Đề tài Lượng giá kinh tế một số giá trị của rừng ngập mặn Phù Long-Hải Phòng

Dù cho đã có nhiều cố gắng song do thời gian có hạn và số liệu còn hạn chế nên chuyên đề vẫn chưa xác định được chính xác và toàn vẹn tất cả các giá trị của rừng. Có những giá trị nêu ra nhưng không thể lượng giá được một cách cụ thể như: giá trị thuỷ sản đánh bắt trên biển, giá trị điều hoà khí hậu Mặc dù vậy nhưng chuyên đề cũng đã cố gắng ước lượng được các giá trị sau: - Giá trị thuỷ sản khai thác bãi triều: 580277777 (VNĐ/ha) - Giá trị thuỷ sản trong các đầm nuôi: 72068880 (VNĐ/ha) - Giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong): 38320000 (VNĐ) - Giá trị phòng hộ: + Giá trị thủy sản bị mất: 652346657 (VNĐ/ha) + Giá trị đê biển bị mất: 2900000000 (VNĐ) - Chức năng sản xuất vật chất hữu cơ: 18017220 (VNĐ/ha)

doc61 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lượng giá kinh tế một số giá trị của rừng ngập mặn Phù Long-Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bản, bản sắc văn hoá, tôn giáo và tín ngưỡng: Một số đặc điểm sinh lý, sinh thái đặc biệt của cây ngập mặn như tuyến tiết muối ở cây mắm, rễ thở của cây bần, rễ đầu gối của cây vẹt…đã cuốn hút rất nhiều các công trình nghiên cứu, các bài giảng sinh động cho sinh viên và học sinh. 1.4. Đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn 1.4.1.Khái niệm đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn Đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn là một công việc sử dụng các phương pháp kinh tế để tính toán các giá trị rừng ngập mặn một cách cụ thể, từ đó đưa ra cách sử dụng và phát triển bền vững. 1.4.2. Các phương pháp đánh giá chung Trên cơ sở tổng giá trị kinh tế của rừng ngập mặn, chúng ta sẽ có được các phương pháp đánh giá cụ thể ứng với từng giá trị đó. Cụ thể có thể dựa trên quan điểm kinh tế và mô hình để chia các phương pháp đó thành 2 nhóm sau 1.4.2.1. Phương pháp đánh giá không sử dụng đường cầu Đây là phương pháp dựa trên cơ sở các cách tiếp cận không đòi hỏi phải sử dụng hàm cầu. Nghĩa là việc xác định tổng lợi ích không cần phải xem xét miền giới hạn cho bởi hàm cầu. Về cơ bản có các phương pháp sau: + Phương pháp liều lượng đáp ứng + Phương pháp chi phí cơ hội Phương pháp liều lượng đáp ứng - Khái niệm: Đây là phương pháp dựa trên cơ sở phản ứng của con người và sinh vật trước tác động của các nhân tố môi trường. Ví dụ: nồng độ ô nhiễm trong nước, trong không khí, trong đất… - Nội dung tiến hành Phương pháp này được tiến hành dựa trên cơ sở mức độ gia tăng của các chất gây ô nhiễm tác động tới chất lượng môi trường + Bước 1: Xác định lượng ô nhiễm thải ra môi trường theo 1 tần suất nhất định. + Bước 2: ứng với mỗi lượng ô nhiễm trên 1 đơn vị thời gian thì mức độ đáp ứng của môi trường như thế nào. + Bước 3: Đánh giá giá trị tiền tệ của thiệt hại. + Bước 4: Tính toán kết quả thiệt hại trong mối quan hệ: f(thiệt hại) = f(q,t,p…) - Ưu điểm + Dễ được xã hội thừa nhận từ những người hoạch định chính sách và người dân bình thường. + Trong nhiều trường hợp khi xác lập chúng ta có thể dùng giá thị trường để dự đoán. Khi đó mức độ tin cậy sẽ cao và dễ được thừa nhận. + Việc tính toán xây dựng mô hình và những người thực hiện sẽ không có gì khó khăn. - Hạn chế + Khi sử dụng phương pháp này phải có phương tiện kỹ thuật để đo lường xem mức độ ô nhiễm thải ra ở nồng độ nào, mức độ thải ra là bao nhiêu… + Những người thực hiện phương pháp này đòi hỏi kiến thức tương đối toàn diện: không chỉ am hiểu về khoa học môi trường mà còn am hiểu về kỹ thuật, quy định, tiêu chuẩn, luật pháp… + Trong nhiều trường hợp, để xác lập mức thiệt hại do nồng độ ô nhiễm gây ra theo giá thị trường là không dễ dàng mà thậm chí không có giá thị trường. Vì vậy độ tin cậy của kết quả đưa ra có thể khó có tính thuyết phục. Ngoài ra hàng hoá công cộng cũng tác động đến kết quả tính toán khi sử dụng phương pháp này. Phương pháp chi phí cơ hội - Khái niệm: Chi phí cơ hội là chi phí người ta chấp nhận để bỏ tiền ra nhằm đạt được 1 mục đích nào đó. Dạng chi phí này rất phù hợp trong bối cảnh kinh tế thị trường khi chúng ta đứng trước 1 sự lựa chọn có nhiều lợi ích hoặc dịch vụ mà chúng ta bỏ tiền ra để cuối cùng chấp nhận 1 phương án nào đó. Số tiền bỏ ra đó chính là chi phí cơ hội. - Nội dung tiến hành + Bước 1: Xác lập vị trí địa lý, khu vực cần đánh giá. + Bước 2: Liệt kê nguồn tài nguyên thiên nhiên có trong khu vực đó. + Bước 3: Tính toán các chi phí bỏ ra để thực hiện dịch vụ trong hoạt động kinh tế có được nguồn lực trên. Từ đó xác lập được tổng giá trị môi trường. Thậm chí trong các chi phí tính toán được, chúng ta còn xác lập ưu tiên các chi phí liệt kê, nguồn lực nào là quan trọng nhất, nguồn lực nào kém phát triển nhất. - Ưu điểm + Cách tính này dựa trên chi phí thực để tính toán, đối tượng xác định cụ thể. Vì vậy người thực hiện dễ xây dựng kế hoạch để tiến hành điều tra, thu thập, xử lý. + Kỹ thuật không phức tạp, chủ yếu dựa trên số liệu thống kê đã có. + Độ tin cậy cao vì tiền bỏ ra là chính xác, thực tế. - Hạn chế + Phương pháp tiếp cận dựa trên chi phí đã thực hiện vì vậy việc tính toán liên quan đến thiệt hại hoặc lợi ích do môi trường mang lại là không thực hiện được. + Trong quá trình thực hiện gặp một số khó khăn trong điều tra, nắm bắt số liệu không chính xác do các doanh nghiệp cung cấp không đúng. 1.4.2.2. Phương pháp đánh giá có sử dụng đường cầu Đây là phương pháp dựa trên cơ sở những nghiên cứu và nền tảng của kinh tế học vận dụng vào đánh giá giá trị của hàng hoá môi trường trong việc xây dựng mô hình của hàm cầu. Mô hình này là cơ sở để chúng ta tính toán lợi ích và giá trị phúc lợi của tiêu dùng. Do đó các phương pháp trong nhóm này phải xây dựng cho được hàm cầu hay hàm lợi ích. Nghĩa là người ta phải xây dựng cho được giá trị lợi ích của môi trường mang lại. Đó là cơ sở xem xét, đánh giá, hoạch định chính sách về mặt kinh tế như thế nào là phù hợp với giá trị của chất lượng môi trường. Cụ thể trong nhóm này có các phương pháp sau: Phương pháp chi phí du lịch - Khái niệm: Đây là phương pháp người ta dựa trên cơ sở thực tiễn là những nơi, địa điểm có chất lượng môi trường tốt, thường là những nơi thu hút được nhiều khách du lịch. Vì vậy thông qua lượng khách du lịch này để xem xét, đánh giá, nghiên cứu trong mối quan hệ giữa chi phí cho 1 chuyến đi với số lần tham quan vị trí đó, làm cơ sở cho việc xây dựng hàm cầu về du lịch. Như vậy chất lượng môi