Đề tài Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất và khả năng cạnh tranh của đường mía

Ngày 15/06/2000, Chính phủ đã có Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp, trong đó đề ra phương hướng phát triển ngành mía đường trong thời gian tới là: “Không xây dựng thêm các nhà máy đường mới, chủ yếu là sắp xếp và phát huy công suất hiện có. Xây dựng vùng nguyên liệu mía ổn định, đẩy mạnh tham canh. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến khác để nâng cao hiệu quả của nhà máy đường, phát triển công nghiệp thực phẩm (bánh, kẹo, sữa, nước quả có đường. ) để tiêu thụ hết lượng đường sản xuất ra. Trong tương lai, khi nhu cầu thị trường trong nước tăng lên sẽ xem xét định mức phát triển cao hơn về công nghiệp đường”.

doc84 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về sản xuất và khả năng cạnh tranh của đường mía, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình khác. Chương trình mía đường đã tạo được đội ngũ cán bộ, công nhân công nghiệp. Việc tuyển chọn hàng vạn cán bộ, công nhân tại địa phương, đặc biệt vùng sâu, vùng xa để đào tạo, bồi dưỡng, không những đáp ứng yêu cầu cho ngành mía đường mà là nguồn cán bộ công nhân cho thưòi kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá cho các địa phương. 2. Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục 2.1 Giá cả Đánh giá chung về giá thành sản xuất của các nhà máy đường Việt Nam hiện nay là: Giá thành đường cao và khả năng cạnh tranh thấp. Giá thành sản xuất đường bình quân của nước ta khoảng 420 USD/tấn, trong khi giá đường thế giới khoảng 230 - 260 USD/tấn . Như vậy giá thành đường mía của Việt Nam cao gấp từ 1,63 lần lên đến 1,84 lần so với giá thnàh đường của thế giới. Về cơ cấu giá thành hiện nay: + Chi phí nguyên vật liệu: Với giá mua mía tại ruộng hiện nay 200.000 đ/tấn (10CCS), chi phí vận chuyển trung bình 40.000 đ/tấn, sau khi trừ thu hồi bã bùn, bã mía, thì giá mua nguyên liệu chiếm từ 50-55% trong cơ cấu giá thành, một số nhà máy đã khấu hao gần hết (Lam Sơn, La Ngà, Bình Dương, Hiệp Hoà...) thì nguyên liệu chiếm từ 65-70% trong cơ cấu giá thành. + Khấu hao và lãi vay ngân hàng: Đối với các nhà máy mới, tiền khấu hao 800đ và tiền lãi vay ngân hàng 600đ, chiếm 35% trong cơ cấu giá thành. + Chi phí chế biến: Tính trung bình cho 400đ, chiếm 10% trong cơ cấu giá thành. Bảng 9: Chi phí sản xuất đường các nhà máy Chi phí Trung bình Chi phí của các nhà máy đã khấu hao hết Chi phí của các nhà máy mới Chi phí nguyên liệu 230 257 217 Chi phí NM biến đổi 17 15 18 Chi phí cố định 203 107 151 Nguồn từ rỉ mật -27 -27 -27 Chi phí nhà máy ròng 193 95 242 Tổng chi phí sản xuất 423 352 495 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Như vậy, có thể nhận thấy chi phí giá thành sản xuất cao tập trung chủ yếu và những nhà máy mới xây dựng. Các nhà máy đường “đã khấu hao hết” có giá thành thấp hơn mức trung bình 70 USD, tương ứng 16,5% và có khả năng giảm được trong thời gian tới. Căn cứ vào cơ cấu giá thành và bảng chi phí sản xuất của các nhà máy có thể nhận định giá thành đường cao hiện nay do nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, Do một số nhà máy mới được xây dựng nên chi phí khấu hao lớn. Thứ hai, Do nhà máy xây dựng chủ yếu từ vốn vay, vì vậy trong những năm đầu phải chịu chi phí lãi vay vốn và chênh lệch tỷ giá ngoại tệ lớn, đẩy giá thành lên cao. Thứ ba, Do vấn đề nguyên liệu chưa được tính toán một cách cẩn thận nên gây ra nhiều “độ lệch” như: thiếu nguyên liệu làm giảm công suất, tỷ lệ đường trong mía thấp hơn dự kiến. Thứ tư, Vấn đề tiết kiệm chi phí trong sản xuất chưa được quan tâm đúng mức. Giá thành sản xuất là biểu hiện sự kết hợp giữa trình độ quản lý với vấn đề phát triển nguyên liệu, giá nguyên liệu, công nghệ sản xuất và thưch hành tiết kiệm. Vì vậy, xét về khả năng, giá thành của đường VIệt Nam có thể hạ xuống trong tương lai và đạt mức trung bình của thế giới. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, giá đường tiêu thụ trong nước do Chính phủ chỉ đạo đều giữ ở mức 0,6-0,7 USD/kg, vì đây là giá cân đối với các mặt hàng thực phẩm và nông sản khác của nước họ, trong khi giá thành sản xuất thực tế đều từ 0,35-0,40 USD/kg. Bằng chính sách giá này, ngoài việc tiêu thụ trong nước họ còn xuất khẩu được một lượng lớn đường ra thị trường thế giới với giá thấp, nhưng vẫn đảm bảo ngành sản xuất đường mía của họ phát triển ổn định. Nhưng ở nước ta thì tình thế lại hoàn toàn ngược lại, khi có khủng hoảng thì giá đường từ mức 7.200 đ/kg (tương đường giá nội tiêu của cá nước) đã tụt xuống 4.000 đ/kg (giá bán thấp hơn giá thành sản xuất), làm cho các nhà máy sản xuất thua lỗ, không có khả năng xuất khẩu được. Lượng đường cung vượt cầu, các nhà máy cạnh tranh lẫn nhau nên giá đường càng ngày càng xuống. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là Nhà nước cần phải có sự can thiệp hợp lý đặc biệt là các chính sách về giá cả để đảm bảo lợi ích cho các nhà sản xuất, giải quyết được vấn đề tồn đọng nợ của hầu hết các nhà máy sản xuất đường mía hiện nay. 2.2. Chất lượng Về chất lượng sản phẩm của các nhà máy đều đạt tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế. Các công ty đường Lam Sơn, Biên Hoà đã đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9002 (ISO là tổ chức quốc tế về chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9002 là các doanh nghiệp yêu cầu kiểm soát toàn diện, trừ khâu thiết kế sản phẩm). Như vậy, xét về mặt chất lượng hiện tại các doanh nghiệp sản xuất đường mía Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với đường của các nước ở thị trường trong nước. Tuy nhiên, để nâng cao sức cạnh tranh, trong dàI hạn đòi hỏi các doanh nghiệp phảI không ngừng đầu tư cải tiến quy trình công nghệ sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu mía tập trung với năng suất cao chất lượng tốt, để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời đa dạng hoá các sản phẩm đường để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của người tiêu dùng. 2.3. Bao bì và nhãn hiệu Hàng hoá đưa ra thị trường nhất thiết phảI được bao gói. Bao bì được thiết kế tốt có thể trở thành tiện nghi thêm cho người tiêu dùng, còn đối với người sản xuất thì nó là một phương tiện kích thích tiêu thụ hàng hoá nhiều thêm. Như vậy có thể nói bao bì đóng một vai trò quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm nó bổ sung cho các yếu tố sản phẩm, giá cả, phân phối và khuyến mãi. Kết cấu thành phần của bao bì gồm: kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày, có gắn nhãn hiệu hay không. Đường là sản phẩm thiết yếu hàng ngày của con người. Tuy nhiên để kích thích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm đường thì ngoài yếu tố chất lượng, giá cả thì không thể thiếu yếu tố bao bì. