7 Đồng Nai 2039.4 2067.2 2095.5 2142.7 2172.1 2194.5 2225.3 2253.3 Bà Rịa-Vũng Tàu 822 839.0 856.1 884.9 898.2 913.8 935.0 947.3 TP. Hồ Chí Minh 5226.1 5378.1 5479.0 5554.8 5730.8 5911.6 6107.8 6347.0 ĐB DH miền Trung 16344.7 16519.4 16713.7 16881.6 17076.1 17256.0 17400.1 17524.0 Long An 1330.3 1348.0 1363.6 1392.3 1400.5 1412.0 1422.7 1430.6 Tiền Giang 1623 1635.7 1649.3 1660.2 1681.6 1698.9 1713.7 1724.8 Bến Tre 1305.4 1308.2 1319.0 1337.8 1344.7 1350.6 1352.9 1354.1 Trà Vinh 978.3 989.0 1002.3 1002.6 1015.5 1027.5 1037.7 1045.8 Vĩnh Long 1017.7 1023.4 1033.4 1036.1 1044.9 1053.3 1057.4 1062.6 Đồng Tháp 1578.2 1592.6 1607.8 1626.1 1639.4 1653.6 1665.1 1672.6 An Giang 2077 2099.4 2128.8 2146.8 2170.1 2192.8 2210.3 2231.0 Kiên Giang 1524 1542.8 1565.9 1606.6 1630.4 1657.0 1683.1 1705.2 Cần Thơ 1836.2 1852.1 1868.0 1114.3 1123.5 1134.5 1143.3 1154.9 Hậu Giang 767.4 781.0 789.6 796.1 798.8 Sóc Trăng 1191 1213.4 1231.2 1234.3 1257.4 1270.2 1276.0 1283.6 Bạc Liêu 744.3 756.8 768.3 775.9 786.5 797.7 810.9 819.0 Cà Mau 1139.3 1158.0 1176.1 1181.2 1200.6 1218.3 1230.9 1241.0 Dân số nước ta tăng khoảng hơn 1000.0 nghìn người một năm, và trong vòng 7 năm qua chưa có năm nào dân số nước ta giảm xuống.Và trong tương lai thì vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy dân số nước ta sẽ giảm xuông.Dân số Việt Nam 2008 không dưới 86 triệu người. Nếu cứ theo đà này, dự kiến đến năm 2024 dân số Việt Nam đạt mức 100 triệu dân. Mức tăng không đều nhau giữa các vùng.Dân số Việt Nam tăng qua từng năm như thế là do tỷ lệ sinh còn cao, đặc biệt là số phụ nữ sinh con thứ ba ở các vùng nông thôn còn cao co thể do nhận thức của người dân kém, cũng có thể do quan niệm cổ hủ ,muốn có con trai nối dõi.Mức tăng và tốc độ tăng cụ thể như sau: ĐB sông Cửu Long : 2000 đến 2001 tăng 244.1 nghìn người tức 1.18% 2006 đến 2007 tăng 172.3 nghìn người tức 0.93% Nam Bắc : 2000 đến 2001 tăng 2 nghìn người tức o.22% 2006 đến 2007 tăng 8.1 nghìn người tức 0.66% Đông Bắc : 2000 đến 2001 tăng 93.9 nghìn người tức 1.04 % 2006 đến 2007 tăng 90.3 nghìn người tức 0.46 % Tây Bắc : 2000 đến 2001 tăng 34.6 nghìn người tức 1.5% 2006 đến 2007 tăng 42.2 nghìn người tức 1.59% về số tăng tuyệt đối thì vùng Đồng Bằng sông Cửu Long là vùng tăng nhiều nhất trong cả nước.Nhưng về con số tương đối thì vùng Tây Bắc là vung có tốc độ tăng nhanh nhất cả nước. b) Dân số nước ta phân bố không đều giữa các vùng và giữa các khu vực, và giới tính: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn Nghìn người 2000 1.36 1.34 1.37 3.82 0.60 2001 1.35 1.36 1.35 3.72 0.60 2002 1.32 1.33 1.32 2.84 0.83 2003 1.47 1.42 1.52 4.23 0.55 2004 1.40 1.40 1.40 4.16 0.44 2005 1.31 1.33 1.29 2.76 0.79 2006 1.24 1.25 1.23 2.04 0.95 Sơ bộ 2007 1.21 1.21 1.21 2.53 0.72 Cơ cấu - % 2000 100.00 49.16 50.84 24.18 75.82 2001 100.00 49.16 50.84 24.74 75.26 2002 100.00 49.16 50.84 25.11 74.89 2003 100.00 49.14 50.86 25.80 74.20 2004 100.00 49.14 50.86 26.50 73.50 2005 100.00 49.15 50.85 26.88 73.12 2006 100.00 49.15 50.85 27.09 72.91 Sơ bộ 2007 100.00 49.15 50.85 27.44 72.56 Theo bảng số liệu trên ta thấy: Theo giới tính: dân số nhìn chung là vẫn tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng năm sau ít hơn năm trước. Và, trước những năm 2000 dân số nữ có xu hướng tăng nhanh hơn nam: năm 193 nữ tăng 1.81%, trong khi đó nam chỉ tăng 1.69%. Nhưng đến 2007 thì xu hướng mất cân băng giới tính đã xảy ra theo hương ngược lai, nam tăng nhanh hơn nữ. Năm 2007, theo ước tính cứ 10 bé trai được sinh ra mới có khoảng 7 bé nữ,nhưng tốc độ tăng dân số đã nhờ đó mà được cân băng lai băng chứng là cả nam và nữ đeuf có tốc độ tăng là 1.21%. Xét về sự biến động dân số giữa các vùng thì có sự thể hiện khá rõ về sự khác biệt trong tốc độ tăng. Trong khi dân nông thôn có xu hướng tăng nhưng có tốc độ tăng ngày càng châm lại, thì dân thành thị không ngừng tăng lên: Nữ năm 2000 tăng 1.34%nhưng tới năm 2007 tốc độ tăng chỉ còn 1.21% Nam năm 200 tăng 1.37%nhưng tới năm 2007 tốc độ tăng chỉ còn 1.21% Dân cư tại nông thôn lớn hơn rất nhiều so với dân số thành thị. Nhưng qua các năm thì nhìn chung cả dân số thành thị và dân số nông thôn đều tăng. Nhưng tốc độ tăng dân số nông thôn ngày càng có xu hướng chậm lại, trong khi đó thì tốc độ tăng dân số thành thị ngày càng cao. Dân số thành thị năm 2000 tăng 8.32% tới năm 2007 là 2.53%. Trong khi đó, tốc độ tăng của dân số nông thôn thấp hơn rất nhiều. Năm 2000 là 0.6% tới năm 2007 mới chỉ là 0.72%.Có sự chênh lêch về tốc độ tăng dân số ở hai khu vực này là do xu hướng đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ ở nước ta hiện nay, và do sự phát triển của khoa học công nghệ, sự phát triển kinh tế,... và các nguyên nhân khác làm cho dong di cư từ nông thôn ra thành thị ngày càng nhiều. c)Dân số theo độ tuổi: Bảng Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi,  2000-2030 (%) Độ tuổi 0-4 5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65+ 2000 9,4 11,8 11,9 10,8 9,1 8,6 7,9 7,3 6,0 4,1 2,8 2,3 2,3 5,8 2006 7,5 8,2 10,6 10,8 8,8 7,8 7,7 7,6 7,3 6,4 4,8 3,3 2,2 7,0 2010 7,1 7,3 9,0 9,8 8,5 8,5 7,8 7,8 7,2 6,8 6,0 4,1 2,7 7,2 2015 6,9 6,9 7,7 8,0 7,7 8,4 8,6 8,1 7,5 6,7 6,8 5,5 3,7 7,4 2020 6,7 6,8 7,4 7,0 6,4 7,7 8,5 8,9 7,8 7,1 6,8 6,3 4,9 7,7 2030 5,5 6,1 7,1 6,7 5,4 5,7 6,6 8,3 8,8 8,4 7,7 6,8 5,8 11,0 Dân số ở tuổi 5-9, 10-14, 16-19 sẽ giảm mạnh về tỷ lệ dân số và giảm cả về lượng. Đặc biệt là nhóm tuổi 15-19, tuổi học trung học phổ thông; số lượng giảm từ 9 triệu năm 2006 xuống 7 triệu năm 2030. Dân số ở tuổi 20-24, tuổi đi học đại học sẽ giảm mạnh về cả tỷ lệ và lượng; số lượng giảm từ 7 triệu năm 2006 xuống 5,6 triệu năm 2030. Dân số ở tuổi 60-64 và 65 trở lên sẽ tăng mạnh cả về tỷ lệ lẫn số lượng. Đây là tuổi về hưu. Như thế tỷ lệ những người trong độ tuổi này là 8,1% vào năm 2006 sẽ tăng lên 16,8% vào năm 2030.  