trường được đánh giá thông qua nhu cầu về giải trí bằng với nhu cầu đáp ứng của khu vực tự nhiên cần đánh giá. - Nội dung tiến hành Trước hết phải xác định cho được các yếu tố liên quan đến chi phí du lịch. Trong đó phải chuẩn bị 1 bản câu hỏi để điều tra phỏng vấn với 1 lượng khách du lịch mà chúng ta cần điều tra. Hàm mục tiêu chúng ta cần xây dựng đó là số lần tham quan (Vi) và chi phí cho 1 lần tham quan (Ci). Như vậy mô hình có thể được xây dựng: Vi = f(Ci, X1i,X2i…..Xni) Trong đó: Vi là số lần tham quan của người thứ i Ci là chi phí của 1 lần tham quan của người thứ i Xi là các biến liên quan khác Ci bao gồm chi phí đi lại, giá vé vào cửa của khách du lịch. Như vậy khách du lịch sẽ có những thay đổi hay phản ứng rất nhạy cảm đối với tổng chi phí. < 0 Giả định rằng hàm f là hàm tuyến tính theo chi phí. Trong quá trình xây dựng chúng ta cố định vai trò của các biến khác (Xi) và coi chi phí đi lại là Ti, vé vào cửa là P thì chúng ta có thể xây dựng được hàm Vi dưới dạng: Vi = α + βCi +εi = α + β(Ti +P) + εi Trong đó: - α, β là các hệ số chặn được xác định thông qua hồi quy đối với các yếu tố ràng buộc trên cơ sở của phiếu điều tra. - εi là yếu tố ngẫu nhiên (sai số ngẫu nhiên) và giả định tuân theo phân phối chuẩn độc lập với kỳ vọng bằng 0 Chúng ta cũng phải giả định rằng việc đi lại và các dịch vụ giải trí ở địa điểm đang xem xét là những bổ sung yếu, chi phí đi lại và chi phí tham quan tương đương về mặt hành vi. + Bước 1: Chọn ra một số đại diện (hay phần tử i nào đó) mà họ thường xuyên sử dụng nơi cần đánh giá làm nơi giải trí. + Bước 2: Trong việc xây dựng câu hỏi, ngoài những ràng buộc của Xi có 2 vấn đề trong câu hỏi cần chú ý và đảm bảo độ chính xác cao: Phải xác định cho được quãng đường mà khách du lịch phải đi để đến nơi giải trí. Phải xác định số lần hàng năm họ đi tới vị trí cần đánh giá. + Bước 3: Chúng ta phải phân loại những người thường xuyên lui tới công viên theo nhóm dựa vào khoảng cách họ đi tới công viên. + Bước 4: Phải ước lượng thông qua thống kê về chi phí đi lại và số lần đi tới công viên theo từng nhóm. Và ước tính này dựa trên mô hình mà chúng ta đã nêu: Vi. + Bước 5: Xem xét mối quan hệ giữa chi phí đi lại với số lần đi tới công viên và mối quan hệ này được thể hiện cơ bản thông qua hàm Vi, đồng thời phản ánh hàm cầu giữa số lần đi với chi phí cho 1 lần đi. - Chú ý + Chi phí về thời gian: Ngoài những chi phí về giao thông, ăn uống, giá vé vào cửa… cũng phải tính tới thời gian nghỉ làm việc để đi du lịch. + Có thể khách du lịch phải trải qua nhiều điểm du lịch khác rồi mới đến được địa điểm cần điều tra. Như vậy trong Ci của người khách du lịch mà chúng ta đang xét tới không phải là chi phí của 1 điểm duy nhất. Đó là sự kết hợp của nhiều điểm. Vì vậy người làm đánh giá phải bóc tách, loại trừ để xác định chi phí chính của điểm cần điều tra là bao nhiêu. + Các cảnh quan thay thế: Thực tế khi điều tra có thể xảy ra 2 khả năng: Điểm nghiên cứu là điểm được khách ưa thích nhất. Họ đến đó để hưởng thụ hàng hoá chất lượng môi trường. Trong trường hợp này vấn đề cần xem xét là Vi có gì thay đổi không. Người đến thăm quan chỉ có 1 sự lựa chọn. Khi đó cần phải có thêm phỏng vấn đối với khách du lịch giữa giá trị mà chúng ta cần xem xét với khả năng thay thế của vị trí khác. + Trong thực tế cũng xảy ra quyết định “mua nhà”. Bản thân khách du lịch thấy chất lượng môi trường tốt thay vì đến thăm quan nhiều lần thì họ mua luôn nhà ở nơi đó để thường xuyên lui tới. Trong trường hợp này phải loại trừ những khách du lịch kiểu này, đưa ra khỏi mô hình Vi và đưa vào chi phí cố định, từ đó có thể xây dựng 1 giá trị độc lập trong tổng giá trị mà chúng ta cần tính toán. + Nếu gặp phải những khách du lịch không tốn chi phí nhưng họ vẫn đánh giá cao về hàng hoá chất lượng môi trường nơi đây thì phải dùng phương pháp khác để đánh giá và phải loại trừ đối tượng này ra. - Ưu điểm Đây là phương pháp dễ chấp nhận về lý thuyết và thực tiễn - Hạn chế + Phương pháp này chỉ sử dụng ở những nơi có khách du lịch. + Liên quan đến quá trình điều tra, xử lý số liệu và xác lập mô hình, nếu người thực hiện không có chuyên môn nghiệp vụ cao thì không thực hiện được. Ngoài ra người đánh giá không chỉ hiểu biết về lĩnh vực kinh tế môi trường mà còn phải hiểu biết cả về lĩnh vực du lịch sinh thái. Có như vậy chúng ta mới xác lập được 1 giá trị chất lượng môi trường phản ánh đúng thực tiễn. Phương pháp đánh giá theo hưởng thụ - Khái niệm: Đây là phương pháp người ta dựa trên cơ sở những hưởng thụ của con người do dịch vụ môi trường mang lại. - Nội dung tiến hành + Phải xác định và đo lường các đặc tính của môi trường. + Xây dựng hàm giá hưởng thụ. + Thu thập số liệu chuỗi thời gian hoặc dưới dạng hàm số liệu này phải dựa vào mẫu điều tra trong thực tế (thường là những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn). + Sử dụng phân tích hồi quy bội để đánh giá giá trị biến số của môi trường. + Xây dựng đường cầu cho chất lượng môi trường. + Tính toán những thay đổi thặng dư tiêu dùng từ thay đổi chất lượng môi trường. - Ưu điểm + Về mặt thực tiễn dễ được chấp nhận. + Người sử dụng phương pháp này không đến nỗi quá khó hiểu vì tính thực tiễn của nó. - Hạn chế + Phương pháp này chỉ sử dụng được ở những nơi mà giá hàng hoá thông thường có chứa đựng giá của hàng hoá môi trường. + Trong trường hợp nếu sử dụng giá nhà đất để thay thế thì thị trường bất động sản cũng như việc bóc tách là có nhiều phức tạp. Trong cấu thành của giá hàng hoá thông thường đó có nhiều yếu tố khác nhau, môi trường chỉ là 1 yếu tố. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) - Khái niệm: Đây là phương pháp được sử dụng để đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường không dựa trên phương pháp thuộc về giá thị trường và nó mang tính đặc thù của đánh giá hàng hoá môi trường trong nhóm phi sử dụng. - Nguyên tắc Phương pháp đánh giá trực tiếp bằng các cuộc phỏng vấn từ người hưởng lợi chất lượng môi trường thông qua WTP hoặc WTA. - Nội dung tiến hành + Bước 1: Xây dựng các công cụ để tiến hành điều tra như bảng hỏi, hình ảnh, giải thích bằng từ ngữ…để tìm ra nên sử dụng WTP hay WTA đối với cá nhân sẽ chịu tác động bởi các công cụ này. Công việc này được phân thành 3 nhóm: Thiết kế kịch bản giả thuyết Quyết định nên hỏi WTP hay WTA Tạo ra kịch bản chi trả hay đền bù + Bước 2: Sử dụng công cụ điều tra với 1 mẫu. + Bước 3: Phân tích các câu trả lời từ kết quả của cuộc điều tra. + Bước 4: Tính tổng WTP hay WTA. + Bước 5: Phân tích độ nhạy. - Chú ý + Phải xác định rõ mục tiêu của điều tra. + Xác định phương tiện chi trả. + Khi tiến hành điều tra, trên cở sở của phương tiện chi trả xác định được để chúng ta lựa chọn WTP hay WTA theo phương án có/không (phương án 2 chọn 1) cho phù hợp. - Thu thập câu trả lời + Thực hiện các câu trả lời và phỏng vấn trực tiếp. Chúng ta phải đến tận nơi điều tra để lấy ý kiến. Cách này có ưu điểm là thông tin đầy đủ, chính xác, người phỏng vấn có thể hiểu được những vấn đề mình thu thập. Ngược lại phương pháp này cũng tốn kém chi phí và thời gian. + Thông qua điều tra bằng thư. Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trên cơ sở sử dụng thông tin mới. - Ưu điểm + Cách này là cùng 1 lúc gửi được số lượng phiếu nhiều, không tốn kém nhưng ngược lại hiệu quả không cao. + Thông qua hệ thống thông tin điện thoại để chúng ta thu thập các số liệu, các yêu cầu chúng ta cần có. + Cách này có ưu điểm là liên hệ trực tiếp nhưng nhược điểm tốn kém hơn và trong nhiều trường hợp người nghe điện thoại không sẵn sằng giúp đỡ. - Đánh giá phương pháp Như chúng ta đã biết, trong kinh tế học, khi đánh giá về giá trị và sở thích của sản phẩm hàng hoá đối với cá nhân, người ta quan tâm nhiều đến thặng dư tiêu dùng. CVM cố gắng tìm ra giá trị lợi ích và thặng dư tiêu dùng nhưng bản thân nó cũng gặp nhiều sự phản ứng bởi vì nó tính toán giá trị phi sử dụng và trong đó còn nhiều vấn đề tranh cãi. Mặc dù phương pháp này có ưu điểm là tính toán được cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng, các câu trả lời đối với CVM liên quan đến WTP hay WTA thì nó trực tiếp đo lường các giá trị bằng tiền nhưng trong nhiều trường hợp nó mang tính giả thuyết, hay đưa người ta đến nhiều tình huống và nhiều khó khăn khác. Trên đây là những phương pháp mà người làm chủ yếu sử dụng để đánh giá giá trị của rừng ngập mặn. Ngoài ra còn các phương pháp khác như: Lập mô hình lựa chọn hay các kỹ thuật đánh giá dựa vào hàm sản xuất…Mỗi phương pháp đều có công dụng cũng như những khó khăn và thuận lợi riêng của nó. 1.4.3.Các phương pháp được sử dụng cho chuyên đề 1.4.3.1. Phương pháp đánh giá không sử dụng đường cầu Phương pháp chi phí thay thế - Khái niệm: Đây là phương pháp không sử dụng đường cầu nhưng người ta dựa trên 1 vật thay thế khác để khẳng định giá trị và giá trị này phản ánh chất lượng môi trường mang lại. Vì vậy người ta coi kết quả lượng giá được tương ứng với giá trị của hàng hoá môi trường. - Nội dung tiến hành + Bước 1: Xác định vật thay thế mà chúng ta định dựa vào để xác lập cho việc tính toán, phản ánh chất lượng môi trường. + Bước 2: Xác định quy mô giới hạn, tính đại diện mà vật ta chọn. + Bước 3: Các yếu tố cần xác lập: giá cả, công nghệ, kỹ thuật…. à f(chi phí thay thế) = X1+X2+X3+….+Xn Trong đó: Xi là yếu tố chi phí mà chúng ta phải bỏ ra để khôi phục môi trường. - Ưu điểm + Đây là phương pháp dựa trên nguyên lý khôi phục lại chất lượng môi trường vốn có. Vì vậy khi thực hiện thì dễ được các nhà chính sách chấp nhận. Do đó đây là phương pháp có tính thuyết phục cao. + Quá trình thực hiện phần lớn dựa trên giá cả thị trường vì vậy mà việc xác lập giá cả đối với các nhà tính toán là không khó khăn. - Hạn chế + Phương pháp này chỉ xác lập ở những nơi phải có nhu cầu khắc phục và làm sạch môi trường. + Người thực hiện phương pháp này phải là người có chuyên môn sâu, tính toàn diện, đặc biệt là mô hình cho việc tính toán có độ tin cậy cao là vấn đề không đơn giản. 1.4.3.2. Phương pháp đánh giá có sử dụng đường cầu Phương pháp giá thị trường - Khái niệm: Phương pháp giá thị trường phản ánh mức độ sẵn lòng chi trả được biểu thị cụ thể trên giá cả hàng hóa và dịch vụ được mua bán trên thị trường. Tổng lợi ích kinh tế thực hoặc thặng dư kinh tế là tổng thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất. - Nội dung tiến hành + Bước 1: Thu thập các số liệu trên thị trường để xây dựng đường cầu + Bước 2: Xác định thặng dư tiêu dùng + Bước 3: Thu thập các số liệu trên thị trường để xây dựng đường cung + Bước 4: Tính thặng dư sản xuất + Bước 5: Tính thặng dư xã hội hay thặng dư kinh tế - Ưu điểm Trong phương pháp này các số liệu về giá cả, số lượng, sở thích, chi phí đều có thể dễ dàng thu thập và thường được các nhà kinh tế sử dụng trong lượng giá kinh tế. - Hạn chế + Chỉ áp dụng cho một số loại hàng hóa dịch vụ do chức năng hệ sinh thái mang lại. + Không phản ánh giá trị của tất cả chức năng hệ sinh thái, cũng không phản ánh đầy đủ giá trị kinh tế của hàng hóa và dịch vụ do giá cả trên thị trường còn tùy thuộc vào chính sách (xuất, nhập khẩu), mùa vụ cũng như các nhân tố khác. Trên đây là hai phương pháp sẽ được áp dụng để tính toán một số giá trị kinh tế do hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long mang lại. Do hạn chế về mặt thời gian, số liệu cũng như yêu cầu của chuyên đề nên các phương pháp sẽ được áp dụng theo cách đơn giản nhất. 1.5. Tiếp cận đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn Phù Long Cát Hải là một huyện đảo của thành phố Hải Phòng. Huyện có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ tiền tiêu của thành phố (phía Tây Bắc giáp huyện Yên Hưng, phía Đông Bắc là Vịnh Hạ Long, ba mặt giáp biển) và cũng là trung tâm về thuỷ sản và dịch vụ của Hải Phòng. Với vị trí địa lý thuận lợi: nằm gần hai ngư trường lớn là Long Châu và Bạch Long Vĩ nên Cát Hải có trữ lượng hải sản lớn, hàng năm có thể khai thác hàng chục ngàn tấn sản phẩm thủy sản các loại. Với gần 300 loài cá, 500 loài thân mềm và giáp xác, trong đó những loài có giá trị kinh tế là: chim, thu, nhụ, đé, hồng, nục, trích, ngừ, gúng….Sản lượng khai thác hàng năm có thể đạt khoảng 30 vạn tấn. Tuy nhiên để có được sự đa dạng phong phú về loài cũng như sản lượng lớn thì chúng ta không thể không nhắc đến Phù Long. Đây là một xã rộng và thưa dân của huyện đảo Cát Hải nằm trong vùng đệm của Vườn quốc gia Cát Bà. Với vị trí gần cửa sông, hệ sinh thái động thực vật phong phú và nguồn lợi biển vốn rất dồi dào, tài nguyên của Phù Long đã có vai trò quan trọng không chỉ đối với xã nói riêng mà còn đối với cả huyện đảo nói chung. Dọc theo con đường đi ra Đình Vũ, qua 2 lần phà là chúng ta có thể đến được với Phù Long. Nơi đây, chúng ta sẽ thấy được sự gắn liền của cuộc sống người dân với biển. Hàng ngày, với công việc thân quen của mình, họ ra khơi đánh bắt, khai thác trên bãi