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đường của Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến yếu tố này. Bao bì của các sản phẩm đường đều đơn đIệu, chưa đa dạng phong phú, đa phần chỉ dừng lại 0,5kg hoặc 1kg đóng túi bóng, nilon cho tiêu dùng hàng ngày. Chưa đi sâu vào tìm hiểu xem với kiểu dáng, kích thước, chất liệu làm bao bì như thế nào có thể thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó nhãn hiệu hàng hoá giữa các công ty, nhà máy sản xuất đường còn thiếu tính đặc trưng, bởi vậy người tiêu dùng khó nhận biết sản phẩm đường mình đang dùng do công ty, nhà máy nào sản xuất. Điều đó cản trở sự cạnh tranh của chính các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước với nhau. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm đường mía, yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất đường, các tổ chức nhận phân phối phải có sự đầu tư thoả đáng đến khâu thiết kế bao bì sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp phảI quan tâm hơn nữa đến việc gắn nhãn hiệu của mình trên bao bì sản phẩm và bảo vệ nhãn hiệu đó, bởi đó chính là một cách tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm và giữ cho sản phẩm một chỗ đứng trên thị trường. 2.4. Tổ chức tiêu thụ Tình hình tổ chức tiêu thụ và quản lý thị trường tiêu thụ đường mía của nước ta còn rất nhiều yếu kém. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến hàng nhập lậu tràn vào trong nước gây ảnh hưởng xấu đến thị trường đường mía nội địa. Đa số các doanh nghiệp không có sự đầu tư thoả đáng vào công tác nghiên cứu và tìm kiếm thị trường. Chưa quán triệt được vấn đề sản xuất phảI đi đôi với tiêu thụ, nhiều doanh nghiệp đã lập kế hoạch sản xuất vượt hơn nhiều khả năng tiêu thụ và ngược lại. Nước ta có gần 80% dân số sống ở khu vực nông thôn, chính vì vậy, hoạt động thương mại ở thị trường nông thôn vẫn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong tổng thể hoạt động thương mạI nói chung và ngành sản xuất đường mía nói riêng. Song mạng lưới thương nghiệp Nhà nước ở thị trường nông thôn rất mỏng và yếu chỉ co cụm ở các thị xã, thị trấn, huyện lị. Nếu chúng ta không quan tâm đầu tư và quản lý chặt chẽ thị trường này thì sẽ tạo một lỗ hổng lớn cho đường nhập lậu thâm nhập. Như vậy, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải tích cực tìm kiếm, tiếp cận và khai thác thị trường trong nước cũng như ngoài nước. Hình thành được nhiều kênh phân phối để tiếp cận được với nhiều loạI đối tượng khách hàng. Thực hiện ký kết hợp đồng dài hạn ổn định với các doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng sản phẩm của ngành sản xuất đường mía để tiếp tục sản xuất chế biến. Xây dựng phương thức giao hàng thanh toán thuận lợi, thực hiện giảm giá bán nếu không qua khâu trung gian, ký hợp đồng tiêu thụ với các hộ kinh doanh lớn, có thể mua lại bao bì để tránh bị kẻ xấu lợi dụng hợp thức hoá đường lậu. 2.5. Về tình hình tài chính của các nhà máy đường Hiện nay vấn đề tài chính của các nhà máy đường vẫn là vấn đề nan giải nhất mà Nhà nước đang tập trung giải quyết. Cơ cấu vốn thực hiện Chương trình đường mía không thích hợp cũng như hiệu quả hoạt động của các nhà máy là nguyên nhân cơ bản. Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp là ít, việc đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh của các nhà máy hầu như phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay: Toàn bộ vốn đầu tư xây dựng của các nhà máy là vốn vay, thời hạn trả nợ nước ngoài ngắn (7 - 10 năm), khấu hao và lãi vay phải trả chiếm tỷ trọng lớn, làm giá thành đẩy lên cao. Vốn lưu động: Theo chế độ, thì trong tổng vốn lưu động, vốn ngân sách cấp là 30%, phần còn lại là vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên trong thực tế vốn lưu động không được cấp mà phải vay 100% từ ngân hàng. Trong vụ 1999 – 2000 theo tính toán cần lượng vốn tối thiểu là 833 tỉ đồng cho vốn lưu động các nhà máy chỉ vay được 395 tỷ đồng, bằng 47,4% tổng mức vốn lưu động tối thiểu, phần vốn ngân sách cấp không có. Do đó với nguồn vốn vay được thì các nhà máy không thể hoạt động ổn định. Nhà nước cần có kế hoạch cung cấp đủ vốn lưu động cho các nhà máy đường. Công tác thanh quyết toán công trình diễn ra chậm. Bên cạnh đó, có một số nhà máy trong quá trình thi công đã phát sinh tăng vốn đầu tư do công tác chuẩn bị đầu tư không kỹ càng; do chênh lệch tỷ giá. Việc xử lý nợ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đến nay chưa được xét duyệt điều chỉnh, một số nhà máy đến nay vẫn chưa tìm được hướng giải quyết. 2.6. Về tổ chức thực hiện Chương trình Mặc dù thu được những thành quả quan trọng nhưng công tác tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, đòi hỏi trong thời gian tới cấn được giải quyết: - Trong công tác thực hiện, vẫn chưa tạo được sự đồng bộ giữa các Bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương. + Đối với các Vụ, đơn vị thuộc Bộ, ngành: trong chỉ đạo còn coi nhẹ công tác phát triển vùng nguyên liệu, các đơn vị thuộc Bộ còn chưa phối hợp thực hiện hết chức trách của mình. Việc tháo gỡ vấn đề vốn, nợ của doanh nghiệp mặc dù được các cơ quan quan tâm, song việc xử lý còn chậm chễ. Tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, giá bán phải hạ xuống thấp nhưng các cơ quan chưa có biện pháp xử lý kịp thời, điều đó một phần cũng do vấn đề nhập lậu không kiểm soát được. + Đối với địa phương: Một số địa phương còn coi phát triển nguyêm liệu là trách nhiệm của Bộ, của chính các nhà máy nên chưa thực sự quan tâm. Công tác khuyến nông ở các tỉnh hầu như chỉ được quan tâm ở các lĩnh vực khác mà chưa thực sự đến được với người trồng mía. + Đối với các nhà máy: một số nhà máy quản lý còn coi nhẹ vấn đề phát triển nguyên liệu, chỉ quan tâm đến vấn đề đầu tư cho nhà máy chế biến. Không thực sự đi sâu đi sát đến từng ruộng mía, không đầu tư hướng dẫn kỹ thuật chọn giống, ươm giống, thâm canh, thu hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng... - Sự bảo hộ đối với ngành mía đường còn quá lớn: Việc bảo hộ của Nhà nước đối với các ngành sản xuất của mình trong điều kiện còn non trẻ là hết sức cần thiết. Điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp tạo được những tích luỹ ban đầu trong phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian qua sự bảo hộ của Nhà nước là quá lớn, thể hiện ở một số điểm sau: + Số lượng doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số