Những người này sẽ phải dựa vào lương hưu hoặc con cái, và là vấn đề mà xã hội phải quan tâm để có chính sách phù hợp.  Dân số độ tuổi lao động:  Bảng nguồn lao động qua các năm 2000 và 2006 , dự báo năm 2010(%)  Độ tuổi 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 2000 10,8 9,1 8,6 7,9 7,3 6,0 4,1 2,8 2,3 2,3 2006 10,8 8,8 7,8 7,7 7,6 7,3 6,4 4,8 3,3 2,2 2010 9,8 8,5 8,5 7,8 7,8 7,2 6,8 6,0 4,1 2,7 Như vậy số lượng lao động của Việt Nam có xu hướng ngày một tăng. Tuy là nước có dân số trẻ nhưng hiện nay nước ta đang phải đôi mặt với một thực trang là cung vượt quá cầu. Và dân số nguồn lao động đang có xu hướng bị già hóa. Trong khi tỷ lệ phần trăm dân số lao động ở độ tuổi từ 15 tuổi đến 35 tuổi trong tổng nguồn lao động có xu hướng không tăng, ngược lại còn có xu hướng giảm thì tỷ lệ đó ở độ tuổi 35 tuổi đến 65 tuổi lại có chiều hướng gia tăng. Đây cũng là một điều bất lợi cho nguồn lao động của Việt Nam. Đến năm 2010 thì tỷ lệ dân số độ tuổi từ 15 tuổi cho đén 45 tuổi không những không tăng mà có xu hướng giảm: 15-19 tuổi năm 2000 là 10.8% thì tới năm 2010 chỉ còn là 9.8%. Trong khi đó, tỷ lệ độ tuổi 64-65 tuổi năm 2000 là 2.3% thì tới năm 2010 dự kiến tăng lên 2.7%. Như vậy xu hướng gài hóa lực lượng lao động ở Việt Nam đang diễn ra khá nhanh, nếu không có chính sách thích hợp thì trong tương lai chúng ta sẽ bị mất đi lợi thế so sánh về nguồn lao động trẻ và dồi dào. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999, Kết quả điều tra mẫu. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2000. Tình hình gia tăng dân số và dân số hoạt động kinh tế của Việt Nam qua các cuộc TĐTDS 1989 và 1999 Dân số Dân số hoạt động kinh tếa Tỷ lệ hoạt động thôb Số lượng Tốc độ tăng bình quân năm Số lượng Tốc độ tăng bình quân năm Tổng số    1989     1999 64375762 76327919 - 1,70 30026010 37034240 - 2,10 46,64 48,52 Nam    1989    1999 31230737 37518547 - 1,83 14637986 19183089 - 2,70 46,87 51,13 Nữ    1989    1999 33145025 38809372 - 1,58 15388024 17851151 - 1,48 46,43 46,00 Kết luận chung về sự biến động số lượng lao động( số lượng LLL: Về số lượng lao động, Việt Nam là “nhà giàu”. Dứt khoát không phải bàn cãi về điều này ! Theo thống kê, lực lượng lao động cả nước có tới 53 triệu người. Mỗi năm, cả nước luôn sẵn sàng cung ứng 1,5 - 1,6 triệu lao động, nói theo cách khác là nền kinh tế phải tạo ra khoảng 1,5 - 1,6 triệu việc làm thì tổng cung lao động mới tạm vãn “hàng”. Các nhà đầu tư nước ngoài sốt sắng và hăm hở đến Việt Nam bởi đây là một trong những lý do quan trọng (quan trọng hơn là “giá” lao động rẻ...). Trong điều kiện gần 70% lao động nông nghiệp, phần đông chưa qua đào tạo, các trường dạy nghề cả công lập lẫn dân lập đều không bảo đảm được yêu cầu đào tạo. Chỉ riêng các trường ngoài công lập, “nhận” nhiệm vụ đáp ứng 60% quy mô dạy nghề (mục tiêu năm 2010) song đến nay mới “chịu” được 35,6%. Đồng thời, hầu hết phân bố khá lệch tại hai đầu đất nước, chưa chịu... đầu tư bài bản và chủ yếu đào tạo ngắn hạn. Cũng Vietnamworks khuyến cáo, không có dấu hiệu nào cho thấy cung lao động chất lượng cao sẽ được cải thiện trong thời gian tới. Tốc độ gia tăng nguồn lao động vẫn ở mức cao. Trung bình một năm nước ta tăng khoảng hơn một nghịn người, trong đó tỷ lệ số người gia nhập vào lực lượng lao động chiếm tỷ trọng cao. Số lượng lao động tăng nhưng đang diễn ra quá trình già hóa nguồn lao động. Phần trăm lao động trẻ thì không tăng thậm chí là giảm, nhưng tỷ lệ lao động có độ tuổi cao lại tăng. 2.Thực trạng chất lượng lao động. Hiện nay, chưa có một chỉ tiêu cọ thể và chính xác nào giúp chúng ta thống kê đầy đủ lượng lao động qua đào tạo cả. Nếu giáo dục và đào tạo cung cấp được 1 triệu người tốt nghiệp/năm, nhưng thị trường lao động chỉ hấp thụ được 700 ngàn người (hoặc chỉ có 700 ngàn người đi làm), điều đó không có nghĩa là tỷ lệ “lao động qua đào tạo” sẽ tăng lên tính theo con số 1 triệu người (mới chỉ tốt nghiệp mà chưa phải là người lao động để đưa vào thống kê từ doanh nghiệp).Như vậy, việc thống kê từ các cơ sở đào tạo theo chỉ tiêu (bên cung) cũng như việc thống kê từ các doanh nghiệp (bên cầu) đều dẫn đến sai số do tiêu chí cụ thể “lao động qua đào tạo là gì” vẫn chưa được làm rõ. Học nghề 1 tuần, học nghề 6 tháng, học nghề 3 năm, rồi TCCN, CĐ, ĐH đều có thể gom vào khái niệm “lao động qua đào tạo” để xây dựng mục tiêu phát triển giáo dục nghề nghiệp trong tương lai là việc làm thiếu cơ sở thực tiễn.Chính vì sự “mù mờ” về khái niệm cho nên chỉ tiêu lao động qua đào