triều hay đánh bắt trong đầm nuôi, tất cả đã giúp họ sinh tồn được trên mảnh đất này. Có thể nói, biển đã mang lại cho họ nguồn sống và rừng ngập mặn đã giúp họ duy trì được nguồn lợi đó. Vì vậy sự biến động của rừng ngập mặn nơi đây không chỉ ảnh hưởng đến số phận của các loài động thực vật mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Tuy nhiên thực tế ngày nay rừng đang bị khai thác không theo hướng bền vững. Vì vậy một trong những cách để giữ vững được nguồn tài nguyên này là cần xác định rõ các giá trị của rừng, từ đó đưa ra các cách sử dụng và phát triển bền vững hệ sinh thái này. Dưới đây là một số giá trị sẽ được tính toán cụ thể trong chuyên đề: + Giá trị thủy sản + Giá trị lâm sản ngoài gỗ + Giá trị phòng hộ + Giá trị khác (sản xuất vật chất hữu cơ, nơi cu trú của các con non, bãi đẻ…). CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG 2.1.Giới thiệu chung về rừng ngập mặn Phù Long Phù Long là một xã của Cát Bà với hơn 20 km bờ biển. Xã có vị trí địa lý: 20o48 173N vĩ độ Bắc và 106o56 115E vĩ độ Đông. Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa châu Á, sát biển Đông nên Phù Long chịu ảnh hưởng của gió mùa. Mùa gió bấc (mùa đông) lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa nồm (mùa hè) mát mẻ, nhiều mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Khí hậu tương đối ôn hòa với độ ẩm trung bình từ 80% đến 85%, cao nhất là 100% vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9, thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 1. Với điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi như vậy đã khiến cho khu vực rừng ngập mặn nơi đây khá phong phú về hệ động thực vật. Với diện tích gần 900 ha, từng được coi là vào loại tốt nhất miền Bắc và có giá trị kinh tế cao, rừng ngập mặn Phù Long là nơi lưu giữ nguồn gen quý, là vườn ươm con giống, nơi cung cấp thức ăn và sinh sản của rất nhiều loài thuỷ sản. Đây là khu vực có 620 loài thực vật bậc cao, phân bố thuộc 438 chi và 123 họ, trong đó có 32 loài thú, 69 loài chim và 20 loài bò sát, lưỡng cư. Trong rừng còn có các loài cây ngập mặn điển hình như: trang, đước, vẹt dù, sú…Tất cả đã làm nên những giá trị kinh tế to lớn cho hệ sinh thái rừng ngập mặn nơi đây. 2.2.Hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng ngập mặn Phù Long Diện tích rừng ngập mặn tại xã Phù Long đã được thống kê năm 2001 có 740 ha rừng ngập mặn trong các đầm nuôi tôm (theo thống kê của UBND xã Phù Long) và khoảng 200 ha diện tích rừng nằm ở phía ngoài đê. Tuy nhiên ngày nay, diện tích rừng ngập mặn trong các đầm nuôi chỉ còn khoảng 700 ha và khoảng dưới 150 ha rừng ngập mặn ở phía ngoài đầm nuôi. Đo diện tích rừng ngập mặn ngoài đầm nuôi thủy sản dọc theo song Cái Viềng, sông Phù Long và một phần diện tích rừng ngập mặn từ phà Phù Long đến gần Bãi Giai thì diện tích rừng chỉ còn khoảng 70 ha. Mặc dù diện tích rừng còn lại không nhiều nhưng thành phần ngập mặn ở Phù Long khá phong phú. Có ít nhất 8 loài cây ngập mặn thực sự, trong đó loài cây đâng có số lượng chiếm ưu thế và nhiều loài cây tham gia rừng ngập mặn. Việc so sánh thành phần thực vật trong các vùng đầm nuôi với thành phần loài thực vật ở ngoài vùng đầm nuôi cho thấy: thực vật ở các bãi ven sông nơi chưa bị quay đầm có thành phần loài đa dạng hơn, tỷ lệ thành phần các loài tương tự nhau. Ngược lại trong các đầm nuôi tôm, đâng là loài chiếm ưu thế, chiếm số lượng lớn nhất trên 95% và các loài cây khác tìm thấy rất ít ở đây, chủ yếu là những nơi đất cao hay ven bờ đầm. Bảng dưới đây sẽ cho thấy sự khác biệt về đa dạng thành phần loài thực vật giữa trong và ngoài đầm nuôi hải sản. Bảng1: Thành phần các loài thực vật trong 1 ô tiêu chuẩn (10mx10m) ở trong và ngoài các đầm nuôi thuỷ sản. Tên loài Trong đầm Ngoài đầm Tên Việt Nam Tên khoa học Số lượng TB (cây) Tỷ lệ (%) Số lượng TB (cây) Tỷ lệ (%) Đâng R.stylosa 120,7 95,5 21 15,9 Mắm biển A.marina 3,7 2,9 50,7 38,5 Trang K.obovata 0 0 19,7 14,9 Sú A.corniculatum 1,3 1 37,3 28,4 Vẹt dù B.gymnorrhiza 1 0,6 1,3 1 Giá E.agallocha 0 0 1,6 1,3 Với việc đắp đầm như vậy đồng nghĩa đã tạo ra môi trường ngập nước liên tục đã khiến cho nhiều loài cây ngập mặn như trang, vẹt dù, sú… không thể sống được do thiếu oxy cho quá trình hô hấp của rễ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm số lượng các loài động vật giáp xác trong các đầm nuôi thuỷ sản. Ngoài ra sau khi đo đạc phân tích, người ta cũng thấy được sự khác nhau về mật độ cây con giữa hai khu vực trong và ngoài đầm nuôi (cây/m2). Bảng 2: Mật độ cây con tái sinh ở các khu vực trong và ngoài đầm nuôi thủy sản (cây/m2) Tên loài Trong đầm Ngoài đầm Tên Việt Nam Tên khoa học Số lượng TB (cây) Tỷ lệ (%) Số lượng TB (cây) Tỷ lệ (%) Đâng R.stylosa 2 ± 3,4 40 8,4 ± 8,3 8,78 Mắm biển A.marina 3 ± 5 60 70,3 ± 50 73,47 Trang K.obovata 0 - 11,8 ± 10 12,33 Sú A.corniculatum 0 - 5,1 ± 3,1 5,33 0Vẹt dù B.gymnorrhiza 0 - 0,08 0,08 Giá E.agallocha 0 - 0 0,00 Qua bảng số liệu cho thấy, mật độ cây con ngoài đầm tái sinh mạnh mẽ hơn cây con trong đầm nuôi. Tóm lại, có thể nói sự đa dạng về thành phần loài không còn phong phú, sự sinh trưởng của các cây con kém đã là nguyên nhân khiến cho diện tích rừng ngập mặn suy giảm, chất lượng rừng bị hạn chế. Việc quản lý của chính quyền địa phương cũng chỉ quan tâm đến diện tích rừng, trong khi đó các chỉ tiêu về chất lượng rừng chưa từng được quan tâm nhiều đến. Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng (2002), thông qua cuộc phỏng vấn nhỏ đối với các hộ dân cho thấy nhận thức của họ về vai trò của rừng ngập mặn vẫn còn thấp. Họ đa số đều không nhận ra các giá trị sử dụng gián tiếp như: là nơi cư trú của các loài chim di cư, điều hoà khí hậu…Đáng tiếc là trong đó phần lớn người dân cho rằng tác động của quây đầm nuôi tôm lên rừng ngập mặn chủ yếu là do chặt cây mà vẫn chưa nhận thức được sự suy giảm chất lượng rừng, độ đa dạng sinh học và nguồn lợi hải sản. Hệ sinh thái bị tổn thương dẫn đến làm suy giảm các giá trị kinh tế do rừng mang lại và đó cũng chính là nguyên nhân khiến các ngành nghề trong vùng có sự thay đổi. 2.2.1. Hiện trạng nghề nuôi ong Đây cũng là một ngành nghề có tiềm năng phát triển tại khu vực xã Phù Long do có điều kiện tự nhiên thuận lợi và rừng ngập mặn cũng là nơi cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho loài ong nuôi lấy mật. Mặc dù vậy nhưng hiện nay cũng chỉ còn 2 hộ nuôi (trước là 12 hộ) mà điển hình là gia đình ông