nhà máy đường. Tính đến 30/9/2001 số doanh nghiệp nhà nước là 35 trên tỏng số 44 nhà máy đang hoạt động. Khi các nhà máy rơi vào khó khăn bắt buộc Nhà nước phải giải quyết, dẫn dến tình trạng trông chờ ỷ lại và Nhà nước. + Nhà nước đánh thuế cao đối với các mặt hàng đường và cá sản phẩm đường nhập khẩu (35%). + Các nhà máy hoạt động chủ yếu vào nguồn vốn vay của Nhà nước , vay qua sự bảo lãnh của Nhà nước hoặc các nguồn vốn vay ưu đãi. Vì vậy, khi nguồn vốn này không được đáp ứng đầy đủ thì doanh nghiệp rất lúng túng trong việc tìm kiếm nguồn vốn khác để sản xuất kinh doanh. Đánh giá chung: Phát triển ngành đường là chủ trương đúng đắn, trong hơn 7 năm thực hiện Chương trình đường mía đã đạt được những mục tiêu chính, phát huy được nguồn nội lực lớn về đất đai, lao động, vốn thị trường, cùng với đầu tư nước ngoài tạo tạo ra năng lực chế biến công nghiệp lớn với công nghệ tiến bộ gắn bó mật thiết với sản xuất nông nghiệp; góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn; tạo nhiều việc làm và thu nhập cho nông dân và các thành phần kinh tế khác góp phần quan trọng thực hiên công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khách quan chủ quan, ngành đường mía đang gặp nhiều khó khăn, đe dọa sự phát triển bền vững, nhất là trong điều kiện nước ta đang hội nhập quốc tế, cạnh tranh ngày càng quyết liệt, cần sớm được khắc phục. Chương III: Phương hướng, mục tiêu và giải pháp kinh tế chủ yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản xuất đường mía ở Việt Nam I. Mục tiêu và phương hướng phát triển sản xuất đường mía giai đoạn 2001-2010 * Mục tiêu Hiện tại cung cầu trong nước đã tạm thời cân bằng, song giá đường còn quá cao so với giá trên thị trường quốc tế. Để chuẩn bị cho việc gia nhập AFTA vào năm 2010 ngành mía đường cần nhanh chóng ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển trồng mía, tổ chức lại sản xuất, khắc phục khó khăn khai thác cơ sở chế biến công nghiệp hiện có, có biện pháp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh theo yêu cầu hội nhập quốc tế, khai thác tối đa thị trường trong nước, tiếp tục tạo việc làm và thu nhập cho người nông dân. * Phương hướng Ngày 15/06/2000, Chính phủ đã có Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp, trong đó đề ra phương hướng phát triển ngành mía đường trong thời gian tới là: “Không xây dựng thêm các nhà máy đường mới, chủ yếu là sắp xếp và phát huy công suất hiện có. Xây dựng vùng nguyên liệu mía ổn định, đẩy mạnh tham canh. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến khác để nâng cao hiệu quả của nhà máy đường, phát triển công nghiệp thực phẩm (bánh, kẹo, sữa, nước quả có đường... ) để tiêu thụ hết lượng đường sản xuất ra. Trong tương lai, khi nhu cầu thị trường trong nước tăng lên sẽ xem xét định mức phát triển cao hơn về công nghiệp đường”. Bảng 10: Dự kiến năng lực sản xuất và nhu cầu trong nước về đường đến năm 2010 TT Vụ sản xuất Năng lực SX trong nước (tấn) Nhu cầu (tấn) Chênh lệch (tấn) 1 2002-2003 1.130.000 900.000 +230.000 2 2003-2004 1.150.000 1.070.000 +80.000 3 2004-2005 1.150.000 1.144.900 +5.000 4 2005-2006 1.200.000 1.225.043 -25.000 5 2006-2007 1.250.000 1.310.796 -75.000 6 2007-2008 1.300.000 1.402.552 -103.000 7 2008-2009 1.400.000 1.500.730 -100.000 8 2009-2010 1.500.000 1.605.780 -100.000 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phương hướng phát triển ngành mía đường trong giai đoạn cụ thể như sau: Từ nay đến 2005 là thời điểm còn sự bảo hộ của Nhà nước: Các nhà máy rà soát lại, bổ sung hoàn chỉnh dự án xây dựng lại vùng nguyên liệu, xây dựng hệ thống thuỷ lợi cho vùng mía. Diện tích vùng nguyên liệu tập trung giữ ở mức như hiện nay (khoảng 300.000 ha), trong đó 80% diện tích là giống mới, cơ cấu dải vụ dài để kéo dài thời gian ép lên 7 tháng. Toàn bộ diện tích mía được tưới ở nhưng nơi có điều kiện đầu tư thuỷ lợi nước tưới. Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long xây dựng hệ thống thuỷ lợi đê bao ngăn lũ và trồng mía lưu gốc như các tỉnh khác. Đến năm 2005, đưa năng suất mía lên 70 tấn/ha, hạn chế nhất việc tranh mua, tranh bán nguyên liệu. Để ổn định thị trường trong nước, cần đề nghị Chính phủ cho phép áp dụng các giải pháp điều tiết cung cầu, duy trì tới hết năm 2005 giá bán buôn đường trong nước ở mức bằng giá thế giới cộng với mức bảo hộ hiện hành tức khoảng 4.500đ/kg, sau đó giảm dần theo lộ trình nhập AFTA. Các doanh nghiệp nhanh chóng sắp xếp lại, tiến hành cổ phẩn hoá, giải thể một số nhà máy không có khả năng khắc phục lỗ sau khi được hỗ trợ của nhà nước. Từ năm 2006-2010 là thời điểm cắt giảm thuế để hội nhập, nước ta sẽ phải giảm dần bảo hộ đối với ngành đường. Đến năm 2010 thuế nhập khẩu chỉ còn từ 0-5%, giá đường trong nước sẽ tiếp cận giá đường thế giới khoảng 3.000đ/kg. Nếu không mở rộng công suất chế biến đường công nghiệp trong nước từ năm 2006 trở đi nước ta có thể sẽ thiếu đường, nhưng do phải dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan và giảm thuế, nên giá đường trong nước sẽ giảm dần xuống sát giá thế giới. Do vậy phải tăng cường điều hành để nhà máy phát huy công suất ép, mở rộng công suất với mức đầu tư thấp ở những nơi có điều kiện để tiếp tục hạ giá thành đường, đảm bảo cân đối đủ cho nhu cấu tiêu dùng không phải nhập khẩu. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, dịch vụ, thông tin... ) tạo ra lợi thế so sánh. Bổ xung thiết bị mới và công nghệ tiên tiến vào dây truyền sản xuất thiết bị hiện có để đa dạng hoá sản phẩm đường, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao mía đường. Giảm tiêu hao vật liệu phụ, năng lượng, nhiên liệu, đa dạnh hoá sản phẩm sau đường, tăng tận thu phế phẩm. Mục tiêu giảm chi phí đường tạo ra lợi thế về giá có khả năng cạnh tranh và đứng vũng khi mở cửa hoà nhập vào thị trường đường thế giới và khu vực. Nâng cao hiệu quả sản xuất đường mía, tạo ra lợi thế so sánh về giá thấp phải dựa trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, hạn chế độc quyền , đảm bảo lợi ích hài hoà giữa người sản xuất nguyên liệu mía với các doanh nghiệp chế biến đường của mọi thành phần và người tiêu dùng đường. Đồng thời bảo đảm lợi ích của toàn xã hội và lợi ích trực tiếp của người sản xuất về môi trường sinh thái. Do đó cơ chế chính sách tạo ra hành lang thông thoáng cũng tạo ra lợi thế cho phát triển ngành. Phát triển cơ sở hạ tầng cũng là một nhu cầu tất yếu tạo ra lợi thế về giá cả cho sản phẩm cạnh tranh trên thị trường thế giới. Do vậy chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, dịch vụ, thông tin... ) và các chính sách khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến thực sự là các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản xuất đường mía. II. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản xuất đường mía ở Việt Nam 1. Giải pháp Vi mô 1.1. Quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu Giải pháp về nguyên liệu đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với ngành sản xuất đường mía hiện nay ở Việt Nam. Việc đảm bảo đủ nguyên liệu cho các nhà máy là yếu tố quan trọng, quyết định hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh của sản phẩm đường mía. Giải quyết tốt khâu nguyên liệu sẽ giảm chi phí cho các nhà máy, là cơ sở để giảm giá thành sản xuất, từ đó nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Một số giải pháp chủ yếu là: - Quy hoạch diện tích trồng mía hợp lý: Bố trí vùng nguyên liệu gần nhà máy có bán kính khoảng 20-30 km gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng, tận dụng các loại phương tiện giao thông như đường bộ, đường sông, xe gòng,... để vận chuyển mía đến nhà máy với giá thấp nhất. Trong vài năm tới giữ ổn định diện tích vùng nguyên liệu tập trung (bằng khoảng 80% diện tích quy hoạch) và đảm bảo cung cấp đủ lượng mía cho các nhà máy sản xuất. Đối với các nhà máy tiêu dùng nguyên liệu, phải tập trung đầu tư trồng đủ diện tích mía quy hoạch. Các nhà máy đủ và thừa nguyên liệu, vận động, giúp đỡ nông dân chuyển đổi các diện tích phân tán sang trồng các loại cây, nuôi các loại con khác có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đối với các nhà máy thiếu nguyên liệu nhiều vụ, cần cho kiểm tra và có biện pháp cụ thể. Nếu xét thấy không thể hoạt động được thì cho di dời nhà máy. Đối với vùng nguyên liệu mía cho lò thủ công, mỗi tỉnh phải quy hoạch riêng để tránh tranh chấp với nhà máy đường. - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu Trên cơ sở dự án đầu tư cho phát triển vùng nguyên liệu, cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng bao gồm: tập trung đầu tư cho giao thông nội đồng, giao thông nối vùng nguyên liệu với nhà máy, thuỷ lợi tưới tiêu, bãi tập kết mía... Tập trung phát triển hệ thống thuỷ lợi: Hiện nay tỷ lệ mía được tưới tiêu của ta rất thấp (10% diện tích trồng mía khoảng 30.000 ha). Do đó cần đặc biệt trú trọng phát triển hệ thống tuỷ lợi tưới tiêu cho vùng nguyên liệu mía, trước mắt là các vùng nguyên liệu tập trung, trong quy hoạch. Trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp nên tận dụng triệt để cơ sở thuỷ lợi sẵn có, đầu tư kênh mương, các phương tiện bơm tưới mía. Các nhà máy cần lập ngay đề án đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi, trong đó lớn nhất là hồ chứa nước. Tốt nhất có sự kết hợp giữa các nhà máy và chính quyền địa phương để tiết kiệm vốn đầu tư cũng như tài nguyên nước, không chỉ tưới cho mía mà còn cho các loại cây khác. Đối với hệ thống giao thông: được chia làm hai hạng mục cơ bản là giao thông nội đồng và giao thông nối từ vung nguyên liệu đến nơi tập kết mía, đến nhà máy. Có thể áp dụng phương thức đầu tư trên tinh thần kết hợp Nhà nước và nhân dân, Trung ương và địa phương cùng làm: Nhà nước (cấp Trung ương hoặc địa phương) đầu tư cầu, cống bê tông qua đường và sản ủi bãi tập kết mía, huy động sức dân để cải tạo đưòng nội đồng, xây dựng vùng tập kết mía, tính ngày công và nhà máy sẽ chịu trách nhiệm về chi phí. Nhà nước cấp 50% và cho vay không lãi 50% trên tổng vốn đầu tư từng dự án. Đầu tư giao thông nội đồng và cải tạo nâng cấp hệ thống đường nối từ các bãi tập kết mía đến các trục lộ nhằm giảm chi phí vận chuyển mía của các hộ từ ruộng đến bãi tập kết từ 900.000 đồng/ha xuống còn khoảng 500.000 đồng, với năng suất bình quân 50 tấn/ha thì tương đương với chi phí vận chuyển giảm xuống còn 10.000 đồng/tấn mía cây. Hiện tại, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp chế biến đường đầu tư cải tạo nâng cấp giao thông ở vùng nguyên liệu được tính thêm vào giá thành đường 10% trong chi phí về mía nguyên liệu. Đây là điều bất cập, thực tế các doanh nghiệp có đầu tư nhưng tỷ lệ đầu tư rất thấp vì không giá thành nào chịu nổi chi phí quá cao như vậy. Nhưng đây lại là kẽ hở để các doanh nghiệp giảm giá trị gia tăng, giảm thuế VAT. Về cơ giới hoá canh tác mía: Tập trung cơ giới hoá các khâu có thể như khâu làm đất, băm lá, rạch hàng, thực hiện tốt việc thâm canh, nâng cao năng suất chất lượng mía và cơ giới hoá phần bốc xếp trong vận chuyển mía. Đối với khâu chặt mía chỉ nên áp dụng đối với các nhà máy lớn, vùng nguyên liệu tập trung, địa hình tương đối bằng phẳng, chặt mía bằng máy thuận lợi, có hiệu quả. Về phòng trừ sâu bệnh: Các nhà máy phối hợp chỉ đạo không lấy giống mía trên các thửa ruộng có sâu bệnh để tránh lây lan rộng, hướng dẫn nông dân xử lý giống trước khi trồng. Cung cấp các kiến thức về sâu bệnh cho bà con nông dân để có các biện pháp xử lý kịp thời, tránh lây lan rộng. Phải coi đây là nhiệm vụ của chính các nhà máy, trực tiếp là cán bộ nông vụ, phải chuẩn bị các loại vật tư, thuốc bảo vệ thực vật để tránh bị sâu bệnh. 1.2. Xây dựng cơ cấu giống và rải vụ hợp lý Xây dựng vùng chuyên canh giống: Vùng giống chín sơm, chín muộn, chín trung bình. Các nhà máy cần phối hợp chặt chẽ với từng đơn vị nông trường, từng xã để xây dựng phương án cụ thể quy hoạch từng vùng chín sớm, chín muộn và chín trung bình. Mỗi vùng, mỗi cánh đồng chỉ nên trồng một nhóm giống để khi thu hoạch không bị lẫn với nhóm khác, đồng thời tạo điều kiện cho bà con thâm canh. Trên cơ sở quy hoạch vùng mía nguyên liệu, nhà máy cùng các cơ quan quản lý ngành trên địa bàn xây dựng cơ cấu giống và rải vụ mía cho toàn vùng nguyên liệu của từng nhà máy theo công suất và tiến độ ép. Hiện nay chủ yếu trồng mía và vụ đông xuân, cần phát triển thêm vụ mía thu. Theo đánh giá mía trồng vụ này tuy có thời gian sinh trưởng dài hơn nhưng năng suất tăng 30-40% và hàm lượng đường tăng 1,6%. 1.3. Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu, khảo nghiệm tuyển chọn giống và quy trình canh tác cho từng vùng sinh thái. Hiện nay hầu hết các giống mía ở nước ta đều rất lạc hậu, năng suất, chất lượng thấp. Nếu như nâng năng suất hiện nay từ 50 tấn/ha lên 80 tấn/ha thì tổng thu nhập của bà con nông dân được tăng lên và giá thành của sản phẩm đường sẽ được giảm xuống. Nếu nâng cao được trữ lượng đường trong mía thì sẽ tạo điều kiện hạ mức tiêu hao cho sản xuất 1 tấn đường. Như vậy, yếu tố giống ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất và chất lượng mía được sản xuất ra. Vì vậy, mỗi nhà máy cần thiết phải thành lập một trạm giống, phối hợp chặt chẽ với trung tâm khuyến nông và các cơ quan nghiên cứu giống mía làm nhiệm vụ khảo nghiệm, tuyển chọn và nhân giống cho phù hợp với điều kiện tự nhiên sinh thái của nhà máy. Đưa ra các các quy trình canh tác, thâm canh chăm sóc mía phù hợp với điều kiện cụ thể. 1.4. Có quy chế thống nhất về hợp đồng thu mua Cần thiết phải lập mối “quan hệ hợp đồng” giữa nhà máy và người trồng mía, cung cấp các yếu tố đầu vào, thống nhất về mặt giá cả, chất lượng để tạo sự yên tâm đối với người trồng mía, đồng thời tạo sự ổn định đối với sản xuất của nhà máy khi có biến động trên thị trường nguyên liệu. Các nhà máy phải kế hoạch hoá công tác trồng và cung cấp nguyên liệu. Thông báo sớm đến từng hộ nông dân mức đầu tư, tiêu chuẩn nguyên liệu, giá mua, lịch đốn chặt, phương tán vận tải để nông dân yên tâm trồng và chăm sóc diện tích mía của mình. 1.5. Tăng cường đầu tư khoa học kỹ thuật, bổ sung hoàn thiện dây truyền công nghệ sản xuất mía - Muốn sản phẩm đường cạnh tranh được, cần phải nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Do vậy, các nhà máy cần phải tăng hiệu suất chế biến và đảm bảo chất lượng của sản phẩm đường. Đòi hỏi các nhà máy không ngừng phải cải tiến quy trình sản xuất và công nghệ thiết bị theo hướng hiện đại, giảm tiêu hao và tăng độ tinh khiết của đường. Các nhà máy có thể lựa chọn các phương pháp sản xuất đường ngà như phương pháp Cácbonát hoá và tiến tới công nghệ sạch sản xuất đường chất lượng cao. Mạnh dạn hiện đại hoá một số khâu chủ chốt trong dây truyền sản xuất như khâu làm sạch đường non trước khi đưa và tinh chế đường trắng. - Đầu tư cho công tác nghiên cứu cải tiến các chi tiết lắp giáp thêm thiết bị vào dây chuyền để khai thác công suất dư thừa bộ phận ép, nồi hơi, lọc... làm tăng công suất trong trường hợp dư thừa về nguyên liệu. Nghiên cứu lắp thêm và dây chuyền để có thể đa dạng hoá sản phẩm đường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. - Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu cải tiến kỹ thuật để giảm tiêu hao mía đường nhằm nâng cao tỷ lệ thu hồi đường, nâng cao hệ số máy móc thiết bị. - Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất từ phế phụ liệu của đường tạo ra sản phẩm mới như: nha, ván ép bã mía, cồn rượu, khí CO2 , hơi nước nóng, phân vi sinh... Tăng giá trị tận thu sản phẩm phụ, giảm chi phí sản xuất, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. - Chế tạo phụ tùng, thay thế nhập khẩu cũng là một nội dung quan trọng trong bổ xung hoàn thiện dây truyền công nghệ. 1.6. Giải pháp về giá mua nguyên liệu Hiện nay, giá mía nguyên liệu vẫn chiếm chủ yếu trong giá thành đường. Do vậy, giá mía nguyên liệu tăng là nguyên nhân chính đẩy giá đường lên cao. Vì vậy, giảm và ổn định giá mía là yếu tố quan trọng quyết định giảm giá thành sản xuất đường, tạo sự cạnh tranh cho các sản phẩm. Để làm được điều này, về phía các doanh nghiệp cần thực thực hiện các biện pháp sau: - Hoàn thiện nội dung, phương thức, đối tượng hợp đồng đầu tư thu mua đảm bảo tính pháp lý, bình đẳng, thuận tiện cho cả người trồng mía và nhà máy. - Xây dựng tiêu chuẩn mía nguyên liệu, định thời gian bắt đầu vụ ép để xây dựng lịch đốn chặt đảm bảo thu hoạch mía đủ độ chín và trong thời gian mía đạt chữ đường cao nhất. - Giải quyết triệt để vấn đề tranh mua nguyên liệu của các nhà máy đường làm giá mía bị đẩy lên cao. - Các nhà máy, đặc biệt là các nhà máy gần nhau cần thống nhất được giá mua nguyên liệu mía, phân vùng thu mua của từng nhà máy trên cơ sở quy hoạch. Việc phân vùng này nên đặt dưới sự điều chỉnh của Hiệp hội mía đường. - Các nhà máy thực hiện thu mua theo giá đúng giá cả đã thoả thuận trong hợp đồng với người trồng mía. Không được độc quyền, ép giá, tự ý giảm xuống làm phá vỡ quan hệ hợp đồng, mất lòng tin của dân. Nếu công ty gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ đâù ra, giá bán đường thấp hơn giá sản xuất như tình hình chung của các nhà máy gặp phải hiện nay, làm cho nhà máy không có khả năng thu mua hết mía cho nông dân với giá mua đã cam kết trong hợp đồng, thì nhà máy phải kết hợp với UBND tỉnh, chính quyền địa phương thoả thuận với nông dân giảm giá bán trên cơ sở vẫn tôn trọng lợi ích của người trồng mía, đảm bảo cho họ thu đủ vốn không bị lỗ hoặc lãi rất ít. Điều quan trọng là nhà máy phải ổn định giá mua nguyên liệu và khối lượng tiêu thụ, dung hoà mối quan hệ lợi ích giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến công nghiệp tránh được sự bấp bênh trong khâu thu mua lúc giá mía lên quá cao, lúc thì giảm xuống quá thấp. Để làm được điều này nhà máy cần có những chính sách thu mua nguyên liệu thích hợp , tạo ra động lực cho người trồng mía, khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng các giống mía mới, thâm canh để đạt năng suất, chất lượng cao ở tất cả các vụ. Công ty cần thực hiện chính sách đầu tư và thu mua phù hợp với vùng mía rải vụ, vì trong cùng một điều kiện đầu tư như nhau nhưng sản xuất chính vụ bao giờ cũng dễ làm và đạt kết quả cao hơn trái vụ. Chính vì vậy giá cả thị trường lúc trái vụ bao giờ cung cao hơn gấp nhiều lần so với giá chính vụ. Do vậy phải có cơ chế chính sách phù hợp bằng giá cả thu mua đảm bảo cho người trồng mía tích cực có thu nhập trong việc trồng mía nói chung và trồng mía rải vụ nói riêng nhằm tăng số ngày chế biến của nhà máy trong năm. - Từng nhà máy phải có phương thức thu mua, vận chuyển ổn định hợp lý nhằm giảm tối đa chi phí vận chuyển. Tăng cường đầu tư cho phương tiện thu hoạch, phương tiện vận tải... - Vào ép đúng thời vụ, không ép mía non, trữ đường thấp để giảm tiêu hao và chi phí chế biến cho 1 tấn đường. - Tận thu phế liệu, chế phẩm để phát triển sản xuất các sản phẩm bên cạnh đường và sau đường như sản xuất bánh kẹo, phân bón, cồn, rượu, án ép, nuôi bò sữa... để giảm giá thành đường. 