tạo năm 2007 qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng dao động thất thường, tùy hứng.Theo báo cáo của ngành lao động mỗi năm có hơn 1 triệu lao động qua đào tạo, cộng với những người tốt nghiệp TCCN, CĐ, ĐH (khoảng 500 ngàn). Tức là một năm cả nước đào tạo được trên 1,5 triệu lượt người (tạm gọi là qua đào tạo). Nếu kể cả các doanh nghiệp cũng đào tạo cho người lao động nữa thì tổng số người qua đào tạo vượt quá con số 1,5 triệu.Tính từ năm 2000 đến 2006 có khoảng 9 triệu người được đào tạo trong tổng số 45 triệu người trong độ tuổi lao động - tức khoảng 20 phần trăm “lao động qua đào tạo”. Nếu cộng thêm số phần trăm lao động qua đào tạo trước năm 2000 và hiện tại vẫn đang tham gia lao động (khoảng 17%) thì tỷ lệ lao động qua đào tạo sẽ khoảng 37 % mà không phải là 27%. Như vậy, nếu con số “thành tích” 27% lao động qua đào tạo là đúng, thì “báo cáo” mỗi năm có trên 1 triệu người qua đào tạo là sai hoặc ngược lại. Nhưng xét ử góc độ nao đó vẫn cho ta một nhận xét tương đối chính xác về xu hướng biện động của lượng lực lượng lao động này. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, của khoa học công nghệ, của xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế càng ngày lao động có tay nghề càng được quan tâm hơn, và chỉ có những lao động có tay nghề mới có đủ sức tồn tại trong môi trường này. Số lượng lao động qua đào tạo ngày càng tăng. Tuy rằng ta khó mà thông kê được con số cụ thể do ngoai những lao động được đào tạo nghề tại các trung tâm còn có những lao động được đào tạo nghề ngay trong các công ty họ làm viêtc. Nhưng ta có thể thông kê bộ phận lao động được đào tạo trong các trường đại học cao đẳng cụ thể: Giáo dục trung học chuyên nghiệp 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Sơ bộ 2007 Số học sinh (Nghìn học sinh) 255.4 271.2 389.3 360.4 466.5 500.3 515.7 621.1 Hệ dài hạn 204.6 223.9 263.9 298.2 393.3 422.7 421.7 538.3 Hệ khác 50.8 47.3 125.4 62.2 73.2 77.6 94 82.8 Học sinh tốt nghiệp (Nghìn học sinh) 72.3 76.9 119.4 115.8 138.8 180.4 163.5 91.4(*) Chỉ số phát triển (Năm trước = 100) - % Học sinh 130.3 106.2 143.6 92.6 129.4 107.2 103.1 120.4 Hệ dài hạn 142.7 109.4 117.9 113.0 131.9 107.5 99.8 127.7 Hệ khác 96.6 93.1 265.1 49.6 117.6 106.0 121.1 88.1 Học sinh tốt nghiệp 147.2 106.4 155.3 97.0 119.8 130.0 90.6 55.9 Nếu trước đây nguồn lao động phần lớn là lao động phổ thông, có tay nghề hạn chế, thì đến nay số lao động VN qua đào tạo đã tăng lên đáng kể. Quy mô dạy nghề đang ngày càng mở rộng, luôn đạt và vượt mức kế hoạch mà QH và Chính phủ đề ra. Tại Việt Nam, tương ứng với khoảng 100 lao động có trình độ cao đẳng trở lên thì hiện mới có 80 lao động trung cấp và 370 công nhân kỹ thuật. Theo báo cáo của ngành lao động mỗi năm có hơn 1 triệu lao động qua đào tạo, cộng với những người tốt nghiệp TCCN, CĐ, ĐH (khoảng 500 ngàn). Tức là một năm cả nước đào tạo được trên 1,5 triệu lượt người (tạm gọi là qua đào tạo). Nếu kể cả các doanh nghiệp cũng đào tạo cho người lao động nữa thì tổng số người qua đào tạo vượt quá con số 1,5 triệu. II. Đánh giá vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1. Tình hình sử dụng lao động tại Việt Nam: Bảng: Tình trạng việc làm của thanh niên năm 2000, 2003 và năm 2006 Đơn vị: % Nhóm tuổi Tổng số Nữ Năm Đủ việc làm Thiếu việc làm Thất nghiệp Đủ việc làm Thiếu việc làm Thất nghiệp Toàn quốc: 2000 70,5 27,2 2,3 71,1 26,7 2,2 2003 88,8 7,9 3,3 88,7 7,5 3,8 2006 87,4 6,2 6,4 87,4 6,1 6,5 Thành thị: 2000 66,8 26,9 6,3 65,9 27,9 6,2 2003 87,0 4,7 8,3 85,0 4,5 10,5 2006 87,1 2,1 10,8 83,4 2,2 14,4 Nông thôn:2000 71,7 27,3 1,0 71,0 28,0 1,0 2003 90,0 7,0 3,0 89,6 8,2 2,2 2006 87,4 7,3 5,3 87,7 7,2 5,1 Như vậy, căn cứ vào số liệu của bảng có thể thấy, tỉ lệ thanh niên đủ việc làm có xu hướng tăng cả trên toàn quốc, thành thị và nông thôn. Xét theo cơ cấu giới tính, không có sự khác biệt về giới khi xem xét tiêu chí thất nghiệp. Tuy nhiên, tỉ lệ thanh niên nữ thất nghiệp cao hơn mặt bằng chung của cả nước; trong đó, số lao động nữ thanh niên ở nông thôn lại thất nghiệp ít hơn số nữ thanh niên đô thị. Rõ ràng, trong thị trường lao động việc làm ở Việt Nam trong những năm qua vấn đề thiếu việc làm thường tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, còn thất nghiệp chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do quá trình đô thị hoá nhanh, mở rộng nên đất canh tác nông nghiệp ngày càng có xu hướng thu hẹp lại; công nghiệp hoá nông nghiệp đã khiến cho thời gian nông nhàn nhiều hơn,… Vì thế, thanh niên nông thôn bị đẩy vào thị trường lao động khi họ chưa được trang bị đầy đủ những yêu cầu cần thiết đáp ứng với thị thường lao động hiện nay. Trường hợp “nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng chưa cao” ở tỉnh Vĩnh Long là một ví dụ. Các công ty xuất khẩu lao động ở đây nêu lên thực trạng “thừa - thiếu” lao động tại địa phương, lao động không có việc làm còn nhiều, trong khi các doanh nghiệp tuyển dụng lại nêu lên vấn đề khan hiếm nguồn lao động để tuyển dụng vào làm việc cho đơn vị mình. Thực trạng này không chỉ ở tỉnh Vĩnh Long mà hầu hết khu vực đồng bằng Sông Cửu Long đều gặp phải. Nguyên nhân là do trình độ và tay nghề của lao động địa phương thấp không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp công nghệ cao. Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế (*) Nghìn người 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Sơ bộ 2007 TỔNG SỐ 37609.6 38562.7 39507.7 40573.8 41586.3 42526.9 43338.9 44171.9 Phân theo thành phần kinh tế Kinh tế Nhà nước 3501.0 3603.6 3750.5 4035.4 4108.2 4038.8 3948.7 3974.6 Kinh tế ngoài Nhà nước 33734.9 34510.7 35167.0 35762.7 36525.5 37355.3 38057.2 38657.7 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 373.7 448.5 590.2 775.7 952.6 1132.8 1333.0 1539.6 Phân theo ngành kinh tế Nông nghiệp và lâm nghiệp 23491.7 23386.6 23173.7 23117.1 23026.1 22800.0 22439.3 22176.4 Thuỷ sản 988.9 1083.0 1282.1 1326.3 1404.6 1482.4 1555.5 1634.4 Công nghiệp khai thác mỏ 255.8 271.7 283.4 296.2 324.4 341.2 370.0 397.5 Công nghiệp chế biến 3550.3 3887.3 4160.3 4560.4 4832.0 5248.5 5655.8 5963.1 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt 82.7 104.0 114.7 125.8 137.2 151.4 173.4 197.0 Xây dựng 1040.4 1291.8 1526.3 1688.1 1922.9 1998.8 2136.6 2267.7 TN; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân và gia đình 3896.8 4062.7 4281.0 4532.0 4767.0 4933.1 5114.0 5291.7 Khách sạn và nhà hàng 685.4 700.0 715.4 739.8 755.3 767.5 783.3 813.9 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 1174.3 1179.8 1183.0 1194.4 1202.2 1208.2 1213.8 1217.3 Tài chính, tín dụng 75.2 85.4 98.4 109.7 124.9 156.3 182.8 209.9 Hoạt động khoa học và công nghệ 18.8 21.2 19.2 20.3 25.0 24.5 26.0 26.9 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 63.9 73.2 90.5 109.7 129.7 151.4 178.7 216.0 QLNN; bảo đảm XH bắt buộc 376.1 396.0 438.4 483.4 535.6 648.4 716.9 793.2 Giáo dục và đào tạo 995.1 1037.4 1090.4 1145.4 1183.9 1233.7 1300.2 1356.6 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 225.6 254.5 280.5 308.7 344.7 359.7 372.7 384.3 Hoạt động văn hoá và thể thao 132.0 123.4 126.4 130.0 128.8 132.7 134.3 136.4 Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 63.9 80.2 94.8 109.7 125.9 149.5 171.5 192.9 Hoạt động phục vụ cá nhân, công cộng và dịch vụ làm thuê 492.7 524.5 549.2 576.8 616.1 739.5 814.2 896.7 Những năm qua, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình việc làm cho người lao động đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên, số người thiếu việc làm trong khu vực nông thôn còn cao. Chẳng hạn, đồng bằng Sông Hồng (37,8%, Bắc Trung Bộ (33,6%). Xét theo các thành phần kinh tế, số lao động thiếu việc làm chủ yếu thuộc khu vực kinh tế cá thể, tập thể (98,3). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm của thanh niên khu vực nông thôn, trong đó phải kể đến diện tích đất canh tác ít; chậm đổi mới vật nuôi, cây trồng; thiếu vốn để phát triển sản xuất - kinh doanh; trình độ văn hoá, nghề nghiệp còn bất cập so với yêu cầu của thị trường lao động,…Tình trạng thất nghiệp của thanh niên ở khu vực thành thị trong những năm gần đây dao động từ 5-8%; trong đó, một số tỉnh, thành phố thường có tỉ lệ thất nghiệp cao là Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ,…Kết quả điều tra lao động việc làm toàn quốc năm 2001 cho thấy, thất nghiệp thuộc nhóm tuổi từ 15-24 chiếm 49,5% và nhóm tuổi 25-34 chiếm 25,4% trong tổng số người thất nghiệp của cả nước. Tình trạng thất nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào cấp độ đào tạo và nhóm ngành nghề đào tạo. Vấn đề “thừa mà thiếu” phản ánh nghịch lý trong việc đào tạo hiện nay. Tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, số lượng sinh viên qua đào tạo được tuyển dụng rất ít, trong khi số lượng đã tốt nghiệp ngày càng gia tăng. Nhiều ngành đào tạo khó kiếm việc làm như nông, lâm, thuỷ sản, … Theo kết quả tổng hợp gần đây của Viện Nghiên cứu Thanh niên, có tới 88,6% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng công nhân kĩ thuật, nhưng số người đáp ứng các tiêu chuẩn lại thấp, nơi tuyển được cao nhất cũng chỉ đạt 56,7% nhu cầu. Qua khảo sát 50 doanh nghiệp tại Hà Nội với 33.115 lao động thì 7 doanh nghiệp cho biết số thanh niên được đào tạo từ các trường nghề về chất lượng kém nhiều so với yêu cầu thực tế; 43 doanh nghiệp cho biết họ phải đào tạo lại từ 3 tháng đến 1 năm. Với chất lượng nguồn nhân lực thấp như vậy, khó có thể cạnh tranh trong thị trường lao động trong nước chưa nói đến sự hội nhập quốc tế. Đây chính là một trong những khó khăn lớn của thị trường lao động Việt Nam. Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn phân theo vùng % 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Sơ bộ 2006 Cả nước 74.16 74.26 75.42 77.65 79.1 80.65 81.79 Phân theo vùng Đồng bằng sông Hồng 75.53 75.36 76.08 78.25 80.21 78.75 80.65 Đông Bắc Bộ 73.01 73.05 75.32 77.09 78.68 80.31 81.76 Tây Bắc Bộ 73.44 72.78 71.08 74.25 77.42 78.44 78.78 Bắc Trung Bộ 72.12 72.52 74.5 75.6 76.13 76.45 77.91 Duyên hải Nam Trung Bộ 73.92 74.6 74.85 77.31 79.11 77.81 79.81 Tây Nguyên 77.04 77.18 77.99 80.43 80.6 81.61 82.7 Đông Nam Bộ 76.58 76.42 75.43 78.45 81.34 82.9 83.46 Đồng bằng sông Cửu Long 73.18 73.38 76.53 78.27 78.37 80 81.7 Tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn còn chưa được khai thác hết.qua từng năm việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của lao động khu vực nông thôn đang dần tăng,tăng mạnh nhất là năm 2002 đến năm 2003 tăng từ 75,42% lên 77,65% và đến năm 2006 tỉ lệ này đã là 81,79%.như vậy có thể nói lao động ở khu vực nông thôn đang ngày càng được coi trọng và chú ý phát triển, tạo điều kiện phát triển việc làm nông thôn, huy động tối đa thời gian nhàn rỗi của nông dân. Cơ cấu lao động qua đào tạo trong nước cho thấy nhiều bất cập trong khâu đào tạo và sử dụng: tại các nước phát triển, cấu trúc lao động đã qua đào tạo thường là 1- 12- 24 (tức là ứng với 1 lao động có trình độ cao đẳng trở lên thì cần có 12 lao động có trình độ trung cấp và 24 công nhân kỹ thuật).Trong khi đó, cấu trúc này ở Việt Nam là 1 - 0,8 - 3,7 (tương ứng với khoảng 100 lao động có trình độ cao đẳng trở lên thì hiện mới có 80 lao động trung cấp và 370 công nhân kỹ thuật). Như vậy, chúng ta đang sử dụng không hiệu quả nguồn lao động đã qua đào tạo. Đào tạo nhiều nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và nền kinh tế. Tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" vẫn diến ra phổ biến.Trong số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn FDI chỉ có 40% qua đào tạo nghề còn lại là lao động phổ thông. Trong khi đó, cơ cấu ngành nghề đào tạo cũng chưa đáp ứng được. Để giải quyết nhu cầu ta nghề củ người lao động các doanh nghiệp FDI tự tổ chức dạy nghề ngắn hạn và đào tạo lại tại chỗ cho số lao động được tuyển dụng để đáp ứng yêu cầu sản xuất. Qua khảo sát cho thấy, có 44% doanh nghiệp FDI thực hiện đào tạo lại lao động với các mức độ khác nhau cho khoảng 30% số lao động tuyển dụng. Ở một số khâu chủ yếu của dây chuyền công nghệ tiên tiến hoặc đặc thù, lao động được tuyển dụng đã được doanh nghiệp đưa đi bồi dưỡng ở nước ngoài. Năng suất lao động xã hội phân theo ngành kinh tế(*) Triệu đồng/người 2003 2004 2005 2007 Tổng số 13.56 15.12 17.20 19.62 Nông, lâm nghiệp 4.45 4.94 5.58 6.26 Thủy sản 15.86 18.19 19.56 21.91 Công nghiệp 38.31 41.15 45.92 52.87 Xây dựng 20.68 21.98 23.17 24.89 Thương nghiệp 17.66 18.38 20.35 21.91 Khách sạn, nhà hàng 23.98 24.97 29.83 36.73 Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 17.83 20.70 25.29 29.23 Văn hoá, y tế, giáo dục 18.78 21.24 22.85 24.23 Các ngành dịch vụ khác 49.75 51.71 53.87 53.90 (*) Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế bình quân 1 lao động đang làm việc. Năng suất lao động của Việt Nam cũng còn rất thấp. Năm 2007 mới đạt 25.886 đồng/người, của nhóm ngành nông, lâm nghiệp-thuỷ sản còn đạt thấp hơn chỉ có 9.607 nghìn đồng/người, ngay cả nhóm ngành công nghiệp-xây dựng cao nhất cũng mới đạt 55.072 đồng/người và của nhóm ngành dịch vụ cũng chỉ đạt 38.159 nghìn đồng/người.Nếu quy ra USD theo tỷ giá hối đoái, năng suất lao động của toàn nền kinh tế cũng mới đạt khoảng 1,6 nghìn USD, của nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản chỉ đạt 0,6 nghìn USD, của nhóm ngành công nghiệp- xây dựng đạt khoảng 3.438 USD, của nhóm ngành dịch vụ đạt khoảng 2.385 USD.Các con số trên còn thấp xa so với năng suất lao động chung của thế giới (khoảng trên 14,6 nghìn USD), còn thấp hơn cả mức bình quân đầu người của thế giới (khoảng 6,5 nghìn USD/người). Với năng suất còn thấp như trên thì giá trị thặng dư còn đang rất nhỏ nhoi. 2. Lao động với tăng trưởng kinh tế. a) Sự đóng góp của lao động vào GDP: Mức độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào và đầu ra. Tăng trưởng kinh tế xét ở đầu vào, có ba yếu tố đóng góp. Đó là sự đóng góp của các yếu tố :Số lượng vốn đầu tư,Sự đóng góp của số lượng lao động ,Và cuối cùng, sự đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Theo tính toán ban đầu, trong tổng tỷ kệ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007 yếu tố số lượng vốn đầu tư đã đóng góp khoảng 57%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 20%, yếu tố TFP đóng góp 23%. b) Sự đóng góp của lao động vào trong tổng chi tiêu của nền kinh tế hay phần chi têu cho hộ gia đình:Mức độ đóng góp của tổng chi tiêu vào GDP của nền kinh tế được thể hiện thông qua số lượng hàng hóa và dịch vụ trao đổi trên nền kinh tế Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo ngành kinh doanh Nghìn tỷ đồng Tổng Trong đó số Thương Khách sạn, nghiệp nhà hàng 2000 220.4 183.9 23.5 2001 245.4 200.0 30.5 2002 280.9 221.6 35.8 2003 333.8 262.8 39.4 2004 398.5 314.5 45.7 2005 480.3 374.3 58.7 Doanh thu từ khu vực bán lẻ của các doanh nghiệp qua các năm đều tăng. Doanh số tăng doanh thu bán lẻ này là do sự đóng góp đa số của ku vực tiêu dùng cho hộ gia đình hay cụ thể hơn là chi tiêu của người lao động. Chi tiêu của khu vực này năm 1986 mới chỉ đạt 0.3 nghìn tỷ đồng, nhưng tới năm 2005 đã là 480.3 tỷ đồng. Có sự khác biệt nhanh chóng như thế là do cùng với thừi kỳ đổi mới của nền kinh tế nước nhà tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng tăng nhanh, giúp cho thu nhập của người lao động cũng tăng nhanh.Khi thu nhập tăng họ sẽ tiêu dung nhiều lên. Khi họ tiêu dùng nhiều lên, tức là họ đã thúc đẩy cầu. Do quy luật cung cầu sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. MỨC CHI TIÊU MỘT SỐ KHOẢN