Bùi Đình Huỳnh. Diện tích rừng ngập mặn giảm dẫn đến việc lấy mật hoa của loài ong khó khăn hơn đã là một trong những nguyên nhân làm cho người dân nơi đây đa số không còn nuôi ong nữa. 2.2.2. Hiện trạng nghề khai thác hải sản Nghề khai thác cá biển ở xã Phù Long có truyền thống lâu đời, trong cơ chế quản lý nghề cá cũ trước đây HTX nghề cá Phù Long đã có một thời kỳ rất phát triển, là một điển hình của miền Bắc. Đạt được thành tích như vậy là bởi vì lúc đó là nghề cá thủ công, chỉ hoạt động đánh bắt ở vùng gần bờ, do ở vị trí tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi ven bờ còn rất dồi dào và đội ngũ dân lành nghề, thuyền lưới và công cụ sản xuất được Chính phủ cho vay vốn…Tuy nhiên khi không còn cơ chế kinh tế tập thể, cùng với việc chặt phá rừng bừa bãi làm mất đi môi trường sống của nhiều loài thuỷ sản đã khiến cho việc đánh bắt gặp nhiều khó khăn. Theo kết quả điều tra năm 2001 ở xã Phù Long trong vòng 20 năm trở lại đây, năng suất đã giảm đi 15 lần, từ 30 kg/người/ngày năm 1980 xuống chỉ còn 2 kg/người/ngày. Mặt khác do thiếu kinh nghiệm đánh cá xa bờ nên ngay cả khi được Nhà nước cho vay vốn để đóng được tàu lớn cũng hoạt động không có kết quả. Cho đến hiện nay tại xã Phù Long vẫn còn các loại nghề khai thác ảnh hưởng đến nguồn lợi như đáy, te xiệp điện và các loại nghề khai thác huỷ diệt. Không chỉ có vậy, ngay trong và sát cạnh ranh giới khu bảo tồn biển Phù Long còn có nhiều hàng đáy. Đó là 2 hàng đáy ở Đồng Bài và 3 hàng ở Phù Long. Số hàng đáy này không phải của người dân địa phương huyện Cát Hải mà là người từ huyện Thuỷ Nguyên ra khai thác. Hiện nay UBND huyện Cát Hải đã có chủ trương gỡ bỏ nhưng chưa được chấp nhận. Trong hoàn cảnh biến động về chính sách quản lý, cơ cấu nghề nghiệp, kinh tế xã hội, nghề khai thác ở địa phương đã phải đối đầu với nhiều khó khăn lớn. Để tìm hiểu các khó khăn này, cuộc điều tra tại 82 hộ làm nghề khai thác trong cộng đồng đã cho thấy khó khăn lớn nhất là nguồn lợi cạn kiệt (45,1% người trả lời), sau đó là chi phí sản xuất lớn (24,4% người trả lời) do năng suất đánh bắt quá thấp và lao động thủ công. Về cơ bản ngư dân tự bán sản phẩm mà mình đánh bắt được. Như vậy xét trên một góc độ nào đó, hộ ngư dân tự mình thâu tóm toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất. Hình thức quản lý này khó đưa lại sự phát triển lớn và đồng bộ các lĩnh vực của nghề cá như phát triển thị trường, chế biến, xuất khẩu, hậu cần, dịch vụ… Một vòng luẩn quẩn đã xuất hiện. Đó là càng khai thác ở vùng gần bờ thì nguồn lợi càng cạn kiệt, đời sống càng khó khăn, nhiều người nghèo lại càng trở nên nghèo hơn, nhiều người sử dụng các phương tiện khai thác huỷ diệt nguồn lợi (chất nổ, hoá chất, xung điện…) càng làm cho nguồn lợi suy giảm nghiêm trọng hơn. Một số người đã và đang tìm cách chuyển đổi nghề nghiệp để thoát khỏi cảnh cùng quẫn này. 2.2.3. Hiện trạng của nghề nuôi trồng thuỷ sản Trái ngược với nghề khai thác ở trên thì việc nuôi trồng của xã Phù Long ngày càng được mở rộng. Diện tích đầm sau năm 1991 đã liên tục được mở rộng sang các khu Cái Viềng 1, Cái Viềng 2 và từ năm 2001 là khu vực Bãi Giai. Năm 2003 toàn xã có 140 hộ làm nghề nuôi trồng, với diện tích nuôi trồng là 1260 ha. Đến nay thì có 172 hộ với tổng diện tích nuôi trồng là khoảng 1200 ha. Sự biến đổi về ngành nghề này được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây: Bảng 5: Sự phát triển dân số, diện tích nuôi trồng thủy sản và diện tích rừng ngập mặn tại xã Phù Long. Trước 1996 1996 1998 2000 2003 2008 Dân số Diện tích nuôi thuỷ sản Số hộ nuôi thuỷ sản Diện tích RNM trong đầm nuôi 1834 950 32 800 1841 950 44 800 1755 1150 83 760 1834 1180 119 740 1900 1260 140 740 1966 1200 172 700 Nguồn: UBND xã Phù Long (2008) Qua bảng số liệu ta có thể thấy được số hộ nuôi trồng thuỷ sản thì ngày một gia tăng trong khi diện tích rừng ngập mặn lại đang bị thu hẹp. Có thể nói mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng bảo vệ rừng ngập mặn và chặt rừng đắp đầm nuôi tôm đã trở thành vấn đề vô cùng khó khăn cho các nhà quản lý trong việc phát triển kinh tế của vùng cũng như làm cho cơ chế thuê đầm không ổn định, người nuôi khó có thể yên tâm đầu tư. 2.3.Những tồn tại trong khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng ngập mặn Phù Long Với hiện trạng diện tích rừng ngày một suy giảm, số lượng hộ nuôi trồng thủy sản ngày một gia tăng đã khiến cho việc quản lý rừng trở nên phức tạp hơn. Phần lớn sự quản lý rừng ngập mặn tại Phù Long mới chỉ quan tâm đến diện tích rừng, trong khi đó các chỉ tiêu về chất lượng rừng chưa được quan tâm đến nhiều. Thực tế hiện nay rừng ngập mặn tại xã Phù Long đang có xu hướng suy giảm về chất lượng. Ngoài ra nhận thức của người dân nơi đây về vai trò của rừng ngập mặn vẫn còn thấp. Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng (2002) cho thấy: Khi phỏng vấn 22 hộ dân với 13 câu hỏi đưa ra có lien quan đến 13 vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn thì chỉ có 31,8% số ý kiến nhận thức tương đối đầy đủ vai trò của rừng (từ 11 – 13 vai trò). Trên 40% số người được hỏi mới chỉ nhận thức được từ 6 – 10 vai trò. Tuy ai cũng cho rằng rừng ngập mặn có tác dụng ở mặt này mặt khác song vẫn còn 27,3% số người được hỏi mới chỉ nhận thức được 2 – 5 vai trò. Hầu hết người dân đều cho rằng rừng ngập mặn không giúp gì cho việc nuôi ong lấy mật hay không có vai trò gì đối với chim di cư mà thực tế đây là 2 vai trò rất quan trọng của rừng. Nhận thức về nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng rừng ngập mặn chỉ có 35,3% số người được hỏi nhận thức được từ 4 – 5 nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến rừng ngập mặn. Số còn lại chỉ nhận thức được từ 2 – 3 nguyên nhân. Những nguyên nhân như khai thác quá mức, quay đầm nuôi tôm có tới trên 82% người dân nhận thức được. Đáng tiếc là trong đó phần lớn người dân cho rằng tác động của quay đầm nuôi tôm lên rừng ngập mặn chủ yếu là do chặt cây mà vẫn chưa nhận thức được sự suy giảm chất lượng rừng, độ đa dạng sinh học và nguồn hải sản. Hầu hết người dân không nhận thức được những kiến thức về cây ngập mặn. CHƯƠNG III: LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG 3.1. Xác định các giá trị 3.1.1. Giá trị thuỷ sản Trước tiên, nói đến vai trò của rừng ngập mặn Phù Long, chúng ta không thể không nhắc đến nguồn thuỷ sản mà rừng mang lại. Đây là giá trị trực tiếp và cũng là giá trị lớn nhất của