1.7. Tổ chức quản lý và phát triển thị trường Hiện nay tình hình nhập lậu đường hết sức phức tạp, tính bình quân đường nhập lậu mỗi ngày vào Việt Nam khoảng 1000 tấn (vào thời kỳ cao điểm). Với đường nhập lậu giá bán khoảng 4000đ/kg trong khi giá đường sản xuất tại Việt Nam hiện nay khoảng 6000 đ/kg (mức giá trung bình trên thế giới là 3000 đ/kg) thì việc một số nhà máy đường Việt Nam “chết” ngay trên thị trường nội địa là đương nhiên. Vì vậy việc tổ chức quản lý thị trường tiêu thụ là vấn đề bức bách hiện nay đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và các doanh nghiệp, sự phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành. - Các nhà máy phải có sự nghiên cứu và tìm kiếm thị trường một cách linh hoạt. Đặc biệt quan tâm và có mối quan hệ mật thiết với thị trường là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng nguyên liệu chủ yếu là đường và các sản phẩm từ đường. Đó là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bánh kẹo, sản xuất nước ngọt, sản xuất chế biến hoa quả, thực phẩm cao cấp... Đây là lực lượng chủ yếu tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy sản xuất đường, đặc biệt xét về lâu dài. đồng thời có chiến lược đa dạng hoá thị trường. - Chủ động có kế hoạch dự trữ, lưu thông, điều chuyển hàng giữa các vùng. Thành lập hệ thống phân phối sản phẩm riêng của mình, tăng cường tiếp thị, tổ chức mạng lưới bán hàng, giới thiệu sản phẩm đến tận phường xã. - Phải quán triệt được rằng: Hoạt động sản xuất phải đi đôi với tiêu thụ. Các nhà máy lập kế hoạch sản xuất phải căn cứ chặt chẽ vào khả năng tiêu thụ và lập tiêu thụ khả thi. Chỉ sản xuất khi có thị trường tiêu thụ đảm bảo. Điều đó vừa giúp doanh nghiệp chủ động trong sản xuất và tiêu thụ, góp phần ổn định giá trên thị trường. Trên cơ sở đó tiến hành đổi mới công nghệ sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến bao bì, mẫu mã đáp ứng đầy đủ, linh hoạt nhu cầu thị trường. - Cần có chiến lược hướng ngoại trong sản xuất và tiêu thụ. Mặc dù “Việt Nam không thể là nước xuất khẩu mang tính cơ cấu, kể cả hiện nay và về trung hạn” (Tài liệu Hội thảo Việt - Pháp về mía đường đến 2020), nhưng điều đó không có nghĩa là sản phẩm đường Việt Nam không thể xuất khẩu. Xuất khẩu ở đây chủ yếu được tính cho phần dư thừa sau khi đã cân đối đủ tiêu thụ trong nước. - Các nhà máy cần có chiến lược đăng ký và bảo vệ thương hiệu, mẫu mã sản phẩm của mình. Tăng cường chống hàng giả, hàng kém chất lượng. Đây là một việc mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các nhà máy đường nói riêng chưa quan tâm. Các vụ tranh chấp về thương hiệu của Cà phê Trung Nguyên, thuốc lá Vinataba, Cá tra-basa... là những bài học đắt giá cho vấn đề bản quyền của chúng ta. - Hình thành hệ thống thông tin - cung cấp thông tin về thị trường đường trong nước và nước ngoài. Đây là việc hết sức quan trọng đối với nhà máy đường, bởi hầu hết các nhà máy đều “mù” thông tin thị trường và trong việc tìm kiếm đối tác. Điều đó giúp ổn định giá cả và sản lượng trên thị trường. đồng thời có sự hướng dẫn, lập lộ trình mở rộng thì trường của các nhà máy. Hệ thống thông tin này nên là một bộ phận của Hiệp hội mía - đường, điều đó tạo điều kiện dễ dàng hơn trong phối hợp giữa các nhà máy. - Theo đánh giá của các nhà chức trách, công suất của các nhà máy đường hiện nay có thể đảm bảo cung cấp cho nhu cầu đường trong nước đến 2010. Nếu nhu hiện nay các nhà máy hoạt động hết công suất hiện có thì có thể tạo ra tình trạng cung lớn hơn cầu, làm đảo lộn thị trường đường. Vì vậy, trong Hiệp hội mía - đường cần có một cơ chế phối kết hợp “chia thị phần” một cách hợp lý nhằm đảm bảo thị phần của từng nhà máy và của Hiệp hội. Việc “chia thị phần” đó phải dựa vào khả năng cung cấp, cơ cấu sản phẩm sản xuất của các nhà máy, nhu cầu thị trường trên từng khu vực. Có thể dùng hình thức cấp “hạn ngạch” sản xuất đường (dạng quota) cho từng nhà máy theo từng năm. - Công tác chống nhập lậu đường cũng phải thực hiện triệt để bằng các biện pháp liên nghành (hải quan, công an, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài Chính, Bộ Thương Mại, đại diện các nhà máy đường... ). Tịch thu lượng đường nhập lậu dưới mọi hình thức, đường tịch thu cho tinh luyện và tái xuất 100%. Các loại đường lưu thông trên thị trường nếu không rõ nguồn gốc nếu phát hiện cũng phải bị xử lý như đường nhập lậu. 1.8. Thực hiện đầu tư đa dạng hoá sản phẩm Phát triển đa dạng hoá sản phẩm là hình thức sản xuất lớn, nó vừa đem lại sự tiết kiệm lớn nhất trong sản xuất, vừa khuyếch trương được danh tiếng của đơn vị, vừa là phương thức hạn chế rủi ro hiệu quả nhất. Đối với ngành đườngmía là ngành có đặc điểm kinh tế kỹ thuật phù hợp với việc phát triển đa dạng hoá sản phẩm.Vì vậy, việc đầu tư phát triển đường mía phải đặt trong mối quan hệ phát triển tổng thể nông nghiệp nông thôn. Hình thành các tổ hợp sản xuất công nghiệp sản xuất sản phẩm từ đường, ngoài đường. Với việc đa dạng hoá sản phảm sẽ tận dụng được tính thời vụ của đường mía, tận dụng được cơ sở hạ tầng, nhà xưởng... để tang hiệu quả sản xuất, giảm giá thành sản phẩm đường, từ đường. Hiện nay, sản phẩm từ đường, sau đường trên thị trường nước ta còn đơn điệu, chất lượng hạn chế. Vì vậy, việc đầu tư dây truyền mới phải được thực sự căn cứ vào thi trường đường và lợi thế so sánh của các địa phương, lựa chọn các sản phẩm có hiệu quả, chú trọng đầu tư một số sản phẩm mới, có thị trường và khả năng cạnh tranh. Trước mắt, do diều kiện hạn chế về nguồn vốn, khả năng quản lý, trình độ tay nghề ... các nhà máy vẫn nên tập trung vào các sản phẩm “truyền thống” có vốn đầu tư thấp, không đòi hỏi công nghệ phức tạp, nhu cầu thị trường cao, dễ tiêu thụ như: Phân vi sinh, cồn, thức ăn gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp giấy, ván ép... và vẫn tiếp tục nâng cao chất lượng, hạ giá thành để có thể tiêu thụ lớn đạt giá trị cao. Đối với một số nhà máy có điều kiệ hơn như Công ty cổ phần mía - đường Lam Sơn, nhà máy đường Quảng ngãi, các nhà máy mía đường có vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài nên đi tắt đón đàu sản xuất các sản phẩm mới lạ, có khả năng thu lợi nhuận cao, phù hợp thị hiếu song đòi hỏi vốn lớn công nghệ phức tạp. Xét về lâu dài: các nhà máy cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm khác phù hợp với khả năng nguyên liệu, nhu cầu thị trường và có hiệu quả kinh tế cao như: chế biến rau quả, nước hoa quả cô dặc, sản phẩm rau quả sấy, các sản phẩm đồ hộp khác, các loại sữa, bánh kẹo cao cấp. 2. Nhóm giải pháp Vĩ mô Ngành đường mía không thể phát triển được nếu không có sự hỗ trợ lớn từ phía Nhà nước. Thực tế những năm qua đã thể hiện khẳng định trên. Đối với những năm tiếp theo, ngành mía đường còn không ít khó khăn mà từng doanh nghiệp, từng đơn vị khó có thể tự giải quyết được nếu không sự quan tâm của Chính phủ, các cơ quan nhà nước khác. Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các giải pháp sau: 2.1. Chính sách tài chính * Cải tiến chế độ thuế: + Về mặt nông nghiệp: Việc đánh thuế đối với lĩnh vực nông nghiệp của ngành đường mía có thể được xem xét trên hai loại thuế là: thuế đất và thuế phụ thu cơ sở hạ tầng. Đối với thuế đất: Loại thuế này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chất đất, khoảng cách từ nơi dân cư sinh sống đến nơi trồng, loại cây trồng, địa hình và điều kiện khí hậu, điều kiện của cơ sở hạ tầng... Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay thuế đất sản xuất mía của Việt Nam là 160 kg thóc/ha ở các vùng đồi núi là quá cao. Điều đó ảnh hưởng lớn đến giá thành mía trồng , một trong những nhân tố đẩy giá thành sản xuất mía lên cao. Vì vậy, cần có chính sách giảm thuế đất đối với trồng mía khoảng bằng 50% mức đánh thuế hiện nay. ở một số nơi, đặc biệt các vùng quanh nhà máy còn thiếu mía nguyên liệu trầm trọng, khó đáp ứng đầy đủ trong 2-3 vụ tới, có thể thực hiện miễn thuế đất nông nghiệp trồng mía để khuyến khích bà con nông dân chuyển đổi một số cây trồng không hiệu quả sang trồng mía. Trong những gần đây, ở một số địa phương có hiện tượng chặt phá mía để chuyển đổi cây trồng khác mà theo họ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây mía, gây ảnh hưởng đến sản lượng mía, tác động trực tiếp đến hoạt động của các nhà máy. Để hạn chế những hiện tượng đó, truớc hết nhà máy cần có biện pháp thu mua, với giá cả hợp lý, ổn định đối với người trồng mía. đồng thời cũng cần tạo ra sự ưu đãi chênh lệch giữa người trồng mía với trồng các loại cây khác để họ thấy rằng trồng mía có lợi hơn, sẽ hạn chế được việc chặt phá mía trồng các loại cây khác ồ ạt, bừa bãi. C ác biện pháp có thể sử dụng là đánh thuế phụ thu cơ sở hạ tầng đối với phần diện tích trong quy hoạch trồng mía chuyển sang trồng cây khác. Mức đánh thuế này cần căn cứ vào từng loại cây, từng địa bàn để tính thuế. + Về mặt công nghiệp; - Thuế môn bài hiện nay rất thấp (62 USD/nhàmáy/năm), điều đó ít tác động đến giá cả của sản phẩm đường. Vì vậy việc giảm hay miễn loại thuế này đối với nhà máy đường đều không mang tính khuyến khích cao. - Thuế VAT là loại thuế đánh vào phần giá trị gia tăng của các sản phẩm đường. Hiện nay, theo ý kiến của các nhà máy thì mức thuế hiện nay còn quá cao do các nhà máy mới xây dựng đang trong tình trang khấu hao lớn, lãi vay cao nên khó có thu nhập cao được. Vì vậy nhà nước cần tiếp tục cho giảm 50% thuế VAT đối với các sản phẩm đường và áp dụng mức thuế 0% đối với các sản phẩm sử dụng phế liệu, phụ phẩm trong chế biến đường nhằm tháo gỡ khó khăn cho các nhà máy. - Thực hiện miễn thuế VAT đối với một số nhà máy sản xuất sản phẩm đường, sau đườngđặc biệt khó khăn, ở các miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Đồng thời các cơ quan thực thi pháp luật cần có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ các báo cáo tài chính của các nhà máy để tránh tình trạng khai tăng lỗ để tránh thuế của các nhà máy. - Thuế vốn (đối với doanh nghiệp Nhà nước), là một loại thuế gây bất lợi cho ngành công nghiệp đưòng. Vì vậy, Nhà nước nên có các biện pháp cơ cấu lại loại thuế này, đồng thời có ưu tiên để lại một phần hay toàn bộ nguồn thu này cho doanh nghiệp để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Như vậy, ngoài trừ “thuế vốn” trong cơ cấu thuế của Việt Nam không có yếu tố cực đoan nào có tính chất cản trở ngành sản xuất đường. So với chế độ thuế của ấn Độ, tình hình thuế của Việt Nam lành mạnh hơn nhiều. Tuy nhiên, cần phải công bằng mức đóng thuế của đường thủ công để nawng cao tính cạnh tranh của đường công nghiệp. 2.2. Chính sách tín dụng, xử lý lỗ lãi vay và chênh lệch tỷ giá. * Các biện pháp xử lý lỗ, lãi vay và chênh lệch tỷ giá Tính đến 30/9/2001, tổng số dư nợ của các nhà máy đường (bao gồm 35 doanh nghiệp Nhà nước, 2 công ty cổ phần, 4 đơn vị Việt Nam liên doanh và 1 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) là 6.132.155 triệu đồng. Trong đó, dư nợ vay xây dựng cơ bản là 6.088.012 triệu đồng, chiếm 95,4%; dư nợ vốn lưu động là 291.143 triệu đồng, chiếm 4,6%. Đây là gánh nặng lớn nhất với Chính phủ, ngân sách địa phương, các tổ chức tín dụng (chủyêú là các ngân hàng quốc doanh, Quỹ hỗ trợ phát triển). Trong thời gian tới Chính phủ nên cho phép thưch hiện một số biện pháp sau: + Cho khoanh toàn bộ số lãi vay, chi phí bảo lãnh và lỗ phát sinh của các nhà máy đường từ năm 2001 trở về trước, sau khi đã cấp bù chênh lệch lãi vay và tỷ giá (theo Quyết định số 194/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ). + Xem xét cho áp dụng lãi suất phù hợp (khoảng 5,4%) cho toàn bộ số dư nợ vốn vay đầu tư xây dựng cơ bản trong nước (bao gồm khoản vay từ nguồn vốn ADB và vay nhận nợ bắt buộc) của các nàh máy đường từ 1/6/2001 cho các Ngân hàng thương mại và Quỹ Hỗ trợ phát triển cho vay. + Đối với khoản dư nợ ngoài nước (vay USD), Chính phủ nên cho vay vốn trong nước lãi suất ưu đãi để trả hết nợ, tránh trượt tỷ giá hoặc tiếp tục thực hiện cấp bù chênh lệch tỷ giá cho số phát sinh hàng năm theo Quyết định số 194/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đối với một số nhà máy đường đặc biệt khó khăn, dư nợ vốn vay cao, sản xuất bị lỗ liên tục trong nhiều năm và lỗ luỹ kế lớn, ở những tỉnh miền núi và vùng đồng bào dân tộc, kinh tế xã hội kém phát triển, đề nghị không áp dụng các biện pháp nêu trên mà cho khanh nợ (cả gốc và lãi) đối với khoản vay đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm các nhà máy như: Sơn La, Kiên Giang, Bình Thuận, Bến Tre, Đắk Lắk, Cao Băng, Quảng Nam, Quảng Bình.... Thời gian khoanh nợ nên kéo dài từ 4-6 năm. Mức khoanh nợ đối với từng nhà máy đường sẽ được tính toán, xác định cụ thể trên cơ sở tình hình nợ, khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Tín dụng đối với phát triển vùng nguyên liệu Phát triển vùng nguyên liệu trọng tâm chính của chương trình phát triển đường mía trong thời gian tới. Vì vậy, chính sách tín dụng tập trung chủ yếu cho phát triển vùng nguyên liệu là: + Chính phủ nên có các cơ chế để khuyến khích các tổ chức tín dụng, các ngân hàng quốc doanh mở rộng điều kiện, đối tượng cho vay để phát triển vùng nguyên liệu. Có thể cho vay trực tiếp đến người nông dân hoặc cho vay thông qua nhà máy. + Một số nhà máy đường vẫn còn nợ về xây dựng cơ bản, Chính phủ nên cho khoanh nợ và yêu cầu các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng cho các nhà máy vay vốn với điều kiện ưu đãi để phát triển vùng nguyên liệu. Theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì áp dụng lãi suất 3%/năm đối với vốn vay đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trên cơ sở hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá đã ký với nông dân. * Vốn lưu động Các doanh nghiệp hiện tại rất thiếu vốn lưu động hiện Nhà nước mới chỉ cấp được 70% số vốn lưu động cần thiết cho các nhà máy sản xuất đường mía. Giải pháp là trong thời gian tới, đề nghị Chính phủ cung cấp đầy đủ số vốn lưu động cần thiết để hoạt động của các nhà máy diễn ra đảm bảo và hiệu quả. 2.3 Giải pháp về thị trường Năm nay nhu cầu trong nước khoảng 900.000 tấn (sử dụng cho