NGOÀI ĂN UỐNG BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI 1 NĂM Năm 2005 (1000 đ) Năm 2006 (1000 đ) Chi may mặc Thiết bị, đồ dùng Văn hoá, thể thao Chi may mặc Thiết bị, đồ dùng Văn hoá, thể thao CẢ NƯỚC 124,3 87,4 43,0 137,4 102,6 60,7 1. Chia theo khu vực - Thành thị 251,0 180,5 119,9 325,4 230,9 179,2 - Nông thôn 107,4 74,8 30,5 112,8 86,5 43,9 2. Chia theo vùng - Đông Bắc và Tây Bắc 109,0 70,0 25,6 119,9 91,8 40,3 - Đồng bằng sông Hồng 102,6 100,1 44,6 120,7 124,0 71,9 - Bắc Trung Bộ 94,7 74,8 24,5 101,0 90,4 33,5 - Duyên hải Nam Trung Bộ 112,6 70,3 30,5 122,0 72,7 42,8 - Tây Nguyên 168,8 111,5 58,6 143,8 96,7 74,8 - Đông Nam Bộ 209,6 136,2 105,1 262,4 160,3 150,6 - Đồng bằng sông Cửu Long 135,7 92,0 47,8 161,4 115,7 67,2 Khối lượng chi dùng một số mặt hàng ăn uống: Tiêu dùng gạo bình quân đầu người 1 tháng giảm từ 13,4 Kg năm 2006 xuống còn 13,1 Kg năm 2005, khu vực thành thị từ 11,2 Kg giảm còn 9,7 Kg. Lượng gạo của các hộ tại 6 trong 7 vùng (trừ vùng Đông Bắc và Tây Bắc) đều giảm; Các mặt hàng: Thịt, mỡ dầu ăn, trứng, đỗ lạc vừng, đường mật... tăng hơn các năm trước. Riêng lượng tiêu dùng quả chín, rau tươi của dân cư khu vực thành thị và các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ có xu hướng tăng lên. Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo 5 nhóm thu nhập (*) 1995 1996 1999 2002 2006 Nghìn đồng CHUNG 170.0 182.4 221.1 269.1 359.7 Nhóm thu nhập thấp nhất 84.5 88.4 108.5 123.3 160.4 Nhóm thu nhập dưới trung bình 120.3 126.5 160.7 169.7 226.0 Nhóm thu nhập trung bình 148.3 161.5 201.8 213.7 293.8 Nhóm thu nhập khá 192.8 208.2 251.9 290.3 403.9 Nhóm thu nhập cao nhất 348.5 376.9 452.3 548.5 715.2 Tỷ lệ so với nhóm thu nhập thấp nhất (Lần) Nhóm thu nhập thấp nhất 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 Nhóm thu nhập dưới trung bình 1.42 1.43 1.48 1.38 1.41 Nhóm thu nhập trung bình 1.76 1.83 1.86 1.73 1.83 Nhóm thu nhập khá 2.28 2.36 2.32 2.35 2.52 Nhóm thu nhập cao nhất 4.12 4.26 4.17 4.45 4.46 (*) Mỗi nhóm 20% tổng số hộ. Như vậy tỷ lệ dành cho chi tiêu của người lao động là rất lớn. Mức chi tiêu này chiếm tới 60-70% thu nhập của người lao động, tính vào đóng góp vào GDP đã lên tới 40% GDP. Và nó có xu hướng tăng nhưng mà không đồng đều giữa các khu vực các nhóm dân cư. Theo mức chi tiêu theo thu nhập họ có được thì nhóm thu nhập thâos nhất trung bình một tháng họ cũng phải chi ra 160.4 nghìn đồng để chi tiêu, và nhóm có thu nhập cao nhất con số này là 715.2 nghìn đồng một tháng tính trong năm 2006. Tỷ lệ chi tiêu của nhom có thu nhập thấp so với nhóm có thu nhập cao tăng gấp 4 lần. 3. Lao động với vấn đề xóa đói giảm nghèo: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng Nghìn đồng 1995 1996 1999 2002 2006 CẢ NƯỚC 206.1 226.7 295.0 356.1 484.4 Phân theo thành thị, nông thôn Thành thị 452.8 509.4 516.7 622.1 815.4 Nông thôn 172.5 187.9 225.0 275.1 378.1 Phân theo vùng Đồng bằng sông Hồng 201.2 223.3 280.3 353.1 488.2 Đông Bắc Bộ 160.7 173.8 210.0 268.8 379.9 Tây Bắc Bộ 197.0 265.7 Bắc Trung Bộ 160.2 174.1 212.4 235.4 317.1 Duyên hải Nam Trung Bộ 176.0 194.7 252.8 305.8 414.9 Tây Nguyên 241.1 265.6 344.7 244.0 390.2 Đông Nam Bộ 338.9 378.1 527.8 619.7 833.0 Đồng bằng sông Cửu Long 222.0 242.3 342.1 371.3 471.1 Tăng trưởng kinh tế xét cho đến cùng cũng là để phục phụ cho nhu cầu nângc ao đời sống cho người lao động. Nhờ có tăng trưởng lao động có thêm việc làm, và họ thu được thu nhập chính là phần tiền công mà họ nhận được. Tăng trưởng càng cao thì tiền công ngày càng cao. Nhờ đó tác động tích cực tới quá trình xóa đói giảm nghèo. Cùng với qúa trình đổi mới kinh tế xã hội, giải quyết việc làm được thực hiện trong một chương trình quốc gia, chính sách đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, dịch vụ, đa dạng hoá nhiều ngành nghề nhằm tạo thêm công ăn việc làm. Do bình quân mỗi năm nước ta có thêm 1 triệu lao động. Mà số lượng lao động được thu hút vào làm việc trong 10 năm qua (1991-2000) là ít. Số thất nghiệp còn lớn. ở khu vực nông thôn năm 1999 có 32,7 triệu lao động trong đó số lao động tham gia trong các ngành nông lâmkhoảng 27triệu người, chiếm 82% lực lượng l;d khu vực này. nhưng tính đến hiện nay thì ở khu vực nông thôn có tới 9 triệu lao động không có việc làm, giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn l;à vô cùng bức xúc. ở thành thị, tỷ lệ thất nghiệp năm 1999 là 7,4%(mục tiêu năm 200 dưới 5%). Trong đó thành phố Hải Phòng 8,43%. Đà Nẵng 6,43%, thành phố Hồ Chí Minh là 7,04%. Xoá đói giảm nghèo được sự quan tâm của các ngành, các cấp đã thực hiện rộng khắp, phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân. chính số lao động gia tăng nhanh và không giải quyết được việc làm là nguyên nhân ra sự đói nghèo, làm giảm sự tiến bộ của đất nước,giai đoạn 1996-2000 tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước là 20-25% 4. Hạn chế trong sử dụng lao động Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị phân theo vùng % 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Sơ bộ 2007 Cả nước 6.42 6.28 6.01 5.78 5.60 5.31 4.82 4.64 A. Phân theo vùng Đồng bằng sông Hồng 7.34 7.07 6.64 6.38 6.03 5.61 6.42 5.74 Đông Bắc 6.49 