rừng. Với việc buôn bán và xuất khẩu thuỷ sản của người dân thì phương pháp tối ưu để xác định giá trị này đó là “Phương pháp giá thị trường”. Trình tự áp dụng phương pháp này như sau: * Giá trị thuỷ sản khai thác bãi triều. - Tiến hành điều tra 15 người đi khai thác - Xác định sản lượng hải sản trung bình của một người theo ngày và theo năm. à Tính giá trị tiền tệ của thuỷ sản khai thác bãi triều trên 1 ha trong 1 năm dựa vào giá thị trường. * Giá trị thuỷ sản đánh bắt trong đầm nuôi. - Xác định sản lượng của từng loài trong các đầm - Xác định giá trị trung bình của từng loài trên 1 ha trong 1 năm - Tính tổng doanh thu từ thuỷ sản trên 1 ha đầm nuôi hàng năm - Xác định tổng chi phí nuôi thuỷ sản trong 1 năm gồm: + Chi phí con giống + Chi phí thuê đầm hàng năm + Chi phí tu sửa đầm hàng năm à Tính giá trị kinh tế trung bình trên 1 ha đầm trong 1 năm của thuỷ sản 3.1.2. Giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong) Thông qua “Phương pháp giá thị trường” ta xác định giá trị này như sau: - Xác định số lượng tổ ong - Số lần lấy mật trong năm - Số lượng mật trong năm - Tổng doanh thu trung bình trong năm - Chi phí nuôi trung bình cho các tổ trong năm - Xác định lợi nhuận thu được trung bình trong năm à Giá trị do rừng ngập mặn mang lại. 3.1.3. Giá trị phòng hộ Rừng ngập mặn Phù Long đã “che chở” cho khoảng 2100m đê, toàn bộ cuộc sống của người dân và các nguồn lợi tự nhiên khác phía bên trong rừng. Vì vậy với phương pháp chi phí thay thế, giá trị này của rừng ngập mặn sẽ được làm sáng tỏ và trình tự thực hiện như sau: - Xác định vật thay thế và tính toán các yếu tố đó: + Giá trị đê biển (X1) + Tổng giá trị thuỷ sản của đầm nuôi và bãi triều (X2) + Giá trị tài sản thiệt hại của dân (X3) - Giá trị phòng hộ của rừng = X1 + X2 (Trong đó giá trị tài sản thiệt hại của người dân rất nhỏ và coi như không có). 3.1.4. Các giá trị khác - Rừng ngập mặn có tác dụng sản xuất vật chất hữu cơ - Rừng ngập mặn là nơi cư trú cho các loài thuỷ sản… 3.2.Ước tính các giá trị 3.2.1.Giá trị thủy sản 3.2.1.1. Giá trị thuỷ sản khai thác bãi triều. Hiện nay xã Phù Long có khoảng 150 người đi khai thác bãi triều. Để đánh giá khả năng cung cấp nguồn lợi hải sản ở khu vực này, tôi đã tiến hành điều tra 15 người đi khai thác bãi và thu được kết quả sau: Bảng 6: Sản lượng khai thác hải sản trung bình theo ngày và theo năm của một người STT Loại Sản lượng (kg/ngày) Số lần khai thác (tháng/năm) Sản lượng (kg/năm) 1 Bề bề 90 3 2700 2 Cua 10 3 300 3 Hà 15 2 300 4 Phi phi 5 2 100 5 Ngán 7 2 140 6 Sâu đất 3 5 150 7 Sò huyết 2 2 40 8 Ngao 15 2 300 9 Ngao dầu 5 2 100 10 Ốc mỡ 4 3 120 11 Ốc gộc 80 3 2400 12 Ốc đỏ mồm 4 3 120 Trong đó: Thời gian khai thác bãi trung bình từ 10 đến 15 ngày trong 1 tháng. Vậy với 150 người khai thác thì giá trị hải sản họ có được trung bình trong 1 năm sẽ được thể hiện ở bảng sau: Bảng 7: Doanh thu hải sản trung bình trong 1năm của người dân đi khai thác STT Loại Sản lượng (kg/năm) Giá bán (VNĐ/kg) Doanh thu (VNĐ) 1 Bề bề 405000 170000 68850000000 2 Cua 45000 1800000 81000000000 3 Hà 45000 3000 135000000 4 Phi phi 15000 60000 900000000 5 Ngán 21000 60000 1260000000 6 Sâu đất 22500 60000 1350000000 7 Sò huyết 6000 50000 300000000 8 Ngao 45000 10000 450000000 9 Ngao dầu 15000 30000 450000000 10 Ốc mỡ 18000 20000 360000000 11 Ốc gộc 360000 2000 720000000 12 Ốc đỏ mồm 18000 50000 900000000 Tổng 156675000000 Trong đó: diện tích bãi triều là 270 ha à Như vậy giá trị kinh tế của thuỷ sản khai thác được ở bãi triều tính trên 1 ha là: 156675000000 : 270 = 580277777 (VNĐ/ha). 3.2.1.2. Giá trị thuỷ sản trong các đầm nuôi. Khi tiến hành điều tra với 9 chủ đầm nuôi, ta có được sản lượng của từng đối tượng thủy sản trong mỗi đầm như sau: Bảng 8: Sản lượng của từng loại thủy sản trong 9 đầm nuôi thủy sản STT Diện tích (ha) Tôm sú (kg) Tôm rảo (kg) Hà (kg) Phi phi (kg) Cá vược (kg) Ghẹ (kg) 1 15 5000 38 - - 6,5 1500 2 2 1000 5 300 900 1 - 3 2 1500 4 - - 1 - 4 11 6000 25 - - 4 - 5 6 4000 7,5 - - 2 - 6 2,5 2000 5 - - 1 200 7 2,5 600 5 - - 1 200 8 3,5 3000 7,5 1 - 1,5 - 9 58 8000 150 20 - 25 - Thông qua kết quả đã thu thập được, chúng ta sẽ tính được tổng sản lượng của các loại thủy sản trên trong 9 đầm và diện tích tương ứng. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng sau: Bảng 9: Sản lượng và diện tích của các loài trong đầm nuôi Loại Sản lượng (kg) Diện tích (ha) Tôm sú 31100 102,5 Tôm rảo 247 102,5 Ghẹ 1900 20 Hà 321 63,5 Phi phi 900 2 Cá vược 43 102,5 Từ đó ta có năng suất của các loài như sau: + Tôm sú 31100 : 102,5 = 303,41 (kg/ha) + Tôm rảo 247 : 102,5 = 2,41 (kg/ha) + Ghẹ 1900 : 20 = 95 (kg/ha) + Hà 321 : 63,5 = 5,06 (kg/ha) + Phi phi 900 : 2 = 450 (kg/ha) + Cá vược 43 : 102,5 = 0,42 (kg/ha) Vậy tổng doanh thu của các loài thủy sản trên 1 ha rừng ngập mặn là: Bảng 10: Giá trị của các loài thuỷ sản trong rừng ngập mặn (ha/năm). STT Loại Năng suất (kg/ha) Giá thành (VNĐ/kg) Thành tiền (VNĐ) 1 Tôm sú 303,41 120000 36409200 2 Tôm rảo 2,47 50000 123500 3 Ghẹ 95 140000 13300000 4 Hà 5,06 3000 15180 5 Phi phi 450 60000 27000000 6 Cá vược 0,42 50000 21000 Tổng 856,3 76868880 Trong đó: Chi phí con giống: 800000 (VNĐ/ha/năm) Chi phí thuê đầm: 2000000 (VNĐ/ha/năm) Chi phí tu sửa đầm hàng năm: 2000000 (VNĐ/ha/năm) Tổng chi phí nuôi thuỷ sản trên 1 ha đầm nuôi trong 1 năm là: 800000 + 2000000 + 2000000 = 4800000 (VNĐ/ha) à Vậy giá trị kinh tế trong 1 năm từ các đối tượng thuỷ sản thu được trên 1 ha đầm nuôi là: 76868880 – 4800000 = 72068880(VNĐ/ha) 3.2.2. Giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong) Qua cuộc điều tra, ta biết được giá trị của rừng ngập mặn chiếm 20% trong tổng giá trị mật ong và số lượng người nuôi ong ở Phù Long là: 1(người), cụ thể là ông Bùi Đình Huỳnh. Số lượng tổ: 70 tổ Số lần lấy mật trong 1 năm: 2 lần Số lượng mật trung bình trong 1 năm: 1000 lít Giá thành trên thị trường : 200000 VNĐ/lít à Tổng doanh thu trung bình trong 1 năm là: 1000 x 200000 = 200000000 (VNĐ) Chi phí nuôi trung bình cho 1 tổ trong 1 năm là: 120000 VNĐ à Chi phí nuôi trong 1 năm là: 120000 x 70 = 8400000 (VNĐ) à Lợi nhuận thu được trung bình của 1 năm là: 200000000 – 8400000 = 191600000 (VNĐ) à Vậy giá trị do rừng ngập mặn mang lại là: 191600000 x 0,2 = 38320000 (VNĐ) 3.2.3.Giá trị phòng hộ Hàng năm qua, rừng ngập mặn nơi đây đã bảo vệ cho cuộc sống của người dân thoát khỏi thiên tai, bảo vệ những tài sản do dân xây dựng nên, đồng thời cũng