chế biến công nghiệp khoảng 550.000 tấn, cho tiêu dừng dân cư khoảng 350.000 tấn), qua cân đối cung cầu sẽ thừa khoảng 200.000 tấn. Do cung vượt cầu, sản xuất đường có tính thời vụ, cùng với giá bán đường của các nhà máy tại thời điểm hiện nay bao gồm cả thuế VAT: đường trắng loại I (RS) 3.600đ/kg, đường vàng 3.300đ/kg, đường luyện (RE) 3.800đ/kg, giảm so với cùng kỳ năm trước là 1.800 – 2.000đ/kg. Toàn ngành đường có thể thất thu trên 1.000 tỷ đồng. Trong khi đó giá bán lẻ cho nhân dân hầu như không giảm tương ứng, phần lớn lợi ích rơi vào khâu trung gian, ngành đường thua thiệt nhưng người tiêu dùng không được hưởng lợi. Để cải thiện và ổn định giá bán trong nước, Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp sau: * Tạm trữ đối với sản phẩm đường: Do đặc điểm ngành đường là sản xuất 5 tháng nhưng tiêu dùng quanh năm, nên Nhà nước tạm trữ đường để chờ tiêu thụ, bình ổn giá là rất cần thiết. Dự kiến mức tạm trữ là 200.000 tấn (khoảng 20% sản lượng đường trong vụ). Như vậy: Tổng số tiền tạm trữ là: 200.000 tấn * 4.000.000đ/tấn = 900 tỷ đồng Nhà nước chi ra để hỗ trợ lãi suất vay là: 800 tỷ đồng * 0,7%* 6 tháng =33,6 tỷ đồng. * Xuất khẩu: Để giảm bớt áp lực của cung trong nước, ngăn chặn giảm giá Chính phủ nên cho phép xuất khẩu một số lượng đường nhất định. Giả sử xuất khẩu khoảng 100.000 tấn đường tinh luyện (RE) với giá 210 USD/tấn ( giá FOB) thì sẽ thu được 21.000.000 USD, tương đương 325,5 tỷ đồng Việt Nam (theo tỷ giá 15.500 đ/1 USD). * Nội tiêu: Nếu không có các phương án trên, giá đường sẽ hạ xuống mức 3.000 đ/kg (so với thời điểm bán hiện nay bình quân giảm 1.000 đ/kg tương ứng là 1.000.000 đ/tấn), từ đó doanh thu ngành đường sẽ giảm: 750.000 tấn * 1.000.000 đ/tấn = 750 tỷ đồng Khi đó, nhà nước sẽ thất thu thuế: 750 tỷ *10% = 75 tỷ đồng Nếu thực hiện hai phương án trên nhà nước không bị mất đi 75 tỷ đồng từ thuế mà chỉ phải chi ra 33,6 tỷ cho tạm trữ và khoảng 20 tỷ cho xuất khẩu. Như vậy, thực hiện phương án tạm trữ và xuất khẩu, sẽ giữ giá đường ổn định 4.000 đ/kg (ngang bằng với giá nhập lậu nên tránh được nhập lậu). 2.4 Chính sách trợ giá và khen thưởng Chính sách trợ giá và khen thưởng được áp dụng tại những vùng muốn mở rộng diện tích trồng mía hay tại vùng đã được quy hoạch, áp dụng cho việc đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất... nhằm nâng cao hiệu quả trong trồng mía và chế biến mía. Cụ thể, trợ giá giống cho các hộ trồng mía trong vùng quy hoạch chuyển đối giống cây rồng sang trồng mía. Khuyến khích rải vụ mía nhất là các tháng cuối vụ thông qua trợ giá thu hoạch sớm và muộn nhằm kéo dài vụ ép. Trợ giá mía vùng gần, giảm bớt việc tăng diện tích mía tự phát ở những nơi xa nhà máy, do đó giảm chi phí thu mua, vận chuyển mía vào mùa thu hoạch. Ngoài ra cũng cần trợ giá về giống cho các hộ đưa các giống năng suất, chữ đường cao vào sản xuất. Xây dựng quy chế khen thưởng cho các hộ trồng mía có năng suất, chữ đường cao, tỷ lệ tạp chất thấp. Khen thưởng thoả đáng các nhà khoa học nghiên vứu lai tạo, chọn lọc khảo nghiệm tìm ra được giống mía mới có năng suất, chất lượng cao. Khen thưởng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến quy trình công nghệ, cải tiến trong sản xuất... Kết luận Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, ngành đường mía Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển một cách đáng kể. Qua đó ngành sản xuất đường mía đã thu được những kết quả nhất định. Trong những năm qua diện tích, năng suất, sản lượng mía liên tục tăng cao và ổn định. Sản lượng đường mía cũng tăng mạnh, doanh thu hàng năm hàng nghìn tỷ đồng, góp phần tăng thu ngân sách thông qua đóng góp về thuế đồng thời cũng tích kiệm được một khoảng ngoại tệ lớn thay vì nhập khẩu trước đây. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, khai thác nội lực để công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Như vậy đầu tư phát triển sản xuất đường mía không những đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn đem lại hiệu quả to lớn về mặt xã hội. Song hạn chế của ngành đường nước ta là hiệu quả kinh tế còn chưa cao. Các nhà máy tiến hành xây dựng ồ ạt, không tiến hành đi cùng với phát triển vùng nguyên liệu, thời gian tính khấu hao ngắn, chất lượng và sản lượng vùng nguyên liệu chưa thật cao. Làm cho giá thành sản xuất đường cao, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm đường của Việt Nam. Đề tài đã đi sâu vào phân tích những nguyên nhân cơ bản làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm đường mía Việt Nam, trong đó chú trọng đến vấn đề về nguyên liệu và đầu tư xây dựng nhà máy đường. Từ đó đề xuất những giải pháp kinh tế chủ yếu để nâng cao khă năng cạnh tranh của sản xuất đường mía, mà tác giả nhận thấy phù hợp với tình hình ngành đường mía của Việt Nam hiện nay./ DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX. NXB Chính trị quốc gia , 1996, 2001. “Đề án đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn 2001 - 2010” của Bộ Chính trị trình Hội nghị lần 5 BCH TW Đảng khoá IX, tháng 3/2002. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Về việc giải quyết tài chính cho các công ty nhà máy mía đường 1/2003. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tình hình sản xuất mía đường vụ 2001 - 2002 và phương hướng sản xuất mía đường vụ 2002 - 2003 . Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Về việc giải quyết khó khăn ngành mía đường. Bộ Kề hoạch và Đầu tư: Nhóm các ngành có khả năng cạnh tranh kém. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Điều tra, tổng kết chủ truơng phát triển mía đường, 2000. Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng đồng chủ biên - Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB Thống Kê, 2002. Khoa KTNN&PTNT, ĐH KTQD - Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp, NXB Thống kê, 2001. Hoàng Việt chủ biên - Giáo trình Lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, NXB Thống Kê, 2001. Đinh Quang Tuấn - Những giải pháp kinh tế chủ yếu để hình thành và phát triển vùng mía nguyên liệu các nhà máy đường Việt Nam - Luận án Tiến sĩ khoa học kinh tế . Micheal Poter - Chiến lược cạnh tranh, NXB Thống Kê,1999. Lê Viết Thái chủ biên - Cơ sở khoa học và thực tiễn cho xây dựng chính sách cạnh tranh ở Việt Nam, NXB Thống Kê, 2000. Nguyễn Huy ước - Cây mía và kỹ thuật trồng, NXB Nông nghiệp, 2002. Tạp trí Thị trường Giá cả số 8,9/2002 , 3/2003. 16. Tạp chí Nông thôn ngày nay số 66,67 tháng 4/2003. 17. E.Hugot – Nhà máy đường mía, NXB Nông nghiệp, 2001. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0010.doc
Tài liệu liên quan