6.73 6.10 5.93 5.45 5.12 4.32 3.97 Tây Bắc 6.02 5.62 5.11 5.19 5.30 4.91 3.89 3.42 Bắc Trung Bộ 6.87 6.72 5.82 5.45 5.35 4.98 5.50 4.92 Duyên hải Nam Trung Bộ 6.31 6.16 5.50 5.46 5.70 5.52 5.36 4.99 Tây Nguyên 5.16 5.55 4.90 4.39 4.53 4.23 2.38 2.11 Đông Nam Bộ 6.16 5.92 6.30 6.08 5.92 5.62 5.47 4.83 Đồng bằng sông Cửu Long 6.15 6.08 5.50 5.26 5.03 4.87 4.52 4.03 B. Một số thành phố lớn Hà Nội 7.95 7.39 7.08 6.84 Đà Nẵng 5.95 5.54 5.30 5.16 TP. Hồ Chí Minh 6.48 6.04 6.73 6.58 Đồng Nai 4.75 5.14 5.27 4.86 Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn phân theo vùng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Sơ bộ 2006 Cả nước 74.16 74.26 75.42 77.65 79.10 80.65 81.79 Phân theo vùng Đồng bằng sông Hồng 75.53 75.36 76.08 78.25 80.21 78.75 80.65 Đông Bắc Bộ 73.01 73.05 75.32 77.09 78.68 80.31 81.76 Tây Bắc Bộ 73.44 72.78 71.08 74.25 77.42 78.44 78.78 Bắc Trung Bộ 72.12 72.52 74.50 75.60 76.13 76.45 77.91 Duyên hải Nam Trung Bộ 73.92 74.60 74.85 77.31 79.11 77.81 79.81 Tây Nguyên 77.04 77.18 77.99 80.43 80.60 81.61 82.70 Đông Nam Bộ 76.58 76.42 75.43 78.45 81.34 82.90 83.46 Đồng bằng sông Cửu Long 73.18 73.38 76.53 78.27 78.37 80.00 81.70 Chương 3: GIải pháp nâng cao vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam I. Xu hướng sử dung lao động trong những năm tới: Theo thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội , mỗi năm, cả nước có khoảng 200.000 sinh viên ra trường, thế nhưng, chỉ có khoảng hơn 20% lực lượng lao động (LĐ) qua đào tạo cơ bản. Đây là thách thức lớn cho nguồn lực Việt Nam (VN), bởi bước vào hội nhập, LĐ trong nước phải “ đối mặt” với sự cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài. 1. Dự kiến thu hút lao động: Tại khu vực nông thôn, dự kiến có thể thu hút thêm trong 5 năm khoảng 6,3 triệu người, trong đó 3,7 triệu người cho sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp, 2,6 triệu người cho sản xuất công nghiệp- tiểu thhủ công nghiệp và dịch vụ. Tính dến năm 2007, tổng số lao động có việc làm ở khu vực nông thôn là 28- 29 triệu người, trong đó 22- 23triệu sản xuất nông nghiệp, 6-7 triệu người sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong 5 năm tới, dự tình thu hút và tạo việc làm thêm cho khoảng trên 7,5 triệu lao động trong các ngành nghề kinh tế, xã hội bình quân mỗi năm khoảng 1,5 triệu người. Tính đến năm 2007, tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn vào khoảng 80%, tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở thành thị chiếm khoảng 5,4 % số lao động trong độ tuổi. 2. Định hướng phát triển việc làm. Giải quyết việc làm và ổn định việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp làp nhiệm vụ cơ bản, búc xúc mà các ngành, các cấp phải đặc biệt quan tâm. phấn đầu giải quyết việc làm và ổn định việc làm cho 7,5-8 triệu lao động trong 5 năm, bình quân1,5 triệu người /1 năm. Phấn đấu đến năm 2005 ở thành thị giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 5-6%. Xuất khẩu lao động được xem là một khâu quan trọng trong giải quyết việc làm và thu nhập. Chuyển dịch cơ cấu lao động hàng năm tăng lao động cho sản xuất công nghiệp xây dựng từ 16,7% năm 2001 lên 20-21% năm 2008. Khu vực thành thị dự kiến trong 5 năm có thể thu hút và tạo việc làm thêm khoảng 1,78 triệu người trong các nghành sản xuất công nghiệp ,xây dựng và dịch vụ đưa tổng số lao động có việc làm ở thành thị vào khoảng 11 triệu người. Khu vực nông thôn với việc chuyển đổi mạnh cơ cấu sản , mùa vụ, cây trồng, vật nuôi,phát triển đa dạng nghành nghề trong các lĩnh vực thủ công mỹ nghệ dich vụ, dự kiến có thể thu hút và tạo thêm việc làm cho 9 triệu lao động.Đưa số lao động có việc làm ở nông thôn vào năm 2005 vào khoảng 28 triệu người. Tính đến năm 2005 ,tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn vào khoảng 80% tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở thành thị chiếm khoảng 5,4% số lao động trong độ tuổi. II. Giải pháp nâng cao chất lượng lực lượng lao động: Chất lượng nhân lực thấp và không được đào tạo bài bản đã khiến cho người lao động phải chịu lép vế và phải nhường lại các vị trí có thu nhập cao cho người nước ngoài. Vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thời mở cửa 1. Cần có một chương trình nghề thực hành cao. Để hạn chế luồng lao động từ nước ngoài, cách tốt nhất cần thực hiện là nâng cao chất lượng lao động để lao động bản xứ có thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà cung cấp dịch vụ. Khi đó, thay vì đưa lao động từ nước ngoài vào làm việc, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ tuyển lao động bản xứ để tiết kiệm chi phí. Để cải thiện dần chất lượng nguồn nhân lực, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội đã đưa ra một kế hoạch tổng thể nhằm đưa tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên 40% vào năm 2010. Trong đó, mục tiêu trọng tâm là dạy nghề cho lực lượng lao động làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Hệ thống trường đào tạo nghề sẽ được đầu tư nâng cấp dần lên ngang tầm với khu vực và thế giới. Dự kiến, sẽ có 25 trường đào tạo nghề và 10 trung tâm đào tạo được đầu tư từ nguồn vốn ODA. Ngoài ra, 30 trường trọng điểm