giữ lại cho họ những giá trị kinh tế của rừng. Có thể nói giá trị phòng hộ của rừng có ý nghĩa vô cùng to lớn với cuộc sống của người dân xã Phù Long và giá trị này được tính như sau: - Giá trị đê: Với chiều dài khoảng 2100 m, đê ở đây đã được xây dựng với kinh phí 2,9 tỷ (Nguồn số liệu của UBND xã Phù Long) Giả sử khi không có rừng ngập, đê biển nơi đây sẽ bị tàn phá hoàn toàn và toàn bộ giá trị của thủy sản của vùng cũng bị mất hoàn toàn. à Tổng giá trị thuỷ sản bị mất (tính trên 1 ha) là: 580277777 + 72068880 = 652346657 (VNĐ/ha) à Giá trị đê biển bị mất là: 2900000000 (VNĐ) 3.2.4. Những giá trị khác Ngoài những giá trị nêu trên, rừng ngập mặn còn nhiều tác dụng khác như: cung cấp củi đốt, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và đặc biệt còn có giá trị sinh thái môi trường. Chức năng sinh thái của rừng ngập mặn có thể thấy được đó là sản xuất ra vật chất hữu cơ thông qua quang hợp. Lượng ô xy đưa vào môi trường nước nhờ quá trình quang hợp của rừng ngập mặn là khá cao. Môi trường nước trong sạch đầy đủ ô xy hoà tan sẽ góp phần làm tăng tốc độ phát triển các loài thuỷ sản sống trong đầm, làm tăng quá trình phân huỷ các loại vật chất hữu cơ được sinh ra từ chính rừng ngập mặn. Không chỉ có vậy, lượng vật chất này khi được phân huỷ sẽ là một nguồn thức ăn giàu có cho khu hệ sinh vật đáy, tôm và các loại cá ăn động vật đáy. Nếu ước tính giá trị của chức năng môi trường sinh thái thành tiền theo tổn thất do ô nhiễm môi trường làm chết tôm, cá đột ngột sẽ bằng 25% tổng giá trị các nguồn lợi thuỷ sản trong đầm theo cách tính toán đã có tại các vùng có rừng ngập mặn. Giá trị này tương ứng: 72068880 x 0,25 = 18017220 (VNĐ/ha) Ngoài ra rừng ngập mặn trong đầm còn là nơi trú ẩn cho các loài tôm, cua nhất là giai đoạn còn non khỏi sự truy đuổi của các loại cá dữ như cá vược, cá tráp…đã làm cho hiệu quả nuôi cao hơn. Có thể nói, rừng ngập mặn đã như “ngôi nhà” an toàn và thuận lợi thu hút được đông đảo con non đến sinh sống. Ví dụ sau đây sẽ làm rõ được vấn đề này: Khi tìm hiểu đặc điểm phân bố tôm giống ở bên trong và ngoài rừng ngập mặn, theo một số mặt cắt vuông góc với bờ ở nơi bãi triều lầy có phát triển rừng ngập mặn (mặt cắt I) và không có rừng ngập mặn (mặt cắt II), kết quả cho thấy tôm giống phân bố chủ yếu ở những nơi thảm thực vật ngập mặn phát triển, còn ở nơi không có rừng ngập mặn thì rất ít tôm giống. Mật độ phân bố tôm giống giữa hai sinh cảnh này khác nhau hàng chục lần. Khu triều Số lượng tôm giống (con/100m2) Mặt cắt I Mặt cắt II Triều cao 30 - Triều trung 55 2 Triều thấp 15 2 Qua kết quả trên ta khẳng định thêm vai trò của rừng ngập mặn đối với việc tập trung các con giống di cư trước khi chúng thâm nhập vào đầm nuôi. Trị giá của nguồn giống từ tự nhiên này cũng được ước đoán bằng khoảng 20% tổng giá trị thuỷ sản đánh bắt. CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT Có thể nói hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long có vai trò to lớn đối với cuộc sống của cộng đồng địa phương. Vì vậy việc đưa ra các giải pháp quản lý và sử dụng bền vững rừng ngập mặn nơi đây là vô cùng cần thiết. Đó là: - Cần nhanh chóng phục hồi trạng thái tự nhiên của các khu rừng bị quây bởi các vùng nuôi tôm sú. Để phục hồi lại trạng thái tự nhiên của khu rừng này cần phải giải quyết 2 vấn đề sau: + Tạo điều kiện cho các loài cây ngập mặn tái sinh bằng cách làm tăng thời gian phơi bãi của các khu vực quây đầm, đồng thời làm giảm mức ngập nước trong các đầm nuôi thuỷ sản, khơi thông dòng chảy, tránh ứ đọng lá cây. + Cần tiến hành tỉa thưa khu rừng đâng một cách có cơ sở khoa học vì cây đâng trong đầm có kích thước và chiều cao lớn hơn so với đâng ở khu vực ngoài đầm nuôi. Có như vậy cây con trong đầm nuôi mới có khả năng tái sinh tốt hơn. - Cần bảo vệ nghiêm ngặt phần rừng còn lại phía ngoài bờ đầm. Bảo vệ khu vực này chính là bảo vệ sự đa dạng hệ động vật và thực vật rừng ngập mặn xã Phù Long. Khi khai thác gỗ củi cần phải duy trì tối đa trữ lượng cây rừng. Có thể áp dụng chặt quay vòng khai thác từng dải rừng theo hướng luân phiên 35-40 m/dải. Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng khai thác trắng vì đất trống sẽ tạo điều kiện cho cây ráng (Acrostichum aureum) phát triển xâm lấn rất nhanh và khó loại bỏ. Cần có quy chế chặt gỗ chọn lọc nhất định đối với từng vùng. - Đảm bảo việc duy trì giống cho sự tái sinh tự nhiên bằng cách giữ lại số lượng cây giống (30-40 cây/ha) trong khu vực khai thác, khoảng cách các cây giống 15-20m. Việc duy trì với mức tối thiểu lượng cây rừng và cây giống trong khu vực khai thác nói trên vẫn có thể đảm bảo được việc cung cấp một phần gỗ củi cho nhân dân, đồng thời duy trì được chức năng sinh thái, môi trường của rừng ngập mặn - ổn định bãi đẻ, nơi cư trú và nuôi dưỡng các loài tôm, cua, cá, bò sát, chim sống trong rừng ngập mặn. - Cần đảm bảo dải rừng tự nhiên không bị vây đầm có diện tích ít nhất là 50%. Như vậy sẽ đảm bảo rừng ngập mặn là nơi trú ẩn cũng như cung cấp thức ăn cho các loài thuỷ sản. - Tiếp tục trồng mới rừng ngập mặn trên các bãi đất trống ở cửa sông ven biển để tăng khả năng phòng hộ của rừng, đảm bảo cho đời sống của người dân sống ở phía trong dải rừng. - Cần xây dựng các mô hình và quy hoạch lại các khu vực nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả nuôi trồng theo hướng nâng cao năng suất hơn là phát triển diện tích. Ngoài ra cũng cần phải khai thác hợp lý nguồn lợi hải sản. Trước hết giảm số lượng các loại tàu công suất nhỏ, tăng loại tàu đánh các xa bờ để có khả năng khai thác ở các ngư trường ngoài khơi nhằm giảm áp lực lên vùng nước ven biển trên cơ sở “cổ phần hóa” hay “tư nhân hóa” các doanh nghiệp đánh cá hay các đội tàu đánh cá xa bờ. Cần có biện pháp hạn chế sử dụng ngư cụ lạc hậu (lưới chài mau) và nghiêm cấm các phương tiện khai thác hủy diệt (dùng chất nổ, xinua, kích điện…) - Nâng cao đời sống của dân cư bằng cách tạo thêm việc làm, tạo vốn đầu tư, đa dạng hoá ngành nghề như: chăn nuôi gia súc, phát triển dịch vụ du lịch, đánh bắt xa bờ… - Nên áp dụng biện pháp quản lý thông qua giao đất giao rừng đến từng người dân địa phương, gắn quyền lợi của người dân với việc bảo vệ rừng, trả thù lao bảo vệ rừng ngập mặn tương tự như bảo vệ rừng trên cạn nhằm khuyến khích nhân dân tham gia bảo vệ rừng. - Cần nâng cao trình độ, tăng cường quyền hạn và phân cấp quản lý cho cấp xã. Gắn lợi ích của địa phương với việc bảo vệ rừng. - Nâng cao nhận thức và kiến thức về rừng ngập mặn cho cộng đồng địa phương thông qua các khoá đào tạo và các đợt tuyên truyền giáo dục về rừng ngập mặn. Cần đưa việc giáo dục bảo vệ rừng vào nhà trường, bồi dưỡng các cán bộ địa phương về tầm quan trọng của rừng ngập mặn để thông qua họ tuyên truyền trong nhân dân về tác hại của việc phá rừng, ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ rừng trong phát triển bền vững. - Cần có những chương trình nghiên cứu khoa học để đánh giá sâu hơn, rộng hơn về giá trị do rừng mang lại, tạo cơ sở để bảo tồn phát triển rừng ngập mặn. Mô hình nuôi tôm kết hợp với bảo vệ rừng ngập mặn tại Thái Bình (theo Viện Lâm nghiệp Việt Nam 2003) là một ví dụ để cán bộ và nhân dân địa phương có thể tham khảo. KẾT LUẬN Dù cho đã có nhiều cố gắng song do thời gian có hạn và số liệu còn hạn chế nên chuyên đề vẫn chưa xác định được chính xác và toàn vẹn tất cả các giá trị của rừng. Có những giá trị nêu ra nhưng không thể lượng giá được một cách cụ thể như: giá trị thuỷ sản đánh bắt trên biển, giá trị điều hoà khí hậu…Mặc dù vậy nhưng chuyên đề cũng đã cố gắng ước lượng được các giá trị sau: - Giá trị thuỷ sản khai thác bãi triều: 580277777 (VNĐ/ha) - Giá trị thuỷ sản trong các đầm nuôi: 72068880 (VNĐ/ha) - Giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong): 38320000 (VNĐ) - Giá trị phòng hộ: + Giá trị thủy sản bị mất: 652346657 (VNĐ/ha) + Giá trị đê biển bị mất: 2900000000 (VNĐ) - Chức năng sản xuất vật chất hữu cơ: 18017220 (VNĐ/ha) Ngoài ra chuyền đề cũng đã đưa ra các giải pháp để quản lý rừng được tốt hơn, để nâng cao nhận thức người dân và giúp họ thấy được những lợi ích do rừng mang lại. Mục đích cuối cùng của chuyên đề là cố gắng xác định các giá trị của rừng một cách cụ thể và từ đó đưa ra cách quản lý và bảo vệ rừng theo hướng bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Bài giảng kinh tế môi trường (dùng cho chuyên ngành) – Khoa KTMTĐT, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Dự án quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào cộng đồng, (2002) – Báo cáo lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng. 3. Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Vũ Thục Hiền, (2007). Vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn và rạn san hô. NXB Nông nghiệp. 4. Nguyễn Thị Thu, (2004). Bước đầu lượng giá kinh tế các thảm cỏ biển, Kỷ yếu hội thảo toàn quốc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản – Bộ Thuỷ sản. 5. Phạm Đình Trọng, (1998). Dẫn liệu về nguồn tôm giống trong rừng ngập mặn ven biển Yên Lập-Đồ Sơn. Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 6. Nguyễn Hoàng Trí, (2006). Lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. MẪU BẢNG HỎI Phiếu phỏng vấn người khai thác nguồn lợi từ rừng ngập mặn (RNM) I.Thông tin cá nhân Họ và tên:………………………………………………..Nam/nữ………… Tuổi:……………………………………………………………………….. Nghề nghiệp chính:………………………………………………………... Số nhân khẩu trong gia đình:……………………………………………… II.Thu thập thông tin về các giá trị sử dụng của RNM A.Các giá trị trực tiếp mà ông (bà) nhận được từ RNM 1. Ông (bà) hàng ngày khai thác gì trong rừng ngập mặn? Tôm Cá Cua Ngao Sò Khác Gỗ 2. Đánh bắt trong RNM có cho sản lượng cao hơn những nơi khác không? Rất cao Cao Trung bình Thấp 3. Số lần, sản lượng gỗ, củi mà ông (bà) khai thác được trong RNM? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 4. Ông (bà) có nuôi ong không? Có Không Nếu có: Sản lượng Chi phí Giá bán Thu nhập 5. Theo ông (bà) có bao nhiêu hộ gia đình ở Phù Long nuôi ong? ………………………………………………………………………………... 6. Theo ông (bà), số ong nuôi có chủ yếu hút mật ở rừng Phù Long không? Có Không Nếu không thì còn rừng nào khác? ……………………………………………………………………………….. 7. Số lần, sản lượng ông (bà) khai thác hải sản? Loại Số lần khai thác Số lượng Giờ/Ngày Ngày/Tháng Tháng/Năm 8.Có bao nhiêu người khai thác trên bãi triều (số lượng/ngày hoặc tháng)? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 9. Thu nhập của ông (bà) từ khai thác hải sản? Loại Số Lượng Giá cả Tổng ít TB Nhiều Thấp TB Cao B. Những thông tin cần biết về giá trị phòng hộ: Điều tra về việc vỡ đê trong quá khứ (khẳng định) 1. Đê đã từng bị vỡ hay chưa? ...................................................................... 2. Tại sao đê bị vỡ? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 3. Khu vực đê bị vỡ có rừng ngập mặn hay không? Có Không Cả hai *Giá trị của đê 1. Chi phí mua nguyên vật liệu để xây đê? ……………………………………………………………………………… 2. Kỹ thuật xây đê là gì? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 3. Chi phí để mua công nghệ đó là bao nhiêu? (Nếu có) ……………………………………………………………………………… 4. Chi phí để thuê nhân công xây dựng là bao nhiêu? (ví dụ cho 100m đê) ……………………………………………………………………………… 5. Chiều dài của đê là bao nhiêu? ……………………………………………………………………………… 6. Chiều dài của đê có rừng ngập mặn là bao nhêu? ……………………………………………………………………………… 7. Thời gian xây dựng đê là bao lâu? ……………………………………………………………………………… Mức tổn thất 1. Chiều dài đê bị vỡ là bao nhiêu? -Khu vực có rừng (nếu có):…………………………………………………. -Khu vực không có rừng (nếu có):………………………………………….. 2. Khi vỡ đê có làm giảm năng suất thuỷ sản không? Có Không 3. Mức độ thiệt hại về thuỷ sản là bao nhiêu? -Khu vực có rừng:…....................................................................................... -Khu vực không có rừng:…………………………………………………… 4. Khi đê bị vỡ thì vùng có rừng ngập mặn thiệt hại như thế nào so với vùng không có rừng ngập mặn? Nhiều hơn ít hơn Như nhau 4. Ngoài ra còn có những chi phí nào khác? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….... C. Nhận thức của người dân về vai trò của rừng ngập mặn 1. Theo ông (bà) RNM mang lại giá trị như thế nào đối với bản thân và cộng đồng? Rất tốt Tốt Trung bình Xấu Rất xấu 2. Theo ông (bà) rừng ngập mặn có cần bảo vệ hay trồng lại rừng không? Có Không 3. Số tiền ông (bà) sẵn lòng chi trả cho bảo vệ hay trồng lại rừng là bao nhiêu? ………………………………………………………………………………... (Thông qua vị trí địa lý khẳng định những điều trên) Những thông tin cần biết thêm: Vị trí địa lý của Phù Long. Diện tích Số hộ, dân số Chân thành cảm ơn ông (bà) đã hoàn thành bản phỏng vấn này! Cá bớp Hà Ốc đỏ mồm Phi phi Vạng Tôm Hình: Một số loài thuỷ sản vùng Phù Long NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Ngày tháng năm 200 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33023.doc
Tài liệu liên quan