và khoảng 100 trung tâm dạy nghề của cả nước cũng sẽ được đầu tư nâng cấp. Hoàn thiện hệ thống giao dịch của thị trường lao động bằng cách, quy hoạch và phát triển rộng khắp các cơ sở giới thiệu việc làm ở các địa phương để người lao động dễ tiếp cận; đầu tư hiện đại hóa ba trung tâm ở ba vùng kinh tế trọng điểm (Bắc, Trung, Nam) đạt tiêu chuẩn các nước trong khu vực, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại (internet, website) để thực hiện giao dịch lành mạnh, hiệu quả và chuyên nghiệp, chống tiêu cực, nhất là lừa đảo người lao động. Đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trường lao động, tạo điều kiện cho các giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hình thành và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia và nối mạng, trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung, cho xuất khẩu lao động; xây dựng các trạm quan sát thông tin thị trường lao động trên địa bàn cả nước để thu thập và phổ biến thông tin thị trường lao động đầy đủ, kịp thời. Tuy nhiên, vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm là, bên cạnh việc đầu tư cho các trường đào tạo nghề, cần đưa các chương trình dạy nghề có tính thực hành cao hơn, học sinh được nắm bắt kịp thời với công nghệ hiện đại. Hơn nữa, cần có chính sách cụ thể để đào tạo đội ngũ lao động quản lý có hàm lượng chất xám cao song song với các chương trình đào tạo lao động đại trà 2. Gắn lý thuyết và thực hành Tận dụng tối đa lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường mỗi năm: Hiện nay mỗi năm nước ta có một số lượng không hề nhỏ tốt nghiệp ra trường nhưng tỷ lệ tìm được việc làm lại rất thấp, có thể do những sinh viên này không làm được việc nên các nhà tuyển dụng rất e ngại Vậy việc đào tạo phải được gắn liền với nhu cầu thực tiễn, lý thuyết phải găn với thực tiễn. III. Giải pháp điều chỉnh cung lao động: Cần nhanh chóng nâng cao trình độ văn hoá cho nguồn nhân lực, phấn đấu phổ cập phổ thông trung học đối với những đối tượng và những vùng có điều kiện nhằm tạo thuận lợi cho việc tiếp thu các kiến thức trong đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động. Để có cơ cấu lao động hợp lý, một trongnhững biện pháp quan trọng là thực hiện chính sách phân hàng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở để tạo ra cơ cẩu hợp lý. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, cứ 1 người có trình độ đại học, cao đẳng cần có 4-5 người có trình độ trung học chuyên nghiệp và 10 công nhân kỹ thuật. Đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động để tăng tỷ lệ được đào tạo thường được tiến hành qua các biện pháp xã hội hoá đào tạo, đa dạng hoá hình thức đào tạo, bồi dưỡng với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Các lao động mới bước vào tuổi lao động, lao động dôi dư, lao động trẻ ở nông thôn cần được ưu tiên trong trang bị kiến thức kỹ thuật về công nghệ mới liên quan dến trồng trọt, chăn nuôi, các ngành thủ công có điều kiện phát triển ở địa phương cũng như các kiến thức cần thiết khác để cung cấp cho khu công nghiệp mới, các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xuất khẩu lao động, có thể thành lập bộ phận đào tạo, bồi dưỡng riêng các trung tâm dạy nghề hợp tác với các trung tâm đào tạo trong nước và nước ngoài, để đào tạo, bồi dưỡng người lao động đi làm có thời hạn ở nước ngoài. Cùng với đẩy mạnh đào tạo lại các nguồn nhân lực với kiến thức về chuyên môn, kỹ thuật cũng như kỹ năng thực hành cho nhu cầu trước mắt còn phải trang bị cho lao động kiến thức về ngoịa nhgữ, tin hoc, pháp luật nhằm đáp ứng cho nhu cầu về hội nhập. KẾT LUẬN Vai trò lao động là cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế.Lao động vừa là đầu vào không thể thiếu cho tăng trưởng kinh tế, vừa là người hưởng thụ thành quả của tăng trưởng, đồng thời cũng là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng. Vấn đề ở đây là muốn phát huy vai trò của lao động cần phải giải quyết việc làm nâng cao chất lượng lao động là một bộ phận quan trọng của phát triển nguồm nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Điều này có ý nghĩa hơn khi toàn nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới với lực lượng khoa học phát triển, thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh đó cần phải phát huy vai trò lao động, tận dụng tối đa nguồn lực lao động, một lợi thế so sánh hết sức quan trọng của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, phải có chiến lược giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, góp phần đưa nước ta có một vị thế mới, lợi thế mới trên trường quốc tế, trong thế kỷ mới. Qua đề tài này cho chúng ta thấy được vai trò các lao động, vấn đề cấp bách hiện nay đối với lao động, thực trạng nguyên nhân.Những điều này cần làm ngay để phát huy cao vai trò của lao động trong phát triển kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình kinh tế phát triển 2. Giáo trình kinh tế lao động 3. Văn kiện ĐH Đại biểu toàn lần thứ IX 4. Tạp chí kinh tế phát triển 5. Tạp chí lao động và xã hội 6. Tạp chí thị trường lao động 7. số liệu tổng cục thống kê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21886.doc
Tài liệu liên quan